Bắc đẩu tinh

 

Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Tin CĐNVQGTNCS/HN
Chủ đề: Mậu Thân 1968
Tác giả:  Liên Thành

Thư gửi Nguyễn Phú Trọng,
Trần Đại Quang
Nguyễn Xuân Phúc


 

 

 

 

Bấm vào đây để in ra giấy (PDF)

 

ỦY BAN TRUY TỐ TỘI ÁC ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Trung Tâm Điều Hợp Trung Ương

 

Orange County, Calif. USA. Ngày 6/2/2018

Kính Gởi:

-Đồng bào Quốc Nội, Hải Ngoại.
-Quý Chiến Hữu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
-Quý chiến Hữu Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa.

XIN PHỔ BIẾN RỘNG RÃI VÀ CHUYỂN TIẾP NHIỀU LẦN ĐẾN NGUYỄN PHÚ TRỌNG, TRẦN ĐẠI QUANG, NGUYỄN XUÂN PHÚC.

XIN VUI LÒNG POST LÊN FACEBOOK

THƯ CỦA NHÂN CHỨNG SỐNG MẬU THÂN 1968 TẠI HUẾ: LIÊN THÀNH

-CỰU THIẾU TÁ QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA VÀ CẢNH SÁT QUỐC GIA VIỆT NAM CỘNG HÒA.

1. NGUYÊN PHÓ TRƯỞNG TY CẢNH SÁT ĐẶC BIỆT TY CẢNH SÁT QUỐC GIA THỪA THIÊN-HUẾ 1966-1969

2. CHỈ HUY TRƯỞNG BỘ CHỈ HUY CẢNH SÁT QUỐC GIA THỪA THIÊN- HUẾ 1969-11/1974

3. TỔNG THƯ KÝ ỦY BAN PHƯỢNG HOÀNG TỈNH THỪA THIÊN VÀ THỊ XÃ HUẾ 1968-11/1974

HIỆN TẠI:

TRUNG TÂM TRƯỞNG TRUNG TÂM ĐIỀU HỢP TRUNG ƯƠNG ỦY BAN TRUY TỐ TỘI ÁC TÊN TỘI ĐỒ DÂN TỘC HỒ CHÍ MINH, VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ TỘI ÁC CHIẾN TRANH VÀ TỘI ÁC DIỆT CHỦNG VÀO TẾT MẬU THÂN 1968 TẠỊ HUẾ, RA TÒA ÁN QUỐC TẾ.

GỞI:

1. ÔNG NGUYỄN PHÚ TRỌNG, TỔNG BÍ THƯ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM,

2. ÔNG TRẦN ĐẠI QUANG, CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG SẢN VIỆT NAM,

3. NGUYỄN XUÂN PHÚC, THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG SẢN VIÊT NAM.

Ba ông Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang, và Nguyễn xuân Phúc,

Đáng lý theo phép lịch sự khi gửi thư đến ba ông, mở đầu tôi phải dùng chữ nghĩa lịch sự của người Việt Quốc Gia là:

Thưa ba ông Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang và Nguyễn Xuân Phúc...

Thế nhưng tôi chỉ gọi tên ba ông có nghĩa các ông không xứng đáng được gọi bằng lời lẽ lịch sự đó, bởi lẽ các ông là những tên bán nước hại dân, tên quỷ đỏ Hồ Chí Minh và bè lũ các ông, đảng cướp cộng sản Việt Nam, là loại quỷ dữ, là tội đồ, đã tàn sát 5327 thường dân vô tội Huế và bắt đi mất tích 1200 người, vào Tết Mậu Thân 1968 tại Huế.

Hồ chí Minh và đảng cộng sản Việt Nam đã phạm Tội Ác Chiến Tranh, và Tội Ác Diệt Chủng.

Vừa qua, vào ngày 31 tháng 1 năm 2018, với Chủ đề:

Bản hùng ca xuân Mậu Thân 1968” để kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng Công Kích Tổng Nổi Dậy của tên đồ tể Hồ Chí Minh và đảng cướp cộng sản Việt Nam các ông, tại hội trường Thống Nhất thành phố Sài Gòn. Theo đám thuộc hạ báo chí đảng cộng sản của các ông, thì buổi lễ có sự tham gia của Nguyễn Phú Trọng Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Chủ tịch quốc hội Nguyễn thị kim Ngân cùng nhiều lãnh đạo cao cấp khác trong đảng cộng sản Việt Nam.

Thật là hài hước và thật là đảo lộn luân thường đạo lý: ăn mừng một chiến bại toàn diện và ăn mừng đã tàn sát dã man trên 5000 thường dân Huế vô tội.

Trong buổi lễ, Bí thư Thành ủy thành phố Hồ chí Minh, Nguyễn Thiện Nhân đã tuyên bố:

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân Mậu Thân 1968 là một đỉnh cao chói lọi, là đường lối đúng đắn của đảng, mãi mãi là chinh chứng sinh động của tư duy và nghệ thuật quân sự Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.”

Đại Tá cộng sản Nguyễn văn Tàu tự Tư Can người tham dự trong trận đánh vào Sài Gòn vào Mậu Thân 1968 thì nói:

Mậu Thân 1968 mang tính cách thắng lợi chiến lược của chiến tranh Việt Nam, buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán Paris

Thế nhưng, tôi, cựu Thiếu tá Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, và Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa, cựu phó Trưởng Ty Cảnh Sát Đặc Biệt, và sau đó là Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa, là một chứng nhân và tác nhân trong suốt 22 ngày diễn ra trận đánh Mậu Thân 1968 tại Huế và đã từng chứng kiến tận mắt cảnh 5327 thường dân vô tội tại Huế bị người cộng sản Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh sát hại bằng những hình thức dã man nhất trong lịch sử nhân loại.

Để sự thật được sáng tỏ, lịch sử không bị bôi xóa:

Tôi sẽ chứng minh: (
xem Bài 1)

1. 5327 thường dân vô tội tại Huế đã bị Hồ Chí Minh và đảng cộng sản Viết Nam sát hại.

2. 1200 nạn nhân Huế đã bị lực lượng cộng sản bắt đi mất tích.

3. Về cuộc “Tổng tiến công Tổng nổi dậy” trong dịp Tết Mậu Thân 1968, đảng cộng sản Việt Nam hoàn toàn thất bại nặng nề về cả 4 mặt trận:

a. Quân Sự
b. Chính Trị
c. Ngoại Giao và
d. Tình Báo.


Ngoài ra điểm then chốt của bức thư này là việc tôi chính thức yêu cầu đảng cộng sản Việt Nam và chính phủ cộng sản Việt Nam của các ông thành lập một phái đoàn để cùng tranh luận với Ủy Ban Truy Tố Tội Ác Đảng Cộng Sản Việt Nam do tôi đại diện, tại bất cứ nơi đâu và bất cứ thời gian nào, với sự tham dự của thân nhân nạn nhân, đồng bào hải ngoại và báo chí, truyền thanh truyền hình quốc tế.

Tôi mong các ông nhận lời yêu cầu này.

Liên Thành
Trung Tâm Trưởng
Trung Tâm Điều Hợp Trung Ương
Ủy Ban Truy Tố Tội Ác Đảng Cộng Sản Việt Nam

Địa chỉ:

P.O.Box 6147
Fullerton, Ca 92834, USA
Phone: (626)257-1057
Email: ubtttadcsvn68@gmail.com

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HUẾ THẢM SÁT MẬU THÂN 1968

Bài số 1
ĐIỂM MẶT THỦ PHẠM TÀN SÁT
5327 THƯỜNG DÂN VÔ TỘI HUẾ
VÀ BẮT ĐI MẤT TÍCH 1200 NGƯỜI

 

Chúng chính là Hồ Chí Minh, là đảng cộng sản Việt Nam, và những tên tay sai cơ sở, nằm vùng tại Huế.

Hồ Chí Minh và đảng cộng sản Việt Nam là những kẻ chủ mưu, đưa ra sách lược cho bọn thừa hành là cán binh Bắc Việt và những cơ sở nằm vùng tại Huế trong Phật giáo, trong học sinh, trong sinh viên, giới trí thức, tiểu thương, v.v. Tất cả bọn chúng là thủ phạm trực tiếp nhúng tay vào vụ thảm sát 5327 thường dân vô tội và bắt đi mất tích 1200 người trong vòng 26 ngày, khi bọn chúng tấn công chiếm Huế kể từ 2 giờ 33 phút sáng ngày mồng hai Tết năm Mậu Thân 1968.

Đây là một cuộc tàn sát đẫm máu kinh hoàng nhất trong lịch sử Việt Nam. Những kẻ nội tuyến nằm vùng tại Huế và đạo quân phương bắc dường như không phải là người mà là những ác quỷ mang hình dạng người. Chúng thẳng tay tàn sát hàng loạt dân lành vô tội cũng là người Việt Nam như chúng bằng những phương cách dã man chưa từng có trong lịch sử đất nước. Chúng có khác gì Pol Pot, Ieng Sary của Khmer Đỏ?

Cuộc tàn sát đẫm máu Mậu Thân 1968 tại Huế đã trôi qua đúng nửa thế kỷ [1968-2018]. Vậy mà hằng năm mỗi độ xuân về Tết đến, vết thương Mậu Thân lại tái phát, rỉ máu đau nhức trong lòng người dân Huế, cho dù họ đang ở quê nhà hay đang mang thân phận tỵ nạn lang thang khắp mọi nơi trên quả địa cầu này. Vết thương đó đã 50 năm trôi qua mà vẫn còn như quá mới. Thời gian dài như thế vẫn không thể chữa lành vết thương trong lòng người dân Huế nói riêng và người dân Miền Nam nói chung.

Ông trời có mắt không? Thần linh có mắt không? Sao không trừng phạt bọn chúng? Sao đám người gây ra tội ác tày trời này vẫn nhởn nhơ, vẫn hãnh diện với cái mà bọn chúng cho là chiến thắng Mậu Thân, và rồi còn chối tội vu khống cho “Mỹ ngụy” gây ra tội ác này chứ không phải bọn chúng.

Vừa qua, vào ngày 31 tháng 1 năm 2018, Chủ đề:

"Bản hùng ca xuân Mậu Thân 1968" đã được sử dụng để kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng Công Kích Tổng Nổi Dậy của tên đồ tể Hồ Chí Minh và đảng cướp cộng sản Việt Nam tại hội trường Thống Nhất, thành phố Sài Gòn. Theo đám thuộc hạ báo chí đảng cộng sản của các ông, thì buổi lễ có sự tham dự của Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam; chủ tịch nước Trần Đại Quang; chủ tịch quốc hội Nguyễn thị kim Ngân cùng nhiều lãnh đạo cao cấp trong đảng cộng sản Việt Nam.

Trong buổi lễ, Bí thư Thành ủy thành phố Hồ chí Minh, Nguyễn Thiện Nhân đã tuyên bố: "Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân Mậu Thân 1968 là một đỉnh cao chói lọi, là đường lối đúng đắn của đảng, mãi mãi là chinh chứng sinh động của tư duy và nghệ thuật quân sự Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.”

Còn nhớ mật lệnh của Hồ Chí Minh đọc vào đêm giao thừa ra lệnh tổng tấn công Huế năm 1968. Đó chính là bài thơ “chúc tết” Miền Nam sau đây:

Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua
Thắng trận tin vui khắp mọi nhà
Nam bắc thi đua đánh giặc Mỹ
Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta


Khi Hồ Chí Minh đọc dứt câu mật lệnh cuối cùng “Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta” cũng chính là lúc bọn cộng sản bắt đầu tấn công.

Tên ác quỷ Hồ Chí Minh đã chúc tết và tặng quà đồng bào Miền Nam và đồng bào Huế bằng súng đạn xả vào dân chúng, bằng búa liềm đập vào đầu nạn nhân, phá sạch di tích lịch sử tại Cố Đô Huế.

Những năm gần đây, đám sát nhân còn sống chối tội:

Bộ Chính Trị đảng cộng sản Việt Nam, Lê Văn Hảo, Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Thị Đoan Trinh, v.v. chúng nói như sau: “Chúng tôi không có mặt trong trận đánh. Chúng tôi ở tuyến sau của mặt trận”.

Đại tá Việt Cộng Bùi Tín, đồ tể Nguyễn Đắc Xuân cũng như Hoàng Phủ Ngọc Tường, thay mặt đảng Cộng sản cho rằng: “Số người bị chết ở Huế là do bom đạn của Ngụy Quân, Ngụy Quyền và đế quốc Mỹ sát hại... Do đế quốc Mỹ, Ngụy Quân, Ngụy Quyền giết đồng bào Huế rồi đổ tội cho Đảng và quân đội nhân dân, hầu làm giảm bớt lòng thương mến của dân chúng Huế đối với Đảng và quân đội nhân dân”.

Sự thật là sự thật. Cộng sản Việt Nam không cách chi có thể che dấu sự thật tội ác tày trời của mình. Sự thật đó là chính là tội ác đập đầu chôn sống 5327 người dân vô tội của Hồ Chí Minh và Chính Trị Bộ đảng cộng sản Việt Nam trong biến cố Mậu Thân 1968.

Bằng mắt thấy tai nghe, tay cầm súng trực chiến chống trả lại địch quân trên khắp cùng thành phố, rồi sau đó phải điều tra tội phạm và tìm kiếm các mồ chôn tập thể trong nhiều năm; có thể nói tôi là nhân chứng sống rành rọt trong toàn bộ vụ Thảm Sát Mậu Thân của bọn cộng sản. Tôi cố gắng ghi lại những gì đã xảy ra trong 22 ngày kinh hoàng và tất cả công cuộc điều tra tìm kiếm nạn nhân sau đó, kiểm chứng với đồng đội và những người bạn đồng minh cũ những chi tiết quan trọng hoặc những chi tiết nhớ không kỹ lắm, với niềm ước mong để lại cho thế hệ sau và cho những ai muốn nghiên cứu tìm hiểu về Thảm Sát Mậu Thân, một biến cố đau thương kinh hoàng nhất của dân tộc, khi mà Hồ Chí Minh, đảng Cộng Sản Việt Nam và tay chân cơ sở nằm vùng của chúng đã thi hành triệt để chính sách “Bạo Lực Đỏ”, một chính sách tiêu biểu và nòng cốt của chủ nghĩa cộng sản, để ép buộc trấn áp dân chúng Huế “hưởng ứng” cuộc “Tổng Nổi Dậy” do hắn và đảng Cộng Sản Việt Nam chủ trương hầu tạo một phản ứng dây chuyền là sẽ tạo ra một cuộc “Tổng Nổi Dậy” trên toàn cõi Miền Nam như chúng đã hoang tưởng trong thời gian quân cộng sản chiếm Huế vào mùa xuân 1968.

NGUYÊN DO CUỘC TỔNG CÔNG KÍCH, TỔNG NỔI DẬY MẬU THÂN 1968.

Cuộc “Tổng Công Kích” và “Tổng Nổi Dậy” trên toàn cõi Miền Nam Việt Nam vào mùa xuân năm 1968, do Hồ Chí Minh và đảng cộng sản Việt Nam thực hiện, khởi đầu từ chiến lược vừa đánh vừa đàm, vừa đàm vừa đánh, hỗ trợ cho đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị của Hồ Chí Minh và đảng cộng sản Việt Nam trong giai đoạn đầu của cuộc hòa đàm Paris.

Theo tài liệu giải mật của Hà Nội cho thấy: Tại hội nghị Trung ương lần thứ 13, kể từ ngày 23 đến ngày 26 tháng 11 năm 1967; bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Duy Trinh của Hà Nội trình bày đề cương báo cáo về công tác đấu tranh ngoại giao đã nói rằng: “Để đánh bại kẻ thù hết sức ngoan cố vào xảo quyệt là Đế Quốc Mỹ xâm lược, ta phải giữ vững quyết tâm cao độ, nắm vững phương châm chiến lược, đồng thời phải biết cách đánh thắng địch, vận dụng sách lược khôn khéo, giành thắng lợi từng bước...” Vì thế, từ những tháng đầu năm 1967, Quân ủy Trung ương và Bộ Tư Lệnh quân đội nhân dân Việt Nam lập tức khởi thảo kế hoạch chiến lược Đông-Xuân 1967-1968 để tận dụng tình thế mới (Hòa Đàm Paris). Tháng 5/1967, Bộ chính trị Trung ương đảng cộng sản đã họp dưới sự chủ tọa của Hồ Chí Minh để đánh giá tình hình và xem xét dự thảo kế hoạch Đông-Xuân 1967-1968.

Cuộc họp ngày 28 tháng 12 năm 1967 của Hồ Chí Minh và bộ chính trị khóa III nhằm chính thức thông qua chiến dịch Mậu Thân.

Phiên họp của những ác quỷ lịch sử triệu tập lần thứ 2 vào tháng 6/1967, cũng để thảo luận kế hoạch chiến lược này. Tháng 7/1967, trong phiên họp lần này chính Lê Duẩn và Quân ủy Trung ương quyết định hướng tấn công mới là: “xuất phát từ rừng núi, nông thôn, đánh thẳng vào sào huyệt. Đầu não hiểm yếu nhất của địch là các thành phố, căn cứ, trung tâm. Đánh vào đó sẽ tạo được bất ngờ lớn, giành thắng lợi lớn”. Từ ngày 20 đến ngày 24 tháng 10 năm 1967, trong 5 ngày, Văn Tiến Dũng trình bày dự thảo kế hoạch chiến lược Đông-Xuân-Hè 1967-1968. Quyết định cuối cùng của hội nghị như sau: Chiến dịch Đông-Xuân-Hè 1967-1968: bắt đầu mở cuộc tấn công và nổi dậy là vào dịp Tết Mậu Thân 1968.

Ngày 28 tháng 12 năm 1967, bộ chính trị họp phiên họp đặc biệt dưới sự chủ tọa của Hồ Chí Minh và Lê Duẫn tại “phủ chủ tịch” chính thức thông qua kế hoạch “tổng tấn công, tổng nổi dậy”.

Tháng 1 năm 1968, hội nghị Ban Chấp Hành Trung ương đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ 14 họp tại Hà Nội thông qua nghị quyết tháng 12/1967 của Bộ chính trị quyết định tổng công kích, tổng nổi dậy vào dịp Tết Mậu Thân.

Theo kế hoạch của Quân ủy Trung ương và Bộ Tư Lệnh Quân Đội Nhân Dân thì sẽ có 2 mặt trận: (1) Quân chủ lực sẽ phụ trách chiến trường chính là đường số 9 Khe Sanh, nhằm thu hút và cầm chân lực lượng chiến lược của địch. Trong khi đó thì (2) chiến trường thứ hai nòng cốt được mở ra là tấn công toàn diện các thị xã, thành phố tại Miền Nam Việt Nam, kết hợp với cuộc tổng nổi dậy của quần chúng nông thôn và đô thị. Chiến trường chính là Sài Gòn, Trị Thiên-Huế. Trọng điểm là thành phố Sài Gòn, Trị Thiên-Huế và các thành phố lớn.

Thời gian tiến hành cuộc Tổng Công Kích, Tổng Khởi Nghĩa được chọn vào dịpTết Mậu Thân 1968.

Tuy nhiên đến ngày 21 tháng 1 năm 1968, thời điểm bắt đầu nổ súng tấn công mới xác định là đúng vào đêm giao thừa.

Cũng cùng ngày 21 tháng 1 năm 1968, một mật điện của Bộ Chính Trị gởi cho Phạm Hùng chỉ huy Trung ương Cục Miền Nam, Võ Chí Công chỉ huy Khu ủy Khu 5, và Thiếu tướng CS Trần Văn Quang, Khu ủy Trị-Thiên, chỉ thị các đương sự thành lập mặt trận thứ hai lấy tên là “Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ và Hòa Bình”. Hãy nghe chúng định nghĩa:

Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình là một tổ chức tranh thủ và tập hợp thêm những lực lượng, những cá nhân chống Mỹ và Thiệu- Kỳ, tranh thủ các tầng lớp trung gian ở đô thị, đồng thời cũng để tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ rộng rãi của nước ngoài”.

Thiết nghĩ cần nói trước và nói rõ, lực lượng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ và Hòa Bình Tại Huế được đảm trách bởi Đám cơ sở nội thành Việt Cộng nằm vùng trong tôn giáo, trong sinh viên, học sinh và trong giới trí thức cũng như những thành phần lao động ít học. Lực lượng này phối hợp với ban An Ninh Khu ủy Trị-Thiên, ban An Ninh Tỉnh Thị ủy Thừa Thiên-Huế. Tất cả bọn chúng là thủ phạm đã tạo nên cuộc thảm sát ghê rợn tại Huế.

Và quan trọng nữa là qua lời khai của tên Trung tá Hoàng Kim Loan, cán bộ tình báo của cục Tình Báo cộng sản Hà Nội, thì chỉ huy cuộc Tổng nổi dậy tại Huế vào Mậu Thân 1968 đã bị Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên-Huế bắt vào tháng 5/1972. Chính y đã xác nhận chúng là thủ phạm, đã âm mưu hoạch định và ra lệnh cho thuộc hạ thi hành theo lệnh của Bộ Chính Trị đảng Cộng sản Việt Nam qua Lê Chưởng ủy viên Chính trị của Bộ Tư Lệnh Hành Quân Quân Khu Trị-Thiên-Huế./.

 

 

 

 

Bài số 2

 HUẾ, ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN CÓ THẬT

 

Hai giờ 33 phút sáng ngày mồng hai Tết Mậu Thân 1968 là giờ khởi đầu của 624 giờ đau thương kinh hoàng của cuộc tàn sát của bầy ác quỷ, của lũ người man rợ từ rừng núi phía tây tràn vào Huế. Bọn quỷ khát máu này là ai?

Bọn chúng là quân “Giải Phóng”, là quân đội “Nhân Dân”, là Lực Lượng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình, là những giáo sư, sinh viên, học sinh đã theo Thích Trí Quang, Thích Đôn Hậu, Thích Thiện Siêu, và Thích Chánh Trực trong cuộc phản loạn vào tháng 6/1966 tại Miền Trung.

Khi phong trào tranh đấu phản loạn bị chính phủ VNCH dẹp tan, bọn chúng đào thoát lên mật khu. Nay bọn chúng theo chân quân cướp man rợ trở lại Huế với gươm đao, búa liềm, với mã tấu, với AK, với B40 thẳng tay chém giết, chôn sống đồng bào, bắn sập thành phố, và bắn sập đền đài miếu vũ của tổ tiên.

Và Huế trong 624 giờ đồng hồ đã trải qua từng giây một, từng phút một, từng giờ một, từng ngày một, những tang tóc thê lương, những máu và nước mắt của hằng chục ngàn dân Huế nhỏ xuống trên mảnh đất thân yêu của quê hương.

Kêu trời không thấu, kêu đất không nghe, cầu khẩn thần linh phù trợ, thần linh ngoảnh mặt. Huế ôm nhau trong vòng tay run rẩy, dìu nhau chạy trốn Việt cộng, khập khễnh bước thấp bước cao với nỗi kinh hoàng tột độ.

Người Huế chết quá nhiều, chết tức tưởi, chết oan ức, chết không hiểu tại sao phải chết, tội tình chi mà phải chết. Huế mỗi thước đất là một thây người, là mỗi vũng máu tươi còn chưa kịp đổi màu. Người Huế chết từ trong nhà ra đến sân, sân trước đến sân sau, thây người nằm chết âm thầm lặng lẽ trên đường phố, nơi vỉa hè. Thây người sình thối trong lùm cây bụi cỏ. Thây người nằm co quắp trong đường hẻm, nơi bờ ao, nơi tường thành. Thây người trong trường học, trong sân chùa. Một rừng xác chết, một bãi thây ma. Người Huế chết nằm, chết đứng, chết ngộp thở vì bị chôn sống, chết vì bị cuốc xẻng đập vào đầu, Năm ngàn ba trăm hai mươi bảy [5327] người chết, 1200 bị bắt đi mất tích.

Hỡi trời hỡi đất, hỡi Chúa hỡi Phật, hỡi hồn thiêng sông núi, hỡi anh linh tiền nhân, quý vị ở đâu sao không ra tay cứu vớt dân Huế? Họ đã làm gì nên tội? Hay là Phật, Chúa, thần linh cũng phải đành bó tay trước loài quỷ cộng sản để mặc bọn chúng thẳng tay say sưa chém giết đồng bào vô tội!

Năm giờ 30 sáng, trong ánh sáng lờ mờ của ngày mùng 2 Tết Mậu Thân 1968, cộng quân tràn ngập khắp mọi nơi trong thành phố và vùng giáp ranh các quận Hương Thủy, Hương Trà, Phú Vang rồi bọn chúng bắt đầu một cuộc tàn sát đồng bào Huế còn dã man hơn thời trung cổ.

Cuộc tàn sát dân chúng Huế được Việt Cộng chia làm 2 giai đoạn.

Giai đoạn I
:

Bắt và giết người theo danh sách trong hồ sơ đen mà cơ quan An Ninh Khu, Tỉnh, Thị ủy Việt Cộng đã thiết lập từ trước cuộc tấn công. Khi lực lượng quân sự tràn vào Huế thì ngay lập tức lực lượng Công An Khu ủy của Tống Hoàng Nguyên, lực lượng Công An Thừa Thiên-Huế của tên Đại tá Nguyễn Đình Bảy tự Bảy Lanh, phối hợp chặt chẽ với các đội An Ninh Tự Vệ Khu Phố của Nguyễn Đắc Xuân truy lùng, bắt bớ, và hạ sát các mục tiêu ngay. Đó là thời điểm sau 2 giờ 33 phút sáng ngày Mùng 2 Tết, và kéo dài một ngày sau đó.

Giai Đoạn II:

Ngay trong ngày Mùng 2 Tết, vào buổi sáng sau cuộc tụ họp đồng bào tại hai Quận I và II, chúng công bố thành lập Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng Quận I và II, và Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng Tỉnh Thừa Thiên-Huế, đồng thời cũng công bố thành phần tổ chức của Lực Lượng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình. Những vụ bắn giết bắt bớ dân chúng trong giai đoạn này quy mô hơn, có tổ chức hơn, và quá sức tàn bạo.

