Gia
Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Sưu tầm
Chủ đề:
Trường SQTB/TĐ-QLVNCH
Tác giả:
Khuyết danh
Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)
Trường
Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, Liên trường Võ khoa Thủ Đức hay còn gọi
là Trường Bộ binh Thủ Đức (đầu tiên ở Thủ Đức, đến năm 1974 thì
chuyển về Long Thành) là một trong bốn trường đào tạo Sĩ quan cho
Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Ba trường kia là Trường Võ Bị Quốc
Gia Đà Lạt, Trường Huấn luyện Không Quân Nha Trang và Trường Sĩ
Quan Hải Quân Nha Trang. Trường Thủ Đức hoạt động từ năm 1951 đến
năm 1975.
LƯỢC
SỬ:
Sau khi ký
Hiệp Ước Pháp–Việt ngày 5-6-1948 tại vịnh Hạ Long, công nhận Việt
Nam là một quốc gia độc lập trong khối Liên hiệp Pháp, Quốc
Trưởng Bảo Đại đã ký hiệp ước ngày 8-3-1949 tại điện Elysée với
Tổng thống Pháp Vincent Auriol, theo đó, Pháp sẽ giúp Việt Nam
thành lập Quân Đội Quốc Gia.
Ngày 23-12-1950, Pháp-Mỹ-Việt ký hiệp
Định hỗ tương, phòng thủ và viện trợ quân sự; theo đó, Mỹ viện
trợ cho Quốc Gia Việt Nam 2 tỷ Mỹ kim trong bốn năm, từ 1950 đến
1954 để trang bị cho quân đội. Cùng ngày, Nghị Định thành lập hai
trường Sĩ quan Trừ bị Nam Định và Thủ Đức được ban hành, nhằm đào
tạo Sĩ quan ngạch Trừ bị cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Ngày 5-5-1951, Bộ Quốc phòng mới thật
sự được thành lập bằng những cơ cấu tiên khởi đã được phác họa và
tạm sắp xếp từ thời chính phủ Trung ương Lâm thời Nguyễn Văn
Xuân.
Do Sắc
Lệnh của Quốc Trưởng Bảo Đại ký dụ số 12 ngày 15-7-1951, gọi Tổng
động viên thanh niên tuổi từ 18 đến 28 đều phải nhập ngũ. Việc
động viên thành phần Sĩ quan nhắm vào tư nhân, công tư chức, học
sinh, sinh viên có bằng từ Cao đẳng Tiểu học hay trung học đệ
nhất cấp hoặc tương đương trở lên. Trong đợt động viên đầu tiên,
vào năm 1951, có nhiều Sinh viên Sĩ quan đã đậu bằng tú tài hay
cử nhân, đặc biệt tại trường Sĩ quan Nam Định có 197 SVSQ
(55.33%) trong số 356 SVSQ có bằng tú tài trở lên, riêng Sinh
viên Sĩ quan Nguyễn Phú Đức đã có bằng tiến sĩ Luật Khoa.
Nhưng vì dự án xây cất trường ốc trên
đồi Tăng Nhơn Phú chưa hoàn tất nên khóa 1 Sĩ quan Trừ bị đã được
khai giảng tại hai địa điểm ở Bắc và Nam Việt, đó là Nam Định và
Thủ Đức.
Khóa
Sĩ quan Trừ bị đầu tiên khai giảng cùng một ngày 9-10-1951 tại
Nam Định và Thủ Đức. Trường Sĩ quan Trừ bị Nam Định huấn luyện
Sinh viên Sĩ quan thuộc các tỉnh từ Quảng Trị ra Bắc.
Tại Nam Định, trường sử dụng một số
phòng ốc trong Camp Carreau làm nơi huấn luyện. Camp Carreau là
một căn cứ quân sự của Bộ chỉ huy Quân đội Viễn chinh Pháp tại
miền Nam, nằm trong khuôn viên nhà máy sợi Nam Định. Vấn đề động
Viên sĩ quan lúc đầu cũng gặp một vài trở ngại như tại Nam Định
có một số khóa sinh, sau khi hết phép vào dịp Tết Nguyên Đán, đã
trở về đơn vị trễ hay bỏ học, không trở lại trường. Vì vậy cho
nên có một số Sinh viên Sĩ quan trong trường hợp nói trên đã bị
bắt giữ, nhưng sau lại được thả ra và đưa vào Thủ Đức tiếp tục
học khóa 1 hay được phép thi vào trường Võ Bị Đà Lạt.
Trường Sĩ quan Trừ bị Nam Định chỉ đào
tạo được một khóa rồi đóng cửa vĩnh viễn vào năm 1952 vì tại Thủ
Đức, trường lúc đó đã được xây dựng xong, đủ chỗ cho cả khóa.
Sinh viên khóa 2 Nam Định được đưa vào Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ
Đức. Trường tọa lạc trên khu đồi Tăng Nhơn Phú, cách chợ Thủ Đức
khoảng hai cây số. Trường Sĩ quan Trừ bị Nam Định được bàn giao
lại cho trường Võ Bị Nam Định vào khoảng cuối năm 1952.
Tại Thủ Đức, để có đủ quân số khẩn
thành lập các đơn vị khinh quân thay thế quân Pháp rút khỏi các
đồn bót, lệnh Tổng động viên đã được ban hành vào ngày 1-4-1953.
Theo kế hoạch dự trù thì việc động viên được chia làm 4 đợt, mỗi
đợt 10,000 người trong tháng, kể từ tháng 7-1953. Các thành phần
trước đây đã phục vụ trong quân ngũ, nay cũng bị tái ngũ. Ngoài
ra, 60,000 thanh niên Việt Nam cũng được lệnh nhập ngũ để thụ
huấn hai tháng về căn bản quân sự, sau khi mãn khóa, họ được trở
về với gia đình để chờ lệnh. Sự thực thì vấn đề động viên binh sĩ
lúc bấy giờ chỉ là một nhu cầu chính trị.
Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức huấn
luyện Sinh viên Sĩ quan trình diện nhập ngũ thuộc các tỉnh từ Huế
trở vào Nam. Ban đầu trường tạm dựng những dãy nhà mái lá, vách
phên tre làm chỗ cho Sinh viên Sĩ quan tạm trú.
Chương trình huấn luyện Sĩ quan Trừ bị
cũng tương tự như chương trình đào tạo các Sĩ quan hiện dịch.
Thời gian huấn luyện dài khoảng 6 tháng, không kể thời gian thực
tập. Tính đến cuối năm 1953, Quân Đội Quốc Gia gồm có 198,000
người, trong đó 151,000 (76.27%) là chính quy và 47,000 (23.73%)
là phụ lực quân.
Ngày 12-8-1954, dụ số 12 ký ngày
15-7-1951 và các nghị định liên quan đến dụ trên đều tạm đình chỉ
cho đến khi có lệnh mới. Lệnh động viên được tạm ngưng nhưng các
quân nhân Trừ bị vẫn được lưu giữ.
Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức hoạt động
tới cuối tháng 4-1975, lúc đó mang tên là Trường Bộ Binh.
Từ khóa 1 đến khóa 5, hơn 4,000 Sĩ quan
được đào tạo tốt nghiệp với cấp bực Thiếu úy, không tốt nghiệp
thì tùy theo số điểm sẽ mang cấp Chuẩn úy hay Hạ sĩ quan.
Thiếu úy sau 2 năm được đương nhiên
thăng Trung úy và Chuẩn úy sau 1 năm được đương nhiên thăng Thiếu
úy.
Từ khóa 6
trở về sau, tốt nghiệp với cấp Chuẩn úy.
TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA TRƯỜNG SĨ
QUAN TRỪ BỊ TRẢI QUA BA GIAI ĐOẠN:
Giai đoạn 1951-1955:
Để đáp ứng nhu cầu cán bộ chỉ huy các
đơn vị tân lập cho kế hoạch bình định lãnh thổ và để thay thế các
Sĩ quan Pháp hiện đang chỉ huy đơn vị Việt Nam, trường Sĩ quan
Trừ bị được thành lập vào khoảng đầu năm 1951 và khởi sự huấn
luyện từ tháng 10-1951.
Khóa 1 Sĩ quan Trừ bị khai giảng vào
ngày 16-10-1951. Tại Nam Định, sĩ số là 356 Sinh viên Sĩ quan,
mãn khóa vào ngày 1-6-1952, được đặt tên là Khóa Lê Lợi. Tại Thủ
Đức, sĩ số khoảng 250 Sinh viên Sĩ quan, mãn khóa vào ngày
31-5-1952, được đặt tên là khóa Lê Văn Duyệt. Tổng cộng cả hai
khóa Lê Lợi và Lê Văn Duyệt có 580 tân Sĩ quan gồm 495 Thiếu úy
và 85 Chuẩn úy. Thủ khoa khóa Lê Lợi là Thiếu úy Nguyễn Duy Hinh
và thủ khoa khóa Lê Văn Duyệt là Thiếu úy Phạm Kim Quy. Cấp hiệu
thiếu úy, dập theo cấp bậc của quân đội Pháp, là một gạch vàng
hay trắng bằng kim tuyến, nằm trên hai cầu vai. “Lon” mầu trắng
dành cho các Sĩ quan thuộc binh chủng Thiết Giáp, Quân Cụ và
Thông Vận Binh. Cấp hiệu mầu vàng dành cho Bộ binh và các binh
chủng khác.
Chỉ huy trưởng đầu tiên người Việt là Đại tá Phạm Văn Cảm, xuất
thân Trường Thiếu Sinh quân. Trong Giai đoạn 1951-1954, các Sĩ
quan tốt nghiệp mang cấp bậc Thiếu úy và có thể chọn ở lại Bộ
binh hay chuyển sang các quân chủng Không quân, Lục quân hoặc
binh chủng Nhảy Dù.
Nhằm tăng cường cho biện pháp động
viên, ngày 12-4-1954, thủ tướng Bửu Lộc đã quyết định động viên
tập thể mọi thanh niên sinh từ 1-1-1929 đến 31-12-1933. Hầu hết
số người trong hạng tuổi này, khoảng 1,250 người đủ điều kiện học
vấn, đã trình diện các Bộ Tư lệnh Quân khu để theo học khóa khóa
4 (Khóa Cương Quyết và Cương Quyết 2 gồm 1,250 Sinh viên Sĩ quan.
900 Sinh viên Sĩ quan, khai giảng vào ngày 25-3-1954 tại Trường
Thủ Đức (Khóa Cương Quyết), số 350 sinh viên còn lại được chuyển
lên Đà Lạt thụ huấn (Cương Quyết 2), nhưng đến ngày mãn khóa,
1-10-1954, người ta ghi nhận chỉ còn lại 160 thiếu úy và 99 chuẩn
úy tốt nghiệp, gần 100 sinh viên khác không hội đủ điều kiện nên
đã bị loại sau kỳ khảo hạch giai đoạn 1. Thủ khoa Cương Quyết 2
tại Đà Lạt là Thiếu úy Ngô Văn Lợi. Thời gian huấn luyện dành cho
khóa 4 là 6 tháng nhưng khóa Cương Quyết tại Thủ Đức mãn khóa sau
khóa Cương Quyết 2 tại Đà Lạt đúng một tuần.
Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức đã đào
tạo hơn 4,000 Sĩ quan (từ khóa 1 đến khóa 5).
Sau khi hoàn tất việc huấn luyện khoá 5
Sĩ quan Trừ bị, Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức tạm ngưng đào tạo
Sĩ quan Trừ bị trong một thời gian khoảng 2 năm do ảnh hưởng của
Hiệp Định Genève ngày 20-7-1954 trong điều kiện giảm trừ quân bị.
