Bắc đẩu tinh

 

Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Lịch sử

Binh Chủng Nhảy Dù – 20 Năm Chiến Sự

Các tác giả Võ Trung Tín & Nguyễn Hữu Viên thực hiện

 

 

 

Lời giới thiệu: Nhân dịp Sư Đoàn Nhảy Dù QLVNCH tổ chức Hội ngộ Binh chủng thường niên vào tháng 7/2015 tại Thủ đô Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, Ban Kỹ Thuật xin được hân hạnh giới thiệu với Quý Độc giả và Quý ACE cựu quân nhân SĐND về trang điện tử mới được thành lập “Trang Nhảy Dù Washington, D.C. [GĐMĐVN Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận]

Cũng nhân dịp này, BKT xin được hân hạnh giới thiệu bộ sách “Binh chủng Nhảy Dù – 20 năm chiến sự” do các tác giả Đại úy Võ Trung Tín và Đại úy Nguyễn Hữu Viên thực hiện. Đây là bộ sách nói về Chiến sử của Sư Đoàn Nhảy Dù Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa từ ngày thành lập. Bộ sách gồm 3 phần, kính mời Quý vị theo dõi phần Mục lục bên dưới. Trân trọng.
--BKT.

 

****** ||| ******

 

MỤC LỤC

 

Lời Cảm ơn

 

A. PHẦN A: TỔ CHỨC

 

B. PHẦN B - CHIẾN SỰ

 

1. Trận Điện Biên Phủ (13-3-1954 đến 7-5-1954)
2. Tình Hình Việt Nam Sau Hiệp Định Geneve
3. Chiến Dịch Đinh Tiên Hoàng (23-5-1955 đến 6-12-1955)
4. Chiến Dịch Hoàng Diệu (từ 21/9 đến 24-10-1955)
5. Chiến Dịch Nguyễn Huệ (từ 1-1- đến 17-2-1956)
6. Binh Biến ngày 11-11-1960
7. Trận Phước Thành (18 - 19-9-1961)
8. Trận Ấp Bắc (2 - 3-1-1963)
9. Trận Tân Châu Hồng Ngự (2 đến 4-3-1964)
10. Trận Bình Giả (3-12-1964 - 3-1-1965)
11. Trận Hắc Dịch (9/2 đến 10-2-1965)
12. Trận Ba Gia (28-5-1965 đến 2-6-1965)
13. Trận Đồng Xoài (9 đến 20-6-1965)
14. Trận Đức Cơ (4-8-1965 - 15-8-1965)
15. Chiến dịch Ia Drang - Thần Phong 7 (14 - 18-11- 1965)
16. Hành Quân Thần Phong 11 (28/1 – 6-3-1966)
17. Đại Bàng 800 (12-11-1966)
18. Hành Quân Liên Kết 81 (16/2 đến 22-2-1967)
19. Lam Sơn 54–Khu Phi Quân Sự (18-27-5-1967)
20. Trận Dak To (đồi 1416) (3 – 22-11-1967)
21. Tổng Công Kích Năm Mậu Thân (từ ngày 29-1-1968)
22. Mặt Trận Sài Gòn (30-1-1968)
23. Mặt Trận Quảng Trị (30-1-1968)
24. Mặt Trận Huế (30-1-1968)
25. Mặt Trận Khe Sanh (1 - 15-4-1968)
26. Mặt Trận Ashau (19/4 – 17-5-1968)
27. Trận Mậu Thân đợt hai (từ ngày 5-5-1968)
28. Trận Gò Nổi (Tây Ninh) (19-5-1969)
29. Chiến Dịch Bình Tây (Từ ngày 27-3-1970)
30. Hành Quân Toàn Thắng 42 (29/4 – 22-7-1970)
31. Hành Quân Toàn Thắng 43 (1/5– 30-6-1970)
32. Hành Quân Toàn Thắng 45 (6/5 – 30-6-1970)
33. Hành Quân Lam Sơn 719 (8/2 đến 6-4-1971)
34. Trận đánh Căn Cứ Hỏa Lực 6 (4/4 đến 17-4-1971)
35. Trận đánh Căn Cứ Hỏa Lực 5 (24/5 - 19-6-1971)
36. Mùa Hè Đỏ Lửa
37. Mặt Trận Tây Nguyên (17/3 - 28-5-1972)
38. Mặt Trận Bình Long (2/4 - 8-6-1972)
39. Mặt Trận Quảng Trị (30/3 - 15-9-1972)
40. Trận Thường Đức (18/8 - 8-11-1974)
41. Trận Ban Mê Thuột (10/3 - 16-3-1975)
42. Trận Khánh Dương (19/3 - 1-4-1975)
43. Trận Phan Rang (1/4 - 17-4-1975)
44. Trận Long Khánh (9/4 – 21 -4-1975)

 

C. PHẦN C: CÁC VỊ TƯ LỆNH SĐND

 


TIỂU SỬ CÁC TÁC GIẢ
(Võ Trung Tín & Nguyễn Hữu Viên)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

******33******

33. Hành Quân Lam Sơn 719 (8/2 đến 6-4-1971)

 

Bấm vào đây để in ra giấy

Hành Quân Lam Sơn 719

(Từ ngày 8/2 đến ngày 6/4/1971)

Do những chuyển biến chính trị tại Kampuchea, CSBV không thể xử dụng như trước cảng Kompong Som để chuyển vận chiến cụ và tiếp liệu cho chiến trường tại Miền Nam. Trong khi đó các cuộc hành quân vượt biên của QLVNCH đã phá nát các căn cứ hậu cần và mật khu an toàn của họ trên đất nước Chùa Tháp. Thêm vào đó kế hoạch bình định và phát triển được đẩy mạnh sau cuộc tổng công kích thảm bại của Việt cộng trong năm Mậu Thân. Tình hình ổn định và an ninh thu hoạch được tại Miền Nam sau các cuộc hành quân sang Campuchia đưa đến việc hoạch định một cuộc hành quân sang Lào để phá hủy các căn cứ tiếp vận của địch và ngăn chận sự xâm nhập của CSBV vào Nam nhằm trì hoãn kế hoạch tổng công kích của CS dự trù vào năm 1972 là năm bầu cử tại Mỹ, và để QLVNCH có thể hoàn tất chương trình Việt Nam Hóa Chiến Tranh (có nghĩa là để người bạn đồng minh của chúng ta được ‘tháo chạy trong danh dự, hay còn có nghĩa Withdraw And Run’).

 

Mặt trận Hạ Lào Lam Sơn 719

 

Đầu tháng 12/1970, tin tức tình báo cho biết cộng quân đã tập trung quân số, vũ khí, lương thực tối đa tại Tchépone-Hạ Lào để chuẩn bị tấn công hai tỉnh cực Bắc của VNCH. Tướng Abram, Tư Lệnh quân đội Mỹ tại VN và Bộ Tổng Tham Mưu của QLVNCH đã quyết định dùng các đại đơn vị QLVNCH để tấn công thẳng vào căn cứ địa 604 của CSBV trên đất Lào, nhằm ngăn chận kế hoạch mùa khô 1971 của CSBV. Về phía CSBV, sau khi bị thiệt hại nặng ở mặt trận Campuchia vì các cuộc hành quân vượt biên của VNCH. Họ đã dồn mọi nỗ lực chuyển vận người, lương thực và vũ khí vào mật khu 604 của chúng quanh thị trấn Tchépone trên đất Lào suốt 4 tháng liên tiếp trước tháng Mười để chuẩn bị đánh lớn vào VNCH khi mùa khô tới.

Ðể bẻ gãy kế hoạch của đối phương, các BTL quân sự Việt-Mỹ quyết định ra tay trước, ngày 5/2/1971 tại BTL/SÐ1BB tại Huế, Tướng Abram, Tư Lệnh của Quân Lực Mỹ tại VN đã phối hợp bàn định với Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng/QLVNCH và các vị Tư Lệnh chiến trường tại Quân Khu I để phát động cuộc hành quân vượt qua biên giới Lào-Việt đánh thẳng vào sào huyệt của CSBV.

 

Phóng đồ Hành Quân Lam Sơn 719

 

I. Mục đích:

Cuộc hành quân này nhằm mục đích cắt đứt đường tiếp vận người và vũ khí của cộng quân bên Lào (đường mòn Hồ Chí Minh) phá hủy các cơ sở hậu cần 604 của CSBV ở quanh khu vực Tchépone. Dùng quân sự để kiểm soát đường số 9 từ biên giới Lào-Việt đến Tchépone nhằm ngăn chận mọi sự xâm nhập từ phía Bắc xuống Nam trên đường mòn Hồ Chí Minh. Hành Quân Lam Sơn 719 có nghĩa là năm 71, vùng Quốc lộ số 9.

Theo kế hoạch sơ khởi do Tướng Abram và Đại tướng Cao Văn Viên đồng tác giả, cuộc hành quân Lam Sơn 719 gồm 4 giai đoạn:

- Giai đoạn I:

BTL Tiền Phương Quân đoàn I di chuyển từ Đà Nẵng ra căn cứ Đông Hà, địa điểm đóng quân của Quân Đoàn 24 Hoa Kỳ cùng với các bộ phận yểm trợ và tiếp vận. Thiết lập kho tiếp vận đồng thời tiếp nhận các đơn vị tăng phái từ Sài Gòn ra. Tổ chức các cuộc hành quân giả tạo để đánh lạc hướng mục tiêu của cuộc hành quân. Thiết lập Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn hành quân tại Khe Sanh (căn cứ Hàm Nghi).

Quân Đoàn 24 của Hoa Kỳ do Tướng Sutherland chỉ huy, mở cuộc hành quân tái thiết con đường số 9 từ Đông Hà tới Lao Bảo và tái chiếm căn cứ Khe Sanh làm căn cứ xuất phát, yểm trợ và điểm tiếp liệu cho cuộc hành quân.

- Giai đoạn II:

Ba cánh quân của VNCH sẽ tiến quân song song dọc theo QL-9 đánh vào mật khu 604 ở Tchépone: Cánh thứ nhất SĐND và Lữ Đoàn I Kỵ Binh làm nỗ lực chính tiến quân trên QL-9 thiết lập CCHL A-Lưới tại Bản Đông, rồi từ đó nhảy vào Tchépone. Cánh thứ nhì là SĐ1BB tiến song song QL-9 để bảo vệ sườn phía Nam. Trong khi đó cánh thứ ba do LĐ1BĐQ được thả xuống các bãi đáp Ranger North và Ranger South để bảo vệ mạn sườn phía Bắc. Giai đoạn này xử dụng tối đa không trợ kể cả pháo đài bay B-52 để oanh kích các mục tiêu khả nghi có sự hoạt động của địch.

- Giai đoạn III:

sau khi chiếm được Tchépone, lực lượng hành quân tiếp tục tảo thanh và phá hủy mật khu 604, căn cứ địa tiếp vận và dưỡng quân của CSBV.

- Giai đoạn IV:

Sau khi phá hủy mật khu 604, lực lượng hành quân sẽ di chuyển về hướng Đông Nam càn quét dọc theo sông Xépone tới căn cứ địa mật khu 611 rồi trở về Việt Nam.

Ngoài ra khi tấn công qua Hạ Lào dọc QL-9, QLVNCH thiết lập các Căn Cứ Hỏa Lực (CCHL) để nhử cho quân CSBV vây quanh rồi cho trực thăng vận đánh thẳng vào chiếm cứ Tchépone. Sư Đoàn TQLC sẽ thi hành kế hoạch nghi binh diễn tập vượt sông Đông Hà với xuồng đổ bộ M2 chuẩn bị vượt khu Phi Quân Sự tấn công ra Bắc và làm lực lượng trừ bị.

II. Các đơn vị tham chiến

A. Quân Lực VNCH & ĐỒNG MINH:

I. Các đơn vị cơ hữu của Quân Ðoàn 1: Lực lượng hành quân của quân lực VNCH tổ chức thành 3 cánh quân chính tiến dọc theo quốc lộ 9 đến Tchépone đặt dưới quyền chỉ huy mặt trận của Trung tướng Hoàng Xuân Lãm, Tư lệnh Quân Đoàn I/Quân Khu I.

• Cánh thứ nhất: Sư Ðoàn (SÐ) 1 BB (-) do Thiếu tướng Phạm Văn Phú làm Tư Lệnh, Đại tá Vũ Văn Giai TLP, gồm có:

1. Trung Ðoàn 1 Bộ Binh do Đại tá Nguyễn Văn Điềm Trung Đoàn Trưởng chỉ huy với 4 Tiểu Đoàn Bộ Binh. Thiết lập Căn Cứ Hỏa Lực Hotel và Delta trong giai đoạn 1 và tấn công vào Tchépone ở giai đoạn 2

2. Trung Đoàn 3 Bộ Binh do Đại tá Phan Bá Hòa với 4 Tiểu Đoàn Bộ Binh tiến song song với QL-9 bảo vệ sườn phía Nam của trục tiến quân

3. Trung Ðoàn 2 Bộ Binh do Đại tá Ngô Văn Chung làm Trung Đoàn Trưởng gồm 5 Tiểu Ðoàn tác chiến, sau này vào giai đoạn đánh chiếm Tchépone mới tham chiến.

• Cánh thứ hai: Liên Ðoàn 1 Biệt Ðộng Quân (BÐQ) do Đại tá Nguyễn Văn Hiệp chỉ huy và Liên Đoàn Phó là Trung tá Lê Bảo Toàn gồm các TÐ21, 37 và 39. Sau này được tăng cường thêm TÐ77BÐQ Biên Phòng vào giai đoạn cuối của cuộc hành quân. Liên Đoàn 1 BĐQ được trực thăng vận đến hai căn cứ Ranger North và Ranger South để án ngữ mặt phía Bắc của chiến trường.

• Cánh thứ ba: Sư Đoàn Nhảy Dù là thành phần nỗ lực chính của cuộc hành quân với 3 Lữ Đoàn tác chiến được tăng phái Lữ Ðoàn 1 Thiết Kỵ của Đại tá Nguyễn Trọng Luật gồm có các Thiết Ðoàn 11 và 17, sau này được tăng cường thêm Thiết Ðoàn 7 gồm khoảng 120 xe Thiết Giáp M41 và M-113.

• Lữ Đoàn I Thiết Kỵ cùng với LĐIND là lực lượng nòng cốt trong trận chiến tiến đến Bản Đông để thiết lập căn cứ hỏa lực lớn nhất A-Lưới yểm trợ hỏa lực cho các cánh quân hoạt động trên đất Lào.

Lữ Đoàn I Thiết Kỵ gồm các Thiết Đoàn 7, 11, 17, 4 và 20 Thiết Kỵ gồm khoảng 120 Thiết Vận Xa M-113 và chiến Xa M41.

• Ngoài ra còn có các đơn vị Pháo Binh Chiến Thuật và Diện Địa của QĐI như: TÐ44 và TĐ64 Pháo Binh Quân Ðoàn 1 trang bị đại bác 155ly, TĐ101 Pháo Binh trang bị đại bác 175ly để yểm trợ pháo binh tầm xa

• 2 Phi Đoàn Không Quân 213 và 219 yểm trợ chiến thuật thuộc không Đoàn 41 tại căn cứ Đà Nẵng.

II. Các đơn vị tăng phái:

• Sư Ðoàn Nhảy Dù do Trung tướng Dư Quốc Đống làm Tư lệnh, Đại tá Hồ Trung Hậu là Tư Lệnh Phó, gồm 9 Tiểu Đoàn Nhảy Dù và 3 Tiểu Đoàn Pháo Binh 105ly cơ hữu.

1. Lữ đoàn I Nhảy Dù do Đại tá Lê Quang Lưỡng Lữ Đoàn Trưởng, Trung tá Lê Văn Ngọc Lữ Đoàn Phó gồm 3 Tiểu Đoàn:

- TĐ1ND do Trung tá Nguyễn Xuân Phan Tiểu Đoàn Trưởng, Thiếu tá Nguyễn Quang Sáng TĐP
- TĐ8ND do Trung tá Văn Bá Ninh Tiểu Đoàn Trưởng, Thiếu tá Trần Hữu Phú Tiểu Đoàn Phó
- TĐ9ND do Trung tá Trần Ngọc Trí Tiểu Đoàn Trưởng, Thiếu tá Võ thanh Đồng Tiểu Đoàn Phó.

2. Lữ đoàn II Nhảy Dù do Đại tá Trần Quốc Lịch Lữ Đoàn Trưởng, Trung tá Nguyễn Văn Vỹ Lữ Đoàn Phó gồm 3 Tiểu Đoàn:

- TĐ5ND do Trung tá Nguyễn Chí Hiếu làm Tiểu Đoàn Trưởng, Thiếu tá Nguyễn Văn Đỉnh TĐP
- TĐ7ND do Thiếu tá Lê Minh Ngọc làm Tiểu Đoàn Trưởng, Thiếu tá Trần Đăng Khôi TĐP
- TĐ11ND do Trung tá Ngô Lê Tỉnh làm Tiểu Đoàn Trưởng, Thiếu tá La Trịnh Tường TĐP.

3. Lữ đoàn III Nhảy Dù do Đại tá Nguyễn Văn Thọ Lữ Đoàn Trưởng, Trung tá Phạm Hy Mai Lữ Đoàn Phó gồm 3 Tiểu Đoàn:

- TĐ2ND do Trung tá Trần Kim Thạch làm Tiểu Đoàn Trưởng, Thiếu tá Lê Văn Mạnh TĐP
- TĐ3ND do Trung tá Lê Văn Phát làm Tiểu Đoàn Trưởng, Thiếu tá Trần Văn Sơn Tiểu Đoàn Phó
- TĐ6ND do Trung tá Trương Vĩnh Phước làm Tiểu Đoàn Trưởng, Thiếu tá Phan Thanh Tùng TĐP.

Theo kế hoạch ban đầu thì SĐND là lực lượng chính tấn công vào căn cứ địa 604 của CSBV tại Tchépone. BTL/SĐND đóng tại Khe Sanh với 3 cánh quân được phối trí như sau:

1. Cánh thứ nhất BCH/LĐIND làm nỗ lực chính với 3 Tiểu Đoàn 1, 8 và 9 cùng với LĐ1Kỵ Binh tiến dọc theo Quốc lộ 9 và thiết lập căn cứ A-Lưới tại Bản Đông

2. Cánh thứ nhì bảo vệ sườn phía Bắc của trục tiến quân trên QL-9 gồm BCH/LĐIIIND cùng với TĐ3ND được trực thăng vận đổ xuống cao điểm 456m thiết lập căn cứ hỏa lực (CCHL) 31. Tiểu Đoàn 2ND đóng tại cao điểm 727m thiết lập CCHL 30 và 2 Đại Đội/TĐ6ND được trực thăng vận đổ xuống phía Bắc CCHL 31 vài ngày sau đó

3. Cánh thứ ba gồm Lữ Đoàn II ND và các Tiểu Đoàn 5, và 11 đóng tại các căn cứ Tà Bạt (Lao Bảo), Alpha và Bravo trên QL-9 cách biên giới khoảng 5 và 10km, bảo vệ trục tiến quân và làm thành phần trừ bị

4. TĐ7ND: Giai đoạn đầu được tăng cường bảo vệ Tổng Hành Dinh/SĐND trong khu vực Khe Sanh và Hướng Hóa. Sau khi đến Đông Hà, TĐ7ND được trực thăng vận đổ xuống phía Tây căn cứ Khe Sanh, khi đào hầm hố phòng thủ các binh sĩ đã tìm thấy nhiều hầm mộ tập thể của các cán binh CS được dập vùi lấp liếm từ năm 1968 trong cuộc chiến vây hãm Khe Sanh.

• Sư Ðoàn Thủy Quân Lục Chiến dưới sự điều động và chỉ huy của Đại tá Bùi Thế Lân, Tư Lệnh Phó, gồm 9 Tiểu Ðoàn thuộc các Lữ Ðoàn 147, 258 và 369 cùng các TÐ pháo binh 105ly cơ hữu:

1. Lữ đoàn 147 Thủy Quân Lục Chiến do Đại tá Hoàng Tích Thông chỉ huy, với 3 Tiểu Đoàn tác chiến: 2, 4 và 5, Đại Đội Viễn Thám A và một Tiểu Đoàn Pháo Binh 105ly, (Tiểu Đoàn 2 do Thiếu tá Phúc chỉ huy, Tiểu Đoàn 4 Thiếu tá Kỉnh và Tiểu Đoàn 5 Trung tá Nhã, Tiểu Đoàn Pháo binh Thiếu tá Đạt và Đại đội Viễn thám A Đại úy Hiển)

2. Lữ đoàn 258 do Đại tá Nguyễn Thành Trí chỉ huy với 3 Tiểu Đoàn tác chiến: 1, 7 và 8 và một Tiểu Đoàn Pháo Binh 105ly

3. Lữ đoàn 369 do Đại tá Phạm Văn Chung chỉ huy với 3 Tiểu Đoàn tác chiến: 3, 6 và 9 và một Tiểu Đoàn Pháo Binh 105ly.

III. Các đơn Vị Đồng Minh.

* Quân Đoàn XXIV trú đóng tại Quân khu 1 do Tướng J. W. Sutherland làm Tư Lệnh. Gồm:

a. Thành phần cơ hữu: 1 Lữ đoàn pháo binh, 1 liên đoàn Công Binh, 1 Tiểu Đoàn Trực Thăng, 1 Tiểu Đoàn Quân Cảnh

b. Thành phần Tăng phái: Sư Đoàn 101 Nhảy Dù với 2 Lữ Đoàn Nhảy Dù, 8 Tiểu Đoàn Pháo Binh (từ 155 đến 203mm), 1 Lữ Ðoàn/Sư Đoàn 5 Bộ Binh, Lữ Đoàn 61 cơ giới, SĐ25 Bộ Binh, Thiết Đoàn 1/Lữ Đoàn 77 Thiết Giáp. 1,200 phi cơ: một Liên Đoàn Trực Thăng 800 trực thăng, 300 phi cơ chiến đấu, 50 phi cơ vận tải và 50 pháo đài bay B-52. Tổng số 10,000 quân nhân Mỹ.

B. Phía CSBV:

Các đơn vị CSBV thuộc mặt trận 70B, Tư lệnh là Lê Trọng Tấn, TLP là Cao Văn Khánh và Ðồng Sĩ Nguyên hiện diện trong vùng hành quân Hạ Lào gồm có khoảng 50,000 lính CSBV với 10,000 dân công và 5,000 lính Pathet Lào (so với VNCH tỷ lệ 3/1)

1. SĐ308 do Nguyễn Hữu An làm TL gồm các Tr/Đ 102D, Tr/Đ36 và Trung đoàn 88 cách đồi 500 (Ranger South) vài cây số & ở đầu sông Samu

2. SĐ2CSBV gồm các Tr/Đ 1 TrĐ 3 và TrĐ 141 tại phía Tây Tchépone

3. SĐ304CSBV gồm các Tr/Đ7 Tr/Đ24B Tr Đ 66 và Tr/Đ 81 Pháo đóng dọc theo QL-9. Do Thượng tá Nguyễn Xuân Rục chỉ huy. (bị TĐ1ND tiêu diệt)

4. SĐ 320 gồm các Tr/Đ 48, 52 và Tr/Đ 64 đóng dọc theo phía Tây của Khu Phi Quân Sự. (bị thiệt hại nặng khi giao tranh với TĐ8ND)

5. SĐ324B với 3 Tr/Đ 812, Tr/Đ 803, Tr/Đ 29 và Tr/Đ 675 Pháo

6. Ba trung đoàn pháo binh cơ giới: 368, 38, 45 với các loại 82ly, 122ly, 130ly...

7. Ngoài ra CSBV còn có 9 Tr/Đ biệt lập

8. Ba trung đoàn pháo phòng không: 230, 241, 591 tổng cộng gần 20 TĐ phòng không được trang bị từ 2 đến 16 súng phòng không, đủ loại từ 23 tới 100mm (tổng cộng khoảng 170 đến 200 súng phòng không) về sau có thêm hỏa tiễn tầm nhiệt SA-7

9. Bảo vệ hậu phương chiến lược, trực tiếp của chiến dịch là Sư đoàn phòng không 367 gồm 3 trung đoàn pháo phòng không 282, 284, 224 và hai trung đoàn tên lửa 238, 237

10. Trung đoàn pháo mang vác 84

11. Trung Đoàn 202 chiến xa với 3 tiểu đoàn tăng, thiết giáp: 297, 397, 198, gồm 88 xe tăng T-34, T-54, PT-76

12. Một số tiểu đoàn đặc công

13. Ba trung đoàn công binh: 219, 83, 7

14. Các lực lượng tại chỗ của B5, B4 và Đoàn 559.

III. Ngày khai diễn

Giai đoạn 1: Hành quân DEWEY CANYON II là giai đoạn 1 của cuộc hành quân LAM SƠN 719, bắt đầu ngày 29/1/71 kết thúc ngày 2/2/71.

Lúc 4 giờ sáng ngày 29/1/1971, Quân Đoàn 24 Hoa Kỳ mở cuộc Hành Quân Dewey Canyon II gồm các lực lượng Bộ Binh, Nhảy Dù, Chiến Xa, Pháo Binh, Công Binh... xuất phát khai thông Quốc Lộ 9, từ Đông Hà đến biên giới Lào-Việt. Đoạn đường từ Đông Hà đến căn cứ hỏa lực Vandergrift do Sư Đoàn 101 Nhảy Dù trách nhiệm an ninh lộ trình. Từ Vandergrift tới biên giới Hạ Lào do Lữ Đoàn I/SĐ5BB Mỹ trấn nhậm. Sửa chữa Quốc Lộ 9 và Phi Trường Khe Sanh do Liên Đoàn 45/Lữ Đoàn 18 CBCĐ đảm trách.

Xưa kia, vì Vương quốc Lào nằm trong đất liền nên người Pháp xây dựng đường số 9 để thông thương ra vùng bờ biển Việt Nam. Đường số 9 chạy theo hướng Đông-Tây, cắt ngang lãnh thổ miền Trung song song với khu phi quân sự trong phần đất Việt Nam và xuyên qua vùng Hạ Lào. Từ Ðông Hà, đường số 9 chạy về hướng Tây, xuyên qua vùng đất tương đối bằng phẳng khoảng mươi cây số tới Cam Lộ, sau đó bắt đầu lên dốc đi vào vùng cận sơn quanh co qua một số căn cứ quân sự quan trọng như Rockpile, Vandergrift (Cà Lu), v.v. cho tới đèo Ai Lao tại cây số 63. Từ đây tới biên giới, con đường đổ dốc qua Khe Sanh tại cây số 65 rồi xuyên qua Làng Vei, Lao Bảo sát biên giới Lào-Việt tại cây số 83.

Từ Lao Bảo, đường số 9 vào nội địa Lào dọc theo thung lũng sông Xépone ven theo mạn Bắc, hai bên có núi đá cao trung bình khoảng 500m và một số bản làng của người Thượng. Bản Ðông tại cây số 103 là giao điểm với đường 92 chạy theo hướng Bắc-Nam. Xa hơn nữa chừng 20km về hướng Tây là thị trấn Tchépone thuộc tỉnh Savanakhet, giao tuyến của các trục lộ chính thuộc vùng thung lũng các sông Xépone và Cửu Long. Sau Tchépone, đường số 9 đi qua một vùng đồng bằng chừng 100km cho tới Muong Phine, nơi khởi đầu đường 23 đi Saravane, sau đó tới Phalane. Qua Phalane, đường số 9 chạy vào vùng nhiều ruộng lúa dân cư đông đúc, qua Dong Hen, rồi Seno nơi có đường 13 nối liền các thị trấn quan trọng bên bờ Ðông sông Cửu Long như Đế đô Luang Prabang, Vientiane, Thakkhet, Paksé thuộc Lào và Stung Streng rồi đến Kratié bên Cam Bốt. Khi tới điểm chót cực Tây là Savanakhet nằm trên bờ sông Cửu Long, tổng cộng đường số 9 chạy dài 328km kể từ Ðông Hà.