Giai Đoạn I bắt đầu từ 2 giờ 33 phút sáng ngày mùng 2 Tết Mậu Thân 1968:

Trời chưa sáng hẳn, một số lớn các gia đình trong ba quận thị xã Quận I, II, và III, và ba quận giáp ranh Hương Trà, Phú Vang, và Hương Thủy đã bị đám Công An Thành ủy, lực lượng An Ninh và Bảo Vệ Khu Phố của Nguyễn Đắc Xuân, đám chỉ điểm, đám cơ sở nội thành xông vào từng nhà lục soát bắt người. Bọn chúng đã có sẵn hồ sơ lý lịch, tên tuổi từng người mà bọn chúng gọi là Công An Cảnh Sát Ngụy, binh lính Ngụy, công chức chính quyền Ngụy, nhân viên tình báo “Xê-I-A”. Không cần biết đúng sai, bọn chúng thỏa thích nổ súng vào những người trong bảng “ phong” thần này.

Bảy giờ sáng ngày Mồng 2 Tết Mậu Thân 1968, dân chúng Huế bắt đầu chạy giặc. Họ bỏ lại tất cả để chạy trốn Việt cộng. Nhà cửa tài sản bỏ lại đã đành, thức ăn thức uống, áo quần cũng không kịp mang theo, miễn sao tránh xa bọn cộng sản tìm về vùng Quốc gia đang kiểm soát. Già trẻ, lớn bé, cha mẹ, con cái, dắt dìu nhau tìm đường chạy trốn Việt cộng. Nhưng khốn thay, họ biết chạy đi đâu vì khắp nơi đều là Việt Cộng. Bọn Việt cộng xả súng bắn vào đoàn người đang hốt hoảng và hỗn loạn chạy tìm nơi bình yên trú ẩn. Thây người ngã gục, máu đào tuôn rơi nhuộm đỏ màu cờ đỏ sao vàng của Hồ Chí Minh, của đảng cộng sản Việt Nam, và cờ 3 mảnh của lực lượng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình.

- Nhân viên cao cấp của chính quyền Thị xã Huế hy sinh đầu tiên là ông Trần Đình Thương, Phó Thị Trưởng Thị xã Huế. Vì không nắm vững tình hình nên trời chưa sáng hẳn ông đã phóng xe khỏi nhà với ý định là đến nhiệm sở Tòa Hành Chánh Tỉnh và Thị Xã xem tình hình thế nào, ông đã bị cộng quân bắn hạ ngay trước cổng nhà, đối diện với công viên Bến Ngự, ngay ngã tư Nguyễn Hoàng-Nguyễn Huệ thuộc Quận III Thị xã Huế.

Thật tội nghiệp, mãi hơn 12 ngày sau, khi khu vực này được giải tỏa, thân nhân mới lấy được xác đem về mai táng. Lúc đó thi thể ông đã sình thối.

- Tại vùng Bến Ngự, Nam Giao, Từ Đàm, dân chúng kéo nhau chạy trốn lên vùng nhà máy nước Vạn Niên, gần chùa Từ Hiếu, cạnh đồi thông Quảng Tế, hoặc cố gắng băng qua cầu Bến Ngự chạy về hướng trường Quốc Học hoặc bệnh viện Trung Ương Huế. Tất cả hai hướng đều bị cộng quân hoặc bằng súng nhỏ, hoặc bằng súng cối pháo kích và bắn bừa bãi vào đoàn người chạy loạn để ngăn chận không cho dân chúng trốn thoát khỏi vùng bọn chúng đang kiểm soát. Tất cả đều phải quay trở lại nhà để bọn chúng có thể sử dụng làm con tin, làm khiên đỡ đạn, và làm chùn bước quân đội VNCH muốn tấn công chúng.

Dân chúng vùng Nam Giao, Từ Đàm, dốc Bến Ngự, bị thương khá nhiều và nhiều gia đình bắt đầu đói vì đã hết gạo. Cha tôi, Hoàng Thân Tráng Cử, cùng với một người bạn chí thân là Bác Võ Thành Minh, hai ông là những trưởng Hướng Đạo thâm niên nhất cùng một thời với Tạ Quang Bửu, Hoàng Đạo Thúy, trưởng Trần Điền của phong trào Hướng Đạo Việt Nam, chạy chỗ này sang chỗ kia, băng bó cứu giúp cho những đồng bào bị thương. Phụ thân tôi và bác Võ Hoàng Minh vào những nhà vắng chủ tìm gạo nấu cơm tiếp tế cho nhiều gia đình có trẻ thơ đang bị đói, và cuối cùng họ thành lập một đoàn cứu thương tải thương những người bị thương quá nặng để đưa về bệnh viện Trung Ương Huế.

Sau này cha tôi kể lại với chúng tôi: Có 4 người bị thương rất nặng cần phải vào bệnh viện mới mong cứu sống. Cha tôi và bác Võ Thành Minh cuốn 4 cái mền làm võng cùng một số thiếu nhi khiêng 4 người này định đưa về bệnh viện Trung Ương Huế. Đi đầu là bác Võ Thành Minh với miếng vải trắng cột vào một khúc tre làm biểu tượng cho cờ cứu thương, đi giữa hàng cán bệnh nhân là cha tôi. Đoàn mới ngang dốc Bến Ngự thì bị một toán Việt cộng chận đoàn cứu thương lại. Một tên Việt cộng hỏi bác Minh và cha tôi:

- Chúng mày treo cờ trắng đi đầu hàng địch hả?

- Chúng tôi đưa 4 người bị thương quá nặng vào bệnh viện.

Hai tên khác dí mũi súng AK vào cha tôi và bác Minh:

- Đi lui! Không thì chúng tao bắn tan xác bây giờ.

Cả đoàn đành đi lui. Chỉ mấy giờ sau 4 nạn nhân tắt thở vì ra máu quá nhiều.

Cha tôi và bác Võ Thành Minh trở lại nhà Cụ Phan Bội Châu gần chùa Từ Đàm. Khoảng nửa giờ sau. Một toán Việt cộng đến nhà Cụ Phan để bắt cha tôi và bác Minh. Cha tôi may mắn chạy thoát bằng cửa sau sang nhà hàng xóm lẩn trốn. Bác Võ Thành Minh bị bọn chúng bắt dẫn đi và sau đó giết bác. Sau này thân nhân của bác Võ Thành Minh tìm được xác của bác trong một hố chôn tập thể. Tưởng cũng cần nhắc lại, năm 1954 hiệp định Geveva giữa Việt Cộng và Pháp chia đôi đất nước lấy vĩ tuyến 17 làm lằn ranh Quốc-Cộng, thì bác Võ Thành Minh chính là người đã dựng lều bên bờ hồ Geneva thổi sáo cầu nguyện cho hòa bình Việt Nam. Bác Võ Thành Minh, suốt đời giữ lời hứa của một Hướng Đạo sinh là:

Trung thành với Tổ quốc - Giúp ích mọi người - Tuân theo luật Hướng Đạo.

Bác có tội tình chi mà bọn chúng đem chôn sống bác? Chẳng lẽ vì đi cứu người dùng mảnh vải trắng làm cờ mà bị giết? Trong lửa đạn tìm đâu ra sơn đỏ để làm thành cờ hồng thập tự, đành dùng vải trắng làm cờ cứu thương cho hai bên đừng bắn vào đoàn tải thương. Vậy mà bọn ngu dốt man rợ kia cho là kéo nhau đi đầu hàng địch, để rồi cuối cùng thì những người bị thương phải chết vì không được cứu chữa, còn người tải thương thì bị bắt và bị chôn sống! Lịch sử nào tha được tội ác của bọn cộng sản tàn bạo này?

Cũng tại ngôi nhà của Cụ Phan Bội Châu, sau khi bắt bác Võ Thành Minh, bọn chúng lại bắt hai người cháu nội của Cụ Phan Bội Châu đem đi chôn sống, đó là anh Phan Thiện Cầu, Đại úy Quân Cảnh Tư Pháp VNCH, và anh Phan Thiện Tường, Giáo Sư. Trong khi đó thì anh ruột của hai anh Phan Thiện Cầu và Phan Thiện Tường lại là Đại tá Việt Cộng “Quân Đội Nhân Dân” Phan Thiện Cơ (!) và thời điểm đó Phan Thiện Cơ là Tư Lệnh chiến trường Tây Nguyên! Đau lòng thay cho cụ Phan Bội Châu.

Cụ Phan Bội Châu và gia đình tôi có quan hệ rất mật thiết. Cụ là một nhà tiền bối cách mạng phụ tá cho ông nội tôi là Kỳ Ngoại Hầu Cường Để trong phong trào Đông Du và trong Việt Nam Phục Quốc Đồng Minh Hội. Cụ và cha tôi, Hoàng Thân Tráng Cử, có một mối giao tình khắng khít vì công việc cách mạng chống Pháp chống cả Việt Minh liên quan đến ông nội tôi là Kỳ Ngoại Hầu Cường Để.

Không hiểu Đại tá Phan Thiện Cơ nghĩ gì khi hay tin hai người em của mình bị chính các đồng chí của mình đem đi chôn sống? Hay ông Đại tá Việt Cộng này cũng học tập gương của đồng chí kính yêu Trường Chinh đem cả cha mẹ mình ra đấu tố và giết hại để làm gương cho các anh hùng nhân dân noi theo? Phải chăng đó chính là chân lý là nguyên tắc Đấu Tranh Giai Cấp của Bác và Đảng?

Năm 1973, Đại tá Phan Thiện Cơ là một thành viên cao cấp trong phái đoàn quân đội Bắc Việt tại Ủy Ban Kiểm Soát Đình Chiến 4 bên (Việt Nam Cộng Hòa, Mỹ, Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, và cộng sản Hà Nội) đóng tại phi trường Tân Sơn Nhất Sài Gòn.

Tại vùng Nam Giao, Cộng quân bắt sinh viên Lê Hữu Bôi tại chùa Tường Vân, nơi tu đạo của Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết. Lê Hữu Bôi, sinh viên trường Quốc Gia Hành Chánh, Chủ Tịch Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn bị bắt và sau đó đem đi chôn sống, vì bị nghi là “Xê-I-A”. Sinh viên Lê Hữu Bôi gọi Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết là cậu ruột, gọi bà nội tôi là dì. Tôi gọi sinh viên Lê Hữu Bôi là bác.

Sau này chúng tôi tìm ra xác sinh viên Lê Hữu Bôi. Tội nghiệp, ông ra Huế vừa nghỉ Tết và cũng để đi hỏi vợ thì bị Việt cộng bắt đi chôn sống.

Trong suốt thời gian chiếm Huế, Bộ Chỉ Huy An Ninh của cơ quan Thành ủy Huế đặt tại Chùa Từ Đàm. Do đó, tất cả các thành phần Dân, Quân, Cán, Chính, và Cảnh Sát Quốc Gia mà bọn an ninh Thành ủy cũng như lực lượng An Ninh và Bảo Vệ Khu Phố của Nguyễn Đắc Xuân bắt được tại 3 quận thị xã I, II, III và các quận ven thành phố Huế đều bị giải về và giam giữ tại Chùa Từ Đàm. Tại đây họ bị thẩm vấn, đánh đập hành hạ thân xác, một số bị xử bắn ngay tại chùa. Số còn lại lần lượt bị giải đi chôn sống tại vùng gần chùa Tường Vân, Vạn Niên, vùng lăng vua Tự Đức, Đồng Khánh. Bốn trăm tám chục xác chết được tìm thấy ở Khe Đá Mài thuộc vùng núi Nam Hòa. Đó là những thanh niên trong Lực Lượng Tự Vệ của làng Phủ Cam.

Tại Nam Giao, Từ Đàm, Bến Ngự, lực lượng an ninh của Tống Hoàng Nguyên và Nguyễn Đình Bảy, và đám cơ sở nằm vùng, đội An Ninh Khu Phố của Nguyễn Đắc Xuân, lục xét từng nhà một, bắt và dẫn đi rất nhiều người. Dân chúng sau này làm chứng khai đã nhận diện rõ những tên nằm vùng thật nguy hiểm và sắt máu như tên Nguyễn Tú, một võ sư môn phái Thiếu Lâm, nhà ở gần lăng Vua Tự Đức gần đồi Vọng Cảnh. Nguyễn Tú là cơ sở quan trọng của cơ quan an ninh Tỉnh ủy Thừa Thiên. Tên thứ hai là Cửu Diên nhà ở vùng Cầu Lim, gần Đàn Nam Giao. Ngoài ra còn có con trai của Cửu Diên, nguyên là Thiếu úy Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đào ngũ trước Tết Mậu Thân, Nay y cũng ở trong toán an ninh của Việt Cộng đang truy bắt Dân Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa trong vùng Nam Giao, Từ Đàm, Bến Ngự. Trong số những người bị hai tên Tú và Cửu Diên bắt đi tại vùng Từ Đàm có ông Tôn Thất Hậu, chủ tiệm ảnh Tự Do, và ông Nguyễn Văn Nhẫn, chủ tiệm hớt tóc ngay cạnh chùa Từ Đàm. Hai ông Tôn Thất Hậu và Nguyễn Văn Nhẫn là bạn chí thân của tên Tú và Cửu Diên vậy mà bọn chúng cũng không tha. Thế mới biết đã là Việt Cộng thì không bao giờ kể gì đến tình nghĩa. Sau này tìm được xác của hai ông Tôn Thất Hậu và Nguyễn Văn Nhẫn ở vùng lăng vua Đồng Khánh. Họ chết trong tình trạng bị chôn sống vì không có vết tích bị trúng đạn.

Tại Làng Phủ Cam: Rạng sáng ngày mùng 2 Tết, Phủ Cam đã bị lực lượng cộng quân bao vây, nhưng bọn chúng vẫn chưa tấn công vì e ngại lực lượng phòng thủ của giáo xứ. Giáo dân làng Phủ Cam có truyền thống lâu đời từ thời kỳ quân đội viễn chinh Pháp là họ tự tổ chức đội ngũ, xin phương tiện vũ khí của chính phủ, tự đứng ra canh gác gìn giữ an ninh ngày đêm cho bà con thân thuộc trong làng. Lần này Mậu Thân 1968, Cộng quân bao vây tứ bề, thời gian vây hãm quá lâu, đã nhiều ngày qua mà chẳng thấy có một hy vọng nào sẽ có viện binh tiếp cứu. Dân chúng và ngay cả những thanh niên trẻ trong đoàn tự vệ bắt đầu có dấu hiệu nản lòng. Đại đa số dân chúng trong làng đêm đêm kéo nhau vào trú ngụ trong nhà thờ Phủ Cam, trước là để tránh đạn pháo của cộng quân, sau là nhờ sự che chở bảo vệ của các Cha trong giáo xứ.

Tôi nhớ không lầm vào khoảng 1 giờ khuya ngày 18/2 âm lịch, tại Bộ Chỉ Huy, tôi nhận được báo cáo cuối cùng của toán Cảnh Sát Đặc Biệt phụ trách xã Thủy Phước đang bí mật hoạt động trong làng Phủ Cam: “Cộng quân đã tấn công vào làng, chiếm nhà thờ Phủ Cam và bắt đi rất nhiều đồng bào đang trú ngụ trong nhà thờ Phủ Cam.” Những ngày sau chúng tôi nhận được báo cáo rõ ràng hơn là khoảng trên 300 thanh niên trong làng bị bắt đi.

Kết quả tàn khốc về số phận của hơn 300 thanh niên bị bắt trong nhà thờ Phủ Cam là: Sau khi bị bắt, họ được dẫn lên giam tại Chùa Từ Đàm, nơi đặt bộ Chỉ Huy An Ninh của Thành ủy Huế. Ngay tại đây đã có một số bị xử bắn ngay tại sân chùa. Sau đó đại đa số còn lại bị trói tay và dẫn lên vùng núi phía tây, và cuối cùng thân xác của trên 428 người được phát hiện nằm dọc bờ khe Đá Mài, phía tây quận lỵ Nam Hòa. Đó là số phận của những người bị bắt tại nhà thờ Phủ Cam.

Tại Dòng Chúa Cứu Thế, nằm gần khu An Cựu trên đường Nguyễn Huệ, rạng sáng ngày mồng 2 Tết cho đến ngày mùng 3, lúc đó có khoảng trên năm trăm đồng bào trong vùng đến trú ẩn ngay trong nhà thờ, nhưng con số này mỗi ngày mỗi tăng và những ngày sau số lượng đồng bào vào ẩn trốn trong nhà thờ của Dòng Chúa Cứu Thế đã lên đến gần ba ngàn người. Đây là thời điểm mà bọn Công An Khu, Thành ủy Huế và đám nằm vùng, tổ chức An Ninh và Bảo Vệ Khu Phố của Nguyễn Đắc Xuân ra tay, dưới sự chỉ huy của Nguyễn Đình Bảy tự Bảy Lanh, Đại tá Trưởng Ty Công An Thừa Thiên-Huế. Phụ tá cho hắn là cha con ông Thiên Tường, chủ tiệm thuốc Bắc ở gần chợ An Cựu. Cũng cần nói thêm Nguyễn Đình Bảy là con nuôi của Thiên Tường từ nhỏ. Ngoài đám nằm vùng của cha con Thiên Tường còn có tổ chức An Ninh và Bảo Vệ Khu Phố của Nguyễn Đắc Xuân cùng đám chỉ điểm. Sau khi bọn chúng bao vây chặt chẽ khu nhà thờ Phủ Cam, lực lượng an ninh của bọn chúng tràn vào, tập họp mọi người, phân loại và thanh lọc.

Hơn ba trăm người bị bắt sau đó, bị trói tay dẫn đi về hướng Lăng Xá Bầu, Lăng Xá Cồn thuộc quận Hương Thủy, trong số này có thượng nghị sĩ Trần Điền.

Sau này, trong số xác của hơn 300 người vô phúc này có xác của Thượng Nghị Sĩ Trần Điền. Tất cả được tìm thấy rải rác trong hai vùng Lăng Xá Bầu và Lăng Xá Cồn thuộc quận Hương Thủy. Họ chết trong tình trang bị trói tay vào nhau, bằng dây kẽm gai, hoặc dây điện chết chùm trong những hố chôn tập thể. Một số chết vì bị vật cứng đập vào đầu, đa số chết vì bị chôn sống.

Theo như lời tường thuật của thanh niên tên Phan Văn Tuấn, kẻ bị Việt Cộng bắt đi làm nhân công đào hố chôn người, thì khi anh ta và những người khác đào hố xong, anh ta tận mắt chứng kiến bọn Việt cộng dắt những tù nhân đến. Những kẻ bất hạnh này bị cột từng chùm một, từ hai mươi đến ba mươi người. Tất cả đều đứng ngay miệng hầm dài nhưng không sâu. Bọn chúng chỉ bắn một hai người đứng đầu hàng, những người chết ngã ngục xuống hầm kéo những người còn sống vì mất thăng bằng phải rớt xuống theo. Bọn Việt cộng ra lệnh cho anh Tuấn và những “nhân công” khác lấp đất chôn sống những người còn sống. Những ai vùng vẫy thì bọn chúng dùng cuốc, xẻng đập vào đầu. (Anh Tuấn là người đã may mắn chạy thoát trước khi bị bọn Việt cộng giết).

Tưởng cũng cần nói thêm: Thượng nghị sĩ Trần Điền là một giáo sư, một trưởng Hướng Đạo ngay từ hồi phong trào Hướng Đạo Việt Nam mới thành lập, ông còn là cựu Tỉnh Trưởng tỉnh Quảng Trị, và đương thời là một thượng nghị sĩ của Quốc Hội Việt Nam Cộng Hòa.

Ngoài ra, trường trung học Thiên Hựu ngay ngã tư Nguyễn Huệ-Lý Thường Kiệt, là nơi đặt bộ chỉ huy nhẹ của Đại tá VC Nguyễn Đình Bảy, trưởng Ty Công An Thừa Thiên-Huế. Có khoảng một đại đội cộng quân canh giữ nơi này. Đây là nơi giam giữ những tù nhân quan trọng mà Nguyễn Đình Bảy đã lập danh sách từ trước khi bọn chúng tấn công Huế. Theo anh Lê Đình Nguyên, một trung sĩ cảnh sát đào thoát được khi trực thăng Hoa Kỳ oanh kích vào trường Thiên Hựu, thì tại đây đã có những vụ xử bắn rất rùng rợn. Số lượng người bị Việt cộng bắt giam trong trường Thiên Hựu khoảng gần 400 người. Bọn chúng dùng 2 lớp học vừa làm pháp trường đồng thời cũng là kho chứa xác. Hàng giờ, bất kể ngày đêm, hàng loạt súng nổ trong hai phòng học đó. Tội nhân bị dẫn đến căn phòng tràn ngập xác chết vừa tươi vừa thối rữa. Thây người mới chồng chất lên thây người cũ mỗi ngày mỗi cao, mỗi nhiều. Mùi tanh của máu tươi trộn lẫn mùi hôi thối dòi bọ của xác chết đã sình thối. Cảnh tượng vừa ghê rợn vừa truyền nhiễm, khó thấy nơi nào trên thế giới có cảnh tượng kinh hoàng như thế. Ngay cả phòng hơi ngạt của Đức Quốc Xã cũng không có cảnh vừa là pháp trường vừa là hầm mộ tích lũy như vậy. Có thể nói trong lịch sử Việt Nam và trong lịch sử thế giới khó có một cảnh giết người một cách rùng rợn và dơ bẩn kinh rợn đến thế.

Một trong những tù nhân quan trọng mà bọn chúng bắt giữ là ông Bảo Lộc, Phó Tỉnh Trưởng Tỉnh Thừa Thiên. Lực lượng công an của Nguyễn Đình Bảy đã đến bắt ông Phó Tỉnh Trưởng tại tư dinh của ông trên đường Lý Thường Kiệt, đối diện với Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ. Sau đó bọn chúng đem ông ta về giữ tại trường Thiên Hựu, nơi đặt bộ chỉ huy an ninh của bọn chúng.

Những ngày gần thua trận, bọn chúng dẫn ông lên núi, theo dãy Trường Sơn, thời gian đầu ông bị giam tại vùng núi giáp ranh Thừa Thiên-Lào cùng với hai bạn tù là ông Hoàng Liên Nguyễn Văn Đãi, Đại Biểu Chánh Phủ (Hành chánh) Vùng I, và một lãnh tụ Quốc Dân Đảng của Thừa Thiên-Huế là Ông Tứ. Sáu tháng sau, cả 3 bị giải ra Bắc, giam ở trại tù Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Đông (Hà Nội). Sau nhiều lần di chuyển đổi trại, 1973 hiệp định đình chiến Paris ký kết, cả ba ông được chuyển về Trại Ba Sao chờ ngày trao trả tù dân sự, nhưng sau đó bọn chúng lại đổi ý định không trao trả 3 ông cho chính phủ VNCH. Họ bị tiếp tục giam giữ mãi cho đến 1980.

Điều đáng nói là, trong 12 năm tù tội từ 1968-1980 thì ông đã bị biệt giam gần cả 12 năm.

Trong năm 1980 ông Bảo Lộc nhận được điện tín: “Chị vừa mất”, bọn chúng cho phép ông xuất trại về Huế dự đám tang. Có lẽ ông trời đã rủ lòng thương một chiến sĩ quốc gia vì Tổ Quốc điêu linh mà phải trả một giá quá nặng cho một đời người như ông Phó Tỉnh Bảo Lộc, nên trời đã che mắt bọn cộng sản mà cho phép ông về Huế dự đám tang. Thật ra người qua đời là phu nhân của Trung tá Bảo Định, anh ruột ông Bảo Lộc, trưởng Phòng 4 Sư Đoàn I/BB. Gia đình Trung tá Bảo Định đã định cư tại Hoa Kỳ từ năm 1975 chứ đâu còn ở Huế vào năm 1980. Sau khi có mặt tại Huế, chỉ 3 ngày sau gia đình bí mật chuyển ông phó tỉnh trưởng vào Sài Gòn. Tại Sài Gòn, với sự giúp đỡ của thân nhân và bạn bè, vài tuần sau đó ông đã có mặt tại trại tỵ nạn ở Indonesia...

Mấy tháng sau, ông đã đoàn tụ với phu nhân của ông và gia đình người anh ruột là cựu Trung tá Bảo Định tại thành phố San Diego nam California Hoa Kỳ. Ông mất tháng 5/2006. Gần một năm sau thì phu nhân Bảo Lộc đã nối gót theo ông.

Tại trường trung học Kiểu Mẫu, ngay tối ngày Mùng 2 Tết, rạng ngày Mùng 3, một số đồng bào quanh vùng Đội Cung, Hàng Me, Chợ Cống, và vùng trường trung học Nguyễn Tri Phương rời khỏi nhà chạy đến trú ẩn tại đó. Và cứ như thế mỗi ngày dân chúng kéo đến đây tỵ nạn mỗi ngày mỗi tăng, con số đã lên trên hai ngàn đồng bào trong khu vực nhỏ bé này.

Tôi điều động hai trung đội Cảnh Sát Dã Chiến bảo vệ an ninh cho số đồng bào ở tại đây. Cộng quân cũng đã tấn công 3 lần vào địa điểm này nhưng đã bị lực lượng Cảnh Sát Dã Chiến đẩy lui. Trường trung học Kiểu Mẫu nằm bên này bờ sông Hương đối diện với chợ Đông Ba bên kia bờ sông Hương, nên ngày cũng như đêm Cộng quân đặt súng cối pháo kích từ bên chợ Đông Ba pháo sang, gây nhiều thương vong cho đồng bào trong trại tỵ nạn.

Tôi còn nhớ vào buổi sáng ngày Mùng 7 Tết, tôi đang đứng nói chuyện với ông chủ tiệm sách Nam Hưng tại ngay sân trường Trung học Kiểu Mẫu thì Cộng quân bắt đầu pháo, quả đạn đầu tiên rơi ngay gần chỗ ông ta và tôi đứng. Tôi may mắn chỉ bị mảnh đạn nhỏ làm rách áo giáp phía trước ngực, nhưng ông chủ tiệm sách không may mắn như tôi. Thật tội nghiệp, một mảnh đạn súng cối đã xé tan bụng, ông ta chết ngay chẳng nói được lời nào.

