Gia
Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Phiếm luận
Chủ đề:
Thời gian
Tác giả:
chu vương miện
Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)
Canh
gà Thọ Xương là thơ dân gian, ở nước chúng ta các cụ
ngày xưa thường nói “đêm năm Canh ngày sáu Khắc” đây là đơn vị để
tính giờ của người Việt Nam chúng ta xưa, vậy chúng tôi xin trình
bày vấn đề này ra đây để bà con cô bác coi chơi, ai thấy cần bàn
thêm xin cứ tiếp lời tiếp chữ.
Theo tòa Khâm Thiên Giám Việt Nam ngày
trước vừa soạn Âm Lịch, vừa soạn mùa, vừa soạn giờ, (có theo Tàu
Trung Hoa chút đỉnh để các thầy bói, thầy số, thầy cúng, nhất là
thầy coi số Tử Vi chiếu theo đó mà hành sự chứ thì không biết
được nào mà mò, ngày thì có 12 giờ, trước năm 1945 thì giờ là số
chẵn, sau năm 1945 thì giờ chuyển thành số lẻ, giờ bắt đầu là:
Giờ Tý từ 11 giờ đêm
đến 1 giờ sáng,
Giờ Sửu
từ 1 giờ sáng đến 3 giờ sáng,
Giờ Dần từ 3 giờ sáng đến 5 giờ sáng,
Giờ Mão từ 5 giờ sáng đến 7 giờ sáng,
Giờ Thìn từ 7 giờ sáng đến 9 giờ sáng,
Giờ Tỵ từ 9 giờ sáng đấn 11 giờ sáng,
Giờ Ngọ từ 11 giờ sáng đến 01 giờ trưa,
Giờ Mùi từ 01 giờ trưa tới 03 giờ chiều,
Giờ Thân từ 03 giờ chiều đến 05 giờ chiều,
Giờ Dậu từ 05 giờ chiều đến 07 giờ tối,
Giờ Tuất từ 07 giờ tối đến 09 giờ tối,
Giờ Hợi từ 09 giờ tối tới 11 giờ đêm... là đủ
một ngày 24 giờ.
Bây giờ thì chúng tôi lan man qua
Đêm Năm Canh Ngày Sáu Khắc, đươc phân chia theo
kiểu hoàn toàn không khoa học chút nào. Đêm Năm Canh bắt đầu từ:
Canh Một bắt đầu từ 07
giờ tối đến 09 giờ tối (ngay vào giờ Tuất),
Canh Hai bắt đầu từ 09 giờ tối đến 11 giờ đêm
(ngay vào giờ Hợi),
Canh Ba
bắt đầu từ 11 giờ dêm đến 01 giờ sáng (ngay vào giờ Tý),
Canh Tư bắt đầu từ 01 giờ sáng đến 03 giờ sáng
(ngay vào giờ Sửu),
Canh Năm
bắt đầu từ 03 giờ sáng đến 05 giờ sáng (ngay vào giờ Dần).
Ngày Sáu Khắc bắt đầu
vào bảy giờ sáng tức là đầu giờ Mão.
Tính theo giờ Việt Nam của ta thì một
ngày một đêm có năm canh (tức là có 10 giờ vào ban đêm). Từ giờ
Tuất đến giờ Dần, còn ngày có sáu khắc có 7 giờ ta tương đương
với 14 giờ của Âu Châu, nhưng Đêm năm Canh thì không có gì khác
biệt, còn ngày sáu Khắc thì đến giờ phút này cũng không rõ ràng
minh bạch chi cả, vì cũng không có ai ở không để bàn thêm san
định, bổ sung bổ túc thêm, nên Khắc nó cứ tối mò mò y như đêm ba
mươi vậy.
Theo
học giả Hoàng Xuân Hãn thì chủ trương: Khắc là 1/100 của một
ngày, tức là 1 khắc tương đương là 14 phút 24 giây của Tây.
