Bắc đẩu tinh

 

Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Lịch sử

Binh Chủng Nhảy Dù – 20 Năm Chiến Sự

Các tác giả Võ Trung Tín & Nguyễn Hữu Viên thực hiện

 

 

 

 

Lời giới thiệu: Nhân dịp Sư Đoàn Nhảy Dù QLVNCH tổ chức Hội ngộ Binh chủng thường niên vào tháng 7/2015 tại Thủ đô Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, Ban Kỹ Thuật xin được hân hạnh giới thiệu với Quý Độc giả và Quý ACE cựu quân nhân SĐND về trang điện tử mới được thành lập “Trang Nhảy Dù Washington, D.C. [GĐMĐVN Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận]

Cũng nhân dịp này, BKT xin được hân hạnh giới thiệu bộ sách “Binh chủng Nhảy Dù – 20 năm chiến sự” do các tác giả Đại úy Võ Trung Tín và Đại úy Nguyễn Hữu Viên thực hiện. Đây là bộ sách nói về Chiến sử của Sư Đoàn Nhảy Dù Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa từ ngày thành lập. Bộ sách gồm 3 phần, kính mời Quý vị theo dõi phần Mục lục bên dưới. Trân trọng.
--BKT.

 

****** ||| ******

 

MỤC LỤC

 

Lời Cảm ơn

 

A. PHẦN A: TỔ CHỨC

 

B. PHẦN B - CHIẾN SỰ

 

1. Trận Điện Biên Phủ (13-3-1954 đến 7-5-1954)
2. Tình Hình Việt Nam Sau Hiệp Định Geneve
3. Chiến Dịch Đinh Tiên Hoàng (23-5-1955 đến 6-12-1955)
4. Chiến Dịch Hoàng Diệu (từ 21/9 đến 24-10-1955)
5. Chiến Dịch Nguyễn Huệ (từ 1-1- đến 17-2-1956)
6. Binh Biến ngày 11-11-1960
7. Trận Phước Thành (18 - 19-9-1961)
8. Trận Ấp Bắc (2 - 3-1-1963)
9. Trận Tân Châu Hồng Ngự (2 đến 4-3-1964)
10. Trận Bình Giả (3-12-1964 - 3-1-1965)
11. Trận Hắc Dịch (9/2 đến 10-2-1965)
12. Trận Ba Gia (28-5-1965 đến 2-6-1965)
13. Trận Đồng Xoài (9 đến 20-6-1965)
14. Trận Đức Cơ (4-8-1965 - 15-8-1965)
15. Chiến dịch Ia Drang - Thần Phong 7 (14 - 18-11- 1965)
16. Hành Quân Thần Phong 11 (28/1 – 6-3-1966)
17. Đại Bàng 800 (12-11-1966)
18. Hành Quân Liên Kết 81 (16/2 đến 22-2-1967)
19. Lam Sơn 54–Khu Phi Quân Sự (18-27-5-1967)
20. Trận Dak To (đồi 1416) (3 – 22-11-1967)
21. Tổng Công Kích Năm Mậu Thân (từ ngày 29-1-1968)
22. Mặt Trận Sài Gòn (30-1-1968)
23. Mặt Trận Quảng Trị (30-1-1968)
24. Mặt Trận Huế (30-1-1968)
25. Mặt Trận Khe Sanh (1 - 15-4-1968)
26. Mặt Trận Ashau (19/4 – 17-5-1968)
27. Trận Mậu Thân đợt hai (từ ngày 5-5-1968)
28. Trận Gò Nổi (Tây Ninh) (19-5-1969)
29. Chiến Dịch Bình Tây (Từ ngày 27-3-1970)
30. Hành Quân Toàn Thắng 42 (29/4 – 22-7-1970)
31. Hành Quân Toàn Thắng 43 (1/5– 30-6-1970)
32. Hành Quân Toàn Thắng 45 (6/5 – 30-6-1970)
33. Hành Quân Lam Sơn 719 (8/2 đến 6-4-1971)
34. Trận đánh Căn Cứ Hỏa Lực 6 (4/4 đến 17-4-1971)
35. Trận đánh Căn Cứ Hỏa Lực 5 (24/5 - 19-6-1971)
36. Mùa Hè Đỏ Lửa
37. Mặt Trận Tây Nguyên (17/3 - 28-5-1972)
38. Mặt Trận Bình Long (2/4 - 8-6-1972)
39. Mặt Trận Quảng Trị (30/3 - 15-9-1972)
40. Trận Thường Đức (18/8 - 8-11-1974)
41. Trận Ban Mê Thuột (10/3 - 16-3-1975)
42. Trận Khánh Dương (19/3 - 1-4-1975)
43. Trận Phan Rang (1/4 - 17-4-1975)
44. Trận Long Khánh (9/4 – 21 -4-1975)

 

C. PHẦN C: CÁC VỊ TƯ LỆNH SĐND

 


TIỂU SỬ CÁC TÁC GIẢ
(Võ Trung Tín & Nguyễn Hữu Viên)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

******42******

42. Trận Khánh Dương (19/3 - 1-4-1975)

 

Bấm vào đây để in ra giấy

Trận Khánh Dương

(Từ 19/3/1975 đến 2/4/1975)

Khánh Dương là một thị trấn nhỏ, nằm ở độ cao khoảng 1,000m, cạnh Quốc lộ 21, nối liền vùng cao nguyên Buôn Ma Thuột với vùng duyên hải Tỉnh Khánh Hòa, cách QL-1 khoảng 60km. Khánh Dương là vùng đất đồi núi trong khung cảnh thiên nhiên bao quanh bởi những khu rừng già thật hùng vĩ, như che chở sự sống bình yên cho những người dân di cư trú ngụ từ bốn phương trời. Hầu hết, họ là những gia đình quân nhân di hành theo bước quân ngũ đến đây lập nghiệp sinh sống. Quanh Khánh Dương là những bản Thượng có nhiều sắc dân thiểu số hiền hòa sinh sống, đông đảo nhất là sắc tộc Ê-Đê. Họ sinh sống với nghề ruộng rẫy, săn thú rừng và tiểu công nghệ.

Cách Khánh Dương về hướng Đông dọc theo Quốc lộ 1 không bao xa, núi Đá Bia nằm trên Đèo Cả thuộc Phú Yên, sừng sững khối đá lớn trông như tạc hình ảnh mẹ bồng con đứng nhìn ra biển gọi là hòn Vọng Phu, hay còn gọi là núi Mẹ Bồng Con.

(Sự tích Hòn Vọng Phu dựa theo câu truyện dân gian: Thuở xa xưa, trong thời tao loạn, có hai anh em ruột vì chạy giặc phải ly tán từ thuở nhỏ. Khi chàng trai và cô gái gặp nhau vì không nhận ra nhau nên thương yêu nhau và kết duyên vợ chồng, sinh hạ được đứa con, ăn ở với nhau rất hạnh phúc. Thế rồi một ngày, người chồng gội đầu cho vợ, thấy có vết sẹo, lần mò câu chuyện, người chồng mới vỡ lẽ vết sẹo đó do chính chàng gây ra cho cô em gái từ thuở nhỏ. Người chồng đau khổ, ân hận, không dám nói cho vợ biết, lặng lẽ ra đi. Biệt tăm chàng, người vợ thương nhớ chồng, ôm con lên núi đứng chờ cho đến khi hóa đá).

Vào những ngày đầu năm 1975, dưới áp lực của địch đè nặng trên cao nguyên, phòng thủ Khánh Dương được tăng cường Trung đoàn 40 thuộc SĐ22BB và hai TĐ/ĐPQ thuộc Liên đoàn 922 Địa Phương Quân thuộc Tiểu Khu Khánh Hòa trấn giữ. Sau khi chiếm lĩnh trọn vùng Cao Nguyên gồm các Tỉnh Buôn Ma Thuột, Kontum và Pleiku, cộng quân muốn tiến về vùng duyên hải để tiến chiếm Khánh Hòa, Phú Yên và Qui Nhơn nên bằng mọi giá họ phải bứng Khánh Dương.

Lực Lượng Ðịch:

- SĐF10 dưới sự chỉ huy của Thượng tá Hồ Đệ và Chính ủy Thượng tá Lã Ngọc Châu với 3 Trung đoàn 24, 28 & 66

- SÐ320 dưới sự chỉ huy của Đại tá Nguyễn Kim Tuấn, Sư đoàn trưởng, và Thượng tá Bùi Huy Bổng, Chính ủy, đã bị thiệt hại nặng khi đụng độ với Nhảy Dù ở Thường Ðức chỉ còn Trung đoàn 25 tham chiến tại đây

- SÐ316 CSBV do Đại tá Đàm Văn Ngụy, Sư đoàn trưởng, Thượng tá Hà Quốc Toản, Chính ủy và Thượng tá Hải Bằng, Phó Tư lệnh Sư đoàn (trừ bị tại Buôn Ma Thuột)

- Sư đoàn 968 do Thanh Sơn làm Sư đoàn trưởng hoạt động tại chiến trường Nam Lào vừa trở về Việt Nam tham gia chiến dịch Tây Nguyên: Sư đoàn chỉ có 2 Trung đoàn là E19 và E29 và một số đơn vị trực thuộc

- Trung đoàn 40 pháo binh gồm 48 khẩu pháo đủ loại và phòng không. Do Nguyễn Hữu Vinh chỉ huy

- 1 Trung đoàn 273 Chiến Xa do Lê Mai Ngọ chỉ huy

- Trung đoàn 198 Ðặc Công do Trần Kinh chỉ huy

- 2 Trung đoàn Công Binh, Một Trung đoàn Thông Tin.

Lực Lượng Bạn:

- Trung đoàn 40/SĐ22 Bộ Binh do Trung tá Nguyễn Thanh Danh làm Trung đoàn trưởng
- Liên đoàn 21 BĐQ do Thiếu tá Lê Quí Dậu làm LĐT tại phía Nam Thị Xã Buôn Ma Thuột
- Lữ đoàn III Nhảy Dù, LĐT là Trung tá Lê Văn Phát, Trung tá Trần Đăng Khôi LĐP gồm:

* TĐ2ND, TĐT Thiếu tá Trần Công Hạnh; Thiếu tá Phương TĐP
* TĐ5ND, TĐT Trung tá Bùi Quyền, Thiếu tá Võ Trọng Em TĐP
* TĐ6ND, TĐT Trung tá Nguyễn Hữu Thành, Thiếu tá Trần Tấn Hòa TĐP
* TĐ2 Pháo Binh Nhảy Dù, TĐT là Thiếu tá Nguyễn Ngọc Triệu
* Đại Đội 3 Trinh Sát Nhảy Dù, ĐĐT là Đại úy Nguyễn Viết Hoạch.

- 2 Tiểu đoàn thuộc Liên đoàn 922 Địa Phương Quân/Tiểu Khu Khánh Hòa
- Chi Đoàn 2/Thiết Đoàn 8 Kỵ Binh gồm 15 Thiết vận xa M113
- Sư đoàn 6 Không Quân trực tiếp yểm trợ không yểm.

Diễn Tiến:

Trưa ngày 14 tháng 3, 1975, trong khi Sư đoàn 23BB đang khai triển các cánh quân để tiến về giải cứu Buôn Ma Thuột, thì tại Cam Ranh, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, Đại tướng Cao Văn Viên, Trung tướng Đặng Văn Quang, phụ tá An ninh Quân sự của Tổng thống, đã họp mật với Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh Quân đoàn 2-Quân khu 2. Tại cuộc họp kéo dài gần 2 giờ, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh cho Thiếu tướng Phạm Văn Phú triệt thoái toàn bộ lực lượng của Quân đoàn 2/Quân khu 2 khỏi Cao nguyên, di chuyển về các tỉnh duyên hải miền Trung thuộc lãnh thổ Quân khu 2.

Vào lúc 5 giờ 10 chiều ngày 14 tháng 3,1975, khi vừa từ Cam Ranh trở về, Tướng Phú triệu tập một cuộc họp khẩn cấp với thành phần tham dự gồm có: Chuẩn tướng Trần Văn Cẩm, Phụ tá Hành quân; Chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang, Tư lệnh Sư đoàn 6 Không quân, Đại tá Phạm Duy Tất, Chỉ huy trưởng Biệt động quân Quân khu 2 (gồm 5 Liên đoàn Biệt động quân), Đại tá Lê Khắc Lý, Tham mưu trưởng QĐ 2 & Quân khu 2.

Mở đầu cuộc họp đặc biệt này, Tướng Phú đã thừa lệnh Tổng thống VNCH gắn cấp Chuẩn tướng cho Ðại tá Phạm Duy Tất. Ngay sau đó, ông trình bày tóm tắt nội dung cuộc họp tại Cam Ranh và chỉ định Chuẩn tướng Trần Văn Cẩm và tân Chuẩn tướng Phạm Duy Tất chỉ huy tổng quát cuộc rút quân khỏi Cao nguyên. Sáng ngày 15-3-1975, Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh QĐ 2/QK 2 cùng với một số sĩ quan trưởng phòng và sĩ quan tham mưu đã bay về Nha Trang để tái tổ chức Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2/Quân khu 2 tại đây.

Sau khi tấn chiếm hoàn toàn thị xã Buôn Ma Thuột, cộng quân gấp rút điều động các Sư đoàn 320, 316, 968, và F10 di chuyển tiến chiếm Pleiku và khi biết được Pleiku bỏ ngõ họ điều quân tấn công thẳng xuống khu vực đồng bằng dọc theo duyên hải qua hai ngã QL-19 và QL-21.

Ngày 15/3/1975, LĐIIIND đang trấn đóng tại Đại Lộc Quảng Nam sau chiến trận Thường Đức, được lệnh bàn giao khu vực trách nhiệm cho Lữ đoàn 369 TQLC và xuống 2 tàu Dương Vận Hạm HQ504 và HQ404 của Hải Quân tại cảng Đà Nẵng để xuôi Nam về phòng thủ Sài Gòn theo lệnh triệt thoái của bộ TTM. Trong lúc đó, Thiếu tướng Phú xin bộ Tổng Tham Mưu cho LĐIIIND tăng viện để lập phòng tuyến mới tại Khánh Dương. Cùng một lúc LĐIIND được lệnh bàn giao khu vực trách nhiệm phía Bắc đèo Hải Vân cho TQLC và được không vận thẳng về Sài Gòn.

Theo lịch trình di tản của Quân Khu 2, ngày 16/3/1975, một số đơn vị tiếp vận, Pháo binh, Công binh của Quân đoàn 2 di chuyển trên 200 quân xa, với sự yểm trợ của đơn vị Lữ đoàn 2 Kỵ Binh, Liên đoàn 7 BĐQ đã khởi hành ra khỏi thị xã Pleiku, đây là lực lượng đi đầu của của đoàn quân triệt thoái khỏi Pleiku.

Khi Tiểu đoàn 58/LĐ7BĐQ tiến chiếm đỉnh đèo Cheo Reo và làm chủ tình hình trận địa thì CQ dùng chiến xa tấn công và bao vây lực lượng BĐQ ở phía dưới chân đèo hướng tỉnh lỵ Phú Bổn. Các Tiểu đoàn 32 và 85BĐQ, Pháo binh và phân đội hỏa tiễn TOW đã dàn đội hình chống trả quyết liệt. Trận chiến càng lúc càng khốc liệt. Liên đoàn 7 BĐQ xin phi pháo yểm trợ, 40 phút sau, oanh tạc cơ của Không quân VNCH đến oanh kích CQ quanh trận tuyến. Đến 18 giờ 05 phút, chiến trường mới tạm im tiếng súng, nhưng cộng quân vẫn còn áp lực quanh đoàn quân di chuyển.

Chiều 18/3/1975, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 về đến Hậu Bổn, tỉnh lỵ tỉnh Phú Bổn, nơi Quân đoàn 2 đặt Bộ Tư Lệnh nhẹ để điều động cuộc triệt thoái, điểm đến là vùng duyên hải còn cách hơn 160km. Trong khi Công binh chưa làm kịp cầu phao bắc qua sông Ê-Pa.

Tối 18/3/1975, cộng quân lẻn vào khu vực Tây Nam của vòng đai tỉnh lỵ Hậu Bổn, sử dụng súng cối pháo kích vào một số vị trí dừng quân của các đơn vị triệt thoái. Phi trường Hậu Bổn cách Bộ Tư lệnh nhẹ Quân Đoàn 2 chưa đến 2km bị cộng quân chiếm. Liên đoàn 7 BĐQ được điều động phản công, đẩy lùi cộng quân ra khỏi khu vực Tây Nam của tỉnh lỵ. Kịch chiến diễn ra suốt đêm và kéo dài đến ngày hôm sau.

Ngày 19/3/1975, Bộ Tư lệnh Quân Đoàn 2 nhận được báo cáo Phú Bổn thất thủ. Một số lớn chiến xa M-48 và M-41 của Lữ đoàn 2 Kỵ Binh bị kẹt lại tỉnh lỵ Hậu Bổn. Trong ngày này từ lúc sáng sớm, đang trên đường xuôi Nam sau 2 ngày và 3 đêm hải hành, LĐIIIND được lệnh đổ quân xuống Cầu Đá Nha Trang để tăng viện cho mặt trận Quân Khu 2. Sau khi cặp Bến Nha Trang, Trung tá Lê Văn Phát LĐT/LĐIIIND đến BTL/QĐ2 nhận lệnh trực tiếp từ Thiếu tướng Phạm Văn Phú: Lữ đoàn III Nhảy Dù điều động 3 Tiểu đoàn cơ hữu 2, 5 & 6 Nhảy Dù cùng một Tiểu đoàn Pháo Binh 105ly và Đại Đội 3 Trinh Sát Nhảy Dù đến lập tuyến phòng thủ dọc theo QL-21 trên đèo M’Drak, khởi đầu từ chân đèo Phượng Hoàng đến Khánh Dương. Đoạn đường đèo này dài khoảng 20km, hai bên đường vách núi dựng đứng. Phía Bắc là dãy núi Chư-Kroa cao 958m, phía Nam gồm các chỏm núi nhỏ thấp hơn, ngọn cao nhất vào khoảng 609m. Về phía Tây Bắc đỉnh đèo khoảng 2km là Tỉnh lộ 98 dẫn về phía Cũng Sơn-Tuy Hòa. Trong khi cuộc triệt thoái của lực lượng Quân đoàn 2 đang diễn ra trên Liên tỉnh lộ 7B, thì tại tỉnh Quảng Đức, vào trưa ngày này, cộng quân đã bắt đầu tấn công cường tập vào tỉnh lỵ và chi khu Kiến Đức. Đến 3 giờ 20 chiều 22/3/1975, bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 mất liên lạc với Đại tá Nghìn - Tỉnh Trưởng/Tiểu khu trưởng Quảng Đức.

 

Mặt Trận Quân Khu 2 cuối tháng 3/1975

 

- Cộng quân áp lực Khánh Dương

Cùng lúc tấn công vào Quảng Đức, trong ngày 20/3/1975, cộng quân đã áp lực nặng ở Bắc Khánh Dương, tỉnh Khánh Hòa. Tin tức tình báo ghi nhận Sư đoàn F10 CSBV và Trung đoàn 25 của Sư đoàn 320 CSBV với sự yểm trở của đặc công, pháo binh và chiến xa đã từ Buôn Ma Thuột di chuyển xuống Khánh Dương, cách địa điểm này 8km về hướng Tây Bắc. Ngày 20/3/1975 Trung tá Lê Văn Phát ra lệnh cho BCH/LĐIIIND, TĐ2ND, TĐ3PBND, ĐĐ3TSND theo đường bộ kéo lên Dục Mỹ, Ninh Hòa. TĐ5ND và TĐ6ND rải quân bố trí từ núi Chư-Kroa dọc theo QL-21 dài khoảng 20km về Khánh Dương. Phía Nam của LĐIIIND có một TĐ Địa Phương Quân trấn giữ. Tại đèo Cả trên QL-1 có TĐ34BĐQ trách nhiệm trấn giữ.

Sáng ngày 21/3 tất cả đơn vị thuộc LĐIIIND đều sẵn sàng tại vị trí chiến đấu của mình. Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù do Trung tá Bùi Quyền làm TĐT trấn ngự tại phía Nam Thị trấn Khánh Dương cạnh QL-21; Tiểu đoàn 6 Nhảy Dù do Trung tá Nguyễn Hữu Thành làm TĐT trấn ngự khoảng giữa đèo M’Drak tại cao điểm 957m Buôn Ea-Thi. Và Tiểu đoàn 2 Nhảy Dù trấn ngự ngay tại chân đèo Phượng Hoàng làm lực lượng trừ bị cho LĐIIIND. BCH/LĐIII, BCH/TĐ2 Pháo Binh và Đại Đội 3 Trinh Sát đóng tại Yếu khu Dục Mỹ.

Vào lúc 12 giờ 15 ngày 21/3/1975, phi trường Khánh Dương bị pháo kích. Một đơn vị CQ di chuyển về vị trí cách phi trường Khánh Dương khoảng 1km về hướng Nam. Tin tức tình báo cho biết 2 Sư đoàn cộng sản F10 và 320 từ Buôn Ma Thuột sẽ tiến đánh Khánh Dương bứng nút chặn LĐIIIND để dọn đường tiến thẳng về Sài Gòn. Trong khi đó, từng đoàn dân chúng kể cả người Thượng lũ lượt dắt díu nhau từ Khánh Dương chạy về Nha Trang.

Sau cùng khi Trung tá Trần Đăng Khôi LĐP, thám sát trận địa từ đèo Phượng Hoàng đến Khánh Dương, Trung tá LĐT yêu cầu Quân Đoàn tăng viện ít nhất một Sư đoàn Bộ Binh hậu thuẫn để cho Lữ đoàn III Nhảy Dù có thể xung kích ngăn chận đà tiến quân của địch. Quân đoàn đã trả lời không còn quân để tăng viện.

17 giờ 45, Một Trung đoàn của SĐF10 CSBV tấn công vào TĐ2/40/22BB tại phía Tây Khánh Dương 10km (cây số 62). Gần 100 cộng quân bỏ xác tại trận và 2 tù binh. Đây chỉ là trận đánh dò dẫm của cộng quân. Sáng ngày 22/3/1975, mặt trận Khánh Dương bị áp lực nặng. Lực lượng CQ đã dốc toàn lực mở cuộc tấn công phòng tuyến Khánh Dương.

7.30 giờ cộng quân mở trận địa pháo kinh hồn vào các đơn vị phòng thủ phía Tây Khánh Dương. Hàng ngàn quả đạn pháo đủ loại tới tấp rơi vào các căn cứ phòng thủ của Trung đoàn 40BB và 2 Tiểu đoàn Địa Phương Quân thị xã Phan Rang. Sau đó SĐF10/CSBV dốc toàn lực biển người với xe tăng yểm trợ tấn công vào các đơn vị này. Sau một giờ giao tranh các đơn vị phòng thủ bị tràn ngập và cắt ra từng mảnh nhỏ, trên phân nửa quân số bị thương vong, một số tàn quân của các đơn vị này rút về phía Nam của phòng tuyến Nhảy Dù rồi tiếp tục rút về Diên Khánh.

9 giờ 00 sáng cộng quân tiến về Chi khu Khánh Dương với 12 chiếc xe tăng hỗ trợ không cần ngụy trang. Sau đó CS pháo đại bác 122ly vào quận Khánh Dương, đến 9.30 giờ thì chi khu Khánh Dương mất liên lạc. Đến 10 giờ, Quận trưởng Khánh Dương báo cáo phải di tản chiến thuật vì cộng quân tràn ngập.

Ngày 23/3/1975 tại mặt trận Khánh Dương, cộng quân đã gia tăng áp lực tại tuyến phòng ngự của Lữ đoàn III Nhảy Dù. Lữ đoàn Trưởng LĐIIIND yêu cầu phi pháo oanh kích đoàn chiến xa CSBV khoảng 20 chiếc trên đường kéo lên đèo M’Drak và xin tăng cường lực lượng Thiết Kỵ cũng như trang bị thêm mìn và hỏa tiễn TOW chống chiến xa.

16 giờ 30, nhiều chiến xa của cộng quân xuất hiện ở vị trí cách trung tâm quận lỵ Khánh Dương 2km về phía Tây Bắc. Ở phía Đông Nam Khánh Dương, phi cơ quan sát của Không quân VNCH ghi nhận có 2 chiến xa T-54. Ở phía Bắc có nhiều xe kéo đại pháo cách quận lỵ khoảng 3km. Không quân đã thực hiện nhiều phi xuất oanh tạc chính xác ngăn chận mức độ tiến quân của cộng quân. Đến 1.30 giờ sáng ngày 24/3/1975, các đơn vị tiền sát của TĐ5ND bắt đầu chạm địch, SĐF10 CSBV bắt đầu tung TĐ8/66 với thế tấn công ào ạt trên QL-21, nhưng gặp sức kháng cự dũng mãnh của các chiến sĩ Nhảy Dù với những trận cận chiến ngoạn mục, địch quân đã bị tổn thất nặng ngay trận đầu với 5 chiến xa T54 bị hạ tại trận và hằng trăm xác cộng quân bỏ lại chiến địa, một tù binh bị bắt sống.

Với kinh nghiệm già dặn chiến trường đoán chắc cộng quân sẽ tập kích sau đó, LĐT/LĐIIIND cho ĐĐ3TSND của Đại úy Nguyễn Viết Hoạch bung rộng ra dọc hai bên sườn Quốc lộ 21 sẵn sàng nghinh chiến. Vào lúc sáng sớm ngày 25/3/1975, đúng như dự đoán của Lữ đoàn Trưởng LĐIIIND, trong ngày này, Sư đoàn F-10 CSBV mở cuộc tấn công liên tục và toàn diện vào phòng tuyến của Lữ đoàn III Nhảy Dù với quân số gấp 6 lần. Các chiến sĩ Nhảy Dù không hề nao núng chống trả mãnh liệt đôi khi phải dùng thế cận chiến để đối đầu với cộng quân. Tại Khánh Dương, sau cùng lực lượng Nhảy Dù đã đánh bật cộng quân ra khỏi phòng tuyến sau những trận kịch chiến.