Điểm lại một số tội ác trời không dung đất không tha của bọn cộng sản, chúng ta thấy đối với các trẻ thơ Miền Nam trong các trường tiểu học Cai Lậy, Qui Nhơn chúng cũng không tha, pháo kích và ném lựu đạn gây thương vong cho hàng trăm trẻ thơ, nay đồng bào khốn khổ trong trại tỵ nạn Kiểu Mẫu chúng cũng không từ, tội ác vô lương tâm này biết bao giờ bọn cộng sản mới rửa cho sạch?

Quận II (Tả Ngạn) Thị xã Huế là nơi mà cộng quân tàn sát dân lành vô tội nhiều nhất. Quận II với địa thế bao bọc bởi dòng sông Hương, mặt tiền từ cầu Bạch Hổ về đến vùng chợ Đông Ba, Gia Hội, Thế Lại, Bãi Dâu, Phú Mậu. Vùng phía tây và tây bắc được bao bọc bởi sông đào vùng An Hòa và dãy trường thành của Hoàng Cung. Dân số Quận II rất đông vì là trung tâm thương mại của thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên. Dân đông, đất chật, địa thế bị chướng ngại bởi sông và Hoàng Thành ngăn chận, vì vậy khi cộng quân tiến vào Quận II thì quả thật dân chúng đã như nằm trong chiếc lưới cá của bọn chúng rồi, chạy đi đâu thì cũng nằm trong chiếc lưới mà thôi.

Ngoài một số dân chúng làm thương mại, đại đa số cư dân trong vùng là công chức, quân nhân, cảnh sát, cán bộ chính quyền, họ không có nơi an toàn để ẩn nấp hoặc trốn tránh nên hầu như tất cả đều trốn ở nhà. Nhờ có đám chỉ điểm, đoàn An Ninh Bảo Vệ Khu Phố của Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Thị Đoan Trinh, tên thợ nề Nguyễn Văn Bé, chủ tịch Khu Phố của chính quyền Cách Mạng mới thành lập, tên thầy bói Diệu Linh, tên Gù bán thuốc cẩm lệ, v.v. tất cả bọn chúng giở danh sách, đi từng nhà tìm kiếm, lục soát bắt người hằng loạt. Bắt được, chúng đem ra xử bắn ngay tại chỗ, hoặc đem đi chôn sống. Xin nêu ra một vài trường hợp điển hình hành động giết người man rợ của bọn này:

Cái chết của Thiếu tá Từ Tôn Kháng. Ông là Tỉnh Đoàn Trưởng Xây Dựng Nông Thôn. Nhà của Thiếu tá Từ Tôn Kháng ở trên đường Bạch Đằng gần cầu Đông Ba. Toán An Ninh và Bảo Vệ Khu Phố của Nguyễn Đắc Xuân sau khi bao vây nhà xong bọn chúng lôi hết vợ con Thiếu tá Từ Tôn Kháng ra đứng ngoài sân và kêu gọi Thiếu tá Kháng phải ra nộp mình cho bọn chúng ngay, bằng không bọn chúng sẽ tàn sát hết vợ con của ông ta. Thiếu tá Kháng trốn trong nhà sợ vợ con bị chúng bắn chết nên phải ra nộp mình.

Bọn chúng trói ông lại bắt đầu tra tấn xẻo tai và cắt mũi ông ta, cuối cùng kết liễu đời ông bằng một loạt đạn AK.

Nhiều nhân chứng nhận diện sau này tường thuật với Thiếu úy Nguyễn Trọng, Trưởng Ban Cảnh Sát Đặc Biệt Quận II Thị xã Huế rằng: Họ nhận diện trong toán bắt bớ, tra tấn, xẻo thịt, và hành quyết Thiếu tá Từ Tôn Kháng có: Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Thị Đoan Trinh, tên Nguyễn Bé thợ nề, trưởng khu phố, tên thầy bói Diệu Linh, và tên Gù cùng một số khác nữa. Hành động này của các tên Phan, Trinh, Diệu Linh, Bé, Gù có khác gì bọn Polpot Khmer đỏ?

Điều đáng nói ở đây là trong danh sách khát máu trên có tên một đàn bà, Nguyễn Thị Đoan Trinh. Hành động cắt tai xẻo mũi Thiếu tá Từ Tôn Kháng của y thị y hệt hành động của Lã Hậu đốt tai xẻo mũi Thích Phu Nhân, Thứ Phi của Lưu Bang, quả là lịch sử có một không hai. Cho đến Mậu Thân 1968 thì rõ ràng Nguyễn Thị Đoan Trinh tàn ác cũng không thua gì Lã Hậu.

Tại đường Chi Lăng, bọn chúng bắt hai ông Trần Văn Cư, Phó Giám Đốc CSQG Vùng I, và ông Lê Văn Phú, nguyên Trưởng Phòng Hành Chánh ty Công An Thừa Thiên VNCH, thời điểm đó Ông Lê Văn Phú là Quận Trưởng Quận II Thị xã Huế. Cả hai đều bị bắn chết và chôn ngay trên đường gần nhà.

Ông Vĩnh, sĩ quan CSQG, bị bọn chúng bắn ngay tại nhà ở đường Võ Tánh.

Ông Dự, Trưởng Ty CSQG tỉnh Ninh Thuận(?) về thăm gia đình tại đường Chi Lăng cũng bị bắn chết tại nhà.

Ông Hồ Đắc Cam, nhân viên nhà máy phát điện Kho Rèn, bị bắt và cũng bị bắn ngay tại nhà.

Trần Văn Nớp, phụ tá trưởng phòng hành chánh BCH/CSQG Thừa Thiên, cũng bị bắn tại nhà.

Ông chồng bà bún bò Mụ Rớt là một nhân viên cảnh sát đã ra trình diện bọn chúng, nhưng chúng không tha, xử tử hình ngay.

Danh sách những người bị bắt và bị hành hình có đến trên 800 người thuộc Quận II trong giai đoạn I, kể sao cho hết?

Tôi xin tạm dừng ngay đây.

Về Quận I, tức Quận Thành Nội Thị xã Huế.

Ngay giờ đầu của cuộc tấn công, cộng quân đã chiếm toàn bộ quận Thành Nội, ngoại trừ khu Mang Cá nơi đặt Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn I Bộ Binh của Chuẩn Tướng Ngô Quang Trưởng, khu vực Tàn Thơ, khu Hồ Tịnh Tâm.

Các khu khác như Tây Linh, Tây Lộc, phi trường Tây Lộc, dọc đường Cường Để đến trường Trần Cao Vân, khu Hòa Bình Đại Nội, Kỳ Đài, qua cửa Thượng Tứ, khu tòa án, ngã tư Anh Danh ra đến cửa Đông Ba, tất cả đều lọt vào tay cộng quân. Cộng quân chiếm một khu vực quá rộng như vậy nên bọn Công An Khu ủy Trị-Thiên, Công An Tỉnh Thị ủy Thừa Thiên-Huế phối hợp với các toán An Ninh và Bảo Vệ Khu Phố của Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Thị Đoan Trinh, Nguyễn Đóa (Cha của Nguyễn Thị Đoan Trinh), Tôn Thất Dương Tiềm, Hoàng Văn Giàu, Nguyễn Thiết, cùng với đám cơ sở nằm vùng, và những kẻ chỉ điểm đã gây kinh hoàng chết chóc cho đồng bào quận Thành Nội trong suốt 22 ngày. Số nạn nhân bị bọn này giết chết trong giai đoạn I, theo thống kê của Cảnh Sát Đặc Biệt Quận Thành Nội cho biết khoảng gần 700 nạn nhân.

Sau này ty CSQG đã lấy được rất nhiều lời khai của rất nhiều nhân chứng chứng kiến nhiều vụ xử bắn trong Quận I. Xin đơn cử một vài trường hợp giết người man rợ và tàn bạo của bọn chúng như sau:

Một vụ xử bắn xảy ra trong khu vực Quận Thành Nội mà mọi người dân Huế đều biết, nay nhắc lại mọi người vẫn còn kinh tởm.

Đó là vụ Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Thiết, Nguyễn Thị Đoan Trinh xử bắn Trần Mậu Tý và chồng của bà thương gia Nội gần cửa Đông Ba vào sáng ngày mồng 2 Tết Mậu Thân 1968.

Trong giới học sinh, sinh viên, và những ai đã từng tham gia phong trào Phản Loạn Miền Trung vào mùa xuân, hè năm 1966 ai cũng biết đến các đoàn Sinh Viên Quyết Tử do Nguyễn Đắc Xuân thành lập và chỉ huy. Lực lượng này có 3 đại đội, một trong những đại đội trưởng của đoàn Sinh Viên quyết tử này là Trần Mậu Tý, bạn chí thân của Nguyễn Đắc Xuân. Khi Nguyễn Đắc Xuân được lệnh tên thủ lãnh phong trào phản loạn Miền Trung Thích Trí Quang đem lực lượng sinh viên quyết tử tăng viện cho lực lượng phản loạn và chùa Tỉnh Hội tại Đà Nẵng, Nguyễn Đắc Xuân đã đem đại đội của Trần Mậu Tý theo, xem như là đại đội chủ lực của Nguyễn Đắc Xuân. Nguyễn Đắc Xuân và Trần Mậu Tý là đôi bạn chí thân tương đắc, giới sinh viên quyết tử của Nguyễn Đắc Xuân thường gọi hai người này là “cặp bài trùng”.

Vào cuối tháng 6/1966 khi phong trào phản loạn của sư hổ mang Thích Trí Quang bị chính phủ trung ương dẹp tan, Nguyễn Đắc Xuân từ chùa Ông sau lưng Chùa Diệu Đế chạy trốn lên Chùa Tường Vân đợi giao liên Thành ủy của điệp viên Trung tá Hoàng Kim Loan đến đưa lên mật khu, thì người vào ra chùa Tường Vân để giúp đỡ tiếp xúc với Nguyễn Đắc Xuân về mọi mặt không một ai khác hơn là Trần Mậu Tý. Chỉ có Trần Mậu Tý mới có thể vượt vòng vây của CSQG Thừa Thiên-Huế để vào Chùa Tường Vân tiếp xúc với Nguyễn Đắc Xuân được. Cho đến tháng 7/1966 khi giao liên của Thành ủy đến chùa Tường Vân đưa Nguyễn Đắc Xuân lên mật khu thì cũng có Trần Mậu Tý tháp tùng.

Tình sâu nghĩa nặng như thế, vậy mà ngay sáng ngày Mùng 2 Tết Mậu Thân, khi trận tấn công mới bắt đầu thì công tác đầu tiên của đoàn An Ninh và Bảo Vệ Khu phố của Nguyễn Đắc Xuân là phải bắt cho được Trần Mậu Tý, và... Trần Mậu Tý đã sa lưới Nguyễn Đắc Xuân. Theo như Nguyễn Đắc Xuân tuyên bố ngay khi bắt được Trần Mậu Tý, tội của Trần Mậu Tý là: Đảng viên đảng Đại Việt, tình nghi hợp tác với CIA.

Thế là Trần Mậu Tý bị trói tay cùng với một thương gia tại đường Phan Bội Châu. Ông thương gia này là chồng bà Nội, cũng bị tình nghi là đảng viên đảng Đại Việt. Cả hai người bị Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Thị Đoan Trinh, Nguyễn Thiết đẩy đứng sát vào bờ tường gần cửa Đông Ba. Nguyễn Đắc Xuân là người bắn loạt đạn AK đầu tiên vào người thằng bạn chí thân của mình là Trần Mậu Tý. Kế tiếp y quay mũi súng bắn vào ông thương gia tên Nội. Nguyễn Thị Đoan Trinh, Nguyễn Thiết bồi thêm hai băng AK vào thi thể Trần Mậu Tý và ông Nội đang nằm gục nơi góc tường thành. Máu hai người tuôn ra xối xả trước sự chứng kiến của nhiều đồng bào và vợ của ông Nội.

Anh Trần Mậu Tý là con trai độc nhất của Tri Phủ Trần Mậu Trinh, một người nổi tiếng chống cộng triệt để. Anh Trần Mậu Tý là sinh viên Đại Học Huế trong thời gian phong trào phản loạn 1966 của Thích Trí Quang.

Về mặt tình cảm, vì cộng tác bên nhau rất lâu nên Trần Mậu Tý thật sự có cảm tình riêng với Nguyễn Đắc Xuân, đối đãi với Nguyễn Đắc Xuân rất chí tình. Thế nhưng kẻ xung phong xả băng đạn đầu tiên để giết người bạn thân tử tế với mình như bát nước đầy lại là Nguyễn Đắc Xuân. Thế thì, theo lẽ thường tình, Nguyễn Đắc Xuân còn có tư cách gì mà viết chuyện nhân nghĩa ở đời? Đã vậy ngày hôm nay đây y còn lại tự xưng là nhà Huế Học? Nguyễn Đắc Xuân học gì ở Huế và dạy gì về Huế? Ngoài một thành tích giết người, giết bằng hữu không gớm tay? Đất trời nào dung dưỡng cho tên vô nghì Nguyễn Đắc Xuân này?

Trong đám đồ tể tàn sát đồng bào Huế, cần phải nói đi nói lại về tên ma nữ giết người rất tàn bạo, say máu đồng loại y như loài quỷ dữ cần phải có mùi tanh của máu người thì thị mới có thể thở, mới có thể sống đó là Ma Nữ Nguyễn Thị Đoan Trinh.

Ma Nữ Nguyễn Thị Đoan Trinh là sinh viên Dược Khoa Đại Học Sài Gòn, trước Tết Mậu Thân y thị được cha là Nguyễn Đóa gọi về Huế để tham gia tắm máu Huế.

Nguyễn Đóa và Tôn Thất Dương Tiềm, con rể của Nguyễn Đóa, là cán bộ nội thành hoạt động cho cộng sản từ trước 1954. Theo hồ sơ văn khố của BCH/CSQG Thừa Thiên Huế thì Tôn Thất Dương Tiềm, Lý Kiều, Nguyễn Đóa đã từng hoạt động cho Việt Minh và trong ngày đình chiến 1954, cả 3 đương sự từ vùng Tỉnh Thanh Hóa thuộc liên khu 4 trở vào Huế. Nguyễn Đóa làm giám thị trường Quốc Học, sau là giáo sư trường Bồ Đề, Tôn Thất Dương Tiềm, Lý Kiều, giáo sư trường Trung học Bồ Đề. Cả 3 tái hoạt động trở lại trong ban Trí Vận của cơ quan Thành ủy Huế, và đều có chân trong phong trào Hòa Bình của Thích Trí Quang, bác sĩ Lê Khắc Quyến, Tôn Thất Dương Kỵ.

Có lẽ Nguyễn Thị Đoan Trinh, con gái của Nguyễn Đóa, có bản chất sát máu tàn bạo của Nguyễn Đóa từ khi y thị còn nằm trong bụng mẹ, bởi vì nếu không, thì tại sao y thị lại có hành động độc ác man rợ còn hơn loài thú dữ với đồng bào hàng xóm láng giềng cùng nơi chôn nhau cắt rốn với mình? Y thị tên là Đoan Trinh nhưng tên lại trái ngược với người, hành động của y thị là của đám man rợ côn đồ khát máu.

Trong suốt thời gian 22 ngày cộng quân chiếm Huế, Ma Nữ Nguyễn Thị Đoan Trinh với bộ đồ màu hồng, vai mang AK 47, lưng mang súng lục, cỡi xe Honda tảo thanh khắp cùng đường phố, từ đường nhỏ đến đường lớn, lùng sục từ quận Thành Nội ra đến Quận II tức Tả Ngạn, sang đến Quận III tức Hữu Ngạn, và ngay cả những vùng giáp ranh thành phố, để bắt bọn “Ngụy quân, Ngụy quyền, Công An, Cảnh Sát Ngụy ác ôn”. Gặp ai thị cũng hỏi giấy tờ tùy thân, nếu đúng là những thành phần quân nhân, công chức, cán bộ chính quyền, cảnh sát quốc gia, y thị không cần hỏi câu thứ hai mà nổ súng bắn chết ngay.

Rất nhiều đồng bào trong các vùng trên là nhân chứng hành động sát nhân tàn bạo của y thị. Điển hình là những vụ giết người tàn bạo dưới đây:

Tại đường Cường Để thuộc vùng Tây Lộc, anh Võ Văn Tửu là phó Thẩm Sát Viên Cảnh sát, đồn trưởng đồn Cảnh Sát Ga, đêm Mùng 2 Tết khi Việt Cộng tấn công, anh Tửu bị kẹt tại nhà. Anh trốn tránh từ nhà này sang nhà kia đâu được 7 ngày, qua ngày thứ 8 đang di tản với gia đình thì Ma Nữ Nguyễn Thị Đoan Trinh bất thần xuất hiện, không cần hỏi giấy tờ mà chỉ hỏi: - Ông Tửu Đồn Trưởng đồn Cảnh Sát Ga phải không? - Dạ phải.

Lập tức một loạt AK nổ dòn, ông Võ Văn Tửu gục ngã trước sự bàng hoàng, kinh hãi ngơ ngác của vợ con. Nữ Ma đầu Nguyễn Thị Đoan Trinh lên xe rồ máy chạy xem như chuyện bình thường.

Một trường hợp điển hình thứ hai, Ma Nữ Nguyễn Thị Đoan Trinh giết người tại đường Hàm Nghi vùng giáp ranh Quận III, làng Phủ Cam thuộc Quận Hương Thủy. Bà Thái Hòa vào Mậu Thân 1968 là Sinh Viên Trường Nữ Cán Sự Điều Dưỡng Huế. Bà Thái Hòa có ba người anh:

Nguyễn Xuân Kính sinh viên Y Khoa
Nguyễn Xuân Lộc sinh viên Luật Khoa và
Nguyễn Thanh Hải sinh viên Văn Khoa.

Nguyễn Thanh Hải bị Hoàng Phủ Ngọc Phan bắn chết ngay tại giảng đường của trường Văn Khoa. Trước đó Nguyễn Thanh Hải và Văn (sinh viên Văn Khoa, bạn của Hải) chạy từ đại học Văn Khoa sang Đại Học Y Khoa để trốn trong phòng thí nghiệm thì bị Hoàng Phủ Ngọc Phan phát giác, bắt Văn và Hải chạy trở về Văn Khoa để tải thương, nhưng khi vừa đến giảng đường Văn Khoa thì bắn ngay Hải. Văn trốn thoát nhờ đang đi vào phòng vệ sinh. Ngay sau đó có tiếng nổ lớn nên bọn Phan và Trinh liền phóng xe chạy mất. Vì vậy mà Văn tạm thoát chết lúc đó. Hai người anh kia là Nguyễn Xuân Lộc và Nguyễn Xuân Kính đang trốn tại nhà. Hoàng Phủ Ngọc Phan và Ma Nữ Nguyễn Thị Đoan Trinh bắt bà Thái Hòa và Văn dẫn Phan và Ma Nữ Nguyễn Thị Đoan Trinh về nhà bà Thái Hòa tại số 24 đường Hàm Nghi, giáp ranh Quận III và làng Phủ Cam để tìm hai người anh của bà Hòa. Tại đây Ma Nữ Đoan Trinh và Hoàng Phủ Ngọc Phan dùng bà Hòa làm áp lực buộc hai người anh ruột là Kính và Lộc đang trốn trên trần nhà phải xuống trình diện bọn chúng, nếu không thì bọn chúng sẽ bắn bà Hòa. Vì sợ bọn chúng bắn chết em gái mình, Kính và Lộc từ trần nhà tuột xuống chân chưa chạm đất đã bị Phan và Ma Nữ Đoan Trinh nổ súng hạ sát ngay. Ông Nội của hai người này là ông Nguyễn Tín, 70 tuổi, thấy hai cháu nội của mình bị bắn chết trước mắt, mất bình tĩnh kêu gào chửi bới Hoàng Phủ Ngọc Phan và Ma Nữ Nguyễn Thị Đoan Trinh, liền bị Phan quay mũi súng AK bắn một loạt đạn vào người ông Nguyễn Tín. Ông Tín ngã xuống chết tức tưởi. Sau đó Văn, bạn học của Lộc và Hải xin phép Phan và Trinh được chôn xác bốn ông cháu ở vườn sau, Phan và Trinh nhất quyết không cho. Mãi đến khi xác chết bốc mùi thối rồi chúng mới đồng ý cho Văn đào hố chôn 3 bạn mình Kính, Hải và Lộc và ông Tín. Khi hố chôn vừa đào xong, thây người vừa bỏ xuống thì bà Thái Hòa nghe tiếng súng nổ sau vườn. Bọn Phan và Trinh đã bắn luôn Văn và đạp luôn xuống hố chôn luôn. Thế là 4 người bạn của họ đã chết chung một nấm mồ.

Như vậy bà Thái Hòa đã chứng kiến cả thảy 5 cái chết của người thân và bạn mình do chính Hoàng Phủ Ngọc Phan, và Ma Nữ Nguyễn Thị Đoan Trinh là thủ phạm.

Những hành động giết người trên đây của Nguyễn Thị Đoan Trinh, cặp đôi với Hoàng Phủ Ngọc Phan tham gia cắt tai xẻo mũi Thiếu tá Từ Tôn Kháng chứng minh Nguyễn Thị Đoan Trinh có thể dẫn đầu trong danh sách đàn bà độc ác nhất của lịch sử Việt Nam và có thể sánh ngang hàng với sự độc ác của những người đàn bà khác trên thế giới như Lã Hậu, Từ Hy, Võ Tắc Thiên.

Liên Thành

 

 

 

 

Bài số 3

NGUYỄN THỊ THÁI HÒA, NHÂN CHỨNG, NẠN NHÂN,
TỐ CÁO TỘI ÁC QUỶ ĐỎ HỒ CHÍ MINH VÀ
ĐẢNG CƯỚP CỘNG SẢN VIỆT NAM
VÀO MẬU THẤN 1968 TẠI HUẾ

 


Cần lưu ý với ba ông: Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang, Nguyễn xuân Phúc

Đối với luật pháp quốc tế,

Mọi hành động bắt cóc, ám sát, như việc các ông đã sai đám công an đặc công sang Đức để bắt cóc tên Trịnh Xuân Thanh là một hành động thiếu văn minh, mọi rợ, hoàn toàn không hiểu biết về luật pháp quốc tế.

Bà Nguyễn Thị Thái Hòa là một nhân chứng trước phiên tòa quốc tế xử tội ác chiến tranh và tội ác diệt chủng của Ác quỷ Hồ Chí Minh và đảng cướp cộng sản Việt Nam do Ủy Ban Truy Tố Tội Ác Đảng cộng sản Việt Nam đứng ra tố cáo và đệ nạp đơn kiện.

Nước Mỹ là một quốc gia Pháp trị. Luật Pháp Hoa Kỳ xem đó là hành động khủng bố, của một tổ chức khủng bố. Tuyệt đối sẽ bị luật pháp Hoa Kỳ chế tài nặng nề.

Bà Nguyễn thị Thái Hòa là một nhân chứng, Là thân nhân của những nạn nhân đã bị tên ác quỷ Hồ Chí Minh và đảng cướp cộng sản Việt Nam vô cớ sát hại trong Tết Mậu Thân 1968 tại Huế. Bà đã tận mắt chứng kiến cảnh ông nội, hai người anh và bạn bị những tên cộng sản Việt Nam khát máu, mất nhân tính, sát hại một cách hãi hùng và man rợ.

Vì lẽ đó, nếu các ông có hành động bịt miệng nhân chứng, Luật sư của Ủy Ban chúng tôi sẽ tố cáo hành động đó trước dư luận Quốc Tế, trước Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện, Thượng viện Hoa Kỳ và nộp đơn khởi tố các ông trước tòa án tối cao pháp viện Hoa Kỳ về tội Khủng Bố.

Rõ chưa?
Liên Thành

 

***

 

Kính thưa Ông Liên Thành,

Tôi xin tường thuật lại chi tiết những cái chết đau thương của ông nội tôi, ba người anh, cùng một người bạn của họ, như là một nhân chứng còn sống sót sau tết Mậu Thân, như là tiếng kêu oan cho gia đình tôi, cho linh hồn của những người thân trong gia đình, gia tộc tôi cách riêng, và cho những người dân Huế nói chung, thay cho tất cả những ai bị sát hại trong tết Mậu Thân 1968 bây giờ còn kẹt lại Việt Nam không có cơ hội để nói lên những oan khiên mà họ đã gánh chịu bởi Đảng Việt Gian cộng sản, và bè lũ tay sai khát máu giết hại dân lành vô tội như anh em Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn Thị Đoan Trinh, v.v.

Thưa Ông,

Năm 1968, tôi đang là sinh viên năm thứ nhất trường Cán Sự Điều Dưỡng Huế. Ngoài những giờ học lý thuyết chung tại trường, bọn sinh viên chúng tôi được chia thành nhiều toán. Mỗi toán từ 8 đến 10 người, luân phiên thực tập ở các trại bệnh trong Bệnh Viện Trung Ương Huế.

Có những trại bệnh sinh viên thực tập theo giờ hành chánh. Có một vài nơi như phòng cấp cứu, phòng bệnh nội thương... thì giờ thực tập được chia làm ba ca, sáng, chiều và đêm... Ca sáng từ 7giờ đến 2 giờ chiều, ca chiều từ 2 giờ đến 9 giờ tối, và ca đêm từ 9 giờ tối cho đến 7giờ sáng hôm sau. Mỗi một nơi chúng tôi được thực tập từ 2 đến 3 tuần lễ.

Hai tuần trước tết, toán của tôi được chia phiên thực tập ở phòng cấp cứu. Ngày mồng hai, tôi và hai anh bạn vào ca đêm.

Tết năm nay ba tôi bận đi hành quân xa không về kịp ăn tết.

Thường thì mấy anh em tôi năm nào cũng vậy, đều phải về nhà ông bà nội từ trước ngày 30 tết, ở luôn cho hết ngày mồng một, rồi sau đó mới được tự do đi chơi, thăm viếng bạn bè...

Sau bữa cơm tối mồng một tết, khoảng 8 giờ 30, Anh hai lấy xe Honda của anh đưa tôi tới bệnh viện, và nói sáng mai anh sẽ đến đón.