Về dân cư sinh sống trong vùng hành quân thì hầu như rất ít, phần lớn là người Thượng. Họ tập trung thành những buôn nhỏ ở dưới chân hay lưng chừng đồi cao. Khi cuộc hành quân mở màn thì họ đã tản cư vào sâu trong lãnh thổ Lào vì quân CS đã đuổi họ đi để lập các điểm an toàn tiếp liệu, nên vấn đề yểm trợ hỏa lực của không quân cũng như pháo binh đã không gặp khó khăn nào.

 

 

Ðường số 9 được xây dựng từ thời Pháp thuộc và không được xử dụng nhiều kể từ Ðệ Nhị Thế Chiến. Thời Tổng thống Ngô Ðình Diệm bắt đầu tu bổ đường số 9 nhằm cộng tác chặt chẽ với Vương Quốc Lào để ngăn chặn sự bành trướng của cộng sản, nhưng gặp sự phá hoại đáng kể của Việt cộng lúc đó cũng muốn kiểm soát trục lộ chiến lược này để phát triển đường mòn HCM. Vì vậy, an ninh tại đường số 9 giảm dần khiến việc tu bổ phải đình hoãn. Cho tới năm 1964, đường số 9 chỉ còn là một con lộ đất nhỏ gồ ghề chỉ có quân xa mới qua lại được. Ðầu năm 1967, TQLC Hoa Kỳ quyết định mở lại đường số 9 để tiếp vận cho Khe Sanh. Đoạn từ Ðông Hà tới Vandergrift (Cà Lu), tức khoảng nửa đường tới Khe Sanh, được rải đá, tráng nhựa, phần còn lại vẫn còn là đường đất hẹp, xe cộ chỉ chạy được một chiều. An ninh cũng không được khả quan vì cầu cống thường bị địch phá hoại hay phục kích mặc dầu hai bên đường đã được khai quang sâu chừng 200 thước. Mùa hè năm 1967, một đoàn quân xa HK dự tính di chuyển đại bác hạng nặng 175ly ra Khe Sanh gần biên giới, nhưng cũng chỉ đi được tới Cà Lu đã phải ngưng lại. Sau chuyến tiếp vận bằng đường bộ của Hoa Kỳ ra Khe Sanh vào ngày 3 tháng 8 năm 1967, đường số 9 coi như bị bỏ ngõ. Tới năm 1968 căn cứ Khe Sanh bị vây, Hoa Kỳ phải mở cuộc hành quân “Pegasus” để khai thông, đoạn đường từ Cà Lu tới Khe Sanh hầu như hoàn toàn làm lại. TÐ7/CB Hoa Kỳ phải san bằng nhiều nơi đất đá lở sụp hoặc lỗ hang bom đạn, bắc lại 10 cây cầu và sửa chữa 3 cầu khác. Sau khi Hoa Kỳ rút khỏi căn cứ Khe Sanh và LLÐB bỏ Làng Vei rút về Mai Lộc, đường số 9 lại bị bỏ ngõ một lần nữa từ Cà Lu trở đi. Trong cuộc chiến Việt Nam, đường số 9 là trục lộ chiến lược quan trọng được cộng quân xử dụng để xâm nhập người và vũ khí từ hệ thống đường mòn HCM bên Lào vào các tỉnh cực bắc Việt Nam Cộng Hòa.

Ngày 2/2/1971 Công tác của các đơn vị Hoa Kỳ hoàn tất giai đoạn I, Quốc lộ 9 từ Đông Hà đến Lao Bảo đã được khai thông, với các căn cứ hỏa lực và tiếp vận quan trọng được thiết lập tại Cà Lu, Khe Sanh và Lao Bảo. Sau đó các Quân Binh Chủng VNCH như Nhảy Dù, TQLC, BĐQ, Thiết Giáp, Bộ Binh, Pháo Binh, Công Binh với đầy đủ những trang bị và chiến cụ ào ạt đổ về vùng Khe Sanh đến Lao Bảo chuẩn bị chờ đến ngày N để xuất phát vượt biên giới.

Khí hậu và thời tiết tại đây và lãnh thổ Lào tương đối tốt. Quang cảnh tại khu vực tập trung thật tấp nập, quân số tham chiến có thể tới 20 ngàn người. Tình hình an ninh yên tĩnh, không một phản ứng nào của địch, kể cả việc pháo kích vào khu vực trú quân.

Đầu tháng 2/1971, sau Tết âm lịch, Lữ đoàn 147 Thủy Quân Lục Chiến do Đại tá Hoàng Tích Thông chỉ huy, gồm có 3 Tiểu Đoàn tác chiến: 2, 4 và 5 TQLC, Đại đội Viễn thám A Đại úy Hiển ĐĐT và một Tiểu đoàn Pháo binh 105ly do Thiếu tá Đạt TĐT. Tiểu Đoàn 2 TQLC do Thiếu tá Phúc chỉ huy, Tiểu Đoàn 4 Thiếu tá Kỉnh và Tiểu Đoàn 5 Trung tá Nhã được tăng phái cho Bộ Tư lệnh QĐ I.

 

Phóng đồ hành quân Lam Sơn 719 giai đoạn I

 

Lữ Đoàn được không vận từ Tân Sơn Nhất tới sân bay Đông Hà trong hai ngày. Tới nơi, Lữ đoàn được phối trí tạm thời ở căn cứ Đông Hà, chuẩn bị đợi lệnh hành quân. Khi đó thời tiết vẫn còn khá lạnh và mưa phùn, hạn chế tầm hoạt động của Không quân. Tuy nhiên bầu không khí chuẩn bị cho cuộc hành quân tại thị trấn Đông Hà không kém phần nhộn nhịp. Xe cộ nhộn nhịp suốt ngày đêm, máy bay lên xuống vang rền không ngớt. Có lẽ từ ngày khởi sự chiến tranh ở miền Nam cho đến lúc đó, chưa có lần hành quân nào được chuẩn bị ồn ào như vậy. Để đánh lạc hướng mục tiêu, BTL SĐTQLC đã chỉ thị cho Lữ Đoàn 147 Thủy Quân Lục Chiến mở một cuộc diễn tập vuợt sông, có các xuồng đổ bộ M2 trợ lực, băng ngang sông Đông Hà. Sau đó một Tiểu Đoàn Thủy Quân Lục Chiến khác di chuyển ra Cửa Việt như sẵn sàng xuống tàu đổ bộ.

Vài ngày trước khi cuộc hành quân bắt đầu, Lữ Đoàn 147 TQLC cùng một số đơn vị khác được lệnh di chuyển bằng đường bộ lên Khe Sanh. Sáng sớm ngày 6 tháng 2, đơn vị Thiết Giáp/Quân Đoàn 1 tham chiến được lệnh di chuyển từ Ðông Hà theo đường số 9 đến căn cứ Hàm Nghi (BTL/QĐ1 tiền phương) gần Khe Sanh. Phía Hoa Kỳ đảm trách việc tiếp vận yêu cầu đoàn xe dừng lại tại căn cứ Vandergrift (Cà Lu) là điểm tiếp vận lớn có nhiều xăng nhớt ở dọc đường để tiếp tế nhiên liệu vì lúc đó đoạn đường bộ từ Cà Lu tới Khe Sanh chưa được hoàn toàn khai thông nên nhiên liệu tại Khe Sanh rất hiếm vì phải chở đến bằng trực thăng, do đó chỉ được xử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Nhưng không rõ vì lý do gì, Lữ Ðoàn 1 Thiết Kỵ đã không ngừng tại căn cứ Vandergrift như phía Hoa Kỳ đã yêu cầu mà lại đi thẳng tới Khe Sanh. Khi đến được Hàm Nghi, đoàn xe đã gần cạn nhiên liệu. Trước tình trạng đã rồi, phía Hoa Kỳ không còn cách nào hơn phải cấp tốc dùng số nhiên liệu khẩn cấp tại Khe Sanh, đồng thời huy động trực thăng gấp rút chở nhiên liệu tiếp tế.

 

Con đường ‘Red Divil Road’ song song với QL-9 do Công Binh HK thiết lập
để chuyển quân sang Lào trong chiến trận LS719

 

Điều này đã gây trở ngại không ít cho cơ quan tiếp vận Hoa Kỳ nên Tướng Sutherland, Tư Lệnh Quân Ðoàn XXIV Hoa Kỳ rất bất mãn. Ông cho rằng một Sĩ quan kỵ binh có khả năng phải biết rõ việc tiếp tế nhiên liệu là vấn đề quan trọng sinh tử hàng đầu của lực lượng thiết giáp. Theo tài liệu Hoa Kỳ, Tướng Sutherland đã than phiền với Tướng Lãm và ngỏ ý muốn truất quyền chỉ huy của Ðại tá Nguyễn Trọng Luật, nhưng Tướng Hoàng Xuân Lãm cũng là một Sĩ quan Thiết Giáp, đã ít nhiều bao che cho Ðại tá Luật nên không đồng ý. Việc không cho đoàn xe gần 200 chiếc ngừng lại Vandergrift là một căn cứ tiếp vận lớn có đầy đủ nhiên liệu để nhận tiếp tế là một lỗi lầm cơ bản về mặt tiếp vận, chắc chắn một Sĩ quan Thiết Giáp nhiều kinh nghiệm như Ðại Tá Luật không phải chỉ là một sơ sót tình cờ.

Trong giai đoạn chuẩn bị này có một tai nạn đáng tiếc xảy ra cho các đơn vị tiền phương của SĐND. Vào buổi chiều ngày 6 tháng 2, hồi 19 giờ 20 phút, sau khi nhận tiếp tế đầy đủ tại Khe Sanh, di chuyển qua khỏi Làng Vei, Lữ Ðoàn 1 Thiết Kỵ cùng Tiểu Ðoàn 8 Nhảy Dù dừng chân tại một khu đồi thấp ngay cạnh đường số 9 sát biên giới Lào-Việt để đóng quân nghỉ qua đêm. Toán chiến xa dẫn đầu thuộc Thiết Ðoàn 11 do Trung tá Bùi Thế Dung chỉ huy quây lại thành hình cánh cung để thiết lập vị trí phòng thủ. Trong khi binh sĩ đang chuẩn bị bữa cơm chiều, đột nhiên có tiếng rít của phản lực cơ nhào xuống cùng với hai tiếng nổ lớn tiếp theo là nhiều đốm lửa và tiếng nổ phụ trên không giống như pháo bông. Cảnh hỗn loạn lập tức diễn ra tại nơi đóng quân. Nhiều người chết và bị thương nằm la liệt trên mặt đất, một phản lực cơ Hải Quân Hoa Kỳ thuộc mẫu hạm Ranger ngoài biển Ðông trong một phi vụ “Skyspot” (phi vụ thả bom do những giàn radar dưới đất hướng dẫn, phi công không cần nhìn rõ mục tiêu, thường được xử dụng khi thời tiết xấu) đã thả lầm hai quả bom CBU vào vị trí dừng quân của Lữ Ðoàn 1 Thiết Kỵ. Tổng cộng thiệt hại có 5 quân nhân chết, 51 bị thương và một thiết vận xa bị thiêu hủy. Thiếu tá Ðào Thiện Tuyển (Tiểu Ðoàn Phó Tiểu Ðoàn 8ND) bị thương phải di tản về bệnh viện trước khi đoàn quân nhập trận Hạ Lào.

Theo kế hoạch hành quân, các đơn vị thuộc QLVNCH tham chiến tiến sang Lào bằng ba cánh quân chính:

1. Cánh Quân Xung Kích:

Do Sư Ðoàn Nhảy Dù đảm trách dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Trung tướng Dư Quốc Ðống, Tư Lệnh SÐND. Bộ Chỉ Huy đóng tại Khe Sanh. Cánh quân này gồm:

- Toàn bộ Sư Ðoàn Dù với 3 Lữ Ðoàn 1, 2 và 3

- Các Tiểu Ðoàn 1,2 và 3 Pháo Binh Dù (đại bác 105ly)

- Lực lượng Quân Ðoàn 1 tăng phái cho SÐ Nhảy Dù gồm: Lữ Ðoàn 1 Thiết Kỵ với các Thiết Ðoàn 7, 11 và 17

- Tiểu Ðoàn 44 Pháo Binh (đại bác 155ly) và Tiểu Ðoàn 101 Công Binh Chiến Ðấu. Kế hoạch hành quân của cánh quân này được hoạch định như sau:

 

Phóng đồ hành quân Lam Sơn 719 giai đoạn 2

 

a. Nỗ Lực Chính:

Chiến Ðoàn 1 Ðặc Nhiệm, gồm Lữ Ðoàn 1 Thiết Kỵ và LÐI Dù đảm trách, có nhiệm vụ tiến dọc theo đường số 9 về hướng Tây. Mục tiêu quan trọng là A-Lưới (Bản Ðông). Nơi đây đặt Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn I ND và TĐ9ND. Mục tiêu chính là thị trấn Tchépone cách biên giới Lào-Việt khoảng 42km. (A-Lưới là tên một địa danh thực sự thuộc vùng thung lũng A-Shau trong phần đất VNCH, nhưng được dùng trong lệnh hành quân để đặt tên cho mục tiêu Bản Ðông trên đường số 9, nhằm đánh lạc hướng cộng quân tưởng cuộc hành quân Lam Sơn 719 đánh vào A-Shau. Ðây là một phần của kế hoạch nghi binh). Chiến Ðoàn 1 Ðặc Nhiệm do Ðại tá Nguyễn Trọng Luật, LÐT/LÐ 1 Thiết Kỵ chỉ huy. 12.00 giờ trưa ngày N+2, Chiến đoàn 1 đặc Nhiệm đã đến được mục tiêu sau vài trận chạm địch mạnh và thiết lập căn cứ phòng thủ. Các Tiểu Đoàn 8 & 9ND cũng đến được mục tiêu sau đó.

b. Thành phần án ngữ phía Bắc:

Lữ Ðoàn III Dù trách nhiệm, dưới quyền chỉ huy của Ðại tá Nguyễn Văn Thọ. Cánh quân này có nhiệm vụ thiết lập những Căn Cứ Hỏa Lực như Căn Cứ HL 30 (TĐ2ND cùng 2 Pháo Đội C3 và C44/QĐ1) và Căn Cứ HL 31 (BCH/LĐIIIND, TĐ3ND và Pháo Đội A3) ở mặt Bắc và song song với đường số 9 để bảo vệ cho trục tiến quân chính.

c. Thành Phần Trừ Bị:

Gồm LÐIIND đóng tại căn cứ Tà Bạt (Lao Bảo), do Ðại tá Trần Quốc Lịch chỉ huy với 3 Tiểu Đoàn 5, 6 & 11 Nhảy Dù. Thành phần này dự trù được dành làm lực lượng nhảy trực thăng đánh chiếm Tchépone để nối tiếp với lực lượng Chiến Ðoàn 1 Ðặc Nhiệm tiến trên đường số 9. Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù do Trung tá Nguyễn Chí Hiếu làm TĐT, nhiệm vụ thiết lập căn cứ Alpha, giữ an ninh trục lộ từ Alpha đến Bravo. TĐ11ND do Trung tá Ngô Lê Tỉnh làm TĐT nhiệm vụ thiết lập căn cứ Bravo và an ninh lộ trình từ Bravo tới biên giới Lao Bảo.

Tiểu đoàn 6ND chia thành 2 cánh, Cánh A gồm các Đại Đội 60, 61 và 62 giữ an ninh cho BCH/LĐIIND tại Tà Bạt, Cánh B gồm 2 Đại Đội 63 & 64 do TĐP chỉ huy hoạt động phía Bắc của Alpha và Bravo. TĐ7ND do Thiếu tá Lê Minh Ngọc làm TĐT, Thiếu tá Trần Đăng Khôi TĐP, giai đoạn đầu làm trừ bị cho SĐND, ban ngày hành quân lục soát an ninh quanh khu vực Khe Sanh và thị trấn Hướng Hóa; ban đêm tung các Đại Đội chiếm cứ các cao điểm quanh thung lũng Khe Sanh để an ninh xa cho Bộ Tư Lệnh Hành Quân. Ngoài ra theo kế hoạch hành quân, TĐ7ND dự trù sẽ được trực thăng vận vào giai đoạn cuối đến chiếm giữ ngã ba Tchépone để bắt tay với SĐ1BB và cắm cờ VNCH tại đây.

2. Cánh Quân Án Ngữ Mặt Bắc:

Do Liên Ðoàn 1 BÐQ thuộc Quân Ðoàn 1 và TÐ64PB/QÐ1 đảm trách. Liên Ðoàn 1 BÐQ (tương đương với 1 Lữ Ðoàn) gồm có 3 Tiểu Ðoàn: TÐ21, 37 và 39. Toán quân này có nhiệm vụ thiết lập những vị trí tiền đồn ở vùng cực Bắc của khu vực hành quân để phát hiện và ngăn chận lực lượng tăng viện của cộng quân từ vùng phi quân sự kéo xuống. Bộ Chỉ Huy LÐ1BÐQ và Tiểu Đoàn 37BĐQ đóng tại CCHL Phú Lộc trong phần đất VNCH gần Tà Bạt. Tiểu Đoàn 39BĐQ đóng tại Ranger North và Tiểu Đoàn 21BĐQ trấn đóng tại Ranger South. Hai căn cứ này cách quốc lộ 9 khoảng 15km về phía Bắc. Như vậy theo kế hoạch phối trí lực lượng, tại sườn Bắc đường số 9, có hai lớp “khiên” che chở, bên ngoài là LÐ1BÐQ, bên trong là LÐIII Nhảy Dù. Tuy cùng đảm trách nhiệm vụ bảo vệ sườn Bắc (flanking), nhưng LÐ1BÐQ là một đơn vị hành quân biệt lập có kế hoạch riêng, không thuộc hệ thống chỉ huy của Sư Ðoàn Nhảy Dù.

3. Cánh Quân Án Ngữ mặt Nam:

Tại phía Nam Quốc lộ 9 là vùng trách nhiệm của SĐ1BB. Trong giai đoạn đầu Trung Đoàn 1 và Trung Đoàn 3 đã thiết lập một chuỗi dài căn cứ hỏa lực kéo dài về phía Tây khoảng 20km từ biên giới Lào-Việt nhằm ngăn chận các lực lượng địch từ phía Nam tiến lên. Căn cứ xa quốc lộ 9 nhất khoảng 10km là căn cứ Don. Căn cứ xa biên giới nhất là căn cứ Brown cách căn cứ A-Lưới khoảng 8km về hướng Đông Nam. SÐ1BB dưới quyền chỉ huy của Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Ðại tá Vũ Văn Giai là Tư Lênh Phó. Bộ Chỉ Huy SÐ1BB đóng tại Khe Sanh. Riêng Trung Đoàn 2 làm thành phần trừ bị, tham chiến vào giờ chót nhảy vào Tchépone.

4. Lực lượng trừ bị:

Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến gồm 3 Lữ đoàn, là thành phần trừ bị cho cuộc hành quân, do Tư Lệnh Phó SÐTQLC là Ðại tá Bùi Thế Lân chỉ huy, Bộ chỉ huy đóng tại phía Đông căn cứ Hàm Nghi. Một điểm đặc biệt đáng nói là trong khi Tư Lệnh các sư đoàn tham chiến khác đều có mặt tại vùng hành quân để trực tiếp điều động cánh quân của mình, riêng Trung tướng Lê Nguyên Khang, TL SÐTQLC vẫn ở tại Sài Gòn.

IV. Diễn Tiến:

Ngày 8/2/1971 Sau hiệu lệnh của Tổng thống, hằng trăm khẩu Pháo Binh bắt đầu nhả đạn liên hồi, tiếp theo đó hằng trăm chiến xa đủ loại với lính Nhảy Dù tùng thiết rầm rộ vượt qua biên giới, trên nền trời hằng trăm chiếc trực thăng võ trang cùng oanh tạc cơ phản lực bay theo hộ tống. Tất cả phóng viên báo chí và cố vấn Mỹ đều ở lại bên này biên giới. Càng vào sâu trong phần đất Lào, đường càng xấu do đó cuộc tiến quân có phần chậm chạp vì địa thế núi rừng hiểm trở, lại phải đề phòng địch phục kích. Hơn nữa QL-9 trên 20 năm không xử dụng nên cây rừng mọc khỏa lấp cả mặt đường, Công Binh Nhảy Dù và Tiểu Đoàn 101 Công Binh / Quân Đoàn I phải vất vả dùng xe ủi đất khai quang mở lối cho Thiết Giáp tiến tới. Hai bên vệ đường rừng tre phủ kín tầm nhìn không quá 2m. Tất cả cầu cống đều bị phá hủy, lại thêm những hầm hố kiên cố của cộng quân đào ven vệ đường hay những hố bom B-52 cắt đứt một khoảng đường lớn. Đôi khi gặp những khúc quanh khúc khuỷu, đường dốc đứng chập chùng nếu sơ sẩy là có thể lộn nhào. Với những trở ngại như vậy, ngày đầu tiên đoàn quân chỉ di chuyển được khoảng 3km.

 

Bộ Tư Lệnh Hành Quân tại Khe Sanh

 

Sang ngày thứ hai, chiến Đoàn Đặc Nhiệm vượt biên giới tấn công sang Lào, khi qua khỏi biên giới chừng 3km, lúc 9.20 giờ sáng, cộng quân khai hỏa bằng B-40 tấn công vào chiến xa dẫn đầu của Đại Đội 84/TĐ8ND do Đại úy Vân làm Đại Đội Trưởng, làm cho một số binh sĩ bị thương vong. Lập tức lính Dù dàn đội hình hàng ngang xung phong phản phục kích quyết liệt với hỏa lực hùng hậu, súng phun lửa trên chiến xa khai hỏa thiêu rụi cả một khoảnh rừng. Trên không ba chiếc trực thăng võ trang thay nhau quần thảo tác xạ vào những điểm tình nghi có giặc, nhiều tiếng nổ phụ vang rền. Trước sự phản công mạnh mẽ của quân ta, địch quân phải chém vè bỏ chạy. Nhờ vậy các mục tiêu ấn định được quân ta chiếm lĩnh dễ dàng. Khoảng 7 giờ 20 tối Chiến Đoàn Đặc nhiệm trên đường số 9 đã tiến sâu được chừng 20km trong phần đất Lào bắt tay được với các đơn vị của Tiểu Đoàn 9 Dù được trực thăng vận tới A-Lưới từ trước.

1. Mặt Trận Bắc Ðường Số 9:

Liên Đoàn 1 BĐQ do Đại tá Nguyễn Văn Hiệp chỉ huy, Liên Đoàn Phó là Trung tá Lê Bảo Toàn trách nhiệm án ngữ mặt phía Bắc của trục tiến quân, tức là con đường số 9. Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn cùng Tiểu Đoàn 37BĐQ do Thiếu tá Trần Văn Nghênh chỉ huy với Tiểu Đoàn Phó là Đại úy Lại Thế Thiết và TĐ64 Pháo Binh/QĐ1 đóng tại căn cứ hỏa lực Phú Lộc, bên trong biên giới Lào-Việt để yểm trợ cho các tiểu đoàn cơ hữu hoạt động bên Lào và cũng để bảo vệ mặt Bắc cho căn cứ chính Khe Sanh, nơi đặt Bộ Chỉ Huy Hành Quân Lam Sơn 719. Hai Tiểu Đoàn 21 và 39 được trực thăng vận vượt qua biên giới thiết lập hai căn cứ Ranger North và Ranger South. Hai căn cứ này được thiết lập với mục đích quan sát sự chuyển quân của CS đồng thời làm trì hoãn các cuộc tấn công địch vào trục tiến quân chính.

- Căn Cứ BÐQ Nam: 1.00 giờ chiều ngày 8/2/1971, TĐ21BĐQ do Thiếu tá Nguyễn Hiệp chỉ huy được trực thăng vận tới bãi đáp Ranger South, khoảng 5km Tây Bắc Căn Cứ Hỏa Lực 30. Phòng không 12.7ly của Việt cộng bắn lên dữ dội khiến 11 Biệt Động Quân bị thương. Các trực thăng võ trang Không Kỵ Hoa Kỳ được gọi đến lùng diệt ổ phòng không này để bảo vệ cho trực thăng tiếp tục đổ quân. Các cuộc oanh kích này gây một số tiếng nổ phụ và phá hủy một số công sự của địch. Cuộc đổ quân hoàn tất vào lúc 11 giờ đêm.

 

 

Ngày 9/2/1971 thời tiết xấu khiến việc chuyển quân bằng trực thăng bị đình hoãn 24 giờ. Các đơn vị Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đã sang Lào trong ngày hôm truớc đã lập tức bung ra hoạt động trong vùng trách nhiệm.

Ngày 10/2/1971, lúc 1.00 giờ chiều tại gần Bãi Đáp Ranger South, một toán 4 trực thăng Không Quân Việt Nam (KQVN) chở các Sĩ quan tham mưu Quân Đoàn I bay quanh theo một khúc sông, nhưng thay vì bay bên bờ Nam, lại quẹo ngược sang bờ Bắc nên bị phòng không 37ly của địch bắn. Kết quả 2 trực thăng bị rơi, chiếc trực thăng dẫn đầu (chở các Sĩ quan tham mưu Quân Đoàn 1 gồm Ðại tá Cao Khắc Nhật trưởng phòng 3, Trung tá Phạm Vi, trưởng phòng 4 thuộc Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn 1, và một vị Đại tá Cố Vấn Mỹ; hai phi công là Trung úy Nguyễn Diếu, Trung úy Tạ Hòa và hai nhân viên phi hành đoàn là TS Cơ Khí Nguyễn Hoàng Anh, HS Xạ Thủ Trần Công Vinh thuộc Không Ðoàn 41/Phi Ðoàn 213/Sư Ðoàn 1 Không Quân đóng tại Ðà Nẵng. Trúng đạn nổ tung trên trời, còn chiếc thứ nhì (chở 4 phóng viên ngoại quốc là Larry Burrows của báo Life, Henri Huet của hãng Associated Press, Ken Potter và Keishaburo Shimamoto của tờ Newsweek) bị bắn bay mất một cánh quạt. Tất cả mọi người trên 2 trực thăng này đều bị tử trận.

Tin cho biết vị Trưởng Phòng 3 Quân Đoàn I có mang theo bản đồ hành quân và đặc lệnh truyền tin. Tuy quân ta có lục soát nhưng không tìm ra chỗ trực thăng bị rơi. Do đó địch có thể đã bắt được các tài liệu quan trọng ngay từ khi cuộc hành quân khởi đầu.