Từ lúc 4.30 sáng, cộng quân bắt đầu pháo kích dữ dội vào phòng tuyến của TĐ5ND, đến 5.00 giờ cộng quân bắt đầu xua quân tấn công vào tuyến phòng thủ của Đại Đội 53 của Trung úy Hoàng Bá Hương. Pháo Binh Nhảy Dù phản pháo cùng 2 khẩu súng cối 61ly của TĐ5ND liên tục nhả đạn vào các điểm hỏa tập cận phòng. Sau một tiếng rưỡi đồng hồ giao tranh, địch quân rút lui, TĐ5ND lợi dụng thời gian này để tu bổ lại các công sự phòng thủ.

Đến 7.00 giờ, Trung đoàn 28/F10 CSBV lại tiếp tục ào ạt tấn công với sự yểm trợ của các chiến xa T-54. Các Pháo Đội của Nhảy Dù thi nhau phản pháo vào vị trí quân địch. Các hỏa tiễn Tow đặt tại Đại Đội 52 của Trung úy Huỳnh Hiệp tại cao điểm 810m nhả đạn triệt hạ 2 chiến xa T-54 và khẩu đại bác 106ly đặt tại đỉnh đèo hạ được một chiếc khác. Đến 8.00 giờ sáng, trời quang đãng, Không quân VNCH bắt đầu tham chiến oanh tạc vào các vị trí của quân CS trước tuyến của TĐ5ND. Tiếng súng cộng quân thưa dần và im hẳn.

Tổng kết sau 3 ngày giao tranh phía ta bị thiệt hại coi là nhẹ, chỉ có 3 binh sĩ bị tử thương và khoảng 15 bị thương nhẹ. Cộng quân bỏ xác tai trận trên 30 và một số được đồng bọn mang đi. Chưa kể một số lớn bị pháo dập và phi cơ oanh tạc. Hằng chục chiến xa địch bị bắn cháy do hỏa tiễn Tow, đại bác 106ly, pháo binh và phi cơ oanh kích.

Ngày 26/3/1975, lúc 2.00 giờ sáng Trung úy Lê Công Vũ Đại đội trưởng ĐĐ54 báo cáo hằng trăm xe vận tải chuyển quân của CS di chuyển trên Tỉnh lộ 98 tiến về phía Khánh Dương. Các đơn vị tiền đồn cũng báo cáo thấy nhiều đường dây điện thoại của địch quân còn mới.

Ngày 27/3/1975 một đoàn xe tiếp tế thực phẩm và đạn dược cho LĐIIIND đã bị cộng quân phục kích đánh tan trên Quốc lộ 21 dưới chân đèo Phượng Hoàng. Sau đó, TĐ5ND được lệnh lui quân về vị trí TĐ6ND, Tiểu đoàn 6 lui về vị trí TĐ2ND và TĐ2ND trở thành đơn vị cơ động ứng chiến và hoạt động giải tỏa QL-21 từ đèo Phượng Hoàng đến Dục Mỹ để an ninh lộ trình tiếp tế. Trong ngày này Trung tá Bùi Quyền đã vào Trung Tâm Huấn Khu Dục Mỹ gặp Đại tá Nguyễn Văn Đại, Chỉ Huy Trưởng TTHL/BĐQ để xin thêm đạn súng cối 81ly.

Ngày 28/3/1975 vào lúc 3.00 giờ sáng, Pháo binh cộng sản đủ loại dập lên tuyến phòng thủ của Tiểu đoàn 5 và 6 Nhảy Dù sau đó cộng quân tập trung toàn lực lượng với các Sư đoàn 316, 320 và F10 quyết dứt điểm LĐIIIND từ 3 phía. LĐT/LĐIIIND ra lệnh cho các đơn vị trực thuộc lập “phòng tuyến thép” không lui bước. LĐIIIND sau những thiệt hại tại Thường Đức Quân Khu 1 và hơn một tuần lễ đương đầu với ba Sư đoàn CSBV đông gấp 10 lần tại Khánh Dương, không đươc bổ xung, không được tiếp tế, không chiến xa, không pháo binh hạng nặng hỗ trợ, chỉ còn lại khoảng hơn 1000 chiến binh. Tuyến đầu tiên là TĐ5ND và TĐ6ND bị địch bao vây tứ bề. Địch quân đông như kiến cùng quân phòng thủ đánh cận chiến “xáp lá cà” suốt đêm đến 7.00 giờ sáng mà tuyến phòng thủ vẫn còn giữ vững. Sáng ngày hôm sau 29/3/1975, trên 20 phi tuần A37 bay lên yểm trợ làm giảm bớt áp lực của địch quân. Quân Dù gấp rút tổ chức lại hệ thống phòng thủ.

2.00 giờ sáng sớm ngày 29/3/1975, cộng quân mở cuộc tấn công cường tập mới vào phòng tuyến của TĐ5ND, tất cả các đại đội đều chạm địch. 2 chiếc M113 tháp tùng ĐĐ51 của Trung úy Huỳnh Hữu Sanh bị bắn cháy, Chuẩn úy Ngưỡng Trung đội trưởng Trung Đội 3/54 trúng đạn bị thương ở cổ. Đại Đội 52 của Trung úy Hiệp tiến lên cố chiếm cho được cao điểm phía bên phải QL-21 để ngăn chận và yểm trơ cho các Đại Đội 51 và 54 lui binh về phía sau. Đại bác 130ly của địch tại Khánh Dương bắt đầu nhả đạn vào vị trí của các đơn vị Nhảy Dù.

Lữ đoàn IIIND gọi pháo binh tác xạ yểm trợ và soi sáng chiến địa. TĐT/TĐ5ND ra lệnh cho ĐĐT/ĐĐ54 đoạn chiến và rút lui nhưng không nghe Trung úy Vũ trả lới, một Trung đội trưởng là Thiếu úy Hoàng Đình Côi báo cáo tình hình: địch quân đông nghẹt từ phía chân đồi tiến lên, Trung úy Vũ và hạ sĩ mang máy truyền tin đã bị tử thương.

Khoảng 10.00 sáng, Trung đoàn 25/SĐ320CSBV do Lộ Khắc Tâm chỉ huy đồng loạt tấn công vào vị trí của TĐ6ND do Trung tá Nguyễn Hữu Thành làm TĐT, Thiếu tá Trần Tấn Hòa làm TĐP. Các đại pháo 130ly của địch quân từ Khánh Dương rót vào các vị trí của TĐ6ND. Vài phút sau, Pháo binh Dù phản pháo lại. Đến 10.30 các phi tuần khu trục bắt đấu tham chiến oanh tạc các vị trí pháo địch tại Khánh Dương. Khoảng 11.30 giờ hơn một giờ giao tranh, địch quân rút lui bỏ lại chiến trường trên 30 xác đồng bọn. 4 tù binh bị bắt sống và TĐ6ND đã tịch thu nhiều vũ khí. TĐ5ND do Trung tá Bùi Quyền TĐT và Thiếu tá Võ Trọng Em làm TĐP bị Trung đoàn 28 CSBV vây hãm và tràn ngập. Đến 4.30 sáng Trung tá Lê Văn Phát LĐT/LĐIIIND ra lệnh cho TĐ5ND lui binh về chiến tuyến thứ 2. Thiếu tá Võ Trọng Em đã hướng dẫn được khoảng 200 chiến sĩ lui vào rừng, vượt núi xuyên đèo về Nam, 5 ngày sau toán quân này mới được trực thăng giải cứu bốc về Phan Rang. Một số quân ND khác tháp tùng Thiết Đoàn M113 về được Dục Mỹ. Kiểm điểm lại quân số TĐ5ND thiệt mất một ĐĐT/ĐĐ54 là Trung úy Lê Công Vũ tử thương, Đại úy Huỳnh Quang Chiêu SQ Ban 3, Trung úy Bác Sĩ Nguyễn Thanh Liêm (có lẽ vì cận thị nặng nên không theo kip cánh quân) Thiếu úy Hoàng Đình Côi, Trung đội trưởng và khoảng một Trung Đội bị thất lạc.

Lữ đoàn Trưởng báo cáo khẩn về tình hình nguy kịch cho Thiếu tướng Phú. Vị Tư lệnh Quân Đoàn 2 ra lệnh "Lữ đoàn Dù cố gắng giữ phòng tuyến", và hứa sẽ có lực lượng tăng viện. Một cây cầu trên QL-21 dẫn đến Khánh Dương bị Không Quân VNCH phá sập...

• Trận chiến cuối cùng tại Qui Nhơn

Ngày 30/3/1975 Sáng sớm tình hình tại Khánh Dương vô cùng nguy ngập, LĐT/LĐIIIND báo cáo cho Tướng Phú: tuyến phòng thủ TĐ5ND bị cộng quân cắt đứt thành nhiều mảnh, nếu không có quân tăng viện LĐIIIND sẽ bị địch quân tràn ngập.

Tướng Phú gọi về Bộ Tổng Tham Mưu khẩn cầu gởi quân tăng viện gấp cho Khánh Dương. Xin tăng cường 2 TĐ/BĐQ trấn đóng tại đèo Cả và cho LĐ3TQLC vào vùng trách nhiệm tại Khánh Dương ngay ngày hôm nay.

Trong khi đó cộng quân đã tràn chiếm các quận lỵ của tỉnh Bình Định. Tại Qui Nhơn, SĐ3CSBV đã chiếm nhiều vị trí trọng yếu trong thành phố, trong đó có hải cảng. Lực lượng Sư đoàn 22 Bộ binh với Trung đoàn 41 và Trung đoàn 42 đã nỗ lực mở cuộc phản kích với sự yểm trợ hỏa lực hải pháo từ tàu Hải quân ở ngoài biển, nên địch quân bị đánh bật ra khỏi khu ven bờ biển, vùng kiểm soát của lực lượng VNCH được mở một khoảng rộng dài chừng 4 dặm về phía Nam, để tạo an ninh cho tàu Hải quân cặp bến đón các đơn vị còn lại của Sư đoàn 22 Bộ binh triệt thoái khỏi tỉnh Bình Định. Trung đoàn trưởng Trung đoàn 42 Bộ binh tự sát tại bờ biển Qui Nhơn; Trung đoàn trưởng 41 do Đại tá Thiều làm Trung đoàn trưởng, cùng 2/3 cấp SQ chỉ huy được ghi nhận là tử trận hoặc mất tích: Trong cuộc triệt thoái tại Qui Nhơn, vị Trung đoàn trưởng Trung đoàn 42 Bộ binh là Đại tá Nguyễn Hữu Thông đã không chịu đi, từ chối cuộc di tản và sau đó ông đã tự sát bằng súng Colt 45. SĐ22BB tổn thất khoảng 70% quân số.

Một Tiểu đoàn trưởng Địa Phương Quân tỉnh Bình Định tự sát ngay trước quận đường Phù Cát. Cùng lúc diễn ra trận chiến tại Qui Nhơn Tại Căn cứ Không quân Phù Cát, sau 2 ngày đêm tổ chức cố thủ, Trung đoàn 47/Sư đoàn 22 Bộ binh đã bị CQ tấn công cường tập. Trong đêm, Trung đoàn này rút về Qui Nhơn thì bị phục kích tại quận lỵ Phù Cát, bị thiệt hại gần 50% lực lượng, Trung đoàn trưởng là Đại tá Lê Cầu đã bị quân cộng sản bắt sống. Cộng quân đã chiếm quận lỵ này vào buổi chiều. Thi hài của vị Tiểu đoàn trưởng Địa phương quân (các tài liệu không ghi rõ tên) vẫn còn nằm nguyên trước văn phòng Quận Phù Cát. Thay vì đầu hàng địch quân, vị Tiểu đoàn trưởng này quyết định tự sát.

Sáng ngày 31/3/1975, nhiều vị trí phòng thủ của các đơn vị Quân Lực VNCH tại Khánh Hòa bị tấn công. Tại Khánh Dương, Lữ đoàn III Nhảy Dù do Trung tá Lê Văn Phát chỉ huy đã kịch chiến với 4 Trung đoàn CSBV (thuộc hai Sư đoàn khác nhau). Lực lượng của Lữ đoàn III Nhảy Dù gồm có một Tiểu đoàn Pháo Binh, ba Tiểu đoàn Nhảy Dù và Đại Đội 3 Trinh Sát đã giao tranh quyết liệt với các đơn vị thuộc Sư Ðoàn F-10 và SÐ320 Bắc Việt. Các Tiểu đoàn Nhảy Dù đã chống trả dữ dội bất chấp đạn pháo binh của cộng quân bắn khá chính xác. Nhiều vị trí mất rồi được chiếm lại, rồi lại bị mất, nhiều lần như vậy nhưng các Tiểu đoàn thuộc Lữ đoàn III Dù vẫn cố giữ vững vị trí chiến đấu.

 

LĐIIIND trấn ngự từ đèo Phượng Hoàng đến Khánh Dương

 

06.30 giờ sáng, Toàn bộ lực luợng quân CS bắt đầu tấn công vào vị trí của TĐ2 và TĐ6ND, Chiến xa T-54 của địch quân từ đèo M’drak chạy dọc theo QL-21 đổ xuống. Đủ loại pháo lớn nhỏ nã đạn xối xả vào vị trí của 2 đơn vị này. Sau đó hàng hàng lớp lớp bộ binh của địch tràn vào tuyến phòng thủ của Nhảy Dù. Lúc 7.30 hai phi tuần A37 của SĐ6KQ xuất hiện nhào xuống oanh kích mấy chiếc T-54. Phòng không của địch phía Bắc QL-21 bắn lên như pháo bông, đến 9.30 giờ địch quân đã tràn ngập vị trí của 2 Tiểu đoàn Nhảy Dù. Tiểu đoàn trưởng TĐ6ND là Nguyễn Hữu Thành bị cộng quân bắt sống, TĐP Trần Tấn Hòa nhờ nằm với một Đại Đội ở phía Đông QL-21 mới thoát khỏi và dẫn 2 Đại Đội còn lại rút về hướng QL-1.

Trong tình hình sôi động và trước áp lực nặng của cộng quân, vào lúc 8 giờ 10 phút ngày 31 tháng 3/1975, Trung tá Phát trình với Thiếu tướng Phú là nếu không có tăng viện, không được cấp phát thêm đạn dược và hỏa tiễn TOW chống chiến xa thì tuyến Khánh Dương sẽ bị cộng quân tràn ngập. Tướng Phú yêu cầu Lữ đoàn III Nhảy Dù cố gắng để chờ quân của Sư Ðoàn 22 Bộ Binh từ Qui Nhơn rút vào cùng với một Trung đoàn của Sư Ðoàn 23 Bộ Binh được tái chỉnh trang để tiếp viện.

Lữ đoàn III Nhảy Dù đã bị địch quân bao vây rất ngặt, đã hạ được 4 chiến xa địch nhưng phòng tuyến đã bị lùi xa lại phía sau. Tướng Lê Quang Lưỡng gọi Tướng Phú yêu cầu gởi quân tăng viện cho LĐIIIND. Ông cũng cố gắng liên lạc với các nơi khác tìm cách trợ giúp thêm quân cho LĐIIIND.

Trong ngày này Trung tá Phát gọi xin thêm viện quân khẩn cấp lần thứ năm và được Thiếu tướng Phú trả lời không còn quân để tăng viện và ra lệnh cho LĐIIIND di chuyển về phía Nam.

Lúc 15.30 giờ, Tướng Phú ra lệnh cho 2 phi tuần khu trục đến yểm trợ mặt trận Khánh Dương để giải tỏa bớt áp lực của địch lên cánh quân Nhảy Dù. Đây là những trái bom cuối cùng được xử dụng trên chiến trường Quân Khu 2.

Đến 4 giờ 10 chiều ngày 31 tháng 3/1975, khi đang bay trên không phận Khánh Dương thì Tướng Phú chỉ liên lạc được với một sĩ quan của Lữ đoàn III Nhảy Dù. Tướng Phú được báo vắn tắt là cộng quân đã tràn ngập nhiều vị trí của các đơn vị Nhảy Dù, tuyến phòng thủ đã bị cắt nhỏ. Sau đó cuộc điện đàm đã bị gián đoạn.

Trong khi đó Trung đoàn 66 CSBV dàn quân trên một tuyến dài 2km ở chân đèo Phượng Hoàng, quyết tâm diệt gọn TĐ2ND, TĐ2PBND, và ĐĐ3TS. Các đơn vị này đang trấn giữ dọc theo chân đèo Phượng Hoàng thì bị địch quân tấn công. Các Chiến sĩ Nhảy Dù đã chiến đấu quyết liệt, nhưng vì hỏa lực địch quân quá mạnh, chúng lại quá đông, nên sau một giờ giao tranh, các đơn vị Nhảy Dù này đã bị tràn ngập. TĐ2PBND được lệnh phá hủy một số đại bác 105ly cơ hữu. Đại úy Nguyễn Hiền Triết, Trưởng Ban Ba TĐ2ND cùng một số binh sĩ bị cộng quân bắt giữ.

Sau những đợt tấn công biển người liên tục và ác liệt của địch, tuyến phòng thủ bị chia cắt ra thành nhiều mảnh nhỏ, lại không được tiếp tế lương thực và đạn dược. LĐT/LĐIIIND phải cho lệnh triệt thoái đơn vị về bãi biển, dưới chân hòn Son và men theo đường bộ về Phan Rang lập phòng tuyến mới.

Tính đến sáng ngày 31 tháng 3/1975, khu vực trách nhiệm của Quân Khu 2 chỉ còn lại một phần tỉnh Khánh Hòa, tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, (quân khu 2 có 12 tỉnh). Về quân số, ngoài Lữ đoàn III Nhảy Dù, chỉ còn một Trung đoàn Bộ Binh và 2 Tiểu đoàn Biệt Ðộng Quân. Tuy nhiên, 2 Liên đoàn Địa Phương Quân của hai tiểu khu Ninh Thuận và Bình Thuận cùng một số đại đội biệt lập vẫn còn khả năng tham chiến.

Buổi tối cùng ngày, Trung tá Lê Văn Phát, Lữ đoàn Trưởng Lữ đoàn III Dù cùng Bộ chỉ huy Lữ đoàn và một phần của Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù, trên đường rút từ Khánh Dương ra Quốc lộ 1 tại đèo Rù Rì không còn liên lạc được với BTL/QĐ2 nên liên lạc thẳng về BTL/SĐND trại Hoàng Hoa Thám tại Sài Gòn bằng hệ thống GRC106 và được lệnh liên lạc với Tướng Phạm Ngọc Sang để vào phòng thủ Phi Trường Phan Rang. Đến ngày 4/4/1975 LĐ2ND được không vận từ Sài Gòn đến Phan Rang thay thế, và ngày hôm sau LĐIIIND được phi cơ bốc về Sài Gòn bổ sung quân số và sẵn sàng ứng chiến cho Biệt Khu Thủ Đô...

 

Ngày 23-3-1975 đoàn xe di tản trên Tỉnh Lộ 7 gần quận Phú Túc




Tài liệu tham khảo:

1. Chiến tranh Việt Nam toàn tập của Nguyễn Đức Phương, Làng Văn xuất bản tại Canada 2001
2. Những Ngày Cuối Của VNCH, của Cao Văn Viên Bản dịch Việt Ngữ của Nguyễn Kỳ Phong, nhà xuất bản Vietnambliography 2003
3. Những sự thật chiến tranh VN 1954–1975 của Trung tướng Nguyễn Văn Toàn - Đại tá Lê Bá Khiếu - Tiến sĩ Nguyễn Văn
4. Cuộc triệt thoái cao nguyên 1975 của Phạm Huấn, tác giả xuất bản năm 1987 và giữ bản quyền
5. Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù tại trận tuyến đèo M’Drak Khánh Dương của Tố Quyên
6. Và phỏng vấn các chiến hữu Nhay Dù.

Bấm vào đây để in ra giấy

Bảng hướng dẫn đến các chương (bấm vào các con số sẽ đi thẳng đến chương đó):

01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22
23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 | 41 | 42 | 43 | 44
Mục lục

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

******43******

43. Trận Phan Rang (1/4 - 17-4-1975)

 

Bấm vào đây để in ra giấy

Trận Phan Rang

(Từ Ngày 1/4/1975 đến 17/4/1975)

Phan Rang là tên gọi cũ của tỉnh Ninh Thuận, là một tỉnh ven biển thuộc vùng duyên hải Nam Trung Phần Việt Nam. Tỉnh lỵ của Ninh Thuận là thành phố Phan Rang nằm cách Thành phố Sài Gòn 340km về phía Nam, và cách Nha Trang 100km theo đường Quốc lộ 1A và cách Đà Lạt 110km theo Quốc lộ 27, đồng thời nằm cách sân bay Cam Ranh khoảng 60km. Vùng đất này từng là kinh đô Panduranga của Vương quốc Champa.

Đầu thế kỷ 17, chúa Hiền (Nguyễn Phúc Tần), con thứ hai của Thượng vương, đánh đuổi quân Chiêm Thành đến phía Đông sông Phan Rang, đặt làm hai phủ Thái Khang và Diên Ninh, đặt dinh Thái Khang ở phía tây sông, vẫn cho lệ thuộc vào nước Chiêm Thành, chỉ ràng buộc quốc vương Chiêm Thành là Bà Tâm hàng năm phải cống nộp. Đến đời Minh Vương (Nguyễn Phúc Chu), con truởng là Ngãi Vương đem quân đánh Chiêm Thành, bắt chúa Chiêm là Bà Tranh, lấy đất đặt làm trấn Thuận Thành. Năm 1693 chúa Minh lập địa danh hành chính: đạo Phan Rang, thuộc dinh Bình Thuận, sau là Trấn Bình Thuận rồi Thuận Thành. Năm Minh Mạnh thứ 13, Triều Nguyễn bỏ trấn Thuận Thành lập phủ Ninh Thuận và Phủ Hàm Thuận. Phủ Ninh Thuận có hai huyện là Yên Phước và Tuy Phong. Năm Đồng Khánh thứ 3 (1888) huyện Yên Phước nhập vào tỉnh Khánh Hòa.

Ngày 20 tháng 5 năm 1901, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập tỉnh Phan Rang, tỉnh lỵ cũng là Phan Rang. Tỉnh Phan Rang gồm phủ (còn gọi là đạo) Ninh Thuận, huyện An Phước, huyện Tân Khai, tách từ tỉnh Khánh Hòa ra. Ngoài ra, Đà Lạt là đại lý hành chính thuộc tỉnh Phan Rang.

Năm 1913, tỉnh Phan Rang bị xóa bỏ, phần phía bắc nhập vào tỉnh Khánh Hòa, còn phần phía Nam gọi là đại lý hành chính, thuộc tỉnh Bình Thuận.

Nghị định ngày 10 tháng 5 năm 1914 phân chia đại lý hành chính Phan Rang thành 2 khu vực: khu vực dân tộc thiểu số cư trú (huyện Tân Khai) vẫn thuộc tỉnh Bình Thuận, còn khu vực người Việt và người Chăm cư trú nhập vào tỉnh Khánh Hòa.

Ngày 5 tháng 7 năm 1922, phủ Ninh Thuận được tách khỏi tỉnh Khánh Hòa lập tỉnh Phan Rang, còn gọi là tỉnh Ninh Thuận. Tổ chức hành chánh được chia thành 5 tổng ở đồng bằng (gồm Tổng Mỹ Tường, Đắc Nhơn, Kinh Dinh, Vạn Phước và Phú Quý) 2 tổng ở miền núi (É-Lâm Thượng và É-Lâm Hạ) và huyện An Phước.

Lực lượng bạn:

Sau giai đoạn lui binh khỏi Quân Khu 1 và Quân Khu 2, QLVNCH đã cố thủ tại Phan Rang thuộc Tỉnh Ninh Thuận. Hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận đã chính thức được sát nhập vào lãnh thổ Quân Khu III ngày 4/4/1975. Ninh Thuận, Quê hương của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là một tỉnh nhỏ cách Sài Gòn khoảng 350km về hướng nam. Diện tích 3500km² với dân số 300,000 dân. Trong số này có khoảng 17,000 người gốc Chàm. Phan Rang nằm vào phía Nam của một thung lũng hẹp bao bọc bởi các dãy núi về hướng Tây, Bắc và Đông Bắc, có các cao điểm và đèo Du Long rất thuận tiện cho việc phòng ngự. Ngày đêm phi cơ trong căn cứ Phi Trường liên tục quan sát bao vùng và oanh tạc ngay các mục tiêu bị phát hiện.

Đường xe lửa chạy song song với QL-1 xuyên qua đèo Du long về thị xã, tách ra tại Thôn Ba Râu, chạy sát phi trường rồi tiến về Nam không qua thị xã. QL-1, từ thị xã đến Du Long khoảng 15km, đến Ba Râu khoảng 9km và đến Cà Đú khoảng 4km. Từ Cà Đú đến thị xã, mặt đất bằng phẳng.

Phan Rang lúc đó được xem như tuyến đầu phía Bắc của miền Nam, cũng là quê cha đất tổ của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nên không thể bỏ rơi được.

Ngày 20/3/1975, Lữ đoàn II Nhảy Dù đang đóng tại đèo Phước Tường, ở về mặt biển Đông Nam Thành phố Huế, được lệnh cấp tốc bàn giao vùng này cho Thủy Quân Lục Chiến. Toàn bộ Lữ đoàn phải có mặt tại phi trường Đà Nẵng trước 5 giờ sáng ngày 21/3/1975 để được không vận về Sài Gòn.

Về đến hậu cứ Lữ đoàn tại căn cứ Nguyễn Huệ ở Biên Hòa, được lệnh Tổng Tham Mưu ứng trực 100% quân số (thời gian này vừa nghỉ dưỡng quân, vừa tái trang bị, và vừa ứng chiến từ 22/3/1975 đến đầu tháng 4/1975.

Ngày 4/4/1975, Lữ đoàn II Nhảy Dù lại được lệnh khẩn cấp lên đường ra Phan Rang nội trong ngày bằng phi cơ C-130 và C-119 với nhiệm vụ thay thế LĐIIIND để bảo vệ phòng tuyến Phan Rang; dò tìm các đơn vị Lữ đoàn III Nhảy Dù đang thất lạc trong rừng núi tại khu vực Khánh Dương (thuộc tỉnh Khánh Hòa), bốc họ bằng trực thăng đưa đến phi trường Phan Rang, rồi không tải về Sài Gòn và đặt thuộc quyền sử dụng của Quân đoàn 3.

