Bắc đẩu tinh

 

Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Binh Chủng Nhảy Dù 20 Năm Chiến Sự
Chủ đề: Quân Sử SĐND–QLVNCH
Các Tác giả: MĐ Võ Trung Tín & MĐ Nguyễn Hữu Viên
Phần A: Tổ chức

LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH
BINH CHỦNG NHẢY DÙ VIỆT NAM
Chào mừng Quý Độc giả và Quý ACE cựu Quân nhân SĐND QLVNCH


 

 

Lời giới thiệu: Nhân dịp Sư Đoàn Nhảy Dù QLVNCH tổ chức Hội ngộ Binh chủng thường niên vào tháng 7/2015 tại Thủ đô Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, Ban Kỹ Thuật xin được hân hạnh giới thiệu với Quý Độc giả và Quý ACE cựu quân nhân SĐND về trang điện tử mới được thành lập “Trang Nhảy Dù Washington, D.C. [GĐMĐVN Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận]

Cũng nhân dịp này, BKT xin được hân hạnh giới thiệu bộ sách “Binh chủng Nhảy Dù 20 năm chiến sự” do các tác giả MĐ Đại úy Võ Trung Tín và MĐ Đại úy Nguyễn Hữu Viên thực hiện. Đây là bộ sách nói về Chiến sử của Sư Đoàn Nhảy Dù Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa từ ngày thành lập. Bộ sách gồm 3 phần, kính mời Quý vị theo dõi phần Mục lục bên dưới. Trân trọng.
BKT.

 

****** ||| ******

MỤC LỤC *

 

Lời Cảm ơn

 

A. PHẦN A: TỔ CHỨC

1. Lược Sử hình thành Sư Đoàn Nhảy Dù
2. Lữ Đoàn I Nhảy Dù
3. Lữ Đoàn II Nhảy Dù
4. Lữ Đoàn III Nhảy Dù
5. Lữ Đoàn IV Nhảy Dù
6. Bộ Chỉ Huy Pháo Binh SĐND
7. Toán Cố Vấn 162
8. Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù
9. Tiểu Đoàn 2 Nhảy Dù
10. Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù
11. Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù
12. Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù
13. Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù
14. Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù
15. Tiểu Đoàn 9 Nhảy Dù
16. Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù
17. Tiểu Đoàn Yểm Trợ Sư Đoàn Nhảy Dù
18. Tiểu Đoàn Truyền Tin Sư Đoàn Nhảy Dù
19. Tiểu Đoàn Công Binh Sư Đoàn Nhảy Dù
20. Tiểu Đoàn Quân Y Sư Đoàn Nhảy Dù
21. Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù
22. Khối Bổ Sung Sư Đoàn Nhảy Dù
23. Các Đại Đội Trinh Sát Sư Đoàn Nhảy Dù

 

 

C. Phần C - Các Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù QLVNCH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thật sự thì anh em chúng tôi cũng không quen việc cầm bút, nhân khi năm 1992 đi tập thể dục có gặp một Bà Cụ già khoảng 82 tuổi, hỏi ra mới biết Cụ là Nữ sĩ Linh Bảo. Cụ bảo các anh hãy viết đi chứ, các anh là những nhân chứng sống mà không viết thì còn ai ghi lại những trang chiến đấu “anh hùng” của các anh... rồi sẽ không còn gì để mai hậu con em chúng ta biết được sự thật.

Và bắt đầu từ đó, chúng tôi để ý đến việc sưu tập những sự kiện đã trải qua trong đời quân ngũ. Từ những bài báo đó đây, từ những bài vở rải rác trong những tờ đặc san quân đội kể cả những câu chuyện ngắn ngủi mà các anh em kể lại khi gặp nhau cùng với những ký ức khó quên trong cuộc đời... chúng tôi đều ghi nhận và lưu trữ trên một file của máy Computer.

Khởi đầu Thiên Niên Kỷ năm 2000, một nhóm anh em thân hữu cùng Binh chủng đã rủ nhau thành lập “Nhóm Quân Sử” để cùng sưu tập những tài liệu, hình ảnh và những kinh nghiệm chiến trường xưa để thực hiện một quyển sách “Quân Sử Binh Chủng Nhảy Dù”. Trong số này có các Anh Nguyễn Huỳnh Đông, Võ Hoàng Sơn, Phan Nhật Nam, Nguyễn Hữu Thanh, và hai anh em chúng tôi. Nhưng vì nhiều người nhiều ý không đạt được kết quả như ý muốn lúc ban đầu, rốt lại hai anh em chúng tôi quyết định tiếp tục thực hiện hoài bão của mình là kể chuyện về 20 năm chiến sự.

Một hôm đọc một quyển sách của nhà văn Huy Phương kể lại câu chuyện trong thời chiến: một chiến binh bị thương nặng không rút theo đơn vị mình về lại phòng tuyến được, phải nằm lại nơi chiến địa giữa lằn tên mũi đạn. Một đồng đội của anh, vì tình chiến hữu, xin phép vị chỉ huy rời giao thông hào để trở lại chiến địa dìu bạn mình về nhưng vị chỉ huy từ chối lời thỉnh cầu đó vì lý do rất nguy hiểm nếu người lính trẻ đó đi cứu bạn có thể sẽ bị mất mạng.

Thừa lúc cấp chỉ huy không để ý, người lính rời chỗ ẩn nấp, băng qua phòng tuyến không người, mặc dù dưới hỏa lực dầy đặc anh cũng đã đến nơi người bạn bị thương đang nằm và tìm cách dìu người bạn về phòng tuyến mình.

Trên đường trở lại, anh kéo người bạn bị thương sau anh và rồi anh cũng bị một viên đạn ghim vào người. Dùng hết sức lực, anh lính kéo người bạn mình về đến nơi an toàn. Khi cả hai rơi vào được giao thông hào, anh quay lại định nói cho bạn mình biết thì anh kinh hãi nhận ra bạn mình đã chết.

Vị chỉ huy giận dữ: tôi đã bảo anh đừng liều mạng như vậy, anh thấy không? Giờ thì anh đã bị thương mà bạn anh cũng đã chết. Anh đã làm một việc vô ích.

Người lính trẻ thều thào đáp: Thưa Trung úy, việc này đáng lắm chứ! Khi tôi đến thì anh ấy chưa chết và anh ta đã nói với tôi: “... Tôi biết thế nào anh cũng đến.”

“Tôi biết thế nào anh cũng đến” một lời nói tuy ngắn nhưng đầy đủ ý nghĩa của tình đồng đội, tình chiến hữu. Người lính trẻ bất tuân lệnh thượng cấp, không màng hiểm nguy có thể bỏ mạng để lăn mình trở lại cứu đồng đội. Anh biết bạn mình đang chờ đợi, và sự chờ đợi ấy sẽ vô cùng tàn nhẫn và kinh khiếp khi người bạn ấy biết mình bị bỏ rơi nơi chiến địa. Và người lính trẻ đã hy sinh thân mạng để chứng tỏ cho chiến hữu mình biết rằng: bạn không hề bị bỏ rơi.

Không biết bao nhiêu chiến sĩ Nhảy Dù đã nằm xuống cho sự tự do của đất nước chúng ta, cũng không biết bao nhiêu chiến hữu của chúng ta đang còn ở lại sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phải sống trong tủi nhục với những tháng ngày vô vọng và nỗi đau đớn cùng tột khi biết mình bị bỏ rơi hay quên lãng của những người bạn đã từng cùng kề vai sát cánh chiến đấu ngày trước.

Và chúng tôi hy vọng rằng quyển sách này sẽ nói lên được với quý chiến hữu rằng chúng tôi luôn ghi nhớ lời cảm ơn trong lòng và không bao giờ quên các bạn.

Trong cuộc chiến Việt Nam từ năm 1955 đến 1975, người lính Nhảy Dù đã chiến đấu một cách anh dũng và hào hùng để bảo vệ an ninh cho đồng bào trước những sách nhiễu tàn bạo của quân cộng sản. Chúng tôi ghi lại hầu hết những trận đánh lớn mà Nhảy Dù có tham dự từ khắp bốn quân khu theo thứ tự thời gian. Mặc dù với nhiều cố gắng nhưng vì phương tiện giới hạn cũng như kiến thức còn hạn hẹp chắc chắn quyển sách có nhiều thiếu sót. Chúng tôi rất mong được đón nhận những ý kiến bổ túc cho những sai sót từ quý vị Niên trưởng và chiến hữu.

Trong thời gian gần 20 năm thực hiện quyển sách này, chúng tôi cũng có những bài ngắn phổ biến và đóng góp trên trang mạng Internet, chúng tôi đã nhận được rất nhiều ý kiến cũng như khuyến khích của quý độc giả khắp nơi trong số đó có rất nhiều những chiến hữu mà giờ này chúng tôi không nhớ hết được. Chúng tôi xin chân thành cám ơn tất cả quý vị và đặc biệt là sự giúp đỡ tích cực của quý Niên trưởng và Chiến Hữu đã đóng góp ý kiến, cung cấp tài liệu để thực hiện quyển sách này:

Đại tá Lê Văn Phát nguyên Lữ Đoàn Trưởng LĐ3ND đã cung cấp tin tức và kể lại những trận đánh mà ông đã từng tham dự như Trận Đồng Xoài, Trận Gò Nổi, Trận Bình Tây, Trận Hạ Lào...

Đại tá Nguyễn Phẩm Bường nguyên Tham Mưu Phó CTCT/SĐND đã cung cấp tin tức về các nhân vật và tổ chức SĐND, về các trận đánh ngày xưa cũng như khuyến khích anh em chúng tôi phải gấp rút hoàn tất quyển sách.

Trung tá Lê Minh Ngọc nguyên LĐT/LĐ4ND đã cung cấp tài liệu và các hình ảnh liên quan đến các trận đánh của TĐ3ND, TĐ7ND cũng như LĐ4ND tại mặt trận Sài Gòn trong những ngày tháng sau cùng của VNCH.

Chúng tôi cũng không quên sự đóng góp ý kiến, trả lời phỏng vấn cũng như khuyến khích của các vị Niên trưởng như Chuẩn tướng Trần Quốc Lịch, Đại tá Tạ Thái Bình, Đại tá Lê Bá Khiếu, Đại tá Ngô Xuân Nghị, Trung tá Nguyễn Quang Sáng, Trung tá Nguyễn Văn Đỉnh, Trung tá Tôn Thất Hiếu, Trung tá La Trịnh Tường, Thiếu tá Nguyễn Tự Bảo, Thiếu tá Ngô Tùng Châu, Anh Lê Quang Đức...

Ngoài ra chúng tôi cũng xin cám ơn chung các chiến hữu và tác giả các tài liệu và sách vở mà chúng tôi đã tham khảo, trích dịch trong các bài viết mà vì thời gian cấp bách cũng như phương tiện liên lạc khó khăn chúng tôi không thể thực hiện lời cám ơn riêng rẽ được.


Võ Trung Tín,
Nguyễn Hữu Viên
Little Saigon, những ngày đầu xuân năm 2010

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH
BINH CHỦNG NHẢY DÙ VIỆT NAM

ĐÀI KỶ NIỆM THIÊN SỨ MICHAEL – THÁNH TỔ SƯ ĐOÀN NHẢY DÙ QLVNCH

****** ||| ******

Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)

 

I. Bối cảnh Lịch Sử Chính Trị Quân Sự

Ngày 14/8/1945, tại Tokyo, Nhật Hoàng Hiro Hito tuyên bố đầu hàng quân đội đồng minh do Hoa Kỳ cầm đầu vô điều kiện, Thế Giới Chiến Tranh lần hai chấm dứt. Lực lượng đồng minh ủy thác trách nhiệm giải giới quân đội Nhật ở Việt Nam từ vĩ tuyến 16 trở ra cho quân đội Tưởng Giới Thạch, phía Nam vĩ tuyến 16 trở vào cho quân đội Anh. Pháp theo chân quân Anh trở lại VN nhằm mục đích tiếp tục cai trị sau 5 tháng gián đoạn vì Nhật đảo chánh.

Lợi dụng tình trạng chính trị không rõ ràng, ngày 17 tháng 8/1945 tại Hà Nội các viên chức Việt Nam và các đảng phái yêu nước Quốc Gia tổ chức cuộc tập họp dân chúng trước nhà hát lớn để ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim và biểu dương ý chí bảo vệ đất nước. Nhưng đã bị Việt Minh cộng sản do HCM lãnh đạo tung cán bộ trà trộn trong đám đông, lươn lẹo hô hào đòi hỏi Hoàng Ðế Bảo Ðại thoái vị và cướp chánh quyền tại Hà Nội. Cướp lấy nền độc lập của dân Việt chứ không phải cướp chính quyền trong tay người Pháp hay Nhựt.

Theo thỏa thuận của các cường quốc thuộc phe đồng minh, tại hội nghị Potsdam và hội nghị Yalta thì sau khi thế giới đại chiến thứ II kết thúc, các nước thuộc địa vẫn giữ nguyên trạng nghĩa là vẫn duy trì chính quyền đã có từ trước và dần tiến tới thể chế dân chủ.

Vua Bảo Đại và chính phủ Trần Trọng Kim lúc đó là chính quyền hợp pháp, được độc lập và giữ nguyên trạng tiếp tục ổn định tình hình và nắm quyền cai trị quốc gia.

Năm 1945, Việt Minh cộng sản không có công trạng gì trong việc kháng chiến chống Pháp và lật đổ đế quốc Nhật. Vua Bảo Đại lúc đó vì không am hiểu tình hình và vì muốn tránh cảnh nồi da xáo thịt nên đã tuyên bố thoái vị ngày 25/8/1945, chính phủ Trần Trọng Kim cũng đã từ chức trước áp lực của Việt Minh. Đó là một sai lầm tai hại cho đất nước.

Trong khi đó, Hồ Chí Minh chưa củng cố được chính quyền cộng sản tại Hà Nội thì Pháp đã thay chân quân Anh trở lại tái chiếm Sài Gòn và lan sang các tỉnh Nam Việt rồi Trung Việt và toàn cõi Việt Nam, đẩy ông Hồ và đảng cộng sản của ông vô bưng.

Nhận thấy một bên là thực dân thống trị, một bên là đảng cộng sản vô nhân đạo chuyên lừa lọc, không bên nào có thể đem lại quyền tự quyết cho dân tộc, hòa bình cho quê hương nên một số các nhà chính trị quốc gia trong đó có Cựu Hoàng Bảo Ðại đã tích cực vận động với chính phủ Pháp trao trả độc lập cho Việt Nam. Các nhà chính trị quốc gia muốn nương theo Pháp loại bỏ đảng cộng sản ra trước rồi đẩy Pháp ra khỏi Việt Nam sau. Trong khi đó, Pháp muốn mượn Người Việt Quốc Gia đánh bại CS và giữ VN trong Liên Hiệp Pháp.

Với những toan tính như vậy, cựu Hoàng Bảo Ðại đã ký một hiệp định với Cao Ủy Emile Bollaert ngày 5/6/1948 trên tàu Duguay Trouin tại Vịnh Hạ Long và một hiệp định khác với Tổng Thống Pháp Vincent Auriol tại Paris ngày 8/3/1949. Theo đó Pháp công nhận “Việt Nam là một Quốc Gia Ðộc Lập trong khối Liên Hiệp Pháp”.

Chủ trương về một ý thức hệ quốc gia VN chống cộng sản bắt nguồn từ các văn kiện lịch sử này. Theo đó Pháp đã trao trả độc lập và thống nhất cho VN thì Việt Minh CS sẽ không còn lý do gì để tiếp tục chiến tranh. Nhưng những con người Hồ chí Minh và đảng CSVN chỉ biết tuân theo nghĩa vụ quốc tế do Nga Tàu chỉ đạo, họ không những tiếp tục chiến tranh tại VN mà còn mở rộng chiến tranh giải phóng để bành trướng chủ nghĩa cộng sản sang toàn cõi Đông Dương.

Thời đó, tình hình kinh tế bên Pháp bị suy thoái và chiến tranh ngày càng gia tăng, Người Pháp thấy không thể tái cai trị VN một cách dễ dàng như trước kia, những nhà chính trị Quốc Gia Việt Nam càng thêm thuận lợi trong việc thương lượng với chính phủ Pháp.

Ngày 6/5/1950, Chính Phủ Trần Văn Hữu ra đời với Quốc Hiệu VIỆT NAM, Quốc Kỳ nền Vàng ba sọc đỏ, Quốc Ca là Thanh Niên Hành Khúc. Nước Việt Nam chính thức được thống nhất từ Nam Quan cho đến mũi Cà Mau sau 80 năm bị chia rẽ để trị của người Pháp...

 

 

Trong lúc đó, cộng sản đã thống trị toàn cõi Trung Hoa lục địa, họ viện trợ ào ạt và trang bị quân sự cho Việt cộng có khả năng tham dự những trận chiến cấp Trung Ðoàn, Sư Ðoàn, phối hợp Bộ Binh và Pháo Binh. Trận đánh đầu tiên tại vùng Cao–Bắc–Lạng năm 1950 đã gây tổn thất nặng nề cho quân đội viễn chinh Pháp.

Ngày 11/5/1950, Quốc Hội Pháp chính thức chấp nhận thành lập Quân Ðội Quốc Gia Việt Nam với quân số 60,000 người. Và kể từ đó Quân Ðội Quốc Gia Việt Nam (QĐQGVN) lần lượt hình thành cho đến tháng 4/1975.

II. Giai đoạn sơ khai của tiến trình hình thành QĐQG Việt Nam

Ngày 1/10/1946, Pháp thành lập lực lượng Vệ Binh Cộng Hòa Nam Kỳ. Đây là lực lượng quân sự đầu tiên của Chính Phủ Nam Kỳ tự trị do Bác sĩ Nguyễn Văn Thinh làm Thủ tướng (tham chánh ngày 7/5/1946). Ngoài lực lượng này, Pháp cũng tổ chức những lực lượng quân sự phụ thuộc khác như phụ lực quân, hương dũng, hương vệ để tăng cường cho lực lượng Quân Đội Pháp tại miền Nam. Về sau lực lượng này được cải danh thành Vệ Binh Nam Việt khi trở thành Quân Ðội Quốc Gia Việt Nam. Cũng từ đó, chương trình phát triển lực lượng quân sự địa phương trong khuôn khổ Liên Hiệp Pháp bắt đầu.

Ngày 12/4/1947, Bảo Vệ Quân ra đời tại Huế do Hội đồng chấp chánh Trung Phần thành lập, Ông Đinh Sơn Thung được chỉ định làm Chỉ Huy Trưởng, về sau đơn vị này được cải danh thành Việt Binh Đoàn và do Thiếu tá Nguyễn Ngọc Lễ từ quân đội Pháp chuyển sang VN chỉ Huy.

–Tháng 7/1948, một lực lượng quân sự địa phương, Bảo Chính Đoàn cũng được thành lập tại miền Bắc VN... và một trường đào tạo Sĩ quan Việt Nam cấp Trung Ðội Trưởng được thành lập tại Ðập Ðá, Huế. (Về sau di chuyển lên Đà Lạt tiếp nhận Trường Võ Bị Liên Quân Đặc Biệt của Pháp và cải danh thành Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt. Cho đến những năm 1960 trường này cải tổ chương trình đào tạo Sĩ quan Hiện Dịch, thời gian kéo dài 4 năm và đổi danh xưng là Trường Võ Bị Quốc Gia).

Ðơn vị Nhảy Dù Việt Nam đầu tiên được thành lập vào ngày 1/1/1948 là Ðại Ðội 1 Nhảy Dù Ðông Dương (1ere Compagnie Indochinoise Parachutiste CIP). Ðơn vị này được biệt phái cho TÐ1 Biệt Kích Nhảy Dù thuộc địa của Pháp (Bataillon Colonial Commando Parachutiste BCCP).

Nhận thấy khả năng chiến đấu hữu hiệu của Đại Đội 1 Nhảy Dù Đông Dương, nên sau đó các Ðại Ðội 3, 5, 7 Nhảy Dù Ðông Dương được thành lập. Những Ðại Ðội này cũng được biệt phái cho các Tiểu Ðoàn Nhảy Dù Pháp làm Ðại Ðội thứ Tư trong các đơn vị Nhảy Dù Pháp. Khi các Tiểu Ðoàn Biệt Kích Nhảy Dù luân chuyển về Pháp thì các ÐÐND Ðông Dương–Việt Nam được tái biệt phái cho các đơn vị thay thế, sĩ quan và hạ sĩ quan chỉ huy các Ðại Ðội Nhảy Dù Ðông Dương phần lớn là người Pháp do các Tiểu Ðoàn gốc cung cấp.

Năm 1949, thêm một đơn vị biệt lập, Ðại Ðội 1 Nhảy Dù Phòng Vệ Bắc Việt được thành lập và Ðại Ðội Trưởng là Trung úy Nguyễn Khánh. Một trong những Trung Ðội Trưởng là Trung úy Ðỗ Cao Trí.

–Ngày 13/4/1949, Chính phủ Quốc gia Việt Nam ban hành sắc lệnh 66/SG chính thức hóa các đơn vị vệ binh tại các địa phương thành Quân Ðội chính quy và các quân nhân đều được hưởng lương bổng của Quốc gia, (cao hơn lương của phụ lực quân rất nhiều). Các đơn vị Vệ Binh được hưởng là Vệ Binh Nam Việt, Việt Binh Đoàn (Trung Việt), Bảo Chính Đoàn (Bắc Việt) và Vệ Binh Sơn Cước và có cùng danh xưng chung là Vệ Binh Quốc Gia.

–Ngày 1 tháng 7/1949, Quốc Trưởng Bảo Đại ký dụ số 1/CP và dụ số 2/CP để tổ chức các cơ quan công quyền, quy chế công sở, xác định Việt Nam có 3 phần: Bắc Việt, Trung Việt, Nam Việt. Mỗi phần có ngân sách riêng, do một Thủ Hiến điều hành. Vị Thủ Hiến của mỗi phần cũng là Tổng Chỉ Huy lực lượng quân sự địa phương.

–Ngày 1/10/1949, bốn Tiểu Ðoàn Bộ Binh Việt Nam (BVN=Bataillon Vietnamien) đầu tiên được thành lập là các Tiểu Đoàn số 1(BVN1) tại Bạc Liêu (gốc Cao Đài), BVN2 tại Thái Bình; BVN3 tại Rạch Giá và BVN4 tại Hưng Yên đánh dấu Quân Đội Quốc Gia VN từ giai đoạn phụ lực và vệ binh sang giai đoạn chính quy.

Thành phần của một BVN gồm có:

Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn có 6 sĩ quan (TĐT, TĐP, SQ Tình Báo, SQTT, Y Sĩ và một Tuyên úy), một Đại Đội Chỉ Huy và 4 Đại Đội tác chiến, quân số lý thuyết là 829 người gồm 23 sĩ quan, 110 hạ sĩ quan và 696 binh sĩ.

Đại Đội Chỉ Huy có Ban Chi Huy ĐĐ 9 người, Ban Hành Chánh 24 người, Ban Truyền Tin 24 người, Ban Quân Y 9 người, Ban Quân Xa 24 người, Trung Đội Súng nặng 28 người và Trung Đội Công Binh 28 người.

Ngoài các chương trình huấn luyện, đào tạo sĩ quan chỉ huy trong nước, một số sĩ quan Việt Nam đầu tiên cũng được gửi theo học tại các quân trường của Pháp. Cuối năm 1949, Quân Đội Quốc Gia VN đã có 45 ngàn quân.

Ngày 11/5/1950, tại Sài Gòn, Thủ tướng Trần Văn Hữu tuyên bố thành lập Quân Đội Quốc Gia Việt Nam với lập trường chống cộng sản, và gia tăng quân số lên đến 60 ngàn người, bao gồm một nửa là lực lượng chủ lực chính quy, một nửa là vệ binh. Nhiệm vụ của Quân Đội Quốc Gia Việt Nam là bình định và đảm trách một phần nhiệm vụ tác chiến thay dần các đơn vị Quân Đội Pháp. Vị Tổng Tham Mưu Trưởng đầu tiên của QĐQGVN là Thiếu tướng Nguyễn Văn Hinh. Thiếu tướng Hinh gốc là sĩ quan Không Quân từ quân đội Pháp chuyển sang, Bản doanh Bộ Tổng Tham Mưu tọa lạc trên đường Trần Hưng Đạo thuộc Quận 5 Sài Gòn.

Ngày 12 tháng 6 năm 1950, chương trình quân viện của Chính Phủ Hoa Kỳ được chính thức thông báo chuyển sang cho Quân Đội Quốc Gia Việt Nam. Cuối năm 1950, Quân Đội Quốc Gia Việt Nam có 65 ngàn chiến binh.

 

 

Ngày 23/12/1950, Pháp–Mỹ–Việt ký hiệp định hỗ tương phòng thủ và viện trợ quân sự; theo đó Mỹ viện trợ cho VN hai tỷ Mỹ kim trong bốn năm, từ 1950 đến 1954 để trang bị cho Quân Đội Quốc Gia Việt Nam. Cùng ngày, nghị định thành lập hai trường Sĩ Quan Trừ Bị Nam Định và Thủ Đức được ban hành, nhằm đào tạo sĩ quan ngạch trừ bị cho QĐQGVN. Khóa Sĩ Quan Trừ Bị đầu tiên khai giảng cùng một ngày 9/10/1951 tại Nam Định và Thủ Đức.

Trường Sĩ Quan Trừ Bị Nam Định chỉ đào tạo được một khóa rồi đóng cửa vĩnh viễn năm 1952. Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức hoạt động tới cuối tháng 4/1975, lúc đó mang tên là Trường Bộ binh, đặt ở Long Thành.

Ngày 1/5/1952, do dụ số 43QP Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội Quốc Gia Việt Nam được thành lập. Đại tá Lê Văn Tỵ được bổ nhiệm làm Tham Mưu Trưởng với thành phần nhân sự 150 người gồm 36 Pháp (21 sĩ quan và 15 HSQ) và 114 Việt Nam có:

–Tổng Tham Mưu Trưởng và văn phòng;
–Tham Mưu Trưởng;
–3 vị TMP Nhân Viên, Hành Quân & Huấn Luyện và Tiếp Vận;
–4 Phòng Tham Mưu 1, 2, 3 và 4;
–Chỉ Huy Trưởng Viễn Thông;
–Nha An Ninh Quân Đội;
–Ban Hải Quân;
–Ban Không Quân;
–Trung Tâm Công Văn Công Điện và

–4 Nha Nhân Viên, Nha Quân Nhu, Nha Quân Cụ (gồm cả Sở Vật Liệu Truyền Tin) và Nha Quân Y.

Trụ sở tọa lạc tại số 606 Trần Hưng Đạo, Sài Gòn cho tới năm 1956 di chuyển đến trại Trần Hưng Đạo (Camp Chanson của Pháp giao lại cho VNCH) kế bên phi trường Tân Sơn Nhất Phú Nhuận.

 

Tướng Lê Văn Tỵ

 

 

Ông Lê Văn Tỵ sinh năm 1903, xuất thân trường Thiếu Sinh Quân Đông Dương rồi phục vụ trong quân đội Pháp tại Việt Nam với chức vụ Tiểu đội trưởng Địa phương quân, cấp trung sĩ. Ông được cử đi học ngành pháo binh và đào tạo để trở thành một sĩ quan chỉ huy quân đội Quốc gia Việt Nam. Năm 1950, khi quân đội Việt Nam được hình thành ở cấp phần (Nam Việt, Trung Việt, Bắc Việt), ông Tỵ mang cấp trung tá và là sĩ quan Việt Nam có cấp [bậc] cao nhất tại Nam Việt lúc bấy giờ. Ngày Hưng Quốc Khánh Niệm 6 tháng 6/1951, ông Tỵ là tổng chỉ huy cuộc duyệt binh đầu tiên của các lực lượng Việt Nam tại Sài Gòn, cuộc duyệt binh lịch sử dưới quyền chủ tọa của Quốc Trưởng Bảo Đại. Năm 1952, khi các quân khu được hình thành, ông là vị sĩ quan Tư lệnh đầu tiên của Đệ Nhất Quân Khu (bao gồm các tỉnh Nam Việt). Lúc bấy giờ ông đã mang cấp bậc đại tá.

Tháng 11/1954, nhiều sự kiện dồn dập đã mở đầu cho bước đường thăng tiến của vị Đại tá tư lệnh Đệ Nhất Quân Khu. Trung tướng Nguyễn Văn Hinh (Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Quốc Gia Việt Nam) chống đối Thủ tướng Ngô Đình Diệm. Ngày 20 tháng 11, Quốc Trưởng Bảo Đại gửi điện văn gọi Trung tướng Hinh sang Pháp để trình diện Quốc Trưởng và cách chức Tổng Tham Mưu trưởng của Tướng Hinh. Trong khi đó, Thủ tướng Ngô Đình Diệm đã thăng cấp thiếu tướng cho Đại tá Lê Văn Tỵ.

Ngày 1 tháng 12/1954, tân Thiếu tướng Lê Văn Tỵ được đề cử giữ chức Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Quốc Gia Việt Nam thay thế Trung tướng Nguyễn Văn Hinh. Cũng trong ngày này, Thiếu tướng Nguyễn Văn Vỹ được cử làm Tổng Thanh Tra Quân Đội.

Trong lúc hoạt động quân sự của CS Việt Minh được các cường quốc CS Nga Tàu yểm trợ tối đa làm cho Bộ Tư Lệnh viễn chinh Pháp ngày càng bối rối với các trận đánh cấp Trung Đoàn rồi Đại Đoàn (lớn hơn Trung Đoàn và nhỏ hơn Sư Đoàn) và một căn cứ quân sự kiên cố bậc nhất của Pháp được xây dựng trong lòng chảo Điện Biên Phủ với 13,000 quân trú phòng bị thất thủ vào ngày 7/5/1954 dẫn đến hiệp định Geneve ngày 20/7/1954 chia cắt Việt Nam thành hai miền: Miền Bắc từ vĩ tuyến 17 trở ra do cộng sản cai trị. Miền Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào là nước Việt Nam Cộng Hòa theo thể chế Tự Do.

Cho đến thời điểm này QĐQGVN có: 168 ngàn quân gồm 81 Tiểu Đoàn Khinh Quân (mỗi Tiểu Đoàn 737 người), 21 TĐ Vệ Binh, 9 TĐ Pháo Binh, một Liên Đoàn Nhảy Dù với 5 Tiểu Đoàn tác chiến, một Trung Đoàn Thiết Giáp, 6 Đại Đội Truyền Tin, 6 Đại Đội Công Binh và 6 Đại Đội Quân Vận.

 

 

III. Giai Ðoạn hình thành Binh Chủng Nhảy Dù–Liên Đoàn Nhảy Dù

Song song với việc thành lập các đơn vị Sư Ðoàn Bộ Binh Việt Nam, Quân Đội Pháp cũng thành lập các đơn vị Nhảy Dù Việt Nam. Ngày 15/7/1951, bởi quyết định số 1547/EMIFT/1 (Etat Major Interarmees et des Forces Terrestres) Đại Đội 1 Nhảy Dù Đông Dương (1er Compagnie Indochinoise Parachutiste–1CIP) và Đại Đội 1 Phòng Vệ Bắc Việt (1 Compagnie de la Garde) được kết hợp [để] thành lập Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù Việt Nam (1er Bataillon de Parachutistes Vietnamiens) đầu tiên tại Chí Hoà–Sài Gòn (Nha Hỏa Xa tại cổng Bà Xếp–Hòa Hưng), phần lớn các cán bộ chỉ huy đều do người Pháp nắm giữ. TĐT đầu tiên là Đại úy Vervelle kế đó là các Đại úy Chapuis, Đại úy Picheri và sau đó mới chuyển qua SQVN là Đại úy Nguyễn Khánh rồi Thiếu tá Albert Lê Quang Triệu, Đại úy Vũ Quang Tài... Việc huấn luyện nhảy dù và đơn vị được thực hiện tại Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù trong căn cứ Tân Sơn Nhất, và một Trung Tâm khác tại phi trường Bạch Mai Hà Nội.

Từ ngày 30/8/1951–9/9/1951, một Đại Đội/TĐ1ND–VN đươc thả xuống cù lao Ré tỉnh Quảng Nam để tham dự cuộc hành quân “Pirate” tấn công một lực lượng CS Việt Minh vừa xâm nhập vào đảo này. Đây là trận thử lửa đầu tiên của TĐ1ND–VN.

Ngày 1/4/1952, Tiểu Ðoàn 4 Nhảy Dù được thành lập tại Ðà Nẵng Nhưng sau vì thiệt hại nặng trong một cuộc chạm súng với một Trung Ðoàn cộng quân tại Seno Lào nên giải tán.

Vào ngày 1/9/1952, Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù được thành lập tại Trường Bưởi–Hà Nội (Quân số lấy từ các quân nhân Việt và Pháp thuộc Tiểu Đoàn 10 Nhảy Dù Thuộc địa (TĐ10ND thuộc địa bị thiệt hại nặng trong trận đánh với CSBV tại Ba Vì, Bắc Việt). Quân số đầu tiên cuả đơn vị gồm 446 Pháp và 408 người Việt do một sĩ quan Pháp (Đại úy Monteil) làm Tiểu Đoàn Trưởng. Việc huấn luyện nhảy dù và đơn vị được thực hiện tại trường nhảy dù cạnh phi trường Bạch Mai Hà Nội.

 

 

Ngày 1/9/1953, Tiểu Ðoàn 5 Nhảy Dù được thành lập tại Trường Bưởi–Hà Nội từ những cán bộ Việt Nam thuộc Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù Thuộc địa. Ngày 20/11/1953 TĐ5ND–VN cùng với trên 4,000 lính Nhảy Dù khác nhảy xuống căn cứ Điện Biên Phủ trong một cuộc hành quân nhảy dù lớn nhất từ sau Đệ Nhị Thế Chiến. Ngày 13/3/1954 TĐ5ND–VN lại nhảy xuống Điện Biên Phủ một lần nữa trong nỗ lực tăng viện giải vây cho căn cứ này. Khi ĐBP thất thủ, TĐ5ND hoàn toàn tan rã và được tái thành lập vào tháng 8/1954.

Ngày 1/9/1953, Tiểu Ðoàn 7 Nhảy Dù được thành lập tại Hải Phòng. Vị Tiểu Đoàn Trưởng đầu tiên là Capitaine Lehmann. Hầu hết sĩ quan, hạ sĩ quan chỉ huy đơn vị nhảy dù Pháp thuyên chuyển tới. Ngày 1 tháng 3 năm 1955, Tiểu Ðoàn 7 Nhảy Dù bị giải tán để lấy quân số bổ sung cho các đơn vị khác khi thành lập Liên Đoàn Nhảy Dù Việt Nam.

Ðến ngày 1/5/1954, thêm TĐ6ND được thành lập tại Tân Sơn Nhì–Gia Định với thành phần sĩ quan và hạ sĩ quan hoàn toàn Việt Nam được lựa chọn hầu hết là quân số của TÐ19 Khinh Quân tại Cà Mau (đa số là người Khmer Krộm) Thiếu tá Đỗ Cao Trí là vị Tiểu Đoàn Trưởng đầu tiên. Khi Thiếu tá Trí lên làm Chỉ Huy Trưởng Liên Đoàn Nhảy Dù ngày 29/9/1954 thì Đại úy Thạch Con Tiểu Đoàn Phó được chỉ định thay thế.

 

 

Ngày 29/9/1954, Pháp chính thức bàn giao Quân Đội lại cho Việt Nam tại sân cờ Liên Đoàn 3 Nhảy Dù GAP 3 (Groupement Aéroporté Parachutiste No.3) Nha Trang trong chương trình trao trả độc lập cho Việt Nam. Liên Ðoàn Nhảy Dù Việt Nam được thành lập từ đó gồm 4 Tiểu Ðoàn 1, 3, 5 & 6 (giải tán TĐ7ND để lấy quân số bổ sung cho các Tiểu Đoàn, BCH Liên Đoàn và các đơn vị yểm trợ).

Liên Đoàn Nhảy Dù có 4,000 người gồm Bộ Chỉ Huy, Đại Đội Chỉ Huy Liên Đoàn, các Tiểu Đoàn 1, 3, 5, 6 Nhảy Dù, và Tiểu Đoàn Trợ Chiến (gồm các đơn vị Đại Đội Quân Y, Đại Đội Công Binh, Đại Đội Súng Cối, Đại Đội Kỹ Thuật; Phân Đội Truyền Tin và Trung Đội Tiếp Tế Thả Dù.

Mỗi Tiểu Đoàn Nhảy Dù có một Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn, một Đại Đội Trợ Chiến và 3 (sau này là 4) đại đội tác chiến, tổng số lên tới 1,000 người. Các cấp chỉ huy đầu tiên của Liên Đoàn Nhảy Dù gồm có:

–Chỉ Huy Trưởng: Thiếu tá Đỗ Cao Trí;
–Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù, Tiểu Đoàn Trưởng là Đại úy Vũ Quang Tài;
–Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù, Tiểu Đoàn Trưởng là Đại úy Phan Trọng Chinh;
–Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù, Tiểu Đoàn Trưởng là Trung úy Nguyễn Văn Viên;
–Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù, Tiểu Đoàn Trưởng là Đại úy Thạch Con;
–Tiểu Đoàn Trợ Chiến Nhảy Dù, Tiểu Đoàn Trưởng là Đại úy Trịnh Xuân Nghiêm.

 

 

Các đơn vị yểm trợ:

–Ðại Ðội Quân Y, Đại Đội Trưởng là Đại úy Bác sĩ Ngô Thiên Khai;

–Đại Đội Công Binh Nhảy Dù, ĐĐT là Thiếu úy Hoàng Công Chức;

–Đại Đội Súng Cối Nhảy Dù, ĐĐT là Thiếu úy Huỳnh Long Phi;

–Phân Đội Truyền Tin Nhảy Dù, Phân Đội Trưởng là Trung úy Nguyễn Văn Viên (khác với Trung úy Viên TĐT/TĐ5ND);

–Ðại Ðội Kỹ Thuật, ĐĐT là Trung úy Nguyễn Khoa Nam.

Ngày 25/3/1955, Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn Nhảy Dù và 2 Tiểu Đoàn 3 & 5ND được di chuyển vào Sài Gòn và BCH đóng tại Trại Quân Cụ cạnh chợ Trần Quốc Toản.

Ngày 4/6/1955, toàn bộ Liên Đoàn đều di chuyển vào Sài Gòn để hoàn chỉnh và thống nhất chỉ huy dưới quyền cuả các sĩ quan Việt Nam.

Ngày 1/5/1955, Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù được thành lập tại Căn cứ Không Quân Tân Sơn Nhất, Tây–Bắc ngoại ô Sài Gòn, rập theo trường Nhảy Dù Fort Benning của Mỹ, được thành lập cùng năm, dùng tài sản của trường Pháp trước kia và cùng tọa lạc với Liên Đoàn Nhảy Dù, Chuẩn úy Trần Văn Vinh là Chỉ Huy Trưởng đầu tiên.

Ngày 1/9/1956, Trung tá Nguyễn Chánh Thi thay thế Đại tá Đỗ Cao Trí trong chức vụ Chỉ Huy Trưởng Liên Đoàn Nhảy Dù. Đại tá Đỗ Cao Trí được đề bạt đảm nhiệm chức vụ Tư Lệnh Đệ Tam Quân Khu (gồm các tỉnh Kontum, Pleiku, Phú Yên, Bình Định).

Ngày 26/10/1959, Theo đà phát triển quân đội, Liên Đoàn Nhảy Dù được cải danh thành Lữ Đoàn Nhảy Dù và vẫn dưới quyền chỉ huy của Đại tá Nguyễn Chánh Thi.

Ngày 12/11/1960, Trung tá Cao Văn Viên đang là Tham Mưu Trưởng Biệt Bộ Phủ Tổng Thống, được đề cử giữ chức Tư Lệnh Lữ Đoàn Nhảy Dù và sau đó được thăng cấp đại tá thay thế Đại tá Nguyễn Chánh Thi tham gia đảo chánh TT Ngô Đình Diệm bất thành và lưu vong sang Kampuchea.

 

 

IV. Giai đoạn phát triển 1961–1967

Ngày 1/12/1959, Tiểu Ðoàn 8 Nhảy Dù được thành lập tại Sài Gòn với Tiểu Ðoàn Trưởng là Đại úy Trương Quang Ân.

Đầu năm 1961, Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù được tái thành lập tại Biên Hòa, Tiểu Ðoàn Trưởng là Đại úy Ngô Xuân Nghị.

Năm 1962, Lữ Ðoàn Nhảy Dù tổ chức thành 2 Chiến Ðoàn để đáp ứng nhu cầu gia tăng của chiến trường: Chiến Ðoàn I gồm 3 Tiểu Ðoàn 1, 3 & 8ND do Thiếu tá Dư Quốc Ðống làm Chiến Đoàn Trưởng, bản doanh đóng tại Căn cứ Hoàng Hoa Thám và Chiến Ðoàn II Nhảy Dù gồm 3 Tiểu Ðoàn 5, 6 & 7ND, do Thiếu tá Ðỗ Kế Giai làm Chiến Đoàn Trưởng, bản doanh đóng tại Tam Hiệp–Biên Hòa.

Ðầu tháng 4/1964, sau chiến thắng Hồng Ngự trong khu vực phía Tây Ðồng Tháp Mười, Đại tá Cao Văn Viên, Tư Lệnh LĐND được đặc cách thăng thiếu tướng tại mặt trận và sau đó được đề cử giữ chức vụ Tham Mưu Trưởng Liên Quân tại Bộ TTM và Trung tá Dư Quốc Đống được đặc cách thăng cấp Đại tá thay thế chức vụ Tư Lệnh Lữ Đoàn Nhảy Dù.

Ngày1/9/1965, TÐ2ND được thành lập tại Sài Gòn. Tiểu Ðoàn Trưởng là Thiếu tá Lê Quang Lưỡng. Vào ngày 1/10/1965, TÐ9ND cũng được thành lập tại Sài Gòn với Thiếu tá Lê Văn Huệ làm Tiểu Ðoàn Trưởng.

Và để đáp ứng nhu cầu phát triến của LÐND, một Tiểu Ðoàn Pháo Binh 105ly cơ hữu cũng được thành lập trong năm 1965 và đơn vị Quân Y Nhảy Dù cũng được nâng cấp thành Tiểu Ðoàn QYND trong thời gian này để cung cấp dịch vụ y tế trị liệu và tản thương kịp thời cho đơn vị.

Ngày 19/6/1967, TÐ11ND được thành lập tại đồi Tăng Nhơn Phú Thủ Ðức do Thiếu tá Nguyễn Viết Cần làm Tiểu Ðoàn Trưởng.

Để thích ứng với hệ thống chỉ huy “tam tam chế”, thêm Chiến Đoàn III Nhảy Dù được thành lập vào ngày 1/7/1967 do Trung tá Nguyễn Khoa Nam làm Chiến Đoàn Trưởng.

Ngày 1/12/1965, Lữ Đoàn Nhảy Dù được Bộ Tổng Tham Mưu cải danh thành Sư Đoàn Nhảy Dù vẫn do Thiếu tướng Dư Quốc Đống làm Tư Lệnh và ngày 1/4/1968, các Chiến Đoàn Nhảy Dù được cải danh thành Lữ Ðoàn:

–Lữ Đoàn I Nhảy Dù do Trung tá Hồ Trung Hậu làm Lữ Đoàn Trưởng,
–Lữ Đoàn II Nhảy Dù do Trung tá Đào Văn Hùng làm Lữ Đoàn Trưởng và
–Lữ Đoàn III Nhảy Dù do Trung tá Nguyễn Khoa Nam làm Lữ Đoàn Trưởng.