- Căn Cứ BÐQ Bắc: ngày 11/2/1971 để yểm trợ cho nỗ lực chính trên đường số 9 tiến xa hơn về hướng Tây nhắm vào mục tiêu Tchépone, Bộ Tư Lệnh Hành Quân quyết định tung thêm các đơn vị bảo vệ sườn Bắc và Nam vào trận địa. Khoảng 14.30 giờ, Tiểu Đoàn 39 Biệt Động Quân được trực thăng vận tới Bãi Đáp Ranger North, khoảng 2km tây Ban Na để tăng cường cho Tiểu Đoàn 21 Biệt Động Quân đã trấn đóng tại Ranger South từ ngày 8 tháng 2, án ngữ mặt cực Bắc của vùng hành quân. Ngay khi vừa nhảy xuống đơn vị này đã giao tranh và hạ tại chỗ 42 VC.

Sau khi chọn vị trí đóng quân, hai Tiểu Đoàn BĐQ củng cố lại vị trí chiến đấu và tung các đại đội ra lục soát trong vùng trách nhiệm, tìm kiếm dấu vết của các đơn vị CSBV. Sáng ngày 14/2/1971, các Trung Đội tiền phương của Tiểu Đoàn 39BĐQ bắt đầu chạm địch, Sĩ quan tiền sát gọi pháo binh tác xạ yểm trợ. Đến khoảng 3 giờ chiều, tất cả các đại đội BĐQ đều chạm địch, Tiểu Đoàn 64PB bắn yểm trợ không kịp, Sĩ quan tiền sát phải vào tần số của pháo đội C/44 đóng trên căn cứ hỏa lực 30 xin yểm trợ. Do sự yểm trợ hữu hiệu của pháo binh, quân CSBV phải rút lui, lúc đó trời sắp tối, các đơn vị BĐQ cũng gấp rút tu bổ lại các công sự phòng thủ.

Kể từ ngày này, tại vùng trách nhiệm của Liên Đoàn 1 Biệt Động Quân, lực lượng cộng quân thuộc Trung Đoàn 88, Sư Đoàn 308 VC địch gia tăng áp lực rất nặng. Quanh vùng Phú Lộc, Tiểu Đoàn 37 luôn luôn chạm những toán tiền phong địch, ngoài ra, cũng bị pháo dập liên miên. Trên phần đất Lào, các Tiểu Đoàn 39 và 21 Biệt Động Quân cũng là các đơn vị liên tiếp chạm địch vì các cuộc tấn công thăm dò của địch.

- BCH/LĐIIIND do Đại tá Nguyễn Văn Thọ, LĐT và Trung tá Phạm Hi Mai làm LĐP, được trực thăng vận vào vùng phía Bắc LĐIND để thiết lập các căn cứ hỏa lực để yểm trợ cho các đơn vị trong vùng. TÐ2ND đi đầu tiến chiếm 1 điểm cao 500m nằm cách quốc lộ 9 và biên giới Việt-Lào hơn 8Km để thiết lập CCHL 30 từ ngày 8 tháng 2 cùng với Pháo Ðội C/44 (155ly) và Pháo Ðội C3 Dù (105ly) sau đó chĩa mũi pháo yểm trợ cho LĐIIIND và TĐ3ND lập CCHL 31.

- Sau đó TÐ3ND do Trung tá Lê Văn Phát làm TĐT, Thiếu tá Trần Văn Sơn TĐP, Đại úy Lê Hồng làm Trưởng Ban 3 được trực thăng vận vào cao điểm 456m thiết lập căn cứ hỏa lực 31 và cũng là nơi đặt BCH LĐIIIND từ ngày 8 tháng 2. BCH/TĐ3ND, ĐĐ30 của Đại úy Toán & ĐĐ32 của Đại úy Thiếp và Pháo Ðội A3 Nhảy Dù (105ly) Pháo Đội Trưởng là Đại úy Nguyễn Văn Đương trấn ngự bên trong căn cứ hỏa lực. Phía vòng ngoài khoảng 1 đến 3km quanh CCHL 31 về hướng Tây được bảo vệ bởi Đại Đội Trinh Sát 3 của Đại úy Thanh, về hướng Bắc được bảo vệ bởi Đại Đội 33 của Đại úy Lê Thành Bôn (Paul), về hướng Đông và Nam được bảo vệ bởi hai Đại Đội 31 của Đại úy Ngô Tùng Châu và Đại Đội 34 của Đại úy Trương Văn Vân.

2. Mặt Trận Ðường Số 9

- Căn Cứ Bravo sau 12 giờ trưa ngày N (8/2/1971), SÐND cũng đã thả TÐ11ND xuống tại một địa điểm được chỉ định và thiết lập căn cứ hỏa lực Bravo nằm cạnh QL-9 và cách biên giới khoảng 5km để yểm trợ cho cuộc tiến quân.

- Tiểu Đoàn 5ND đến thiết lập CCHL Alpha cách biên giới 10km. Nhiệm vụ hai đơn vị này giữ an ninh lộ trình chuyển vận và tiếp tế cho các đơn vị hành quân.

- CCHL A-Lưới (Bản Ðông): 12.00 giờ trưa ngày 9/2, 40 chiếc trực thăng chuyển quân của SĐ101 Không Kỵ ào ạt đổ TĐ9ND xuống 3 vị trí quanh Bản Đông để thiết lập CCHL A-Lưới, một căn cứ lớn nhất trong vùng hành quân. Một Ðại Ðội của TÐ9ND đã giao tranh dữ dội với một đơn vị CSBV khi vừa đáp xuống mục tiêu. Sau nửa giờ giao chiến, đơn vị canh phòng của CSBV bị tiêu diệt. Lực lượng TĐ9ND làm chủ chiến trường. Sau đó những chiếc “Sky Crane” và Chinook bắt đầu thả những súng đại bác 105ly và 155ly của các Pháo Ðội B/44 (155ly), Pháo Ðội A1 Dù và thành phần của TÐ101 Công Binh Chiến Ðấu. Trong khi các TĐ1ND & TĐ8ND vẫn tiếp tục tiến về hướng Tây mở đường để cho Bộ chỉ huy LÐ1TK, LÐI Dù bắt tay được với TĐ9ND vào khoảng 8.00 giờ tối.

Tiểu Đoàn 1ND tiến quân chia thành hai cánh: Cánh thứ nhất gồm BCH Tiểu Đoàn cùng ba Đại Đội 10, 11 & 12 tùng thiết M-113 bảo vệ BCH/LĐIND đến căn cứ A-Lưới vào tối ngày 9/2. Trong khi cánh thứ hai do Thiếu tá Nguyễn Quang Sáng, Tiểu Đoàn Phó chỉ huy cùng với 2 Đ14 & 15 hành quân truy kích lục soát và hủy diệt các kho lương thực, vũ khí, thuốc men và các hầm bí mật của cộng quân dọc theo mạn Bắc QL-9 từ biên giới đến A-Lưới khoảng 20km. Đêm 10/2/71 khi tiến sâu vào nội địa Lào khoảng 7km. Thiếu tá Sáng ra lệnh cho đoàn quân dừng chân và bố trí tại địa điểm có đường thông thủy cách Bravo của TĐ11ND khoảng 2km về hướng Tây Bắc.

 

Các cấp chỉ huy Thiết Giáp và Dù tại Hạ Lào.
Người đi đầu đội nón sắt, tay cầm bản đồ là Đại tá Nguyễn Trọng Luật.
Người đi sau đội nón vải là Đại tá Lê Quang Lưỡng

 

Để bảo vệ an ninh, Thiếu tá Sáng đã gọi Pháo Binh tác xạ cận phòng vào các vị trí tình nghi có cộng quân ẩn núp. Vì những mục tiêu xin tác xạ ngoài tầm của Pháo Binh Nhảy Dù nên SQ liên lạc Pháo Binh SĐND, đã yêu cầu Pháo Binh 175ly của Mỹ và Quân Đoàn 1 yểm trợ. Cuộc pháo tập này đánh trúng vào vị trí đóng quân của BCH/SĐ304 của CSBV. Một toán quân gồm cả Bộ tham mưu của SĐ304 CSBV đã chạy dạt đúng vào ổ phục kích của hai Đại Đội 14 và 15ND. Khi những trái mìn claymore trong hệ thống ‘phục kích tự động’ bật sáng, các chiến sĩ Dù lập tức khai hỏa và xung phong. Toán quân CS hoảng hốt tẩu thoát và bỏ lại 26 xác tại chỗ trong đó có tên Thượng tá Nguyễn Xuân Rục, Sư Đoàn trưởng 304 CSBV với đầy đủ gậy chỉ huy và bản đồ cùng nhiều tài liệu quan trọng.

Căn cứ A-Lưới tọa lạc ngay trên đường số 9 cách biên giới khoảng 20km, rộng khoảng 1km², BCH/LÐIND, TÐ9ND và Pháo Ðội A1/105ly Nhảy Dù đóng trên một ngọn đồi phía Bắc QL-9 khoảng 500m. LÐ1TK và Pháo Ðội B44/155ly của QÐI đóng ở phía Nam QL-9.

Trong hai ngày đầu của cuộc tiến quân, các đơn vị Nhảy Dù báo cáo đã hạ trên 200 cộng quân và phá hủy nhiều cơ sở hậu cần của địch: TĐ1ND khám phá một kho quân trang quân dụng, nhiên liệu và xác nhận đụng độ với BCH/Sư Đoàn 304 CSBV, giết chết viên Sư Đoàn Trưởng cùng ban tham mưu, sau khi đã khai thác các tử thi và tù binh. TĐ8ND đã khám phá một kho chứa chừng 2,000 xe đạp mới tinh, một cơ xưởng sửa chữa xe đạp và vào khoảng 1,000 xe đạp cũ còn xử dụng được, một kho nhiên liệu khoảng 50 thùng phuy nhớt và 100 thùng phuy dầu cặn và đã đụng độ với một trung đoàn thuộc Sư Đoàn 320 CSBV. TĐ9ND tìm thấy một kho nhiên liệu, một kho thực phẩm với các đồ hộp mang nhãn hiệu của Nga và Trung Cộng và nhiều hầm chôn dấu vũ khí sau khi đụng độ với các SĐ320, 308 CSBV tại một trung tâm huấn luyện rất quy mô trong khu rừng già gần Bản Đông.

Trong khi đó TĐ3ND tung các Đại Đội 31 của Đại úy Châu và Đại Đội 34 của Đại úy Vân hoạt động lục soát quanh CCHL 31 dọc theo các đường thông thủy về hướng Đông Nam đã tìm thấy một kho nhiên liệu và một kho súng cối 12 khẩu 82ly và đạn dược còn mới nguyên.

- BTL/SĐND đóng tại Khe Sanh, các đơn vị tiếp vận Nhảy Dù đóng dọc theo QL-9 từ Lao Bảo tới Khe Sanh.

 

Phóng đồ hành quân Lam Sơn 719

 

1. Mặt Trận Nam Ðường Số 9:

Trưa ngày 8/2 hằng trăm chiếc trực thăng của SĐ101 Không Kỵ đã không vận toàn bộ Trung Đoàn 3 và Trung Đoàn 1/SĐ1BB xuất trận đến trong vùng núi Cô Rốc phía Nam sông Xépone và QL-9, trong khi trực thăng chuyển vận các đơn vị bộ binh thì các Chinook khổng lồ của Mỹ cũng chuyển vận các khẩu pháo 105ly và 155ly đến các CCHL. Vì phương tiện không vận trong cuộc hành quân Lam Sơn 719 phần lớn đều do các Phi Công Hoa Kỳ thực hiện, nên các căn cứ thường dùng bằng số (30, 31...) hay mẫu tự (Alpha, Hotel...) để cho các phi công Mỹ họ dễ nhận biết.

- CCHL Hotel: Căn Cứ Hỏa Lực này được chiếm giữ và phòng thủ bởi Trung Đoàn 3/SĐ1BB gồm TÐ4/3BB cùng với BCH/Trung đoàn 3 và Pháo Binh được trực thăng vận đến từ ngày 8/2/71. Đó chỉ là một ngọn núi nhỏ vô danh với cao độ dưới 2,000 bộ nằm bên đất Lào, về phía Nam của Lao Bảo và QL-9. Mặc dù không tên tuổi trên bản đồ nhưng nó đã trở thành một căn cứ chiến lược trong cuộc hành quân Lam Sơn 719, bởi vì nằm chặn ngay yết hầu của đường mòn HCM, quân CSBV dù bất cứ giá nào cũng phải “Bứt gọn, diệt gọn”

- Căn Cứ Blue: nằm trong dãy núi Cô Rốc, do các TÐ1/3 và 2/3/SĐ1BB trấn đóng từ ngày 8 tháng 2

- CCHL Delta: do TÐ4 Trung Đoàn 1/SĐ1BB cùng BCH/Trung đoàn 1BB do Ðại tá Nguyễn Văn Ðiềm chỉ huy và các đơn vị Pháo Binh được trực thăng vận đến trấn đóng vào ngày 10/2/1971...

- Căn Cứ Don: do các TÐ1 và 3 của Trung Đoàn 1/SĐ1BB được trưc thăng vận đến trấn đóng từ ngày 11 tháng 2

- Ngày 12/2/1971 Tiểu Đoàn 2/1 Bộ Binh đã tới chiếm đóng và thiết lập Căn Cứ Hỏa Lực Delta I thuộc vùng Nam đường số 9

- Căn Cứ Green: do TÐ 2/3BB trấn đóng từ ngày 16 tháng 2 sau khi di chuyển từ Căn Cứ Blue.

Riêng Đại Đội Hắc Báo, đơn vị Trinh Sát Cảm Tử của SĐ1BB được túc trực tại làng Vei trong căn cứ Lực Lượng Đặc Biệt cũ để sẵn sàng tiếp cứu các phi hành đoàn bị bắn rơi.

Như vậy, sau hơn một tuần lễ tiến quân, các đơn vị QLVNCH đã đánh sâu vào đất Lào hơn 20km, khoảng nửa đường tới mục tiêu chính Tchépone. Song song với đường số 9, một hệ thống CCHL và Tiền Ðồn cũng đã được thiết lập tại mặt Bắc và Nam để bảo vệ và yểm trợ cho nỗ lực chính tiến sâu về hướng Tây. Mặt Bắc do LÐ1BÐQ và LÐIII Dù đảm trách. Mặt Nam do SÐ1BB với hai Trung Ðoàn 1 và 3 chịu trách nhiệm. Tuy chiếm được lợi thế lúc ban đầu vì hỏa lực mạnh và di động tính (mobility) của chiến thuật trực thăng vận nhưng sau hơn một tuần lễ hành quân, đà tiến quân của QLVNCH bỗng nhiên chậm hẳn lại. Sau khi đánh chiếm mục tiêu A-Lưới dễ dàng chỉ sau hai ngày hành quân, nỗ Lực Chính là Chiến Ðoàn 1 Ðặc Nhiệm vẫn không tiến sâu hơn quá 2km về hướng Tây. Tình trạng này kéo dài cho đến ngày 16 tháng 2, tức là lực lượng xung kích chính gồm có Thiết Giáp với sở trường “đánh mạnh đánh mau” đã dừng lại tại A-Lưới khoảng 1 tuần lễ mà không tiến xa hơn. Cho tới bây giờ người ta cũng vẫn chưa rõ nguyên nhân.

 

Phóng đồ hành quân LS719 do Trần Đỗ Cẩm vẽ

 

Nhìn chung, cuộc tiến quân của CÐI/ÐN coi như bị chận đứng tại A-Lưới. Nỗ lực chính, một mũi tấn công quan trọng để đánh chiếm mục tiêu tối hậu Tchépone đột nhiên trở thành những ụ cát phòng thủ dưới áp lực mỗi ngày một gia tăng của địch quân mỗi ngày được tăng viện mạnh hơn. Ngoài ra, cường độ pháo kích vào mục tiêu cố định A-Lưới càng về sau càng dữ dội. Pháo binh địch với các loại trọng pháo 130ly và 122ly rõ ràng chiếm lợi thế vì có tầm bắn xa hơn những đại bác 105ly và ngay cả 155ly của QLVNCH, lại được chôn dấu kỹ càng khó phát hiện và đạn dược được tiếp tế dư thừa. Trong khi đó tại Sài Gòn, Tướng Abrams đã gặp tướng Viên để hối thúc và thảo luận về việc tiến quân chậm trễ có hậu quả không hay này. Trong công điện thượng khẩn số 00843 đề ngày 14 tháng 2 hồi 14:35 giờ của BTL Quân Sự Hoa Kỳ gửi Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH, tướng Abrams thúc giục tướng Viên hãy ra lệnh tiến quân nhanh hơn và chiếm mục tiêu Tchépone càng chóng càng tốt, trước khi cộng quân kịp tăng viện và phản ứng, trong khi QLVNCH đã xử dụng tới lực lượng Tổng Trừ Bị sau cùng.

Liền sau đó, vào chiều ngày 16 tháng 2, hai tướng Viên và Abrams đã bay ra Ðông Hà để họp khẩn với tướng Lãm và tướng Sutherland, Tư Lệnh Quân Ðoàn XXIV của Hoa Kỳ (đóng tại Vùng I) trong hai tiếng rưỡi đồng hồ. Tại phiên họp quan trọng này, các tướng lãnh Việt-Mỹ quyết định đẩy mạnh cuộc tấn công vào Tchépone bằng cách trực thăng vận cánh quân Bộ Binh tại mặt Nam đường số 9 chiếm giữ những vị trí chiến lược quan trọng mới nằm sâu hơn trong lãnh thổ Lào để yểm trợ cho Chiến Ðoàn 1 Ðặc Nhiệm tiến xa hơn về hướng Tây. Kế hoạch chuyển quân mới này được dự trù sẽ hoàn tất trong vòng 5 ngày.

 

Mặt trận phía Bắc đường số 9 (From Time-Life's The Vietnam Experience)

 

Tuy nhiên những đột biến quan trọng tại chiến trường đã đảo lộn kế hoạch dự trù. Sau thời gian đầu chống trả yếu ớt như để dọ dẫm mà nhiều người cho rằng cộng quân cố tình dụ QLVNCH vào sâu trong đất Lào (thật ra, chúng chưa dủ sức đánh trả), phản ứng của cộng quân mỗi ngày một mạnh. Những trận đụng độ quanh các vị trí của QLVNCH ngày càng gia tăng về số lượng cũng như cường độ. Ðiều này chứng tỏ cộng quân đã hoàn tất giai đoạn củng cố lực luợng và bắt đầu chuyển sang giai đoạn bao vây, chia cắt, tấn công từng vị trí QLVNCH nằm rải rác trong phần đất Lào. Ngày 15/2/1971, bắt đầu buổi chiều ngày này cộng quân đồng loạt pháo kích vào tất cả các căn cứ của lực lượng hành quân trên đầt Lào bằng đủ loại đại pháo 130 đến súng cối 82ly. Và liên tục cho đến hết cuộc hành quân nhất là hỏa lực phòng không của địch dầy đặC như đám rừng gây trở ngại rất nhiều cho việc tiếp tế và tản thương. Ước lượng tại mặt trận Hạ Lào, cộng quân có khoảng 200 ổ phòng không đủ loại 12.7ly, 37ly và 57ly.

Ranger North thất thủ:

Ngày 16/2/1971, sau khi một chiếc xe ủi đất bị trúng mìn của VC tại một địa điểm gần căn cứ A-Lưới, và sự khám phá xác một chiếc xe T54 của CSBV đã bị phi cơ bắn cháy trước đó, hoạt động của LĐ1 Thiết Kỵ đã không ra ngoài khỏi căn cứ quá 1km.

Chiến dịch tổng phản công của địch được mở màn ngày 18/2 khi tăng cường áp lực bao vây và tấn công căn cứ Ranger North, Tin tình báo do cung từ của tù binh xác nhận Sư Đoàn 308 cộng quân với ba Trung Đoàn 64, 88 và 102d đã tham chiến và hiện tập trung quân tại vùng trách nhiệm của Biệt Động Quân. Trung đoàn 102 đã áp đảo căn cứ này. Thời tiết xấu và cường độ phòng không quá mạnh của CS khiến không quân không thể can thiệp hữu hiệu và cũng khiến cho quân trú phòng cạn kiệt, không còn hỏa lực để chiến đấu.

Lúc 4.00 giờ sáng, cộng quân pháo như mưa vào toàn khu vực căn cứ. Sau đó là những đợt tấn công biển người tự sát của địch. Nhưng với sự phản công mạnh mẽ và quyết liệt kéo dài suốt 4 giờ liền của những người lính BÐQ, địch không làm gì được trong đợt tấn công đầu. Trời sáng, phi pháo vào Pháo binh yểm trợ hỏa lực hùng hậu, địch rút lui và bỏ lại trận địa trên 200 xác và hằng trăm vũ khí.

Ngày 19/2/1971 nửa đêm về sáng, VC mở trận tấn công biển người lần thứ hai vào căn cứ, sau khi pháo liên tục cả ngày vào căn cứ. TĐ39BĐQ với sự trợ lực liên lạc không yểm của một trợ tá phi cơ Mỹ, Fujii bị kẹt lại sau khi Trực thăng tản thuơng bị bắn rơi ngày hôm trước, đã đẩy lui và tiêu diệt khoảng 1 Tiểu Đoàn VC, tịch thu trên 500 súng đủ loại. Ðến chiều tối 19/2 căn cứ Ranger North bị tràn ngập, vị Tiểu Đoàn Trưởng Thiếu tá Vũ Đình Khang TĐ39BĐQ đã bị bắt sống, bộ phận còn lại do Tiểu Đoàn Phó là Đại úy Đỗ Đức Chiến chỉ huy di tản về Ranger South. Căn cứ Ranger North thất thủ.

Ngày 20/2/1971 quân số Tiểu Đoàn 39BĐQ còn 199/430 binh sĩ sống sót di tản về Ranger South. Qua không ảnh khoảng trên 600 VC bỏ xác quanh căn cứ. Fujii cũng được một trực thăng cảm tử bốc về đến căn cứ Ranger South an toàn.

Việc căn cứ Biệt Động Quân Bắc bị thất thủ được coi như một bước lùi quan trọng trong kế hoạch tấn công của cuộc hành quân Lam Sơn 719. Chẳng những Tiểu Đoàn 39 Biệt Động Quân đã không còn khả năng tác chiến, mà màng lưới phòng thủ mặt Bắc của Quân Lực VNCH cũng đã bị thủng một lỗ lớn khiến cộng quân dễ dàng theo đó tràn sâu xuống vùng hành quân Nam gần đường số 9.

Ranger South thất thủ:

Sau khi triệt hạ Ranger North, CSBV tập trung quân tấn công Căn cứ hỏa lực Ranger South. Trong suốt ngày 21 tháng 2, địch pháo kích không ngừng, kể cả đạn đại bác hạng nặng 130ly và hỏa tiễn 122ly. Cộng quân vừa pháo kích, vừa tung ra những cuộc tấn công biển người vào các vị trí phòng thủ của Tiểu Đoàn 21 Biệt Động Quân. Nhưng dù trong hoàn cảnh hoàn toàn bất lợi và bị cô lập, các chiến sĩ Biệt Động Quân vẫn can đảm chiến đấu khiến cộng quân không sao xâm nhập được vị trí. Sang ngày 22 tháng 2, dưới màng lưới phòng không dầy đặc, 13 chiếc trực thăng tải thương đã liều lĩnh đáp xuống căn cứ Biệt Động Quân Nam, di tản được 122 chiến sĩ Biệt Động Quân bị thương cùng với anh y tá Fujii và một phi công trực thăng Hoa Kỳ bị kẹt lại từ ngày hôm trước. Lúc này, căn cứ Biệt Động Quân Nam còn lại chừng 400 binh sĩ, kể cả khoảng 100 người thuộc Tiểu Đoàn 39 Biệt Động Quân vừa di tản tới. Mặc dù có nhiều phi vụ oanh tạc dữ dội, kể cả pháo đài bay B-52 trải thảm bom, cộng quân vẫn bám sát trận địa liên tục pháo kích và tung ra nhiều đợt tấn công biển người nhằm tràn ngập lực lượng trú phòng, nhưng các chiến sĩ Mũ Nâu gan dạ của Tiểu Đoàn 21 Biệt Động Quân do Thiếu tá Hiệp, Tiểu Đoàn Trưởng chỉ huy vẫn bình tĩnh chiến đấu và đẩy lui hết đợt tấn công này đến đợt tấn công khác trong nhiều ngày liên tiếp.

Sang ngày 24 tháng 2, Bộ Tư Lệnh Hành Quân tại Khe Sanh lượng định lại tình hình và nhận thấy rằng nỗ lực bảo vệ căn cứ Biệt Động Quân Nam trở nên quá nặng, đòi hỏi hầu hết các phương tiện yểm trợ phi pháo của toàn chiến trường khiến các mặt trận quan trọng khác không được yểm trợ đầy đủ như ý muốn. Do đó, Bộ Tư Lệnh Hành Quân quyết định di tản Tiểu Đoàn 21 Biệt Động Quân bằng trực thăng về Căn Cứ Hỏa Lực 30 với sự thiệt hại thật nghiêm trọng và sau đó hầu hết các chiến sĩ Biệt Động Quân được trực thăng bốc về Phú Lộc nội trong ngày, chỉ còn một số nhỏ còn kẹt lại tại Căn Cứ Hỏa Lực 30. (Người chiến sĩ BÐQ chiến đấu thật kiên cường, sau nhiều ngày đêm tử thủ dưới hỏa lực khủng khiếp của địch đông hơn gấp 5, 6 lần lại không được tiếp tế, đói khát, không còn đạn dược, không còn gì để mà đánh giặc, họ phải lật xác địch lấy súng đạn của địch để chiến đấu sống còn, khi di tản họ phải đánh xuyên ngang vòng vây của địch để thoát thân.)

Căn Cứ Hỏa Lực 31 thất thủ:

Nhận thấy áp lực địch quân bao quanh CCHL 31 ngày càng gia tăng, BTL/SĐND tại Khe Sanh đã thay đổi kế hoạch hành quân dự trù cho TĐ7ND. Ngày 20/2/1971, TĐ7ND được lệnh rời khu vực Hướng Hóa (Khe Sanh), di chuyển bằng đường xe vượt qua làng Vei đến Lao Bảo nhắm hướng đồi A-Lưới tiến quân, buổi chiều Tiểu đoàn xuống xe lội bộ chia làm hai cánh đi dọc hai bên trái phải con đường số 9. Cánh bên trái gồm 3 đại đội do Thiếu tá Lê Minh Ngọc Tiểu Đoàn Trưởng chỉ huy: ĐĐ71 do Đại úy Nguyễn Văn Quý làm Đại Đội Trưởng, ĐĐ73 do Đại úy Nhất làm ĐĐT và ĐĐ70 do Đại úy Lê Quý Kính chỉ huy. Cánh phải gồm hai đại đội do Thiếu tá Trần Đăng Khôi, Tiểu Đoàn Phó Chỉ huy: ĐĐ72 do Đại úy Đào Đức Bảo chỉ huy và ĐĐ74 do Đại úy Võ Trọng Em làm ĐĐT. Và sang ngày 21/2 Tiểu Đoàn 7ND vừa di chuyển vừa nhổ chốt địch, vừa hứng những trận pháo dập nhưng hai cánh quân vẫn lầm lũi tiến về hướng Tây, vượt qua các “Đồi Ma”, “Suối Máu” giữa các Căn Cứ Hỏa lực Alpha và Bravo để vào tiếp xúc với CCHL A-Lưới. Ngày 23/2 Thiếu tá Lê Minh Ngọc đã bắt tay đươc với BCH/LĐIND. Đại tá Lê Quang Lưỡng đã cho lệnh TĐ7ND hành quân lưu động trong khu vực tứ giác giữa CCHL 31 về hướng Bắc và CCHL A-Lưới về huớng Nam để chống đỡ áp lực địch xuống Căn cứ A-Lưới và hướng dẫn TĐ2ND rút ra khi cần.

