Bắc đẩu tinh

 

Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Lịch sử

Binh Chủng Nhảy Dù – 20 Năm Chiến Sự

Các tác giả Võ Trung Tín & Nguyễn Hữu Viên thực hiện

 

 

 

Lời giới thiệu: Nhân dịp Sư Đoàn Nhảy Dù QLVNCH tổ chức Hội ngộ Binh chủng thường niên vào tháng 7/2015 tại Thủ đô Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, Ban Kỹ Thuật xin được hân hạnh giới thiệu với Quý Độc giả và Quý ACE cựu quân nhân SĐND về trang điện tử mới được thành lập “Trang Nhảy Dù Washington, D.C. [GĐMĐVN Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận]

Cũng nhân dịp này, BKT xin được hân hạnh giới thiệu bộ sách “Binh chủng Nhảy Dù – 20 năm chiến sự” do các tác giả Đại úy Võ Trung Tín và Đại úy Nguyễn Hữu Viên thực hiện. Đây là bộ sách nói về Chiến sử của Sư Đoàn Nhảy Dù Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa từ ngày thành lập. Bộ sách gồm 3 phần, kính mời Quý vị theo dõi phần Mục lục bên dưới. Trân trọng.
--BKT.

 

****** ||| ******

 

MỤC LỤC

 

Lời Cảm ơn

 

A. PHẦN A: TỔ CHỨC

 

B. PHẦN B - CHIẾN SỰ

 

1. Trận Điện Biên Phủ (13-3-1954 đến 7-5-1954)
2. Tình Hình Việt Nam Sau Hiệp Định Geneve
3. Chiến Dịch Đinh Tiên Hoàng (23-5-1955 đến 6-12-1955)
4. Chiến Dịch Hoàng Diệu (từ 21/9 đến 24-10-1955)
5. Chiến Dịch Nguyễn Huệ (từ 1-1- đến 17-2-1956)
6. Binh Biến ngày 11-11-1960
7. Trận Phước Thành (18 - 19-9-1961)
8. Trận Ấp Bắc (2 - 3-1-1963)
9. Trận Tân Châu Hồng Ngự (2 đến 4-3-1964)
10. Trận Bình Giả (3-12-1964 - 3-1-1965)
11. Trận Hắc Dịch (9/2 đến 10-2-1965)
12. Trận Ba Gia (28-5-1965 đến 2-6-1965)
13. Trận Đồng Xoài (9 đến 20-6-1965)
14. Trận Đức Cơ (4-8-1965 - 15-8-1965)
15. Chiến dịch Ia Drang - Thần Phong 7 (14 - 18-11- 1965)
16. Hành Quân Thần Phong 11 (28/1 – 6-3-1966)
17. Đại Bàng 800 (12-11-1966)
18. Hành Quân Liên Kết 81 (16/2 đến 22-2-1967)
19. Lam Sơn 54–Khu Phi Quân Sự (18-27-5-1967)
20. Trận Dak To (đồi 1416) (3 – 22-11-1967)
21. Tổng Công Kích Năm Mậu Thân (từ ngày 29-1-1968)
22. Mặt Trận Sài Gòn (30-1-1968)
23. Mặt Trận Quảng Trị (30-1-1968)
24. Mặt Trận Huế (30-1-1968)
25. Mặt Trận Khe Sanh (1 - 15-4-1968)
26. Mặt Trận Ashau (19/4 – 17-5-1968)
27. Trận Mậu Thân đợt hai (từ ngày 5-5-1968)
28. Trận Gò Nổi (Tây Ninh) (19-5-1969)
29. Chiến Dịch Bình Tây (Từ ngày 27-3-1970)
30. Hành Quân Toàn Thắng 42 (29/4 – 22-7-1970)
31. Hành Quân Toàn Thắng 43 (1/5– 30-6-1970)
32. Hành Quân Toàn Thắng 45 (6/5 – 30-6-1970)
33. Hành Quân Lam Sơn 719 (8/2 đến 6-4-1971)
34. Trận đánh Căn Cứ Hỏa Lực 6 (4/4 đến 17-4-1971)
35. Trận đánh Căn Cứ Hỏa Lực 5 (24/5 - 19-6-1971)
36. Mùa Hè Đỏ Lửa
37. Mặt Trận Tây Nguyên (17/3 - 28-5-1972)
38. Mặt Trận Bình Long (2/4 - 8-6-1972)
39. Mặt Trận Quảng Trị (30/3 - 15-9-1972)
40. Trận Thường Đức (18/8 - 8-11-1974)
41. Trận Ban Mê Thuột (10/3 - 16-3-1975)
42. Trận Khánh Dương (19/3 - 1-4-1975)
43. Trận Phan Rang (1/4 - 17-4-1975)
44. Trận Long Khánh (9/4 – 21 -4-1975)

 

C. PHẦN C: CÁC VỊ TƯ LỆNH SĐND

 


TIỂU SỬ CÁC TÁC GIẢ
(Võ Trung Tín & Nguyễn Hữu Viên)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

******37******

37. Mặt Trận Tây Nguyên (17/3 - 28-5-1972)

 

Bấm vào đây để in ra giấy

Mặt Trận Tây Nguyên

(Từ 17/3/1972 đến 28/5/1972)

Bắt đầu từ ngày 27-1-1972. Tin tức tình báo của ta đã ghi nhận được những biến chuyển của Lực lượng CSBV tại cao nguyên do mặt trận B3, Tư lệnh là tướng Hoàng Minh Thảo chỉ huy gồm có sư đoàn 320 Bắc Việt, vừa di chuyển vào từ Thanh Hóa, sư đoàn 2 BV, đơn vị cơ hữu F10 của mặt trận B3, và một Trung đoàn chiến xa. Ngoài các đơn vị kể trên CSBV còn điều động sư đoàn 3 Sao vàng và các đơn vị địa phương tăng gia hoạt động tại vùng duyên hải tỉnh Bình Định và miền Nam quân khu II và Sư Đoàn 968 từ Hạ Lào vừa kéo sang làm thành phần trừ bị. Những mục tiêu chính trong chiến dịch tấn công cao nguyên của CSBV là Tân Cảnh, Dakto, các căn cứ hỏa lực dọc theo dãy Rocket Ridge, thị trấn Kontum và Pleiku.

 

 

Rocket Ridge là dãy núi có các cao điểm chạy dài từ Bắc xuống Nam, nằm dọc theo Quốc Lộ 14, kéo dài từ Tân Cảnh đến Kontum. Các đơn vị địa phương của CS thường tấn kích khuấy rối nhằm mục đích đánh lạc hướng các đơn vị Quân lực VNCH, đồng thời hỗ trợ cho hai sư đoàn chính quy CSBV tấn công vào Kontum. Mọi cố gắng của CSBV trong giai đoạn này là nhằm thực hiện cho được mưu đồ nhằm chia cắt Việt Nam Cộng Hòa làm 2 phần.

Khoảng đầu tháng Ba năm 1972, vào mỗi đêm từ Ben Het hướng về phương Bắc, người ta có thể nhìn thấy ánh đèn pha và nghe thấy tiếng động cơ nổ vang rền của đoàn cơ giới cộng sản di chuyển về hướng Nam trên đường mòn Hồ Chí Minh bên Lào. Trong khi đó, tại Vùng 2 Chiến Thuật, theo tài liệu tịch thu cho biết Sư Đoàn 320 cộng sản Bắc Việt và Trung đoàn 54 Pháo đã xuất hiện tại vùng Tam Biên, nhưng cố vấn trưởng của Quân Đoàn 2 là John Paul Vann, lúc ấy vẫn còn đặt nghi vấn.

Khi biết tin sư đoàn 320 CSBV và Trung đoàn 54 pháo binh BV đã xuất hiện tại vùng ba biên giới vào đầu tháng 3/72, Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH điều động LÐIIND tăng phái cho QÐ2 hành quân tảo thanh VC ở vùng phía Tây Tân Cảnh. BCH/LÐIIND đến trấn đóng tại làng Võ Ðịnh, cạnh QL-14 giữa khoảng Kontum và DakTo. Các đơn vị trực thuộc được bố trí trên các cao điểm ở dãy núi Rocket Rigde về phía Tây QL-14 với các căn cứ Alpha, Yankee, Charlie, Delta, Hotel...

Ngày 15/3/1972, TÐ1ND được trực thăng vận đưa vào vùng hoạt động thiết lập căn cứ Alpha phía Bắc của Charlie, bảo vệ Pháo Ðội A1 của Ðại úy Đặng Thành Tửu với 4 khẩu dội 105ly. Vừa đáp xuống mục tiêu TÐ1ND đã đụng mạnh với các lực lượng chính quy của CSBV quanh căn cứ.

Lực lượng Ðịch:

Theo tin tức khai thác từ các tù binh CS thì mặt trận QK2 sẽ bùng nổ vào trung tuần tháng 3/1972, nhưng Hà Nội đã ra lệnh cho Tướng Hoàng Minh Thảo tấn công vào đầu tháng 4/1972 để phối hợp nhịp nhàng với các mặt trận khác tại Quân đoàn I (Quảng Trị) và Quân đoàn III (Bình Long). Tướng Hoàng Minh Thảo sẽ xử dụng Sư đoàn 2 của CS Bắc Việt đương đầu với các đơn vị của Sư đoàn 22BB cầm chân sư đoàn này tại Tân Cảnh, để Sư đoàn 320 của CS sẽ tiến quân vào Kontum.

- Mặt trận B3: Tư Lệnh là Tướng Hoàng Minh Thảo

- Sư Ðoàn 320A gồm 3 Trung đoàn 52, 64 và 48 di chuyển từ Thanh Hóa vào

- Sư Ðoàn 2 CSBV gồm 2 Trung đoàn 1 và 141

- Sư đoàn 10 gồm có bốn Trung đoàn bộ binh: 24, 28, 66 và 95 do Nguyễn Mạnh Quân làm Tư Lệnh, Đặng Vũ Hiệp làm chính ủy

- Sư đoàn 968 làm thành phần trừ bị với 3 Trung đoàn bộ binh

- 1 Trung đoàn đặc công 400
- 1 Trung Ðoàn chiến Xa
- 2 Trung Ðoàn Pháo Binh và 6 Tiểu đoàn pháo phòng không

- Ngoài ra còn có sự tham gia của các lực lượng vũ trang tại địa phương. Tổng cộng quân số tham chiến khoảng 20,000 người.

Lực lượng Bạn:

Để đối phó với tình thế, Tướng Ngô Du đã xử dụng Lữ Đoàn II Nhảy Dù và các đơn vị tăng phái vừa được Bộ TTM tăng cường, tiến chiếm dãy đồi phía Tây sông Poko và thiết lập 2 căn cứ hỏa lực mới là “Charlie” và “Delta” để ngăn chặn Sư đoàn 320 của CS. Kế hoạch phối trí này rất tốt đẹp lúc đầu.

- SÐ22BB gồm 4 Trung Ðoàn 40, 41,42 và 47BB

- SÐ23BB gồm 3 Trung Ðoàn 44, 45 và 53 BB

- Lữ Ðoàn II ND với các TÐ1, 2, 3, 7, 9, 11ND do Đại tá Trần Quốc Lịch chỉ huy lập vòng đai từ Tân Cảnh đến Võ Ðịnh

- TĐ2PBND, ĐĐ2TSND và các đơn vị yểm trợ

- Thiết Đoàn 14 Kỵ Binh

- BTL/SÐND Tiền Phương đóng tại Kontum

- TÐ5 BĐQ Biên phòng tại Ben Het để củng cố vững chắc đồn cửa ngõ đi vào lãnh thổ Quân Đoàn II và Quân khu II

- Không Đoàn 72/SĐ2KQ – Pleiku với 1 phi đoàn quan sát (O-1, O-2), 1 phi đoàn cường kích (A-1H), 2 phi đoàn và 2 phi đội trực thăng võ trang (UH-1H).

Trận đánh Căn cứ Delta

Delta là một ngọn đồi nằm về hướng Nam căn cứ Charlie, đây là ngọn núi cao nhất nằm phía Tây Bắc Thị xã Kontum, trên đỉnh đồi cao 1049m một bên là rừng già dầy đặc, một bên là cánh rừng thưa, có thể dọn làm một vị trí đóng quân với bãi đáp trực thăng được. Nơi đây cộng quân đã thiết đặt một đơn vị phòng không do một Tiểu đoàn của Trung đoàn 3/SĐ320 bố trí hệ thống chốt kiền bảo vệ. Do đó địch quân thường gây khó khăn cho các phi vụ tiếp tế của VNCH từ Pleiku đến Tân Cảnh. Vì vậy mà Tướng Ngô Du đã treo giải thường 100,000 đồng cho đơn vị nào bắt được một tù binh của SĐ320 tại vùng này. Bộ Chỉ Huy LĐIIND sau khi quan sát địa thế khu vực đã quyết định chọn nơi đây làm Căn Cứ Delta.

Sáng ngày 17/3/1972, sau những trận địa pháo và phi pháo vừa chấm dứt, địch quân chưa kịp hoàn hồn, thì một đoàn trực thăng chuyển quân sà thấp sát đất thả các Thiên Thần Trinh Sát 2 của “Út Bạch Lan” phóng xuống trận địa như những con diều hâu vồ mồi quanh vị trí Delta để săn lùng và tiêu diệt các chốt của TÐ1/Trung Ðoàn 3/SÐ320. Cả Đại Đội vừa bắn vừa hô xung phong vang rền khắp núi rừng khiến địch quân hoảng hốt đưa tay lên đầu hàng, kẻ nào ngoan cố chống cự đã bị các chiến sĩ Nhảy Dù diệt gọn. Chỉ trong chớp nhoáng, Các chiến sĩ Trinh Sát 2 của Trương Văn Út (danh hiệu truyền tin Út Bạch Lan) đã làm chủ tình hình. Nguyên toán tiền đồn của TĐ1/Trung đoàn 2/SĐ320 đã bị tóm gọn không sót một mống. ĐĐ2TSND đã bắt sống được 12 tù binh và lãnh tiền thưởng đầu tiên của Tướng Ngô Du.

