Bắc đẩu tinh

 

Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Tùy Bút
Chủ đề:
30T4Đ
Tác giả: Nguyễn Quốc Đống, K13/VBQGVN

CẢM NGHĨ NHÂN NGÀY
QUỐC HẬN THỨ 49, 30/4/2024


 

Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)

 


Lúc này đã là giữa tháng tư, 2024, thời điểm mà người Việt, cả trong nước lẫn hải ngoại đều “trở về quá khứ”, để sống lại với nhiều kỷ niệm đau thương của ngày 30 tháng 4, 1975, ngày lịch sử sang trang. Vào ngày này, một nửa nước Việt (miền Bắc) “say men chiến thắng” sau khi công cuộc “giải phóng miền Nam” của họ hoàn thành, nhưng một nửa nước Việt (miền Nam) lại đau đớn, phẫn hận, vì “nước mất, nhà tan”. Bên nào cũng có lý do để “vui”, hay “buồn”. Họ không chia sẻ cùng tình cảm, suy nghĩ, vì khác lý tưởng, khác mục tiêu tranh đấu. Đất nước ngưng tiếng súng, người Việt thôi giết nhau ngoài trận địa, nhưng lòng người Việt miền Nam không hưởng được vị ngọt của “hoà bình”, mà chỉ có vị đắng của “thua cuộc”.

49 năm, nửa thế kỷ, gần trọn một đời người, cũng là một thời gian khá dài, và nhiều ý nghĩa; để chúng ta nhìn lại quãng đời mà nhiều người vẫn là những nhân chứng sống.

Các diễn biến quan trọng của lịch sử năm 1945 dồn dập xảy ra trên chính trường quốc tế, ảnh hưởng trực tiếp đến quê hương VN của chúng ta, một trong 3 nước Đông Dương Việt, Miên, Lào, đều là các thuộc địa của thực dân Pháp. Thời gian này, Việt Nam (VN) đang chịu sự thống trị của cả thực dân Pháp, và phát xít Nhật; một cổ hai tròng, chịu muôn vàn khổ cực, cao điểm là nạn đói cuối năm 1945, lấy đi mạng sống của gần 1 triệu người dân miền Bắc. Biết được kế hoạch của Pháp là muốn chiếm lại quyền lực tại Đông Dương, Nhật đã làm cuộc đảo chánh chớp nhoáng ngày 9 tháng 3, 1945, hất cẳng Pháp, nắm trọn quyền cai trị tại Đông Dương. Nhật bất ngờ trả lại nền độc lập của VN cho hoàng đế Bảo Đại triều Nguyễn. Nhưng Nhật thua trận khi thế chiến thứ hai chấm dứt (tháng 8, 1945), nên chính phủ Trần Trọng Kim do Vua Bảo Đại thành lập còn non yếu, đã bị Việt Minh (cộng sản trá hình) cướp mất chính quyền ngày 19/8/1945, rồi thành lập nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ngày 2/9/1945, sau khi áp lực Vua Bảo Đại phải thoái vị, và trao quyền lãnh đạo đất nước cho họ.

Thời gian cuối 1945, lực lượng Việt Minh (VM) chưa đủ mạnh, nên phải “thỏa hiệp”, đầu tiên là mua chuộc quân Tàu Tưởng (quốc gia, không cộng sản) để họ rút về Tàu; sau đó là ký hiệp định sơ bộ 6/3/1946 với Pháp, đồng ý cho Pháp trở lại VN, giải giới quân đội viễn chinh Nhật tại Đông Dương. Mục đích của VM là để có thời gian củng cố lực lượng, và rảnh tay tiêu diệt các lực lượng quốc gia (chống Pháp, nhưng không theo đường lối cộng sản của Hồ Chí Minh, người mà họ nhận diện chỉ là tay sai của đệ tam quốc tế cộng sản).