 

Phi Trường Phan Rang

 

Phi trường Phan Rang rất rộng, hình vuông, mỗi cạnh trên dưới 6km, nằm giữa QL-1 và QL-11 và sát với đường xe lửa về hướng Đông, cách thị xã 5km và Nha Trang khoảng 80km. Có 2 đường bay song song, 1 bằng xi-măng cốt sắt và một bằng vỉ nhôm dài 10,000 bộ, rộng 150 bộ. Có đầy đủ cơ sở cho kỹ thuật, tiếp liệu với các bồn xăng và kho bom theo tiêu chuẩn an ninh tối tân. Việc phòng thủ bao gồm 60 chòi gác, với 2 cổng chung quanh căn cứ do 7 Đại đội Địa phương quân phụ trách. Để đối phó với đà tiến quân của CSBV, Quân Đoàn 3 bố trí tại mặt trận Phan Rang các lực lượng như sau:

- LĐIIND do Đại tá Nguyễn Thu Lương làm Lữ đoàn trưởng gồm 4 Tiểu Ðoàn 3,5,7 & 11ND, Đại đội 2 Trinh Sát Nhảy Dù và TÐ1PBND

- Tiểu Ðoàn 3 Nhảy Dù, Thiếu tá Lã Quí Trang TĐT, Thiếu tá Trương Văn Vân TĐP
- Tiểu Ðoàn 7 Nhảy Dù,Thiếu tá Nguyễn Lô làm TĐT, Thiếu tá Nguyễn Văn Quý TĐP
- Tiểu Ðoàn 11 Nhảy Dù, Thiếu tá Nguyễn Văn Thành TĐT, Thiếu tá Nguyễn Văn Giới TĐP
- Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù, Trung tá Bùi Quyền TĐT, Thiếu tá Võ Trọng Em TĐP
- Đại đội 2 Trinh Sát Trung úy Sang làm Đại đội trưởng
- Tiểu Ðoàn 1 Pháo Binh Nhảy Dù Thiếu tá Nguyễn Văn Nghi làm Tiểu đoàn trưởng

- Trung đoàn 4 & 5/SĐ2BB với 2 Pháo đội gồm 10 khẩu 105ly, 2 Chi đội Thiết Vận Xa gồm 10 chiếc do Chuẩn tướng Trần Văn Nhựt làm Tư Lệnh

- Liên Đoàn 31 Biệt Động Quân do Đại tá Nguyễn Văn Biết chỉ huy, gồm 3 Tiểu đoàn 31 do Thiếu tá Nguyễn văn Tú làm Tiểu đoàn trưởng, TĐ36 do Thiếu tá Đào Kim Minh làm Tiểu đoàn trưởng và TĐ52 từ Sài Gòn ra thay thế LĐIIND từ ngày 13/4/1975

- Lực lượng Hải quân gồm: - Duyên đoàn 27- 2 Khu trục hạm- 1 Giang pháo hạm- 1 Hải vận hạm và một số tàu yểm trợ

- Lực lượng Không quân gồm: Không đoàn 92 Chiến Thuật do Đại tá Lê văn Thảo Không đoàn trưởng với 3 phi đoàn A-37: 524 Thiên Lôi, 534 Kim Ngưu và 548 Ó Đen. Không đoàn 72 Chiến Thuật do Trung tá Lê Văn Bút làm Không đoàn trưởng với 2 phi đoàn trực thăng 229 và 235, 1 phi đoàn Quan sát 118 và một bộ phận của Phi đoàn 530 A-1 với Phi đội tản thương 259 C.

- 4 Tiểu đoàn Địa Phương Quân

- 1 Chi Đoàn M113

- Sư đoàn 6 Không Quân do Chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang làm Tư Lệnh.

Lực lượng địch:

Sau khi chiếm được Quân Khu 1 và Quân Khu 2 của VNCH tới Thị Trấn Cam Ranh, Quân Đoàn 2 CSBV do Tướng VC Nguyễn Hữu An chỉ huy, Tướng Lê Linh làm Chính ủy được lệnh tiến dọc theo QL-1 hướng về phía Nam. Cánh quân này và cả các lực lượng hậu cần CSBV tiến dọc theo duyên hải do Thiếu tướng VC Nam Long chỉ huy đều được đặt dưới quyền chỉ huy của Trung tướng CS Lê Trọng Tấn và Lê Quang Hòa làm chính ủy. Lực lượng CSBV tấn công Phan Rang gồm các đơn vị sau:

1. SĐF10 dưới sự chỉ huy của Sư đoàn trưởng Thượng tá Hồ Đệ và Chính ủy Thượng tá Lã Ngọc Châu

2. SĐ3CSBV do Trần Bá Khuê làm Tư Lệnh, Mai Tần Tư Lệnh Phó, thuộc Quân khu 5 được tăng cường Trung đoàn bộ binh 25 Tây Nguyên

3. Sư đoàn 325 CSBV gồm các Trung đoàn 18, 95 và 101 thuộc Quân đoàn 2

4. Sư đoàn 968 do Thanh Sơn làm Sư đoàn trưởng gồm có 2 Trung đoàn là E19 và E29 và một số đơn vị trực thuộc được tăng cường về sau

5. Một Trung đoàn Pháo, Trung đoàn Chiến Xa.

 

 

Bản đồ Thị Trấn Phan Rang

 

Kể từ ngày 31/3/1975, sau khi Nha Trang bỏ ngõ, căn cứ Phan Rang đương nhiên trở thành căn cứ tiền tuyến của Miền Nam. Buổi tối cùng ngày, Trung tá Lê Văn Phát, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn III Nhảy Dù cùng Bộ chỉ Huy Lữ đoàn và một phần của Tiểu đoàn 5, trên đường rút từ Khánh Dương xin vào để chờ phi cơ về Sài Gòn. Ngoài thị xã, Đại tá Tỉnh Trưởng Trần Văn Tự đã rời nhiệm sở, dân chúng thì lo sợ nên ào ạt tản cư về hướng tỉnh Phan Thiết, phố xá và chợ búa vắng tanh. Các công chức tỉnh đa số đều đã di tản. Trên QL-1 và 11 hướng về Sài Gòn, từng đoàn xe dân sự và quân sự chật nứt người rầm rộ tiếp nối chạy giặc. Tệ hại hơn nữa là Đà Lạt cũng rút bỏ và đoàn xe của Trường Võ Bị đang theo QL-11 trên đường đi Bình Tuy cũng vừa chạy ngang qua.

BTL/SĐND yêu cầu BCH/SĐ6KQ để cho LĐIIIND vào căn cứ phi trường và xử dụng để kiện toàn an ninh cho phi trường và phối hợp với các đơn vị Địa phương quân trong việc giữ an ninh cho thị xã. Thật là đúng lúc cần thiết có thêm người để giữ an toàn cho căn cứ hiện trong tình trạng bỏ ngõ. Trung tá Phát xử dụng ĐĐại táS3ND bung ra kiểm tra nội vi căn cứ phi trường và đánh đuổi một vài tên du kích VC mon men vào đồn Đại Hàn gần cổng số 2 của phi trường. Buổi chiều 1/4/1975 Tướng Phú, Tư Lệnh QĐ2 ghé thăm hỏi tình hình và sáng hôm sau rời căn cứ bay về Sài Gòn.

Quân đoàn 3 lập phòng tuyến Ninh Thuận

Sau khi 6 tỉnh Cao nguyên và 8 tỉnh miền Trung bị lọt vào tay CSBV, để ngăn chận địch quân tràn chiếm hai tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, thành lũy cuối cùng của Quân khu 2, Bộ Tổng Tham Mưu Quân lực VNCH đã quyết định giao cho Quân đoàn 3 lập tuyến phòng thủ bảo vệ hai tỉnh này. Để có sự chỉ huy thống nhất, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã chỉ thị cho Trung tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư lệnh Quân Đoàn 3 & Quân Khu 3, thành lập Bộ Tư Lệnh Tiền phương Quân Đoàn 3 tại Phan Rang và Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi được Tổng thống Thiệu cử làm Tư lệnh phó Quân Đoàn 3, trực tiếp chỉ huy Bộ Tư lệnh Tiền phương của Quân đoàn này. Vào thời gian đó, Trung tướng Nghi là Chỉ Huy Trưởng trường Bộ Binh Thủ Đức, ông cũng đã từng giữ chức Tư lệnh Quân đoàn 4 & Quân khu 4 từ tháng 5/1972 đến tháng 11/1974 sau khi đã giữ chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 21 Bộ binh gần 4 năm (từ 6/1968 đến 5/1972).

Ngày 2/4/1975 lúc 2 giờ chiều, Trung tướng Nguyễn Văn Toàn Tư lệnh QĐ3 đến thăm thị xã Phan Rang và để xác nhận Phan Thiết & Phan Rang sát nhập vào Quân đoàn III, và trở thành cứ điểm cực Bắc của Quân đoàn.

Tình hình Tỉnh Ninh Thuận

Sáng ngày 1/4/1975, các thành phần thuộc LĐIIIND và TĐ5ND được điều động để lục soát và giữ an ninh khu vực nội vi phi trường và vòng đai từ Bà Râu tới thị xã Phan Rang.

Ngay sau khi BTL tiền phương QĐ3 được thành lập tại Phan Rang (tỉnh lỵ Ninh Thuận), trật tự an ninh tại tỉnh này đã được vãn hồi. Đại tá Trần Văn Tự, Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Ninh Thuận đã bỏ đi trong mấy ngày trước, ngày 2/4/1975 được lệnh trở về tái lập việc phòng thủ quanh thị xã và điều hành công việc hành chính trong tỉnh. Theo kế hoạch, lực lượng Địa phương quân được phối trí phòng thủ thị xã, bảo vệ cầu đường, các cơ sở và tham gia lực lượng giữ gìn an ninh tại thị xã và các vùng phụ cận.

Trong ngày này (2/4) Tiểu đoàn 3 Nhảy Dù với quân số tại hàng 493 người do Thiếu tá Lã Quí Trang làm TĐT, Thiếu tá Trương Văn Vân làm TĐP, Đại úy Nguyễn Hữu Viên Trưởng Ban 3, được cấp tốc không vận bằng C-130 từ phi trường Tân Sơn Nhất đến Phan Rang để tăng cường lực lượng bảo vệ phòng tuyến. Trung tá Phát liền xử dụng đơn vị này để kiện toàn an ninh cho phi trường và phối hợp với các đơn vị Địa phương quân trong việc giữ an ninh cho thị xã. Lực lượng nòng cốt để bảo vệ Phan Rang vẫn trông cậy vào các đơn vị Nhảy Dù. Với lực lượng mới được tăng cường và với sự yểm trợ không quân hữu hiệu, sự chỉ huy thống nhất, an ninh được tái lập, tình hình an ninh tại Phan Rang lắng dịu lại sau những ngày hỗn loạn.

Trong ngày, khi biết có tàu Mỹ đang lảng vảng ngoài vịnh Phan Rang để chở một số người, Trung tá Lê Văn Bút dùng trực thăng đáp trên một trong những tàu đó để chào hỏi và cho biết hiện tình ở Phan Rang. Tiếp đón và trả lời những điều muốn biết trong lối 1/2 giờ, Hạm trưởng thúc giục Trung tá Bút rời tàu. Xuyên qua lời tường trình của Trung tá Bút, rõ ràng là trong thời điểm đó, Mỹ không còn có ý định dính líu gì nữa đến cuộc chiến đang diễn tiến.

Ngày 4/4/1975 Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi chính thức đến Phan Rang cùng với toán truyền tin kiểm thính đặc biệt thuộc Phòng 7 TTM, nhận trách nhiệm phòng thủ Phan Rang, và thiết lập Bộ chỉ huy Tiền Phương trong căn cứ của Sư đoàn 6 Không quân, nằm vào lối 5km Bắc Tây-Bắc của Thị xã Phan Rang. Ông cho biết là đã được thượng cấp chấp thuận gởi ra một số đơn vị chưa bị ảnh hưởng của việc rút quân để giữ Phan Rang. Bởi tin tưởng vào lời hứa hẹn này, nên Ông rất vui lòng đảm nhận chức vụ.

Vì địa thế của Phan Rang có nhiều thuận lợi cho việc phòng thủ, nên Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi đã quan niệm "Phải chống giữ mặt Bắc từ Du Long, mặt Tây từ Tân Mỹ và phải giữ an toàn cho căn cứ Không quân Thành Sơn, cũng như giữ an ninh cho thị xã phối họp với một số đơn vị Địa phương quân còn lại." Ông đã cho các đơn vị trấn ngự như sau:

Mặt Bắc, trên Quốc lộ 1 trấn giữ các cao điểm tại đèo Du Long với một dãy chiến tuyến hùng hậu do các đơn vị Nhảy Dù trấn ngự cùng các tuyến phụ tại Ba Râu và Ba Tháp để ngăn chận mọi cuộc tấn công hướng vào thị xã, hoặc vào căn cứ.

Mặt phía Tây, trên Quốc lộ 11, án ngữ tại vùng Tân Mỹ, một chiến tuyến để chận địch và bảo vệ mặt Tây và Nam của phi trường. Bảo vệ an ninh cho thị xã và phi trường do các đơn vị chủ lực phối hợp với Địa phương quân phụ trách.

Ngày 3/4/1975, vài tin tức tình báo xác nhận VC xuất hiện ở Vườn Dừa, Ba Ngòi. Chúng nói với dân di tản vì có quân Nhảy Dù của ta ở phía trước nên chúng còn nấp chờ chi viện và khi lực lượng Nhảy Dù rút về Sài Gòn, chúng sẽ vào tiếp thu Phan Rang. Các phi cơ quan sát được gởi lên bao vùng và chỉ điểm cho phi cơ A-37 đánh phá. Tướng Charles Timmes, phụ trách an ninh cho Tòa Đại sứ Mỹ, đến thăm căn cứ và nói sẽ sắp xếp cho người của ông thường xuyên ở lại đây, để chuyển tin ngay về tòa đại sứ. Ngày 4/4/1975 Đại tá Nguyễn Thu Lương, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn II Dù, với 2 Tiểu đoàn 7, 11 và Tiểu đoàn 1 Pháo binh cùng các Đại đội 2 Trinh sát, Công binh, Quân y, Truyền tin, Yểm trợ Tiếp vận lần lượt được không vận bằng phi cơ C-130 và C-119 từ phi trường Biên Hòa đến căn cứ Phan Rang để thay thế cho LĐIIIND. Trung tướng Nghi liền giao cho LĐIIND nhiệm vụ chiếm các cao điểm và tổ chức tuyến phòng thủ tại Du Long mặt Bắc và tại Tân Mỹ mặt phía Tây, tập trung lực lượng khi cần để chận không cho địch vượt qua Du Long. Xử dụng Tiểu đoàn 5 Dù của LĐIIIND hiện có mặt tại căn cứ giữ an ninh cho phi trường. LĐIIND ngoài nhiệm vụ phòng thủ Phan Rang còn thêm nhiệm vụ dò tìm các đơn vị thuộc LĐIIIND còn đang thất lạc trong vùng rừng núi Khánh Dương.

Cùng với cuộc chuyển quân của Lữ đoàn II Nhảy Dù, còn có các toán thám sát của Nha Kỹ Thuật đến hoạt động tại khu vực Đông Bắc và Tây Bắc Phan Rang.

Theo phân tích của Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực VNCH, vào thượng tuần tháng 4/75, sau khi đã chiếm Nha Trang, Cam Ranh và các quận tỉnh Khánh Hòa, do bị thiệt hại nặng tại mặt trận Khánh Dương vì đụng độ với Lữ đoàn III Nhảy Dù, cộng quân cần phải bổ sung quân số, chưa đủ lực lượng để mở đợt tấn công lớn vào Ninh Thuận. Các tin tức tình báo nhận được cho biết Sư đoàn 7 CSBV sau khi mở các cuộc tấn công vào Cao nguyên đã được điều động về hoạt động tại tỉnh Bình Thuận. Ngày 6 tháng 4 1975, Sư đoàn 7 CSBV này đã khai triển lực lượng hoạt động tại phía Tây Phan Thiết. Trong khi đó Sư đoàn 3 CSBV và một vài đơn vị của Sư đoàn 10 CSBV đóng cách Cam Ranh khoảng 50km về hướng Tây Bắc.

Lữ đoàn II Nhảy Dù bảo vệ phòng tuyến Phan Rang.

Kể từ ngày 4 tháng 4 1975, phòng tuyến Phan Rang được bảo vệ bởi nỗ lực chính là Lữ đoàn II Nhảy Dù với các Tiểu đoàn 3, 7, 11 Nhảy Dù, Đại đội Trinh sát 2 và các toán thám sát của Nha Kỹ thuật, lực lượng tiếp ứng này hoạt động tại hai khu vực Đông Bắc và Tây Bắc thị xã Phan Rang. Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn II Nhảy Dù là Đại tá Nguyễn Thu Lương. Ngoài 3 Tiểu đoàn Nhảy Dù nói trên, Lữ đoàn II Nhảy Dù còn được tăng cường Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù (đã tham chiến tại mặt trận Khánh Dương trong đội hình của Lữ đoàn III Nhảy Dù), và Tiểu đoàn 1 Pháo binh Nhảy Dù.

Sau khi bàn giao nhiệm vụ cho LĐIIND, LĐIIIND được không vận về Sài Gòn để chỉnh đốn lại đơn vị sau một thời gian dài tham chiến tại QK1 rồi QK2 với nhiều thiệt hại. Trung tá Trần Đăng Khôi, LĐP LĐIIIND ở lại cùng TĐ5ND với nhiệm vụ chính là dò tìm các binh sĩ còn thất lạc tại mặt trận Khánh Dương.

Ngày 5/4/1975 khi đơn vị cuối cùng của Lữ đoàn II Dù đến căn cứ, Đại tá Lương dùng trực thăng bay quanh vùng thám sát trận thế và sau đó ông đã điều động các đơn vị Nhảy Dù giải tỏa đoạn Quốc lộ 1, từ Thị xã đến Du Long.

- Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù (lực lượng tăng phái) tiếp tục bảo vệ phi trường, tung quân quanh các vùng phụ cận để càn quét các tên du kích ẩn núp đâu đó và sẵn sàng tiếp viện cho Đại đội 2 Trinh Sát. BCH Tiểu đoàn trấn ngự tại một đầu cầu hướng về Tân Mỹ trên QL-11 đề phòng cộng quân tấn chiếm từ phía Tây.

- ĐĐ 2 Trinh Sát do Trung úy Sáng làm Đại đội trưởng tiến về phía Tây phi trường khoảng 2km tái chiếm một tiền đồn do lực lượng của Đại Hàn thiết lập khi xưa, hiện đã bị một Trung đội du kích VC tấn chiếm.

- Tiểu đoàn 3ND di chuyển bằng đường bộ từ phi trường tiến về phía Bắc dọc theo QL-1 chiếm Ba Tháp rồi di chuyển khoảng 4km đến Bà Râu để bắt tay với TĐ11ND.

Mở đầu chiến dịch, 3 Đại đội 31, 32 & 34 dưới sự chỉ huy của Thiếu tá Trương Văn Vân TĐP, dàn đội hình theo thế chân vạt; Đại đội 32 của Đại úy Đinh Quốc Tuấn đi cánh phải, còn 2 Đại đội 31 của Đại úy Lê Bá Tường và ĐĐ34 của Đại úy Nguyễn Khoa Phúc đi cánh trái. TĐ3ND di chuyển theo những vạt lúa chín vàng hai bên QL-1 khoảng 6km thì tới Ba Tháp. Tại đây, Đại đội 32 đã chạm súng với toán tiền sát của địch. Cộng quân lợi dụng 3 ngôi Tháp Chàm cổ tại đây để ẩn núp phục kích đơn vị xung kích của Nhảy Dù. Lực lượng Nhảy Dù phản công, xung phong tràn qua vị trí phục kích của địch quân. Sau 15 phút giao tranh địch quân bỏ chạy để lại tại trận 4 xác, tịch thu 4 AK-47, ta vô sự.

Sau đó, các Đại đội TĐ3ND tiếp tục tiến về Ấp Kiền Kiền, thôn Ba Râu (núi Đá Mài), tung quân lục soát và trấn ngự qua đêm tại đây... Ngày 6/4 BCH/TĐ3ND cùng ĐĐ30 đến đóng quân tại Kiền Kiền cùng với Đại đội 32. Riêng ĐĐ33 của Trung úy Lâm Mora đến đóng quân chung với 2 Đại đội 31 & 34 tại núi Đá Mài.

- Ngày này, Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù được SĐ6 Không Quân trực thăng vận đến phía Bắc của Ba Râu rồi tiến lên chiếm thôn Suối Đá, dưới chân ngọn đồi sừng sững mang tên “Núi Chúa”, và các cao điểm trọng yếu hai bên QL-1, đồng thời kiểm soát đoạn đường QL-1 tại quận Du Long.

- Tiểu đoàn 7ND tung quân lục soát và trấn ngự các cao điểm phía Bắc Phi Trường làm thành phần trừ bị cho LĐIIND.

- Tiểu đoàn 1 Pháo Binh Nhảy Dù trưc tiếp yểm trợ hỏa lực cho Tiểu đoàn 3ND tiến chiếm Ba Tháp và Ba Râu. Sau khi TĐ3ND chiếm được Ba Râu, TĐ1PBND di chuyển một Pháo Đội 105ly đến Ba Râu để yểm trợ hỏa lực trực tiếp cho Tiểu đoàn 11ND tiến chiếm Du Long.

Trưa ngày 6/4/1975 các đơn vị Nhảy Dù hoàn tất mọi công tác một cách tốt đẹp. Quân cộng sản rút lui vào hướng núi phía Tây Bắc hoặc chạy về hướng Bắc. Trên đường tiến quân, Tiểu đoàn 3 Dù đã đánh đuổi địch quân chạy tán loạn khỏi Ba Tháp và Ba Râu.

Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù sau khi đáp xuống phía Bắc Ba Râu, tiến dọc theo mạn phải QL-1 chiếm giữ Du Long và thiết lập nút chận kiểm soát tại QL-1. Để yểm trợ cho TĐ11ND tiến quân, hai Đại đội của Tiểu đoàn 3 Nhảy Dù đã hoạt động dọc bên mạn trái QL-1 để che cạnh sườn cho quân bạn. Tại nút chận Du Long Tiểu đoàn 11ND đã bắt sống 7 xe Molotova chở đầy đồ tiếp tế thuộc đoàn hậu cần địch cùng một số quân lính VC, vì ngỡ Phan Rang đã bị chúng chiếm, nên cứ ngang nhiên di chuyển.

Tại mặt trận phía Tây, phần lớn của Tiểu đoàn 5 Dù đã trấn ngự đầu cầu hướng về Tân Mỹ, để ngăn ngừa VC tấn chiếm từ hướng này. Trong căn cứ, Đại đội Trinh sát 2 Dù cũng đánh đuổi một số quân địch vừa lén lút xâm nhập và chiếm lại đồn Đại Hàn. Kết quả là trong ngày này, Phan Rang đã hoàn toàn kiểm soát được tình hình vốn bị trì trệ từ khi Nha Trang và Cam Ranh thất thủ.

Trong ngày 9/4, Trung tá Lê Văn Bút, Không đoàn trưởng Không đoàn 72 Chiến Thuật, chỉ huy một đoàn 40 trực thăng HU-1B với 12 trực thăng võ trang cơ hữu cùng 8 trực thăng Chinook từ Biên Hòa biệt phái, lên Khánh Dương tìm kiếm và chở về các toán quân còn thất lạc của Lữ đoàn III Dù, thuộc các đơn vị Tiểu đoàn 2 và 6 Dù cùng một số quân của Tiểu đoàn 5 Dù khi mặt trận Khánh Dương bị tràn ngập.

Cùng đi có Trung tá Trần Đăng Khôi, Lữ đoàn Phó Lữ đoàn III Dù phụ trách liên lạc với các quân nhân thất lạc, chọn bãi đáp để bốc các toán này trở về. Bấy giờ khu vực Khánh Dương đã trở thành vùng địch kiểm soát, bay kèm theo có 2 phi đội A-37 yểm trợ.

Kết quả là đoàn trực thăng đã mang về đến căn cứ Phan Rang, hơn 600 người mà phần lớn là quân nhân của 3 Đại đội TĐ6ND do Thiếu tá TĐP Trần Tấn Hòa chỉ huy; cùng 2 Đại đội thuộc TĐ2ND của Thiếu tá TĐT Trần công Hạnh, cùng một số quân của Tiểu đoàn 5ND trong đó có Trung tá Bùi Quyền TĐT với một số ít dân sự chạy loạn đi theo. Toán này vào buổi chiều được chở toàn bộ vào Sài Gòn. Đoàn trực thăng 60 chiếc đã phải bay qua vùng địch chiếm với mọi hiểm nguy và bất trắc khôn lường. Cuộc hành quân trực thăng vận thành công tốt đẹp.

Trong thị xã Phan Rang, Đại tá Trần Văn Tự Tỉnh trưởng tiếp tục chấn chỉnh các phần vụ hành chánh, đồng thời lo chỉnh đốn hàng ngũ các đơn vị Địa phương quân. Ngoài thị xã, dân chúng hãy còn e dè ở lại, nhưng không tuôn chạy nhiều như những ngày trước. Cuộc sống có chỉ dấu trở lại bình thường, tạo nhiều phấn khởi.

Sau đó, BTL Tiền Phương Quân Đoàn 3 được tăng cường hai Trung đoàn 4 & 5/SĐ2BB và một số thiết vận xa để củng cố vị trí phòng thủ cho mặt trận này. Chiều ngày 9/4,Trung đoàn 4 của Sư đoàn 2 Bộ Binh, với quân số khoảng 450 người, từ Bình Tuy theo đường bộ vừa tới, được điều động thay thế TĐ5ND phòng thủ phía Tây Phi Trường Phan Rang và TĐ5ND được không vận về Biên Hòa để chỉnh bị đơn vị.

Các ngày 10 và 11/4/1975 tiếp theo, tình hình được yên tĩnh trong toàn bộ vùng Phan Rang. Bộ Tư Lệnh tiền phương đang trù tính kế hoạch chiếm lại Cam Ranh để sau đó lấy lại Nha Trang. Địch sau khi bị đuổi khỏi các địa điểm xâm nhập đang tập trung ém quân tại vùng Vườn Dừa ở Cam Lâm chờ đợi viện quân.