Tối mồng một tết phòng cấp cứu hơi vắng, chúng tôi, mấy anh sinh viên y khoa và hai người nhân viên phòng cấp cứu nói đùa với nhau rằng hôm nay tụi mình... hên! Chúng tôi mang một ít mứt bánh ra vừa ăn vừa nói chuyện, vừa thay nhau thăm chừng những bệnh nhân mới nhập viện từ đêm qua chưa được chuyển trại.

Nhưng qua nửa đêm thì bắt đầu nghe có tiếng súng. Tiếng súng lớn, nhỏ, từ xa rồi mỗi lúc một gần. Chúng tôi thốt giựt mình, băn khoăn nhìn nhau, hoang mang lo sợ. Bầu không khí bắt đầu căng thẳng, mấy anh sinh viên y khoa thì nghe ngóng bàn tán, thắc mắc không biết tiếng súng từ đâu vọng lại...

Lúc đầu chúng tôi tưởng là thành phố Huế và bệnh viện bị pháo kích, nhưng không ngờ, chừng 3, 4 giờ sáng, bất thần không biết từ ngõ ngách nào có chừng mười mấy người tràn vào phòng cấp cứu, họ xưng "chúng tôi là quân giải phóng", đa số mặc áo quần đen, súng mang vai, bị rết ngang hông. Họ bắt tất cả chúng tôi băng bó cho một số người bị thương, đồng thời hò hét chia nhau lục soát, vơ vét, và lấy đi một số thuốc men, bông băng, dụng cụ y khoa, v.v. Họ lấy sạch không chừa lại một món nào, kể cả những bánh mứt chúng tôi để trong phòng trực.

Trong lúc bọn họ đang tranh nhau lục lọi, thì ầm một cái, một tiếng nổ rớt rất gần, đâu đó trong bệnh viện, rồi tiếng thứ hai, thứ ba... rớt ngay con đường phía trước cổng chính bệnh viện, kề phòng cấp cứu... Điện trong phòng cấp cứu vụt tắt. Thừa lúc bọn chúng nhốn nháo kéo nhau đi, chúng tôi mạnh ai nấy tìm đường chạy thoát thân.

Ra khỏi phòng cấp cứu tôi cắm đầu chạy, tôi không định hướng được là mình đang chạy đi đâu. Súng nổ tứ bề, cứ nằm xuống trốn đạn, rồi đứng lên chạy, cứ thế mà chạy. Chạy bất kể tả hữu. Cho tới khi tôi đâm sầm vào một người, định thần ngó lại mới biết đó là cha Trung, tuyên úy của bệnh viện. Cha từ phía một trại bệnh nào đó tình cờ chạy về phía tôi. Nét mặt cha cũng thất thần, đầy vẻ lo âu, nhận ra tôi, cha hỏi “con ở mô chạy lại đây?” Tôi nói “từ phòng cấp cứu”. Vừa nói vừa theo cha, chạy về phía nhà nguyện của bệnh viện và cũng là chỗ ở thường ngày của cha. Đến đó thì đã có hai bà xơ dòng áo trắng và vài người nữa không biết từ trại bệnh nào cũng chạy lại đây. Tôi nhận ra trong số đó có xơ giám thị suốt trong sáu năm tôi nội trú tại trường trung học Jeane d’ Arc.

Cha Trung quen biết ông nội và ba mạ tôi, thỉnh thoảng ngài có ghé đến thăm ông nội nhà ở đường Hàm Nghi, nên ngài biết tôi. Không biết chạy đi đâu nữa tôi ở lại đó với cha, hai bà xơ, và mấy người nữa.

Bốn năm ngày liền chúng tôi chui rúc trong nhà nguyện, không dám chạy ra ngoài và cũng không liên lạc được với một ai từ những trại bệnh khác. Súng nổ tứ bề nên ai ở thì cứ đâu ở đó.

Sau khi đám người xưng là “quân giải phóng” ở Cấp Cứu kéo nhau đi, chúng tôi không gặp không thấy bọn Việt Cộng nào nữa, hay chúng đang lẩn trốn trong những trại bệnh khác thì tôi không biết.

Tới ngày thứ năm, ruột gan như lửa đốt, không biết ông bà nội, mạ và mấy anh em tôi trên đường Hàm Nghi ra sao. Tôi nói với cha Trung, cha ơi con muốn về nhà. Cha bảo, không được, súng đạn tứ bề, nguy hiểm lắm, cứ ở đây với cha và mấy xơ đi đã, khi mô có lính mình xuất hiện thì mới đi được. Tôi hỏi, khi mô thì lính mình mới tới, cha nói không sớm thì muộn họ cũng sẽ phản công thôi, cha nói như để trấn an tôi và mọi người thôi chứ trên mặt cha thì vẫn đầy vẻ lo âu...

Không biết nghe tin từ đâu mà một người trong nhóm nói người ta chạy vô ở trong nhà thờ Phủ Cam đông lắm. Tôi nghe càng nóng lòng muốn chạy về nhà. Muốn đi phần vì sốt ruột muốn gặp mạ với mấy anh em tôi, phần vì đói. Đã mấy ngày không có gì ăn ngoài mấy ổ bánh mì cứng còng của Caritas còn sót lại ở nhà nguyện chúng tôi chia nhau gặm... cầm hơi!

Tôi quyết định chạy về tìm gia đình. Tôi liều. Trên người tôi chỉ có bộ đồ đồng phục dính đầy máu, tôi chạy ra phía sau cổng bệnh viện, tìm đường về nhà. Vừa chạy vừa lo, ngó tới, ngó lui không một bóng người, nhưng tiếng súng thì nghe rất gần. Không biết mấy lần vấp, tôi té xuống. Té rồi lồm cồm bò dậy, vài bước lại vấp té. Tôi lạnh run, hai hàm răng đánh bò cạp, nhìn cảnh tượng xác người nằm đây đó, máu me đóng vũng, không biết họ bị thương đâu đó ở bên ngoài chạy vào gục chết ở đây. Quá sợ hãi, tôi định chạy trở lại nhà nguyện thì bất thần thấy anh Văn hớt ha hớt hải từ cổng sau bệnh viện chạy vô.

Văn là bạn của anh Hải, anh kế tôi, hai người cùng học ở Văn Khoa. Nhà Văn ở miệt trên, gần dòng Thiên An. Mặt mày Văn xanh xao, hai mắt thất thần, trủm lơ, gặp tôi Văn lắp bắp, nói không ra hơi. Ti ơi thằng Hải bị bắn chết rồi. Hắn bị bắn ở bên Văn Khoa.

Toàn thân run rẩy, tôi khuỵu xuống. Văn đỡ tôi đứng lên. Lại có tiếng nổ rất gần. Văn hoảng hốt kéo tôi chạy lại ngồi xuống bên trong bức tường sát cánh cổng sau bệnh viện. Hai đứa tôi run rẩy ngồi sát vào nhau.

Lát sau, tiếng được tiếng mất, anh lắp bắp kể. Văn nói mấy đêm rồi Văn với mấy người anh của tôi trốn đạn trong nhà thờ Chánh Tòa (nhà thờ Phủ Cam), nhưng rồi đêm qua có mấy sinh viên của mình dắt một toán Việt Cộng vô nhà thờ đọc một lô danh sách, họ lùa người đi đông lắm, không biết họ đưa đi đâu. Văn kể một hơi mấy tên “sinh viên của mình” nhưng bây giờ tôi không còn nhớ nổi. Khi đám người bị lùa đi, thân nhân của họ khóc la thảm thiết.

Sau đó Văn, anh Hải cùng mấy người bạn rủ nhau trốn ra khỏi nhà thờ và mạnh ai nấy tìm đường trốn. Ra khỏi nhà thờ, không biết trốn chui, trốn nhủi, chạy quanh, chạy co, làm sao mà Văn với anh Hải lại tới được trường y khoa. Anh Lộc, anh Kính đi lạc hướng nào không biết. Hai anh hè nhau chui vô phòng thí nghiêm trốn thì thấy có vài người đã bị bắn chết từ bao giờ mà những vũng máu đọng dưới họ còn tươi lắm. Văn và anh Hải hoảng hồn chạy trở ra. Chưa ra khỏi cửa thì gặp Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn thị Đoan Trinh cùng mấy sinh viên khác nữa Văn không biết tên, chỉ biết họ đồng bọn với Hoàng Phủ Ngọc Phan. Văn biết mặt Phan là vì Văn có người anh học y khoa cùng lớp với Phan.

Gặp Văn, Phan nạt nộ, tụi mi chạy trốn đi mô? Khôn hồn thì chạy qua bên Văn Khoa tập trung ở đó để đi tải thương! Hải và Văn biết không thể nào thoát khỏi sự kiểm soát của bọn Hoàng Phủ Ngọc Phan nên vội vàng chạy bộ xuống Văn Khoa, hy vọng bị bắt đi tải thương chứ không bị giết.

Bọn Trinh, Phan chạy xe Honda nên họ tới trước, và cũng đã bắn trước một số người khác rồi. Hải và Văn không biết nên lúc thúc chạy đến. Anh Hải chạy vô trước, nghĩ là sẽ gặp được một số bạn bè khác, cùng đi tải thương với nhau như lời Hoàng Phủ Ngọc Phan nói.

Vừa vô tới giảng đường thì anh Hải bị Hoàng Phủ Ngọc Phan bắn gục ngay.

Văn mắc đi cầu, tìm chỗ phóng uế nên chạy vô sau anh Hải. Mới tới cửa thì nghe tiếng súng, tiếng hét của anh Hải, Văn quay đầu bỏ chạy. Chưa kịp rượt theo Văn thì bỗng ầm, một tiếng nổ đâu đó, trong sân trường đại học, khiến Hoàng Phủ Ngọc Phan và đồng bọn hoảng hốt leo lên xe Honda tháo chạy. Văn thoát chết, chạy như điên, như khùng, chạy vô bệnh viện, và tình cờ gặp tôi trong đó.

Nghe anh Hải bị bắn trong sân đại học Văn Khoa, tôi bỏ ý định về nhà, tôi muốn chạy qua Văn Khoa tìm anh tôi, hy vọng anh chưa chết, tôi nghĩ sẽ tìm cách đưa anh vô bệnh viện cấp cứu. Tôi khóc nói với Văn, em tới chỗ anh Hải. Văn can, Ti đừng đi, tụi nó có thể trở lại.

Tôi mặc kệ Văn ngồi đó, vừa khóc vừa chạy. Một lát nghe tiếng chân Văn sau lưng, miệng thì nói, Ti ơi, vô bệnh viện trốn đi, Hải nó chết thiệt rồi, mà chân vẫn bước theo tôi.

Tôi như người mất hồn, vừa đi, vừa chạy, vừa khóc. Trời ơi, thật là khủng khiếp, chỉ một đoạn đường từ cổng sau bệnh viện tới sân trường Văn Khoa mà không biết bao nhiêu là xác người, áo quần vung vãi khắp nơi.

Chúng tôi chạy mới tới trường trung học Jeane d’Arc, thì gặp bọn Hoàng Phủ Ngọc Phan lấp ló trước cổng trường với một nhóm bộ đội Bắc Việt. Người nào mặt mày đằng đằng sát khí. Gặp lại Phan, Văn run rẩy, Phan chưa kịp nói thì Văn đã lắp bắp phân trần: em qua bệnh viện kiếm con Ti chớ em không có trốn mô, và xin xỏ, anh cho em với con Ti đem xác thằng Hải về nhà rồi em trở lại đi... tải thương!

Phan không trả lời Văn, hắn nhìn tôi ác độc, mi về nhà kêu thằng Lộc, thằng Kính xuống đây mà đem thằng Hải về.

Tôi líu lưỡi, em không biết hai anh em ở mô mà kêu.

Trước đây tôi không hề biết mặt Hoàng Phủ Ngọc Phan, mà cũng chưa hề nghe nói tới tên người này vì trước năm 68 tôi còn là học sinh trung học. Có thể các người anh của tôi thì biết, vì họ là những lớp sinh viên đàn anh, đã từng qua những khó khăn đối đầu với đám sinh viên theo phe “tranh đấu, lên đường xuống đường” của những năm trước.

Hoàng Phủ Ngọc Phan to nhỏ gì với những người đồng bọn rồi quay lại ra lệnh cho tôi với anh Văn đem xác anh Hải về nhà. Chưa biết nghĩ cách nào để đem xác anh Hải về thì Văn thấy một chiếc xích-lô của ai bị bể bánh xe sau, nằm chơ vơ cạnh vách tường trường Jeane d’Arc.

Văn gọi tôi theo anh. Chúng tôi đẩy chiếc xích-lô sứt cọng gẫy càng về phía Văn Khoa. Có chừng 10 xác người trong đó. Tôi không dám nhìn lâu. Chúng tôi hè hụi khiêng Hải bỏ lên xích-lô. Xác anh đã cứng, đùm ruột lòi ra ngoài trông rất khủng khiếp, hai mắt vẫn còn mở trừng, miệng vẫn còn há ra...

Hoàng Phủ Ngọc Phan vừa đánh anh Văn bằng báng súng vừa chửi. Chuyến ni mi trốn nữa, mi gặp lại tau là mi chết! Văn run rẩy lắp bắp, dạ lạy anh, em không dám nữa mô.

Rồi chúng tôi hè hụi đẩy chiếc xích-lô mang xác người anh xấu số của tôi nhắm hướng cầu Kho Rèn đi lên.

Nhà tôi ở trên đường Hàm Nghi, qua khỏi cầu một chút. Suốt quãng đường từ đó về đến nhà, có rất nhiều đám lính bộ đội Bắc Việt đứng tụm năm, tụm ba. Chúng tôi không bị bắt giữ lại vì có Hoàng Phủ Ngọc Phan chạy đi trước ra dấu cho họ để cho chúng tôi đi.

Khúc đường ngang trường Thiên Hựu cũng có rất nhiều xác người nằm rải rác. Nhiều vũng máu cũng như xác người bị ruồi bu đen. Đã mấy ngày không có gì trong bụng, tôi vừa đi vừa ói khan. Văn cũng vậy. Chúng tôi ráng sức đẩy chiếc xích-lô, trong lúc Hoàng Phủ Ngọc Phan cùng hai người đàn bà nữa cứ chạy xe đảo tới, đảo lui hối chúng tôi mau lên. Tôi nghe chúng nó hỏi nhau, bên Lý Thường Kiệt, Nguyễn Huệ còn ai nữa không?

Có mấy chiếc xe Honda chở gạo, bánh tét, đã tịch thu của nhà ai đó chạy thẳng vô trường Thiên Hựu.

Lúc đó bỗng dưng có mấy chiếc trực thăng xuất hiện trên trời nhả đạn xuống, Văn nói như reo bên tai tôi, Ti ơi, máy bay của mình. Mừng chưa kịp no thì trời ơi, từ những cửa sổ trên lầu của trường Thiên Hựu những họng súng lớn nhỏ nhả đạn, nhắm hai chiếc trực thăng mà bắn, lúc đó chúng tôi mới biết là Việt Cộng đang ở trong trường Thiên Hựu quá nhiều. Hoảng hồn tôi, Văn chạy lại ngồi sụp xuống bên tường rào của trường tránh đạn. Phan và đồng bọn biến đâu mất. Tụi nó như ma, khi ẩn, khi hiện. Nhưng chỉ được một lát, hai chiếc trực thăng bay đâu mất. Chúng tôi thất vọng, khi thấy Phan với đồng bọn lại xuất hiện hối chúng tôi đi.

Lên tới cầu Kho Rèn, thấy một đám người, đàn ông, đàn bà, con nít bị bắt trói chung với nhau ngồi trên đầu cầu. Họ ngồi gục đầu xuống hai đầu gối. Tiếng con nít khóc, tiếng mấy bà mẹ dỗ con, nín đi con ơi. Đi ngang qua họ mà chúng tôi không dám nhìn. Có tiếng người trong đám gọi tôi Ti ơi, quay lại tôi nhận ra chị giúp việc của mẹ tôi và vợ của một chú cùng đơn vị với ba tôi ở Tiểu đoàn 12 Pháo Binh Phú Bài. Tôi đoán họ là những người từ trên Phủ Cam, chung quanh cầu Kho Rèn, Hàm Nghi và những con đường chung quanh đó chạy xuống tìm đường trốn lên Phú Lương thì bị bắt giữ.

Tôi định dừng lại hỏi thăm thì Hoàng Phủ Ngọc Phan trờ xe tới nạt nộ “đi, mau ngó chi!”

Trên đoạn đường từ Văn Khoa ngang qua trường Thiên Hựu, cầu Kho Rèn, lên tới nhà nội chúng tôi thấy nhiều người bị trói dính chùm vào với nhau đi trước mấy người mặc đồ đen đi dép râu, mang súng.

Súng nổ tứ bề mà sao không thấy bóng dáng lính mình ở đâu cả. Chỉ thấy lính bộ đội Bắc Việt khắp nơi.

Trên đường Hàm Nghi, Nguyễn thị Đoan Trinh chạy ngang nhà nào mà y thị gật đầu là y như rằng trong nhà đó có người bị bắt đem ra, người thì bị bắn tại trước nhà, người thì bị dắt đi, mấy ông bà cụ trong nhà chạy theo nằm lăn ra đường khóc la thảm thiết... Bọn lính Bắc thì cứ chửi thề luôn miệng, "đéo mẹ câm mồm, ông bắn bỏ mẹ bây giờ..."

Hai chúng tôi cứ nghiến răng, cúi mặt, lầm lũi đẩy chiếc xích-lô mang xác Hải đi tới.

Khi gần tới nhà tôi ở số 24 đường Hàm Nghi thì Hoàng Phủ Ngọc Phan và con hồ ly Trinh rà xe lại gần bảo tôi, “không được đẩy vô nhà mi. Đẩy lên trên tê!”

Đẩy lên trên tê, tôi hiểu đây là đẩy lên nhà ông bà nội tôi. Cũng trên đường Hàm Nghi nhưng nhà nội tôi ở trên dốc, hướng đi lên Phủ Cam. Nhà ba mạ tôi thì ở gần cầu Kho Rèn.

Tôi cũng không hề biết mặt Nguyễn thị Đoan Trinh trước đó. Trong hoàn cảnh này tôi mới biết mặt y thị là nhờ anh Văn nói. Tội nghiệp anh Văn, cứ tưởng khi Hoàng Phủ Ngọc Phan biểu cùng tôi đẩy xác anh Hải về là được tha chết. Anh Văn và tôi cũng không ngờ rằng đoạn đường từ Văn Khoa lên tới nhà nội trên đường Hàm Nghi là đoạn đường sau cùng chúng tôi đi chung với nhau trong cuộc đời này.

Lên tới nhà nội, chúng tôi đẩy Hải vô bên trong hàng rào chè tàu, bỏ Hải ngoài sân tôi với Văn chạy vào nhà, nhà vắng ngắt, đi từ trước ra sau bếp gọi ông ơi, mệ ơi. Nghe tiếng ông nội yếu ớt từ trong buồng vọng ra, ai đó, đứa mô đó? Con đây, ông nội.

Nghe tiếng tôi, ông tôi hấp tấp chạy ra, bước chân xiêu xiêu, ông tôi chạy lại ôm tôi, ông khóc, ông nói, lạy Chúa lạy Mẹ cháu tui còn sống. Tôi không khóc được, tôi run rẩy trong tay ông nội. Ông tưởng tôi sợ nên an ủi, con còn sống mà về được đây là phúc lắm rồi, ở đây với ông nội, không can chi mô! Nghe nói mạ mi đưa ba thằng em mi chạy lên Phú Lương rồi, không biết đi tới mô rồi, có thoát được không? Lạy Chúa, lạy Mẹ phù hộ.

Tôi không nói vì quá mệt, kéo tay ông nội ra ngoài, thấy Văn ngồi bệt dưới nền nhà, ông hỏi, đứa mô giống thằng Văn rứa bây? Văn òa khóc, tôi khóc theo, kéo ông nội ra sân. Nhìn thấy xác Hải ông nội tôi khuỵu xuống, miệng thì kêu trời ơi, trời ơi, răng mà ra nông nỗi ni...

Chúng tôi đem Hải vào nhà, đặt anh trên divan. Ông nội lấy mền đắp lên xác Hải.

Hai người anh tôi đang trốn trên trần nhà đòi xuống nhìn mặt Hải. Ông nội không cho. Anh Lộc giở nắp trần nhà sát góc tường, thò đầu xuống vừa khóc vừa nói, Ti, đẩy cái ghế đẩu qua cho anh.

Tôi nghe lời ra đằng sau bếp lấy cái ghế đẩu mang lên để ngay góc phòng cho anh Lộc nhảy xuống. Ông nội ngó lên, quơ quơ hai tay, giọng ông lạc đi, đừng xuống, ông nội lạy con, đừng xuống, ở trên đó đi mà!...

Anh Kính đang ở trên đó, cũng đang khóc. Lộc chưa kịp nhảy xuống thì nghe tiếng nói, tiếng chân người ngoài sân. Anh vội vàng đóng miếng ván lại thì bọn Hoàng Phủ Ngọc Phan cũng vừa vào đến.

Thấy Phan bước vô, mặt Văn biến sắc, anh lắp bắp nói với ông nội, anh Phan cho tụi con đem xác về đó ông ơi.

Ông nội đứng im không nói.

Hai mắt cú vọ của nó ngó ông nội hỏi, thằng Lộc, thằng Kính ở mô?

Ông nội nói tui không biết.

Phan gằn giọng, ông thiệt không biết tụi hắn ở mô? Tụi hắn năm mô cũng về ăn tết ở đây mà ông không biết răng được?

Ông nội nói, ba ngày tư ngày tết, ăn xong thì tụi hắn đi chơi, đi thăm bà con họ hàng chứ chẳng lẽ ở nhà hoài răng? Chừ thì tui biết tụi hắn ở nhà mô mà chỉ!

Mắt Phan ngó láo liên khắp nơi, chợt thấy cái ghế đẩu ngay góc phòng, nó cười khan một tiếng.

Tôi đứng núp sau lưng ông nội.

Hoàng Phủ Ngọc Phan hung hăng bước tới, xô ông nội qua một bên, nó nắm lấy tóc tôi kéo tôi ra về phía hắn. Ngó lên trần nhà la lớn, Lộc, Kính, Hiệp, tụi mày không xuống tau bắn con Ti!

Nó vừa nói, vừa xoáy mái tóc dài của tôi trong tay, nó đẩy tới, đẩy lui. Tôi đau điếng, tôi sợ, tôi run lẩy bẩy, nước mắt ứa ra nhưng không dám la thành tiếng. Ông nội tôi chắp tay lạy nó như tế sao, tui lạy anh tha cháu tui, con gái con lứa, hắn biết chi mô.

Thằng Phan càng la lớn, tau biết tụi mi trên đó, có xuống không thì nói, tau bắn con Ti.

Phan xô tôi té xuống, lấy chân đạp lên lưng. Chĩa mũi súng lên đầu tôi hô một, hai, ba...

Lập tức anh Lộc mở nắp trần nhà thò đầu xuống la to, đừng, đừng bắn em tau, tau xuống, để tau xuống...

Ông nội tôi chạy lại giữ cái ghế cho anh bước xuống, hai chân ông run, ông té sấp, đang lúc Anh Lộc tìm cách tuột xuống, thò hai chân xuống trước, hai tay còn vịn trần nhà, khi đôi chân vừa chạm chiếc ghế đẩu thì Hoàng Phủ Ngọc Phan đã nổ súng, đạn trúng ngay chính giữa cổ, máu phọt ra, Lộc lăn xuống sàn nhà toàn thân anh dẫy dụa mấy cái rồi nằm im.

Mặc ông nội tôi la hét thất thanh, Phan chĩa súng bắn lên trần nhà, nghe tiếng anh Kính lăn tới đâu, nó bắn tới đó, bắn nát trần nhà, hết đạn nó dành lấy cây súng của một thằng khác bắn tiếp, cho tới khi anh Kính tôi rớt xuống theo mấy miếng ván.

Anh Văn ngồi bệt xuống đất, nhắm mắt, bịt tai, run lẩy bẩy, ngồi kề bên cạnh anh người tôi tê cóng, đái ỉa ra cả quần.

Ông nội tôi nhào tới ôm anh Kính, hai mắt trợn trừng, anh đang thều thào những lời sau cùng.

Ông khóc, ông chửi rủa thằng Phan, nó say máu, bắn luôn ông nội tôi.

Ông tôi đổ xuống bên cạnh anh Kính.

Bắn ông tôi xong chúng kéo nhau đi, bắt anh Văn theo.

Còn lại một mình, tôi bò lại ôm lấy ông nội, tôi khóc không ra tiếng, tôi thở không ra hơi, hai bàn tay tôi ướt đẫm máu, máu của ông nội tôi, tôi bò sang anh Lộc, bò sang anh Kính, tôi lay, tôi gọi, tôi gào, không ai nghe tôi hết, anh tôi không trả lời tôi, hai con mắt, bốn con mắt, sáu con mắt đều mắt mở trừng, ông nội tôi nằm im, máu trong ngực ông vẫn tuôn ra từng vòi. Tôi gục đầu xuống xác ông lịm đi.

Không biết bao lâu thì tôi tỉnh lại, nhưng không ngồi dậy nổi. Cứ nằm ôm lấy xác ông nội. Tóc tôi bết đầy máu, toàn thân tôi, máu, phân và nước tiểu đẫm ướt. Tôi không còn sức để ngồi lên.

Không biết tôi nằm bên cạnh xác ông tôi với ba người anh như vậy là bao lâu, khi tỉnh dậy thì thấy hai vợ chồng bác Hậu, vài người lối xóm nữa của ông nội đang ở trong nhà.

Họ dọn dẹp, khiêng bộ ngựa trong nhà bếp ra trước phòng khách, đặt xác ông nội cùng với ba người anh tôi nằm chung với nhau.

Hai bác gái đem tôi vào phòng tắm, phụ nhau tắm rửa cho tôi như một đứa con nít, bác Hậu lấy áo quần của bác mặc cho tôi. Tâm trí tôi hoàn toàn tê liệt. Tôi không còn khóc được, không còn mở miệng nói được câu nào.

Ngày cũng như đêm ngồi rũ rượi bên cạnh xác của ông tôi, các anh tôi. Tôi không còn sợ chết. Nhưng sao tụi nó không giết luôn tôi? Trời hỡi, trời ơi!