Nhận thấy Việt Minh chính là cộng sản trá hình, không thể cộng tác với họ được, Pháp đã tìm giải pháp thay thế, đề nghị cựu hoàng Bảo Đại đứng ra đại diện VN điều đình với Pháp về một nước VN độc lập, không cộng sản trong Liên Hiệp Pháp. Việt Minh bị hất cẳng, bị Pháp đàn áp mạnh, phải rút khỏi Hà Nội, và thành lập chiến khu tại Việt Bắc, kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp, mở đầu cuộc chiến tranh Đông Dương lần 1 (Việt–Pháp, 1946–1954). Sau nhiều nỗ lực thương thuyết giữa Pháp và Vua Bảo Đại,”Quốc gia Việt Nam” được thành lập năm 1949, với cựu hoàng Bảo Đại làm quốc trưởng, quy tụ các đảng phái quốc gia, chống Pháp nhưng không chấp nhận đường lối cộng sản của Hồ Chí Minh.

Kể từ 1948, cuộc chiến Việt Nam đã từ từ thay đổi bản chất, không thuần túy chỉ là “cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp”, mà còn cuộc chiến của người Việt quốc gia “chống ý thức hệ cộng sản, chống chủ thuyết Mác–Lê” do Hồ Chi Minh (HCM) du nhập vào VN, một chủ thuyết mà ông ta tin là con đường cứu quốc duy nhất bấy giờ.

Cuộc chiến Đông Dương lần 1 (1946–1954) giữa hai phe “cộng sản” và “quốc gia” chấm dứt với chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954) của phe cộng sản. Hiệp định Geneve được ký kết (20/7/1954), chấm dứt chiến tranh; nhưng nước VN bị chia đôi ở vĩ tuyến 17, miền Bắc thiết lập chế độ cộng sản do Hồ Chí Minh lãnh đạo; miền Nam thành lập quốc gia Việt Nam Cộng Hoà do Tổng thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo, được thế giới tự do hỗ trợ. Một đất nước, hai quốc gia, hai chế độ; khởi đầu cho một cuộc chiến tranh mới, chiến tranh “quốc–cộng” giữa 2 miền Nam–Bắc, kéo dài thêm 20 năm nữa (1956–1975). Cuộc chiến này là cuộc chiến tranh Đông Dương lần 2, còn được gọi là “chiến tranh Việt Nam”.

Theo Hiệp định Geneve, 2 phe “quốc gia” và “cộng sản” phải đưa lực lượng của mình về 2 vùng: bắc cho phe cộng sản, và nam cho phe quốc gia; nhưng CS đã để lại nhiều cán bộ và chôn giấu các kho vũ khí tại miền Nam, chuẩn bị cho việc xâm lăng miền Nam sau này, mục đích là hoàn thành “cách mạng xã hội chủ nghĩa” trên toàn lãnh thổ VN. Hoa Kỳ và các đồng minh trong thế giới tự do nỗ lực giúp VNCH ngăn chặn làn sóng đỏ từ miền bắc, nhưng đến đầu thập niên 70, vì quyền lợi quốc gia (Hoa Kỳ bắt tay được với Tàu cộng, muốn chia rẽ hai nước cs Nga và Tàu...), Hoa Kỳ đã thu xếp để các bên tham chiến phải ngồi vào bàn hội nghị để chấm dứt chiến tranh. Hiệp định Paris ký ngày 27 tháng 1, 1973, Hoa Kỳ từ từ rút quân khỏi Nam VN, khiến quốc gia VNCH rơi vào tay cộng sản Bắc việt ngày 30/4/1975, sau 2 năm chiến đấu đơn độc chống lại cộng sản bắc việt được cả khối cs yểm trợ.

Lịch sử sang trang, miền Nam rơi vào cảnh điêu linh, quân và dân đều hứng chịu sự trả thù tàn bạo của “đoàn quân giải phóng”: nhà cửa, của cải, tiền bạc của người dân bị chiếm đoạt qua các đợt đánh tư sản, đổi tiền, dân bị đuổi đi kinh tế mới; “ngụy quân, ngụy quyền” đi “học tập cải tạo” nhiều năm.... Nước mắt và máu người dân lại tiếp tục đổ trong các chuyến vượt biên, vượt biển hãi hùng, chạy trốn chế độ sắt máu của cộng sản. Những người tỵ nạn cộng sản (TNCS) này sống lưu vong tại nhiều quốc gia trong thế giới tự do, nhiều nhất là tại Hoa Kỳ, Canada, Úc, và một số quốc gia Âu châu như Pháp, Đức.... Với hai bàn tay trắng, họ xây dựng lại đời sống mới tại quê hương thứ hai, nuôi dạy con cái theo lý tưởng mà quốc gia VNCH đã dạy dỗ họ: yêu tự do, dân chủ, nhân quyền, bảo tồn văn hoá dân tộc... Các cộng đồng người Việt TNCS được thành lập tại nhiều quốc gia, họ coi lá cờ vàng ba sọc đỏ VNCH là biểu tượng của cộng đồng; và người Việt TNCS vẫn tiếp tục cuộc tranh đấu chống cộng sản, tại hải ngoại, “vì một đất nước VN tự do, dân chủ; và một cuộc sống hạnh phúc cho người dân Việt”.