Vào cuối năm 1955, các lớp huấn luyện
chuyên môn như Quân Cụ, Quân Chánh, Thông vận binh, Thiết giáp
binh, Pháo binh, Công binh, Truyền tin... lần lượt trở thành các
Trường chuyên môn, phụ trách huấn luyện cán bộ các cấp, từ hàng
binh sĩ cho đến sĩ quan, thuộc binh sở hay binh chủng. Nhưng các
trường hay lớp huấn luyện chuyên môn này vẫn được đặt dưới quyền
kiểm soát của Bộ Chỉ Huy Trường Sĩ quan Trừ bị. Do đó, vào đầu
năm 1957 trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức được cải danh thành Liên
Trường Võ Khoa Thủ Đức gồm các quân trường:
Trường Bộ Binh,
Trường Thiết Giáp,
Trường Pháo Binh,
Trường Công Binh,
Trường Truyền Tin,
Trường Quân Cụ,
Trường Thông Vận Binh,
Trường Quân Chính.
Riêng hai trường Pháo Binh và Công Binh
tuy thống thuộc Liên trường nhưng trú đóng tại Bình Dương và Khoá
6 sĩ quan trừ bị được tiếp tục huấn luyện ngày 25-3-1957. Khoá 6
là khóa sĩ quan trừ bị đầu tiên kể từ ngày nước Việt Nam bị chia
cắt làm hai miền Nam, Bắc tại vĩ tuyến thứ 17 bởi Hiệp Dịnh
Genève, do Pháp và Việt Minh cùng thỏa thuận ký kết vào ngày 21
tháng 7, năm 1954. Đại úy Nguyễn Viết Thanh, sau này là Thiếu
tướng Tư Lệnh Quân Đoàn IV, được chỉ định làm giám đốc “Trường Sĩ
quan Trừ bị” này. Tổng số Sinh viên Sĩ quan khóa 6 gồm khoảng 600
người kể cả 200 khóa sinh thuộc Bảo An đoàn. Đặc biệt khóa này
được huấn luyện trong thời gian 11 tháng để các tân sĩ quan có đủ
khả năng chỉ huy một đơn vị cao hơn cấp trung đội khi cần.
Cũng kể từ khóa 6 Sĩ quan Trừ bị, Sinh
viên Sĩ quan sau khi tốt nghiệp được mang cấp bậc Chuẩn úy thay
vì Thiếu úy như 5 khóa trước áp dụng quy chế của quân đội Pháp.
Chuẩn úy Phạm Văn Vĩnh Thủ khoa khóa 6.
Giai đoạn 1955-1963:
Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức được đổi
tên thành Liên trường Võ khoa Thủ Đức, ngoài Sĩ quan Bộ binh,
trường còn đào tạo Sĩ quan Thiết vận, Quân chính, Quân cụ, Quân
nhu, Quân y, Dược, Truyền tin, Công binh, Thông vận binh (xa
binh). Thời gian huấn luyện: 38 tuần.
Từ 1955 đến 1961, Liên trường Võ khoa
Thủ Đức cung cấp:
2/3 tổng số Sĩ quan Bộ Binh,
80% cán bộ (Sĩ quan và chuyên viên Quân Nhu),
89% cán bộ Quân Cụ,
95% cán bộ Thiết
Giáp và Truyền Tin,
97% cán bộ Pháo
Binh,
90% cán bộ Công Binh.
Kể từ Khóa 10 (tháng 6-1960), các khóa
sinh có bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp phải qua một kỳ thi tuyển để
theo học vào Trường Sĩ Quan Trừ Bị.
Tháng 10-1961, một số trường chuyên môn
được tách ra. Liên Trường Võ khoa Thủ Đức chỉ còn ba Trường là Bộ
Binh, Thiết Giáp, Vũ thuật và Thể Dục Quân Sự.
Đầu năm 1962, Bắt đầu từ Khóa 13 điều
kiện theo học Trường Sĩ Quan Trừ Bị là phải có bằng tú tài 1 trở
lên. Các khóa sinh Bảo An kể từ khóa này cũng phải qua kỳ thi
tuyển.
Từ
tháng 10 năm 1962, Liên Trường phụ trách huấn luyện những Sĩ Quan
Lục Quân (Bộ Binh) về theo học lớp Đại Đội Trưởng Bộ Binh (theo
chương trình học khi tốt nghiệp được văn bằng tốt nghiệp Đại Đội
Trưởng hay Bộ Binh Cao Cấp)
Ngày 1 tháng 8, năm 1963 (giữa khóa 15)
Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức đổi tên thành Trường Sĩ Quan Trừ Bị
Thủ Đức và chỉ đảm trách việc đào tạo Sĩ Quan Trừ Bị cho toàn thể
Lục Quân Việt Nam. Mỗi năm, Trường có ba khóa huấn luyện.
Sau cách mạng (đảo chánh) 1-11-1963,
Bảo An cải danh thành Ðịa Phương Quân.
Ngày 1 tháng 7, năm 1964, Trường Sĩ
Quan Trừ Bị Thủ Đức được đổi lại danh xưng Trường Bộ Binh cho đến
năm 1975.
Tháng 4, năm 1964, Trường được giao phó thêm việc huấn luyện lớp
Tiểu Đoàn Trưởng Bộ Binh.
Từ năm 1951 đến 1967, mỗi năm chỉ có
một khóa, đánh số từ 1 đến 27. Đến năm 1968, một năm có nhiều
khóa, nên đánh số theo năm (1/68, 2/68...)
Giai đoạn 1964-1975:
Sau biến cố Tết Mậu Thân và sắc lệnh
Tổng Động Viên ban hành ngày 19-6-1968, hàng năm Trường Bộ Binh
Thủ Đức đào tạo 6 đến 8 khóa, do nhu cầu chiến trường. Chương
trình huấn luyện chia thành hai giai đoạn: Trong giai đoạn 1,
khóa sinh được gọi là Tân Khóa Sinh Dự bị Sĩ quan, thụ huấn tại
Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung. Sau khi hoàn tất giai đoạn 1,
các Tân Khóa Sinh/Dự bị Sĩ quan đủ tiêu chuẩn được chuyển sang
Thủ Đức học tiếp giai đoạn 2. Về sau, các Tân Khóa Sinh được huấn
luyện giai đoạn 1 ngay tại Thủ Đức.
