Bắc đẩu tinh

 

Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Lịch sử

Binh Chủng Nhảy Dù – 20 Năm Chiến Sự

Các tác giả Võ Trung Tín & Nguyễn Hữu Viên thực hiện

 

 

 

Lời giới thiệu: Nhân dịp Sư Đoàn Nhảy Dù QLVNCH tổ chức Hội ngộ Binh chủng thường niên vào tháng 7/2015 tại Thủ đô Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, Ban Kỹ Thuật xin được hân hạnh giới thiệu với Quý Độc giả và Quý ACE cựu quân nhân SĐND về trang điện tử mới được thành lập “Trang Nhảy Dù Washington, D.C. [GĐMĐVN Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận]

Cũng nhân dịp này, BKT xin được hân hạnh giới thiệu bộ sách “Binh chủng Nhảy Dù – 20 năm chiến sự” do các tác giả Đại úy Võ Trung Tín và Đại úy Nguyễn Hữu Viên thực hiện. Đây là bộ sách nói về Chiến sử của Sư Đoàn Nhảy Dù Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa từ ngày thành lập. Bộ sách gồm 3 phần, kính mời Quý vị theo dõi phần Mục lục bên dưới. Trân trọng.
--BKT.

 

****** ||| ******

 

MỤC LỤC

 

Lời Cảm ơn

 

A. PHẦN A: TỔ CHỨC

 

B. PHẦN B - CHIẾN SỰ

 

1. Trận Điện Biên Phủ (13-3-1954 đến 7-5-1954)
2. Tình Hình Việt Nam Sau Hiệp Định Geneve
3. Chiến Dịch Đinh Tiên Hoàng (23-5-1955 đến 6-12-1955)
4. Chiến Dịch Hoàng Diệu (từ 21/9 đến 24-10-1955)
5. Chiến Dịch Nguyễn Huệ (từ 1-1- đến 17-2-1956)
6. Binh Biến ngày 11-11-1960
7. Trận Phước Thành (18 - 19-9-1961)
8. Trận Ấp Bắc (2 - 3-1-1963)
9. Trận Tân Châu Hồng Ngự (2 đến 4-3-1964)
10. Trận Bình Giả (3-12-1964 - 3-1-1965)
11. Trận Hắc Dịch (9/2 đến 10-2-1965)
12. Trận Ba Gia (28-5-1965 đến 2-6-1965)
13. Trận Đồng Xoài (9 đến 20-6-1965)
14. Trận Đức Cơ (4-8-1965 - 15-8-1965)
15. Chiến dịch Ia Drang - Thần Phong 7 (14 - 18-11- 1965)
16. Hành Quân Thần Phong 11 (28/1 – 6-3-1966)
17. Đại Bàng 800 (12-11-1966)
18. Hành Quân Liên Kết 81 (16/2 đến 22-2-1967)
19. Lam Sơn 54–Khu Phi Quân Sự (18-27-5-1967)
20. Trận Dak To (đồi 1416) (3 – 22-11-1967)
21. Tổng Công Kích Năm Mậu Thân (từ ngày 29-1-1968)
22. Mặt Trận Sài Gòn (30-1-1968)
23. Mặt Trận Quảng Trị (30-1-1968)
24. Mặt Trận Huế (30-1-1968)
25. Mặt Trận Khe Sanh (1 - 15-4-1968)
26. Mặt Trận Ashau (19/4 – 17-5-1968)
27. Trận Mậu Thân đợt hai (từ ngày 5-5-1968)
28. Trận Gò Nổi (Tây Ninh) (19-5-1969)
29. Chiến Dịch Bình Tây (Từ ngày 27-3-1970)
30. Hành Quân Toàn Thắng 42 (29/4 – 22-7-1970)
31. Hành Quân Toàn Thắng 43 (1/5– 30-6-1970)
32. Hành Quân Toàn Thắng 45 (6/5 – 30-6-1970)
33. Hành Quân Lam Sơn 719 (8/2 đến 6-4-1971)
34. Trận đánh Căn Cứ Hỏa Lực 6 (4/4 đến 17-4-1971)
35. Trận đánh Căn Cứ Hỏa Lực 5 (24/5 - 19-6-1971)
36. Mùa Hè Đỏ Lửa
37. Mặt Trận Tây Nguyên (17/3 - 28-5-1972)
38. Mặt Trận Bình Long (2/4 - 8-6-1972)
39. Mặt Trận Quảng Trị (30/3 - 15-9-1972)
40. Trận Thường Đức (18/8 - 8-11-1974)
41. Trận Ban Mê Thuột (10/3 - 16-3-1975)
42. Trận Khánh Dương (19/3 - 1-4-1975)
43. Trận Phan Rang (1/4 - 17-4-1975)
44. Trận Long Khánh (9/4 – 21 -4-1975)

 

C. PHẦN C: CÁC VỊ TƯ LỆNH SĐND

 


TIỂU SỬ CÁC TÁC GIẢ
(Võ Trung Tín & Nguyễn Hữu Viên)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

******11******

11. Trận Hắc Dịch (9/2 đến 10-2-1965)

 

Bấm vào đây để in ra giấy

Trận Hắc Dịch

(9/2 đến 10-2-1965)

Cuối năm 1964 đầu năm 1965, sau khi phục kích và đánh gây thiệt hại hơn 3/4 Tiểu đoàn 4TQLC và một Tiểu Đoàn Biệt Động Quân ở Bình Giả, Phước Tuy, cộng sản tập trung quân lại chung quanh căn cứ địa đó để biểu dương lực lượng. Bộ Tổng Tham Mưu VNCH lập tức phát động chiến dịch Nguyễn Văn Nho, cho hai Tiểu Đoàn Nhảy Dù, ba Tiểu Đoàn TQLC và một Chi Đoàn Thiết Giáp trở lại Bình Giả truy lùng các đơn vị cộng sản. Nhưng khi thấy lực lượng hùng hậu đó, các đơn vị cộng sản lẩn tránh giao tranh.

Nhưng cùng lúc, theo tin tức tình báo đến từ Thiếu tá Lê Đức Đạt, Tỉnh Trưởng Phước Tuy, cộng sản sẽ đem ba cố vấn Mỹ mà họ bắt được trong trận Bình Giả trước đó, diễu hành như một chiến thắng cho dân chúng địa phương coi (trong trận Bình Giả, Hoa Kỳ có 5 tử trận, 8 bị thương, và 3 mất tích). Tin tức này cũng được MACV xác nhận: MACV cho máy bay thám thính xử dụng hồng ngoại tuyến đã chấm được tọa độ đóng quân của cộng sản ở chung quanh xã Bình Giả và Hắc Dịch (Bình Giả, Bình Ba, Ngãi Giao và Hắc Dịch, là bốn xã tạo thành Tổng Cơ Trạch. Tổng: là một đơn vị hành chánh cho một vài vùng lúc đó).

Hắc Dịch là một khu rừng thấp nằm ở phía Bắc núi Ông Trịnh, giữa QL-15 và Liên Tỉnh Lộ 7 nối liền giữa khu Rừng Sác và chiến khu D của VC. Có nhiều sách địa lý cũng gọi là Hắc Dịch). Với tin tức cung cấp, QLVNCH quyết định trở lại truy lùng các đơn vị cộng sản còn lẩn quẩn chung quanh Bình Giả thêm một lần nữa trong một chiến dịch được đặt tên là Chiến Dịch Nguyễn Văn Nho (Nguyễn Văn Nho là tên của vị Thiếu tá Tiểu Đoàn Trưởng TĐ4TQLC đã tử trận tại Bình Giả trước đó một tháng). Lần này lực lượng tấn công là ba Tiểu Đoàn Nhảy Dù.

 

Ngày 9 tháng 2-1965, Chiến Đoàn II Nhảy Dù do Trung tá Trương Quang Ân làm Chiến Đoàn Trưởng với Tiểu Đoàn 5 của Thiếu tá Ngô Quang Trưởng; Tiểu Đoàn 6 Thiếu tá Vũ Thế Quang; và Tiểu đoàn 7, Thiếu tá Ngô Xuân Nghị, nhảy vào càn quét mật khu Hắc Dịch của cộng sản. Tiểu đoàn 5 và 6 là lực lượng chánh tấn công, trong khi Tiểu Đoàn 7 đi sau làm thành phần trừ bị và ngăn chận không cho các đơn vị cộng sản thoát ra phía liên tỉnh lộ 15 để băng qua khu Rừng Sác.

Lực lượng địch: Quân chủ lực miền của VC có hai trung đoàn lấy phiên hiệu là Q761 và Q762 với thành phần chỉ huy là những bộ đội tập kết:

- Trung đoàn Q761 do Bùi Thanh Vân làm Trung đoàn trưởng
- Trung đoàn Q762 do Tạ Minh Khâm làm Trung đoàn trưởng.

Lực lượng Bạn:

* Chiến Đoàn I Nhảy Dù, Chiến Đoàn Trưởng là Trung tá Trương Quang Ân chỉ huy 3 Tiểu Đoàn Nhảy Dù:

- TĐ5ND Tiểu Đoàn Trưởng là Thiếu tá Ngô Quang Trưởng
- TĐ6ND Tiểu Đoàn Trưởng Thiếu tá Vũ Thế Quang
- TĐ7ND Tiểu Đoàn Trưởng Thiếu tá Ngô Xuân Nghị

- Trung Đội 5 Truyền Tin ND do Thiếu úy Tôn Thất Hiếu làm Trung Đội Trưởng
- Trung Đội Công Binh Nhảy Dù do Thiếu úy Trần Văn Thọ làm Trung Đội Trưởng.

 

 

Diễn Tiến:

Khoảng 6.00 giờ sáng Ngày 7/2/1965, Chiến Đoàn I Nhảy Dù do Trung tá Trương Quang Ân làm Chiến Đoàn Trưởng được lệnh khẩn cấp di chuyển bằng đường bộ đến vùng hành quân, mật khu Hắc Dịch của VC tại phía Bắc núi Ông Trịnh gần ranh giới hai Tỉnh Biên Hòa và Phước Tuy. Đặc biệt trong trận này có một Trung Đội Công Binh Nhảy Dù tăng phái do Thiếu úy Trần Văn Thọ làm Trung Đội Trưởng. Do rút kinh nghiệm từ trận Bình Giả một tháng trước đó, Trung Đội Công Binh Dù được lệnh mang theo rất nhiều chất nổ để phá hủy các công sự chiến đấu kiên cố của địch.

Đến trưa, TĐ5ND đến Bà Rịa và bố trí quân tại Trung Tâm Huấn Luyện Vạn Kiếp. BCH Chiến Đoàn đóng tại Tỉnh Đường Phước Tuy.

Sáng sớm Ngày 9/2/1965 tất cả chiến binh Nhảy Dù được phân chia thành từng toán 10 người di chuyển dọc theo Quốc Lộ 15 đi về hướng Vũng Tàu. Tất cả xe cộ dân sự đều bị chận lại không được lưu thông trên đoạn đường này.

Sau đó từng đoàn trực thăng HU-1B đã bay rợp trời đến bốc Tiểu Đoàn 5 Dù trên QL-15 và Tiểu Đoàn 6 Dù tại khu vực Trường Truyền Tin đưa vào vùng hành quân. Đây là lần đầu tiên lực lượng Nhảy Dù đã đổ bộ bằng trực thăng cùng một lúc hai Tiểu Đoàn.

Khi vào trận địa, Tiểu Đoàn 5ND do Thiếu tá Ngô Quang Trưởng chỉ huy được đổ xuống một trảng trống khoảng 150 x 100 thước có nhiều lau sậy rất dễ bắt lửa, nhất là vào mùa khô này. Các trực thăng vừa hạ cánh đổ toán quân đầu tiên phía trái bãi đáp, cách đó không xa phía bên phải, một đơn vị Cộng quân đang mai phục cạnh bìa rừng tre với nhiều hầm hố công sự phòng thủ, quân số đông đảo và hỏa lực rất mạnh bắt đầu khai hỏa. Thiếu tá Ngô Quang Trưởng, Tiểu Đoàn Trưởng cùng Thiếu úy Tôn Thất Hiếu, SQ Truyền Tin được trực thăng thả xuống ngay đợt đầu. Khi trực thăng vừa hạ cánh các Chiến Binh Nhảy Dù cấp tốc nhảy ra khỏi trực thăng vào vị trí tác chiến.

Thiếu úy Hiếu nhìn thấy một ổ đại liên của địch đang nhắm vào trực thăng. Ông nhanh tay đẩy Thiều Tá Trưởng và hai thầy trò lăn vào một góc cây lớn tránh đạn.
Năm chiếc trực thăng đổ đầu bị trúng đạn không thể cất cánh lên được, đồng thời địch quân phóng hỏa đốt cháy những đám cỏ tranh và rừng tre trước hướng tiến quân. Họ hy vọng khi lính Dù thấy lửa cháy thì sẽ quay sang hướng khác... và Cộng quân sẽ bất ngờ phục kích tấn công vào đoàn quân Mũ Đỏ. Nhưng Tiểu Đoàn Trưởng Ngô Quang Trưởng không cho lính quay lại: ông ra lệnh tất cả Lính Dù vừa được đổ xuống xung phong thẳng qua thế hỏa công của địch, đánh thẳng vào hệ thống phòng thủ của bộ chỉ huy cộng sản trước mặt, ngay sau đám lửa đốt ngụy trang đó.

 

 

Từ trên cao nhìn xuống thấy Nhảy Dù đã bám sát được phòng tuyến của địch quân, các phi công trực thăng đáp phi cơ đổ quân tiếp theo ngay sát tuyến đầu. Các chiến sĩ Nhảy Dù đã nhảy xuống ngay trên đầu quân địch đang ẩn núp tràn vào phòng tuyến VC và tiêu diệt những tên còn chống cự. Một số lớn hậu quân của địch đã hốt hoảng bỏ chạy. Ngay đến Tiểu Đội Công Binh Dù tăng phái cho TĐ5ND, vừa trên trực thăng nhảy xuống HSI Nguyễn Văn Tuế thấy một tên VC chĩa súng về phía anh chưa kịp bóp cò, Anh nổ súng hạ sát tên này tại chỗ, lục soát hầm ẩn núp của hắn tìm thấy một khẩu AK-47 và một súng cối 81ly chỉ còn một viên đạn. (HS I Tuế đã cùng với Đại úy Phạm Văn Phú ở TĐ5ND bị CS bắt làm tù binh khi Điện Biên Phủ thất thủ năm 1954, sau khi trao trả tù binh Anh được chuyển về Công Binh Nhảy Dù.) Cùng lúc đó HS Ngô Đình Liêm phát giác một hầm VC gần đó, Anh nhào tới chĩa súng vào hầm hô to: “đưa tay lên đầu hàng, nếu không tao bắn”. Lập tức hai bàn tay đưa lên và có tiếng la to “Tôi đầu hàng, tôi đầu hàng... đừng bắn”. Liêm bèn lôi tên VC ra trói lại, lục soát trong hầm lấy ngay một khẩu B-40 không còn viên đạn nào hết.

Sau một giờ giao tranh, Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù đã làm chủ chiến trường, địch quân bỏ lại tại trận 60 xác chết, 4 tên bị bắt sống, tịch thu 1 súng cối 61ly, 4 trung liên nồi, 11 súng B-40 & B-41 và 44 AK-47. TĐ5ND có 4 chiến sĩ bị hy sinh, 7 bị thương. Về phía Mỹ có 6 chiếc trực thăng bị hư hại, và 7 pilot cùng xạ thủ đại liên bị thương.

Cùng lúc với TĐ5ND chạm địch mạnh, BCH Chiến đoàn và TĐ6ND do Thiếu tá Vũ Thế Quang làm Tiểu Đoàn Trưởng cũng được đổ xuống một trảng trống xa về phía Bắc của TĐ5ND chừng 1.5km. Sau khi đáp xuống đất, cánh quân này dàn đội hình tác chiến tiến về phía trận địa của TĐ5ND lục soát. Tuy không chạm địch nhưng các chiến sĩ Nhảy Dù đã khám phá ra một nông trại của Việt Cộng với hai căn nhà bỏ trống có dấu vết người vừa bỏ chạy, chung quanh nông trại nhiều khoai mì rau đậu xanh tốt với gà vịt nuôi trong chuồng.

Sau đó hai đơn vị được lệnh bung rộng ra lục soát chung quanh trận địa. Khoảng 3.00 giờ, trực thăng tản thương đến bốc các thương binh và tử sĩ, những chiếc Skycrane đến câu những chiếc trực thăng bị hư đi. Trên trời trực thăng võ trang Cobra vẫn bao vùng.

Khoảng 5.00 giờ chiều, 3 chiếc trực thăng UH-1B chở phái đoàn của Đại tướng Craigton Abram, Tư Lệnh Quân Đội Mỹ tại Việt Nam xuống thị sát mặt trận và thăm Chiến Đoàn I ND. Thiếu tá Ngô Quang Trưởng thuyết trình về diễn tiến trận chiến cùng mời phái đoàn quan sát từng đống vũ khí tịch thu của địch và những xác Cộng quân bỏ lại chiến trường. Trong lúc Đại tướng Abram đang ngỏ lời ngợi khen đến Trung tá Trương Quang Ân và Thiếu tá Ngô Quang Trưởng cùng các chiến binh Nhảy Dù trong trận chiến vừa rồi, và chíếc skycrane còn đang câu một chiếc trực thăng cuối cùng thì các toán tiền đồn của Tiểu Đoàn 5ND báo cáo dồn dập Cộng quân đã trở lại rất đông. Sau đó Cộng quân bắt đầu nã tới tấp đạn cối 82ly vào vị trí đóng quân, thế là phái đoàn của Đại tướng Craigton lên phi cơ cùng chiếc skycrane bay đi luôn bỏ lại chiếc trực thăng cuối cùng.

Sau loạt pháo, Cộng quân bắt đầu ào ạt tấn công vào lực lượng Nhảy Dù. Nhưng nhờ những công sự sẵn có của Cộng quân để lại, các chiến sĩ Nhảy Dù chỉ cần tu bổ qua loa là có ngay vị trí chiến đấu rất tốt chống trả, bất chấp các đợt xung phong của địch quân.

Từ lúc khởi đầu cuộc tấn công khoảng 6.00 giờ chiều đến 5.00 giờ sáng Ngày hôm sau, Cộng quân đã 11 lần xung phong. Mỗi lần tấn công, Cộng quân đã thổi kèn đồng thúc quân và là mỗi lần chúng nhận kết quả thảm khốc, thêm một số nhân mạng rơi rụng trước hỏa lực phản kích của chiến binh Nhảy Dù và hỏa lực yểm trợ nồng nhiệt của những chiếc gunship cobra luân phiên bao vùng suốt sáng. Thời gian này, mỗi Trung đội Nhảy Dù chỉ được trang bị 3 hay 4 khẩu AR15 còn lại đều sử dụng Garant M1, Carbine M2, tiểu liên Thompson... trong khi các đơn vị CS được trang bị AK-47 tốt hơn rất nhiều. Nhưng nhờ tinh thần kỷ luật, tác chiến dũng mãnh, cộng thêm một chút tự hào “Thiên Thần Sát Địch” các chiến binh Nhảy Dù đã kiên cường chiến đấu và đã chiến thắng oanh liệt.

Khoảng 8.00 giờ tối, sau hai đợt xung phong của địch quân, Trung tá Trương Quang Ân, Chiến Đoàn Trưởng điều động Tiểu Đoàn 6ND bảo vệ phía sau mặt trận để ngăn ngừa địch quân đánh bộc hậu, và sau đó Ông cho lệnh Trung Đội Công Binh Dù phá hủy chiếc trực thăng còn bỏ lại ngoài bãi bốc. Thiếu úy Thọ phái bốn HSQ là 4 Trung Sĩ Trần Đỗ Phương, Nguyễn Văn Thìn, Hoàng Hiến và Nguyễn Hữu Viên gom 200 bánh thuốc nổ TNT, dây chuyền nổ, ngòi nổ điện, chờ cho địch quân ngớt tấn công, chạy thật nhanh đến chiếc trực thăng, đặt chất nổ vào các vị trí quan trọng, cấm ngòi nổ rồi chuyền dây chuyền nổ đến vị trí ẩn núp an toàn. Mọi việc được tiến hành trong khoảnh khắc. Sau khi kích hỏa, một tiếng nổ kinh hồn, mặt đất rúng động như một cơn địa chấn, chiếc trực thăng hoàn toàn biến mất.

Khoảng 2.00 giờ sáng Ngày 10/2/1965, Cộng quân thay đổi chiến thuật, tập trung quân số dồn mọi hỏa lực tấn công vào một vị trí phòng thủ của một Trung Đội/TĐ5ND khiến cho Trung đội này bị nhiều thiệt hại. Sau đó BCH/Chiến Đoàn điều động một Đại Đội của TĐ6ND sang tăng cường cho TĐ5ND trám vào lỗ hổng này.

Đến 5.00 giờ sáng, kèn thúc quân của CS lại vang lên như điệu ru ma quái ai oán, những con thiêu thân yếu ớt gom tàn lực xung phong giờ chót vào bức tường đồng phòng thủ vững chắc của Chiến Đoàn Nhảy Dù. Đây là cố gắng lần thứ 11 cũng là cuối cùng của lực lượng Cộng quân. Sau 5.00 giờ sáng không còn nghe tiếng kèn đồng nữa và tiếng súng cũng im bặt như lũ âm binh sợ ánh nắng mặt trờì phải tháo chạy.

Khoảng 7.00 giờ sáng, TĐ5ND tung quân ra lục soát quanh tuyến phòng thủ. Một cảnh tượng không thể ngờ được, hằng trăm xác Cộng quân tràn ngập chung quanh tuyến phòng thủ, đầy dẫy hằng trăm vũ khí đủ loại từ AK-47, súng trường CKC, súng chống chiến xa B-40, B-41 đến trung liên nồi, đại liên 12.8ly, cối 61ly, đạn dược quân trang quân dụng nhiều vô kể. Các chiến sĩ Dù đã gom lại thành từng đống từng đống...

Khoảng 8.30 giờ, 3 chiếc trực thăng H34 của Không Quân VNCH chở phái đoàn của BTL/QĐ3, BTL/LĐND và phái đoàn Báo Chí tại Thủ Đô Sài Gòn đến thăm đơn vị Nhảy Dù vừa chiến thắng và nhìn tận mắt bãi chiến trường đã gây thiệt hại nặng nề cho hai Trung đoàn Q761 và Q762 cộng sản Bắc Việt.

Sau khi các phái đoàn thăm hỏi, ủy lạo và quan sát chiến trường cùng chụp nhiều hình ảnh sống thực để đưa lên trang báo, lên trực thăng ra về, Chiến Đoàn I Nhảy Dù cũng lui binh. Theo báo chí Hoa Kỳ tường trình lại, trong trận này, Thiếu tá Trưởng và Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù đã cứu được vị sĩ quan cố vấn Tiểu Đoàn, Đại úy Thomas B. Throckmorton là con trai của Trung tướng John L. Throckmorton, Tư lệnh Phó cho Đại tướng William Westmoreland, đương kim tư lệnh MACV. Khi lui binh, TĐ6ND đi đầu mở đường và TĐ5ND bọc hậu, trên đường tiến quân Cộng quân đã cài nhiều chốt chận đường phục kích, nhưng không chốt nào chịu đựng được quá 5 phút trước đà tiến dũng mãnh của chiến binh Dù. Tiểu Đoàn 6 ND đã tiêu diệt hàng chục chốt địch và tịch thu rất nhiều vũ khí. Đến 4.00 giờ chiều Ngày 11/2/1965 Chiến đoàn mới ra tới QL-15.

Sau chiến trận, một buổi lễ tuyên dương công trạng Chiến Đoàn I và Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù được tổ chức trọng thể tại tòa Hành Chánh Tỉnh Phước Tuy. Trong buổi lễ này Thiếu tá Ngô Quang Trưởng được thăng cấp Trung tá đặc cách tại mặt trận và Đệ Tứ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương, Thiếu úy Tôn Thất Hiếu, Sĩ Quan Truyền Tin, được thăng cấp từ Thiếu úy nhiệm chức lên Thiếu úy thực thụ và một anh dũng bội tinh với nhành dương liễu.