Ngày 18/3/1972 Tiểu Ðoàn 1/3/SÐ320 phản công bao vây để dứt điểm ÐÐ2TS. Út Bạch Lan, Ðại Ðội Trưởng/TS2ND không nao núng, điều quân phân tán mỏng để một toán nhỏ lừa địch, rồi đưa toàn bộ Đại Đội vòng ra bọc hậu đánh thẳng vào BCH/Tiểu đoàn địch và tiêu diệt gọn TÐ1/3/320 giết chết viên TÐT là Ðại úy Trương Hà... Ngay sau đó, để phục thù Trung Ðoàn 3/320 tập trung quân còn lại bao vây TS2 và thề bắt sống Út Bạch Lan cho bằng được. (Út Bạch Lan nổi danh từ dạo ấy)

Ngày 20/3/1972 TÐ2ND được trực thăng vận đổ quân xuống thiết lập và trấn đóng tại Charlie, và từ Charlie đánh bọc ngang hông Trung đoàn 3/320 để cứu bồ giải vây cho ÐÐ2 Trinh Sát ND. Buổi chiều, TÐ3ND do Thiếu tá Trần Văn Sơn làm TĐT vừa được không vận đến vùng hành quân và được chỉ định chia quân trấn đóng tại căn cứ 5 & 6 ở về phía cực Bắc của dãy núi Rocket Rigde. Bộ chỉ Huy Tiểu đoàn đóng tại đồi yên ngựa về phía Tây Nam của Căn Cứ 5.

Sau đó, TĐ3ND lập ngay cường điểm hỏa lực (CĐHL, một cứ điểm có nhiều súng cối) tại đỉnh đồi 1338 phía Tây Nam căn cứ 5 để yểm trợ cho các Đại Đội hoạt động chung quanh cũng như tác xạ hỏa tập ngăn chận các cuộc chuyển quân của địch trên đường mòn HCM gần đó. Chỉ huy cường điểm này do Thiếu tá Trần Bá Ngôn TĐP phụ trách và ĐĐ33 bảo vệ an ninh.

Đến ngày 23/3/1972 sau 3 ngày hỗn chiến với địch và được TÐ2ND giải vây, 2 đơn vị Nhảy Dù đã dùng ngoại công nội kích với những chiến thuật thần kỳ tam mãnh “mãnh đã, mãnh xung và mãnh truy” đã phá nát Trung Ðoàn 3/SĐ320 của CSBV, Sư Đoàn được hỗn danh là “Thép” giờ đây đã bị chảy ra thành nước.

Tin chiến thắng bất ngờ đã làm cho Quân Dân Quân Đoàn 2 phấn khởi, Trung tướng Ngô Du đã bay ngay đến Delta để trao gắn cấp bậc Đại úy tại mặt trận cùng Đệ Ngũ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương cho Trương Văn Út và trao ngay 1 triệu 200 ngàn tiền thưởng đã bắt được 12 tù binh CS cũng như thăng thưởng và ủy lạo cho tất cả các chiến sĩ Nhảy Dù tham chiến.

Ðại Ðội 2 Trinh Sát sau đó được bốc về Võ Ðịnh để nghỉ ngơi và tái trang bị. Trong khi đó cộng quân khởi sự trận địa pháo liên tục bằng các loại 107, 122, và 130ly vào các vị trí đóng quân của các đơn vị VNCH kể cả Tân Cảnh và Võ Ðịnh. Ngày 25/3/1972 Tiểu Ðoàn 11 Nhảy Dù vừa từ Sài Gòn ra được trực thăng vận vào Charlie thay thế TĐ2ND. Theo sự bố trí đội hình: Ðại úy Hùng (mập), Đại Đội Trưởng Đại Đội 113ND đóng quân phía bắc Charlie 3km gần chân đỉnh Yankee (C1) ở cao độ trên 1,000m. Trung úy Thinh, Đại Đội Trưởng ĐĐ111ND, đóng tại C hay Charlie bảo vệ địa điểm lấy nước và bãi đáp trực thăng. Ðại úy Hùng (móm) Đại Đội Trưởng 112ND. Ðại úy Nho, Đại Đội Trưởng 110ND, Bộ Chỉ Huy Tiểu Ðoàn và Đại Đội 114 của Trung úy Phan Cảnh Cho đóng tại C2, đỉnh cao phía Nam cách Charlie hơn 500 thước. Từ điểm cao C2 này, Tiểu đoàn xử dụng để tiếp tế hay khi cần tăng viện, một cách dễ dàng hơn. TÐ2ND sau khi bàn giao Căn cứ Charlie cho TÐ11ND, tiến về phía Nam nơi đã bắt tay với Trinh Sát 2ND trước đây để thiết lập căn cứ Delta.

Ngày 28/3/1972, Trung đoàn 3/SĐ320 tấn công dò dẫm, tung đặc công xâm nhập vào Delta nhưng bị bẻ gãy, các toán đặc công và tiền sát viên tiến vào quanh Delta đều bị bắt trọn ổ. Khai thác tù binh quân ta biết được cộng quân sẽ dùng 2 Trung đoàn còn lại của SĐ320 để tấn công vào Delta.

Tại Võ Ðịnh, BCH/LÐIIND đã cho TÐ9ND và Trinh Sát 2 mở rộng các phạm vi hoạt động quanh căn cứ và phát giác ra các toán đặc công và tiền sát viên của địch ở phía Bắc và Nam của BCH Lữ Ðoàn và đã diệt gọn. BCH Lữ Đoàn ra lệnh cho TĐ2ND phòng thủ cẩn thận và tiên liệu các mục tiêu tác xạ yểm trợ cận phòng cần thiết. Một cuộc đọ sức giữa TĐ2ND và đơn vị tinh nhuệ SĐ320 của CSBV sắp bắt đầu.

Ngày 29/3/1972 cộng quân bắt đầu uy hiếp các tiền đồn xung quanh và pháo kích liên tục vào căn cứ Delta. Súng phòng không của địch cũng khởi sự làm khó khăn cho các chuyến tiếp tế và tản thương. Một trực thăng tiếp tế trúng đạn phòng không bị nổ tung, tất cả phi hành đoàn đều tử trận. Kể từ đó việc tiếp tế cho Delta bị gián đoạn. Vì ngoài tầm phản pháo của ta, nên Nhảy Dù đã tung các toán Viễn Thám của Trinh Sát 2 để hoạt động gài mìn claymore và các bẫy lựu đạn, kết quả tốt đẹp. Các báo cáo xin yểm trợ bằng phi cơ chiến lược B-52 đều bị Quân Đoàn làm lơ. Việc sử dụng các đơn vị Nhảy Dù đóng đồn tại một địa điểm cố định như những đơn vị Địa Phương Quân là hoàn toàn trái ngược với chiến thuật lưu động của các đơn vị Tổng Trừ Bị, mặc dù BTL/SĐ và Lữ Đoàn Nhảy Dù đã khuyến cáo nhưng Quân Đoàn vẫn không để ý đến. Ngày này TĐ9ND được trực thăng vận đổ xuống trấn đóng tại phi trường Phượng Hoàng để làm thành phần trừ bị, và TĐ7ND được đổ xuống trấn đóng tại căn cứ Hotel phía Nam Delta để làm giảm áp lực của địch.

Ngày 1/4/1972 căn cứ Delta không thể tiếp tế được, địch quân bám sát chu vi phòng thủ. Ðiểm lấy nước dưới chân đồi bị địch chiếm giữ và một tổ tiền đồn cấp Tiểu Đội bị địch tràn ngập. Sáng ngày quân ta đã chiếm lại được hai vị trí này. BCH/TÐ phải điều động ÐÐ24 của Đại úy Giới đang hoạt động bên ngoài trở về để tăng cường phòng thủ. Sáng sớm ngày này, một Trung đoàn của SĐ320 CSBV cũng bắt đầu tấn công Charlie từ hướng Nam, trực diện Ðại Đội 114 của Trung úy Phan Cảnh Cho. Sau trận mưa đại pháo các loại, địch quân ào ạt xung phong đông như kiến, bám theo các thân cây cổ thụ, dùng đủ các loại súng bắn thẳng vào vị trí Dù. Trong lúc đó, pháo địch cũng chuyển hướng tác xạ vào các vị trí Pháo Binh của ta để cấm chỉ không cho yểm trợ. Ðại Đội 114 anh dũng bắn trả, Ðại Đội 112 của Hùng móm cũng tiếp ứng, những người lính Nhảy Dù thiện chiến nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đứng thẳng từ các chiến hào đan một lưới lửa ra ngoài phòng tuyến, và tất cả hệ thống tác xạ Pháo Binh Nhảy Dù đều chuyển qua yểm trợ khi biết Charlie bị tấn công. Những tràng đạn pháo 105ly bắn hiệu quả tua tủa được gởi tới mục tiêu, những cây cổ thụ ngoài phòng tuyến bật gốc, bụi tung mù mịt, cứ hễ dứt loạt đạn pháo của ta thì địch cũng nhỏm dậy bắn vào. Cộng quân đã đào hầm hố núp ngoài vị trí nên liều lĩnh bắn che cho tốp khác từ hướng Tây Nam tiến lên, bất kể đạn pháo, những con thiêu thân dàn hàng xung phong lên đồi. Lúc này thì phi cơ đã lên vùng sẵn sàng thả bom yểm trợ. Xác địch quân đầy ngoài tuyến nhưng chúng vẫn bám chắc không chịu rút lui. Pháo Binh Nhảy Dù ngưng tác xạ để phi cơ Mỹ làm việc, những chiếc phóng pháo cơ gầm thét ngang trời thả những loạt bom ngoài vòng rào, chỉ cách vị trí cỡ 50m, những núi lửa bốc lên cao sau mỗi tiếng nổ. Lần đầu tiên Nhảy Dù chịu chơi dám cho thả bom gần như vậy và bắn pháo binh cách mình hai ba chục mét (hiệu quả sát hại của pháo binh 105ly là từ 50 đến 100m, bắn cách mình cỡ hai 30m là rất liều lĩnh và hết sức nguy hiểm). Con cháu bác và đảng cũng không ngờ những người lính Dù chịu đựng dưới mưa pháo khủng khiếp nhiều ngày, phòng tuyến bể hết mà vẫn gan dạ tử thủ như thế. Dứt loạt phi pháo, địch hô xung phong, nhưng tiếng hô càng lúc càng yếu, chúng đã chém vè vì bị thiệt hại rất nặng nếu không thì đã nhào lên tiếp để lãnh đạn. Những tiếng pháo địch thưa dần nhưng tại các vị trí pháo của ta vẫn còn bị cấm chỉ.

Ngày 2/4/1972 tình hình tại Delta rất nguy ngập, pháo địch ngoài tầm phản pháo của ta liên tục nã vào căn cứ giữa ban ngày, Sĩ quan liên lạc không trợ không xin được các phi vụ diệt pháo địch và các đơn vị địch quân đang bao vây quanh Delta. Việc tiếp tế và tản thương không thể thực hiện được, tình trạng đạn dược và tiếp liệu của TĐ2ND đã cạn kiệt, một Chinook của Mỹ cố gắng đáp xuống tiếp tế đã bị bắn rơi ngay trong căn cứ Delta, 4 phi công phi hành đoàn bị kẹt lại trong căn cứ. Toán rescue của Hoa Kỳ cố gắng làm việc nhưng không thể bốc được phi hành đoàn. Ðêm đến, cộng quân tiền pháo hậu xung biển người hết lớp này đến lớp khác, nhằm mục đích bắt sống cho được 4 phi công Mỹ. Các binh sĩ của hai ĐĐ22 của Thái Doãn Anh và ĐĐ20 của Đỗ Văn Hiến đều đứng đậy khỏi chiến hào ghìm súng nhả từng tràng đạn. Đám nhóc con Cán binh cộng sản hình như say thuốc “hùng binh” của Trung cộng, mặt mày ngơ ngác hàng hàng lớp lớp tiến lên rồi rơi rụng trước họng súng đã đỏ nòng của các chiến sĩ Nhảy Dù.

Trong ngày 2/4 này, bị cản trở trong việc chuyển quân trên đường mòn HCM vì hỏa lực từ CĐHL 1338 do TĐ3ND gây ra, cộng quân đã tập trung đại pháo 130ly, hỏa tập kinh hồn vào cường điểm này gây thiệt hại nặng về nhân mạng cho Đại Đội 33 (Đại Đội Trưởng 33 là Trung úy Nguyễn Hữu On bị thương nặng phải di tản) và làm nổ tung hầm đạn 81ly dự trữ và hầm chứa mìn chống chiến xa. Sau 2 giờ pháo khốc liệt vào cứ điểm, cộng quân ào ạt tấn công biển người vào cường điểm này. Trước áp lực quá mạnh của địch quân, BCH/TĐ3ND ra lệnh cho ĐĐ33 phá hủy các súng cộng đồng và triệt thoái khỏi cứ điểm. Hai ngày sau Thiếu tá TĐP và 49 quân nhân ĐĐ33ND còn sống sót đã về đến được căn cứ Charlie do TĐ11ND trấn đóng. Sau đó, Trung úy Nguyễn Hữu Viên được chỉ định thay thế chức vụ ĐĐT/ĐĐ33 và đơn vị này được di chuyển đến trấn giữ an ninh cho Pháo Đội A2 của Trung úy Nguyễn Cẩn Ngọc tại làng Polei Dak Mut cạnh bờ sông Po Ko gần Võ Định.

Trận ác chiến đêm 3/4/1972 trên đồi Delta:

Từ lúc nửa đêm rạng sáng ngày 3/4/1972, Sư đoàn 320 CSBV liên tiếp tấn công biển người vào căn cứ “Delta” để cố tràn vào chiếm khu vực trung tâm căn cứ Delta nhưng đã gặp sức kháng cự vô cùng mãnh liệt của các chiến sĩ Tiểu đoàn 2 Nhảy Dù. Sau nhiều đợt tấn công và pháo kích tới tấp bằng hỏa tiễn 122ly và cối 120ly kéo dài hơn 1 giờ, từ các cao điểm ở phía Tây và Tây Nam vào vị trí bố phòng của Tiểu đoàn 2 Nhảy Dù, sau đó bộ binh xung phong theo chiến thuật biển người. Từng đoàn cộng quân tràn lên phòng tuyến đã bị các chiến sĩ Mũ đỏ của hai Đại Đội 20 và 22 bắn hạ. Lớp này đến lớp khác, theo lệnh của cán bộ chỉ huy thúc ở phía sau, binh lính CQ đa số còn trẻ, như những người “điếc không sợ súng”, điên cuồng cầm súng chạy lên phía trước, chiến binh Dù bắn gần hết đạn. Xác cộng quân la liệt quanh vòng đai phòng thủ của các Đại Đội Nhảy Dù. Với lối đánh thí quân này, cuối cùng cộng quân đã chọc thủng một phần tuyến phòng ngự đầu tiên của Đại Đội 22ND. Liên lạc giữa bộ chỉ huy Tiểu đoàn và Đại Đội 22 bị gián đoạn. Tướng Ngô Du và Bộ Tham Mưu đã bay lên căn cứ Võ Định cạnh Quốc Lộ 14 để chỉ huy mặt trận. Cố vấn Paul Vann được tin này cũng bay lên quan sát 2 căn cứ “Delta” và “Charlie”. Paul Vann thấy rõ một số cộng quân đông đảo đang bao vây quanh căn cứ “Delta” giữa hàng rào thứ nhất và thứ hai, ông liền gọi các phi tuần của Không lực Hoa Kỳ cất cánh từ Thái Lan qua oanh kích liên tục chung quanh căn cứ “Delta để yểm trợ căn cứ này.