Đêm đêm, bên dãy núi phía Tây, các chiến sĩ Dù nhìn thấy những ánh đèn pin lập lòe của đoàn quân cộng sản Bắc Việt (CSBV) đang di chuyển tiến sát bao vây phi trường. Thiếu tá Thành TĐT/TĐ11ND đã gọi pháo binh bắn suốt đêm nhưng vẫn không ngăn chận nổi. Vị trí phi trường Phan Rang nằm sát chân núi, là điểm phòng thủ rất bất lợi.

Ngày 12/4/75 bất trắc trong việc phòng thủ Phan Rang.

Lệnh từ Quân đoàn III cho biết sẽ rút Lữ đoàn II Dù vào ngày 13/4/75 và thay bằng Liên đoàn 31 Biệt động quân với 3 Tiểu đoàn 31, 36 và 52BĐQ, và Sư đoàn 2 Bộ Binh với 2 Trung đoàn 4 & 5, cùng 2 Pháo Đội và 2 Chi đội Thiết vận xa. Liên đoàn 31BĐQ vừa rút khỏi Chơn Thành, sau nhiều ngày tác chiến gian khổ với nhiều tổn thất, chưa kịp nghỉ dưỡng quân và bổ sung, thì được tung ra tiền tuyến với quân số thiếu thốn trầm trọng.

Sư đoàn 2 Bộ binh cũng vừa tháo chạy từ Quảng Ngãi, vừa tập trung tại Bình Tuy và đang được bổ sung quân số thì được lệnh phải ra Phan Rang, trong khi cả đơn vị hãy còn hoang mang, dao động. Vì chưa kịp bổ sung thiết bị, đơn vị này phải thu lượm một số pháo và thiết vận xa để mang theo cùng với các Trung đoàn ra Phan Rang bằng đường bộ.

Toán Truyền Tin Kiểm thính/Bộ Tổng tham mưu /Phòng 7 báo cáo vừa phát hiện rộ lên nhiều liên lạc vô tuyến của các đơn vị địch xung quanh Phan Rang.

Chuẩn tướng Lê Quang Lưỡng Tư lệnh Sư đoàn Dù và Trung tướng Trần Văn Minh Tư lệnh Không Quân, cùng đến thám sát công cuộc phòng thủ. Cả hai vị đều tỏ ý bất đồng về việc điều quân này. Trung tướng Minh nói để căn cứ không quân làm tiền đồn là sai lầm, vì khi hữu sự dưới lằn đạn pháo thì không thể sửa chữa, trang bị cho phi cơ có khả năng hành quân như yêu cầu được. Chuẩn tướng Lưỡng cũng nói, muốn giữ Phan Rang làm bàn đạp để lấy lại Cam Ranh và Nha Trang, tại sao lại rút đơn vị đang chiến đấu tốt mà thay bằng 2 đơn vị đã từng vội vã rút quân và còn đang chờ đợi bổ sung quân số. Trung tướng Nghi cũng bất ngờ vì không có được những đơn vị như đã hứa trước lúc ra nhận trách nhiệm phòng thủ Phan Rang.

Trong khi đó, Bộ chỉ huy VC họp tại xóm nhà dân cạnh QL-1 cách Phan Rang 4km để bàn kế hoạch đánh Phan Rang gồm Hoàng Minh Thảo, Tư Lệnh chiến dịch Tây Nguyên, Nam Long bộ chính trị, Hai Lê Bí Thư khu ủy 6, Ba Mỹ Tư Lệnh Phó Quân Khu 6, Nguyễn Hữu Anh Tư Lệnh Phó Quân Khu 5, Trần Bá Khuê Tư Lệnh SĐ3CSBV, Mai Tần Tư Lệnh Phó SĐ3CSBV.

Ngày 13/4/1975 Đại tá Nguyễn Văn Biết, chỉ huy trưởng Liên Đoàn 31 Biệt Động Quân và 3 Tiểu đoàn 31, 36 và 52 cũng vừa từ Biên Hòa tới bằng phi cơ C-130. Quân số Liên Đoàn gồm khoảng 1,000 người. Các đơn vị liền vội vã đến thay thế vào các địa điểm đóng quân của lực lượng Nhảy Dù tại Du Long và Ba Râu. Tiểu đoàn 31 trám tại Du long, Tiểu đoàn 36 trám từ Ba Râu đến Cà Đú và Tiểu đoàn 52 làm trừ bị. Đang thay quân thì bắt đầu chạm súng với các toán thăm dò của địch.

Sau khi bàn giao khu vực trách nhiệm cho các đơn vị bạn, Đại tá Lương LĐT/LĐIIND dự định cho BCH Lữ đoàn cùng TĐ7ND được bốc đi trước, kế đến là TĐ11ND rồi TĐ3ND và sau hết là các đơn vị yểm trợ. Toàn bộ Lữ đoàn sẽ di chuyển hoàn tất trong ngày 14/4 ngoại trừ TĐ1 Pháo Binh phải lưu lại vài ngày để yểm trợ cho Liên Đoàn 31 BĐQ đến khi có đơn vị pháo binh khác đến thay thế.

Buổi chiều ngày 13/4, toàn bộ TĐ7ND và các thành phần trang thiết bị nặng của BCH/LĐ được chuyển vận về hậu cứ tại Biên Hòa. TĐ11ND cũng đã bàn giao nhiệm vụ phòng thủ Du Long lại cho đơn vị BĐQ. Bộ chỉ huy Tiểu đoàn cùng Đại đội 113 và ĐĐ114 di chuyển vào trong phi trường. Hai Đại đội còn lại do Thiếu tá Giới TĐP chỉ huy đang chờ thay quân tại mạn phải QL-1. Tiểu đoàn 3ND vẫn còn trú đóng tại Ba Râu.

Chuẩn tướng Trần Văn Nhựt, Tư lệnh Sư đoàn 2 Bộ binh, cùng Trung đoàn 5 vừa đến Phan Rang với khoảng 400 quân, được giao nhiệm vụ bảo vệ mặt Nam căn cứ và phi trường vì Lữ đoàn II Dù đã hết nhiệm vụ và đã bàn giao với Trung đoàn 4 hôm trước. Lực lượng Pháo binh chỉ có 1 Pháo đội 105ly hiện diện tăng phái cho Tiểu khu trong đó có một Trung đội đóng tại An Phước, phía Nam phi trường lối 10km.

Thị xã được phòng vệ bởi khoảng 1 Tiểu đoàn Địa phương quân còn lại. Cùng lúc, Chuẩn tướng Trần Văn Nhựt, theo lệnh, đề cử Đại tá Trương Đăng Liêm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 4 giữ chức vụ Tỉnh Trưởng Phan Rang thay Đại tá Trần Văn Tự. Sau khi bàn giao khu vực quận Du Long cho Biệt động quân, BCH/TĐ11ND đang trên đường rút về phi trường thì cộng quân bắt đầu khai hỏa pháo kích vào đơn vị BĐQ vừa nhận vị trí, vì chúng nhận được tin TĐ7ND đã rút về Sài Gòn hôm qua. Do đó buổi tối, BTL/QĐ3 gởi công điện khẩn yêu cầu Lữ đoàn trưởng và BCH nhẹ của Lữ đoàn II ND ở lại đi chuyến bay sau cùng.

Ngày 14/4/1975 để dự phòng cho những ngày tác chiến sắp tới, Bộ Tư lệnh Không quân cũng vừa gởi đến một phi cơ C-47 để tăng cường phương tiện hành quân cho Bộ Tư lệnh tiền phương. Bên ngoài căn cứ, từ sáng sớm, địch lần lượt tung vài đơn vị cấp Đại đội, đánh thăm dò cơ cấu phòng thủ tại Du Long và Ba Râu. Một trong các đơn vị này đã xâm nhập được vào cổng số 2 phi trường về phía Bắc, lúc mờ sáng. Tình hình đã thay đổi, TĐ11ND và TĐ3ND phải ở lại chống trả áp lực địch. Phi cơ trực thăng tuần tiểu phát hiện, cùng với trực thăng võ trang và 2 chiếc Thiết vận xa yểm trợ cho một bộ phận của Tiểu đoàn 11 Dù đang chờ phi cơ về hậu tuyến, được gởi ra tiêu diệt toán xâm nhập này. Vùng đất phía ngoài Cổng Số 2 khá trống trải, nên thiết vận xa và trực thăng võ trang đã yểm trợ rất hữu hiệu. TĐT Thành điều chỉnh pháo binh bắn dọn đường vào các điểm nghi ngờ; vừa tới ngoài rào phi trường thì địch quân khai hỏa xối xả. Một chiếc M113 bị B40 bắn cháy, các chiến binh Nhảy Dù đồng loạt xung phong tấn công ào ạt, trực thăng yểm trợ cất cánh trong phi trường đã bắn vào cánh quân địch đang giao tranh với 2 Đại đội Dù. Các phi tuần A37 oanh tạc vào các vị trí súng cối của chúng tại chân núi sát phi trường, cộng quân cũng dùng các khói màu để lừa phi cơ yểm trợ. Các chiến sĩ Dù dùng lựu đạn và lưỡi lê đánh cận chiến, với sức chiến đấu quá dũng cảm của TĐ11NDD, địch tổn thất rất nhiều, khiến địch hoảng sợ bỏ chạy rút vào rừng để lại hơn trăm xác chết và tịch thu được 80 súng đủ loại trong đó có 2 súng cối 82ly và một 75 ly không giật. Bên ta có 6 chiến sĩ bị thương vong, 1 Thiết vận xa M113 bị bắn cháy. Trung tướng Nghi tưởng thưởng ngay huy chương Anh dũng bội tinh cho các quân nhân hữu công. Khoảng trưa, Tướng Nghi, Tướng Sang cùng Đại tá Lương chạy xe thong thả từ phi trường đến Ba Tháp, Ba Râu và Du Long thị sát công việc phòng thủ. Tại Du Long Tướng Nghi có tập họp và trấn an một số Binh Sĩ có mặt tại đây. Tóm lại, mặc dầu hôm nay có các cuộc đánh thăm dò của địch, mặt trận Phan Rang vẫn đứng vững như những ngày qua.

Trận chiến tại phòng tuyến Phan Rang 16/4/1975

Ngày 15/4/1975 từ sáng sớm địch liên tục pháo từng chập vào phi trường. Buổi chiều khoảng 2 giờ, có phái đoàn của Trung tướng Trần Văn Đôn, Tổng trưởng Quốc phòng và Trung tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư lệnh Quân Đoàn 3 đến thị sát mặt trận. Sau khi thăm thị xã, nghe Tướng Nghi thuyết trình tình hình và ghi nhận các đề nghị, Trung tướng Tổng Trưởng Quốc phòng tỏ vẻ chú trọng đến việc phòng thủ Phan Rang cùng tái chiếm lại Cam Ranh và hứa sẽ tìm mọi cách bổ sung đầy đủ mọi trang thiết bị thiếu hụt. Tại Trung tâm thị xã, lực lượng phòng thủ là Trung đoàn 5/Sư đoàn 2BB và một Tiểu đoàn Địa Phương Quân thuộc Tiểu khu Ninh Thuận. Hệ thống bảo vệ từ xa của phòng tuyến Phan Rang do Liên đoàn 31 Biệt Động Quân, 1 Tiểu đoàn Pháo binh, 1 chi đoàn M-113 phụ trách, đã bị cộng quân khởi sự tấn công từ ngày 14/4/1975.

 

Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu

 

Trong khi Bộ Quốc phòng VNCH đang tìm cách để cung cấp các vũ khí tối cần thiết cho các đơn vị tại chiến trường thì tại mặt trận Phan Rang, cộng quân tung 3 Sư đoàn 325, 968 và SĐ3CSBV tấn công vào căn cứ Không quân Phan Rang và trung tâm thị xã.

Tại Ấp Ba Râu, sáng sớm ngày 15/7 cộng quân đã bắt đầu pháo kích dữ dội quận đường Du Long (quận đường di tản) do một Tiểu đoàn ĐPQ bảo vệ, bằng đại pháo 130ly. Đến 8.00 giờ sáng thì toàn bộ ấp Ba Râu tan hoang và bốc cháy khắp nơi. BCH/Tiểu đoàn 3 Dù liên lạc với 3 Đại đội đóng quân tại núi Đá Mài mạn trái QL-1 do Thiếu tá Vân TĐP chỉ huy thì được biết địch quân đông như kiến, có cả tăng và pháo, đang bao vây nhưng không tấn công vào vị trí của ta. Lực lượng ND tìm cách tràn xuống đường thì địch quân dùng đủ loại hỏa lực mạnh nhất phản công do đó cánh quân Dù này phải lui về vị trí phòng ngự và từ đó cánh quân này không liên lạc được với BCH Tiểu đoàn vì tần số liên lạc liên tục bị phá sóng.

Lúc 9.30 giờ, sau khi dập nát Ba Râu, địch quân chuyển pháo sang ấp Kiền Kiền, nơi vị trí đóng quân của BCH/TĐ3ND. Quả pháo đầu tiên của cộng quân đã kết liễu cuộc đời binh nghiệp hào hùng của Đại úy Đinh Quốc Tuấn, một sĩ quan trẻ tuổi tài ba, đẹp trai, còn độc thân, đánh giặc rất gan lì, ra trường Bộ Binh Thủ Đức cuối năm 1970, hiện đang nắm ĐĐT/ĐĐ32ND.

Tất cả dân trong ấp đều bồng bế nhau di tản, địch quân pháo càng lúc càng gia tăng cường độ ác liệt. Hầm TOC (Trung tâm Hành quân) bị sập, nhiều quân nhân ND bị thương vong. Thiếu tá Lã Quí Trang TĐT ra lệnh cho đơn vị di tản lên núi Hòn Bà để tránh pháo địch.

Khoảng 11.30 giờ, một đoàn xe 16 chiếc GMC, chở đầy Quân nhân TĐ36BĐQ đổ xuống ấp Kiền Kiền để trám vào vị trí của BCH/TĐ3ND trong khi khói lửa vẫn còn mù mịt và pháo địch vẫn còn “cấm chỉ ” để không ai có thể cản bước tiến quân của chúng. Sau khi đổ quân, đoàn quân xa quay đầu trở lại hướng thị trấn Phan Rang thì đoàn quân cũng bắt đầu chạm địch. Cộng quân đã dùng tất cả hỏa lực tăng, pháo và bộ binh tấn công và bao vây TĐ36BĐQ vừa mới dừng quân chưa kịp tổ chức phòng thủ.

Trong khi cộng quân dùng Tăng và pháo áp đảo cầm chân các đơn vị VNCH đang thay quân tại Du Long và Ba Râu, và cũng để né tránh đụng độ với lực lượng Nhảy Dù phòng thủ dọc Quốc lộ 1, cộng quân lén di chuyển trong rừng núi từ hướng Tây và Tây Bắc, chúng cho bọn đặc công đi dò dẫm dọn đường để lực lượng chính qui gồm các SĐ325, SĐ3 Sao Vàng và SĐ968 theo sau, rồi bất thần ào ạt tràn ngập xuống cánh đồng lúa chín vàng dọc theo QL-1 hướng về phía Nam tiến về thị xã Phan Rang và Phi Trường Thành Sơn.

 

Quân CSBV ào ạt bôn tập hướng về phía Nam
tiến về phi trường & thị xã Phan Rang

 

Khoảng 2.00 giờ chiều ngày 15/4 cánh quân của TĐ11ND gồm 2 Đại đội do Thiếu tá Nguyễn Văn Giới, TĐP chỉ huy từ Du Long di chuyển qua ấp Kiền Kiền (vị trí của BCH/TĐ3ND, Thiếu tá Trang TĐT/TĐ3ND có đề nghị 2 đơn vị kết hơp để chiến đấu, nhưng Thiếu tá Giới bảo là đã nhận lệnh đi đến cảng Ninh Chữ) rồi lần xuống bãi biển, tẻ sâu về hướng Nam dọc QL-1 và tại đây họ không còn thấy Giang đoàn 27, chiến hạm WHEC cùng bất cứ chiếc tàu nào khác tại cảng Ninh Chữ. Mãi tới chiều ngày 16/4, đến một bãi cát xa hơn về hướng Nam của thị xã là Thôn Phú Quý, đơn vị Dù này, gặp và kháng cự với một toán quân địch khác đến bao vây. Sau khi thoát vòng vây với ít nhiều tổn thất, cánh quân TĐ11 Dù này được một đoàn trực thăng, bốc về an toàn. (Đoàn trực thăng cấp cứu này, dự trù đón Bộ tư lệnh tiền phương, nhưng vì Trung tướng Nghi không thuận cho đáp vì lý do an toàn bãi đáp, nên trên đường trở về, mới bốc được toán Dù trên.)

Trong khi đó đến 6.30 chiều ngày 15/4, BCH/TĐ3ND không thể chờ đợi cánh quân phía trái QL-1 vì chiến xa địch gầm thét mỗi ngày một gần, Thiếu tá TĐT ra lệnh cho đơn vị còn lại rút quân đến mỏm phía Tây của núi Hòn Bà. Kiểm điểm lại BCH/TĐ và Đại đội 32 chỉ còn có 73 người luôn cả Thiếu tá Trang TĐT, Đại úy Viên Trưởng Ban 3 và Thiếu úy Đông, Quyền ĐĐT/ĐĐ30.

Đến 8.30 giờ đêm, một đoàn xe tăng 50 chiếc T-54 của CSBV từ Cam Ranh chạy trên QL-1, hướng về Phan Rang, đến ngã 3 thôn Mỹ Nhơn đoàn tăng này tấp vào đậu bên trái QL-1 đối diện với BCH/TĐ3ND đang ém quân tại triền núi Hòn Bà.

BCH/TĐ3ND tức khắc liên lạc xin phi pháo oanh tạc. Chờ đến nửa giờ sau, hai chiếc phi cơ A37 xuất hiện ném 4 quả bom chính xác vào vị trí của địch đang dừng quân, chiến xa địch bị bốc cháy, tiếp theo là những tiếng nổ phụ của bom đạn kéo dài trên nửa giờ. Cánh quân TĐ3ND sau đó lặng lẽ rút lên cao hơn để tránh tầm tác xạ của chiến xa.

Từ chiều ngày 15/4 trở đi, Trung tướng Nghi liên tiếp nhận được tin tức cho biết địch sẽ tập trung tấn công Phan Rang lúc 5 giờ sáng. Địch sẽ tiến quân theo đường rầy xe lửa và dọc theo quốc lộ 1 cùng với 300 chiến xa, phát xuất từ rừng dừa ở Ba Ngòi. Biết ý định của địch, Trung tướng Nghi báo động ngay mọi nơi đề phòng, đặc biệt là Liên đoàn 31 Biệt Động Quân có nhiệm vụ án ngữ ở Du Long. Đúng như nguồn tin kiểm thính, sau 8 giờ tối địch gia tăng cường độ pháo vào phi trường, đồng thời cho di chuyển suốt đêm rất nhiều đoàn xe chở bộ binh, thiết giáp, pháo binh, v.v. Chúng cố tìm mọi cách vượt qua đồi Du Long, chủ yếu chỉ để tràn qua tuyến phòng thủ của Tiểu đoàn 31 Biệt Động Quân mà tiến nhanh về hướng Nam. Tiểu đoàn 31 đã ở tại chỗ chiến đấu gan dạ mặc dầu đoàn xe địch đã vượt qua được.

Liên tục bị oanh kích, đoàn cơ giới của địch tẻ xuống đường, tắt đèn và lại tiến tới. Phi cơ A-37 không ngớt tung xuống nhiều đợt oanh tạc ngăn chặn, nhưng vì không đủ phương tiện hỏa lực, soi sáng và hỏa long, nên chúng vẫn tràn qua, sau khi bị tổn thất khá nặng nề. Bên ta có 4 A-37 bị bắn bể bình xăng phải về đáp. Trận này Không đoàn 92/Chiến thuật đã tung toàn lực phi cơ cơ hữu kể cả 4 A-1 của Phi đoàn 530. Các đơn vị bộ chiến cứ liên miên chạm địch nên cấp số đạn dược mang theo đã gần cạn, BTL tiền phương đã gởi nhiều công điện khẩn cấp cầu cứu về Quân Đoàn 3 nhưng chẳng thấy hồi âm.

Trong khi đó thì pháo binh của CSBV liên tục nã vào phi trường Thành Sơn. Đến 4.00 giờ sáng ngày 16/4/1975, pháo binh CS bỗng im bặt ngưng tác xạ, một chiếc phi cơ C-130 màu tối đen từ từ đáp xuống phi đạo, đèn đóm vẫn chiếu sáng choang. 15 phút sau, chiếc C-130 cất cánh bay đi, pháo binh CS lại tiếp tục pháo tới tấp. Các mặt trận liên tục báo cáo: địch quân đang xử dụng hàng đoàn xe để đèn sáng chạy từ Du Long tràn xuống. Cuối cùng, đoàn xe tắt đèn vượt qua Ba Râu, và chiếm thị xã lúc 7 giờ sáng ngày 16/4/1975. Tại Phi Trường Thành Sơn, lúc vừa sáng sớm, địch quân lẻ tẻ xâm nhập vào cổng số 2 của phi trường về hướng Bắc và kho bom ở hướng Tây. Đến khi phòng không của CSBV bắn trúng chiếc phi cơ quan sát O-1 vừa cất cánh quan sát hành quân, phải trở lại đáp khẩn cấp, chúng bắt đầu gia tăng pháo kích. Để dọn đường cho bộ binh tấn công vào căn cứ Không quân Phan Rang và trung tâm thị xã, cộng quân đã pháo liên tục vào các vị trí phòng ngự vòng quanh căn cứ Không quân, đồng thời bắn phá dồn dập vào khu vực phi cơ đậu và phi đạo để không cho phi cơ chiến đấu của Sư đoàn 6 Không quân cất cánh.

Cùng lúc đó, Sư đoàn 325 thuộc Quân đoàn 2 CS được tăng cường xe tăng, thiết giáp cùng với Sư đoàn 3 Sao Vàng và Trung đoàn 25 từ ba hướng tiến công vào trung tâm thị xã Phan Rang và sân bay Thành Sơn. Lúc bấy giờ đại đa số cư dân Phan Rang đã di tản vào Nam, thị xã chỉ còn lại quân nhân, cảnh sát và một số công chức. Lực lượng phòng thủ thị xã chống trả quyết liệt, nhưng do cộng quân quá đông nên các tuyến phòng thủ trung tâm thị xã đều lần lượt bị chiếm. Thị xã Phan Rang thất thủ vào lúc sáng sớm.

Mặt khác, cộng quân lại tung một Trung đoàn cắt đứt đường giao thông trên Quốc lộ 1 ở khu vực Cà Ná cách thị xã Phan Rang khoảng 48km về hướng Tây Nam cốt để chặn đường rút quân của các đơn vị VNCH.

Khoảng 8.00 giờ sáng (16/4). Đại tá Biết Liên Đoàn Trưởng LĐ31BĐQ, báo cáo là Du long đã bị tràn ngập và địch đã vào thị xã khiến cho Trung tướng Nghi phải tìm phương thế thích nghi. Trung tướng Nghi mời Chuẩn tướng Trần Văn Nhựt vào để duyệt xét tình hình. Tướng Nhựt cho biết các đơn vị của ông đang chạm địch và sau đó Ông đi thị sát mặt trận tại nơi trách nhiệm của đơn vị mình. Trong khi Trung đoàn 4 Bộ Binh án ngữ bên ngoài phía Tây của phi trường và Trung đoàn 5 ngăn chận địch tràn lên từ thị xã, thì bên trong căn cứ tình hình bắt đầu có chiều hướng bất lợi. Địch vẫn giữ mức độ pháo kích quấy rối từng chập. Nhân có các khoảng trống giữa những đợt pháo kích, một số lớn phi cơ đã rời căn cứ. Còn lại chỉ có một số rất ít trực thăng võ trang và tản thương ở lại đến phút chót.

Khoảng 9.00 giờ sáng, một trực thăng võ trang bị hỏa tiễn phòng không SA-7 bắn tại ngọn đồi gần phi trường. Trung đoàn 4 báo cáo đang chạm địch. Trong lúc đó xe tăng địch quân đã lảng vảng ở cổng phi trường số 1. Đại tá Lương phải điều động đơn vị Trinh Sát 2 Dù của Trung úy Sáng bảo vệ Bộ TL Tiền phương thanh toán các toán VC lẻ tẻ chạy lạng quạng gần khu vực bên trong phi trường. Đến lúc này, Trung tướng Nghi vẫn tin tưởng vào khả năng chiến đấu của Trung đoàn 4 bảo vệ phi trường và Trung đoàn 5 án ngữ ngăn chận địch tràn vào cổng số 1 của căn cứ. Đến khoảng gần 10 giờ, khi tiếng súng càng lúc càng dồn dập, Tướng Nghi liền họp cùng Tướng Sang, Đại tá Lương để tái duyệt xét tình hình. Vì lẽ mặt trận đã bị thủng từ Du Long và địch đang hăm dọa căn cứ nên Trung tướng Nghi dự tính sẽ dời Bộ Tư lệnh Tiền phương về Cà Ná để lập tuyến phòng thủ mới. Nếu địch chọc thủng được phòng tuyến bảo vệ phi trường, BTL Tiền Phương và các đơn vị sẽ rút đi khỏi phi trường từ cổng số 1 và Trung đoàn 5 sẽ là đơn vị hộ tống. Thiếu tá Nguyễn Văn Thành nhận lệnh điều động TĐ11ND (-) mở đường tiến về cổng sau phi trường để hộ tống toàn bộ BCH tiền phương QĐ3 và BCH/LĐIIND rút ra khỏi phi trường Thành Sơn và đi về hướng Phan Thiết.

Bấy giờ VC đã tràn vào bên trong phi trường, chúng chạy khơi khơi trên phi đạo, mình ngụy trang đầy cây lá. Lực lượng SĐ2BB trách nhiệm bảo vệ căn cứ đã rút đi mất hết, vị trí phòng ngự đã bị bỏ ngõ và BTL Tiền Phương không thể liên lạc được với họ. Trung tá Trần Văn Sơn, Lữ đoàn Phó LĐIIND, phải điều động các binh sĩ Đại đội công vụ LĐIIND cố gắng ngăn chận không cho địch tiến vào BCH hành quân, nhưng Ông đã hy sinh vì bị trúng nguyên một băng đạn AK-47 vào bụng. (Trung tá Sơn xuất thân Khóa 11 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, ra trường năm 1961, về phục vụ tại binh chủng Nhảy Dù từ khi mãn khóa với chức vụ Trung đội trưởng/Tiểu đoàn 5ND. Từ đó cho đến tháng 4/1975, ông phục vụ tại nhiều đơn vị tác chiến trong SĐND như Tiểu đoàn 3ND rồi TĐ9ND và chức vụ sau cùng của ông là Lữ đoàn Phó Lữ đoàn II ND. Từ năm 1965 đến 1975, ông đã từng tham dự những trận đánh lớn như Tết Mậu Thân (TĐ5ND) Chiến dịch Bình Tây 1969, Trận Hạ Lào 1971, mùa Hè đỏ lửa từ Tây Nguyên An Lộc đến Quảng Trị (TĐ3ND), sau khi bị thương trong trân tái chiếm quận Hải Lăng ông về làm Lữ đoàn Phó LĐIIND).