Còn về học giả Đào Duy Anh thì cho là
cứ 15 phút là 1 Khắc (tức ¼ giờ).
Còn nhà Tự điển Thanh Nghị thì cho Khắc
là 1/6 của ngày tức là một Khắc tương đuơng với một giờ.
Đêm năm Canh (là 10 giờ đêm) ngày sáu
Khắc ban ngày có nghĩa là chia đồng đều một Khắc là 2 giờ 20 phút
chẵn chòi.
Nhưng cũng có nhiều người không hoàn toàn nhất trí cao với các
quan điểm được nêu trên, họ đề nghị rộng rãi như sau: “đêm có năm
Canh từ Canh Một đến Canh Năm (từ 7 giờ tối đến 5 giờ sáng), ngày
có sáu Khắc từ 5 giờ sáng đến 5 giờ chiều, tức là 12 giờ, giờ Dậu
từ 5 giờ chiều đến 7 giờ tôi không tính tới làm cái chi (ví là
cái khoảng thời gian tranh tối trang sáng ngày không ra ngày mà
đêm chả ra đêm, giờ mà tiếng chiêng thu không để quân lính đóng
cửa thành) không cần Giờ hay Khắc chi cả”.
Đã thế có người chủ trương thêm, vậy
thì tại sao cái giờ từ 5 giờ sáng đến 7 giờ sáng cũng là vào lúc
giao thời giữa Đêm và Ngày thì không cần thuộc vào loại Giờ hay
Canh gì cả cũng được?
Phần này viết thêm cho vui, trong phim
truyện của Trung Hoa (gồm Hoa Lục, Hồng Kông và Đài Loan thì Canh
đây là hai tiếng đồng hồ của Tây Phương và bằng một giờ của Á
Châu, ví dụ:
–Sau một cuộc chiến kết thúc, kẻ chiến thắng đội nón ra đi thì kẻ
bên thua nói rằng: “Thưa tiền bối, làm ơn giải khai huyệt đạo dùm
sư đệ của tiểu nhân, nếu không thì trời đất bao la biết tìm tiền
bối ở phương lai xứ sở nào?”
Thì vị tiền bối bèn cười khà khà, cười
đến nỗi không thể ngậm mồm vào được nữa thong thả trả lời:
–Theo cách điểm huyệt của bổn môn ta
thì khoảng 2 canh giờ là huyệt đạo tự động khai mở khỏi phải cần
giải huyệt làm chi cho mất thì giờ.
Hoặc trong tác phẩm Ỷ Thiên Đồ Long ký
thì có đoạn viết như sau:
“Đạo kiếm thuật cốt yếu là nhẹ nhàng
linh hoạt, tối thiểu cũng phải tập luyện vài chục năm, khi lâm
địch mới có thể đắc tâm ứng thủ, thuần thục tự nhiên. Bèn gật đầu
nói:
–Trương
giáo chủ đi học chiêu, ta ở đây chờ. Học hai Canh giờ liệu xong
hay chưa?