Trong giai đoạn này, vì số lượng SVSQ
quá lớn, thiếu trường sở và huấn luyện viên, nhiều khóa Sĩ quan
Trừ bị đã được đào tạo tại Trường Hạ Sĩ quan Đồng Đế.
Các giai đoạn học của Sinh viên Sĩ
quan:
Chương
trình huấn luyện đào tạo sĩ quan chỉ huy Trung đội gồm có 2 giai
đoạn:
Giai
đoạn 1 (18 tuần):
Bộ binh căn bản. Tác chiến cá nhân.
Cơ bản thao diễn, tác xạ, vũ khí cá
nhân (Colt 45, Garand M1, tiểu liên Thompson, trung liên Bar,
Carbine M1, M2, AR15, M16). Thủ lịnh các đội hình hàng dọc, hàng
ngang, quả trám. Học cách chỉ huy tiểu đội.
Giai đoạn 2 (28 tuần):
Tập chỉ huy trung đội. Chiến thuật
trung đội. Vũ khí cộng đồng. Chiến thuật đánh đêm, đánh ngày, bố
trí hỏa lực, các đội hình di chuyển khi hành quân, khi phòng thủ,
dừng quân, hành quân đổ trực thăng, tùng thiết Thiết giáp, vượt
sông, phục kích, tao ngộ chiến, xa luân chiến...
Học Chiến tranh chính trị, Quân pháp,
Lãnh đạo chỉ huy, giải tán biểu tình, bắt tù binh... Rèn luyện
can đảm bằng bò hỏa lực bắn đạn thật, đi dây tử thần, tuột núi,
vượt sông.
Vũ
khí cộng đồng như: đại liên, súng cối 60ly, 81ly, súng phóng hỏa
tiễn M72, M79...
Tuần lễ hành quân thực tập để ôn lại
tất cả những môn học, được tổ chức bên ngoài các bãi tập.
Trong năm 1969-1970, mấy chục Sinh viên
Sĩ quan đã chết trên những bãi tập do mìn thật của Cộng quân gài
trên đường thực tập.
Quân sự là phương tiện của chính trị,
Sinh viên Sĩ quan cũng được học về những điều sai lầm của Chủ
nghĩa Cộng Sản.
Bắt đầu khoá 26, áp dụng phương pháp
huấn luyện theo Bộ Binh Hoa Kỳ. Chương trình học vẫn nội dung cũ,
chỉ khác biệt ở phần huấn luyện thể chất. Cụ thể là di chuyển
bằng cách chạy. Vất vả nhiều cho Sinh viên Sĩ quan hơn. Theo kiểu
Hoa Kỳ không nổi, vì thể chất của người Việt Nam nhỏ con hơn
người Mỹ, do đó, có sự điều chỉnh cho hợp với thể trạng của người
Việt Nam. Một sĩ quan cán bộ tốt nghiệp Fort Benning, anh Nguyễn
Thượng Hà, sau một thời gian chạy theo đại đội, bị ngã gục vì
kiệt sức. Giải ngũ.
Một số sĩ quan được gởi sang Mỹ học
khoá Bộ Binh ở trường Fort Benning, tiểu bang Georgia, Hoa Kỳ,
kéo dài 24 tuần lễ đã đào tạo hàng trăm sĩ quan làm cán bộ của
Liên Đoàn Sinh viên Sĩ quan Trường Bộ Binh.
Tháng 4-1974 Trường Bộ binh Thủ Đức
chuyển sang căn cứ huấn luyện mới tại Long Thành (doanh trại cũ
của Quân Đội Thái Lan cũ).
Đến đầu tháng 4, năm 1975, Trường Bộ
Binh lại dọn về Thủ Đức. Khóa cuối cùng là khoá 3/75.
Ngày 27-4-1975 trường lại được lệnh di
tản chiến thuật về Tăng Nhơn Phú-Thủ Đức để nghênh cản địch quân
dưới quyền điều động của Đại tá Liên đoàn trưởng Lộ Công Danh.
Một trong những nhân chứng có mặt tại đồi Tăng Nhơn Phú vào giờ
chót của ngày cuối cùng, ông Minh Tân Lê Quảng Trị, đã tường
thuật đại để như sau: Vào lúc 8 giờ 15’ sáng 30-4-1975, từ xa lộ
Biên Hòa, 4 chiến xa T-54 của CS Bắc Việt lồng lộn tiến nhanh về
phía quân trường Thủ Đức, nhưng ba trong bốn chiến xa nói trên đã
bị bắn cháy ngay tại bờ rào kẽm gai bởi pháo binh 105ly bố phòng
trực xạ.
Chiếc
chiến xa T-54 còn lại vượt thoát chạy thẳng vào trung tâm trường
Thủ Đức, dùng đại liên 50 trên pháo tháp bắn sối xả vào lực lượng
phòng thủ khiến Trung tá Ông Văn Tuyên, Trung sĩ I Nhân và 5 Sinh
viên Sĩ quan tử thương, Thiếu tá Vương Bá Thuần và 9 người khác
bị thương. Sau đó chiếc chiến xa này chạy thẳng ra cổng số 1, tìm
đường tẩu thoát nhưng đã bị các tổ Sinh viên Sĩ quan sử dụng súng
phóng hỏa tiễn M72 bắn đứt xích. Khi chiến xa lết ra tới Niệm
Phật đường Quảng Đức, chợ Nhỏ, chúng quay pháo tháp vào Trường,
tiếp tục bắn phá.
Trước tình trạng nan giải này, hai tân
khóa sinh, mỗi người tình nguyện mang 4 trái lựu đạn lân tinh, bò
ra ngoài để tiêu diệt chiến xa địch. Trong lúc chiếc T-54 đang
nhả đạn vào Trường, hai khóa sinh nói trên đã leo lên chiến xa,
thả lựu đạn lân tinh vào trong pháo tháp khiến chiến xa địch phát
hỏa, đạn trong pháo tháp phát nổ tung.
Chiến tích dũng cảm của hai tân khóa
sinh không những đã làm mọi người phải ngưỡng phục mà còn nói lên
cái khả năng chiến đấu siêu việt cũng như ý chí bất khuất và
quyết thắng của Sinh viên Sĩ quan Trừ Bị Thủ Đức.