Khoảng 10.30 giờ sáng, mãi đến khi các toán quân địch sắp tiến vào Bộ Tư lệnh Tiền phương thì Trung tướng Nghi mới ra lệnh rời căn cứ bằng đường bộ, từng đơn vị theo đơn vị trưởng mình rút theo hướng Nam về Cá Ná để lập phòng tuyến mới. Trung tướng Nghi, Chuẩn tướng Sang, Đại tá Lương, Ông Lewis (ông này nói tiếng Việt rất lưu loát) chuyên viên Tòa Đại sứ Mỹ cùng các quân nhân của Bộ Tư lệnh Tiền phương, Sư đoàn 6 Không quân, BCH/Lữ đoàn II Dù cùng các toán quân lẻ tẻ của Liên Đoàn 31 Biệt Động Quân lối 700 đến 800 người rời căn cứ tiến ra cổng số 1 về hướng Nam. Một Trung Đội Công Binh Dù đã dùng chất nổ phá hàng rào để đoàn người di chuyển về hướng núi Cà Đú.

Lúc đó Tướng Lê Quang Lưỡng, Tư Lệnh SĐND, đang bay trên trời, thấy tình hình sôi động ông định đáp xuống để trấn an anh em binh sĩ. Tướng Lưỡng là một vị Tướng gan dạ và trầm tĩnh, đã từng sống chết với các chiến sĩ Nhảy Dù trong chiến cuộc VN.

Thiếu tá Thành nghe “Lê Lợi” gọi Đại tá Lương không được (có lẽ trục trặc máy móc) anh bốc ống liên hợp trả lời:

- Trình Lê Lợi, còn gì để đáp xuống, phi trường đã bị tràn ngập

- Anh bảo Ông Lương cố gắng cầm cự, tôi sẽ về Sài Gòn tăng cường quân ra (nhưng quá trễ rồi, đâu còn phương tiện chuyển vận và trang thiết bị như thuở nào của một binh chủng hào hùng bậc nhất của QLVNCH).

Sau đó Ông đã liên lạc được với Đại tá Lương và vị LĐ Trưởng đã khuyến cáo ông đừng xuống vì phi trường đã bị địch quân tràn vào và quân ta còn đang chống trả.

Thiếu tá Thành bây giờ chỉ huy lực lượng lui binh. Ông cho lệnh Đại úy Long dẫn ĐĐ114ND đi đầu mở đường và đoạn hậu là ĐĐ113ND của Trung úy Phạm Đức Loan. Đại đội Công Binh và ĐĐ2 Trinh Sát ND cầm chân không cho địch đuổi theo BTL/QĐ3 và BCH nhẹ LĐIIND cùng bộ tham mưu, Anh em Nghĩa Quân, Không Quân, Địa Phương Quân và dân chúng đi theo.

Đoàn quân di chuyển trật tự đến cổng số 1 khoảng 11 giờ. Tại đây, vì không liên lạc được với Chuẩn tướng Nhựt, và cũng không gặp được Trung đoàn 5 như dự định, nên Trung tướng Nghi quyết định theo đường rào phía Nam, di chuyển dọc theo đường từ Tour Chàm đến ngã ba An Phước. Đoàn quân an toàn đến Thôn Mỹ Đức lúc 12 giờ trưa.

Tại phi trường, khi đoàn quân của Trung tướng Nghi di chuyển khá xa, thì Sư đoàn 325 VC phối họp với Sư đoàn 3VC cùng Sư đoàn 968 tấn công và chiếm phi trường lúc 11.30 giờ trưa.

Thiệt hại của Sư đoăn 6 không quân rất đáng kể vì mất toàn bộ kho bom đạn và các trang thiết bị phụ thuộc, với lối 10 phi cơ đủ loại không bay được. Tuy nhiên tổn thất hành quân tương đối là nhẹ: 1 A-37 rớt, 4 A-37 bị bắn về đáp an toàn, 2 trực thăng cháy, 1 phi cơ quan sát cùng khá nhiều trực thăng bị bắn nhưng về đáp được an toàn.

Tại Thôn Mỹ Đức lúc khoảng 4 giờ chiều, Trung tướng Nghi được toán truyền tin của Lữ đoàn II Nhảy Dù cho hay có 1 đoàn phi cơ xin xác nhận vị trí để xuống bốc. Lúc bấy giờ, với một đoàn người gần 700 quân nhân và thân nhân nên khó bốc hết được, vả lại khi trực thăng đến, khó lòng mà giữ được trật tự, chắc chắn sẽ tạo hỗn loạn làm lộ mục tiêu giúp địch đến vây bắt. Vì vậy Trung tướng Nghi quyết định vì sự an toàn cho đồng đội, từng khổ cực chiến đấu với nhau mà không vì an toàn cho bản thân, nên ra lệnh toán cứu cấp đó không nên đáp, và chỉ nên đến ngày hôm sau, tại một địa điểm xa hơn về phía Nam. Và sau đó Đại tá Lương ra lệnh cho tất cả bố trí dọc theo ruộng mía chờ đêm tối di chuyển vượt sông Dinh về hướng Nam.

Bắt đầu từ 5.30 sáng ngày 16/4, BCH/TĐ3ND vì không thể đợi cánh quân bên trái QL-1 do Thiếu tá Vân chỉ huy được, từ đỉnh núi Hòn Bà BCH bắt đầu di chuyển về hướng Đông mãi tới tối ngày 18/4 mới tới được bờ biển. Đến 11.00 giờ sáng ngày 19/4, TĐ3ND liên lạc được với Đại tá Trương Vĩnh Phước Tư Lệnh Phó SĐND đang bay trên một chiếc C-47 ở ven biển. Sau khi cho vị trí điểm đứng, đến 4.00 giờ chiều, một đoàn trực thăng bay là là sát mặt biển vào bốc hết toán quân 73 người ra đảo Phú Quý lấy thêm xăng rồi đưa về phi trường Phan Thiết.

Buổi chiều tối ngày 19/4, đoàn trực thăng bốc 73 chiến sĩ TĐ3 Nhảy Dù phải đáp xuống phi trường Phan Thiết để lấy thêm nhiên liệu. Tất cả quân nhân phải rời phi cơ. Sau khi lấy nhiên liệu xong các quân nhân ND lại tiếp tục lên đường. Thiếu tá Trang ra lệnh cho Đại úy Viên phải đi chuyến bay sau cùng để kiểm điểm cho tất cả mọi người đều lên phi cơ.

Khi chuyến bay sau cùng chuẩn bị cất cánh thì cộng quân bắt đầu pháo vào phi trường và chiếc phi cơ này bị trúng mảnh đạn không thể cất cánh được, đèn báo động chớp liên hồi. Phi hành đoàn bèn gọi một gunship quay trở lại đón họ, còn 11 quân nhân Nhảy Dù kể cả Đại úy Viên còn kẹt lại giữa phi đạo. Liên lạc với BCH/TĐ không được (có lẽ phi cơ đã đi xa quá tầm liên lạc của máy PRC-25). Đại úy Viên cho lệnh 10 Quân nhân ND vào phòng đợi của Phi Trường Phan Thiết. Tại đây họ gặp đơn vị Tiểu đoàn 64BĐQ vừa từ Ban Mê Thuột di tản về và được chỉ định bảo vệ phi trường. Tiểu đoàn trưởng 64BĐQ là Thiếu tá Đàng và TĐP là Thiếu tá Phước. Các Binh sĩ Nhảy Dù được “mời” qua nhà bếp xơi một bữa cơm thịnh soạn vì ba ngày qua họ đã nhịn đói.

Đại úy Viên đang ngồi suy tính: “mình không có bản đồ vùng này, bọn VC tấn công vào phải làm sao đây?” Bỗng có một ông Trung úy BĐQ chạy vào hô to, các Anh Nhảy Dù đâu rồi, chạy đi thôi, VC nó đã chiếm Tỉnh lỵ Phan Thiết rồi, ở đây không xong đâu. Đại úy Viên có hỏi Tiểu đoàn Anh đi về hướng nào? Anh ta cho biết Tiểu đoàn Phó dẫn 2 Đại đội trách nhiệm canh gác ngoài cổng phi trường chạy dọc theo QL-1 xuôi Nam rồi, còn Thiếu tá TĐT đã vòng qua cuối phi đạo đi xuống hướng bờ biển. Sau đó Anh Trung úy cùng 2 người lính BĐQ cắm đầu bỏ chạy, lúc này là 9.15 giờ đêm 19/4/1975. Toán Nhảy Dù của Đại úy Viên còn 11 người, lúc 8.00 giờ tối, một Binh sĩ đã xin phép về ghé qua nhà ngoài Tỉnh lỵ Phan Thiết để thăm Cha Mẹ, vì hai năm nay từ ngày đầu quân anh không có dịp về thăm.

9.20 giờ đêm, Đại úy Viên dắt 9 binh sĩ còn lại băng qua phi đạo nhắm hướng biển mà đi. Đúng như Anh dự đoán, phía sau TTHL/ĐPQ cạnh phi đạo, tuột xuống khoảng 100m là bờ biển. Đại úy viên ra lệnh cho các binh sĩ phải đeo sát nhau kẻo bị lạc, 3 máy PRC-25 phải cẩn thận đừng để hư hỏng. Chỉ để một chiếc mở máy trên tần số của BTL/SĐND còn 2 chiếc còn lại vặn tắt để tiết kiệm điện trì. Toán Nhảy Dù lần chạy cách bờ biển khoảng 4 đến 5 thước hướng về phía Nam vì đi như vậy đỡ phải chồn chân và có nước để uống cầm hơi. Chạy được khoảng 3km thì bắt kịp 3 Đại đội BĐQ của Thiếu tá Đàng. Thiếu tá Đàng muốn phối hợp với Đại úy Viên để bàn kế hoạch di chuyển. Nhưng Đại úy Viên trả lời “Thiếu tá còn quân đông nên tránh vô trong lợi dụng đêm tối mà di chuyển, còn chúng tôi chỉ còn 10 với 6 khẩu M-16, một colt, 3 máy PRC-25 và hơn nữa chúng tôi không còn sức để chiến đấu lâu dài. Vậy để chúng tôi cứ chạy sát bờ nước bên ngoài này nếu gặp VC phục kích chúng tôi sẽ cùng nhào lên một lượt để giải quyết trận chiến chứ không còn giải pháp nào khác để chọn lựa.”

Toán của Đại úy Viên tiếp tục chạy suốt đêm đến 6.00 giờ sáng ngày 20/4/1975 thì thấy ngọn hải đăng tại mũi Kê Gà thuộc địa phận tỉnh Bình Tuy. Đại úy Viên cho cả toán dừng chân nghỉ ngơi. Trong lúc ăn uống, Đại úy Viên lấy máy PRC-25 dò tìm các đài bạn. Bỗng nhiên nghe được một đài rất rõ ràng: “Hải Âu đây Hải Đăng...” Đại úy Viên bèn dùng bạch văn chen vào hệ thống xưng danh ND và yêu cầu đài Hải Đăng tiếp chuyển lời cầu cứu về BTL/SĐND.

Chờ khoảng 5 phút Hải Đăng trả lời bảo: “Ông già của Anh (Chuẩn tướng Lưỡng) hiện đang ở tại tòa tỉnh Bình Tuy, 30 phút nữa chuồn chuồn sẽ đến với các Anh.”

Sau đó không lâu một trực thăng chở Trung tá Lê Văn Mễ Trưởng Phòng 3 SĐND đến bốc hết 10 chiến binh Nhảy Dù này về tòa tỉnh Bình Tuy đúng 1.00 giờ trưa và Đại úy Viên vào trình diện Chuẩn tướng Tư Lệnh SĐND tường trình diễn tiến.

Cuối đời chiến Binh:

Lúc 9 giờ tối ngày 16/4, dưới sự hướng dẫn của Đại tá Lương, đoàn người thuộc BTL Tiền Phương QĐ3 bắt đầu rời Thôn Mỹ Đức. Chưa đi được bao xa thì bị địch phát hiện và bao vây. Nhờ trời tối, hai Đại đội Nhảy Dù bắt đầu xung phong đột phá vòng vây; một trận cận chiến diễn ra khốc liệt. Các Chiến sĩ nhảy dù nhận được lệnh xung phong càn qua xác địch và trực chỉ hướng Phan Thiết. Trung úy Loan dẫn Trung đội 1 đi đầu, binh sĩ nhào lên pháo tháp tăng của địch tung lựu đạn tiêu diệt xạ thủ bên trong. Trung Đội 2 và 3 dàn hàng ngang dùng M72 và MX202 tiêu diệt 3 chiếc khác kế bên. Địch hốt hoảng, bắn loạn xạ, bất ngờ một một loạt AK47 bắn trúng ngực Loan, khiến người Anh bị tung ngược về sau. Thành nhảy lên kéo Anh về đường thông thủy và Anh chỉ nghe được tiếng thì thào trăn trối lần chót của người Đại đội trưởng can đảm đã từng theo Anh lập nhiều chiến công cho TĐ11ND.

- Vĩnh biệt đích thân...

Thở ra vài hơi, Loan nói trong nghẹn ngào:

- Nhắn với Vợ Con em là em nhớ thương họ vô cùng!
- Vĩnh... biệt!

Thành tức giận điều động toàn bộ binh sĩ Tiểu đoàn còn lại, quyết tâm tận diệt để rửa hận. Nhưng trong lúc hăng hái xung phong, một mảnh lựu đạn đã sớt qua mặt và tay làm máu chảy ra ướt mờ cả mắt. Thành bảo sĩ quan ban 3 điều động các binh sĩ thuộc cấp rút đi, hãy để Anh cùng các chiến sĩ bị thương ở lại đoạn hậu kẻo liên lụy chung cả đám. Nhưng các đàn em làm sao bỏ được Ông Thầy.

- Ông Thầy không thể ở lại, tụi em dìu Ông Thầy đi!

Thiếu tá Thành báo với Đại tá Lữ đoàn trưởng rằng ông đã bị thương, nhờ ông dìu dắt đoàn quân, anh không còn khả năng chỉ huy. Các chiến sĩ Dù là những người từng trải trong chiến trận, lợi dụng đêm tối, từng tổ một phân tán rút về hướng Phan Thiết.

Đại tá Nguyễn Thu Lương cho toán khinh binh Nhảy Dù mở đường. Đoàn quân đi được hơn 500 thước thì thấy xác địch ngổn ngang dọc 2 bên đường. Cộng quân chẳng canh gác gì cả, có lẽ quá mệt mỏi do nhiều ngày di chuyển từ xa và phải chiến đấu triền miên.

Bất ngờ trên 2 chiến xa có đại bác phòng không 37ly; lúc đó có một tên đang ngồi hút thuốc lá... Thấy tiếng động, hắn bấm đèn Pin và hỏi:

- Ai đó?

Toàn thể chiến sĩ Dù khai hỏa và hô xung phong tràn qua, dẫm cả bọn bộ đội đang nằm ngủ; rồi chạy băng qua đường tiến vào vùng rậm rập hướng về sông Dinh. Trong khi rút chạy mọi người nghe rõ tiếng địch la ó lung tung, những khẩu phòng không bắn ria bạy loạn xạ, làm lá cây, lá dừa rụng rơi tơi tả. Các chiến sĩ Dù co mình chạy băng qua đường nhựa, tới khu lò đường gần bờ sông Dinh. Tạm thời dừng lại để cho khinh binh đi thám sát con sông trước mặt (có một số tổn thiệt vì bị địch bắn vói theo). Đại tá Lương dẫn đoàn người (đủ mọi thành phần) qua sông được hơn 200 người, kiểm lại thì không thấy Tướng Nghi, Tướng Sang, và ông Lewis. ĐT Lương và toán binh sĩ Nhảy Dù phải trở lại chỗ cũ, đến gốc cây xoài lớn cách đường thông thủy khoảng 50m, thấy hai vị Tướng và người Mỹ cùng sĩ quan tham mưu còn đang kẹt lại tại đó. Sau đó mọi người trực chỉ hướng bờ sông Dinh.

Lúc này các chiến sĩ Dù đi một cách dè dặt vì địch còn nằm ngủ trên đường, bây giờ khi dẫn toàn bộ đám đông qua thì Đại đội lính Dù dàn quân bắn áp đảo để địch không kịp ngẩng đầu bắn vào đoàn người di tản. Sau khi tới bờ sông, nhờ nước ròng (sâu nhất chỉ tới bụng) nên có thể lội qua bên kia bờ được. Đoàn người di tản gấp rút qua sông vì sợ địch phản kích, mặc dù cộng quân lúc đó đang mê ngủ, lại bị tấn công ào ạt dữ dội bởi các chiến sĩ Dù nên phải chém vè chạy bán mạng (và cũng không dám bắn ngang vì sợ bắn nhầm với nhau). Hai vị Tướng và người Mỹ vẫn không chạy theo kịp toán quân Dù. Sau khi quân Dù mở đường máu vượt qua đường thì địch giàn các chiến xa theo đường và đồng thời mở đèn pha chiếu vào khe núi sáng như ban ngày! Rồi địch tiến tới khe suối, người bị bắt đầu tiên là Tướng Sang, tiếp đến là Trung tướng Nghi, anh cố vấn Mỹ, kế bên là anh cận vệ tướng Nghi. Sau đó chúng bắt luôn BS Tiến, y sĩ trưởng LĐ2, Đại úy Đô ĐĐT Công Binh, và những người kẹt dưới khe suối. Thiếu tá Thành Râu được một toán nhỏ lính Dù trong đó có y tá theo bảo vệ và chăm sóc vết thương, đi tới sáng thì dừng lại nghỉ ngơi trong một bụi rậm. Thầy trò chỉ còn nhìn nhau cười cho số phận người chiến sĩ Dù mới nếm mùi thất bại đầu tiên trong tình hình đất nước đang tới hồi đen tối!

Toán theo Đại tá Lương vượt qua sông Dinh tới nghỉ tại một ngôi chùa cổ; lúc đó là 1 giờ khuya ngày 17/4/1975. Trong số hơn 200 người qua sông, không có những sĩ quan tham mưu của Quân đoàn III, Sư đoàn 6 Không quân, Sư đoàn 2 Bộ binh, và Biệt Động Quân. Nghỉ ngơi khoảng nửa giờ thì Đại tá Lương cho lệnh Thiếu úy Bé dẫn 10 binh sĩ Dù lội trở lại tìm cách hướng dẫn 2 vị Tướng và anh Mỹ tòa Đại Sứ qua sông. Phần còn lại sẽ bố trí và chờ đợi tại ngôi chùa này. Nhận lệnh, mặc dù mệt mỏi suốt đêm, 10 chiến sĩ Nhảy Dù cũng thi hành lệnh nghiêm chỉnh. Đó là kỷ luật trong binh chủng, nhờ vậy Nhảy Dù gây được nhiều niềm tin cho đồng bào miền Nam hằng chục năm nay. Thiếu úy Bé là một sĩ quan can đảm, anh đã lập nhiều chiến công trong các trận Thường Đức và đèo Hải Vân, Bé dẫn Tiểu đội (chỉ còn 10 người) lội sông trở lại vị trí khu vườn mía để tìm 2 vị Tướng. Nhưng! Sau 2 lần bị bất ngờ và bị tổn thất, địch đã đề cao cảnh giác. Nên khi toán quân Dù vừa qua sông tiến tới gần lò đường thì địch khai hỏa dữ dội. Bé điều động anh em bắn trả mãnh liệt, một chiến sĩ đã hy sinh ngay loạt đạn đầu, Bé bị thương nơi bắp đùi, anh biết trung đội đang lọt vào vòng vây, với chiến xa và phòng không địch bắn tới tấp, Bé bảo Trung sĩ Tuy dẫn anh em rút lui về bên kia sông. Anh không thể chạy được nếu dây dưa thì chết cả đám, TS Tuy còn chần chờ, nhưng Bé bảo đây là lệnh. Rồi Bé ở lại mở chốt lựu đạn ném vào quân địch, bắn tới hết đạn, thì địch quân tràn tới; anh định mở chốt an toàn trái lựu đạn chót để chết chung với địch! Nhưng Tuy đã dẫn binh sĩ đi được một đoạn, rồi không đành nên bảo binh sĩ quay lại, vừa lúc thấy Bé định tự sát, nên anh nhào tới chụp tay và cố đỡ Bé chạy về bờ sông. Họ đi được chừng 100m, thì bị địch theo kịp. Tuy và các chiến sĩ Dù bắn trả tới tấp chận đường tiến quân của địch. Thấy tình hình không thể cầm cự lâu, Tuy vừa bị một viên đạn xuyên qua đùi, anh cùng Thiếu úy Bé bảo binh sĩ anh em để đạn dược lại và lui về báo cáo, rồi mỗi người thủ 2 khẩu M-72 và M-16, cùng nhiều lựu đạn do anh em để lại. Hễ mỗi lần địch nhào lên thì Bé và Tuy kẻ bắn M-16 người thụt M-72, khiến địch tổn thất nặng nề. Khi thấy 2 người bắn hết đạn, địch quân tràn lên và bị lựu đạn ném ra. Cộng quân tức giận vội bắn hàng loạt B-40 bứng bay mô đất che 2 chiến sĩ Dù can đảm; TS Tuy ném hết các quả lựu đạn, rồi cố kéo Bé về bờ sông, nhưng không kịp nữa; địch tràn tới nhanh và chĩa súng bắn vào hai người như để trả hận!!! Nguyên thân hình Tuy và Bé bị bắn tung lên, chết ngay tức khắc!

Đại tá Lương nghe tiếng nổ, biết đó là điềm chẳng lành; quả nhiên khoảng 20 phút sau, toán quân lội trở lại, 10 người chỉ còn 7. Thiếu úy Bé, Trung sĩ Tuy cùng 1 binh sĩ đã hy sinh, anh Hạ sĩ phụ tá bị thương ở cánh tay trái, và một binh sĩ bị thương ở đùi. Suy nghĩ một lúc, vô kế khả thi; Đại tá Lương đành dẫn hơn 200 quân nhân đủ loại binh chủng; lấy phương giác băng đồng về hướng sông Quao. Đoàn quân đi khoảng 2 giờ rưỡi thì tới nơi. Sông này rất hẹp và đầy bèo lục bình. Hai khinh binh đi đầu lội thử, thấy chỗ sâu nhất cũng chỉ tới ngực. Toàn bộ qua được bên kia bờ, mọi người đều quá mỏi mệt, chia từng toán nhỏ nằm trong các lùm bụi rậm rạp nghỉ ngơi.

Khoảng 6 giờ sáng, trời còn mờ sương, anh lính truyền tin đánh thức Đại tá Lương dậy và trao ống liên hợp cho ông nghe. Từ trên không, một chiếc L19 của Quân đoàn III đang bay lượn vòng vòng phía bờ biển và gọi máy liên tục. Ông trả lời và xưng danh hiệu; vị sĩ quan trên máy xưng là Đại úy Tango (nghĩa chữ T đứng đầu tên), và đồng thời yêu cầu chuyển sang tần số giải tỏa. Sau khi xác định mật hiệu, Tango đã biết chính là LĐT/LĐIIND và vị trí điểm đứng. Anh ta hỏi có bao nhiêu người. Đại tá Lương nói khoảng 250 người (chỉ phỏng đoán). Đại úy Tango cho biết có 22 trực thăng chở quân, và mỗi chiếc chở được tới 14 người. Vì tất cả chỉ còn súng và ít đạn với mấy vật dụng sơ sài như Poncho, ba-lô đựng ít lương khô, nên có thể chở được 14 người. Đại úy “T” cho biết phải sẵn sàng trước 7 giờ sáng ngày 17/4/75. Rồi chiếc phi cơ quan sát rời vùng; đoàn quân di tản được phân phối, xếp mỗi toán 14 người theo thứ tự hàng dọc để trực thăng dễ bốc. Chiếc cuối cùng sẽ bốc quân gần sát bờ sông Quao (trong đó có Đại tá Lương và 2 nhân viên truyền tin, tất cả 14 người này đều là quân Dù).

Khoảng 40 phút sau, phi cơ quan sát trở lại, Đại úy “T” hỏi Đại tá Lương cho biết vị trí của Tướng Nghi và Tướng Sang đang ở đâu? Đại tá Lương trả lời: “Đã thất lạc từ đêm hôm qua, tại khu rừng mía, để về đến nơi tôi sẽ trình bày chi tiết”...

Mười lăm phút sau, từ trên phi cơ Đại úy “T” truyền xuống cho biết lệnh của tướng Tư Lệnh Quân Đoàn III (Nguyễn Văn Toàn): “207 (danh hiệu truyền tin của Đại tá Lương) phải trở lại kiếm hai ông Three Stars Nectar và One Star Sierra; nếu không thi hành khi về sẽ ra tòa án quân sự và sẽ không còn 3 bông mai bạc nữa đâu!!!”

Lúc đó Thiếu tá Đông (một SQ bộ binh) và tất cả các quân nhân sĩ quan, HSQ, và binh sĩ đứng gần đều nói: “Đại tá cứ về, việc làm suốt ngày và đêm hôm qua chúng tôi đều biết, nếu có phải ra tòa án, chúng tôi sẽ cùng ra làm chứng... Chúng ta đã làm hết sức, mà không đạt được thì đành chịu thôi!”

Thực tế ông đâu có bỏ chạy một mình, đã đưa 2 vị ấy ra khỏi phi trường; rồi đi bộ suốt ngày mới tới Cà Ná. Và chính Tướng Nghi cũng đã từ chối không cho trực thăng xuống bốc BTL Tiền phương và SĐ6KQ lúc 17 giờ chiều ngày 16/4/75.