Theo sự gia tăng nhu cầu ngày càng nhiều của chiến trường và để yểm trợ hỏa lực hữu hiệu cho ba (3) LĐND, trong khi chờ đợi sự yểm trợ của các đơn vị pháo binh diện địa, BCHPB/SĐND & TĐ2PBND được thành lập ngày 1/12/68, sang năm 1969, TĐ3PBND được thành lập. Trong thời gian này 3 Đại Đội Trinh Sát Nhảy Dù thống thuộc 3 Lữ Đoàn Nhảy Dù cũng được thành lập.

Ðến đầu năm 1969, SÐND có 3 Lữ Ðoàn Nhảy Dù gồm cả thảy 9 Tiểu Ðoàn Nhảy Dù tác chiến, 3 Đại Đội Trinh Sát và 3 Tiểu Ðoàn Pháo Binh Nhảy Dù.

Năm 1970, các đơn vị Công Binh và Truyền Tin thuộc SĐND cũng được nâng cấp thành TĐTT/SĐND và TĐCB/SĐND.

Ngày 11/11/1972, sau mùa Hè đỏ lửa, Chuẩn tướng Lê Quang Lưỡng chính thức đảm nhiệm chức vụ Tư Lệnh SÐND thay thế Trung tướng Dư Quốc Ðống.

Ðầu năm 1974, để đối đầu với sự gia tăng xâm nhập vào miền Nam của CSBV, Bộ TTM/QLVNCH chấp thuận cho SÐND thành lập thêm Lữ Ðoàn IV Nhảy Dù do Trung tá Lê Minh Ngọc làm Lữ Ðoàn Trưởng, và 6 Tiểu Ðoàn 12, 14, 15, 16, 17, 18 Nhảy Dù, ÐÐ4TSND và TÐ4PBND. Trong thời gian cuối cùng của VNCH năm 1975, LĐIVND trách nhiệm bảo vệ quanh vòng đai Đô Thành Sài Gòn.

SƯ ĐOÀN NHẢY DÙ là một Sư Đoàn thiện chiến của QLVNCH, được sự kính nể của các Quân Lực Đồng Minh và ngay cả đối phương của chúng ta.

Tài liệu Tham khảo:


–Quân Sử Quân Đội Quốc Gia Việt Nam Quyển IV do khối Quân Sử Phòng 5/BTTM phô biến ngày 6/8/1972.

–Chiến tranh Việt Nam toàn tập của Nguyễn Đức Phương, Làng Văn xuất bản tại Toronto Ontario Canada năm 2001.

–Những Sự Thật Chiến Tranh VN 1954/1975 của Trung tướng Nguyễn Văn Toàn, Đại tá Lê Bá Khiếu và Tiến sĩ Nguyễn Văn, tác giả xuất bản và giữ bản quyền.

–Lịch Sử hình thành QLVNCH của Trần Hội và Trần Đổ Cẩm trên trang nhà History Of The VietNam War 1945–1975.

–Phỏng vấn trực tiếp một số chiến hữu trong SĐND.

–Những hình ảnh trong quyển sách hầu hết truy cập từ Internet.

–Insignia of The Republic Of VietNam Airborne Division copyright @ 2002 by Harry F. Pugh.

Đại úy Võ Trung Tín –Tiểu Đoàn Truyền Tin SĐND – 714–856–9202
Đại úy Nguyễn Hữu Viên –Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù
Email:
pvotin@gmail.com

 






 

Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)

01

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, Mục lục

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LỮ ĐOÀN I NHẢY DÙ
[Cập nhật ngày 15/6/2019]

****** ||| ******

Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)

Là hậu thân của Chiến Đoàn I Nhảy Dù được thành lập ngày 15/11/1961 do Thiếu tá Dư Quôc Đống làm Chiến Đoàn Trưởng đầu tiên. Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn với quân số 49 quân nhân Nhảy Dù có nhiệm vụ:

–Đảm trách việc chỉ huy chiến thuật trong các cuộc hành quân phối hợp từ 2 Tiểu Đoàn Nhảy Dù trở lên.

–Đặt kế hoạch chỉ huy hành quân và yểm trợ cho các Tiểu Đoàn thống thuộc.

–Liên lạc để xin yểm trợ hỏa lực cho các Tiểu Đoàn thống thuộc khi các đơn vị Nhảy Dù được tăng phái cho các Sư Đoàn Bộ Binh hoặc Khu Chiến Thuật hoặc Vùng Chiến Thuật. Và nhiệm vụ này được chấm dứt khi Chiến Đoàn trở về hậu cứ.

Bản doanh của CĐIND nằm trong căn cứ Hoàng Hoa Thám. Đến ngày 10 tháng 9/1964 Trung tá Dư Quốc Đống được thăng cấp đại tá và lên làm Tư Lệnh Lữ Đoàn Nhảy Dù bàn giao lại cho Trung tá Bùi Kim Kha.

Ngày 2 Tháng 3 năm 1966, sau trận giải vây quận Thuần Mẫn tại Quân Khu 2, Thiếu tá Hồ Trung Hậu đang là TĐT/TĐ5ND được chỉ định thay thế Trung tá Bùi Kim Kha chỉ huy CĐIND.

Về sau do nhu cầu chiến trường ngày một gia tăng, thêm các Tiểu Đoàn tác chiến và các Tiểu Đoàn Pháo Binh 105ly Nhảy Dù được thành lập, Lữ Đoàn Nhảy Dù được phát triển thành Sư Đoàn Nhảy Dù vào ngày 1 tháng 12 năm 1965. Do đó cơ cấu tổ chức Sư Đoàn Nhảy Dù được cải tổ, thêm nhiều đơn vị yểm trợ tiếp vận như Truyền Tin, Công Binh, Quân Y... được nâng cấp.

Đến ngày 1/5/1968 Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn I ND được cải danh thành Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn Nhảy Dù để chỉ huy chiến thuật các đơn vị thống thuộc và tăng phái theo nhu cầu:

–Chỉ huy các thành phần tác chiến và yểm trợ do SĐND tăng phái khi hành quân.

–Tiếp nhận và xuất phái các thành phần tăng cường mau lẹ khi chiến trường đòi hỏi.

–Tổ chức các cuộc hành quân cấp Lữ Đoàn, hoặc hành quân dài hạn.

–Giám sát sự di chuyển về an ninh của các thành phần tăng phái yểm trợ.

–Thiết lập hệ thống liên lạc với các bộ chỉ huy cao cấp và bộ chỉ huy kế cận.

–Giám sát huấn luyện chiến thuật cho các đơn vị cơ hữu.

–Tổ chức hành quân độc lập khi được tăng cường đầy đủ các thành phần yểm trợ.

–Khả năng điều khiển và kiểm soát lối 5 Tiểu Đoàn hành quân.

–Tính cách di động 100%.

Lữ Ðoàn Trưởng/LÐIND đầu tiên là Trung tá Hồ Trung Hậu. Trên phương diện tổ chức, Lữ Đoàn I Nhảy Dù gồm có:

–Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn và các Ban Tham Mưu 1, 2, 3, 4, 5 và Truyền Tin.
–Đại Đội Chỉ Huy Công Vụ/LĐIND.
–Đại Đội 1 Trinh Sát Nhảy Dù.
–Tiểu Đoàn 1 Pháo Binh Nhảy Dù.
–3 Tiểu Đoàn tác chiến: Tiểu Đoàn 1, 8 & 9 Nhảy Dù.

–Trung Đội Truyền Tin/LĐIND với nhiệm vụ thiết lập hệ thống liên lạc hữu tuyến, vô tuyến, hỏa bài quân, mật mã và điện báo từ BCH/LĐ đến tất cả các đơn vị thống thuộc.

–Trung Đội 1 Truyền Tin do Tiểu Đoàn Truyền Tin/SĐND tăng phái với nhiệm vụ thiết lập hệ thống liên lạc hữu tuyến, siêu tần số, giải tần đơn, Viễn ấn tự, vô tuyến âm thoại, điện báo, hỏa bài quân và mật mã từ BCH/LĐ đến BTL/SĐND.

–Đại Đội 1 Công Binh do Tiểu Đoàn Công Binh/SĐND tăng phái.

–Đại Đội 1 Quân Y do TĐQY/SĐND tăng phái.

–Phân Đội 1 Tiếp Vận do Tiểu Đoàn Yểm Trợ/SĐND tăng phái.

Về phương diện chiến thuật, khi nhu cầu hành quân đòi hỏi, bất cứ Tiểu Đoàn Nhảy Dù tác chiến nào cũng có thể được BTL/SĐND chỉ định để kết hợp thành một lực lượng đáp ứng cho nhu cầu chiến trường của Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn ngay cấp thời.

Đến ngày 25/1/1968 Trung tá Hồ Trung Hậu bàn giao chức vụ Lữ Đoàn Trưởng LĐIND lại cho Thiếu tá Lê Quang Lưỡng.

Sau khi nhận bàn giao LĐIND ngày 27/1/1968 Thiếu tá Lê Quang Lưỡng và BCH LĐIND được điều động ra Huế thay thế BCH/LĐIIND do Trung tá Đào Văn Hùng chỉ huy với 3 Tiểu Đoàn 2, 7 và 9 Nhảy Dù để bảo vệ cho Huế và Quảng Tri tại QKI [Quân Khu I] trong dịp tết Mậu Thân.

Đến ngày 15/7/1972 Đại tá Lê Quang Lưỡng được chỉ định giữ chức vụ Phụ tá HQ cho Tư Lệnh SĐND, ông bàn giao lại cho Trung tá Lê Văn Ngọc chỉ huy LĐ1 Nhảy Dù.

Ngày 24/7/1974, Đại tá Lê Văn Ngọc thuyên chuyển về đặt dưới quyền sử dụng của Bộ Nội Vụ, ông bàn giao LĐIND lại cho Trung tá Nguyễn Văn Đỉnh chỉ huy LĐIND cho đến tháng 4/1975.

Các Vị Chỉ Huy Liên Tiếp:

1. Thiếu tá Dư Quốc Đống(15/11/1961–10/09/1964),
2. Thiếu tá Bùi Kim Kha(11/09/1964–01/03/1966),
3. Thiếu tá Hồ Trung Hậu(02/03/1966–25/01/1968),
4. Thiếu tá Lê Quang Lưỡng(26/01/1968–15/07/1972),
5. Trung tá Lê Văn Ngọc(16/07/1972–24/07/1974),
6. Trung tá Nguyễn Văn Đỉnh(25/07/1974–30/04/1975).

Các cuộc hành quân tham dự:

–Hành quân tảo thanh tại Kiến Hoà (QK4);
–Hành quân giải vây đồn Bỏ Túc (QK3);
–Hành quân giải phóng xóm Bà Đa (QK3);
–Hành quân tảo thanh Phan Thiết (QK3);
–Hành quân tảo thanh Phước Hòa (QK3);

–Hành quân Ấp Bắc 2 tại Mỹ Tho QK4 vào ngày 03/01/1965. Giao tranh ác liệt giữa TĐ5ND và một Trung Đoàn VC. Các sĩ quan Nhảy Dù chỉ huy chiến Trường có: Trung tá Hồ Tiêu TĐT/TĐ5ND, Đại úy Ngô quang Trưởng TĐP kiêm SQ Ban 3, Đại úy Đoàn văn Nu TĐT/TĐ1ND, Thiếu tá Trương Quang Ân Tham mưu Trưởng LĐIND;

–Hành quân Lam Sơn 11 (QK1);
–Hành quân Phi Điểu 1 (QK4);
–Hành quân Thăng Long 11 (QK4);
–Hành quân Hùng Vương 2 đến 5 (QK3);
–Hành quân Quyết thắng 141 An Khê (QK2);
–Hành quân Quyết Thắng 147 (QK2);
–Hành quân Dân Tiến 107 Cheo Reo (QK2);
–Hành quân Thần Phong 3 (QK2);
–Hành quân Đại Bàng 3 QL 21 (QK2);
–Hành quân Thần Phong 7 Bồng Sơn (QK2);
–Hành quân Thần Phong 2 Tam Quan (QK2);
–Hành quân Thành Công 1 (BKTD) (QK3);
–Hành quân Tái lập an ninh Đà Nẵng (QK1);
–Hành quân Bình Phú 9 và 10 (QK2);
–Hành quân Bình Phú 18 (QK2);
–Hành quân Lam Sơn 318/2 Đông Hà (QK1);
–Hành quân Lam Sơn 329 (QK1);
–Hành quân Xây Dựng 69/SĐ (QK3);
–Hành quân Lam Sơn XDNT/10 Quảng Trị (QK1);
–Hành quân Lam Sơn Đông Hà (QK1);
–Hành quân Long Phi 999/J/M (QK4);
–Hành quân Khamjei 164 (QK2);
–Hành quân Khamjei 169 (QK2);
–Hành quân Trương Công Định Cần Thơ (QK4);
–Hành quân Toàn Thắng 199/667–676–693–698 Tây Ninh (QK3);
–Hành quân Toàn Thắng 199/1280–1451 Tây Ninh (QK3);
–Hành quân Toàn Thắng 199/1922 Tây Ninh (QK3);
–Hành quân Toàn Thắng Đại Bàng 2/69 (QK3);
–Hành quân Toàn Thắng 81/DB 2/70 (QK3);
–Hành quân Lam Sơn 719 Hạ Lào (QK1);
–Hành quân Quang Trung 22/2 (QK2);
–Hành quân Toàn Thắng 72 C–D (QK3);
–Hành quân Đại Bàng 72/A–B–C–H–E–M (QK1);
–Hành quân Sao Mai Tây Ninh (QK3);
–Hành quân Phi Hoà 2 (QK3);
–Hành quân Đức Thắng 62 đến 64 (QK4);
–Hành quân Bình định Long An (QK4);
–Hành quân Thăng Long 19 (QK4);
–Hành quân Nguyễn Văn Nho (QK3);
–Hành quân Dân Tiến 102 (QK2);
–Hành quân Dân Tiến 103 Lê Thanh (QK3);
–Hành quân Thần Phong 1 và 2 (QK2);
–Hành quân Toàn Thắng 17 (QK2);
–Hành quân Đại Bàng 8 Bồng Sơn (QK2);
–Hành quân Jefferson Tuy Hoà (QK2);
–Hành quân Liên Kết 26 Quảng Ngãi (QK1);
–Hành quân An Dân 79/66 (QK3);
–Hành quân Bình Phú 6 Phù Cát (QK2);
–Hành quân Bình Phú 20 Qui Nhơn (QK2);
–Hành quân Lam Sơn 325/1 và 2 QT (QK1);
–Hành quân Dân Chí 270 Chương Thiện (QK4);
–Hành quân Tảo Thanh Đông Hà (QK1);
–Hành quân Liên Kết 81 Quảng Ngãi (QK1);
–Hành quân Lam Sơn 131 (QK1);
–Hành quân Dân Thắng Dakto (QK2);
–Hành quân Kamjei 167 Dakseang (QK2);
–Hành quân Lam Sơn 183 Giải toả Huế trong trận Tết Mậu Thân 1968 (QK1);
–Hành quân Chiến Dịch Toàn Thắng (QK3);
–Hành quân Toàn Thắng 12/68–20/68 (QK3);
–Hành quân Dân Chí 6–7 (QK3);
–Hành quân Ven Đô (QK3);
–Hành quân Toàn Thắng 43/ĐB 1/70 (QK3);
–Hành quân Toàn Thắng Đại Bàng 2/70 (QK3) (Kampuchia);
–Hành quân Toàn Thắng 1/71 –2/71 (QK3);
–Hành quân Lam Sơn Đại Bàng 72 (QK1);
–Hành quân Đại Bàng 18 A–B (QK1).

Tuyên Dương Công Trạng:

Hiệu kỳ Lữ Đoàn I Nhảy Dù được 3 lần tuyên dương công trạng trước Quân Đội, được ân thưởng dây biểu chương màu Anh Dũng Bội Tinh với nhành Dương liễu.

Về huy chương cá nhân, các chiến sĩ Lữ Đoàn I Nhảy Dù đã được ân thưởng:

–7 Đệ Tứ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương kèm Anh Dũng Bội Tinh với nhành dương liễu,

–18 Huân Công Bội Tinh kèm ADBT/NDL,
–142 Anh Dũng Bội Tinh với nhành dương liễu,
–345 Anh Dũng Bội Tinh Ngôi Sao Vàng,
–1001 Anh Dũng Bội Tinh Ngôi Sao Bạc,
–2197 Anh Dũng Bội Tinh Ngôi Sao Đồng.

Tài liệu tham khảo:


–Insignia of The Republic Of VietNam Airborne Division copyright @ 2002 by Harry F. Pugh.
–Tiểu Sử và Thành Tích của Sư Đoàn Nhảy Dù do BTL/SĐND/Phòng TLC ấn hành năm 1972.
–Phỏng vấn trực tiếp một số chiến hữu và Niên Trưởng trong SĐND.

Đại úy Võ Trung Tín – Tiểu Đoàn Truyền Tin SĐND – 714–856–9202
Đại úy Nguyễn Hữu Viên – Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù
Email:
pvotin@gmail.com 

 

 

 

 

 

Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)

02

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, Mục lục

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LỮ ĐOÀN II NHẢY DÙ
[Cập nhật ngày 15/6/2019]

****** ||| ******

Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)

Là hậu thân của Chiến Đoàn II Nhảy Dù được thành lập cùng lúc với Chiến Đoàn I ND từ ngày 15/11/1961 và do Thiếu tá Đỗ Kế Giai làm Chiến Đoàn Trưởng. Đến cuối tháng 6/1964 Trung tá Đỗ Kế Giai thuyên chuyển về đặt dưới quyền sử dụng của Bộ TTM, Trung tá Trương Quang Ân được chỉ dịnh thay thế. Ngày 25/5/1965 Trung tá Trương Quang Ân thuyên chuyển đặt dưới quyền sử dụng của Bộ Nội Vụ, Trung tá Ngô Xuân Nghị thay thế chỉ huy Chiến Đoàn II Nhảy Dù. Sau Trận Đức Cơ (1966) Trung tá Đào Văn Hùng thay thế Trung tá Ngô Xuân Nghị chỉ huy Chiến Đoàn II Nhảy Dù.

Ngày 1/5/1968, Chiến Ðoàn II Nhảy Dù được cải danh thành Lữ Ðoàn II Nhảy Dù và LÐT/LÐIIND đầu tiên là Trung tá Ðào Văn Hùng. Bản doanh của LĐIIND đặt tại Trại Nguyễn Huệ trên Đồi Tăng Nhơn Phú Thủ Đức.

Về phương diện tổ chức, Lữ Đoàn II Nhảy Dù gồm có:

–Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn và các Ban Tham Mưu 1, 2, 3, 4, 5 và Truyền Tin.

–Đại Đội Chỉ Huy Công Vụ/LĐIIND.

–Đại Đội 2 Trinh Sát Nhảy Dù.

–Tiểu Đoàn 2 Pháo Binh Nhảy Dù.

–3 Tiểu Đoàn tác chiến: Tiểu Đoàn 5, 7 & 11 Nhảy Dù.

–Trung Đội Truyền Tin/LĐIIND với nhiệm vụ thiết lập hệ thống liên lạc hữu tuyến, vô tuyến, hỏa bài quân, mật mã và điện báo từ BCH/LĐ đến tất cả các đơn vị thống thuộc.

–Trung Đội 2 Truyền Tin do Tiểu Đoàn Truyền Tin/SĐND tăng phái với nhiệm vụ thiết lập hệ thống liên lạc hữu tuyến, siêu tần số, giải tần đơn, Viễn ấn tự, vô tuyến âm thoại, điện báo, hỏa bài quân và mật mã từ BCH/LĐ đến BTL/SĐND.

–Đại Đội 2 Công Binh do Tiểu Đoàn Công Binh/SĐND tăng phái.

–Đại Đội 2 Quân Y do TĐQY/SĐND tăng phái.

–Phân Đội 2 Tiếp Vận do Tiểu Đoàn Yểm Trợ/SĐND tăng phái.

Đến tháng 8 năm Mâu Thân 1968, Trung tá Đào Văn Hùng bàn giao Lữ Đoàn II lại cho Trung tá Trần Quốc Lịch. Đến sau trận tấn công vào Cổ Thành Quảng Trị, Đại tá Trần Quốc Lịch thuyên chuyển vế SĐ5BB Trung tá Nguyễn Thu Lương thay thế.

Ngày 15/12/1973, Trung tá Lê Minh Ngọc đang là Lữ Đoàn Phó LĐIIIND được điều động sang XLTV Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn II Nhảy Dù tại Căn Cứ Evans (Phong Điền) thay thế Đại tá Nguyễn Thu Lương đi học khóa Tham Mưu Cao Cấp. Đến ngày 25/1/1974 Đại tướng Cao Văn Viên chính thức bổ nhiệm Trung tá Lê Minh Ngọc giữ chức vụ Lữ Đoàn Trưởng LĐIIND.

Đến ngày 1 tháng 12 năm 1974, Đại tá Nguyễn Thu Lương trở về nắm lại chức vụ Lữ Đoàn Trưởng LĐIIND, Trung tá Lê Minh Ngọc chuyễn sang đảm nhiệm việc thành lập và giữ chức vụ Lữ Đoàn Trưởng LĐIVND.

Ngày 16/3/1975, khi Phan Rang thất thủ, Đại tá Nguyễn Thu Lương bị VC bắt tại Phan Rang, Trung tá Đào Thiện Tuyển được chỉ định thay thế chức vụ Lữ Đoàn Trưởng LĐIIND từ đó cho đến ngày cuối cùng 30/4/1975.

Các Vị Chỉ Huy Liên Tiếp:

1. Thiếu tá Đỗ Kế Giai(15/11/1961–30/06/1964),
2. Thiếu tá Trương Quang Ân(01/07/1964–24/05/1965),
3. Thiếu tá Ngô Xuân Nghị(25/05/1965–14/06/1966),
4. Thiếu tá Đào Văn Hùng(15/06/1966–09/07/1968),
5. Trung tá Trần Quốc Lịch(10/07/1968–30/08/1972),
6. Đại tá Nguyễn Thu Lương(01/09/1972–15/12/1973),
7. Trung tá Lê Minh Ngọc(15/12/1973–01/12/1974),
8. Đại tá Nguyễn Thu Lương(01/12/1974–16/04/1975),
9. Trung tá Đào Thiện Tuyển(17/04/1975–30/04/1975).

Các cuộc hành quân tham dự:

–HQ Hắc Dịch,
–HQ Phi Hỏa,
–HQ Lam Sơn,
–HQ GoodWood,
–HQ Lam Sơn 719,
–HQ Đại Bàng 72–A–B–C–H–E–M,
–HQ Đại Bàng 3–74,
–HQ Phi Hỏa 6 Đại Phong,
–HQ Quyết Thắng,
–HQ Trần Hưng Đạo,
–HQ Toàn Thắng 2/71 từ 29/9–07/11/1971 Tây Ninh Giải Tỏa QL22,
–HQ Bắc Bình Vương,
–HQ Đại Bàng 18–A–B.

LĐIIND được 3 lần tuyên dương công trạng trước Quân Đội, được ân thưởng dây biểu chương màu Anh Dũng Bội Tinh với nhành Dương liễu.

Tài liệu tham khảo:


1. Insignia of The Republic Of VietNam Airborne Division copyright @ 2002 by Harry F. Pugh.

2. Tiểu Sử và Thành Tích của Sư Đoàn Nhảy Dù do BTL/SĐND/Phòng TLC ấn hành năm 1974.

3. Phỏng vấn trực tiếp một số chiến hữu và Niên Trưởng trong SĐND.

Đại úy Võ Trung Tín – Tiểu Đoàn Truyền Tin SĐND – 714–856–9202
Đại úy Nguyễn Hữu Viên – Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù
Email:
pvotin@gmail.com

 

 

 

 

 

Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)

03

1, 2, 3, 4, 5, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, Mục lục

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LỮ ĐOÀN III NHẢY DÙ
[Cập nhật ngày 15/6/2019]


[Cập nhật ngày 15/6/2019]

****** ||| ******

Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)

Là hậu thân của Chiến Đoàn III Nhảy Dù được thành lập từ ngày 1/8/1966 do Trung tá Nguyễn Khoa Nam làm Chiến Đoàn Trưởng đầu tiên. Cuối năm 1967, Chiến Đoàn III Nhảy Dù đã chiến thắng vẻ vang trận đánh đồi 1416 Ngok Van ở tại Dak To, tiêu diệt Trung đoàn 24 Chủ Lực CSBV. Sau trận chiến thắng này, Hiệu kỳ của Chiến Đoàn III Nhảy Dù được tuyên dương trước Quân Đội và được ân thưởng Anh Dũng Bội Tinh với nhành Dương Liễu. Trung tá Nguyễn Khoa Nam được ân thưởng Đệ Tam Đẳng Bảo Quốc Huân Chương và là sĩ quan cấp trung tá thứ nhì của Sư Đoàn Nhảy Dù được ân thưởng huy chương cao quý này sau Trung tướng Đỗ Cao Trí.

Ðến ngày 1/5/1968, Chiến Ðoàn 3 Nhảy Dù được cải danh thành Lữ Ðoàn III Nhảy Dù và LÐT/LÐIIIND đầu tiên là Trung tá Nguyễn Khoa Nam. Bản doanh của LĐIIIND nằm trong căn cứ Hoàng Hoa Thám.

Về phương diện tổ chức, Lữ Đoàn III Nhảy Dù gồm có:

–Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn và các Ban Tham Mưu 1, 2, 3, 4, 5 và Truyền Tin.

–Đại Đội Chỉ Huy Công Vụ/LÐIIIND.

–Đại Đội 3 Trinh Sát Nhảy Dù.

–Tiểu Đoàn 3 Pháo Binh Nhảy Dù.

–3 Tiểu Đoàn tác chiến: Tiểu Đoàn 2, 3 & 6 Nhảy Dù.

–Trung Đội Truyền Tin/LĐIIIND với nhiệm vụ thiết lập hệ thống liên lạc hữu tuyến, vô tuyến, hỏa bài quân, mật mã và điện báo từ BCH/LĐ đến tất cả các đơn vị thống thuộc.

–Trung Đội 3 Truyền Tin do Tiểu Đoàn Truyền Tin/SĐND tăng phái với nhiệm vụ thiết lập hệ thống liên lạc hữu tuyến, siêu tần số, giải tần đơn, Viễn ấn tự, vô tuyến âm thoại & điện báo, hỏa bài quân và mật mã từ BCH/LĐ đến BTL/SĐND.

–Đại Đội 3 Công Binh do Tiểu Đoàn Công Binh/SĐND tăng phái.

–Đại Đội 3 Quân Y do TĐQY/SĐND tăng phái.

–Phân Đội 3 Tiếp Vận do Tiểu Đoàn Yểm Trợ/SĐND tăng phái.

Đến tháng 11 năm 1970, Trung tá Nguyễn Khoa Nam bàn giao Lữ Đoàn III lại cho Trung tá Nguyễn Văn Thọ. Đến trận Hạ Lào Lam Sơn 719, Đại tá Thọ bị VC bắt giữ khi đồi 31 thất thủ, Đại tá Trương Vĩnh Phước được chỉ định làm Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn III Nhảy Dù. Năm 1972 khi Tướng Lưỡng chính thức đảm nhiệm chức vụ Tư Lệnh SĐND, Đại tá Trương Vĩnh Phước được chỉ định làm Tư Lệnh Phó SĐND và ông bàn giao LĐIIIND lại cho Trung tá Văn Bá Ninh.

Tháng 7 năm 1974, Trung tá Văn Bá Ninh lên làm Tham Mưu Trưởng SĐND bàn giao lại cho Trung tá Lê Văn Phát làm Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn III Nhảy Dù. Đến ngày 4/4/1974 Đại tá Lê Văn Phát bàn giao Lữ Đoàn III Nhảy Dù lại cho Trung tá Trần Đăng Khôi cho đến ngày cuối cùng 30/4/1975.

Các Vị Chỉ Huy Liên Tiếp:

01. Trung tá Nguyễn Khoa Nam(01/08/1966–30/11/1970),
02. Trung tá Nguyễn Văn Thọ(01/12/1970–30/03/1971),
03. Trung tá Trương Vĩnh Phước(31/03/1971–15/12/1972),
04. Trung tá Văn Bá Ninh(16/12/1972–24/07/1974),
05. Trung tá Lê Văn Phát.(25/07/1974–04/04/1975),
06. Trung tá Trần Đăng Khôi.(04/04/1975–30/04/1975).

Các cuộc hành quân tham dự:

–Hành Quân An Ninh Vòng đai Thủ Đô Sài Gòn 1966;
–Hành Quân Lam Sơn 288–289 Bình Phú 1966;
–Hành Quân Tiền Phong và Lam Sơn 318 năm 1966;
–Hành Quân An Ninh Vòng Đai Thủ Đô năm 1967;
–Hành Quân Dân Trí 285B Long Phi 999–H năm 1967;
–Hành Quân Lam Sơn 45, 46, 47,57 1967;
–Hành Quân Khamjei 180, 182, 183 Đồi 1416 Dakto 1967;
–Hành Quân Trần Hưng Đạo giai đoạn 2 Quyết Thắng và Toàn Thắng 1968;
–Hành Quân Toàn Thắng Dân Trí 1969, 1970;

–Hành Quân Toàn Thắng 81 2–71, Toàn Thắng 72–1 Đại Bàng 1/71 tại Tây Ninh 1971;

–Hành Quân Lam Sơn 719 Đại Bàng 2–71 tại Hạ Lào 1971;
–Hành Quân Toàn Thắng 8–71 tại Phước Long 2/71 Tây Ninh 1971;
–Hành Quân Toàn Thắng Đại Bàng 3/71–SĐND tại lãnh thổ Kampuchea 1971;
–Hành Quân Bắc Bình Vương 22–1 tại Quân Khu II Tam Biên 1972;
–Hành Quân Toàn Thắng Đại Bàng 72D tại An Lộc 1972;
–Hành Quân Lam Sơn 72D Đại Bàng 72 tại Quân Khu I Trị Thiên 1972;
–Hành Quân Đại Bàng 72 từ ngày 23/5 đến 31/12/1974.

Lữ Đoàn III Nhảy Dù được 2 lần tuyên dương công trạng trước Quân Đội, được ân thưởng dây biểu chương màu Anh Dũng Bội Tinh với nhành Dương liễu.

Tài liệu tham khảo:


1. Insignia of The Republic Of VietNam Airborne Division copyright @ 2002 by Harry F. Pugh.
2. Tiểu Sử và Thành Tích của Sư Đoàn Nhảy Dù do BTL/SĐND/Phòng TLC ấn hành năm 1974.
3. Phỏng vấn trực tiếp một số chiến hữu và Niên Trưởng trong SĐND.

Đại úy Võ Trung Tín – Tiểu Đoàn Truyền Tin SĐND – 714–856–9202
Đại úy Nguyễn Hữu Viên – Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù
Email:
pvotin@gmail.com

 

 

 

 

 

Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)

04

1, 2, 3, 4, 5, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, Mục lục

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LỮ ĐOÀN IV NHẢY DÙ
[Cập nhật ngày 15/6/2019]

****** ||| ******

Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)

Ngày 1/12/1974, Lữ Đoàn IV Nhảy Dù được thành lập do Trung tá Lê Minh Ngọc làm Lữ Đoàn Trưởng với 3 Tiểu Đoàn cũng hoàn toàn tân lập. Quân số hầu hết lấy từ những thành phần quân nhân ưu tú từ các Tiểu Đoàn trực thuộc SĐND và đã được chuẩn bị thành các Đại Đội Đa Năng từ nhiều tháng trước. Nhờ vậy mà các Đại Đội này khi kết hợp lại thành các Tiểu Đoàn tân lập đã có thể được sử dụng ngay không gặp khó khăn.

Lữ Đoàn Phó là Trung tá Trần Đăng Khôi. Đến đầu tháng 4/1975 Trung tá Khôi lên làm LĐT/LĐIIIND, Trung tá Nguyễn Đình Ngọc thay thế chức vụ này. Bản doanh của LĐIVND nằm trong căn cứ Hoàng Hoa Thám.

Về phương diện tổ chức, Lữ Đoàn IV Nhảy Dù gồm có:

–Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn và các Ban Tham Mưu 1, 2, 3, 4, 5 và Truyền Tin.

–Đại Đội Chỉ Huy Công Vụ/LÐIVND.

–Trung Đội Truyền Tin/LĐIVND với nhiệm vụ thiết lập hệ thống liên lạc hữu tuyến, vô tuyến, hỏa bài quân, mật mã và điện báo từ BCH/LĐ đến tất cả các đơn vị thống thuộc.

–Trung Đội 4 Truyền Tin do Tiểu Đoàn Truyền Tin/SĐND tăng phái với nhiệm vụ thiết lập hệ thống liên lạc hữu tuyến, siêu tần số, giải tần đơn, Viễn ấn tự, vô tuyến âm thoại & điện báo, hỏa bài quân và mật mã từ BCH/LĐ đến BTL/SĐND.

–Đại Đội 4 Công Binh do Tiểu Đoàn Công Binh/SĐND tăng phái.

–Đại Đội 4 Quân Y do TĐQY/SĐND tăng phái.

–Phân Đội 4 Tiếp Vận do Tiểu Đoàn Yểm Trợ/SĐND tăng phái.

Các Tiểu Đoàn trực thuộc gồm có:

–Tiểu Đoàn 12 Nhảy Dù: Tiểu Đoàn Trưởng là Thiếu tá Nguyển Văn Nghiêm.
–Tiểu Đoàn 14 Nhảy Dù: Tiểu Đoàn Trưởng là Thiếu tá Nguyển Đức Tâm.
–Tiểu Đoàn 15 Nhảy Dù: Tiểu Đoàn Trưởng là Thiếu tá Nguyển Văn Phú.

–Tiểu Đoàn 4 Pháo Binh Nhảy Dù: Tiểu Đoàn Trưởng là Thiếu tá Đặng Hữu Minh (Chưa thành lập xong).

–Đại Đội 4 Trinh Sát: Đại Đội Trưởng là Trung úy Trần Chí Mỹ.

Lữ Ðoàn IV ND với 3 Tiểu Đoàn 12, 14, 15 Nhảy Dù, từ Ðà Nẵng được rút về Sài Gòn bằng đường biển vào ngày 20/1/1975, biệt phái Biệt Khu Thủ Ðô để trấn ngự mặt phía Tây Thủ Đô Sài Gòn đang bị cộng quân vượt sông Vàm Cỏ Đông đe doạ. Chính Lữ Ðoàn IV ND, dưới quyền chỉ huy của Trung tá Lê Minh Ngọc, đã ngăn chận VC ở cửa ngõ Thủ Ðô Sài Gòn.

Ngày 22/1/1975, tức là sau hai ngày hải hành 2 Tiểu Đoàn 12 và 14 Nhảy Dù về đến Sài Gòn và được tung ngay vào chiến trận tại khu vực “Thành Ông Năm” chiếm lại vùng Lương Hòa cạnh bờ sông Vàm Cỏ đánh đuổi thành phần tiền trạm lập đầu cầu của VC chạy về bên kia sông. Các đơn vị Nhảy Dù tịch thu nhiều vũ khí AK47, B40 và Trung Liên nồi... còn mới nguyên trong nhiều thùng gỗ mà cộng quân che dấu tại các lùm bụi cạnh bờ sông.

Giữa tháng 3/1975, LĐIVND điều động 2 Đại Đội của Tiểu Đoàn 12 Nhảy Dù do Thiếu tá Nguyễn Trọng Nhi chỉ huy tăng phái cho Tiểu Khu Gia Định tiểu trừ một đại đội đặc công CS vừa xâm nhập vùng cư xá Thanh Đa tại đầu cầu xa lộ. Lực lượng Nhảy Dù nhẹ nhàng thanh toán mục tiêu trong ngày.

Ngày 10/4/1975, LĐIVND được tăng phái cho BTL/QĐ3 để án ngữ trục lộ QL15 từ ngã ba Tam Hiệp vắt qua sông Đồng Nai hướng đến Long Thành.

Ngoài ra Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù cũng đã thành lập thêm 3 Tiểu Đoàn Nhảy Dù tân lập khác ngoài bảng cấp số. Các Tiểu Đoàn này hoạt động như các Tiểu Đoàn biệt lập trực thuộc BTL Sư Đoàn:

–Tiểu Đoàn 16 Nhảy Dù: Tiểu Đoàn Trưởng là Thiếu tá Phạm Kim Bằng.
–Tiểu Đoàn 17 Nhảy Dù: Tiểu Đoàn Trưởng là Thiếu tá Hồng Thu.
–Tiểu Đoàn 18 Nhảy Dù: Tiểu Đoàn Trưởng là Thiếu tá Lê Hữu Chí.

Tài liệu tham khảo:


–Phỏng vấn trực tiếp các chiến hữu và Niên Trưởng trong SĐND: Trung tá Lê Minh Ngọc LĐT/LĐIVND.

Đại úy Võ Trung Tín – Tiểu Đoàn Truyền Tin SĐND – 714–856–9202
Đại úy Nguyễn Hữu Viên – Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù
Email:
pvotin@gmail.com

 

 

 

 

 

Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)

05

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, Mục lục

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BỘ CHỈ HUY PHÁO BINH NHẢY DÙ
[Cập nhật ngày 16/6/2019]

****** ||| ******

Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)

Pháo Binh Sư Đoàn Nhảy Dù [PBSĐND] có thể nói bắt đầu được thành hình từ ngày 5/4/1954 khi người Pháp chuyển giao lại cho Quân Đội Quốc Gia Việt Nam từ đơn vị 3ẻ Compagnie Étrangère Parachutiste de Mortiers Lourds; vị Đại Đội Trưởng người Pháp đương thời là Đại úy Robert De Levy, và bởi SVVT số 6185/TTM/1/SL do Trung tướng Nguyễn Văn Hinh ký ngày 5/4/1954, Đệ Tam Đại Đội Súng Cối được cải danh là Đại Đội Súng Cối Nhảy Dù (được trang bị 9 khẩu súng cối 4.2 có thể để dưới đất, hay gắn vào thiết vận xa M113).

Tháng 6 năm 1955, Đại úy De Lavy bàn giao quyền chỉ huy lại cho Trung úy Bùi Kim Kha.

Đến ngày 23/5/1956, Trung úy Bùi Kim Kha bàn giao chức vụ Đại Đội Trưởng lại cho Trung úy Huỳnh Long Phi.

Doanh Trại của đơn vị Súng Cối Nhảy Dù:

–Từ 1/05/1954–11/8/1954, tại Trường Bưởi–Hà Nội.

–Từ 14/08/1954–23/8/1955, đồn trú tại TTHL Đồng Đế Nha Trang.

–Từ 24/08/1955–30/04/1956, di chuyển về Trại Nguyễn Trung Hiếu, Bà Quẹo. Và đến ngày 31/12/1956 dời về Căn Cứ Hoàng Hoa Thám.

Ngày 26/10/1959, khi Liên Đoàn Nhảy Dù được tăng trưởng thành Lữ Đoàn Nhảy Dù, Đại Đội Súng Cối được cải danh thành Pháo Đội Súng Cối Nhảy Dù.

Ngày 1/12/1965, Lữ Đoàn Nhảy Dù được Bộ Tổng Tham Mưu chấp thuận cải danh thành Sư Đoàn Nhảy Dù, Pháo Đội Súng Cối Nhảy Dù cũng được cải danh thành Tiểu Đoàn Pháo Binh SĐND. Tiểu Đoàn Trưởng đầu tiên là Thiếu tá Huỳnh Long Phi.

Ngày 1/7/1968, Tiểu Ðoàn 2 Pháo Binh Nhảy Dù được thành lập tại căn Cứ Hoàng Hoa Thám–Sài Gòn do Thiếu tá Nguyễn Văn Tường làm Tiểu Đoàn Trưởng đầu tiên. Sau khi thành lập, Tiểu Đoàn 2 Pháo Binh Nhảy Dù được gởi đi thụ huấn tại Trường Pháo Binh QLVNCH tại Dục Mỹ.

Để thích ứng với đà lớn mạnh và hoạt động yểm trợ hỏa lực hữu hiệu cho SĐND, ngày 7/7/1968 BCHPB/SĐND được thành lập bởi SVVT 2681/TTM/P.312/K của Bộ TTM QLVNCH, Vị Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh Sư Đoàn đầu tiên là Thiếu tá Huỳnh Long Phi.

Nhiệm Vụ của Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh Sư Đoàn Nhảy Dù:

–Thiết lập và điều hành Trung Tâm Phối Hợp Yểm Trợ Hoả Lực/SĐND.

–Tham mưu và cố vấn cho vị Tư Lệnh về phương diện yểm trợ hoả lực cho các đơn vị Nhảy Dù đang tham chiến.

–Lập kế hoạch sử dụng và phối trí hoả lực yểm trợ khi hành quân.

–Trực tiếp điều động hoả lực yểm trợ khi các đơn vị hành quân chạm địch.

–Tham dự các buổi họp tại Trung Tâm Hành Quân Sư Đoàn.

–Phối hợp với các Phòng, Ban tham mưu để thi hành các chỉ thị của Tư Lệnh SĐND.

–Tháp tùng với Tư Lệnh trong các chuyến thị sát mặt trận, quan sát, thăm viếng...

Ngày 1/01/1969, Tiểu Đoàn 3 Pháo Binh Nhảy Dù được thành lập tại Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung. Vị Tiểu Đoàn Trưởng đầu tiên là Thiếu tá Bùi Văn Châu và từ đây mỗi Tiểu Đoàn Pháo Binh sẽ yểm trợ trực tiếp cho một Lữ Đoàn Nhảy Dù.

Các Tiểu Đoàn Pháo Binh Nhảy Dù và các Pháo Đội của họ thường tháp tùng theo các Lữ Đoàn hoạt động trên khắp bốn vùng chiến thuật. Đôi khi các Pháo đội được tách ra để hoạt động hỏa yểm cho từng Tiểu Đoàn Nhảy Dù.

Tháng 4/1971, sau chiến dịch Hạ Lào Lam Sơn 719, Trung tá Huỳnh Long Phi sang Hoa Kỳ du học, Trung tá Nguyễn Văn Tường được chỉ định thay thế chức vụ Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh Nhảy Dù cho đến tháng 4/1975.

(Thời gian từ 26/10/1973–10/5/1974, Trung tá Nguyễn văn Tường đi học khoá Tham Mưu, Trung tá Nguyễn Văn Lược XLTV
[xử lý thường vụ] chức vụ Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh Nhảy Dù).

BCH pháo Binh Nhảy Dù đã tháp tùng với SĐND tham chiến hầu hết khắp [các] chiến trường trên 4 Quân Khu và ngoại biên (Kampuchia & Lào); hành quân bộ và luôn cả hành quân không vận, trực thăng vận. Tuy là đơn vị Yểm trợ nhưng Pháo Binh Nhảy Dù đã gây tổn thất đáng kể cho địch quân.

 



 

Trung tá Huỳnh Long Phi:

•Tốt nghiệp Khóa 4 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, 18/06/54.
•23/5/1956, Đại Đội Trưởng Đại Đội Súng Cối Nhảy Dù.
•1958, Du học Hoa Kỳ khóa BOC–Survey tại Fort Sill.
•Ngày 1/12/1965, Thành lập Tiểu Đoàn Pháo Binh Nhảy Dù.
•Ngày 7/7/1968, Chỉ Huy Trưởng Pháo binh Sư Đoàn Nhảy Dù.
•Tháng 4/1971, học khóa Chỉ Huy Tham Mưu tại Ft Leavenworth, Hoa Kỳ.