Trương Tam Phong nói:
–Không cần đi đâu xa, ta dậy ngay tại
đây. Vô Kỵ học ngay tại đây thôi, học xong hành luôn, chưa tới
nửa Canh giờ là xong pho Thái Cực Kiếm.” (Trang 322 Ỷ Thiên Đồ
Long Ký bản dịch của Lê Khánh Trường – Lê Việt Anh, Nhà Xuất bản
văn Học Hà Nội – 2002)
Vài trang trước cũng có nói như vậy,
còn Canh của Việt Nam ta thì chả biết dùng để làm cái gì? (hành
chánh cũng không mà đời thường dân gian cũng không, rõ là ở không
nhiều chuyện)
Bây giờ trở lại với cách xem giờ (coi giờ) truyền thống dân tộc,
cứ đêm năm Canh theo tiếng trống ở Điếm Canh là biết canh mấy,
canh Một thì một dùi trống, canh Hai thì hai dùi trống, đến Canh
Năm thì đánh đủ năm tiếng trống vào lúc Ba giờ đêm [đánh vậy là
xong nhiệm vụ của tuần canh điếm canh, sau canh năm từ khoảng 5
giờ sáng đến bảy giờ sáng là giờ tự do của con Gà, con Gà không
có được làng xã quận huyện nào trao nhiệm vụ gì cả dù cả đêm lẫn
ngày, trong khoảng thời gian từ 5 giờ sáng đến 7 giờ sáng từ lúc
mặt trời mọc muốn gáy bao nhiêu thì gáy, tự do mà gáy không có ai
cấm cản bắt bớ, gáy để chào mặt trời, chào bình minh, chào một
ngày mới, gáy để ve gái, gáy để dụ gà trống khác đá chơi cho đỡ
buồn? Vì gà tức nhau vì tiếng gáy (một con gáy thì sẽ có nhiều
con gáy trả lời đáp lễ lại). Sau đó thì người ta – nam phụ lão ấu
cùng trâu bò ra ruộng ra đồng, làm việc đồng áng nên kinh thi có
bài thơ như sau:
Nhật
nhập nhi tác,
Nhật xuất nhi tức,
diễn nghĩa:
Mặt trời mọc thì làm,
mặt trời lặn thì nghỉ,
cầy ruộng lấy mà
ăn,
đào giếng lấy mà uống,
oai vua chả ăn nhằm gì tới ta.
–Kinh Thi
Kế đến đúng Ngọ là 12 giờ trưa, thì cây
đứng bóng, nhìn bóng cây là biết giờ, nghỉ ngơi ăn uống một chập
thấy bóng nắng hơi nghiêng là qua giờ Mùi, bắt đầu lao động trở
lại, và khi nghe tiếng Chiêng trong quân doanh (trại lính) thì là
bắt đầu giờ Dậu (trâu bò về nhà và Gà vào chuồng tức là khoảng 5
giờ chiều đến 7 giờ tối, nhân dân bà con ta cứ vậy mà sống 4000
năm tới bây giờ không bao giờ cần mua đồng hồ làm cái gì? Đeo vào
thêm nặng tay, về đêm thì các điếm canh có khắc dấu vào một cây
cột hiên ngoài, tuần canh cứ nhìn theo sao Hôm trụ ở chỗ nào (đến
chỗ nào thì là Canh mấy) mà dộng trống, ban đêm cứ nghe tiếng
chuột rúc rích tức là chuột kêu thì đúng là giờ Tý canh Ba không
sai sót 1 ly ông cụ nào? Và gần một trăm năm Pháp thuộc, ngoài
Canh và Khắc truyền thống thì bà con ta lại được một cách coi
ngày giờ của mẫu quốc, cứ sáng khoảng 5 giờ thì đồn lính Tây lại
có kèn (gọi là Kèn La vầy) thầy cai kèn thổi như sau:
–Con Bò kéo xe! Con bò xe
kéo!
Nghe là biết ngay giờ báo thức để lính
tập Khố Xanh dạy tập thể dục (tắm rửa và ăn sáng) đến khoảng 5
giờ chiều thì có một hồi kèn:
–Cho lính ta về! Cho lính
ta ăn!
Bài viết này đến đây người viết nghĩ
rằng cũng tạm là đủ dù là rất ngắn, bà con anh em ai có nhã hứng
xin mời nối điệu.
chu vương miện
Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)
THIÊN SỨ MICAE - BỔN MẠNG SĐND VNCH
|
Hình nền: Thắng cảnh thiên nhiên Bắc Mỹ châu. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML-5 hay cao hơn.
Nguồn: Internet eMail by MĐ Trịnh Tường Vân chuyển
Đăng ngày Thứ Năm, July 25, 2019
Ban Kỹ Thuật
Khóa 10A-72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH
GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư: Liên lạc
Trở lại đầu trang