Suy nghĩ một lúc, Đại tá Lương gọi máy nói với Đại úy Tango ở trên phi cơ L19 là: “Tôi và một số quân nhân Dù sẽ trở lại vùng chạm địch hôm qua để dò la và tìm 2 vị Tướng. Tôi yêu cầu cho trực thăng bốc tất cả hơn 200 người hiện đang đứng với tôi về QĐ3 để họ trình bày với Trung tướng Tư lệnh.” Sau đó ông dặn dò và nói lại nhờ Thiếu tá Đông và 1 Thiếu úy về gặp Trung tướng trình bày lại mọi sự. Đại tá Lương chọn 16 chiến sĩ Dù chia làm 2 toán do Trung sĩ Hùng và HSI Toàn làm trưởng toán, cùng với 2 máy truyền tin để chờ đêm tối trở lại. Khoảng 1 giờ sau, trực thăng xuống bốc trên 200 quân nhân đủ mọi binh chủng bay đi...

Tối 17/4/75, 17 người trở lại chỗ chạm súng tại khu vườn mía, vườn xoài, và đường thông thủy. Ban đêm phải đi ngoài đồng trống theo phương giác. Không dám đi gần đường và làng mạc, vì chó sủa sẽ bị lộ. Khoảng hơn 1 giờ khuya, toán này về tới chỗ cũ, cảnh vật rất lặng lẽ và yên tĩnh. Những cành cây và trái dừa đã bị súng phòng không 37ly bắn rơi rụng đêm qua nay vẫn còn nguyên; mùi khói súng còn nồng nặc...

Đại tá Lương kiếm vài ngôi nhà gần đó, cho anh em bố trí nghe ngóng; nhìn trong nhà dưới ánh đèn dầu mờ, thấy toàn những ông bà già và trẻ nhỏ. Anh gõ cữa vào để hỏi thăm; vẻ mặt họ rất sợ sệt. Đại tá Lươmg hỏi một ông lão:

- Chúng tôi là anh em quân nhân Dù về đây tìm người quen... Vậy bác cho biết hồi đêm đánh nhau ở đây; rồi các quân nhân Cộng Hòa đi về đâu?

Ông lão trả lời với giọng run run:

- Trời ơi! mấy cậu sao còn ở đây? Họ đông lắm, đi mau đi, đừng ở đây nguy hiểm lắm.

Đại tá Lương hỏi thêm:

- Vậy hồi đêm đánh nhau ở đây có nhiều người chết và bị thương không?

- Chết, nghe nói mấy chục người, và lúc gần sáng, họ (tức VC) tràn vào đường khe suối bắt được một số lính

- Bác có nghe nói bắt được sĩ quan nào cấp Tướng không?

- Không nghe

- Vậy còn dân chúng và gia đình binh sĩ ra sao?

- Họ đi ra chợ Phan Rang, theo đường lộ, đông lắm.

Đại tá Lương tiếp tục hỏi thêm vài điều nữa rồi cám ơn và chào từ giã.

Sau đó, họ vượt sông Dinh trở lại, và kỳ này nhắm hướng núi để đi cho an toàn. Mọi người còn trên mình khoảng 3 ngày lương khô (gạo xấy, cá, và thịt hộp). Suốt 2 ngày 18/4 và 19/4, 17 người đi theo vùng đồi cát, khát nước vô cùng vì nắng quá gay gắt. Mỗi người bẻ trộm vài cây mía để giải khát... Nhưng càng ăn lại càng khát thêm... Chiều ngày 19/4, họ vượt đường xe lửa, đổ xuống vùng đồng bằng; hướng về biển để kiếm ghe xuồng, xuôi về Cà Ná. Đi được khoảng 1km thì 2 khinh binh dẫn đầu ra hiệu có địch phía trước. Tất cả kiếm nơi bố trí để chuẩn bị chống trả. Bò lên quan sát, trung sĩ Hùng trở lại cho biết: hình như không phải địch, thấy họ mặc áo màu xanh bộ binh và có vẻ cũng đang ẩn nấp. Trung sĩ Hùng dẫn 5 binh sĩ bò lại chỗ bụi rậm gần đó hô bảo đầu hàng... Họ liền giơ tay và đứng dậy ra khỏi chỗ núp.

Thì ra là 7 chiến sĩ Địa phương quân, họ vẫn còn nguyên súng đạn. Gặp quân Dù họ mừng như gặp được cứu tinh, và đoàn quân có thêm 7 trợ thủ nữa! Như vậy tổng cộng là 24 người tất cả. Để 7 binh sĩ Địa phương quân đi đoạn hậu, mọi người nhắm hướng Đông tìm đường ra biển. Suốt ngày 19/4, họ đi êm ả; tuy nhiên tối đến nhìn về phía Quốc lộ 1 thấy đèn xe của địch đang chạy về hướng Cà Ná. Đại tá Lương định ra đến biển rồi chắc phải xuôi ngược về Phan Thiết, chứ không thể lên Cà Ná được nữa vì địch đang di chuyển về hướng này. Đêm 19/4, tất cả dừng quân và nghỉ ngơi lấy sức, để sáng mai có thể đi một mạch tới Quốc lộ 1 và băng về hướng biển. Sáu giờ sáng ngày 20/4, mọi người bắt đầu di chuyển sau khi ăn cơm sấy và thịt hộp lót dạ. Khoảng 9 giờ thì toán quân chỉ còn cách QL-1 độ 2km, họ di chuyển 2 hàng dọc; đi theo các bờ ruộng mía cao quá đầu người. Khi còn cách QL-1 khoảng 500 thước, nhìn qua khoảng trống thấy từng đoàn xe địch chở đầy quân; trên nóc xe và 2 bên vẫn còn cắm cây lá ngụy trang. Mọi người đành bố trí trong ruộng mía, chờ trời tối sẽ băng qua đường, lúc đó toán đầu của Trung sĩ Hùng chỉ cách đường 300 thước; không thể chạy nhanh qua đường được, vì bên kia là khoảng trống khá xa. Nếu họ liều băng qua có thể sẽ bị du kích địa phương phát giác; vì trên đường thỉnh thoảng thấy vài tên du kích đeo súng trên vai và chạy xe đạp qua lại. Bất ngờ vào 10 giờ rưỡi sáng, có khoảng 1 Đại đội (chắc là lực lượng du kích địa phương) đi bộ dọc theo hai bên đường. Bỗng có một tên trong bọn hô to:

- Ê! Thấy tụi bây nấp trong ruộng mía rồi, ra hàng thì sống.

Sự thực ruộng mía rậm và cao, mà mọi người thì nằm theo các đường rãnh sâu giữa 2 luống mía; như vậy làm sao tên đó có thể thấy được; hơn nữa toán đầu còn cách QL-1 tới 300 thước. Nó chỉ hù dọa để nếu ai nhát gan sẽ bỏ chạy hoặc ra hàng. Đột nhiên có 2 lính Địa phương quân nằm ở phía sau toán quân Dù khoảng hơn 100 thước, đứng dậy chạy về phía núi; vừa chạy vừa bắn ngược lại hướng địch. Thế là địch bắn xối xả về phía ruộng mía. Thấy tình trạng bất lợi, tất cả bò lui về phía sau và giữ im không bắn trả.

Có lẽ địch nghĩ trong ruộng mía chỉ có vài người nên bắn hoảng để cầm chân mà bỏ chạy. Cộng quân dàn đội hình hàng ngang tiến vào ruộng mía để lục soát. Địch tới càng lúc càng gần, 50 thước, 30 thước, 20 thước, 10 thước... toán quân di tản bắt buộc phải nổ súng tự vệ, mấy tên đi đầu bị trúng đạn ngã liền. Cộng quân vội dừng lại lấy đội hình rồi đồng loạt khai hỏa bằng đủ loại súng vào quân ta.

Súng cối, B40, thượng liên, và đại liên bắn ào ào; nhờ các bờ luống mía cao, nên tránh được đạn thẳng, nhưng những loại B40 và súng cối bắn vào; khiến hai chiến sĩ Dù bị thương. Trung sĩ Hùng vừa lao mình lên phóng một lượt 2 trái lựu đạn, thì anh bị nguyên một tràng AK-47 trúng ngực; tuy bị thương nặng nhưng Hùng vẫn còn tỏ lòng khí khái khiến Đại tá Lương lúc nào cũng nhớ đến cử chỉ hào hùng của anh: Hùng vừa đưa súng vừa nói:

- Ông thầy chạy đi tôi sẽ chận chúng nó lại và chết chung với tụi nó bằng trái lựu đạn này!

Đại tá Lương còn bịn rịn, nước mắt tuôn trào vì thương cho người chiến sĩ Dù trung can nghĩa dũng! Hùng lấy tay khoát bảo chạy mau. Súng địch bắn dữ dội, thêm 2 chiến sĩ Dù bị tử thương! Hai người đệ tử đứng gần thấy địch sắp tới, vội kéo Đại tá Lương chạy về hướng núi.

Rồi ruộng mía bị cháy vì đã đến thời kỳ sắp chặt, đốn về làm đường, nên lá mía đã khô nhiều; gặp các loại đạn lửa, B40, và B41 nên phát cháy dữ dội. Đại tá Lương và 2 chiến sĩ Dù bị nóng quá vội chạy ngược về phía đồi núi; trong 5 chiến sĩ Địa phương quân có 2 bị tử thương, 3 người còn lại bị bắt tại chỗ (trong đó có 1 anh bị thương bả vai)!

Có lẽ qua lời khai của mấy người bị bắt, nên sau đó ít phút, nghe tiếng loa gọi của địch:

- Chúng tôi biết có anh Đại tá và ít lính Dù trong khu vực này, nếu ra hàng thì sống, được về với gia đình, còn chống lại sẽ chết.

Trong 2 người truyền tin có 1 anh bị tử thương, và chiếc máy còn lại cũng hư luôn, chỉ nghe được nhưng không phát được. Vì nghe có Đại tá Dù, địch tăng cường quân thêm từ các đoàn xe phía sau; quân số đông đến cả Tiểu đoàn, và bao vây toàn khu vực vườn mía mà quân Dù đang ẩn nấp. Bây giờ chỉ còn lại 10 người, họ chia ra làm 3 tổ, trấn giữ 3 hướng với tiêu lệnh bắn rất ít để tiết kiệm đạn; mong cầm cự chờ đêm tối sẽ tìm cách thoát thân. Lúc đó, trong máy truyền tin Đại tá Lương nghe tiếng gọi danh hiệu của anh, nhưng trả lời thì phi cơ quan sát không nhận được! Khoảng 2 giờ chiều, địch bắn súng cối rất nhiều, trong đó có cả lựu đạn cay! Vì không có mặt nạ chống hơi cay, nên mọi người liều mạng vừa bắn trả vừa chạy nhanh về hướng núi. Mỗi toán chạy một ngã... Chạy hết ruộng mía thì đến vùng ruộng rẫy trồng toàn dưa. Lúc đó Đại tá Lương bị tai ù, mắt cay thốn rất khó chịu; anh vừa chạy vừa dụi mắt, đến một vũng nước (có lẽ dùng để tưới cây); tổ của ông còn lại 3 người, họ vội úp mặt vào nước vừa uống vừa rửa... rồi mệt quá nằm ngủ mê thiếp lúc nào không hay. Khi tỉnh dậy, thấy 3 tên bộ đội VC đang cầm AK-47 chĩa vào 3 người. Một tên hỏi:

- Các anh có thấy thằng Đại tá Dù chạy hướng nào không?

Đại tá Lương chỉ phía trái nói:

- Chạy về hướng kia!

Tên vừa rồi, có lẽ là tổ trưởng trong 3 đứa, lại hỏi:

- Vậy anh là ai?

Lúc gần tới vũng nước có mấy bụi cây rậm rạp, nên 3 người đều cởi dây đạn và súng dấu trong bụi cây; định uống nước rửa mặt xong sẽ ngồi nấp trong bụi đợi mờ tối mới đi tiếp. Vì từ đó vào núi rất xa, mà ruộng rẫy và bãi trống từ đó kéo dài tới núi. Vì vậy địch thấy họ chỉ có người không; chẳng có súng và nón sắt chỉ có chiếc địa bàn còn đeo trên cổ Đại tá Lương.

Tên trưởng toán hỏi anh:

- Anh làm gì trong quân Ngụy?

- Tôi làm Trung sĩ phát lương, đang trên đường về nhà thì thấy các anh bắn nhau ghê quá; lại bị gió thổi hơi cay đầy mặt, nên cố chạy đến đây để kiếm nước rửa mặt.

- Anh nói láo! Trên cổ áo anh có 3 cục và có gạch sói lòi qua (lúc đó cấp bậc ở cổ áo ông may bằng vải ngụy trang màu đen). Như vậy là thượng sĩ chứ đâu phải trung sĩ.

- Anh đã biết tôi đâu dám dấu, đúng tôi là thượng sĩ.

Vừa nói Đại tá Lương vừa cởi áo và dìm trong vũng nước bùn, chỉ còn mặc chiếc áo thun màu quân đội; với quần trận và giày saut. Hai chiến sĩ Dù chỉ ngồi im không nói gì, để mặc Đại tá Lương đối đáp. Mấy tên bộ đội cộng sản thấy ông đeo đồng hồ và nhẫn cưới, chúng bảo tháo ra và tự động bỏ túi; đồng thời còn khám túi quần sau của anh và lấy hết 3,000$ (ba ngàn đồng). Hai binh sĩ Dù kia, một người có chiếc đồng hồ cũng bị lột mất! Xong nó nói:

- Tha cho 3 anh đi về với vợ con, nhưng mỗi người phải đi một hướng không được đi chung, nếu đi chung tôi sẽ bắn.

Hắn chỉ hai anh kia đi chéo về phía làng; mỗi người phải cách nhau mấy trăm thước; còn Đại tá Lương đi về phía đường rầy xe lửa... Mệt mỏi, anh đi thất thểu mới được khoảng 500 thước thì gặp 2 tên bộ đội CS khác cầm súng từ xa vừa chạy tới vừa hô đứng lại. Anh quay nhìn lại 3 tên lúc nãy mong họ xác nhận là mới thả, nhưng họ lẻn nhanh về phía ruộng mía... Hai tên mới tới chĩa súng vào người bắt anh đi... Lúc đó trong túi quần trận ở ngang đùi còn 13,000$ (mười ba ngàn đồng).

Đại tá Lương nói:

- Hai anh để tôi đi về với gia đình tôi sẽ tặng 2 anh mười ngàn đồng.

- Có mua được đồng hồ con hải cẩu số 5 không? Hoặc đồng hồ không người lái, 12 trụ đèn...

Đại tá Lương nghe chẳng hiểu gì hết nhưng cứ gật đầu nói bừa:

- Với số tiền này mua được hơn 2 cái đồng hồ như các anh nói! (Sau này khi ở trong tù, anh mới biết: hải cẩu 5 là Seiko 5; không người lái là tự động; còn 12 trụ đèn là các con số đồng hồ dạ quang về đêm xem được!).

Hai đứa nhìn nhau, rồi một tên nói:

- Tôi đưa anh đến xóm nhà đàng kia, đến đó rồi anh tự đi lấy... Chứ ở đây thả ngay anh, các đồng chí khác sẽ thấy... không được đâu!

Họ bảo đưa tiền, anh đưa mỗi người 5 ngàn, còn lại 3 ngàn dằn túi. Rồi anh đi trước về hướng xóm làng, hai tên bộ đội đi theo sau. Tới bờ làng gặp một bà lão đang chặt củi và một thanh niên đang cuốc đất. Lúc đó Đại tá Lương khát khô cả cổ nên nói với bộ đội để ông xin nước uống. Bà lão nhìn ông, rồi đưa dao cho cậu thanh niên và nói:

- Con chặt trái dừa cho chú lính uống đỡ khát.

Đại tá Lương nói cám ơn, vừa đưa trái dừa lên miệng thì gặp 1 toán quân khoảng 20 chục người đang đi tới; anh vội nói:

- Ta đi thôi!

Bất ngờ tên chỉ huy hỏi 2 tên bộ đội:

- Bắt được tên “Ngụy” Dù à?

Ngay lúc đó có anh lính Địa Phương Quân bị bắt lúc trước đang được dẫn đi xem các xác chết coi có Đại tá không?

Anh ta bỗng chỉ và nói:

- Bắt được ông Đại tá Dù rồi đó.

Hắn vừa nói vừa chỉ về phía Đại tá Lương! Thế là chúng xúm lại trói chặt 2 tay anh và giải về Bộ Chỉ Huy Tiểu đoàn; bà lão thấy cảnh như vậy thương xót cho người chiến binh Dù vô cùng! Hai mắt đỏ ngầu, bà nói khẽ với cậu con trai:

- Tôi nghiệp mấy anh lính Cộng Hòa quá, họ suốt ngày vào sanh ra tử để bảo vệ dân lành, ngày nay lại lâm vào cảnh đường cùng như vầy! Thật tội nghiệp hết sức!

Sau đó họ đưa Đại tá Lương về bộ chỉ huy Sư đoàn 968, và anh trở thành tù binh của địch đúng 17 giờ ngày 20/4/75!!!

 

* * *

Riêng phần Thành Râu cùng toán đệ tử lần mò đi về hướng biển, anh có liên lạc được với Trung tá Lê văn Mễ, Trưởng phòng 3, và Đại tá Trương vĩnh Phước, Tư lệnh phó SĐND, họ bảo anh ráng tìm cách tới bờ biển để trực thăng bốc.

Ngày thứ 3, Thành mò ra tới bãi biển, chuẩn bị làm thủ tục để các trực thăng bay ngoài biển nhận diện. Lúc đang ngồi chờ đợi máy bay thì thấy một toán bộ đội đi tới; địch phát hiện trong nhà chòi có bóng người; vội nằm xuống bờ ruộng chĩa súng về hướng toán quân Dù. Thành thấy chống cự cũng vô ích, vì những người đi theo toàn thương binh và đạn dược đã cạn hết. Nên đành thúc thủ để cộng quân bắt dẫn đi tới bộ chỉ huy của họ.

Đầu não bộ chỉ huy quân chính qui Bắc Việt khi nghe nói Thành là Tiểu đoàn trưởng Nhảy dù thì họ rất vui mừng:

- Cả mấy ngày nay, tao tìm mầy giờ mới bắt được. Thằng ngoan cố! Giờ còn để râu nữa, trói lại. Một vài tên khác có vẻ cũng thuộc thành phần chỉ huy nhưng hiểu biết, đã can gián:

- Không được chúng ta phải áp dụng đúng qui chế tù binh.

Lúc đó trong đầu Thành nghĩ: “Kệ chúng mầy, muốn bắn tao bây giờ cũng không sợ, không thắc mắc. Luật giang hồ mà; mạnh được yếu thua, tao bây giờ như cá nằm trên thớt, tụi bay muốn làm gì thì làm”.

Địch chuyển anh dần lên đến trại tập trung tù binh. Trong lúc này, đối mặt với địch, Thành đã chứng kiến nhiều điều; địch cũng biết nể nang binh chủng Nhảy Dù ở tinh thần kỷ luật. Địch cũng có kẻ hiểu biết và cũng có đứa ác ôn. Có mấy tên đặc công cứ đòi xé xác anh như con mực khô để nhậu.

Vào trại tập trung, một tên sĩ quan CSBV mang Thành ra khai thác tù binh, lúc ấy vào ngày 19/4/75, và Sài Gòn vẫn chưa mất. Tên sĩ quan hỏi anh đã thua bao nhiêu trận. Thành trả lời:

- Chỉ mới thua trận này lần đầu và cũng là lần cuối!

- Nhảy Dù đánh chiến thuật nào?

- Đánh các anh không khó. Nhảy Dù bảo vệ mạng sống binh sĩ tối đa. Phi cơ, pháo binh đủ loại dập nát mục tiêu tan tành, rồi tà tà lên đếm xác

- Anh theo tôi vào Sài Gòn giải phóng?

- Tôi chỉ trung thành một phía.

Thành muốn trả lời ngang bướng để anh ta nổi nóng tặng cho một viên K54. Không ngờ hắn lại nở nụ cười nhiều ý nghĩa? Lợi dụng nụ cười đó, Thành nói:

- Anh cho tôi ra ăn tô cháo (ba ngày nay vừa bị thương vừa không ăn gì nên Thành cảm thấy đói vô cùng!).

Anh ta cho một cận vệ đi theo ra đầu đường ở trong thành phố Phan Rang mua cháo. Thành gọi mua một tô, các bà thương lính VNCH nên múc cho 1 tô kiểu “Xe lửa” để ủy lạo lần cuối cho anh lính Cộng Hòa! Bà bán cháo mếu máo nói:

- Cháu dại khai chi cấp bậc lớn để họ bắt ở tù lâu? Tội nghiệp cháu quá!!!

 

Đại tá Nguyễn Thu Lương

 


Tài liệu Tham khảo:

1. Hồi ức của Chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang về Trận Phan Rang 15/1/2002 trên trang nhà Nguyệt San Đoàn Kết
2. The Battle Of Phan Rang (April 1975) by Colonel Nguyen Thu Luong from Jay Weith’s files
3. Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập của Tiến Sĩ Nguyễn Đức Phương, Làng Văn xuất bản năm 2001

4. Những ngày cuối của VNCH (The Final Collapse) của Đại tướng Cao Văn Viên, Dịch giả Nguyễn Kỳ Phong, Vietnambibliography xuất bản năm 2003.

5. Trận Phan Rang (Tháng 4 năm 1975) trong Đời Chiến Binh của Thiếu tá Nhảy Dù Trương Dưỡng
6. Phỏng vấn các chiến hữu trong SĐND.

Bấm vào đây để in ra giấy

Bảng hướng dẫn đến các chương (bấm vào các con số sẽ đi thẳng đến chương đó):

01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22
23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 | 41 | 42 | 43 | 44
Mục lục

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

******44******

44. Trận Long Khánh (9/4 – 21 -4-1975)

 

Bấm vào đây để in ra giấy

Trận Long Khánh

(Từ ngày 9 – 21 /4/1975)

Xuân Lộc là tỉnh lỵ của tỉnh Long Khánh được thành lập theo Sắc lệnh 143-NV ngày 22 tháng 10 năm 1956 của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, do tách từ một phần đất của Tỉnh Biên Hòa.

Long Khánh phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía đông giáp tỉnh Bình Tuy, phía nam giáp Phước Tuy, phía tây giáp hai tỉnh Biên Hòa, Phước Long. Diện tích 3,457km² cách Sài Gòn khoảng 80km, mục đích định cư đồng bào Bắc Việt di cư năm 1954 sau hiệp định Geneve.

Theo nghị định số 131-BNV/HC/NĐ của Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ VNCH ngày 24/4/1957 thì tỉnh Long Khánh có 2 quận, 3 tổng, 34 xã:

- Quận Xuân Lộc, gồm 1 tổng: Bình Lâm Thượng. Quận lỵ: Xuân Lộc
- Quận Định Quán, gồm 2 tổng: Ta Lai, Bình Tuy. Quận lỵ: Định Quán.

 

Mặt trân Long Khánh Xuân Lộc

 

Khi tỉnh Phước Thành được thành lập vào tháng 1 năm 1959, vùng Ta Lai tách khỏi Long Khánh để nhập vào Phước Thành. Tỉnh sắp xếp lại còn 2 quận, 2 tổng, 16 xã. Về sau lập thêm quận Kiệm Tân. Tỉnh Long Khánh có nhiều núi đất đỏ xám, rừng thưa và đồn điền cao su. Hầu hết là núi thấp có rừng bao phủ như: núi Chứa Chan (còn gọi là núi Gia Rai) lớn nhất, cao 838m; núi Cam Tiên cao 441m, núi Bé Bạc cao 319m, núi Đồng Bác cao 236m, núi Gia cao 225m, núi Tràn cao 209m, núi Hok cao 157m; dãy núi Mây Tào cao 716m nằm tại ngã ba ranh giới với Phước Tuy và Bình Tuy.

Sông chính của tỉnh là sông Đồng Nai, chảy dọc tỉnh theo hướng Tây-Nam. Các sông khác là sông La Ngà, sông Vong, sông Lục, sông Gia Ớt, suối Tâm Bung.

Trong thời kháng chiến chống Pháp, là một vị trí chiến lược quan trọng vì là ngã ba của 2 Quốc lộ 1 và 20, cửa ngõ từ miền Trung, miền Cao nguyên vào Sài Gòn, do đó Xuân Lộc được coi như vòng đai ngoài bảo vệ phi trường Biên Hòa và thủ đô Sài Gòn. Xuân Lộc nằm trên đường giao liên giữa chiến khu C và D của VC với các mật khu Mây Tầm, Cù Mi, Xuyên Mộc, Đất Đỏ của tỉnh Phước Tuy, con đường mạch máu mà Bắc Việt dùng để nhận tiếp tế bổ sung quân cụ và tiếp liệu bằng đường biển, vì vậy từ lâu Sư đoàn 18BB đã được bố trí tại tỉnh này để ngăn chận.

Để tấn công Long Khánh, BV đã tung vào chiến trường này quân đoàn 4 gồm 3 Sư đoàn CT6, CT7, 341 cùng các đơn vị có sẵn của quân khu 7 như SĐ1. Thiếu tướng CS Hoàng Cầm là tư lệnh, chính ủy là Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện và 5 Tướng cố vấn Nga túc trực bên cạnh Văn Tiến Dũng chỉ huy chiến dịch. Về sau còn được tăng cường thêm SĐ325, CT3, và Liên Đoàn 75 Pháo yểm tầm xa.

Đến đầu tháng 4/75, cộng quân đã bắt đầu tấn chiếm các điểm trọng yếu trong tỉnh Long Khánh như Định Quán và Bình Khánh để cắt đứt QL-20 nối liền Sài Gòn và Cao Nguyên; cắt đứt QL-1 nối liền Sài Gòn với các tỉnh duyên hải miền Trung. Do đó vào thời điểm này Xuân Lộc trở thành khu vực phòng ngự trọng yếu của Sài Gòn và Quân Khu 3.