 

 

Thừa thắng xông lên, vào ngày 23/2 địch quân bắt đầu tấn công thăm dò căn cứ 31, Suốt đêm VC pháo liên tục vào căn cứ bằng đủ loại đạn đại bác 122ly, 105ly, 130ly và cả súng cối 82ly. Quân CSBV tăng cường quanh ngọn đồi 31 lên đến trên 2,000 người, với chiến xa và pháo binh gồm các đơn vị thuộc Trung Đoàn 102/308, Trung Đoàn 57/304, Trung Đoàn 64/320 và Trung Đoàn 202 chiến xa. Trong khi lực lượng trú phòng gồm BCH/LĐIIIND do Đại tá Thọ làm LĐT, Trung tá Phạm Hi Mai LĐP, TĐ3ND Trung tá Lê Văn Phát làm TĐT, Pháo Đội A3 Nhảy Dù 105ly cùng các đơn vị Công Binh, Truyền Tin và ĐĐ3TS tổng cộng quân số chưa tới 600 người. Các đơn vị tiền đồn của TĐ3ND bên ngoài căn cứ đều bắt đầu chạm địch. Nhưng cộng quân chưa thể tiến sát vị trí phòng thủ được vì nhờ pháo binh yểm trợ hữu hiệu trên 1000 quả đạn 105ly, 155ly từ các CCHL 30 và A-Lưới và các phi pháo của Việt-Mỹ. Nhằm tiêu diệt các khẩu pháo địch, BTL/SĐND cũng đã điều động TĐ6ND trực thăng vận vào phía Tây Bắc căn cứ 31 để tiếp viện nhưng trước áp lực trận địa pháo kinh hồn của địch và sự tấn công biển người quyết liệt của Trung đoàn 9/SĐ308 CSBV làm cho khoảng 26 BS bị tử thương, 49 bị thương và 23 mất tích vì chưa kịp thiết lập công sự phòng thủ trong vòng nửa giờ đầu tiên, TĐ6ND phải rút lui để tránh thiệt hại. Trong khi đó một chiếc trực thăng võ trang của Phi Đoàn 213 yểm trợ cũng bị phòng không của địch bắn trúng làm cho Trung úy Châu, phi công bị trọng thương phải bay ra khỏi vùng hành quân.

Lúc 11.00 sáng, một phái đoàn BTL/SĐND do Đại tá Hồ Trung Hậu TLP, hướng dẫn và các Sĩ quan tham mưu gồm Trung tá Nguyễn Thu Lương Trưởng Phòng 3, Trung tá Nguyễn Văn Be Trưởng Phòng 2, Đại úy Bùi Đức Lạc SQ Pháo Binh, Trung úy Võ Trung Tín SQTT đã đáp xuống căn cứ 31 nhằm nghiên cứu tình hình tại chỗ và duyệt xét nhu cầu yểm trợ cần thiết. Nhưng chiếc trực thăng chở phái đoàn đã bị bắn đứt đuôi và rớt ngay bãi đáp. Trong lúc đó lực lương chiến xa T-54 và PT-76 yểm trợ cho bộ binh địch thì chàng ràng bọc hai bên sườn đồi, đang nằm im lìm núp phục kích trên đường 92, vây bọc hai bên vệ đường nơi khúc cong trong những bụi Tre che khuất.

BCH/LĐIIND báo cáo tình hình về BTL/SĐND tại Khe Sanh, sau đó khoảng 3 giờ chiều, 42 khẩu đại pháo của Mỹ từ bên này biên giới đã bắn yểm trợ, từng tràng các đám khói dựng đứng lên như nấm rơm đang trở nụ. Tiếp theo, Pháo đài bay B-52 đã trải thảm chính xác hai bên sườn núi, cách quân bạn quanh căn cứ 31 vào khoảng 300 thước để tiêu diệt 2 trung đoàn BV đang toan tấn công. Các phi cơ quan sát báo cáo xác cộng quân chết lềnh khênh chụm lại từng đống tóp người, thân thể bầm nát, nhờ vậy 4 chiếc trực thăng đã đáp được vào căn cứ tiếp tế một số đạn dược và bốc đi một số thương tử binh cùng phái đoàn BTL/SĐND. Sau đó 2 chiếc H-34 đang uốn mình sà xuống như con Đại bàng đớp mồi: Chiếc đầu tiên của Trung úy Giang bị trúng mảnh đạn pháo gãy đuôi và phát hỏa nơi phần xăng ít ỏi còn lại của 2 bình xăng giữa và sau, chiếc thứ hai của Trung úy Chung Tử Bửu xuất hiện bất thần, sau khi rà sát rạt trên các ngọn cây giữa trận địa pháo của BV đã bị các mảnh đạn chạm nổ xoáy rải vào làm tê liệt bộ phận điều khiển của cánh quạt đuôi, buộc rơi xuống tại chỗ và sau đó không một chiếc trực thăng nào khác đáp xuống được nữa mặc dù Trung úy Phạm Vương Thục, một lead gunship gan dạ của Biệt đội Gunship PÐ-213, đang ôm sát trên đám rừng già chờ đợi yểm trợ bảo vệ cho Trung úy Bửu bay vào cấp cứu phi hành đoàn lâm nạn.

Đêm 23/2/1971, để thăm dò vị trí phòng thủ của quân trú phòng, đặc Công CSBV đã đột nhập vào phòng tuyến phía Tây của đồi 31. Các đơn vị của TĐ3ND đã tiêu diệt toán đặc công này ngay vòng rào bên ngoài, 15 tên đặc công đã bỏ xác tại trận.

Ngày 24/2/1971 Quân CSBV lại tăng cường tấn công Căn Cứ 31 với 20 chiến xa PT-76 yểm trợ nhưng vẫn bị đẩy lui. Trung đoàn 24B là đơn vị trách nhiệm giữ an ninh hậu cần cho Ðoàn 559 tại khu vực này đã làm thổ địa tai mắt dẫn đường cho các sư đoàn 304, 308, và 320 cùng Trung đoàn chiến xa 202 chiếm lĩnh các cao điểm để khống chế siết chặt vòng vây quanh Ðồi 31.

Quân Dù không hề nao núng, Đại tá Thọ LĐT cùng Ban Tham Mưu của ông: Trung tá Châu TĐT TĐ3PBND, Thiếu tá Hiền, các Đại úy Lê Châu, Trụ... ngày đêm liên tục đốc thúc binh sĩ trú phòng chiến đấu chống trả.

Ngày 25/2/1971 lúc 10.30 sáng, tình hình tại Căn Cứ Hỏa Lực 31 nơi đặt Bộ Chỉ Huy LÐIII Nhảy Dù của Ðại tá Nguyễn Văn Thọ và Tiểu Ðoàn 3 Nhảy Dù trấn đóng trở nên nguy kịch vì bị cộng quân có chiến xa tăng cường bao vây và tấn công dữ dội. Trung tướng Dư Quốc Ðống ra lệnh cho một phân đoàn Thiết Giáp và quân Dù lúc đó đang hoạt động tại vùng Bắc A-Lưới phải lập tức kéo tới tăng viện Căn Cứ Hỏa Lực 31. Lực lượng tiếp cứu này gồm hai chi đoàn thuộc các Thiết Ðoàn 11 và 17 cùng với hai đại đội thuộc Tiểu Ðoàn 8 Nhảy Dù do Thiếu tá Phú (Tiểu Đoàn Phó) chỉ huy.

Khoảng 11.00 giờ trưa, giờ phút nguy biến đã điểm, sau trận địa pháo kinh hồn bằng đủ loại 152ly xuyên phá hầm, 130ly tàn phá diện địa, súng cối 120ly khống chế trực thăng, và các loại hỏa tiễn 122ly, 107ly đồng loạt khai hỏa. Tiếp theo đó, đúng 13 giờ, Trung đoàn 57/SÐ304, Trung đoàn 102/SÐ308 CSBV cùng Trung đoàn 202 chiến xa bắt đầu tấn công dữ dội vào căn cứ 31. Quân Nhảy Dù báo cáo từng đoàn chiến xa PT-76 và T54 xuất hiện đang gầm thét trên đường 92 bôn tập về hướng đồi 31. Chiếc đi đầu đã bị một gunship của Phi Đoàn 213 bắn đứt dây xích, nhưng đoàn chiến xa vẫn cứ tiến. Trên bầu trời hướng Bắc đồi 31 chiếc OV10 xuất hiện hướng dẫn cho 4 chiếc Phantom F4 thả những quả bom Napalm yểm trợ quân bạn.

Ðợt xung phong đầu tiên của CSBV dẫn đầu bằng 2 PT-76 tùng thiết với vô số bộ đội chính quy ở phía sau. Các khẩu pháo Binh trên đồi bắt đầu quay súng trực xạ thổi bay hai chiếc PT-76 và một số lớn tùng thiết. Các dãy mìn claymore phòng thủ liên tiếp nổ tung. Hai chiếc phi cơ Skyhawk, 3 chiếc cobra thay phiên phóng phi pháo vào chiến xa và làn sóng biển người bị ngây dại vì thuốc kích thích. Khoảng 300 xác VC phơi đầy ngoài căn cứ phòng thủ với các chiến xa bị bốc cháy.

13.30 giờ, CSBV mở đợt xung phong lần thứ hai cũng bằng hai chiếc PT-76 khác tùng thiết với bộ đội; Nhưng lần này, quan sát cơ OV-10 Bronco do quan sát viên người Việt hướng dẫn hai F-4 Phantom phá hủy chúng trước khi bò lên tới lằn ranh phòng thủ của Bộ Chỉ Huy Dù.

Cho đến 14 giờ, Quân BV bắt đầu xung phong từ bốn hướng với 15 chiếc Tăng PT-76 và khoảng 2,000 quân của CSBV vây kín tứ phía căn cứ hỏa lực 31, 2 PT-76 đến được bãi đáp phía Nam phòng tuyến phía dưới. Bất ngờ chiếc Quan sát cơ OV-10 Bronco xuất hiện có người Việt ngồi phía sau hướng dẫn. Sau 2 pass 2 chiếc PT-76 bay lên rớt xuống nằm lật ngửa bao trùm khói đen. Quân CSBV vẫn quyết tâm tràn ngập Ðồi 31 với các chiến xa PT-76 xung phong từ hai hướng đồi thoai thoải hướng Ðông và Đông Nam. Trận cận chiến đẫm máu xảy ra quanh vị trí của các Ðại Ðội 31 và 34ND ở phía Đông và Đông Nam, cùng với ÐÐ33ND ở phía Bắc, những màn đánh sáp lá cà bằng lưỡi lê và lưu đạn ác liệt. Các chiến sĩ Nhảy Dù cương quyết bảo vệ căn cứ không cho địch tràn ngập dù rằng quân số của chúng đông hơn gấp 5 lần. Ðại úy Lê Thành Bôn (Paul) ÐÐT/ÐÐ33ND bị tử trận trong khi cố gắng điều động binh sĩ triệt hạ hai khẩu súng cối 82ly của địch cạnh đường thông thủy.

Hai chiếc Phantom tham chiến yểm trợ quân Dù đang lên xuống bao vùng, trút trên đầu quân CSBV những quả bom 500 cân Anh phá hủy những chiến xa địch khi chúng bò lên đỉnh đồi. Thình lình một chiếc Phantom F-4 trúng đạn phòng không 37ly xịt khói, phi công nhảy dù ra khỏi và phi cơ nổ tung trên bầu trời. Lúc này tất cả trực thăng, chẳng anh Mỹ nào chịu ngó ngàng đến Ðồi 31, họ dồn hết nỗ lực để cấp cứu người của họ, người Việt ngồi sau FAC đành phải bó tay ngậm ngùi cho định mệnh của ngọn Ðồi oan nghiệt này. Trên nền trời đồi 31 trở nên u ám. Trong khi đó, lực lượng đặc nhiệm do Trung tướng Dư Quốc Đống điều động tại phía Bắc CCHL A-Lưới đến để giải vây cho đồi 31, nhưng vì sự phối hợp giữa cấp chỉ huy giữa 2 dơn vị Thiết Giáp và Nhảy Dù không được tốt đẹp làm cho việc tiếp viện bị chậm trễ. (Khi một chiến xa M-141 và M-113 bị trúng mìn gây thương vong cho binh sĩ Thiết Giáp, vị Trung tá Thiết Ðoàn Trưởng đã ra lệnh cho Thiết Giáp dừng lại và đòi Nhảy Dù phải khai quang đoạn đường trước rồi Thiết Giáp mới tiến lên. Việc đòi hỏi phi lý này đã làm trì trệ việc tiếp cứu căn cứ 31).

Ngay trong buổi trưa này, trong lúc tình hình đồi 31 nguy ngập, thì một phái đoàn các Tướng lãnh cao cấp của Mỹ đến thăm BTL/HQ để tìm hiểu về cuộc hành quân LS719 gồm có Ðại Tướng Weyand phụ tá Tướng Abram và Tướng Sutherland Tư Lệnh Quân Ðoàn XXIV Hoa Kỳ. Khi các vị này đến Trung Tâm Hành Quân của SÐND, Tướng Dư Quốc Ðống đã phẫn nộ nói thẳng với họ việc phi cơ Mỹ đã bỏ rơi CC31 để tiếp cứu các phi công Mỹ, Thiết Giáp đã chậm trễ trong việc giải cứu LÐIIIND và trong cuộc hành quân này, đã biết CSBV có chiến xa mà các đơn vị hành quân đến giờ này không được cấp phát mìn chống chiến xa. (Phái đoàn các Tướng lãnh Mỹ đã ghi nhận những phản ảnh của Tướng Ðống và phúc trình về tới Hoa Thịnh Ðốn – Theo nhiều tài liệu được giải mật thập niên 90)

15.00 giờ, lợi dụng lúc không có phi cơ bao vùng, quân CSBV mở đợt tấn công lần thứ ba vào CCHL 31. Một trận địa pháo dữ dội kinh hồn khoảng trên nửa giờ, đồng thời địch cũng tập trung hỏa lực khống chế 2 căn cứ tiếp cận A-Lưới và 30 nên việc yểm trợ bằng Pháo Binh cho Căn Cứ 31 bị hạn chế. Tiếp theo đó, cộng quân do Đại tá CS tên Chơn chỉ huy dốc toàn lực cấp Sư Đoàn với trên 10 xe tăng còn lại ồ ạt tiến lên từ bốn hướng đông như kiến. Các binh sĩ trú phòng đã dùng súng phóng hỏa tiễn M72 tác xạ vào xe tăng nhưng không thấy hiệu quả. Lúc này trên nền trời không một chiếc phi cơ nào bao vùng yểm trợ. Sự yểm trợ cho đồi 31 chỉ còn trông vào các pháo đội của TÐ44PB và các Pháo Ðội ND tại A-Lưới và 30 mà thôi.

Sau nhiều đợt tấn công, xe tăng và bộ binh tùng thiết của CSBV đã tràn ngập sườn đồi phía Bắc CCHL31, cắt đứt nhiều đoạn tuyến phòng thủ bên ngoài căn cứ của TÐ3ND và tiến thẳng vào hầm chỉ huy. Các chiến sĩ Nhảy Dù đã dũng cảm chiến đấu sinh tử với địch bằng súng ngắn và lựu đạn trong tình thế hoàn toàn tuyệt vọng. Ðại tá Thọ Lữ Ðoàn Trưởng LÐIIIND quyết chiến đấu với các chiến hữu tới viên đạn cuối cùng. Ông đã gọi Pháo Binh Nhảy Dù từ đồi 30 và A-Lưới: “Hãy tác xạ ngay trên đầu tôi, chúng nó đã tràn ngập”. Từng loạt đạn pháo binh CVT nổ chụp khủng khiếp từ khắp các CCHL yểm trợ đã gởi tới, cộng với hàng loạt, hàng loạt dãy mìn claymore nổ tung. Cộng quân ngã xuống như rạ, máu chảy lênh láng cả sườn đồi, máu đọng lại từng vũng như nước mưa... Những con thiêu thân CS vẫn lao mình vào vòng Tử Thần, hàng hàng lớp lớp đi vào cõi chết (vì bị các cấp chỉ huy CS, coi mạng người như cỏ rác, bắt lính của họ uống thuốc Hùng Binh của TC chế tạo trước khi xông trận).

Sau 45 phút giao tranh ác liệt, đúng 16.00 giờ chiều Căn cứ hỏa lực 31 đã tràn ngập lính CSBV. Lời nói nghẹn ngào cuối cùng của Pháo Ðội Trưởng PÐ-A3ND với các Pháo Thủ lúc 16.15 giờ trên hệ thống vô tuyến: “Cám ơn các Anh đã bắn yểm trợ chúng tôi! Nhưng hết rồi... Vĩnh biệt!.”

Sau đó, tất cả im lặng vô tuyến. Mọi liên lạc với LÐIIIND bị cắt đứt. BCH LÐIIIND không còn tiếng ai kêu cứu nữa. Nhưng, trên tần số phòng thủ nội bộ của LÐIIIND với ÐÐ Trinh Sát 3ND và 2 Ðại Ðội của TÐ3ND bên tuyến ngoài căn cứ, khoảng nửa đêm Trung tá Châu, TÐT/TÐ3PBND yêu cầu họ đến cứu. Hiện ông vẫn còn bị kẹt trong hầm chỉ huy trên đồi 31.

Tướng Dư Quốc Ðống ra lệnh cho ÐÐ3TS và các đơn vị còn lại của TÐ3ND cố gắng duy trì liên lạc và tiếp cứu Trung tá Châu. Việc tiếp cứu này kéo dài đến 2 giờ sáng không kết quả và chấm dứt. Quanh Đồi 31 trơ trọi tang tóc chỉ toàn xác xe tăng và xác quân CSBV ngổn ngang.

Ngày 26/2/1971 khoảng 9.00 giờ sáng, Các quân nhân LÐIIIND đủ mọi thành phần gom lại khoảng trên một Ðại Ðội cách đồi 31 chừng 1km về phía Nam do Ðại úy Thanh ÐÐT/ÐÐ3TS chỉ huy xin được tiếp tế đạn và nước uống. Sau khi được tiếp tế, Tướng Dư Quốc Ðống cương quyết ra lệnh cho Chiến Ðoàn 1 Thiết Kỵ phải đến phối hợp với các đơn vị còn lại của LĐIIIND để tái chiếm đồi 31 bằng mọi giá (trong khi đó Ðại tá Nguyễn Trọng Luật, Chiến Đoàn Trưởng Chiến đoàn 1 đặc Nhiệm, đã đáp theo một chuyến trực thăng tản thương bay về Khe Sanh). Ðôi bên đã đụng độ nhưng không ác liệt như ngày hôm trước vì thành phần chủ lực của cộng quân đã rút đi. Khoảng 3.00 giờ chiều, TĐT/TĐ3ND đã liên lạc được với lực lượng tái chiếm đồi 31 gồm TĐ8ND, Thiết giáp và thành phần còn lại của LĐIIIND đã trở lại làm chủ tình hình khu vực đồi 31, 20 chiến xa cộng sản đã bị phi cơ và pháo binh bắn hạ ngày hôm trước vẫn còn nằm ngổn ngang quanh sườn đồi với hàng trăm xác cộng quân còn bỏ lại tại trận địa... Trong trận tái chiếm đồi 31, Đại úy Thanh ĐĐT/Trinh Sát 3 đã bị tử trận.

Sau đó, BTL/SĐND đã cho trực thăng bốc các quân nhân thuộc TĐ3ND và các thành phần còn lại của BCH/LĐIIIND tại địa điểm cách đồi 31 khoảng 2km về hướng Đông Nam.

Căn cứ hỏa lực 31 bị thất thủ vào tay CSBV đã gây chấn động khắp toàn quân dân VNCH, bởi vì lần đầu tiên trong lịch sử chiến tranh Việt Nam từ năm 1955 đến nay một đơn vị Nhảy Dù đã bị cộng quân tràn ngập. Đại tá Nguyễn Văn Thọ, Trung tá Châu cùng các thành phần tham mưu đã bị VC bắt sống. Một số khác trong đó có Thiếu tá Hiền Tham Mưu Trưởng và Đại úy Nguyễn Văn Đương Pháo Ðội Trưởng/Pháo Ðội A3ND đã tự kết liễu đời mình. Đại úy Thanh ÐÐT/Trinh Sát 3 cùng nhiều thuộc cấp bị tử trận khi trở lại tái chiếm đồi 31.

Thật sự, lực lượng trấn giữ đồi 31 chỉ gồm các quân nhân thuộc BCH/LĐIIIND, các quân nhân nhà nghề Truyền Tin, Công Binh tăng phái, Pháo Đội 105ly A3 PBND và BCH/TĐ3ND vào khoảng chưa quá 600 người lại không được sự yểm trợ hỏa lực từ các phi cơ HK để tiêu diệt các tăng pháo của địch quân. Trong khi đó CSBV tập trung quân số 2 Trung Đoàn (2,000 người) thuộc 2 Sư Đoàn khác nhau lại được tăng cường một Trung Đoàn xe Tăng và Pháo binh hỏa lưc tối đa. CCHL 31 thất thủ là việc không thể tránh được.

 

Các SQND bị CSBV đưa trình diện báo chí năm 1972:
Đại tá Nguyễn Văn Thọ. Đại úy Đào Văn Thương SQ3/TĐ3PB.
Trung úy Chinh SQ Không Trợ LĐIIIND

 

Để chiếm được CCHL31 này cộng quân đã tiêu hao ít nhất 1,000 nhân mạng cùng với 20 Thủy Xa PT-76 và chiến xa T54. Chính những người lính CS khi tiến lên đồi sau khi vừa im tiếng súng cũng đã bùi ngùi rơi nước mắt vì xung quanh đồi ngổn ngang chỉ toàn xác của Bắc quân và đồi 31 đã trở thành địa danh “ngọn đồi Tử Thần” hay “đồi ma tập thể”.

Chiều ngày 27/2/1971, từ trên một đồi cao, khi quan sát dọc theo con sông Xépone (Tchépone), BCH TĐ7ND đã quan sát và nhận thấy một lực lượng cộng quân cấp Trung Đoàn di chuyển dưới lòng sông cạn, chúng chỉ ngụy trang bằng lá cây rừng và vội vã di chuyển từ hướng Bắc tiến về căn cứ A-Lưới. Lập tức TĐT/TĐ7ND gọi pháo binh từ A-Lưới và CCHL 30 hỏa tập vào mục tiêu. Hàng loạt 20 tràng CVT nổ chụp trên đầu cộng quân. Sau trận hỏa tập, đơn vị cộng quân này gần như bị xóa sổ nhờ thế mà Căn Cứ A-Lưới giảm bớt được áp lực của địch. Đến ngày 3/3/1971 lại một lần nữa, TĐ7ND lại phát hiện cộng quân di chuyển như lần trước nhưng quân số còn đông hơn nữa và cũng di chuyển về hướng A-Lưới. Lập tức các phi tuần phản lực và một phi vụ B-52 đã yêu cầu từ trước giờ chỉ xin thay đổi mục tiêu can thiệp kịp thời. Những pass B-52 liên tiếp trải thảm làm cỏ sạch sẽ đoàn quân CSBV đang di chuyển.

Cộng quân tấn công vào căn cứ hỏa lực 30:

Trưa ngày 26/2 khi đồi 31 vừa được tái chiếm, Trung tướng Dư Quốc Đống đã bay sang Căn Cứ Hỏa Lực 30 do Tiểu Đoàn 2 Nhảy Dù trấn ngự, trong lúc căn cứ này đang bị áp lực nặng nề của địch, để tạo niềm tin tưởng và nâng cao tinh thần binh sĩ. Tướng Đống đã gặp Trung tá Thạch TĐT ngay ngoài tuyến phòng thủ. Ông cũng đã thân mật thăm hỏi các pháo thủ 155ly tăng cường cho TĐ2ND tại đây và khen ngợi về những thành quả họ đã đạt được trong hai tuần lễ qua để yểm trợ cho chiến trường.

Trong buổi thăm viếng của các Tướng lãnh Việt-Mỹ chiều ngày 25/4/1971, Trung tướng Đống đã phàn nàn về sự yểm trợ tồi tệ của không quân Mỹ và lực lượng Thiết Giáp VN trong trận đồi 31. Liền sau đó Đại tá Pence, Cố Vấn Trưởng SĐND được thay thế bởi Đại tá Harrison. Mọi người rất ngạc nhiên khi thấy Tướng Hoàng Xuân Lãm, Tư lệnh chiến trường đã không có một biện pháp cứng rắn thay thế Đại tá Nguyễn Trọng Luật, Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn Đặc Nhiệm vì những “trục trặc kỹ thuật” trong ngày 25 và 26/2/1971 ngay tại trận chiến đồi 31, mặc dù có sự yêu cầu của Tướng Sutherland và Tướng Dư Quốc Đống.

Mặc dù tổn thất cả chục ngàn binh sĩ cho tới ngày này, thiệt hại trên 10 lần tổn thất của QLVNCH nhưng đối với các cấp lãnh đạo khát máu cộng sản, chuyện đó không thành vấn đề. Sự tổn thất này phần lớn do bom B-52, hỏa lực pháo binh và không quân tiêu diệt.

Cộng quân sau khi rút khỏi đồi 31, đã cùng lực lượng tăng viện và chiến xa khởi sự tấn công CCHL 30 vào sáng sớm ngày 27/2/1971. Căn cứ 30 nằm trên cao điểm 727m giữa núi rừng trùng điệp cách biên giới khoảng 8km và cách căn cứ A-Lưới khoảng 10km về hướng Đông Bắc.

Đơn vị trấn ngự đồi 30 là Tiểu Đoàn 2ND do Trung tá Trần Kim Thạch làm Tiểu Đoàn Trưởng, Thiếu tá Lê Văn Mạnh TĐP, Đại úy Trần Công Hạnh Trưởng Ban 3 là những Sĩ quan già dặn chiến trường. Vào lúc 0.30 giờ một lực lượng hùng hậu 2 Trung Ðoàn 36 & 88/SÐ308 bắt đầu tấn công vào căn cứ hỏa lực 30 từ hai phía Ðông và Ðông Bắc. Các đơn vị trú phòng TÐ2ND, Pháo Ðội C3ND và Pháo Ðội C/TÐ44PB đã phản công quyết liệt, một kế hoạch phối hợp hỏa lực để phản công chiến thuật biển người của địch đã được soạn thảo kỹ lưỡng.

Kế hoạch tiên liệu các mục tiêu hỏa yểm cho các đại pháo 175ly, 155ly ở Phú Lộc, Lao Bảo, A-Lưới và không yểm đều được chuẩn bị gởi đến các đơn vị bạn từ trước.

Lúc 0.45 phút. phi cơ quan sát cho biết một đoàn chiến xa địch xuất phát từ hướng Ðông Bắc cùng nhiều bộ đội tùng thiết đang tiến về căn cứ. Hỏa lực Pháo Binh từ các nơi bắt đầu khai hỏa, đạn nổ vang rền cả một góc trời. (Ngày này trong Căn cứ 30 có thêm khoảng 100 tay súng của TÐ21BÐQ từ Ranger South chạy về chưa di tản được).

1.30 giờ, mặc dù bị thiệt hại nặng, nhưng chiến xa CSBV vẫn cố gắng bứt phá các tiền đồn mặt Ðông Nam tiến vào phòng tuyến thứ nhất của Căn Cứ. Pháo binh phải bắn trực xạ mới tiêu diệt được các chiến xa địch. M72 bắn không hiệu quả.