•Ngày 14/7/1972, Tử nạn trực thăng tại mặt trận Hải Lăng, Quảng Trị được truy thăng đại tá.

 

 

 

 

 


TIỂU ĐOÀN 1 PHÁO BINH NHẢY DÙ

Là hậu thân của Đại Đội Súng Cối Nhảy Dù được chuyển giao từ 3ẻ Compagnie Étrangère Parachutiste de Mortiers Lourds thuộc Quân Đội Pháp tử tháng 4 năm 1954 và Trung úy Bùi Kim Kha là Đại Đội Trưởng Việt Nam đầu tiên.

Đến ngày 1/12/1965, được phát triển thành TĐ Pháo Binh/SĐND để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của Lực Lượng ND. Thiếu tá Huỳnh Long Phi là Tiểu Đoàn Trưởng đầu tiên.

Doanh Trại của Tiểu Đoàn Pháo Binh Nhảy Dù từ khi mới thành lập tại Căn cứ Hoàng Hoa Thám cho đến ngày 30/4/1975.

Đến ngày 1/7/1968, khi lập thêm các Tiểu Đoàn 2 và 3 Pháo Binh Nhảy Dù, TĐPB Nhảy Dù cũng được cải danh thành Tiểu Đoàn 1 Pháo Binh Nhảy Dù. Khi Thiếu tá Huỳnh Long Phi lên làm Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Pháo Binh Nhảy Dù bàn giao chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng lại cho Thiếu tá Trần Thanh Liêm.

Về Phương diện tổ chức, Tiểu Đoàn 1 Pháo Binh Nhảy Dù gồm có 4 Pháo Đội: Pháo Đội Chỉ Huy và 3 Pháo Đội Tác Xạ A1, B1 và C1.

Về phần trang bị Tiểu Đoàn 1 PBND được trang bị 18 khẩu đại bác 105ly M102.
Về phương diện chiến thuật: Tiểu Đoàn 1 PBND yểm trợ hành quân cho một Lữ Doàn Nhảy Dù và được điều động bởi Bộ Chỉ Huy PB Sư Đoàn tuỳ theo nhu cầu hành quân.

Các vị Tiểu Ðoàn Trưởng Tiểu Ðoàn 1 Pháo Binh Nhảy Dù liên tiếp:

1. Thiếu tá Huỳnh Long Phi.(01/12/1965–07/07/1968),
2. Thiếu tá Trần Thanh Liêm (07/07/1968–15/07/1971),
3. Thiếu tá Bùi Đức Lạc (16/07/1971–01/01/1973),
4. Thiếu tá Nguyễn Văn Thông(02/01/1973–01/10/1973,
5. Thiếu tá Nguyễn Bá Trí (02/10/1973–30/04/1975).

Số lần tuyên dương công trạng:

–1 lần tuyên dương công trạng trước Quân Đội,
–3 bảng tuyên công đơn vị.

Tài liệu tham khảo:


–Tiểu Sử và Thành Tích của Sư Đoàn Nhảy Dù do BTL/SĐND/ Phòng TLC ấn hành năm 1974.

 



 

 

 

 


TIỂU ĐOÀN 2 PHÁO BINH NHẢY DÙ

Tiểu Ðoàn 2 Pháo Binh Nhảy Dù được thành lập ngày 1 tháng 7 năm 1968 tại căn Cứ Hoàng Hoa Thám Sài Gòn để đáp ứng nhu cầu của SĐND trước chiến trường sôi động. Thiếu tá Nguyễn Văn Tường làm Tiểu Đoàn Trưởng đầu tiên. Sau khi thành lập Tiểu Đoàn 2 PBND được gởi đi thụ huấn tại Trường Pháo Binh QLVNCH tại Dục Mỹ, Nha Trang.

Cuối tháng 11/1968 sau thời gian huấn luyện, TĐ2PBND trực tiếp tham chiến với LĐ2ND tại chiến trường Tây Ninh Bình Long và Phước Long Quân Khu 3.
Doanh Trại Tiểu Đoàn 2 Pháo Binh Nhảy Dù được di chuyển về đồn trú tại Căn Cứ Nguyễn Huệ, Long Bình thuộc Tỉnh Biên Hoà.

Về tổ chức, Tiểu Đoàn 2 Pháo Binh Nhảy Dù gồm có 4 Pháo Đội: Pháo Đội Chỉ Huy và 3 Pháo Đội Tác Xạ A2, B2 và C2.

Về phần trang bị: 3 Pháo đội Tác Xạ/Tiểu Đoàn 2 PBND được trang bị 18 khẩu đại bác 105ly M102. Đặc điểm của loại súng đại bác 105ly M102 này là gọn, nhẹ, linh động, chịu đựng sức mạnh giật hậu, dể điều khiển. Thich họp cho nhu cầu lưu động của Lực Lương Tổng Trừ Bị.

Các vị Tiểu Ðoàn Trưởng Tiểu Ðoàn 2 Pháo Binh Nhảy Dù:

1. Thiếu tá Nguyễn Văn Tường.(01/07/1968 –01/04/1971),
2. Thiếu tá Nguyễn Văn Lước (02/04/1971 –30/09/1973),
3. Thiếu tá Nguyễn Ngọc Triệu (01/10/1973 –30/04/1975).

Số lần tuyên dương công trạng:

–Tiểu Đoàn 2 Pháo Binh Nhảy Dù được 1 lần tuyên dương trước Quân Đội

–Hiệu kỳ được mang 3 bảng tuyên công màu Anh Dũng Bội Tinh với nhành dương liễu.

Tài liệu tham khảo:


–Tiểu Sử và Thành Tích của Sư Đoàn Nhảy Dù do BTL/SĐND/ Phòng TLC ấn hành năm 1974.

 



 

 

 

 


TIỂU ĐOÀN 3 PHÁO BINH NHẢY DÙ

Tiểu Đoàn 3 Pháo Binh khởi sự thành lập từ ngày 17/10/1968 tại Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung, bởi SVVT số 2366/BTL/SĐND/–P3/HL ngày 7/10/1968 và được Bộ Tổng Tham Mưu/QLVNCH chính thức chấp thuận vào ngày 1/01/1969 bởi SVVT số 2366/TTM/K ấn ký ngày 16/12/1968. Vị Tiểu Đoàn Trưởng đầu tiên là Thiếu tá Bùi Văn Châu và từ đây mỗi Tiểu Đoàn Pháo Binh sẽ yểm trợ trực tiếp cho một Lữ Đoàn Nhảy Dù.

Trong thời gian thành lập, Tiểu Đoàn 3 PBND được huấn luyện giai đoạn 1 từ ngày 7/10/1968 tại TTHL Quang Trung. Sau đó các Pháo Đội A3, B3 và C3 lần lược được gởi đi huấn luyện tại Trường Pháo Binh QLVNCH tại Dục Mỹ.

Doanh trại của Tiểu Đoàn 3 PBND toạ lạc trong căn cứ Ngô Xuân Soạn tại Tam Hiệp Biên Hoà. Nhiệm vụ của TĐ 3 PBND là Yểm trợ hành quân đến cấp Lữ Đoàn cho các đơn vị thuộc SĐND trên khắp 4 vùng chiến thuật theo nhu cầu do BTL/SĐND chỉ định.

Các vị Tiểu Đoàn Trưởng chỉ huy liên tiếp Tiểu Đoàn 3 Pháo Binh Nhảy Dù:

1. Thiếu tá Bùi Văn Châu từ ngày 1/1/1969 bởi quyết định số 79/SDND/TQT ngày 6/1/1969; đến ngày 26/2/1971) bị VC bắt trong trận Hạ Lào, đồi 31,

2. Thiếu tá Nguyễn Văn Nghi từ ngày 06/03/1971 do QĐ số 108/SDND/TQT đến ngày 01/11/1973,

3. Thiếu tá Nguyễn Thành Công từ 02/11/1973 do QĐ số 4913 SDND/TQT đến ngày 22/09/1974),

4. Thiếu tá Nguyễn Văn Thông từ ngày23/09/1974 do QĐ số 4311/SDND/TQT đến tháng 30/4/1975).

Về tổ chức, Tiểu Đoàn 3 Pháo Binh Nhảy Dù gồm có 4 Pháo Đội: Pháo Đội Chỉ Huy và 3 Pháo Đội Tác Xạ A3, B3 và C3.

Về phần trang bị Tiểu Đoàn 3 PBND được trang bị 18 khẩu đại bác 105ly M102.

Tuyên dương công trạng.

–Tiểu Đoàn 3 Pháo Binh Nhảy Dù được 1 lần tuyên dương trước Quân Đội
–Tiểu Đoàn 3 Pháo Binh Nhảy Dù được 1 lần tuyên dương trước Quân Đoàn.

Tài liệu tham khảo:


–Tiểu Sử và Thành Tích của Sư Đoàn Nhảy Dù do BTL/SĐND/ Phòng TLC ấn hành năm 1974.

 

 

 

 

 

 


TIỂU ĐOÀN 4 PHÁO BINH NHẢY DÙ

Tiểu Đoàn 4 Pháo Binh được chính thức thành lập vào ngày 1/01/1975 tại trại Đào Văn Thọ trong Căn Cứ Hoàng Hoa Thám. Cũng như các đơn vị tân lập khác của SĐND, thành phần nhân sự được rút ra từ các đơn vị Pháo Binh hiện hữu trong SĐND rồi bổ sung thêm từ các tân binh mới tuyển mộ. Tính đến ngày 30/4/1975 TĐ4PBND đã hoàn tất việc thành lập và huấn luyện tại chổ cho 2 Pháo Đội tác xạ A4 & B4. Riêng Pháo Đội C4 chỉ mới vừa thành lập được thành phần nhân sự cho 2 khẩu đội do Trung úy Từ Văn Khánh phụ trách.

Các vị chỉ huy Tiểu Đoàn 4 Pháo Binh Nhảy Dù sơ khởi gồm:

1. Thiếu tá Đặng Hữu Minh: Tiểu Đoàn Trưởng,
2. Thiếu tá Nguyễn Cẫn Ngọc: Tiểu Đoàn Phó kiêm Trưởng Ban 3,
3. Đại úy Nguyễn Văn Bê: Pháo Đội Trưởng Pháo Đội Chỉ Huy 4,
4. Đại úy Nguyễn Hữu Dưỡng Pháo Đội Trưởng Pháo Đội A4,
5. Đại úy Đàm Quang Nhẫn: Pháo Đội Trưởng Pháo Đội B4,
6. Trung úy Từ Văn Khánh: Pháo Đội Trưởng Pháo Đội C4.

Về tổ chức, Tiểu Đoàn 4 Pháo Binh Nhảy Dù gồm có 4 Pháo Đội: Pháo Đội Chỉ Huy và 3 Pháo Đội Tác Xạ A4, B4 và C4.

Về phần trang bị Tiểu Đoàn 4 PBND được trang bị 18 khẩu đại bác 105ly M102.

Đầu tháng 2/1975 tuy thành lập chưa hoàn tất, nhưng Tiểu Đoàn 4 PBND cũng đã ra quân để Yểm trợ cho Lữ Đoàn IV Nhảy Dù hành quân trong địa bàn Biệt Khu Thủ Đô.

Tài liệu tham khảo:


1.Phỏng vấn trực tiếp một số chiến hữu và Niên Trưởng trong SĐND.

Đại úy Võ Trung Tín –Tiểu Đoàn Truyền Tin SĐND – 714–856–9202
Đại úy Nguyễn Hữu Viên –Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù
Email:
pvotin@gmail.com

 

 

 

Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)

06

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, Mục lục

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TOÁN CỐ VẤN 162 SƯ ĐOÀN NHẢY DÙ
Airborne Advisory Team 162/MACV
[Cập nhật ngày 14/7/2019]

****** ||| ******

Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)

 

Toán Cố Vấn SĐND 162 là một trong vài Toán Cố Vấn đông nhất của quân đội Hoa Kỳ tăng phái hoạt động bên cạnh các đơn vị QLVNCH. Trong vòng 11 năm từ 1962 đến 1973, tính từ đầu đến khi Mỹ rút hết quân khỏi miền Nam Việt Nam đã có hơn 1,200 quân nhân Mỹ các cấp phục vụ trong toán Cố vấn 162 bên cạnh Sư Đoàn Nhảy Dù Việt Nam. Muốn phục vụ trong Toán 162 bắt buộc các Quân nhân Hoa Kỳ phải thuộc Lực lượng Nhảy Dù Hoa Kỳ, phần lớn xuất thân từ các Sư Đoàn 11th, 82nd hay 101st Nhảy Dù Hoa Kỳ. Họ rất hãnh diện với tên gọi “Red Hat” như danh xưng “Mũ Đỏ” của chiến binh Nhảy Dù VNCH. Bên cạnh đó cũng có các Sĩ Quan Tiền Sát Không Quân (Forward Air Controllers) và họ rất hãnh diện với danh xưng Red Markers! vì khả năng đánh dấu mục tiêu trong trận chiến.

Đã có 34 quân nhân Nhảy Dù Mỹ và 3 Tiền Sát Viên Không Quân Mỹ hy sinh tại mặt trận trong lúc phục vụ duới hiệu kỳ của Toán CV162 cạnh Sư đoàn Nhảy Dù Việt Nam. Và đây là con số tổn thất cao nhất trong tất cả các toán Cố vấn Mỹ ở Việt Nam.

Trong số những cựu Cố Vấn Nhảy Dù Việt Nam (rất nhiều vị từng là Cố vấn cấp Tiểu Đoàn hay Lữ Đoàn NDVN) sau này có tới 34 vị thăng lên cấp Tướng. Có thể đơn cử vài vị Tướng nổi tiếng như các Tướng Pete Dawkins, Norman Schwarzkopf, Barry McCaffrey, James Lindsey (nguyên Tư Lệnh Bộ TL HQ/ĐB Hoa Kỳ), Jim Vaught, Joe Kinzer, John LeMoyne, Guy Sandy Meloy (nguyên TL/SĐ82ND), Herb Lloy và Tướng Leroy Suddath (nguyên Tư lệnh LLĐB).

Về phần hàng Hạ Sĩ Quan, cựu thành viên Toán CV 162 sau này có 78 nguời lên tới chức Thượng Sĩ Thuờng Vụ (Sergeants Major). Toán 162 cũng vinh dự từng nhận 1 Huy chuơng Danh Dự (Medal of Honor) cùng rất nhiều huy chuơng Anh dũng (Distinguished Service Crosses). Hàng năm các Red Hats Hoa Kỳ vẫn tề tựu về họp mặt với Mũ Đỏ Việt Nam trong một ngày hội ngộ, và đặc biệt nhất, năm 2006, tại Viện Bảo Tàng Nhảy Dù Hoa Kỳ đã khánh thành khu tưởng niệm riêng để vinh danh các chiến binh Nhảy Dù Việt Nam Cộng Hoà!

Tài liệu tham khảo:


–MACV Adv Team 162 – VN ABN Div

–Sư Ðoàn Nhảy Dù Việt Nam và Cuộc Hành Quân Lam Sơn 719 của Trung Tướng James B. Vaught, nguyên Cố Vấn Trưởng Sư Ðoàn Nhảy Dù VNCH.

Đại úy Võ Trung Tín –Tiểu Đoàn Truyền Tin SĐND – 714–856–9202
Đại úy Nguyễn Hữu Viên –Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù
Email:
pvotin@gmail.com

 

 

 

 

 

 

Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)

07

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, Mục lục

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TIỂU SỬ TIỂU ĐOÀN 1 NHẢY DÙ
[Cập nhật ngày 16/2/2019]

****** ||| ******

Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)

Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù Việt Nam (hoặc 1st BPVN) là một đơn vị Nhảy Dù của Quân đội Quốc gia Việt Nam được thành lập vào ngày 1 tháng 5 năm 1951 tại Sài Gòn bởi quyết định số 1547/EMIFT/1 (Etat Major Interarmees et des Forces Terrestres) ngày 15/7/1951. Đây là một trong năm Tiểu Đoàn Nhảy Dù Việt Nam được thành lập từ năm 1951 đến 1954 (với BPVN thứ 3, 5, 6 và 7), theo chính sách của Tướng De Lattre de Tassigny nhằm vào việc thành lập Quân Đội Việt Nam.

Đơn vị này được hình thành từ hai Đại Đội Nhảy Dù Việt Nam hiện có, bao gồm Đại Đội 1 Nhảy Dù Đông Dương và Đại Đội 1 Phòng Vệ Nam Việt (1 Escadron Parachutiste Garde du Việt Nam Sud của Trung úy Haynin) và các Quân nhân tình nguyện từ các Tiểu Đoàn Nhảy Dù Thuộc Địa (BCCP (bataillon colonial de commandos parachutistes) được kết hợp để thành lập Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù Việt Nam (1er Bataillon de Parachutistes Vietnamiens) đầu tiên tại Chí Hoà–Sài Gòn (Nha Hỏa Xa tại cống Bà Xếp–Hòa Hưng).

Ngay từ đầu, Tiểu Đoàn đã bao gồm một Bộ Chỉ Huy và 4 Đại Đội tác chiến. Phần lớn các cán bộ chỉ huy đều do người Pháp nắm giữ. TĐT [Tiểu đoàn trưởng] đầu tiên là Capitaine Albert Le Quang Trieu: (từ ngày 7/9/1951 đến ngày 20/1/1952. Đại úy Albert Lê Quang Triệu chỉ huy Tiểu Đoàn 1 trong thời gian ngắn khoảng 3 tháng, (Khi còn bên Quân Đội Pháp, Ông Triệu mang cấp bậc Capitaine, nhưng khi chuyển sang Quân Đội QGVN, Ông được thăng cấp thiếu tá).

 

 

Đến ngày 20 tháng 1 năm 1952, Trung úy Nguyễn Khánh đang là Đại Đội Trưởng Đại Đội 1 Nhảy Dù Việt Nam, ông được thăng cấp đặc cách đại úy và được chỉ định chỉ huy Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù Việt Nam gồm có 3 Đại Đội tham gia cuộc hành quân Hòa Bình tại miền Bắc Việt Nam dưới quyền của Tư Lệnh chiến trường là Tướng De Latre De Tassigny.

Sau trận Hòa Bình (ngày 22/2/1952) Đại úy Nguyễn Khánh được điều động chỉ huy Chiến Đoàn V100 tại Quân Khu 2, Capitaine Vervelle được chỉ định thay thế chỉ huy Tiểu Đoàn 1 Nhày Dù từ 23/02/1952–30/11/1952.

Tiếp sau đó vẫn là các Chỉ Huy người Pháp: Capitaine François Buttner (01/12/1952–03/02/1953), Capitaine Picderit Claude (04/02/1953–14/01/1954, Capitaine Geraud Louis (15/01/1954–31/07/1954) rồi đến Capitaine Picherit và sau đó (ngày 1/8/1954) mới chuyển qua SQVN đầu tiên là Đại úy Vũ Quang Tài.

Việc huấn luyện nhảy dù và đơn vị được thực hiện tại Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù trong căn cứ Tân Sơn Nhất, và một Trung tâm khác tại Phi Trường Bạch Mai Hà Nội.

Các Chiến dịch TĐ1ND đã tham dự khi còn Pháp thuộc:

–Sau khi thành lập, một thành phần của TĐ1ND được gởi đến Kontum vào ngày 9/8/1951 để tăng viện cho Tiểu đoàn 2 Nhảy Dù Foreign Legion của Pháp.

–Chiến dịch Pirate: Từ ngày 30/8/1951 đến 9/9/1951, TĐ1ND–VN đươc thả xuống cù lao Ré tỉnh Quảng Nam trong cuộc hành quân "Pirate" của Liên Đoàn Nhảy Dù Pháp để tấn công một lực lượng CS Việt Minh vừa xâm nhập vào đảo này. Đây là trận thử lửa đầu tiên của TĐ1ND–VN.

–Chiến dịch Bretagne: Ngày 1/11/1951, TĐ1ND di chuyển ra Hà Nội để làm thành phần trừ bị cho cuộc hành quân "Bretagne". Từ ngày 15 đến ngày 19/12/1951 TĐ1ND được thả vào vùng hành quân để tiếp viện cho quân Pháp. TĐ1ND đã chạm mạnh với cộng sản VM tại khu vực Nam Định và sau đó tại Thái Bình.

–Chiến dịch Hoà Binh: Ngày 22/1/1952, trong những ngày giáp Tết, TĐ1ND–VN nhảy "saut" đầu tiên chỉ có 3 ĐĐ đánh trận Hòa Bình do Đại úy Nguyễn Khánh chỉ huy và Tướng De Lattre De Tassigny làm Tư Lệnh chiến trường. Đơn vị Nhảy Dù VN này là đơn vị triệt thoái sau cùng ngày 21/2/1952. Tới cuối năm 1952 Tiểu Đoàn mới thành lập thêm ĐĐ thứ tư để đáp ứng đúng nhu cầu cấp số. Lần lượt sự huấn luyện & chỉ huy đơn vị được chuyển giao cho phía Việt Nam.

–Chiến dịch Chaumière: vào ngày 25 tháng 4/1952 Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù–VN trở về Sài Gòn và tham gia ngay trận đánh tại Tây Ninh, trong cuộc hành quân "Chaumiereut"

–Chiến dịch Éole: đến ngày 15/5/1952 TĐ1ND nhảy xuống Xuyên Mộc, tấn công vào mật khu Lê Hồng Phong căn cứ địa của cộng sản Việt Minh. Vị sĩ quan VN đầu tiên của Tiểu Đoàn bị hy sinh trong cuộc chiến là Trung úy Nguyển Trung Hiếu. Từ đó căn cứ của TĐ1ND được gọi tên là Trại Nguyễn Trung Hiếu.

–Sau đó TĐ1ND tham gia các trận đánh với Việt Minh cộng sản tại miền cao nguyên Trung Việt như một đơn vị bộ chiến với Liên Đoàn 1 ND thuộc địa GAP 1: hành quân Cabestan: ngày 15 tháng 6 năm 1952, hành quân Quadrille: ngày 4 tháng 7 năm 1952, chiến đấu tại căn cứ Na San: cuối năm 1952 đầu năm 1953.

–Ngày 27/12/1953, TĐ1ND đã nhảy xuống Bắc Thái–Hà Nội để tảo thanh lực lượng cộng sản Việt Minh mưu toan lập căn cứ địa dựa vào địa thế hiểm trở của vùng này.

–Hành quân Atlas: cuộc hành quân Atlas từ ngày 9 đến 29/4/1953 tại Quảng Ngãi.

–Khoảng Tháng 7/1953 đến đầu năm 1954, TĐ1ND được đưa về hoạt động trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong các chiến dịch hành quân của Liên Đoàn 1 Nhảy Dù GAP–1 (1er Groupement Aeroportees Parachutiste).

–Ngày 25/3/1955, được điều động về Sài Gòn cùng với Liên Đoàn Nhảy Dù để tảo thanh lực lượng Bình Xuyên ra khỏi Sài Gòn Chợ Lớn.

–Sau khi Pháp rút khỏi Việt Nam, Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù vẫn tiếp tục hiện hữu như là nhân tố thành lập Lực Lượng Nhảy Dù/Việt Nam và gia nhập vào Liên Đoàn 3 Nhảy Dù (3e Groupement Aeroportees Parachutiste).

Những trận đánh đáng ghi nhớ của TĐ1ND:

–Ngày 21/9/1955, tham gia chiến dịch Hoàng Diệu tảo thanh lực lương Bình Xuyên ở khu Rừng Sác đến 24/10/1955 do Đại úy Trần Văn Đô làm TĐT.

–Ngày 1/1/1956 –17/2/1956, tham gia chiến dịch Nguyễn Huệ hành quân bình định miền Tây (vùng Sa Đéc) để giải giới các lực lượng giáo phái quá khích không chịu hợp tác với Chánh Phủ Đệ Nhất Cộng Hòa.

Tháng 5/1960, TĐ1ND nhảy dù xuống Mộc Hóa để tảo thanh VC nằm vùng, do Đại úy Dư Quốc Đống làm Tiểu Đoàn Trưởng.

–Ngày 11/11/1960, tham gia cuộc đảo chính do Đại tá Nguyễn Chánh Thi và Trung tá Vương Văn Đông chủ xướng bị thất bại.

–Ngày 15/6/1961, Hành quân Sa Đéc, Cao Lãnh. Chiến thắng lớn tại Ấp Mỹ Quý, kinh Thước Thợ. Tất cả quân nhân thuộc TĐ1ND đều được thăng một cấp, Đại úy Dư Quốc Đống TĐT thăng cấp thiếu tá.

–Ngày 18/9/1961, TĐ1ND nhảy dù tiếp cứu và giải vây tỉnh Phước Thành đã bị địch tràn ngập.

–Tháng 1/1962, TĐ1ND nhảy dù xuống Vị Thanh–Chương Thiện yểm trợ khai triển Khu Trù Mật.

–Tháng 5/1962, nhảy dù giải cứu đồn Phước Tân, vùng biên giới Miên–Việt vì một Trung đoàn BB/VNCH bị địch bao vây theo chiến thuật "công đồn đả viện".

–Ngày 24/11/1962 Thứ Bảy, hồi 14:15 giờ chiều, 25 vận tải cơ C47 của QLVNCH cất cánh tại Phi Trường Tân Sơn Nhất đưa TĐ1ND vào vùng hành quân ở Cà Mau để giải vây cho một đơn vị địa phương vừa bị Công quân tràn ngập tại đồn "Chà Là".

–Tháng 2/1963 ngày mùng 3 và mùng 7 Tết, TĐ1ND nhảy dù 2 saut liên tiếp, theo tin tức tình báo, để chận bắt Văn Tiến Dũng vào họp với cục "R" tại chiến khu C.

–Từ ngày 2–4/3/1964, cùng TĐ8ND tham dự hành quân Quyết Thắng đánh thẳng vào hậu cần của VC trong vùng biên giới Miên–Việt tại Tân Châu–Hồng Ngự. (Cố vấn Mỹ Thiếu tá Mc Cathy tử trận) Đại tá Cao Văn Viên được thăng cấp Thiếu Tướng tại mặt trận.

–Ngày 03/1/1965, Hành quân trực thăng vận tiếp viện trận Bình Giả giải vây cho TĐ4TQLC.

–Ngày 30/12/1965, cùng TĐ5ND mở cuộc hành quân An Dân 564 tại vùng tiếp giáp biên giới Miên–Việt tỉnh Hậu Nghĩa. Đánh tan đơn vị địch là Tiểu đoàn D9 thuộc Công Trường 9 của VC.

–Ngày 16/2/1967, cùng TĐ7ND tham gia hành quân Liên Kết 81 dưới sự điều động của Chiến Đoàn I Nhảy Dù ở Sơn Tịnh–Quảng Ngãi. Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù do Thiếu tá Lê Văn Đặng làm Tiểu Đoàn Trưởng, Thiếu tá Nguyễn Thu Lương làm Tiểu Đoàn Phó.

–Từ những ngày cuối tháng 1/1968, TĐ1ND tham gia hành quân giải tỏa áp lực VC và bảo vệ đài phát thanh trong Khu Vực Sài Gòn và khắp các mặt trận trong Năm Mậu Thân.

–Năm 1969, Hành quân Tây Ninh giải tỏa áp lực Cộng quân quanh Sài Gòn, trận Cầu Khởi tháng 2/1969, trận Gò Nổi ngày 13/8/1969 Trung tá Phạm Hy Mai làm Tiểu Đoàn Trưởng. Thiếu tá La Trịnh Tường làm TĐP. TĐ1ND đã giao tranh dữ dội với Trung Đoàn 88 VC gần Bến Cồ Nổi. Địch bỏ xác tại trận 108, trong số đó có một Đại Đội Trưởng Trinh Sát, 2 bị bắt sống. Ta tịch thu 45 súng và nhiều quân trang quân dụng.

–Đầu tháng 5/1970, tham gia chiến dịch Bình Tây, hành quân vùng Mỏ Vẹt biên giới Kampuchea trong cuộc Hành Quân Toàn Thắng 43 do BTL/QĐIII tổ chức. Trung tá Phạm Hy Mai làm Tiểu Đoàn Trưởng, về sau Thiếu tá Nguyễn Xuân Phan thay thế.

–Ngày 10/2/1971, Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù–VN chia thành hai cánh tùng thiết M113 trách nhiệm bảo vệ BCH/LĐIND tiến đến căn cứ A lưới. Trong khi tiến quân Thiếu tá Nguyển Quang Sáng, Tiểu Đoàn Phó chỉ huy 2 ĐĐ14 & 15 hành quân truy kích lục soát và hủy diệt các công sự của cộng quân dọc theo mạn Bắc QL9 từ biên giới đến A–Lưới khoảng 20km. Đêm 10/2/71 khi tiến sâu vào nội địa Lào khoảng 7km. Thiếu tá Sáng ra lịnh cho đoàn quân dừng chân và bố trí tại địa điểm có đường thông thủy. Một toán quân gồm cả Bộ tham mưu của SĐ304 CSBV đã di chuyển đúng vào ổ phục kích đêm của hai Đại Đội 14 và 15ND. Khi những trái mìn claymore trong hệ thống ‘phục kích tự động’ bật sáng, các chiến sĩ Dù lập tức khai hỏa và xung phong. Toán quân CS hoảng hốt tẩu thoát và bỏ lại 26 xác tại chỗ trong đó có tên Thượng tá Vũ Xuân Rục, Sư Đoàn trưởng 304 CSBV với đầy đủ gậy chỉ huy và bản đồ cùng nhiều tài liệu quan trọng.

–Từ ngày 29/1/1971, tham gia hành Quân Lam Sơn 719 tại chiến trường Hạ Lào cho đến 6/4/1971. TĐ1ND khám phá một kho quân trang quân dụng, nhiên liệu và xác nhận đụng độ với BCH/Sư Đoàn 304 CSBV, giết chết viên Sư Đoàn Trưởng cùng ban tham mưu, sau khi đã khai thác các tử thi và tù binh.

Thiếu tá Nguyễn Xuân Phan tử trận, Thiếu tá La Trịnh Tường thay thế chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng.

–Trong "Mùa Hè Đỏ Lửa 1972", trên chiến trường Tây Nguyên, ngày 15/3/1972 TĐ1ND được không vận đến Võ Định–Kontum để giải tỏa áp lực địch quân quanh Căn cứ 6 và thiết lập Căn cứ Delta.

–Sau đó được rút về Chơn Thành để hành quân giải tỏa An Lộc trên QL13. Trực thăng vận vào suối Tào Ô, tiến chiếm Ấp Tân Khai.

–Ngày 28/5/1972, Cùng với LĐIIIND, TĐ1ND được không vận ra Huế tham dự hành quân tái chiếm Quảng Trị. Đầu tháng 7/1972, Thiếu tá Lê Hồng thay thế Trung tá La Trịnh Tường trong chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng.

–Ngày 8/8/1974, di chuyển đến Đà Nẵng tham dự mặt trận Thường Đức do Thiếu tá Ngô Tùng Châu làm TĐT, cho đến cuối tháng 3/1975, toàn bộ SĐND được rút khỏi Quân Khu I kéo theo sự sụp đổ của VNCH ngày 30/4/1975.

–Ngày 12/4/1975, TĐ1ND cùng với các TĐ8ND và TĐ9ND thuộc LĐIND tham gia trận chiến thắng cuối cùng tại mặt trận Long Khánh gây kinh hoàng cho Quân Đoàn 4 CSBV.

Các Tiểu Ðoàn Trưởng Tiểu Ðoàn 1 Nhảy Dù:

1. Ðại úy Vũ Quang Tài (1/8/1954–31/08/1955): Là vị Tiểu Đoàn Trưởng đầu tiên của TĐ1ND Việt Nam kể từ khi Liên Đoàn Nhảy Dù được bàn giao lại cho Quân Đội Quốc Gia Việt Nam vào tháng 9 năm 1954.

2. Ðại úy Trần Văn Ðô (01/09/1955–15/02/1959): Sau Chiến dịch Hoàng Diệu tiểu trừ lực lượng Bình Xuyên tại Đô Thành Sài Gòn, Thiếu tá Vũ Quang Tài bàn giao quyền chỉ huy Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù lại cho Đại úy Trần Văn Đô.

3. Ðại úy Dư Quốc Ðống (16/02/1959–15/11/1961): Năm 1959, Đại úy Dư Quốc Đống là Quyền Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù được thuyên chuyển về làm Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù cho đến khi lên làm chiến Đoàn Trưởng CĐIND năm 1962.

 

4. Thiếu tá Bùi Kim Kha (16/11/1961–04/02/1964): Thay thế Thiếu tá Dư Quốc Đống nắm quyền chỉ huy TĐ1ND.

5. Ðại úy Ðoàn Văn Nu (05/02/1964–10/08/1965): Đại úy Đoàn Văn Nu đang là Trưởng Phòng 2 Liên Đoàn Nhảy Dù thay thế Thiếu tá Bùi Kim Kha chỉ huy TĐ1ND cho đến năm 1967 đi làm Tùy viên quân sự cho Sứ quán VN tại Đài Loan và bàn giao lại cho Thiếu tá Lê Văn Đặng.

6. Thiếu tá Lê Văn Đặng (11/08/1965–24/11/1966):  Thiếu tá Lê Văn Đặng chỉ huy TĐ1ND đến năm 1966 về làm Chỉ Huy Trưởng Tổng Hành Dinh SĐND và bàn giao nhiệm vụ lại cho Thiếu tá Nguyễn Thu Lương.

7. Thiếu tá Nguyễn Phẩm Bường (1966):  khi Trung tá Ðặng TĐT và Thiếu tá Lương TĐP cùng đi du khảo ở quốc ngoại Okinawa và Australia, Thiếu tá Bường thay thế chức vụ XLTV/TÐT trong 6 tuần lễ trước khi Thiếu tá Nguyễn Thu Lương đáo nhậm thực thụ).

8. Thiếu tá Nguyễn Thu Lương (25/11/1966–02/04/1968): sau trận chiến Tết Mậu Thân Trung tá Lương bàn giao lại cho Thiếu tá Phạm Hi Mai về làm Trưởng Phòng 3/SÐND.

9. Thiếu tá Pham Hy Mai (03/04/1968–14/06/1970): thay thế Trung tá Nguyễn Thu Lương từ năm 1968, đặc cách tại mặt trận năm 1969 thăng cấp trung tá, bàn giao lại cho Thiếu tá Nguyễn Xuân Phan tại mặt trận Bình Tây Kampuchea. Vào tháng 4/1970.

10. Thiếu tá Nguyễn Xuân Phan (15/06/1970–31/03/1971):  Thiếu tá Phan đang là Tiểu Đoàn Phó TĐ6ND được Trung tướng Dư Quốc Đống điều về thay thế Trung tá Phạm Hi Mai tại mặt trận Kampuchea và cho đến khi bị tử trận tại Hạ Lào trong những ngày cuối cùng của cuộc hành quân Lam Sơn 719.

11. Thiếu tá La Trịnh Tường (01/04/1971–06/06/1972):  Sau khi Thiếu tá Nguyễn Xuân Phan tử trận, Thiếu tá La Trịnh Tường về thay thế chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng cho đến những ngày đầu chiến dịch Lôi Phong tái chiếm Tỉnh Quảng Trị tháng 7 năm 1972.

12. Thiếu tá Lê Hồng (07/06/1972–15/08/1974):  Thiếu tá Lê Hồng đang là TĐP/TĐ5ND về đảm nhiệm vai trò chỉ huy TĐ1ND để khởi đầu chiến dịch Lôi Phong vượt sông Mỹ Chánh tấn công về phía Bắc tái chiếm Tỉnh Quảng Tri. Đến đầu năm 1974 Thiếu tá Lê Hồng được thăng cấp trung tá và được Chuẩn tướng Lê Quang Lưỡng chỉ định làm Lữ Đoàn Phó Lữ Đoàn I Nhảy Dù. Thiếu tá Ngô Tùng Châu đang làm TĐP lên thay thế.

13. Thiếu tá Ngô Tùng Châu (16/08/1974–30/04/1975):  từ Ban 4/LĐIIIND về làm Tiểu Đoàn Phó TĐ1ND. Sau khi Trung tá Lê Hồng lên làm Lữ Đoàn Phó LĐIND vào năm 1974, Thiếu tá Ngô Tùng Châu lên thay chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng TĐ1ND tham dự các trận đánh cuối cùng Thường Đức và Xuân Lộc cho đến ngày 30/4/1975.

Tuyên dương công trạng:

Trải dài cuộc chiến, Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù đã lập nhiều chiến công hiển hách với thành quả 11 lần tuyên dương trước Quân Đội:

–Tuyên dương công trạng trước Sư Đoàn 1 lần,

–Tuyên dương công trạng trước Quân Đội 11 lần,

–Đệ ngũ đẳng Bảo Quốc huân chương 1 lần,

–Bằng Tuyên Công đơn vị 12 lần,

–Bằng tuyên công Hoa Kỳ 1 lần,

–Được ân thưởng dây biểu chương mầu: Anh dũng bội tinh, Bảo Quốc huân chương, Quân Công bội tinh: Tam hợp ngày 16 tháng 7 năm 1968 (Giây biểu chương cao nhất trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và là đơn vị Nhảy Dù đầu tiên được danh dự và xứng đáng mang giây biểu chương này).

Tài liệu tham khảo:


–Các Trận đánh của Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù của Mũ Đỏ La Trịnh Tường trên trang nhà nhaydu.com.

–1er bataillon de parachutistes vietnamiens on Wikipedia L’encyclopedie libre en Française.

–General Nguyễn Khánh from Wikipedia the free encyclopedia.

–Insignia of The Republic Of VietNam Airborne Division copyright @ 2002 by Harry F. Pugh.

–Email góp ý của Chiến Hữu Phạm Hoàng Thư ngày 9 tháng 2 năm 2011.

–Phỏng vấn trực tiếp một số chiến hữu và Niên Trưởng trong SĐND: Đại Tướng Nguyễn Khánh, Hàng Công Thành, Nguyễn Tự Bảo, Hồ Chi Hoa, Nguyễn Phẩm Bường, Thái Văn Minh, Ngô Tùng Châu...

–Tài liệu Kỷ Niệm 19 năm thành lập Binh Chủng Nhảy Dù do BTL/SĐND phổ biến vào tháng 11/1974).

Đại úy Võ Trung Tín – Tiểu Đoàn Truyền Tin SĐND – 714–856–9202
Đại úy Nguyễn Hữu Viên – Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù
Email:
pvotin@gmail.com

 

 

 

Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)

08

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, Mục lục

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TIỂU SỬ TIỂU ĐOÀN 2 NHẢY DÙ
[Cập nhật ngày 18/2/2019]

****** ||| ******

Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)

Do nhu cầu chiến trường ngày càng gia tăng và sự phát triển của Sư Đoàn Nhảy Dù, Tiểu Đoàn 2 Nhảy Dù được thành lập từ ngày 1/9/1965 bởi Thiếu tá Lê Quang Lưỡng, tại Sài Gòn với quân số từ các đơn vị bổ sung, các SQ và HSQ các Khoá 20 VBQG Ðà Lạt, Khoá 19 SQ Trường Bộ Binh Thủ Ðức, Khoá 40 Hạ Sĩ Quan/Ðồng Ðế.

Thành phần cán bộ chỉ huy gồm có:

Thiếu tá Lê Quang Lưỡng TÐT [Tiểu đoàn trưởng];
Ðại úy Trần Hữu Bào TÐP;
ÐÐT [Đại đội trưởng]/ÐÐ20 kiêm SQ Hành Quân: Trung úy Lê Văn Mạnh;
ÐÐT/ÐÐ21: Trung úy Trần Như Tăng;
ÐÐT/ÐÐ22: Trung úy Nguyễn Văn Ðược;
ÐÐT/ÐÐ23: Trung úy Tạ Văn Ngọc;
ÐÐT/ÐÐ24: Trung úy Thạch Văn Thịnh;
Chỉ Huy Hậu Cứ: Trung úy Nguyễn Bá Hoạt.

Bản doanh đơn vị đồn trú tại Xã Tân Sơn Nhì, Bà Quẹo, thuộc tỉnh Gia Ðịnh. Sau khi chỉnh trang quân số và đội ngũ, TĐ2ND được đưa đến thụ huấn tại Trung Tâm Huấn Luyện Quốc Gia Vạn Kiếp, tỉnh Bà Rịa. Lễ nhập khoá vào ngày 1/9/1965 do Đại tá Lý Thái Như, Chỉ Huy Trưởng TTHLQG/Vạn Kiếp chủ tọa, cũng là ngày vinh thăng cấp thiếu tá cho Ðại úy Lê Quang Lưỡng chính thức đảm nhiệm chức vụ TÐT/TÐ2ND. Việc huấn luyện chiến thuật do một nhóm chuyên gia huấn luyện trong Quân Đội Úc (Australian) đảm trách.

Sau thời gian thụ huấn 3 tháng, cuối khoá ngày 4/2/1966, Tiếu đoàn 2 Nhảy Dù được đặt dưới quyền điều động của Lữ Đoàn II Nhảy Dù, về hoạt động giữ an ninh vòng đai cho Biệt Khu Thủ Ðô, đóng quân tại các Xã Bình Hưng Hòa, Vĩnh Lộc, Tân Quí vừa chỉnh trang đơn vị, vừa tiếp tục huấn luyện tại chỗ. Và đến ngày 13/4/1966 TĐ2ND chính thức làm lễ xuất quân tại căn cứ của Tiểu Đoàn tại Bà Queo và bắt đầu tham chiến tại khu phi quân sự Quảng Trị.

Những trận đánh đáng ghi nhớ của TĐ2ND:

Các trận đánh đáng ghi nhớ của TĐ2ND trên khắp chiến trường như sau:

–Tháng 2/1966, hành quân ven đô, khu Bà Điểm đụng trận khu xa lộ Đại Hàn đến ngày 19/6/1966.

–Hành quân Lam Sơn 288–289 từ ngày 27/6/1966–20/8/1966, tham gia trận chiến tại phía Nam bờ sông Bến Hải khi cộng sản Bắc Việt (CSBV) bắt đầu mở rộng chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam bằng cách tung quân vượt Vĩ Tuyến 17 xâm nhập vào Vùng Phi Quân Sự (Demilitarized Zone, viết tắt là DMZ) mà Hiệp định Geneve đã xác lập đó là vùng phi chiến, trong trận này Đại úy Thạch Văn Thịnh tử trận. Từ đó bản doanh của Tiểu Đoàn 2 Nhảy Dù có tên là Trại Thạch Văn Thịnh.

–Hành quân Dân Trí 285B – Long Phi 999/H từ ngày 11/4/1967–21/4/1967, Bến Cát–Bình Dương thuộc Quân Khu 3.

–Từ ngày 10–24/7/1967, trong cuộc Hành quân Lam Sơn 84–87, được tăng phái một Chi Ðoàn chiến xa, TÐ2ND đã đánh tan một lực lượng 2 Tiểu Ðoàn CSBV vừa mới xâm nhập vào vùng Giẫy Phố buồn thiu ở Quảng Trị. Đơn vị địch hoàn toàn bị thảm bại bỏ lại rất nhiều xác chết trên trận địa; quân ta cũng bắt sống hàng chục tù binh địch thuộc Sư Đoàn Sao Vàng và tịch thu hầu hết súng lớn và cộng đồng của địch như đại bác không giật 75ly, súng cối 82 và 60ly, đại liên phòng không 12.8ly gắn trên xe kéo, đại liên 7.62ly và rất nhiều súng cá nhân.