Ðêm 3/4/1975, trời vừa tối, một Trung đoàn của SÐ341 CSBV tấn công cường tập vào đồn Ðịa Phương Quân ở cầu La Ngà thuộc Chi khu Ðịnh Quán. Lực lượng trú phòng gồm một Tiểu đoàn trừ bị ĐPQ và một chi đội Thiết Vận Xa M113 (thuộc CÐ 2/5 TK) bảo vệ cầu La Ngà (nằm trên QL-20 cách ngã ba Dầu Giây 29km về hướng Bắc) đã chống trả dữ dội. Sáng ngày 4/4, đồn đã bị tràn ngập. Các Binh sĩ trú phòng còn lại phải rút lui băng rừng về phía Túc Trưng nơi có quân bạn.

Để bảo vệ Xuân Lộc, QLVNCH có Sư đoàn 18BB (các Trung đoàn 43, 48, 52), lực lượng ĐPQ+NQ tỉnh và các đơn vị tăng phái gồm Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh (Trung tá Trần Văn Nô, thiết đoàn trưởng), Tiểu đoàn 82BĐQ, 2 Tiểu đoàn pháo binh, và toàn bộ Lữ đoàn I Nhảy Dù (với các Tiểu đoàn 1, 8, 9 và Tiểu đoàn 3 pháo binh Dù), Sư đoàn 4 Không quân VN từ phi trường Cần Thơ, phụ trách không yểm chiến thuật. Các đơn vị phòng thủ được chia thành 3 chiến đoàn đặc nhiệm 43, 48 và 52 phối trí án ngữ quanh vòng đai thị xã Xuân Lộc.

1. Chiến đoàn 43 của Đại tá Lê Xuân Hiếu với 2 Tiểu đoàn bố phòng bên trong thị xã Xuân Lộc:

- Tiểu đoàn 1/43 của Đại úy Đỗ Trung Chu
- Tiểu đoàn 3/43 của Thiếu tá Nguyễn Văn Dư
- Tiểu đoàn 2/43 của Thiếu tá Nguyễn Hữu Chế giữ cao điểm Núi Thị, nằm bên ngoài vòng đai thị xã, xa lối 3km về hướng Tây
- với sự tăng cường của TĐ82BĐQ của Thiếu tá Vương Mộng Long
- Thiết Đoàn 5 (-) Kỵ Binh, các đơn vị Địa Phương Quân và Nghĩa Quân Long Khánh
- Ngày 11/4/75, Trung đoàn được tăng phái Tiểu đoàn 2/52 của Đại úy Huỳnh Văn Út từ lực lượng bố phòng trên tuyến ngã ba Dầu Giây.

2. Chiến đoàn 48 của Trung tá Trần Minh Công đã biệt phái 1 Tiểu đoàn bảo vệ Hàm Tân, thị xã tỉnh Bình Tuy, nên chỉ còn 2 Tiểu đoàn bố phòng phía Nam thị xã bảo vệ an ninh dọc theo Quốc lộ 1 từ Xuân Lộc đến Gia Rai.

3. Chiến Đoàn Đặc Nhiệm 52 do Đại tá Ngô Kỳ Dũng chỉ huy gồm toàn bộ Trung đoàn 52BB với 3 Tiểu đoàn:

- Tiểu đoàn 1/52 (Thiếu tá Cam Phú, Tiểu đoàn trưởng)

- Tiểu đoàn 2/52 (Ðại úy Huỳnh Văn Út, Tiểu đoàn trưởng)

- Tiểu đoàn 3/52 (Thiếu tá Phan Tấn Mỹ, Tiểu đoàn trưởng)

- Chi Đoàn 3/5 Thiết Kỵ (Ðại úy Lê Sơn, chi đoàn trưởng), nhiệm vụ lập tuyến phòng ngự tại giao điểm QL-1 & QL-20 đến Kiệm Tân, hướng đi Đà Lạt, cách thị xã hơn 12km về hướng Tây, nằm bên ngoài tuyến phòng thủ Xuân Lộc.

Đến khi các mặt trận bùng nổ, Bộ Tổng Tham Mưu đã tăng cường thêm các đơn vi Tổng Trừ Bị và Không Quân như sau:

1. Lữ đoàn I Nhảy Dù do Trung tá Nguyễn Văn Đỉnh chỉ huy gồm 3 Tiểu đoàn. Ngay từ khi mới nhảy vào trận địa, đơn vị này đã lập tức mở những cuộc phản công địch, nới rộng vòng đai an ninh ra xa bên ngoài thị xã.

- TĐ1ND, TĐT là Thiếu tá Ngô Tùng Châu

- TĐ8ND, TĐT là Thiếu tá Nguyễn Viết Thanh

- TĐ9ND, TĐT là Trung tá Nguyễn Văn Nhỏ (về sau bị thương chân, Thiếu tá Lê Mạnh Đường TĐP thay thế)

- TĐ3PBND, TĐT là Thiếu tá Nguyễn Văn Thông

- ĐĐ1 Trinh Sát Dù. Đại đội trưởng là Thiếu tá Nguyễn Văn Đức

2. Tiểu đoàn 82/BĐQ của Thiếu tá Vương Mộng Long, quân số trên dưới 200. Đơn vị này di tản từ Vùng 2 Chiến thuật về

3. SĐ3 Không Quân đóng tại Biên Hòa và SĐ4KQ đóng tại Cần Thơ

4. Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh của Trung tá Trần Văn Nô

5. 2 Tiểu đoàn Pháo Binh 155ly và 175ly

6. Các đơn vị ĐPQ/Tiểu Khu Long Khánh.

Tư lệnh mặt trận Long Khánh là Chuẩn tướng Lê Minh Đảo, Tư lệnh Sư đoàn 18 Bộ binh, Đại tá Tư lệnh Phó Lê Xuân Mai và Tỉnh Trưởng Long Khánh Đại tá Phạm Văn Phúc BĐQ mới về thay Trung tá Lê Ánh Nguyệt hồi tháng 3 /75.

Chiến trường Long Khánh gồm 3 mặt trận chính: mặt trận ngã ba Dầu Giây do Trung đoàn 52BB và Chi Đoàn 3/5 Kỵ Binh trấn giữ, mặt trận núi Chứa Chan, Gia Rai do Trung đoàn 48BB và Thị xã Xuân Lộc do Trung đoàn 43BB và các Tiểu đoàn ĐPQ bảo vệ. Bộ Tư lệnh hành quân của Tướng Lê Minh Đảo đặt tại quận đường Xuân Lộc ngã ba Tân Phong-Long Giao được bảo vệ bởi các đơn vị trừ bị của Sư đoàn, pháo binh và một Thiết Đoàn chiến xa.

Lực lượng địch: do Hoàng Cầm chỉ huy và Hoàng Thế Thiện làm Chính ủy (Về sau Trần Văn Trà thay thế vì bị QLVNCH đánh bại) gồm Quân đoàn 4 CSBV và các đơn vị thuộc Quân Khu 7 CSBV tăng cường với thành phần như sau:

1. SĐ6CSBV với quân số khoảng 2300 người gồm 3 Trung đoàn 33, 274, 612 tấn chiếm Ấp Hưng Đạo, đồi Mẹ Bồng Con, suối Tre về phía Đông ngã ba Dầu Giây ngăn chận viện binh của VNCH

2. SĐ7CSBV với quân số khoảng 4100 người, gồm 3 Trung đoàn 141, 165 và 209 tấn công vào Thị Xã Xuân Lộc từ hướng Đông Bắc, cắt đứt QL-1 từ Suối Cát đến ngã ba Tân Phong

3. SĐ341CSBV là SĐ mới thành lập ngày 22/12/1972 tại huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Thành phần của Sư đoàn này gồm các đơn vị địa phương của các tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh, do Đại tá Trần Văn Trấn chỉ huy (Trấn là một tù binh vừa mới được trao trả theo thỏa ước Paris), tấn công vào Thị xã Xuân Lộc từ hướng Tây Bắc, cắt đứt QL-20 từ Kiệm Tân đến ngã ba Dầu Giây.

4. Sư đoàn 1 với quân số khoảng 3400 người gồm Trung đoàn 44 Đặc công, Trung đoàn 52 và Trung đoàn 101Đ

Thành phần tăng cường (khi Trần Văn Trà nắm quyền chỉ huy):

5. SĐ325CSBV được thành lập tháng 3 năm 1951 từ các đơn vị độc lập tại Bình-Trị-Thiên ở miền Trung Việt Nam, gồm các Trung đoàn 18, 95 và 101 với quân số gần 5000 người

Thành phần yểm trợ:

6. 1 Sư đoàn pháo binh
7. 2 Trung đoàn thiết giáp
8. Liên đoàn 75 Pháo Yểm tầm xa và các đơn vị phòng không, Công Binh...

Diễn Tiến:

Trận Chiến Xuân Lộc bùng nổ:

Vào lúc 5g30 rạng sáng ngày 9/4/1975, sau khi đã đặt các chướng ngại vật tại ngã ba Dầu Giây, giao điểm của Quốc lộ 1 và Quốc lộ 20, Quân Ðoàn 4 của CSBV bắt đầu mở cuộc tấn công vào thị xã Xuân Lộc với cường độ khốc liệt, đồng loạt pháo kích vào nhiều vị trí quanh tỉnh lỵ Xuân Lộc, trận pháo kéo dài trong 2 tiếng đồng hồ với hơn 3,000 trái đạn. Trận mưa pháo của cộng quân không gây thiệt hại nào đáng kể cho quân trú phòng, nhưng đã tàn phá nặng nề chùa chiền, giáo đường, trường học, chợ búa và nhà cửa của dân chúng khiến cho người dân vô tội chết và bị thương như rạ. Khoảng 1 giờ sau, cộng quân tung Trung đoàn 266 thuộc Sư đoàn 341 chính quy Bắc Việt, và 1 Tiểu đoàn chiến xa T-54, 2 Tiểu đoàn pháo, 1 Tiểu đoàn đặc công tấn công vào các vị trí phòng ngự của chiến đoàn 43, tại ngã ba cua Heo, trung tâm tỉnh lỵ Long Khánh. Trận chiến xảy ra ngay tại nhà thờ Chính tòa và giữa chợ Xuân Lộc. Đối phương sử dụng chiến thuật “bộ binh tùng thiết”. Các đơn vị phòng thủ đã phản công quyết liệt, Đại đội Trinh Sát 43 đã đẩy lui cộng quân tại ngã ba Cua Heo và giữ vững vị trí, TĐ82BĐQ cũng đã chận đứng mũi tấn công của cộng quân bằng chiến xa và bộ binh tùng thiết tại phi trường L19 và Tòa hành chánh Tỉnh. Một vài nơi khác trong thành phố cộng quân đã chọc thủng phòng tuyến của ta.

Để đẩy lùi địch quân ra khỏi thị xã, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 đã điều động thêm lực lượng đến tăng viện, trận chiến trở nên dữ dội hơn. Lực lượng tăng viện và trú phòng đã quyết chiến và đẩy lùi được các đợt tấn công của cộng quân. Nhiều chiến xa T-54 và PT-76 bị hạ khắp nơi bởi các hỏa tiễn M-72 và các phản lực cơ A37, F5 của không quân.

 

 

Trận chiến Xuân Lộc ngày N+1

Sau khi bị đẩy lùi khỏi trung tâm thị xã Xuân Lộc trong buổi chiều ngày 9/4/1975, trận chiến tại mặt trận Long Khánh đã bước vào ngày thứ hai. 7 giờ sáng ngày 10/4/1975, CQ lại mở đợt tấn công thứ hai với 2 Sư đoàn CT6 & 7 CSBV và các Trung đoàn Chiến Xa. Khởi đầu là CQ pháo kích khoảng 1 ngàn quả đạn đủ loại vào thị xã Xuân Lộc, và các vị trí trọng điểm dọc theo các phòng tuyến vòng đai tỉnh lỵ, trận mưa pháo kéo dài trong vòng 1 giờ. Sau đó, các đơn vị bộ binh cấp Trung đoàn và thiết giáp của cộng quân đã đồng loạt tấn công biển người vào thị xã từ hai hướng Đông Bắc và Tây Bắc. Đợt tấn công này của địch đã bị quân trú phòng chận đứng từ các ngã ba dẫn vào tỉnh lỵ. Đến 6 giờ chiều ngày 10/4/1975, các chốt cầm cự của cộng quân trong thị xã Xuân Lộc, nhà thờ Chính Tòa đã hoàn toàn bị đẩy lui, 300 cộng quân bỏ xác tại trận địa với trên 100 vũ khí đủ loại, 2 binh sĩ cộng quân bị bắt sống. Tại các khu vực kế cận thị xã, trận chiến vẫn kéo dài đến 10 giờ đêm mới tạm lắng.

Kịch chiến tại ngã ba Dầu Giây

Tại ngã ba Dầu Giây, trận chiến đã xảy ra quyết liệt. Cộng quân áp dụng chiến thuật "xa luân chiến", thay nhau liên tục mở các đợt tấn công vào hệ thống công sự phòng thủ của quân trú phòng. Để triệt tiêu lối đánh của đối phương, các đơn vị trú phòng VNCH đợi cộng quân đến gần mới khai hỏa đồng loạt, mỗi đợt tấn công có ít nhất một trung đội cộng quân đi đầu bị loại khỏi vòng chiến. Để yểm trợ cho các đơn vị phòng ngự, các pháo đội Pháo binh VNCH đã bắn trực xạ chận đứng các đợt tấn công biển người của cộng quân.

Xuân Lộc ngày N+2.

Sau hai ngày giao tranh 9 và 10/4/1975, hơn 500 CQ bỏ xác tại trận, 8 chiến xa T-54 bị bắn cháy, lực lượng phòng ngự VNCH thu được gần 200 vũ khí đủ loại. 7 giờ sáng ngày 11/4/1975, hai Trung đoàn CQ từ hướng Đông Bắc và Tây Nam lại tấn công vào trung tâm thị xã, đây là đợt tấn công thứ ba. Quân trú phòng từ những công sự chiến đấu quanh các khu vực đã giao tranh quyết liệt với cộng quân.

-Tại ngã ba Dầu Giây, liên tục trong 3 ngày từ 9 đến 11/4/1975, CQ đã tung 2 Trung đoàn có thiết giáp yểm trợ quyết chiếm khu vực này, để từ đây mở những cuộc tấn công lớn vào phòng tuyến của Trung đoàn 52BB đang án ngữ hướng Tây Bắc của thị xã tỉnh lỵ. Tính từ 6 giờ sáng đến 18 giờ ngày 11/4/1975, CQ đã mở đến 6 đợt xung phong biển người vào các vị trí ở mặt trận Dầu Giây, và tất cả đều bị đẩy lùi.

 

 

CQ tung 4 Sư đoàn vào mặt trận Long Khánh

Trong ngày 12/4/1975, trận chiến tại Long Khanh đã trở nên quyết liệt khi cộng quân tung thêm 1 Sư đoàn mang bí số 325 Trị-Thiên vào mặt trận tại ngã ba Dầu Giây, với 3 Trung đoàn 18, 95 va 101 bộ binh và 1 Trung đoàn thiết giáp tấn công vào trung tâm thị xã. Kịch chiến đã diễn ra tại nhiều phòng tuyến vòng đai tỉnh lỵ Xuân Lộc, như vậy tính đến ngày này, lực lượng cộng quân tại mặt trận Xuân Lộc (tỉnh lỵ tỉnh Long Khánh) và khu vực phụ cận có 4 Sư đoàn chính quy: 341, CT6 và CT7, thuộc Quân đoàn 4, và Sư đoàn mới mang tên là SĐ325 Trị-Thiên; lực lượng yểm trợ có 1 Sư đoàn pháo binh, 2 Trung đoàn thiết giáp, một Trung đoàn đặc công gồm 3 Tiểu đoàn và các đơn vị địa phương thuộc Sư đoàn 1.

* Lữ đoàn I Dù nhảy vào mặt trận Xuân Lộc

Trước áp lực nặng của CQ tại Xuân Lộc, để đối đầu với 4 Sư đoàn bộ binh và 1 Sư đoàn pháo, 2 Trung đoàn thiết giáp của CSBV, ngày 12 tháng 4/1975, bộ Tư lệnh QĐ3 tung lực lượng trừ bị cuối cùng vào trận chiến: Đó là LĐIND. Sau khi di chuyển từ Biên Hòa đến Trảng Bom với 3 Tiểu đoàn 1, 8 & 9ND và Tiểu đoàn 3 Pháo binh Dù vừa từ miền Trung về. Tất cả khoảng 100 chiếc Trực Thăng bán phản lực HU1B của 2 SĐ 3 và 4 KQVN đã thả hơn 2,000 quân Dù từ Trảng Bom vào trận địa: hai Tiểu đoàn 8 & 9 Dù được trực thăng vận xuống ấp Bảo Bình, cách tỉnh lỵ Long Khánh 5km về hướng Nam, và cách Bộ Tư lệnh Sư đoàn 18BB 3km về hướng Đông. Các pháo đội Nhảy Dù cũng được các Chinook chuyển vận đến Bộ Tư Lệnh hành quân đóng kế bên BTL/SĐ18BB.

* Lữ đoàn I Nhảy Dù tái chiếm Bảo Định, tỉnh Long Khánh

2 Tiểu đoàn Nhảy Dù được lệnh tái chiếm xã Bảo Định, cách ấp Bảo Bình 2km về hướng Bắc. Xã này đã bị 2 Trung đoàn cộng quân thuộc CT7 CSBV chiếm giữ từ ngày 10 tháng 4/1975 khi trận chiến Xuân Lộc mới bước vào ngày thứ hai.

Bảo Bình và Bảo Định cách chi khu Xuân Lộc khoảng 5km vế hướng Đông Nam, là 2 ấp có đa số giáo dân Thiên Chúa giáo di cư từ ngoài Bắc vào năm 1954, tinh thần chống CS rất cao. Trong ấp có tổ chức “Dân Quân tự vệ” được trang bị đầy đủ vũ khí và đạn dược. Quốc kỳ VNCH vẫn tung bay phất phới mặc dù quân CSBV đã đóng chốt xung quanh gây trở ngại cho việc liên lạc và tiếp tế từ tỉnh lỵ. Tiểu đoàn 1 Nhảy Dù được đổ xuống một khu vườn cao su, bên suối Gia Cốp, cách xã Bảo Định 1km về phía Bắc để đánh đuổi một Tiểu đoàn đặc công của cộng quân đang chiếm giữ vườn cây của cố Thống tướng Lê Văn Tỵ, (thường gọi là Vườn Ông Tỵ) cựu Tổng tham mưu trưởng Quân lực VNCH từ 1955 đến tháng 8/1963.

 

Lữ đoàn I Nhảy Dù vào Xuân Lộc

 

Khi TĐ1 Dù được đổ xuống, bắt đầu xâm nhập vào vườn cao su thì nhiều đợt pháo CS rót xuống để chặn bước tiến của quân ta. Đại úy Bùi văn Lộc, ĐĐT/ĐĐ15 bị thương vào sống lưng ngay loạt pháo đầu. Thiếu úy Khánh được chỉ định thay thế để điều động Đại đội tiếp tục tiến về vườn cây Ông Tỵ. Vườn được bao quanh bởi hàng rào kẽm lưới chống B40, và bên trong dày đặc cây ăn trái xen lẫn cây dại cao lúp xúp. Khi cánh quân TĐ1 Dù còn cách hàng rào khoảng 70 thước thì địch khai hỏa. Tận dụng các gốc cây to và các gò mối cao, đơn vị tiền phong dàn hàng ngang phối trí hỏa lực hướng về phía Bắc, chờ cánh quân bên phải bọc về trái bố trí hỏa lực bên ngoài hàng rào phía Đông vườn cây. Khi lệnh tấn công ban ra, hai toán hỏa lực cùng bắn cho địch không ngóc đầu lên được, một tiểu đội vượt rào, thọc sâu vào vườn bắn rẽ quạt để làm đầu cầu cho các toán khác vào theo. Mục tiêu Vườn Ông Tỵ được thanh toán nhanh chóng và dễ dàng.

Vừa qua hết vườn cao su, tiến lên phía Bắc, TĐ1 Dù chạm địch mạnh. Đơn vị Nhảy Dù phải dàn quân làm một tuyến kháng cự và án ngữ hướng về mặt Bắc, Đông và Tây. Cộng quân tấn công biển người; đôi lúc rất mãnh liệt. Quân ta vừa chống trả vừa đào hố phòng thủ. Pháo binh được gọi bắn cận phòng để giảm cường độ áp lực địch, quân Dù được ngơi tay súng, củng cố hầm hố. Từ đó, TĐ1 Dù cố thủ ngăn chận quân Bắc Việt tấn công từ phía Bắc và phía Tây. Cộng quân cố gắng tấn công liên tục, có đêm đến 9 đợt xung phong, các chiến sĩ Dù phải dùng lựu đạn mới ngăn chặn kịp thời. Chúng cố tình quyết tử mở đường máu để thoát khỏi vòng vây chạy về phía Đông.

TĐ9ND sau khi xuất phát khoảng nửa giờ thì có nhiều tiếng súng nổ ở phía Đông. Với kinh nghiệm diệt chốt của các chiến sĩ Dù, Trung tá Nhỏ TĐT báo cáo ĐĐ93ND đã bứng rễ chốt địch với 12 tên bỏ xác tại chỗ, 1 súng cối 61ly và 9 vũ khí cá nhân, một số địch quân bỏ chạy về hướng Đông Bắc và TĐ đang trên đường tiến về Bảo Định.

TĐ8ND xuất phát hành quân lục soát hướng Bắc QL-1 sau đơn vị trên khoảng 1 giờ, vừa rời QL-1 khoảng 600 thước, trải rộng đội hình băng qua những cánh rừng cao su tiến về thị xã phía Bắc thì chạm súng với một tổ trinh sát của địch trong đám rừng chồi. TĐT/TĐ8ND cho tất cả 4ĐĐ dàn hàng ngang, tất cả 4 đơn vị đều chạm địch càng lúc càng ác liệt. Sau cùng TĐ8ND đã bao vây BCH đơn vị K8 của địch quân.

Pháo Binh Dù bắt đầu nã hằng trăm quả đạn vào đội hình của địch, để tăng cường cho TĐ8ND. BCH/LĐIND điều động thêm ĐĐ93ND để thu hẹp vòng vây đám tàn quân địch. TĐ1ND đang ở phía Đông ấp Bảo Định được điều động giăng một tuyến dài theo chiều Nam Bắc hướng về phía Đông chờ địch.

Vào khoảng chiều tối, Đơn vị TĐ2/141 cộng quân xuất hiện để tiếp đón đám tàn quân và thương binh của TĐ1/141CS khoảng 200 người sa vào bẫy TĐ1ND. Chờ cho địch lọt trọn vào trận địa, TĐ1ND cho lệnh khai hỏa hỏa tập TOT. Hằng trăm quả đạn pháo nổ chụp vào đầu cộng quân. Sau trận hỏa tập, TĐ1ND xung phong thanh toán những tên còn sót lại. Kết qủa TĐ2/141 bị xóa sổ, không một mống nào thoát khỏi.

Trong trận này nhờ toán Truyền Tin kiểm thính, ta dò biết được ý đồ của địch nên giăng bẫy và tiêu diệt gọn Trung đoàn 141/CT7VC với trên 400 tên phơi xác tại trận. TĐ8ND thiệt mất Thiếu úy Tạ Tử Anh, Trung đội trưởng ĐĐ82ND.

Sau đó, các đơn vị ND di chuyển về hướng Xuân Lộc để giải tỏa áp lực cộng quân đang bao vây bộ Chỉ huy Tiểu khu và phòng tuyến của 1 Tiểu đoàn Địa phương quân.

* Trận chiến khốc liệt tại ngã ba Dầu Giây

Tại ngã ba Dầu Giây, từ chiều 14/4/1975 đến sáng ngày 15/4/1975, cộng quân đồng loạt tấn công vào vị trí phòng thủ của Chiến đoàn 52 Bộ binh (Chiến Đoàn Trưởng là Đại tá Ngô Kỳ Dũng) bằng chiến thuật biển người và tăng pháo. Lần lượt các tiền đồn, phòng tuyến của Trung đoàn 52BB, từ Kiệm Tân đến ấp Phan Bội Châu trên Quốc lộ 20 đều bị tràn ngập. Trước tình hình mới, Bộ Tư lệnh chiến trường Xuân Lộc đã điều động lực lượng tăng viện lên mặt trận ngã ba Dầu Giây để cùng với Trung đoàn 52BB giữ phòng tuyến tại ngay ngã ba Quốc lộ 1 và Quốc lộ 20.

Tại ngã ba Quốc lộ 1 và 20, giữa lực lượng trú phòng và 2 Sư đoàn chính quy và 1 Trung đoàn thiết giáp của cộng quân. Thế trận và tương quan lực lượng vô cùng chênh lệch. Lực lượng trú phòng còn khoảng 2 ngàn quân sĩ (kể cả các Tiểu đoàn Địa phương quân của Tiểu khu Long Khánh từ Định Quán rút về hợp cùng với các đơn vị Trung đoàn 52 Bộ binh). Trong khi đó lực lượng của cộng quân đông gấp 10 lần. Quân đoàn 4 CSBV gồm cả Sư đoàn 341, tổng trừ bị của Hà Nội vừa từ Thanh Hóa xâm nhập, do Trần Văn Trà vừa thay thế Tướng Hoàng Cầm chỉ huy đã cho áp dụng chiến thuật biển người. Trong trận chiến tàn bạo và khủng khiếp này một người lính chiến VNCH tại phòng tuyến ngã ba Dầu Giây đã phải chiến đấu với thế trận 1 chống 10 với đầy đủ tăng pháo yểm trợ. Trận chiến đã diễn ra khốc liệt ngay từ những phút đầu. Cộng quân pháo kích như mưa xuống các vị trí công sự của quân trú phòng, sau đó là đợt tấn công biển người. Sau 3 giờ kịch chiến, cộng quân đã tràn ngập chia cắt các lực lượng của quân lực VNCH án ngữ trên Quốc lộ 1 và Quốc lộ 20. Do trời tối, và 4 chiến xa M-48 của Chi Đoàn 3/5 kỵ binh bị trúng đạn pháo của cộng quân ngay từ đầu nên việc yểm trợ của Thiết giáp đã không thực hiện được. Khoảng 8 giờ tối thì toàn phòng tuyến ngã ba Dầu Giây bị vỡ. Chiến đoàn 52 bị tan hàng, tất cả pháo binh, thiết giáp, người đều bị hủy diệt sau 6 ngày đêm chiến đấu. Đến 9.00 giờ đêm, khi hầm chỉ huy bị pháo của địch bắn sập, Đại tá chiến Đoàn Trưởng mới cho rút quân với vỏn vẹn 200 người còn sống sót.