1.45 giờ 2 chiến đấu cơ F4 lao xuống yểm trợ từng đợt bom nổ rồi bom Napalm chỉ cách vị trí quân bạn chừng 100 thước. Khi 2 chiếc F4 vừa bay khỏi khu vực thì 3 chiếc Trực Thăng võ trang lại lâm trận phóng phi tiễn sát với vị trí quân bạn hơn nữa, vì địch bám sát theo ta để tránh hỏa lực của Phantom F4.

 

 

2.10 phút, quân CS tràn tới bãi mìn và hàng rào phòng thủ thứ nhất. Những đợt xung phong biển người tại hai tuyến phía đông và đông bắc. Những đạn pháo, cối và hỏa tiễn 122ly nã liên tục vào vị trí quân ta trên đồi 30. Những quả đạn pháo yểm 175ly, 155ly, 05ly từ Lao Bảo, Phú Lộc, A-Lưới rất hiệu quả “trải thảm” từ Ðông sang Tây đã chận đứng từng làn sóng bộ đội CS. Bộ đội CSBV gục ngã hàng hàng lớp lớp rất nhiều, nhưng chúng cũng phải tiến, nếu không họ sẽ bị các “đồng chí” ngoài sau thanh toán ngay. Người lính CS rất đáng thương, họ lăn xả vào mục tiêu như những con thiêu thân. Cộng sản dã man tàn ác là thế đó. Bao nhiêu Thanh Niên Việt Nam phải bị nướng trong chiến tranh để phục vụ cho chủ nghĩa ngoại lai, phi dân tộc.

3.00 giờ sáng, cộng quân phá vỡ vòng đai phòng thủ thứ nhất, Ðại Bác 105ly của ND hạ nòng bắn thẳng bằng đạn chống biển người, hằng loạt cảm tử quân của địch bị phơi thây. Trận chiến càng lúc càng trở nên khốc liệt. Ðôi bên chỉ cách nhau chưa đầy 20 thước. Giờ này đạn pháo của địch bắn vào căn cứ càng nhiều hơn. Các chiến sĩ Nhảy Dù tiêu diệt địch bằng lưu đạn, bằng M-79 nhiều hơn là M-16. Trận chiến kéo dài tới 5.00 giờ sáng thì VC rút lui, chiến trường tạm yên tiếng súng. CCHL30 hôm nay còn giữ vững vị thế là nhờ phần lớn kế hoạch pháo yểm. Sự gan lì quyết chiến của các cấp Nhảy Dù cũng như Pháo Thủ.

8.00 giờ sáng, những chuyến Trực Thăng tiếp tế đạn dược và tiếp liệu bổ sung đáp được xuống căn cứ, các đơn vị tu sửa lại hệ thống phòng thủ và thu dọn chiến trường mau lẹ. (trong trận này địch bỏ lại trên 300 xác và hàng trăm vũ khí đủ loại).

10.30 giờ CSBV bắt đầu tấn công đợt hai bằng đủ loại súng cối, hỏa tiễn, đại bác 130ly đồng loạt pháo vào đồi 30. Giao tranh ban ngày chắc chắn VC sẽ hứng chịu nhiều thiệt hại nặng nề vì chiến trường dễ quan sát, địch dễ bị nhận diện. Các Pháo Ðội trong căn cứ tác xạ rất chính xác để hủy diệt các khẩu đại bác 57ly và 75ly của địch di chuyển đến gần căn cứ. Từng đợt xung phong của địch bị quân ta triệt hạ. Ðến khoảng 11.00 giờ 2 phi tuần Cobras mỗi phi tuần 3 chiếc tham chiến luân phiên yểm trợ. Các Trực Thăng võ trang này nhào xuống bắn ngay trên đầu địch.

14.00 giờ, một phi vụ B-52 trút bom vào khu vực tập trung quân của Sư Ðoàn 308 CSBV, giữa đồi 30 và tiền đồn phía Ðông Nam. Bom nổ chỉ cách quân bạn có 500m. làm rung chuyển cả các công sự phòng thủ. Trận mưa bom này tiêu diệt hàng mấy trăm tên lính CS, khiến cho khả năng tấn chiếm căn cứ hỏa lực 30 hoàn toàn bị tê liệt. Cho tới ngày hôm sau địch chỉ từ xa pháo tới chứ không ào ạt tấn công như trước.

Ngày 28/2/1971 sáng sớm, VC lại nã trọng pháo vào căn cứ nhưng không tấn công, có lẽ lực lượng tiếp viện của chúng chưa tới kịp. 10.00 giờ, 12 chiếc Trực Thăng chuyển quân “Hueys” tới bốc Ðại Ðội còn lại của TÐ21BÐQ về Phú Lộc đồng thời mang đến 40 quả mìn chống chiến xa do Mỹ cung cấp. TÐ cho thiết trí bãi mìn ở những vị trí chiến xa có thể tràn vào căn cứ. 14.00 giờ một chiếc Chinook thả tiếp tế lương thực và lưới thuốc nạp cho pháo binh thì bị trúng pháo địch. Ðồ tiếp tế bị cháy nhưng chiếc trực thăng bay thoát được về Khe Sanh.

Chiến trường suốt ngày 28 không sôi động như những ngày hôm trước. Ðến nửa đêm một phi vụ B-52 bay tới trút bom quanh căn cứ 30 làm vững lòng chiến sĩ Nhảy Dù. Ngày 1/3/1971, trận chiến trên đồi 30 bước sang ngày thứ ba, một bất ngờ đến với mọi người! 0.00 giờ sáng, Lệnh triệt thoái CCHL 30 được ban hành, 8 chiếc trực thăng UH-1 đến bốc một số quân nhân thuộc toán tiền đồn phía Ðông Nam về Khe Sanh, sau đó không chiếc trực thăng nào đáp xuống bốc quân được nữa, cộng quân tiếp tục pháo vào căn cứ như mưa.

Buổi chiều, khoảng 4 giờ, 2 phi tuần skyhawk xuất hiện tiêu diệt các khẩu pháo địch đồng thời 2 chiếc Phantom tới dội 4 quả bom napalm quanh căn cứ và hằng ngàn tiếng nổ phụ tiếp theo vì kho đạn của VC phát nổ và kéo dài đến trên 3 giờ. Sau 3 ngày 3 đêm quanh căn cứ 30 ít nhất trên 600 cộng quân đã bỏ mạng.

Ngày 2/3/1971 lúc 8.30 giờ, lệnh triệt thoái CC30 lại được ban hành, nhưng Trực Thăng cũng chỉ bốc được những thương binh chuyến đầu tiên. Sau đó hằng ngàn đạn pháo rồi cộng quân tập trung quân tấn công bộ binh tùng thiết dự trù tràn ngập CCHL30 như đã làm tại CCHL31.

Lúc 14.00 giờ, cộng quân tiến sát phòng tuyến và chúng hò hét xung phong nhiều đợt, nhưng nhờ hỏa lực yểm trợ hùng hậu từ 4 Pháo đội Dù và Pháo đội 155ly cũng như các khu trục của Mỹ, quân Dù đã đẩy lui quân CSBV.

Khoảng 15.00 giờ một quả đạn pháo của VC đã trúng ngay hầm đạn của Pháo Ðội 105ly, cả ngàn viên đạn phát nổ làm rung chuyển căn cứ, Các đám cháy lan rộng ra các tuyến phòng thủ khác không cách gì cứu chữa được. 17.00 giờ, hỏa tiễn địch lại pháo trúng một hầm đạn khác, hằng trăm phi tiễn phụt lên cao tủa ra khắp mọi phía và làm nổ tiếp theo các kho đạn khác làm hư hại hầu hết các khẩu pháo 105ly và cả 155ly của Pháo Binh Quân Ðoàn trong căn cứ.

Trong hoàn cảnh bi đát như thế, khoảng 20.00 giờ, Việt cộng lại xung phong đồng loạt, nhưng các chiến sĩ Nhảy Dù chiến đấu quyết liệt. Cảm tử quân CS phơi thây hàng loạt khi chúng vượt qua các bãi mìn claymore. Từng đợt xung phong của địch, từng loạt lựu đạn và M-79 được phóng ra, từng loạt xác quân thù ngã xuống. Trận chiến đẫm máu kéo dài suốt đêm, nhất là mặt phía Nam của căn cứ. Có những lúc tưởng chừng như phòng tuyến bị phá vỡ nhưng với sự kiên trì dũng mãnh của các chiến sĩ Tiểu Ðoàn 2 Nhảy Dù và nhất là với phong cách chỉ huy can đảm của tân Tiểu Đoàn Trưởng Lê Văn Mạnh đã tạo cho người lính Dù sự tin tưởng tuyệt đối, đã đập tan các nỗ lực của đối phương. Ðến gần sáng VC phải rút lui sau khi thiệt hại nặng nề. Suốt 4 ngày đêm tấn công vào CCHL30 cộng quân vẫn không thể tràn ngập căn cứ.

9.00 giờ sáng ngày 3/3/1971, lệnh triệt thoái bằng đường bộ được ban hành. Các đơn vị tiền đồn bắt đầu thu quân vào căn cứ. Trong khi đó các phi cơ Skyhawk, Cobras và pháo binh vẫn tiếp tục luân phiên bao vùng hỗ trợ.

16.00 giờ các đơn vị thuộc TÐ2ND và những thành phần khác bắt đầu rời khỏi căn cứ hỏa lực 30. Họ di chuyển xuyên qua rừng rậm về hướng Nam khoảng 10km là Căn cứ hỏa lực Alpha do TÐ5ND trấn đóng. Sau khi các đơn vị vừa rút quân, một trận hỏa tập kinh hồn chụp xuống đầu 2 Trung Ðoàn của SÐ308CSBV từ các Pháo Ðội 105ly Nhảy Dù, các Pháo Ðội 155ly của QÐI và các Pháo Ðội 175ly của Hoa Kỳ từ các căn cứ Tà Bạt, Phú Lộc, A-Lưới, Lao Bảo bắn tới. Khoảng 17.30 giờ, 6 chiếc pháo đài bay B-52 trút bom xuống quanh Căn cứ 30 như những trận địa chấn khủng khiếp.

Trận chiến 5 ngày đêm liên tiếp tại Căn cứ hỏa lực 30 giữa TÐ2ND cùng 2 Pháo Ðội Pháo Binh chống với 2 Trung Ðoàn cộng quân có xe tăng yểm trợ là một chiến thắng hào hùng của các chiến sĩ QLVNCH, một chiến công to lớn trong cuộc chiến đấu của toàn thể quân dân miền Nam chống lại kẻ thù xâm lược, mượn chủ nghĩa ngoại lai để tàn hại dân tộc giống nòi.

Cộng quân tấn công căn cứ Hotel 2:

Mặt trận phía Nam Quốc lộ 9 là trách nhiệm của SĐ1BB do Thiếu tướng Phạm Văn Phú làm Tư lệnh. Trong 20 ngày đầu Trung Đoàn 1 và 3 BB đã thiết lập một chuỗi 7 căn cứ hỏa lực tại phía Nam QL-9 kéo dài khoảng 20km từ biên giới Lào-Việt kéo về hướng Tây. Ngày 23/2/1971, khi cộng quân bắt đầu tấn công ác liệt vào đồi 31, căn cứ hỏa lực của LĐIIIND cũng là ngày tất cả căn cứ của QLVNCH trên đất Lào bị Việt cộng nã trọng pháo liên tục. Và tại phía Nam dẫy núi Cô Rốc, một trận đánh kinh hồn đã xảy ra tại Căn Cứ Hotel 2 do Tiểu Đoàn 3/Trung Đoàn 3 BB và 1 Pháo đội 155ly trấn đóng. Sáng sớm cộng quân pháo liên tục nhiều giờ liên tiếp làm tê liệt những phi vụ tiếp tế và tản thương. Pháo Binh 175ly và 155ly yểm trợ phản pháo nhưng không hiệu quả vì núi non hiểm trở nhiều hang động, cộng quân đã ngụy trang và che dấu các ổ súng cao xạ quanh vùng dầy đặc. Sau đó Trung Ðoàn 812/SÐ324B CSBV bắt đầu tấn công vào căn cứ. Tiểu Đoàn 3/Trung Ðoàn 3BB đã chiến đấu quyết liệt, sau 30 giờ tử chiến với cộng quân, đến chiều ngày 24/2, các đơn vị trú phòng được lệnh di tản.

Để chuẩn bị di tản, các phản lực cơ trút bom xuống quanh căn cứ, các pháo đội 155ly và 175ly hỏa tập vào các vị trí súng phòng không của địch. Sau đó, hàng đoàn Chinook khẩn cấp đáp xuống căn cứ bốc quân và các khẩu pháo về Khe Sanh. Việc triệt thoái khỏi căn cứ Hotel 2 gặp rất nhiều khó khăn vì phòng không của địch quân vẫn còn khả năng tấn công vào các phi cơ. Tới chiều tối khi những trực thăng cuối cùng rời khỏi căn cứ, còn sót lại khoảng một Trung Đội và hai khẩu pháo 155ly. Những người lính này đã tử chiến đến viên đạn cuối cùng trước khi cộng quân tràn ngập cứ điểm. Sự thiệt hại về người và vũ khí được coi như khá nặng, không kém gì các đơn vị ở mặt Bắc. Dĩ nhiên với lối tấn công biển người, không lý gì đến sinh mạng con người, địch đã phải thiệt hại rất nhiều dưới hỏa lực hùng hậu không những cơ hữu của các đơn vị bộ chiến mà còn của Không, Pháo chiến thuật và chiến lược B-52 nữa.

Tấn công mục tiêu:

Việc các Căn cứ mặt Bắc liên tiếp thất thủ, Tướng Hoàng Xuân Lãm phải thay đổi kế hoạch hành quân. Vào những ngày đầu tháng 3 năm 1971. SÐ1BB với 2 Trung Ðoàn 1 và 2 tăng cường Pháo Binh 155ly của QÐI được sử dụng như một lực lượng xung kích để tiến chiếm Tchépone. Lữ đoàn 147/TQLC do Đại tá Hoàng Tích Thông chỉ huy gồm các tiểu đoàn 2, 4 và 5 được trực thăng vận tới căn cứ Delta để thay thế cho Trung đoàn 1 Bộ binh, 2 Tiểu đoàn 2 và 4 được thả xuống phía Bắc và Đông Bắc của căn cứ Delta hoạt động xa về hướng Đông và Tây căn cứ để tiêu diệt địch và phá hủy các kho tàng tiếp vận ẩn dấu trong vùng. Đây là một dãy đồi có thế hình yên ngựa ở độ cao 550m gồm 2 mỏm nhỏ, mặt Bắc đặt BCH/LĐ, còn phía Nam chỉ có khả năng đủ chỗ cho một pháo đội hỗn hợp gồm 2 khẩu 155ly và 4 khẩu 105ly thuộc tiểu đoàn 2/PB/TQLC. Mặt Tây là một triền dốc đá thẳng đứng, còn phía Đông là những rẫy hoang cùng nhiều đường mòn chi chít.

Lữ đoàn 258 do Đại tá Nguyễn Thành Trí làm LĐT cùng 3 Tiểu Đoàn 1, 5, 8 được trực thăng vận xuống Căn Cứ Hotel trong dãy núi Koroc, Bộ Chỉ Huy Lữ đoàn, Tiểu Đoàn 5 và một pháo đội hỗn hợp gồm 2 khẩu 155ly và 4 khẩu 105ly của Tiểu Đoàn 3/PB/TQLC bố trí tại căn cứ Hotel nằm trên ranh giới Lào-Việt. Sỡ dĩ chỉ đặt được 6 khẩu vì khu vực căn cứ không được rộng lắm. Hơn nữa vấn đề tiếp tế đạn dược rất khó khăn, nhất là vào những ngày cuối của cuộc hành quân, trực thăng đã không đáp xuống được vì phòng không bắn lên rất rát. Kết quả cuộc đổ quân đã hoàn toàn vô sự. Các Tiểu đoàn 3 và 8 hoạt động ở phía Bắc núi Koroc sẵn sàng yểm trợ cho Lữ đoàn 147 ở phía Bắc. Lữ Đoàn 369 đóng ở phía Bắc căn cứ Hàm Nghi làm thành phần trừ bị cho Sư Đoàn TQLC.

SĐTQLC được đưa vào hoạt động vùng phía Nam của SĐND là để thay thế và yểm trợ cho SĐ1BB làm nỗ lực chính tấn chiếm Tchépone và cũng là đơn vị bảo vệ khi các đơn vị triệt thoái trở về. Ngày 3/3/1971 vào lúc 9.30 giờ, sau những trận mưa bom của B-52 vào vùng phía Ðông Nam Tchépone vào khoảng 15km, Tiểu Đoàn 3/Trung Đoàn 1BB và BCH Trung Đoàn 1BB được trực thăng vận đến thiết lập căn cứ hỏa lực LoLo, tại cao điểm 723m, phía Tây của Khe Sanh 42Km, Tây Nam Tchépone 13Km. Đợt thả đầu tiên không trở ngại, các đợt sau bị phòng không của cộng quân bắn lên dữ dội. Có 44 trực thăng bị trúng dạn, 11 chiếc bị rơi, 2 xe ủi đất D4 bị phá hủy vì trực thăng thả xuống quá cao.

 

 

Các trực thăng võ trang và các phi tuần phản lực F4 luân phiên phóng phi tiễn triệt hạ các dàn cao xạ nhưng không hiệu quả. Sau cùng Tiểu Đoàn 3/1 phải đưa toán quân trinh sát cảm tử 4 người tiến sát đến gần vị trí súng phòng không dùng M72 mới triệt hạ được. Đến 2.30 giờ chiều, những Chinook thả xuống vị trí đóng quân các súng đại bác 105ly, đạn dược và vật liệu phòng thủ. Các chiến sĩ Tiểu Đoàn 3/1/SĐ1BB dồn mọi nỗ lực thiết lập công sự phòng thủ, các vị trí súng đại bác và hầm hố chiến đấu.

Sáng ngày 4/3, Đại tá Điềm và BCH Trung Đoàn 1 đến căn cứ Lolo không gặp trở ngại nào đáng kể. Trưa ngày 4/3, Tiểu Đoàn 2/1BB và pháo binh được tăng viện thả xuống căn cứ hỏa lực Liz cách LoLo 5km về hướng Tây Bắc. Cộng quân chống cự rất ác liệt, trên 60 phi xuất Phantom, Skyhawk và Cobras của Mỹ bay tới đánh phá liên tục. Có một Cobra và một trực thăng bị bắn rơi, hằng chục chiếc trực thăng khác bị trúng đạn.

Ngày 5/3/71 hai Tiểu Đoàn 1 và 3/Trung đoàn 2BB và 8 khẩu trọng pháo 105ly, khoảng 1,000 quân được trực thăng vận đến thiết lập CCHL Sophia (cao điểm 748m về phía Tây căn cứ Liz 4Km và cách Tchépone 6km về phía Ðông Nam) nhằm tiêu diệt địch quân và phá hủy những kho lẫm chứa vũ khí, đạn dược, lương thực... của chúng. Có 2 chiếc Cobra và 4 trực thăng chuyển quân bị bắn rơi ngoài ra còn có 20 chiếc khác bị trúng đạn phòng không của CS.

Các căn cứ vừa được thiết lập nhằm yểm trợ cho một kế hoạch hành quân trực thăng vận xa nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam 77km. Sau 3 ngày tiến quân, hai Trung Đoàn 1 và 2/SĐ1BB đã tiến sâu vào lãnh thổ Lào 70km. Mục tiêu 604 tại thị trấn Tchépone đã bị oanh tạc thật khủng khiếp. Suốt đêm 5 rạng 6/3 pháo đài B-52 đã trải thảm cày nát thị trấn hoang phế này. Địch quân hình như biết trước ý định của ta nên đã phân tán mỏng ra xa để tránh thiệt hại. Và nhờ vậy các cuộc đổ quân của ta vào vùng này được hoàn tất mà không gặp sự kháng cự nào.

Sáng sớm ngày 6/3, cộng quân đã pháo hỏa tiễn 122ly vào căn cứ Khe Sanh, gây thương vong cho một số quân nhân Việt-Mỹ. Nhưng 125 chiếc trực thăng “Hueys” vẫn chuyên chở hai tiểu đoàn 2 và 4 của Trung đoàn 2/SĐ1BB từ Khe Sanh đến bãi đáp Hope cách Tchépone 4km về hướng Bắc. Hỏa lực địch quân khá mạnh nhưng chỉ bắn rơi một trực thăng trong cuộc chuyển quân rầm rộ và dài 77km này...

 

Mặt trận Hạ Lào trong những ngày đầu tháng 3/1971

 

9.30 giờ những chiến sĩ anh dũng của đơn vị vùng tuyến đầu VNCH đã bắt đầu càn quét các ngõ ngách của căn cứ địa bí mật 604 của cộng sản. 4 phi tuần phản lực của Hoa Kỳ liên tiếp bao vùng yểm trợ. Đúng 10.00 giờ, các Chinook bắt đầu thả các khẩu trọng pháo xuống CCHL Hope và Sophia. Đại tá Ngô Văn Chung, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 2BB và Bộ Tham Mưu của Ông cũng đáp xuống Sophia liền sau đó. Trong lúc này tại Khe Sanh các Tướng lãnh VNCH như Đại tướng Cao Văn Viên, Tướng Hoàng Xuân Lãm, Tướng Dư Quốc Đống và Tướng Phạm Văn Phú đang chăm chú theo dõi cuộc tiến quân chiếm mục tiêu Tchépone của SĐ1BB. Với những tin tức báo cáo thuận lợi, Đại tướng Tổng Tham Trưởng đã ngỏ lời chúc mừng Tướng Phú và ông không quên dặn dò: “Anh phải cẩn thận, người lính sau cùng về được từ Tchépone coi như Anh đã hoàn thành được nhiệm vụ.”

Khoảng 12.00 giờ trưa cuộc đổ quân hoàn tất, các phi cơ F4, Cobras tiếp tục yểm trợ, nhiều kho nhiên liệu, lương thực và các hầm đạn dược của địch bị phát nổ vì trúng bom. Những tiếng nổ long trời rung động cả núi rừng kéo dài nhiều giờ.

Tchépone là một thị trấn nhỏ hoang phế giữa khu rừng già miền Hạ Lào, đã bị tàn phá nặng nề sau bao năm chiến tranh giữa phe quốc gia Lào và Pathet Lào cộng sản, cũng như bị oanh kích bởi không quân Hoa Kỳ nhằm ngăn trở sự hoạt động của địch trên đường mòn Hồ Chí Minh, chỉ là mục tiêu chính trị theo nhu cầu đòi hỏi của cuộc hòa đàm Paris giữa Mỹ và CSBV để chấm dứt chiến tranh VN, do sáng kiến của phù thủy Kissinger, Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Richard Nixon. Cuộc hòa đàm chính thức diễn ra vào ngày 25/1/1969 tại Paris. Nhưng CSBV chỉ dùng bàn hội nghị này để tuyên truyền láo khoét và bịp bợm.

Để bắt buộc CS Hà Nội phải thảo luận nghiêm chỉnh, đầu năm 1970 theo đề nghị của Kissinger, Tổng thống Nixon đã quyết định tái oanh tạc Bắc Việt, và ra lệnh cho quân đội Hoa Kỳ cùng với Quân Lực VNCH đánh thẳng vào các mật khu an toàn của chúng trên đất Campuchia và Lào, chứng minh cho CSBV biết đến sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ có thể hủy diệt tiềm năng quân sự của chúng bất cứ nơi đâu.
Tuy nhiên, khi Quốc hội Hoa Kỳ do đảng Dân Chủ chiếm đa số lúc bấy giờ đã biểu quyết giới hạn quyền lực của Tổng thống trong việc sử dụng Quân đội Mỹ ngoài lãnh thổ VNCH. Vì vậy cuộc hành quân Lam Sơn 719 này, QLVNCH đã không được sự yểm trợ đúng mức như dự trù lúc ban đầu, tạo cơ hội cho CSBV gây tổn thất nặng nề cho các đơn vị thiện chiến của ta. Bởi vì với ưu thế địa hình quen thuộc,các kho lẫm vũ khí thực phẩm thuốc men dự trữ từ nhiều năm trước, hệ thống tiếp vận đường mòn HCM chuyên chở nhanh chóng lực lượng tăng viện từ phía Bắc khu phi quân sự... Cuối tháng 2/1971, Mặt trận 70B CSBV đã tăng lên đến 5 Sư Đoàn, 8 binh trạm (mỗi binh trạm tương đương một Trung Đoàn) và các Trung đoàn chiến xa, pháo binh, phòng không... Tính ra, lực lượng quân CSBV gấp 3 lần quân số các đơn vị VNCH tại Hạ Lào.

Cộng quân tấn công CCHL Lolo

Ngày 6/3 là ngày thứ ba QLVNCH tiến chiếm Tchépone cũng là ngày cộng quân tung quân tấn công dữ dội để chận đường rút quân của ta ở Hạ Lào. Cộng quân đã tập trung quân tấn công quyết liệt vào căn cứ hỏa lực Lolo, nơi đặt BCH Trung Ðoàn 1BB. Đây là một CCHL quan trọng tại mặt trận Tchépone. Khoảng 3.00 giờ sáng, cộng quân nã hằng ngàn đạn Pháo vào căn cứ, sau đó Trung Ðoàn 64/SÐ320 CSBV và một đơn vị của Trung Ðoàn 141/SÐ2CSBV đồng loạt mở nhiều đợt xung phong vào 2 mặt Tây và Nam của căn cứ này. Trong khi đó, từng đoàn pháo đài B-52, yểm trợ cho cuộc đổ quân tại Tchépone đã trải thảm lửa từ Đông sang Tây trên môt diện tích ngang 2km dài khoảng 20km từ A-Lưới đến Tchépone dọc theo hành lang phía Nam QL-9. Bom nổ chỉ cách quân bạn khoảng 600 đến 700 thuớc. Đấy là giờ của cộng quân hẹn với Tử Thần.

Quanh CCHL Lolo, trận chiến đẫm máu và ác liệt diễn ra suốt ngày. Ba đợt xung phong của địch đều bị bẻ gãy bởi tinh thần chiến đấu quả cảm của binh sĩ trú phòng và những khẩu súng trực xạ chính xác của Pháo binh phòng thủ cũng như sự yểm trợ của các Pháo Ðội bạn tiếp cận từ A-Lưới và hỏa lực khủng khiếp của các oanh tạc cơ. Ðến 5.00 giờ chiều, VC rút lui chém vè bỏ lại tại trận khoảng 400 xác đồng bọn với nhiều vũ khí. Khi truy kích địch quanh căn cứ khoảng 200 thước, quân ta khám phá và thiêu hủy một kho tiếp liệu và chiến cụ rất lớn của CSBV như súng cá nhân, đạn dược và hàng ngàn tấn lương thực. Chúng ta cũng phá hủy hệ thống liên lạc dã chiến của chúng. Ngày 7/3/1971 Trung đoàn 1/SĐ1BB được điều động lên mặt Bắc phía Nam sông Tchépone để tiếp ứng cho cánh quân Trung đoàn 2BB. Tuy nhiên lực luợng phòng không của địch quanh căn cứ hỏa lực Lolo vẫn còn hùng hậu. (cộng quân đã bố trí khoảng 20 Tiểu Ðoàn phòng không quanh khu vực hành quân của ta) Sau khi 4 trực thăng võ trang bị bắn rớt không một phi vụ tản thương hay tiếp tế nào thực hiện được.