–Hành quân Kham Jei 180, 182, 183 từ ngày 3–22/11/1967, liên quân Việt–Mỹ tại Dak To thuộc Quân Khu II, Tiểu Đoàn 2 Nhảy Dù do Thiếu tá Trần Kim Thạch XLTV chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng thay thế Thiếu tá Lê Quang Lưỡng TĐT, đi du khảo ở Okinawa. TĐ2ND cùng các Tiểu Đoàn 3 và 5 đã tấn công vào ngọn đồi 1416 trên đỉnh Ngok Wank Kontum. Chiến Đoàn III Nhảy Dù do Trung tá Nguyễn Khoa Nam chỉ huy.

–Hành quân Lam Sơn 158–179 tại Phú Thứ–Thừa Thiên từ ngày 27/12/1967–14/2/1968, tái lập an ninh cho cố đô Huế trong Tết Mậu Thân.

–30/1/1968, Sáng sớm ngày Mồng 2 Tết, TĐ2ND phải chạy bộ băng đồng khoảng 20km, từ Phong Điền về tấn công vào cửa An Hoà thanh toán lực lượng cộng sản chiếm giữ thành nội và giải cứu Huế. Đại úy Nguyễn Hữu Nghi Tiểu Đoàn Phó bị tử thương.

–Hành quân Trần Hưng Đạo giải toả Thủ Đô Sài Gòn bị quân CS xâm nhập; trong cuộc chiến Mậu Thân đợt 2, từ ngày 5/5/1968–4/7/1968, TĐ2ND được tăng phái cho Biệt Khu Thủ Đô để thanh toán các mục tiêu ven đô do cộng quân xâm nhập vào thành phố.

–Hành Quân Toàn Thắng giai đoạn 3 từ ngày 29/7/1968–24/9/1968, càn quét các mật khu VC trên lãnh thổ Quân Khu 3.

–Hành Quân Dân Trí Bến Cát–Bình Dương từ ngày 23/1/1969–16/3/1969.

–Từ ngày 18/3/1969–24/4/1969, TĐ2ND tham gia chiến dịch Hành Quân Toàn Thắng của Quân Đoàn 3 càn quét các mật khu của CS trong vùng Tây Ninh Vên Vên, Trà Võ, Vàm Cỏ Đông... Tiểu Đoàn 2 đã tái chiếm ấp Thanh Điền, Toà Thánh Tây Ninh...

–Hành Quân Ven Đô từ ngày 27/5/1969–21/6/1969, giữ an ninh cho Thủ Đô.

–Hành Quân Toàn Thắng tại Tây Ninh thuộc Quân Khu 3 từ ngày 26/6/1969–22/8/1969.

–Hành Quân Toàn Thắng dưới quyền điều động của LĐIIND và LĐIIIND từ ngày 11/11/1968–23/2/1970.

–Hành Quân An Ninh Ven Đô Sài Gòn từ ngày 25/2/1970–31/3/1970.

–Từ ngày 1/04/1970–28/6/1970, Hành quân vượt biên sang Campuchia, giải cứu Việt Kiều bị lính Miên “cáp duồn”.

–Hành Quân Toàn Thắng 81 từ ngày 31/7/1970–29/9/1970.

–Hành Quân Vì Dân 1/70 từ ngày 4/10/1970–7/11/1970.

–Hành Quân Toàn Thắng 81/2/71 tại Tây Ninh đến ngày 20/1/1971.

–Từ 8/2/1971, trong cuộc Hành Quân Hạ Lào Lam Sơn 719 đến ngày 6/4/1972 Tiểu đoàn 2 ND do Thiếu tá Trần Kim Thạch chỉ huy, trấn ngự tại ngọn đồi chiến lược 30 nhằm án ngữ mặt phía Bắc của trục tiến quân. Ngày 3/3/1971 Thiếu tá Lê Văn Mạnh được Tướng Dư Quốc Đống chỉ định nắm giữ chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng.

–Hành Quân Toàn Thắng 8/71 tại chiến trường Phước Long, Tây Ninh vùng 3 Chiến Thuật từ ngày 28/8/1971–22/9/1971.

–Hành Quân Toàn Thắng 2/71 giải toả Quốc lộ 22 trong lãnh thổ Tây Ninh sát biên giới Campuchia, dưới quyền điều động của Lữ Đoàn III Nhảy Dù từ ngày 29/9/1971 đến ngày 7/11/1971.

–Hành Quân Toàn Thắng 3/71/Campuchia từ ngày 21/11/1971–30/12/1971.

–Ngày 20/3/1972, TÐ2ND do Thiếu tá Lê Văn Mạnh chỉ huy tham gia chiến trận Mùa Hè đỏ lửa mặt trận Tây Nguyên, được trực thăng vận đổ xuống trấn đóng Charlie, và từ Charlie đánh bọc ngang hông Trung đoàn 3/320 để cứu bồ giải vây cho ÐÐ2 Trinh Sát ND, sau trận này Thiếu tá Mạnh được đặc cách mặt trận lên Trung tá.

–Ngày 24/4/1972, Tiểu Đoàn 2 cùng LĐIIIND từ chiến trường Tây Nguyên–Kontum được không vận về phi trường Biên Hoà, sau đó di chuyển bằng xe đến Lai Khê tăng phái cho SĐ21BB để giải tỏa QL13 từ suối Tàu Ô tới An Lộc. Thiếu tá Ngô Lê Tĩnh thay thế Trung tá Lê Văn Mạnh chỉ huy TĐ2ND tham gia hành quân giải tỏa QL13.

–Ngày 22/5/1972, Không vận đến Huế tham gia chiến dịch Lôi Phong hành Quân Lam Sơn 72 tái chiếm Quảng Trị. 3:00 giờ sáng ngày 28/6, mở đầu cuộc hành Quân, Tiểu Ðoàn 2ND do Thiếu tá Nguyễn Ðình Ngọc chỉ huy dưới quyền điều động của BCH/LĐIIND vượt sông Mỹ Chánh tấn công vào phòng tuyến địch mở đầu cho chiến dịch Lôi Phong tái chiếm Quảng Trị.

–Ngày 11/8/1974, Tiểu Đoàn 2 Nhảy Dù cùng toàn bộ Lữ Đoàn III Nhảy Dù được lệnh di chuyển bằng phi cơ từ phi trường Phú Bài xuống phi trường Đà Nẵng tham dự mặt trận Thường Đức, trách nhiệm án ngữ ở quận Hiếu Ðức sau khi bàn giao khu vực trách [nhiệm] cho Liên Ðoàn 15 Biệt Động Quân/Quân Khu 1. Khoảng cuối tháng 11/1974 Thiếu tá Trần Công Hạnh thay thế Trung tá Nguyễn Đình Ngọc trong chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng cho đến cuối đoạn đường chiến binh 30/4/1975.

–Ngày 15/3/1975, TĐ2ND cùng toàn bộ LĐIIIND đang trấn đóng tại Đại Lộc Quảng Nam sau chiến trận Thường Đức, được lệnh bàn giao khu vực trách nhiệm cho đơn vị TQLC rồi xuống 2 tàu Dương Vận Hạm HQ504 và HQ404 của Hải Quân tại cảng Đà Nẵng để xuôi Nam về phòng thủ Sài Gòn theo lệnh triệt thoái của bộ TTM.

–Nhưng đến chiều ngày 19/3/1975, đang trên đường xuôi Nam sau 2 ngày và 3 đêm hải hành, LĐIIIND được lệnh đổ quân xuống Cầu Đá–Nha Trang để tăng viện cho mặt trận Quân Khu 2. Sau khi cập Bến Nha Trang Lữ Đoàn III Nhảy Dù điều động các đơn vị thống thuộc trong đó có TĐ2ND đến trấn thủ phòng tuyến dọc theo QL21 trên đèo M’Drak khởi đầu từ chân đèo Phượng Hoàng đến Khánh Dương.

Các Tiểu Ðoàn Trưởng Tiểu Ðoàn 2 Nhảy Dù:

1. Thiếu tá Lê Quang Lưỡng (01/9/1965–20/12/1967): Sau khi du học về “Tác Chiến Trong Rừng Núi Sình Lầy” tại Mã Lai Á với bằng tốt nghiệp Thủ Khoa, Đại úy Lê Quang Lưỡng được Tướng Dư Quốc Đống chỉ định nhiệm vụ thành lập và đặc cách thăng cấp Thiếu tá giữ chức Tiểu Đoàn Trưởng TĐ2ND từ ngày 01/9/1965. Đến ngày 20/12/1967 Thiếu tá Lưỡng được đề cử chức vụ Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn I Nhảy Dù giải vây thành phố Huế và Quảng Trị trong trận chiến Mậu Thân và bàn giao nhiệm vụ Tiểu Đoàn lại cho Thiếu tá Trần Kim Thạch Tiểu Đoàn Phó.

2. Thiếu tá Trần Kim Thạch (20/12/1967–20/03/1971): Thiếu tá Trần Kim Thạch thay thế Trung tá Lê Quang Lưỡng nắm giữ chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng TĐ2ND cho đến ngày 20/3/1971 khi Tiểu Đoàn 2 Nhảy Dù tham gia cuộc hành quân Lam Sơn 719 tại Hạ Lào và trấn ngự ngọn đồi chiến lược 30.

3. Thiếu tá Lê Văn Mạnh (20/03/1971–1/5/1972): Thiếu tá Lê Văn Mạnh thay Trung tá Trần Kim Thạch chỉ huy Tiểu Đoàn 2 Nhảy Dù trấn thủ ngọn đồi 30 tại chiến trường Hạ Lào cho đến mùa hè đỏ lửa 1 tháng 5/1972 thì được lệnh thuyên chuyển về Sư Đoàn 7 Bộ Binh và Trung tá Ngô Lê Tĩnh thay thế chỉ huy Tiểu Đoàn 2 Nhảy Dù giải tỏa QL13 trong cuộc chiến giải vây An Lộc.

3. Trung tá Ngô Lê Tĩnh (1/05/1972–19/11/1972): Từ Phòng 4/SĐND Trung tá Ngô Lê Tĩnh tạm thời thay thế Trung tá Lê Văn Mạnh chỉ huy TĐ2ND tham chiến giải tỏa Quốc Lộ 13.

4. Thiếu tá Nguyễn Ðình Ngọc (19/11/1972–1/12/1974): Thiếu tá Nguyễn Đình Ngọc thay thế Trung tá Tĩnh chỉ huy TĐ2ND tham gia chiến dịch Lôi Phong tái chiếm Quảng Trị trong mùa Hè đỏ lửa.

5. Thiếu tá Trần Công Hạnh (2/12/1974–30/4/1975): Đầu tháng 12/1972 dưới chân đồi chiến lược 1062 trong trận Thường Đức, Thiếu tá Trần Công Hạnh thay thế Trung tá Nguyễn Đình Ngọc tham gia trận chiến cho đến mặt trận bảo vệ phòng tuyến Khánh Dương cuối đường chiến binh tháng 4/1975.

Tuyên Dương Công Trạng:

–Bằng tuyên công đơn vị màu Anh Dũng Bội Tinh với nhành dương liễu Cho Tiểu Đoàn 2 Nhảy Dù và các Đại Đội trực thuộc.

–Huy hiệu Tuyên Công đơn vị màu Anh Dũng Bội Tinh với nhành dương liễu cho tất cả Quân Nhân Tiểu Đoàn 2 Nhảy Dù.

Tài liệu tham khảo:


1. Tiểu Đoàn 2 Nhảy Dù của Dương Văn Sĩ trên trang nhà Nhaydu.com.

2. Kỷ niệm 19 năm thành lập và thành tích của SĐND do phòng TLC/SĐND phát hành năm 1974.

3. Phỏng vấn các chiến hữu trong SĐND: Thượng sĩ Vũ Đình Giang, tại TĐ2ND từ 1968 đến 1975.

4. Insignia of The Republic Of VietNam Airborne Division copyright @ 2002 by Harry F. Pugh.

5. Phỏng vấn trực tiếp một số chiến hữu và Niên Trưởng trong SĐND.

Đại úy Võ Trung Tín – Tiểu Đoàn Truyền Tin SĐND – 714–856–9202
Đại úy Nguyễn Hữu Viên – Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù
Email:
pvotin@gmail.com

 

 

 

 

Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)

09

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, Mục lục

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TIỂU SỬ TIỂU ĐOÀN 3 NHẢY DÙ
[Cập nhật ngày 21/2/2019]

****** ||| ******

Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)

Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù được thành lập vào ngày 1/9/1952 tại Trường Bưởi–Hà Nội, đây là 1 trong 5 Tiểu Đoàn Nhảy Dù Việt Nam được thành lập từ năm 1951 đến 1954 (với BPVN 1, 5, 6 và 7), theo chính sách của Tướng De Lattre de Tassigny nhằm tạo ra một đội quân Việt Nam, quân số lấy từ các quân nhân Việt và Pháp thuộc Tiểu Đoàn 10 Nhảy Dù Thuộc Địa (10e bataillon de parachutistes Coloniaux bị thiệt hại nặng trong trận giao tranh với CSBV tại Ba Vì, Bắc Việt). Bao gồm một Đại Đội chỉ huy (CCB) và 3 (sau đó 4) đại đội tác chiến.

Quân số đầu tiên của đơn vị gồm 446 Pháp và 408 người Việt, đa số là người Nùng và dân thiểu số vùng Thượng Du Bắc Việt, do một sĩ quan Pháp làm Tiểu Đoàn Trưởng.

–Thiếu tá Monteil: 1/9/1952–25/5/1953.
–Thiếu tá Mollo: 26/5/1953–14/1/1954.
–Đại úy Ferrano: 15/1/1954–19/5/1955.

Việc huấn luyện Nhảy Dù và đơn vị được thực hiện tại Trường Nhảy Dù ở cạnh phi trường Bạch Mai Hà Nội. Huấn luyện căn bản quân sự và kỹ thuật tác chiến được tổ chức tại đơn vị.

Trong những tháng còn lại của năm 1952, TĐ3ND thường hoạt động đến cấp đại đội trong tỉnh Hà Đông phía Tây Nam Hà Nội.

Trong năm 1953, TĐ3ND cũng đã một vài lần tham chiến trên chiến trường Hạ Lào, như tại Na Sản, ngày 13/5/1953, TĐ3ND được đưa tới chiến trường Xiêng Khoảng trong cuộc hành quân Mimosa, chỉ chạm địch lẻ tẻ và đến tháng 6/1953 được trở về Hà Nội bảo vệ an ninh cho trục lộ 60.

Ngày 28/7/1953, TĐ3ND được thả xuống Kế Môn để chận đánh Trung Đoàn 95 Việt Minh cộng sản vừa xâm nhập vùng phía Đông tỉnh Quảng Trị trong cuộc hành quân Camargue. Vì gió quá mạnh trên bãi đáp, phi cơ phải bay quần chờ bớt gió trên 1 giờ bay, đến 16:15 giờ TĐ3ND được lịnh nhảy dù xuống bằng mọi giá. Khi TĐ3ND đáp xuống đất có 2 binh sĩ bị thiệt mạng, gần 60 bị thương nặng, một số vũ khí nặng bị hư hại. 17:30 giờ, Tiểu Đoàn 3 gom quân và tấn công vào mục tiêu. Trải qua đêm chỉ chạm địch lẻ tẻ, Trung đoàn 95 CSVM đã rút lui. Đến ngày 9/9/1953 TĐ3ND di chuyển đến Hà Nội và đến ngày 23/12/1953 được đưa sang Seno, Lào.

Vào ngày 9/1/1954, CSVM lại mở mặt trận tổng công kích tại Lào, toàn bộ TĐ3ND được không vận đến Bản Hine Siu, tại đây Tiểu Đoàn 6 BPC bị tấn công mạnh. Ngày 14/1/1954, sáng sớm SĐ320 CSVM lại tấn công vào TĐ3ND, giao tranh dữ dội. Tiểu đoàn 3 bị tổn thất nặng. Vị TĐT người Pháp Thiếu tá Mollo, TĐP và hầu hết các SQ trong đơn vị đều bị thương vong, trong đó có một Thiếu úy Việt Nam tên là Phạm Công Quân mà sau này bản doanh của Tiểu Đoàn 3 tại ngã tư Bảy Hiền được lấy tên Ông. Thiếu úy Phan Trọng Chinh, một ĐĐT người VN còn sống sót, được đặc cách tại mặt trận lên trung úy và được chỉ định nắm chức vụ Quyền Tiểu Đoàn Trưởng. Sau đó ĐĐ1/TĐ7ND–VN được gửi tới tăng viện. Hai Trung Đoàn cộng quân rút lui vào rừng sâu.

Một tuần lễ sau TĐ3ND di chuyển trở lại Seno và đến tháng 4/1954 được đưa về PakSé để tái chỉnh trang và sau đó di chuyển về Hà Nội vào ngày 10/4/1954 để tiếp tục hành quân quanh vùng Gia Lâm, Cát Bi rồi di chuyển về Pleiku trong khoảng tháng 6/54 để bảo vệ QL19 giữa Pleiku và An Khê nhằm ngăn chận một cuộc tấn công vào thị xã của VMCS.

Sau ngày 20/7/1954, Hiệp định Geneva chia đôi đất nước. TĐ3ND di chuyển vô Đồng Đế–Nha Trang tham gia vào Liên Đoàn 3 Nhảy Dù Việt Nam (3e Vietnamese Groupement Aeroportees Parachutiste–GAP–3) và trở thành 1 trong 4 Tiểu Đoàn Nhảy Dù đầu tiên của Liên Đoàn Nhảy Dù Việt Nam.

Những trận đánh đáng ghi nhớ của TĐ3ND: (Liên Đoàn Nhảy Dù VN)

–Ngày 25/3/1955, Tiểu Đoàn 3 được điều động về Sài Gòn cùng với Liên Đoàn Nhảy Dù và đồn trú tại Thành Ông Năm–Hốc Môn. Và đến tháng 5/1955 tham gia chiến dịch đánh dẹp lực lượng Bình Xuyên ở Sài Gòn chợ Lớn.

–Ngày 28/4/1955, Hành Quân khu vực Trần Hưng Đạo–Nancy đánh đuổi lực lượng Bình Xuyên của ông Bảy Viễn ra khỏi thành phố Sài Gòn Chợ Lớn.

–Từ ngày 23/5/1955, TĐ3ND cùng TĐ6ND tham gia chiến dịch Đinh Tiên Hoàng hành [quân] phát xuất từ Cần Thơ vượt sông đổ bộ đánh úp vào căn cứ Cái Vồn để bắt sống ông Trần Văn Soái nhằm loại trừ các lực lượng giáo phái ly khai chống chánh phủ hoạt động như các sứ quân hùng cứ ở các Địa phương.

–Từ ngày 21/9/1955–24/10/1955, do Đại úy Phan Trọng Chinh chỉ huy TĐ3ND tham gia chiến dịch Hoàng Diệu tấn công lực lượng Bình Xuyên tại Rừng Sác.

–Ngày 26/11/1955, khi được tin quân của Ba Cụt tập trung tại vùng Cái Dầu từ ấp Thanh Lợi đến xóm Láng, Chiến Đoàn Nhảy Dù với TĐ3 và 6ND có Pháo Binh yểm trợ đã dùng xuồng M2 di chuyển vào ban đêm đột nhập và bất thần tấn công các đơn vị của ông Ba Cụt. Hai Trung Đoàn Lê Quang và Nguyển Huệ của Ông Ba Cụt không kịp trở tay nên bị thiệt hại nặng.

–Từ ngày 1/1/1956–17/2/1956, Tiểu Đoàn 3 và Tiểu Đoàn 5ND tham gia hành quân Chiến Dịch Nguyễn Huệ tại vùng Đồng Tháp để đối phó với lực lượng Hòa Hảo của các Tướng Lê Quang Vinh tức Ba Cụt và Tướng Trần Văn Soái tức Năm Lửa, tái lập an ninh cho đồng bằng sông Cửu Long.

–Từ ngày 8/6/1956–30/10/1956, TĐ3ND tham gia Chiến dịch Thoại Ngọc Hầu để tiếp tục nhiệm vụ bình định Miền Tây.

–Ngày 11/11/1960, Tham gia đảo chánh chính phủ Ngô Đình Diệm bị thất bại. (TĐT là Thiếu tá Nguyễn Văn Lộc chạy sang Campuchia tỵ nạn, hậu cứ Tiểu Đoàn là Trại Phạm Công Quân trên đường Lê Văn Duyệt.)

–Tháng 9/1960, Hành quân không vận để giải vây cho một đơn vị bạn tại Cao Lãnh Tỉnh Kiến Phong.

–Ngày 23/11/1960, TĐ3ND đã nhảy dù xuống vùng Đức Hoà, Đức Huệ để giữ an ninh cho các chuyên viên thu hồi chiếc phi cơ AD6 bị rớt và đưa thi hài Phi Công Đại úy Đức về nghĩa trang chôn cát.

–Ngày 5 tháng 3 năm 1962, TĐ3ND nhảy dù xuống tiếp ứng giải vây đồn Bố Túc do một đơn vị Địa Phương Quân tỉnh Tây Ninh trấn giữ, bị 2 Tiểu Đoàn VC tấn công bao vây và chiếm được một phần các lô–cốt bên ngoài.

–Ngày 14/7/1962, trên đường hành quân giải tỏa áp lực cộng quân trong tỉnh Phước Thành, 2 ĐĐ/TĐ3ND di chuyển bằng xe trên QL13 đến Bàu Bàng thì bị VC phục kích. (Đại úy Lồ Văn Xuân, TĐ phó và Cố Vấn Trưởng bị tử trận).

–Ngày 20/3/1963, Hành Quân Phi Hoả 2 nhảy dù xuống Chiến Khu C trong địa phận Tỉnh Tây Ninh để chận bắt các cán bộ cao cấp của VC vừa đến đây và phá hủy các cơ sở hậu cần của địch.

–Năm 1963, trong cuộc đảo chánh TT Ngô Đình Diệm, TĐT/TĐ3ND đã xác nhận vai trò thuần túy của quân đội và đứng ngoài mọi tranh chấp chính trị. TĐ3ND được ở lại trại Hoàng Hoa Thám để bảo vệ hậu cứ và giải giới đoàn Thanh Niên Cộng Hòa tại sân vận động Hoa Lư, trong khi các đơn vị tác chiến Nhảy Dù khác đều phải tung về những vùng rất xa thủ đô.

–Năm 1964, TĐ3 & TĐ7ND và ĐĐCBND dưới sư chỉ huy của Trung tá Dư Quốc Đống Chiến Đoàn Trưởng CĐIND hành quân nhảy dù xuống Chiến khu D thuộc vùng Long Khánh. ĐĐCBND có nhiệm vụ thu dọn dù. Cuộc hành quân đang khai diễn thì có lệnh lui binh qua ngã cầu sắt La Ngà để tránh cơn bão Lucy vì e ngại CS triệt đường rút lui.

–Trong khi nhảy dù trận này có Hạ sĩ Nguyễn Văn Hồng và Thiếu tá Lê Văn Tô TĐP bị vướng dù trên cây cao. HS Hồng vì hấp tấp tháo dù nên bị té đập đầu vào gốc cây chết.

–Ngày 03/01/1965, cùng TĐ1ND và 1 Trung Đội CBND hành quân trực thăng vận xuống phía đông Bình Giã và sau đó TĐ3ND nhảy vào mật khu Hắc Dịch mở cuộc hành quân truy kích quân CS (vì TĐ4TQLC bị tổn thất nặng, Thiếu tá Nguyễn Văn Nho TĐT bị tử trận).

–Tháng 3/1965, Hành quân hỗn hợp với Bộ Binh và Thiết Giáp tảo thanh mật khu Bời Lời của VC ở phía Bắc Thủ đô Sài Gòn. Đại úy Vương Mộng Hồng thuộc Phòng 3 LĐND bị tử trận.

–Ngày 3/8/1965, Hành quân trực thăng vận giải tỏa Trại LLĐB Đức Cơ, Chiến Đoàn II ND do Trung tá Ngô Xuân Nghị chỉ huy, Trung tá Trương Kế Hưng TĐT bị thương nặng ở bụng... khi TĐ3ND đụng độ ác liệt với Trung Đoàn 32 CSBV quanh trại LLĐB Đức Cơ.

–Ngày 1 tháng 9 năm 1965, CÐIND (TÐ3 và TÐ8ND) nhảy xuống gần Bến Cát, tỉnh Bình Dương và nhảy xuống Chiến Khu C vùng Mật Khu Phước Bình Thành lần thứ hai trong các cuộc hành quân truy lùng, và phá hủy Khu Hậu Cần của địch.

–Ngày 14–18/11/1965, TĐ3ND cùng Chiến Đoàn Đặc Nhiệm Nhảy Dù được không vận đến vùng hành quân tham dự chiến dịch Ia Drang giai đoạn 3 để tiếp viện SĐ1KBKV Hoa Kỳ trong cuộc Hành Quân Thần Phong 7 do Trung tá Ngô Quang Trưởng chỉ huy nhằm tiêu diệt tàn quân của 3 trung đoàn 32, 33 và 66/CSBV đang tháo chạy qua vùng ba biên giới Việt Miên Lào.

–Ngày 8/11/1966, TĐ3ND do Thiếu tá Trần Quốc Lịch làm TĐT được không vận đến Tam Quan–Bồng Sơn tham dự hành quân Đại Bàng 800 dưới quyền điều động của Chiến Đoàn II Nhảy Dù do Trung tá Đào Văn Hùng chỉ huy.

–Từ ngày 18–27/5/1967, TĐ3ND do Thiếu tá Trần Quốc Lịch chỉ huy tham dự cuộc Hành Quân Lam Sơn 54 dưới quyền của Chiến Đoàn II Nhảy Dù do Trung tá Đào Văn Hùng làm Chiến Đoàn Trưởng giải tỏa áp lực địch quân quanh căn cứ Cồn Tiên và yểm trợ việc thiết lập hàng rào điện tử Mc Namara. Trong trận này Thiếu tá Lê Văn Huệ TĐT/TĐ9ND bị tử trận.

–Ngày 3–22/11/1967, TĐ3ND được không vận đến Dak To tham dự Hành quân liên quân Việt–Mỹ Kham Zei dưới quyền điều động của Chiến Đoàn III với 3 Tiểu Đoàn 2, 3 và 5 Nhảy Dù do Trung tá Nguyễn Khoa Nam chỉ huy. Chiến đoàn III Nhảy Dù Việt Nam trách nhiệm tấn công vào sào huyệt của CS trên đỉnh Ngok Wank (đỉnh 1416) tiêu diệt Trung đoàn 24 CSBV.

–Bắt đầu từ ngày 29/1/1968, Cộng quân bắt đầu vi phạm lệnh hưu chiến và tấn công vào 24 Tỉnh Thành và Thủ Đô Sài Gòn mà họ gọi là Tổng công kích Tết Mậu Thân, TĐ3ND tham dự hành quân Trần Hưng Đạo do Bộ Tổng Tham Mưu trực tiếp chỉ huy để bảo vệ Thủ Đô vùng Tân Sơn Nhất, Gia Định.

–Đầu Tháng 4/1968, Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù tham dự cuộc hành quân Pegasus từ 1 đến 8/4/1968 để giải tỏa căn cứ Khe Sanh đang bị CS bao vây trên 70 ngày trong lực lượng của Chiến Đoàn III Nhảy Dù do Trung tá Nguyễn Khoa Nam chỉ huy.

–Ngày 16/4/1968, Chiến Đoàn III Nhảy Dù Việt Nam lại được không vận từ Khe Sanh đến Huế, nghỉ ngơi 3 ngày chỉnh trang đơn vị và sau đó phối hợp với Lữ Đoàn I/SĐ101 Nhảy Dù Hoa Kỳ để tấn công và càn quét thung lũng A–Shau, nơi mà CS dùng làm sào huyệt để tấn công vào cố đô Huế.

–Ngày 8/5/1968, TĐ3ND được không vận về Sài Gòn và tham gia hành quân giải tỏa mặt trận An Phú Đông ven đô vùng Hốc Môn, Bến Cát khi Cộng quân bắt đầu cuộc tấn công Mậu Thân đợt 2 từ ngày 6/5/1968.

–Ngày 20/8/1968, TĐ3ND được trở về hậu cứ Trại Phạm Công Quân để bổ sung quân số và Thiếu tá Lê Văn Phát thay thế Trung tá Trần Quốc Lịch làm Tiểu Đoàn Trưởng.

–Ngày 1/5/1969, TĐ6ND bị 2 Trung đoàn 271 & 272 CSBV tấn công và tổn thất nặng ở Xóm Cây Chỏ, Quận Thanh Điền–Tây Ninh, TĐ3ND được Đại tá Lê Quang Lưỡng LĐT/LĐIND điều động vượt qua sông Vàm Cỏ gần bến Gò Nổi tiếp viện.

–Ngày 19/5/1969, Hai Trung Đoàn của Công Trường 7 CSBV lại tấn công ào ạt TĐ3ND tại Cây Chỏ bên dòng Suối khô gần Bến Cồ Nổi, TĐ3ND phản công, quân CSBV bị thiệt hại nặng, 161 xác bỏ tại trận. Phần còn lại bị TĐ6ND chận đánh và tiêu diệt dọc khe suối cách đó khoảng 2km.

–Từ ngày 16/6–17/9/1969, Tiểu đoàn rút về hành quân Dân Chí ven đô vùng Bình Chánh hỗn hợp với SĐ82ND Hoa Kỳ.

–Đến ngày 16/10/1969, tham dư hành quân Toàn Thắng 81 vùng Trại Bí (Kà Tum) dưới chân núi Bà Đen–Tây Ninh.

–Tháng 3/1970, TĐ3ND hành quân ở Bình Long, BCH Tiểu Đoàn đóng quân tại căn cứ Lolita của Mỹ để lại.

–Ngày 1/5/1970, Hành quân Bình Tây–Campuchia, Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù do Trung tá Lê Văn Phát làm TĐT và Thiếu tá Trần Văn Sơn làm TĐP được trực thăng vận vào mục tiêu đánh vào Cục R của VC dưới quyền điều động của LĐIIIND do Trung tá Nguyễn Văn Thọ làm Lữ Đoàn Trưởng.

–Bắt đầu từ ngày 8/2/1971, Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù cùng toàn thể SĐND tham dự Hành Quân Hạ Lào Lam Sơn–719 đến ngày 6/4/1972. TĐ3ND trấn thủ tại ngọn đồi 31 bảo vệ BCH/LĐIIIND và đồi 31 bị thất thủ ngày 25/2/1971.

–Ngày 2/6/1971, TĐ3ND do Trung tá Lê Văn Phát làm TĐT cùng Lữ Đoàn I Nhảy Dù do Đại tá Lê Quang Lưỡng làm Lữ Đoàn Trưởng được không vận đến Phi Trường Cù Hanh–Pleiku, sau đó dùng đường bộ di chuyển đến Dak To (Tân Cảnh) để giải tỏa áp lực địch quân đang bao vây Căn Cứ 5.

–Ngày 10/8/1971, TĐ3ND do Thiếu tá Trần Văn Sơn làm TĐT tham dự Hành Quân tại Tây Ninh, dừng quân tại Thiện Ngôn một tuần lễ rồi sau đó vượt biên sang Campuchia tham gia trận chiến Damber tấn công vào Bộ Chỉ huy của một Sư Đoàn CS.

–Ngày 20/3/1972, Tiểu Đoàn 3ND trở lại Tân Cảnh và đóng quân ngay tại CCHL [Căn cứ Hỏa lực] số 5 chuẩn bị cho trận chiến khốc liệt Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 khởi sự tại Miền Cao Nguyên này mà sau đó ngày 14/4 Trung tá Nguyễn Đình Bảo đã tử thương tại CCHL Charlie bởi đạn pháo của VC.

–Ngày 24/4/1972, Tiểu Đoàn 3ND cùng toàn bộ LĐIIIND từ chiến trường Tây Nguyên–Kontum đã được không vận về phi trường Biên Hoà, sau đó di chuyển bằng xe đến Lai Khê tăng phái trợ lực cho SĐ21BB để giải tỏa QL13 từ suối Tàu Ô tới An Lộc. LĐIIIND do Trung tá Trương Vĩnh Phước chỉ huy gồm TĐ1ND do Trung tá La Trịnh Tường làm TĐT; TĐ 2 Nhảy Dù do Trung tá Lê Văn Mạnh làm TĐT và TĐ3ND do Thiếu tá Trần Văn Sơn làm TĐT.

–Ngày 20/5/1972, TĐ3ND lại được không vận đến Huế tham gia chiến dịch Lôi Phong tái chiếm Quảng Trị. Hai Đại Đội/TĐ3ND đã tham dự trận diệt chiến xa địch quân trong ngày 2/6/1972 của TĐ11ND.

–Ngày 28/6/1972, TĐ3ND cùng TĐ1ND và TĐ2ND dưới quyền điều động của Đại tá Trần Quốc Lịch, LĐT/LĐIIND đã vượt sông Mỹ Chánh tấn công vào phòng tuyến của địch quân ở về phía Bắc mở màn cho chiến dịch Lôi Phong tái chiếm Tỉnh Quảng Trị.

–Trưa ngày 7/7, TÐ3ND bắt đầu tấn công vào quận Hải Lăng. Sau 2 giờ quần thảo địch quân tháo chạy về hướng Bắc, TÐ3ND đã tái chiếm lại Quận Hải Lăng vào lúc 4:00 giờ chiều. Trong lúc điều quân tái chiếm quận Hải Lăng, Thiếu tá Trần Văn Sơn TÐT chẳng may trúng mảnh đạn pháo địch bị thương, Thiếu tá Võ Thanh Ðồng TÐP/TĐ9ND về thay thế chức vụ TĐT/TĐ3ND.

–Ngày 12/8/1972, Ðại tá Trương Vĩnh Phước LÐT/LĐIIIND mở cuộc hành quân về phía Tây QL1 đến tận chân dãy Trường Sơn. Mở đầu chiến dịch, TÐ3ND từ bờ sông Nhung được lịnh tiến chiếm ngọn đồi 118 ở phía Đông căn cứ Barbara.

–Ðến cuối tháng 12/72, lực lượng Nhảy Dù làm chủ tình hình dọc bờ phía Tây dãy Trường Sơn. Vùng trách nhiệm của SÐND hoàn toàn được yên tĩnh trước khi hiệp định Ba Lê được ký kết để người bạn “đồng minh dĩ đại” của VNCH được “tháo chạy trong danh dự.” (Withdaw And Run)

–Ngày 11/8/1974, Lữ Đoàn III Nhảy Dù cùng 3 tiểu đoàn 2, 3 & 6 được lệnh di chuyển bằng phi cơ từ phi trường Phú Bài xuống phi trường Đà Nẵng tham dự mặt trận Thường Đức với trách nhiệm án ngữ ở quận Hiếu Ðức sau khi bàn giao khu vực trách [nhiệm] cho Liên Ðoàn 15 Biệt Động Quân/Quân Khu 1.

–Ngày 29/10/1974, áp dụng chiến thuật xa luân chiến, Tiểu Ðoàn 3 ND do Trung tá Võ Thanh Đồng (Tiểu Đoàn Trưởng) và Thiếu tá Trương Văn Vân (Tiểu Đoàn Phó), được lệnh vào thay Tiểu Ðoàn 8 chiếm lĩnh đồi 1062. Khoảng vài ngày sau địch trở lại phản công ào ạt và trận chiến trở nên khốc liệt.

–Sáng ngày 2/4/1975, Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù với quân số tại hàng 493 người do Thiếu tá Lã Quí Trang làm TĐT, Thiếu tá Trương Văn Vân làm TĐP, Đại úy Nguyễn Hữu Viên Trưởng Ban 3, được cấp tốc không vận bằng C130 từ phi trường Tân Sơn Nhất đến phi trường Thành Sơn để tăng cường lực lượng bảo vệ phòng tuyến Phan Rang. Tiểu Đoàn 3 đã đánh một trận chiến quyết liệt cuối cùng trước ngày VNCH sụp đổ 30/4/1975.

Các Tiểu Ðoàn Trưởng Tiểu Ðoàn 3 Nhảy Dù:

1. Đại úy Phan Trọng Chinh (20/5/1955–19/8/1956): Sau Hiệp định Genève 1954, Trung úy Chinh theo đơn vị di chuyển vào Nam. Hai tháng sau ông được thăng cấp đại úy và được cử làm Tiểu Đoàn Trưởng đầu tiên của TĐ3ND trong Liên Đoàn Nhảy Dù VN cho đến tháng 8/1956 bàn giao chức vụ TĐT cho Đại úy Nguyễn Văn Lộc và đảm nhiệm chức vụ Tham Mưu Trưởng cho Liên Đoàn Nhảy Dù.

2. Đại úy Nguyễn Văn Lộc (20/8/1956–12/11/1960): từ Phòng 3 Lữ Đoàn Nhảy Dù về thay thế Thiếu tá Phan Trọng Chinh. Về sau tham gia đảo chánh 11/1960 bị thất bại và bỏ sang Kampuchea tỵ nạn.

3. Thiếu tá Đàm Văn Quý (12/11/1960–10/5/1961): Từ phủ Tổng Thống được chỉ định về nắm quyền Tiểu Đoàn Trưởng TĐ3ND cho đến khi thuyên chuyển sang Lực Lượng Đặc Biệt.

4. Thiếu tá Khiếu Hữu Diêu (11/5/1961–24/5/1965): Từ phủ Tổng Thống về nắm quyền Trưởng Phòng 3 LĐND. Sau ngày 10/5/1961 được chỉ định thay thế Thiếu tá Đàm Văn Quý cho đến ngày 24/5/1965.

5. Thiếu tá Trương Kế Hưng (24/5/1965–7/9/1966): Từ Phòng 2 Lữ Đoàn Nhảy Dù được chỉ định thay thế Thiếu tá Khiếu Hữu Diêu cho đến ngày 7/9/1966 vì bị thương nặng trong trận Đức Cơ).

6. Thiếu tá Trần Quốc Lịch (8/9/1966–9/7/1968): Thay thế Trung tá Trương Kế Hưng từ sau trận An Khê–Quân Khu 2 cho đến tháng 7 năm Mậu Thân.

7. Thiếu tá Lê Văn Phát (10/7/1968–4/10/1971): Thay thế Trung tá Trần Quốc Lịch từ 10/7/1968 năm Mậu Thân đến sau trận đánh Căn Cứ 5 vào cuối tháng 6/1971 bàn giao lại cho Thiếu tá Trần Văn Sơn.

8. Thiếu tá Trần Văn Sơn (5/10/1971–7/7/1972): Thay thế Trung tá Lê Văn Phát cho đến mùa Hè đỏ lửa 1972 sau khi tái chiếm quận Hải Lăng và bị thương vào ngày 7/7/1972.

9. Thiếu tá Võ Thanh Đồng (8/7//1972–9/1974): Thay thế Trung tá Trần Văn Sơn từ ngày 7/7/1972 đến tháng 9/1974 trong trận Thường Đức bàn giao lại cho Thiếu tá Lã Quí Trang.

10. Thiếu tá Lã Quí Trang (9/1974–30/4/1975): Thay thế Trung tá Võ Thanh Đồng tham gia trận đánh Thường Đức rồi Trận Phan Rang cho đến ngày tàn cuộc chiến 30/4/1975.

Tuyên Dương Công Trạng:

Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù Việt Nam, là một trong những đơn vị đầu tiên của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa được tuyên dương Bảo Quốc Huân Chương. Kỳ hiệu của đơn vị mang "Giây Biểu chương Tam Hợp Đỏ Vàng Xanh" do công trận của các cấp chỉ huy đầy kinh nghiệm và sự chiến đấu can trường của tất cả chiến sĩ Nhảy Dù.

Tài liệu tham khảo:


–Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù trong hồi ký của cựu Đại tá Khiếu Hữu Diêu nguyên là Tiểu Đoàn Trưởng TĐ3ND trong thời gian từ năm 1961 đến năm 1965 trên trang nhà nguyenkhoanam.com.

–3e bataillon de parachutistes vietnamiens on Wikipedia L’encyclopedie libre en Française.

–Insignia of The Republic Of VietNam Airborne Division copyright @ 2002 by Harry F. Pugh.

–Kỷ niệm 19 năm thành lập và thành tích của SĐND do phòng TLC/SĐND phát hành năm 1974.

–Phỏng vấn trực tiếp các vị Niên Trưởng và chiến hữu trong SĐND: Đại tá Lê Văn Phát, Trung tá Hàng Công Thành, Đại tá Nguyễn Phẩm Bường...

Đại úy Võ Trung Tín – Tiểu Đoàn Truyền Tin SĐND – 714–856–9202
Đại úy Nguyễn Hữu Viên – Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù
Email:
pvotin@gmail.com
 

 

 

 

 

Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)

10

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, Mục lục

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TIỂU SỬ TIỂU ĐOÀN 5 NHẢY DÙ
[Cập nhật ngày 2/4/2019]

****** ||| ******

Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)

Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù được thành lập ngày 1/9/1953 Tại Trường Bưởi–Hà Nội bởi SVVT số 08337–TTM–I–ISC–SC ngày 13/08/1953. Phần nhân sự gồm khoảng 1,080 người từ những quân nhân thuộc các Đại Đội lính Nhảy Dù Đông Dương 3 và 23 của Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù thuộc địa (3e Bataillon de parachutistes coloniaux) đã giải thể một ngày trước đó 31/8/1953 và hồi hương về Pháp. Các cấp chỉ huy từ TĐ3ND thuộc địa vẫn giữ nguyên vị trí chỉ huy khi chuyển sang TĐ5ND–VN.

–Tiểu Đoàn Trưởng đầu tiên là Capitaine Jacques Bouvery: từ ngày 1/9/1953–18/12/1953;

–Capitaine André Botella: từ 20/12/1953–17/5/1954;
–Capitaine Augusta Tholy: từ 18/5/1954–14/7/1954;
–Capitaine Lesaux: từ 15/7/1954 đến khi chuyển sang sĩ quan Việt Nam.

Đa số thành phần trong Tiểu Đoàn tân lập này là lính kỳ cựu trong Quân Đội của Pháp. Vì vậy mà TĐ5ND có thể tham dự chiến trận ngay không như các TĐ Nhảy Dù–VN tân lập khác phải trải qua thời kỳ trang bị và huấn luyện.

Ngày 23/9/1953, toàn bộ TĐ5ND tham dự cuộc hành quân “Brochet” gồm có 18 Tiểu Đoàn Pháp–Việt nhằm mục đích giải tỏa an ninh khu vực Châu Thổ Sông Hồng dọc theo kinh đào “Kẻ Sặt” loại bỏ ảnh hưởng của 2 trung đoàn 42 và 50 của VC. Tiểu Đoàn thiệt mất 21 quân nhân tử trận và 57 bị thương. Sau đó Tiểu đoàn được bổ sung quân số nhanh chóng bằng những quân nhân VN và trở lại phi trường Bạch Mai để ứng chiến.

Trong khoảng thời gian từ 27/9–29/9/1953, TĐ5ND–VN cùng với 2 Tiểu Đoàn Nhảy Dù khác của Pháp khai triển cuộc hành quân “Brochet II” tại khu vực “Sông Đinh Hào”, Tỉnh lộ 192, 17 và làng “An Vẽ”, từ 29/9 đến 4/11/1953 tiếp tục tham dự các trân đánh kế tiếp “Brochet III” rồi “Brochet IV”. Đến ngày 12/11 Tiểu Đoàn rút về Hà Nội chuẩn bị tham dự trận Điện Biên Phủ.