Nhìn thấy tôi tiều tụy, mỗi ngày bác Hậu gái khuấy cho tôi vài muỗng bột bích chi ép tôi uống. Thiệt ra nhà nội cũng chẳng còn chi. Gạo cơm, bánh mứt thì bị tụi nó khiêng đi hết rồi. Bác Hậu còn dấu được ít gạo, ít than nấu cháo uống cầm hơi với nhau.

Ngày hôm sau thằng Phan trở lại. Bác Hậu xin phép được chôn ông tôi và mấy người anh sau vườn nhà nhưng nó không cho, nói cứ để đó.

Đã hơn bảy ngày, xác đã bắt đầu sình lên và nặng mùi. Mà Phan không trở lại.

Một buổi tối tụi bộ đội Bắc Việt đến lục lọi kiếm gạo. Bác Hậu xin chúng nó đào huyệt sau nhà để chôn ông nội và ba người anh tôi. Chúng nó bảo ừ thối quá rồi thì chôn đi, nhưng chỉ được đào một lỗ huyệt.

Vợ chồng bác Hậu khóc lóc năn nỉ, mấy anh ơi, người chết rồi biết chi, anh cho tụi tui đào 4 huyệt. Chúng không cho. Chúng nó phụ bác Hậu đào huyệt. Bảo đem cả bốn người bỏ xuống chung một lỗ. Lấp lẹ đi, thối quá. Bác Hậu với mấy người trong nhà không ai muốn làm, ngó nhau mà khóc...

Chiều tối hôm đó Văn trở lại với Phan và mấy thằng bộ đội. Chúng nó bắt Văn phụ với mấy thằng bộ đội khiêng từng người ra bỏ xuống huyệt.

Hai vợ chồng bác Hậu theo ra vườn. Tôi kiệt sức nằm vùi một chỗ nhưng tai tôi vẫn nghe rõ những lời đối thoại trong nhà. Tôi không đủ can đảm theo ra vườn chứng kiến cảnh vùi lấp những người thân yêu của tôi. Nằm trong buồng ông bà nội nhưng tôi nghe rõ từng tiếng cuốc xẻng đang đào đất. Tâm trí tôi quay cuồng, ruột gan tôi đòi đoạn. Trời ở đâu, đất ở đâu? Tôi gọi ông tôi, gọi anh Lộc, anh Kính, anh Hải, không ai nghe tôi hết...

Khi bốn cái xác người được bỏ xuống, miệng lỗ chưa được lấp, thì tôi nghe tiếng súng nổ, tiếng kêu gào của vợ chồng bác Hậu, nhưng không nghe tiếng của Văn. Tiếng bác Hậu kêu Văn ơi, Văn ơi giọng bác đòi đoạn, thì tôi biết chuyện gì đã xảy ra cho Văn.

Toàn thân tôi lẩy bẩy, tôi cảm thấy khó thở, một lần nữa phân và nước đái trong người tôi túa ra.

Tôi nghe tiếng mấy thằng bộ đội hò hét bảo lấp đất lại. Bác Hậu và những người hàng xóm của nội tôi đành phải làm theo. Khi tụi bộ đội VC bỏ đi, bác Hậu chạy vào buồng vò đầu, bức tai, giọng tức tưởi, thằng Văn nằm chung với ba thằng anh mi rồi con ơi! Trời ơi, là trời ơi, bác Hậu đấm ngực, không biết thằng Văn đã chết chưa mà hắn bắt tui lấp. Văn ơi là Văn ơi, con tha tội cho bác, trời ơi người mô mà ác như rứa...

Tôi lặng người, nghe bác Hậu khóc anh Văn.

Sau lần đó không đứa nào trong bọn chúng trở lại, kể cả tụi bộ đội. Chắc nhà ông tôi chẳng còn người để mà giết, chẳng còn của cải chi để mà cướp nữa.

Hơn hai mươi ngày, tôi nằm liệt lào trong nhà nội. Bên ngoài súng đạn vẫn tứ bề.

Hai vợ chồng bác Hậu không nỡ bỏ tôi lại một mình, trong lúc bác nghe ngóng và biết đa số dân Phủ Cam đã tìm đường chạy thoát được xuống Phú Lương. Bác năn nỉ tôi ráng ăn uống thêm một chút để có sức mà chạy, không lẽ con nằm đây chờ chết? Con không muốn tìm mạ con răng?

Hôm sau nữa tôi theo gia đình bác Hậu tìm đường chạy lên Phú Lương vì nghe nói lính Mỹ, lính mình đã thấy xuất hiện chung quanh đây rồi. Đi xuống ngã cầu Kho Rèn thì cầu đã bị sập, bác theo đoàn người đi hướng khác, tôi đi theo như người mất hồn, họ đi đâu tôi theo đó, tôi không còn nhớ là mình đã đi qua được những nơi đâu. Có điều tôi lấy làm lạ, trên đường chạy giặc, mỗi khi đạn pháo bắn khắp nơi mà người ta cứ gồng gánh nhau mà đi, không ai chịu dừng lại kiếm chỗ tránh đạn, người ta nói với nhau, khi mô mà có mọc-chê hay đạn pháo chi đó thì bọn VC chui vô nhà dân để trốn đạn, chúng nó không ra đường để chặn bắt dân lại, vì vậy người ta cứ chạy bất kể, dưới lằn mưa đạn người ta càng chạy đi đông hơn. Ôi những người dân tội nghiệp của xứ Huế thà chết dưới bom đạn còn hơn để bị lọt vô tay quân sát nhân ác độc.

Cuối cùng thì tôi cũng về đến được Phú Lương gặp mạ và ba đứa em trai của tôi. Quá đau khổ, Mạ tôi bị phát điên khi hay tin cái chết của ba người anh và ông nội. Ít lâu sau ba tôi trở về sau một đợt hành quân nào đó của Tiểu đoàn 12 Pháo Binh Phú Bài. Thấy mạ tội như vậy, biết không thể trở lại đường Hàm Nghi ông mướn nhà ở tạm tại Phú Lương.

Sau khi Huế được giải thoát. Ba tôi nhờ bà con lối xóm cải táng Văn, ba người anh, và ông nội tôi. Tang lễ được cử hành tại nhà thờ Phủ Cam do cha Nguyễn Phùng Tuệ chủ tế. Gia đình anh Văn đồng ý cho anh Văn được nằm lại trong miếng vườn nhà ông nội tôi cùng với ba người anh của tôi.

Ba tôi được giải ngũ khoảng giữa năm 69. Mạ tôi vẫn trong cơn điên loạn không thuyên giảm. Ba tôi quyết định bỏ Huế đem hết gia đình vào Long Khánh sinh sống. Nhà nội giao lại nhờ hai bác Hậu coi chừng. Nhà ở 24 Hàm Nghi (gần đường rầy xe lửa) thì bán cho ai đó tôi không rõ.

Thưa ông Liên Thành,

Đó là những cái chết oan khiên của những người ruột thịt thân yêu mà tôi phải chứng kiến tận mắt với muôn ngàn đau đớn. Trong bà con thân tộc nội ngoại hai bên của tôi có rất nhiều người bị bắt đi ở nhà thờ Phủ Cam, một số bị bắt ở nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế. Số người bị chôn sống, mất tích lên tới 70 người. Tất cả đều là học sinh, sinh viên, thường dân, nông dân, buôn bán ở chợ An Cựu.

Sau Tết Mậu Thân, những người bà con còn lại của tôi quá đau khổ, sợ hãi, họ đã âm thầm bỏ Huế, tản mác khắp nơi, thay tên đổi họ mà sống...

Sau biến cố tháng 4 đen 75, gia đình tôi lại là những nạn nhân của lũ Việt Gian cộng sản ác độc, vô luân. Ba tôi và những đứa em trai còn lại cũng đã chết sau mười mấy năm bị đày đọa trong lao tù cộng sản.

Đã 40 năm qua, những vết thương đó vẫn còn tươi rói trong tôi. Nỗi đau mỗi ngày một đầy. Đó là những cái chết oan khiên trong muôn ngàn cái oan khiên của người dân Huế.

Tôi là người con duy nhất trong gia đình còn sống sót sau tết Mậu Thân cũng như sau những ngày mất nước. Nay viết lại những cái chết thương tâm của những người Thân Yêu trong Gia đình tôi với tư cách là một nhân chứng và nạn nhân, để tố cáo Tội Ác Của Việt Gian cộng sản, có như thế, oan hồn của ông nội và anh em tôi mới có thể siêu thoát.

Tôi sẵn sàng ra làm nhân chứng trước tòa án quốc tế, cũng như xuất hiện trước các phương tiện truyền thông khi cần thiết.

Xin trình ông tên tuổi ông nội tôi, và của ba người anh bị sát hại:

Tên ông nội: Nguyễn Tín, 70 tuổi.
Ba người anh:

Nguyễn Xuân Kính, sinh viên y khoa, sinh năm 1942
Nguyễn Xuân Lộc, sinh viên luật, sinh năm 1946
Nguyễn Thanh Hải, sinh viên Văn Khoa, sinh năm 1949
Lê Tuấn Văn, sinh viên Văn Khoa, bạn của anh Hải tôi.


Maryland, USA. Ngày 15/2/2013
Nguyễn thị Thái Hòa

 

 

 

 

 

Bài số 4

NHỮNG KẺ SÁT NHÂN CHỐI TỘI
ĐẠI TÁ CỘNG SẢN BÙI TÍN
LÊ VĂN HẢO
HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
NGUYỄN ĐẮC XUÂN
HOÀNG PHỦ NGỌC PHAN
NGUYỄN THỊ ĐOAN TRINH

 

1. ĐẠI TÁ CỘNG SẢN BÙI TÍN

Ngày 24/1/2008, trong cuộc phỏng vấn trên đài BBC, cựu Đại tá cộng sản Bùi Tín, cựu Phó Tổng Biên Tập báo Quân Đội Nhân Dân năm 1968, một đảng viên thuộc loại trung kiên lâu năm lâu đời, có thể là trá hồi chánh? nằm vùng trong cộng đồng Người Việt Quốc Gia tại hải ngoại? hiện đang sống tại Pháp lên tiếng bênh vực và chối tội cho Đảng, Bác, và Quân đội Nhân Dân của y trong vụ tàn sát tập thể đồng bào Huế vào Tết Mậu Thân 1968, vì toàn bộ đảng cộng sản này đã nhúng tay vào Tội Ác Chiến Tranh và tội diệt chủng dân tộc Việt Nam.

Cựu Đại tá Bùi Tín đã đổi trắng thay đen:

- “Khi mở cuộc tiến công vào Huế, bộ đội miền Bắc đã cơ bản chiếm được thành phố Huế vào đêm 4 tháng 2, ngay lúc ấy đã có 5 ngàn Sĩ quan, quân nhân đủ loại ra trình diện.

Trong bản quy định kỷ luật chiến trường có ghi: không được đánh đập tù binh, chỉ có các cán bộ chỉ huy và chuyên môn mới được hỏi cung tù binh...

Kiểm tra lại thì không một ai, không một cấp nào ra lệnh thủ tiêu tù binh
”.

Thưa ông Đại tá cộng sản, lòng tự trọng tối thiểu của ông ở đâu khi ông dám cho là có 5 ngàn quân nhân QLVNCH ra trình diện, trong khi đó sự thật là đa số đồng bào vô tội bị thảm sát? Và thêm nữa ông bảo rằng không có một cấp chỉ huy nào ra lệnh thủ tiêu tù binh? Thế thì ai giết đồng bào đây? Sau Mậu Thân chính phủ VNCH phối hợp với các cơ quan tình báo đồng minh đã cho điều tra rất chi tiết việc này và chính phủ VNCH đã biết chính xác chính là Hồ Chí Minh và đảng cộng sản Việt Nam đã ra lệnh thủ thiêu tàn sát chôn sống đồng bào Huế, chỉ vì đồng bào đã không đi theo cộng sản không chịu tổng nổi dậy mà cứ chạy về với “Lính Quốc Gia mình” bất kể bom đạn.

Ông hẳn đã nghe bà Thái Hòa nói:

“Có điều tôi lấy làm lạ, trên đường chạy giặc, mỗi khi đạn pháo bắn khắp nơi mà người ta cứ gồng gánh nhau mà đi, không ai chịu dừng lại kiếm chỗ tránh đạn, người ta nói với nhau, khi mô mà có mọc-chê hay đạn pháo chi đó thì bọn VC chui vô nhà dân để trốn đạn, chúng nó không ra đường để chặn bắt dân lại, vì vậy người ta cứ chạy bất kể, dưới lằn mưa đạn người ta càng chạy đi đông hơn. Ôi những người dân tội nghiệp của xứ Huế thà chết dưới bom đạn còn hơn để bị lọt vô tay quân sát nhân ác độc”.

Ông thấy đó, hễ có bom đạn nơi đâu là đồng bào lại tràn ra nơi đó để chạy, vì lúc đó các ông cộng sản phải đi núp, đó là lúc duy nhất để thoát khỏi bàn tay quỷ dữ các ông. Người ta thà chết dưới bom đạn còn hơn là để lọt vào tay quân sát nhân.

Thưa ông Bùi Tín bàn tay ông bao lớn để có thể che được tội ác tày trời này của tập đoàn cộng sản các ông? Xương trắng chất đống của đồng bào Huế còn đó, thân nhân nạn nhân còn đó, những nấm mồ tập thể còn đó, nhân chứng còn đó, ông chối làm sao đây? Ông đã hỏi Lê Tư Minh tư lệnh mặt trận Huế trước khi phát biểu về Mậu Thân chưa, hay là ông đang làm công tác tuyên truyền địch vận một chiều cho Đảng tại hải ngoại? Với những lời tuyên truyền bảo vệ tội ác cho Hồ Chí Minh và cộng đảng của ông như thế, trong lúc ông tuyên bố là đã từ bỏ đảng, thì xin hỏi, chúng tôi có thể gọi ông là Đại tá Nằm Vùng Bùi Tín được không?

Xin nhắc lại cho ông Đại tá nằm vùng chứng cớ này: Cộng quân tấn công và chiếm Huế vào 2 giờ 33 phút sáng ngày mùng 2 Tết. Rạng sáng mùng 2 tháng 2 khi cờ của Lực Lượng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình treo trên kỳ đài Phú văn Lâu, thì cuộc bắt bớ chém giết đã xảy ra từ mấy tiếng đồng hồ trước và sau đó khi có lệnh áp dụng biện pháp “Bạo Lực Đỏ” cuộc bắt bớ chém giết lại càng ngày càng gia tăng tốc độ tàn bạo và lên đến đỉnh điểm cho đến lúc các cán binh Bắc Việt phải tháo chạy.

Bằng chứng nào mà ông nói rằng có 5 ngàn sĩ quan và binh sĩ chực sẵn vào đêm mùng 4 tháng 2 để ra đầu hàng? Và chúng tôi, cơ quan điều tra của chính phủ VNCH tại Huế có đầy đủ bằng chứng rằng 99 phần trăm nạn nhân bị các ông đập đẩu chôn sống là nhân viên chính quyền và đa số là đồng bào vô tội bị hại.

Ông thật là một tên đại láo khoét, nói những nạn nhân dân sự là tù binh chiến tranh. Nạn nhân không mặc quân phục cũng chẳng cầm súng chiến đấu tại chiến trường, họ là tù dân sự ông trắng trợn biến đổi họ ra tù binh để đem quy chế thỏa hiệp quốc tế về tù binh ra nói rằng quân đôi Nhân Dân của ông tôn trọng thỏa hiệp Geneva về tù binh mà chính phủ Bắc Việt của ông đã ký để chối bỏ vụ tàn sát 5327 thường dân vô tội. Ông đổi trắng thành đen 5327 thường dân vô tội thành ra 5 ngàn sĩ quan và binh lính đủ loại ra đầu hàng, và các ông đã tôn trọng quy chế thỏa hiệp tù binh, vậy thì tôi Liên Thành Cựu Trưởng Ty CSQG Thừa Thiên-Huế xin hỏi ông, có bằng cớ nào các ông đã trao trả 5 ngàn tù binh vụ Mậu Thân mà đã ra đầu hàng cho chính phủ VNCH dưới sự giám sát của quốc tế không?

Bùi Tín nói “Kiểm tra lại thì không một ai, không một cấp nào ra lệnh thủ tiêu tù binh”. Vậy thì những nấm mồ tập thể được khám phá với xương trắng cao như núi ở đâu ra? Không có sự thủ tiêu? Không có ai ra lệnh?

Không có sự ra lệnh thống nhất tại sao lại có một kiểu giết người giống nhau như thế? Lại nữa các can phạm sau này chúng tôi bắt được cũng khai phù hợp với tình huống rằng đã có sự thống nhất trong kế hoạch giết người, và tại sao phải giết người bằng cách chôn sống, đó là cách để tiết kiệm đạn.

Đúng chưa ông Bùi Tín?

Ông Bùi Tín, lòng tự trọng của ông để ở đâu? Dưới chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, lòng tự trọng của ông đã bị nhà nước quản lý rồi phải không?

Ở đâu ra mà có con số 5000 sĩ quan quân nhân các cấp của QLVNCH ra đầu thú? Nếu quả thật có con số này tại Huế lúc đó, thì các ông còn lâu mới tấn công được Huế. “5327 nạn nhân là thường dân vô tội, họ không phải là lính, họ không là tù binh”.

Chúng tôi khẳng định chắc chắn như vậy.

Tệ hại hơn nữa, ông Đại tá nằm vùng còn nói số đồng bào bị sát hại đó là do bom đạn của Mỹ và của quân lực VNCH. Miệng lưỡi của ông Bùi Tín y hệt tên giáo sư mạt hạng Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Xin hỏi ông Bùi Tín bom đạn nào của Mỹ và của Quân Lực VNCH có thể làm cho các nạn nhân bị chết trong tình trạng bị đập đầu và ngộp thở vì chôn sống?

Phải chăng đó chính là bom đạn của “Bác Đảng” các ông?

Ông Bùi Tín đã thấy cảnh đồng bào Huế đi nhận diện thân nhân từ các mồ chôn tập thể? Ít là vài thi thể trong một hố, nhiều là vài trăm người bị trói xâu tay với nhau bằng dây kẽm gai chôn chung một hố. Tình trạng chết của nạn nhân được giảo nghiệm bởi pháp y dưới sự chứng kiến của các giới truyền thông quốc nội, truyền thông quốc tế và đông đảo đồng bào và các viên chức chính quyền VNCH và các anh em CSQG Thừa Thiên- Huế như vậy mà ông cho là do bom đạn của Mỹ và Quân lực VNCH sát hại? Trời cao đất dày nào chấp nhận sự láo khoét này của ông và Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân cùng đại thủ phạm Đảng cộng sản Việt Nam? Hỏi ông, bom đạn Mỹ chỉ cần nổ vào đầu một người thôi là tất cả những người kia cũng tự động chết theo luôn dù không bị mảnh đạn nào cả? Chưa hết, bom đạn Mỹ Ngụy thông minh đến độ biết dùng dây điện thoại, dây kẽm gai trói chùm cả đoàn người lại và sau đó tự động đào hố chôn?

Chôn đây là chôn sống để giết người mà khỏi tốn đạn, cách này chỉ có Bác Đảng và thủ hạ là bọn nằm vùng dùng mà thôi ông Bùi Tín ạ. Cứ nhìn cách giết người thì biết được thủ phạm là ai phải không ông?

Thưa ông Bùi Tín, “thảm sát Mậu Thân là do bom đạn Mỹ Ngụy!” ông quả là có năng khiếu hài hước còn hơn bộ trưởng thông tin Iraq thời Saddam Hussein!

Thật đúng là bản chất láo lường, vô liêm sỉ của các tên cộng sản trong đó có tên Đại tá cộng sản phó tổng biên tập báo Nhân Dân, lực lượng Quân Đội Nhân Dân của chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Người dân Miền Nam thật không sai khi có thành ngữ: “Nói láo như Vẹm”.

2. LÊ VĂN HẢO

Trước Tết Mậu Thân Lê Văn Hảo đã được Thành ủy viên Hoàng Kim Loan đưa lên mật khu học tập.

Trót vì tay đã nhúng chàm.
Dại rồi còn biết khôn làm sao đây (Kiều) .


Tại đây, Lê Văn Hảo được nhận lãnh hai chức vụ tối quan trọng mà bộ chính trị đảng cộng sản giao cho y trong thời gian bọn chúng chiếm Huế:

1. Chủ tịch Ủy ban Nhân Dân Cách Mạng Tỉnh Thừa Thiên và Thị xã Huế.
2. Chủ tịch Lực Lượng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình.


Đây là một lực lượng Chính trị thứ 2 sau lực lượng Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Trong suốt thời gian Mậu Thân có thể xem Lực Lượng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình là một mặt trận chính trị quan trọng, nói lên ý nghĩa của cuộc tổng nổi dậy Mậu Thân bản chất là do sự bất mãn của quần chúng đối với “Chính quyền bù nhìn Thiệu-Kỳ, và với Đế quốc Mỹ xâm luợc” mà ra, rằng quần chúng đã tự kết hợp thành một lực lượng chính trị chống đối mạnh mẽ.

Tôi xin trích một vài đoạn trong buổi phóng vấn của phóng viên Nguyễn An của ban Việt Ngữ đài phát thanh RFA với Tiến sĩ Dân Tộc Học Lê Văn Hảo để độc giả thấy tư cách hèn hạ dối trá của một tên cộng sản nằm vùng bị bọn cộng sản vắt chanh xong vứt vỏ vào đống rác, nên hắn đã không dám nhìn nhận quá khứ.

Tôi cũng xin phép độc giả được chú thích phần cảm nghĩ của tôi sau mỗi câu trả lời của ông Tiến sĩ Lê Văn Hảo với Biên Tập Viên Nguyễn An của đài RFA.

BTV Nguyễn An:

- Ông vào Mặt Trận bao giờ?


Tiến sĩ Lê Văn Hảo:

- Thật ra tôi không vào Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam, mà tôi chỉ là một cảm tình viên của mặt trận ấy thôi. Tôi bắt đầu biết khá nhiều về mặt trận ấy từ biến cố Tết Mậu Thân.

Tết Mậu Thân, những người lãnh đạo của mặt trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam ở Huế có mời tôi đi dự cuộc họp. Và chính cuộc họp này đã tạo ra một bước ngoặt quan trọng trong đời tôi, vì họ nói là họ mời tôi đi họp, nhưng mà thực chất gần như một cuộc bắt cóc vậy đó.

Ghi chú của tác giả:

Là một trí thức khoa bảng, ngay khi còn du học tại Pháp ông đã có những hoạt động với nhóm cộng sản và thiên tả tại Pháp, đến khi về nước dạy học tại các trường Đại Học Đà Lạt, Sài Gòn, và nhất là tại Huế, ông đã hoạt động trong tổ chức Trí Vận của cơ quan Thành ủy Việt Cộng Đại Học Huế từ trước 1966 với nhóm giáo sư Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tôn Thất Hanh, Ngô Kha, v.v. Ông cộng tác với tờ báo Lập Trường tại Đại Học Huế. Ngoài ra tờ báo cộng sản “Việt Nam Việt Nam” do ông làm chủ nhiệm, và Hoàng Phủ Ngọc Tường làm Tổng Thư ký, đã được in ngay tại phòng ngủ của ông trong Cư Xá Giáo Sư Đại Học Huế để tránh sự lùng bắt của lực lượng an ninh chúng tôi.

Với những chức vụ, vai trò và những hoạt động như vậy mà ông nói ông chỉ biết khá nhiều về mặt trận ấy từ biến cố Tết Mậu Thân? Ông phải nói là ông là một trong những kẻ nằm trong hệ thống tổ chức của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, sau đó là Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình của cộng sản và đặc biệt là vai trò quan trọng của ông trong vụ Thảm Sát Mậu Thân.

Ông nói trước Tết Mậu Thân ông đuợc mời đi họp mà “thực chất gần như một cuộc bắt cóc”?

Thưa Giáo Sư Hảo, cộng sản nào bắt buộc ông? Ông là một tên nằm vùng, hoạt động tích cực trong Tổ Trí Vận tại nội thành. Trước Tết Mậu Thân, Thành ủy viên VC Hoàng Kim Loan, Phan Nam, Hoàng Lanh bọn chúng đã báo trước cho ông và tổ chức để ông lên mật khu học tập chính sách đường lối của quân giải phóng trong cuộc tấn công và nhất là cách thức phát động cuộc tổng nổi dậy tại đô thị.

Ông đang sống trong thành phố Huế, vùng an ninh 100% Việt Cộng nào dám bắt cóc ông? Thật là oan cho Bác Đảng: ty CSQG chúng tôi có thể kết luận thế này: Việt Cộng đã “bắt cóc” ông với sự đồng thuận của ông, có nghĩa là ông muốn được bắt cóc đúng không ông? Ông có cả một lực lượng an ninh khổng lồ của Cảnh Sát Quốc Gia chúng tôi bảo vệ ông, nếu ông yêu cầu. Ông đã không làm điều đó, ông lặng lẽ từ thành phố Huế đi cùng với cán bộ giao liên đưa ông lên mật khu để học tập phương pháp tổng nổi dậy tại Huế vào Mậu Thân. Tại Mật Khu ông đã được vinh dự nhận một lần hai chức vụ quan trọng mà bọn chúng giao cho ông đó là:

- Chủ Tịch Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Binh, một lực lượng chủ lực cho cuộc tổng nổi dậy vào Mậu Thân tại Huế.

- Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng thành phố Huế, chính quyền đầu tiên và cao nhất trong thời gian cộng quân chiếm Huế.

Hai chức vụ chủ chốt và quan trọng như vậy được giao cho ông thì câu hỏi được đặt ra là ông phải là “ai đó”, và ông đã phải trung thành với chúng đến chừng nào, và nhất là nếu ông không là người của chúng thì thân xác ông chắc đã cùng nằm chung với các bác sĩ y khoa các vị giáo sư khác dưới những hố hầm vô chủ chứ đừng nói gì đến Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng, Chủ Tịch Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ! Ông cũng biết sinh viên Lê Hữu Bôi chúng bắt và giết ngay chỉ vì ông ấy không là người của chúng, đàng này một giáo sư của chính quyền VNCH mà Việt Cộng chúng tự nhiên giao cho những chức vụ quan trọng đó sao?