SĐ1BB Lui Binh:

Ngày 8/3/1971, sau khi chiếm giữ Tchépone được 2 ngày, buổi chiều ngày 8/3. Thiếu tướng Phạm Văn Phú ra lệnh triệt thoái các lực lượng tại mặt trận phía Nam đường số 9. Những đơn vị thuộc Trung Ðoàn 2 BB đáp xuống Hope và Tchépone sẽ được bốc trước trong ngày 9/3. Sau đó các căn cứ ở xa nhất sẽ lần lượt theo thứ tự di tản tiếp theo Sophia, Liz, Lolo...

Việc lui binh này được giữ kín làm cho các Tướng lãnh phía Mỹ ngạc nhiên. Tư Lệnh Quân Ðội Mỹ tại Việt Nam, Tướng Abram đến yết kiến Tổng thống Thiệu và đề nghị đưa thêm SÐ2BB để tiếp tục cuộc hành quân tại Lào. Tổng thống Thiệu trả lời: “Ông không muốn các đơn vị VNCH bị tổn thất hơn nữa trong chiến trường Hạ Lào, ngoại trừ trường hợp bên phía Mỹ cũng sử dụng một Sư Ðoàn cùng QLVNCH hành quân chung để tiêu diệt cộng sản và phá vỡ hệ thống đường mòn HCM”. Dĩ nhiên là Tướng Abram không thể làm thế được vì những biểu quyết hạn chế của Quốc Hội Hoa Kỳ.

Việc rút quân mau lẹ ra khỏi Tchépone cũng đã gây bất ngờ cho cả tướng lãnh CSBV chỉ huy mặt trận 70B, đồng thời tránh được nhiều tổn thất cho các Trung Đoàn 1 và 2 BB trong những ngày đầu. Ngày 9/3/1971 Quân lực VNCH bắt đầu triệt thoái khỏi Hạ Lào. Đây là giai đoạn khó khăn nhất của cuộc chiến. Tình trạng mất trật tự và vô kỷ luật của một số binh sĩ dưới áp lực của địch quân dã tạo nên cảnh hỗn loạn. Sáng sớm, khoảng 200 trực thăng Mỹ trở lại vùng trời Tchépone để bốc các đơn vị thuộc SÐ1BB từ các căn cứ Hope, Sophia về Khe Sanh. Trong mấy ngày đầu việc bốc quân không mấy trở ngại nhưng đến ngày thứ tư 12/3/1971 thì việc bốc quân gặp khó khăn lớn.

Mỗi chiếc trực thăng Hueys có thể chở được 8 quân nhân Mỹ với đầy đủ trang bị cá nhân, nhưng có thể chở được từ 12 đến 15 quân nhân Việt Nam. Sau khi trực thăng bốc hết quân tại các căn cứ Hope, Sophia thì những phi vụ B-52 và hằng trăm oanh tạc cơ liên tiếp ngày đêm trải thãm tiêu diệt các lực lượng CSBV cố bám sát các cánh quân này. Cộng quân đã bị tàn sát hằng ngàn tên trong các ngày 9, 10, 11 & 12/3/1971.

Ngày 13/3/1971 hoàn tất việc rút khỏi CCHL Liz. Những súng đại bác phải phá hủy và bỏ lại. Tổng số thương vong lên đến hàng trăm người. TÐ2/1 trấn giữ căn cứ này bị tổn thất đến 40% quân số.

Ngày 14/3/1971 lúc 4 giờ sáng, cộng quân tập trung quân số còn lại của các Trung Ðoàn 141 và Trung Ðoàn 1/SÐ2CSBV, Trung Ðoàn 64/320 quyết san bằng căn cứ Lolo, bản doanh của BCH hành quân của Trung Ðoàn 1/SĐ1BB được bảo vệ bởi 2 TÐ3/1BB & 4/1BB.

Mở đầu trận đánh cộng quân pháo dữ dội khoảng nửa giờ bằng đủ loại đại pháo 130ly, 122ly. Sau đó bộ binh ào ạt tấn công từ nhiều phía chia cắt tuyến phòng thủ của các đơn vị bên ngoài với BCH Trung Ðoàn 1. Từng khu vực của các đơn vị bị VC bao vây tứ phía. Chúng chấp nhận thiệt hại bám sát trận địa. Trận chiến đẫm máu diễn ra suốt ngày. Hỏa lực không quân và Pháo binh yểm trợ chính xác và hiệu quả chận đứng nhiều đợt xung phong của địch, đạn nổ đôi khi chỉ cách quân bạn 50m. Các khẩu đại pháo 105ly trong căn cứ phải bắn trực xạ đạn tổ ong chống biển người tiêu diệt hàng hàng lớp lớp các đợt xung phong của VC. Hỏa lực phòng không của địch bên ngoài căn cứ Lolo dày đặc, 2 chiếc trực thăng HU-1B bị bắn cháy trong ngày, ngoài ra không một chuyến tiếp tế hay tản thương nào đáp xuống được.

Ngày 15/3/1971 suốt đêm cầm cự với địch quân, mọi quân nhân đều bắt đầu tiết kiệm đạn dược, chỉ bắn khi thấy giặc. 8.30 sáng, Ðại Tá Nguyễn Văn Ðiềm Trung Ðoàn Trưởng Trung đoàn 1/SĐ1BB xin tiếp tế đạn khẩn cấp (nguyên văn: Chúng tôi không xin tản thương, chỉ xin tiếp tế đạn khẩn cấp để chiến đấu).

11.00 giờ những thùng đạn cá nhân, lựu đạn, và đạn súng cối được thả xuống vị trí các TÐ3/1 và 4/1, một chiếc cobra bị bắn cháy, phi công và xạ thủ đại liên bị tử thương, các trực thăng khác đều bị trúng đạn, Chiếc CNC của Đại tá Giai TLP SÐ1BB bị hư hại nặng phải đáp khẩn cấp.

Ngày 16/3/1971, nhận thấy trận chiến quanh căn cứ hỏa lực Lolo vô cùng khốc liệt. Viện binh cộng quân được tăng cường với nhiều chiến xa từ hướng A-Lưới dẫn tới. Tướng Phạm Văn Phú Tư lệnh SĐ1BB đề nghị xin di tản căn cứ này để tránh bớt thiệt hại. Tiểu Đoàn 4/1/1BB là đơn vị sau cùng để bảo vệ cho cuộc lui binh. Sau quyết định này một đơn vị trực thăng của LÐ1 Không Vận Hoa Kỳ được lệnh vào Lolo bốc quân với bất cứ giá nào. TÐ4/1 sẵn sàng nghênh chiến, chống trả tối đa để bảo vệ và che chở cuộc rút quân. Nhưng giữa trận mưa pháo của địch, các phi công Mỹ đã cảm tử đáp xuống Lolo chỉ một lần duy nhất để bốc được BCH Trung Ðoàn 1BB và không thể trở lại sau khi 1 chiếc HU-1B và 1 cobra bị bắn cháy. Những súng đại bác 105ly bị bỏ lại và phá hủy. Từ 13.00 giờ cộng quân vây kín TÐ4/1 và chia cắt phòng tuyến đơn vị này nhiều nơi đến sáng ngày hôm sau.

Ngày 17/3/1971 khoảng 11.00 giờ trưa, cộng quân tập trung quân khoảng một Trung Ðoàn tấn công vào các Ðại Ðội còn lại của TÐ4/1. Sau 3 giờ giao tranh ác liệt tất cả Sĩ quan của đơn vị, từ Tiểu Ðoàn Trưởng là Trung tá Lê Huấn đến tất cả các Trung Ðội Trưởng đều tử trận. Quân số TÐ còn lại khoảng 100 người hầu hết đều bị thương và tất cả đều bắn hết đạn. Ðến 17.00 giờ, người chỉ huy cao cấp nhất của TÐ4/1 là Trung sĩ Lê Văn Hải, anh đã chỉ huy nhóm quân nhân còn lại khoảng 60 người rút về một địa điểm phía đông căn cứ khoảng 3km trong khi VC đuổi tới ngày một gần. May mắn cho họ, một phi tuần Skyhawk của TQLC Hoa Kỳ bay đến, với chiếc PRC25 duy nhất Trung sĩ Hải bình tĩnh liên lạc chỉ điểm cho các phi công Hoa Kỳ thả bom napalm đánh xuống địch quân, và Anh cũng nhờ các Phi Công chuyển lời về Khe Sanh xin tiếp tế đạn dược để các Anh chiến đấu tiếp.

Ngưỡng mộ về sự dũng cảm và anh hùng của những dũng sĩ TÐ4/1, Tướng Berry, Tư Lệnh SÐ101 Không Vận Hoa Kỳ đã đích thân bay lên điều khiển, phối hợp hỏa lực không quân để cứu họ. Sau cùng những người chiến binh anh hùng của TÐ4/1 đã được các phi công Trực Thăng Mỹ cảm tử đáp xuống bốc đi trước khi quân CSBV tàn sát họ. Sau 11 ngày chiến đấu Tiểu Ðoàn này đã hạ trên 1,000 quân CSBV. Với quân số 432 người khi ra đi, ngày 18/3/1971 về tới hậu cứ còn lại 63 người, tất cả đều bị thương, người chỉ huy còn lại duy nhất là một Trung sĩ. Bây giờ, họ nằm, họ ngồi chen chúc nhau trên sàn trực thăng, quần áo bê bết máu, và bùn đất, mặt mũi hốc hác phờ phạc vì đói khát, thiếu ngủ. Và bọn nhà báo ngoại quốc bất lương, khốn nạn, ác độc đến chụp hình họ rồi phụ đề: “những người lính VN hèn nhát không muốn chiến đấu được bốc về từ Hạ Lào”.

Chiến đoàn 1 đặc Nhiệm lui binh

Căn cứ A-Lưới là một căn cứ quan trọng trong cuộc hành quân Lam Sơn 719 được thiết lập từ ngày 9/2/1971 cách biên giới Lào-Việt khoảng 20km. Tại A-Lưới, trong chu vi khoảng 1km², BCH/LĐIND cùng Tiểu Đoàn 9 và một Pháo đội 105ly đóng quân về mạn Bắc QL-9; LĐ1 Kỵ Binh và Pháo đội 155ly đóng ở mạn Nam QL-9. Vào giai đoạn cuối cuộc hành quân, 2 Tiểu đoàn 2ND và 7ND được đặt dưới quyền điều động của LÐIND sau khi đồi 31 thất thủ. Khi SĐ1BB rút lui khỏi Tchépone cộng quân bắt đầu gia tăng áp lực vào Căn cứ A-Lưới. Cộng quân tập trung hỏa lực pháo vào căn cứ trên 2,000 quả đạn mỗi ngày gây thương vong không ít cho quân ta. (Thiếu tá Nguyễn Quang Sáng TÐP/TÐ1ND bị thương lúc sáng ngày 18/3/1971).

Trong suốt 40 ngày hành quân đã không có những trận đánh lớn xảy ra quanh A-Lưới, nhưng trận địa pháo thì xảy ra hằng ngày. Hỏa lực pháo binh từ A-Lưới đã yểm trợ hữu hiệu cho các đơn vị bạn quanh vùng từ các căn cứ Lolo đến đồi 31. Nhưng hỏa lực phòng không dữ dội của cộng quân đôi khi cũng đã gây khó khăn cho các phi vụ tiếp tế và tản thương. Có 2 lần vào ngày 27/2 và 3/3, cộng quân đã tập trung quân đông đảo cấp Trung Đoàn định tấn công vào A-Lưới nhưng đã bị quân Nhảy Dù phát hiện và dùng hỏa lực pháo binh, phi pháo và pháo đài B-52 hủy diệt.

Ngày 19/3/1971 Căn cứ A-Lưới được lệnh lui binh. Một công điện (ngụy trang) thượng khẩn và mật được gởi đi trên hệ thống điện báo từ BCH/LĐIIND đến các đơn vị trưởng các TĐ5, 6 và 11/ND: “Sẵn sàng nhận nhiệm vụ mới # hãy sử dụng hỏa lực B-52 tối đa # các đơn vị CBCD chuẩn bị chiến cụ cần thiết # stop”. Nhờ thế mà cộng quân đã không dám bám sát vào các đơn vị Nhảy Dù.

Sáng sớm hằng trăm chiếc trực thăng Hueys và các phi tuần Cobras của SÐ101 Không Vận bay rợp trời tới các điểm hẹn để bốc các đơn vị tiền đồn quanh A-Lưới. Trước tiên là các đơn vị thuộc TÐ8ND phía Tây Bắc sau đó đến các đơn vị thuộc TÐ7 và TÐ2ND.

TĐ7ND do Thiếu tá Trần Đăng Khôi TĐP chỉ huy thay thế Thiếu tá Lê Minh Ngọc đã bị thương nặng vào ngày 18/3/71 và TĐ2ND do Thiếu tá Lê Văn Mạnh TĐP chỉ huy thay thế cho TĐT Trần Kim Thạch từ ngày 3/3 khi TĐ2ND triệt thoái khỏi CCHL 30. Hai Tiểu Đoàn 2 & 7ND bị địch quân bám sát, và pháo dữ dội vào các điểm tập trung quân quanh bãi bốc nên các chiến sĩ ta bị thương rất nhiều. Hai đơn vị này phải giao tranh suốt ngày, vừa chiến đấu vừa triệt thoái. Các Sĩ quan chỉ huy các đơn vị tả xung hữu đột giữa trận tiền. Vừa chỉ điểm cho Cobras và phản lực phóng hỏa tiễn và oanh kích trên đầu địch, vừa liên lạc cho các Hueys bốc quân xuống các bãi đáp mới vừa thiết lập, vừa chỉ huy các đơn vị sắp xếp từng nhóm tập trung tại các điểm hẹn. Nhờ những Sĩ quan trẻ tuổi tài ba này đã làm cho tinh thần chiến đấu của các binh sĩ Mũ Ðỏ lên cao, tin tưởng vào tài lãnh đạo của cấp chỉ huy.

Các đơn vị khác bên trong căn cứ A-Lưới và Thiết Giáp rút lui bằng QL-9 cũng rời khỏi A-Lưới vào lúc 7.00 giờ sáng. Ðường QL-9 là con đường độc đạo, cheo leo và hiểm trở. Tại các khúc quanh và các khu rừng rậm đều có thể bị cộng quân phục kích. Con đường huyết mạch từ Bản Đông về tới biên giới Lào-Việt đã xử dụng được trong những ngày đầu, thì sau khi căn cứ 31 thất thủ và CCHL 30 rút đi, cộng quân đã len lỏi tới gần Quốc lộ 9, đóng chốt gây trở ngại cho mọi di chuyển tiếp tế và tải thương. Địch cũng đã bị thiệt hại nặng nề khi tấn chiếm 2 căn cứ 3O và 31 nên cũng tạm ngưng tấn công để củng cố lại lực lượng, chỉ còn xử dụng pháo để quấy phá và cho các đơn vị nhỏ đột kích vào các vị trí tiền đồn để cầm chân các lực lượng ta không hoạt động ra ngoài được. Lực lượng địch quân tập trung quanh A-Lưới ít nhất cũng một Sư Ðoàn với những Trung Ðoàn Chiến Xa và Pháo hỗ trợ. Ðấy là một lực lượng đáng sợ nếu chúng bố trí để phục kích lực lượng lui binh trên đoạn đường 12km từ A-Lưới đến Alpha. Để phá vỡ vòng vây của địch quân đang bố trí chung quanh và để cho cuộc lui binh được an toàn, BTL SĐND đã sử dụng các pháo đài bay B-52 ném bom rải thảm dọc theo lộ trình chuyển quân ở khoảng cách tuyến quân bạn chỉ chừng từ 400 đến 500 thước.

Lực lượng lui binh di chuyển thật cẩn trọng đề phòng tối đa các ổ phục kích của địch quân. Các đơn vị Nhảy Dù di chuyển dọc 2 bên QL-9 khoảng 1km, một số ít tùng thiết theo những chiếc M-113. Khi đoàn quân di chuyển được khoảng 2km, một chiến xa M41 dẫn đầu bị trúng đạn B-40 bốc cháy, đồng thời một đơn vị VC núp bên bờ suối xả súng bắn như mưa. Các chiến sĩ Dù phản công và trận chiến kéo dài suốt 3 giờ liền. Cộng quân tháo chạy và bỏ lại nhiều xác đồng bọn.

Ðại tá Lưỡng, LÐT/LÐIND đã liên tục bay trên không phận Hạ Lào để chỉ huy và điều động cuộc lui binh. Trong lúc đang bay thị sát cuộc rút quân của TÐ2ND, trực thăng của Ông đã bị trúng đạn phòng không của CSBV và bị rớt gần phía Bắc căn cứ Alpha. May mắn là trực thăng khi rơi quay vòng vòng và rớt gần một đơn vị Nhảy Dù đang di chuyển dưới đất, phi cơ bị va chạm mạnh nhưng không bị cháy, Ông bị văng ra xa và bị trật cổ chân. Ông và tất cả phi hành đoàn đều mau chóng được TÐ5ND giải cứu đưa về nơi an toàn. Quyền chỉ huy lui binh được Trung tá Lê Văn Ngọc, Lữ Ðoàn Phó thay thế.

Khi được báo cáo trực thăng chở Đại tá Lưỡng bị phòng không CSBV bắn rớt, Trung tướng Dư Quốc Đống đã bỏ ngang buổi họp hành quân với các Tướng lãnh khác, đích thân ra lệnh và theo dõi việc tìm kiếm tiếp cứu Đại tá Lưỡng bằng mọi giá. Sau khi chỉnh đốn lại đội ngũ, các xe cơ giới bị hư hại đều được phá hủy. Ðoàn lui binh của Chiến Đoàn Đặc Nhiệm tiếp tục di chuyển. Quãng đường từ A-Lưới đến Alpha 12km phải mất 2 ngày đường. Khi đoàn quân tới Alpha thì TÐ5ND đã rút, và khi đoàn quân tới Bravo thì TÐ11ND cũng đã rút. Khi đoàn quân Nhày Dù lui binh tới Bravo, cách biên giới Lào-Việt khoảng 5km, được tin cộng quân tập trung quân bố trí phục kích quân ta phía trước, Nên BCH Chiến Ðoàn cho đoàn quân băng rừng về hướng Ðông Nam để di chuyển. Công Binh Nhảy Dù được lệnh thiết lập một con đường tắt băng qua sông Xépone nơi phía Nam QL-9 để đoàn quân gồm cả Thiết Giáp và Nhảy Dù qua sông an toàn, tránh đoạn đường QL-9 gần biên giới đã bị cộng quân phục kích.

Trên quãng đường rừng rậm, di chuyển vô cùng khó khăn, các chiến xa di chuyển rất chậm chạp lại bị cộng quân chận đánh nhiều lần. Khi các phi tuần Skyhawk bay tới yểm trợ cũng rất khó khăn vì quân ta và địch giao chiến vị trí quá kề cận, một trái bom napalm thả xuống làm khoảng 100 binh sĩ bị thương vong. Trong cuộc chạm súng lần này 6 chiến xa bị bắn cháy. Trên đường rút về gần biên giới tại “Đồi Ma-Suối Máu”, nơi khúc quanh QL-9, có lô cốt kiên cố của Pháp để lại, là một vị trí chiến lược trong vùng, thiết vận xa chở BCH/TĐ1ND đã bị VC phục kích bắn B-40, Thiếu tá TĐT Nguyễn Xuân Phan bị tử thương và Thiếu tá La Trịnh Tường TĐP lên thay. Sau 4 ngày đêm lội suối băng rừng sáng ngày 23/3, Chiến đoàn 1 đặc Nhiệm cũng về tới biên giới. LÐ1 Thiết Kỵ chỉ còn lại 98 xe đủ loại so với 200 chiếc khi xuất quân. Bỏ lại Hạ Lào gồm có 21 chiến xa M41, 26 Thiết Vận Xa M-113 và 68 xe các loại khác.

SĐTQLC trên chiến trường Hạ Lào:

Tại mặt trận phía Nam, sau khi các đơn vị SÐ1BB và Nhảy Dù tuần tự lui binh thì các Sư Ðoàn bộ chiến, các Trung Ðoàn Chiến Xa và Pháo Binh CSBV bắt đầu tập trung chĩa mũi dùi về phía các cứ điểm Delta và Hotel của SÐTQLC. Mỗi ngày các căn cứ này phải hứng chịu hằng ngàn qủa đạn pháo đủ loại. Hai Tiểu đoàn 2 và 4 hoạt động xa về phía Tây sau nhiều ngày đụng độ đã phải rút về ngoại vi của căn cứ. Lữ đoàn đã được pháo binh từ Koroc (Lữ đoàn 258 Thủy Quân Lục Chiến) và không quân yểm trợ, bắn phá các đường tiến sát của địch, ngoài ra còn được pháo đài bay B-52 can thiệp tiếp cận một cách rất chính xác. Tuy vậy địch vẫn gan lì ẩn náu trong các hầm trú ẩn chống lại mọi cuộc tấn công của ta sau khi bom đạn chấm dứt. Cuộc chiến dằng co có chiều bất lợi cho Lữ đoàn vì vấn đề tiếp tế đạn dược và tải thương. Pháo của địch, kể cả súng không giật 75ly đặt ở các cao địa đối diện căn cứ đã bắn thẳng vào pháo đài chỉ huy, khiến đường dây antenna bị cắt đứt, một vài hầm trú ẩn bị sập đổ, vị trí pháo cũng bị hư hại. Trong tình hình đó, Bộ chỉ huy Lữ đoàn điều động Tiểu Đoàn 2 lui về trấn giữ ở phía Nam căn cứ. Tiểu Đoàn 4 rút về phía Đông Bắc dọn đường để khi cần Lữ đoàn sẽ rút về phía Đông (hướng của Lữ đoàn 258 Thủy Quân Lục Chiến). Bộ chỉ huy Lữ đoàn cũng có đề nghị Bộ tư lệnh Sư đoàn để cho toàn bộ đơn vị rút ra ngoài hoạt động vì không thể nằm trong căn cứ để hứng đạn pháo của địch. Nhưng đề nghị này đã không được áp dụng vì lệnh rút quân được ban ra vào buổi chiều cùng ngày. Một biến cố đã xảy ra vào rạng sáng ngày hôm sau, một Trung đội đặc công địch đã len lỏi qua phòng tuyến của Tiểu đoàn 5, đánh chiếm được một lô cốt án ngữ lối vào căn cứ ở phía Nam. Tuy nhiên địch cũng đã bị chặn lại và sau đó Tiểu đoàn 5 đã điều động một Đại đội tới giải tỏa, địch bị tử thương một số và đầu hàng số còn lại. Lấy khẩu cung thì được biết chúng thuộc một đơn vị của Sư đoàn 324 B có nhiệm vụ tiến đánh Lữ đoàn 147. Sau đó pháo địch ở phía Tây và Nam vẫn tiếp tục rót vào căn cứ và khu vực bố trí của Tiểu đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến.

Kể từ ngày 20/3, SÐ324B của CSBV siết chặt vòng vây, các chiến xa tiến gần căn cứ hơn và pháo khủng khiếp hơn. Không một chuyến bay tản thương hay tiếp tế nào đáp xuống được 2 cứ điểm sau cùng của lực lượng hành quân VNCH trên đất Lào.

Ngày 21/3/1971 vòng vây địch càng siết chặt hơn có lúc đôi bên chỉ cách nhau vài mươi thước. Ðịch quân vẫn pháo vào căn cứ ác liệt. Sức ép đối phương càng đè nặng lên các tuyến phòng thủ của Delta, Ðại pháo 130ly nã tới tấp vào căn cứ càng lúc càng dữ dội. Những trực thăng do các phi công tình nguyện cảm tử cố gắng đáp xuống ba lần nhưng không thành công.

Ngày 22/3/1971 Ðại tá Bùi Thế Lân, Tư Lệnh Phó SÐTQLC cho lệnh các Lữ Ðoàn Trưởng tùy cơ ứng biến, có thể di chuyển bằng đường bộ nếu tình thế bắt buộc. Vào lúc quá trưa, cộng quân bắt đầu xung phong, ít nhất 10 chiến xa đã lọt vào phòng tuyến để yểm trợ cho bộ đội của chúng. Các chiến sĩ Mũ Xanh đã dùng M72 bắn cháy 2 chiếc PT-76, và Phi cơ đã bắn cháy một chiếc khác. Cộng quân bị chết như rạ khi vượt qua bãi mìn. Nhưng chúng vẫn như ngây dại nhào tới. Phòng tuyến của 2 Tiểu Ðoàn TQLC quanh Delta bị cắt đứt nhiều nơi. Các TÐT/TÐ2 Thiếu tá Nguyễn Xuân Phúc và TÐT/TÐ4 là Thiếu tá Võ Kính đều bị thương. Trận chiến đẫm máu kéo dài trên 4 giờ. Phòng tuyến nhiều nơi đã bị cắt nhiều khoảng, các Tiểu Ðoàn 2, 4 và 5 bị đánh tan tác.

Ngày 23/3/1971 để chuẩn bị cho kế hoạch rút khỏi căn cứ, Bộ chỉ huy Lữ Đoàn đã đặc phái Đại đội A Viễn thám của Đại úy Hiển dò xét tình hình địch để quyết định con đường rút lui vào buổi tối. Nhưng Đại đội này đã lọt vào vòng vây của địch, sau 4 giờ giao tranh dữ dội với 2 Trung Đoàn 29 và 803 thuộc SĐ324B có chiến xa yểm trợ một số bị bắt kể cả Đại Đội Trưởng. Cuối cùng Bộ chỉ huy Lữ Đoàn đã quyết định sẽ mở đường máu rút lui khỏi CCHL Delta. Tiểu đoàn 4 đi trước mở đường, sau đến Tiểu đoàn 5, Bộ chỉ huy Lữ đoàn và Pháo binh, Tiểu Đoàn 2 đi đoạn hậu. Sau một ngày lặn lội. các đơn vị mới về tới Căn Cứ Hotel quân số còn lại khoảng 300 người.

Ngày 24/3/1971 quân CSBV với chiến xa yểm trợ tấn công vào căn cứ Hotel. Trước áp lực của địch quân quá nặng Ðại tá Bùi Thế Lân, Tư Lệnh Phó SÐTQLC ra lệnh cho LÐ258TQLC lui binh. 10.00 giờ sáng, những phi tuần cobras bao vùng, 6 chiếc phi cơ quần thảo trên 1 giờ đã bắn hạ ít nhất 10 chiến xa địch, còn lại khoảng 20 chiếc trên đường tiến về Hotel.. Trước áp lực quá nặng của quân CSBV, Đại tá Bùi Thế Lân TLP/SĐTQLC ra lệnh triệt thoái LĐ369 khỏi CCHL Hotel. Xế trưa ngày 24/3 với sự đồng ý của vị Tướng chỉ huy lực lượng đặc nhiệm TQLC Hoa Kỳ cạnh Đệ Thất Hạm Đội, những Chinook khổng lồ của lực lượng đặc nhiệm TQLC Mỹ từ ngoài khơi bay vào căn cứ Hotel và bốc những thương binh cùng BCH 2 LÐ147 và 258 TQLC trong đợt đầu, nhưng sau đó cộng quân pháo dữ dội nên không chuyến nào đáp xuống được và thành phần còn lại phải di chuyển bằng đường bộ. Việc triệt thoái 2 LĐ/TQLC khỏi căn cứ Hotel chiều ngày 24/3/1971, Tướng Hoàng Xuân Lãm, Tư Lệnh chiến trường không hề được tham khảo ý kiến hay được thông báo. Quyết định này đã làm đảo lộn hệ thống chỉ huy và là một đáng tiếc nghiêm trọng tại chiến trường.