 

Thiếu tá Ngô Quang Trưởng và Đại úy Thomas B. Throckmorton

 

Hàng đoàn Trực Thăng UH-1Ds tham gia chiến dịch đổ quân

 


Tài liệu tham khảo:

- Phỏng vấn các chiến hữu Nhảy Dù.
- Email hồi báo của Trung tá Tôn Thất Hiếu, Trưởng Phòng TT/SĐND kiêm TĐT-TĐTT SĐND.

- “The Most Brilliant Commander”: Ngo Quang Truong, This article was written by James H. Willbanks and originally published in the December 2007 issue of Vietnam Magazine.

Bấm vào đây để in ra giấy

Bảng hướng dẫn đến các chương (bấm vào các con số sẽ đi thẳng đến chương đó):

01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22
23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 | 41 | 42 | 43 | 44
Mục lục

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

******12******

12. Trận Ba Gia (28-5-1965 đến 2-6-1965)

 

Bấm vào đây để in ra giấy

Trận Ba Gia

(từ Ngày 28/5/1965 đến Ngày 2/6/1965)

Đất Quảng Ngãi, xưa thuộc bộ Việt Thường, một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Cuối đời Hán bị quân Lâm Ấp chiếm, sang đến đời Tống thuộc Cổ Lũy Động của Chiêm Thành.

Năm Nhâm Ngọ 1402, Hồ Quý Ly sai tướng Đỗ Mẫn đem 15 ngàn binh thủy bộ chinh phạt Chiêm Thành. Vua Chiêm là Ba Dịch Lai phải dâng đất Chiêm Động (phủ Thăng Bình, Quảng Nam) và Cổ Lũy Động (Quảng Ngãi) xin bãi binh. Hồ Quý Ly chia đất này thành bốn châu: Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa. Đặt lộ Thăng Hoa cai quản bốn châu. Năm 1414 nhân lúc Việt Nam bị nhà Minh đô hộ, Chiêm Thành đánh lấy lại vùng đất này. Năm Tân Mão 1471, Vua Chiêm là Trà Toàn sang phá quấy vùng biên giới, vua Lê Thánh Tôn đem 20 vạn quân thủy bộ ngự giá thân chinh, quân Chiêm phải rút lui về cố thủ tại Trà Bàn. Vua Lê ra lệnh vây hãm cửa Thị Nại, Ngày 26 tháng 2 Âm Lịch, vây Trà Bàn và bắt được vua Chiêm. Từ đó Chiêm Thành thần phục nước ta. Vua Lê Thánh Tôn lấy đất Đồ Bàn và Cổ Lũy lập ra Đạo Quảng Nam. Quảng Ngãi là một trong ba phủ thuộc Đạo Quảng Nam và thay đổi tên nhiều lần qua các triều đại như Phủ Quảng Nghĩa (1558) Phủ Hòa Nghĩa (1788).

Đời nhà Nguyễn Tây Sơn (1788-1802) cải Quảng Nghĩa thành Hóa Nghĩa phủ. Năm 1802, Gia Long đặt Quảng Nghĩa dinh rồi đổi Quảng Nghĩa trấn vào năm 1808. Đời Minh Mạng đặt là tỉnh Quảng Nghĩa vào năm 1834.

Trước năm 1975 Quảng Ngãi có mười quận: Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức, Đức Phổ, Trà Bồng, Sơn Hà, Minh Long và Ba Tơ. Quảng Ngãi có các cửa Biển Sơn Trà, Sa Kỳ, Đại Cổ Lũy, Mỹ Ý, Sa Huỳnh. và hải đảo Lý Sơn hay Hòn Ré. Các sông chính chảy qua tỉnh là sông Trà Khúc, sông Trà Bồng và Sông Vệ. Núi Thiên Ấn là thắng cảnh đẹp nhất tỉnh Quảng Ngãi, thuộc xã Sơn Long, gần sông Trà Khúc, cao 105m (315 ft). Trên đỉnh bằng phẳng ước chừng mười mẫu Tây, bốn mặt vuông phẳng trông như cái ấn. Năm 1850, vua Tự Đức đã liệt Núi Thiên Ấn vào hàng danh sơn và sông Trà Khúc vào hàng đại xuyên (con sông lớn). Núi Ấn soi mình xuống dòng sông Trà như dấu ấn của trời đóng xuống dòng sông.

Tỉnh Quảng Ngãi nằm ở vùng duyên hải miền Trung Việt Nam, phía Bắc vĩ tuyến 15 cách Sài Gòn 838 cây số với nhiều núi đồi, gò cao, thung lũng và biển cả. Núi rừng chiếm gần 2/3 diện tích tỉnh, lưng tựa vào dãy Trường Sơn, mặt hướng ra biển Đông, phía Bắc giáp Quảng Tín, phía Nam giáp Bình Định, phía Tây giáp Kon Tum. Bờ biển Quảng Ngãi dài 135km (84 miles), ngoài khơi có đảo Lý Sơn (Cù lao Ré). Miền đồng bằng đất đai phần lớn là phù sa nhiều cát. Tổng diện tích 513,520 mẫu tây, Quốc lộ 1 chạy xuyên qua tỉnh, quốc lộ 24 nối Quảng Ngãi với Tây Nguyên, Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan.

Ba Gia (có nơi đọc là Ba Giá) là một đồn nhỏ nằm trên ngọn đồi có tên là Gò Cao cạnh tỉnh lộ 5 bên bờ sông Trà Khúc, cách Thị xã Quảng Ngãi khoảng 12km về phía Tây Bắc thuộc quận Sơn Tịnh. Ba Gia, Sơn Hà và Trà Bồng là ba cứ điểm phòng ngự phía Tây của Tỉnh Quảng Ngãi. Đồn Ba Gia do một Đại Đội Địa Phương Quân trấn giữ với 2 khẩu đội pháo Binh 105ly.

Năm 1960 đồn Ba Gia đã bị cộng sản tràn ngập và sau khi không quân oanh tạc, Quân lực VNCH mới tái chiếm được. Đến tháng 5/1965 Bộ Tư Lệnh quân khu 5 cộng sản tấn công vào đồn Ba Gia để mở màn cho chiến dịch mùa Hè trong khu vực Quảng Ngãi và Kon Tum.

 

 

Lực lượng địch:

- Quân Khu 5 cộng sản do Tướng Nguyễn Đôn làm Tư Lệnh
- Sư Đoàn 3 Sao Vàng, Tư lệnh là Tướng Nguyễn Phú Thứ chỉ huy trực tiếp mặt trận
- Trung Đoàn 1 Chủ Lực Quân Khu 5 với 3 Tiểu Đoàn 40, 60 và 90
- Tiểu Đoàn 45 Biệt lập
- Tiểu Đoàn 83 địa phương.

Lực lượng Bạn:

- Trung Đoàn 51BB. (Trung ĐoànT: Trung tá Nguyễn Thọ Lập)
- Chiến Đoàn B TQLC (Thiếu tá Tôn Thất Soạn)
- Tiểu Đoàn 1TQLC (Thiếu tá Soạn kiêm nhiệm)
- Tiểu Đoàn 3TQLC (TĐT: Thiếu tá Nguyễn Thế Lương)
- TĐ37BĐQ (Tiểu Đoàn Trưởng: Thiếu tá Sơn Thương)
- TĐ5ND (Tiểu Đoàn Trưởng: Thiếu tá Nguyễn Khoa Nam)
- 2 Tiểu Đoàn Pháo Binh 105ly và 155ly.

Diễn Tiến:

Theo tin tức tình báo, Tướng VC Nguyễn Đôn Tư lệnh Quân Khu 5 cộng sản phát động chiến dịch mùa Hè bằng cách lập kế hoạch tấn chiếm Tỉnh Quảng Ngãi. Trực tiếp chỉ huy mặt trận này là Thiếu tướng VC Nguyễn Phú Thứ, Sư Đoàn Trưởng Sư Đoàn 3 Sao Vàng. Bộ chỉ huy mặt trận của VC đặt tại Phú Sơn, một tiền đồn bỏ hoang của QLVNCH. Mở đầu chiến dịch CSBV tấn công đồn Ba Gia để làm “điểm” chính và chận đánh quân tiếp viện làm “diện” rồi sau đó thừa thế tấn chiếm luôn Tỉnh Quảng Ngãi.

Lực lượng Cộng quân tham dự trận tấn công Ba Gia gồm Trung Đoàn 1 chủ lực Quân Khu 5 CSBV với ba Tiểu đoàn 40, 60 và 90 được tăng cường thêm Tiểu đoàn biệt lập 45 và Tiểu Đoàn 83 địa phương. Ngày 28/5/1965 Cộng quân huy động 1 trung đoàn tấn công vào đồn Ba Gia, cách tỉnh lỵ Quảng Ngãi 12km về phía Tây Bắc.

 

 

Trước hết một đơn vị cộng sản địa phương tấn công một đồn Nghĩa Quân tại làng Phước Lộc. Tiểu Đoàn Trưởng TĐ1/51 BB chỉ huy 2 Đại Đội từ Ba Gia đi tiếp viện. Đơn vị Bộ Binh này đã lọt ổ phục kích của Tiểu Đoàn 90 CSBV tại Lộc Thọ. Tiểu Đoàn 1/51 đã chống trả quyết liệt nhưng vì địch quân quá đông nên đơn vị bị thiệt hại nặng chỉ còn 65 Binh sĩ và 3 cố vấn Mỹ lọt khỏi vòng vây. Và sau đó khoảng 4.00 giờ sáng Cộng quân đã xua quân tấn chiếm từ bốn phía vào đồn Ba Gia. Trong khi địch quân vẫn tiếp tục pháo kích tới tấp vào đồn nên các khẩu pháo 105ly không hoạt động được. Lực lượng trú phòng cố gắng chống trả nhưng áp lực của địch quân quá đông và hỏa lực quá mạnh. Quân trú phòng cầm cự đến 6.00 giờ sáng thì căn cứ bị tràn ngập. Đến 8.00 giờ phi cơ đã oanh tạc bom lửa Napalm vào trong đồn. Ít nhất hai đại đội Cộng quân đã bị tiêu diệt.

Hành Quân Tự Lực Giai đoạn 1

Lực lượng phòng thủ đồn do một đại đội Địa phương quân trấn đóng, và 2 khẩu đội 105ly. Trước áp lực quá nặng của địch, đơn vị trú phòng đã phải rời bỏ vị trí phòng ngự. Ngay sau đó, Thiếu tướng Nguyễn Chánh Thi, Tư lệnh Quân đoàn 1 đã mở cuộc Hành Quân Tự Lực, điều động Trung đoàn 51 Bộ binh Biệt lập, Tiểu đoàn 37 Biệt động quân thống thuộc Quân đoàn 1 và Tiểu đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến - đơn vị tăng phái đang hành quân tại Quảng Nam - khẩn cấp tăng viện để tái chiếm đồn Ba Gia.

Sáng Ngày 30/5/1965, ba cánh quân với TĐ3TQLC là nỗ lực chính tiến dọc theo Tỉnh lộ 5 (từ Sơn Tịnh đi Sơn Hà) hướng tiến về Ba Gia. Trong khi TĐ37BĐQ theo đường An Thuyết, Vĩnh Lộc, Vĩnh Khánh tiến chiếm núi Chóp Nón và Trung Đoàn 51 Bộ Binh theo hướng Phước Lộc tiến chiếm Mã Tổ.

Đến trưa thì mũi tiến quân của BĐQ bắt đầu chạm địch. Sau nhiều giờ giao tranh, TĐ37BĐQ đã chiếm được Chóp Nón, đánh tan Tiểu Đoàn 90CSBV tịch thu trên 200 súng cá nhân và hằng trăm xác địch. Trong lúc đó, TĐ60 CSBV từ Vĩnh Lộc chận mũi tiến công của TĐ3TQLC, trận chiến diễn ra ác liệt TĐ3TQLC bắt được lệnh hành quân của địch với 4 mục tiêu: Chiếm đồn Ba Gia; tiêu diệt các đơn vị tiếp viện; đánh bại lực lượng tổng trừ bị của QK 1 và dụ Mỹ đưa quân vào tiếp viện rồi tiêu diệt.

TĐ40CSBV cũng đã tấn công vào trục tiến quân của Trung Đoàn 51BB. Đơn vị CS này vừa từ Đỗ Xá kéo đến thì đụng đầu với cánh quân của Trung Đoàn 51BB do Trung tá Nguyễn Thọ Lập chỉ huy.

Chiến trận kéo dài đến 4.00giờ chiều thì tiếng súng thưa dần. Lực lượng tiếp ứng đã gây thiệt hại nặng cho địch quân. Nhưng sau đó khoảng vài giờ, CQ đã huy động thêm lực lượng, dùng đại bác 57ly và súng cối 82ly tác xạ để yểm trợ cho Bộ Binh tấn công vào TĐ3TQLC, TĐ37BĐQ để ngăn chận cuộc phản công của các đơn vị VNCH. Trận chiến kéo dài suốt đêm, tổn thất đôi bên đều bị thiệt hại nặng.

Khởi đầu, tuyến phòng thủ Đại Đội 4TQLC chịu áp lực nặng nhất của địch quân, một vài nơi phòng tuyến đã bị chọc thủng. Đại Đội 2 được điều động tăng cường phản công. Suốt đêm Cộng quân lại tấn công thêm một vài lần nữa nhưng bị đẩy lui. Đồng lúc đó, quân Tiểu đoàn 45 cộng sản áp dụng chiến thuật tiền pháo hậu xung tấn công vào đồi Chóp Nón do Tiểu Đoàn 37BĐQ chiếm giữ từ Ngày hôm trước. Đến 3.00 giờ sáng Ngày 31/5 thì cứ điểm này bị tràn ngập. Đến sáng Ngày hôm sau lực lượng tiếp viện đã thấy nhiều xác chết của binh sĩ đôi bên rải rác trên sườn đồi với dấu vết của nhiều đạn pháo kích. Trong trận này Tiểu Đoàn 37BĐQ tổn thất 108 thương vong. Để tăng cường lực lượng giải tỏa áp lực địch, bộ Tổng tham mưu QLVNCH đã điều động bộ chỉ huy Chiến đoàn B và Tiểu đoàn 1TQLC từ Sài Gòn ra Quảng Ngãi.

Trận tái chiếm Ba Gia Giai đoạn 2

Ngày 1/6/1965, ngay sau khi đến nơi, chiến đoàn B/TQLC gồm 2 tiểu đoàn 1 và 3 đã cùng với trung đoàn 51 Bộ binh khởi động giai đoạn 2 của cuộc phản công. Tiểu đoàn 1TQLC do Thiếu tá Tôn Thất Soạn làm Tiểu Đoàn Trưởng kiêm nhiệm Chiến Đoàn Trưởng, được trực thăng vận xuống vùng hành quân thay thế Tiểu đoàn 37BĐQ (đơn vị BĐQ này đã đánh bại Tiểu Đoàn 90CSBV đẩy địch quân ra khỏi mục tiêu Chóp Nón, tịch thu hơn 200 vũ khí nhưng sau đó địch đã dồn lực lượng chọc thủng phòng tuyến, tiểu đoàn bị tổn thất 108 binh sĩ, chưa kịp tản thương và bổ sung đạn dược nên phải dời về tuyến sau.) Và Tiểu Đoàn 3TQLC do Thiếu tá Nguyễn Thế Lương làm Tiểu Đoàn Trưởng. Trong giai đoạn này chỉ có những cuộc chạm súng lẻ tẻ không đáng kể. Các đơn vị lục soát quanh khu vực căn cứ Ba Gia, một ĐĐ/ĐPQ được đưa tới tái chiếm và sửa chữa vị trí phòng thủ của đồn. 2 khẩu pháo 105ly cũng được thay thế.

Liên Kết 66: Chiến đoàn B và Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù tại mặt trận Ba Gia, giai đoạn 3:

Sau khi giai đoạn 2 kết thúc, tin tức tình báo ghi nhận từ một cán binh VC thuộc Sư đoàn 3 Sao Vàng ra hồi chánh đêm trước cho biết: địch tuy bị thiệt hại trong mấy Ngày qua, nhưng vẫn chưa từ bỏ ý định tấn chiếm Quảng Ngãi. Lực lượng tiếp viện là đại bộ phận của sư đoàn 3 Sao Vàng CSBV đã tiến về hướng Tây Bắc của đồn Ba Gia và Núi Tròn.

 

 

Để vô hiệu hóa kế hoạch và ý đồ của địch, bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 quyết định điều động chiến đoàn B/TQLC mở cuộc hành quân “Liên Kết 66” truy kích, trong đợt này Chiến đoàn B được tăng cường Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù do Thiếu tá Nguyễn Khoa Nam làm Tiểu Đoàn Trưởng. (Thật sự, Thiếu tướng Thi đã xin tăng viện hai Tiểu đoàn Nhảy Dù Việt Nam và một Tiểu Đoàn TQLC của Hoa Kỳ nhưng yêu cầu của Thiếu tướng Thi không được đáp ứng hoàn toàn)

Nỗ lực chính của cuộc hành quân là Tiểu đoàn 1TQLC và Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù, riêng Tiểu Đoàn 3TQLC làm thành phần trừ bị.

Theo kế hoạch, Tiểu đoàn 1TQLC từ vị trí đóng quân đêm ở Ba Gia được đoàn trực thăng của TQLC Hoa Kỳ không vận xuống bãi đáp 1 để tiến chiếm hai mục tiêu A và B ở hướng Bắc và Tây Bắc đồn Ba Gia. Sau khi bộ chỉ huy Chiến đoàn B và Tiểu đoàn 1TQLC hoàn tất cuộc đổ quân, đoàn trực thăng quay về phi trường Quảng Ngãi để bốc Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù trực thăng vận xuống bãi đáp 2, chiếm hai mục tiêu C và D ở hướng chính Bắc của đồn Ba Gia, nằm giữa Ba Gia và các mục tiêu A, B với mục đích càn quét tất cả các đơn vị Cộng quân còn lẩn khuất trong vùng từ đồn Ba Gia lên tận sông Trà Bồng ở phía Bắc kéo dài ra tới Quốc Lộ 1.

Ngày 2/5/1965, 7.00 giờ sáng Ngày N, Thiếu tá Tôn Thất Soạn, Chiến Đoàn Trưởng, ngồi trên trực thăng chỉ huy, bay bao vùng và chọn lựa bãi đáp để đổ quân, hộ tống chuyến bay có hai trực thăng võ trang (gunships). Để tạo yếu tố bất ngờ, chiến đoàn không dùng phi pháo để dọn bãi đáp và bắn vào các mục tiêu. Đến giờ G, trực thăng lần lượt đổ quân từng đại đội của Tiểu đoàn 1TQLC xuống bãi đáp và ồ ạt chiếm mục tiêu.

Địch quân phản ứng dữ dội trong các giao thông hào, sau một giờ giao tranh các đơn vị TĐ1TQLC cũng làm chủ chiến trường tiến chiếm mục tiêu A và B. Các đơn vị báo cáo: tịch thu nhiều vũ khí, một số Cộng quân đang chạy về mục tiêu C”.

Cánh quân của Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù cũng vừa xuống bãi đáp, Thiếu tá Tiểu Đoàn Trưởng Nguyễn Khoa Nam tung 2 Đại Đội đi đầu tiến chiếm bìa làng mục tiêu C, địch quân đã chuẩn bị nghinh chiến trong các công sự phòng thủ kiên cố và chống trả ác liệt. Các Thiên Thần Mũ Đỏ không hề nao núng, đã dàn đội hình thần tốc xung phong chiếm mục tiêu, địch hoảng sợ bỏ chạy tán loạn. Các chiến sĩ Nhảy Dù đã phá tan đội hình kháng cự của địch, thu được một số vũ khí, có một số binh sĩ TQLC đang tràn qua mục tiêu C để thu lượm chiến lợi phẩm, Thiếu tá Nam đã yêu cầu BCH Chiến Đoàn tránh ngộ nhận. Cuối cùng Cánh A Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù chiếm xong mục tiêu C trong vài giờ giao tranh. Tiếp theo đó, Tiểu Đoàn 5ND tung cánh B của đơn vị này tiếp tục tấn chiếm mục tiêu D, thu thêm một số vũ khí, phát giác nhiều hầm hố địch. Đơn vị Nhảy Dù có 3 tử thương, 7 bị thương. Sau nửa Ngày quần thảo với địch quân, tiểu đoàn 1TQLC và tiểu đoàn 5 Nhảy Dù đã hoàn toàn chiếm xong các mục tiêu. Tổng kết: 2 đơn vị Dù và TQLC có 10 chiến binh hy sinh, 22 bị thương, vũ khí bảo toàn. Về phía CQ có khoảng 100 xác nằm rải rác trên trận địa, 85 vũ khí bị tịch thu. Sau giai đoạn 3, Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù xuất phát khỏi hệ thống của Chiến đoàn B/TQLC. Và TĐ1TQLC tiếp tục hành quân yểm trợ cho một Đại Đội địa Phương Quân tái chiếm quận Sơn Hà.

Tổng kết:

• Thiệt hại về phía VNCH có 80 tử thương, bị thương và mất tích khoảng 312 mất 446 súng cá nhân
• Về phía CSBV ghi nhận có 556 bỏ xác tại trận, 37 tù binh.

 

Triển lãm chiến lợi phẩm

 

Tài liệu tham khảo:

1. Việt Nam: Một Trời Tâm Sự của Trung tướng Nguyễn Chánh Thi, nxb Anh Thư California
2. Chiến Đoàn B/TQLC và TĐ5ND truy kích Cộng quân ở Ba Gia năm 1965 của Mũ Xanh Tôn Thất Soạn
3. Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim
4. Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập của Nguyễn Đức Phương nxb Làng Văn năm 2001.

Bấm vào đây để in ra giấy

Bảng hướng dẫn đến các chương (bấm vào các con số sẽ đi thẳng đến chương đó):

01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22
23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 | 41 | 42 | 43 | 44
Mục lục

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

******13******

13. Trận Đồng Xoài (9 đến 20-6-1965)

 

Bấm vào đây để in ra giấy

Trận Đồng Xoài

(9 đến 20-6-1965)

Thị trấn Đồng Xoài thuộc tỉnh Phước Long, cách Sài Gòn khoảng 88km về hướng Tây Bắc, tọa lạc ngay giữa lòng Chiến khu D của VC và là giao điểm của những con đường quan trọng. Đây là nơi đặt các cơ sở của quận và chi khu Đôn Luân. Ngoài Đại Đội 111 Nghĩa Quân & Địa Phương Quân, một Chi Đội Thiết Giáp và 2 khẩu Pháo Binh 105ly bảo vệ cơ sở quân sự; Đồng Xoài cũng có một căn cứ tân lập của Lực Lượng Đặc Biệt nhằm kiểm soát sự xâm nhập của CS, một cứ điểm chiến lược có thể chế ngự toàn vùng. Khu vực quân sự tại Đồng Xoài nằm ngay góc Tây Bắc giao lộ của QL14, Liên Tỉnh lộ 13 và LTL 1A gồm 4 khu riêng biệt: Quận đường, Trại Pháo Binh và Thiết Giáp, Trại Lực lượng Đặc Biệt, và khu gia binh.

 

 

Ngày 25/5/1965 đơn vị Biệt Đội A-342 của lực lượng đặc biệt và các Cố vấn Mỹ hoàn tất việc di chuyển vào căn cứ này khi doanh trại vừa được xây xong. Trong căn cứ gồm có 8 cố vấn Mỹ của quận Đôn Luân, 10 quân nhân của toán LLĐB-Hoa Kỳ A-342, 8 của toán Công Binh Ong Biển, 10 LLĐB-VN của toán A-351 cùng hai Đại Đội 327 & 328 Dân Sự Chiến Đấu khoảng 400 người đa số là Cambodian.

Kể từ ngày Lực lượng đặc biệt đến, doanh trại này liên tục chịu các cuộc tấn công thăm dò và quấy rối bằng súng cối của Việt Cộng. Trong khi đó lần đầu tiên trên chiến trường Việt Nam, Cộng quân tập trung 3 Trung đoàn của Công Trường 7 vào trận địa (hai Trung Đoàn Q762 và Q763 (tân lập) mở mặt trận chính tại đồn điền và sân bay Thuận Lợi để đón đánh viện binh, Trung Đoàn Q761 tấn chiếm quận lỵ và cứ điểm LLĐB để chiếm quận Đôn Luân (Đồng Xoài) và dàn quân đợi các lực lượng tiếp cứu đến để tiêu diệt.