Trận chiến trở nên hỗn loạn khi cộng quân chọc thủng phòng tuyến tràn vào tới khu vực hầm Trung Tâm Hành Quân (TOC) của Tiểu đoàn. Đại úy Đỗ Văn Hiến Đại Đội Trưởng Đại Đội 20 (Đại Đội Chỉ Huy), điều động toàn Đại Đội nỗ lực chận địch để bảo vệ bộ chỉ huy Tiểu đoàn. Đại Đội trưởng Hiến đã trực tiếp chỉ huy hai khẩu đội đại bác 57ly và súng cối 81ly bắn trả quyết liệt, đẩy lùi được các đợt xung phong của địch quân. Dù bị tổn thất nặng, cộng quân vẫn cố tiến chiếm khu vực trung tâm căn cứ. Trước tình hình nguy kịch, Đại úy Hiến điều động tổ đại liên tác xạ vào phía địch quân để bảo vệ cho Tiểu đoàn Trưởng và toán phi hành đoàn 4 quân nhân Hoa Kỳ rút ra phía sau đồi. Cộng quân vẫn cố tràn lên để chiếm hầm truyền tin, Đại úy Đỗ Văn Hiến đã cùng với Đại Đội 20 tử chiến để ngăn chận địch. Trong khi đang điều động, vị Đại Đội Trưởng dũng cảm này đã bị trúng đạn AK vào ngực, anh đã ngã xuống ngay trên khẩu đại bác 57ly.

Đại úy Hiến tử trận, áp lực địch quá mạnh, lực lượng trú phòng buộc phải rút ra khỏi đồi, cộng quân chiếm hầm truyền tin và chỉ huy. Đến giữa đêm căn cứ bị địch tràn ngập, liên lạc giữa Tiểu đoàn 2 Nhảy Dù với bộ chỉ huy Lữ Đoàn II Nhảy Dù bị gián đoạn.

Nhưng các chiến sĩ Dù vẫn tiếp tục kháng cự vô cùng mãnh liệt, khoảng 4.00 giờ sáng ngày hôm sau, tại Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn II Nhảy Dù, Đại tá Trần Quốc Lịch đã ủy nhiệm cho Thiếu tá Bùi Đức Lạc, Tiểu đoàn Trưởng TĐ1 Pháo Binh, sử dụng trực thăng CNC do một Trung tá phi công Hoa Kỳ điều khiển, bay vào vùng đồi Delta. Trực thăng này đã bị các cụm súng phòng không của CQ bố trí quanh các cao điểm bắn lên như mưa, tuy nhiên vị Trung tá Hoa Kỳ này là một phi công nhiều kinh nghiệm về tránh phòng không địch, ông đã cho tắt đèn nên các xạ thủ cộng quân không định hướng bay của phi cơ được.

 

 

Thiếu tá Lạc, khi vào vùng Delta ngồi trên CNC, nhìn các đường đạn bắn qua lại thì ông nhận ra ngày là Tiểu đoàn 2 Nhảy Dù đã rút quân khỏi Delta, ông đã điều chỉnh tác xạ đạn nổ chụp ngay trên đỉnh Delta cộng quân đã bị tổn thất nặng, hằng trăm cộng quân phơi xác.

Tiểu đoàn 2 Nhảy Dù tái chiếm đồi Delta:

7 giờ sáng, từ vòng ngoài Delta, Tiểu đoàn 2 Nhảy Dù mở cuộc phản công. Cánh quân đầu tiên gồm Đại Đội 20 và Đại Đội 22 do Thiếu tá Nguyễn Đình Ngọc, Tiểu đoàn Phó chỉ huy. Với lối đánh tốc chiến, hai Đại Đội 20 và 22 đã trở lại đánh bật cộng quân ra khỏi khu vực trung tâm của căn cứ. Tiếp đó, Thiếu tá Lê Văn Mạnh, Tiểu đoàn Trưởng, chỉ huy ba Đại Đội 21, 23 và 24 đang đóng ở các cao điểm phía Bắc, Tây, và Tây Bắc từ ba hướng đồng loạt tiến về đồi Delta để tái chiếm các vị trí còn lại. Một giờ sau, Tiểu đoàn 2 Nhảy Dù đã kiểm soát toàn bộ khu vực đồi chiến lược Delta. Kết quả Sư đoàn 320 của CSBV bị thảm bại nặng nề tại căn cứ “Delta”. Hàng trăm cộng quân nằm chết ngổn ngang trên đồi, tướng Hoàng Minh Thảo phải bổ sung quân số cấp tốc cho sư đoàn này để sau đó khoảng 10 ngày (14/4/1972) lại cho mở cuộc tấn công vào căn cứ “Charlie”. Tiểu đoàn 2 Nhảy Dù tịch thu hơn 200 vũ khí đủ loại, trong đó có cả súng phòng không 12.4ly (súng phòng không loại mới nhất của CS vào thời điểm này).

Trong lúc căn cứ Delta bị cộng quân tấn công như vũ bảo thì căn cứ Charlie hoàn toàn yên tĩnh. Đại tá Trần Quốc Lịch, Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn II Nhảy Dù nhận định rằng địch quân không đủ khả năng mở hai mặt trận cùng một lúc, đối phương thừa rõ đang gặp phải đối thủ có tinh thần và khả năng chiến đấu vượt trội hơn các binh đoàn chủ lực CSBV. Tuy nhiên CQ vẫn không để Charlie yên, đối phương đã sử dụng pháo binh 130ly để bắn vào mỗi khi có trực thăng đáp xuống. Từ những dấu hiệu đó, Đại tá Lịch đã ước tính là CQ sẽ tấn công căn cứ Charlie. Trong lần thị sát căn cứ này vào ngày 1/4/1972, ông đã lưu ý Trung tá Nguyễn Đình Bảo phải làm hai hầm trung tâm hành quân (TOC), các tiền sát viên Pháo binh cần phải điều chỉnh tác xạ cận phòng, tác xạ tiên liệu và vạch sẵn những tác xạ tiêu hủy ngay trên điểm đóng quân. Hôm đó cũng là lần cuối Đại tá Lịch đi thị sát căn cứ Charlie. Đại tá Lịch dặn dò Trung tá Bảo kế hoạch phòng ngự và không quên nhắc vị Tiểu đoàn Trưởng một số điểm như sau: cộng quân đã sử dụng pháo 130ly, pháo 122ly, cũng như các loại hỏa tiễn khi tấn công vào căn cứ Delta. Nếu địch dùng đầu nổ chậm thì không một hầm dã chiến nào của quân trú phòng có thể chịu đựng được, do đó các cấp chỉ huy nên có hầm trú ẩn riêng cho từng người. Hầm Trung Tâm Hành Quân không nên làm lớn.

Ngày 7/4/1972 TÐ2ND rút ra QL-14 để bổ sung quân số, toàn bộ Tiểu đoàn 7ND vào thay thế để khai thác chiến trường và truy kích địch. Trong ngày này, các vị trí đóng quân của Lữ Đoàn II Nhảy Dù kể cả Charlie cũng đã bắt đầu bị pháo địch, nhưng vẫn còn ở mức độ nhẹ vì mỗi nơi chỉ bị khoảng 100 đạn đủ loại mỗi ngày mà phần lớn là hỏa tiễn, còn loại pháo 130ly chỉ ở mức 5 đến 10 quả.

 

QĐII đã không màng đến những thương vong của chiến sĩ ND vì pháo địch...

 

Trận đánh Charlie (từ 9 – 14/4/1972)

Charlie là một Căn cứ quân sự nằm trên 3 đỉnh đồi (960m; 1,020m và 1,050m) nối nhau bởi những dốc đồi yên ngựa thoai thoải, cách Tân Cảnh khoảng 8km về hướng Tây Nam, cách biên giới Miên-Việt chừng 30km, là một căn cứ hỏa lực nhỏ của Mỹ bỏ đã lâu trông rất hoang tàn. Ở xa về hướng Đông Nam, con sông Poko màu bạc uốn khúc theo dãy Trường Sơn rồi đổ ra cắt ngang Quốc Lộ 14 và dãy Trường Sơn ở hướng Tây trùng điệp đồi núi ngút ngàn với đỉnh cao Big Mamma 1773m và 1513m. Bao quanh Charlie là những ngọn núi với cao độ trên dưới 1,000m. Phía Tây dưới chân Charlie có một con suối nhỏ dốc đứng rất khó lên xuống là nguồn tiếp tế nước uống và tắm giặt cho các chiến binh trấn thủ nơi đây. Trận chiến diễn ra ác liệt tại quanh khu vực này nên gọi chung là trận Charlie.

Kể từ những ngày đầu năm 1972, Căn cứ Charlie được tái lập bởi đơn vị Công Binh SÐ22BB do Trung Ðoàn 42 trách nhiệm trấn thủ. Charlie nằm chận trên con đường chiến lược của địch quân di chuyển từ khu vực tam biên, Hạ Lào sang QL-14 rồi xâm nhập vào Tỉnh Kontum vì vậy cộng quân phải dồn mọi nổ lực để nhổ cái gai Charlie.

Khi Tiểu đoàn 11 đổ quân xuống, sửa sang lại giao thông hào và giăng lại kẽm gai cho tiện việc phòng thủ. Tình hình mỗi ngày mỗi thêm căng thẳng, địch pháo liên tục từ dãy Big Mamma và bao vây Charlie hằng ngày cỡ trăm quả, nhiều nhất là 130ly, rồi đến 122ly ngoài tầm phản pháo của ta. Ðại tá Trần Quốc Lịch, LĐT/Lữ Ðoàn II Dù cũng đã trình lên Tướng Du xin cho Nhảy Dù rút ra ngoài các căn cứ, Nhảy Dù mà nằm đưa đầu ra lãnh pháo như thế này thì phản chiến thuật quá, nhưng Trung tướng Ngô Du, Tư Lệnh Quân Ðoàn 1 vẫn lặng thinh, và Cố Vấn John Paul Vann chẳng hiểu biết gì chiến thuật và vẫn kiên trì áp lực... tử thủ. Quân Đoàn II còn lệnh cho TĐ11 Dù ra hố pháo tìm chứng tích của đầu nổ 130ly mới cho B-52 dập. Quân Đoàn cũng chẳng màng gần một phần ba quân số Nhảy Dù bị loại ra ngoài vòng chiến vì đạn pháo và chưa được di tản. Cái hào quang chiến thắng của các cấp chỉ huy chiến trường ngoài binh chủng đo bằng máu của các chiến sĩ Dù thật quá đắt. Một đơn vị Tổng Trừ Bị cơ động vào bậc nhất của Quân Đội bị chôn chân ở một nơi cố định làm vật tế thần ở Charlie, ngày ngày ăn pháo không khác nào con dê bị trói vào cột đợi ngày hiến tế. Phòng thủ thụ động chờ lãnh pháo, chờ địch đến vây đánh; sở trường lưu động và tác chiến tấn công của Nhảy Dù không được sử dụng. Sự thông minh tinh tế và bao năm kinh nghiệm xương máu trên chiến trường của những người Sĩ quan trẻ tuổi ưu tú của QLVNCH đành bó tay để bảo vệ cái đồi trọc 960 này với căn cứ Charlie trơ trọi bốc hơi nóng hừng hực dưới nắng Hè oi bức với những cơn gió Lào nóng rát cắt da xẻ thịt; họ phải chịu đựng, họ phải phục tùng kỷ luật tuyệt đối của Binh Chủng Nhảy Dù.

Ngày 8/4/1972 Không quân VNCH phát giác một rừng phòng không của địch quanh Charlie, chạm địch lẻ tẻ cấp Ðại Ðội quanh căn cứ vào sáng sớm. Rõ ràng địch đã thăm dò và chọn Charlie làm mục tiêu tấn công. Sau khi thất bại ở đỉnh Delta, Tướng Hoàng Minh Thảo của VC cho bổ sung quân số quyết tấn công dứt điểm Charlie để phục hận. Hai Trung đoàn địch quân số gấp 8 lần TĐ11ND, đang bao vây quanh charlie cả 3 hướng Ðông, Tây, và Nam, chỉ còn hướng Bắc, gần với ngọn đồi Charlie của Ðại Đội 111 lại là dốc thẳng đứng.

Ngày 9/4/1972 hỏa tiễn và đại pháo 120, 130ly địch cày tung hệ thống phòng thủ, sau 4 giờ pháo kích, với hàng ngàn quả đạn công phá. Ðịch bắt đầu tấn công Charlie vào tuyến Đại Đội 111, trong khi đó chúng vẫn pháo vào Bộ Chỉ Huy Tiểu Ðoàn. Trung úy Thinh chẳng khác nào một Triệu Tử Long tại trận Đương Dương, Trường Bản, tả xung hữu đột điều động Ðại đội 111 chống trả quyết liệt. Pháo binh, khu trục, trực thăng võ trang trút đủ loại bom đạn lên đầu địch. Sau nhiều đợt xung phong không kết quả, địch rút đi và để lại hàng trăm xác chết với vũ khí ngổn ngang đầy ngất sườn đồi. Lúc này thì địch đã công khai vừa đánh chúng vừa điều quân, di chuyển quân xa ban ngày, tiếng xích sắt xe tăng, tiếng xe Molotova có thể nghe thấy sau những loạt pháo. Bằng mọi giá chúng phải nhổ cái gai Charlie dầu có hy sinh cả hai Trung đoàn này thì còn những Trung đoàn khác sẵn sàng vào trận để lấy tiếng trên bàn hội nghị. Máy bay yểm trợ cho Charlie thì phải bay đánh một vòng về hướng Tây để thả bom, xong phải chúi mũi về hướng Ðông ra thẳng Quốc Lộ 14, địch đã đặt hai cây phòng không tại đây chận đầu khiến cho máy bay không dám xuống thấp, thỉnh thoảng chúng còn nhắm xuống Charlie trực xạ. mỗi lần máy bay vào vùng là tiếng phòng không từ các hướng nổ đầy trời, và ít nhất cũng cả chục cây phòng không đã được dàn trận. Pháo Binh của ta thì gần như bị tê liệt vì bị pháo cấm chỉ của địch, nhiều chiếc Chinook từ phi trường Phượng Hoàng tải đạn Pháo Binh vừa đến Yankee thì bị pháo và phòng không từ hướng Đông bắn qua phải trở lui, cứ như vậy cả ngày. Pháo của ta cố gắng bắn dập hai cây phòng không này nhiều lần mà cũng chẳng ăn thua gì. Cả nửa tháng nay chúng đã đào hầm trong núi đợi giờ quyết tử dứt điểm 11 Dù, dầu có bắn trúng cây này thì chúng cũng sẽ điều cây khác đến. Mấy chiếc khu trục đã trúng đạn phòng không, còn trực thăng võ trang của ta hay Cobra của Mỹ là miếng mồi dễ lãnh đạn phòng không nhất nên khó có thể vào vùng.