Ngày 25/3/1971 các đơn vị VNCH đều rút về đến biên giới, tuy nhiên cuộc hành quân LS719 đến ngày 6/4/1971 mới chính thức kết thúc khi tất cả các lực lượng VNCH và đồng minh rút khỏi căn cứ Khe Sanh. Cuộc hành quân Lam Sơn 719 kết thúc trong vội vã, sau hơn một tháng trời giao tranh, để lại trên chiến trường bao nhiêu tổn hại cả về người lẫn vật chất của đôi bên. Sau đó tình hình tại Hạ Lào đâu lại vào đó, không có gì thay đổi. Phải chăng vì mục tiêu chính trị, và quyền lực của các thế lực quốc tế mong muốn, đã biến chiến trường Việt Nam thành nơi tử địa cho cả hai phía người Việt Quốc Gia và cộng sản. Tuy nhiên, vì chưa đạt được kết quả mong muốn hoàn toàn, nên đến mùa hè 1972 lại tiếp diễn trận tấn công vượt khu phi quân sự của quân cộng sản Bắc Việt vào tỉnh Quảng Trị, rồi từ đó dẫn tới Hòa Đàm Paris để kết thúc vai trò của Hoa Kỳ ở miền Nam Việt Nam.

Kết quả: Thiệt hại trong trận LS719 được tổng kết như sau:

Mỹ 215 chết, 1,185 bị thương, 42 mất tích
108 trực thăng bị bắn cháy, 7 phi cơ bị phá hủy
618 chiếc trực thăng khác bị trúng đạn hư hại.

VNCH 1,483 chết, 5,420 bị thương, 691 mất tích
96 đại bác bỏ lại Hạ Lào được phá hủy
21 chiến xa M41, 26 Thiết vận xa M-113 bị hủy diệt
68 xe khác đủ loại (kể cả bulldozers và cần trục).

CSBV 20,000 chết tại chỗ (có thể nhiều hơn gấp bội)
69 tù binh
76 đại bác, 93 súng cối, 5,000 vũ khí cá nhân
106 chiến xa bị bắn cháy (đếm được 88) 2,000 xe vận tải đủ loại
170,000 tấn đạn dược và chiến cụ bị phá hủy
1,200 tấn lương thực bị tiêu hủy.

 

Lính Nhảy Dù VNCH được trực thăng vận tấn chiếm
ngọn đồi 31 trong cuộc HQ LS 719 năm 1971

 

Trần Công Vinh, người xạ thủ trực thăng chết trẻ trong chuyến bay
bị bắn rơi tại Hạ Lào năm 1971. (Hình: Gia đình cung cấp)

 


Tài liệu tham khảo:

- Chiến tranh Việt Nam toàn tập của Nguyễn Đức Phương, Làng Văn xuất bản tại Canada 2001
- Operation Lam Son 719 From Wikipedia, the free encyclopedia
- Một cánh Hoa Dù của Trương Dưỡng, Tác giả xuất bản tại Orange County California năm 1998
- Biệt Động Quân trong Hành Quân Lam Sơn 719 của Vũ Đình Hiếu trên trang bietdongquan.com
- Những Trận đánh của BĐQ tại Hạ Lào của Trần Đỗ Cẩm trên trang nhà vietnam.ictglobal.net
- Hành quân Lam Sơn 719 của Mũ Xanh Hoàng Tích Thông trên trang TQLC
- Thiết Giáp tại Hạ Lào, Dấu Chân Chiến Mã của Trần Đỗ Cẩm
- Thiên Hùng Ca QLVNCH của Phạm Phong Dinh, 11/2004
- Trận Hạ Lào 1971 của Phạm Huấn, tác giả XB 19/6/1990 tại San José
- Tiểu Đoàn 7ND tại mặt trận Hạ Lào của Trung tá Lê Minh Ngọc Lữ Đoàn Trưởng LĐ4ND
- Khoảng Tối Nhìn Lên, Bút ký chiến trường của Đào Đức Bảo
- Tôi nhìn đồi 31 thất thủ của Truong Văn Vinh, LĐT51TC trên trang nhà Ái Tử Bình Điền ngày 31/10/2010
- Sư Ðoàn Nhảy Dù Việt Nam và Cuộc Hành Quân Lam Sơn 719 của Trung tướng James B. Vaught
- Và phỏng vấn các chiến hữu Nhảy Dù.

Bấm vào đây để in ra giấy

Bảng hướng dẫn đến các chương (bấm vào các con số sẽ đi thẳng đến chương đó):

01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22
23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 | 41 | 42 | 43 | 44
Mục lục

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

******34******

34. Trận đánh Căn Cứ Hỏa Lực 6 (4/4 đến 17-4-1971)

 

Bấm vào đây để in ra giấy

Trận đánh Căn Cứ Hỏa Lực 6

(từ ngày 4 đến 17/4/1971)

Tại chiến trường Hạ Lào, tất cả các cơ sở tiếp liệu, tiếp vận của địch quân, đều bị QLVNCH dẫm nát, nếu địch quân muốn phục hồi cũng phải mất thời gian dài, ít nhất là từ 6 tháng trở lên, nguồn tiếp tế từ Bắc vào Nam bị tê liệt, tan nát, nhưng địch quân muốn cho thế giới thấy rằng nguồn tiếp tế này không hề bị ngăn trở bởi cuộc hành quân vào Hạ Lào của chúng ta, nên địch đã mở cuộc tấn công vào Căn Cứ Hỏa Lực (CCHL) số 6 nằm ở hướng Tây của cứ điểm Tân Cảnh, Kontum. Cuối tháng 3/1971, mặt trận B3/CSBV do Hoàng Minh Thảo chỉ huy tung ba Trung đoàn chính quy thuộc Sư Đoàn 968, một Tiểu đoàn phòng không, một Tiểu đoàn súng nặng, và một Tiểu đoàn đặc công để đánh chiếm Căn Cứ Hỏa Lực 6. CCHL số 6 là một trong một dãy những cao điểm chạy dài từ Bắc xuống Nam với những Căn Cứ 6, 5, Yankee, Charlie và Hotel tọa lạc trên dãy núi hình cánh cung Rocket Ridge nằm dọc theo phía Tây Quốc Lộ 14 khoảng 12km, ở khoảng giữa Tân Cảnh và Kontum.

 

Căn Cứ Hỏa Lực (FSB) 6, ảnh nhìn từ hướng Đông Nam đầu năm 1971

 

Theo tin tức tình báo, BTL/QĐ II ghi nhận cộng sản Bắc Việt (CSBV) đã xử dụng Trung đoàn chính quy 66 từ mật khu 609 bên Lào đã xâm nhập vào khu vực thung lũng phía Tây Nam của Dakto và ém quân sẵn tại đây từ thời gian trước, đã nhận được tiếp vận đầy đủ để bao vây và tấn công căn cứ 6 từ trung tuần tháng 3. Hai Trung đoàn 31 & 28 còn lại cùng với đơn vị súng nặng chận đánh quân tăng viện. Tất cả súng phòng không và đại pháo của địch đều được chôn sâu vào sườn núi để tránh sự không tập của ta. Lúc trận chiến xảy ra, lực lượng trú phòng tại căn cứ này do một Tiểu đoàn Bộ Binh và một pháo đội 105ly của SĐ22BB đảm trách. Căn cứ đã bị vây hãm suốt 13 ngày liền, việc tiếp tế và tản thương gần như tê liệt, quanh căn cứ quân địch xử dụng trên 10 khẩu phòng không, đào hầm hàm ếch để phòng thủ, chống lại hỏa lực của không quân và pháo binh VNCH, đồng thời những hầm hàm ếch lại rất lợi thế cho địch ẩn núp và chiến đấu với đơn vị đến giải tỏa. Vì vậy các đơn vị ta tiến quân từ dưới lên đều bị cầm chân không tiến được, để rồi bị thiệt hại do súng cối và súng 75ly không giật.

Từ trên cao nhìn xuống, Căn Cứ 6 hình tam giác màu đất đỏ nằm chơ vơ trên đỉnh, ngay chính giữa trại, lá cờ vàng ba sọc đỏ nhỏ xíu phất phơ trước gió, xung quanh căn cứ triền núi dựng đứng, rừng xanh mọc răng cưa đến ngang lưng chừng núi, tiếp nối tới đỉnh chỉ là những bãi cỏ vàng cháy xém. Những vết bom đạn pháo kích lỗ chỗ khắp nơi, những công sự chiến đấu vỡ nát không nhận ra hình thù, còn ngun ngún khói bốc. Hai khẩu đại bác 105ly màu đen nổi bật lên trên nền đất đỏ. Sát về phía Bắc, gần ngay hàng rào phòng thủ là một vòng tròn bãi đáp của trực thăng, ở giữa một chữ H sơn màu trắng còn nhận ra lờ mờ. Tất cả là hình ảnh của một bãi chiến trường còn phảng phất mùi tử khí, hiện đang yên nghỉ trong sự căng thẳng, rình rập, đe dọa.

Chung quanh CCHL số 6, các phi cơ quan sát xác định địch quân có 7 vị trí súng cối và các loại súng nặng, vì thời tiết xấu, Không quân không thể yểm trợ hỏa lực và cũng không thể tản thương và tiếp tế cho binh sĩ tham chiến. Thiếu tướng Lê Ngọc Triển, Tư Lệnh SĐ22BB đã xử dụng 5 đơn vị cấp Tiểu đoàn Bộ Binh của SĐ22BB, để mở cuộc hành quân Quang Trung 22/1 để bẻ gãy kế hoạch bao vây của địch và gây tổn thất nặng nề cho Trung đoàn 66 CSBV, nhưng vẫn chưa giải tỏa được áp lực địch chung quanh căn cứ. Địch quân đang cố gắng tăng cường thêm quân để dứt điểm CCHL số 6, đơn vị phòng thủ của ta vẫn chiến đấu kiên cường và còn giữ vững được căn cứ này. Trước tình hình bi đát như thế, Quân Đoàn II đã yêu cầu Bộ Tổng Tham Mưu tăng viện lực lượng tổng trừ bị. Và đã được Bộ TTM gởi tăng viện LĐIIND với 3 Tiểu đoàn 5, 6 & 11ND do Đại tá Trần Quốc Lịch làm LĐT.

Lực lượng Địch

- 3 Trung đoàn Bộ Binh chính quy 28, 66 & 31. (3 Tiểu đoàn bao vây căn cứ 6, 6 Tiểu đoàn (2 Trung đoàn theo cung từ của tù binh) án ngữ trên các trục lộ dẫn đến căn cứ 6 theo chiến thuật “đả viện”)

- 1 Tiểu đoàn phòng không có 10 khẩu đội án ngữ trên đồi 1250
- 1 Tiểu đoàn súng nặng
- 1 Tiểu đoàn đặc công.

Lực lượng Bạn

- Bốn mươi lăm (45) chiếc Trực Thăng thuộc hai phi đoàn Không Quân Việt Nam Cộng Hòa và hai phi đoàn Không Lực Hoa Kỳ tại Cao Nguyên

- Hai (2) chiếc CNC (trực thăng dành cho các Sĩ quan chỉ huy)

- Hai (2) phi đội trực thăng võ trang AH-1 Cobra

- 3 pháo đội 105ly của Tiểu đoàn 2 Pháo Binh Nhảy Dù, bốn pháo đội 105ly và một pháo đội 155ly của Pháo Binh Sư Đoàn 22 Bộ Binh

- Lữ Đoàn II Nhảy Dù, Lữ Đoàn Trưởng Đại tá Trần quốc Lịch, Lữ Đoàn Phó Trung tá Nguyễn văn Vỹ

• TĐ5ND, Tiểu đoàn Trưởng Trung tá Nguyễn chí Hiếu, Tiểu đoàn Phó Thiếu tá Lê Hồng
• TĐ6ND, Tiểu đoàn Trưởng Thiếu tá Nguyễn văn Đỉnh, TĐ Phó Thiếu tá Nguyễn đình Ngọc
• TĐ11ND, Tiểu đoàn Trưởng Trung tá Ngô lê Tỉnh, Tiểu đoàn Phó Thiếu tá Lê văn Mễ
• TĐ2PBND, Tiểu đoàn Trưởng Thiếu tá Nguyễn Văn Lước, Tiểu đoàn Phó Thiếu tá Lâm quang Thường
• Và các đơn vị yểm trợ ĐĐ2QYND, ĐĐ2CBND và Trung Đội 2TTND.

 

Phóng đồ hành quân Căn Cứ Hỏa Lực 6

 

Ngày 4/4/1971 Lữ Đoàn II Nhảy Dù gồm TĐ5, 6 và 11ND, TĐ2PBND, ĐĐ2QYND, ĐĐ2CBND và Trung Đội 2TTND được không vận lên Pleiku từ phi trường Đông Hà bằng phi cơ C-141 của Hoa Kỳ tăng phái cho SĐ22BB để mở cuộc Hành Quân Quang Trung 22/2 giải tỏa áp lực địch quân quanh căn cứ 6. Bộ Tư Lệnh hành quân của Sư Đoàn 22 được đặt tại thị xã Tân Cảnh. Sau khi nhận lệnh hành quân Đại tá Trần Quốc Lịch đã bay thám sát địa thế chiến trường suốt một ngày để tìm giải pháp chiến thuật thích hợp và lập tuyến xuất phát cho các đơn vị tham chiến. Đại tá LĐT Lữ Đoàn II Nhảy Dù nhận định: Tình hình chưa nghiêm trọng lắm, địch quân chỉ muốn chứng tỏ khả năng có thể đương đầu với QLVNCH và chắc chắn sẽ không có khả năng kéo dài trận chiến. Và Ông đưa ra quyết định: Chúng ta sẽ đánh từ trên xuống, phải cố gắng làm vô hiệu các khẩu súng cối, và tiêu diệt các ổ phòng không bằng kế hoạch hỏa tập GAP (Ground and Air Preparation), sau đó trực thăng vận các đơn vị vào vùng.

Quan sát trên bản đồ khả dĩ chúng ta chỉ có hai bãi đáp có thể xử dụng được, bãi số 1 ngay trên đỉnh 1250, tức tiền đồn của CCHL số 6, nay đã bị địch chiếm, theo Phòng 2 của SĐ22BB thì chung quanh đây có tới trên 10 vị tri phòng không, bãi số 2 ngay tại CCHL số 6 với cao độ 1200. Tại bãi số 2 bất lợi nhiều hơn vì địch đã điều chỉnh sẵn cối từ nhiều vị trí khác nhau vào CCHL số 6, cũng như phòng không của địch đã chuẩn bị sẵn sàng để hạ máy bay khi đáp xuống căn cứ.

Đại tá LĐT ra lệnh cho SQLL/PBND: Này mấy thằng phòng không nhởn nhơ quá, ngày mai anh phải thịt tụi nó như anh đã làm ở Campuchia nghe không; Dùng pháo binh dập cho tụi nó một trận.

Sáng sớm ngày 6/4 1971 các đơn vị vào vùng hành quân bằng đường bộ, xe bắt đầu lăn bánh lúc 6:00G ngoại trừ Tiểu đoàn 5 và Tiểu đoàn 6 ở lại để trực thăng vận thẳng vào mục tiêu. Vừa đến vùng hành quân, ngày hôm sau 6/4/1971, Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù được điều động tấn công chận địch ở mạn sườn phía Bắc của Căn Cứ Hỏa Lực 6. (Trung tá Ngô Lê Tỉnh chỉ huy), để chận đường rút lui của cộng quân. TĐ11ND bung ngay vào trận địa, sẽ cố gây áp lực sườn phía Bắc của căn cứ, để nghi binh cho địch hiểu lầm rằng chúng ta sẽ đánh bằng đường bộ, như những đơn vị Bộ Binh trước đã làm. Bắt đầu lúc 18:00giờ chiều (ngày N-1) BCH/LĐIIND đã yêu cầu các cố vấn Mỹ gọi hai phi vụ thả 2 quả bom khổng lồ BLU-82B (Daisy Cutter) để khai quang dọn bãi đáp trong khu vực rừng già tại bãi số 1 ngay trên đỉnh 1250 và bãi số hai tại một đỉnh đồi ở phía Đông CCHL-6, hai quả bom này dã đánh trúng BCH của một Trung đoàn CS và tiêu diệt hầu hết các cán bộ cao cấp của đơn vị này. Do đó Bộ chỉ huy chiến trường của tướng VC Hoàng Minh Thảo đã ra lệnh cho các đơn vị của họ tìm cách tháo chạy để tránh thiệt hại tiếp. Sau đó kế hoạch tác xạ TOT (time on target) bắt đầu, hằng trăm đạn pháo tác xạ vào những vị trí súng cộng đồng của địch và những vùng nghi ngờ tập trung quân hay Bộ Chỉ Huy của địch. Trên 3000 đạn pháo binh đủ loại được trải dài như tấm thảm B-52. Suốt đêm 6 rạng 7 tháng 4/1971, Tiểu đoàn 11ND vùng vẫy tung các đợt tấn công nghi binh từ đỉnh Ngok Tang lên thẳng Ngok Ring Rua Căn Cứ Hỏa Lực 6, giáp mặt với một lực lượng bộ chiến Bắc Việt. Đơn vị cộng quân này có vẻ tránh né giao chiến với lực lượng Dù. Tiểu đoàn Trưởng TĐ11 Dù đã cho các binh sĩ dùng lựu đạn để tấn công vào các vị trí ẩn núp của địch quân dưới các cội cây cổ thụ trong rừng già và các vị trí có đặt súng cối, phòng không của địch làm bọn chúng phải hoảng sợ bỏ chạy.

Ngày N (mồng 7 tháng 4 năm 1971) mọi người còn đang ngáy ngủ, nhưng các chiến sĩ mũ đỏ thuộc LĐIIND và TĐ2PBND đã thức làm việc, liên lạc, phối hợp điều chỉnh tác xạ GAP, phối hợp đổ quân nhịp nhàng, vì đơn vị trực thăng Hoa Kỳ là đơn vị đổ quân đầu tiên xuống LZ đúng giờ G-0 rất nguy hiểm nếu phối hợp loạng quạng là sưng đầu ngay.

Đúng 10:30G (tức 7:30 giờ thực tế) mặt trời vừa ló dạng, các loạt đạn pháo binh đầu tiên nổ trên mục tiêu theo ý muốn, những vùng địch ngụy trang kín đáo, hỏa lực của Phi cơ và Pháo Dù đã khóa mồm các khẩu phòng không của địch quanh ngọn đồi. Liền sau đó Không Quân Việt Nam vào vùng đánh vào các mục tiêu theo đúng kế hoạch hỏa yểm.

Giờ G -10 năm trái đạn khói nổ trên LZ, phi đội Cobra sà vào LZ đánh dọc hai bên sườn, không một phản ứng của địch quân, chúng đã bị hỏa lực của ta vùi dập không dám ngóc đầu dậy. Máy bay CNC xuống thấp hơn bay trong tầm của phòng không địch, nhưng các xạ thủ phòng không của địch còn đang lẩn trốn vì bị ăn đạn liên tục từ hôm qua đến nay đã mệt nhừ, hoặc giả có thể chúng đã bị tiêu diệt, như vậy là kế hoạch hỏa yểm đã thành công.

Giờ G -7 những loạt đạn nổ nhanh, vũ bão của TĐ2PBND ào ạt dội trên mục tiêu lúc đó LZ bụi đỏ bốc lên bay mù mịt, rồi ba trái khói nổ trên LZ, Pháo đội ngưng tác xạ và với liên đội trực thăng võ trang kèm hai bao vùng, đoàn trực thăng chở quân sà vào LZ đổ quân (45 Trực Thăng chuyển quân, 2 CNC, 2 Phi đội AH-1 Cobra).

Những “Thiên Thần Sát Địch” của TĐ6ND phóng mình nhanh ra khỏi trực thăng đuổi theo lằn đạn của không pháo, chui dưới làn khói đạn vừa nổ lao tới các vị trí phòng không của địch, nhanh như đàn chim cắt, lẹ như đàn chim ó săn mồi, hoàn toàn không nghe tiếng súng cá nhân cũng như lựu đạn. Từng trực thăng đáp xuống, tiếng báo cáo quen thuộc của các tiền sát viên pháo binh đi với hai đại đội xuống bãi đáp, tường trình về điểm đứng và tình hình chiến sự, xen lẫn tiếng hô xung phong của các chiến sĩ TĐ6ND vang vang trong ống liên hợp. Đại tá LĐT ra lệnh TĐ6ND ngay 15 phút đầu phải thanh toán xong toàn bộ các vị trí phòng không của địch.

Ngay đợt đầu ta hoàn toàn vô sự, bắt sống 12 địch quân còn đang chúi đầu tránh pháo, và tịch thu sáu khẩu phòng không, rồi cứ từng bậc từng bậc các trung đội Nhảy Dù của TĐ6ND bung rộng ra. Tiếng báo cáo thu chiến lợi phẩm vang trên hệ thống chỉ huy, tiếng Tiểu đoàn Trưởng TĐ6ND dõng dạc điều quân trong hệ thống nội bộ. Trong lúc đó Pháo Binh cũng như Không Quân di chuyển hỏa lực sang các mục tiêu định sẵn trong kế hoạch hỏa yểm, đợt thứ hai đổ quân toàn bộ TĐ6ND xuống cũng vô sự, không một tiếng súng lớn của địch, sau đó TĐ6ND đánh sang sườn phía Tây của CCHL-6. Tiếp theo đó là hai đợt đổ quân của Tiểu đoàn 5ND do Trung tá Nguyễn Chí Hiếu chỉ huy. Theo kế hoạch hành quân, TĐ5ND được thả xuống bãi đáp số 2 tại đỉnh đồi ở phía Đông CCHL-6. Sau khi toàn bộ Tiểu đoàn đã nhảy xuống trận địa, Trung tá Hiếu cho lệnh Tiểu đoàn mở rộng đội hình tác chiến tiến quân ồ ạt tấn công địch về sườn núi phía Đông của ngọn Ngok Ring Rua (CC6). Đại đội 54 đánh ngay trên đường đi để vào bắt tay với đơn vị trú phòng của Căn Cứ Hỏa Lực 6. Còn lại 3 đại đội tác chiến 51, 52, 53 và đại đội chỉ huy tiếp tục thọc sâu bên sườn địch tấn chiếm đỉnh đồi 1021 triệt hạ các ổ phòng không của địch quân. Do địa thế rừng rậm dầy đặc cây cối to lớn, cộng quân lại ẩn nấp dưới hầm hố đào sẵn kiên cố, lính Dù phải dùng lựu đạn đánh sáp lá cà để dành từng gốc cây, từng thuớc đất với địch quân. Cùng lúc diễn ra cuộc tấn công của Tiểu đoàn 5 Dù ở sườn Đông căn cứ, thì tại sườn phía Tây, Tiểu đoàn 6 Dù, hai đơn vị Mũ Đỏ dàn đội hình tác chiến mở rộng vòng đai tiến cách LZ khoảng 600m thì đụng độ dữ dội với đơn vị địch. Do bị đánh từ ngang hông và cả hai phía Đông & Tây, các vị trí súng cộng đồng của cộng quân đã không sử dụng được vì tất cả công sự chiến đấu của địch quân đều đào hướng xuống chân núi, hoặc hướng lên căn cứ 6, không có một hầm nào hướng ngang hông cả, vì vậy nay không xử dụng được địch quân luống cuống hoàn toàn mất tinh thần, lớp chết lớp bỏ chạy tán loạn hàng ngũ, bỏ lại cả xác cấp chỉ huy Tiểu đoàn Trưởng, nằm vắt ngang giao thông hào, nhất là đối đầu với chúng lại là đơn vị Thiên Thần Sát Cộng, đánh như vũ bão không cho chúng kịp thở. Đến chiều tối các Thiên Thần Mũ Đỏ đã làm chủ trận địa.

Ngày 8/4/1971 các đơn vị Nhảy Dù tiếp tục mở rộng đội hình truy kích cộng quân quanh căn cứ. Khai thác cung từ của tù binh, Bộ Chỉ Huy cuộc hành quân đã biết rõ kế hoạch phối trí lực lượng của cộng quân quanh căn cứ 6 như sau: 3 Tiểu đoàn bộ đội bao vây Căn Cứ Hỏa Lực 6, trong đó một Tiểu đoàn dàn quân ở sườn Đông (hướng tiến quân của Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù), 2 Tiểu đoàn trải quân ở sườn Tây (hướng tiến quân của Tiểu đoàn 6 Nhảy Dù). Ngoài ra một đơn vị phòng không gồm 10 khẩu đội đã án ngữ Đồi 1250 (tiền đồn của Căn Cứ Hỏa Lực 6). Trong ngày 7 tháng 4/1971, 10 khẩu đội phòng không của địch quân đã bị tiêu diệt hoàn toàn, trong đó Tiểu đoàn 6 Nhảy Dù đã tịch thu được 6 khẩu còn nguyên vẹn, xạ thủ của 6 khẩu đội này có một số chết, một số bị bắt tại trận. Bốn khẩu còn lại bị TĐ5ND dùng pháo dập tiêu diệt cả xạ thủ lẫn súng. Về nhân mạng, phân nửa quân số của Trung đoàn cộng sản bị chết ngay tại trận địa, số còn lại tháo chạy.

Tiếp tục cuộc hành quân truy lùng, các đơn vị Lữ Đoàn II Dù tìm được các hố cá nhân được ngụy trang kín đáo, các hầm chỉ huy đào ngay dưới những khối đá lớn, nên các đợt phi pháo của Không quân đã không ảnh hưởng đến các công sự kiên cố này.

Theo cung từ của tù binh CS tổng kết hai ngày đầu hỏa tập: Tiểu đoàn phòng không bị tiêu diệt hoàn toàn, Trung đoàn bị thiệt hại 1/2 quân số, số còn lại như rắn không đầu, tinh thần chiến đấu không còn, đa số tháo chạy trối chết, chỉ những đơn vị không còn đường chạy mới phải đương đầu với các đơn vị Mũ Đỏ. Hai Trung đoàn còn lại một Trung đoàn chặn đánh quân đến tiếp viện, chúng bố trí tại những nơi mà chúng tiên đoán các đơn vị của ta sẽ tiến quân, Trung đoàn khác là đơn vị trừ bị của Sư Đoàn 968. Khi các hỏa tập TOT ngày N-1 trúng ngay Trung đoàn trừ bị, Trung đoàn chặn viện và bộ tư lệnh Sư Đoàn, nên 3 đơn vị này đã rút lui ngay đêm 7/2/1971, chúng sợ ở lại sẽ bị tổn thất thêm, vì vậy các đơn vị LĐIIND thật sự chỉ chạm trán với Tiểu đoàn phòng không, Tiểu đoàn đặc công và ba Tiểu đoàn chiến đấu. (Nếu điều quân từ dưới đánh lên, các đơn vị Nhảy Dù sẽ phải đương đầu với 4 Tiểu đoàn đả viện, sau đó đụng với một Trung đoàn có đặc công tăng cường, và một Tiểu đoàn phòng không. Tiến quân như vậy, một vài tháng không hiểu có làm nên cơm cháo gì hay không, hơn thế nữa cuộc chiến càng kéo dài thì tinh thần chiến đấu của binh sĩ càng xuống thấp. Thật sự việc quyết định của cấp chỉ huy vô cùng lợi hại cho đơn vị).