 

 

2 quả bom khổng lồ Daisy Cutter:

Ngày 16/4/1975, chiếm được ngã ba Dầu Giây, 2 Sư đoàn CSBV tập trung quân chuẩn bị tiến về Sài Gòn. Tình hình Long Khánh trở nên nguy ngập.

10.00 giờ, phi cơ quan sát báo cáo về BTL QĐ3 về rừng người, chiến xa, đại pháo CSBV đang tập trung tại ngã ba Dầu Giây.

11.00 giờ 2 vận tải cơ C-130 được lệnh mang 2 quả bom khổng lồ BLU-82B (Daisy Cutter), xuất phát từ phi đạo 39 tại phi trường Tân Sơn Nhất thả xuống vùng tập trung quân của CSBV khiến cho đại quân của CS rối loạn trong 3 ngày liền. Và Hà Nội đã la làng rằng Mỹ đã vi phạm hiệp định Ba Lê vì B-52 trở lại Việt Nam.

(Bom khổng lồ "Daisy Cutter" này do Mỹ cung cấp vào trung tuần tháng 4/1975. Theo các tài liệu tình báo, hơn 7 ngàn cộng quân và hàng trăm vũ khí nặng, quân xa CSVN bị tiêu diệt bởi hai trái bom này. Trong cuộc tiếp xúc với vị Phụ tá Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ vào cuối tháng 2/1975, Đại tướng Cao Văn Viên đã yêu cầu Bộ Quốc phòng Mỹ đặc biệt cung cấp vũ khí nào mà Không quân Việt Nam có thể sử dụng được. Đó là loại bom 15 ngàn cân Anh có tên là bom BLU-82B bạch cúc (Daisy Cutter) mà Không quân Hoa Kỳ thường dùng thả bằng phi cơ C-130 để khai quang dọn bãi đáp trong các khu vực rừng già. Thế nhưng, gần đến cuối cuộc chiến, Hoa Kỳ mới đáp ứng yêu cầu của Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH, sau chuyến viếng thăm của Đại tướng Weyand. Vào giữa tháng 4/1975, ba trái chuyển đến trước và sau đó thêm 10 trái nữa chuyển đến chỉ vài ngày trước khi cuộc chiến kết thúc. Một chuyên viên Mỹ đi theo chuyến này để hướng dẫn cho chuyên viên VN cách gắn ngòi nổ và cách gắn bom lên phi cơ. Tướng Nguyễn Văn Toàn đã xin Bộ Tổng Tham Mưu thả hết 11 trái bom còn lại nhưng được trả lời là không còn ngòi nổ.)

Kịch chiến tại phòng tuyến Định Quán

Ngày 17/4/1975 tại mặt trận Long Khánh, sau khi phòng tuyến Dầu Giây do Trung đoàn 52 Bộ binh phòng ngự bị vỡ, cộng quân chuyển mục tiêu tấn công sang khu vực Định quán do một Tiểu đoàn của Trung đoàn 43 Bộ binh trấn giữ. đồng thời gia tăng áp lực tại phòng tuyến của lực lượng VNCH tại núi Chứa Chan, Gia Rai. Cùng lúc đó, cộng quân điều động 2 Trung đoàn tấn công vào trung tâm thị xã Xuân Lộc, tỉnh lỵ tỉnh Long Khánh.

CQ tấn công vào phía Nam thị xã Xuân Lộc

Trong ngày 17 tháng 4/1975, các đơn vị thuộc 3 Sư đoàn 3, 6, 7 cộng quân tiếp tục mở các đợt tấn kích vào phòng tuyến phía Nam thị xã Xuân Lộc do 2 Tiểu đoàn thuộc Lữ đoàn I Dù án ngữ. Những pha cận chiến giữa chiến binh Nhảy Dù và CQ đã diễn ra quanh các vườn cây rộng mênh mông của cố Thống tướng Lê Văn Tỵ, nằm sát đường rầy xe lửa. Không quân đã thực hiện nhiều phi tuần F-5 và A-37 oanh kích vào vị trí đóng quân của một Trung đoàn cộng quân trong khu vườn này.

Tại mặt trận Xuân Lộc

Ngày 18/4/1975 Trung úy Đăng ĐĐT/ĐĐ1TS báo cáo thấy nhiều xe molotova địch xuất hiện trong khu rừng phía Đông và Đông Nam BTL/Hành Quân. Buổi chiều, LĐT/LĐIND ra lệnh cho ĐĐ94 (Trung úy Thăng) vào lục soát khu vực do Trinh Sát báo cáo. Địch quân thấy bị lộ diện nên khai hỏa tấn công quyết liệt vào ĐĐ94ND. Đến 5 giờ chiều cùng ngày TĐ9ND điều động ĐĐ93ND, Đại úy Tường ĐĐT, vào tiếp viện cho ĐĐ94. Vừa qua khỏi bìa rừng ĐĐ93 chạm địch ngay, giao tranh cho tới chiều tối. Vì trời tối, địch tuy đông nhưng không biết ta ở đâu nên đôi bên đều thủ thế chỉ va chạm lẻ tẻ qua đêm. Pháo binh của ta cũng chỉ bắn cầm chừng vì quân đôi bên quá gần.

Sáng ngày 19/4/1975, ĐĐ93 được tăng viện một chi đoàn M-113, 2 đơn vị ND như hổ thêm cánh, mở rộng phòng tuyến dàn quân tấn công vào mục tiêu, địch phản ứng dữ dội, nhưng Nhảy Dù siết chặt gọng kềm, giao tranh ác liệt, sau nhiều giờ kịch chiến địch quân bị thiệt hại nặng, bỏ lại trên 200 xác tại trận. Phía Nhảy Dù Thiếu úy Thoại và 2 binh sĩ hy sinh cùng 8 binh sĩ khác bị thương, một thiết vận xa M-113 bị đứt giây xích.

 

Nhảy Dù tại Xuân Lộc 3/1975

 

Phòng tuyến Định Quán thất thủ:

Tại khu vực Định Quán, cộng quân tung 1 Trung đoàn tấn công ồ ạt vào tuyến phòng ngự của một Tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 43 Bộ binh. Quân trú phòng đã dũng cảm đánh trả nhiều đợt xung phong của địch quân. Sau những giờ tử chiến với cộng quân, tuyến phòng thủ Định Quán đã bị vỡ trong ngày 19/4/1975. Một số chiến binh của Tiểu đoàn nói trên rút về được tuyến sau.

* Những trận đánh cuối cùng tại chiến trường Long Khánh

Tại chiến trường Long Khánh, rạng sáng ngày 20 tháng 4/1975, 2 Trung đoàn cộng quân từ hướng Đông Nam Xuân Lộc tiến đánh thẳng vào Bộ Tư lệnh Sư đoàn 18 Bộ binh và Bộ Chỉ huy Tiểu Khu Long Khánh. Cộng quân tập trung lực lượng tại đồn điền Xuân Lộc cách bộ Tư lệnh Hành quân Sư đoàn 18 khoảng 3km.

Tại phòng tuyến sát tỉnh lỵ Long Khánh, một trận chiến khác diễn ra rất khốc liệt giữa Tiểu đoàn 9 Nhảy Dù và một Trung đoàn cộng quân trong khu vườn cây của cố Thống tướng Lê Văn Tỵ. Cộng quân đã xây dựng hệ thống phòng thủ kiên cố trong khu vực này nên các đợt tấn công của Tiểu đoàn 9 Dù đã gặp rất nhiều khó khăn.

Qua 12 ngày chiến đấu đẫm máu, tuyến thép Xuân Lộc vẫn đứng vững dù Phan Rang đã thất thủ ngày 17/4, Phan Thiết đêm 18/4, Bình Tuy bỏ ngõ, giờ đây Xuân Lộc là vùng giới tuyến của đất nước. Tin thắng trận của SĐ18BB, LĐIND, BĐQ, Thiết Giáp và Không Quân tới tấp gởi về Sài Gòn như những gáo nước lạnh tạt vào mặt bọn nhà báo, nhà văn, trí thức ngoại quốc và VN chủ bại khiến chúng không có cách nào để bóp méo sự thật xuyên tạc, nên cũng cúi đầu kính phục tinh thần bất khuất của Quân Dân miền Nam. Bởi vì đây là chiến thắng cuối cùng của QLVNCH trước khi bị rã ngũ.

BTL QĐ3/QK3 rút quân khỏi phòng tuyến Xuân Lộc

 

 

Trong khi toàn mặt trận Xuân Lộc đang giao chiến khốc liệt với quân CSBV, thì 10 giờ sáng cùng ngày (20/4/1975), theo lệnh của Trung tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư Lệnh Quân Đoàn 3, tại Bộ Tư lệnh Sư đoàn 18 Bộ binh, đã có cuộc họp khẩn với các chỉ huy trưởng các đơn vị tăng phái và Tiểu Khu Trưởng Long Khánh trong vòng 1 giờ, Bộ Tư lệnh Sư đoàn 18 Bộ binh phổ biến lệnh mới của Bộ Tư Lệnh Quân đoàn 3 là toàn bộ lực lượng VNCH rút khỏi Xuân Lộc.

* Theo tin tình báo, cộng quân sau khi bị thiệt hại nặng nề đã cho thay đổi kế hoạch tấn công Sài Gòn bằng chiến dịch 2 với 5 Sư đoàn tấn công vào Biên Hòa, Phước Tuy đồng loạt với 3 Sư đoàn khác tấn công vào Tây Ninh. Vì vậy Long Khánh không còn là điểm nóng nữa. Nên tất cả các đơn vị tham chiến tại đây phải rút về Biên Hòa lập phòng tuyến mới. Lợi dụng tình trạng địch quân còn đang hoang mang về bom Daisy Cutter, Tướng Nguyễn Văn Toàn đã dùng trực thăng bay đến Xuân Lộc bàn với Tướng Lê Minh Đảo để ra lệnh lui binh.

* Lệnh rút bỏ Long Khánh được ban hành bởi Chuẩn tướng Lê Minh Đảo, Tư Lệnh SĐ18BB, tất cả các lực lượng tại đây dùng Liên Tỉnh lộ 2, phát xuất từ Tân Phong, Long Giao về Phước Tuy, với 3 cánh quân Sư đoàn 18BB, Tiểu Khu Long Khánh và Địa Phương Quân, LĐIND và TĐ3PBND. Đội hình di chuyển theo thế chân vẹt để có thể yểm trợ hỏa lực cho nhau.

* Trong cuộc lui binh này, LĐIND bị thiệt thòi và nguy hiểm nhất vì là đơn vị đoạn hậu, đang chống trả với cộng quân, 2 bên còn đang giao tranh ác liệt tại Bảo Định. 7.00 giờ tối, lệnh lui binh bắt đầu thi hành.

Khi được lệnh rút ra khỏi vùng hành quân phía Đông tỉnh lỵ Long Khánh, các đơn vị thuộc LĐIND đã gài mìn và lựu đạn ngay tuyến chiến đấu trước khi lui binh. Để bảo đảm an toàn cho đơn vị, các Tiểu đoàn Dù đã áp dụng chiến thuật “cuốn chiếu”: Đại đội xa nhất rút trước, vượt qua Đại đội phía sau, và nằm lại bố trí để yểm trợ cho Đại đội phía sau rút lui tiếp theo. LĐIND đã rút an toàn ra đến Quốc lộ 1. Từ đó bố trí quân bọc hậu, bảo vệ dân chúng đi theo đoàn quân của Lữ đoàn.

9.00 giờ đêm, các đơn vị Nhảy Dù vừa tới QL-1 và một hoạt cảnh rất cảm động xảy ra, tất cả dân làng già trẻ lớn bé của các xóm Bảo Định, Bảo Tồn, Bảo Hòa đã tập trung sẵn hai bên vệ đường để theo chân lính Dù di tản. Trên đường lui binh, cộng quân vận động phục kích phần đuôi của TĐ1 Dù gồm hai Đại đội do Thiếu tá Chí, TĐP chỉ huy. Quân Dù chống trả và bảo vệ hữu hiệu đoàn dân chúng đông đảo đang di chuyển trên liên tỉnh lộ. Thiếu tá Chí đã bị thương do một viên đạn địch bắn xướt qua cổ, nhưng vẫn tiếp tục chiến đấu. Cuộc rút quân bảo vệ đoàn người đông đảo dân chúng Long Khánh của LĐIND đã hoàn tất trọn vẹn khi đến Núi Đất tỉnh lỵ Bà Rịa, tỉnh Phước Tuy.

Thì ra người lính VNCH trong suốt cuộc chiến 20 năm trời, xác thực, luôn luôn là kẻ giữ gìn thôn xóm giúp dân. Tình quân dân thắm thiết chỉ được nhắc tới trong những lúc cùng khốn hiểm nguy. CS Hà Nội đã biết được ưu điểm này của người lính VNCH nên không ngớt quấy phá, xuyên tạc, đầu độc bằng cách cho cán binh, trà trộn giả làm lính VNCH trong những lúc rối loạn như Tết Mậu Thân, mùa hè đỏ lửa, hay trận chiến 55 ngày cuối cùng, để bêu xấu bằng cách cướp của, hãm hiếp dân lành. Vin vào đó, một số trí thức hèn nhát chủ bại và mặc cảm viết trường thiên tiểu thuyết kể tội, bôi lọ người lính chiến... đâm sau lưng chiến sĩ.

Mấy chục cây số đường rừng bị bỏ hoang trên Liên Tỉnh lộ 2 từ Tân Phong cho đến Đức Thành, Long Lễ, Bà Rịa không phải là chuyện bình thường của một đoàn quân có dân chúng lẩn lộn. Thành phần lui binh đợt đầu, nhờ yếu tố bất ngờ nên đã đến được Phước Tuy vào sáng hôm sau mặc dù trên đường đi, CSBV cố gắng quấy rối làm trì hoãn bước tiến của đoàn quân để chờ lực lượng lớn (QĐ4) của cộng quân theo kịp để tiêu hao lực lượng của ta.

Ngay trong đêm rút quân ngày 20/4/75, tại phía Nam xã Cẩm Mỹ, phần lớn là khu rừng rậm, đoàn quân của Đại tá Phạm Văn Phúc và Trung tá Lê Quang Định, Tiểu khu Trưởng và Tiểu khu Phó Tiểu Khu Long Khánh đã bị cộng quân tấn công tràn ngập và bắn nhiều loạt B40 vào đoàn xe khi đang di chuyển. Trung tá Ðịnh bị tử thương và Ðại Tá Phúc bị bắt làm tù binh.

LĐIND là đơn vị lui binh sau cùng, chỉ riêng TĐ3PBND được di chuyển trên đường lộ với ĐĐ1 Trinh Sát Nhảy Dù hộ tống. Các đơn vị tác chiến mở đường, bọc sâu trong rừng 2 bên vệ đường để bảo vệ cuộc lui binh.

10.00 giờ đêm, TĐ8ND, BCH/LĐIND và các đơn vị yểm trợ được lệnh xuất phát về hướng Long Giao theo LT lộ số 2. Thi hành lệnh lui binh, Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 43BB đang bảo vệ một khẩu đội pháo binh 105ly tại núi Thị để tác xạ nghi binh trong khi toàn bộ các đơn vị VNCH rút lui, được vào hệ thống chỉ huy của LĐIND. Đến 3.00 giờ sáng (21/4/1975) TĐ2/43 được lệnh phá hủy 2 khẩu pháo và rút lui khỏi Núi Thị cùng một vài đơn vị Địa Phương Quân và Nghĩa Quân còn sót lại tháp tùng.

4.00 giờ sáng ngày 21/4/1975, tại ấp Quí Cả, gần ranh giới Long Khánh-Phước Tuy, TĐ8ND và ĐĐ Trinh Sát Dù đã bị 2 Tiểu đoàn CSBV phục kích. Pháo Đội C và Trung Đội Trinh Sát hộ tống hầu hết đều bị thương vong trước biển người tấn công của địch. (Pháo đội Trưởng và Trung đội trưởng Trinh Sát bị mất tích, 12 binh sĩ Dù bị tử thương và 5 bị thương). Cánh quân đi đầu cũa TĐ9ND cũng đụng độ nặng với CS tại thung lũng Gia Rai dưới chân núi Cam Tiêm. Ngoài những thiệt hại trên, cuộc lui binh trên liên tỉnh lộ 2 coi như hoàn toàn kết quả tốt đẹp.

7.00 giờ sáng, khi di chuyển đến Căn Cứ Long Giao, TĐ2/43 được lệnh trở về hệ thống chỉ huy của Trung đoàn 43 và chuyển hướng, bỏ LTL-2 băng rừng xuyên qua quận Long Thành-Biên Hòa để tránh lọt ổ phục kích của giặc cộng...

06.00 giờ chiều ngày 21/4/1975 LĐIND về đến điểm tập trung xã Đức Thạnh tỉnh Phước Tuy, sang ngày 22/4 xuất phái khỏi SĐ18BB và được chỉ định giữ nhiệm vụ bảo vệ Quốc lộ 15, từ Long Thành ra đến Bà Rịa.

Lữ Ðoàn I Nhảy Dù đến tham chiến trấn giữ Xuân Lộc, tăng phái cho Sư Ðoàn 18 với nhiệm vụ chận đứng bước tiến của VC vào Sài Gòn. LÐ1ND đã oai dũng làm tròn nhiệm vụ, địch quân không tiến thêm được một tấc đất. Ðoàn quân viễn chinh của Võ Nguyên Giáp, dưới sự chỉ huy trực tiếp của Văn Tiến Dũng, tiến như thác đổ, đã bị khựng lại ở ngay cửa ngõ của Sài Gòn. Từng đợt xung phong có chiến xa và pháo binh yểm trợ đều bị đánh bật ra, tiến lên là phải lùi lại, tấc đất địch đánh được buổi sáng, buổi chiều các chiến sĩ Dù ngạo nghễ giành lại. Sau nhiều ngày giao tranh, Lữ Ðoàn 1 vẫn chiến đấu và giữ vững trận tuyến cho tới cuối chót.

Một Vụ thảm sát tại Tân Lập:

Sáng ngày 21/4/1975, một vụ thảm sát dã man do bọn cộng sản xâm lăng Bắc Việt (cũng người Việt) đã thực hiện với chính người Việt (thường dân vô tội miền Nam Việt Nam mà chúng xem là ngụy dân) với con số trên 183 nạn nhân mà tất cả là đàn bà, trẻ con và người già cả.

Sau khi biết chắc chắn đơn vị cuối cùng của quân lực Việt Nam Cộng Hòa, Tiểu Ðoàn 2/43, Sư Ðoàn 18 Bộ Binh, đã triệt thoái khỏi trận địa Xuân Lộc, rời căn cứ hỏa lực Núi Thị, đang di chuyển trong rừng cao su, gần Ấp Núi Ðô, hướng về Long Giao để theo LTL-2 đi Bà Rịa, các đơn vị của Sư Ðoàn 341 quân cộng sản xâm lăng Bắc Việt, thuộc Quân Ðoàn IV của Tướng VC Hoàng Cầm, được lệnh tiến vào chiếm các làng xã từ đèo Mẹ Bồng Con, dọc theo QL-1 đến Ngã Ba Cua Heo, cửa ngõ đi vào thị xã Xuân Lộc từ hướng Tây.

Dù biết Xuân Lộc đã bị bỏ ngõ, nhưng cộng quân vẫn e dè, thận trọng trong lúc tiến quân. Ðơn vị tiến vào xã Tân Lập, một xã nằm ngay sát phía Nam đường xe lửa, cách căn cứ Núi Thị của Tiểu Ðoàn 2/43 lối 3km về hướng Tây-Nam, cách thị xã Xuân Lộc lối 5.5km về hướng Tây, tọa độ 392-082, đã vướng phải mìn claymore do các chiến sĩ Nghĩa Quân gài. Mìn nổ đã làm cho một số cán binh cộng sản chết và bị thương.

Phản ứng lại trước kẻ thù vô hình - vì tất cả các đơn vị của QLVNCH, kể cả Nghĩa Quân đã được lệnh triệt thoái khỏi Xuân Lộc từ lúc 7 giờ tối ngày hôm trước, chỉ còn lại Tiểu Ðoàn 2/43 thì cũng đã rời Núi Thị hồi 5 giờ sáng - bọn cộng sản xâm lược nổ súng đồng loạt vào xã. Những tràng đạn tiểu liên AK-47, B40, B41 bắn xối xả vào dân làng. Trớ trêu thay, những người dân này bị kích động, bị xúi giục hay bị dọa nạt bởi những kẻ nằm vùng đang ra đứng trước nhà để “hoan hô bộ đội Giải Phóng.” Nhưng đáp lại là những tràng đạn dã man, giết người.

Chúng ồ ạt tiến chiếm mà không gặp bất cứ một sức kháng cự nào. Tên chỉ huy ra lệnh lùa dân làng tập trung tại một bãi đất trống. Chúng bắt để tay trên đầu, nằm úp mặt xuống mặt đất rồi cho lệnh “bộ đội giải phóng” “giải phóng” tất cả những ai chúng bắt được về bên kia thế giới. Những người còn chưa kịp chết vì đạn thì chúng nó dùng lưỡi lê đâm chém cho đến chết mới thôi. Những tên du kích, những tên nằm vùng đi theo “bộ đội giải phóng” phải năn nỉ tên chỉ huy mãi cuộc bắn giết mới tạm ngưng. Vì trong số đồng bào bị giết hại đó có thân nhân của chúng. Con số tử vong đếm được trên 183 nạn nhân đều là đàn bà, trẻ con và người già cả. Tất cả được lùa xuống hố và chôn tập thể. Hiện nay mồ chôn tập thể đó vẫn còn tồn tại tại xã Tân Lập, quận Xuân Lộc, tỉnh Long Khánh. (https://www.youtube.com/watch?v=cedMRbSJjL4: Tường Thuật Của Nhân Chứng Sống: Cán Binh Bộ Đội Trần Đức Thạch. Cựu phân đội trưởng trinh sát. Tiểu đoàn 8 - Trung đoàn 266. Sư đoàn 341 - Quân đoàn 4.)

Ngày 24/4/1975, để khích lệ toàn thể quân nhân các cấp thuộc SĐ18BB đã anh dũng chiến đấu bảo vệ tuyến phòng thủ cuối cùng Long Khánh, Tổng thống Trần Văn Hương cùng lưỡng viện Quốc Hội đã đến Long Bình vinh danh các chiến sĩ hữu công và đặc biệt vinh thăng một cấp đặc cách mặt trận cho Thiếu Tương Lê Minh Đảo cùng tất cả các Quân Nhân tham chiến tại Long Khánh. (Ngoại trừ Trung tá Nguyễn Văn Đỉnh LĐT, và toàn thể quân nhân các cấp thuộc LĐIND, lý do là khi nguy biến thì người ta nhớ tới lực lượng Nhảy Dù như vị thần hộ mệnh, nhưng khi vui sướng thăng thưởng thì lo tranh giành thụ hưởng, chẳng ai màng nhớ tới người đã giúp đỡ mình trong lúc khó khăn, dù người đó là một vị TƯỚNG QUÂN).

Sau đó, SĐ18BB được chỉ định phòng thủ mặt phía Đông Thủ Đô Sài Gòn, từ tổng kho Long Bình đến kho đạn thành Tuy Hạ, tiếp cận với các lực lượng của Trường Bô Binh Thủ Đức, Trường Thiết Giáp. Tất cả đều tiếp tục chiến đấu với giặc cho đến khi Ông Dương văn Minh ra lệnh buông súng tan hàng vào khoảng 11.00 giờ trưa ngày 30/4/1975 mới chấm dứt.

 

 

 

Thị xã Xuân Lộc, năm 1975: Dân chúng hối hả bỏ chạy khi ViệtCộng đến

 

 

Di tản thương binh khỏi vùng lửa đạn

 


Tài liệu tham khảo:

1. Tuyến Thép Xuân Lộc của Cựu Đại tá Hứa Yên Lến/Đặc San kỷ niệm 30 năm Hội Ngộ của SĐ18BB

2. Những sự thật Chiến Tranh Việt Nam 1954-1975 của Trung tướng Nguyễn Văn Toàn, Đại tá Lê Bá Khiếu và Tiến sĩ Nguyễn Văn, Tác giả xuất bản

3. Trận Chiến Xuân Lộc của Hồ Dinh
4. Theo lời tường thuật của Trung tá Nguyễn Văn Đỉnh, Lữ đoàn trưởng LĐIND và Thiếu tá Ngô Tùng Châu Tiểu đoàn trưởng TĐ1ND
5. Lừa dối - của Bảo Định Nguyễn Hữu Chế nhân ngày kỷ niệm Quốc Hận 35
6. Và phỏng vấn các chiến hữu trong SĐND Nhảy Dù.

 

Những bài liên hệ

 

Cuộc vượt biển có một không hai của QLVNCH, LĐIND (Lữ Đoàn I Nhảy Dù) Vượt biển Đông – 30/4/1975

 

Bấm vào đây để in ra giấy

Bảng hướng dẫn đến các chương (bấm vào các con số sẽ đi thẳng đến chương đó):

01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22
23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 | 41 | 42 | 43 | 44
Mục lục

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trích và cập nhật từ quyển “20 Năm Chiến Sự” - Binh chủng Nhảy Dù
Tác giả:


Đại úy Võ Trung Tín Tiểu đoàn Truyền Tin SĐND – 714-856-9202
Đại úy Nguyễn Hữu Viên Tiểu đoàn 3 Nhảy Dù – 714-897-1435
1246 S. Huron Dr. Santa Ana CA 92704
Email:
20namchiensu@gmail.com



Tổng Phát Hành: Mr. Hải Võ
1246 S. Huron Dr. Santa Ana CA 92704
Tel: 714-856-9202. Email: 20namchiensu@gmail.com
Giá quyển sách:
$40.00USD (Ngoài Hoa Kỳ: $50.00USD)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THIÊN SỨ MICAE - BỔN MẠNG SĐND VNCH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình nền: Bộ Huy hiệu Sư Đoàn Nhảy Dù QLVNCH. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML-5 hay cao hơn.

 

Nguồn: Internet E-mail by Võ Trung Tín chuyển

 

Đăng ngày Thứ Sáu, July 29, 2016
Ban Kỹ Thuật Khóa 10A-72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH

 

GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư: Liên lạc
Trở lại đầu trang