Sang ngày 10/4/1972 đến giờ phút này thì đã rõ thế nào bọn chúng cũng dứt điểm Charlie, địch quân bắt đầu trận địa pháo, Căn cứ nhỏ bé như thế mà phải lãnh đủ trên 3 ngàn quả đạn cùng ngày. Ðại Đội 111 bị pháo nặng nề nhất, ngay Bộ Chỉ Huy Tiểu Ðoàn cũng đang bị pháo, tất cả các đại đội đều đang bị pháo. Pháo Binh của ta cũng bị cấm chỉ không yểm trợ được. Tiếng rít của hỏa tiễn và pháo 130ly làm tê liệt lệnh lạc. Sau khi ngưng tiếng pháo, Bộ Binh địch quân bắt đầu tấn công... dưới chân đồi 960, lúc nhúc những bóng người ngụy trang bằng những cây lá đang từ từ bò lên dốc. Các chiến sĩ 111 Nhảy Dù ghìm tay súng chờ chúng đến gần rồi đồng loạt khai hỏa. Mìn claymore, súng cối, phóng lựu, đại liên, M-16... Bom đạn nổ rền khắp cả sườn đồi. Lính CS say thuốc hùng binh, lớp này ngã gục lớp khác chồm tiến lên như những con thiêu thân lao vào bóng đèn nóng bỏng.

 

 

Các chiến sĩ Nhảy Dù bắn hết đạn tới dùng lưỡi lê đánh cận chiến và sau cùng BCH Tiểu đoàn phải gọi Trung úy Thinh triệt thoái ĐĐ111 về C2. Việt cộng tràn lên vị trí đóng quân của Đại Đội lo tranh nhau kiếm mấy cái ba lô của binh sĩ bỏ lại, lục lọi tìm kiếm những gạo sấy, đồ hộp khui ra ăn tại chỗ. Họ đã bị bỏ đói nhiều ngày, đói quá nên không còn sợ súng đạn gì hết. Đại đội 112 của Hùng móm phải xuống tiếp đón ĐĐ111 rút về nhập chung với Bộ Chỉ Huy Tiểu đoàn. Pháo Binh Nhảy Dù phải bắn đạn nổ chụp lên đỉnh đồi 960 để ngăn chận cộng quân tràn vào BCH Tiểu đoàn. Lữ Ðoàn xin phi cơ quan sát lên vùng và phi pháo của Hoa Kỳ bắt đầu vào vùng oanh tạc quanh căn cứ Charlie. Các phi tuần của Không Quân VNCH tiếp theo vào vùng bay thật thấp để thả chính xác những trái bom napalm, trải những thảm lửa xuống đồi 960. Lửa thiêu cháy Charlie, thiêu luôn cả những con thiêu thân đợi ngày giải thoát. Trực thăng tản thương không thể đáp được vì hỏa lực phòng không quá mạnh của địch, toàn 12.7ly từ các khe núi bắn ra. Trực thăng võ trang oanh kích ít gây tổn thất cho địch. Maj. John Duffy cố vấn của Tiểu Ðoàn 11ND, theo một hệ thống riêng của Lực Lượng Đặc Biệt, xin được mấy phi vụ B-52 sẽ thả lúc nửa đêm...

Ngày 11/4/1972, Trung tướng Ngô Du, Tư lệnh Quân đoàn 2, ông Paul Vann, cố vấn Quân đoàn, Đại tá Lê Đức Đạt, Tư Lệnh Sư Đoàn 22BB, đã đến thăm bộ chỉ huy Lữ Đoàn II Nhảy Dù. Đại tá Lịch dù đang bệnh cũng có mặt tại phòng thuyết trình và một lần nữa, ông xin cho Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù được lưu động trong vùng trách nhiệm, nhưng vị Tư Lệnh Quân đoàn 2 không đồng ý. Trung tướng Du còn ra lệnh trực tiếp cho Thiếu tá Nguyễn Trọng Nhi, Trưởng Ban 3 Lữ Đoàn, báo cho Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù phải lấy mảnh đạn 130ly gửi về để chứng minh với Quân đoàn và Cố vấn. Trung tướng Ngô Du cho rằng cộng quân không thể kéo đại pháo 130ly vào Vùng 2 được. (Thật sự, việc địch kéo 130ly vào đây rất dễ dàng, thiết giáp tới được là pháo 130ly tới được, vì súng 130ly chỉ cần PT-76 là có thể kéo được). Ngày này địch không tấn công và chỉ pháo cầm chừng. Buổi sáng sương mù nên mãi gần trưa trực thăng tản thương mới vào vùng. Khu trục bao vùng, gunships tác xạ những điểm nghi ngờ trong các khe núi để trực thăng cố gắng đáp. Nhưng vô hiệu, phòng không địch vẫn tác xạ như đan lưới. Một trực thăng trúng đạn đang lết ra khỏi vùng... LÐIIND lại xin Quân Ðoàn yểm trợ B-52 nhưng không kết quả. (kể từ 17/3/1972 khi TS2ND bắt được 12 tù binh của SĐ320CSBV) cho đến ngày 11/4/1972, vẫn chưa có 1 box B-52 nào được thả xuống vùng hành quân qua hệ thống yểm trợ của QĐ2).

Ngày 12/4/1972 địch quân bắt đầu pháo đón chào một ngày mới với hằng ngàn quả đạn nhiều nhất là 130ly nổ chậm, rồi đến đại bác 122ly, và cả hỏa tiễn 122ly. Tất cả các đại đội đều báo cáo đang bị pháo. Pháo Binh tầm xa của địch rơi vào căn cứ, đến ngày này thì tiền sát viên của địch đã điều chỉnh Pháo Binh tác xạ chính xác vào Charlie, nặng nhất là vào BCH Tiểu đoàn tại C2. Từng tấc đất bị cầy lên như địa ngục có thật, bất cứ đơn vị nào khác mà trấn thủ nơi đây chắc phải tự động rút ra từ lâu rồi. Khoảng 11 giờ trưa một quả đạn rớt vào giao thông hào bên cạnh TOC nên Thiếu tá Mễ bị thương nhẹ, máu lấm tấm đầy người. Một quả 130ly trúng hầm chỉ huy của Trung tá Bảo, mấy thân cây lớn đặt ngang hầm sụp đổ hoàn toàn. Ngay lúc đó, Thiếu tá Duffy vừa chui ra khỏi hầm, đầu ngực đầy máu. Trung Ta Nguyễn Đình Bảo đã tử thương. Thiếu tá Lê Văn Mễ lên chỉ huy thay Trung tá Bảo, đã quá trưa, địch vẫn tiếp tục pháo cả ngày. Căn cứ như bị đào sới. Cây cối đổ gãy ngổn ngang, binh sĩ chết và bị thương càng lúc càng cao. Tử thương gần 30 và bị thương nặng nhẹ trên 100. Charlie vẫn mịt mờ bom đạn. Pháo giăng giăng bao phủ khung trời. Pháo vừa ngưng thì địch bắt đầu tấn công. Từ đồi cao nhìn xuống Charlie, những bộ kaki vàng giắt lá cây, hàng hàng lớp lớp xung phong. Giọng Thinh chắc nịch vang lên trong máy điều động đại đội chống trả. Pháo binh, Không Quân yểm trợ rất hữu hiệu. Ðã mấy lần địch khựng lại, rồi lại tấn công. Mễ điều động mấy tổ đại liên và đại bác 90 của Hùng “móm” kéo xuống lưng đồi tác xạ ngang hông địch. Đoàn Phương Hải hướng dẫn và chỉ điểm cho L-19 hướng tấn công của địch. Khu trục tác xạ oanh kích mục tiêu, từng chiếc phi cơ chúi xuống trút bom Napalm trên đầu địch. Cả một biển lửa bùng lên quanh Charlie. Lửa hừng hực thiêu đốt rừng người, lửa nhân gian cuồng bạo. Bắc quân la hét lăn lộn trong biển lửa. Lửa từ lưng trời chụp xuống, lửa từ chân núi cháy lên, chỗ nào cũng lửa và lửa.

Phòng không địch tác xạ như đan lưới. Hai khu trục trúng đạn, một nổ cháy như một cây đuốc trên không, chiếc còn lại với làn khói trắng sau đuôi bay chập choạng về hướng Tân Cảnh. (Kỳ bị bắn rớt, còn Long bị bắn ngay đuôi). Sau nửa ngày thiêu đốt Charlie, từng thảm TOT hỏa tập pháo binh bắn cận phòng với đầu nổ chụp. Ðịch bắt đầu tháo chạy. (TOT là lối tác xạ của nhiều pháo đội Pháo Binh từ nhiều hướng khác nhau cùng bắn tập trung rất nhiều quả đạn vào cùng một mục tiêu). Ngày 13/4/1972, Không Quân và trực thăng võ trang bắn phá để trực thăng tản thương cố gắng vào vùng. Nhưng tất cả đều vô hiệu, một trúng đạn ở phía bắc Yankee, một nổ tung gần Charlie và một chập choạng bay khỏi vùng với làn khói trắng bên hông. Thế là hết! Hy vọng tan theo mây khói. Thiếu tá Mễ ra lệnh cho Hùng mập ÐÐ113 lục soát kiếm bãi đáp phía bắc Charlie. Hùng báo cáo chạm địch khi kiếm ra bãi đáp. Hình như địch quân bố trí tại tất cả những trảng trống chung quanh Charlie để ngăn chặn tiếp tế hoặc đổ quân tiếp viện. Trung úy Thinh với ÐÐ111 còn khoảng 50 người, dàn đội hình bung mạnh về hướng Đông xem có chỗ nào tải thương được không. Ðộ nửa tiếng sau, súng nổ vang dội từ triền đồi bên kia, 111 lên được gần đến đỉnh đồi thì địch khai hỏa, bằng luôn cả phòng không trực xạ và hàng hàng lớp lớp biển người tấn công. Giao tranh dữ dội, Trung úy Thinh, điều động binh sĩ xung phong nhằm áp đảo tinh thần đối phương mong thoát qua được vùng tử địa mà địch quân đã chờ sẵn. Nhưng một tràng đạn AK đã trúng vào người Anh. Chuẩn úy Ba, một Trung Đôi Trưởng đã nhào lên điều binh bắn trả và rồi Anh cũng bị cùng chung số phận. Đại Đội chỉ còn lại một Sĩ quan Tiền Sát Viên duy nhất là Trung úy Nguyễn Văn Khánh, Anh đã cùng Trung sĩ Lung, tay tổ trưởng nổi tiếng tháo vát đã chiến đấu cực kỳ dũng mãnh để đưa xác Thinh và đồng đội trở về căn cứ. Lung là một HSQ gan dạ, nhiều kinh nghiệm chiến trường, tay cầm đại liên quạt tới tấp mở đường máu cho Đại Đội rút lui. Cộng quân nhiều lần xông lên nhưng đều bị cây đại liên của Lung quật ngã. Một quả B-40 sau cùng đã bắn tung người Lung như một quả bóng. Buổi chiều, địch bắt đầu tấn công sau khi đã mưa pháo vào căn cứ từ lúc trưa. Hơn tuần lễ nay, hầu như ngày nào cũng vài tiếng đồng hồ ăn pháo. Cây cối đổ gãy thêm, nằm ngổn ngang. Binh sĩ móc thêm những hàm ếch thật sâu trong các giao thông hào. Chỉ cần đường tơ kẽ tóc để sống còn, nên hệ thống trú ẩn đã được đào sới rất công phu.

Sáng ngày 14/4/1972 BCH Tiểu đoàn gồm Thiếu tá Lê Văn Mễ, Thiếu tá Ðoàn Phương Hải Trưởng Ban 3 giờ kiêm Tiểu đoàn Phó, Trung úy Ðúng SQ Pháo Binh, Bác Sĩ Tô Phạm Liệu, một bác sĩ Nhảy Dù mê đánh trận còn hơn cầm ống chích, cùng lấy quyết định cuối cùng: bỏ Charlie vào lúc 5.00 giờ chiều, sau khi Duffy xin được mấy phi vụ B-52 thả xuống phía Nam và phía Đông căn cứ để Tiểu đoàn di tản. Nhưng vào buổi trưa sau những đợt pháo kích dữ dội, địch xung phong lên từ phía Ðại Đội 114 đồng thời pháo luôn các vị trí pháo của ta, địch nhào lên đông như kiến cỏ, Ðại Đội 114 chống cự không nổi phải rút về dàn hàng với BCH Tiểu đoàn, phi cơ cũng đã lên vùng bỏ bom ngay trên tuyến 114, hai bên giành nhau từng hầm hố, từng giao thông hào. Pháo Binh ta bị cấm chỉ coi như bị tê liệt. Ðợt bom lửa cuối cùng thả ngay trên tuyến phòng thủ đại đội 114 của Trung úy Cho đã đánh bật địch quân ra khỏi tuyến phòng thủ. Chiến trường tạm lắng dịu, chỉ còn tiếng pháo binh tác xạ yểm trợ vào những điểm nghi ngờ địch quân tập trung dưới chân đồi. Giờ phút này, mặc dù chiếm được gần một nửa C2 nhưng địch vẫn chưa dám nhào tới cận chiến nên phòng tuyến thứ hai của ta vẫn giữ được.

Tiểu đoàn 11 chính thức rời bỏ Charlie vào lúc này, nhờ mấy phi vụ đánh bom hồi chiều và ba toán tiền đồn nằm sẵn từ buổi trưa, đoàn quân ào đi không gặp kháng cự. Cũng may địch sợ ta dùng chiến thuật “đồng ư quy tận” tức là gọi Pháo Binh bắn ngay trên đầu cùng chết với địch nên không dám đuổi, nhờ vậy đoàn quân xuống đến chân đồi không có phát súng nào bắn vói. Trời hơi tối, địch cũng không dám pháo kích nữa sợ lộ vị trí, vả lại chúng đã lên đầy trên C2 và giờ đây có lẽ đang lục hầm kiếm thức ăn, nên Pháo Binh của ta hoạt động lại được bắn chận không cho địch truy kích.