Chúng ta rút ra được những bài học nào từ biến cố lịch sử 30/4/1975?

1. Vai trò của Hồ Chi Minh (HCM) trong chiến tranh chống thực dân Pháp (từ 1920 đến 1954 tại VN), và chống Mỹ tại Nam VN (1954–1975)
:

Sách báo cộng sản mô tả ông ta là một người yêu nước, muốn tìm đường cứu VN thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp, một giấc mơ mà mọi người VN yêu nước đều mong muốn, nhưng các cuộc khởi nghĩa chống Pháp giành độc lập đều thất bại. HCM xuống tàu Pháp Amiral La Touche Treville năm 1911, làm phụ bếp; không phải để “tìm đường cứu nước”, mà để “tìm kế sinh nhai”, do hoàn cảnh khó khăn của gia đình (cha bị bãi chức quan vì phạm tội đánh chết người). Tại Pháp, ông ta đã từng làm đơn xin học Trường Thuộc Địa tại Pháp, hy vọng sau này sẽ làm “quan”, phục vụ cho chính quyền thực dân Pháp tại VN; nhưng không được thu nhận. Một người “yêu nước” không thể có hành động như vậy. Thời gian đầu lưu lạc tại Pháp, HCM được tiếp cận những nhà ái quốc như Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền... nên chịu ảnh hưởng của họ và chú tâm đến các vấn đề hệ trọng của đất nước lúc bấy giờ: độc lập nước nhà, giải phóng dân tộc.... Tuy nhiên, sau này HCM không đồng ý với đường lối tranh đấu của các nhà ái quốc đương thời, cho là không có hiệu quả. HCM (lúc đó còn mang tên Nguyễn Ái Quốc) gia nhập đảng cộng sản Pháp năm 1920, sau đó được đảng cộng sản Nga đào tạo thành một đảng viên cộng sản đắc lực của Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản năm 1923.

Kể từ khi tuyên thệ gia nhập QTCS, HCM không còn hoạt động như một “nhà ái quốc dân tộc” nữa. Ông ta phải tuyên thệ trung thành với QTCS, mà đường lối của CS không chấp nhận ý niệm “quốc gia”; đảng viên cs hoạt động vì quyền lợi “quốc gia” bị coi là “phản đảng”, là có tội. Nhưng để có thể hoạt động tại VN, và quy tụ toàn dân theo mình, HCM phải che giấu thân phận cộng sản, đội lốt “người yêu nước”, dùng chiêu bài “giải phóng dân tộc” để thực hiện mục tiêu của QTCS là “nhuộm đỏ” các nước Đông Dương sau này. Cuộc chiến tranh xâm lược Nam VN, khởi đầu năm 1956 nằm trong chính sách này. Lê Duẩn, tổng bí thư đảng CSVN đã thẳng thắn tuyên bố “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, cho Trung quốc”. Chúng ta phải xoá bỏ huyền thoại “HCM là nhà cách mạng dân tộc, là người yêu nước, là cha già dân tộc”.