 

Chi Khu Đôn Luân

 

Lực lượng tham chiến:

Lực lượng địch:

Lực lượng cộng quân tham chiến là Sư Đoàn tân lập Công Trường 7 VC gồm khoảng trên 2000 quân với 3 Trung Đoàn Q761, Q762 và Q763 do Lê Trọng Tấn chỉ huy. Trong đó có Trung Đoàn Q763 vừa mới thành lập.

Ngoài ra còn có một Tiểu Đoàn Pháo và Một Tiểu Đoàn Cơ Động địa phương của Tỉnh Phước Thành trợ lực. Trước ngày tấn công, các cán bộ CS tuyên huấn với các cán binh rằng họ sẽ dứt điểm Đồng Xoài trong vòng 90 phút.

Lực lượng Bạn:

- Đại Đội 111 Địa Phương Quân thuộc chi khu Đôn Luân

- Trại Lực lượng Đặc Biệt Đôn Luân

- Tiểu Đoàn 1/Trung Đoàn 7/SĐ5BB

- TĐ52 BĐQ do Đại úy Hoàng Thọ Nhu làm Tiểu Đoàn Trưởng

- Một Pháo Đội hai khẩu 105ly

- Tiểu Đoàn 7ND do Đại úy Nguyễn Tấn Nhâm vừa nhậm chức TĐT một tuần lễ, Đại úy Vũ Văn Hải TĐP kiêm ĐĐT Đại Đội 73, Đại úy Nguyễn Văn An Trưởng Ban 3, Trung úy Nguyễn Trọng Hợp ĐĐT/ĐĐ70, Trung úy Nguyễn Trọng Kỳ ĐĐT/ĐĐ71, Đại úy Trương Điền ĐĐT ĐĐ72 và Đại úy Lê Văn Phát ĐĐT Đại Đội 74

- Đại Đội 118th Trực Thăng/Tiểu Đoàn 145th/Lữ Đoàn 1st Aviation Brigade trực thăng vận.

Diễn Tiến

Đêm 9/6/1965 trận Đồng Xoài bắt đầu. Từ các vườn cao su chung quanh chi khu Đôn Luân, Cộng quân áp dụng chiến thuật tiền pháo hậu xung, với quân số trên 2 ngàn người tấn công tràn ngập Đồng Xoài.

Lúc 21 giờ, trạm gác phi trường báo cáo Việt Cộng xâm nhập chu vi phòng thủ. 23.00 giờ hàng loạt đạn súng cối rơi vào các căn cứ quân sự. Sau đó khoảng nửa giờ Cộng quân chia thành nhiều mũi dùi tấn công vào Đôn Luân:

- Mũi thứ nhất tiến qua ngã Phi Trường rồi tấn công vào Khu gia binh và Đại Đội Địa Phương Quân. Lực lượng trú phòng phản công quyết liệt với sự trợ giúp của Lực Lượng Đặc Biệt, Cộng quân bị tổn thất nặng. Nên khi chiếm được khu gia binh họ đã tàn sát khoảng 200 người đàn bà và trẻ con là những thân nhân và gia đình binh sĩ.

- Mũi thứ nhì Cộng quân tập trung quân số khoảng 1500 người, chia thành hai mũi tấn công biển người với ít nhất 7 khẩu đại liên 50 (do các phi công trực thăng nhận diện được) và súng phun lửa tràn ngập trại LLĐB. Trong trại có 18 quân nhân Mỹ và hai Đại Đội 327 & 328 Dân Sự Chiến Đấu, bị yếu thế trước hỏa lực quá mạnh của VC nên đã rút quân vào Quận đường Đôn Luân.

- Mũi thứ ba từ hai hướng Đông Nam và Nam tấn công vào xóm đạo Đồng Xoài (Ấp Chiến Lược) rồi tràn sang khu Thiết Giáp, hơn phân nửa số xe Thiết Giáp bị hư hại, Cộng quân chiếm được 2 chiếc và dùng hai khẩu đại liên 50 trên xe này yểm trợ cho quân bộ chiến, về sau những xe này bị phi cơ bắn hạ tại quận đường. Nghĩa quân của xóm đạo Đồng Xoài đã tử chiến trong đêm đến người cuối cùng.

Trong ngày quân VC liên tục mở bốn đợt tấn công biển người nhưng vẫn không chiếm được hoàn toàn quận đường. Qua ngày hôm sau quân cộng sản chiếm được phần lớn khu vực trận địa. Với những trận oanh kích dữ dội của không quân Hoa Kỳ và VNCH yểm trợ, binh sĩ trú phòng đã tử chiến trong doanh trại chi khu, một số chạy thoát và một số vẫn còn nằm cố thủ bên trong Quận đường.

Sáng hôm sau, QLVNCH điều động Tiểu Đoàn 1/7/SĐ5 Bộ Binh và Tiểu Đoàn 52 Biệt Động Quân vào trận địa để tiếp viện. Đơn vị Trực Thăng 118AHC có căn cứ tại phi trường Biên Hòa với trên 125 trực thăng HU-1B phụ trách việc chuyển quân từ Phước Vĩnh đến Đồng Xoài.

Đúng 8.00 giờ sáng ngày 10/6/1965, Tiểu đoàn 1/7 BB (-) (gồm hai Đại Đội và BCH/TĐ) vừa đáp xuống phía Nam đồn điền Thuận Lợi (Ấp Thuận Thiên) tại vị trí cạnh LTL 1A và cách quận đường khoảng 3km về hướng Bắc, bị lọt vào ổ phục kích mà Trung Đoàn Q763 đã chuẩn bị trong khu rừng cao su với những công sự kiên cố nên bị tổn thất nặng, Lúc 9.00 giờ, 14 trực thăng UH-1B cũng đã thả Đại Đội thứ ba của TĐ1/7 còn lại xuống sân bay trong đồn điền cao su Thuận Lợi cũng bị mất tích luôn và một trực thăng bị thiêu hủy hoàn toàn.

Buổi chiều ngày 10/6, trên 115 chiếc trực thăng chuyển quân của Phi đoàn 118 Trực Thăng Hoa Kỳ đã bốc Tiểu Đoàn 52 BĐQ từ Phước Long đổ xuống sân vận động ngoài cửa quận Đôn Luân vào lúc 16.00 giờ.

Vừa đáp xuống đất Tiểu đoàn 52BĐQ tiến vào quận đường liền chạm ngay hỏa lực của VC trong hai xe thiết giáp (VC vừa chiếm được của ta khi tràn ngập Chi đội Thiết Giáp) tác xạ bằng đại liên 50 nên phải dạt ra chiếm khu phố bên cạnh quận đường. TĐ52BĐQ đã gọi phi pháo triệt hạ hai chiếc thiết giáp này.

 

Không ảnh Chi khu Đôn Luân

 

Đợt oanh tạc chấm dứt, kho đạn trong quận đường phát nổ dữ dội. Trung úy Trần Thanh Thủy chỉ huy Đại Đội 3 len lỏi tấn công vào chiếm lại quận đường. Vào khoảng 8 giờ đêm kho đạn ngừng nổ thì toàn thể Đại Đội 3/TĐ52BĐQ đã bố trí sẵn sàng chung quanh hàng rào phòng thủ của quận để đợi Cộng quân từ hai trại bên kéo trở lại tiếp viện.

Sau đó TĐ52BĐQ đã tấn công như vũ bão, đánh tan tác hai cánh quân này của VC và thừa thắng tràn lên chiếm lại căn cứ Lực Lượng Đặc Biệt, Pháo binh và tiêu diệt các ổ kháng cự của VC quanh các khu phố.

Tuy nhiên TĐ52BĐQ cũng bị tổn thất nhiều, nên được lệnh bố trí tại quận Đôn Luân để Tiểu đoàn 7 Nhảy Dù được trực thăng vận đến ngay buổi sáng ngày 11/6 thay thế tiến lên truy kích địch về phía Thuận Lợi. Trong số vũ khí Tiểu đoàn 52BĐQ tịch thu được, có hơn 50 súng AK-47 và một súng phun lửa Trung cộng, lần đầu tiên Cộng quân xử dụng trong chiến trường Việt Nam.

Sáng sớm ngày 11/6/1965, Phi Đoàn Trực Thăng 118 Aviation trở lại Phước Vĩnh với sự hộ tống của các trực thăng võ trang thuộc đơn vị 145 CAB bốc Đại Đội 74 Nhảy Dù của Đại úy Lê Văn Phát thả xuống bãi đất trống phía Tây Nam quận đường. Vừa đáp xuống đất Đại Đội 74 bung rộng lục soát quanh ấp Đồng Xoài, vòng đai của quận về phía Đông rồi vòng lên phía Bắc tảo thanh các ổ kháng cự của VC. Đại Đội 74 Nhảy Dù đã tịch thu được 4 khẩu AK-47 còn mới nguyên và bắt được một tù binh còn trẻ, người Tàu ở Chợ Lớn. Đương sự khai có hai Trung Đoàn VC tấn công Quận lỵ Đồng Xoài hôm nay và Trung Đoàn 1 do một người đàn bà chỉ huy.

 

Chiến trận tại đồn điền Thuận Lợi

 

Trong ngày toàn bộ Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù được tiếp tục thả xuống tại phía Nam quận đường an toàn. Sau đó TĐ7ND mở cuộc hành quân đẩy lui lực lượng Cộng quân đang bao vây quanh Đồng Xoài. Địch quân bị tổn thất nặng (tính đến ngày giờ này Cộng quân bị thiệt hại ít nhất hai Tiểu Đoàn bộ chiến khi giao tranh vơi các đơn vị VNCH - theo lời xác nhận của các tù binh) rút khỏi quận Đôn Luân và mở một phòng tuyến mới tại đồn điền Thuận Lợi với hai Trung Đoàn Q762 và Q763.

Ngày 12/6/1965 Tiểu Đoàn 7ND tiếp tục giải tỏa áp lực địch quân về phía Bắc quận lỵ dọc theo LTL1A lục soát khu vực giao tranh ngày hôm trước tìm thấy nhiều xác chết của quân sĩ TĐ1/7/SĐ5BB trong đó có vị Tiểu Đoàn Trưởng đồng thời cũng tìm thấy một quân nhân còn sống sót đang ẩn núp trong bụi rậm. Phải mất gần trọn một ngày để thu dọn chiến trường dưới cơn mưa tầm tã.

Ngày 13/6/1965 nhiều đồng bào từ hướng đồn điền Thuận Lợi chạy về cho biết Cộng quân đang tập trung quân số rất đông và chúng đã chuẩn bị phòng tuyến trong khu rừng cao su để chờ lực lượng VNCH đến. Lúc 17.00 giờ dưới thời tiết ảm đạm của ngày mưa dầm, Đại úy Nhâm TĐT/TĐ7ND cho lệnh Tiểu Đoàn tiến về phía Bắc đồn điền Thuận Lợi. Tiểu đoàn 7 dàn đội hình di chuyển theo hai mũi dùi tấn chiếm phi trường Thuận Lợi (xem phóng đồ): Cánh tiến quân chính dọc theo mạn phía Đông LTL1A do Đại Đội 74 của Đại úy Lê Văn Phát dẫn đầu, tiếp theo sau là Đại Đội 73 của Đại úy Vũ Văn Hải bọc hậu. Cánh phụ thứ hai tiến song song về phía Đông của cánh chính do Đại Đội 71 của Trung úy Nguyễn Trọng Kỳ dẫn đầu; Đại Đội 70 của Trung úy Nguyễn Trọng Hợp với Trung Đội vũ khí nặng và BCH/Tiểu Đoàn đi trung quân, Đại Đội 72 của Đại úy Trương Điền bảo vệ sườn bên trái.

Khi TĐ7ND tiến gần đến sân bay đồn điền Thuận Lợi khoảng 200m, các đơn vị tiền sát báo cáo có một số VC lẩn khuất trước mặt và tần số âm thoại liên lạc luôn bị khuấy rối; theo kinh nghiệm chiến trường Đại úy Lê Văn Phát dự đoán chắc chắn sẽ có đánh lớn vì Cộng quân nghi binh để dẫn dụ quân ta vào trận thế của chúng nên đã đề nghị với Tiểu Đoàn Trưởng xin pháo binh và gunship yểm trợ. Đại úy Nhâm không đồng ý bắn pháo binh vì sợ ảnh hưởng hư hại nhà dân chung quanh.

Thật sự, Cộng quân đã mai phục hai Trung đoàn Q763 và Q762 quanh sân bay Thuận Lợi từ mấy ngày trước. Hai trung đoàn này đã tham dự trận đánh tại Đồng Xoài rồi rút về đây mai phục. Họ đã chuẩn bị hầm hố chiến đấu, bố trí cả súng phòng không, đại liên 50 trên tháp nước, trên các ngọn cây cao, đồng thời thiết đặt bãi mìn dọc theo lề đường Tỉnh lộ 1A đi về ngã Phú Riềng. Họ chuẩn bị đánh một trận để ra mắt Sư Đoàn Công Trường 7 tân lập của Việt Cộng với những vũ khí trang bị tối tân như AK-47, B40, súng phun lửa của Trung Cộng... trong khi Lực lượng Nhảy Dù chỉ được trang bị mỗi Đại Đội 15 khẩu AR15, vũ khí tối tân nhất của Quân Lực VNCH thời bấy giờ.

Trong khi đó các sĩ quan cố vấn Mỹ của Tiểu Đoàn cũng đã đề nghị dừng quân vì trời tối, thời tiết xấu phi cơ võ trang không thể yểm trợ và khu vực hành quân lại ngoài tầm đạn pháo binh. Tiểu Đoàn Trưởng Nhâm vẫn không đồng ý và cho lệnh tiếp tục tiến quân. Ba vị sĩ quan cố vấn Mỹ (Đại úy Toptoy, Trung úy Denspy và Trung Sĩ Nhất Taglery) bất mãn nên gọi trực thăng đến bốc họ bỏ chạy về Sài Gòn.

Khi tiền quân của TĐ7ND đến xóm nhà gần sân bay thì có một người lính Bộ Binh nhảy ra cho biết quân VC rất đông ở phía trước. Đại úy Nhâm TĐT ra lệnh cho ĐĐ74 phải vượt qua phi đạo tấn chiếm khu trung tâm sân bay và lục soát tất cả các ngôi nhà chung quanh. Đại úy Phát bèn cho Đại Đội 74 dàn đội hình hàng ngang xung phong tấn công vào mục tiêu.

Khi hai Trung đội dẫn đầu của ĐĐ74ND tiến ra sân bay khoảng 100m thì VC bắt đầu khai hỏa. Ngay sau đó đủ loại súng lớn nhỏ bùng nổ khắp mọi nơi, hai Trung Đoàn Q763 từ hướng Đông và Trung Đoàn Q762 từ hướng Bắc cùng một lúc ào ạt tấn công biển người. Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù đã lọt vào trận địa phục kích của quân cộng sản.

Sau khi cộng quân khai hỏa, hầu hết các Trung đội tiền phong của hai Đại Đội 72 và 74 đều bị tử trận ngay trong đợt chạm súng đầu tiên. TĐT Nhâm bèn dốc toàn lực các Đại Đội còn lại đồng loạt tiến lên cứu viện. Toàn bộ binh sĩ và sĩ quan của Tiểu Đoàn 7 quyết liệt tử chiến nhưng địch quân quá đông. Cộng quân lại sử dụng đại liên 50, đại bác phòng không hạ nòng bắn thẳng đặt trên lầu nước trên các ngọn cây tác xạ gây thiệt hại nặng cho các chiến sĩ Nhảy Dù xung phong vào thế trận. Sau một giờ giao tranh ác liệt, Đại úy Nhâm TĐT bị trúng đạn tử thương ngay tức khắc. Đại úy Vũ Văn Hải, TĐP kiêm ĐĐT/ĐĐ73 thay thế điều động binh sĩ còn lại chống cự với quân địch.

TĐ7ND không nhận được sự yểm trợ của phi pháo dù đã yêu cầu khẩn cấp, đạn dược của các chiến sĩ Mũ Đỏ chỉ còn 2/3 cấp số lúc ban đầu vì đã tiêu hao hết một phần trong trận đánh tại quận Đôn Luân. Các Chiến sĩ Nhảy Dù đã sử dụng vũ khí cá nhân chiến đấu chống lại lực lượng biển người của hai Trung đoàn Cộng quân.

Thành phần của hai Đại Đội 72 và 74 còn sống sót sau đợt giao tranh đầu tiên, đã mở đường máu dạt về phía Ấp Chiến Lược phía tay phải, thêm một số lại bị thương vong do bãi mìn VC thiết đặt từ trước. Khi đến được xóm nhà dân Đại Đội 74 chỉ còn lại 8 người trong số đó có Đại úy Đại Đội Trưởng.

Cùng lúc đó, cánh quân phía sau của Tiểu đoàn cũng bị tấn công biển người từ ngang hông. Quân sĩ của các Đại Đội 70, 71 và 73 bị tử thương gần hết. Những người còn sống sót gom lại khoảng hai Trung Đội vừa bắn vừa chạy theo Trung úy Nguyễn Trọng Hợp tiến qua một khu vườn chuối phía tay phải. Cuối vườn chuối là gặp phải hàng rào ấp chiến lược. Bỗng một tràng súng đại liên bắt đầu khai hỏa rồi súng lớn súng nhỏ nổ khắp nơi, các chiến sĩ Nhảy Dù cố gắng chống trả đến viên đạn cuối cùng rồi lần lượt gục ngã.

Đến 19.00 giờ đêm, chiến trường im dần tiếng súng. Sau một hồi kèn vang lên như tiếng gào của ma quái, Việt Cộng bắt đầu thu dọn chiến trường, chúng hành quyết các thương binh của ta một cách rùng rợn. Những tiếng chửi mắng tục tĩu pha lẫn những tiếng cười hềnh hệch man dã như lũ âm binh sau những tiếng nấc cuối cùng của thương binh khi hứng chịu những nhát lưỡi lê tàn bạo hay những viên đạn hận thù của lũ người vô lương tâm không còn một chút nhân tính. Ngược lại với sự tuyên truyền láo khoét của các cán bộ chính trị VC rằng lính của VNCH rất hung dữ bắt được tù binh là không mong gì được sống sót... Sự thật, người chiến sĩ Nhảy Dù nổi tiếng là “Thiên Thần sát địch” luôn bảo vệ sự an toàn cho đồng bào, mỗi khi bắt được tù binh CS dù bị thương hay không đều đối xử tử tế, băng bó vết thương, cho ăn uống đầy đủ, còn cho thuốc hút, bánh kẹo, khuyến khích biên thư về cho gia đình cha mẹ vợ con...

Cộng quân thu dọn trận địa suốt đêm, thanh toán thương binh của ta và di chuyển toàn bộ thương binh tử sĩ của họ ra khỏi chiến trường với các xe của đồn điền với hàng trăm dân công cưỡng bách trong vùng. Đây là một lần hiếm có trong 20 năm chiến tranh VN, khi lực lượng du kích VC đã được tổ chức tới cấp sư đoàn, tấn công và chiến đấu với các đơn vị ưu tú của VNCH. Đây cũng là lần đầu tiên mà quân số tổn thất cả hai bên tương đương, mỗi bên đã thương vong hằng trăm người. Thông thường trong suốt cuộc chiến tại VN nhất là khi giao tranh với lực lượng Nhảy Dù, Cộng quân phải tổn thất ít nhất 3 lần so với phía chiến sĩ Cộng Hòa.

Sáng ngày 15/6/1965 Tiểu Đoàn 145 CAB (Combat Aviation Battalion) trực thăng vận 1,089 quân nhân thuộc hai Tiểu Đoàn 3 và 8 Nhảy Dù thả xuống tăng viện để tảo thanh và truy kích địch quân quanh vùng đồn điền Cao Su cho đến ngày 17/6/1965, nhưng quân CS đã rút lui khỏi chiến địa không còn dấu vết.

Tổng kết trận đánh Đồng Xoài được ghi nhận như sau:

Phía VNCH: 1,190 Chết và bị thương
Phía Mỹ: 7 tử thương, 15 bị thương, 13 mất tích
Phía Việt Cộng: 700 xác bỏ tại trận cùng một số lớn mang đi.

Xét chung về trận chiến có nhiều nguyên nhân bất thường đưa đến việc thất trận tại Đồng Xoài. Có thể do nhiều biến động chính trị tại Sài Gòn nên các cấp chỉ huy quân sự để lộ nhiều sơ hở như là:

- Tin tức tình báo không được cung cấp chính xác. Với sự chuyển quân 3 trung đoàn VC trong vùng như thế mà tin tình báo cho biết chỉ có các đơn vị địa phương cấp Tiểu đoàn do đó ước lượng quân số về phía địch sai lầm nên TĐ7ND đã bị tràn ngập bởi hai trung đoàn chủ lực CS với trang bị đầy đủ vũ khí tối tân thời bấy giờ.

Hơn nữa, Đại úy Nguyễn Tấn Nhâm mới vừa nhậm chức Tiểu Đoàn Trưởng thay thế Thiếu tá Ngô Xuân Nghị được bảy ngày đã có quyết định sai lầm khi cho Tiểu Đoàn vẫn tiếp tục tiến công mặc dầu đã có lời yêu cầu can ngăn của ĐĐT/ĐĐ73 và 3 vị cố vấn Mỹ, trong khi nhiều yếu tố chiến thuật không thuận lợi cho đơn vị như trời tối, ngoài tầm đạn pháo binh, thời tiết xấu không có phi pháo yểm trợ, không có thành phần trừ bị... và có dấu hiệu cho thấy địch quân xuất hiện rất đông.

- Hệ thống phòng thủ mới vừa xây cất xong, việc phối hợp trợ chiến phòng thủ chưa được hoàn chỉnh, Pháo Binh và Thiết giáp không được sử dụng hiệu quả. Quân số của địch quân quá đông hai trung đoàn tấn công trong khi quân phòng thủ chỉ có khoảng 1 Tiểu Đoàn gồm Đại Đội 111 Địa Phương Quân, hai Đại Đội DSCĐ.

- Việc trang bị cho quân đội VNCH quá trễ tràng so với quân địch. Trong khi VC được Nga Tàu yểm trợ trang bị các vũ khí tối tân AK-47, B40, súng phun lửa Trung Cộng... thì lực lượng Nhảy Dù là đơn vị ưu tú của QLVNCH cũng chỉ được trang bị 15 khẩu AR-15 cho mỗi Đại Đội tác chiến.


Tài liệu tham khảo:

- Phỏng vấn các Chiến Hữu trong SĐND
- Chiến Tranh Việt Nam toàn tập của Nguyễn Ðức Phương, Làng Văn Canada xuất bản 2001
- Lời tường thuật về trận Đồng Xoài của Đại tá Lê Văn Phát, Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 3ND hiện đang cư ngụ tại Orange County
- Tiểu Đoàn 52 Biệt Động Quân của LÍNH ĐIÊN trên trang nhà http://www.bietdongquan.com

- The Battle of Dong Xoai from various official and non-official publications about significant battles and operations of 118th pilots and crew members trên trang web http://www.118ahc.org.

Bấm vào đây để in ra giấy

Bảng hướng dẫn đến các chương (bấm vào các con số sẽ đi thẳng đến chương đó):

01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22
23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 | 41 | 42 | 43 | 44
Mục lục

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

******14******

14. Trận Đức Cơ (4-8-1965 - 15-8-1965)

 

Bấm vào đây để in ra giấy

Trận Đức Cơ

(từ 4/8/1965 - 15/8/1965)

Trong năm 1963 Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ dự trù hoàn tất kế hoạch bành trướng lực lượng Dân Sự Chiến Đấu mà phía Mỹ thường gọi là CIDG tại VN từ 50,000 người lên đến 125,000 người để trấn giữ 49 trại LLĐB trên toàn cõi VNCH. Đức Cơ là một trong những trại LLĐB này nằm về cuối đường QL-19 phía Tây Tỉnh Pleiku 55Km, cách biên giới Miên-Việt 13Km và trực thuộc Khu 24 Chiến Thuật do Chuẩn tướng Cao Hảo Hớn làm Tư Lệnh.

Trại LLĐB Đức Cơ được thiết lập gần ngôi làng Thượng Plei Girao Kop có tiết diện hình Thang và nằm kế cận một phi đạo dã chiến dài khoảng 1km có khả năng tiếp nhận được các loại phi cơ C7-Caribou, C-47, C-119 và C-123 với rừng rậm bao bọc cả ba phía. Từ đây, các toán Viễn Thám của Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ xuất phát các cuộc hành quân để thu thập tin tức tình báo và ngăn chặn sự xâm nhập của quân Bắc Việt từ phía Kampuchea và đường mòn HCM, đồng thời bảo vệ đoạn cuối của Quốc lộ 19.