Vào lúc 10 giờ 20 sáng ngày 30-4-1975,
đại tướng Dương Văn Minh, tổng thống vài ngày cuối cùng của Việt
Nam Cộng Hòa, đã ra lệnh cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa buông
súng đầu hàng. Tất cả cán bộ cũng như sinh viên, khóa sinh, không
ai bảo ai, đã lần lượt giã từ vũ khí, về với gia đình.
Phù Hiệu Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức:
Năm 1962, Phù hiệu của Liên Trường Võ
Khoa Thủ Đức gồm ngọn lửa hồng bao quanh thanh kiếm bạc trong nền
xanh, được ghi thêm phương châm “Cư An Tư Nguy” trên phù hiệu, có
nghĩa là muốn sống yên ổn thì phải nghĩ đến lúc hiểm nguy, suy
rộng ra “Muốn Hòa Bình phải chuẩn bị Chiến Tranh” do sáng kiến
của Đại tá Phan Đình Thứ, tự Lam Sơn, đương kim Chỉ Huy Trưởng
Trường.
Nền
xanh da trời: biểu hiện sự thanh khiết từ tư tưởng đến hành động,
và ý chí cao cả của thanh niên đối với quê hương.
Ngọn Lửa Hồng: biểu hiện lòng dũng cảm,
chí cương quyết, đức hy sinh.
Thanh Kiếm: biểu hiện cho Cấp Chỉ Huy.
Bốn chữ “Cư an tư nguy” sống yên (không
quên) lo nguy, được ghi thêm vào theo đề nghị của Đại tá Lam Sơn
trong thời gian ông làm Chỉ Huy Trưởng (1962). Câu này trích từ
Hệ Từ Hạ của Khổng Tử:
Nguy giả an kỳ vĩ giả dã
Vong giả bảo kỳ tồn giả dã
Loạn giả hữu
kỳ trị giả dã
Thị cố quân tử an nhi bất
vong nguy, tồn nhi bất vong vong
Tri nhi
bất vong loạn
Thị dĩ nhân an nhi quốc
gia khả bảo gia
Nghĩa là:
Người bị nguy là bởi cứ yên vui nơi
ngôi phận mình
Bị mất là bởi chỉ tới cái
hiện có
Bị loạn bởi tin cậy cái trị có
sẵn,
Bởi thế,
người quân tử lúc sống yên không quên cái nguy, còn không quên
lúc mất. Khi thịnh trị không quyên cảnh loạn suy, như vậy mới yên
thân mà giữ được nước nhà.
Câu từ dài ấy được rút lại còn 8 chữ:
“Cư an lự nguy, xử trị tư loạn” và gọn hơn nữa, 4 chữ: “CƯ AN TƯ
NGUY”
Dây Biểu
Chương Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức:
Trường Bộ Binh được tuyên dương công
trạng hai lần trước quân đội. Được mang dây biểu chương màu Anh
Dũng Bội Tinh.
Các Vị Chỉ Huy Trưởng Liên Tiếp và Thời
Gian Phục Vụ:
1. Thiếu tướng Georges Bouillet (Thủ Đức): 1-10-1951,
2. Thiếu tá Tilly (Nam Định): 1-10-1951,
3. Đại tá Chalandon (Nam Định & Thủ Đức): 5-1-1952,
4. Đại tá Phạm Văn Cảm: 1-11-1953 đến ngày 30-9-1956,
5. Thiếu tướng Lê Văn Nghiêm: 30-9-1956,
6. Đại tá Nguyễn Văn Chuân: 26-5-1961,
7. Thiếu tướng Hồ Văn Tố: 27-7-1961,
8.
Đại tá Phan Đình Thứ, tự Lam Sơn: 19-5-1962,
9. Thiếu tướng Trần Ngọc Tám: 3-11-1963,
10. Đại tá Bùi Hữu Nhơn: 7-4-1964,
11.
Chuẩn tướng Cao Hảo Hớn: 20-11-1964,
12.
Đại tá Trần Văn Trung: 20-5-1965,
13.
Thiếu tướng Bùi Hữu Nhơn:2-12-1966,
14.
Đại tá Lâm Quang Thơ: 14-4-1967,
15.
Thiếu tướng Phạm Quốc Thuần: 20-8-1969,
16. Trung tướng Nguyễn Văn Minh: 31-10-1973,
17. Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi: 1-11-1974,
18. Đại tá Trần Đức Minh: 4-4-1975 đến 30-4-1975,
CÁC VỊ TƯỚNG XUẤT THÂN TỪ TRƯỜNG SĨ
QUAN TRỪ BỊ:
Khóa 1 Nam Định 219 Sĩ Quan Tốt nghiệp gồm có:
Trung tướng Nguyễn Đức Thắng (Bộ Trưởng
Xây Dựng Nông Thôn),
Trung tướng Lê
Nguyên Khang (Tư Lệnh Thủy Quân Lục Chiến),
Trung tướng Nguyễn Bảo Trị (Tổng Cục trưởng Quân Huấn),
Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ (Tư lệnh Không Quân, Chủ tịch Ủy ban
Hành pháp Trung Ương),
Thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh (Tư Lệnh Sư
Đoàn 3 Bộ binh),
Chuẩn tướng Vũ Đức
Nhuận (Cục Trưởng Cục An Ninh Quân Đội),
Phó Đề đốc Đặng Cao Thăng (Tư lệnh Hải
Quân Vùng IV sông ngòi kiêm Tư lệnh Hạm Đội 21),
Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Tần (Tư Lệnh Sư
Đoàn 4 Không Quân),
Chuẩn tướng Phan
Phụng Tiên (Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Không Quân),
Chuẩn tướng Nguyễn Văn Điềm (Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh),
Chuẩn tướng Nguyễn Văn Lượng (Tư Lệnh Sư Đoàn 2 Không Quân),
Chuẩn tướng Đặng Đình Linh (Tham Mưu Phó Tiếp vận Bộ Tư Lệnh
Không Quân),
Chuẩn tướng Nguyễn Chấn
(biệt phái Bộ Canh Nông),
Chuẩn tướng
Phạm Hữu Nhơn (Trưởng Phòng 7 Bộ Tổng Tham Mưu).