Rút theo hướng Đông Nam độ vài trăm mét thì nghe nhiều tiếng rít xé trời, bom B-52 rơi xuống Charlie cày nát thành bình địa. Ðại Đội 113 ở hướng Bắc hầu như còn nguyên vẹn từ ngày đầu đến giờ không bị đánh cũng như không thiệt hại vì pháo kích, nên được lệnh đi ngược xuống Yankee tìm đường ra bãi bốc trên bản đồ cách Charlie khoảng gần 4km. Trời tối, đồi cao, rất khó đi, máy bay lên vùng thả hỏa châu soi sáng, những dây đạn M-79 từ phi cơ OV10 rót đều phía sau chận hậu. Binh sĩ còn khỏe dìu những người bị thương, hết lương thực, đạn dược, thuốc men, và dưới những cơn mưa pháo khủng khiếp nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, hơn một trăm con người còn lại chia đều mỗi người đã lãnh cỡ gần 100 trái đại bác, thử hỏi còn có ai chịu đựng được như thế không? Danh tướng Mac Authur đã nói “Tôi thương những người lính bộ binh hằng ngày 24 giờ phải đối diện cái chết trên chiến trường, lại còn phải gánh chịu những bất công của thượng cấp”, hoàn cảnh của Lính Dù còn tệ hại hơn thế nữa, bị trói tay để đánh.

Ngày 15/04/1972 đến gần sáng thì ra đến bãi bốc giống như một cái thung lũng cạnh một con suối, đây là một khoảng trống đầy lau sậy, đại đội 113, Hùng “mập” đang rải quân sát bìa rừng và tung các toán tiền đồn ra xa. Chiến đấu? Chiến đấu trong thế cùng lực kiệt với quân số 167 người, kể cả thương binh đang kiệt sức vì đói khát đã 3 ngày, nhưng Nhảy Dù là “cố gắng” nên đoàn quân mũ đỏ lại vùng lên và hướng nhìn Duffy, viên Thiếu tá Lực Lượng Ðặc Biệt đã sống với Nhảy Dù như anh em, chia nhau từng bát cơm hộp cá. Vết thương rỉ máu trên đầu, trên ngực, nhưng Duffy vẫn cứng như một thỏi thép với cây XM18 và chiếc máy truyền tin đặc biệt của các toán Lực Lượng Ðặc Biệt khi nhảy xâm nhập.

- Chúng ta sẽ có máy bay Mỹ trong 15 phút!

Khi ánh nắng mặt trời đầu tiên trong ngày vừa sáng hẳn lên từ phương Đông thì có tiếng trực thăng bay đến, dẫn đầu là hai chiếc Cobra và phía sau là một đoàn Trực thăng UH1B, hai chiếc Cobra có trang bị rocket bay một vòng quanh bãi bốc quan sát, một trái khói màu vàng được thả ra đánh dấu chỗ trực thăng đáp xuống, chiếc UH1B thứ nhất vừa sà xuống mặt đất thì có tiếng đạn cối rơi xuống nổ ngay chóc bãi đáp rồi hằng chục tiếng pháo cối 82ly tiếp tục rơi xuống, những chiếc trực thăng vội vàng bay thẳng lên không bốc được toán nào. Dứt loạt cối, Việt cộng từ hai bên triền đồi xuất hiện như mọi da đỏ dàn hàng ngang xung phong y hệt trong phim cao bồi viễn tây, vì đồi lau sậy thưa thớt nên rất dễ thấy, chúng không thổi kèn xung phong mà vừa chạy, vừa bắn, vừa hô “hàng sống chống chết” vang trời. Tiểu đoàn 11 Dù đang bị nguyên một Trung đoàn Việt cộng phục kích, Trung đoàn này được lệnh đi đánh phi trường Phượng Hoàng đêm trước, khi Tiểu đoàn 11 Dù rút lui khỏi Charlie, chỉ huy của chúng đoán được ta sẽ bốc quân tại đây nên cho lệnh Trung đoàn này lui trở lại để phục kích định hốt gọn 11 Dù, bọn chúng tưởng khi pháo ở giữa tất nhiên ta sẽ bung chạy tản ra chung quanh, bọn chúng đã phục kích sẵn sẽ hốt gọn, nhưng không ngờ khi chúng tràn xuống, thì Nhảy Dù cũng bung ra chống cự mãnh liệt. Trận chiến lúc này như một cái nia đựng đậu đen và đậu trắng sàng qua sàng lại lẫn lộn như đang đánh xáp lá cà, chỗ nào cũng có tiếng AK-47 và M-16 nổ lẫn lộn, một chiếc trực thăng liều chết đáp xuống đất, một số người chạy tới leo lên, những chiếc sau vừa sà xuống thì Việt cộng cũng rượt gần đến nơi, xạ thủ đại liên Nguyễn Tấn Vinh dừng lại ôm Ðại liên 60 ria hết luôn một dây đạn còn lại, Việt cộng ngã rạp xuống đồi rụng như sung, viên đạn đại liên cuối cùng vừa ra khỏi nòng là mấy cây AK đã chĩa vô đầu Vinh, có lẽ vì cảm phục tinh thần anh dũng của người lính Nhảy Dù này mà chúng không giết để trả thù cho đồng bọn, chỉ bắt sống. Ðơn vị tan thành từng mảnh nhỏ, từng toán chiến đấu đơn độc. Tiếng chửi thề và tiếng la hét của ta, của địch vang khắp khu rừng lau và các sườn đồi kế cận, chỗ nào cũng có súng nổ. Ðịch gọi tên Mễ, tên Hải ra đầu hàng! Chắc chúng tra khảo thương binh để lấy tin tức. Ngay lúc đó, Duffy vừa liên lạc được với 2 chiếc trực thăng võ trang Cobra và một O2 quan sát. Nhờ địa thế trống trải của khu rừng lau nên Cobra thấy rất rõ đâu là địch, đâu là bạn. BCH Tiểu đoàn còn 36 người được bốc di tản làm 5 đợt vì mỗi trực thăng chỉ bốc được 6 người. Nhờ hỏa lực yểm trợ của Cobra, một chiếc trực thăng sau cùng liều mạng đáp xuống bốc được Toán còn lại Mễ, Duffy, Hải và Trung úy Long đang bị địch quân đuổi bắt ráo riết. Thiếu tá Ðoàn Phương Hải Trưởng ban 3 lại bị một viên đạn AK bắn xuyên bàn chân từ dưới đất lên, rớt xuống máy bay, may nhờ Thiếu tá Duffy gan dạ quay trực thăng trở lại kéo lên.

Trong mấy chuyến trực thăng di tản vừa qua, phi công Mỹ muốn Duffy được bốc đầu tiên, nhưng Duffy nhìn các đồng đội và nói: Tôi không bỏ các anh, những chiến hữu đúng nghĩa nhất mà tôi chưa hề gặp trong cả đời chinh chiến. Tôi biết rõ, nếu tôi đi đợt đầu thì chắc khó hy vọng có máy bay trở lại bốc nốt các anh. Sáng ngày 15, sau khi BCH Tiểu đoàn 11 di tản, Thiếu tá Thành bay trực thăng quanh Charlie, cảnh hoang tàn khói lửa vẫn còn nghi ngút, Charlie không còn nữa mà chỉ còn là một vùng đất đỏ, trông như một khu đất mới được cầy lên để chuẩn bị canh tác không một công sự nào còn tồn tại, tất cả mọi sinh vật trong vùng này đều bị hủy diệt và chắc chắn không còn nguyên vẹn hình hài, Một lần cuối cùng Thành nghiêng mình chào vĩnh biệt những thiên thần ớ lại Charlie, và liên lạc với các đơn vị lẻ tẻ bốc họ về Tân Cảnh”.

Riêng các Chiến Binh 11 còn sót lại, Họ bị vây đánh tơi bời, một số bị bắt sống làm tù binh, một số đã lách được vào các bụi rậm trốn thoát được và gom góp lại mấy ngày sau về tới được Tân Cảnh và được trực thăng tới bốc. Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù, Song Kiếm Trấn Ải Charlie đã để lại nơi đây người anh cả Nguyễn Ðình Bảo cùng 300 đồng đội, và Tiểu đoàn về được tới Võ Ðịnh trước sau chỉ có mấy chục người, chưa được một Ðại Đội.

 

Vị trí căn cứ Tân Cảnh

 

Trong ngày này, toàn bộ TÐ9ND do Trung tá Trần Hữu Phú chỉ huy được điều động vào vùng hành quân tăng phái cho BTL SĐ22BB, 2 Ðại Ðội do Thiếu tá Võ Thanh Ðồng TÐP chỉ huy dùng trực thăng vận đến chiếm giữ những dãy đồi hướng Ðông và Ðông Bắc của Tân Cảnh, hai trực thăng bị bắn rơi vì việc dọn bãi đáp quá sơ sài làm 12 chiến sĩ Nhảy Dù bị hy sinh. 2 Ðại Ðội còn lại tung vào lục soát khu vực xung quanh căn cứ Tân Cảnh, BCH Tiểu đoàn trấn ngự tại phi trường Phượng Hoàng. Nhờ TĐ9ND án ngữ và an ninh vòng đai này nên các toán Trinh sát và tiền sát viên pháo binh của địch bị tóm gọn và ta biết được kế hoạch tấn công Tân Cảnh của địch.

Ngày 18/4/1972 khoảng 23.00 giờ, địch pháo và đánh thăm dò căn cứ Tân Cảnh bằng các loại hỏa tiễn 122ly có dây điều khiển. Đến ngày 19/4/1972 cộng quân di chuyển súng phòng không và đại pháo chỉ cách Tân Cảnh 1km mà thôi. Các đoàn chiến xa và xe cộ của VC di chuyển ban ngày. Quân Ðoàn 1 đã không có những phản ứng bảo vệ đúng mức.

Ngày 20/4/1972, Ðại Ðội 2 Trinh Sát Nhảy Dù hành quân lục soát quanh BCH Lữ Đoàn II ND đã tiêu diệt các tiền sát viên của CS tiến gần căn cứ Võ Ðịnh. Các toán biệt kích và viễn thám của ta phục kích sâu trong rừng, hằng đêm đều nghe tiếng chiến xa của CS di chuyển. BTL/QĐ2 báo động về sự xuất hiện của chiến xa T54 để Tướng Ngô Du và Paul Vann tìm cách đối phó nhưng Paul Vann thì vẫn thái độ hoài nghi. Ông cho rằng đó chỉ là loại xe thường, hoặc là PT-76S, chiến xa lội nước hạng nhẹ không đáng kể.

Trong những ngày 20, 21 và 22/4/1972, các sư đoàn địch đã áp sát bao vây Tân Cảnh. Khi đã khám phá đầy đủ các vị trí của địch xuất hiện, Bộ Tham Mưu QĐ trình Tướng Ngô Du phải diệt địch ngay bằng B-52 theo như kế hoạch trước đây mà ông và Paul Vann đã tính toán. Nhưng Paul Vann đã từ chối xử dụng B-52, vì trong thâm ý, ông không muốn yểm trợ cho Đại tá Lê Đức Đạt. Tướng Ngô Du nổi giận la to: “Ông Paul Vann, ông là bạn hay là kẻ thù của tôi?”. Paul Vann làm thinh bỏ đi.

Ngày 21/4/1972 các đơn vị của TÐ9ND trên các cao điểm chạm địch mạnh, một ÐÐT (Trung úy Nguyễn Văn Phiếu) tử thương, TÐP Võ Thanh Đồng bị thương không sao tản thương được vì phòng không của địch quá mạnh. Các Ðại Ðội Nhảy Dù ở hướng Bắc Tân Cảnh bắt được Tiền Sát Viên pháo địch thuộc SÐ968. (theo cung từ của tù binh này đương sự mới từ ngoài Bắc về đơn vị này và di chuyển từ vùng Hạ Lào sang). Vào lúc 18.00 giờ, địch bắt đầu pháo vào Tân Cảnh càng lúc càng nặng. Đến 23.00 giờ đêm ngày 22/4/1972, toán Cố Vấn SÐ22BB và Đại tá Philip Kaplan trốn khỏi căn cứ trên một trực thăng đáp cạnh Trung Tâm Hành Quân Sư Đoàn và không thông báo cho BTL SÐ22BB biết.

 

Không ảnh căn cứ Tân Cảnh

 

Khoảng 2g sáng, ngày 23/4/1972, 15 chiến xa địch từ hướng Dakto chạy về đã bao vây căn cứ và bắt đầu tấn công Tân Cảnh. Chiến xa tiến vào phía cổng chính BTL SÐ22BB và khởi sự bắn đại bác không giật và đại liên vào căn cứ. Các quân nhân trong căn cứ cố gắng chống trả, 10 chiến xa bảo vệ căn cứ nghinh chiến nhưng đã bị bắn cháy hết 8 chiếc bằng hỏa tiễn AT3, 2 chiếc còn lại bị đứt xich. Lực lượng phòng thủ đã kháng cự mãnh liệt suốt ngày với sự yểm trợ tối đa của không quân Việt Nam. Sau cùng lực lượng trú phòng tìm cách mở hàng rào để băng sang phi trường Phượng Hoàng, hy vọng bắt tay với TÐ9ND nhưng không được vì hàng rào quá kiên cố. Ðại tá Ðạt biết tình hình rất bi đát, địch sẽ tràn ngập căn cứ. Ông ra lệnh cho tất cả các Sĩ quan và binh sĩ hảy tìm cách thoát ra ngoài trước khi trời sáng. Cho đến 1.00 giờ trưa, thiết giáp PT-76 của địch đã vào tới cột cờ, Căn cứ Tân Cảnh thất thủ, Tư Lệnh SĐ22BB tử trận, lúc này TÐ9ND cũng đang bị tấn công mạnh, bốn đại đội tác chiến đều ở ngoài nên BCH/TÐ không có khả năng tiếp cứu.

Sau khi mặt trận Tân Cảnh bị thảm bại, Tư lệnh Sư đoàn 22BB tử trận ngay bên trong căn cứ. Tướng Ngô Du rất khổ tâm trong thời gian này, Ông bị xúc động mạnh khi được tin Đại tá Lê Đức Đạt tử trận. Những hy vọng thắng trận vinh quang mà ông ấp ủ trong lòng trên 3 tháng nay đã tiêu tan và biến thành thảm bại cay đắng vì có những bất đồng giữa ông và Paul Vann, và thành kiến không tốt của Paul Vann đối với Đại tá Lê Đức Đạt. Do đó, bịnh tim của ông bị tái phát. Ông cho lệnh triệt thoái quân phòng ngự tại các Căn Cứ Hỏa Lực 5 và 6. Trục lộ từ Tân Cảnh về Kontum lúc đó hầu như bị bỏ ngõ.

Ngày 24/4/1972, LÐIIND nhận được lệnh từ QÐ2 hướng dẫn những quân nhân thất tán tập trung lại một chỗ rồi phối hợp và chỉ huy 2 phi đoàn Trực Thăng và hai phi đội Chinoock (một chinoock có thể chở 1 khẩu Ðại Bác 155 hoặc một trung đội Bộ Binh), bốc các đơn vị ra Kontum. Sau khi bốc xong LÐIIND sẽ nhận nhiệm vụ mới, đồng thời Pháo Ðội A1 của Đại úy Đặng Đình Tựu đang đóng tại Căn Cứ Mạnh Mẽ (khoảng giữa KonTum và Võ Ðịnh) do TÐ/BÐQ bảo vệ đang bị áp lực rất nặng nề của địch, được lệnh của Quân Ðoàn phá hủy súng rồi trong đêm di chuyển băng rừng rút ra Kontum.