BTV Nguyễn An:

- Thưa ông, như vậy tức là Mậu Thân sau khi họ tấn công Huế thì sau đó họ đưa ông về?


Tiến sĩ Lê Văn Hảo:

- Không! Tôi không có về lúc đó lúc đấy chỉ có mấy anh cộng sản về đánh nhau ở dưới phố thôi, chớ còn tôi họ đâu dám đưa tôi về. Họ biết rằng khi tôi nhận thì tôi miễn cưỡng, mà nếu đưa tôi về thì tôi chắc cũng chuồn luôn thì họ đâu có dám đưa tôi về. Trong tất cả khi nổ ra Mậu Thân tức là trong 26 ngày đêm, cộng sản chiếm thành phố Huế thì tôi ngồi trên núi để nghe đài phát thanh suốt ngày, tất cả những gì xảy ra dưới Huế tôi chỉ biết qua đài phát thanh của Hà Nội và đài phát thanh giải phóng.

BTV Nguyễn An.

- Tức là cũng không có ai báo cáo với ông tình hình như thế nào với tư cách là Chủ Tịch Ủy Ban Nhân dân hết?


Tiến sĩ Lê Văn Hảo:

- Có chứ, tức là trong khi đánh nhau và chiếm thành phố Huế như vậy thì chúng có điện đài theo dõi thì cũng nắm được tình hình lắm chớ, chớ đâu có phải là không biết gì!

Ghi chú của tác giả:

Thưa Giáo sư Hảo, ông nói láo quá trắng trợn câu sau đá câu trước đó gọi là giấu đầu lòi đuôi: bảo là chỉ biết theo dõi tình hình Huế qua đài phát thanh Hà Nội và đài Giải Phóng, rồi khi bị hỏi vặn là làm chủ tịch mà lại không có ai báo cáo tình hình, thì ông lại nhận ngay “có chứ!”, có điện đài, có nắm được tình hình lắm chứ!

Xin nói thẳng rằng chúng tôi biết rõ ông nằm trong ban tham mưu của Tư Lệnh chiến trường Trị Thiên, Thiếu tướng Việt Cộng Trần Văn Quang và bộ chỉ huy của Tướng Quang đóng ngay tại làng La Chữ thuộc quận Hương Trà. Làng La chữ nằm trong một thung lũng phía sau là núi và nằm về phía tây thành phố Huế. Nếu tôi nhớ không lầm thì làng La Chữ chỉ cách thành phố Huế khoảng chưa đầy 8km.

Ông là tư lệnh của lực lượng chính trị, Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình, một lực lượng nòng cốt của cuộc Tổng Nổi Dậy tại Huế, theo nguyên tắc lãnh đạo và chỉ huy, ông phải ở với tư lệnh quân sự hay tư lệnh chiến trường là Thiếu tướng Trần Văn Quang, an ninh cá nhân ông phải được bảo đảm tối đa để điều hành việc lớn, ông không thể vào Huế trong tình trạng đang đánh nhau.

Về Quân sự, tư lệnh chiến trường tử trận thì có tư lệnh phó thay thế ngay, về chính trị tư lệnh lực lượng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình kiêm Chủ tịch Ủy ban Nhân Nhân Thừa Thiên-Huế giáo sư Lê Văn Hảo lỡ bị tử trận thì lấy ai là người Đảng và Bác tin tưởng để nắm 2 chức đó? Thưa Giáo sư, nhận được một chức thì đã là nhân vật trọng yếu rồi, đằng này một lúc được tặng 2 chức “cao quý” như vậy thì phải biết rằng ông hoạt động mạnh cho chúng cỡ nào và chúng tin ông cỡ nào. Giáo sư Hảo! Miệng nào mà ông có thể mở ra để nói rằng vì chúng không tin tưởng ông, vì họ sợ ông trốn nên không cho ông về thành phố?

BTV Nguyễn An:

- Khi rút ra khỏi Huế rồi, thì ông vẫn tiếp tục trên núi hay là đi theo họ?


Tiến sĩ Lê Văn Hảo:

Dạ thưa tôi vẫn tiếp tục ở trên núi và lúc ấy thì quân đội Hoa Kỳ và quân đội VNCH đã phản ứng rất mạnh bằng cách ném bom rất dữ dội cả vùng giải phóng. Thú thật với anh là chúng tôi sống toàn trong các hang núi, nếu ra ngoài thì cũng ăn bom như thường vì tình hình quá căng thẳng, bom đạn quá sức tưởng tượng, cho nên lệnh ở ngoài Hà Nội là đưa những người gọi là nhân sĩ theo Cách mạng như là Hòa Thượng Thích Đôn Hậu, bà Nguyễn Đình Chi (tức bà Đào thị Xuân Yến, tức bà Tuần Chi), cụ Nguyễn Đóa, Tôn Thất Dương Tiềm và một số vị khác để đưa các vị này ra Bắc.

Như vậy chúng tôi bắt đầu lên đường, nếu tôi nhớ không lầm vào đầu tháng 7 tôi đi theo đường Trường Sơn (tức đường mòn Hồ Chí Minh), ngày thì ngủ trong hang đêm thì đi và tôi đến Hà Nội vào ngày mùng 3 tháng 9 năm 1968.

BTV Nguyễn An:

- Dạ thưa, đi cùng với ông có các vị trí thức mà ông đã nêu trên
?

Tiến sĩ Lê Văn Hảo:

- Dạ đúng, có cả phái đoàn như vậy mà trong đó có nhiều vị phải ngồi võng như Cụ Đôn Hậu phải ngồi võng cho 2 anh quân giải phóng khiêng, bà Nguyễn Đình Chi và Cụ Nguyễn Đóa cũng ngồi võng, còn tôi lúc đó mới chỉ 32 tuổi thì tôi đi bộ như mọi người thôi.

Ghi chú của tác giả:

Thưa giáo sư Hảo lại một lời nói láo quá dở!

Câu hỏi dành cho ông: Tại sao trong lúc lâm chiến và nhất là trong lúc rút quân bọn cộng sản ráo riết giết hàng ngàn đồng bào vô tội để trả thù về tội không chịu tổng nổi dậy thì hà cớ gì bọn chúng lại không giết quách đồng bọn các ông như đồng bào Huế cho gọn mà lại phải cực khổ dẫn và võng các ông đi bộ ra Hà Nội? Các ông cũng chẳng là viên chức cao cấp của chính phủ VNCH mà chúng có thể chọn bắt để khai thác hoặc làm con tin trao đổi? Thế thì không phải điều này nói lên một sự thật là các ông là những nhân vật trọng yếu trong chính quyền cộng sản hay sao thưa ông? Thậm chí chúng còn phải võng các ông ra Bắc nữa, thì điều này nói làm sao hết tầm quan trọng và sự hợp tác chân thành cùa các ông với cộng sản Bắc Việt?

Cuộc ra đi của ông, ông Đôn Hậu, bà Đào thị Xuân Yến tức Tuần Chi, Nguyễn Đóa, Tôn Thất Dương Tiềm, v.v. không phải như ông nói với BTV Nguyễn An là vì bom đạn của Hoa Kỳ và Quân Lực VNCH dữ dội quá, nên Hà Nội cho lệnh đưa “những nhân sĩ theo Cách mạng như ông, ông Đôn Hậu, bà Tuần Chi, v.v. ra Bắc” mà là đây là một kế hoạch có tính toán sẵn của Bộ Chính Trị đảng cộng sản. Một điều mâu thuẫn nữa là chính ông đã xác nhận rằng Tuần Chi, Đôn Hậu, Nguyễn Đóa và trong đó phải kể thêm ông, là những Nhân sĩ Cách Mạng, thì hiểu một cách rõ ràng là Đôn Hậu Tuần Chi Nguyễn Đóa, Lê Văn Hảo là Việt Cộng Nằm Vùng, thế thì ông còn thanh minh thanh nga làm chi cho thêm hài hước hở ông?

Theo lời khai của tên điệp viên Việt cộng Hoàng Kim Loan thì cuộc ra đi này đã được tính toán rất kỹ từ Bộ Chính Trị đảng cộng sản Việt Nam trước Tết Mậu Thân 1968. Điệp viên Hoàng Kim Loan đã thông báo quyết định này của Bộ Chính Trị đảng với ông Đôn Hậu, và ông ta đã nhận lời.

Bộ Chính trị đảng cộng sản Việt Nam cần các ông, những người đại diện cho mọi tầng lớp trong quần chúng miền Nam nằm trong Lực Lượng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình tại Huế, ra Bắc xuất ngoại qua các nuớc cộng sản anh em, trước là truyên truyền cho cuộc chiến xâm lăng Miền Nam của bọn cộng sản là do “nhân dân Miền Nam tự nổi dậy” chống Ngụy Quyền Miền Nam và đế quốc Mỹ xâm lược, mà các ông là đại diện cho các thành phần trí thức, tôn giáo, sinh viên, công chức trong xã hội Miền Nam, kế đến là dùng các ông để tuyên truyền cho cộng sản Miền Bắc xin viện trợ. Vì thế, như ông đã nói, khi các ông đến Hà Nội các ông là khách quý của Trung ương Đảng.

Đó là nhu cầu cần thiết mà đảng cộng sản Việt Nam cần các ông để lừa bịp dư luận quốc tế, còn bằng không, tôi xin giáo sư cho tôi được nói một câu rất trần tục nhưng rất thật và đơn giản rằng: “Nếu các ông không là nhu cầu cần thiết của bọn chúng thì số mạng của ông, của ông Đôn Hậu, của bà Tuần Chi trong hang núi tại Khe Trái, Khe Điên ở vùng núi rừng Thừa Thiên sau Mậu Thân cũng tỷ như số mạng của những con chó gục chết trong rừng mà thôi”.

Bộ Chính Trị Đảng cộng sản chẳng quan tâm gì bom đạn dữ dội của Hoa Kỳ và của Quân Lực VNCH có thể làm thiệt mạng các ông đâu!

BTV Nguyễn An:

- Ông ở đó cho đến năm 1975?


Tiến sĩ Lê Văn Hảo:

- Tôi đến Hà Nội là khách của Trung ương Đảng cùng với nhóm của chúng tôi là Hòa Thượng Thích Đôn Hậu, v.v. Trong mấy năm từ 1968 đến 1975 là tôi được học trường Đảng, tôi được Đảng giáo dục cho mấy năm học nhiều về chính trị như thế nào là cách mạng, giải phóng dân tộc, đấu tranh giai cấp.

BTV Nguyễn An:

- Xin ông kể lại giai đọan từ sau tháng 5/1975 về sau này ạ.


Tiến sĩ Lê Văn Hảo:

- Khi tôi về Huế là trước ngày 30/4/1975. Trước 30/4 thì cộng sản đã chiếm Huế được rồi, chiếm Huế vào khoảng cuối tháng 3.

Khi tôi về đến Huế thì nó trở mặt ngay anh ạ. Nó chỉ nói một cách vắn tắt là bây giờ anh không phải làm chính trị nữa, mà anh trở về nghề cũ của anh là nghề dạy học thôi. Tức là đùng một cái mình đang là Chủ Tịch thì nó bằng một câu nói như vây, nó xóa chức vụ của mình đi, nó cho mình trở lại với anh Lê Văn Hảo trước Tết Mậu Thân, vậy thôi. Kiểu của nó là kiểu không coi mình ra gì cả.

Sau khi trở lại Huế, thì tôi được một chức khác, tuy tôi là giảng sư ở đại học, nhưng tôi lại trở thành phó chủ tịch của Mặt trận Tổ Quốc Bình Trị Thiên. Đối với quần chúng cũng là một chức oai lắm rồi.

BTV Nguyễn An:

- Đây cũng là điều rất lạ, tức là rất nhiều người đều bị đưa vào trong một cái giống như màn kịch. Giống như một vụ bị lừa và rút cục người nào cũng bị kẹt hết.


Tiến sĩ Lê Văn Hảo:

- Đúng, cái đó quá đúng anh ạ. Anh biết tất cả những người được cộng sản cho những chức vụ này nọ trong những năm từ Tết Mậu Thân cho đến tháng 4/1975 và về sau ngày 30/4/1975 thì họ đều bất mãn ghê gớm lắm.

Thí dụ như Hòa Thượng Thích Đôn Hậu ở Huế cũng bất mãn ghê lắm. Mỗi lần tôi lên chùa Thiên Mụ thăm ông thì ông cũng than thở. Ông nói rằng chưa thấy đám nào đối xử với người ta một cách ngạo mạn, rẻ rúng như cộng sản. Cụ Thích Đôn Hậu nói với tôi như vậy.

BTV Nguyễn An:

- Thưa ông, như vậy cơ duyên nào đã đưa ông ra khỏi Việt Nam?


Lê Văn Hảo:

- Vào khoảng tháng 5/1989 thì có một ông giáo sư đại học Pháp tên Emely được cộng sản mời sang nói về 200 cách mạng Pháp. Ông này cũng là một trí thức khuynh tả, ông cũng có cảm tình ít nhiều với cộng sản cho nên nó mời ông sang nói chuyện. Tôi với tư cách là phó Chủ Tịch Mặt Trận Tổ Quốc Bình Trị Thiên thì tôi cũng đi nghe giáo sư này nói chuyện. Hai anh em nhìn ra nhau thì mừng quá. Tôi mới nói với ông ta ở đây không thoải mái, cậu có thể đề nghị với Đại Học Paris 7 cho mình một giấy mời sang dạy học được không? Để mình thoát ly ra khỏi bầu không khí ngột ngạt quá.

Với giấy mời dạy học của ông, thì tôi được sang Pháp và tôi đến Pháp vào ngày 14/7/1989.

Phân tích của cựu Truởng Ty CSQG VNCH về lời nói của Lê Văn Hảo như sau:

“Khi tôi về đến Huế thì nó trở mặt ngay anh ạ.”

Ông Lê Văn Hảo, khi ông lên án cộng sản trở mặt với ông, điều này có nghĩa là ông tự xác nhận đã phục vụ cho quan thầy cộng sản, nay ông bị chúng quay lưng không cho ông giữ chức vụ Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố nữa.

Ông đã tự mình lạy ông tôi ở bụi này rồi thưa ông Hảo.

Và đây nữa:

“đùng một cái mình đang là Chủ tịch thì nó bằng một câu nói như vây, nó xóa chức vụ của mình đi nó cho mình trở lại với anh Lê Văn Hảo trước Tết Mậu Thân, vậy thôi.”

Rõ ràng là ông đã đau xót mất chức vụ Chủ Tịch của ông, ông là một kẻ kiếm danh lợi bằng cách chạy theo cộng sản, chối làm sao đây ông Hảo?

Lại nữa, ông tỏ vẻ vui mừng và tự hào khi: “nhưng tôi lại trở thành phó chủ tịch của Mặt Trận Tổ Quốc Bình Trị Thiên. Đối với quần chúng cũng là một chức oai lắm rồi”.

Thật khó có ngôn từ nào có thể diễn tả tốt hơn sự hèn hạ của một kẻ thèm thuồng danh lợi cộng sản của Tiến sĩ Lê Văn Hảo. Và đó tất cả là lý do đã thôi thúc ông trở thành kẻ phản bội quốc gia thờ ma cộng sản.

Tóm lại, ông Lê Văn Hảo là một người hoạt động cho bọn cộng sản, được chúng sử dụng tin tưởng phong làm chủ tịch tỉnh vậy mà sau này vẫn can đảm nói dối với truyền thông quốc tế rằng:

“Tôi bị bắt buộc, và trong thời gian 22 ngày lực lượng Cách mạng chiếm Huế tôi ở trên rừng, chỉ nghe radio để biết tin tức chiến trận ở Huế mà thôi”.

Quả là câu sau đá đít câu trước, cuối cùng, vì không còn danh vọng không quyền lực, không xơ múi gì nên ông đành xin sang Pháp rồi bỏ trốn luôn, phải vậy không giáo sư Hảo?

Lời cuối cho ông Hảo, nếu như có phải liệt kê một danh sách những nhân vật hèn hạ đốn mạt chạy theo bã cộng sản, có tội với lịch sử giai đoạn 1954-1975 thì thiết nghĩ ông sẽ có tên trong danh sách đó. Và lịch sử sẽ có danh sách đó ông tin đi!

Kết luận về Lê Văn Hảo: Cho dù Lê Văn Hảo có chối không nhúng tay vào các vụ tàn sát ở Huế, thử hỏi, 10 ngàn quân cộng sản phục vụ dưới ngọn cờ mà Lê Văn Hảo là Chủ Soái, cộng vào chức vụ nói theo danh từ VNCH ông là Tỉnh Trưởng Thừa Thiên-Huế lúc đó, với 5327 thường dân vô tội Huế bị tàn sát bởi 10 ngàn quân và đám tay sai Việt Gian cộng sản nằm vùng, xin hỏi, xét về mặt trách nhiệm, lương tâm, về tình, về lý, về luật pháp về đạo đức, ông có phải là tội nhân không ông Lê Văn Hảo?

Xin dành câu trả lời cho giáo sư Thạc sĩ Nhân Chủng Học Lê Văn Hảo, cho quý độc giả và cho hậu thế.

3. HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG

Chức vụ:

1. Tổng Thư Ký Lực lượng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình.

2. Chánh Án Tòa Án Nhân Dân tại Trường Trung Học Gia Hội Quận II Thị xã Huế, ra lệnh chôn sống 204 thường dân vô tội
.

Trong thời gian gần hai năm trở lại đây, khi cá nhân tôi đưa ra những chứng cớ cụ thể để buộc tội Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những tên sát nhân tàn bạo nhất trong vụ tàn sát đồng bào Huế, thì ngay lập tức có một số bạn bè thân thích của tên sát nhân lên tiếng chối rằng Hoàng Phủ Ngọc Tường đã không có mặt tại thành phố Huế trong thời gian Mậu Thân 1968, và ngay chính tên thủ phạm này cũng chối không có mặt. Sự thật như thế nào? Xin mời quý vị xem những chứng cớ từ miệng của tên sát nhân Hoàng Phủ Ngọc Tường xác nhận hắn có mặt tại Huế Mậu Thân như sau:

[Tôi xin phép anh Nguyễn Văn Lục cho phép tôi được trích vào một đoạn trong bài viết của anh và đặt vấn đề để độc giả có thể thấy rõ sự dối trá của Hoàng Phủ Ngọc Tường.]

Bài “Trường hợp Hoàng Phủ Ngọc Tường” mà tác giả Nguyễn Văn Lục đã phổ biến trên hệ thống Internet về hai cuộc phỏng vấn:

1. Cuộc phỏng vấn của ký giả Thụy Khê đài RFI (Radio France International) ngày 12/7/1997 với Hoàng Phủ ngọc Tường nhân dịp Hoàng Phủ Ngọc Tường được sang Pháp.

2. Cuộc Phỏng vấn Hoàng Phủ Ngọc Tường cùa Ông Burchett người thực hiện bộ phim tài liệu 13 tập với nhan đề: “Việt Nam: A television History” vào năm 1982.

(Published as a companion volume to “Vietnam: A Television History”. a 13-part documentary film series for the PBS network produce by WGBH Boston, in cooperation with Central Independent Television/United Kingdom anh Antenne-2/France, and in associationwith LRE Production).

Cuộc phỏng vấn của Phóng Viên Thụy Khê đài RFI với Hoàng Phủ Ngọc Tường vào tháng 7/1997 tại Pháp.

Nhân dịp Hoàng Phủ Ngọc Tường được sang Pháp vào tháng 7/1997, phóng Viên Thụy Khê dài RFI (Radio France International) đã dành cho Hoàng Phủ Ngọc Tường một cơ hội để trình bày quan điểm liên quan đến Tết Mậu Thân và nhất là để biện minh cho việc Hoàng Phủ Ngọc Tường đã không có mặt tại Huế, đồng thời ông Tường cho hay những người tố cáo ông là một tên đồ tể Mậu Thân ở Huế thì đó là một sự bịa đặt mang ý định vu khống hoàn toàn.

Sự thật là tôi đã từ giã Huế lên rừng tham gia kháng chiến vào mùa hè năm 1966 và chỉ trở lại Huế sau ngày 26 tháng 3 năm 1975. Như thế nghĩa là trong thời điểm Mậu Thân 1968, tôi không có mặt ở Huế”.

“Điều quan trọng còn lại, tôi xin bày tỏ ở đây với tư cách là đứa con của Huế đã ra đi và trở về, ấy là nỗi thống thiết tận đáy lòng mỗi khi tôi nghĩ về những tang tóc thê thảm mà nhiều gia đình người Huế đã phải chịu cho hành động giết oan của quân nổi dậy trên mặt trận Huế vào Mậu Thân. Đó là một sai lầm không thể nào biện bác được, nhìn từ lương tâm dân tộc và nhìn từ quan điểm chiến tranh cách mạng”.

Sự thật thì thế nào?

Đó là một sai lầm nhìn từ lương tâm và từ quan điểm cách mạng” Mặc dù đã từng là thầy dạy Việt Văn cho tôi, nhưng tôi xin nói rằng ông phải viết như thế này thì mới đúng “Đó là một tội lỗi nhìn từ lương tâm và từ quan điểm cách mạng”. Từ phát biểu trên của ông, cho tôi được phép hỏi, vậy thì việc ngồi ghế chánh án xử 204 tại trường Gia Hội, trong đó có những học trò của mình, tội làm Mỹ Ngụy, CIA, rồi bản án được thi hành ngay lập tức bằng cách chôn sống ngay trong sân trường, vậy đứng về mặt lương tâm và quan điểm cách mạng, Hoàng Phủ Ngọc Tường trả lời sao đây?

Ông có thấy mình hố nặng không Hoàng Phủ Ngọc Tường. Và một chuyện hố nữa là chính miệng ông đã xác nhận rằng ông có mặt tại Huế Tết Mậu Thân, thời điểm ông xác nhận điểu này là vào năm 1982, thời điểm mà bọn Việt Cộng nằm vùng hãy còn hãnh diện với những thành tích cách mạng đấu tranh giai cấp giết người của chúng.

Hãy nghe Hoàng Phủ Ngọc Tường nói năm 1982:

“Đây là điều tôi muốn nêu rõ vì tôi biết như là một nhân chứng.” Rất chính xác, Hoàng Phủ Ngọc Tường là một nhân chứng và là một tác nhân của vụ thảm sát.

Và đây nữa lời của Hoàng Phủ Ngọc Tường năm 1982.

“Tôi đã đi trên những cái đường hẻm, mà ban đêm tôi tưởng là bùn thì tôi mở ra, bấm đèn lên, thì thấy toàn là máu lầy lội như vậy. Và đó là cả khu phố bị bom Mỹ đã giết thì cái số đó nhất là trong những ngày cuối cùng thì chúng tôi rút ra và nó đã thâu lại và đem đi chôn...”

Tuy nhiên, khi được Thụy Khê hỏi về những lời Hoàng Phủ Ngọc Tường tuyên bố trên đài truyền hình Mỹ, Hoàng phủ Ngọc Tường chối thế này:

“Hồi đó ông Burchett và đoàn làm phim lịch sử truyền hình tới Huế, chọn tôi để chất vấn về chuyện tang tóc ở đây. Lâu rồi trả lời ứng khẩu thôi. Tôi không nhớ thật cụ thể những điều tôi đã nói và càng không có dịp xem lại chuyện phim như nó được chiếu ở ngoại quốc.”

(Trích Thụy Khuê, “Nói chuyện với Hoàng Phủ Ngọc Tường về biến cố Mậu Thân ở Huế” RFI ngày 12/7/1997).

Xin hỏi, quý vị có thể chấp nhận lời biện hộ này của tên đồ tể hay không?

“Giọng điệu năm 1997 của Hoàng Phủ Ngọc Tường khi được chị Thụy Khuê phỏng vấn thật khác xa với giọng điệu khát máu của một Hoàng Phủ Ngọc Tường năm 1982. Hai sự khác biệt này đã tạo nên bằng chứng dối trá của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Ai có thể tin được hắn?”

“Nếu quả thực Hoàng phủ Ngọc Tường đã quên thì đây là dịp để ông nhớ lại từng câu, từng chữ một qua cuộc Phỏng vấn của ông Burchett.

Lên tiếng kết án nặng nề nhất Hoàng Phủ Ngọc Tường có lẽ là tác giả Liên Thành.

Bên cạnh đó còn có những cảm tình viên như Đặng Tiến, Tiêu Dao Bảo Cự, Ngô Minh tìm cách lái câu chuyện Hoàng phủ Ngọc Tường sang chuyện văn học và đặt nhẹ vấn đề trách nhiệm của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong vụ thảm sát Huế dịp Tết Mâu Thân.

Những chuyện bao che, dối trá của Hoàng Phủ Ngọc Tường và đồng bọn trở thành sự trơ trẽn đáng xấu hổ khi chúng ta cùng nhau nghe lại cuộc phóng vấn Hoàng Phủ Ngọc Tường trong bộ phim tài liệu 13 tập nhan đề: 'Việtnam: Television History'.

Trong bộ phim này, Hoàng Phủ Ngọc Tường xuất hiện như một tên đao phủ sắt máu, ngôn ngữ hận thù, thái độ của một người cộng sản chính hiệu, hơn cả người cộng sản có thẻ đảng.

Hoàng Phủ Ngọc Tường kể rằng chính anh ta chứng kiến cảnh dội bom của Mỹ vào một bệnh viện gần chợ Đông Ba làm chết và bị thương 200 người mà đêm tối anh ta dẫm lên đám đất bùn hòa lẫn máu người chết.

Hoàng Phủ Ngọc Tường đương nhiên xác nhận ông có mặt ở Huế. Ông ta đã lộ nguyên hình.”

Cuộc Phỏng vấn của Ông Burchett với Hoàng Phủ Ngọc Tường vào 1982 tại Huế:

Hỏi:

- Ông có thể mô tả biến cố nổi dậy ở Huế, đặc biệt liên quan đến vụ thảm sát. Ở đậy xin đề nghị ông trả lời cho biết những gì xảy ra ở Huế. Có những vụ trả thù, đàn áp?