Ngày 22/11/1953, TĐ5ND–VN do Thiếu tá André Botella chỉ huy, cùng với trên 4,560 lính Nhảy Dù khác nhảy xuống Căn cứ Điện Biên Phủ trong một cuộc hành quân nhảy dù lớn nhất từ sau Đệ Nhị Thế Chiến gọi là Chiến dịch CASTOR để thiết lập cứ điểm Điện Biên Phủ nhằm thách thức Bộ Đội Việt Minh.

Ngày 25/1/1954, TĐ5ND trở lại Hà Nội để canh giữ an ninh quanh Phi Trường Bạch Mai cho đến ngày 13/3/1954 TĐ5ND–VN lại nhảy xuống Điện Biên Phủ một lần nữa trong nỗ lực tăng viện giải vây cho Căn cứ này. Khi ĐBP thất thủ (ngày 7/5/1954), TĐ5ND hoàn toàn tan rã và được tái thành lập vào ngày 21/7/1954 tại Huế do Đại úy Le Saux làm Tiểu Đoàn Trưởng và Trung úy Nguyễn Văn Viên làm Phụ tá và sau đó di chuyển về Nha Trang để tham gia vào Liên Đoàn Nhảy Dù Việt Nam. Sau này, bản doanh của TĐ5ND là Căn cứ Ngô Xuân Soạn ở Tam Hiệp Biên Hòa.

Những trận đánh đáng ghi nhớ của TĐ5ND:

–Sau tháng 7, 1954, thì TĐ5ND cùng các TĐ3 & 7ND từ Bắc Việt di chuyển vào đóng tại Nha Trang. Lúc này, các sĩ quan Việt Nam lần lược thay thế người Pháp nắm những chức vụ chỉ huy của các đơn vị.

–Ngày 25/3/1955, đóng ở Nha Trang được hơn nửa năm, thì các đơn vị Nhảy Dù được lịnh di chuyển cấp tốc vào Sài Gòn để dẹp nội loạn Bình Xuyên. Khi đánh đuổi quân phiến loạn Bình Xuyên khỏi Sài Gòn–Chợ Lớn, Trung úy Nguyễn Văn Viên được thăng cấp đại úy thực thụ. Sau đó Ðại úy Viên trao quyền chỉ huy TÐ5ND cho Thiếu tá Nguyễn Chánh Thi. Ðại úy Nguyễn Văn Viên về chỉ huy TÐ6ND thay Đại úy Thạch Con. (bỏ sang Campuchia làm Tư Lệnh Lực lượng Nhảy Dù xứ này).

–Ngày 21/9/1955, Thiếu tá Nguyễn Chánh Thi được Tổng Thống Diệm chỉ định làm Chỉ Huy Phó Liên Đoàn Nhảy Dù chỉ huy 3 Tiểu Đoàn 1, 5 & 6 tham gia chiến dịch Hoàng Diệu tảo thanh lực lượng Bình Xuyên đến 24/10/1955 tại Rừng Sác. Trong chiến dịch này Đại úy Ngô Xuân Soạn chỉ huy TĐ5ND.

–Từ ngày 1/1/1956–17/2/1956, TĐ5ND tham gia Chiến Dịch Nguyễn Huệ (ứng chiến tại Sa Đéc) nhằm:

a. Giải quyết vấn đề lực lượng của ông Ba Cụt và ông Trần Văn Soái.

b. Giữ vững biên giới VN–Cao Miên không cho loạn quân chạy từ Hà Tiên đến sông Vàm Cỏ.

c. Cắt đứt liên lạc loạn quân giữa hai khu chiến: Miền Tây và Đồng Tháp
.

Ngoài những nhiệm vụ trên, chiến dịch Nguyễn Huệ còn có nhiệm vụ tiêu diệt những cơ cấu nằm vùng của Việt Cộng trong vùng hành quân, tái lập hành chánh, khai thác vùng Đồng Tháp Mười, mở mang đường sá, cầu cống và xây cất đồn bót.

–Ngày 12/12/1959, Lữ Đoàn Dù được lịnh hành quân vào chiến khu D giải tỏa áp lực địch và tiếp viện Trung Đoàn 10/SĐ7. TĐ5ND do Đại úy Ngô Xuân Soạn chỉ huy tiến theo cánh trái trong khi TĐ6ND do Đại úy Đỗ Kế Giai chỉ huy tấn công vào sào huyệt của VC.

–Ngày 10/11/1960, Đại úy Ngô Xuân Soạn TĐT/TĐ5ND không đồng ý tham gia vào cuộc binh biến lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm nên bị sát hại tại khu vườn cao su phía sau bản doanh của TĐ3ND.

–Ngày 20/9/1961, TĐ5ND do Thiếu tá Hồ Tiêu làm TÐT/TÐ5ND cùng Lữ Ðoàn Nhảy Dù gồm 3 Tiểu Ðoàn do Ðại tá Cao Văn Viên, Tư Lệnh Lữ Đoàn Nhảy Dù trực tiếp chỉ huy nhảy dù xuống chiếm lại tỉnh lỵ Phước Thành.

–Ngày 28/4/1964, TĐ5ND do Đại úy Ngô Quang Trưởng chỉ huy, tham dự cuộc Hành Quân Quyết Thắng 202 trực thăng vận nhảy vào mật khu Đỗ Xá, thuộc quận Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi, phá tan Căn cứ địa của Bộ Tư lệnh Mặt Trận B1 của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN).

–Ngày 3/1/1965, Trung tá Hô Tiêu TĐT, Đại úy Ngô Quang Trưởng TĐP kiêm Trưởng Ban 3 đã tấn công vào Ấp Bắc lần 2 đánh tan một lực lượng CS cấp Trung Đoàn. Trong trận này Trung úy Nguyễn Xuân Hiền cùng Chuẩn úy Nguyễn Thế Mỹ tử trận; Chuẩn úy Nguyễn Văn Giao bị thương.

–Ngày 9 & 10/2/1965, Tiểu Đoàn 5 do Thiếu tá Ngô Quang Trưởng TĐT, cùng với Tiểu Đoàn 6 do Thiếu tá Vũ Thế Quang làm TĐT và Tiểu đoàn 7 do Thiếu tá Ngô Xuân Nghị làm TĐT dưới sự điều động của Chiến Đoàn I Nhảy Dù do Trung tá Trương Quang Ân làm Chiến Đoàn Trưởng nhảy trực thăng vận càn quét mật khu Hắc Dịch của cộng sản trong vùng núi ông Trinh, tỉnh Phước Tuy (Bà Rịa), Căn cứ địa của Công Trường 7 MTGPMN. Sau hai ngày chạm súng và TĐ5ND đã gây thiệt hại nặng cho hai Trung Đoàn Q761 và Q762 thuộc Công Trường 7 của Việt Cộng.

–Ngày 30/3/1965–4/4/1965, TĐ5ND được không vận đến Tam Kỳ–Quảng Tín tham dự Hành Quân Quyết Thắng 512. Chỉ trong 1 giờ ba cánh quân của TĐ5ND đã phá tan trận địa của VC với những hầm hố, giao thông hào kiên cố. Bác sĩ Ðỗ Vinh tử trận.

–Ngày 1/6/1965, Giải cứu đồn Ba Gia–Quảng Ngãi, TĐ5ND do Thiếu tá Nguyễn Khoa Nam chỉ huy được tăng phái cho Chiến Đoàn B TQLC.

–Từ ngày 9–15/8/1965, TĐ5ND do Thiếu tá Nguyễn Khoa Nam chỉ huy dưới quyền điều động của Trung tá Ngô Xuân Nghị Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn II Nhảy Dù tham gia trận đánh giải tỏa Trại Lực Lượng Đặc Biệt Đức Cơ tại Quân Khu 2 đã bị cộng quân vây hảm với mục đích ‘Công đồn đả viện’.

–Ngày 18/11/1965–26/11/1965, TĐ5ND do Thiếu tá Nguyễn Khoa Nam làm TĐT tham gia Chiến đoàn Đặc nhiệm Nhảy Dù (gồm 3 Tiểu Đoàn 3, 5 & 6ND) do Trung tá Ngô Quang Trưởng chỉ huy trong chiến dịch Ia Drang Thần Phong 7 tại Quân Khu II.

–Ngày 30/12/1965, cùng TĐ1ND mở cuộc hành quân An Dân 564 tại vùng tiếp giáp biên giới Miên–Việt tỉnh Hậu Nghĩa. Đánh tan đơn vị địch là tiểu đoàn D9 thuộc Công Trường 9 của VC.

–Vào ngày 3 tháng 3 1966, Tiểu Đoàn 5 và TĐ1ND tham gia Hành Quân Liên Kết 62 và 66 tại Quảng Ngãi để truy lùng và tiêu diệt SĐ325C của VC vừa tập kết đến vùng này. Sau các trận này, TĐ1ND và TĐ5ND được tuyên dương trước Quân Đội, Thiếu tá Nguyễn Khoa Nam được ân thưởng Đệ Tứ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương, thăng cấp trung tá đặc cách tại mặt trận và lên nắm Chiến Đoàn III Dù, bàn giao TĐ5ND cho Tiểu Đoàn Phó là Thiếu tá Nguyễn Vỹ.

–Ngày 14/5/66, TĐ5ND và 4 TĐ Nhảy Dù khác do Đại tá Ngô Quang Trưởng chỉ huy được không vận ra Đà Nẵng và Huế để tái lập trật tự sau vụ việc gọi là biến động miền Trung.

–Ngày 18/7/1966, TĐ5ND do Thiếu tá Nguyễn Vỹ làm Tiểu Đoàn Trưởng được không vận bằng C130 đến Qui Nhơn để tham dự hành quân Thần Phong 11 trong vùng Bồng Sơn, Tam Quan Tỉnh Bình Bịnh.

–Ngày 18–27/5/1967, dưới quyền chỉ huy của Trung tá Đào Văn Hùng, Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn II Nhảy Dù, TĐ5ND cùng với Tiểu Đoàn 3 và Tiểu Đoàn 9 tham dự hành quân Lam Sơn 54 trong khu Phi Quân Sự yểm trợ cho việc thiết lập hàng rào điện tử Mc Namara. Trong trận này Thiếu tá Lê Văn Huệ TĐT/TĐ9ND bị tử trận.

–Ngày 8/11/1967, Chiến Đoàn III Nhảy Dù do Trung tá Nguyễn Khoa Nam làm Chiến Đoàn Trưởng gồm ba Tiểu Ðoàn 2, 3 và 5ND được gởi đến tăng viện phía Bắc Tân Cảnh để tấn công Trung Ðoàn 24 CSBV tại cao điểm 1416.

–Ngày 30/1/1968, trong trận Tổng Công Kích Tết Mậu Thân, TĐ5ND bảo vệ thành phố Đà Nẵng.

–Ngày 22/4/1968–24/6/1968, trong cuộc Tổng Công Kích Mậu Thân đợt 2 của VC vào Sài Gòn, TÐ5ND giải tỏa áp lực VC trong vùng chùa Tập Thành, Cây Quéo–Gia Định để bảo vệ Phi Trường Tân Sơn Nhất, chạm súng với Trung Đoàn 101 của VC, 409 tên VC bị hạ tại Ấp Tân Thới Hiệp, 23 tên bị bắt sống.

–Từ 29/5/1969–16/6/1969, TĐ5ND tham dự hành quân Toàn Thắng vùng 3 CT với LĐIIND nhằm ngăn chận và tiêu diệt các Trung Đoàn 271 và 272 của VC xâm nhập lãnh thổ VNCH từ biên giới Campuchia.

–Từ ngày 23/3/1970–30/6/1970, tham gia chiến dịch Bình Tây Toàn Thắng 42, 43, 45 do BTL/QĐ3 tổ chức và dưới quyền chỉ huy của Trung tướng Đỗ Cao Trí càn quét các cơ sở hậu cần, các mật khu của VC trên đất Campuchia.

–Từ ngày 27/7/1970–8/10/1970, tham dự hành quân Toàn Thắng 81/LĐIND quanh khu vực ngoại ô Thủ Đô Sài Gòn nhằm phá vỡ các cơ sở hậu cần của VC lén lút xâm nhập và hoạt động trong nội thành Sài Gòn.

–Từ 14/12/1970–22/1/1971, tham gia Hành Quân ngoại biên Toàn Thắng 81/2/70/LĐIIND dọc QL7 trên đất Campuchia, tìm và tiêu diệt địch nhằm giải toả áp lực của địch quân trong Tỉnh Komponcham.

–Bắt đầu từ ngày 6/2/1971–6/4/1971, TĐ5ND cùng toàn bộ SĐND gồm 9 Tiểu Đoàn Nhảy Dù và các đơn vị yểm trợ được không vận ra Đông Hà tham dự cuộc Hành Quân Hạ Lào Lam Sơn 719 mục đích tìm và tiêu diệt địch, khám phá các kho tàng vũ khí, lương thực, quân trang quân dụng đồng thời phá huỷ hệ thống tiếp vận, cắt đứt mọi nguồn tiếp tế vào Miền Nam cho VC trên lãnh thổ Lào.

–Ngày 4/4/1971, TĐ5ND do Trung tá Nguyễn Chí Hiếu làm TĐT cùng TĐ6ND và TĐ11ND được không vận từ Đông Hà đến Dakto để tham dự cuộc Hành quân Quang Trung 22–1/LĐIIND nhằm giải tỏa Căn cứ Hoả Lực 6 ở Kontum bị 2 Trung Đoàn 28 và 66 của VC bao vây.

–Từ ngày 29/9/1971–7/11/1971, TĐ5ND tham dự Hành Quân Toàn Thắng 2/71 tại phía Bắc Tỉnh Tây Ninh giải toả áp lực địch dọc QL22 và quanh Căn cứ Hoả Lực Hưng Đạo. TĐ5ND đã gây tổn thất nặng nề cho Trung Đoàn 141 cuả VC.

–Từ ngày 1/12/1971–28/12/1971, TĐ5ND tham dự Hành Quân Toàn Thắng 3/71 trên lãnh thổ Campuchia càn quét tàn quân của VC ẩn náu trong vùng đồn điền Cao Su Chup, Peam Cheang và Ta Pao đồng thời phá huỷ các kho tàng của Công Trường 9 do Trung Đoàn 141 của VC trấn giữ.

–Từ ngày 29/12/1971–2/2/1971, Tham dự Hành Quân Toàn Thắng 2/72/LĐIND lùng và diệt Trung Đoàn 101 VC trong vùng Mật Khu Bời Lời–Trị Tâm đồng thời phá huỷ các địa đạo, các kho tàng của địch trong vùng hành quân.

–Ngày 6/4/1972, trong chiến trận Mùa Hè Đỏ Lửa, LĐIND dưới quyền chỉ huy của Đại tá Lê Quang Lưỡng gồm 3 Tiểu Đoàn: TĐ5, TĐ6 & TĐ8ND được điều động di chuyển bằng đường bộ đến Lai Khê để giải toả QL13 từ Lai Khê đến Chơn Thành.

–Ngày 15/4/1972, TĐ5ND và TĐ8ND được trực thăng vận nhảy vào An Lộc tiếp theo sau TĐ6ND đã nhảy xuống ngày hôm trước để giải vây cho BTL/SĐ5BB đang bị 3 SĐ 5, 7 & 9 của CSBV bao vây. Cuộc chiến khốc liệt kéo dài 54 ngày đến 17:15 giờ ngày 8 tháng 6/1972 An Lộc mới được giải toả.

–Ngày 28/5/1972, sau khi giải vây An Lộc, TĐ5ND được không vận ra Huế để tham dự Chiến dịch Lôi Phong hành quân tái chiếm Quảng Trị.

–Ngày 25/7/1972, Trung tá Nguyễn Chí Hiếu chỉ huy TĐ5ND tấn công vào Cổ Thành Quảng Trị tái chiếm và cắm cờ lên bờ Cổ Thành. Nhưng 2 quả bom do đồng minh thả lầm sát hại trên 55 chiến sĩ ưu tú của Đại Đội 51 và 52 Nhảy Dù. Gần phân nửa quân số của 2 Đại Đội/TĐ5ND bi thương tích.

–Từ ngày 9/8/1972–19/9/1972, TĐ5ND tấn chiếm Căn cứ Barbara dưới chân dãy Trường Sơn do cộng quân chiếm cứ trong thời gian đầu lấn chiếm Tỉnh Quảng Trị. TĐ5ND tấn chiếm Căn cứ Barbara dưới chân giải Trường Sơn do cộng quân chiếm cứ trong thời gian đầu lấn chiếm Tỉnh Quảng Trị. Bằng những cuộc đột kích đêm cảm tử, TĐ5ND đã lũng đoạn tinh thần địch quân và gây tổn thất lớn cho đơn vị Trung Đoàn 3 thuộc SĐ320 và mặt trận B5 của CSBV góp phần cho các đơn vị tấn chiếm Căn cứ Barbara không ít.

–Từ 20/9/1972–2/11/1973, TĐ5ND cùng các đơn vị khác thuộc lực lượng Nhảy Dù trấn ngự và làm chủ tình hình dọc bờ phía Tây Quảng Trị dưới chân dãy Trường Sơn. Vùng trách nhiệm của SÐND hoàn toàn được yên tĩnh trước khi hiệp định Ba Lê được ký kết để người bạn đồng minh “dĩ đại”của VNCH được “tháo chạy trong danh dự.”

–Từ ngày 19/11/1973–30/7/1974, sau khi nghỉ chỉnh bị đơn vị 15 ngày tại hậu cứ, TĐ5ND được lịnh trở lại vùng hành quân ngăn chận địch quân vùng Cổ Bi tại Quân khu I vi phạm lịnh ngưng bắn. TĐ5ND đã giáng trả cho địch những đòn sấm sét đích đáng.

–Ngày 15/3/1975, đang trấn đóng tại Đại Lộc–Quảng Nam sau chiến trận Thường Đức được lệnh bàn giao khu vực trách nhiệm cho Lữ Đoàn 369 TQLC và cùng toàn thể LĐIIIND xuống 2 tàu Dương Vận Hạm HQ504 và HQ404 của Hải Quân tại cảng Đà Nẵng để xuôi Nam về phòng thủ Sài Gòn theo lệnh triệt thoái của bộ TTM.

Chiều ngày 19/3/1975, sau 2 ngày và 3 đêm hải hành, toàn bộ LĐIIIND được lệnh đổ quân xuống Cầu Đá–Nha Trang để tăng viện cho mặt trận Quân Khu 2 lập tuyến phòng thủ Khánh Dương.

–Sáng ngày 1/4/1975, TĐ5ND và một vài thành phần thất tán của LĐIIIND về đến Phi Trường Phan Rang và được điều động để lục soát và giữ an ninh khu vực nội vi phi trường và vòng đai từ Bà Râu tới Thị xã Phan Rang.

Chiều ngày 9/4, Trung Đoàn 4 của Sư Đoàn 2 Bộ Binh, với quân số khoảng 450 người, được điều động thay thế TĐ5ND phòng thủ phía Tây Phi Trường Phan Rang và TĐ5ND được không vận về Biên Hòa để chỉnh bị đơn vị.

Các Tiểu Ðoàn Trưởng Tiểu Ðoàn 5 Nhảy Dù:

1. Trung úy Nguyễn Văn Viên (29/9/1954–22/4/1955): Khi Pháp chuyển TĐ5ND sang cho Quân Đội Quốc Gia Việt Nam ngày 29/9/1954, Trung úy Nguyễn Văn Viên, sĩ quan phụ tá Tiểu Ðoàn Trưởng được đôn lên làm Tiểu Ðoàn Trưởng cho đến khi dẹp tan quân phiến loạn Bình Xuyên khỏi Sài Gòn, được thăng cấp đại úy rồi thuyên chuyển sang TĐ6ND.

2. Thiếu tá Nguyễn Chánh Thi (23/4/1955–20/9/1955): Ngày 23/4/1955 Đại úy Nguyễn Chánh Thi được Thiếu tướng Lê Văn Tỵ, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Quốc Gia chấp thuận đưa ông từ Ngự Lâm Quân về làm Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù và được thăng cấp thiếu tá.

Trong chiến dịch Hoàng Diệu (từ 21/9–24/10/1955), tiểu trừ quân Binh Xuyên tại Đặc Khu Rừng Sác, Thiếu tá Nguyễn Chánh Thi được Tổng Thống Diệm chỉ định làm Chỉ Huy Phó Liên Đoàn Nhảy Dù chỉ huy 3 Tiểu Đoàn 1, 5 & 6 tham gia chiến dịch; ông trao quyền chỉ huy TÐ5ND lại cho Ðại úy Ngô Xuân Soạn làm Tiểu Ðoàn Trưởng.

3. Ðại úy Ngô Xuân Soạn (21/9/1955–10/11/1960): Trong buổi họp chuẩn bị cuộc Binh Biến ngày 10/11/1960 Thiếu tá Ngô Xuân Soạn TĐT/TĐ5ND cũng được mời tham dự nhưng Ông từ chối tham gia và bỏ ra về nên đã bị nhân viên an ninh hạ sát. Khi Thiếu tá Ngô Xuân Soạn bị sát hại, Đại úy Hồ Tiêu đang là Chỉ Huy Trưởng Căn cứ Hoàng Hoa Thám được chỉ định lên thay thế chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng.

4. Ðại úy Hồ Tiêu (11/11/1960–11/1/1965): Đến tháng 1/1965 sau trận Ấp Bắc 2, Trung tá Hồ Tiêu thuyên chuyển sang Sở Liên Lạc/Phòng 7 Bộ TTM Ông bàn giao chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng lại cho Thiếu tá Ngô Quang Trưởng.

5. Thiếu tá Ngô Quang Trưởng (11/1/1965–14/4/1965): Sau chiến thắng trận Ấp Bắc lần 2, Đại úy Ngô Quang Trưởng đang là TĐP kiêm sĩ quan Ban 3 Hành Quân được thăng cấp thiếu tá và được bổ nhiệm chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù thay cho Trung tá Hồ Tiêu thuyên chuyển sang Sở Liên Lạc.

6. Thiếu tá Hồ Trung Hậu (15/4/1965–1/9/1965): Sau trận Hắc Dịch Thiếu tá Ngô Quang Trưởng được chỉ định làm Tham Mưu Trưởng Lữ Đoàn Nhảy Dù, Thiếu tá Hồ Trung Hậu thay thế đảm nhận chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng.

7. Thiếu tá Nguyễn Khoa Nam (2/9/1965–1/7/1966): Tháng 6/1995 Thiếu tá Nguyễn Khoa Nam Trưởng Phòng 3 Lữ Đoàn Nhảy Dù được đề cử giữ chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù thay thế Trung tá Hồ Trung Hậu đến ngày 1 tháng 7 năm 1966 thăng cấp trung tá và lên làm chiến đoàn Trưởng Chiến Đoàn III Nhảy Dù.

8. Thiếu tá Nguyễn Vỹ (1/7/1966–1970): Khi Trung tá Nguyễn Khoa Nam được chỉ định thành lập CĐIIIND vào ngày 1/7/1966 bàn giao chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5 lại cho Thiếu tá Nguyễn Vỹ TĐP lên thay, đến cuối năm 1970 Thiếu tá Nguyễn Vỹ bàn giao lại cho Thiếu tá Nguyễn Chí Hiếu.

9. Thiếu tá Nguyễn Chí Hiếu (12/1970–1/8/1972): Thiếu tá Nguyễn Chí Hiếu đảm nhận chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng trước khi tham dự Trận Hạ Lào đến cuối tháng 7/1972 sau trận tấn công vào cổ thành Quảng Trị thuyên chuyển sang Sư Đoàn 5 Bộ Binh và bàn giao lại cho Thiếu tá Bùi Quyền.

10. Thiếu tá Bùi Quyền (1/8/1972–5/4/1975): thay thế Trung tá Nguyễn Chí Hiếu cho đến khi trận Phan Rang bắt đầu vào đầu tháng 4/1975 bàn giao lại cho Thiếu tá Võ Trọng Em TĐP.

11. Thiếu tá Võ Trọng Em (6/4/1975–30/4/1975): đảm nhận chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng từ sau khi TĐ5ND được Trung Đoàn 4 BB thay thế và rời khỏi Phan Rang đến ngày cuối cùng 30/4/1975.

Tuyên Dương Công Trạng:

Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù đã được tuyên dương 14 lần trước Quân Đội do đó Hiệu Kỳ của Tiểu Đoàn 5 đã được gắn dây Biểu Chương màu tam hợp Đỏ Vàng Xanh.

Tài liệu tham khảo:


–5e bataillon de parachutistes vietnamiens on Wikipedia L’encyclopédie libre.

–Insignia of The Republic of VNAirborne Division @ 2002 by Harry F. Pugh.

–Kỷ Niệm 19 năm thành lập Binh Chủng Nhảy Dù do BTL/SĐND phổ biến vào tháng 11/1974.

–Phỏng vấn trực tiếp một số chiến hữu và Niên Trưởng trong SĐND: Lê Văn Phát, Nguyễn Phẩm Bường, Nguyễn Tự Bảo.

Đại úy Võ Trung Tín – Tiểu Đoàn Truyền Tin SĐND – 714–856–9202
Đại úy Nguyễn Hữu Viên – Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù
Email:
pvotin@gmail.com

 

 

 

 

 

 

Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)

11

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, Mục lục

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TIỂU SỬ TIỂU ĐOÀN 6 NHẢY DÙ
[Cập nhật ngày 18/5/2019]

 

****** ||| ******

Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)

Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù được thành lập ngày 1 tháng 3 năm 1954 tại Hà Nội. Là đơn vị Nhảy Dù VN sau cùng do người Pháp chủ trương theo chính sách của Tướng De Lattre de Tassigny thành lập và là đơn vị Nhảy Dù đầu tiên với thành phần quân nhân hoàn toàn Việt Nam (nhiều nhất là người Khmer Krọm Nam Kỳ) được lựa chọn kỹ lưỡng từ Tiểu Ðoàn 19 Khinh Quân tại Cà Mau. Tiểu Đoàn gồm Bộ Chỉ Huy, Đại Đội Trợ chiến và 3 Đại Đội tác chiến (vì thành lập khẩn cấp theo nhu cầu của chiến trường nên thiếu quân số). Thiếu tá Đỗ Cao Trí là vị Tiểu Đoàn Trưởng của TĐ19 Khinh Quân được chuyển qua làm Tiểu Đoàn Trưởng đầu tiên của Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù. Đến ngày 23/7/1955 mới thành lập thêm Đại Đội 4 theo đúng Bảng Cấp Số bởi một số các quân nhân từ các quân binh chủng khác tình nguyện thuyên chuyển đến.

Tiểu đoàn 6 Nhảy Dù thành hình trước trận Điện Biên Phủ có mấy ngày vì vậy TĐ6ND chưa tham gia trận đánh nào trước ngày hiệp định Geneva được ký kết giữa các phe phái. Ngay sau đó một thời gian ngắn toàn bộ Tiểu Đoàn được di chuyển vào Nam và đóng tại Tân Sơn Nhì–Gia Định hoạt động trong khuôn khổ của Vietnamese GAP 3.

Khi Thiếu tá Đỗ Cao Trí được bổ nhiệm làm Chỉ Huy Trưởng Liên Đoàn Nhảy Dù ngày 29/9/1954 thì Đại úy Thạch Con TĐP được chỉ định thay thế chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng.

Những trận đánh đáng ghi nhớ của TĐ6ND:

–Ngày 1/3/1954, được thành lập tại Hà Nội. Và sau hiệp định Geneve di chuyển vào Sài Gòn.

–Ngày 30/4/1955, tham dự hành quân cùng các đơn vị thuộc Liên Đoàn Nhảy Dù tấn công vào Tổng Hành Dinh của lưc lượng Bình Xuyên tại Cầu Chữ Y–Chợ Quán và đẩy lực lượng này chạy ra khỏi Đô Thành Sài Gòn.

–Ngày 21/9/1955, do Đại úy Nguyễn Văn Viên chỉ huy tham gia chiến dịch Hoàng Diệu tảo thanh lực lượng Bình Xuyên ở Rừng Sác đến 24/10/1955.

–Ngày 5/11/1955, Khi kết thúc cuộc hành quân tiểu trừ tàn quân Bình Xuyên tại Sài Gòn–Chợ Lớn và Rừng Sác–Sài Gòn, TĐ6ND và các đơn vị Nhảy Dù lại được điều động hành quân tại Núi Bà Ðen–Tây Ninh để càn quét các lực lượng Cao Ðài ly khai.

–Ngày 26/11/1955, TĐ6ND và TĐ3ND tăng phái cho Sư Đoàn 11 Khinh Chiến trong chiến dịch Đinh Tiên Hoàng ở miền Tây truy lùng lực lượng của Tướng Lê Quang Vinh tức Ba Cụt (gồm 2 Trung Đoàn Lê Quang và Trung Đoàn Nguyễn Huệ) ở vùng Cái Dầu từ ấp Thanh Lợi đến xóm Láng.

–Ngày 12/12/1959, TĐ6ND cùng TĐ5ND hành quân vào Chiến Khu D để chận đánh địch quân trên đường rút lui vào Chiến Khu, sau khi chúng tấn công một Căn cứ Trung Đoàn 10/SĐ7 Bộ Binh, thu hồi lại được số vũ khí và quân trang quân dụng bị địch chiếm đoạt.

–Ngày 1/11/1963, TĐ6ND (Thiếu tá Lê Văn Đặng đang là TĐT) do Đại úy Vũ Thế Quang (một Đại Đội Trưởng) điều động từ Trung Tâm Huấn Luyện Vạn Kiếp tại Bà Rịa về Sài Gòn tham gia cách mạng đảo chánh chính phủ Ngô Đình Diệm. Sau khi chánh phủ Ngô Đình Diệm bị lật đổ, Đại úy Quang được thăng cấp thiếu tá và làm TĐT/TĐ6ND thực thụ.

–Năm 1964, tham dự Hành Quân Chính Nghĩa và cuộc Hành Quân Phước Biên với Quân Khu 3 và Vùng 3 Chiến Thuật.

–Năm 1964, tham dự các cuộc Hành Quân Bắc An, Hành Quân Thăng Long với Quân Khu 4 và Vùng 4 Chiến Thuật và tham dự Hành Quân An Dân với Biệt Khu Thủ Đô.

–Ngày 9/2/1965, từng đoàn trực thăng UH–1B đã bay rợp trời đến bốc Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù (Thiếu tá Vũ Thế Quang TĐT) và TĐ5ND (Thiếu tá Ngô Quang Trưởng TĐT) tại khu vực Trường Truyền Tin Vũng Tàu đưa vào vùng hành quân Hắc Dịch để truy lùng hai Trung Đoàn Q761 và Q762 của cộng quân.

–Ngày 1/11/1965, Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù do Đại úy Nguyễn Văn Minh làm TĐT được không vận đến Trại LLĐB Đức Cơ dưới quyền chỉ huy của Chiến Đoàn II Nhảy Dù do Trung tá Trương Quang Ân làm Chiến Đoàn Trưởng để tiếp ứng cho các Lữ Đoàn Không Kỵ Hoa Kỳ trong chiến dịch Ia Drang (Thần Phong 7).

–Tháng 9/1965, TĐ6ND cùng TĐ5ND (Chiến Đoàn II) tham gia hành quân hỗn hợp với Lữ Đoàn 173 ND Mỹ trong trận Bến Cát tấn công vào phía Nam trong khi Tiểu Đoàn 3ND và TĐ8ND tấn công từ phía Bắc.

–Ngày 18/1/1966, Không vận bằng C130 đến Qui Nhơn tham dự cuộc hành quân Thần Phong 11 Tam Quan–Bồng Sơn. Ngày 28/1 cùng TĐ5ND chạm địch dữ dội khi tấn công vào làng Gia Hựu. Thiếu tá Nguyễn Văn Minh TĐT bị thương phải di tản và Thiếu tá Trương Vĩnh Phước thay thế.

–Ngày 8/11/1966, TĐ6ND do Thiếu tá Trương Vĩnh Phước làm Tiểu Đoàn Trưởng tham gia cuộc Hành Quân Đại Bàng 800 tại Tam Quan–Bồng Sơn do Trung tá Đào Văn Hùng, CĐT/Chiến Đoàn II Nhảy Dù chỉ huy cùng 2 Tiểu Đoàn 3 và 9 Nhảy Dù.

–Ngày 31/1/1968, Khi cộng quân tấn công vào Sài Gòn trong trận chiến Tết Mậu Thân, Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù phối hợp với TĐ8 Nhảy Dù đã hiện diện để bảo vệ Thủ Đô và thanh toán các đơn vị CS trong vùng cổng số 4 Bộ TTM và Trường Sinh Ngữ Quân Đội...

–Ngày 1/4/1968, TĐ6ND do Thiếu tá Trương Vĩnh Phước làm TĐT đã được điều động cùng Chiến Đoàn III ND do Trung tá Nguyễn Khoa Nam chỉ huy trong cuộc Hành quân Lam Sơn 207A (Pegasus) giải vây Căn cứ Khe Sanh. (TĐ3, 6, 8 Nhảy Dù).

–Ngày 19/4/1968, sau cuộc hành quân giải tỏa Căn cứ Khe Sanh, TĐ6ND lại được không vận về Huế để tham dự Hành quân Lam Sơn 216 (Delaware) tái chiếm Thung Lũng A–Shau. (LĐIIIND (TĐ3, 6, 8 ND).

–Ngày 1/5/1969, tại Bến Cồ Nổi Tây Ninh, TĐ6ND đã giao tranh dữ dội với 2 Trung Đoàn Công Quân. TĐ3ND được BCH/LĐIND điều động tới tiếp viện và ngày 19/5 lại giao tranh tiếp diễn, 2 Trung đoàn 271 và 272 cộng quân đã bị thiệt hại nặng gân như tan rã.

–Ngày 6/5/1970, trong cuộc Hành quân Toàn Thắng 43 bình Tây, TÐ6ND do Trung tá Trương Vĩnh Phước làm Tiểu Đoàn Trưởng được thả vào vị trí phía Đông Bắc của Căn cứ East I (TÐ3ND). TĐ6ND đã tung các Đại Đội tảo thanh quanh vị trí đóng quân của Tiểu đoàn và đã khám phá một hầm vũ khí toàn súng CKC còn mới nguyên nằm trong bọc nhựa, cùng nhiều loại vũ khí khác và thuốc men. Bốn chiếc trực thăng H34 chở liên tiếp mấy ngày chưa hết.

–Bắt đầu ngày 8/2/1971, TĐ6ND đã tham gia cuộc Hành Quân Hạ Lào Lam Sơn 719 đến ngày 6/4/1972. Tiểu đoàn 6ND chia thành 2 cánh, Cánh A do Trung tá Trương Vĩnh Phước chỉ huy gồm các Đại Đội 60, 61 và 62 giữ an ninh cho BCH/LĐIIND tại Tà Bạt, Cánh B gồm 2 Đại Đội 63 & 64 do Thiếu tá Phan Thanh Tùng TĐP chỉ huy hoạt động phía Bắc của Alpha và Bravo.

–Ngày 4/4/1971, TĐ6ND do Thiếu tá Nguyễn Văn Đỉnh làm TĐT cùng toàn thể LĐIIND được không vận lên Pleiku từ phi trường Đông Hà bằng phi cơ C141 của Hoa Kỳ tăng phái cho Sư Đoàn 22 Bộ Binh để mở cuộc Hành Quân Quang Trung 22/2 giải tỏa áp lực địch quân quanh Căn cứ Hỏa Lực số 6 ở Dakto–Kontum.

–Ngày 6/4/1972, Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù, cùng LĐIND do Đại tá Lê Quang Lưỡng chỉ huy di chuyển bằng đường bộ đến Lai Khê với nhiệm vụ tăng cường giải tỏa QL13 và giải vây An Lộc. Lai Khê là bản doanh của BTL/SÐ5BB.

–Lúc 14:30 giờ ngày 14/4/1972, TĐ6ND được trực thăng thả xuống tại một trảng trống giữa đồi Gió và đồi 169, đây là những chiến binh đầu tiên từ bên ngoài đã dũng cảm nhảy vào An Lộc để tăng cường chiến đấu bảo vệ một cứ điểm chiến lược quan trọng trong trận chiến Mùa Hè Đỏ Lửa.

–Ngày 4/6/1972, TĐ6ND lại được trực thăng vận xuống phía Bắc Căn cứ Hỏa Lực Long Phi phía Nam thành phố An Lộc để giải tỏa QL13 từ Tân Khai hướng lên phía Bắc qua Xa Cam, Xa Trạch rồi Xa Cát. Và rồi đúng 17:15 giờ ngày 8 tháng 6, Đại úy Ngô Xuân Vinh, Đại Đội Trưởng ĐĐ62, đã bắt tay với Đại úy Trương Ngọc Ni Đại Đội Trưởng 81 Nhảy Dù, đơn vị cực Nam của An Lộc để đánh dấu một chiến thắng quan trọng ngày giải tỏa AN LỘC.

–Ngày 18/6/1972, Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù, BCH/LĐIND cùng các Tiểu Đoàn 5 và 8 Nhảy Dù sau khi giải tỏa An Lộc được bổ sung quân số, tái huấn luyện và trang bị, lần lượt được không vận ra Huế tăng cường cho mặt trận Quân Khu I chuẩn bị tái chiếm Quảng Trị.

–Ðầu tháng 11/1972, TÐ6ND thay thế TĐ7ND trấn đóng Căn cứ Anne (Động Ông Đô), TÐ6ND đã giao tranh ác liệt và gây thiệt hại nặng nề cho đối phương, hơn 2 Tiểu Ðoàn cộng quân đã bị loại khỏi vòng chiến. Hai ÐĐT/TÐ6ND bị thương, khoảng 150 HSQ & BS bị thương vong.

–Ngày 11/8/1974, TĐ6ND do Thiếu tá Nguyễn Hữu Thành làm Tiểu Đoàn Trưởng cùng toàn bộ LĐIIIND được lệnh di chuyển bằng phi cơ từ phi trường Phú Bài xuống phi trường Đà Nẵng, trách nhiệm án ngữ ở quận Hiếu Ðức sau khi bàn giao khu vực trách cho Liên Ðoàn 15 Biệt Động Quân/Quân Khu 1.

–Chiều ngày 19/3/1975, TĐ6ND cùng LĐIIIND đang trên đường về Sài Gòn sau khi được lệnh triệt thoái khỏi Đà Nẵng, được lệnh đổ quân xuống Cầu Đá–Nha Trang để tăng viện cho mặt trận Quân Khu 2. Sau khi cập Bến Nha Trang, Lữ Đoàn III Nhảy Dù điều động 3 Tiểu Đoàn 2, 5 & 6 Nhảy Dù cùng một Tiểu Đoàn Pháo Binh 105ly và Đại Đội 3 Trinh Sát Nhảy Dù đến lập tuyến phòng thủ dọc theo QL21 trên đèo M’Drak khởi đầu từ chân đèo Phượng Hoàng đến Khánh Dương.

Tiểu Ðoàn Trưởng Tiểu Ðoàn 6 Nhảy Dù:

1. Thiếu tá Đỗ Cao Trí (1/3/1954–30/4/1955): Thiếu tá Đỗ Cao Trí làm Tiểu Đoàn Trưởng từ ngày thành lập cho đến ngày 30/4/1955 lên làm Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn Nhảy Dù thuộc Quân Đội Quốc Gia Việt Nam và bàn giao đơn vị cho Tiểu Đoàn Phó là Đại úy Thạch Con.

2. Ðại úy Thạch Con (1/5/1954–31/10/1955): thay thế Thiếu tá Đỗ Cao Trí đảm nhiệm chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 6 cho đến 31/10/1955 thì bỏ đơn vị sang xứ Kampuchea để làm Tư Lệnh Lực Lượng Nhảy Dù Kampuchea. Đại úy Nguyễn Văn Viên từ TĐ5ND được điều động sang nắm giữ chức TĐT/TĐ6ND.

3. Đại úy Nguyển Văn Viên (1/11/1955–28/2/1957): Từ TĐ5ND sang giữ chức Tiểu Đoàn Trưởng TĐ6ND cho đến Tháng 2 năm 1957 ông bị giải ngũ và Đại úy Dư Quốc Đống đang chỉ huy Trung Tâm Huấn Luyện Quân Sự của Liên Đoàn Nhảy Dù được chỉ định thay thế.

4. Ðại úy Dư Quốc Ðống (1/3/1957–31/7/1957): Đại úy Dư Quốc Đống đảm nhận chức vụ TĐT/TĐ6ND đến cuối tháng 7 năm 1957 ông được thuyên chuyển về làm Tiểu Đoàn Trưởng TĐ1ND và bàn giao lại cho Đại úy Đỗ Kế Giai.

5. Ðại úy Ðỗ Kế Giai (1/8/1957–15/11/1961): Đại úy Đỗ Kế Giai đảm nhiệm chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng TĐ6ND cho đến khi lên làm Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn II Nhày Dù.

6. Đại úy Tống Hồ Hàm (16/11/1961–31/10/1963): Từ Phủ Tổng Thống về làm Tiểu Đoàn Trưởng TĐ6ND đến ngày 1/11/1963 thì bị Đại úy Vũ Thế Quang TĐP, đoạt quyền chỉ huy để điều động đơn vị tham gia đảo chánh Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

7. Đại úy Vũ Thế Quang (1/11/1963–28/6/1965): Đại úy Vũ Thế Quang điều động TĐ6ND tham gia cách mạng thành công và được thăng cấp thiếu tá và vẫn duy trì chức vụ TĐT cho đến ngày 28/6/1965 mới bàn giao lại cho Đại úy Nguyễn Văn Minh.

8. Đại úy Nguyễn Văn Minh (29/6/1965–15/3/1967): Đại úy Nguyễn Văn Minh đảm nhiệm chức vụ TĐT TĐ6ND, sau trận Ia Drang được thăng cấp thiếu tá tại mặt trận. Đến ngày 13/3/1967 Thiếu tá Minh bị thương trong cuộc hành quân Thần Phong 11 tại Tỉnh Bình Định và Thiếu tá Trương Vĩnh Phước thay thế.

9. Thiếu tá Trương Vĩnh Phước (16/3/1967–31/3/1971): Thiếu tá Trương Vĩnh Phước giữ chức vụ TĐT TĐ6ND cho đến sau trận Hạ Lào tháng 4 năm 1971 bàn giao lại cho Thiếu tá Nguyễn Văn Đỉnh để đảm nhiệm chức vụ Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn III Nhảy Dù.

10. Thiếu tá Nguyễn Văn Đỉnh (1/4/1971–18/11/72): Thiếu tá Nguyễn Văn Đỉnh thay thế Trung tá Trương Vĩnh Phước cho đến tháng 11/1972 trong cuộc chiến Mùa Hè Đỏ Lửa, Trung tá Đỉnh được chỉ định làm Lữ Đoàn Trưởng LĐIND và bàn giao lại cho Thiếu tá Nguyễn Hữu Thành.

11. Thiếu tá Nguyển Hữu Thành (19/11/1972–30/3/1975): Thiếu tá Nguyễn Hữu Thành nắm giữ chức TĐT/TĐ6ND cho đến ngày 30/3/1975 bị cộng quân bắt giữ sau khi mặt trận Khánh Dương bị cộng quân tràn ngập.