 

 

Lực lượng trú phòng gồm một đơn vị Lực Lượng Ðặc Biệt Việt Nam với Trại Trưởng là Trung úy Trần Tự Lập. Về phía LLĐB Hoa Kỳ, vị sĩ quan trưởng toán A-215 là Đại úy R. B. Johnson cùng các chuyên viên tình báo. Trong trại có khoảng 400 DSCĐ, đa số là người Thượng và Nùng. Chia thành 4 Đại Đội do các Hạ Sĩ Quan (HSQ) LLĐB-VN làm Đại Đội Trưởng.

Vào đầu năm 1965, lo ngại trước việc Hoa Kỳ đổ quân vào miền Nam Việt Nam và oanh tạc miền Bắc, và để đối phó với tình hình mới, cộng sản Bắc Việt (CSBV) đã đẩy mạnh các hoạt động quân sự ở miền Nam hầu phân tán các lực lượng của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Mở đầu là các trận đánh ở Đồng Xoài, tỉnh Phước Long. Tiếp theo là chiến dịch Ba Gia ở tỉnh Quảng Ngãi. Xa hơn về phía Tây, họ cắt đứt các trục lộ chính ở Tây Nguyên và cuối cùng là bao vây, tấn công trại Lực Lượng Đặc Biệt (LLĐB) Đức Cơ trong tỉnh Pleiku.

 

Hành Quân Dân Thắng 7 (3-15/8/1965)

 

Trận chiến chính trong cuộc tấn công do địch quân chọn lựa vào thời điểm gió mùa của tháng 8 trên QL-19. Ngày 31/5/1965 Tiểu Đoàn 952 VC tấn chiếm quận lỵ Lệ Thanh nằm về phía tây Pleiku do một Tiểu Đoàn địa Phương Quân trấn giữ cách Đức Cơ khoảng 8km về hướng Đông Bắc. Việt Cộng cũng chiếm luôn các làng và các trung tâm phát triển nông thôn về phía tây của Tỉnh Pleiku. Và sau đó Ngày 30/6/1965 Trung Đoàn 32 CSBV bao vây trại LLĐB Đức Cơ với mục đích lôi cuốn và tiêu diệt viện binh trên Quốc lộ 19B. Do vị thế bất lợi vì nằm ngoài tầm yểm trợ pháo binh, trại này đã bị hỏa lực CS Bắc Việt khống chế ngay từ khi Quận Lệ Thanh thất thủ. Áp lực của địch quân đến độ vào giữa tháng 7, trại này bị hoàn toàn bao vây và các cuộc tuần tiễu phát xuất từ trại đều bị đánh dội trở lui vào phía trong của hàng rào kẽm gai phòng thủ. Mặc dù có rất nhiều cuộc oanh kích của Không Quân VNCH, Việt Cộng không những chỉ bao vây trại mà còn đặt các súng cối và súng không giựt nhắm bắn trực xạ vào trại. Việt Cộng tiếp sau đó tiến sát vòng đai phòng thủ trại, và hỏa lực của chúng trở nên nặng nề đến độ các trực thăng không còn có thể lên xuống tiếp tế và tản thương.

Biết được ý định của địch, Ngày 4/8/1965 lúc 8.00 giờ sáng Thiếu tướng Vĩnh Lộc (Tư Lệnh Quân Khu 2 VNCH) cho trực thăng vận Chiến Đoàn II Nhảy Dù do Trung tá Ngô Xuân Nghị làm Chiến Đoàn Trưởng vào Đức Cơ để giải tỏa áp lực địch. Chiến Đoàn Dù khoảng 1,300 người, gồm Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù do Thiếu tá Trương Kế Hưng làm Tiểu Đoàn Trưởng và Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù do Đại úy Nguyễn Văn Thọ XLTV Tiểu Đoàn Trưởng. Cuộc đổ quân trực thăng vận xuống phi đạo dã chiến trước trại Đức Cơ hoàn tất lúc 16 giờ cùng ngày. Tại bãi đáp Chuẩn tướng Cao Hảo Hớn đã bay đến trao cho Chiến đoàn những chỉ thị giờ chót của BTL/QĐII. Tiểu Đoàn 3 Dù được giao trách nhiệm phòng thủ khu vực phía Tây trại, TĐ8ND được chỉ định đóng quân cách trại 500m về hướng Bắc. Tình hình yên tĩnh trong đêm.

Ngày 5/8/1965 Chiến Đoàn Dù mở cuộc hành quân tảo thanh về phía Bắc nhằm đẩy lui Việt Cộng và nới rộng phạm vi trại. Trong cuộc hành quân này Chiến Đoàn Dù phát hiện Việt Cộng đã chuẩn bị các công sự để chiến đấu lâu dài rất kiên cố và cuộc chiến trở nên gay go. Khoảng 14.00 giờ chiều phi cơ quan sát báo cáo thấy VC đang chuyển quân lên từ phía Tây Nam. 15.00 giờ Đại Đội đi đầu của TĐ3ND bắt đầu chạm địch tại trảng tranh khu đồi Chu Kram. Một số cán binh CS ngụy trang vừa chạy vừa tác xạ vào lực lượng Dù, các phi tuần khu trục và trực thăng võ trang được gọi tới yểm trợ. Lực lượng địch mới đụng độ được phát hiện là Trung Đoàn 32 CSBV. Các tài liệu bắt được cho biết đây là Trung đoàn đã chiếm Quận Lệ Thanh và thực hiện loạt phục kích kế tiếp dọc theo Quốc lộ 19 về phía Tây Pleiku vào đầu tháng 6.

16.30 giờ, Thiếu tá Trương Kế Hưng TĐT/TĐ3ND bị trọng thương ở ngực, Đại úy Phùng sĩ Thanh TĐP lên thay thế, một trực thăng võ trang Mỹ khi yểm trợ tiếp cận đã bắn lầm 2 hỏa tiễn vào ĐĐ33ND đang đóng tại bìa rừng khiến Trung úy Lâm Đôn ĐĐT bị thuơng cùng với một số binh sĩ. Trung úy Bùi Quyền thuộc ĐĐ81ND được cử sang thay Trung úy Lâm Đôn. Đêm đến hai bên hưu chiến và tản thương.
Các đơn vị Nhảy Dù rút lui về vị trí cũ đóng quân. Thiếu tá Đào Văn Hùng TĐT/TĐ8ND theo trực thăng tản thương đến đảm nhiệm chức vụ chỉ huy.

Ngày 6/8/1965 2.00 giờ sáng, CS bắt đầu tấn công vào trại Đức Cơ từ 2 hướng Tây và Tây-Nam. Pháo binh của CS pháo kích tới tấp vào trại trong khi quân chính quy tấn công vào tuyến phòng thủ của TĐ3ND các đơn vị trú phòng chống trả mãnh liệt suốt sáng. Phi cơ C-47 từ Pleiku bay đến thả hỏa châu soi sáng trận địa. Càng gần sáng, cuộc chạm súng thưa dần. Nhưng cường độ pháo kích của quân Bắc Việt càng gia tăng. Đạn súng cối nổ gần như liên tục vào khu vực trại Đức Cơ, phi đạo và vào vị trí của hai tiểu đoàn Nhảy Dù. 8.00 giờ sáng, phi cơ bắt đầu tham chiến oanh tạc các vị trí pháo địch, phòng không của địch bắn lên dữ dội. Dưới hỏa lực phòng không quá mạnh, các phi cơ vận tải phải bay thật cao để tránh đạn, nên phần lớn dù tiếp tế đã bay lạc ra ngoài nên thực phẩm và đạn dược ngày càng kham hiếm. Trại Ðức Cơ hầu như đã trở thành địa ngục dưới các cơn pháo dữ dội của quân cộng sản.

Ngày 7/8/1965 Trời mưa to, đem lại lượng nước đầy đủ cho quân trú phòng, vì bồn chứa nước bị pháo bể ngày qua. Phi cơ tiếp tục oanh kích các vị trí của địch. Ngày 8/8/1965 cường dộ pháo kích của địch giảm bớt, các đơn vị trú phòng sửa chữa các công sự phòng thủ.

Ngày 9 tháng 8/1965 từ 7 giờ sáng, dưới sự yểm trợ hỏa lực mãnh liệt của các oanh tạc cơ Việt-Mỹ, Tiểu Ðoàn 5 Nhảy Dù do Thiếu tá Nguyễn Khoa Nam chỉ huy đã được trực thăng vận xuống đầu phi đạo. Ðơn vị này tiến chiếm các vị trí trong khu vực nằm về phía Bắc trại. Sau đó liên lạc được với hai Tiểu Đoàn 3 và 8 Nhảy Dù.

Nhận thức được cuộc chiến quyết liệt tại mặt Tây Pleiku và địch quân có ý định tấn chiếm Đức Cơ bằng mọi giá, Tư Lệnh Quân Đoàn bắt đầu huy động các lực lượng trừ bị của mình để xung trận. Chiến Đoàn Thủy Quân Lục Chiến được rút khỏi các cuộc hành quân tại Kontum và di chuyển nhanh chóng tới một vùng tập trung gần Pleiku. Các tin tức tình báo về hành tung của các đơn vị Việt Cộng khác dọc theo Quốc lộ 19 trong vùng giữa Đức Cơ và bản doanh mới của Quận Lệ Thanh cho thấy Việt Cộng tăng gia quân số quan trọng sẽ đòi hỏi một lực lượng phản ứng lớn mạnh hơn mà Quân Đoàn II hiện có trong tay.

Tướng Vĩnh Lộc một lần nữa yêu cầu tăng cường thêm các đơn vị lực lượng Tổng Trừ Bị. Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH yêu cầu Tướng Westmoreland cho các lực lượng Hoa Kỳ di chuyển tới Pleiku ngõ hầu cho phép các đơn vị QLVNCH trấn đóng tại Quân Khu II có thể bổ xung vào lực lượng tiếp viện Đức Cơ. Tướng Westmoreland đồng ý và Lữ Đoàn 173 Dù Hoa Kỳ được phái tới Pleiku. Trút được gánh nặng phòng thủ Pleiku, Tư Lệnh Quân Đoàn thu vén tất cả các đơn vị khả dụng và thiết lập một lực lượng đặc nhiệm khác gồm một chiến đoàn Thiết Kỵ, một Tiểu đoàn Biệt Động Quân, cùng pháo binh và Chiến đoàn A Thủy Quân Lục Chiến để giải tỏa Quốc lộ 19 và tiếp viện cho các lực lượng đang giao tranh tại Đức Cơ. Cuộc hành quân này do Chuẩn tướng Cao Hảo Hớn, Tư Lệnh Biệt Khu 24 (vùng đất thuộc hai tỉnh Kontum và Pleiku) trực tiếp chỉ huy.

HÀNH QUÂN DÂN THẮNG 7

Ngày 9 tháng 8/1965, một lực lượng đặc nhiệm gồm hai chiến đoàn được thành lập để mở cuộc hành quân Dân Thắng 7 nhằm khai thông Quốc lộ 19 và tiếp tế cho trại LLĐB Đức Cơ. Cuộc hành quân này do Chuẩn tướng Cao Hảo Hớn, Tư Lệnh Biệt Khu 24 trực tiếp chỉ huy.

- Chiến đoàn Thiết Giáp do Trung tá Nguyễn Trọng Luật chỉ huy gồm có:

* Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn 3 Thiết Giáp
* Chi Ðoàn 1/5 Chiến Xa do Đại úy Trần Văn Thoàn làm Chi Đoàn Trưởng
* Chi Đoàn 2/6 Thiết Quân Vận do Đại úy Dư Ngọc Thanh làm Chi Đoàn Trưởng
- Tiểu đoàn 21 Biệt Động Quân (BĐQ) do Đại úy Nguyễn Văn Sách làm Tiểu Đoàn Trưởng
- Một Pháo Đội đại bác 105ly
- Một Trung Đội Công Binh Chiến Đấu
- Một chi đội Thiết Giáp M-8
- Các thành phần Vận Tải và Tiếp Vận

- Chiến Ðoàn Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) do Trung tá Nguyễn Thành Yên chỉ huy gồm có:

* Bộ chỉ huy Chiến Đoàn A-TQLC với Thiếu tá Cổ Tấn Tinh Châu làm TMT
* Tiểu Đoàn 2TQLC do Thiếu tá Hoàng Tích Thông làm Tiểu Đoàn Trưởng
* Tiểu Đoàn 5TQLC do Thiếu tá Dương Hạnh Phước làm Tiểu Đoàn Trưởng.

Hai chiến Đoàn này mở cuộc hành quân Dân Thắng 7 khai thông Quốc lộ 19. Đến 14.00 giờ khi đoàn quân vừa vào tới quận Lệ Thanh thì bị 1 Tiểu Đoàn/TrĐ32 CSBV phục kích. 2 chiến xa đầu tiên bị lãnh đạn B-40. Tiếp ngay sau đó Tiểu đoàn địch xông ra từ một ngôi làng về phía Nam của Quốc lộ 19 tấn công vào TĐ21BĐQ bảo vệ cánh trái đoàn quân, hai phi cơ F100 được gọi tới yểm trợ, một chiếc bị bắn rơi. Đoàn hành quân phá tan cuộc phục kích của địch.

Gần tối, VC lại tấn công tập hậu vào đoàn hành quân, lực lượng hành quân phản công mạnh mẽ nên VC rút lui khi trời sập tối.

Ngày 10/8/1965 rạng sáng VC lại tấn công vào đoàn hành quân gặp ngay vị trí của chiến đoàn TQLC, do đó cuộc tấn công của địch đụng phải hỏa lực hùng hậu của lực lượng TQLC, cộng với nhiều cuộc oanh kích gây nhiều tổn hại cho địch khiến cuộc phục kích bị bẻ gẫy.

Vào lúc này Chiến Đoàn Dù tại Đức Cơ được lệnh tấn công xuống Quốc lộ 19 về hướng Đông để kết nối với lực lượng tiếp viện. Sợ bị kẹp giữa hai lực lượng tấn công này, các đơn vị địch quân chém vè và tháo lui.

Lúc 11.00 giờ đoàn hành quân đến được phi trường Đức Cơ, các phi cơ Caribou lên xuống tiếp tế nhiên liệu đạn dược và thực phẩm.

Ngày 11/8/1965 Các đơn vị VNCH mở cuộc hành quân tảo thanh quanh căn cứ Đức Cơ tới tận biên giới nhưng không gặp sức kháng cự nào của CS.

Ngày 15/8/1965 Hành Quân Dân Thắng chấm dứt các đơn vị được trả về vị trí cũ.

 

Lực lượng TQLC tùng thiết di chuyển trên QL-19 trong cuộc hành quân Dân Thắng 7

 

Kết Quả: Trong cuộc đụng độ giữa quân Nhảy Dù và CSBV

- Chiến Đoàn II ND có khoảng 20 quân nhân thiệt mạng tại Đức Cơ
- Phía bên Hoa Kỳ, toán LLÐB A-215 dưới quyền chỉ huy của Đại úy R. B. Johnson đã bị thiệt hại nặng
- 158 cán binh cộng sản bỏ xác tại trận và 100 cán binh khác chết vì phi cơ oanh kích.

Kết quả cuộc hành quân Dân Thắng 7 do BTL/QK2 tổng kết như sau:

- Chiến Đoàn A-TQLC có 31 quân nhân tử trận và 27 bị thương
- Bắc Việt có 566 cán binh tử trận và 26 tù binh
- Vũ khí bị tịch thu gồm có 12 vũ khí cộng đồng và 94 vũ khí cá nhân
- Ngoài ra, có 2 đại liên 50 và 2 khẩu súng cối 81ly bị phá hủy.

 

Hình chụp một đơn vị bộ chiến VNCH đang di chuyển trên Quốc lộ 19
trong cuộc hành quân giải tỏa Ðức Cơ năm 1965

 

 

Tài liệu tham khảo:

- Chiến Đoàn A-TQLC Tại Mặt Trận Đức Cơ của Tác giả Tôn Thất Soạn trên trang nhà vietnam.ictglobal.net
- Giải Cứu Trại LLBĐ Đức Cơ của Đại tá Theodore Mataxis trên trang nhà generalhieu.com
- Chiến tranh VN toàn tập 1963-1975 của Tiến sĩ Nguyễn Đức Phương, Làng Văn xuất bản 2001
- Phỏng vấn các chiến hữu Nhảy Dù.

Bấm vào đây để in ra giấy

Bảng hướng dẫn đến các chương (bấm vào các con số sẽ đi thẳng đến chương đó):

01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22
23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 | 41 | 42 | 43 | 44
Mục lục

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

******15******

15. Chiến dịch Ia Drang - Thần Phong 7 (14 - 18-11- 1965)

 

Bấm vào đây để in ra giấy

Chiến dịch Ia Drang - Thần Phong 7

(từ 27/10/1965 đến 26/11/1965)

Bắt đầu mùa hè năm 1964, Hà Nội đã quyết định chủ trương leo thang chiến tranh bằng cách tung quân chính quy ồ ạt vào chiến trường Miền Nam đánh chiếm phần cao nguyên của VNCH để khai triển kế hoạch chiến dịch Đông-Xuân của Tướng Vő Nguyên Giáp nhằm cắt đôi Việt Nam Cộng Hòa. CSBV cũng hiểu rằng ai kiểm soát được con đường QL-19 sẽ làm chủ được cao nguyên; ai chiếm được vùng cao điểm này sẽ khống chế được toàn cõi Đông Dương. Chiến dịch Đông-Xuân gồm 3 giai đoạn:

Tấn chiếm trại Pleime sau đó tấn chiếm Pleiku và từ đó theo đường 19 ào ạt tiến về chiếm Qui Nhơn. Tướng Vő Nguyên Giáp đã dùng tới 3 Trung Đoàn Bắc Việt để thực hiện ý đồ này. Mưu đồ của CSBV vây hãm trại Lực Lượng Đặc Biệt Pleime là để buộc QLVNCH sẽ phải gởi quân tới để gỉai vây, rồi dùng chiến thuật cố hữu “Công đồn đả viện” tiêu diệt lực lượng tiếp cứu, chắc chắn sẽ phải rời Pleiku xuôi Nam trên đường 14 rồi đi theo hướng Tây Nam đường liên tỉnh 5. Tại đây, một trung đoàn cộng sản nằm chờ sẵn để phục kích. Sau khi đã dứt điểm đoàn quân cứu viện, bọn chúng sẽ thanh toán Pleime rồi Pleiku.

Tướng CSBV Chu Huy Mân được giao trọng trách dùng một Sư Đoàn gồm ba Trung Đoàn 32, 33 và 66 thực hiện giai đoạn 1, tấn chiếm trại LLĐB Pleime và giai đoạn 2 tấn chiếm Tỉnh Pleiku. Do đó, Trại Lực Lượng Đặc Biệt Đức Cơ bị quân chính qui Bắc Việt vây hãm hai tháng trời (từ tháng 6 đến tháng 8/1965), Bộ TTM/QLVNCH phải gởi Chiến Đoàn II Nhảy Dù do Trung tá Ngô Xuân Nghị làm chiến Đoàn Trưởng đến để giải vây, rồi đến trại Lực Lượng Đặc Biệt Pleime phía Nam Đức Cơ, Ngày 19/10/1965 bị một lực lượng đông đảo quân Bắc Việt tấn công năm ngày liên tiếp trong chiến dịch Đông-Xuân của CSBV, tức cuối mùa mưa Cao Nguyên.

Ngày 23 tháng 10 năm 1965, để giải vây cho Pleime, Quân Đoàn 2 đã tổ chức cuộc Hành Quân Dân Thắng 21 cấp Trung Đoàn phối hợp bộ binh và thiết giáp của QLVNCH gồm 2 Tiểu Đoàn 21, 22BĐQ, Tiểu Đoàn 1 Trung Đoàn 42 BB và Thiết Đoàn 3 Kỵ Binh, với sự yểm trợ của phi pháo. Chiến đoàn này đã lọt vào trận địa phục kích của Trung Đoàn 32 CSBV dài 4 cây số trên tỉnh lộ 5, phía Nam tỉnh lỵ Pleiku. Nhưng lực lượng hành quân đã phản kích hiệu quả, bẻ gẫy kế hoạch đả viện của đối phương.

Do tổn thất nặng, Chu Huy Mẫn, Tư lệnh mặt trận cao nguyên của các lực lượng CSBV, đã ra lệnh cho các đơn vị CS rút lui về phía bên kia biên giới Miên-Việt. Biết được ý định của địch quân, BTL Quân Đoàn II - VN quyết định sử dụng lực lượng SĐ1KBKV của Mỹ để truy lùng tàn quân CS đang rút về hướng Tây của trại Lực Lượng Đặc Biệt Pleime và phá vỡ kế hoạch Đông-Xuân của CSBV. Kỵ Binh Không Vận là một quan niệm sử dụng không lực mới của Lục Quân Hoa Kỳ sau trận chiến Triều Tiên. Trực thăng được dùng một cách đa dạng trên chiến trường từ trinh sát, chuyển vận đến tấn công. Do đó SĐ11 Không Kích (11th Air Assaut Div) của quân đội Hoa Kỳ được biến cải thành SĐ1 Kỵ Binh – Không Vận gọi tắt là SĐ Không Kỵ (1st Cavalry Division). Vào tháng 7/1965, SĐ1KBKV đã đến Việt Nam, và được phối trí tại vị trí chiến lược đèo An Khê tỉnh Bình Định gồm 4 Lữ Đoàn KB (4 Brigade/1st Cavalry Division), một Lữ Đoàn Hàng Không (Aviaton Brigade) và một Lữ Đoàn Phòng ngự 15 (15th Sustainment Brigate). Tham chiến trong chiến dịch Ia-Drang SĐ1 Không Kỵ do Thiếu tướng H. O. Kinnard làm Tư Lệnh và có 3 Lữ Đoàn Không Kỵ tham gia trận chiến:

Lữ Đoàn I KB, do Đại tá H. Clark chỉ huy với 3 Tiểu Đoàn 1/8, 2/8, 1/12 KB và TĐ2/9 PB

Lữ Đoàn II KB, do Đại tá W. R. Lynch chỉ huy với 3 Tiểu Đoàn 1/5, 2/5, 2/12 KB và TĐ1/77 PB

Lữ Đoàn III KB, do Đại tá Thomas “Tim” Brown chỉ huy gồm 2 Tiểu Đoàn 1/7, 2/7 và TĐ1/21 Pháo Binh.

• Ngoài ra còn có Tiểu Đoàn 1/9 Kỵ Binh đảm nhiệm công tác trinh sát, một Tiểu đoàn Pháo Binh Hàng Không (Aerial Rocket Artillery) với các trực thăng HU-1B trang bị hỏa tiễn 2.75. Việc không vận có 3 Tiểu Đoàn trực thăng xung kích 227, 228 và 229.

Ngày 25/8/1965 Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Không Vận được vận chuyển đến An Khê tỉnh Bình Định, thiết lập căn cứ Camp Radcliffe gần đèo Mang Yang trên QL-19 với trách nhiệm bảo vệ an ninh dọc QL-19 từ bờ biển đến biên giới Miên-Việt và từ Bồng Sơn đến Tuy Hòa.

Khí thế của Quân Mỹ lúc mới nhập trận lên rất cao, những Ngày đầu quân Mỹ mới đến Pleiku, mặt trận B3 chưa nắm vững khả năng quân Mỹ nên quyết định chém vè rút về căn cứ địa ở thung lũng Ia-Drang. Những ngày cuối tháng 10 đầu tháng 11/1965, những toán quân tiên phong của SĐ1 Không Kỵ bắt đầu đụng độ với đoàn quân CS trên đường rút về.

 

Thung lũng Ia-Drang

 

SĐ1 Không Kỵ của Mỹ đã chạm địch nặng tại thung lũng Ia-Drang. Đối với đa số người Việt thời 1965, có lẽ thung lũng Ia-Drang còn rất xa lạ, một cái tên chưa hề nghe bao giờ. Nhưng dường như cả nước Mỹ trong những ngày cuối thu năm 1965 ấy đều nghe nói đến “Ia-Drang”, bởi vì đó là thời sự nóng bỏng nhất hồi đó, một số con em họ đã bỏ mình ở đó và báo chí Mỹ thời đó đã mô tả cường độ giao tranh là đẫm máu nhất từ đầu cuộc chiến tới giờ.