Khóa 1 Thủ Đức 278 Sĩ Quan Tốt nghiệp
gồm có:
Trung
tướng Trần Văn Minh (Tư Lệnh Không Quân),
Trung tướng Đồng Văn Khuyên (Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận),
Thiếu tướng Nguyễn khắc Bình (Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia),
Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan (Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia),
Thiếu tướng Võ Xuân Lành (Tư Lệnh Phó Không Quân),
Thiếu tướng Phan Đình Soạn (Tư Lệnh Phó Quân Đoàn I Quân Khu I).
Truy thăng,
Chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang
(Tư Lệnh Sư Đoàn 6 Không Quân),
Chuẩn
tướng Huỳnh Bá Tính (Tư Lệnh Sư Đoàn 3 Không Quân),
Chuẩn tướng Trương Bảy (Phụ tá Đặc Biệt
Tư lệnh Cảnh Sát Quốc Gia Đặc Trách Điều Hành),
Chuẩn tướng Huỳnh Công Thành (Tỉnh
Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Bình Tuy). Truy thăng.
Khóa 2 Thủ Đức gồm có:
Chuẩn tướng Bùi Quý Cảo (Tổng Giám Đốc
Tài Chánh và Thanh Tra Quân Phí),
Chuẩn tướng Nguyễn Văn Thiện (Tư Lệnh
Biệt Khu Quảng Đà),
Chuẩn tướng Ngô Hán Đồng (Chỉ Huy
Trưởng Pháo Binh Quân Đoàn I). Truy thăng,
Chuẩn tướng Nguyễn Văn Khương (Tỉnh
Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Phong Dinh). Truy thăng.
Khóa 3 Thủ Đức gồm có:
Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam (Tư Lệnh
Quân đoàn IV, tuẫn tiết ngày miền Nam lọt vào tay cộng sản Bắc
Việt),
Chuẩn
tướng Huỳnh Văn Lạc (Tư Lệnh Sư Đoàn 9 Bộ Binh),
Chuẩn tướng Nguyễn Văn Giàu (Phụ Tá Đặc
Biệt Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia Đặc Trách An Ninh),
Chuẩn tướng Chung Tấn Phát (Chánh Võ
Phòng Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu).
Khóa 3 Phụ Thủ Đức (tức Khóa 9B tại
Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt):
Chuẩn tướng Nguyễn Bá Liên. Tư Lệnh
Biệt Khu 24 Kontum. Truy thăng.
Khóa 4 (gồm Cương Quyết & Cương Quyết
2: 1,148 sĩ quan tốt nghiệp
Cương Quyết học tại Thủ Đức:
Trung tướng Ngô Quang Trưởng (Tư Lệnh
Quân đoàn I),
Thiếu tướng Bùi Thế Lân (Tư Lệnh Thủy Quân Lục Chiến),
Chuẩn tướng Lê Quang Lưỡng (Tư Lệnh
Nhảy Dù),
Chuẩn tướng Phạm Duy Tất (Tư Lệnh cuộc hành quân triệt thoái Quân
Đoàn II khỏi cao nguyên),
Chuẩn tướng Đỗ Văn An. Trung Đoàn
Trưởng Trung Đoàn 10, Sư Đoàn 7 Bộ Binh. Truy thăng,
Chuẩn tướng Nguyễn Trọng Bảo. Tham Mưu
Trưởng kiêm Phụ Tá Hành Quân Sư Đoàn Nhảy Dù. Truy thăng,
Chuẩn tướng Hồ Trung Hậu (Chánh Thanh
Tra Quân Đoàn III Quân Khu III).
Cương Quyết 2 (tức Khóa 10B tại Trường
Võ Bị Liên Quân Đà Lạt):
Chuẩn tướng Trần Quốc Lịch (Chánh Thanh
Tra Quân Đoàn IV Quân Khu IV).
Khóa 5 Thủ Đức: 1,396 sĩ quan tốt
nghiệp:
Chuẩn
tướng Lê Văn Hưng (Tư Lệnh Phó Quân đoàn IV, tuẫn tiết ngày miền
Nam bị cưỡng chiếm bởi cộng sản Bắc Việt).
Khóa 16 Thủ Đức:
Chuẩn tướng Cảnh Sát Trang Sĩ Tấn (Chỉ
Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Đô Thành Sài Gòn).
THÀNH QUẢ CỦA TRƯỜNG BỘ BINH THỦ ĐỨC:
Từ năm 1951 đến năm 1975, qua 24 năm
đào tạo, đã có 87 khoá SQTB với 99,223 sĩ quan. Trong đó khoảng
15,000 nguời biệt phái về các ngành chuyên môn (hầu hết là giáo
chức. Đặc biệt trong năm 1972 có 15 khóa SQTB thụ huấn tại Nha
Trang và Thủ Đức. Kể từ tháng 1-1968 đến tháng 12-1973, trong
việc tiếp sức trường Bộ binh Thủ Đức, riêng trường Hạ Sĩ quan
Đồng Đế Nha Trang đã đào tạo được 12,000 Sĩ quan Trừ bị. Ngoài
ra, trường Bộ binh Thủ Đức còn phụ trách huấn luyện các khóa như
sau:
Khoá Đại
Đội Trưởng: 44 khoá với 5,000 sĩ quan,
Khoá Tiểu Đoàn Trưởng và Bộ Binh Cao
Cấp: 18 khoá với 1,500 sĩ quan.
Các khoá khác:
Khoá Hoàn Hảo sĩ quan Địa Phương Quân,
Khoá bổ túc quân sự cho Sĩ quan Y, Dược
sĩ trưng tập,
Khoá đào tạo Huấn luyên viên cho hàng ngàn sĩ quan Không Quân,
Hải Quân và Cảnh Sát Quốc Gia.
Theo niên giám ngày 31-1-1974, thì có
23/81 tướng lãnh xuất thân từ trường Bộ Binh.