12. Thiếu tá Trần Tấn Hòa (1/4/1975–30/4/1975): Sau khi Thiếu tá Nguyễn Hữu Thành bị cộng quân bắt ngày 30/3/1975 tại Khánh Dương, BTL/SĐND chỉ định Thiếu tá Trần Tấn Hòa, TĐP lên thay thế cho đến ngày cuối cùng 30/4/1975.

Tuyên Dương Công Trạng:

Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù đã lập nhiều chiến công hiển hách với thành quả 7 lần tuyên dương trước Quân Đội. Hiệu kỳ của đơn vị được mang giây biểu chương màu Bảo Quốc huân chương đỏ chấm vàng.

Tài liệu tham khảo:


–6e bataillon de parachutistes vietnamiens on Wikipedia L”encyclopedie libre.

–Insignia of The Republic Of VietNam Airborne Division copyright @ 2002 by Harry F. Pugh.

–Kỷ niệm 19 năm thành lập và thành tích của SĐND do phòng TLC/SĐND phát hành năm 1974.

–Phỏng vấn trực tiếp một số chiến hữu và Niên Trưởng trong SĐND.

Đại úy Võ Trung Tín – Tiểu Đoàn Truyền Tin SĐND – 714–856–9202
Đại úy Nguyễn Hữu Viên – Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù
Email:
pvotin@gmail.com

 

 

 

 

 

Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)

12

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, Mục lục

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TIỂU SỬ TIỂU ĐOÀN 7 NHẢY DÙ
[Cập nhật ngày 18/6/2019]

****** ||| ******

Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)

Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù Việt Nam được thành lập ngày 1 tháng 9 năm 1953, bởi nghị định số 589–CAB–ND ngày 29/8/1953 tại Hà Đông. Hầu hết sĩ quan và hạ sĩ quan chỉ huy đơn vị này được lấy từ đơn vị Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù Khmer (Tiểu Đoàn 1st BPK Parachutiste Khmer) và một số quân nhân Nhảy Dù từ Tiểu Đoàn VN thứ 69, (gồm 2 Đại Đội 1&2 súng trường) với tổng số gồm 959 quân nhân.

Vị Tiểu Đoàn Trưởng đầu tiên là Capitaine Lehmann: từ ngày thành lập 1/9/1953 đến 30/4/1954 kế đến là Thiếu tá Henry De Pinc từ 1/5/1954 đến khi bàn giao lại cho sĩ quan Việt Nam là Đại úy Trịnh Xuân Nghiêm vào ngày 1/10/1954.

Trong khi thành lập và huấn luyện, Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù phải đảm nhiệm giữ an ninh và bình định khu vực cho nên các Đại Đội tân lập phải luân chuyển huấn luyện. Vì vậy cho tới ngày 1/12/1953 mới hoàn tất việc thành lập.

Ngày 1/1/1954, khi TĐ3ND bị thiệt hại nặng tại Ban Hine Siu bên Lào, Đại Đội 1/TĐ7ND được không vận khẩn cấp đến Seno để tiếp viện cho đến ngày 12 tháng 3/1954.

Ngày 14/3/1954, Đại Đội 2/TĐ7ND được tăng phái ứng chiến tại phi trường Bạch Mai với Tiểu Đoàn 5ND để được thả xuống Điện Biên Phủ. Ngày 8/4/1954, TĐ7ND được lệnh chuẩn bị nhảy dù xuống Điện Biên Phủ vào đêm 9/4 nhưng vì thời tiết xấu, phòng không của CS quá nhiều... nên lệnh hành quân được hủy bỏ. Sau đó Tiểu Đoàn về hoạt động trong khu vực Hà Nội trong khuôn khổ của GAP–1.

Sau ngày ký hiệp định Geneva, ngày 25/11/54, TĐ7ND không vận di chuyển về Nam đồn trú tại Căn cứ Đồng Đế Nha Trang và đặt dưới sự điều động của Liên Đoàn III Nhảy Dù Việt Nam.(GAP–3).

Ngày 1 tháng 3 năm 1955, TĐ7 Nhảy Dù bị giải tán để lấy quân số bổ sung cho các đơn vị khác khi thành lập Liên Đoàn Nhảy Dù Việt Nam.

Ngày 1/11/1961, do nhu cầu phát triển Binh Chủng Nhảy Dù, TĐ7ND được tái thành lập do nghị định số 1210 QP–ND ngày 6/10/1961 đồn trú tại Trại Trần Đình Nghi trong Căn cứ Không Quân Biên Hoà với Tiểu Đoàn Trưởng là Đại úy Ngô Xuân Nghị.

Ngày 28/9/1970, TĐ7ND được lịnh di chuyển đến Trại Phan Đình Phùng toạ lạc tại xã Tam Hiệp, Quận Đức Tu Tỉnh Biên Hoà do đơn vị Tiểu Đoàn 55 Pháo Binh bàn giao lại. TĐ7ND thống thuộc Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn II Nhảy Dù.

Những trận đánh đáng ghi nhớ của TĐ7ND:

–Ngày 03/01/1965, TĐ7ND do Thiếu tá Ngô Xuân Nghị làm TĐT, cùng hai Tiểu Đoàn 1 & 3ND tham dự hành quân trực thăng vận tiếp viện trận Bình Giả càn quét mật Khu Hắc Dịch.

–Ngày 9/2/1965, TĐ7 do Thiếu tá Ngô Xuân Nghị làm TĐT, dưới quyền điều động của Chiến Đoàn I Nhảy Dù do Trung tá Trương Quang Ân làm Chiến Đoàn Trưởng với TĐ5 của Thiếu tá Ngô Quang Trưởng; Tiểu Đoàn 6 của Thiếu tá Vũ Thế Quang nhảy vào càn quét mật khu Hắc Dịch của cộng sản. Tiểu đoàn 5 và 6 là lực lượng chánh tấn công, trong khi TĐ7ND ngăn chận không cho các đơn vị cộng sản thoát ra phía Liên tỉnh lộ 15 để băng qua khu Rừng Sác.

–Ngày 11/06/1965, Hành quân trực thăng vận giải vây cho Quận Đôn Luân (Đồng Xoài), lọt ổ phục kích của địch, TĐ7 bị thiệt hại nặng. Tiểu Ðoàn Trưởng là Đại úy Nguyễn Tấn Nhâm tử trận.

–Ngày 20/11/1965, Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù do Thiếu tá Nguyễn Bá Trước làm TĐT tham dự hành quân Thần Phong 7 trong chiến dịch Ia Drang với Chiến Đoàn Đặc Nhiệm do Trung tá Ngô Quang Trưởng làm Chiến Đoàn Trưởng.

–Ngày 19/2/1967, TĐ7ND do Thiếu tá Nguyễn Bá Trước làm Tiểu Đoàn Trưởng, Thiếu tá Lê Văn Ngọc làm Tiểu Đoàn Phó tham gia hành quân Liên Kết 81 ở Sơn Tịnh–Quảng Ngãi dưới sự điều động của Chiến Đoàn I Nhảy Dù, Trung tá Hồ Trung Hậu làm chiến Đoàn Trưởng.

–Trong trận chiến Tết Mậu Thân, từ ngày 27/1/1968, TĐ7ND do Trung tá Lê Văn Ngọc làm TĐT, Thiếu tá Lê Minh Ngọc làm TĐP được lịnh bảo vệ Huế. Sáng sớm ngày mồng 2 Tết (Ngày 30/1/1968), TĐ7ND, TĐ2ND cùng Chi Đoàn 7 Thiết Giáp gấp rút băng đồng gần 20km từ vùng Phong Điền, phía Bắc sông Cổ Bi, về giải cứu cố đô Huế.

–Ngày 21/2/1968, TĐ7ND và toàn bộ các đơn vị thuộc Chiến Đoàn I Nhảy Dù lần lượt được không vận về Sài Gòn để tham gia chiến trận giải tỏa mặt trận Thủ Đô Sài Gòn.

–Ngày 6/5/1968, trong đợt Tổng công kích đợt 2 vào Thủ Đô Sài Gòn, Việt cộng mở thêm mặt trận ngã tư Bảy Hiền. Vào khoảng gần trưa, Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù được điều động bằng xe, từ Biên Hòa về tiếp cứu Biệt Khu Thủ Đô để tiêu diệt một đơn vị Việt cộng xâm nhập từ Hương lộ 14 qua đường Hồ Tấn Đức, Lê Văn Duyệt ngã tư Bảy Hiền vào nghĩa trang quân đội Pháp.

–Năm 1969, TĐ7ND tham gia chiến dịch Lùng & Diệt địch tại Chiến Khu C của VC trong Quân Khu III.

–Trong Chiến dịch Bình Tây 1970, cuộc Hành Quân Toàn Thắng 42 chính thức khai diễn vào ngày 29/4/1970, Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù tham dự trong Chiến Đoàn Đặc Nhiệm 333: gồm Liên Đoàn III Biệt Động Quân (Liên Đoàn Trưởng Trung tá Phạm văn Phúc), cùng lực lượng yểm trợ gồm có Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh (Thiết Đoàn Trưởng Trung tá Trần Văn Thoàn), các đơn vị Pháo Binh 105ly và 155ly. Trung tướng Đỗ Cao Trí đáp trực thăng xuống thăm BCH Chiến đoàn Đặc Nhiệm 333, đích thân chỉ định TĐ7ND làm “force de frappe” (lực lượng xung kích) cho các cánh quân (Tiểu Đoàn Trưởng/TĐ7ND là Thiếu tá Lê Minh Ngọc) vượt biên giới qua ngả Gò Dầu Hạ đánh từ tỉnh lỵ Soài Riêng lên thị trấn Kratie rồi vòng về Kompong Cham.

–Bắt đầu ngày 8/2/1971, TĐ7ND đã tham gia cuộc Hành Quân Hạ Lào Lam Sơn 719 do Thiếu tá Lê Minh Ngọc làm TĐT, Thiếu tá Trần Đăng Khôi TĐP, giai đoạn đầu làm trừ bị cho SĐND, bảo vệ an ninh cho Bộ Tư Lệnh Hành Quân. Ngoài ra theo kế hoạch hành quân, TĐ7ND dự trù sẽ được trực thăng vận vào giai đoạn cuối đến chiếm giữ Tchépone và cắm cờ VNCH tại đây.

–Ngày 20/2/1971, TĐ7ND được lịnh rời khu vực Hướng Hóa–Khe Sanh, di chuyển bằng đường xe vượt qua làng Vei đến Lao Bảo nhắm hướng đồi A–Lưới tiến quân. Đại tá Lê Quang Lưỡng đã cho lệnh TĐ7ND hành quân lưu động trong khu vực tứ giác giữa CCHL 31 về hướng Bắc và CCHL A–Lưới về huớng Nam để chống đỡ áp lực địch xuống Căn cứ A–Lưới và hướng dẫn TĐ2ND rút ra khi cần.

–Ngày 29/09/1971, TĐ7ND do Thiếu tá Trần Đăng Khôi làm Tiểu Đoàn Trưởng tham dự cuộc Hành Quân Toàn Thắng 2/71–Đại Bàng 2 giải toả QL22 tại Tây Ninh, do Đại tá Hồ Trung Hậu chỉ huy với lực lương gồm 2 Lữ Đoàn Nhảy Dù.

–Vào đầu tháng 3/72, khi biết tin Sư đoàn 320 CSBV đã xuất hiện tại vùng ba biên giới, Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH điều động LÐIIND tăng phái cho QÐ2 hành quân tảo thanh VC ở vùng phía Tây Tân Cảnh. BCH/LÐIIND đến trấn đóng tại làng Võ Ðịnh, cạnh QL14 giữa khoảng Kontum và Dak To. Các đơn vị trực thuộc được bố trí trên các cao điểm ở dãy núi Rocket Rigde về phía Tây QL14 với các Căn cứ Alpha, Yankee, Charlie, Delta, Hotel... TĐ7ND do Thiếu tá Trần Đăng Khôi làm TĐT đã đến thiết lập Căn cứ Hotel.

–Ngày 27/4/1972, Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ra lệnh rút Lữ Đoàn II Nhảy Dù, cùng với 3 Tiểu Đoàn ra khỏi Vùng 2 Chiến Thuật, nhưng QÐ2 (Tướng Ngô Dzu chơi chẳng đẹp tí nào) bắt buộc LÐIIND phải khai thông trục lộ Pleiku–Kontum nhất là đèo Chu Pao. Cả Quân Đoàn II không ngờ, LÐIIND chỉ sử dụng hai Đại Đội của Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù, trang bị nhẹ (súng cá nhân và lựu đạn), hỏa lực yểm trợ sơ sài, đã lấy lại đỉnh Chu Pao chỉ trong vòng ít tiếng đồng hồ; Quả thật TĐ7ND đã đánh một trận để đời, cả bạn lẫn địch đều không ngờ.

–Ngày 8/5/1972, TĐ7ND cùng LÐIIND được không vận ra Huế tham dự hành quân tái chiếm Quảng Trị. Các Tiểu Đoàn 2 và 7ND được triển khai dọc theo bờ phía Nam sông Mỹ Chánh cùng Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù trấn giữ tuyến đầu.

–Sáng ngày 2/7/1972, Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù do Thiếu tá Trần Đăng Khôi làm TĐT cùng các đơn vị thuộc LÐIND càn quét quân giặc dọc theo phía Tây dưới chân dãy Trường Sơn, từ phía Bắc sông Nhung đến La Vang dọc theo bờ sông Thạch Hãn rồi vào Thị xã Quảng Trị.

–Đầu tháng 10/1972, TÐ7ND làm trục tấn công chính vào đối phương để tái chiếm Căn cứ Anne (Ðộng Ông Ðô) phía Tây QL1 dưới chân dãy Trường Sơn.

–Ngày 8/8/1974, TĐ7ND do Thiếu tá Nguyễn Lô làm TĐT, di chuyển bằng đường bộ đến Đại Lộc–Đà Nẵng, rồi từ đó lội bộ vào chiến địa tham dự mặt trận Thường Đức đến ngày 18/3/1975 mới được không vận về Sài Gòn theo lệnh triệt thoái Nhảy Dù khỏi Quân Khu I của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.

–Ngày 4/4/1975, Tiểu đoàn 7 được không vận bằng phi cơ C130 và C119 từ phi trường Biên Hòa đến Căn cứ Phan Rang để tham chiến lập tuyến phòng thủ dưới sự điều động của BCH/LÐIIND.

Tiểu Ðoàn Trưởng Tiểu Ðoàn 7 Nhảy Dù:

1. Ðại úy Trịnh Xuân Nghiêm (1/10/1954–1/3/1955): Nhận chuyển giao từ người Pháp ngày 1/10/1954 cho đến khi giải tán để lấy quân số bổ sung cho Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn Nhảy Dù ngày 1/3/1955. Sau đó Đại úy Nghiêm được bổ nhiệm chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn Trợ Chiến rồi Tham Mưu Trưởng Liên Đoàn Nhảy Dù.

2. Đại úy Ngô Xuân Nghị (1/11/1961–31/5/1965): Cuối năm 1961, do nhu cầu chiến trường ngày một gia tăng, TĐ7ND được tái thành lập vào ngày 1/11/1961 và Đại úy Ngô Xuân Nghị được chỉ định làm Tiểu Đoàn Trưởng. Đến cuối tháng 5/1965 Thiếu tá Ngô Xuân Nghị được đề cử giữ chức vụ Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn II Nhảy Dù. Bàn giao lại cho Đại úy Nguyễn Tấn Nhâm.

3. Đại úy Nguyễn Tấn Nhâm (1/6/1965–12/6/1965): Đại úy Nguyễn Văn Nhâm nhận bàn giao chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng chỉ hơn một tuần lễ chỉ huy TĐ7ND tham chiến tại trận Đồng Xoài thì bị tử trận và TĐ7ND bị thiệt hại nặng. Thiếu tá Nguyễn Bá Trước thay thế.

4. Thiếu tá Nguyễn Bá Trước (12/6/1965–2/9/1967): Thay thế Đại úy Nguyễn Văn Nhâm tử trận tại Đồng Xoài đến trước Tết Mậu Thân bàn giao lại cho Thiếu tá Lê Văn Ngọc.

5. Thiếu tá Lê Văn Ngọc (2/9//1967–2/01/1970): Thay thế Trung tá Nguyễn Bá Trước đến đầu năm 1970 được chỉ định làm Lữ Đoàn Phó LĐIND và bàn giao cho Thiếu tá Lê Minh Ngọc.

6. Thiếu tá Lê Minh Ngọc (2/1/1970–1/6/1971): Thiếu tá Lê Minh Ngọc thay thế Trung tá Lê Văn Ngọc cho đến sau trận chiến ở Hạ Lào vào ngày 1 tháng 6/1971 và Thiếu tá TĐP Trần Đăng Khôi lên thay thế.

7. Thiếu tá Trần Ðăng Khôi (1/6/1971–20/11/1973): Thiếu tá Trần Đăng Khôi giữ chức vụ TĐT/TĐ7ND từ ngày 18/3/1971 cho đến 20/11/1973 bàn giao lại cho Thiếu tá Nguyễn Lô TĐP.

8. Thiếu tá Nguyễn Lô (20/11/1973–30/4/1975): Thiếu tá Nguyễn Lô đảm nhiệm chức vụ TĐT cho đến ngày cuối cùng 30/4/1975.

Tuyên Dương Công Trạng:

Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù lập nhiều chiến công với thành quả 2 lần tuyên dương trước Quân Đội. Hiệu kỳ của đơn vị được mang giây biểu chương màu Bảo Quốc huân chương đỏ chấm vàng.

Tài liệu tham khảo:


–7 e bataillon de parachutistes vietnamiens on Wikipedia L’encyclopedie libre.

–Bataillon de parachutistes Indochinois on http://laguerreenindochine.forumactif.org.

–Insignia of The Republic Of VietNam Airborne Division copyright @ 2002 by Harry F. Pugh.

–VietNam War 1945–1975.

–Tiểu Sử và Thành Tích của Sư Đoàn Nhảy Dù do BTL/SĐND/Phòng TLC ấn hành năm 1974.

–Phỏng vấn trực tiếp một số chiến hữu và Niên Trưởng trong SĐND.

Đại úy Võ Trung Tín – Tiểu Đoàn Truyền Tin SĐND – 714–856–9202
Đại úy Nguyễn Hữu Viên – Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù
Email:
pvotin@gmail.com

 

 

 

 

 

Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)

13

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, Mục lục

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TIỂU SỬ TIỂU ĐOÀN 8 NHẢY DÙ
[Cập nhật ngày 20/5/2019]

 

****** ||| ******

Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)

Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù được thành lập ngày 1/11/1959 tại Sài Gòn do nghị định số 302 QP–ND, trong khi Liên Đoàn Nhảy Dù được phát triển thành Lữ Đoàn Nhảy Dù và TĐ8 được nằm trong hệ thống chỉ huy của Chiến Đoàn I Nhảy Dù cùng với TĐ1ND và TĐ9ND. Vị Tiểu Đoàn Trưởng đầu tiên là Đại úy Trương Quang Ân. Sau khi thành lập và trải qua thời kỳ huấn luyện, TĐ8ND nhận lãnh trách nhiệm bảo vệ vòng đai Thủ Đô Sài Gòn và vùng phụ cận phi trường Tân Sơn Nhất.

Bản doanh của Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù là trại Trần Quí Mại, thuộc xã Tân Sơn Nhì Tỉnh Gia Định, trong khuôn viên căn cứ Hoàng Hoa Thám của Sư Đoàn Nhảy Dù. Trại Trần Quí Mai trấn ngự tại ngã tư con đường chính của trại Hoàng Hoa Thám chạy từ cổng A của Sư Đoàn thẳng qua Bộ Tư Lệnh, cắt ngang một con đường khác chạy từ phía cổng Phi Long của Căn cứ Không quân Tân Sơn Nhất. Nơi giao nhau của hai con đường này chính là hậu cứ của Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù.

Lần xuất quân đầu tiên ngày 27/4/1960 của Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù cũng là dịp phá vỡ huyền thoại về mật khu Bời Lời của cộng sản (vùng Tây Bắc ven đô nằm dọc sông Sài Gòn), căn cứ địa đã được lực lượng quân sự cộng sản thành hình từ chiến tranh 1945–1954. Ngoài ra TĐ8ND cũng tham dự ứng trực luân phiên cho Bộ TTM (Thời đó, 5 Tiểu đoàn Nhảy Dù đảm trách nhiệm vụ ‘lính cứu hỏa’ cho toàn quốc, mặt trận nào gay cấn là được Tổng Tham Mưu gọi đi chữa cháy. Ngoại trừ những đơn vị đi hành quân xa, tại Sài Gòn hằng ngày đều có 2 Tiểu Đoàn Nhảy Dù ứng trực: một Tiểu Đoàn trực hành quân bộ {ground alert}, với một đoàn xe GMC đậu sẵn trong doanh trại, có lệnh là lên xe đi. Một Tiểu Đoàn trực hành quân không vận, được gọi là {air alert}: đơn vị ra nằm sẵn tại phi trường Tân Sơn Nhất, khi hữu sự thì lên máy bay đi can thiệp những nơi dầu sôi lửa bỏng). TĐ8 đã tham dự hầu hết các cuộc hành quân của SĐND từ khắp 4 vùng chiến thuật.

Những trận đánh đáng ghi nhớ của TĐ8ND:

–Ngày 1/12/1959, khởi đầu thành lập, sau đó trách nhiệm bảo vệ vòng đai Thủ đô Sài Gòn và luân phiên ứng chiến cho Bộ Tổng Tham Mưu.

–Trong cuộc Binh Biến ngày 11/11/1960, Đại úy Trương Quang Ân Tiểu Đoàn Trưởng TĐ8ND khi được mời tới doanh trại TĐ3ND rồi bị giữ lại, ông không sốt sắng tham gia nhưng trước hoàn cảnh không lối thoát ông miễn cưỡng chấp nhận và phái một Đại Đội án ngữ tại mũi tàu Phú Lâm, ngăn chận viện quân từ miền Tây.

–Ngày 2 tháng 1 năm 1963, TĐ8ND có nhiệm vụ ứng trực không vận, nhận được lệnh tham dự hành quân nhảy dù xuống Ấp Bắc. Lúc 6:30 giờ chiều, Các vận tải cơ C123 bay đến trận địa và chỉ thả dù được đợt đầu tại phía Tây Ấp Bắc gồm hai đại đội tác chiến và Tiểu Ðoàn Phó là Đại úy Nguyễn Đình Vinh.

–Ngày 3 tháng 3 năm 1964, cùng với TĐ1ND, TĐ8ND do Tiểu Đoàn Trưởng là Đại úy Trần Văn Hai. TĐP là Đại úy Đào Văn Hùng tham chiến tại mặt trận Tân Châu–Hồng Ngự do Đại tá Cao Văn Viên Tư Lệnh Lữ Đoàn Nhảy Dù trực tiếp chỉ huy. Sau trận này Đại tá Cao Văn Viên được thăng cấp thiếu tướng đặc cách tại mặt trận.

–Đầu tháng 3/1965, TĐ8ND do Thiếu tá Đào Văn Hùng chỉ huy đã cùng Lữ Đoàn Nhảy Dù tham dự cuộc hành Quân An Khê giải tỏa Quốc Lộ 19 từ Nha Trang đến Pleiku mà VC đã phát động một cuộc tấn công lớn nhằm chia cắt lãnh thổ VNCH.

–Ngày 4/8/1965, Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù do Đại úy Nguyễn Văn Thọ XLTV [xử lý thường vụ] Tiểu Đoàn Trưởng (TĐT là Thiếu tá Đào Văn Hùng) cùng TĐ3ND được trực thăng vận xuống trại Đức Cơ để giải tỏa áp lực cộng quân đang bao vây trại LLĐB này đã nhiều ngày qua.

–Từ ngày 18–26/11/1965, TĐ8ND do Thiếu tá Nguyễn Văn Thọ làm TĐT đã được trực thăng vận đáp xuống tại phía Bắc của sông Ia Drang để tham dự chiến dịch Thần Phong 7 do Trung tá Ngô Quang Trưởng chỉ huy Chiến Đoàn Đặc Nhiệm Nhảy Dù Việt Nam thay thế các đơn vị thuộc SĐ1Kỵ Binh Mỹ truy kích tàn quân CS chạy về phía Tây sát biên giới Việt Nam–Kampuchea.

–Ngày 27–28/2/1966, TĐ8ND đã tham dự cuộc Hành Quân Lam Sơn 235 tại Quận Hải Lăng thuộc Tỉnh Quảng Trị Quân Khu I, giao tranh ác liệt với TĐ K8/CSBV sau 2 ngày chiến đấu, TĐ8ND đã loại khỏi vòng chiến 126 tên VC bỏ xác tại trận, 3 tên bị bắt sống, tịch thu 37 súng cộng đồng, 54 súng cá nhân.

–6:00 giờ chiều ngày mồng 1 Tết Mậu Thân (30/1/1968), Đô Thành Sài Gòn được lệnh báo đông. TĐ8ND chuẩn bị lên đường ra Đà Nẵng để hoán chuyển TĐ5ND về hậu cứ dưỡng quân và chỉnh trang đơn vị. Vì vậy 2 Đại Đội/TĐ8ND đã sẵn sàng với trang bị đầy đủ có mặt tại bãi bốc phi trường Tân Sơn Nhất cạnh Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù chờ lên phi cơ. Vào khoảng 3:45 giờ rạng ngày mồng 2 Tết, Việt cộng xung phong tấn công vào phi đạo Tân Sơn Nhất. Hai Đại Đội/TĐ8ND được lệnh tăng phái trợ chiến cho BCH Không Đoàn 33 bảo vệ phi trường. Loạt súng phản công đầu tiên của TĐ8ND đã chận đứng đơn vị VC thuộc Công Trường 9 khi họ chỉ còn cách phi đạo khoảng 400 mét. Những cán binh Việt cộng hốt hoảng tìm chỗ ẩn nấp. Nhờ vậy mà TĐ8ND bảo vệ được khu vực phi trường và cổng số 4 Trại Trần Hưng Đạo/Bộ Tổng Tham Mưu.

–Ngày 1/4/1968, TĐ8ND do Thiếu tá Nguyễn Văn Thọ làm TĐT, cùng với Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn III và một pháo đội 105ly được thả về khu vực phía Bắc Làng Khe Sanh tham dự Hành quân Lam Sơn 207 A (Pegasus) giải vây căn cứ Khe Sanh. (LĐIIIND: TĐ3, 6, 8ND).

–Ngày 19/4/1968, TĐ8ND lại được điều động về Huế tham dự cuộc hành quân Lam Sơn 216 (Delaware) tái chiếm Thung Lũng A–Shau. (CĐIIIND do Trung tá Nguyễn Khoa Nam chỉ huy với TĐ3, 6, 8ND).

–Năm 1969, TĐ8ND cũng như hầu hết các đơn vị Nhảy Dù khác đều luân phiên hành quân tham dự chiến dịch của Trung tướng Đỗ Cao Trí dẫm nát các mật khu, chiến khu của cộng sản nằm trong Tỉnh Tây Ninh và Quân Khu 3 để đem chiến trường ra khỏi lãnh thổ Quân Khu 3. Vào ngày 30/6/1069, trong cuộc hành quân Đại Bàng 69 TĐ8ND đã giao tranh dữ dội với một trung đoàn quân CS quanh khu vực Bến Sỏi. Hạ tại trận 107 tên CS bắt sống 5 tên, tịch thu 3 đại liên phòng không, 6 vũ khí cộng đồng.

–Ngày 27/9/1969, tham dự hành quân Toàn Thắng 199 tại lãnh thổ Quận Phước Ninh, tỉnh Tây Ninh. Một trung đoàn thuộc Công Trường 5 VC đã tấn công vào vị trí đóng quân đêm của TĐ8ND. Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù đã phản công quyết liệt, gây cho địch quân tổn thất nặng nề: 146 tên bỏ xác tại trận, 4 tên bị bắt làm tù binh. Tịch thu 18 súng cộng đồng, 67 súng cá nhân.

–Ngày 10/6/1970, trong cuộc hành quân ngoại biên Toàn Thắng ĐẠI BÀNG 1/70 trên lãnh thổ Kampuchea, TĐ8ND đã giao tranh với một đơn vị cộng sản cấp Trung đoàn ẩn núp trong các công sự phòng thủ kiên cố. Tiểu Đoàn 8ND đã anh dũng chiến đâu đẩy lui các cuộc xung phong tập kích của đối phương, buộc chúng phải rời bỏ vị trí phòng thủ và tiêu diệt 88 tên tại chỗ, bắt sống được 4 tên và tịch thu 11 súng cộng đồng, 36 súng cá nhân, 2 tấn đạn dược; phá huỷ 100 tấn gạo cùng nhiều nhà cửa, công sự, quân trang, quân dụng.

–Bắt đầu ngày 8/2/1971, TĐ8ND đã tham gia cuộc Hành Quân Hạ Lào Lam Sơn 719 do Trung tá Văn Bá Ninh làm TĐT, Thiếu tá Đào Thiện Tuyển TĐP. Chiều ngày 6/2, hồi 19:20 giờ, sau khi nhận tiếp tế đầy đủ tại Khe Sanh, di chuyển qua khỏi Làng Vei, TÐ8 Nhảy Dù dừng chân tại một khu đồi thấp ngay cạnh đường số 9 sát biên giới Lào–Việt để đóng quân nghỉ qua đêm thì một phản lực cơ của Hải Quân Hoa Kỳ đã thả lầm hai quả bom CBU vào vị trí dừng quân của Lữ Ðoàn 1 Thiết Kỵ và TĐ8ND. Tổng cộng thiệt hại có 5 quân nhân chết, 51 bị thương và một thiết vận xa bị thiêu hủy. Thiếu tá Ðào Thiện Tuyển TĐP bị thương phải di tản về bệnh viện trước khi đoàn quân nhập trận Hạ Lào.

–Ngày 9/2/1971, sau khi vất vả cùng với đơn vị Công Binh Nhảy Dù và TĐ101CBCĐ khai phá đoạn QL9 khoảng 20km từ biên giới Tà Bạt, TĐ8ND đã giao tiếp được với TĐ9ND để cùng mở rộng chu vi phòng thủ Căn cứ A–Lưới, bản doanh hành quân của LĐIND do Đại tá Lê Quang Lưỡng cùng Đại tá Nguyễn Trọng Luật Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn I Đặc Nhiệm trấn đóng.

–Ngày 2/6/1971, TĐ8ND cùng Tiểu Đoàn 3&9ND và BCH/LĐIND do Đại tá Lê Quang Lưỡng làm Lữ Đoàn Trưởng được không vận đến phi trường Cù Hanh–Pleiku, sau đó dùng đường bộ di chuyển đến Dak To (Tân Cảnh) để giải tỏa áp lực địch đang bao vây quanh Căn cứ 5 do một đơn vị Bộ Binh trấn thủ.

–Ngày 6/4/1972, trong mùa Hè Đỏ Lửa, LÐIND do Đại tá Lê Quang Lưỡng chỉ huy gồm Tiểu Ðoàn 5 Nhảy Dù, TĐT là Trung tá Nguyễn Chí Hiếu; TĐ6ND, TĐT là Trung tá Nguyễn Văn Đỉnh; TĐ8ND, TĐT là Trung tá Văn Bá Ninh cùng TÐ3 Pháo Binh ND, TĐT là Thiếu tá Nguyễn Văn Nghi được Bộ TTM QLVNCH điều động vận chuyển bằng đường bộ đến Lai Khê với nhiệm vụ tăng cường giải tỏa QL13.

–Ngày 12/4/1972, cánh quân TĐ8ND và LĐIND giải toả Quốc Lộ 13 tại khu vực suối Tàu Ô, đang quần thảo với quân CS thì được lịnh bàn giao trận địa lại cho Sư Đoàn 21BB, rút về Chơn Thành cấp tốc tái bổ sung và trang bị để nhảy vào tăng viện giải cứu An Lộc.
–Ngày 18/6/1972, Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù, cùng BCH/LÐIND do Trung tá Lê Văn Ngọc làm LĐT sau khi giải tỏa An Lộc được bổ sung quân số, tái huấn luyện và trang bị, lần lượt được không vận ra Huế tăng cường cho mặt trận Quân Khu I chuẩn bị tái chiếm Quảng Trị.

–Ngày 8/8/1974, Lữ Đoàn I Nhảy Dù do Trung tá Nguyễn Văn Đỉnh làm LĐT cùng 3 Tiểu Đoàn trực thuộc 1, 8, & 9ND được khẩn cấp không vận đến vùng hành quân Đại Lộc bằng phi cơ C130, một ngày sau khi Thường Đức thất thủ. Sau khi nghỉ đêm tại Quận Hiếu Đức, sáng hôm sau Lữ Đoàn I ND di chuyển bằng xe GMC hướng về quận Đại Lộc, qua Ái Nghĩa, cầu Chìm. Đoàn xe dừng tại đây, mọi người ba lô súng đạn gọn ghẽ, triển khai đội hình từ từ tiến vào vùng hành quân, ngọn đồi 1062.

–Ngày 12/4/1975, trước áp lực nặng của CQ tại Xuân Lộc và để đối đầu với Quân Đoàn 4 của CSBV, Bộ Tư lệnh QĐ3 tung lực lượng trừ bị cuối cùng vào trận chiến: đó là LĐIND do Trung tá Nguyễn Văn Đỉnh làm LĐT. Sau khi di chuyển từ Biên Hòa đến Trảng Bom với 3 Tiểu Đoàn 1, 8 & 9ND và Tiểu đoàn 3 Pháo binh Dù vừa từ miền Trung về. Tất cả khoảng 100 chiếc trực thăng bán phản lực UH1B của 2 SĐ 3 và 4 KQVN đã thả hơn 2,000 quân Dù từ Trảng Bom vào trận địa; đây là trận chiến cuối cùng của Đoàn Quân Mũ Đỏ.

Các Tiểu Ðoàn Trưởng Tiểu Ðoàn 8 Nhảy Dù:

1. Đại úy Trương Quang Ân (1/11/1959–22/11/1961): Đại úy Trương Quang Ân đang là Trưởng Phòng 3 Lữ Đoàn Nhảy Dù lãnh trách nhiệm thành lập TĐ8ND và cũng là vị Tiểu Đoàn Trưởng đầu tiên cho đến năm 1961 lên làm Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn II Nhảy Dù.

2. Đại úy Trần Văn Hai (23/11/1961–6/10/1964): Thay thế Thiếu tá Trương Quang Ân đảm nhiệm chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng từ năm 1963 đến năm cuối năm 1964.

3. Thiếu tá Đào Văn Hùng (7/10/1964–14/6/1966): Thay thế Thiếu tá Trần Văn Hai từ cuối năm 1964 đến khi lên làm Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn II Nhảy Dù.

4. Thiếu tá Nguyễn Văn Thọ (15/6/1966–10/12/1969): Thay thế Thiếu tá Đào Văn Hùng từ năm 1966 đến khi lên làm Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn III Nhảy Dù.

5. Thiếu tá Văn Bá Ninh (11/12/1969–4/10/1972): Thiếu tá Văn Bá Ninh thay thế Trung tá Nguyễn Văn Thọ lên làm LĐT/LĐIIIND đến sau trận An Lộc.

6. Trung tá Ðào Thiện Tuyển (5/10/1972–5/5/1974): thay thế Trung tá Văn Bá Ninh sau trận An Lộc cho đến tháng 5 năm 1974.

7. Thiếu tá Nguyễn Quang Vân (6/5/1974–15/10/1974): thay thề Trung tá Đào Thiện Tuyển tham gia trận Thường Đức.

8. Thiếu tá Nguyễn Viết Thanh (16/10/1975–30/4/1975): thay thế Thiếu tá Nguyễn Quang Vân cho đến ngày 30 tháng 4 1975.

Tuyên Dương Công Trạng:

Hiệu kỳ của TĐ8ND được mang giây biểu chương màu Bảo Quốc huân chương đỏ chấm vàng với thành quả 8 lần tuyên dương trước Quân Đội.

Tài liệu tham khảo:


–Insignia of The Republic Of VietNam Airborne Division copyright @ 2002 by Harry F. Pugh.

–Kỷ Niệm 19 năm thành lập Binh Chủng Nhảy Dù do BTL/SĐND phổ biến vào tháng 11/1974.

–Phỏng vấn trực tiếp một số chiến hữu và Niên Trưởng trong SĐND: Đại tá Ngô Xuân Nghị.

Đại úy Võ Trung Tín – Tiểu Đoàn Truyền Tin SĐND – 714–856–9202
Đại úy Nguyễn Hữu Viên – Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù
Email:
pvotin@gmail.com

 

 

 

 

 

Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)

14

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, Mục lục

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TIỂU SỬ TIỂU ĐOÀN 9 NHẢY DÙ
[Cập nhật ngày 1/6/2019]

****** ||| ******

Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)

Vì nhu cầu chiến trường đòi hỏi ngày càng cao, do đó Tiểu Ðoàn 9 Nhảy Dù được thành lập ngày 1 tháng 10 năm 1965 tại Sài Gòn bởi nghị định số 060 QP/NĐ ngày 26/1/1966 của Bộ Quốc Phòng.

Vị Tiểu Đoàn Trưởng đầu tiên là Thiếu tá Lê Văn Huệ khoá 1 SQTB Thủ Đức, TĐP là Đại úy Trương Vĩnh Phước khoá 4 Thủ Đức. Các sĩ quan cán bộ nòng cốt lấy từ những sĩ quan ưu tú trong các đơn vị tác chiến thuộc SĐND:

–Đại úy Trần Thanh Liêm (Ba Râu), Trưởng Ban Hành Quân/Quân Huấn (Ban 3);

–Trung úy Ngô Tùng Châu, ĐĐT/ĐĐ90;

–Trung úy Nguyễn Thái Quân, ĐĐT/ĐĐ91 (Thời gian ngắn sau thì chuyển về Phủ Thủ tướng với Cụ Trần Văn Hương; Trung úy Lã Quí Trang thay thế;

–Trung úy Trần Văn Đức (trước ở Câu Lạc Bộ SĐND), ĐĐT/ĐĐ92;

–Trung úy Phan Nhật Nam, ĐĐT/ĐĐ93;

–Đại úy Võ Tính, ĐĐT/ĐĐ94.

Bản doanh của Tiểu đoàn nằm trong khuôn viên căn cứ Hoàng Hoa Thám ở Bà Quẹo. Sau khi được bổ sung quân số đầy đủ, TĐ9ND được đưa ra TTHL Vạn Kiếp ở Bà Rịa để thụ huấn về chiến thuật với thành phần Huấn Luyện Viên do Quân Đội Hoàng Gia Úc Đại Lợi trợ huấn.

Ngay sau khi hoàn tất tổ chức và huấn luyện, bao gồm thực tập hành quân nhảy dù ở vùng Bà Rịa, TĐ9ND nhận trách nhiệm an ninh vòng đai Sài Gòn, BCH/TĐ đóng tại Bà Điểm. Cuối tháng Giêng 1966, TĐ9ND được không vận ra Bồng Sơn–Qui Nhơn tham gia chiến trận cùng với hai Tiểu Đoàn 3 và 6 Nhày Dù dưới sự chỉ huy của Chiến Đoàn II Nhảy Dù do Trung tá Đào Văn Hùng làm Chiến Đoàn Trưởng trong kế hoạch bình định.

Những trận đánh đáng ghi nhớ của TĐ9ND:

–Ngày 8/11/1966, TĐ9ND do Thiếu tá Lê Văn Huệ làm TĐT, cùng với 2 Tiểu Đoàn 3 và 6 Nhảy Dù được không vận đến Tam Quan–Bồng Sơn tham dự hành quân Đại Bàng 800 dưới quyền điều động của Chiến Đoàn II Nhảy Dù do Trung tá Đào Văn Hùng chỉ huy.

–Bắt đầu từ ngày 18–27/5/1967, TĐ9ND cùng TĐ5 và TĐ3ND được không vận ra Quảng Trị tham dự cuộc hành quân Lam Sơn 54 vùng Phi Quân Sự để truy lùng hai Sư đoàn cộng sản Bắc Việt 324B và 341 vừa xâm nhập phía Nam khu phi chiến. Trong trận này Thiếu tá Lê Văn Huệ TĐT bị tử trận.

–Tháng 6/1967, từ Khu Phi Quân Sự, Thiếu tá Nguyễn Thế Nhã về làm Tiểu Đoàn Trưởng thay thế Thiếu tá Lê Văn Huệ. Tiểu đoàn được điều động về Huế tái trang bị, bổ sung quân số và mở cuộc hành quân mới Lam Sơn 60 tấn công vào mật khu Đông Xuyên Mỹ Á (quê hương của Nguyễn Chí Thanh) ở về phía Đông Nam–Huế.

–Ngày 29/1/1968, Tết Mậu Thân, TĐ9ND do Thiếu tá Nguyễn Thế Nhã làm Tiểu Đoàn Trưởng được đưa ra bảo vệ thị trấn Quảng Trị. Ngay đêm giao thừa, địch quân tấn công dữ dội và tràn ngập ĐĐ94 đóng quân tại nhà thờ Tri Bưu. TĐ9ND phản công và tiêu diệt lực lượng CS tung 2 trung Đoàn 812 và 814 tấn công thị xã Quảng Trị để bảo vệ an ninh cho đồng bào ăn Tết.

–Ngày 1/2/1968, sáng ngày mồng Ba Tết, sau khi đánh tan lực lượng cộng quân tấn công vào Thành phố Quảng Trị, ngày Mồng 5 Tết, TĐ9ND được trực thăng vận vào tiếp viện cho Tiểu Đoàn 7 và Tiểu Đoàn 2 Nhảy Dù giải vây thành phố Huế. Vừa vào đến Thành Nội Huế. Chiến Đoàn I ND cho lệnh TĐ9ND tiến ra tái chiếm lại phi trường thành nội Tây Lộc.

–Ngày 24/2/1968, TĐ9ND cùng toàn bộ các đơn vị thuộc Chiến Đoàn I Nhảy Dù lần lượt được không vận về Sài Gòn tham chiến cuộc hành quân Trần Hưng Đạo giải tỏa Ven Đô trong cuộc chiến Mậu Thân đợt 2 Mậu Thân.

–Vào ngày 4/6/1968, Việt cộng vẫn cố gắng xâm nhập sâu vào thành phố Sài Gòn. Chúng định khai thác những kẽ hở để đột nhập vào khu vực phòng thủ Bộ Tổng Tham Mưu. Ngay tại mặt trận này, lực lượng chánh phủ đã phục sẵn để chận lối xâm nhập của Việt cộng. Vào buổi sáng Tiểu Ðoàn 9 Nhảy Dù được tăng cường đến để lục soát diệt địch. Tiểu Ðoàn 9 Nhảy Dù đã chia quân làm nhiều cánh lục soát khu tứ giác Ngô Tùng Châu, Hoàng Hoa Thám, Lê Quang Định.

–Năm 1969, sau khi bị tiêu diệt hoàn toàn quanh các vị trí ven đô Sài Gòn trong năm Mậu Thân 1968, các lực lượng VC rút về các mật khu trong khu vực Tỉnh Tây Ninh. Do đó chiến trường Tây Ninh trở nên sôi đông trong năm 1969. Tiểu Đoàn 9 Nhảy Dù cũng như các đơn vị trong SĐND được điều động tham gia chiến dịch càn quét quân CS tại Tây Ninh từ các mặt trận đồn điền Vên Vên, Trà Võ, Mật Khu Dương Minh Châu, Mật khu Bời Lời qua đến Bến Sỏi, Bến Đá, Bến Cồ Nổi, Long Giang...