Vào Ngày 14/11/1965 một tiểu đoàn 450 người, do Trung tá Harold G. Moore chỉ huy, đã đổ bộ bằng trực thăng xuống một mảng rừng trống với ngụy danh là bãi đáp X-Ray (landing zone X-Ray) trong thung lũng Ia-Drang, dưới chân núi Chu Prong về phía Tây Nam thị xã Pleiku khoảng 60 cây số. Lập tức khoảng hai nghìn quân chính qui Bắc Việt đã bao vây đánh Tiểu Đoàn Mỹ. Lực lượng Mỹ nhờ hỏa lực của pháo binh, không quân, và nhờ tinh thần chiến đấu của Binh sĩ, sau ba ngày đêm chống trả với nhiều đợt xung phong biển người của đối phương đã đẩy lui địch. Cả hai bên đều tổn thất nặng. Ba Ngày sau, cách xa bãi chiến trường X-Ray khoảng 3 cây số, tại một khoảnh rừng trống với ngụy danh bãi đáp Albany (landing zone Albany) cũng trong thung lũng Ia-Drang, một tiểu đoàn khác của Mỹ bị đối phương “đánh không còn một manh giáp”. X-Ray và Albany là hai trận đánh tàn bạo nhất trong chiến tranh Việt Nam đã cho thung lũng Ia-Drang cái tên hoàn toàn trái ngược với vẻ đẹp tự nhiên của nó: Thung Lũng Tử Thần (Valley of Death).

Pleiku là thủ phủ của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II và Quân Khu II. Nằm ngay trên Quốc lộ 14 đi Kontum-Ban mê Thuột. Từ Pleiku nhìn về hướng Đông là Quốc lộ 19 đi Qui Nhơn, hướng Tây cũng gọi Quốc lộ 19 nhưng đường trải bằng đất sét đỏ, có đoạn lót bằng đá xanh đi về đồn điền Trà lớn nhất Cao Nguyên là Catecka.

Vị Trí Địa Dư của Thung Lũng Ia-Drang

IA là tiếng của người thượng có nghĩa là sông, cho nên vùng này các dòng sông đều mang tên là IA như IA Meur, IA Toe. Ia-Drang được mệnh danh là thung lũng tử thần, vì đây là thánh địa của Cộng quân, cửa ngõ xâm nhập toàn thể vùng cao nguyên Trung Phần VN. Thung lũng Ia-Drang là một dãy rừng núi trùng điệp, chằng chịt sông suối, trải hằng mấy chục cây số đến tận biên giới Việt-Miên về phía Tây, và đến tỉnh Ban Mê Thuột kế cận về phía Nam. Thung lũng Ia-Drang nằm về hướng Nam-Tây Nam tỉnh lỵ Pleiku độ sáu mươi cây số và ở về hướng chính Tây khoảng trên hai mươi cây số đối với vị trí trại Lực Lượng Đặc Biệt Pleime.

Trong toàn vùng rặng núi Chu Prong nổi bật, đỉnh cao nhất 732 thước. Đó là một dãy núi chạy từ Đông sang Tây dài khoảng hai mươi lăm cây số, mà phần nằm trong đất Cambodia chiếm khoảng bảy cây số. Chiều Nam Bắc của dãy núi đo khoảng hai mươi cây số. Chu Prong đầy dẫy những hang động, những vách núi, những vực sâu, và thác ghềnh. Dọc theo sườn phía Bắc của dãy Chu Prong là một thung lũng khá rộng. Con sông Ia-Drang, tỏa ra hình mạng nhện, có 3 chi nhánh chính mang tên Ia-Drang, Ia-Meur, Ia-Tea phát nguyên từ vùng đồn điền trà Catecka phía Nam thị xã Pleiku, xuyên qua thung lũng, lượn khúc với nhiều ghềnh thác, rồi chảy về hướng Tây đổ vào đất Kampuchea.

Trong hai cuộc chiến tranh đã qua - chiến tranh Đông Dương 1945-1954, và chiến tranh Việt Nam 1955-1975 - Hà Nội đã dùng núi Chu Prong để trú quân và chứa kho tàng cho các chiến dịch ở Cao Nguyên Trung Phần, Bộ chỉ huy B3 của Tướng Mẫn đặt sâu vào trong một hang đá bên phần đất thuộc Kampuchea. Bộ chỉ huy tiền phương của B3 đặt tại sườn núi Chu Prong nhìn xuống thung lũng do Thượng tá Nguyễn Hữu An chỉ huy. Vùng Ia-Drang phía Tây Pleime từ lâu không có người ở, ngoại trừ một số ít người Thượng đã di chuyển về hướng Đông, gần Pleiku sinh sống. An là một sĩ quan có kinh nghiệm chiến trường, nguyên là Trung Đoàn Trưởng của Tướng Mẫn vào thời trận chiến Điện Biên Phủ. An biết sở trường của Sư Đoàn Không Kỵ nên tính chuyện gài bẫy sẵn để dụ địch lọt vào những địa thế thích hợp cho lối đánh du kích của VC.

Quốc lộ 19 từ Pleiku cắt ngang phía Bắc thung lũng, đi về hướng Tây qua đồn điền trà Catecka, đến Trại Lực Lượng Đặc Biệt Đức Cơ, đi mãi sẽ vượt qua biên giới Kampuchea vào thị trấn Stung Streng. Trong chiến dịch Đông-Xuân 1965, CSBV hoạch đinh kế hoạch tấn công lớn tại Cao nguyên sẽ chiếm các thành phố lớn như Kontum, Ban mê Thuột. Người chỉ huy chiến dịch cao nguyên này là Tướng CS Chu Huy Mân, người gốc nông dân Thượng Du Bắc Việt. Người này là cánh tay đắc lực nhất cho Võ nguyên Giáp, Năm 1954 Chu huy Mân bắn phát súng khai hỏa đầu tiên tại Trận Điện Biên Phủ, lúc đó ông là Chính ủy Sư Đoàn 316.

Lực Lượng Bạn:

1. BTL/QĐII tại Pleiku, Chuẩn tướng Vĩnh Lộc là Tư Lệnh

2. Trung Đoàn 3 Thiết Giáp gồm 12 chiến xa M41 và 10 Thiết Vận Xa M113, 2 Thiết Xa M8 và 2 khẩu pháo Howitzers 105ly; với TĐ21 & 22BĐQ, một TĐBB/Trung Đoàn 42 biệt lập

3. Lữ Đoàn Nhảy Dù VN với Chiến Đoàn Đặc Nhiệm gồm 5 Tiểu Đoàn 3, 5, 6, 7 và 8 Nhảy Dù làm thành phần trừ bị

a. Giai đoạn đầu gồm 3 Tiểu Đoàn, không vận vào vùng hành quân ngày 1/11/1965 do Trung tá Trương Quang Ân, Tham Mưu Trưởng Lữ Đoàn Nhảy Dù chỉ huy:

• Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù do Thiếu tá Khiếu Hữu Diêu làm TĐT
• Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù do Đại úy Nguyễn Văn Minh làm TĐT
• Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù do Thiếu tá Nguyễn Khoa Nam làm TĐT.

b. Giai đoạn sau do Trung tá Ngô Quang Trưởng làm Chiến Đoàn Trưởng (thay thế Trung tá Trương Quang Ân đáo nhậm nhiệm sở mới, Cố vấn Mỹ là Thiếu tá H. Norman Schwarzkopf) tăng cường thêm 2 Tiểu Đoàn vào vùng hành quân ngày 20/11/1965:

• Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù do Thiếu tá Nguyễn Bá Trước làm TĐT
• Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù do Thiếu tá Nguyễn Văn Thọ làm TĐT.

4. Phi Đội C-130 của Phi Đoàn 7 KQHK đã vận chuyển các đơn vị: Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn Dù, Ban Chỉ Huy các Chiến Đoàn Dù, và năm Tiểu Đoàn Dù: 3, 5, 6, 7 và 8 từ các nơi khác nhau, như Sài Gòn, Biên Hòa, Vũng Tàu và Phú Yên tới Pleiku.

5. Các toán Biệt Cách Dù của Lực Lượng Đặc Biệt Việt Nam (các hoạt động của các toán Biệt Cách Dù VN không được tiết lộ).

6. SĐ1KBKV-HK: Tư lệnh là Thiếu tướng H. O. Kinnard (người Dallas, Texas. Tốt nghiệp Thủ khoa Westpoint năm 1939.) Trong một phiên họp với các vị chỉ huy Việt Nam tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II và Quân Khu II Pleiku, H. O. Kinnard đồng ý với phương tiện vô cùng hùng hậu của Sư Đoàn Đệ Nhất Không Kỵ (1st Air Calvary) sẽ mở một cuộc hành quân mang tên là: “Trường Chinh” (Long Reach). Bên VNCH tăng cường thêm một chiến đoàn Nhảy Dù nổi danh làm lực lượng trừ bị.

Cuộc hành quân được chia ra làm ba giai đoạn như sau:

1. Giai đoạn 1 từ ngày 28/10 đến ngày 8/11 năm 1965: Lữ Đoàn I Kỵ Binh Hoa Kỳ do Đại tá H. Clark chỉ huy với 3 Tiểu Đoàn 1/8, 2/8, 1/12 KB và TĐ2/9 PB tham chiến. Cuộc hành quân mang tên Hành Quân “All the Way” tảo thanh địch quanh vùng phía Tây trại Pleime.

2. Giai đoạn 2 từ ngày 9 đến 17 tháng 11 năm 1965: Lữ Đoàn III Kỵ Binh Hoa Kỳ do Đại tá Thomas “Tim” Brown chỉ huy với 2 Tiểu Đoàn 1/7, 2/7 và TĐ1/21 Pháo Binh tham chiến. Cuộc hành quân mang tên Silver Bayonet truy kích địch xa hơn về hướng tây trại Pleime và phía Đông của rặng núi Chu Prong.

3. Giai đoạn 3 từ ngày 18 đến 26 tháng 11 năm 1965 do Chiến Đoàn Đặc Nhiệm Nhảy Dù Việt Nam thay thế các đơn vị thuộc Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Mỹ truy kích tiếp tàn quân địch xa hơn về phía Tây sát biên giới Việt Nam-Kampuchea dọc theo thung lũng sông Ia-Drang. Cuộc hành quân mang tên “Hành Quân Thần Phong 7” với sự yểm trợ hỏa lực và không vận của Lữ đoàn II Kỵ Binh Hoa Kỳ do Đại tá W. R. Lynch chỉ huy.

Lực lượng địch:

Từ tháng 7 năm 1965, CSBV đã cử Thiếu tướng CS Chu Huy Mân làm Tư lệnh kiêm Chính ủy chiến dịch, Đại tá Nguyễn Chánh và Thượng tá Nguyễn Hữu An làm phó tư lệnh, Huỳnh Đắc Hương giữ chức phó Chính ủy, Thượng tá Nam Hà là tham mưu trưởng, Thượng tá Đặng Vũ Hiệp làm Phó chủ nhiệm chính trị.

Để tiến hành chiến dịch, tháng 8/1965 CSBV tăng cường cho mặt trận Tây Nguyên thêm Trung đoàn 33 (Trung đoàn này nguyên là trung đoàn 101 của sư đoàn 325B, được lệnh xuất quân từ Quảng Ninh đi khoảng hai tháng vào tới Tây Nguyên). Vào giai đoạn chót CSBV đưa thêm Trung Đoàn 66/SĐ304 từ Bắc vừa được lệnh di chuyển vào đến Tây Nguyên ngày 1/11/1965 để đáp ứng nhu cầu giai đoạn 2 của chiến dịch. Như vậy lực lượng CSBV tại Tây Nguyên có 3 Trung đoàn bộ binh gồm:

1. Trung đoàn 32 với 3 Tiểu đoàn 344, 635 và 966 xâm nhập vào Nam cuối năm 1964 do Thiếu tá Mã Văn Minh làm Trung Đoàn Trưởng

2. Trung đoàn 33 với 3 Tiểu đoàn 1, 2 và 3. Trung đoàn này khởi hành từ Quảng Ninh Bắc Việt khoảng từ 22 đến 25/7/1965 cho mãi tới Ngày 2/10 mới hoàn tất xâm nhập

3. Trung đoàn 66 với 3 Tiểu đoàn 7, 8 và 9, được lệnh bắt đầu xâm nhập vào Nam từ đầu tháng 8/1965 và phải hoàn thành trong hai tháng

4. Tiểu Đoàn H15 Gia Rai địa phương

5. Cộng với một Tiểu đoàn Đặc công và một Tiểu đoàn súng cối 62, 82, và 120ly; 1 tiểu đoàn súng phòng không 12.7mm; cùng lực lượng vũ trang địa phương.

Kế hoạch sơ khởi của Cộng quân đánh chiếm Cao Nguyên Quân Khu 2 VNCH được chia làm các giai đoạn như sau:

• Giai đoạn 1: Sử dụng 2 Tiểu Đoàn/Trung đoàn 33 (thiếu Tiểu đoàn 2), được tăng cường 1 đại đội súng phòng không 12.7mm vây hãm tiền đồn Pleime để nhử Quân Đoàn 2 đem viện binh từ Pleiku kéo xuống vào ngày 23/10/1965.

• Giai đoạn 2: Sử dụng 3 Tiểu đoàn của Trung Đoàn 32 phục kích một trận tuyến dài 4km trên Liên Tỉnh Lộ 5 đón chờ viện binh của VNCH (Chiến thuật “Công Đồn, Đả Viện”)

• Tiểu đoàn 2/33 trừ bị đảm nhiệm đánh phản kích

• Giai đoạn 3: sau khi triệt hạ viện binh, các đơn vị này trở đầu tiếp sức thanh toán dứt điểm trại Pleime

• Giai đoạn 4: Khi tuyến phòng thủ của tỉnh Pleiku bị suy yếu vì phải đưa quân tiếp cứu trại Pleime, Trung Đoàn 66 BV sẽ khởi sự tấn kích cầm chừng Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 2, chờ cho Trung Đoàn 32 và 33 CSBV thanh toán xong trại Pleime lên tiếp sức tấn chiếm tỉnh Pleiku, hoàn tất giai đoạn 2 của chiến dịch Đông-Xuân.

Chiến thuật “Công Đồn Đả Viện”, địch quân thường sử dụng và rất thành công trong những trận đánh với quân đội Pháp trước đây. Lần này bộ tư lệnh Mặt Trận B3 của Chu Huy Mân cũng tin chắc rằng BTL/QK2/VNCH sẽ đưa quân lên tiếp viện cho Pleime. Sau khi “dứt điểm” trại LLĐB Pleime, bộ đội CS Bắc Việt sẽ chuẩn bị cho trận đánh lớn trong thung lũng Ia-Drang trong giai đoạn ba của chiến dịch.

Trận Pleime
Từ ngày 19/10 đến 25/10/1965


Trại LLĐB Pleime là một tiền đồn hẻo lánh cách biên giới Cam Bốt khoảng 40 cây số, cách Quốc lộ 14 khoảng 20 cây số về phía Tây và cách Pleiku khoảng 40 cây số về hướng Tây Nam. Trại này do một lực lượng đặc biệt hỗn hợp Mỹ-Việt-Thượng trấn giữ: toán Operations Detachment A-255 gồm 12 LLĐB Mỹ, toán LLĐB Việt Nam gồm 14 chiến sĩ, và ba đại đội Dân Sự Chiến Đấu đa số là người Thượng gồm 415 chiến sĩ thuộc các sắc tộc Jarai, Rha-đê và Bahnar. Trại LLĐB này nằm trong mục tiêu, mà bộ tư lệnh Mặt Trận B3 cộng sản Bắc Việt thấy cần phải được thanh toán để mở màn cho chiến dịch Đông-Xuân. Bộ tư lệnh Mặt Trận B3 lúc đó (năm 1965) có 3 trung đoàn 32, 33 và 66. Tất cả đều là đơn vị chính quy từ miền bắc vào.

Trước tháng 10 năm 1965, tiền đồn này không đóng một vai trò quan trọng mấy vì hầu như hoạt động biệt lập theo mô thức riêng của các đơn vị Lực Lượng Đặc Biệt. Tuy nhiên nó bỗng dưng trở nên hết sức quan trọng khi các cơ quan tình báo phối hợp các nguồn tin phát giác được kế hoạch chiến dịch Đông-Xuân của Tướng Vő Nguyên Giáp.

Để hóa giải chiêu độc của Tướng Chu Huy Mân, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 2 đã phối hợp kế hoạch với Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Mỹ như sau: Quân Đoàn 2 gửi một Chiến Đoàn từ Pleiku xuống tiếp cứu trại Pleime từ mạn Bắc; đồng thời sẽ phái một đơn vị Biệt Kích hỗn hợp Mỹ-Việt tới trại Pleime trước để tiếp sức với quân đồn trú bảo vệ trại đến khi chủ lực tiếp viện quân tới; Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Mỹ sẽ gửi một Lữ Đoàn thay thế số quân VNCH đi tiếp ứng để bảo vệ tỉnh Pleiku; đồng thời Sư Đoàn 1 Không Kỵ sẽ trực thăng vận nhiều pháo đội rải rác tại các vị trí gần trận địa để yểm trợ cho Chiến Đoàn tiếp cứu khi hữu sự.

Diễn tiến của trận đánh trại Pleime:

Khởi sự trận đánh, Cộng quân dùng một tiểu đoàn / Trung Đoàn 33 CSBV bao vây và tấn công vào trại LLĐB Pleime; địch quân cũng đã bố trí các loại súng đại liên, phòng không và súng cối quanh các ngọn đồi cao chung quanh trại.

Tối ngày 19/10/1965, địch quân mở màn tấn công bằng những đợt pháo kích súng cối 82ly vào căn cứ. Tiếp theo, một toán đặc công lọt qua một vị trí phục kích của lực lượng phòng thủ cắt hàng rào kẽm gai vào được tuyến phòng thủ của trại LLĐB hình tam giác, bắt đầu nổ súng vào tiền đồn phía Nam của trại và thanh toán tiền đồn này sau 20 phút giao tranh.

 

Trại Lực Lượng Đặc Biệt Pleime 1965

 

Quân CSBV sử dụng đại bác không giật 57ly bắn chính xác vào trong căn cứ, phá sập hai trong số ba pháo đài chính đặt ngay góc của hình tam giác. Quân trú phòng phản công lại với súng đại liên. Cả hai bên đều dùng đến lựu đạn để tiêu diệt nhau. Các phi cơ AC-123 Provider thuộc phi đoàn 309 Cảm Tử bay bao vùng thả hỏa châu suốt đêm soi sáng chiến trường. Lúc 3 giờ 45 sáng ngày 20/10, phi cơ phản lực dội bom lửa napalm khắp vùng ven trại để yểm trợ quân bạn.

Lúc 6 giờ sáng ngày 20/10, Cộng quân tấn công mạn Bắc của trại. Các chiến sĩ Thượng đă phải xông ra khỏi hầm trú để cận chiến với địch quân mới đẩy lui được chúng.

Lúc 7 giờ 30 sáng, một trực thăng tải thương thuộc phi đoàn 498 có trực thăng tác chiến hộ tống đáp xuống trại để thả xuống một bác sĩ giải phẫu và chở lính bị thương đi. Viên phi công lái trực thăng này là Thiếu tá Louis Mizell. Thình lình một trực thăng đang bay lượn bị súng phòng không bắn hạ rớt xuống rừng. Một toán LLĐB nhào ra tiếp cứu thì bị một ổ đại liên địch quân bắn chận phải dội lại trại với một trung sĩ Mỹ bị tử thương. Trái lại, toán tuần tiễu xuất trại từ hôm trước được lệnh rút về trại lại bước qua cổng trại được êm thấm.

Hành Quân Dân Thắng 21

Đúng 5 giờ 20 chiều ngày 20/10, một Chiến Đoàn VNCH với một lực lượng 1,200 chiến binh chỉ huy bởi Trung tá Nguyễn Trọng Luật, tiến dọc theo QL-14 để giải tỏa áp lực địch quân quanh trại Pleime. Chiến Đoàn VNCH chia làm 3 cánh quân:

Cánh A gồm: Trung Đoàn 3 Thiết Kỵ với Một Chi Đoàn (-) Chiến Xa 12 chiếc M-41 và Một Chi Đoàn (-) thiết vận xa 8 chiếc M113, cùng 2 Đại Đội thuộc TĐ21BĐQ tùng thiết.

Cánh B gồm BCH/TĐ21 với 2 ĐĐ3 & 4BĐQ cùng 2 thiết xa RM8 hộ tống, một đoàn convoy chở lương thực, đạn dược và xăng nhớt, 2 khẩu đại bác howitzers 105ly, một Tiểu Đội Công Binh. Cánh quân này đi sau cánh A khoảng 2km.

Cánh C gồm: Tiểu Đoàn 1 Bộ Binh/Trung Đoàn 42 do Đại úy Mã Văn Nông làm TĐT, rời Pleiku từ từ theo Quốc lộ 14 tiến xuống phía Nam hướng về trại Pleime. TĐ22BĐQ do Đại úy Phạm Văn Phúc làm TĐT, trừ bị tại phi trường Cù Hanh Pleiku.

 

Phóng đồ “công đồn đả viện’ của Cộng quân

 

Trong khi đó, Trung tướng Stanley Larsen, Tư Lệnh Quân Đoàn 1 Dă Chiến 1(I Field Force, là bộ tư lệnh cố vấn cho Quân Đoàn II), cho trực thăng vận một Tiểu Đoàn thuộc Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ lên bảo vệ Pleiku. Trưa ngày 22/10, Thiếu tá LLĐB Charlie A. Beckwith, trưởng toán Project DELTA, cùng với 2 Đại Đội thuộc Tiểu Đoàn 91 Biệt Cách Dù QLVNCH tăng phái, được thả vào trại Pleime và Thiếu tá Beckwith trở nên Chỉ Huy Trưởng trại từ giờ phút đó.

Lúc 1 giờ trưa, một lực lượng gồm 3 Đại Đội xông ra khỏi trại để khai quang một ngọn đồi kế bên trại. Lực lượng này liền bị một ổ súng đại liên địch quân quật ngă, khiến cho Đại úy LLĐB Thomas Pusser và 12 chiến sĩ người Thượng bị hạ, và một số bị thương. Lực lượng này phải rút lui về trại. Cũng trong ngày 22/10, toán Biệt Cách Dù QLVNCH xông ra trại tìm cách triệt hạ hai ổ đại liên địch nhưng đều thất bại.