Ðại tá Trần Quốc Lịch/LÐT/LD2ND cho lệnh TÐ9ND, cánh quân Alpha do Trung tá Phú Tiểu Ðoàn Trưởng chỉ huy gồm BCH/TÐ và hai ÐÐ đang hoạt động phía Bắc và Tây Bắc Tân Cảnh, di chuyển băng rừng về căn cứ Võ Ðịnh, cánh quân Bravo do T/T Ðồng Tiểu Ðoàn Phó chỉ huy gồm 2 Ðại Ðội do Ðại úy Lê mạnh Ðường và Trung úy Nguyễn văn Phiếu làm Ðại đội Trưởng chuẩn bị bãi đáp để được bốc về Võ Ðịnh, cánh quân này được ưu tiên bốc trong ngày 24/4/72, (vì lúc đó Thiếu tá Ðồng bị thương nặng, Trung úy Phiếu tử thương) nên Ðại úy Ðường chỉ huy cánh quân Bravo. Đúng 09.30G trên 40 trực thăng vào vùng bốc toàn bộ cánh quân Bravo của TÐ9ND ra khỏi vùng chết về thẳng KonTum. Ðịch không kịp trở tay để bắn ngăn chặn, những chiếc trực thăng cuối có bị địch khai hỏa bằng súng cá nhân nhưng ta hoàn toàn vô sự.

Ngày 25/4/1972 sau chót là màn trực thăng vận các quân nhân tại căn cứ Võ Ðịnh ra Kontum, lần này không còn dễ dàng nữa chúng pháo liên tục bằng đủ loại pháo và hỏa tiễn. Mãi tới 18.00G Pháo đội A1/ND mới di chuyển bằng đường bộ về tới Kontum. Cuối cùng thì tất cả các đơn vị cũng ra được Kontum trong ngày. Vì áp lực của cộng quân trên Quân Khu 1 quá nặng nên ngày 27 tháng 4, Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ra lệnh rút Bộ Tư Lệnh nhẹ / Sư Đoàn Nhảy Dù, Lữ Đoàn II Nhảy Dù, cùng với 3 Tiểu đoàn ra khỏi Vùng 2 Chiến Thuật. Để điền khuyết, Sư Đoàn 23 Bộ Binh với Trung đoàn 53 cơ hữu và Liên Đoàn 6 Biệt Động Quân được gửi vào từ Huế để đảm trách khu vực hành quân của sư đoàn Nhảy Dù.

Ngày 28/4/1972, quân cộng sản tấn công đồn Ben Het bằng 10 chiến xa T54, nhưng đã bị 2 trực thăng võ trang Cobra của Mỹ trang bị hỏa tiễn chống chiến xa, tiêu diệt 5 chiếc T54 tại chỗ, 5 chiếc còn lại phải chạy trốn qua biên giới Lào. Sau đó ta rút quân khỏi đồn này, vì vị trí quá xa và hẻo lánh.

LÐIIND nhận được lệnh di chuyển ra Huế để tái chiếm Quảng Tri. Trước khi di chuyển ra Huế QÐ2 bắt buộc LÐIIND phải khai thông trục lộ Pleiku Kontum nhất là đèo Chu Pao. (Tướng Ngô Dzu chơi chẳng đẹp tí nào) Trước đó một tháng đèo Chu Pao do đơn vị cơ hữu của Quân Đoàn trấn giữ, đơn vị này đã để Chu Pao lọt vào tay địch quân. (Quân Đoàn II muốn cầm giữ Nhảy Dù bằng cách, giao cho Nhảy Dù nhiệm vụ chiếm lại đỉnh Chu Pao, ai cũng tin rằng Nhảy Dù không sao hoàn thành nhiệm vụ một sớm một chiều được, mà phải mất nhiều ngày, có nhanh cũng phải hàng tuần lễ. Đồng thời theo tin tình báo ba sư đoàn của cộng quân đang hướng về Kontum, cộng quân sẽ khởi sự đánh Kontum nay mai, lúc đó Lữ Đoàn II Nhảy Dù đang có mặt tại chỗ, Quân Đoàn II cần có đơn vị đối phó ngay với tình hình chiến trường mới, Quân Đoàn II lấy lý do chính đáng đó để giữ LĐIIND lại. Nhưng cả Quân Đoàn II không ngờ, LĐIIND chỉ sử dụng hai Đại Đội của Tiểu đoàn 7 Nhảy Dù, trang bị nhẹ (súng cá nhân và lựu đạn), hỏa lực yểm trợ sơ sài, đã lấy lại đỉnh Chu Pao chỉ trong vòng ít tiếng đồng hồ. Quả thật Thiếu tá Nguyễn Lô đã đánh một trận để đời, cả bạn lẫn địch đều không ngờ. Sau khi Tân Cảnh bị thất thủ, Tư lệnh Sư đoàn 22BB chết tại mặt trận, thành phần Bộ Tham Mưu Sư Đoàn và các cấp chỉ huy cũng như binh sĩ bị bắt làm tù binh hay bị chết, chỉ một số rất ít chạy được về Kontum. BTL/Sư Đoàn 22BB tan rã. Vì thế, phòng tuyến kiên cố nhất để bảo vệ thị xã Kontum coi như không còn nữa. Tòa hành chánh tỉnh Kontum với dân số 25,000 người sống trong thị xã đã hoang mang giao động cao độ, chuẩn bị tản cư. Thông thường chiến thuật cộng quân là thừa thắng xông lên. Do đó BTL/QĐ2 ước lương cộng quân sẽ đánh Kontum, vì nơi đây chỉ có Ðịa Phương Quân và Nghĩa Quân trấn giữ. Tướng Ngô Du phải cho điều động 2 Trung đoàn Bộ Binh từ Ban Mê Thuột lên cố thủ Kontum, chỉ để lại một Trung đoàn phòng thủ 7 tỉnh phía Nam của Quân đoàn. Ðại tá Lý Tòng Bá, Tân Tư lệnh Sư đoàn 23BB, được chỉ định làm Tư lệnh mặt trận Kontum. Tướng Ngô Du hy vọng Tướng Hoàng Minh Thảo hoãn tấn công vào Kontum 5 ngày thôi, thì ông và Ðại tá Lý Tòng Bá đủ thời gian phối trí quân và đào công sự vững chắc phòng thủ thị xã này.

Cộng quân không tiến quân vào Kontum sau 5 ngày như Tướng Ngô Du dự tính mà đến 20 ngày sau. Như vậy Sư đoàn 320 và Sư đoàn 2 của cộng quân đã bị tổn thất khá nặng trong các cuộc chạm súng trước đây với Lữ đoàn Dù và Sư đoàn 22BB. Các chiến xa T54 của địch cũng bị tiêu hao một số tại phi trường Dakto do Không quân VNCH bắn cháy và một số tại đồn Ben Het do Cobra của Hoa Kỳ phá hủy. Vì thế, Tướng Hoàng Minh Thảo cần có thời gian củng cố lại đơn vị của ông chớ không thể mở cuộc tấn công mới ngay được.

Phối trí xong lực lượng tại Kontum, Tướng Ngô Du ngã bịnh nặng. Ông đã điện thoại yêu cầu Tổng thống Thiệu đề cử người thay thế ông. Tại Sài Gòn, TT Thiệu và Đại tướng Cao Văn Viên tham khảo ý kiến với nhiều vị Trung tướng sau cùng TT Thiệu chọn Thiếu tướng Nguyễn Văn Toàn, vì Tướng Toàn đồng ý tử thủ tại Kontum.

Thiếu tướng Nguyễn Văn Toàn và Quân đoàn II

Ðầu tháng 5/1972, TT Thiệu bổ nhiệm Thiếu tướng Nguyễn Văn Toàn giữ chức vụ Tư lệnh Quân Đoàn II thay thế Trung tướng Ngô Du. Ðến Pleiku, việc đầu tiên của Tướng Toàn là tập họp các Sĩ quan Quân Đoàn lại và chỉ trích Bộ Tham Mưu của Quân Đoàn yếu kém, thiếu khả năng tham mưu nên tình hình Quân Đoàn mới đen tối như hiện nay. Ông giận dữ và tỏ ý muốn đưa hết các Sĩ quan trong Bộ Tham Mưu ra tuyến đầu với các đơn vị để chiến đấu. Sau khi nghe tường trình về tình hình, ông chỉ thị Ðại tá Vĩnh Phúc, Trưởng phòng IV Quân Đoàn, ra làm việc tại phi trường Kontum tiếp nhận vũ khí và đạn dược từ Sài Gòn không vận ra. Thời gian này phi trường Kontum luôn luôn bị pháo kích bằng hỏa tiễn 122ly, nên có một vài phi cơ C-130 tiếp vận của ta đã bị trúng đạn bốc cháy. Tướng Toàn bay lên Kontum, Ðại tá Lý Tòng Bá và Ðại tá Rhotenberry hướng dẫn Tướng Toàn thăm tuyến đầu bảo vệ Kontum về phía Bắc 5km. Tại đây, các Sĩ quan các cấp và các binh sĩ Sư đoàn 23BB, mỗi người một chiêc xẻng cá nhân, đang hăng say đào công sự phòng thủ. Tướng Toàn vui vẻ an ủi, khích lệ và nhắc nhủ mọi người phải cố gắng chuẩn bị chiến đấu, quyết tâm tử thủ, không để CS chiếm một tấc đất nào tại Kontum. Ông chỉ thị cho Ðại tá Lý Tòng Bá và các Trung đoàn Trưởng, Tiểu đoàn Trưởng phải chọn một số binh sĩ can đảm để thành lập ngay các tổ chống chiến xa bằng súng M72, cho các binh sĩ này thực tập tác xạ để họ tin tưởng rằng vũ khí M72 có thể tiêu diệt được các chiến xa T54 của cộng quân. Ông cho Ðại tá Bá biết ông sẽ cho không vận Trung đoàn còn lại của Sư Đoàn 23BB tại Ban Mê Thuột lên Kontum để Ðại tá Bá có đầy đủ quân số và thống nhất chỉ huy. Về hành chánh, Tướng Toàn chỉ thị Ðại tá Nguyễn Bá Long tự Thìn, Tỉnh trưởng Kontum, phải lo trấn an và ủy lạo dân, làm cho họ tin tuởng vào chính phủ và quân đội. Khuyến khích dân chúng phải hết sức ủng hộ Quân Đoàn để tử thủ. Trở về Pleiku, Tướng Toàn bàn ngay với cố vấn Paul Vann nhiều giờ về kế hoạch bảo vệ Kontum. Sau đó, ông chỉ thị Ðại tá Hoàng, Tham mưu phó Chiến Tranh Chính trị Quân đoàn xử dụng phi cơ C-47 của ông đi Phan Thiết và Sài Gòn mua cá tươi và xoài tượng đem lên phân phát cho các binh sĩ tại Kontum để bữa ăn có thêm chất tươi.

 

Thiếu tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư Lệnh Quân Khu 2 (1972)

 

Về hành quân, Tướng Toàn chỉ thị Trung tá Nguyễn Ðức Dung chỉ huy Lữ đoàn II Thiết Giáp với một Liên Đoàn Biệt Ðộng Quân tăng cường phải đem các chiến xa lên Kontum bằng mọi giá. Ông nói rằng không cần thanh toán các lực lượng địch chốt tại đèo Chu Pao mất thời giờ, phải mở Quốc Lộ 14bis vòng quanh sau lưng địch để đi; ông chỉ thị trong 3 ngày phải thực hiện xong cuộc hành quân này. Cuộc hành quân của Trung tá Dung gặp rất nhiều khó khăn vì sức kháng cự của cộng quân rất mãnh liệt. Nhưng với quyết tâm thi hành đúng chỉ thị của Tư lệnh Quân đoàn, Lữ đoàn II Thiết Giáp và Biệt Ðộng Quân đã thanh toán và đè bẹp các lực lượng của cộng quân, mở được Quốc Lộ 14bis quanh đèo Chu Pao đem nhiều chiến xa lên mặt trận Kontum đúng ngày N+3. Ðoàn xe thiết giáp và Biệt Ðộng Quân qua cầu Dak-Bla tiến vào Kontum, đồng bào trong thị xã chạy ra xem rất đông, nồng nhiệt chào mừng và hoan hô vang trời. Ðây là chuyện chưa từng có trước đây. Tướng Toàn gắn cấp bậc Ðại tá tại mặt trận cho Trung tá Nguyễn Ðức Dung ở đầu cầu Dak-Bla. Tính đến ngày thứ ba, kể từ ngày nhận chức, Tướng Toàn đã tăng cường cho Ðại tá Lý Tòng Bá Bá một Trung đoàn Bộ Binh, một Liên đoàn Biệt Ðộng Quân, trên 20 chiến xa thiết giáp, nhiều đạn dược, nguyên liệu, và thuốc men mới được không vận từ Sài Gòn lên. Số đạn dược và nhiên liệu này đủ để bảo đảm cho các đơn vị tại Kontum phòng thủ trong thời gian một tháng. Tình hình Kontum bắt đầu sôi động. Các hỏa tiễn 122ly của địch cứ đều đều rót vào các căn cứ quân sự và phi trường Kontum làm tinh thần dân và quân luôn luôn bị căng thẳng. Về tình báo, Tướng Toàn chỉ thị Phòng 2 QĐ phải báo cáo cho ông biết trước ngày giờ cộng quân tấn công vào Kontum và làm gấp kế hoạch trải thảm B-52 phía Bắc tuyến đầu của ta để ông và Paul Vann áp dụng kế hoạch khi địch tấn công. Hôm sau, P2 trình lên ông kế hoạch 100 “Box” B-52 (mỗi Box chiều dài 3km, chiều ngang 1km) chận đứng các mũi tấn công và tiêu diệt các ổ phòng không của địch, căn cứ vào địa hình, địa vật và tin tức bằng không ảnh. Tướng Toàn và Paul Vann đã chấp thuận hoàn toàn ý kiến của Phòng 2. Kontum bấy giờ vẫn nắng bụi, mưa lầy. Nhưng trong cái nắng, cái bụi như đang mang mang một cái gì không yên, chứa đựng một cái gì bồn chồn lo âu trên mọi nét mặt từ dân tới lính. Dăm ba trái hỏa tiễn 122ly của CS rót vào thành phố, càng tạo một không khí chiến tranh thực sự đã về sát Kontum.

Tướng Hoàng Minh Thảo của CS bị thảm bại trong đợt đầu.