–Trong chiến dịch Bình Tây, ngày 1/5/1970, sau một giờ tập kích bằng hỏa lực của 6 phi tuần B52 oanh tạc vùng phía Nam Lưỡi Câu, tiếp theo đó là 94 khẩu đại pháo của Pháo Binh Hoa Kỳ khai hỏa rồi đến 148 phi tuần của Oanh tạc cơ Mỹ cày nát vùng Mật Khu 352 và 353 của CSBV trên đất Chùa Tháp, trực thăng bắt đầu ào ạt đổ quân LÐIIIND Việt Nam do Đại tá Nguyễn Văn Thọ chỉ huy gồm có 3 Tiểu Đoàn 3, 6 và 9 Nhảy Dù xuống phía Bắc mật khu 353 của VC và từ đó tấn công về phía Nam nhằm khóa chặt các con đường rút quân của địch. Lúc 9:45 giờ, TÐ9ND do Trung tá Trần Ngọc Trí làm Tiểu Đoàn Trưởng được 42 trực thăng chuyển quân, thả xuống phía Bắc của TÐ3ND để thiết lập Căn cứ Hỏa lực Oklahoma.

–Ngày 5/2/1971, TĐ9ND được không vận đến Đông Hà–Quảng Trị để chuẩn bị tham gia cuộc Hành Quân Hạ Lào Lam Sơn 719 từ ngày 8/2 đến ngày 6/4/1971, Trung tá Trần Ngọc Trí làm Tiểu Đoàn Trưởng.

–Ngày 8/2/1971, Sau hiệu lịnh của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, hằng trăm khẩu Pháo Binh bắt đầu nhả đạn liên hồi, tiếp theo đó hằng trăm chiến xa đủ loại với lính Nhảy Dù tùng thiết rầm rộ vượt qua biên giới, trên nền trời hằng trăm chiếc trực thăng võ trang cùng oanh tạc cơ phản lực bay theo hộ tống. Tiểu Đoàn 9 Nhảy Dù được trực thăng vận thả xuống án ngữ an ninh cho Căn cứ Hoả lực A–Lưới.

–Ngày 2/6/1971, BCH/Lữ Đoàn I Nhảy Dù với 3 Tiểu Đoàn 3, 8 & 9ND do Đại tá Lê Quang Lưỡng làm Lữ Đoàn Trưởng được không vận đến Phi Trường Cù Hanh–Pleiku, sau đó dùng đường bộ di chuyển đến Dak To (Tân Cảnh) để giải tỏa áp lực địch đang bao vây Căn cứ 5. TĐ9ND do Thiếu tá Trần Hữu Phú làm Tiểu Đoàn Trưởng.

–Trong Mùa Hè Đỏ Lửa, khi biết tin sư đoàn 320 CSBV đã xuất hiện tại vùng ba biên giới vào đầu tháng 3/72, Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH điều động LÐIIND gồm các Tiểu Đoàn 1, 2, 3, 7, 9 và 11 Nhảy Dù tăng phái cho QÐ2 hành quân tảo thanh VC ở vùng phía Tây Tân Cảnh.

–Ngày 9/5/1972, TĐ9ND được không vận đến Huế để chuẩn bị tham dự chiến dịch Lôi Phong hành quân tái chiếm Quảng Trị.

–Sáng ngày 2/7/1972, TÐ9ND và TÐ11ND được trực thăng vận đổ xuống phía Bắc Sông Nhung, hai Tiểu Ðoàn Dù đi song song chiếm từng thước đất, từng cái hố, từng chốt địch, dưới ánh nắng oi bức của mùa Hè đổ lửa. TÐ9ND chia quân thành 2 cánh tiến đánh vùng Tân Lê, Phước Môn, trong trận này tất cả 4 Ðại Ðội Trưởng đều bị thương vì pháo địch, Ðại úy Ngưu ÐÐT94 bị tử thương tại Tân Téo.

–Ngày 8/8/1974, Tiểu Đoàn 9 Nhảy Dù do Thiếu tá Nguyễn Văn Nhỏ làm TĐT được khẩn cấp không vận đến vùng hành quân Đại Lộc bằng phi cơ C130, một ngày sau khi Thường Đức thất thủ.

–Sáng ngày 18/8/1974, ba Tiểu Đoàn 1, 8 & 9ND vượt tuyến xuất phát, trong đó Tiểu Ðoàn 9 giữ trục chính của cuộc tiến quân, đi dọc theo cánh đồng rộng phía Bắc sông Vu Gia, chiếm lĩnh dãy đồi thấp có rừng chồi che phủ và tấn công vào mục tiêu là đỉnh 1062...

–Ngày 12/4/1975, trước áp lực nặng của CQ tại Xuân Lộc và để đối đầu với Quân Đoàn 4 của CSBV, Bộ Tư lệnh QĐ3 tung lực lượng trừ bị cuối cùng vào trận chiến: đó là LĐIND với 3 Tiểu Đoàn 1, 8 & 9ND và tiểu đoàn 3 Pháo binh Dù vừa từ miền Trung về. Tất cả khoảng 100 chiếc trực thăng bán phản lực UH1B của hai Sư đoàn 3 và 4 KQVN đã thả hơn 2,000 quân Dù từ Trảng Bom vào trận địa. Đây là trận chiến cuối cùng của Đoàn Quân Mũ Đỏ.

Tiểu Ðoàn Trưởng Tiểu Ðoàn 9 Nhảy Dù:

1. Thiếu tá Lê Văn Huệ (1/12/1965–18/5/1967): trách nhiệm thành lập Tiểu Đoàn 9 Nhảy Dù cho đến khi tử trận tại khu phi quân sự trong cuộc Hành Quân Lam Sơn 54.

2. Thiếu tá Nguyễn Thế Nhã (19/5/1967–29/3/1969): thay thế Thiếu tá Lê Văn Huệ chỉ huy TĐ9ND cho đến năm 1969 Bộ TTM điều động ra làm Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 54 của SĐ1BB tại QK I.

3. Thiếu tá Trần Ngọc Trí (30/3/1969–1/4/1971): thay thế Trung tá Nguyễn Thế Nhã cho đến sau trận Hạ Lào Lam Sơn 719.

4. Thiếu tá Trần Hữu Phú (2/4/1971–19/11/1972): thay thế Trung tá Trần Ngọc Trí từ sau trận Hạ Lào 4/1971 đến tháng 11/1972.

5. Thiếu tá Trần Văn Sơn (20/11/1972–1/12/1973): Thiếu tá Trần Văn Sơn sau khi chữa lành vết thương ở quận Hải Lăng trở ra hành quân thay thế Trung tá Trần Hữu Phú làm Tiểu Đoàn Trưởng TĐ9ND đến năm 1974 bàn giao lại cho Thiếu tá Nguyễn Văn Nhỏ tham gia trận Thường Đức.

6. Thiếu tá Nguyễn Văn Nhỏ (2/12/1973–12/4/1975): thay thế Trung tá Trần Văn Sơn về làm Lữ Đoàn Phó LĐIIND sau trận tái chiếm Quảng Trị cho đến khởi đầu trận Long Khánh bị thương chân bàn giao lại cho Thiếu tá Lê Mạnh Đường.

7. Thiếu tá Lê Mạnh Đường (12/4/1975–30/4/1975): khi Trung tá Nhỏ nhảy xuống Long Khánh bi thương chân, Thiếu tá Lê Mạnh Đường XLTV [xử lý thường vụ] chỉ huy TĐ9ND đánh trận Long Khánh cho đến ngày 30/4/1975.

Tuyên Dương Công Trạng:

Hiệu kỳ của TĐ9ND được mang giây biểu chương màu Bảo Quốc huân chương đỏ chấm vàng với thành quả 1 lần tuyên dương trước Quân Đội.

Tài liệu tham khảo:


–Insignia of The Republic Of VietNam Airborne Division copyright @ 2002 by Harry F. Pugh.

–Một Cánh Hoa Dù của Trương Dưỡng tác giả xuất bản 20/2/1998.

–Theo ký ức của Thiếu tá Ngô Tùng Châu.

–Kỷ Niệm 19 năm thành lập Binh Chủng Nhảy Dù do BTL/SĐND phổ biến vào tháng 11/1974.

–Phỏng vấn trực tiếp một số chiến hữu và Niên Trưởng trong SĐND.

Đại úy Võ Trung Tín – Tiểu Đoàn Truyền Tin SĐND – 714–856–9202
Đại úy Nguyễn Hữu Viên – Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù
Email:
pvotin@gmail.com

 

 

 

Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)

15

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, Mục lục

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TIỂU SỬ TIỂU ĐOÀN 11 NHẢY DÙ
[Cập nhật ngày 8/6/2019]

 

****** ||| ******

Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)

Tiểu Ðoàn 11 Nhảy Dù được chính thức thành lập ngày 1 tháng 12 năm 1967 do Thiếu tá Nguyễn Viết Cần làm Tiểu Đoàn Trưởng đầu tiên tại Sài Gòn với huy hiệu Song Kiếm Trấn Ải và nằm trong hệ thống chỉ huy chiến thuật của Lữ Đoàn II Nhảy Dù.

Bản doanh của Tiểu Đoàn 11 là Trại Nguyễn Huệ trên đồi Tăng Nhơn Phú, Thủ Ðức. Cũng như các đơn vị Nhảy Dù kỳ cựu khác, sau khi thành lập và trải qua giai đoạn huấn luyện chiến thuật tại Trung Tâm Huán Luyện Quốc Gia Vạn Kiếp tại Bà Rịa, đơn vị này đã được đưa ngay vào chiến trường đang sôi động khắp các mật trận trên bốn Vùng Chiến Thuật với nhiệm vụ bảo quốc an dân.

Những trận đánh đáng ghi nhớ của TĐ11ND:

–Ngày 29/1/1968, Tết Mậu Thân, ngay đêm giao thừa trong lúc đang thụ huấn tại TTHL Vạn Kiếp chưa làm lễ xuất quân, TĐ11ND đã đánh tan một đơn vị tinh nhuệ cấp Trung Đoàn của VC tấn công vào quân trường này.

–Năm 1970, TĐ11ND đã tham gia các cuộc Hành Quân vượt biên Cambodia Toàn Thắng 10/LĐIIND, Toàn Thắng 43/LĐII, Toàn Thắng 81/LĐIIND... tấn công VC trong đồn điền Damber.

–Ngày 5/2/1971, TĐ11ND do Trung tá Ngô Lê Tĩnh làm Tiểu Đoàn Trưởng được không vận đến Đông Hà–Quảng Trị để chuẩn bị tham gia cuộc Hành Quân Hạ Lào Lam Sơn 719.

–12 giờ trưa ngày 8/2/1971, TÐ11ND được trực thăng vận thả xuống tại một địa điểm được chỉ định nằm cạnh QL9 và cách biên giới Lào–Việt khoảng 5km để thiết lập Căn cứ Hỏa lực Bravo yểm trợ cho cuộc tiến quân sang Lào.

–Ngày 4/4/1971, TĐ11ND do Trung tá Ngô Lê Tĩnh chỉ huy cùng toàn thể LĐIIND được không vận lên Pleiku từ phi trường Đông Hà bằng phi cơ C141 của Hoa Kỳ tăng phái cho Sư Đoàn 22 Bộ Binh để mở cuộc Hành Quân Quang Trung 22/2 giải tỏa áp lực địch quân quanh Căn cứ 6 ở Kontum.

–Ngày 29/9/1971, Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù được gởi tới tăng cường cho Bộ Tư Lệnh Tiền Phương/SĐND tại Trảng Bàng–Tây Ninh trong cuộc Hành Quân Toàn Thắng 2/71, Vào chiều tối ngày 3/10, Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù đã giao tranh dữ dội với các lực lượng địch đang quanh quẩn ở phía Tây Căn cứ yểm trợ Hỏa lực Hưng Đạo. Kết quả mười một tên địch đã bị hạ tại trận, một bệ phóng hỏa tiễn RPG–2, ba súng trường AK–47 và bốn mươi hỏa tiễn B–10 đã bị tịch thu.

–Ngày 25/3/1972, Tiểu Ðoàn 11 Nhảy Dù do Trung tá Nguyễn Đình Bảo làm Tiểu Đoàn Trưởng vừa từ Sài Gòn ra Quân Khu II được trực thăng vận đổ ngay vào căn cứ Charlie thay thế TĐ2ND trong trận chiến Mùa Hè Đỏ Lửa tại mặt trận Tây Nguyên. Ngày 12/4/1972 khoảng 11 giờ trưa đạn pháo của địch quân đã đánh trúng vào hầm Trung Tâm Hành Quân của Tiểu Đoàn và Trung tá Nguyễn Đình Bảo đã bị tử thương.

–Ngày 8/5/1972, Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù do Thiếu tá Lê Văn Mễ làm TĐT, từ mặt trận Tây Nguyên được không vận đến Huế tăng viện cho mặt trận Quân Khu I, ngay khi vừa đến Huế thì nhận được lệnh tái chiếm phía Nam sông Mỹ Chánh, điểm xuất phát từ Phong Điền cạnh Quốc Lộ 1 tiến về hướng Tây. Ngày 2 và 3 tháng 6/1972 Tiểu Đoàn 11 đã giao tranh dữ dội với Trung Đoàn 66 CSBV có chiến xa yểm trợ tại bờ Nam sông Mỹ Chánh. TĐ11 đã tiêu diệt hằng trăm quân CS bỏ xác tại trận, bắn cháy 19 chiến xa đủ loại và bắt sống 9 chiến xa khác.

–Ngày 2/7/1972, trong chiến dịch Lôi Phong tái chiếm tỉnh Quảng Trị, TÐ11ND do Thiếu tá Lê Văn Mễ TÐT được trực thăng vận đổ xuống phía Bắc Sông Nhung dưới ánh nắng oi bức của mùa Hè đổ lửa làm trục chính cuộc tiến quân của Lữ Đoàn II Nhảy Dù do Đại tá Trần Quốc Lịch chỉ huy, từ Hải Lâm tiến chiếm mục tiêu là nhà thờ La Vang.

–Đầu tháng 10/1972, TĐ11ND dưới sự điều động của BCH/LĐIIND tái chiếm căn cứ Anne (Ðộng Ông Ðô). Ðể tái chiếm căn cứ này TÐ5ND tiến quân bên cánh trái, chạm địch nhiều lần cấp Ðại Ðội tịch thu nhiều đại bác 122ly, 130ly, hỏa tiển 107ly và bắt sống nhiều tù binh thuộc các Trung Ðoàn 141 và Trung Ðoàn 165 của SÐ324CSBV. Trong khi đó, TÐ11ND ngăn chận đường tiếp viện của địch quân từ phương Bắc đồng thời bảo vệ cạnh sườn bên phải để cho TÐ7ND làm trục tấn công chính vào đối phương.

–Ngày 4/4/1975, Tiểu Ðoàn 11 Nhảy Dù do Thiếu tá Nguyễn Văn Thành TĐT, TT Nguyễn Văn Giới TĐP được lệnh khẩn cấp lên đường ra Phan Rang bằng phi cơ C130 và C119 với nhiệm vụ bảo vệ phòng tuyến Phan Rang.

Tiểu Ðoàn Trưởng Tiểu Ðoàn 11 Nhảy Dù:

1. Thiếu tá Nguyễn Viết Cần (01/12/1967–16/07/1969): từ ngày thành lập đến năm 1969 thuyên chuyển về SĐ21BB.

2. Thiếu tá Ngô Lê Tĩnh (16/07/1969–28/05/1971): thay thế Trung tá Nguyễn Viết Cần đến sau trận giải tỏa Căn cứ 6 Kontum.

3. Trung tá Nguyễn Ðình Bảo (28/05/1971–14/04/1972): thay thế Trung tá Ngô Lê Tĩnh sau trận đánh tại Căn Cứ 6 cho đến khi tử trận tại đồi Charlie.

4. Thiếu tá Lê Văn Mễ (12/04/1972–12/1974): thay thế Trung tá Nguyễn Đình Bảo tại đồi Charlie đến tháng 12/1974 bàn giao cho Thiếu tá Thành rồi về thay Trung tá Lê Minh Ngọc làm Trưởng P3/SĐND cho đến 30/4/1975.

5. Thiếu tá Nguyễn Văn Thành (11/1974–16/4/1975): thay thế Trung tá Lê Văn Mễ tứ tháng 11/1972 đến ngày 16/4/1975.

6. Thiếu tá Lê Văn Phương (16/4/1975–30/4/1975): thay thế Thiếu tá Nguyễn Văn Thành bị CS bắt trên đường di tản khỏi mặt trận Phan Rang.

Tuyên Dương Công Trạng:

Hiệu kỳ của TĐ11ND được mang giây biểu chương màu Bảo Quốc huân chương đỏ chấm vàng với thành quả 1 lần tuyên dương trước Quân Đội.

Tài liệu tham khảo:


–Insignia of The Republic Of VietNam Airborne Division copyright @ 2002 by Harry F. Pugh.

–Tiểu Sử và Thành Tích của Sư Đoàn Nhảy Dù do BTL/SĐND/Phòng TLC ấn hành năm 1974.

–Phỏng vấn trực tiếp một số chiến hữu và Niên Trưởng trong SĐND.

Đại úy Võ Trung Tín – Tiểu Đoàn Truyền Tin SĐND – 714–856–9202
Đại úy Nguyễn Hữu Viên – Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù
Email:
pvotin@gmail.com
 

 

 

 

 

 

Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)

16

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, Mục lục

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TIỂU ĐOÀN YỂM TRỢ
SƯ ĐOÀN NHẢY DÙ–QLVNCH

 

****** ||| ******

Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)

Tiểu Đoàn Yểm Trợ Nhảy Dù là hậu thân của Tiểu Đoàn Trợ Chiến Liên Đoàn Nhảy Dù được thành lập từ khi đơn vị Liên Đoàn Nhảy Dù GAP 3 (Groupement Aéroportés Parachutiste No.3) của Pháp bàn giao lại cho Quân Đội Quốc Gia Việt Nam ngày 29/9/1954 tại Nha Trang và sau đó di chuyển vào Sài Gòn đóng căn cứ trên đường Lê Văn Duyệt mà sau này là Trại Nguyễn Trung Hiếu của TĐ1ND. Tiểu Đoàn Trợ Chiến Nhảy Dù bao gồm các đơn vị riêng biệt như:

–Đại Đội Quân Y, Đại Đội Trưởng là Đại úy Bác sĩ Ngô Thiên Khai;
–Đại Đội Công Binh, Đại Đội Trưởng là Thiếu úy Hoàng Công Chức;
–Đại Đội Súng Cối, Đại Đội Trưởng là Thiếu úy Huỳnh Long Phi;
–Đại Đội Kỹ Thuật, Đại Đội Trưởng là Trung úy Ngô Xuân Nghị;
–Phân Đội Truyền Tin, Phân Đội Trưởng là Trung úy Nguyễn Văn Viên;
–Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù, Giám Đốc là Chuẩn úy Trần Văn Vinh.

Đầu tháng 3 năm 1955, TĐ7ND bị giải tán để lấy quân số bổ sung vào các thành phần thuộc Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn Nhảy Dù và các đợn vị trợ chiến.

Đại úy Trịnh Xuân Nghiêm đang là Tiểu Đoàn Trưởng TĐ7ND được bổ nhiệm làm Tiểu Đoàn Trưởng đầu tiên của Tiểu Đoàn Trợ Chiến.

Một thời gian ngắn sau đó, Đại úy Trịnh Xuân Nghiêm được chỉ định giữ chức vụ Tham Mưu Trưởng Lữ Đoàn Nhảy Dù và bàn giao chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn Trợ Chiến lại cho Đại úy Nguyễn Thọ Lập.

Tháng 9 năm 1956, Đại úy Nguyễn Thọ Lập thuyên chuyển theo Đại tá Đỗ Cao Trí khi ông được chỉ định làm Tư lệnh Đệ Tam Quân Khu tại Pleiku và bàn giao chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn Trợ Chiến lại cho Đại úy Nguyễn Thành Chuẩn.

 

Ngày 1 tháng 12 năm 1959, Liên Đoàn Nhảy Dù được cải danh thành Lữ Đoàn Nhảy Dù, các đơn vị Quân Y, Công Binh, Truyền Tin, Súng Cối (Pháo Binh) và Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù cũng phát triển theo nhu cầu chiến trường và sự tiến bộ kỹ thuật đã tách ra thành các đơn vị riêng biệt thống thuộc Bộ Tư lệnh LĐND, do đó BCH/Tiểu Đoàn Trợ Chiến trở thành Bộ Chỉ Huy Căn Cứ Hoàng Hoa Thám. Khi Lữ Đoàn Nhảy Dù trở thành SĐND thì BCH Căn Cứ Hoàng Hoa Thám trở thành BCH Tổng Hành Dinh Sư Đoàn Nhảy Dù.

Tháng 6/1960, Đại úy Nguyễn Thành Chuẩn theo Thiếu tá Phan Trọng Chinh sang Bộ Chỉ Huy Biệt Động Quân, bàn giao chức vụ Chỉ Huy Căn Cứ Hoàng Hoa Thám lại cho Đại úy Hồ Tiêu...

Ngày 1/12/1967, Lữ Đoàn Nhảy Dù được Bộ Tổng Tham Mưu cải danh thành SĐND do Thiếu tướng Dư Quốc Đống làm Tư lệnh. Tiểu Đoàn Yểm Trợ SĐND chính thức được thành hình vào ngày 1 tháng 5 năm 1968 tại Sài Gòn do Thiếu tá Nguyễn Đức Huy Trưởng phòng 4 SĐND kiêm nhiệm và sau đó đến ngày 1/11/1968, Thiếu tá Tống Hồ Hàm chính thức được bổ nhiệm chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng. Bản doanh của TĐYT cũng nằm trong căn cứ Hoàng Hoa Thám cạnh BTL/SĐND.

Tiểu Đoàn Yểm Trợ SĐND với quân số lý thuyềt là 1,082 gồm cả thảy 6 Đại Đội chuyên ngành riêng biệt như:

1. Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn và Đại Đội Công Vụ,
2. Đại Đội Kỹ Thuật,
3. Đại Đội Bảo Toàn,
4. Đại Đội Quân Xa,
5. Đại Đội Tài Chánh và
6. Đại Đội Tiếp Liệu.

Tiểu Đoàn Yểm Trợ SĐND là một tiểu đoàn rất đặc biệt của QLVNCH nói chung và của SĐND nói riêng. QLVNCH không có đơn vị (cấp tiểu đoàn) nào có 6 đại đội mà quân số lý thuyềt là 1,082. Nhưng TĐYT lại có 6 đại đội như sau:

1. Đại Đội Chỉ huy công vụ
2. Đại Đội Tài Chánh
3. Đại Đội Kỹ Thuật
4. Đại Đội Vận Tải
5. Đại Đội Tiếp Liệu
6. Đại Đội Bảo Trì
7. Trung đội Chung Sự và
8. Bốn Phân Đội tiếp vận yểm trợ Hành Quân cho các Lữ Đoàn.

Các Tiểu Đoàn Trưởng chỉ huy liên tiếp Tiểu Đoàn Trợ Chiến:

1. Đại úy Trịnh Xuân Nghiêm (1954): từ khi nhận bàn giao từ tay người Pháp ngày 29/9/1954, đến khi được chỉ định làm Tham Mưu Trưởng Liên Đoàn Nhảy Dù bàn giao lại cho Đại úy Nguyễn Thọ Lập.

2. Đại úy Nguyễn Thọ Lập (1954–9/1956): thay thế Đại úy Trịnh Xuân Nghiêm đến khi thuyên chuyển về Đệ Tam Quân Khu với Đại tá Đỗ Cao Trí.

3. Đại úy Nguyễn Thành Chuẩn (9/1956–6/1960): thay thế Đại úy Nguyễn Thọ Lập đến tháng 6/1960, thuyên chuyển về Bộ Chỉ Huy Biệt Động Quân.

4. Đại úy Hồ Tiêu: thay thế Đại úy Nguyễn Thành Chuẩn Chỉ Huy Căn Cứ Hoàng Hoa Thám.

Tiểu Đoàn Yểm Trợ:

1. Trung tá Nguyễn Đức Huy (từ ngày 1/5/1968–1/11/1968): từ ngày tái thành lập Tiểu Đoàn Yểm Trợ cho đến ngày 1/11/1968.

2. Trung tá Tống Hồ Hàm (1/11/1968–?): thay thế Trung tá Nguyễn Đức Huy từ ngày 1/11/1968, đến khi đi học khóa Tham Mưu Cao Cấp rồi sau đó được biệt phái về Quỹ Tương trợ Tiết Kiệm.

3. Thiếu tá Lê Đức Trang: thay thế Trung tá Tống Hồ Hàm.

4. Thiếu tá Nguyễn Ngọc Bắc: từ BTL/SĐND Phòng 4 về thay thế Thiếu tá Lê Đức Trang về BTL làm Trưởng Phòng 4 thay thế Trung tá Nguyễn Đức Huy.

5. Thiếu tá Võ Văn Thu: từ Lữ Đoàn I về thay thế Thiếu tá Nguyễn Ngọc Bắc được thăng cấp trung tá và lên làm Trưởng Phòng 4/Bộ Tư lệnh SĐND cho đến tháng 4/1975.

Các Đại Đội Trưởng: Từ ngày thành lập Tiểu Đoàn tới ngày 30 tháng 4:

1. ĐĐ Chỉ Huy Công Vụ: Đại úy Trịnh Hữu Ân, Đại úy Nguyễn Văn Biểu;
2. ĐĐ Tài Chánh: Đại úy Chu Văn Bình, Đại úy Trương Văn Na;
3. ĐĐ Kỹ Thuật: Thiếu tá Nguyễn Bá Tùng, Đại úy Nguyễn Văn Ngạn;
4. ĐĐ Vận Tải: Đại úy Nguyễn Văn Hợi, Đại úy Võ Văn Bảy;
5. ĐĐ Tiếp Liệu: Đại úy Nguyễn Văn San, Đại úy Nguyễn Văn Đức;
6. ĐĐ Bảo Trì: Đại úy Phạm Thế Quý, Đại úy Hồ Đối, Trung úy Trần Khánh Vân.

Nhiệm Vụ của Tiểu Đoàn Yểm Trợ:

Nhiệm Vụ của Tiểu Đoàn Yểm Trợ là cung cấp quân trang, quân dụng (trừ quân y và truyền tin) cho Sư Đoàn Nhảy Dù. Trung đội Chung Sự là đơn vị Cơ hữu của Đại đội Công Vụ, nhiệm vụ của Trung Đội Chung sự là thâu nhận quân nhân tử trận từ các đơn vị, lo tống táng (nếu được yêu cầu), cũng như đem quan tài từ vùng hành quân về Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa. Trung Đội Trưởng là Chuẩn úy Nguyễn Văn Tốt.

Ngoài những công việc chuyên môn thuần túy đã được giao phó, Tiểu Đoàn Yểm Trợ còn phụ trách giữ gìn và trông coi Trại Nông Mục của Sư Đoàn Nhảy Dù.

Tài liệu tham khảo:


Viết theo tài liệu từ Trung sĩ Nguyễn Văn Thức, HSQ Ban 1 thuộc TĐYT/SĐND cung cấp.

Đại úy Võ Trung Tín – Tiểu Đoàn Truyền Tin SĐND – 714–856–9202
Đại úy Nguyễn Hữu Viên – Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù
Email:
pvotin@gmail.com
 

 

 

 

Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)

17

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, Mục lục

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TIỂU ĐOÀN TRUYỀN TIN
SƯ ĐOÀN NHẢY DÙ–QLVNCH

 

****** ||| ******

Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)

 

A. Sự hình thành và phát triển:

Ngày 29/9/1954, Phân Đội Truyền Tin Nhảy Dù, cùng lúc với các đơn vị Nhảy Dù khác được BCH Liên Đoàn Nhảy Dù Pháp (GAP3) bàn giao cho BCH Liên Đoàn Nhảy Dù Việt Nam tại Nha Trang gồm một số hạ sĩ quan và binh sĩ truyền tin Việt Nam trong quân đội Liên Hiệp Pháp, với các chuyên viên như Điện Tín Viên, Điều Chỉnh Viên, Tổng Đài Viên, Mật Mã Viên, cùng các chuyên viên sửa chữa và tiếp liệu truyền tin... Những chuyên viên này đều được đào tạo tại các trường truyền tin của quân đội Pháp, trong số đó có nhiều HSQ thâm niên và có khả năng giỏi mà sau này họ là những chuyên viên nòng cốt của đơn vị truyền tin Nhảy Dù VN. Kể từ ngày 29/9/1954, Trung úy Nguyễn Văn Viên được bổ nhiệm chỉ huy và điều hành Phân đội Truyền Tin trong việc cải tổ, củng cố, huấn luyện lại cho phù hợp với nhiệm vụ và hoàn cảnh của đơn vị Nhảy Dù Việt Nam.

Đặc biệt là phương pháp chỉ huy và chuyển ngữ tất cả tài liệu, kỹ thuật... sang tiếng Việt. Và theo đà phát triển của Binh chủng Nhảy Dù, Truyền Tin cũng dần dần chuyển mình lớn mạnh và hiện đại theo thời gian. Phân đội Truyền Tin đã được nâng cấp lên thành Đại Đội Truyền Tin (ngày 26/10/1959) rồi Tiểu Đoàn Truyền Tin SĐND (ngày 1/8/1970).

Đáp ứng nhu cầu phát triển, Đơn vị Truyền Tin Nhảy Dù phải nghiên cứu tu chỉnh Bảng Cấp số và tổ chức các toán tuyển mộ trực tiếp đến:

Thứ nhất: Các Vùng chiến thuật để tuyển mộ các chuyên viên Truyền Tin tình nguyện về phục vụ cho Truyền Tin Nhảy Dù.

Thứ hai: Đến các Tiểu Khu tuyển mộ các thanh niên tình nguyện nhập ngũ, phục vụ tại Truyền Tin Nhảy Dù và đưa họ về huấn luyện quân sự tại Tiểu Đoàn Vương Mộng Hồng rồi Trung tâm huấn luyện Nhảy Dù, sau đó tùy theo khả năng văn hóa, thiết lập hồ sơ điều chuẩn an ninh và gởi họ đi thụ huấn chuyên môn tại Trường Truyền Tin QLVNCH tại Vũng Tàu.

Từ năm 1961, nhu cầu chiến trường đòi hỏi quá lớn, quân số Đại Đội Truyền Tin chỉ có 2 sĩ quan và 73 HSQ & BS, không kham nổi nhiệm vụ nên những HSQ giỏi được sử dụng vào những chức vụ quan trọng của đơn vị và quân số của Truyền Tin cũng được bổ sung tăng dần lên đến 5 sĩ quan và khoảng 100 HSQ và BS.

Ngày 1/12/1966, Lữ Đoàn Nhảy Dù được cải danh thành SĐND. Nhiệm vụ yểm trợ liên lạc truyền tin cho SĐND gia tăng gấp bội, tình hình chiến sự lại sôi động, quân số ĐĐTT/SĐND không đáp ứng nổi nhu cầu, nên Bộ TTM chấp nhận cho Truyền Tin BTL/SĐND được tuyển chọn các quân nhân Truyền Tin từ các vùng chiến thuật tình nguyện về phục vụ tại ĐĐTT/SĐND trong lúc chờ đợi Bảng cấp số Tiểu Đoàn Truyền Tin được phê chuẩn.

Do đó, Truyền Tin SĐND đón nhận được nhiều sĩ quan, HSQ và binh sĩ truyền tin giỏi và có tinh thần phục vụ cao. Sau khi họ được huấn luyện nhảy dù, cùng với tất cả các quân nhân của Đại Đội chung lo củng cố, tổ chức, huấn luyện và làm quen với nhiệm vụ một đơn vị Nhảy Dù. Các cấp trong đơn vị thật phấn khởi, hăng say, và kết quả thật khả quan trong các cuộc hành quân của SĐND sau này.

Ngày 1/8/1970, Bảng cấp số được phê chuẩn, Đại Đội Truyền Tin SĐND được cải danh thành Tiểu Đoàn Truyền Tin/SĐND với quân số gồm 22 sĩ quan, trên 300 HSQ và binh sĩ (trong số này Phòng Truyền Tin/SĐND có 6 sĩ quan, 6 HSQ & BS), và được trang bị bằng một hệ thống truyền tin cơ động và hiện đại nhất do Hoa Kỳ viện trợ.

B. Các Cấp chỉ huy Đơn vị Truyền Tin liên tục qua các giai đoạn:

1. Trung úy Nguyễn Văn Viên: Ngày 29/9/1954, Phân đội Truyền Tin với Bảng Cấp Số 2 SQ, 73 HSQ và BS. Tổng cộng quân số tại hàng 75 người. Phân Đội Trưởng: Trung úy Nguyễn Văn Viên.

2. Trung úy Lưu Danh Rạng: Ngày 1/5/1955, Phân Đội Trưởng Trung úy Lưu Danh Rạng từ TĐ1ND thay thế Trung úy Nguyễn Văn Viên biệt phái về bộ Giáo Dục. Ngày 26/10/1959, Đại Đội Truyền Tin Lữ Đoàn Nhảy Dù (cấp số không thay đổi) Đại Đội Trưởng: Trung úy Lưu Danh Rạng.

3. Trung úy Triệu Văn Lũy: Ngày 11/11/1960, Trung úy Lưu Danh Rạng tham gia đảo chánh 11/11/1960 không thành công. Trung úy Triệu Văn Lũy SQTT/TĐ5ND được chỉ định thay thế Trung úy Rạng trong chức vụ Đại Đội Trưởng.

4. Trung úy Lý Văn Bao: Tháng 12/1960, Trung úy Lý Văn Bao từ TT phủ Tổng Thống thay thế Trung úy Triệu Văn Lũy thuyên chuyển về sở Liên Lạc.

5. Thiếu úy Nguyễn Tự Bảo: Tháng 2/1965, Đại úy Lý Văn Bao du học tại Mỹ, Thiếu úy Nguyễn Tự Bảo, ĐĐ phó, kiêm SQTL & Bảo Toàn TT/LĐND, XLTV [xử lý thường vụ] chức vụ Đại Đội Trưởng.

6. Thiếu úy Tôn Thất Hiếu: Tháng 6/1965, Thiếu úy Tôn Thất Hiếu (SQTT/TĐ5ND) được bổ nhiệm về làm Đại Đội Trưởng Đại Đội Truyền Tin SĐND. Giai đoạn này cấp số ĐĐTT/SĐND tăng lên 5 SQ, 100 HSQ & BS. Thiếu úy Tôn Thất Hiếu thăng cấp lên trung úy rồi đại úy.

Ngày 1/8/1970, Bộ Tổng Tham Mưu chấp thuận nâng cấp Đại Đội Truyền Tin/SĐND thành Tiểu Đoàn Truyền Tin/SĐND với Bảng cấp số gồm 22 SQ, trên 300 HSQ & BS, tổng cộng 400 người. Tiểu Đoàn Trưởng kiêm Trưởng phòng Truyền Tin: Thiếu tá Tôn Thất Hiếu.

Tháng 4/1974, Trung tá Tôn Thất Hiếu đi học khóa sĩ quan Bộ Binh Cao Cấp, Thiếu tá Nguyễn Tự Bảo, Tiểu Đoàn Phó XLTV chức vụ Trưởng Phòng Truyền Tin kiêm nhiệm TĐT/Tiểu Đoàn Truyền Tin trong thời gian Trung tá Hiếu vắng mặt.

C. Phòng Truyền Tin/SĐND:

Tổ chức Phòng Truyền Tin SĐND khác hẳn với các SĐBB, quân số Phòng TT/SĐBB thuộc ĐĐ Tổng Hành Dinh, Trưởng Phòng và Tiểu Đoàn Trưởng là 2 sĩ quan riêng biệt. Trong khi đó Trưởng Phòng TT/SĐND kiêm nhiệm Tiểu Đoàn Trưởng và quân số Phòng Truyền Tin lại do TĐTT quản trị.

Ngoài chức vụ Trưởng Phòng Truyền Tin Sư Đoàn, phòng Truyền Tin/SĐND gồm có:

–1 sĩ quan phụ tá kiêm nhiệm sĩ quan Khai Thác,
–1 sĩ quan Kỹ Thuật và Huấn Luyện,
–1 sĩ quan Mật Mã,
–3 sĩ quan Truyền Tin/Trung Tâm Hành Quân/SĐND,
–6 HSQ và BS chuyên viên và đánh máy.

Nhiệm vụ của Trưởng phòng Truyền Tin:

–Tham mưu chuyên môn (soạn Phụ Bản Truyền Tin trong Lệnh Hành Quân) & cố vấn về truyền tin cho vị Tư lệnh SĐND.

–Nghiên cứu và thiết lập các hệ thống liên lạc theo nhu cầu của toàn thể SĐND từ BTL [bộ tư lệnh] đến các đơn vị cấp thấp nhất (Tiểu đội) như: hệ thống siêu tần số, hệ thống vô tuyến AM, FM, giai tần đơn, viễn ấn tự, hệ thống tổng đài điện thoại, hệ thống liên lạc không–hải–lục, hỏa bài quân...

–Ban hành Lệnh Căn Bản truyền tin (LCBTT), đặc lệnh truyền tin, các khóa ám danh đàm thoại, tài liệu khai thác, điều chỉnh, mật mã...

–Đôn đốc, theo dõi và kiểm soát việc khai thác các hệ thống liên lạc truyền tin tại các Trung Tâm Truyền Tin, Trung Tâm Hành Quân SĐND đúng theo LCBTT đồng thời giải quyết mọi trở ngại.

–Nghiên cứu và phổ biến các tài liệu Truyền Tin về khai thác, kỹ thuật, huấn luyện đến các đơn vị trực thuộc trong SĐND để thi hành theo nhu cầu.

–Theo dõi và kiểm soát việc bảo vệ an ninh truyền tin của các đơn vị kể cả TĐTT/SĐND như việc khai thác, lưu trữ và thiêu hủy tài liệu, việc điều chuẩn an ninh cho các chuyên viên truyền tin...

–Nghiên cứu và thiết lập chương trình huấn luyện, đào tạo và bổ sung chuyên viên cho các đơn vị thống thuộc SĐND...

–Phối hợp với các P1, P3 & P4/SĐND để tổ chức thanh tra định kỳ hay bất thường về truyền tin để giúp đỡ các đơn vị hoàn thành công tác liên lạc truyền tin được tốt đẹp như các vấn đề tiếp vận, tiếp liệu và bổ sung chuyên viên.

D. Tiểu Đoàn Truyền Tin/SĐND

Tiểu đoàn Truyền Tin/SĐND được Bộ TTM chính thức chuẩn nhận ngày 1/8/1970 với việc tổ chức thành 3 Đại Đội: ĐĐ Chỉ Huy & Công Vụ, ĐĐ Khai Thác Chỉ Huy và ĐĐ Khai Thác Hành Quân.

1. Đại Đội A hay Đại Đội Chỉ huy & Công Vụ: quân số khoảng 85 người, lo việc yểm trợ và tiếp vận cho đơn vị bao gồm các Ban quân số, Ban An Ninh, Ban Hành Quân và Huấn Luyện, Ban Tiếp Liệu, Ban Chiến Tranh Chính Trị, Ban Ẩm Thực, Ban Quân Xa sửa chữa cấp 3, Xưởng sửa chữa TT cấp 3, Kho vũ khí và Toán Y Tế.

2. Đại Đội B hay Đại Đội Khai Thác Chỉ Huy, quân số 120 người, đảm nhiệm khai thác hệ thống liên lạc truyền tin tại Bộ Tư lệnh SĐND/Căn cứ Hoàng Hoa Thám bao gồm Trung Tâm Truyền Tin/SĐND, Trung Đội Vô Tuyến và Trung Đội Dây & Tổng Đài.

3. Đại Đội C hay Đại Đội Khai Thác Hành Quân: quân số khoảng 175 người, đảm nhiệm khai thác hệ thống truyền tin từ BTL hành quân SĐND đến các đơn vị trực thuộc và các đơn vị chỉ huy chiến trường cũng như hệ thống liên lạc từ vùng hành quân về BTL/SĐND tại Sài Gòn. Bao gồm Trung Tâm Truyền Tin SĐND HQ [Hành Quân], các Trung Đội 1, 2, 3 & 4 yểm trợ các Lữ Đoàn ND.

Đầu năm 1975, đáp ứng nhu cầu gia tăng quân số của SĐND lên đến 4 Lữ Đoàn, 15 Tiểu Đoàn Nhảy Dù tác chiến, 4 TĐ Pháo Binh Dù, ĐĐ Khai Thác Hành Quân phải đảm nhiệm việc thành lập, quản trị và trang bị cho các Trung Đội Truyền Tin tân lập thuộc các LĐ4ND cùng các TĐ12–18ND. Do đó quân số của ĐĐ Khai Thác Hành Quân tăng đến trên 400 quân nhân và 13 Trung Ðội. (vượt ngoài bảng cấp số, việc huấn luyện các Trung Đội tân lập này do Ban 3 Hành Quân và Huấn Luyện của TĐTT đảm trách. Trưởng Ban 3 của Tiểu Đoàn Truyền Tin là Đại úy Nguyễn Văn Quý).

Nhiệm vụ Tiểu Đoàn Truyền Tin/SĐND:

Đảm nhiệm việc thiết lập hệ thống liên lạc cho SĐND như các hệ thống liên lạc điện thoại, hệ thống liên lạc điện báo, hệ thống liên lạc vô tuyến, hệ thống siêu tần số, hệ thống giai tần đơn, hệ thống viễn ấn tự, luôn cả hỏa bài quân, từ hậu cứ cho đến vùng hành quân hoạt động 24/24 giờ.

Tuy rằng không trực tiếp tấn công hay đánh cận chiến với địch quân, nhưng trách nhiệm của các chiến sĩ TT/SĐND không kém phần quan trọng. Trong mọi tình huống của đơn vị, các chuyên viên Truyền Tin âm thầm làm việc liên tục 24 giờ trong các công sự phòng thủ để cung cấp phương tiện liên lạc hữu hiệu cho tất cả các giới chức chỉ huy khi cần đến với các đặc điểm “nhanh chóng, kín đáo và chính xác”.

Nếu Bộ Chỉ Huy là “Đầu não” thì Truyền Tin sẽ là “Thần Kinh Hệ”. Các chiến sĩ TT/SĐND luôn luôn hoàn tất nhiệm vụ, dù trong mọi hoàn cảnh khó khăn, nguy hiểm, khắp các mặt trận Việt–Miên–Lào. Có thể nói, nơi nào có quân CS xâm lược, nơi đó có các chiến sĩ Nhảy Dù và nơi đó cũng sẽ có người lính Truyền Tin/SĐND.

Tài liệu tham khảo:


Viết theo tài liệu do Thiếu tá Nguyễn Tự Bảo cung cấp tháng 3/2004.

Đại úy Võ Trung Tín – Tiểu Đoàn Truyền Tin SĐND – 714–856–9202
Đại úy Nguyễn Hữu Viên – Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù
Email:
pvotin@gmail.com
 

 

 

 

Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)

18

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, Mục lục

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TIỂU ĐOÀN CÔNG BINH
SƯ ĐOÀN NHẢY DÙ–QLVNCH

 

****** ||| ******

Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)

Đại Đội Công Binh Nhảy Dù được thành lập và huấn luyện tại Trường Công Binh thuộc Tỉnh Kiến An–Bắc Việt vào khoảng đầu năm 1954. Sau giai đoạn huấn luyện căn bản về Công Binh. Đại Đội được đưa về đồn trú tại Trường Bưởi–Hà Nội để tiếp tục huấn luyện về quân sự cho binh sĩ. Sau hết đơn vị được huấn luyện về nhảy dù tại Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù Bạch Mai và Tây Mỗ (Hà Đông).