Ngày 23/10, lúc 2 giờ trưa, Tiểu Đoàn 22 Biệt Đông Quân được trực thăng vận xuống một băi đáp 2 cây số rưỡi phía Nam vị trí ổ phục kích của Trung Đoàn 32 CSBV, cùng với Chiến Đoàn tiếp viện từ phía Bắc đi xuống tạo thành thế gọng kềm. Cuối ngày 23/10, Trung tướng Stanley Larsen đổ xong một Lữ Đoàn Không Kỵ xuống bảo vệ Pleiku. Chiều ngày 23/10, khoảng 6 giờ chiều khi Chiến Đoàn tiếp viện tiến tới cây số 4 trên Hương Lộ 6C, cách trại Pleime 5 cây số, thì lọt vào ổ phục kích của Trung Đoàn 32 CS Bắc Việt, dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Thượng tá Nguyễn Hữu An, Tư Lệnh Phó Mặt Trận B-3. Lúc đó Cánh quân A của Chiến Đoàn tiếp cứu dẫn đầu gồm các chiến xa M41 và thiết vận xa M113 và 2 ĐĐ/BĐQ; cánh quân B đi sau gồm các thiết vận xa, thiết xa RM-8 có hai Đại Đội Biệt Động Quân hộ tống, cánh quân này đi sau cách cánh quân đầu khoảng 2 cây số. Tiểu Đoàn 635 Bắc Việt tấn công cánh quân đầu và Tiểu Đoàn 344 Bắc Việt uy hiếp cánh quân sau. Dưới sự yểm trợ của các phản lực cơ F-100 và các trực thăng vő trang đã nã hỏa tiễn, bom và đạn liên thanh vào các vị trí súng cối và đại bác không giật của địch. Các chiến xa M41 và thiết vận xa M113 cùng ĐĐ1/BĐQ đi đầu do Trung úy Wòng Lập Dzếnh chỉ huy và các Trung Đội Trưởng Thiếu úy Huỳnh Kim Tắc, Thiếu úy Ngô Hoàng Gia... đã dàn hàng phản kích dữ dội gây tổn thương nặng cho phục kích quân. Trong khi đó ĐĐ2BĐQ do Trung úy Võ Vàng chỉ huy cùng với Trung Đội Trưởng Thiếu úy Trần Quốc Cảnh, cũng bị Cộng quân từ trong các công sự phòng thủ ngụy trang bên đường, từ các đỉnh đồi đồng loạt xung phong bao vây. Với hỏa lực hùng hậu của Thiết giáp M41 và M113 cùng với sự dũng cảm của các chiến binh Biệt Động Quân, lực lượng tiếp viện cánh A đã bẻ gẫy âm mưu “đả viện” của địch. Sau hai giờ giao tranh Tiểu Đoàn 635 Bắc Việt phải tháo lui vào rừng. Trong khi đó, Cánh quân B đi sau với hỏa lực yếu kém hơn do Thiếu tá Lê Văn Tui Trung Đoàn Phó Thiết Giáp chỉ huy và Đại úy Nguyễn Văn Sách TĐT Tiểu Đoàn 21BĐQ cùng các ĐĐT/ĐĐ4BĐQ Trung úy Nguyễn Thành Banh và Trung úy Nguyễn Văn Chính ĐĐT/ĐĐ3BĐQ đi đoạn hậu bị Tiểu Đoàn 344 Bắc Việt với quân số đông gấp bội, dùng đại bác không giật, hỏa tiễn 90ly và súng cối tấn công tới tấp. Lực lượng hộ tống đã chống trả mãnh liệt, về sau phải lui về phía cuối đoàn xe bố trí vị trí phòng thủ quanh một ấp chiến lược bỏ hoang gần đó. Quân ta đã đẩy lui nhiều đợt tấn công dữ dội của Tiểu Đoàn 344 CSBV. Cũng may nhờ có các phản lực cơ F-100 đến tiếp cứu kịp thời, thả bom napalm vào các vị trí Cộng quân, bẻ gẫy được lực lượng tấn công của Tiểu Đoàn 344 Bắc Việt trong đêm tối và cho đến gần sáng ngày hôm sau chúng đã chém vè tháo chạy về hướng Nam dọc theo hương lộ 6C.

Vào 3 giờ sáng ngày 24/10, Tiểu Đoàn 966 của Trung Đoàn 32 Bắc Việt chia làm ba mũi dùi tấn công vào Chiến Đoàn tiếp viện. Quân ta và địch đánh “xáp lá cà’ trộn trấu, không thể phân biệt được ai là địch, ai là bạn. Súng cá nhân và lựu đạn không thể sử dụng được vì sợ lầm bạn và lộ vị trí nên phải sờ vào quân phục và dùng lưỡi lê đánh cận chiến trong đêm tối. Cho đến gần sáng các đơn vị địch quân vì bị phản kích dữ dội gây tổn hại nặng nề phải tháo lui vào rừng lẫn trốn.

Sáng sớm ngày 24/10, các trực thăng chở các khẩu đại bác đến hai vị trí gần khu vực giao tranh để tác xạ yểm trợ cho Chiến Đoàn tiếp viện. Đến khi mặt trời ló rạng vào sáng ngày 24/10, khi kiểm điểm tình hình thì cánh quân đầu không bị mất chiến xa hay thiết vận xa nào. Nhưng cánh quân cuối thì bị thiệt hại trầm trọng: 2 thiết vận xa M113, 2 xe vận tải 5 tấn chở đạn dược, và 2 xe bồn xăng bị phá hủy; 1 thiết xa M-8, 2 xe vận tải 5 tấn, 1 xe ủi đất, 2 xe vận tải 3/4 tấn và hai khẩu đại bác 105ly bị hư hại nặng nề. Chiều ngày 24/10, sau khi được Pleiku tái tiếp tế, Chiến Đoàn tiếp cứu tiếp tục tiến quân và lại lọt vào ổ phục kích của Trung Đoàn 33 với hỏa lực vũ bão hơn trận phục kích ngày hôm trước. Lần này Chiến Đoàn bị khựng lại không tiến lên được. Một toán “đề lô” điều khiển pháo binh của Sư Đoàn Không Kỵ Mỹ được phái tới trợ giúp đoàn xe bị vây hãm. Toán này được trực thăng thả ngay xuống đầu đoàn chiến xa. Họ nhảy vào những chiến xa dẫn đầu và từ trong xe điều chỉnh tác xạ cho đại bác bắn trải thảm phía trước mặt đoàn chiến xa. Và cứ như thế, nhờ làn mưa pháo tàn khốc đổ xuống phía trước mặt, Chiến Đoàn từ từ tiến tới được và triệt hạ dần các ổ phục kích.

Sáng ngày 25/10, từ trong trại Pleime, một toán cảm tử dẫn đầu bởi hai Trung Sĩ LLĐB Mỹ, dùng súng phun lửa xông ra trại triệt hạ được một ổ súng đại liên của địch quân. Đến tối ngày 25/10, Chiến Đoàn tiếp cứu tiến vào trại Pleime, chấm dứt sự vây hãm trại của địch quân. Sáng ngày 26/10/1965, Chiến Đoàn VNCH mở cuộc hành quân khai quang càn quét khu vực quanh Trại. Lúc 10.15 giờ, trong khi Chiến Đoàn tiến về phía Nam của Trại, một đơn vị địch quân bỗng nhiên khai hỏa dữ dội. Cộng quân cố gắng ra tay trước để đánh phủ đầu, nhưng họ gặp phản ứng mãnh liệt bởi hỏa lực hùng hậu của các thiết vận xa, pháo binh và không quân. Khi cuộc giao tranh chấm dứt, hơn 140 thây Cộng quân nằm la liệt trên chiến địa, 5 bị bắt và ít nhất 100 khác bị thương, với hơn 20 vũ khí cộng đồng bị tịch thu.

Trong 5 Ngày Cộng quân vây hãm trại Pleime, Không Lực HK và VN thực hiện tổng cộng 300 phi vụ oanh tạc nã xuống đầu Trung Đoàn 33 BV quanh trại. Các máy bay vận tải C-123 của Không Quân và CV-2 Caribou của Lục Quân đã tiếp tế thả dù xuống trại 333 ngàn cân anh (trong số đó 9 ngàn cân anh lọt ra ngoài rào giây kẽm gai) đạn dược, thuốc men, lương thực và nước uống.

Cộng quân thiệt hại rất nặng dưới sức mạnh không kích của không quân Mỹ-Việt, đường dây liên lạc giữa BCH trung đoàn CSBV và các đơn vị hoàn toàn bị cắt đứt. Trung Đoàn 33 BV vây hãm trại chỉ sống sót được khoảng một đại đội. Trung Đoàn 32 BV phục kích Chiến Đoàn tiếp cứu bị chết 40% chiến binh, trong đó có 2 Tiểu Đoàn Trưởng chết vì bị thương, và bị mất toàn bộ 18 khẩu súng phòng không 12.7ly cùng 11 súng cối. Vì các chiến binh của Quân Đoàn 2 và của Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ bẻ gẫy chiến dịch Đông-Xuân ngay từ giai đoạn đầu nên Tướng Vő Nguyên Giáp buộc phải từ bỏ ý đồ cắt đôi Miền Nam năm 1965-1966.

 

Trận Ia-Drang
(Long Arm Reaching)
(từ 28/10/1965 đến 18/11/ 1965)


 

Sau khi liên quân Việt-Mỹ đánh bật cộng sản Bắc Việt (CSBV) ra khỏi vòng đai căn cứ Pleime và giải vây cho đơn vị trú phòng, ngày 27/10/1965, Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn 2 đã phối hợp với Bộ Tư Lệnh lực lượng Hoa Kỳ tại Quân Khu 2 mở một cuộc hành quân quy mô tổng truy kích 3 trung đoàn 32, trung đoàn 33 và trung đoàn 66 CSBV ở vùng núi Chu Prong. Nỗ lực chính trong cuộc hành quân này là một số đơn vị bộ chiến của Sư Ðoàn 1 Không Kỵ (1st Air Calvary Division) Hoa Kỳ, trong đó có 5 tiểu đoàn của các Trung Đoàn 7, 8, và một thành phần của Trung Ðoàn 9. Cuộc hành quân xuất phát từ Pleiku trải rộng về hướng biên giới Miên-Việt. Chỉ huy trực tiếp lực lượng xung kích của cuộc hành quân giai đoạn đầu là Ðại tá Harlow Clark, Lữ Đoàn Trưởng của Lữ Ðoàn I thuộc Sư Ðoàn 1 Không Kỵ. Nhiệm vụ chính của Lữ Đoàn là thực hiện các cuộc hành quân bộ chiến theo phương thức các đơn vị tác chiến được trực thăng vận (không kỵ) nhảy xuống trận địa từ trực thăng của các Đại Đội Trực Thăng cơ hữu để truy lùng và tiêu diệt địch quân.

Giai đoạn I: (All the Way: từ ngày 28/10/1965 đến ngày 8/11/1965)

Ngày 28/10/1965 Lữ Đoàn I Không Kỵ được trực thăng vận chở đến phía Tây trận địa Plei Ia Priêng, Quynh Kla và suối Ia Mơ, nơi mà chiến đoàn VNCH trước đây bị phục kích trong trận công đồn đả viện Pleime của CVBV. Bộ chỉ huy Lữ Đoàn đóng tại đồn điền trà Catecka, nằm trên Quốc lộ 19 và cách Quốc lộ 14 độ 4km. Vùng hành quân rộng lớn đến 120km² được chia làm 3 khu vực nhỏ mang tên 3 vị Thiếu tá Tiểu Đoàn Trưởng Hoa Kỳ: Shoe, Jim, Earl.

Ngày 1/11/1965 lúc 07.30 giờ các trực thăng thám thính phát giác sự hiện diện của cán binh Viêt Cộng khoảng một Trung đội lẩn khuất trong vùng thung lũng tại 10 cây số Tây Nam của Trại Pleime. Lữ Đoàn I Không Kỵ ngay lập tức thả xuống một Đại Đội Trinh Sát chận đánh. Sau một cuộc chạm súng, quân CS bị bất ngờ nên hốt hoảng bỏ chạy để lại 20 xác chết cùng 19 tên bị bắt sống. Cuộc hành quân tảo thanh liền được khai triển tiếp theo và Quân Mỹ đã khám phá một bệnh viện dã chiến cấp Trung Đoàn tại phía Tây của Trại Pleime khoảng 9km. LĐIKK đã đột kích bắt gọn toàn thể nhân viên và tịch thu nhiều tấn các trang bị, thuốc men và dụng cụ giải phẫu chế tạo tại các nước cộng sản còn mới nguyên tổng cộng trị giá khoảng $40,000.00 Mỹ kim.

Đến chiều, trong khi việc di tản chiến lợi phẩm bằng trực thăng tiếp diễn, một đơn vị Cộng quân cấp Tiểu Đoàn thuộc trung đoàn 33 âm thầm di chuyển tới gần và mưu toan bao vây và tấn công các vị trí đóng quân của Mỹ ngay tại bệnh viện (CSBV muốn cứu thoát một Đại tá CS, có thể là Đại tá Hà Vi Tùng, đang bị thương nằm điều trị tại đây). Lữ Đoàn I KBKV tức thời điều động các đơn vị bao vây khu vực. Giao tranh ác liệt kéo dài suốt năm giờ liền. Đến gần sáng Cộng quân rút lui bỏ lại tại trận 250 xác, 44 tù binh, phỏng đoán có đến 200 bị thương rút về hướng biên giới Miên-Việt. Trong trận này, phía Hoa Kỳ có 12 Binh sĩ tử trận, 51 người bị thương, 8 trực thăng bị hư hại. Chiều Ngày 2/11, các đơn vị Mỹ rút khỏi khu bệnh viện và tiếp tục truy lùng tàn quân CS quanh quẩn lẩn khuất đâu đó.

 

Khu vực hành quân giai đoạn 1 của LĐIKK Hoa Kỳ

 

Chiếm được bệnh viện dã chiến của địch là một khám phá lớn của Sư Đoàn Không Kỵ, ngoài việc hủy diệt các lực lượng Việt Cộng, nó cũng đã cung cấp các tài liệu tình báo quý giá, đặc biệt là một bản đồ ghi rõ các đường tiếp liệu và tiến quân trong chiến dịch của CSBV.

Ngày 3/11/1965 lúc 2100 giờ đêm, Tiểu Đoàn 1/9 KBKV hành quân phục kích ngay trung tâm của vùng Chu Prong - Ia-Drang đã chạm địch và tiêu diệt một đơn vị vận chuyển vũ khí cấp Đại Đội của Trung Đoàn 33 CSBV. Đến 22.00 giờ đêm Tiểu đoàn 8 thuộc Trung đoàn 66 CSBV (Trung đoàn này vừa mới xâm nhập vào Nam từ Tỉnh Quảng Ninh sau 2 tháng lội bộ) trở lại bao vây và tấn công Tiểu Đoàn 1/9 tại bãi đáp Mary, Lực lượng hành quân chống trả mãnh liệt, giao tranh kéo dài đến 4.00 giờ sáng VC rút lui bỏ lại 112 chết (đếm được xác), hơn 200 khác ước tính chết và bị thương và 30 vũ khí tịch thâu.

Sáng ngày 4/11/1965 hai Đại Đội B và D của Tiểu Đoàn 1/8 KBKV được trực thăng vận đến thay thế các đơn vị chạm địch từ hôm qua để truy kích địch quân và thu dọn chiến trường tìm thấy 22 xác VC thuộc Trung Đoàn 33 chính quy.

Trong khi đó Đại Đội B của TĐ2/12 KBKV cũng chạm địch tại gần vị trí bệnh viện đã khám phá một kho chôn dấu vũ khí quân trang quân dụng và thực phẩm tại 5 cây số phía Tây của Trại Pleime, gần cạnh sông Ia Meur. VC bỏ lại tại trận địa 72 xác chết và một tù binh thuộc Trung Đoàn 66/SĐ304 chính quy CSBV vừa vượt biên giới vào Nam. Về phía Mỹ có 4 tử thương, 25 bị thương.

Lực lượng hành quân tiếp tục truy kích địch qua phía Bắc của Bệnh viện dã chiến của VC, các cuộc đụng độ gia tăng, VC bắn sẻ vào các đơn vị của Tiểu Đoàn 2/8 KBKV, chiến sự giảm cường độ khi trời tối. Trong khi đó các tù binh bắt được khai báo Trung Đoàn 33 đang di chuyển về núi Chu Prong.

Ngày 5/11/1965 Tiểu Đoàn 2/8 Cavalry được lệnh hành quân chận địch và Pháo binh yểm trợ được di chuyển từ Cavalair đến Falcon. Nhiều trận đụng độ đẫm máu xảy ra tại phía Bắc của sông Ia Meur giữa các đơn vị của Tiểu Đoàn 2/8 KBKV với Tiểu Đoàn 6 Trung đoàn 33 CS kéo dài tới ngày 7/11 mới chấm dứt. Tiểu Đoàn 6 thuộc Trung Đoàn 33 gần như bị tiêu diệt với 77 xác bỏ lại chiến trường (đếm được xác) gần 400 khác ước tính bị giết và bị thương. Mỹ phải dùng đến 3 chiếc Chinook để chở chiến lợi phẩm.

Từ ngày 6/11/1965 Lữ Đoàn I KBKV tập trung cả 3 Tiểu Đoàn trực thuộc càn quét vùng chạm địch có diện tích khoảng 2,500km² trong 3 ngày liên tiếp, hy vọng tiêu diệt các Trung Đoàn 32 và Trung Đoàn 33 CSBV, nhưng trong các cuộc đụng độ thực hiện trên, không thấy tăm hơi Trung Đoàn 32. Mặc dù con số tổn thương Việt Cộng, gồm cả số trong đợt đầu lên tới 1,500 người, lại tìm thấy thêm một trung đoàn - Trung Đoàn 66 - đã được đưa thêm vào thế trận.

Giai đoạn II: (Silver Bayonet: từ Ngày 9/11/1965 đến 17/11/1965)

Cuộc hành quân của Lữ Đoàn I Không Kỵ không đánh trúng được tâm điểm trú ẩn của lực lượng CSBV, BTL lực lượng tham chiến Hoa Kỳ dựa vào các thông tin tình báo thiếu sót nên đánh giá có thể là các đơn vị của Trung Đoàn 32 đã chuồn mất về hướng Đông, do đó Tướng Kinnard cho các đơn vị thuộc SĐIKBKV tiến về phía Đông và Nam của Trại LLĐB Pleime để truy lùng quân địch. Ngày 9/11/1965, LĐIIIKBKV do Đại tá Thomas “Tim” Brown chỉ huy được lệnh không vận vào vùng để thay thế LĐI của Đại tá H. Clark và cuộc hành quân của LĐIIIKBKV được chuyển trọng tâm từ Tây sang Đông bắt đầu vào ngày 10/11/1965.

Trong khi tin tức tình báo VN của Quân Đoàn II thì cho biết Trung đoàn 66 CSBV gồm 3 Tiểu Đoàn 7, 8 & 9 vừa mới từ Bắc Việt xâm nhập vào Tây Nguyên đang ém quân đóng thành hàng dọc theo sông Ia-Drang (làng Tung, phía Tây của Pleime) mà chờ lệnh sẽ rùng rùng ào ra. Trung Đoàn 32 đang ở phía Bắc sông Ia-Drang trong cùng vùng - Trung Đoàn 33 cũng đang ém quân tại các vị trí kế cận làng Anta (theo danh xưng Việt Cộng), các cánh quân này đều đang ở vị trí phía Đông của rặng núi Chu Prong (tức là phía Tây của Pleime).

Theo cung từ của một sĩ quan chính trị viên hàng binh (Thiếu úy CSBV Bùi Văn Cường - đã đầu hàng lúc 8:44 giờ ngày 7/11): Sáng ngày 11 tháng 11, Bộ Tư Lệnh Tiền Phương B3 của CSBV sẽ triệu tập một buổi họp các trung đoàn trưởng, kể cả chỉ huy trưởng của Trung Đoàn 66 mới đặt chân tới chiến trường để điều nghiên kế hoạch cho một cuộc tái tân công một mặt trận mới. Mục tiêu chính của cuộc tấn công này là hủy diệt trại LLĐB Pleime. Vì tin chắc các lực lượng hành quân của Mỹ và VNCH đã đánh mất vết tích của các đơn vị của họ, Mặt Trận CSBV của Chu Huy Mân khởi động thế trận này để lấy lại ưu thế bằng một cuộc tập kích lần thứ hai vào trại LLĐB Pleime được ấn định vào ngày 16/11 với sự tham dự của cả ba Trung đoàn cũng như một tiểu đoàn pháo 120ly và một Tiểu đoàn súng phòng không hai nòng 14.5ly. Cả hai đơn vị này đang trên đường xâm nhập và dự tính sẽ tới nơi kịp thời.

Nhưng kế hoạch của Chu Huy Mân sẽ chẳng bao giờ có dịp được đem ra thực hiện vì chỉ vài ngày sau đó, ngày 13/11/1965 BTL Sư Đoàn KBKV đã sử dụng tin tức tình báo của VNCH cung cấp về vị trí của quân Việt Cộng ẩn nấp tại rặng núi Chu Prong và quyết định đánh vào nơi mà quân CSBV đang nằm phục kích chờ đó. Rặng Chu Prong cao độ 720 mét có thể quan sát kiểm soát quanh vùng Ia-Drang. Lữ Đoàn III KBKV đã đánh thốc trở lại hướng Tây.

Ngày 12/11/1965 lúc 1.15 giờ một đơn vị đặc công CSBV gồm 26 bộ đội trong toán tiền kích trang bị 4 súng cối có du kích địa phương hướng dẫn, đột kích thử sức vào hậu cứ Lữ Đoàn III tại đồn điền trà Catekca, (mặc dầu có một Thiếu tá Dù VNCH đã cảnh cáo là quân của CSBV thường đánh sau lưng Bộ Chỉ Huy trong lúc đơn vị vừa hoán đổi). Nhưng nhờ có chó canh phòng quân khuyển nên cuộc đột kích này không thành công. Kết quả địch quân đã bỏ xác tại trận 6 tên, bên Hoa Kỳ chết 7 người và bị thương 23 người. Tìm được hơn 100 gói bánh chất nổ bộc phá của địch bỏ lại để liệng vào trực thăng và bồn nhiên liệu quanh đó.

 

Phóng đồ trận đánh tại Lz X-Ray do Ban Sử của West Point vẽ lại

 

Bãi đáp X-Ray Ngày 14 tháng 11 năm 1965:

Chu Prong với địa thế núi rừng trùng điệp, Căn cứ của bộ tư lệnh B3 tiền phương gần sát biên giới Miên-Việt có các đơn vị yểm trợ với nhiều kho tiếp liệu. Bộ chỉ huy trung đoàn 66 và Tiểu đoàn 7 chiếm một khu lều trại nối tiếp nhau ở mặt phía Đông, Tiểu Đoàn 8 đóng ngay trong thung lũng Ia-Drang cách đó 8km. Mặc dù mỏi mệt và đói khát vì đoạn đường bôn tập, bộ đội CSBV phải làm ngay lều trại, đào công sự phòng thủ, chuyên chở gạo nước đạn dược từ các hầm tiếp vận của mặt trận B3. Trung đoàn này được coi là đầy đủ quân số.

Mỗi tiểu đoàn CSBV có khoảng 500 bộ đội, mỗi đại đội có từ 100 đến 120 người, trang bị súng trường tự động AK-47, SKS, tiểu liên, trung liên, súng phóng lựu RPG, súng cối 82ly và súng không giật. Phần lớn các bộ đội chưa quen với địa thế.

Sáng sớm ngày 14 tháng 11, vào lúc 4 giờ rưỡi sáng, Sư Đoàn 1 KBKV đã phát giác ra vị trí của Tiểu Đoàn 9 thuộc Trung Đoàn 66 tại sườn núi Chu Prong. Do đó, Tiểu Đoàn 1/7 KK với quân số khoảng 450 người, do Trung tá Harold G. Moore chỉ huy được trực thăng vận vào vị trí bãi đáp X-Ray dưới chân rặng núi Chu Prong với nhiệm vụ tìm và diệt địch. (Trung tá Harold G.Moore, 42 tuổi, xuất thân trường võ bị West Point lớp 1945).

Địa thế vùng này không nhiều cây to nhưng khá um tùm và đặc biệt nhiều cỏ voi cao ngang đầu người bao quanh nhiều gò mối khổng lồ, to như một căn nhà chòi.

Sau 30 phút, hỏa lực pháo binh, hỏa tiễn, không quân cày nát bãi đáp, 16 chiếc trực thăng chuyển quân được trực thăng võ trang hộ tống bắt đầu đổ Đại Đội B/1/7 (quân số 109 người) xuống bãi đáp X-Ray, cách Pleime khoảng 14Km về phía Tây. Bãi đáp chỉ tiếp nhận mỗi đợt 4 chiếc trực thăng đổ quân, đến 14.00 giờ, sau hơn 3 tiếng chỉ chuyển vận được ¾ tiểu đoàn. Tiểu Đoàn Trưởng, Trung tá Harold G. Moore, thân chinh cùng Bộ chỉ huy tiểu đoàn, đại đội xung kích - Đại Đội B - đổ bộ đúng 10.48 giờ. Đại Đội Trưởng Đại Đội B, Captain John Herren lo thiết lập an ninh bãi đáp, ra lệnh các Trung Đội lục soát các khu vực chung quanh và đã tập kích bất ngờ vào vị trí Tiểu Đoàn 9/66 trong thế chưa sẵn sàng ứng chiến. Vào khoảng 11.20 giờ Tiểu đội của Trung sĩ John Mingo bất ngờ bắt được một tù binh CSBV (không võ trang), tên này khai là chỉ ăn chuối thay cơm trong năm ngày qua và cho biết có ba Tiểu Đoàn thuộc Trung đoàn 66 CSBV hiện đóng quanh núi Chu Prong.