Ngày 12-4-1954, lệnh động viên lớp tuổi
21 đến 23 vào khoá 4 với tổng số là 1,250 người. Vì Trường Thủ
Đức không đủ phòng ốc, cho nên 250 người được gởi tới học tại
trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt. Học xong, trở về Thủ Đức làm lễ
mãn khóa.
Rời
Thủ Đức có người thành chiến tướng
Cũng
có người thành chiến sĩ vô danh.
Đời
binh nghiệp là đường sát nghiệp
“Nhất
tướng công thành vạn cốt khô.”
DANH SÁCH CÁC KHÓA
THUỘC TRƯỜNG SĨ QUAN TRỪ BỊ THỦ ĐỨC
Khóa 1 Nam Định: từ
15/10/1951–15/10/1952
Tên khóa: Lê Lợi,
Thủ Khoa: Nguyễn Duy Hinh
Khóa 1 Thủ Đức: từ
15/10/1951–15/10/1952
Tên khóa: Lê Văn
Duyệt, Thủ Khoa: Phạm Kim Quy
Khóa 2: từ 1/10/1952–1/4/1953
Tên khóa: Phụng Sự, Thủ Khoa: Nguyễn Thanh Huê.
Khóa 3: từ 1/4/1953–1/11/1953
Tên khóa: Đống Đa, Thủ Khoa: Phạm Văn Mân
Khóa 3 phụ: từ 1/9/1953–16/3/1954
Tên khóa: Đống Đa, Thủ Khoa: Nguyễn Cao Trường
Khóa 4: từ 1/12/1953–1/6/1954
Tên khóa: Cương Quyết, Thủ Khoa: Nguyễn Văn Hai
Khóa 4 phụ: từ 16/3/1954–1/10/195
Tên khóa: Cương Quyết, Thủ Khoa: Nguyễn
Thanh Nguyên
Khóa 5: từ 16/6/1954–1/2/1955
Tên khóa:
Vì Dân, Thủ Khoa: Nguyễn Văn Minh
Khóa 6: từ 25/3/1957–8/3/1958
Tên khóa: Cộng Hòa, Thủ Khoa: Phạm Văn Vĩnh
Khóa 7: từ 25/6/1958–10/6/1958
Tên khóa: Nhân Vị, Thủ Khoa: Nguyễn Hữu Phú
Khóa 8: từ 2/3/1959–7/3/1960
Tên khóa: Bạch Đằng, Thủ Khoa: Phạm Thanh Nhân
Khóa 9: từ 12/10/1959–14/11/1960
Tên khóa: Đoàn Kết, Thủ Khoa: Lương Văn Hòa
Khóa 10: từ 20/6/1950–14/6/1961
Tên khóa: Thành Tín, Thủ Khoa: Huỳnh Văn Be
Khóa 11: từ 9/1/1961–22/12/1961
Tên khóa: Đồng Tiến, Thủ Khoa: Trần Văn
Ân
Khóa 12: từ
23/10/1961–1/8/1962
Tên khóa: Trần Hưng
Đạo, Thủ Khoa: Nguyễn Ngọc Linh
Khóa 13: từ 15/3/1962–28/12/1962
Tên khóa: Ấp Chiến Lược, Thủ Khoa: Trương Đình Ngữ
Khóa 14: từ 17/9/1962–14/6/1963
Tên khóa: Nhân Trí Dũng, Thủ Khoa: Nguyễn Ngọc Diệp
Khóa 15: từ 25/2/1963–27/11/1963
Tên khóa: Cách Mạng, Thủ Khoa: Nguyễn
Lương Y
Khóa
16: từ 27/9/1963–30/4/1964
Tên khóa: Võ
Tánh, Thủ Khoa: Mai Văn Men
Khóa 17: từ 13/1/1964–22/10/1964
Tên khóa: Nguyễn Thái Học, Thủ Khoa: Nguyễn Văn Long
Khóa 18: từ 8/6/19/64–18/3/1965
Tên khóa: Phan Văn Trị, Thủ Khoa: Trần Văn Ngôn
Khóa 19: từ 23/11/1964–57/8/1965
Tên khóa: Nguyễn Huệ, Thủ Khoa: Trần Sách Dọc
Khóa 20: từ 12/4/1965–22/12/1965
Tên khóa: Xây Dựng, Thủ Khoa: Lý Công Thuần
Khóa 20 phụ: từ 7/1965–1/4/1966
Khóa 21: từ 10/1965–19/10/1966
Khóa 22
Khóa 23: từ 9/1966–6/1967
Khóa 24: từ 1/1967–9/1967
Khóa 25: từ
12/4/1967–5/11/1968
Khóa 26: từ
9/1967–8/6/1968
Khóa 27: từ 26/12/1967–1/8/1968
Thủ Khoa: Châu Minh Ba.
Các Khóa Sau Đánh Số Theo Năm Học
Năm 1968 có 9 khóa:
Khóa 1/68 tại Nha Trang,
Khóa 2/68 tại Nha Trang,
Khóa 3/68 tại
Thủ Ðức,
Khóa 4/68 tại Thủ Ðức,
Khóa 5/68 tại Thủ Ðức: Có 8 đai đội, sĩ
số khoảng 1,500 người. Mãn khóa tại Quang Trung ngày 28 tháng 7,
1968. Giai đoạn 2 tại Thủ Ðức từ 8 tháng 10, 1968 đến 25 tháng 1,
1969. Thủ khoa là Chuẩn úy Nguyễn Ðình Mô,
Khóa 6/68,
Khóa 7/68 tại Thủ Ðức,
Khóa 8/68 tại Thủ
Ðức,
Khóa 9/68 tại Thủ Ðức.
Năm 1969 có 6 khóa:
Khóa 1/69 tại Thủ Ðức,
Khóa 2/69 tại Nha Trang,
Khóa 3/69 tại Thủ Ðức: gồm 5 đại đội,
mỗi đại đội có 200 người, sĩ số là 1,000 SVSQ. Khóa này khai
giảng vào tháng 3 và mãn khóa vào khoảng tháng 10, 1969,
Khóa 4/69 tại Thủ Ðức, mãn khóa tháng
7, 1970,
Khóa 5/69 tại Thủ Ðức,
Khóa 6/69 tại Thủ Ðức, khai giảng tháng 7, 1970.