Quân số lúc ban đầu gồm cả sĩ quan, hạ sĩ quan và binh sĩ Pháp–Việt khoảng 60 người lấy từ Đại Đội 3 Công Binh Nhảy Dù Pháp (3è Compagnie Parachutiste du Genié).

Vị Đai Đội Trưởng đầu tiên là Đại úy Cramonde. Đại Đội Phó là Trung úy Joliaus và Trung úy Camescat làm Trung đội trưởng. Một thời gian ngắn sau đó đơn vị được bổ sung thêm 6 sĩ quan Việt Nam là Thiếu úy Hoàng Công Chức, Thiếu úy Nguyễn Hữu Hiệp, Thiếu úy Phạm Văn Chung, Chuẩn úy và Thiếu úy Trần Văn Văn làm sĩ quan Tài Chánh.

Đại Đội cũng được bổ sung thêm một số hạ sĩ quan và hạ sĩ từ Trường hạ sĩ quan (EMR) Nam Định và Trường Huấn Luyện căn bản quân sự cấp Tiểu Đội Trưởng Quảng Yên cùng một số binh sĩ Pháp–Việt.

Đại Đội Công Binh Nhảy Dù (CBND) là một đơn vị Công Binh Chiến Đấu thuộc Liên Đoàn Nhảy Dù Việt Nam, thống thuộc Tiểu Đoàn Trợ Chiến Nhảy Dù có nhiệm vụ yểm trợ trực tiếp các Tiểu Đoàn tác chiến Nhảy Dù các phương tiện vượt sông như xuồng gỗ M2, xuồng cao su zodiac và các loại thuốc nổ... đồng thời cũng tác chiến như các Tiểu Đoàn Nhảy Dù khác. Do đó Đại Đội Công Binh Nhảy Dù cũng được trang bị mọi loại vũ khí cá nhân cũng như súng cộng đồng như đại liên 7.62ly, 12.7ly cho đến súng cối 61ly, súng cối 81ly và súng Bazooka.

Sau khi hoàn tất các giai đoạn huấn luyện, đơn vị chưa kịp tham chiến thì Hiệp Định Geneve ra đời, chia đôi đất nước lấy vĩ tuyến 17 tức sông Bến Hải làm ranh giới ngăn cách.

Tháng 8/1954, về Đại Đội Công Binh Nhảy Dù được di chuyển vào Đồng Đế Nha–Trang (lúc đó chưa có Trường HSQ Đồng Đế). Đại Đội Công Binh Nhảy Dù tự xây cất doanh trại trên bãi cát gần bờ biển. Sau đình chiến, cuộc trao đổi tù binh giữa Pháp và Việt Minh được thực hiện, một số binh sĩ TĐ5ND bị bắt ở trận Điện Biên Phủ được trao trả và thuyên chuyển về Đại Đội Công Binh Nhảy Dù.

Trong khoảng thời gian 300 ngày để di chuyển Quân Đội Pháp–Việt từ Bắc vào Nam và bộ đội Việt cộng tập kết từ Nam ra Bắc, đã có rất nhiều quân nhân Việt Nam bị thất lạc đơn vị nên còn được tạm trú tại các điểm tiếp cư.

Tháng 11/1954, ĐĐCB–ND được phép đến các trại tiếp cư để tuyển mộ thêm binh sĩ cho đơn vị. Ngày 17/11/1954 tổng cộng có khoảng 60 quân nhân tình nguyện về ĐĐCB–ND. Trong số này có khoảng 20 quân nhân có gia đình, số còn lại là lính trẻ độc thân. Nhưng tất cả đều coi như là tân binh và được huấn luyện căn bản quân sự ngay tại đơn vị. Cuối tháng 12/1954, số tân binh này được đưa vào Sài Gòn học nhảy dù tại căn cứ huấn luyện Nhảy Dù BAPS (Base Aéroportée Parachutist Sud) tại Tân Sơn Nhất. Lúc này TTHL/ND còn do người Pháp chỉ huy và huấn luyện (Thượng sĩ Trần Văn Vinh còn là Thường Vụ của TTHL này). Căn cứ này về sau bàn giao lại cho Quân Đội Quốc Gia Việt Nam và được mang tên là Căn Cứ Hoàng Hoa Thám, bản doanh của BTL/SĐND.

Tháng 3 năm 1955, người Pháp hoàn toàn trao quyền chỉ huy lại cho Việt Nam, Thiếu úy Hoàng Công Chức được chỉ định đảm nhiệm XLTV Đại Đội Trưởng ĐĐCB–ND đầu tiên. Cũng trong thời gian này, Chuẩn úy Nguyễn Xuân Hiền vừa mới mãn khóa đào tạo sĩ quan Trung Đội Trưởng được thuyên chuyển về ĐĐCB–ND.

Ngày 25/3/1955, ĐĐCB–ND đã cùng BCH Liên Đoàn Nhảy Dù, TĐ3ND và TĐ5ND từ Nha Trang di chuyển vào Sài Gòn họp với TĐ1ND và TĐ6ND tham dự chiến dịch tảo trừ Lực Lượng Bình Xuyên của Bảy Viễn, Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn đóng tại Trại Quân Cụ gần Chợ Trần Quốc Toản. Khi cuộc hành quân còn đang tiếp diễn, Thiếu úy Hoàng Công Chức được lệnh thuyên chuyển khỏi Nhảy Dù và Trung úy Trương Quang Ân tạm thời về chỉ huy ĐĐCB–ND một thời gian ngắn.

Sang đầu tháng 5/1955, cuộc hành quân chấm dứt, Lực lượng Bình Xuyên bị đánh bại và rút khỏi Sài Gòn Chợ Lớn về căn cứ địa Rừng Sác và Liên Đoàn Nhảy Dù được lưu giữ lại Sài Gòn và ĐĐCB–ND được chỉ định đóng quân tại Trại La Most, đối diện Trường đua Phú Thọ. Trong thời gian này, Trung úy Đỗ Văn Mai về thay thế Trung úy Trương Quang Ân trong chức vụ Đại Đội Trưởng ĐĐCB–ND.

Cuối tháng 10/1955, sau chiến dịch Hoàng Diệu truy quét tàn quân Bình Xuyên tại Rừng Sác, ĐĐCB–ND được BCH/LĐND ủy nhiệm đến tiếp nhận Căn Cứ BAPS được Pháp bàn giao lại cho Quân Đội Quốc Gia Việt Nam và sau này dùng làm Căn Cứ Hoàng Hoa Thám, bản doanh BTL/SĐND và các đơn vị yểm trơ trực thuộc.

Về sau, theo sự lớn mạnh của Binh Chủng Nhảy Dù, ĐĐCB–ND được tăng trưởng thành Tiểu Đoàn Công Binh Nhảy Dù vào năm 1970 gồm có 3 Đại Đội 1, 2 và 3CB–ND mỗi Đại Đội CB–ND yểm trợ trực tiếp cho một Lữ Đoàn Nhảy Dù và một Đại Đội Chỉ Huy Công Vụ.

Theo nhu cầu chiến trường, ĐĐCB–ND lần lượt được trang bị thêm một số những cơ giới nặng như xe ủi đất, xe ban đất, máy ép hơi và một số xe vận tải như GMC, Dogde 4x4, Jeep...

Đơn vị Trưởng chỉ huy liên tiếp:

1. Thiếu úy Hoàng Công Chức (1954–1955): sau khi nhận bàn giao từ Pháp một thời gian ngắn, Thiếu úy Hoàng công Chức thuyên chuyển khỏi Binh Chủng Nhảy Dù, Trung úy Trương Quang Ân thay thế;

2. Trung úy Trương Quang Ân (1955): thay thế Thiếu úy Hoàng Công Chức trong 2 tuần lễ cho đến khi Trung úy Đỗ Văn Mai từ cục Công Binh về làm Đại Đội Trưởng;

3. Trung úy Đỗ Văn Mai (1955–1956);

4. Trung úy Lợi Nguyên Trang (1956–1958);

5. Trung úy Nguyễn Hữu Hiệp (1958–1960);

6. Trung úy Nguyễn Hữu Trang (1960–1964);

7. Đại úy Nguyễn Văn Hiền (1964–1970): sau thăng thiếu tá và tử trận tại Hạ Lào;

8. Đại úy Vương Đình Thuyết (1970–1975): thăng Thiếu tá rồi Trung tá.

Năm 1974, khoảng thời gian Trung tá Thuyết đi học khóa Bộ Binh Cao Cấp, Thiếu tá Nguyễn Huỳnh Đông – SQ Ban 3 lên XLTV chức vụ TĐT.

Các sĩ quan, hạ sĩ quan và binh sĩ đơn vị CB–ND đã đóng góp rất nhiều công sức và xương máu cho Binh Chủng Nhảy Dù để bảo vệ sự TỰ DO và DÂN CHỦ cho miền Nam Việt Nam được an bình trong suốt 21 năm trường.

Tài liệu tham khảo:


Bài viết dựa theo ký ức của Đại úy Nguyễn Hữu Viên, đã có 13 năm phục vụ tại Đại Đội Công Binh Chiến Đấu Nhảy Dù.

Đại úy Võ Trung Tín – Tiểu Đoàn Truyền Tin SĐND – 714–856–9202
Đại úy Nguyễn Hữu Viên – Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù
Email:
pvotin@gmail.com
 

 

 

 

Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)

19

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, Mục lục

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TIỂU ĐOÀN QUÂN Y
SƯ ĐOÀN NHẢY DÙ–QLVNCH

 

****** ||| ******

Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)

Sự hình thành và phát triển của đơn vị quân y SÐND đã đi song song với sự trưởng thành của đơn vị Nhảy Dù Việt Nam qua những giai đoạn chuyển tiếp liên tục từ các đơn vị Nhảy Dù Pháp cho đến năm 1975 khi SÐND gồm 4 Lữ Ðoàn với 15 Tiểu Ðoàn tác chiến cùng các đơn vị yểm trợ biệt lập và trở thành một lực lượng trừ bị thiện chiến hàng đầu của QLVNCH.

Thời kỳ phôi thai:

Lực lượng Nhảy Dù được chuyển tiếp cho Quân Ðội Việt Nam vào ngày 29/9/1954 với 4 Tiểu Ðoàn 1, 3, 5 & 6 Nhảy Dù và được gọi tên là Liên Ðoàn Nhảy Dù. Ðơn vị quân y yểm trợ cho Liên Ðoàn Nhảy Dù lúc bấy giờ do Bác sĩ Ngô Thiên Khai, người Trà Vinh, làm Y sĩ trưởng. và được phụ tá bởi Bác sĩ Võ Văn Cửu.

Thời gian này, đơn vị quân y Nhảy Dù còn là một đơn vị nhỏ nằm trong Tiểu Ðoàn Trợ Chiến như các đơn vị yểm trợ khác do Đại úy Trịnh Xuân Nghiêm làm Tiểu Đoàn Trưởng, về sau Đại úy Nghiêm lên làm Tham Mưu Trưởng Liên Đoàn, Ðại úy Nguyễn Thọ Lập được chỉ định thay thế.

Sau đó khoảng 1957, để đáp ứng cho nhu cầu chiến trường, Quân Y Nhảy Dù được tăng cường thêm một số những bác sĩ quân y nữa mà về sau trở thành những cấp chỉ huy cốt cán của TÐQYND, là các Bác sĩ Văn Văn Của, Hoàng Cơ Lân và Bùi Thế Cầu.

Ðể yểm trợ cho các cuộc hành quân, các bác sĩ thay nhau đi theo các Tiểu Ðoàn Nhảy Dù. Ngoài ra còn một toán ứng trực Nhảy Dù do một y sĩ hướng dẫn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu chiến trường khi cần đến.

Ngày 26/10/1959, Liên Ðoàn Nhảy Dù được tăng trưởng thành Lữ Ðoàn Nhảy Dù với 2 Tiểu Ðoàn 7 và 8 mới thành lập, Ðại Ðội Quân Y Nhảy Dù được tách ra thành một đơn vị biệt lập do Bác sĩ Văn Văn Của làm Ðại Ðội Trưởng.

Ðến năm 1965, Bác sĩ Hoàng Cơ Lân được đề cử giữ chức vụ Ðại Ðội Trưởng Ðại Ðội Quân Y Nhảy Dù thay thế Bác sĩ Văn Văn Của đảm nhiệm nhiệm vụ khác.

Ðại Ðội Quân Y Nhảy Dù:

Ðại Ðội Quân Y Nhảy Dù tổ chức 6 trạm cứu thương cho 6 Tiểu Ðoàn Nhảy Dù, một dược phòng/phòng thử nghiệm, phòng nha khoa, một bệnh xá, một nhà hộ sinh và Bộ Chỉ Ðại Ðội với các dịch vụ tiếp liệu hành chánh.

Trạm Cứu Thương/Tiểu Ðoàn Nhảy Dù gồm một bác sĩ và khoảng 20 HSQ & BS y tá. Mỗi Ðại Ðội Nhảy Dù được biệt phái 2 y tá, số còn lại đi theo BCH/TÐND (chỉ có Nhảy Dù và TQLC mới có Y sĩ trưởng đi theo Tiểu Ðoàn tác chiến trong thời kỳ này). Trạm cứu thương được trang bị đầy đủ thuốc men và y cụ cho việc điều trị cấp cứu và phòng ngừa.

Tiểu Ðoàn Quân Y Nhảy Dù:

Ngày 1/12/1966, cùng với sự tăng trưởng của SÐND, Tiểu Đoàn Quân Y SĐND và Bệnh viện Đỗ Vinh được thành lập. Bác sĩ Thiếu tá Hoàng Cơ Lân làm Tiểu Đoàn Trưởng kiêm Y sĩ trưởng đầu tiên. Tổ chức của TÐQYND gồm các thành phần như sau:

–Bộ Chỉ Huy Tiểu Ðoàn,
–Ðại Ðội Chỉ Huy,
–Ba Ðại Ðội Quân Y yểm trợ cho 3 LÐND,
–Bệnh viện Đỗ Vinh,
–Dược Phòng,
–Phòng Thí Nghiệm,
–Phòng Quang Tuyến,
–Phòng Nha Khoa,
–Nhà Hộ Sinh/Khu khám bệnh gia đình Binh sĩ.

Ngoài ra TÐQYND còn phải cung cấp y tá cho các đơn vị biệt lập như Pháo Binh, Công Binh, Truyền Tin, Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù...

Quân số của TÐQYND bao gồm 25 y sĩ, 5 Dược sĩ, 2 Nha sĩ, 5 sĩ quan Hành Chánh Quân Y và khoảng 500 HSQ & BS y tá.

Các vị Ðơn Vị Trưởng liên tục:

–Bác sĩ Ngô Thiên Khai (1954–1957),
–BS Văn Văn Của (1957–1965),
–BS Hoàng Cơ Lân (1965–1970),
–BS Bùi Thiều (1970–1971),
–BS Vũ Khắc Niệm (1971–1974),
–BS Trần Ðức Tường (1974–1975).

Bộ Chỉ Huy Tiểu Ðoàn:

Gồm Văn phòng TÐT kiêm Y sĩ trưởng SÐND, TÐP và các SQ Hành Chánh Quân Y như: SQ quân số (Ban nhân viên), SQ Hành chánh, tài chánh, SQ an ninh, SQ Tâm Lý Chiến, SQ Tiếp Liệu và Thường Vụ Tiểu Ðoàn.

Ðại Ðội Chỉ Huy:

Trách nhiệm yểm trợ, bảo trì, cung cấp nhân lực và các phương tiện tiếp liệu, truyền tin, quân xa... cho Tiểu Ðoàn tại hậu cứ cũng như khi hành quân.

ÐÐ chỉ huy được đặt dưới quyền của một Y sĩ Ðại Ðội Trưởng, người Ðại Ðội Trưởng đầu tiên là Bác sĩ Lê Văn Châu.

Ba Ðại Ðội Quân Y Lữ Ðoàn:

Mỗi Lữ Ðoàn Nhảy Dù có một Ðại Ðội Quân Y yểm trợ gồm có 1 hoặc 2 y sĩ, 1 dược sĩ, một sĩ quan hành chánh quân y để điều hành đơn vị.

1. ÐÐ1 Quân Y Nhảy Dù, đồn trú trong Căn cứ Hoàng Hoa Thám, yểm trợ cho LÐIND, ÐÐT đầu tiên là Bác sĩ Ðoàn Văn Bá.

2. ÐÐ2QYND, đồn trú tại Căn cứ Long Bình, yểm trợ cho LÐIIND. ÐÐT đầu tiên là Bác sĩ Trần Trọng Nghị.

3. ÐÐ3QYND, đồn trú trong Căn cứ Hoàng Hoa Thám, yểm trợ cho LÐIIIND. ÐÐT đầu tiên là Bác sĩ Trần Ðoàn.

Bệnh viện Đỗ Vinh:

Bệnh Viện mang tên người Y sĩ Nhảy Dù đầu tiên hy sinh ngày 31/3/1965 tại mặt trận Quảng Tín vì đạn pháo của địch trong lúc ông đang săn sóc cho thương binh. Y sĩ trưởng đầu tiên là Bác sĩ Hoàng Cơ Lân.

Bệnh viện lúc đầu chỉ là một bệnh xá nhỏ chừng 20 đến 30 giường trên tầng lầu của TÐQYND để điều trị các thương bệnh binh nhẹ của SÐND, với một phòng ngoại chẩn để khám bệnh và tái khám các thương bệnh binh trước khi trả lại đơn vị. Y sĩ của bệnh viện cũng còn chịu trách nhiệm khám bệnh cho các tân binh Nhảy Dù trước khi gia nhập đơn vị.

Với đà chiến tranh gia tăng và để giải tỏa phần nào gánh nặng cho Tổng Y Viện Cộng Hòa và bằng sự yểm trợ của BTL Không Quân và các cố vấn Hoa Kỳ, một khu nhà tiền chế với đầy đủ phương tiện được xây cất trong khuôn viên TÐQYND để phát triển Bệnh viện Đỗ Vinh lên gần 100 giường. Bệnh viện Đỗ Vinh có 4 đến 5 bác sĩ điều trị và một Y sĩ trưởng. Bệnh viện có khả năng giải phẫu tất cả các trường hơp thông thường, tê mê tổng quát và săn sóc hậu giải phẫu. Bệnh viện cũng có khả năng điều trị hầu hết mọi trường hợp nội thương. Bệnh viện Đỗ Vinh cũng được cục Quân Y cho phép thành lập Hội Ðồng Y Khoa riêng biệt để xét những trường hợp thương tích nặng.

Phòng Nha Khoa:

Phòng Nha Khoa của SÐND trách nhiệm săn sóc, chữa trị và phòng ngừa các chứng bệnh về răng, lợi cho toàn thể quân nhân và gia đình thuộc SÐND. Phòng Nha khoa được điều hành bởi 2 Nha sĩ. Vị nha sĩ đầu tiên là Nha sĩ Đỗ Thế Duyệt.

Phòng Thí Nghiệm và Dược Phòng:

Phòng thí nghiệm của SÐND có khả năng của một quân y viện với đầy đủ trang thiết bị cho hầu hết các phòng thí nghiệm thông thường. Trưởng phòng thí nghiệm và dược phòng là một dược sĩ kinh nghiệm kiêm trưởng ban tiếp liệu Y Dược. Dược sĩ Phạm Kỳ là vị dược đầu tiên trong chức vụ này.

Phòng Quang Tuyến:

Phòng quang tuyến của SÐND có khả năng chụp tất cả các loại phim thông thường và có chuyên viên thường trực ngày đêm để đáp ứng những trường hợp khẩn cấp.

Nhà Hộ Sinh/Khu Khám Bệnh:

Tọa lạc trong khu gia binh Căn cứ Hoàng Hoa Thám, hai cơ sở này là một điểm son của SÐND, vì nó trực tiếp săn sóc sức khỏe cho hằng ngàn gia đình quân nhân Nhảy Dù. Tất cả mọi dịch vụ y khoa đều hoàn toàn miễn phí.

Tài liệu tham khảo:


Bài viết dựa theo tài liệu về Tiểu Đoàn Quân Y/SĐND của BS Vũ Khắc Niệm.span class="auto-style723">

Đại úy Võ Trung Tín – Tiểu Đoàn Truyền Tin SĐND – 714–856–9202
Đại úy Nguyễn Hữu Viên – Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù
Email:
pvotin@gmail.com
 

 

 

 

 

Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)

20

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, Mục lục

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN NHẢY DÙ
SƯ ĐOÀN NHẢY DÙ–QLVNCH

 

****** ||| ******

Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)

 

I. Sự hình thành và phát triển: Sau Hiệp định Geneve năm 1954, Các Trung Ttâm Huấn Luyện Nhảy Dù của Pháp tại Đà Nẵng và Hà Nội bị giải tán, riêng Trung Ttâm Huấn Luyện Nhảy Dù tại Sài Gòn trong căn cứ Tân Sơn Nhất được chuyển giao lại cho Quân Lực VNCH vào ngày 1 tháng 5 năm 1955. Và vị HLV người VN, phụ tá cho Chỉ Huy Trưởng, Trung úy Huott, có cấp bậc cao nhất là Thượng sĩ I Trần Văn Vinh được thăng cấp Chuẩn úy và được bổ nhiệm làm Chỉ Huy Trưởng đầu tiên của TTHLND Việt Nam.

Cùng Với Chuẩn úy Trần Văn Vinh, có khoảng 10 HSQ Huấn Luyện Viên Việt Nam khác cũng được chuyển sang Liên Đoàn Nhảy Dù Việt Nam. Vào năm 1954, Liên đoàn Nhảy Dù cũng tuyển chọn một số SQ và HSQ từ các đơn vị gửi đi thụ huấn khóa HLV Nhảy Dù tại Hà Nội và Đà Nẵng, trong số này có Thiếu úy Lâm Quang Thới (TĐ1ND), Trung úy Trương Quang Ân (TĐ3ND), Thiếu úy Vũ Văn Giai (TĐ5ND) và Thiếu úy Nguyễn Vỹ (TĐ7ND).

Không giống như những đơn vị khác của QLVNCH, Sư Đoàn Nhảy Dù chỉ nhận những Quân Nhân hoàn toàn tình nguyện. Đây là một đặc điểm khác biệt vì SĐND phải trực diện với những chiến trận khốc liệt và chắc chắn sẽ có nhiều thương tổn. Hằng năm số người tình nguyện trung bình khoảng 4,000 thanh niên trai trẻ.

Những thanh niên tình nguyện sau khi được chọn lựa trước hết phải qua một khóa huấn luyện quân sự 9 tuần lễ. Sau đó được lại phải trải qua ba tuần lễ huấn luyện về nhảy dù bao gồm một tuần lễ dưới đất, một tuần lễ nhảy thực tập chuồng cu và một tuần lễ nhảy dù. Đến đây các quân nhân tình nguyện này mới chính thức được chấp nhận là “Lính Dù”.

Đến năm 1975, số khóa dù huấn luyện lên đến trên 200 khóa và trên 50,000 khóa sinh tốt nghiệp. Trung Ttâm Huấn Luyện Nhảy Dù còn đào tạo 7 khóa Huấn Luyện Viên với trên 200 SQ và HSQ tốt nghiệp.

Ngoài việc đào luyện cho các quân nhân cơ hữu của đơn vị Nhảy Dù, TTHLND còn huấn luyện cho các quân nhân thuộc các quân binh chủng khác gởi tới thụ huấn để nâng cao tinh thần tác chiến cũng như nhu cầu cần thiết của đơn vị như:

–Lực Lượng đặc biệt,
–Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù,
–Các đơn vị trực thuộc Phủ Tổng Thống và Bộ Tổng Tham Mưu,
–Đơn vị Người Nhái Hải Quân,
–SVSQ Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt,
–Một số phóng viên chiến trường thuộc Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị,
–Một số nhỏ các chuyên viên quân sự ngoại quốc,
–Một số sĩ quan cao cấp thuộc tất cả các Quân Binh Chủng khác.

II. Cấp Chỉ Huy Liên tiếp:

Từ ngày 1/5/1955, Chuẩn úy Trần Văn Vinh nhận bàn giao từ người Pháp (Trung úy Huott);

1956, Thiếu úy Đỗ Đức Hạnh thay thế trong thời gian Chuẩn úy Vinh đi học khóa SQ Trung Đội Trưởng;

1957–1973, Thiếu úy Trần Văn Vinh (về sau thăng cấp lên đến trung tá),

1973–1975, Trung úy Đỗ Văn Thuận thay thế Trung tá Vinh về Khối Chiến Tranh Chính Trị.

III. Nhiệm vụ:

Nhiệm vụ chính yếu của Trung Ttâm Huấn Luyện Nhảy Dù là huấn luyện nhảy dù cho các quân nhân phục vụ trong Binh chủng Nhảy Dù và một số các đơn vị đặc biệt trong QLVNCH với các khóa Huấn luyện căn bản và các khóa Huấn Luyện Viên Nhảy Dù:

Khóa Huấn Luyện Căn Bản:

Tất cả quân nhân tình nguyện gia nhập Binh chủng Nhảy Dù không phân biệt cấp bậc, ngành chuyên môn kể cả các vị Tuyên úy Tôn giáo đều phải qua giai đoạn Huấn Luyện Nhảy Dù và được cấp Bằng Nhảy Dù.

Trước khi nhập khóa, các quân nhân phải trải qua một cuộc trắc nghiệm sức khỏe trong 2 ngày và phải đạt được số điểm ấn định tối thiểu, nếu ai bị thương tật về chân, tay hoặc mắt kém đều bị loại.

Ngày đầu trắc nghiệm 8 môn thể dục của người quân nhân bao gồm:

1. Chạy 100 mét (nước rút có ba lô và súng),
2. Cõng bạn chạy 100 mét,
3. Hít đất 45 cái,
4. Nhảy xa,
5. Thụt dầu 66 cái,
6. Leo dây 3 mét,
7. Uốn bụng 66 cái,
8. Hít xà ngang.

Ngày thứ hai chạy dã chiến 8,000 thước với trang phục hành quân, sau khi nghỉ 30 phút, tiếp tục chạy với tốc độ 1,500 thước, đường chạy là vòng đai phi trường Tân Sơn Nhất về đến TTHLND.

Huấn Luyện giai đoạn I:

Tuần thứ nhất: Huấn Luyện dưới đất, gồm các môn:

–Học về dù lưng, dù bụng, dù có bao nhiêu dây, bao nhiêu múi, sức chịu đứt là bao nhiêu, cách mặc dù lưng, dù bụng và các trang bị hành quân;

–Học cách thức nhảy ra khỏi phi cơ;

–Học cách kiểm soát và lái dù theo ý muốn;

–Học các thế đáp (ngã/té) để tránh bị thương tích khi từ trên không đáp xuống đất;

–Thu lượm và bảo trì dù sau khi đáp xuống đất.

Tuần thứ hai: Huấn Luyện trên các đài nhảy:

–Đài 4 thước, cách nhảy ra khỏi cửa phi cơ để làm quen ở độ cao trung bình;

–Đài 11 thước (thường gọi là chuồng cu), nhảy ra khỏi cửa phi cơ ở độ cao để làm quen cảm giác mạnh;

–Đài 12 thước (thường gọi là Dây tử thần khô), tập đáp xuống đất để làm quen với tốc độ va chạm mặt đất từ trung bình đến mạnh;

–Cách tránh dù lôi khi trời có gió, lúc đáp từ trên không trung xuống đất.

Huấn Luyện giai đoạn 2:

Thực tập Nhảy Dù từ trên phi cơ ở độ cao 400 thước (1,200 feet) xuống đất gồm có:

–6 lần nhảy ban ngày (1 lần với trang bị hành quân),

–1 lần nhảy ban đêm.

Về những năm sau này vì phương tiện eo hẹp và nhu cầu chiến trường đòi hỏi nhanh chóng nên bằng dù chỉ cần 5 SAUT là đủ.

Khóa Huấn Luyện Viên Nhảy Dù:

Các sĩ quan và HSQ khóa sinh Huấn Luyện Viên Nhảy Dù được tuyển chọn từ các cán bộ đã có kinh nghiệm nhảy dù và phải có ít nhất từ 30 lần nhảy trở lên, thuộc các đơn vị trong SĐND.

Sau khi tốt nghiệp, một số được giữ lại để bổ sung quân số huấn luyện viện tại TTHLND, số còn lại được trả về lại đơn vị để phụ giúp đơn vị trong các buổi Nhảy Dù thao duợt cũng như hành quân không vận của đơn vị.

Đơn vị Lực Lương Đặc Biệt thuộc Bộ TTM vì nhu cầu bảo mật và lớn mạnh, nên cũng gởi các SQ và HSQ về thụ huấn các khóa HLV Nhảy Dù, sau đó trở về thành lập một TTHL Nhảy Dù riêng của LLĐB ở Ba Ngòi–Nha Trang thuộc Quân Đoàn II.

Tài liệu tham khảo:


–Viết theo tài liệu của Vũ Văn Hưởng 4/2004,
–Tôi đi Lính Nhảy Dù của Nhảy Dù 90,
–Hình ảnh http://www.nhaydu.com.

Đại úy Võ Trung Tín – Tiểu Đoàn Truyền Tin SĐND – 714–856–9202
Đại úy Nguyễn Hữu Viên – Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù
Email:
pvotin@gmail.com
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)

21

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, Mục lục

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KHỐI BỔ SUNG
SƯ ĐOÀN NHẢY DÙ–QLVNCH

 

****** ||| ******

Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)

Là một đơn vị ngoài bảng cấp số trực thuộc Phòng 3 SĐND. Hình thành như một Trung Tâm Huấn Luyện để đón nhận các tân binh tình nguyện về Binh chủng Nhảy Dù. Khối Bổ Sung được thành lập từ khi Liên Đoàn Nhảy Dù trở thành Sư Đoàn Nhảy Dù năm 1965.

Vì nhu cầu chiến trường gia tăng, cần phải đào tạo nhiều binh sĩ ưu tú thích ứng với nhu cầu chiến thuật tác chiến của Nhảy Dù qua 2 giai đoạn:

1. Từ một người thanh niên trở thành một người lính chiến,
2. Từ một người lính chiến trở thành người lính Nhảy Dù chuyên nghiệp.

Các Đơn Vị Trưởng liên tục:

–Trung tá Nguyễn Văn Tư,
–Đại úy Phạm Thái Hóa,
–Thiếu tá Trần Như Tăng,
–Trung tá La Trịnh Tường.

Tổ Chức:

Khối Bổ Sung được tổ chức như một đơn vị biệt lập gồm có 5 ban:

1. Ban 1 Quân Số,
2. Ban 2 an ninh,
3. Ban 3 Điều Hành,
4. Ban 4 Tiếp Liệu,
5. Ban 5 Tâm Lý Chiến.

Nhiệm vụ:

Khối Bổ Sung nằm trong căn cứ Hoàng Hoa Thám của BTL/SĐND, có thể thu nhận khoảng 2,000 tân binh Nhảy Dù cùng một lúc. Khối Bổ Sung có nhiệm vụ:

1. Tuyển mộ: Phối hợp với Phòng 3 SĐND, tổ chức các toán tuyển mộ đi các quân khu tuyển mộ thẳng các thanh niên trong tuổi thi hành [nghĩa vụ] quân sự thích đi lính Nhảy Dù, hoặc các quân nhân của các đơn vị Bộ Binh tình nguyện về phục vụ trong Binh chủng Nhảy Dù.

Sau khi ghi tên tình nguyện tại địa phương, các tổ tuyển mộ xin phương tiện cho họ di chuyển về Khối Bổ Sung. Tại đây họ được lập các thủ tục hành chánh, lãnh quân trang quân dụng và chia thành các đại đội chờ ngày nhập khóa tại Tiểu Đoàn khóa sinh Vương Mộng Hồng thuộc Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung.

2. Huấn Luyện: gồm 2 giai đoạn:

a. Giai đoạn 1, huấn luyện quân sự 3 tháng: Sau các thủ tục hành chánh, các tân binh được gởi đi thụ huấn quân sự tại Tiểu Đoàn Khóa Sinh Vương Mộng Hồng thuộc Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung để huấn luyện Căn bản quân sự.

b. Giai đoạn 2, huấn luyện Nhảy Dù, thời gian 1 tháng: Sau thời gian thụ huấn quân sự 3 tháng, các tân binh Nhảy Dù được Tiểu Đoàn Khóa Sinh Vương Mộng Hồng chuyển trở lại Khối Bổ Sung. Tại đây hằng ngày các cán bộ KBS hướng dẫn các Đại Đội tân binh sang Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù trong căn cứ Hoàng Hoa Thám để được huấn luyện về kỹ thuật Nhảy Dù.

Sau 3 tuần lễ dưới đất thực tập mặc dù, khám dù, lên phi cơ, nhảy ra khỏi đài cao 11 thước, lấy thế đáp xuống đất, tránh dù lôi... Các tân binh được lên phi cơ thực hiện 6 saut dù tự động và một saut đêm (về sau này bằng Nhảy Dù chỉ cần nhảy 5 saut, không có saut trận và saut đêm). Từ đây các tân binh mới thật sự là một Chiến Binh Nhảy Dù thực sự, và họ sẽ được phân phối đến các đơn vị theo nhu cầu.

Tài liệu tham khảo:


Viết theo tài liệu của Trung tá La Trịnh Tường trong Đặc San Mũ Đỏ số 34.

Đại úy Võ Trung Tín – Tiểu Đoàn Truyền Tin SĐND – 714–856–9202
Đại úy Nguyễn Hữu Viên – Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù
Email:
pvotin@gmail.com
 

 

 

 

Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)

22

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, Mục lục

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CÁC ĐẠI ĐỘI TRINH SÁT
SƯ ĐOÀN NHẢY DÙ–QLVNCH
[Cập nhật ngày 3/7/2019]
 

****** ||| ******

Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)

Đây những đơn vị thiện chiến nhất của Sư Đoàn Nhảy Dù. Sau khi thành lập, các Đại Đội Trinh Sát Nhảy Dù được đưa đi huấn luyện tổng quát tại Trung Tâm Huấn Luyện Vạn Kiếp–Bà Rịa về những kỹ thuật tác chiến ban đêm, kỹ thuật tác chiến của một toán viễn thám trong lòng địch, mưu sinh thoát hiểm, học cách biến tiếng ho thành tiếng thú rừng để giữ im lặng, bảo toàn đơn vị trong suốt cuộc hành quân. Ban đêm thì kiếm những bụi rậm thay phiên nhau canh gác nghỉ qua đêm. Nếu có đụng độ thanh toán mục tiêu xong di chuyển ngay, không có lục soát, đuợc thực tập về trực thăng di chuyển thang dây, tải thương...

Về phương diện tổ chức, các Đại Đội Trinh Sát Nhảy Dù gồm Ban Chỉ Huy Đại Đội, 3 Trung Đội Trinh Sát, 1 Trung Đội Viễn Thám...

 

 

 

 


Đại Đội 1 Trinh Sát Nhảy Dù

 

Ngày thành lập đơn vị: 16/8/1968.

Đại Đội Trinh Sát Nhày Dù được thành lập ngày 16 tháng 8, năm 1968 trong Căn Cứ Hoàng Hoa Thám (BTL SĐND). Vị Đại Đội Trưởng đầu tiên là Đại úy Lê Văn Mễ với nhiệm vụ tác chiến thuần túy và thi hành những công tác đặc biệt do BTL SĐND chỉ định.

Đến tháng 8/1970, thêm 2 Đại Đội 2 & 3 Trinh Sát Nhảy Dù được thành lập, Đại Đội Trinh Sát Nhảy Dù được cải danh thành Đại Đội 1 Trinh Sát Nhảy Dù.

Các Đơn Vị Trưởng liên tiếp:

1. Đại úy Lê Văn Mễ kể từ 16/06/1968–10/07/1968,
2. Thiếu tá Trần Hoài Châu 11/07/1968–10/01/1971,
3. Thiếu tá Nguyễn Văn Dũng 11/01/1971–25/03/1972,
4. Trung úy Vũ Văn Cúc 27/03/1972–30/04/1972,
5. Thiếu tá Nguyễn Văn Dũng 01/05/1972–01/10/1972,
6. Trung úy Trương Đình Khang 05/10/1972–31/10/1972,
7. Đại úy Võ Văn Đức 04/11/1972–30/04/1975.

Các Cuộc Hành Quân đã tham dự:

–Hành Quân GoodWood từ 09/12/1968 đến 10/01/1969,
–Đại Bàng 1/69 từ 27/01/1969 đến 27/03/1969,
–Toàn Thắng 605 A từ 19/05/1969 đến 26/06/1969,
–Toàn Thắng từ 15/08/1969 đến 20/10/1969,
–Đại Bàng 2/69 từ 17/11/1969 đến 26/06/1970,
–Lam Sơn 719 từ 21/02/1971 đến 25/03/1971,
–Bắc Bình Vương từ 29/03/1972 đến 23/04/1972 tại Kontum Quân Khu II,
–Bình Long từ 24/04/1972 đến 13/05/1972,
–Lam Sơn 72A từ 25/05/1972 đến 02/06/1974,
–Quang Trung 22/72 từ 02/06/1972 đến 05/07/1972,
–Đại Bàng 3A/74 từ 08/08/1972...

Thành tích đơn vị được ân thưởng:

–3 lần tuyên dương trước Quân Đội,
–98 Quân Nhân các cấp được ân thưởng cấp bậc,
–10 Quân Nhân được tuyên dương công trạng trước Quân Đội,
–52 Quân Nhân dược tuyên dương công trạng trước Sư Đoàn,
–75 Quân Nhân được ân thưởng tuyên dương trước Lữ Đoàn,
–15 Quân Nhân được ân thưởng Tưởng Lục.

 

 

 

 

 


Đại Đội 2 Trinh Sát Nhảy Dù

 

Ngày thành lập đơn vị: 12/08/1970.

Đại Đội 5 là một đơn vị ưu tú của Tiểu Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù. Được biến cải thành Đại Đội 2 Trinh Sát Nhảy Dù ngày 01/08/1970 do Đại úy Trương Văn Út làm Đại Đội Trưởng.

Ngày 30/11/1973, Đại úy Út bị thương và Trung úy Mai Văn Sang Đại Đội Phó Đại Dội 2 Trinh Sát được bổ nhiệm chức vụ Đại Đội Trưởng từ ngày 16/12/1973.

Các Cuộc Hành Quân đã tham dự:

–Hành Quân tại Tây Ninh năm 1971,
–Hành Quân Toàn Thắng Đại Bàng 3/71 Tỉnh Phước Long Quân Khu III,
–Hành Quân Toàn Thắng Đại Bàng 8/71 Kampuchia,
–Hành Quân Tây Bắc Bình Vương từ tháng 4/1972 tại Kontum Quân Khu II,
–Chiến dịch Lôi Phong Quảng Trị từ tháng 5/1972 tại Quân Khu I,
–Mặt Trận Đại Lộc–Thường Đức tháng 8/1974 tại Quân Khu I,
–Mặt Trận Sài Gòn năm 1975.

Hiệu kỳ được tuyên dương công trạng tập thể với Chương Mỹ Bội Tinh.

 

 

 

 

 


Đại Đội 3 Trinh Sát Nhảy Dù

 

Vì Nhu Cầu Chiến Trường, Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt giải tán, Ngày 1 tháng 8 năm 1970 Đại Đội 6 của Tiểu Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù chính thức được gia nhập Sư Đoàn Nhảy Dù và cải danh thành Đại Đội 3 Trinh Sát Nhảy Dù và đặt dưới sự điều động trực tiếp của LĐ3ND.

1. Đại Đội Trưởng là Đại úy Nguyễn Chí Thanh. (từ 1/8/70–2/1971),

2. Trung úy Nguyễn Viết Hoạch. (từ Tháng 2/1971 đến 4/1975).

Các Cuộc Hành Quân đã tham dư:

Tháng 9/1970, tham dự Hành quân ngoại biên Toàn Thắng 81.

Ngày 30/1/1971, được không vận đến Đông Hà tham dự Hành Quân Lam Sơn 719 vượt biên giới tấn công các đơn vị VC tại Hạ Lào trong suốt 54 ngày kể từ ngày 8/1/1971 gây tổn thất nặng nề cho quân địch, 112 tên bỏ xác tại trận, tịch thu 7 súng cộng đồng và 42 súng cá nhân đủ loại và phá huỷ rất nhiều trang thiết bị của địch...

Tháng 8/1971, Tham đự Hành Quân với LĐ3ND trong vùng Phước Long, Phước Vĩnh, Đồng Xoài.

Ngày 29 tháng 9 1971, tham dự Hành Quân Toàn Thắng 2/71 khai thông QL22 tại Tây Ninh và biên giới Miên Việt.

Ngày 7/4/1972, Tham gia các cuộc Hành Quân 72C tại Phước Long và khai thông QL13 giải toả áp lực địch ở An Lộc.

Từ ngày 23/5/1972–19/9/1972, tham gia Chiến dịch Lôi Phong chiếm lại Tỉnh Quảng Trị trong Mùa Hè Đỏ Lửa.

Từ ngày 20/9/1972, tham gia các cuộc Hành Quân Đại Bàng cho đến ngày 20/3/1975 trong vùng Quảng Trị, Đà Nẵng, Đại Lộc, Thường Đức. Đại Đội 3 TSND đã từng gây kinh hoàng cho VC, giáng cho địch quân thảm bại nặng nề.

Thành tích đơn vị được ân thưởng: Qua 4 năm góp mặt trong Binh Chủng Nhảy Dù, ĐĐ3TSND đã được tuyên dương công trạng nhiều lần trước Quân Đội nhu sau:

–01 Quân Công Bội Tinh,
–03 Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu,
–06 Anh Dũng Bội Tinh với Ngôi Sao Vàng,
–30 Anh Dũng Bội Tinh với Ngôi Sao Bạc,
–50 Anh Dũng Bội Tinh với Ngôi Sao Đồng,
–10 Chiến Thương Bội Tinh.

 

 

 


Đại Đội 4 Trinh Sát Nhảy Dù

 

Ngày thành lập đơn vị: ngày 1/12//1974.

Cùng với sự thành lập Lữ Đoàn 4 Nhảy Dù, Đại Đội 4 Trinh Sát Nhảy Dù được chính thức hình thành vào ngày 1 tháng 12, năm 1974.

–Đại Đội Trưởng là Trung úy Trần Chí Mỹ.

Các Cuộc Hành Quân đã tham dự:

–Mặt Trận Sài Gòn năm 1975

Tài liệu Tham Khảo:


–Kỷ Niệm 19 năm thành lập: Tiểu Sử và Thành Tích Sư Đoàn Nhảy Dù phát hành năm 1974.

–Phỏng vấn các Niên Trưởng và Chiến Hữu trong Binh Chủng Nhảy Dù.

Đại úy Võ Trung Tín – Tiểu Đoàn Truyền Tin SĐND – 714–856–9202
Đại úy Nguyễn Hữu Viên – Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù
Email:
pvotin@gmail.com
 

 

 

Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)

23

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, Mục lục

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THIÊN SỨ MICAE - BỔN MẠNG SĐND VNCH 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình nền: phong cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML-5 hay cao hơn.

 

Nguồn: Internet eMail by MĐ Tin Vo chuyển

 

Đăng ngày Thứ Năm, April 23, 2015
Cập nhật ngày Thứ Hai, September 7, 2020
Ban Kỹ Thuật Khóa 10A-72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH

 

GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư: Liên lạc
Trở lại đầu trang