Lúc 12.10 giờ, các Đại Đội A, quân số 106 người do Đại úy Tony Nadal chỉ huy. Và C Captain Bob Edwards chỉ huy, cũng lần lược được thả xuống. Sau khi đổ quân các đơn vị được bung rộng ra lục soát chung quanh bãi đáp X-ray. Trung tá Moore điều động Đại Đội C (Charlie) thủ mặt Tây, ĐĐ A (Alfa) thủ phía Tây Bắc, và ĐĐ B (Braovo) thủ mặt Đông Bắc. Bộ chỉ huy Tiểu Đoàn trấn thủ phía Đông Nam. Một dòng suối cạn chạy dài từ Tây Nam ôm sát bãi đáp lên hướng Đông Bắc gần tới bãi đáp Albany xa khoảng 3 dặm.

Khi chiếc trực thăng đầu tiên bay đến, các tay chỉ huy trung đoàn 66 và tiểu đoàn 9 CSBV đang đi điều nghiên địa thế ở bờ Sông Ia-Drang, cách nơi đóng quân hàng chục cây số. Chính ủy trung đoàn 66 là Nguyễn ngọc Châu và Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 9 cũng không có mặt ở bộ chỉ huy. Từ bộ tư lệnh mới thiết lập trên đỉnh Chu Prong, Nguyễn hữu An chỉ huy mặt trận B3 tiền phương tỏ ra mất tinh thần khi thấy máy bay và pháo binh Mỹ tàn phá nơi đóng quân tiểu đoàn 9 với những đợt trực thăng nhào xuống phía bên kia núi.

Dưới trận mưa bom, các trạm tiền tiêu của Tiểu đoàn này đã bị tiêu diệt gọn, tiểu đoàn 9 không phát hiện ra là Lính Mỹ đang tiến tới, cho đến khi còn cách độ 100 mét họ mới biết. Quân Mỹ chia thành hai cánh, một tiến thẳng vào đại đội 11 của tiểu đoàn 9 và một đánh thẳng vào bộ chỉ huy tiểu đoàn.

Khoảng 12.45 giờ, các Trung đội tiền đồn của Đại đội B (1st Platoon, Lieutenant Al Devney; 2nd Platoon Lieutenant Henry Herrick and the 3rd Platoon, Lieutenant Dennis Deal) bắt đầu chạm địch trong một cuộc đọ súng với tầm mức tương đối nhẹ và Cộng quân cũng bắt đầu pháo vào vị trí đóng quân.

Cuộc nổ súng bắt đầu, tiểu đoàn 9 CSBV gần như bị tê liệt. Riêng đại đội trưởng đại đội 11 cố gắng chống đỡ cuộc tấn công, nhưng chính trị viên tiểu đoàn hoảng sợ, người tạm thay tiểu đoàn trưởng chỉ huy, hắn chôn chân dưới hầm, tiểu đoàn coi như không có người chỉ huy. Tiểu đoàn trưởng từ bờ Sông Ia-Drang chạy trở về đơn vị, gặp đại đội 11 khoảng một giờ sau, nhưng không liên lạc được với ai trong đơn vị. (Trận đánh tại bãi đáp X-Ray là trận đánh kinh hoàng nhất cho đời Trung tá H.G. Moore mà sau này ông thăng lên cấp Thiếu tướng vẫn không tài nào quên được, Tiểu đoàn 1/7 mà ông là Tiểu Đoàn Trưởng, đơn vị chủ yếu trong trận đánh X-Ray mà phim ảnh Hollywood gọi là “We were Soldiers” sau 37 năm họ dựng lại một đoạn đánh để đời của Trung tướng H.G Moore.)

Vào lúc 14.00 giờ, Nguyễn Hữu An ra lệnh cho hai tiểu đoàn 7 & 9 của Trung đoàn 66 đồng loạt tấn công 3 mặt vào bãi đáp X-Ray. Ngay lúc đó, Đại Đội Trưởng Đại đội B báo cáo bị ít nhất hai đại đội địch tấn công. Cộng quân tập trung hỏa lực bắn xối xả vào hai trung đội đi đầu và đã gây thiệt hại khá nặng cho hai trung đội này và Trung đội 2B1/7 của Trung úy Henry Herrick bên cánh phải đã đuổi theo một đám địch quân ẩn hiện phía cạnh sườn phải và đã tiến xa hơn 100 thước, nên bị tách rời khỏi đại đội. Khi tới một khoảng trống, trung đội bất ngờ chạm trán hơn 50 địch quân. Herrick bình tĩnh chỉ huy Trung Đội tấn công và gây thương vong cho hơn phân nửa số địch mà không bị tổn thất nào đáng kể. Cộng quân sau đó bu lại bao vây và chia cắt Trung Đội 2B1/7 cách xa Tiểu Đoàn bởi một lực lượng VC đông đảo. Cuộc chạm súng gia tăng cường độ, Herrick cấp tốc liên lạc với đại đội, đồng thời thiết lập chu vi phòng thủ tại một gò đất. Trong vòng 25 phút giao tranh, đã có 5 quân Mỹ bị tử thương trong đó có Trung Đội Trưởng Herrick. Trước khi hy sinh viên Thiếu úy này còn đủ bình tĩnh báo cáo số anh em bị thương vong cho đại đội, trao quyền chỉ huy lại cho Trung sĩ Palmer, và ra lênh phá hủy mật mã, đồng thời vẫn còn tỉnh táo gọi pháo binh bắn yểm trợ rồi buông máy ra đi. Nhưng cũng không lâu sau đó cả hai Trung sĩ Palmer và người phụ tá là trung sĩ Stoke cũng bị đạn địch đốn ngã. Trung sĩ nhất Savage lên chỉ huy và liên tục kêu pháo binh nhả đạn chính xác vào quân địch đang bao vây tứ bề. Tới lúc này trung đội đã có 8 người chết, 13 người bị thương. Nhưng nhờ sự bình tĩnh chỉ huy của Savage cũng như lòng can trường của y tá Charlie Lose, liều chết bò trườn dưới lằn đạn của địch để băng bó thương tích cho đồng đội. Trung đội được mệnh danh là “xé lẻ” đã giữ vững vị trí chiến đấu trong suốt thời gian bị Cộng quân Bắc Việt bao vây và tấn công.

 

Những Binh sĩ của Đại Đội B/1/7th Cavalry lục soát khu vực quanh X-Ray

 

Khoảng 2:30, Đại Đội D (Delta) do Đại úy Ray Lefebvre chỉ huy với quân số đầy đủ đuợc trực thăng vận đổ xuống, như vậy là TĐ1/7 đã có mặt cả 4 đơn vị cấp đại đội A, B, C, D. Đại đội D đã nhanh chóng xen vào cùng 3 đại đội kia lập tuyến phòng thủ. Trong khi đó pháo cối 60 và 81ly của địch tiếp tục rót xuống bãi đáp, Cộng quân ngày càng tấn tới từ phía núi. Đại đội A liền được điều động di chuyển sang bên cánh trái của đại đội B để bảo vệ cạnh sườn. Đại đội C được lệnh chiếm một vị trí ngăn chận bên ngoài bãi đáp về phía Nam và Tây nam để tránh cho bãi đáp khỏi bị tràn ngập và cũng để bảo vệ cạnh sườn trái của đại đội A. Tiểu đoàn trưởng Moore cũng đã gọi pháo binh và không quân yểm trợ tối đa. Hỏa lực không yểm và pháo yểm được lệnh bắn phá vào phần ven triền núi và tiến dần lên núi để chận đường viện quân của địch tới bãi đáp từ hướng Tây và Nam.

Đợt dội bom của Không quân vừa dứt, Cộng quân với khoảng 400 tên từ Chu Prong tràn xuống dọc theo dòng suối cạn, chia làm hai cánh tấn công trực diện đại đội A và đánh thốc vào cạnh sườn đại đội C với ý định chẻ lực lượng Mỹ ra làm hai. Một lực lượng VC ít nhất cũng một đại đội tiến dọc theo ven phía Tây của bãi đáp tấn công trực diện vào Đại Đội A. Giao tranh bùng nổ dữ dội. Nhờ 2 khẩu đại liên M-60 do các binh nhất Ladner và Adams là xạ thủ, cách nhau không quá 10 thước. Họ đã quạt liên tục, đốn ngã nhiều đợt tấn công của Cộng quân gây nhiều tổn thất cho địch.

Ngay khi cuộc giao tranh với đại đội A bùng nổ, một lực lượng khác gồm từ 175-200 địch quân tiến tới bãi đáp và đánh thẳng vào đại đội C. Địch quân bị chận đứng và nhiều bộ đội đã bị ngã gục dưới hỏa lực của các khẩu đại liên khi cố xông tới chiếm cứ bãi đáp. Cuộc giao tranh kéo dài khoảng một tiếng rưỡi cho đến khi địch bị rối loạn đội hình buộc phải tháo lui dưới hỏa lực không kích và pháo kích, lôi theo nhiều xác chết và quân sĩ bị thương.

 

Trận đánh tại bãi đáp X-Ray

 

Lúc 15.30 giờ, hỏa lực địch bắt đầu thuyên giảm dưới sức phản công của hai đại đội C và D, Cuộc tấn công của họ bị khựng lại vì tổn thất khá nhiều. Chúng rút lui về phía rừng cây sau những đám cỏ voi.

Rảnh tay, Tiểu Đoàn Trưởng Moore ra lệnh các đơn vị lo di tản thương binh tu sửa vị trí phòng thủ và tái phối trí lực lượng. Sau đó, điều động một cuộc tấn công để tiến tới giải cứu Trung đội 2B1/7 của Herrick đang vị bao vây. Hai đại đội tiến quân được chừng 70 thước dọc theo bờ suối thì bị một tổ đại liên của địch bố trí sau một gò mối, khai hỏa ồ ạt, gây nhiều tử thương cho Binh sĩ. Thiếu úy Marm, một mình lẻn ra phía sau gò mối, tung từng đợt lựu đạn và bắn rỉa M-16 vào tổ đại liên địch, hạ sát tại chỗ 12 tên, trong đó có tên sĩ quan chỉ huy của chúng.

Tới lúc này khoảng 17.40 giờ, chiều núi rừng đổ xuống thật mau. Trung tá Moore ra lệnh cho 2 đại đội quay trở lại vị trí xuất phát cố thủ qua đêm. Tạm thời kiểm điểm quân số thì đại đội B thiệt hại 47 (kể cả 1 Sĩ Quan), đại đội A bị 34 (3 SQ), đại đội C bị tấn công nặng nhất nhưng chỉ bị thiệt hại có 4 nguời. Về phía Cộng quân thiệt hại rất lớn, xác địch ngổn ngang chung quanh vị trí của tiểu đoàn không kịp đếm.

Khoảng 18.00 giờ, Đại đội B thuộc Tiểu đoàn 2/7 đổ bộ để tăng cường cho Tiểu Đoàn 1/7. Pháo Binh tác xạ bảo vệ tuyến phòng thủ cho các đơn vị suốt đêm kể cả Trung Đội đang bị bao vây. Lợi dụng bóng đêm, Cộng quân đã tấn công trung đội này ba lần, nhưng đều bị đẩy lui vì súng, lựu đạn mặc dù quân số trung đội này chỉ còn 7 người khỏe mạnh với 13 bị thương và 9 tử trận. Cộng quân đã dùng “Tù Và” thổi để thúc quân, hòng uy hiếp tinh thần và mong dứt điểm đối phương. Từ nơi xa, pháo đội bạn đã bắn đến viên đạn thứ 4 ngàn trong đêm.

Ngày 15 tháng 11 năm 1965

Vì bị tổn thất nặng vào buổi chiều, địch chỉ đánh dạm nhẹ xung quanh chu vi phòng thủ vào ban đêm. Còn Trung đội bị cô lập thì bị ba đợt tấn công riêng rẽ nhưng nhờ vào hỏa lực pháo cận phòng liên tục, khi trời sáng, nhiều xác địch nằm ngổn ngang xung quanh Trung đội. Thượng tá Nguyễn Hữu An tức giận hai Tiểu Đoàn tấn công quân Mỹ khi chưa kịp tổ chức phòng thủ mà không làm gì được nên tung thêm một tiểu đoàn của Trung Đoàn 33 tập kích gấp rút để tấn công vào quân Mỹ lúc 2 giờ sáng, nhưng đơn vị này ờ khoảng cách xa, đi lạc đường và lộ mục tiêu vì dùng đèn pin chiếu sáng khi di chuyển nên bị phi cơ Mỹ phát giác và oanh kích.

Khi mặt trời vừa ló dạng, địch quân tái xuất hiện và đồng loạt tấn công từ ba phía Nam, Tây Nam và Đông Nam. Vào khoảng 07.30 giờ, hai Tiểu Đoàn 7/66 CSBV và H15 tấn công vào tuyến phòng thủ của các Đại Đội A, C & D. Địch quân đã di chuyển gần sát chu vi phòng thủ mặc dù bị pháo binh, bích kích pháo và không kích tiếp cận gây tổn thất nặng nề. Có nhiều cuộc đánh xáp lá cà xảy ra. Lúc 8.00 hơn, hai phản lực cơ F-100 bay đến yểm trợ, oanh tạc lầm vào đơn vị bạn làm chết thêm một số người.

 

 

Vào khoảng 09.10 giờ, theo lời yêu cầu của Trung tá Moore Đại Đội A/TĐ 2/7 do Đại úy Joel Sugdinis chỉ huy được trực thăng vận tới tiếp viện. ĐĐ này được điều động trám vào khoảng trống tiếp theo Đại Đội C. Sau gần 2 tiếng rưỡi giao tranh, quân CS rút lui. Xác địch, vũ khí và quân cụ nằm ngổn ngang đầy ven bờ và phía trước chu vi phòng thủ. Có dấu vết chỉ cho thấy nhiều xác địch và thương binh địch được lôi kéo ra khỏi khu vực giao tranh.

Đơn vị thiệt hại nhất thuộc quyền Trung tá Moore là đại đội C. Quân số tại hàng khi chưa đụng trận thì đại đội C này gồm có 5 sĩ quan và 106 Binh sĩ. Đến 2 giờ trưa ngày 15/11 khi kiểm điểm tình hình thì toàn thể sĩ quan đại đội C đều hy sinh, Binh sĩ 42 tử thương và 20 bị thương.

Lúc 11.30, Lữ Đoàn III tung Tiểu Đoàn 2/5 do Trung tá Bob Tully chỉ huy đổ bộ từ bãi đáp Victor rồi tiến sát tới bãi đáp X-ray lúc 12.05 giờ để giải cứu Trung đội 2B 1/7 đang vị bao vây. Địch quân chỉ kháng cự nhẹ và Trung Đội ̣được giải thoát lúc 15.10 giờ. Đơn vị này gồm 29 người còn lại 7 người khỏe mạnh 13 người bị thương, tinh thần còn tốt và chỉ bị 9 chết kể cả Trung Đội Trưởng và Trung Đội Phó. Tất cả những người bị thương và chết đều được di tản. Đêm đến, Lực lượng Mỹ lại bố trí phòng thủ qua đêm thứ nhì. Tiểu Đoàn 2/5 CAV được giao cho phòng thủ một nửa chu vi cứ điểm.

Ngày 16 tháng 11 năm 1965

Ngày này lực lượng phòng thủ đã có 2 Tiểu Đoàn, những tưởng địch quân sẽ tháo lui vì thiệt hại quá nhiều, yếu tố bất ngờ, lấy nhiều đánh ít đã thất bại... Nhưng Chu Huy Mân ra lệnh đánh tiếp.

Đêm trải qua yên tĩnh đến 04.00 giờ sáng, hệ thống mìn tự động và trái sáng quanh vị trí phòng thủ bị kích hỏa, pháo binh bắn cận phòng suốt đêm cũng không ngăn được địch quân với một lực lượng gồm 250-300 người len qua màn lưới thép tấn công từ phía Đông Nam. Phi cơ thả trái sáng được gọi đến. Địch quân liên tục tấn công bốn đợt, giao tranh cận chiến đẫm máu cho đến 7 giờ sáng. Trung tá H. G. Moore yêu cầu pháo binh bắn vào khu vực hàng rào kẽm gai quanh trại. Loạt đạn nổ chụp quanh rào làm tất cả các địch quân đang tiến vào doanh trại đều bị tử thương cách hàng rào phòng thủ không đầy 3 mét. Như vậy pháo binh đã bẻ gẫy cuộc đột kích và gây tổn thất nặng nề cho đối phương.

Lúc 8.00 giờ sáng công cuộc tìm và càn quét quanh căn cứ được thực hiện bởi tất cả các đơn vị trong phạm vi phòng thủ. Xác địch bỏ tại trận trên 200 nằm la liệt khắp cùng khu vực và thu lượm được vô số vũ khí. Đại Đội B/1/7 có 9 Binh sĩ bị thương.

Tổng kết toàn trận đánh kéo dài liên tục trong 48 tiếng đồng hồ, địch quân tổn thất tại X-ray gồm:

- Chết đếm được xác: 634. Chết xác mang đi (ước tính): 1,215
- Bị bắt: 6
- Vũ khí bị tịch thu: 141
- Vũ khí bị phá hủy: 100.

Về phía Tiểu Đoàn 1/7 CAV thì 79 quân sĩ bị thiệt mạng và 121 bị thương được lệnh lui về Pleiku để chỉnh trang. Lúc 3.00 giờ chiều, Tiểu Đoàn 1/7 bàn giao X-Ray lại cho Tiểu đoàn 2/7 do Trung tá Robert Mac Dade và Tiểu Đoàn 2/5 được gởi đến thay thế.

Trung đoàn 66 CSBV bị tổn thất nặng nề trong trận đánh X-ray là vì họ bị Tiểu đoàn 1/7 tấn công bất ngờ (pháo binh tác xạ ngoài rào phòng thủ) và các cán bộ chỉ huy đã không khéo sử dụng địa thế. Các chiến thuật của họ hầu như dựa vào “biển người” và họ quá tự tin là cuộc tấn công của họ sẽ làm cho Tiểu đoàn 1/7 rã ngũ rất mau chóng, họ đã không sử dụng các vũ khí cộng đồng trong khi tấn công. (thật ra các khẩu súng cộng đồng và 18 khẩu súng phòng không của họ đều đã bị chiến đoàn QLVNCH giải vây Pleime tiêu diệt)

 

Trận đánh Ia-Drang của SĐ1 Kỵ Binh Không Vận

 

Ngày 17 tháng 11 năm 1965

Từ chiều Ngày 15 tháng 11, các phóng pháo cơ B-52 đã tham gia vào trận đánh với ít nhất năm phi vụ oanh tạc mỗi ngày tại rặng núi Chu Prong. Ngày 17/11, các mục tiêu oanh tạc trải thảm của pháo đài bay B-52 cũng bao gồm quanh khu vực núi Chu Prong luôn cả bãi đáp X-ray. Hai Tiểu đoàn 2/7 và 2/5 được lệnh di chuyển ra cách bãi đáp 3 cây số về hướng Bắc và hướng Đông Bắc tới hai bãi đáp khác gọi là LZ Albany và LZ Columbus. Việc di chuyển cũng dựa trên ước tính là địch đã rút lui về hướng đó. Vào buổi chiều ngày hôm trước, một trực thăng đã bị bắn rớt trên vùng đó, sự di chuyển của địch cũng nhắm tấn công vị trí pháo binh nằm phía Đông bãi đáp X-ray, đã từng yểm trợ hữu hiệu cho tiểu đoàn 1/7 trong hai ngày chót. Vào khoảng 9 giờ sáng, hai Tiểu Đoàn bắt đầu di chuyển theo hai hướng khác nhau, TĐ 2nd/7th dưới sự chỉ huy của Trung tá Robert McDade di chuyển đến LZ Albany khoảng 3km về hướng Bắc-Đông Bắc và TĐ 2nd/5th do Trung tá Bob Tully chỉ huy di chuyển về LZ Columbus khoảng 3km hướng Đông Bắc. Sau khoảng 3 giờ di chuyển TĐ2/5 đến được mục tiêu LZ Columbus. Trong khi đó, Tiểu đoàn 2/7 do Trung tá McDade chỉ huy cũng vừa đến vị trí Albany vào lúc 1giờ 30 trưa thì bị lọt vào ổ phục kích của các đơn vị CS rất đông quân số đang nằm chờ nơi đó từ lâu. Các đơn vị CS này gồm có Tiểu đoàn 1/Trung Đoàn 33 CSBV, BCH/Trung đoàn 33 cùng với TĐ8/Trung Đoàn 66 một đơn vị trừ bị còn sung sức của Chu Huy Mân.

Bộ chỉ huy của TĐ2/7 đi đầu cùng với trung đội Trinh Sát bảo vệ, khi tới nơi, toán trinh sát bắt được 2 tên VC đóng chốt đang nằm ngủ. Bắt được tù binh Trung tá Mc Dade cho lệnh đoàn quân dừng chân nghỉ mệt rồi ông đích thân thẩm vấn 2 tên Việt cộng. Chúng khai rằng Tiểu Đoàn 8/66 hiện đang có mặt quanh đây. Trung tá Mc Dade gọi các Đại Đội Trưởng đến họp để ban lệnh. Ngay khi Tiểu Đoàn đang họp thì Cộng quân nhất loạt xung phong tấn công vào quân Mỹ.

Lợi dụng lúc quân Mỹ đang nằm ngồi ngổn ngang nghỉ mệt, Cộng quân hàng trăm tên đồng loạt xung phong. Một cánh đánh trực diện đơn vị dẫn đầu của Tiểu Đoàn 2/7 và cánh khác đánh vào cạnh sườn phía bên phải hay phía Đông trong một đội hình phục kích chữ L. Cộng quân tấn công dữ dội vào phòng tuyến Mỹ bằng đủ loại vũ khí và luôn cả đánh xáp lá cà. Bộ chỉ huy Tiểu Đoàn 2/7 hoàn toàn bị tê liệt, bị cả một lực lượng đông đảo địch quân tấn công. Trong giờ phút đầu tiên bị tấn công, Lữ Đoàn hay tin nhưng không thể liên lạc được.

Trận chiến kéo dài cho đến trời tối, địch quân đã cắt Tiểu đoàn 2/7 ra thành từng mảng, Các Binh sĩ Hoa Kỳ phải ẩn mình trong các vị trí kín đáo để tự chiến đấu. Cộng quân đã gây thiệt hại 50% quân số cho Tiểu đoàn 2/7. Lúc này quân sĩ Hoa Kỳ gần hết đạn vì hầu hết tất cả quân nhân Hoa Kỳ khi mới đụng trận vào giờ phút đầu thì họ bắn hết phân nửa số đạn mang theo. Quân sĩ Hoa Kỳ thường ỷ y khi đánh trận, bắn cho hết ga, bắn cho sướng tay, càng bắn nhiều thì địch càng chết nhiều. Rồi trực thăng sẽ chở đạn dược đến không cần phải lo. Nhưng khi trực thăng bị lưới phòng không phủ chụp xuống thì việc tiếp tế không thể thực hiện được.

Lúc 3:00 chiều, Đại Đội B của Tiểu đoàn 1/5 Kỵ Binh do Đại úy Buse Tully được lệnh di chuyển từ LZ Columbus vào phía sau của Tiểu Đoàn 2/7 cách đó khoảng hai dặm (3km). Lúc 16:30, họ đã tiếp cận được với Đại Đội A/2/7 của Đại úy George Forrest. Một trực thăng tản thương đã hạ cánh an toàn và những thương binh đã được di tản. Lúc 18:25, các đơn vị này đã nhận được lệnh tổ chức vị trí phòng thủ đêm chu vi 2 Đại Đội. Các Đại Đội C và A bị mất 70 người ngay trong những phút đầu. Đại Đội C thiệt hại nặng nhất 45 người chết và hơn 50 người bị thương; các phóng pháo cơ A-1E Skyraider được gởi đến yểm trợ thả bom napalm. Tuy nhiên, do sương mù và sự xen kẽ của quân hai bên đánh xáp lá cà, nên cuộc không kích kém hiệu quả.