Năm 1970 có 6 khóa:
Khóa 1/70,
Khóa 2/70,
Khóa 3/70,
Khóa 4/70,
Khóa 5/70,
Khóa 6/70: 1,650 SVSQ.
Năm 1971 có 5 khóa:
Khóa 1/71,
Khóa 2/71,
Khóa 3/71,
Khóa 4/71: tại Thủ Ðức; khai giảng ngày
22 tháng 8, 1971 đến ngày 2 tháng 5, 1972; tổng cộng hơn 8 tháng.
Có tên là Khóa Bình Long Anh Dũng,
Khóa 5/71: Tổng số khoảng 500 SVSQ, mà
1/5 thuộc thành phần giáo chức, nhưng trước ngày mãn khóa có một
số được trả về nhiệm sở cũ. Thời gian, địa điểm, ngày khai giảng,
mãn khóa, thủ khoa được bổ sung về ngành HCTC. Khóa này có tên là
Kontum kiêu hùng.
Năm 1972 có 16 khóa:
Tất cả đều tham dự chiến dịch, chia làm
nhiều toán khoảng 4, 5 người đi với Ðịa phương quân và Nghĩa quân
để tác động tinh thần và phổ biến hiệp định Paris. Thời gian học
quân sự và chiến dịch khoảng một năm.
Khóa 1/72 tại Nha Trang, do Đại tá Bùi
Trạch Dần, Liên đoàn trưởng, phụ trách. Khai giảng... Lẽ ra mãn
khóa ngày 8 tháng 12, 1972, nhưng vì Hiệp Ðịnh Paris nên mãi đến
tháng 3, 1973 mới mãn khóa. Sĩ số khoảng 700 SVSQ, hầu hết là
sinh viên Kiến Trúc nhập ngũ theo lệnh tổng động viên.
Khóa 2/72,
Khóa 3/72,
Khóa 4/72,
Khóa 5A/72,
Khóa 5B/72,
Khóa 6/72 Nha Trang (Thiếu tướng Võ Văn
Cảnh Chỉ Huy Trưởng Trường Ðồng Ðế),
Khóa 7/72,
Khóa 8/72,
Khóa 9A/72,
Khóa 9B/72,
Khóa 9C/72 Thủ Ðức,
Khóa 10A/72 Đồng Đế;
Tên Khóa: Yên Thế,
Khóa 10B/72 Đồng Đế,
Khóa 11/72 Đồng Đế,
sĩ số 922 người. Khai giảng 16-10-1972, mãn khóa 2-6-1973,
Khóa 12/72.
Năm 1973 có 8
khóa:
Khóa
1/73 tại Thủ Ðức,
Khóa 2/73 tại Thủ Ðức,
Khóa 3/73 tại Long Thành,
Khóa 4/73,
Khóa 5/73,
Khóa 6/73,
Khóa 7/73: Rất đông sinh viên SQ có
bằng Cử nhân và Cao học, một số lớn xin gia nhập ngành Quân Cảnh
và Ðịa phương quân. Khóa học trên 11 tháng kể cả thời gian đi
chiến dịch lấn đất, giành dân,
Khóa 8/73.
Năm 1974 có 3 khóa:
Khóa 1/74 tại Long Thành
Khóa 2/74 tại Long Thành
Khóa 3/74 tại
Long Thành
KHU BƯU CHÍNH CỦA TRƯỜNG BỘ BINH:
Để giải quyết việc thâu nhận và chuyển
đạt công văn, thư tín, danh thiếp, bưu phẩm, bưu phiếu cho đơn vị
và quân nhân trực thuộc. Mỗi đơn vị Quân Đội được thụ hưởng một
Khu Bưu Chính (hộp thơ). Viết tắt KBC, với 4 con số ghi sau chỉ
danh đơn vị đó.
KBC
của Trường Bộ Binh có danh hiệu
KBC–4100
trực thuộc Quân Bưu Cục Trung Ương tại Thủ Đô Sài Gòn.
Hơn 80,000 cựu SVSQ Trừ Bị, khoảng trên
dưới 20,000 Sĩ Quan Học Viên các Khóa cùng hàng ngàn quân nhân cơ
hữu qua thời gian hiện diện tại Trường Bộ Binh khác nhau. Trong
hoàn cảnh chiến tranh hàng ngày, trong tuần, mỗi tháng, không ai
không mong ngóng đến tin tức của gia đình, người thân và nhất là
những lá thư hồng, mực tím của người yêu xa nhà gởi đến trong lúc
sống ở đồi Tăng Nhơn Phú, về sau là Long Thành.
Xem đến đây, độc giả nguyên là cựu SVSQ
chắc không quên hồi tưởng lại những lúc đọc thư nhà vào giờ giải
lao nơi giảng đường hoặc ngoài thao trường trong thời kỳ đào tạo
để trở thành Sĩ Quan.
BÀI HÁT CHÍNH THỨC CỦA TRƯỜNG
BỘ BINH:
Nhạc phẩm
THỦ ĐỨC HÀNH KHÚC của
Nhạc Sĩ Hoàng Thanh
là bài hát chính thức của Trường Bộ Binh.
(Tư liệu sưu tầm)
Khuyết danh
Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)
Ảnh Lưu niệm
HẾT
Trường Bộ Binh Thủ Đức Hành khúc (Hợp xướng - Mp3); MIDI; Nhạc bản (PDF)
Trang Văn Nghệ/Âm nhạc GĐMĐVN/HTĐ&PC
THIÊN SỨ MICAE - BỔN MẠNG SĐND VNC
|
Hình nền: Thắng cảnh thiên nhiên Bắc Mỹ châu. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML-5 hay cao hơn.
Nguồn: Internet eMail by MĐ Trịnh Tường Vân chuyển
Đăng ngày Thứ Tư, July 24, 2019
Ban Kỹ Thuật
Khóa 10A-72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH
GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư: Liên lạc
Trở lại đầu trang