Hoàng Phủ Ngọc Tường:

- Ông muốn nói đến vụ thảm sát mậu Thân ở Huế? Đó là một chiến công vĩ đai của nhân dân Huế, nhưng nhân dân Huế đã phải trả một giá đắt cho chiến thắng này. Đó là sự trả thù chưa từng thấy của Mỹ và Ngụy sau đó. Vì thế nhân dân Huế phải trả giá đắt nhất so với các thành phố khác của chúng tôi. Cũng chỉ vì ở đây người Mỹ đã chịu sự tổn thất nặng nề về sinh mạng, về vật chất và chính trị tại Huế.

Sự trả đũa vô cùng khủng khiếp. Nhưng tôi nghĩ rằng chúng tôi đã từng sống qua các thời kỳ chiến đấu chống lại Pháp, và thời chiến tranh chống lại người Mỹ. Tôi nghĩ rằng bọn chủ nghĩa thực dân mới thì khôn hơn bọn thuộc địa cũ. Bọn thuộc địa cũ thì chơi franc jeu hơn là thực dân mới. Nói khác, bọn chủ nghĩa thực dân mới thường tàn bạo hơn thực dân cũ. Và điều đó là chắc chắn đúng như vậy trong suốt cuộc tổng công kích Mậu Thân vừa qua.

Bởi vì tội ác do Mỹ tạo ra được toàn thể thế giới quan tâm, chúng chuyển tất cả tội ác của chúng và đổ lỗi cho những người làm cách mạng chống lại nhân dân của họ. Tôi ám chỉ chúng đã dùng vụ thảm sát như một bửu bối đặc biệt để bôi nhọ cách mạng Việt Nam trong cuộc hòa đàm Paris.

Đây là điều tôi muốn nêu rõ vì tôi biết như là một nhân chứng. Tôi sẽ nói cho ông mọi sự một cách khách quan nhất.

- Thứ nhất riêng những người bị giết, có nhiều người đã bị giết chắc chắn là do chúng tôi phải thi hành bản án tử hình. Bởi khi chúng tôi đến nhà họ, họ đã bắn đến cùng vào những chiến sĩ của chúng tôi, làm bị thương khi chúng tôi kêu gọi họ đầu hàng. Vì thế những người này đã bị chúng tôi bắn chết tại chỗ. Trong đám những người này có tên Phó Tỉnh Trưởng lúc đó hắn đang sống tại Huế.”

Ghi chú của tác giả:

Hoàng Phủ Ngọc Tường nói:

“đồng bào Huế bị thảm sát trong Mậu Thân là sự trả thù chưa từng thấy của Mỹ và Ngụy.”

Sự thật thì như thế này: Đồng bào Huế đã bị thảm sát là sự trả thù chưa từng thấy của bọn cộng sản và bọn nằm vùng. Tại sao ư? Tại vì dân chúng không hưởng ứng cuộc tổng nổi dậy nên các ông căm thù mà giết họ, vì dân chúng Huế sợ bầy quỷ đỏ các ông, các ông đi đến đâu thì dân chúng bỏ chạy đến đó. Họ chạy vắt chân lên cổ, họ chạy dưới làn mưa đạn, càng có mưa đạn thì họ càng tràn ra ngoài đường để chạy, vì họ biết rằng đó chính là lúc các ông phải núp trốn, họ bỏ lại tất cả nhà cửa, của cải quý giá, chỉ để thoát thân. Mà họ chạy đi đâu? Họ chạy đi tìm vòng tay che chở của người lính VNCH, người lính Mỹ. Từng đoàn người tỵ nạn kéo nhau chạy, khi họ thấy được bóng dáng người lính VNCH, thì, nói theo giọng người Huế thường nói, “họ mừng còn hơn cha chết sống lại” hay là “mừng hơn mạ đi chợ về”. Xin nghe một vài câu nói và cử chỉ của dân Huế đối với người lính Việt Nam Cộng Hòa:

Tại Quận I vào sáng mùng 2 Tết:

“Chạy mau đi bà con ơi! Răng Việt Cộng nhiều rứa! Chạy mau đi, chạy về hướng nớ, có lính của Sư Đoàn I, có ôn Tướng Trưởng ở đó”.

Tại vùng Đập Đá, Vĩ Dạ, Gia Hội, Tiểu Đoàn 21 và 39 Biệt Động Quân đổ quân tái chiếm vùng Gia Hội, Quận II. Họ từ Đập Đá ngang qua thôn Vĩ Dạ, vượt sông Hương qua Cồn Hến, qua Gia Hội. Đồng bào các vùng đó bất chấp hiểm nguy bất chấp súng đạn của Cộng Quân họ tuôn ra đường la lớn:

“Chạy mau đi bà con ơi! Răng Việt Cộng nhiều rứa! Chạy mau đi, chạy về hướng nớ, có lính của Sư Đoàn I, có ôn Tướng Trưởng ở đó”.

“Lính mình bà con ơi! lính Biệt Động Quân bà con ơi! Sống rồi bà con ơi!”

Dân chúng nhào ra ôm lấy người lính Biệt Động Quân, họ vui mừng xúc động đến chảy nước mắt:

“Răng mà đến chậm rứa, tụi Việt Cộng giết dân mình nhiều quá”.

Đồng bào dúi vào tay những người lính Biệt Động Quân những đòn bánh tét, những gói mứt nhỏ, và dặn dò:

“Tụi hắn đông lắm, mấy em cẩn thận nghe”.

Cầu Trường Tiền trước giờ phút bị CS giật sập không lâu.

Hoàng Phủ Ngọc Tường, tôi tin rằng ông biết thừa biết đây là sự thật, và mong rằng giờ đây ông phải thấy thẹn với chính ông và người dân Huế, xin ông đừng nói láo nữa, không ai tin ông đâu.

Và đây là câu chuyện của người lính Việt Nam Cộng Hòa đối với dân:

Cán binh cộng sản và chính ông đã coi sinh mạng đồng bào như rác rến, dùng dân chúng đi đầu làm bia đỡ đạn khi đụng trận với hai tiểu đoàn 21 và 39 Biệt Động Quân tại vùng Gia Hội. Hai đơn vị tinh nhuệ của Quân Lực VNCH chấp nhận mất mát lớn cho chính đơn vị họ, thế mạng sống của họ cho dân Huế, cứu được dân Huế ta khỏi vòng kìm kẹp của cộng quân sau đó mới phản công tiêu giệt đại đơn vị của Cộng Quân tại Quận II. Và trong hai đơn vị Biệt Động Quân anh hùng đó, tôi có người bạn xuất thân Khóa 19 Võ bị Đà Lạt, Trung úy Trần Tiễn San, con trai của Thượng Nghị Sĩ Trần Điền. Thượng Nghị Sĩ Trần Điền đã bị đám An Ninh Thành và Đoàn Vũ Trang Thanh Niên của ông và Nguyễn Đắc Xuân bắt đi tại nhà thờ Phủ Cam chưa biết sống chết ra sao. Trung úy Trần Tiễn San may mắn trốn thoát khỏi nhà thờ Phủ Cam, sinh mạng phụ thân đành cam lòng, Trung úy Trần Tiễn San theo lệnh quân đội, chỉ huy đơn vị xông vào vùng lửa đạn Gia Hội-Bãi Dâu cứu thoát đồng bào Huế khỏi bàn tay bạo tàn của Hoàng Phủ Ngọc Tường và cộng quân.

Những mẫu chuyện đó là sự thật, và để chứng minh cho đồng bào trong nước và hải ngoại, nhất là đồng bào Huế, thấy rõ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, những người lính Việt Nam Cộng Hòa chúng tôi đã chấp nhận hy sinh mạng sống để bảo vệ mạng sống của đồng bào. Việc Hoàng Phủ Ngọc Tường nói rằng “Ngụy quân, Ngụy quyền trả thù đồng bào Huế chưa từng thấy”, thiết nghĩ quả là quá mất tư cách và là một lời nói dối đốn mạt thiết nghĩ không nên có ở một nhà giáo thưa ông Giáo sư đồ tể.

Riêng về chuyện ông Phó Tỉnh Thừa Thiên bị lực lượng Hoàng Phủ Ngọc Tường thi hành bản án tử hình vì khi bọn cộng sản đến nhà họ, họ đã bắn đến viên đạn cuối cùng làm cho người của ông bị thương nên các ông phải thi hành bản án tử hình là bắn chết họ tại chỗ. Sự thật ra sao?

Hoàng Phủ Ngọc Tường, người mà ông nói là tên Phó Tỉnh Trưởng bị các ông xử tử tại nhà, người đó không phải là Phó Tỉnh Trưởng, mà là ông Trần Đình Thương, Phó Thị Trưởng Thị xã Huế. Ông ta không có súng lấy gì mà chống cự và bắn chết đồng chí của ông?

Sự thật là: tư thất của ông Phó Thị Trưởng Thị xã Huế ở ngay ngã ba Nguyễn Huệ-Nguyễn Hoàng, trước nhà ông ta là vuờn hoa Bến Ngự. Sáng mùng 2 Tết Mậu Thân, súng nổ tứ bề ở vùng Bến Ngự, Ông Phó Trần Đình Thương vì không nắm vững tình hình bên ngoài, cỡi xe Honda phóng chạy ra khỏi nhà có lẽ để chạy về Tòa Hành Chánh Tỉnh, hoặc định chạy trốn một nơi nào đó.

Xe vừa ra khỏi cổng thì bị hằng lọat đạn AK của bọn Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn thị Đoan Trinh bắn vào người. Cả xe và người ông Trần Đình Thương văng qua bên kia đường nơi vuờn hoa Bến Ngự. Ông Phó Thương nằm gục chết trên chiếc xe Honda. Hơn 15 ngày sau, khi tình hình khu vực Quận III tạm ổn, gia đình của ông ta mới đem đuợc thi hài của ông ta vào nhà, khi đó thi thể đã sình thối.

Đó là sự thật, rất nhiều người sống ở vùng Bến Ngự đã thấy ông Phó Trần Đình Thương nằm gục chết trên chiếc xe Honda, lưng mang nhiều vết đạn, xác bị bỏ hoang nhiều ngày nên đã sình thối.

Hãy nghe Hoàng Phủ Ngọc Tường nói:

Trong một ít trường hợp một số bị giết vì đã từng tra tấn các cư dân gây cho toàn thể gia đình bị tù tội và đày ra Côn Đảo. Chính nhân dân căm thù quá lâu, họ bị tra tấn gia đình họ phải trả thù. Vì thế khi cách mạng bùng lên và lấy lại được thế kẻ mạnh, nhân dân bùng lên và đi lục soát tìm cho ra những tên bạo nguợc này để trừ khử chúng như trừ khử những con rắn độc, mà nếu như để chúng sống sót, chúng sẽ tiếp tục gây ra tội ác hơn nữa trong chiến tranh.”

Hình ảnh Cách Mạng giết rắn độc

“trừ khử chúng như trừ những con rắn độc, mà nếu như để chúng sống sót, chúng sẽ tiếp tục gây ra tội ác hơn nữa trong chiến tranh”. Lời Hoàng Phủ Ngọc Tường.

“Mặc dầu chính sách của chúng tôi nhằm cải tạo và không bao giờ giết bất cứ ai đã đầu hàng chúng tôi, song khi dân trong thành phố đã nắm công lý trong tay của chính họ, thì các cấp lãnh đạo cách mạng của chúng tôi không còn có thể kiểm soát dân chúng trong suốt thời kỳ đang diễn ra, nhưng tôi phải nói cho ông biết rằng, mỗi một tên bị giết, thì chúng đã giết ít nhất mười người khác trong các gia đình bị nạn.”

“Chúng giết mười người, bây giờ giết một người bọn chúng, cái giá đó là rất nhẹ. Giết một người là công bằng. Nợ máu đó, căm thù và thi hành bản án như vậy là rất nhẹ và công bằng”.

Ghi chú của tác giả:

Hoàng Phủ Ngọc Tường độc ác, tàn bạo có thua gì tên lãnh tụ Pol Pot của Khmer Rouge?

5327 thường dân Huế bị giết chết, và 1200 người bị mất tích là những kẻ đã từng tra tấn, gây cho toàn thể gia đình đám Việt Cộng nằm vùng bị tù tội và đày ra Côn Đảo sao?

Hai trăm lẻ bốn người bị ông tòa Hoàng Phủ Ngọc Tường chánh án Tòa Án Nhân Dân tại trường học Gia Hội ban cho bản án chôn sống chẳng lẽ họ là những kẻ đã từng tra tấn dân chúng gây cho dân chúng bị tù tội và đày ra Côn Đảo sao?

Thực chất 204 sinh mạng này là ai? Họ là những người đàn bà, những góa phụ, những trẻ nhỏ đi quét dọn nhà cửa, giặt áo quần cho lính Mỹ tại căn cứ Phú Bài, ông tòa Hoàng Phủ Ngọc Tường kết tội cho họ là tay sai cho đế quốc Mỹ xâm lược, làm cho tình báo CIA.

Và vì vậy, theo Hoàng Phủ Ngọc Tường, những người này phải bị trừ khử như trừ khử những con rắn độc, nếu như để chúng sống sót chúng sẽ còn gây tội ác nhiều hơn nữa trong chiến tranh?

Hoàng phủ Ngọc Tưởng nhấn mạnh với với ký giả Burchett rằng những người đó mỗi người đã giết ít nhất là 10 người của cách mạng, bây giờ giết lại chỉ có một người như vậy là quá nhẹ quá công bằng.

1. Giáo sư Lê Văn Thi và phụ thân của ông ta bị chôn sống trên vùng xã Thủy Xuân. Giáo sư Thi là đồng nghiệp của Hoàng phủ Ngọc Tường tại trường Quốc Học. Sau này ông du học đậu tiến sĩ về nguyên tử lực. Về nước, ông phục vụ tại lò điện nguyên tử Đà Lạt. Mậu Thân ông ra Huế thăm nhà tại Cầu Lòn thuộc xã Thủy Xuân, quận Hương Thủy. Đám Vũ Trang Thanh Niên của nguyễn Đắc Xuân bắt ông tại nhà và dẫn đi, cụ thân sinh của giáo sư Thi chạy theo năn nỉ cũng bị chúng bắt dẫn đi luôn, và sau đó cả hai cha con đều bị chôn sống.

Xin hỏi Hoàng Phủ Ngọc Tường, giáo sư Thi và thân phụ đã giết tên “cách mạng” nào chưa?

2. Linh mục Bửu Đồng, linh mục Hoàng Ngọc Bang 73 tuổi, sư huynh Agribert, sư huynh Sylvestre, ba sư huynh dòng Thánh Tâm là thầy Bá Long, thầy Mai Thịnh, thầy Hermand, ba linh mục người Pháp là Cha Guy, Cha Urbain, cha Cresssonnier.

Xin hỏi Hoàng Phủ Ngọc Tường, các vị này đã giết tên nằm vùng nào chưa?

3. Ba bác sĩ người Đức và bà vợ của một trong 3 bác sĩ đó.

Xin hỏi Hoàng Phủ Ngọc Tường và đảng cộng sản, 4 người này đã giết tên Việt Cộng nào chưa?

4. Ba anh và một người bạn của bà Thái Hòa là Sinh viên Đại Học Huế và ông nội của 3 người đó

5. Chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn Lê Hữu Bôi

6. Thượng nghị sĩ Trần Điền

7. Ông Võ Thành Minh

Và nhiều... ngàn người bị chôn sống nữa, những người này đã giết tên Việt Cộng nào chưa?

Hoàng Phủ Ngọc Tường nói về tàn sát Mậu Thân “sự căm thù và sự thi hành bản án như vậy là nhẹ, mà nếu như để chúng sống sót, chúng sẽ tiếp tục gây ra tội ác hơn nữa trong chiến tranh”

Hãy nghe Hoàng Phủ Ngọc Tường nói “Theo tôi nghĩ bất cứ ai tùng theo dõi hoàn cảnh chiến tranh, sự thể có thể chỉ là một sự trả thù nhỏ nhoi. Sự căm thù và sự thi hành bản án như vậy là nhẹ. Và theo tôi mọi cuộc cách mạng đều giống nhau. Bởi vì đó là một cuộc chiến tranh mà sức mạnh quân sự và trang bị cực kỳ chênh lệch. Nhân dân chúng tôi không sở hữu được những thứ vũ khí như đế quốc Mỹ có. Song điều ấy cũng chẳng sao cả.

Còn đa số đã đầu hàng do chúng tôi giữ lại, thì được đưa lên rừng ở trại cải tạo. Hầu hết đã được trở về. Vài người tôi biết chịu đựng không nổi vì khí hậu, bị bịnh, nhưng họ đã trở về với gia đình cả. Nhưng có một số bị giết thật không đáng kể, còn lại sau ngày giải phóng họ đã được trở về”.

Ghi chú của tác giả:

Sau Mậu Thân số người bị giết chết là 5327 người, và 1200 người bị mất tích, và hoàn toàn không có một ai bị cộng quân bắt trong Mậu Thân được trả về. Hơn nữa các cơ quan tình báo của VNCH cũng như đồng minh cũng không ghi nhận có một trại tù cải tạo nào của cộng sản trong vùng rừng núi tỉnh Thừa Thiên.

Hãy nghe một sự thật: có 428 người bị bắt trong đó có 300 thanh niên tự vệ làng Phủ Cam, số người này đã bị giam tại Chùa Từ Đàm, bị thẩm vấn, tra tấn đánh đập, và sau đó tất cả bị giải lên rừng. Và gần 1 năm sau họ được trả về, điều này tôi xác nhận Hoàng phủ Ngọc Tường nói đúng. Nhưng...

Họ được trả về với gia đình là những bộ xương tay, xương chân, xương sọ người mà lực luợng hành quân của Quân Lực VNCH và Hoa Kỳ đã phát hiện được. Khi trở về với gia đình, họ chỉ còn là 428 bộ xương được thu nhặt nằm rải rác dọc Khe Đá Mài.

Thời gian sau Mậu Thân cộng quân bị thiệt hại quá nặng, quân số hầu như chỉ còn 10% trước khi tấn công Huế, khi rút lui không còn lương thực chết đói dọc đường, lại bị Sư Đoàn Không Kỵ Hoa Kỳ chận đánh tả tơi, phải trốn chạy tuốt tận biên giới Lào thì hỏi làm gì còn có thể thiết lập trại tù cải tạo trên rừng?

Hoàng Phủ Ngọc Tường quả thật nói láo từ đầu đến cuối.

Hãy nghe hắn nói tiếp:

“Phần lớn sự chết chóc đã xảy ra. Một khối lớn những xác chết đó là ai? Chính nhân dân bị bọn Mỹ làm chết không biết bao nhiêu trong đợt phản kích này. Những người này bị giết và được chôn trong thành phố rồi sau đó được khai quật bởi Mỹ và quay phim tuyên truyền cho Mỹ”.

“Chẳng hạn, nó bỏ bom rơi vào một bệnh viện nhỏ, gần chợ Đông Ba, nó thả bom làm 200 người vừa chết vừa bị thương. Tôi đi trên con đường hẻm vào ban đêm, và tôi tưởng rằng tôi đang dẫm trên đống bùn. Thế mà khi tôi bật cái đèn pin lên, máu khắp mọi nơi. Cả một khu vực bị bỏ bom bởi bom đạn Mỹ tàn phá. Và thế rồi, những ngày cuối cùng khi chúng tôi triệt thoái ra khỏi thành phố, kẻ thù của chúng tôi đã thâu lại và đem đi chôn”.

“Lý do thứ hai, những ngày cuối cùng khi chúng tôi rút ra thì có nhiều người đã tham gia cách mạng. Những người này theo lực lượng cách mạng vào rừng sâu sau cuộc tần công Tết Mâu Thân và khi đó kẻ thù trở vào thành phố, chúng đã giết những người thân của những gia đình này, rồi đem chôn trong các hầm tập thể. Cộng thêm những tù nhân đi theo chúng tôi vào rừng bị giết hại bởi máy bay Mỹ”.

Ghi chú của tác giả:

Càng nghe những lời nói của hắn, dân Huế càng kinh tởm về tư cách hèn mạt, ăn nói láo lường của tên sát nhân Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Xin hỏi Hoàng Phủ Ngọc Tường, khi đám tàn quân của cộng sản tháo chạy ra khỏi thành phố, đám tay chân bộ hạ nằm vùng chạy theo lên núi, trong đám đó có những kẻ chủ chốt vụ tàn sát đồng bào Huế như:

Lê Văn Hảo, Tôn Thất Dương Tiềm, Lê Hữu Dũng, Nguyễn Thúc Tuân, Nguyễn Đóa, Pham Thị Xuân Quế, Nguyễn Thị Đoan Trinh, Nguyễn Hữu Vấn, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Ngọc Tường và... cả hằng trăm kẻ sát nhân nữa, theo cộng quân chạy lên rừng, thử hỏi thân nhân của những kẻ đó có ai sau Mậu Thân đã bị chính quyền VNCH giết hại rồi đem chôn tập thể hay không? Xin đưa bằng chứng?

Ông phải biết rằng, miền Nam Việt Nam, Việt Nam Cộng Hòa là một quốc gia pháp trị, luật pháp phân minh và rõ ràng, không một ai phạm tội bắt người trái phép, giết người, mà không bị luật pháp chế tài ngay lập tức. Xin đưa một ví dụ:

Luật Pháp VNCH quy định: Quyền hạn của Trưởng Ty Cảnh sát chỉ có quyền giữ một can phạm, tình nghi, tối đa là 24 giờ. Sau 24 giờ nếu không xin lệnh Tòa án, lệnh ông Biện Lý, Ông Biện Lý có quyền tống giam Trưởng ty Cảnh sát ngay lập tức vì tội bắt người trái phép.

Trong bộ hình luật của VNCH không có một chữ nào quy định rằng những ai có liên hệ ruột thịt, máu mủ, với những tên cộng sản đều phải bị bắt, phải bị giết.

Xin hỏi Hoàng Phủ Ngọc Tường Sau Mậu Thân gia đình ông, cha mẹ anh em ông có ai bị chúng tôi bắt, giết rồi đem chôn tập thể không? Hoặc bất kỳ thân nhân của những người tôi vừa nêu tên ở trên có gia đình nào bị hại như ông đã nói với ký giả Burchett?

Hãy nghe tên đại đồ tể nói tiếp:

“Trong những năn 1975 đến 1977, trong khi đào các đường mương và kênh dẫn thủy, chúng tôi khám phá ra được rất nhiều mồ chôn tập thể, cái được gọi là nạn nhân bị thảm sát thì chỉ toàn là những người mang đồng phục quân giải phóng và nón tai bèo của lực lượng giải phóng.

Điều này nói lên mưu mô, quanh co xảo quyệt của bọn tân thực dân. Cuộc chiến này là ranh mảnh của chủ nghĩa thực dân mới. Chúng giết hai con chim bằng một hòn đá. Trước hết là vì chúng muốn tìm cách che dấu tội ác của chúng.

Hơn nữa là chúng muốn đổ lên đầu bộ đội cách mạng những tội ác của chúng. Đây là điều mà tôi đã chứng kiến. Và một sử gia người Mỹ sau đó viếng thăm Huế đã nói cách công khai rằng đây là kế hoạch tuyên truyền vĩ đại của Mỹ, một chiến dịch tuyên truyền chiến thuật đã làm hao tổn tiền bạc của Hoa Kỳ cho cân xứng với cái giá về tiền bạc mà tên Kissinger nhằm bôi nhọ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam về Tết Mậu Thân.

Tôi muốn nhấn mạnh là cả một bộ máy tuyên truyền của Mỹ với thế giới đã cố dùng tất cả các bộ máy tuyên truyên để đổi trắng thay đen, để lừa bịp nhân loại.

Sự thật là chỉ có một số xác chết nạn nhân do sự giận dữ của dân chúng.

Nhưng con số này quá nhỏ so với con số quá lớn kẻ thù còn sống sót mà chúng đã chạy ra nước ngoài, chúng tiếp tục nói xấu Việt Nam. Giờ đây họ đã vu khống có tổ chức nhằm chống lại cách mạng Việt Nam. Thế nhưng, ông phải nhìn nhận rằng mặc dầu chúng tôi được sự ủng hộ của khắp thế giới khi chúng tôi chiến đấu chống lại kẻ thù của chúng tôi mà chỉ có dân của chúng tôi bị bịt mồm và chịu đổ máu trước họng súng của kẻ thù. Chúng tôi đã phải đổi máu của chúng tôi một cách đơn độc.

Trong suốt cuộc chiến đấu chúng tôi đã phải đem lại công lý chống lại kẻ thù không đội trời chung của nhân dân, những kẻ mà thế giới đã nhìn nhận như những tội phạm chiến tranh. Dân chúng thế giới đã có phiên tòa của Bertrand Russell là một ví dụ cho rằng nếu đã có tòa án kiểu Nuremberg, thì đã có hàng ngàn người được tha chết trong Tết Mậu Thân là những kẻ đáng bị treo cổ sau khi chiến tranh chấm dứt.

Theo như Bertrand Russell đã dẫn chứng, công lý chẳng bao giờ được thi hành. Vì vậy mà một sĩ quan Mỹ như Trung úy William Calley đã giết nhiều người ở Sơn Mỹ mà nó không bị lên án treo cổ.

Và để nhằm mục đích gây chú ý trong trường hợp tội phạm này, chúng đã ngụy tạo một cuộc thảm sát Tết Mậu Thân để bôi bẩn cách mạng. Điều này chứng tỏ Mỹ không quan tâm đến vấn đề danh dự của nước lớn đi đánh một nước nhỏ bé. Chính quyền Mỹ đã nói láo về trận tấn công Mậu Thân”.

Tên đồ tể mặc dù được giáo dục dưới chế độ VNCH nhưng tư cách là tư cách của bọn cộng sản hèn mạt. Hắn đã nói láo một cách đại trơ trẽn y hệt phường cộng sản vô lại Miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa.

Tóm lại, Hoàng Phủ ngọc Tường từ khoảng thập niên 1990 cho đến nay năm 2010 y đang chối tội bằng cách nói rằng y không có mặt tại Huế trong thời gian Tết Mậu Thân 1968, nhưng đã muộn vì chính y vào năm 1982 đã xác nhận y có mặt tại Huế và rất nhiều nhân chứng là thân nhân của nhiều nạn nhân đã xác nhận rằng họ nhận diện được Hoàng Phủ Ngọc Tưởng chính là người ra lệnh giết thân nhân của họ.