Tướng Toàn rất chú trọng đến vai trò tình báo, nhất là các toán tình báo kỹ thuật điện tử, ngày đêm bám sát địch, không được chểnh mảng trong nhiệm vụ giao phó.

Ngày 13/5/72, nhân viên kỹ thuật báo cáo đã bắt được mật điện của B3. Trong mật điện này, Bộ tư lệnh B3CS đã ra lệnh như sau: “Mũi tấn công hướng Bắc-Sư đoàn 2-Stop-Tăng cường mỗi sư đoàn 10 T54-Stop-Ngày giờ tấn công hướng Tây Bắc Sư đoàn 320-Stop-Ngày giờ tấn công 05g00 ngày 14/5/72-Stop”.

Phòng 2 QĐ vội vàng trình ngay tin này cho Tướng Toàn. Ðọc xong mật điện, ông liền bay lên Kontum. Trong giao thông hào của tuyến đầu, Tướng Toàn và Ðại tá Lý Tòng Bá đi từng hầm để nhắn nhủ từng binh sĩ hãy can đảm nằm yên tại chỗ khi địch tấn công. Tướng Toàn nói: “Khi địch nổ súng thì sẽ có B-52 thả ngay trên đầu địch. Các em phải chịu khó bịt tai lại và hả miệng để bớt áp lực của bom nổ”. Áp lực của bom sẽ rất lớn đối với các binh sĩ của ta vì theo kế hoạch đã vạch sẵn, B-52 sẽ thả bom sát quân ta, ở mức an toàn là 500m thay vì 1000m như thường lệ. Tại hầm chỉ huy SĐ23BB, Tướng Toàn, Ðại tá Bá, Ðại tá Rhotenberry nghiên cứu trên bản đồ và thảo luận vị trí từng Box B-52 sẽ dội bom xuống và thời gian dội. Paul Vann gọi máy yêu cầu Không quân chiến lược Hoa Kỳ (Strategic Air Command) tại Thái Lan để thảo luận về cách thức trải các Box B-52 cho thật hợp với tình hình mặt trận dưới đất. Ðêm 13 rạng 14/2/72, Tướng Toàn và Bộ tham mưu Việt-Mỹ đều thức suốt đêm theo dõi tình hình từng phút và hồi hộp chờ đợi. Phi đoàn A37 của Sư đoàn 6 Không quân tại Pleiku túc trực 100%. Nhiều cặp phi cơ trực thăng võ trang Cobra của Hoa Kỳ đã ở trong tư thế sẵn sàng chiến đấu kể từ 12g đêm. 2 phi đoàn B-52 từ đảo Guam và Sattahip ở Thái Lan đã cất cánh và xuất hiện trên bầu trời biển Thái Bình Dương. Tất cả hồi hộp chờ đợi giờ G (tức 5g00 sáng). Kém 5 phút đến 5g, Ðại tá Bá báo cáo trên máy rất lớn, địch đã bắt đầu nổ súng. Trực thăng chỉ huy của Tướng Toàn cấp tốc bay về hướng Kontum trong sương mù. B-52 vào vùng đúng 5g ngày 14/2/72. Tất cả 25 Box B-52 đồng loạt bấm nút thả xuống trên 3,000 quả bom đủ loại, từ 100 lbs đến 500 lbs, trên đầu Sư đoàn 320 và Sư đoàn 2 của cộng quân, tiếng nổ long trời lỡ đất, khói bụi bay mịt mù. Diện tích trải thảm của các B-52 là 75km². Tiếp theo từng đoàn A37 và AD6 của Sư đoàn 6 Không quân VNCH bay vào mục tiêu tiếp tục bắn vào các chiến xa và các ổ phòng không địch. Vì bị áp lực quá mạnh của bom, nhiều đoàn quân của cộng quân bị ngất ngư, đã hốt hoảng chạy lui về phía sau, lại bị trực thăng võ trang Cobra bọc hậu thanh toán rất nhiều. Tại tuyến đầu, 9 chiến xa T54 của địch nằm ngoài khu ném bom của B-52 đã hốt hoảng lao vào phía ta và đã bị các chiến xa của ta bắn cháy mất 6 chiếc. 3 chiếc còn lại bỏ chạy, nhưng vì các chiến binh của cộng quân điều khiển các xe này đã bị sức dội quá mạnh của B-52, không còn chủ động được, nên các binh sĩ của ta đã nhào ra bắt sống. Một giờ sau, Tướng Toàn bay vào vùng thả bom B-52 để kiểm soát thì thấy rất nhiều xác của cộng quân trong các hố bom, không thể đếm hết.

Không quân ta và Không quân Hoa Kỳ tiếp tục thanh toán tàn quân và các ổ phòng không địch trong vùng suốt ngày 14/5/72. Trong các cuộc oanh kích này, Không quân ta bị thiệt mất một AD6 do Thiếu tá Phạm Thặng làm hoa tiêu. Phòng không địch đã bắn trúng chiếc phi cơ do Thiếu tá Thặng lái khiến ông bị tử thương và chiếc phi cơ rớt ở phía Nam Kontum. Chắc chắn Tướng Hoàng Minh Thảo, Tư lệnh mặt trận B3, đã phải ôm hận vì đã gặp phải một đối thủ nguy hiểm là Tướng Toàn, một vị tướng có nhiều kinh nghiệm trên chiến trường. Theo ước tính về phía Hoa Kỳ, trong cuộc tấn công này, địch đã thiệt mất ít nhất 1,000 người và 20 chiến xa T54. Quân ta đã thắng trận đầu. Các chiến xa T54 của địch mà ta đã bắt sống được mang về triển lãm tại Sài Gòn.

Cộng sản tấn công lần 2 vào Kontum

Thị xã Kontum nằm trong một thung lũng, chung quanh là đồi núi cao. bên cạnh bờ sông Dak-Bla nằm về hướng Bắc. Sông Dakbla uốn quanh như con rồng rất đẹp và cảnh 2 bên bờ sông rất thơ mộng, nước sông chảy mạnh từ hướng Ðông qua hướng Tây. Dân số Kontum độ 25,000 người, cả Kinh lẫn Thượng, đa số sinh sống trong thị xã và các vùng phụ cận thị xã. Khoảng 70% dân theo đạo Thiên Chúa. Vì thế, Tòa Giám mục giáo phận Kontum (gồm Kontum và Pleiku) đã được đặt ở số 44 Trần Hưng Ðạo, Kontum, do Ðức cha Seitz, một giáo sĩ người Pháp làm Giám mục. Ông nói và viết thông thạo cả tiếng Việt lẫn tiếng Thượng. Ông đã bị cộng sản trục xuất sau 30/4/75.

Kế hoạch phòng thủ Kontum được giao cho Sư đoàn 23BB của Ðại tá Lý Tòng Bá. Sư đoàn này có nhiệm vụ đảm trách 3 mặt nặng nhất của tỉnh là Ðông, Tây và Bắc. Phía Bắc thị xã dọc Quốc Lộ 14 nối liền Tân Cảnh-Kontum, cách thị xã khoảng 2km; Trung đoàn 44BB lập một tuyến phòng thủ chắn ngang Quốc Lộ 14. Trung đoàn 45 trấn ngự ở mặt phía Đông thị xã, Trung đoàn 53 còn lại trấn ngự tai phía Tây. Hướng Nam có phần nhẹ hơn nhờ có chướng ngại vật của thiên nhiên là con sông Dakbla, nên giao cho Ðịa Phương Quân và Nghĩa Quân đảm nhiệm. Sự thảm bại cay đắng trong trận ngày 14/5/72, Tướng Hoàng Minh Thảo và cộng quân đã phải kiểm thảo rất chu đáo để rút kinh nghiệm. Một câu hỏi quan trọng đã được Tướng Hoàng Minh Thảo đặt ra: Tại sao đối phương biết rõ được lực lượng và ngày giờ cộng quân sẽ tấn công để xử dụng B-52 ồ ạt? Tướng Thảo đoán rằng có thể kỹ thuật rà bắt điện đài của đối phương rất cao nên đã bắt được tất cả những mật lệnh mà Bộ tư lệnh B3 của ông đã đánh đi.

Rút kinh nghiệm, ông không xử dụng điện đài nữa mà xử dùng điện thoại và người để liên lạc. Vì thế, sau ngày 14/5/72, cả toán kỹ thuật của Quân đoàn II đều ngạc nhiên không thấy địch lên máy nữa. Tướng Toàn được phúc trình về sự việc này và ông ước tính địch còn khả năng tấn công ta vài đợt nữa trong những ngày sắp tới. Ông ra lệnh Quân đoàn nên cẩn thận, không nên khinh địch. Tình báo QĐ2 đã cho các biệt kích lọt vào các khu hậu cần của địch, xử dụng máy điện thám nghe lén điện thoại, nhưng chưa ghi nhận được điều gì quan trọng.

Sáng sớm ngày 20/5/72, Thiếu tá Hưng, Trưởng phòng II Tiểu khu Kontum, báo khẩn cấp là Quân CS đang tấn công Kontum, các đơn vị đặc công CS đã vượt qua sông tiến vào chiếm được gần nửa thành phố. Bị bất ngờ, Đại tá Tiếu Trưởng Phòng 2 QĐ hoảng hốt chạy vội vào Trung tâm hành quân của Quân đoàn để tìm hiểu thật hư. Ðại tá Long, Tỉnh trưởng Kontum, cho biết độ 2 Tiểu đoàn đặc công của cộng quân đã lợi dụng đêm tối có nhiều sương mù, lội qua sông và tiến chiếm được phi trường, kho đạn và khu Tòa Giám mục trong thành phố. Cuộc giao tranh giữa các đơn vị của SĐ23, Ðịa Phương Quân và Nghĩa Quân với địch quân rất dữ dội. Khu dân chúng và khu Tòa Hành chánh chưa có địch xuất hiện.

Ðúng 5g sáng, Tướng Toàn được báo cáo về cuộc tấn công này, ông đã hối hả chạy vào Quân đoàn và dọa đưa Trưởng Phòng 2 QĐ ra Tòa án Quân sự. Ông hỏi: “Tại sao để cho đặc công cộng quân vào chiếm thị xã Kontum mà không hay biết?”. Binh sĩ ta hời hợt, mới thắng một trận mà đã khinh dịch. Cấp chỉ huy của ta thiếu đôn đốc và kiểm soát. Cộng quân rất tinh ranh, biết được yếu điểm của ta nên đã lợi dụng địa hình địa vật xử dụng đặc công len lỏi vào thị xã bằng hướng phòng thủ yếu nhất.

Tại hướng Bắc Thị xã, trời sụp tối, Quân CS pháo kích dồn dập nã vào BCH Trung đoàn 44, đủ loại pháo tầm xa, tầm gần. Sau khi ngưng tiếng pháo, chiến xa T54 của địch tràn vào vị trí của Bộ chỉ huy, Trung Đội Viễn thám của Trung đoàn đã đem súng B-40, B-41 nhắm vào thiết giáp của CS phơ hết. (Đa số các Trung đội Viễn thám đều trang bị súng của CS). Vừa diệt gọn hết tăng, cũng cùng lúc tùng thiết VC xếp hàng một tiến vào phòng tuyến. Quân ta thừa thắng xông lên, khai hỏa tác xạ tối đa vào hàng ngũ cán binh CS đang lũ lượt ùa vào. Xác địch quân rơi rụng hàng loạt. Rồi trận chiến lắng xuống và chỉ còn những tiếng súng, tiếng nổ thưa thớt dần. Tại tuyến phòng thủ, mười mấy chiếc T54 (loại chiến xa hạng nặng) đều cháy hết, một số bị mìn chống chiến xa nằm liệt trên đường tiến vào vị trí, một số bị bắn cháy ngay trong sân; Bộ binh CS chết đếm không kể siết xác địch ngổn ngang ngoài phòng tuyến.

 

Trận chiến tại Thị Trấn Kontum

 

Lúc 6g sáng ngày 20/5/72, Tướng Toàn bay lên Kontum. Ðến Bộ Chỉ huy của Ðại tá Lý Tòng Bá, nơi đây đang bị pháo kích nên trực thăng phải tìm cách lượn quanh tránh đạn mới đáp xuống được. Trực thăng vừa đáp xuống thì Tướng Toàn đã thấy Ðại tá Bá và Bộ Tham mưu của ông đang hốt hoảng chạy ra khỏi hầm chỉ huy và hình như đang muốn di chuyển đi nơi khác. Mặc dù tiếng đại liên và AK-47 nổ chát chúa rất gần, Tướng Toàn vẫn bình tĩnh nói lớn với Ðại tá Bá: “Tử thủ, ông và tôi không chết nơi đây đâu! Không chạy đâu hết”. Ông yêu cầu Ðại tá Bá cho biết tình hình thế nào. Ðại tá Bá chỉ vào khu nghĩa địa của thành phố cách hầm chỉ huy của ông độ 300m và cho biết một đại đội đặc công của địch đang cố thủ ở đó. Ông đã xử dụng một đơn vị tinh nhuệ nhất của Sư Đoàn vào nhằm chiếm lại khu vực này nhưng gặp sự kháng cự rất mãnh liệt, 2 chiến xa bị cháy, đơn vị này chưa tiến lên được. Tướng Toàn bảo đưa máy cho ông chỉ huy và chỉ thị trong máy: “Tư lệnh Quân đoàn ra lệnh! Bằng mọi giá phải thanh toán sạch đặc công cộng quân đó. Tôi đang đứng đằng sau các anh và chờ kết quả”.

Bên kia đầu máy trả lời:

- Nghe lệnh! Tin Mặt Trời rõ! Tôi đang thi hành!

Một Tiểu đoàn của Trung đoàn 44 vừa tới nghĩa trang, đã chạm địch ác liệt. Địch quân từ hồi đêm, đã đào công sự phòng thủ khắp nghĩa trang. Trận chiến rất ác liệt giành giựt từng nấm mộ. Địch quân đã ẩn núp từ các nhà dân nổ dòn giã chào đón các chiến sĩ xung kích đi đầu. Sau khi thanh toán khẩu súng cộng đồng của địch bằng 3 trái hỏa tiễn M72, lửa bốc thành ngọn, SQ Trung đội trưởng, liền cho lệnh Trung Đội dàn đội hình hàng ngang dưới sự yểm trợ hỏa lực của 3 khẩu đại liên 60. Mục tiêu được thanh toán chớp nhoáng. Ta tịch thâu 1 súng ngựa trời, mấy cây AK, B-40, nhóm cán binh CS bị diệt gọn. Vừa lúc đó, một đám dân còn bị kẹt ở mấy căn nhà chung quanh chạy ào về phía quân ta, miệng la oải oải “dân đừng bắn”. Thật là khó khăn, nếu bọn CS bám theo đám dân này thì thật là phiền. Nhưng rất may mắn là số dân chúng này chạy về phía sau bình yên. Tiếng đại liên trên 3 chiến xa đang nổ dòn trong khu nghĩa địa. Trong khi đặc công CS đang tràn vào thành phố, Chuẩn tướng John Hill dùng trực thăng có gắn 2 khẩu đại liên 12.7ly bay quan sát vùng Võ Ðịnh (Bắc Kontum 15km) và thấy nhiều đơn vị cộng quân di chuyển về hướng Nam, ông liền báo cho Paul Vann biết để xử dụng B-52. Ngay hôm đó, trên 10 Box B-52 đã làm giảm áp lực của địch. Thiếu tướng Toàn quan sát mặt trận và chỉ thị thêm cho Ðại tá Bá đề phòng tuyến đầu vì địch có ý định tấn công phía trước trong khi ta đang bấn loạn bên trong. Sau một giờ đánh nhau ác liệt với đặc công của địch, vị Ðại đội Trưởng chỉ huy trận địa báo cáo trong máy:

- Trình Mặt Trời! Tôi đã thanh toán xong đặc công tại khu nghĩa địa.