2. Các chính sách mà đảng cộng sản thực hiện tại Nam VN sau ngày 30/4/1975 chứng tỏ họ đi đúng đường lối “cách mạng xã hội chủ nghĩa”, theo chủ nghĩa Mác–Lê. Họ phải thực hiện “đấu tranh giai cấp”, tiêu diệt giới tư sản, đưa giới “vô sản” (đại diện là đảng cộng sản VN) lên nắm quyền. Không có vấn đề “hòa hợp, hòa giải” với những người đã từng cầm vũ khí chống lại họ, nên họ mới gọi dân miền Nam là “ngụy quân, ngụy quyền, ngụy dân”. Tất cả những ai không tin theo họ đều bị coi là “kẻ thù”, cần bị tiêu diệt. Điều đó vẫn đúng cho đến ngày nay, dù cuộc chiến “giải phóng miền Nam” đã chấm dứt gần 50 năm rồi. Sau 30/4/1975, một số người đã lạc quan, xem đây là cơ hội “đoàn kết dân tộc” để xây dựng lại quê hương sau bao năm dài chinh chiến. Không bao giờ chúng ta tin được là người cộng sản thực tâm muốn “hòa hợp, hòa giải” với người Việt yêu tự do, dân chủ, đang sống trong nước, hay đang sống lưu vong tại hải ngoại. Chúng ta với họ như “nước với lửa”, không có được một mẫu số chung nào.

3. Hàng năm, người Việt TNCS tại hải ngoại đều làm lễ Tưởng Niệm Quốc Hận 30/4 với các mục đích chính sau:

a. Ghi nhớ công ơn các anh hùng, chiến sĩ trong Quân Lực VNCH đã hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ miền Nam (1954–1975) chống cộng sản xâm lăng.

b. Tưởng niệm các nạn nhân của cộng sản chết trong chiến tranh và sau cuộc chiến (tại các vùng kinh tế mới, trong các trại tù cải tạo, trên đường vượt biên, vượt biển tìm tự do...)

c. Tố cáo tội ác của cộng sản đối với đất nước và người dân Việt, bán nước cho Tàu, bần cùng hóa người dân, buôn dân Việt đi khắp thế giới....

d. Giáo dục thế hệ trẻ ý thức trách nhiệm phải tiếp nối công việc chưa hoàn thành của cha, ông.

Chúng ta làm lễ “tưởng niệm” Ngày Quốc Hận 30/4 hàng năm, không phải vì “oán thù”, không phải để “đau buồn, than khóc” vì đã mất nhà cửa, địa vị, tài sản, chức quyền... mà vì người Việt yêu nước chưa hoàn thành “trách nhiệm” với “tổ quốc” VN, vì giới “lãnh đạo” VN hiện nay đang đưa đất nước vào tình trạng “bế tắc và diệt vong”.

4. Chúng ta có thể làm được gì trong cuộc tranh đấu trường kỳ chống cộng vẫn tiếp diễn trong nhiều thập niên qua (từ 1975 đến nay):

Trước tiên hãy “bảo vệ căn cước tỵ nạn chính trị” của mình, nếu mình có mặt tại hải ngoại với tính cách là người “tỵ nạn cộng sản” (cụ thể là các cựu quân nhân của QL–VNCH, các người dân miền Nam có mặt tại hải ngoại do di tản, vượt biên, được thân nhân vượt biên bảo lãnh đoàn tụ gia đình, hay được chính phủ sở tại cho định cư lánh nạn cs qua chương trình cựu tù nhân chính trị). Người TNCS đừng bao giờ làm hoen ố căn cước “tỵ nạn chính trị” của mình, vì chúng ta phải đổi nó bằng máu, mồ hôi, nước mắt của chính bản thân ngoài mặt trận trong thời chiến, trong trại tù cs sau ngày 30/4/1975. Người TNCS cũng không thể vô tình “tô hồng, chuốt lục” cho chế độ hiện hữu tại VN, bằng cách về VN, vì như vậy mặc nhiên công nhận chế độ cs hiện hữu đã “lành hóa”, không còn là “mối đe dọa, một cái nạn”, để chúng ta phải đi “tỵ nạn” nữa! Đây là nhận định sai lầm, vì cs chẳng bao giờ thay đổi, chỉ có một số đông người TNCS đã thay đổi lòng dạ, nên thoải mái về VN, với nhiều lý do: cưới xin, giỗ chạp, buôn bán, làm từ thiện, du lịch, nhớ nước, thăm gia đình... Thực ra chẳng có lý do nào “đủ mạnh” có thể biện minh cho việc “làm mất căn cước tỵ nạn chính trị” như thế cả; khi chế độ cầm quyền trong nước vẫn “hèn với giặc, ác với dân”; khi đồng bào và chiến hữu vẫn đang nhọc nhằn chiến đấu với tà quyền cộng sản tại quê nhà, và với bọn tay sai tại hải ngoại.