Tên Việt Cộng Lê Văn Hảo, Chủ Tịch Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thừa Thiên-Huế, Phó chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc Bình Trị Thiên, qua cuộc phỏng vấn của đài BBC cũng đã xác nhận Hoàng Phủ Ngọc Tường có mặt tại Huế trong thời gian Tết Mậu Thân 1968.

Và mới ngày 16 tháng 12 năm 2010 có một người vừa gởi Email cho bạn tôi, và bạn tôi lại chuyển cho tôi, xác nhận Hoàng Phủ Ngọc Tường có mặt tại Huế trong Tết Mậu Thân 1968.

Tôi xin tác giả bức điện thư cho phép tôi được trích bức thư này như một phần góp vào sự thật “Hoàng Phủ Ngọc Tưởng đã chối rằng không có mặt tại Huế trong Mậu Thân 1968”. Xin cảm tạ.

Và nội dung bức điện thư như sau:

Các bạn thân mến,

ACE (Anh chị em) Y khoa Huế ở những năm 1, 2, 3 đều có biết Hoàng Phủ Ngọc Phan (mà LM Cao văn Luận gọi là Ngọc Phần, cha muốn tránh chữ Phân) Phan em ruột của Tường. Hai anh em Tường, Phan đều thù người quốc gia qua câu thơ của Phan viết ngay sau bìa vở của chị Tinh Châu:

Cha con giặc giết đã lâu
Con càng khôn lớn càng căm máu thù.

Tôi mượn vở của chị Tinh Châu mà phát hiện ra.

Phan thường đi La Chữ để liên lạc với Việt Cộng vào gần cuối năm 1964. Từ đó tôi không dám nói chuyện hoặc lui tới nhà của Phan mượn vở của nhau.

Về chuyện Hoàng Phủ Ngọc Tường, tôi biết được ít nhiều. Hắn là giáo sư lại đem lòng yêu học trò là em vợ của tôi. Trước khi hắn trốn vào bưng hắn đã đến nhà vợ tôi, nhắn em vợ tôi là đừng có làm sở Mỹ hoặc lấy người Mỹ.

Tết Mậu Thân 1868 cả hai anh em Phan-Tường mang súng đến nhà tôi ở Ngự Viên (Sau đổi thành Nguyễn Du) vào gặp Ba tôi.

Trước đó khi còn học chung Y Khoa 2, thỉnh thoảng Phan đến nhà tôi để mượn vở, Ba tôi xem như con cháu, thế mà lần này Ba tôi sợ Phan-Tường như sợ tử thần. Phan nói:

- Bác, Thằng Định mô rồi, nói hắn ra giúp băng bó cho nhân dân.

Ba tôi nói là tôi đã ở nhà vợ trong Thành Nội.

Phan nói:

- Định lấy vợ rồi à?

Phan vừa nói vừa nhìn khắp nhà, làm ba tôi gần đứng tim, vì anh tôi đang ở trên trần nhà.

Tường nói dối là đã không về Huế, vào dịp Tết Mậu Thân. Thật tiếc rằng không có bức ảnh hắn đứng trong sân nhà Ba tôi.

Về sau 1975 Tường còn đến nhà vợ tôi, khi biết em vợ tôi đã lấy chồng ở Sài Gòn, hắn tiu ngỉu hỏi về tôi. Vợ tôi nói tôi đi “học tập”. Hắn giở giọng hách dịch. Phải học tập mới sáng suốt đường lối chớ.

Đúng là giọng điệu Việt Cộng.

Còn chị Phạm Thị Xuân Quế. Tôi về Huế thăm các con cháu tôi lúc chúng còn ở lại Việt Nam, tôi gặp chị Xuân Quế 2 lần, nhưng chị ấy cúi mặt. Việt Cộng mà cũng biết thẹn! Thẹn vì đồng chí của chị nhốt tù tôi đến 10 năm ròng mà lại còn tra tấn tôi đến liệt cả hai tay. Chắc là Tôn Thất Kỳ đã kể lại. Tôn Thất Kỳ có đến thăm tôi ở Bệnh viện Huế khi tôi được đưa từ trại từ Bình Điền về Huế vì tôi bị tắc ruột.

Kể lại cùng các bạn nghe cho biết
Merry Christmas

Thân mến,
Định
.

Bao nhiêu nhân chứng đã quả quyết rằng Hoàng Phủ Ngọc Tường có mặt tại tết Mậu Thân Huế?

Nhưng tất cả cũng không giá trị bằng một nhân chứng đặc biệt, đó chính là Hoàng Phủ Ngọc Tường. Chính miệng Hoàng Phủ Ngọc Tường đã nói ra rằng hắn đã có mặt tại Huế tết Mậu Thân với ông Burchett trong bộ Phim Lịch sử gồm 13 tập mà Ông Burchett đã thực hiện và phỏng vấn Hoàng Phủ Ngọc Tường, và đã chiếu khắp cùng Hoa kỳ và thế giới. Bộ phim 13 tập này có tên là:

Viet Nam: A Television History.

Xin quý vị hãy lắng nghe lời Hoàng Phủ Ngọc Tường nói trong trích đoạn dưới đây:

“Thí dụ là như ở một bệnh viện nhỏ ở bên phố Đông Ba thì nó đã thả 1 trái bom và đúng 200 người vừa chết vừa bị thương ở tại chỗ đó. Tôi đã đi trên những cái đường hẻm mà ban đêm, tôi tưởng là bùn thì tôi mở ra, bấm đèn lên, thì thấy toàn là máu lầy lội như vậy. Và đó là cả khu phố bị bom Mỹ đã giết, thì cái số đó nhất là trong những ngày cuối cùng thì chúng tôi rút ra và nó đã thâu lại và đem đi chôn...”

Ai đã đi trên những con đường hẻm ban đêm tết Mậu Thân? Ai nói ra lời đó?

Hoàng Phủ Ngọc Tường! Bốn mươi hai năm trôi qua từ sau Mậu Thân 1968 cho đến nay, bao nhiêu đau thương, bao nhiêu u uẩn, xót xa trong lòng thân nhân của 5327 thường dân bị thảm sát và 1200 người bị mất tích do chính ông và các đồng chí Bác Đảng của ông là thủ phạm, mọi người đều biết điều đó, nhưng ông đã chối tội, đã nói láo trước công luận là ông không có hiện diện tại Huế, không nhúng tay vào vụ thảm sát sát đó, và ông còn ngược ngạo rằng vụ thảm sát đó là do Mỹ Ngụy gây ra rồi âm mưu đổ cho “cách mạng”. Giờ đây sự dối trá của ông đã trở thành bỉ ổi, trơ trẽn và đáng xấu hổ, đáng khinh bỉ, vì chính ông đã xác nhận:

Ông có mặt tại Huế, ông đi trên con đường hẻm vào ban đêm và ông tưởng rằng ông đang dẫm chân trên đống bùn. Thế mà khi ông bấm đèn lên thì thấy máu lầy lội khắp mọi nơi, máu này là do bom Mỹ giết cả khu phố Đông Ba (?!).

Quá đủ để kết luận rằng chính ông có mặt Tại Huế trong suốt 26 ngày đau thương chết chóc của đồng bào Huế cũng như chính ông và đồng bọn đã là những tên đồ tể say máu người qua các sự kiện như ông tặng bản án tử hình “tên phó tỉnh trưởng”, những giải thích biện hộ rằng thay vì giết đủ 10 người theo luật công bằng thì các ông chỉ giết lại có 1, như vậy là quá nhẹ quá khoan hồng, v.v.

Hoàng Phủ Ngọc Tường, ông nói rằng Ông Burchett nói “công lý chẳng bao giờ được thi hành”. Không! Không phải như vậy. Ông sẽ thấy trong tương lai cận kề, rất gần “sự thật và công lý phải được thi hành” để rửa sạch oan khiên cho 5327 thường dân Huế bị chính ông và đồng bọn giết chết, và 1200 người mất tích. Bởi vì chính tôi và thân nhân của các nạn nhân Mậu Thân Huế đã nộp hồ sơ truy tố ông và các đồng chí của ông cũng như đảng cộng sản Việt Nam ra tòa án quốc tế về tội ác chiến tranh và tội ác diệt chủng.

4. NGUYỄN ĐẮC XUÂN

Tên giết người số 1, trong Tết Mậu Thân tại Huế.

- Phụ trách trí thức, học sinh, sinh viên trong Lực Lượng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình.

- Đoàn trưởng đoàn Vũ Trang Thanh Niên hay gọi là Lực Lượng An Ninh và Bảo Vệ Khu phố
.

Hãy đọc hồi ký Nguyễn Đắc Xuân viết:

- “Cuộc tàn sát đồng bào Huế là do bom đạn của Ngụy Quân và của đế quốc Mỹ xâm lược giết hại, rồi đổ cho quân Giải Phóng hầu làm giảm lòng thương yêu của dân chúng Huế đối với quân giải phóng.”

- “CIA thành lập một đạo quân gọi là Black Tiger để giết dân Huế rồi đổ tội cho quân giải phóng.”

- “Tôi ở tuyến đầu chỉ một hai ngày tại mặt trận Cánh Bắc, sau đó tôi lui về tuyến sau lo cho thương binh”.


Vậy thì ai chỉ huy Đoàn Vũ Trang Thanh Niên sắt máu chém giết đồng Huế trong suốt 22 ngày?

Ai xử bắn 7 người trong đó có anh Trần Mậu Tý và ông thương gia Nội tại cửa Đông Ba?

Ai bắn giết đồng bào khắp cùng mặt trận Cánh Bắc tức là Quận I và Quân II Thị xã Huế?

Ai nhúng tay vào vụ bắn 100 đồng bào cùng với hai vợ chồng ông Trần Ngọc Lộ và chôn họ chung vào một hố tại Cồn Hến?

Ai Chỉ Huy Đoàn Vũ Trang Thanh Niên đi từng gia đình trong quận Thành Nội và Quận Tả Ngạn bắt dân chúng treo cờ của Ôn lên (cờ lực lượng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình) nếu không có cờ của Ôn (Thích Đôn Hậu) thì lấy cờ Phật giáo treo lên?

Và còn quá nhiều điều tàn ác, kể thêm vài trăm trang giấy nữa vẫn không hết. Câu trả lời của hằng trăm nhân chứng chứng kiến cảnh Nguyễn Đắc Xuân hành quyết nạn nhân, của thân nhân nạn nhân là:

Kẻ giết người, giết thân nhân họ chính là Nguyễn Đắc Xuân, Đoàn Trưởng Đoàn Thanh Niên Vũ Trang của Việt Công trong Tết Mậu Thân Tại Huế.

5. HOÀNG PHỈ NGỌC PHAN VÀ NGUYỄN THỊ ĐOAN TRINH

Hoàng Phủ Ngọc Phan em ruột Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Thị Đoan Trinh con gái của Cán Bộ cộng sản Nguyễn Đóa, đôi này phải ghép chung vì chúng là một cặp bài trùng song hành với nhau. Hai tên sát nhân này nằm trong bộ phận “Giết Người Lưu Động”.

Cưỡi xe Honda, súng AK-47 đeo vai, súng lục đeo ngang hông, nữ sát thủ Nguyễn Thị Đoan Trinh và tên hung thần Hoàng Phủ Ngọc Phan cùng nhau lục soát khắp mọi nơi trong thành phố, đặc biệt là vùng Quận III, khu vực có trường Đại Học Y Khoa, khu phố Huế vùng Quận II, thứ đến là vùng Quận I Thành Nội.

Hành động của 2 tên Phan, Trinh này rất dã man: chúng chận bất kỳ ai trên đường hỏi giấy tờ, chỉ cần phát hiện người đối diện là quân nhân, công chức, chính quyền VNCH, Cảnh Sát Quốc Gia, lập tức nổ súng bắn chết ngay không cần hỏi câu thứ hai. Giết xong mặt chúng lạnh như tiền, hành xử thật điệu nghệ như dân giết người chuyên nghiệp trong phim ảnh.

Gần đây, Hoàng Phủ Ngọc Phan sợ sẽ bị truy tố ra tòa án quốc tế về tội ác chiến tranh và tội diệt chủng, phần vì nhục nhã ê chề nên đã đưa lên hệ thống internet để chối tội như sau:

“Tôi không giết người, nếu ai có thể đưa ra một tấm hình của tôi giống như hình Nguyễn Ngọc Loan bắn đồng chí Bảy Lốp, tôi sẽ tự tử ngay”.

“Còn tôi thì có theo chiến dịch về hoạt động ở Thành nội Huế nhưng tôi không hề giết ai cả, suốt gần 10 năm đi kháng chiến cũng không hề làm thiệt mạng một con thú trên rừng chứ đừng nói là con người. Vì lẽ:

Chúng tôi theo cách mạng trước tiên là vì không thể sống chung với cái ác. Nếu chịu làm ác thì cứ nhảy vào các binh chủng rằn ri của Thiệu-Kỳ hay đầu quân dưới trướng của Liên Thành thì thiếu gì cơ hội?”

Xin hỏi tên sát nhân Hoàng Phủ Ngọc Phan, ai dám đứng chụp hình mi đang xử bắn nạn nhân trong bối cảnh Huế năm 1968, khi mi và Nguyễn Thị Đoan Trinh và bọn Vệ Binh Đỏ của Nguyễn Đắc Xuân và đám Cán Binh Bắc Việt đang thống trị Huế?

Mi chưa giết ai ngay cả đến thú vật trong rừng? Vậy mi hãy đọc những lời tường thuật trên của các nạn nhân và lo trả lời trước tòa án quốc tế, còn lương tâm của mi là thứ lương tâm của tên Hồ Chí Minh, tức là lương tâm của quỷ đỏ, xin miễn bàn hai chữ lương tâm với mi.

Hoàng Phủ Ngọc Phan khỏi cần thề độc, khỏi cần tự tử, vì một số nhân chứng là thân nhân của những nạn nhân đã bị mi và Nguyễn Thị Đoan Trinh sát hại đã đệ đơn lên tòa án quốc tế rồi. Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn Thị Đoan Trinh, hãy lo đối chất với các nhân chứng và tòa án quốc tế. Còn bây giờ một lời thách thức nhảm nhí không thể gỡ gạc và che đậy nhân phẩm cho mi, một tên Việt Cộng nằm vùng hạng bét chuyên nghề giết mướn nay đã bị chủ vất ra khỏi vòng danh lợi.

Liên Thành

 

 

 

 

 

Về cuộc “Tổng tiến công Tổng nổi dậy” bất thành

MẬU THÂN 1968 TẠI HUẾ
HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN
THUA CẢ 3 MẶT TRẬN: QUÂN SỰ,CHÍNH TRỊ, TÌNH BÁO

 

Trong vụ Tổng Công Kích nhân dịp Tết Mậu Thân 1968 vào Huế, cộng sản Việt Nam hoàn toàn thất bại về tất cả mọi phương diện. Từ quân sự, chính trị, tình báo, tuyên truyền... không những tại quốc nội mà ngay hải ngoại. Mọi người thấy rõ bộ mặt gian manh xảo quyệt tàn ác thô bạo của bọn đầu trộm đuôi cướp cộng sản Việt Nam.

- Cộng sản Việt Nam là một bọn Đại Khốn Kiếp: phỉnh gạt lệnh hưu chiến, lợi dụng giờ phút thiêng liêng của cả một dân tộc, giờ Giao Thừa, xé bỏ thỏa uớc hưu chiến mà chính bọn chúng đã tự đưa ra trước với Chính phủ VNCH và Hoa Kỳ, xua quân tấn công toàn cõi lãnh thổ miền nam Việt Nam trong đó có Thừa Thiên-Huế.

- Chủ trương của Hồ Chí Minh, Lê Duẩn và Chính Trị bộ đảng cộng sản Việt Nam là chiếm Huế và vĩnh viễn giữ Huế dùng Huế làm Thủ Đô cho Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, khi đó bọn Bắc Bộ Phủ mới có quyền lực để nghiêm chỉnh ngồi vào bàn hội nghị tại Paris. Thế nhưng bọn chúng chiếm Huế không xong mà giữ Huế cũng không được.

Chúng ta thử lần lượt xét qua một số sự kiện:

1. MẶT TRẬN QUÂN SỰ

Trong suốt 22 ngày tấn công,với mười ngàn quân [10,000] gồm có quân chủ lực của sư đoàn 324 B thuộc Quân Khu Trị-Thiên, tăng cường Đoàn 31, ngoài ra còn các Trung đoàn địa phương như trung Đoàn 4, Trung Đoàn 5 Đặc Công và Trung Đoàn 6.

Đồng thời có khoảng hai ngàn bảy trăm [2,700] quân, gồm quân du kích của các Huyện Hường Trà, Phú Vang, Hưởng Thủy và đám sơ sở nội thành Huế. Bọn chúng có 22 mục tiêu trong thành phố Huế cần thanh toán:

- Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn I Bộ Binh tại Mang Cá thuộc Quận Thành Nội.

- Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Thừa Thiên.

- Quân Trấn Huế.

- Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên-Huế.

- Sân bay Thành Nội (Tây Lộc).

- Bộ Chỉ Huy MACV của quân đội Hoa Kỳ.

- Thiết Đoàn 7 tai An Cựu. Đơn vị Quân Cụ tại Quận III. Đơn vị Công Binh ở Nam Giao, và khoảng 13 Cuộc Cảnh sát.

Mặc dầu bất thần tấn công, thế nhưng 22 mục tiêu mà bọn chúng đã hoạch định bọn chúng đã bị quân trú phòng đẩy lui. Cộng quân đã thiệt hại nhân mạng quá lớn lao mà không chiếm giữ được một mục tiêu quân sự nào cả.

Trong suốt 22 ngày bọn chúng chỉ chiếm được một số vị trí trong thành phố mà hoàn toàn không quan trọng về mặt quân sự như các cửa ra vào nội thành, hay khu Đại Nội. Ngược lại với cái giá nhân mạng phải trả là: Khoảng trên 8000 cộng quân đã bỏ mạng: Giờ đầu (2 giờ 33 phút sáng ngày mùng 2/2/1968) là 10 ngàn quân tấn công Huế, khi bắt đầu tháo chạy vào đêm 25 rạng ngày 26/2 chỉ còn lại không quá 4 ngàn quân. Số tàn quân này lại bị Sư Đoàn 101 Nhảy Dù Hoa Kỳ đợi sẵn ngoài vòng đai phía tây bắc Huế giáng một đòn nặng nề nữa. Tàn quân của bọn chúng chỉ còn không quá 2 ngàn, thất thểu, đói khát, chạy thoát về hướng Hạ Lào. Một số cán binh chính quy, du kích địa phương ra Hồi chánh đã khai báo rằng:

“Đại đơn vị bị thiệt hại quá nặng, trên đường rút lui lại bị Nhảy Dù Hoa kỳ chận đánh tơi tả, số chạy thoát được lại lâm vào cảnh chết đói vì không còn thực phẩm, rất nhiều cán binh phải ăn rau cỏ dại trong rừng”.

Từ tháng 4/1968 Trung Tâm Chiêu Hồi Tỉnh Thừa Thiên tiếp nhận quá đông số cán binh chính quy và du kích ra hồi chánh.

Như thế chúng ta thấy rõ Hà nội đã thất bại nặng nề về mặt quân sự.

2. MẶT TRẬN CHÍNH TRỊ

Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, và Bộ Chính Trị đảng cộng sản Việt Nam lại còn thất bại thê thảm hơn:

Hà Nội khai sinh lực lượng chính trị thứ 2 là lực lượng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình (lực lượng thứ nhất là MTGPMN) với hy vọng dùng lực lượng chính trị thứ 2 này để phỉnh gạt đồng bào Huế hầu phát động cuộc tổng nổi dậy, và dùng cuộc tổng nổi dậy này làm lợi khí truyên truyền với đồng bào quốc nội và với thế giới rằng dân chúng Miền Nam tại các đô thị đã tự đứng lên chống lại chính phủ Thiệu-Kỳ và đế quốc Mỹ xâm lược. Thế nhưng âm mưu và hy vọng đó đã không thành, chẳng có cuộc tổng nổi dậy nào tại Huế vì bọn chúng đi đến đâu thì dân chúng Huế bỏ chạy đến đó. Dân chúng Huế đã quá kinh tởm bọn cộng sản.

Vì không thực hiện được trò hề “tổng nổi dậy” nên bọn cộng sản trở nên điên tiết, đi từ sai lầm này đến sai lầm khác và cuối cùng dẫn đến thất bại trầm trọng khi áp dụng “bạo lực cách mạng” hay “bạo lực đỏ” để răn đe dân chúng Huế. Kết quả của cuộc “tổng nổi dậy” bất thành, và là những nấm mồ tập thể của hàng ngàn đồng bào vô tội. Dân Huế oán hận thấu xương, thế giới kinh hoàng về hành động giết người quá dã man tàn bạo của đảng cộng sản Việt Nam.

Việc chôn sống 3 bác sĩ người Đức, giáo sư Đại học Y khoa Huế, chôn sống một số tu sĩ người Pháp, người Canada của tu viện Thiên An đã làm rúng động cả thế giới, nhất là dân chúng Đức. Họ bàng hoàng kinh ngạc, họ hỏi tại sao lại chôn sống 3 vị bác sĩ và vợ của một trong 3 bác sĩ đó của họ. Ba bác sĩ đó qua Việt Nam với tấm lòng bác ái, săn sóc, chữa trị và cứu sống hằng ngàn bệnh nhân tại Bệnh viện Huế, tại sao lại trả ơn họ bằng cách đem họ đi chôn sống? Câu trả lời không gì khác hơn rằng bọn cộng sản là bọn man rợ có biết gì đến nhân nghĩa ở đời? Chúng thật sự là phường thảo khấu được trang bị súng đạn mà trở thành cái gọi là chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa rồi, sau 30/4/1975, cái gọi là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Vậy gọi là chiến thắng chính trị sao đảng cộng sản Việt Nam?

3. MẶT TRÂN TÌNH BÁO

Ước tính sai lầm của Bộ Chính Trị đảng cộng sản Việt Nam, của Hồ Chí Minh, của Lê Duẩn về cuộc tổng nổi dậy tại Huế.

Trong một hai ngày đầu cộng quân tưởng đã chiến thắng, nên toàn bộ cơ sở bí mật của bọn tình báo cộng sản từ thượng tầng đến hạ tầng đều xuất đầu lộ diện. Ngay cả các cơ sở bí mật của 8 Chi Bộ Đảng cộng sản hoạt động âm thầm từ lâu lắm trong thành phố Huế cũng xuất đầu lộ diện tích cực hoạt động. Tất cả bọn chúng phải công khai xuất hiện để dồn nỗ lực cho chiến dịch “bạo lực cách mạng”.

Khi lực lượng quân sự của Hồ Chí Minh thua trận, bản thân bọn cán binh cộng sản chúng phải chạy vắt chân lên cổ trước sự phản công vũ bão của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa thì làm sao có thể bảo vệ được đám thượng tầng và hạ tầng cơ sở này. Một số bọn chúng chạy theo lực lượng quân sự lên mật khu. Một số lớn bị kẹt lại. Số bị kẹt lại đã bị lực lượng Cảnh Sát Đặc Biệt/BCH/CSQG Thừa Thiên lùa bọn chúng như lùa một bầy chó vào chuồng đem ra nhốt ngoài Côn Đảo.

Như vậy là Hồ Chí Minh, đảng cộng sản Việt Nam và cơ quan tình báo của bọn chúng đã thua sạch sẽ, thua trắng tay, thua phá sản. Hệ thống tình báo mà bọn chúng đã dày công xây dựng hằng bao nhiêu năm, nay đã cháy tan tành, cháy rụi!

Yếu tố để thành công trong cuộc chiến tranh du kích là hạ tầng cơ sở. Nay sau Mậu Thân tại Thừa Thiên-Huế không còn một mống hạ tầng cơ sở nào thì lấy gì tiến hành cuộc chiến du kích?

Do đó Thừa Thiên-Huế sau Mậu Thân 1968 có một khoảng thời gian rất dài yên bình. Muốn tìm hoặc phát hiện hoạt động của cán bộ cộng sản thật là khó vì các hoạt động này đã bị tê liệt. Cán bộ của bọn chúng từ mật khu không cách gì về đồng bằng hoạt động được vì không có hạ tầng cơ sở.

Tóm lại niềm mơ uớc một chiến thắng Mậu Thân 1968 tại Huế của Hồ Chí Minh và Chính Trị Bộ đảng cộng sản Việt Nam chỉ còn là một ảo tưởng.

Liên Thành

 

 

 

 Bấm vào đây để in ra giấy (PDF)

Những bài liên hệ

Từ Xuân Đó... Tết Mậu Thân 1968
Năm mươi năm hát trên những xác người
50 Năm cuộc Thảm Sát Mậu Thân (1968-2018)
Thư gửi Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang và Nguyễn Xuân Phúc
Những giờ phút Bình yên cuối cùng và Diễn tiến Mặt trận Huế
Chiếm lại Con đường, Cửa Sập. Chiếm lại Kỳ Đài
Xuân Mậu Thân Đau Thương
Diễn tiến cuộc Thảm sát ở Giai đoạn II tại Huế vào Mậu Thân 1968
Hoàng Phủ Ngọc Tường sắp chết vẫn nói dối
Gởi Thầy Hoàng Phủ Ngọc Tường
Mồ tập thể đầu tiên bên Sông Hương 1968
Mậu Thân-Huế, anh Em Hoàng Phủ Ngọc Tường và Người vẽ đường hươu chạy...
Vì sao chính quyền cộng sản Việt Nam không muốn nhắc đến...
Đi Nhận Xác Thầy
Chiến thắng mùa Xuân Mậu Thân 1968 của ĐCSVN và Nguyễn Đắc Xuân
















 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trung tâm lưu trữ các Ngày lễ mừng Bổn mạng BCND/QLVNCH...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


   

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình nền: Bản đồ VIỆT NAM hoàn toàn. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML-5 hay cao hơn.

 

Nguồn: Internet eMail by Liên Thành chuyển

 

Đăng ngày Thứ Ba, February 6, 2018
Cập nhật hóa ngày Thứ Ba, February 13, 2018
Ban Kỹ Thuật Khóa 10A-72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH

 

GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư: Liên lạc
Trở lại đầu trang