Sau 13 ngày hành quân, Các đơn vị Nhảy Dù đã làm cỏ sạch sẽ quân địch. Quân Dù đã áp dụng chiến thuật từ trên cao đánh xuống và xuyên hông địch, dùng vũ khí công phá như đại bác 90ly và 57ly không giật cũng như súng phóng hỏa tiễn M72 để triệt hạ các công sự phòng thủ, các ổ phòng không hay đại pháo của địch. Cộng quân bị vây đánh từ nhiều hướng mà chúng không thể tiên liệu được nên không còn đủ khả năng áp đảo căn cứ 6. Ngày 15/4 Căn cứ 6 hoàn toàn được giải tỏa với tiếng reo hò mừng rỡ của các chiến sĩ SĐ22BB đang tử thủ. Sau đó Lữ Đoàn II ND trở về Sài Gòn, và khoảng 4 tuần sau, cộng quân lại huy động một lực lượng hùng hậu cấp Trung đoàn tấn công Căn Cứ Hỏa Lực số 5 do một Tiểu đoàn/SĐ22BB trấn giữ để trả thù cho các đơn vị cộng quân vừa bị tiêu diệt.

 

Lùng và diệt địch giữa rừng sâu

 


Tài liệu tham khảo:

1. Giải tỏa CCHL Số 6 TÂN CẢNH của Bùi Đức Lạc trên trang nhà Nhaydu.com
2. Thiên Hùng Ca QLVNCH của Phạm Phong Dinh - LĐ1 & 2ND tại Căn Cứ 5 và Căn Cứ 6
3. Trận đánh căn cứ hỏa lực 6 năm 1971 của Vương Hồng Anh
4. Phỏng vấn các chiến hữu Nhảy Dù.
  

Bấm vào đây để in ra giấy

Bảng hướng dẫn đến các chương (bấm vào các con số sẽ đi thẳng đến chương đó):

01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22
23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 | 41 | 42 | 43 | 44
Mục lục

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

******35******

35. Trận đánh Căn Cứ Hỏa Lực 5 (24/5 - 19-6-1971)

 

Bấm vào đây để in ra giấy

Trận đánh Căn Cứ Hỏa Lực 5

(20/5/1971 đến 19/6/1971)

Căn cứ Hỏa lực 5 (CCHL-5) nằm ngay trên một đỉnh đồi cao độ 1338m gần ngã ba tam biên Việt-Miên-Lào, là một trong một dãy cao điểm chiến lược chạy dài từ Bắc xuống Nam với những Căn Cứ 6, 5, Yankee, Charlie và Hotel tọa lạc trên dãy núi hình cánh cung Rocket Ridge nằm dọc theo phía Tây Quốc Lộ 14 khoảng 12 cây số, cách căn cứ Tân Cảnh chừng 5 cây số về phía Nam và cách Căn cứ 6, đồi 1001, khoảng trên 2km chếch về phía Đông Nam. Ðơn vị trú phòng là Tiểu đoàn 2/Trung đoàn 42 của SÐ22BB do Thiếu tá Nghĩa làm Tiểu Đoàn Trưởng. Trung đoàn 42BB vốn là một Trung đoàn biệt lập thuộc Đặc Khu 44, đã có kinh nghiệm chiến đấu ngăn chặn, và tiêu diệt nhiều đơn vị bộ đội CSBV xâm nhập, mục đích cướp bóc miền Nam. Nhưng tình hình chiến sự ngày một gia tăng, một Trung đoàn Bộ Binh đơn độc khó có thể chống chọi được với áp lực thô bạo của CSBV. Năm 1969, Bộ TTM/QLVNCH đã sáp nhập Trung đoàn 42BB vào Sư Đoàn 22 Bộ Binh đã có sẵn 3 Trung đoàn 41BB ở Phù Cát, Trung đoàn 40BB ờ Bồng Sơn, và Trung đoàn 47BB Hàm Rồng-Pleiku để bảo vệ khu vực vùng 3 biên giới.

 

Căn Cứ Hỏa Lực (FSB) 5

 

Nhờ tin tức tình báo, đơn vị trú phòng TĐ2/Trung đoàn 42BB đã biết chắc Việt Cộng có khả năng đánh lớn, nên đã báo động cho các thuộc hạ sẵn sàng tác chiến, chuẩn bị thật kỹ lưỡng súng ống, đạn dược, phải luôn kiểm soát chặt chẽ các vọng gác không được lơ là chểnh mảng vì địch có thể tấn công bất cứ lúc nào.

Cộng quân tấn công CCHL-5:

Khoảng một tháng sau ngày đại bại tại Căn cứ hỏa lực 6, Tướng VC Hoàng Minh Thảo quyết chí phục hận, liền thu nhặt các đơn vị què quặt mới được tái trang bị sau các trận ở Hạ Lào và tại CCHL-6, được gần hai sư đoàn để bao vây và tấn công vào căn cứ hỏa lực số 5 đồi 1338. Cường độ ác chiến đẫm máu xảy ra quanh căn cứ này không thua gì trận chiến trước đó một tháng tại CCHL-6. Tiểu Đoàn 2/42/22BB đang trấn giữ CCHL-5.

Ngày 20/5/1971 mặt trận B3 CSBV tung 2 Tiểu đoàn K1/Trung đoàn 28 và Tiểu đoàn K3/Trung đoàn 400 Ðặc Công cùng một Ðại Ðội súng phun lửa tấn công CCHL-5. Buổi chiều, sau chuyến Trực thăng vừa tiếp tế xong, đêm đến vào lúc 3 giờ sáng, cộng quân với quân số áp đảo bắt đầu khai hỏa ngay cổng bên hông của căn cứ do ĐĐ3/2/42 của Trung úy Đắc trấn đóng. Từng loạt đạn B40, B41, AK đua nhau cắt xé hàng rào. Toán đặc công cảm tử của địch bò vào vòng đai phòng thủ bị đơn vị trú phòng phát hiện. Từng loạt tiếng hô xung phong bị cắt quãng bởi hàng loạt lựu đạn ném tay chính xác của các chiến sĩ BB phòng thủ dưới giao thông hào, đã bẻ gãy hàng loạt xung phong của giặc, phá vỡ âm mưu đột kích của địch.

Nhờ chuẩn bị trước, Tiểu Đoàn phòng ngự 2/42BB đã phản công quyết liệt, Từng loạt lựu đạn MK2, đã bẻ gãy hết đợt xung phong này đến đợt xung phong khác của địch. Tiếng nổ không nơi xuất xứ khiến địch quân hoàn toàn bỡ ngỡ và không phát hiện được chủ lực của ta phát xuất từ đâu, để mà triệt hạ và đành chịu bị động nằm tại chỗ chờ chết.

Rồi từng loạt đạn pháo tập dự phòng bắn xối xả trên đầu địch đã kềm chế các cuộc tấn công biển người mà địch thường áp dụng để uy hiếp các tiền đồn, những trái hỏa châu bắt đầu soi rọi bầu trời lộ dần cảnh chiến trường khét lẹt mùi thuốc súng, những tiếng thét hãi hùng trong đêm, cùng tiếng xung phong trong tuyệt vọng của kẻ thù, làm vững tin hơn trong lòng người chiến sĩ chiến đấu bảo vệ tự do; một chiến trường địch đã chọn và đã sắp xếp, để dàn trận địa chiến, thử lửa cấp Sư đoàn với quân trú phòng, VC đã thất bại hoàn toàn.

Mặt trời nhô lên cao cũng là lúc cuộc chiến đã tàn, đơn vị trú phòng mở cuộc hành quân lục soát chiến trường, sau khi bắc loa kêu gọi các tên địch quân còn sống sót đầu hàng, từng loạt đạn thi nhau xả vào những bụi rậm nơi có thể còn sức đề kháng của giặc. Nhiều xác địch nằm vắt vẻo đu đưa trên hàng kẽm gai phòng thủ, thế trận địch hoàn toàn tan rã.

Kết quả sơ khởi, ta bắt sống 11 tên đặc công, nhiều tên đã từng tham dự trận Hạ Lào, 43 xác đếm được chung quanh căn cứ và còn vô số xác khác chưa được kiểm chứng. Binh sĩ trú phòng bắt đầu tu sửa lại các hàng dây kẽm gai phòng ngự, các giao thông hào bị đạn địch phá sập, còn phải đào một hố lớn chôn tập thể xác các tử thi Việt cộng, bên ta hoàn toàn vô sự.

Cộng quân bao vây Căn Cứ:

Trưa lại, một chiếc trực thăng Chinook đến tiếp tế bổ sung những gì khiếm khuyết, và bốc đi các tù binh và những chiến lợi phẩm. Khi chiếc Chinook vứa cất cánh, nhiều tiếng nổ ầm lên vang vọng từ phi đạo, vài tiếng thét đau đớn của quân ta, có lẽ đã trúng đạn pháo. Sau một đêm tấn công bất ngờ không thành, địch chọn pháo khủng bố hầu lung lạc tinh thần binh sĩ ta, loạt pháo đã gây cho ta một tử thương và hai bị thương.

Thất bại ban đầu đã làm chùn chân giặc cộng, yếu tố bất ngờ không tràn ngập được mục tiêu như ý, các mũi dùi tấn công bị bẻ gãy, những ngày sau đó địch dồn sang pháo hỏa tập, canh bắn những trực thăng tiếp tế, khóa chặt đường lấy nước sinh hoạt hằng ngày, binh sĩ thiếu nước trầm trọng vì đường dẫn xuống nguồn suối đã bị địch cắt đứt hoàn toàn, trực thăng tiếp tế không thể nào đáp xuống phi-đạo. C47 bay từ trên cao thả dù tiếp tế có khi rơi vào vùng VC kiểm soát. Quân trú phòng nhờ vài cơn mưa nhỏ lất phất căng poncho mỗi người hứng được khoảng vài nón sắt, cũng không đến nỗi chết khát, tuy nhiên các loạt pháo của địch gây cho chúng ta nhiều tổn thất hơn về nhân mạng, tinh thần binh sĩ có phần bị giao động.

Chiều ngày 23/5, từ trên đỉnh núi Yankee, địch nã hàng loạt súng cối 82ly về phía ta, không gây thiệt hại đáng kể. Quân ta đã phản pháo và khóa họng ổ 82ly của địch.

Rạng ngày 24, từ trong đêm khuya tịch mịch, những tiếng gầm thét vang lên của từng loạt đạn. địch quân đã đánh vào mặt Nam của căn cứ, nơi Đại Đội 1 của Trung úy Lê Văn Thọ Đại Đội Trưởng trấn giữ. Lần này cộng quân có lẽ đã điều nghiên kỹ hơn, nên chúng đã tràn ngập được mục tiêu, Quân ta và địch đang quần thảo dữ dội nơi đó... Trung úy Thọ đã xin tác xạ trực tiếp vào chính đơn vị của mình. Bộ Chỉ Huy đã mất hẳn liên lạc vô tuyến...

Đại đội 1/2/42BB đóng độc lập như một tiền đồn án ngữ mặt trước của Tiểu Đoàn, nối liền Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn bằng con đường phẳng lỳ khoảng 300m, từ bên này nhìn sang bên kia rất rõ và vì thế, mặc dù đã tràn ngập mục tiêu, nhưng VC không dám chiếm giữ, một phần vì hỏa lực căn cứ rất là hùng hậu, một mặt muốn lấy lại uy tín vì thiệt hại quá nặng nề trong trận chiến đầu tiên. Sáng ngày, TĐ2/42 mở cuộc hành quân sang lục soát chiến trường, bắt liên lạc, gom các binh sĩ bị thất tán. Đơn vị lục soát mục tiêu đã không gặp một sức đề kháng nào. Kiểm điểm lại, Đại Đội 1 đã hy sinh hơn một nửa đại đội kể cả Trung úy Thọ ĐĐT, binh sĩ tản lạc đã được gom về đầy đủ, đổi lại 29 xác địch đếm được, chưa kể số không đếm được, chứng tỏ anh em đã chiến đấu rất anh dũng.

Ngày 26/5 và những ngày tiếp theo, VC nã đủ loại súng vào căn cứ, gây cho quân trú phòng nhiều thiệt hại, tất cả mọi sanh hoạt thường ngày bị gián đoạn. Tổng công có 3 chiếc trực thăng bị bắn rơi khi cố gắng tiếp tế và tản thương. Ðơn vị trú phòng là Tiểu đoàn 2/Trung đoàn 42BB của SÐ22BB đã bị bao vây hơn một tuần lễ, kho dự trữ của căn cứ bị pháo địch đốt cháy nên cạn kiệt hết cả đạn dược cũng như thực phẩm, vì vậy Quân Đoàn 2 khẩn cấp yêu cầu Bộ Tổng Tham Mưu tăng viện, do đó Lữ Đoàn I Nhảy Dù được điều động tham chiến tại chiến trường này.

Lực lượng Nhảy Dù tham chiến:

Lực Lượng địch: Mặt trận B3

- Trung đoàn 28 vừa tái bổ sung
- Trung đoàn 66 vừa tái bổ sung
- Trung đoàn 95 (còn gọi là Trung đoàn 400 Ðặc công)
- Ðơn vị phòng không.

Lực lượng Bạn:

- LÐIND do Ðại tá Lê Quang Lưỡng chỉ huy với 3 Tiểu đoàn

- TÐ3ND, TÐT là Trung tá Lê Văn Phát
- TĐ8ND, TĐT là Thiếu tá Văn Bá Ninh
- TĐ9ND, TĐT là Thiếu tá Trần Hữu Phú
- TÐ1PBND, TÐT là Thiếu tá Bùi Ðức Lạc
- ĐĐ1TSND
- Và các đơn vị yểm trợ ĐĐ1QYND, ĐĐ1CBND và Trung Đội 1 TTND.

Diễn tiến:

Việt cộng bây giờ trong tình trạng hoàn toàn bị động, tiến thối lưỡng nan quân số hao hụt, đói khát và bệnh tật, quân CSBV toàn là con nít khoảng 13, hoặc 14, 15. Các chốt đóng quân lộ dần, các phi tuần khu trục, phản lực Việt Nam Cộng Hòa và Mỹ phối hợp cùng pháo binh, thay phiên tác xạ ngày đêm. Lính VC ẩn náu sâu dưới hầm hố cá nhơn chiến đấu trong tuyệt vọng, các trung đoan chủ lực chận đánh viện binh ta đã không còn yếu tố bất ngờ nữa. Mặc dù vậy khi đã vào bước đường cùng, Vẹm có thể liều mạng hơn, vì bọn chánh trị viên VC luôn luôn xem mạng người như là cỏ rác, không hơn gì súc vật.

Diễn tiến:

Ngày 2/6/1971 BCH/Lữ Đoàn I Nhảy Dù với 3 Tiểu Đoàn 3, 8 & 9ND do Đại tá Lê Quang Lưỡng làm Lữ Đoàn Trưởng được không vận đến Phi Trường Cù Hanh Pleiku, sau đó dùng đường bộ di chuyển đến Dak To (Tân Cảnh) để giải tỏa áp lực địch. BCH/LĐIND, TĐ8ND trừ bị và các đơn vị yểm trợ đóng quân tại Tân Cảnh.

Ngày 3/6/1971 dưới sự yểm trợ hỏa lực của Pháo Binh, Cobra và khu trục skyraider, 3 Đại Đội Nhảy Dù 31, 32 và 34 dàn quân từ phía Nam căn cứ khoảng 3km, tấn chiếm mục tiêu trên núi quanh căn cứ hỏa lực số 5 nhưng bị hỏa lực của địch cầm chân không tiến lên được vì địch quân đã đào sẵn những công sự phòng thủ kiên cố sâu trong lòng núi và hỏa lực phòng không dày đặc của địch.

 

Phóng đồ hành quân Căn Cứ Hỏa Lực 5 ngày 3/6/1971

 

Hôm sau, ngày 4/6/1971 Tiểu đoàn 9ND được đưa vào vùng hành quân cách căn cứ 5 chừng 2km, về hướng Bắc, lục soát xung quanh để mở rộng vòng đai và triệt hạ các súng phòng không của địch. Các cánh quân của 2 Tiểu Đoàn đều chạm mạnh. Ðịa thế quanh căn cứ 5 rất hiểm hóc, rừng già cây cối to lớn cao ngất từng xanh, địch quân lại chuẩn bi sẵn đào những hố chiến đấu hàm ếch và lẩn khuất nên rất khó đánh. Chiến sĩ Dù phải cận chiến bằng lựu đạn tay mới diệt được địch thủ, các chốt VC lần lượt bị triệt hạ dần dần.

Đến ngày thứ ba 6/6/1971, LĐIND thay đổi chiến thuật, TĐ3ND và TĐ9ND vẫn giữ vị trí đánh cầm chân địch. Trong khi đó, TĐ8ND được trực thăng vận đổ thẳng bốn Đại Đội lên đỉnh núi đánh xuống. Sau khi đổ quân, Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù dàn đội hình tác chiến, chia thành 3 mũi tấn công từ trên đánh xuống, tức là đánh từ sau đánh tới. Đại Đội 83 của Đại úy Đức (Đức Cồ) án ngữ trên bãi đáp làm thành phần trừ bị. Mũi tấn công chính là Đại Đội 81 do Đại úy Trương Ngọc Ni làm ĐĐT tấn công vào sườn núi phía Đông. Cánh trái của ĐĐ81 là Đại Đội 82 của Đại úy Trần Toán tấn công vào sườn núi phía Bắc và Cánh phải do ĐĐ84 của Đại úy Nguyễn Quang Vân tấn công vào mặt phía Nam. Sau trận pháo hỏa tập kinh hồn và chính xác của TĐ1 Pháo Binh Nhảy Dù, ba cánh quân ào ạt tấn chiếm mục tiêu một cách thần tốc và bất ngờ.

Vì cộng quân chỉ chuẩn bị đội hình chận đánh quân tiếp viện từ phía chân núi đánh lên, không ngờ Nhảy Dù từ trên đánh xuống nên chúng không thể xoay xở được. Bị tấn công bất ngờ, địch quân hốt hoảng hết đường chống trả nên bị tiêu diệt gần hết, số còn lại bỏ chạy thục mạng về phía chân núi rồi lợi dụng đêm đen trốn rút đi mất bỏ lại chiến trường hằng trăm xác chết và ta đã tịch thu hăng trăm vũ khí đủ loại.

Trong trận này Tiểu Đoàn 8ND thiệt mất một sĩ quan trẻ tài giỏi Đại Đội Phó ĐĐ81ND là Trung úy Phạm Vĩnh Sanh bị cộng quân bắn sẻ trên đường tiến quân.

Ngay sau đó, Tiểu Đoàn 3ND đang làm rào cản và nghi binh dưới chân núi đã điều động các đơn vị trực thuộc đánh ngược lên núi dồn ép cộng quân ở hai đầu. Bộ chỉ huy Tiểu Đoàn & Đại Đội 30 chỉ huy được trực thăng đổ thẳng vào trong căn cứ 5. Đại Đội 33 do Trung úy Nguyễn Hữu Viên làm ĐĐT, được trực thăng vận đến án ngữ trên một ngọn đồi yên ngựa giữa CC5 và Yankee để làm trừ bị và ngăn chận địch quân tấn công từ phía sau. ĐĐ32ND do Đại úy Thiếp làm Đại Đội Trưởng, ở chân đồi phía Đông Nam Căn Cứ 5, chờ đêm tối, đột kích tấn công ngược lên đỉnh núi quanh mấy hang đá trước CCHL-5 mà địch thường ẩn núp để bắn đại bác không giật 57ly thẳng vào căn cứ. địch quân không ngờ các Thiên Thần Mũ Đỏ lại bay đêm. Nên khi lính Nhảy Dù vừa xuất hiện chúng không kịp trở tay, quân ta tung lựu đạn vô hang đá đã tiêu diệt trọn ổ và thu được một đại bác 57ly không giật và 4 khẩu AK-47 (Thiếu úy Hoa Hải Yến tử trận vì bị địch quân bắn sẻ).

ĐĐ34ND tiến chiếm đỉnh cao Yankee ở phía Nam CCHL-5 để diệt các khẩu pháo và phòng không của địch, chính nơi đây cộng quân đã bắn rơi một chiếc Skyraider bay xuống thấp để yểm trợ quân bạn. Trên đỉnh Yankee, cộng quân đã đóng chốt trong các công sự phòng thủ kiên cố do quân Mỹ để lại. Trung úy Ngua, ĐĐT/ĐĐ34 được lệnh bằng mọi giá phải chiếm cho bằng được. Đại Đội 31 sau khi dọn sạch mục tiêu được chỉ định, án binh bên triền núi sẵn sàng tiếp ứng cho đơn vị bạn.

Đại Đôi 34 chờ đêm đến, mở đội hình phân tán mỏng, nhanh như chớp tấn công vào mục tiêu, địch không kịp trở tay các chốt bị diệt gọn, thành phần còn lại hốt hoảng chạy tán loạn bỏ lại tại hiện trường trên 10 xác chết, 2 súng B40 và 8 AK-47. Về phía Đại Đội 34 Trung úy Phạm Đổng bị thương bể xương đầu gối. Sau khi thanh toán các mục tiêu, các đơn vị Nhảy Dù bung rộng lục soát quanh vùng. Cuối cùng sau 2 tuần lễ hành quân, Các chiến sĩ Nhảy Dù đã tiêu diệt hết từng chốt một của địch, các đơn vị CSBV đã tháo chạy về phía bên kia biên giới. Ngày 19/6/1971 quân dân ta reo mừng chiến thắng nhân ngày Quân Lực. Ðây là món quà đơn sơ của người lính chiến Nhảy Dù gởi tặng người hậu phương tại Quân Khu 2.

Sau đó LĐIND được di chuyển về Pleiku nghỉ ngơi một tuần lễ và lên phi cơ C-141 khổng lồ vào ngày 28/6/1971 được không vận về Sài Gòn sẵn sàng nhận nhiệm vụ mới.


Tài liệu tham khảo:

1. Thiên Hùng Ca QLVNCH của Phạm Phong Dinh - LĐ1 & 2 ND tại Căn Cứ 5 và Căn Cứ 6
2. Trận Chiến CCHL-5 của NT2 Nguyễn Văn Đây trên trang web: Cựu SQSQ/K2/DHCTCT/Dalat
3. Phỏng vấn các chiến hữu Nhảy Dù.

Bấm vào đây để in ra giấy

Bảng hướng dẫn đến các chương (bấm vào các con số sẽ đi thẳng đến chương đó):

01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22
23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 | 41 | 42 | 43 | 44
Mục lục

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

******36******

36. Mùa Hè Đỏ Lửa

 

Bấm vào đây để in ra giấy

Mùa Hè Đỏ Lửa - 1972

(Binh Chủng Nhảy Dù)

Năm 1972 là năm bầu cử của nước Mỹ xảy ra vào tháng 11, CSBV hy vọng một biến cố quân sự lớn như Tết Mậu Thân sẽ tạo được thuận lợi mới cho họ. Nên CSBV đã phát động chiến dịch tổng công kích vào giữa năm 1972 là thời điểm vận động tranh cử của các ứng cử viên Tổng thống và Quốc Hội Mỹ nhằm vào những thành phần phản chiến và người dân chán ghét chiến tranh. Chiến dịch này được định thời gian cho trùng với giai đoạn đầu của chiến dịch bầu cử Tổng thống và Quốc hội Mỹ, với hy vọng rằng chiến sự leo thang sẽ gây ra áp lực mạnh mẽ tại Mỹ để thành phần phản chiến sẽ vận động đòi hỏi hòa bình và chấm dứt chiến tranh.

 

 

Thực hiện kế hoạch này, cũng như Trận Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân năm 1968, Tướng Giáp đã lại “thí quân” và lần này quyết định tấn công với ba mặt trận lớn được bùng nổ vào mùa Hè 1972.

1. Mặt Trận Quân Khu 2 VNCH: hay còn gọi là mặt trận Tây Nguyên, khởi đầu ngày 3/4/1972, CS tung 3 Sư Đoàn chính quy SĐ2, SĐF10 và SĐ320 và một Trung đoàn chiến xa vượt biên giới Lào-Việt tấn chiếm Kontum và Pleiku với sự yểm trợ của các đơn vị địa phương như SĐ3 Sao Vàng hoạt động trong vùng Bình Định cùng Sư Đoàn 968 từ Hạ Lào vừa kéo sang làm thành phần trừ bị.

2. Mặt Trận Quân Khu 1 VNCH: ngày 4/4/1972, CS tung ba Sư Đoàn chính quy 304, 308, 325, cùng với 4 Trung đoàn biệt lập 31, 246, 270 và 126 đặc công, hai Trung đoàn xe tăng 202 & 203 và 3 Trung đoàn Pháo 36, 38 & 84 do Mặt Trận B5 chỉ huy vượt khu Phi Quân Sự tấn công trực diện vào tỉnh Quảng Trị và các Tỉnh thuộc Quân Khu 1 của VNCH với sự phối hợp của các đơn vị địa phương như SĐ324B các Trung đoàn 5 và 6 tại vùng Thừa Thiên và Đà Nẵng để cầm chân QLVNCH.

3. Mặt Trận Quân Khu 3 VNCH: ngày 5/4/1972, cộng sản tung 4 Sư Đoàn 5, 7, 9 và Bình Long với sự yểm trợ của 200 chiến xa và một sư đoàn pháo vượt biên giới tấn chiếm Lộc Ninh và An Lộc nhằm ra mắt cái gọi là Chính phủ bù nhìn Giải Phóng Miền Nam.

Chiến dịch này được nhà văn Phan Nhật Nam đặt tên trong bút ký chiến trường của ông và được mọi người đồng ý là: Mùa Hè Đỏ Lửa

 

Xem tiếp chương 37 - Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 - Mặt Trận Tây Nguyên

Bấm vào đây để in ra giấy

Bảng hướng dẫn đến các chương (bấm vào các con số sẽ đi thẳng đến chương đó):

01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22
23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 | 41 | 42 | 43 | 44
Mục lục

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trích và cập nhật từ quyển “20 Năm Chiến Sự” - Binh chủng Nhảy Dù
Tác giả:


Đại úy Võ Trung Tín Tiểu đoàn Truyền Tin SĐND – 714-856-9202
Đại úy Nguyễn Hữu Viên Tiểu đoàn 3 Nhảy Dù – 714-897-1435
1246 S. Huron Dr. Santa Ana CA 92704
Email:
20namchiensu@gmail.com



Tổng Phát Hành: Mr. Hải Võ
1246 S. Huron Dr. Santa Ana CA 92704
Tel: 714-856-9202. Email: 20namchiensu@gmail.com
Giá quyển sách:
$40.00USD (Ngoài Hoa Kỳ: $50.00USD)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THIÊN SỨ MICAE - BỔN MẠNG SĐND VNCH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình nền: Bộ Huy hiệu Sư Đoàn Nhảy Dù QLVNCH. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML-5 hay cao hơn.

 

Nguồn: Internet E-mail by Võ Trung Tín chuyển

 

Đăng ngày Thứ Sáu, July 29, 2016
Ban Kỹ Thuật Khóa 10A-72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH

 

GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư: Liên lạc
Trở lại đầu trang