Người TNCS tại hải ngoại cũng đừng “thờ ơ” với chính trị, vì nghĩ rằng “tham gia chính trị” là dính vào tranh cãi, là mất thì giờ, là tốn công sức, là mất “tình anh em” trong tập thể. Không có gì sai lầm hơn suy nghĩ này, nhất là đối với những cựu quân nhân đã từng được đào tạo tại các quân trường danh tiếng của miền Nam VN. Ngại sinh hoạt chính trị, chỉ muốn tập thể của mình sinh hoạt như một hội “ái hữu”, thì khác gì tự nguyện buông bỏ “lý tưởng quốc gia”, bỏ căn cước “tỵ nạn chính trị”, nhường sân chơi hoàn toàn cho kẻ thù cộng sản chiếm lãnh! Đừng quên chúng ta đã “thua” kẻ thù cộng sản trên trận địa do thiếu vũ khí, đạn dược, chỉ còn “thắng” được họ nhờ có “lý tưởng quốc gia” cao đẹp. Nay bỏ cả “lý tưởng quốc gia”, thì chúng ta trắng tay, còn lại cái gì để mà “tự hào”, và để làm gương cho hậu duệ? Cộng sản sẽ mừng lắm, nếu những người TNCS gốc cựu quân nhân không tha thiết với lý tưởng ngày xưa,”thôi” không hoạt động chính trị, “thôi” chống phá chúng tại hải ngoại nữa. Chúng chỉ mong có thế thôi!

Mùa Quốc Hận năm nay đến, 30/4/2024, thì các cựu quân nhân QL–VNCH tham dự cuộc chiến ngày xưa đã bước vào lứa tuổi 70, 80, hay 90 cả rồi. Chúng ta không còn tuổi trẻ và sức lực như xưa, nên chẳng cáng đáng được những việc to lớn như ước muốn. Tuy nhiên, nếu còn nhiệt huyết, chúng ta vẫn có thể làm được những việc nho nhỏ trong tầm tay. Cái gì “có lợi” cho kẻ thù cộng sản, chúng ta nhất quyết không làm (làm mất danh dự của tập thể, làm suy yếu lực lượng chống cộng, gây chia rẽ nội bộ, về VN làm từ thiện, đầu tư, du lịch, làm lợi cho kinh tế VC...) Tất cả những việc này đều “có lợi” cho cộng sản, và làm “tổn hại” cho công cuộc tranh đấu chung của cộng đồng TNCS. Chúng ta hãy dành nhiều thì giờ để giáo dục giới trẻ trong cộng đồng, gần gũi các em để tạo nhịp cầu thông cảm giữa các thế hệ cha, chú và con, cháu. Chính các em, các cháu sẽ tiếp nối thế hệ cha, anh đi tiếp con đường mà chúng ta đã chọn. Hãy giúp thế hệ trẻ giữ vững niềm tin vào chính nghĩa quốc gia, duy trì ngọn lửa đấu tranh cho đến ngày Việt Nam thành một nước “độc lập, tự do, hạnh phúc” thực sự.

Đó chính là lúc giấc mơ của người lính VNCH năm xưa thành hiện thực, chúng ta sẽ không còn ân hận điều gì khi rời xa thế giới này; và những lần tưởng niệm 30 tháng tư trong tương lai sẽ mang một ý nghĩa hoàn toàn mới!

Mùa Quốc Hận Tháng Tư, 2024

Nguyễn Quốc Đống,
Cựu SVSQ K. 13/TVBQGVN



Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THIÊN SỨ MICAE – BỔN MẠNG SĐND VNCH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình nền: thắng cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML–5 hay cao hơn.

 

Nguồn: Internet eMail by nguyễn quốc đống chuyển

 

Đăng ngày Thứ  Sáu, April 19, 2024
Ban Kỹ Thuật Khóa 10A–72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH

 

GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư: Liên lạc
Trở lại đầu trang