Tiểu Đoàn 2, Lữ Đoàn VII đã gom lại một chu vi nhỏ tại Albany bao gồm những người sống sót của Đại Đội A, Trung đội trinh sát, Đại Đội C, Đại Đội D và BCH Tiểu Đoàn. Cách xa khoảng 500m về phía Nam là Đại Đội A/2/7 của Đại úy George Forrest, và Tiểu đoàn 1/5 Kỵ Binh. Vào khoảng 10 giờ đêm, các trực thăng tản thương đã đáp được xuống Albany để di tản những thương binh mặc dù đạn phòng không của địch quân dầy đặc. Đêm về toán địch quân đi thanh toán chiến trường. Tất cả tử thi đều bị địch quân đâm suốt từ tim ra sau lưng, dù tử thi đã chết từ lâu. Thiếu úy G. A. Custer bị miểng pháo cắt ngang chân, đang nằm chờ chết. Xung quanh anh toàn là người chết xếp lớp. Anh diễn tả khi nghe địch quân “đi thanh toán chiến trường” như sau:

“Họ đi hàng ngang, lưỡi lê kéo dài rất nhọn từ súng AK-47, họ đến từng người lật ngửa xác ra và chĩa lưỡi lê vào ngay tim rồi ấn xuống. Có xác chết từ lâu thì tiếng lưỡi lê hay cây sắt nhọn đâm vào tim, tiếng nghe rất dòn: “Xụt xụt... Ot ọt”, có nạn nhân đang hấp hối bị đâm suốt vào tim thì người sẽ cong lên và hét lớn lần cuối”. Tiếng thét này đeo đẳng theo Thiếu úy G. A. Custer suốt đời, từ Ia-Drang đến tận Chicago nơi mà Thiếu úy về an dưỡng cuộc đời phế binh 37 năm sau.

Khi đến cách Thiếu úy chừng vài mét thì có cuộc trải thảm của B-52 nên Thiếu úy Custer nghe tiếng kèn thổi lui quân của địch. Và từ đó ông không còn nghe gì nữa cho đến 3 tuần sau tại phòng Hồi Sinh của bệnh Viện Hoa Kỳ đóng tại phi trường Cù Hanh Pleiku.

Ngày hôm sau, 18/11, Các đơn vị Mỹ bắt đầu kiểm kê lại trận đánh tại LZ Albany, xác chết đôi bên nằm la liệt trên chiến địa. Tổng kết phía Mỹ thiệt hại 155 tử thương, 124 bị thương và còn lại 171.

Về phía địch quân 403 xác đếm được, tịch thu 147 súng đủ loại. Và sau hết lực lượng Mỹ rút khỏi LZ Albany.

Trận đánh Ia-Drang từng được xưng tụng là chiến thắng ngoạn mục của quân đội Hoa kỳ, nhưng theo nhiều nhà bình luận cho là một thảm họa mà trong đó khoảng 300 bộ binh Mỹ thiệt mạng vì cấp chỉ huy quờ quạng vụng về. Với hỏa lực yểm trợ hùng hậu từ B-52, khu trục, phản lực cơ và pháo binh cộng với tốc độ chuyển quân thần tốc của trực thăng vận và lòng dũng cảm chiến đấu kiên cường của người lính, từng ấy ưu điểm đáng lý phải đè bẹp đối phương. Vậy mà để rồi cứ 4 lính Mỹ tham chiến tại Ia-Drang thì có 1 người bỏ mạng, thế chủ động chiến trường tan theo mây khói và niềm tin vào một thế thượng phong của Hoa Kỳ cũng triệt tiêu.

Trở lại phần phân tích trận chiến, nhiều người đồng ý là lỗi lầm đầu tiên của các Tiểu Đoàn Trưởng là đã không thu thập tin tức tình báo về bãi đáp X-Ray và điểm tới LZ Albany. Các Ông cần phải biết rõ về địch tình, địa thế và thời tiết. Các Ông chỉ lo tìm vị trí bãi đáp và không để ý đến địch quân dù rằng quân số địch ước tính cả trung đoàn. Họ chọn bãi đáp đổ quân cho cuộc hành quân rất gần nơi địch quân đang ẩn núp trong dãy núi Chu Prong. Tình báo chiến trường của họ cho biết là chắc chắn quân địch đang ở biên giới Kampuchia từ lâu rồi, vì quanh núi Chu Prong đoàn phi cơ thám thính không thấy dấu hiệu địch quân như: dấu chân trên cát hay cỏ, không có dấu hiệu khói nấu ăn, không có cành cây gẫy khi đại quân đi qua, tất cả an toàn cho bãi đổ quân. Nhưng tất cả đã lầm.

Nơi đây Tiểu đoàn hành quân đã chạm địch ác liệt, đến nỗi họ phải kêu pháo đài bay B-52 dội bom lửa sát phòng tuyến của họ. Lệnh này được lập lại 3 lần thì phi công B-52 mới dám thi hành. Sau đó các phi vụ B-52 đánh bom đến 18 lần trong ngày. B-52 được lệnh từ Pleiku trải thảm bom toàn thể núi Chu Prong chận địch quân đánh xuống khu vực Hoa Kỳ vừa đổ quân và đồng thời cũng chận bít con đường rút quân của Tướng Chu Huy Mân chạy trốn sang Kampuchea.

Hành Quân Thần Phong 7
(từ 18/11/1965 đến 26/11/1965)


Chiến Đoàn Đặc Nhiệm Nhảy Dù Việt Nam tham chiến (giai đoạn 3 từ Ngày 18 đến Ngày 26/11/1965)

Theo tài liệu tổng kết của BTL/Quân Đoàn II: Trong năm Ngày liên tiếp, từ 15 đến 19 tháng 11, các phóng pháo cơ B-52 đã bay tổng cộng 96 phi vụ. Từng khu vực một, các khu vực của rặng núi Chu Prong - mỗi khu 20mi² - tuần tự trải qua một cơn động đất từ Tây sang Đông. Các công sự và hầm hố trước nay đã từng không ảnh hưởng đến các cuộc không tập hay pháo tập bắt đầu bị các trái bom 750 cân anh trực tiếp đánh sập. Lớp cây lá rừng rậm không còn hữu hiệu cho công việc ẩn núp lẫn bao che. “Cửa hậu” vào Căm Bốt bị đóng lại và để trốn thoát, tàn quân Việt Cộng chỉ còn lại thung lũng eo hẹp của Ia-Drang. Hao mòn bởi những thất bại và tổn thất liên tiếp, hậu cứ tại Chu Prong lại đang bị B-52 phá hủy, cuối cùng Việt Cộng thôi cố gắng và phân tán thành từng toán nhỏ rút lui về hướng biên giới. Ước tính tình báo về khả năng địch, thực hiện vào ngày 17 tháng 11 do các toán Biệt Cách Dù hành quân tàng hình giữa lòng địch, bám theo sát địch quân trong khi chúng di chuyển và hành động như tai mắt của QLVNCH báo cáo thường xuyên tất cả mọi vị trí và di chuyển của địch quân, cho thấy là gần 2/3 lực lượng của họ bị tiêu hao trong những trận giao tranh ở giai đoạn I và giai đoạn II. Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II sau khi nghe báo cáo kết quả từ phía Hoa Kỳ tại trận đánh X-Ray trong thung lũng Ia-Drang, nên quyết định tung Lực Lượng Đặc Nhiệm Nhảy Dù trừ bị gồm 5 Tiểu Đoàn Nhảy Dù thiện chiến của QLVNCH để càn quét nhắm vào hai tiểu đoàn Việt Cộng 635 và 344 cùng các thành phần còn lại của mười hai tiểu đoàn thuộc ba trung đoàn 32, 33 và 66 CSBV và buộc địch phải sa vào bẫy các lực lượng của ta giăng ra và xô đẩy họ vào các lộ trình rút lui mà chúng ta đã dự liệu, chiến dịch mang tên Thần Phong-7. Lần này nỗ lực chính là hai Chiến Đoàn Nhảy Dù QLVNCH với sứ mạng ngăn chận và tiêu diệt các đơn vị CSBV bị đánh bại trong thung lũng Ia-Drang đang tìm cách đào thoát sang Kampuchea đồng thời triệt hủy tất cả các cơ sở của chúng xung quanh thung lũng. Sư Đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ trước nay gánh chịu sự tấn công, sẽ tiếp tục tạo áp lực từ Đông sang Tây và cung ứng pháo yểm cho hai Chiến Đoàn Nhảy Dù. Cuộc hành quân “Thần Phong 7” khởi sự từ chiều ngày 18 tháng 11 khi hai Chiến Đoàn Nhảy Dù Đặc Nhiệm VNCH gồm 5 Tiểu Đoàn đươc Phi Đội C-130 của Phi Đoàn 7 KQHK đã vận chuyển khẩn cấp từ các nơi khác nhau, như Sài Gòn, Biên Hòa, Vũng Tàu, Phú Yên và đưa tới sân bay vùng đất đỏ Đức Cơ và từ đó trực thăng vận xuôi Nam xuống vùng thung lũng hành quân.

Chiến Đoàn Nhảy Dù khởi sự do Trung tá Trương Quang Ân làm Chiến Đoàn Trưởng với 1,500 chiến binh được không vận đến vùng hành quân vào ngày 17 và 18/11/1965:

* Tiểu Đoàn 3ND do Thiếu tá Trương Kế Hưng làm Tiểu Đoàn Trưởng
* Tiểu Đoàn 5ND, Thiếu tá Nguyễn Khoa Nam làm Tiểu Đoàn Trưởng
* Tiểu Đoàn 6ND, Đại úy Nguyễn Văn Minh làm Tiểu Đoàn Trưởng.

 

 

Về sau, Trung tá Ngô Quang Trưởng được Tướng Dư Quốc Đống, Tư Lệnh SĐND chỉ định Chỉ Huy Lực Lượng Đặc Nhiệm Nhảy Dù và tăng cường thêm hai Tiểu Đoàn 7 & 8 Nhảy Dù, cấp tốc được không vận đến phi trường Đức Cơ trong ngày 20/11/1965:

* Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù do Thiếu tá Nguyễn Bá Trước làm TĐT
* Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù do Thiếu tá Nguyễn Văn Thọ làm TĐT.

Ngày 18/11/1965 Lữ Đoàn III KBKV trực thăng vận đổ TĐ2/5 Không Kỵ xuống bãi đáp Crook thiết lập căn cứ hỏa lực Pháo Binh để yểm trợ cho Chiến Đoàn Dù VNCH vào vùng hành quân. Ngày 19/11/1965 Tiểu Đoàn 1/5 Không Kỵ cũng được lệnh thiết lập và giữ an ninh bãi đổ quân Golf.

Ngày 20/11/1965 Đại tá Thomas “Tim” Brown bàn giao vùng trách nhiệm chiến dịch cho Đại tá W. R. Lynch Lữ Đoàn Trưởng LĐIIKBKV, BCH Lữ Đoàn đóng tại Trại LLĐB Đức Cơ để phối hợp hành quân với BCH Chiến Đoàn Nhảy Dù VN.

Bộ Chỉ Huy hành Quân Chiến Đoàn Nhảy Dù đã cho pháo binh tác xạ vào những nơi nghi ngờ Cộng quân trú ẩn, sau đó cho các đơn vị Nhảy Dù trực thăng vận đáp xuống tại các trảng trống phía Bắc của Sông Ia-Drang và từ đó tung quân băng qua sông đóng chốt dọc theo triền núi Chu Prong. Trong khi di chuyển, các đơn vị Nhảy Dù đã nhìn thấy rất nhiều xác địch chết ngổn ngang do đạn pháo binh tác xạ.

Trong mười ngày “tìm và diệt” - từ ngày 18 đến 26 tháng 11 - nhiều cuộc giao tranh xảy ra trong thung lũng sông Ia-Drang giữa các đơn vị Dù và địch. Nhưng phần đông là những cuộc đụng độ nhỏ với các phần tử Việt Cộng tản mác. Tình trạng tan vỡ của các đơn vị địch đã được một Trung đội trưởng của Trung Đoàn 32 BV mô tả trong cuốn sổ nhật ký như sau:

“Tôi vừa được bổ nhiệm làm trung đội trưởng vài ngày thì thình lình quân lính dù địch được tung vào gần vùng chúng tôi đóng quân. Chúng tôi bắt đầu di chuyển vào đêm 18 tháng 11. Chúng tôi tiếp tục di chuyển để ra khỏi vòng vây địch. Ngày hôm sau, qua một đêm và tới ngày 20 tháng 11. Vào lúc 01.30 giờ ngày 21 tháng 11, chúng tôi được lệnh sẵn sàng cho một cuộc tiến công. Vào lúc 07.00 giờ chúng tôi tới một xóm làng... và lúc 07.30 giờ tới khu tập trung. Chắc địch mới oanh tạc khu vực này vì mặt đất loang lỗ những hố to. Chúng tôi không khỏi lấy làm ái ngại. Chúng tôi vừa phân tán thì thình lình phi cơ địch lại xuất hiện và ria đạn vào vị trí chúng tôi. Trung đội của tôi có ba đồng chí bị giết. Chúng tôi cũng thiệt hại một số lớn đạn dược và quân cụ...”

 

Phóng đồ hành quân Thần Phong 7 theo BTL QĐ II, Why Pleime 1966

 

Cuộc giao tranh lớn nhất trong giai đoạn này xảy ra vào lúc 14.40 giờ ngày 20 tháng 11, tại phía Bắc sông Ia-Drang. Lần này là lần thứ hai trong trận Ia-Drang Việt Cộng rơi vào ổ phục kích của ta và hứng chịu tổn hại nghiêm trọng (phục kích lần thứ nhất vào ngày 3 tháng 11, bởi Tiểu Đoàn 1/9 của Sư Đoàn 1 Không Kỵ). Trung Đoàn 32 CS Bắc Việt cố tình ém quân trong suốt đợt hai, cuối cùng bị tìm thấy và buộc phải chiến đấu, mặc dù cố né tránh đụng độ càng nhiều càng tốt.

 

Sáng ngày 20 tháng 11, TĐ3ND được lệnh di chuyển từ vị trí (191100 trên bản đồ) về hướng Nam để giao tiếp với Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù (tại vị trí 201440H gần LZ Golf như ghi trên bản đồ). Cả hai đơn vị đã thực hiện một cuộc truy lùng kỹ càng tại hai trục khác nhau từ bãi đổ bộ về hướng Tây. Trong khi di chuyển, Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù bị một đơn vị địch cấp Tiểu đoàn âm thầm theo dõi. Nhưng một khi cuộc giao tiếp hoàn tất giữa hai Tiểu Đoàn Nhảy Dù, đơn vị Việt Cộng này bị lọt vào trong xạ trường của Tiểu Đoàn 6 và ngay trọng tâm của ổ phục kích. Tiểu Đoàn 6 Dù khai hỏa, Cộng quân bị tấn công bất ngờ, không nơi ẩn núp bỏ chạy tán loạn làm bia cho các chiến sĩ Dù tác xạ. Sau khoảng một giờ giao tranh, lực lượng Cộng quân bỏ chạy, gần 200 Việt Cộng bị hạ sát tại chỗ. Sau Chiến thắng này, Thiếu tướng Vĩnh Lộc, Tư Lệnh chiến trường đã bay ngay tới mặt trận trao gắn cấp bậc đặc cách mặt trận cho Thiếu tá Tiểu Đoàn Trưởng Nguyễn Văn Minh và cấp bậc Đại úy cho 4 Đại Đội Trưởng cùng tưởng thưởng cho tất cả quân nhân ghi chiến tích trong TĐ6ND.

Trong ngày 20/11, vào lúc 1745G, Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù được trực thăng vận thả vào Thung Lũng Ia-Drang tại bãi đáp Tee. Ngày 22/11, vào lúc 1100G, Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn Đăc Nhiệm và Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù cũng được trực thăng vận từ Đức Cơ thả xuống cùng địa điểm.

Ngày 22/11, vào lúc 1330G, tại BCH hành quân, Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn Đặc Nhiệm đã thảo hoạch hành động chung cho các đơn vị Nhảy Dù. Ngày hôm sau 23/11 lúc 11.00 hai Tiểu Đoàn 7 và 8 dàn quân án ngữ mặt Bắc bờ sông Ia-Drang. Trong khi đó Chiến Đoàn 2 dàn quân từ trên đỉnh núi về phía Nam sông Ia-Drang, (tại bãi đáp Mary 231115H như ghi trên bản đồ). TĐ3ND được điều động lục soát về phía tay trái và Tiểu Đoàn 5 được phái về phía phải. Như vậy, lực lượng Nhảy Dù đã thiết lập trận thế để dẫn dụ địch quân vào các đường lối mà chúng ta đã dự liệu.

Sáng ngày 24/11 Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù tiến quân về cánh trái, lục soát dọc theo khoảng giữa sườn núi và con sông Ia-Drang. Lúc 08.45 giờ Tiểu Đoàn này báo cáo chạm mạnh với Tiểu Đoàn 635 thuộc Trung đoàn 32 tại ven bờ sông (tại 240845H như ghi trên bản đồ). Trong khi đó, Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù tiến về phía phải đánh xuống mạn sông, đến lúc 1030giờ Tiểu Đoàn này cũng bắt đầu đụng độ với Tiểu Đoàn 334/32 CSBV (tại 241030H như ghi trên bản đồ.) Sau cùng Tiểu Đoàn 6 còn lại từ trên lưng chừng đồi đánh thẳng xuống bờ sông.

Cuộc giao tranh của các chiến sĩ Nhảy Dù và tàn quân của CSBV kéo dài tới 1 giờ trưa, địch quân tháo chạy. Những đứa thoát chết vứt bỏ lại súng ống vào bụi cây dọc theo đường mòn hay xuống lòng suối, quân sĩ ôm về từng bó súng ống chất thành đống.

Sau đó, Chiến Đoàn Nhảy Dù đã mở cuộc lục soát lùng kiếm các cơ sở địch trong vùng hành quân, Chiến Đoàn Nhảy Dù đã phá hủy 3 trung tâm huấn luyện, một kho dấu quân cụ và 75 căn nhà. Cuộc hành quân tiếp tục tìm và diệt cũng được thực hiện dọc theo sông Ia-Drang tới biên giới Miên-Việt nhưng chỉ có những đụng độ nhỏ với các phần tử Việt Cộng tản mác.

Ngày 26/11/1965 vì không còn đụng độ với địch, Lực lượng Nhảy Dù rút ra khỏi vùng hành quân, chiến dịch Thần Phong 7 chấm dứt với 265 tên CS bỏ xác tại trận, bắt sống 10 tù binh, tịch thu 58 vũ khí đủ loại.

Cuối cùng Mặt Trận B3 CSBV của Tướng VC Chu Huy Mân với ba Trung đoàn bị đánh vùi dập và xứt mẻ rút lui trong thế bại trận, bỏ lại hàng ngàn xác chết tại rặng núi Chu Prong và tại thung lũng Ia-Drang. Trong số ba trung đoàn này, Trung
Đoàn 33 là xấu số nhất và hứng chịu thất bại cay chua nhất: trung đoàn này cho mãi tới ngày 2 tháng 10 mới hoàn tất xâm nhập từ Bắc Việt (ngày khởi hành là khoảng từ 22 đến 25 tháng 7 năm 1965)! Trung Đoàn 66 bị chận đánh từ ngày 3 tháng 11 trong một ổ phục kích khi vừa mới bước chân vào Nam Việt Nam có hai ngày. Trung Đoàn 32 với kinh nghiệm chín tháng chiến đấu tại vùng Cao Nguyên cũng không tránh khỏi bị đánh bại mặc dù tìm cách lẩn trốn trong suốt cuộc săn đuổi của Sư Đoàn 1 Không Kỵ trong giai đoạn II.

 

 Các Chiến Binh Nhảy Dù lùng và diệt địch trong rừng già Ia-Drang

 

Tổng kết tổn thất của Việt Cộng từ lúc khởi đầu chiến dịch 28/10 đến 26/11 năm 1965 tại Chu Prong đến Ia-Drang là 2,004 Cộng quân bỏ xác tại trận, 2,270 ước lượng xác mang đi, 1,293 bị thương, 179 tù binh. Vũ khí bị tịch thu 169 súng cộng đồng (chưa kể 2 khẩu đại liên và hai khẩu pháo cối 82ly có chân đế sắt do Nhảy Dù bắt được lần đầu tiên) 1,027 súng cá nhân. (Không kể 400 vũ khí khác bị phả hủy tại bãi đáp X-ray và Albany).

Về phía Hoa Kỳ: tại X-Ray 79 chết, 121 bị thương. Tại Albany: 155 chết 124 bị thương. Tính chung cho chiến dịch Ia-Drang (không chỉ riêng cho các trận đánh nêu trên): 305 chết, 524 bị thương. Lần đầu tiên từ trận Điện Biên Phủ, các quân lính cộng sản không còn huênh hoang mình “vô địch” và hứng chịu một thất trận thê thảm trên chiến trường. Cũng là lần đầu tiên sự cuồng tín của quân lính cộng sản Bắc Việt bị bẻ gẫy bởi một tình trạng suy thoái tâm thần nghiêm trọng. Một tù binh của tiểu đoàn 8 thuộc Trung Đoàn 66 (xâm nhập sau cùng) báo cáo là sau lần giao tranh ngày 17 tháng 11, đơn vị anh ta bị 30 chết, 50 bị thương và quan trọng hơn cả, 50 đào ngũ. Những tù binh khác của Trung Đoàn 32 vào cuối tháng 11 thú nhận là họ nghĩ là họ đã thua trận chiến. Các cán bộ của Trung Đoàn 33, bực dọc vì bị không yểm của ta nhắm bắn chính xác đã hội họp để điều tra điều gì khiến cho các phi vụ không kích chính xác và liên tiếp xảy ra: kết luận là chỉ có thể là gián điệp trà trộn trong bộ đội cung cấp cho các lực lượng của ta vị trí và di chuyển của các đơn vị trong trung đoàn. (thật sự là do các toán Biệt Cách Dù hành quân tàng hình giữa lòng địch, bám theo sát địch quân trong khi chúng di chuyển).

Chiến dịch Ia-Drang đã đập nát tiềm năng quân sự của địch nhưng kết quả quan trọng nhất gặt hái được là đánh tan mộng chiến thắng và quyết tâm chiến đấu của địch quân.

 

 1/7 Cavalry tại LZ X-Ray

 


Tài liệu tham khảo:

- Why Pleime - April 1966 (Đòn Kết Liễu Tại Ia-Drang) của Thiếu tướng Vĩnh Lộc trên trang nhà generalhieu.com
- Thung lũng Ia-Drang của Hà Kỳ Lam trên trang nhà Nguyệt San Đoàn Kết
- The Battle of Ia-Drang From Wikipedia last modified 23:16, 29/11/2007
- Chiến tranh VN toàn tập 1963-1975 của Tiến sĩ Nguyễn Đức Phương, Làng Văn xuất bản 2001
- It Doesn’t Take A Hero cùa General H. Norman Schwarzkopf 1992
- Trận Đánh Thung Lũng Ia-Drang? Trận Nào? của Nguyễn Văn Tín ngày 06/03/2008 trên trang nhà generalhieu.com
- Trận chiến Pleime 1965 của Trần Quốc Cảnh và Trần Đức Hợp K19/VBĐL trên trang nhà bietdongquan.com
- “Ia-Drang Máu Nhuộm” của Trường Hận Thư Sinh trên trang nhà bietdongquan.com
- Sương mù chiến tranh thung lũng Ia-Drang 1965 của Diệu Tân trên internet
- Góp ý của Tác Giả Nguyễn Kỳ Phong ngày 29/12/2012 về trận Ia-Drang 1965
- Phỏng vấn các chiến hữu Nhảy Dù.

Bấm vào đây để in ra giấy

Bảng hướng dẫn đến các chương (bấm vào các con số sẽ đi thẳng đến chương đó):

01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22
23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 | 41 | 42 | 43 | 44
Mục lục

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trích và cập nhật từ quyển “20 Năm Chiến Sự” - Binh chủng Nhảy Dù
Tác giả:


Đại úy Võ Trung Tín Tiểu đoàn Truyền Tin SĐND – 714-856-9202
Đại úy Nguyễn Hữu Viên Tiểu đoàn 3 Nhảy Dù – 714-897-1435
1246 S. Huron Dr. Santa Ana CA 92704
Email:
20namchiensu@gmail.com



Tổng Phát Hành: Mr. Hải Võ
1246 S. Huron Dr. Santa Ana CA 92704
Tel: 714-856-9202. Email: 20namchiensu@gmail.com
Giá quyển sách:
$40.00USD (Ngoài Hoa Kỳ: $50.00USD)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THIÊN SỨ MICAE - BỔN MẠNG SĐND VNCH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình nền: Bộ Huy hiệu Sư Đoàn Nhảy Dù QLVNCH. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML-5 hay cao hơn.

 

Nguồn: Internet E-mail by Võ Trung Tín chuyển

 

Đăng ngày Thứ Sáu, July 29, 2016
Ban Kỹ Thuật Khóa 10A-72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH

 

GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư: Liên lạc
Trở lại đầu trang