Tướng Toàn đáp:

- Tốt! Tôi sẽ thưởng công cho anh!

Mặt trận Tòa Tổng giám mục Kontum

Ðại tá Nguyễn Bá Long tự Thìn, Tỉnh trưởng Kontum, chạy qua trình diện Tướng Toàn đã bị xỉ vả một trận tơi bời. Sau đó, Tướng Toàn bảo Ðại tá Long cùng ông lên xe chạy thẳng vào khu Tòa Giám mục và nói: “Có gì ông chết tôi cũng chết”. Ðại tá Long hướng dẫn Tướng Toàn đến quan sát các ổ kháng cự của đặc công cộng quân trong các tòa nhà được xây cất kiên cố từ thời Pháp trong khu Tòa Giám mục, đang chống trả với lực lượng tái chiếm của SĐ23BB. Tướng Toàn liền tăng cường cho Ðại tá Long 5 chiến xa, một Liên Đoàn Biệt Ðộng Quân, và chỉ thị nếu cần phải bắn sập một vài tòa nhà trong khu Tòa Giám mục để tiêu diệt đặc công thì cứ làm, sau này chính phủ sẽ xây cất lại, nhưng phải cố gắng đừng gây thiệt hại về nhân mạng cho dân chúng đang ở trong khu. Tiểu đoàn 4/44BB do Đại úy Võ Anh Tài chỉ huy được lệnh tiến quân chiếm từng căn nhà dọc theo nghĩa trang, hướng về Tòa Tổng giám mục. Địch quân đã đào hầm phòng thủ vững chắc, nên khi tiến quân, các đơn vị phải giao chiến thật ác liệt và vất vả giành từng căn nhà, cho tới lúc chiều tối mới thanh toán xong mọi tên địch, vào được Tòa TGM. Đêm đó đơn vị phòng thủ tại một khu nhà vắng vẻ các cửa nẻo đều khóa, chung quanh có tường cao và kẽm gai, đó là nhà dòng của Kontum, nhà dòng đã di tản. Đơn vị được bố trí một số trên sân thượng, một số ở dưới đất. Nửa đêm, quân CS di chuyển dưới đường, quân ta âm thầm gởi ngay xuống từng chục trái lựu đạn tấn công chúng để khỏi lộ vị trí, bọn VC lớp chết, lớp chạy tán loạn vào nhà dân. Sau đó tình hình yên tĩnh cho tới sáng.

Mặt trận Bệnh viện 2 Dã chiến

Bệnh viện 2 Dã chiến đã bị địch chiếm đóng, tất cả thương binh của ta không kịp di chuyển đều bị CS giết sạch. Địch quân đã chuẩn bị vị trí phòng thủ vững chắc.

Trung đoàn 44 được phái đến dàn một phòng tuyến gồm các Tiểu đoàn 1, 2 và 4 đối diện với Bệnh viện để tấn công chiếm lại, phòng tuyến ta và địch chỉ cách một sân rộng. 3 chiếc thiết vận xa M-113 yểm trợ hỏa lực để một đơn vị cấp Đại Đội tiến chiếm mục tiêu lập đầu cầu tấn công. Đội hình Bộ binh thiết giáp của ta vừa chuyển động chừng 20m, pháo địch cùng với lực lượng phòng thủ bên trong bắn xối xả phủ chụp xuống toàn sân cỏ. Quân ta thối lui và tìm phương cách khác đối phó. Khoảng xế trưa, Đơn vị xung kích cho một tổ khinh binh đột kích qua phòng tuyến địch. 5 binh sĩ lẹ làng vượt qua sân cỏ, chiếm ụ đất sát một căn nhà bệnh viện. 5 người vừa bám chân ụ, hỏa lực cộng quân đổ ập tới tức khắc, 2 binh sĩ chết tại chỗ, 3 người còn lại bị thương nặng cầu cứu. Tức tốc, vị Đại Đội Trưởng chộp vội vàng chiếc nón sắt đựng đầy lựu đạn, chạy ào qua sân tung lựu đạn qua bờ đất bên kia. Tiểu đội Thám Báo ào lên kéo hết 5 BS thương vong trở lại phòng tuyến. Liệng liên tiếp mấy trái lựu đạn nữa rồi chạy lui về an toàn. Trời vừa sập tối, những trái pháo lẻ tẻ, rớt bên phải, bên trái, trước, sau, rồi ngay phòng tuyến. Các cấp chỉ huy của ta biết bọn tiền sát địch đang điều chỉnh các khẩu đội của họ nên báo động cho các chiến binh sẵn sàng tác chiến. Ầm... ầm... ầm, đàng trước, đàng sau, ngay giao thông hào. Tiếng đạn gào thét, khói lửa như cơn bão lửa ập xuống tuyến phòng thủ của ta, một vài đoạn giao thông hào bị sụp đổ, nghẽn đường di chuyển. Dứt pháo, hàng hàng lớp lớp bộ binh CS xung phong.

Quân ta nhảy lên khỏi giao thông hào khai hỏa, tung lựu đạn! Ngay trước tuyến phòng thủ, rực lên một khối pháo bông, vừa kịp đón tiếp bọn cán binh CS trờ tới. Đầu, mình, tay, chân, máu, lửa tung tóe, hết đợt này đến đợt khác tràn lên như những con thiêu thân lao vào đống lửa. Bãi đất trống phía trước bây giờ là bãi máu xương, thịt, súng đạn bầy nhầy, trở thành một chướng ngại kinh hoàng mà bọn cán binh CS không thể vượt qua nổi nữa. Những trái hỏa tiễn M72 khai hỏa. Ầm... ầm, những trái hỏa tiễn chống biển người lao thẳng vào hàng ngũ rối loạn của địch, họ tán loạn tháo lui về vị trí phòng thủ. Thật là hãi hùng: chân, tay, thịt, xương, máu me treo lủng lẳng khắp tấm lưới để chống B-40. Không còn cảnh tượng nào rùng rợn, kinh hoàng hơn.

Sau các thất bại nặng nề vừa qua, CS không còn khả năng mở những cuộc tấn công lớn. Càng ngày địch càng suy sụp và hai ngày sau, lực lượng của Ðại tá Bá và Ðại tá Long mới thanh toán sạch sẽ các lực lượng đặc công cộng sản trong thành phố. Bên ta thiệt hại nhẹ.

Kontum kiêu hùng

Cuộc tấn công của đặc công cộng quân đã bị ta thanh toán trong 3 ngày. Các đơn vị chính qui của cộng quân được bố trí xung quanh để tiến vào thị xã phối hợp tác chiến nội công ngoại kích với đặc công đã bị các đơn vị Bộ chiến của SĐ23 chận đứng và pháo đài bay B-52 cùng Không Quân ta tiêu diệt. Cuộc tấn công đợt 2 của Tướng Hoàng Minh Thảo tiến chiếm Kontum bị thất bại. Cộng quân điên cuồng trả đũa trong những ngày kế tiếp bằng những hỏa tiễn 122ly rót vào thị xã liên tục ngày đêm, bất kể khu quân sự hay dân sự. Kontum luôn luôn ở trong tình trạng căng thẳng. Tướng Toàn tin là địch còn khả năng tấn công ta đợt 3 trong vòng 10 ngày tới vì Sư Đoàn 968 trừ bị của mặt trận B3 của Tướng Hoàng Minh Thảo còn chưa ra quân. Ước tính mức độ và cường độ đợt 3 yếu hơn đợt 1. Tướng Toàn và Paul Vann tiếp tục nghiên cứu và xử dụng kế hoạch dùng B-52 để tiêu diệt địch quân.

Ðúng 5g sáng ngày 28/5/72, cộng quân tấn công đợt 3 vào Kontum bằng 3 mũi chính:

- Mũi một từ hướng Bắc do lực lượng Sư đoàn 2 cộng quân
- Mũi 2 từ hướng Tây Bắc do lực lượng Sư đoàn 320.

Mũi một và 2 đã gặp sự kháng cự mãnh liệt của các chiến sĩ của Sư đoàn 23BB. Ðịch đã xung phong nhiều đợt để cố chiếm tuyến phòng thủ đầu của ta nhưng đều bị đẩy lui. Phi cơ chiến đấu của Không Đoàn 72 thuộc SĐ2 Không Quân tại Pleiku xuất trận liên tục để yểm trợ quân ta tại tuyến đầu.

- Mũi 3 từ hướng Nam do lực lượng Sư đoàn 968, một lực lượng trừ bị của Tướng Hoàng Minh Thảo phụ trách. Lực lượng này mới tham gia trận Kontum lần đầu, chưa nếm mùi B-52 nên khí thế có vẻ dũng mãnh hơn mũi 1&2.

Nhờ sông Dakbla bọc quanh phía Nam thị xã là một chướng ngại vật thiên nhiên ngăn chặn không cho địch tiến quân một cách dễ dàng. Sư đoàn 968 cố gắng vượt sông nhưng bị các phòng tuyến của Ðịa Phương Quân và Nghĩa Quân ngăn chặn. Nhờ các phi tuần của Không Quân Việt Nam và Không Quân Hoa Kỳ cất cánh từ Thái Lan trợ chiến, sau đó các phi vụ B-52 đến trải thảm.

Trong ngày 28/5/1972 hai bên quần thảo nhau suốt ngày; đến tối địch vẫn không chiếm được vị trí nào của ta. Tướng Hoàng Minh Thảo thấy không thể kéo dài cuộc tấn công vì sợ B-52 đến dội bom, đã ra lệnh rút lui thật nhanh.

Sau khi vòng đai Kontum được giải tỏa, quân ta tiếp tục lục soát dọc Quốc Lộ 14 tiến về Tân Cảnh-Võ Định. Không gặp một sức kháng cự nào. Chỉ còn hoang tàn, cùng đạn dược, quân trang của cộng quân rải rác đầy rừng núi. Dọc đường bao nhiêu hài cốt binh lính Bộ Binh, Biệt Động Quân, v.v. vẫn còn la liệt nguyên đó trong trận tràn ngập Tân Cảnh-Võ Định của Thiết giáp CSBV vào BTL/Sư đoàn 22BB trước đó. Đủ mọi sắc áo, họ đã anh dũng chiến đấu cho tự do, cho quê hương miền Nam và đem xương máu trả nợ cho núi sông. Trước sức tấn công như vũ bão bằng chiến xa nặng của CS Bắc Việt. Họ không có vũ khí đối đầu T54. Nhưng họ đã can trường chiến đấu, chết trước xích sắt của quân địch. Tất cả chỉ còn là hoang tàn, chết chóc, xú uế: chim không dám bay ngang, thú không còn sống sót, cây không lá, đá không toàn vẹn. Trận chiến Kontum kéo dài đến 3 tháng (3, 4, 5/1972) mà cộng quân chẳng những không chiếm được vị trí nào mà còn bị thiệt mất một số quân khá lớn. Theo ước tính của giới chức quân sự trong trận đánh kéo dài này, mặt trận B3 của Tướng Hoàng Minh Thảo bị thiệt mất khoảng một sư đoàn rưỡi, 30 chiến xa T54 và nhiều đại pháo, phòng không bị thiêu hủy. Sau trận này, Sư đoàn 2 của cộng quân đã hoàn toàn bị xóa tên.

 

Đại úy Đoàn Phương Hải và Trung tá Nguyễn Đình Bảo

 


Tài liệu tham khảo:

- Thiên Hùng Ca QLVNCH của Phạm Phong Dinh xuất bản lần thứ I/2004
- Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập của Nguyễn Đức Phương, Làng Văn xuất bản năm 2001

- Những sự thật Chiến Tranh Việt Nam 1954-1975 của Trung tướng Nguyễn Văn Toàn, Đại tá Lê Bá Khiếu và Tiến sĩ Nguyễn Văn, Tác giả xuất bản

- Charlie, Ngọn Đồi Quyết Tử - Hồi ký của Mũ Đỏ Nguyễn Văn Lập
- Mặt trận Tân Cảnh Kontum 1972 của Đại tá Trịnh Tiếu
- Mặt trận Tam Biên 1972 của Một Cựu Chiến Binh VNCH trên trang nhà doanket.orgfree.com
- Mùa Hè Đỏ Lửa của Phan Nhật Nam xuất bản tại Sài Gòn năm 1973
- Battle Of Kontum Spring 1972 by Lt. Col. John G. “Jack” Heslin on www.thebattleofkontum.com.

 

Bấm vào đây để in ra giấy

Bảng hướng dẫn đến các chương (bấm vào các con số sẽ đi thẳng đến chương đó):

01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22
23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 | 41 | 42 | 43 | 44
Mục lục

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trích và cập nhật từ quyển “20 Năm Chiến Sự” - Binh chủng Nhảy Dù
Tác giả:


Đại úy Võ Trung Tín Tiểu đoàn Truyền Tin SĐND – 714-856-9202
Đại úy Nguyễn Hữu Viên Tiểu đoàn 3 Nhảy Dù – 714-897-1435
1246 S. Huron Dr. Santa Ana CA 92704
Email:
20namchiensu@gmail.com



Tổng Phát Hành: Mr. Hải Võ
1246 S. Huron Dr. Santa Ana CA 92704
Tel: 714-856-9202. Email: 20namchiensu@gmail.com
Giá quyển sách:
$40.00USD (Ngoài Hoa Kỳ: $50.00USD)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THIÊN SỨ MICAE - BỔN MẠNG SĐND VNCH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình nền: Bộ Huy hiệu Sư Đoàn Nhảy Dù QLVNCH. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML-5 hay cao hơn.

 

Nguồn: Internet E-mail by Võ Trung Tín chuyển

 

Đăng ngày Thứ Sáu, July 29, 2016
Ban Kỹ Thuật Khóa 10A-72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH

 

GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư: Liên lạc
Trở lại đầu trang