|
Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Trang Sưu Tầm
Chủ đề:
Huy Hiệu QLVNCH
Tác giả: T242 sưu tầm
ĐÀI
KỶ NIỆM THIÊN SỨ MICHAEL – THÁNH TỔ SƯ ĐOÀN NHẢY DÙ QLVNCH
Chào
mừng Quý Độc giả và Quý ACE cựu Quân nhân SĐND QLVNCH
MỤC LỤC
PHẦN
1 – Huy hiệu Sư Đoàn
Huy hiệu cấp Sư Đoàn
PHẦN
2 – Huy hiệu Các Lữ Đoàn/Tiểu Đoàn Tác chiến
Huy hiệu Lữ Đoàn I Nhảy Dù
Huy hiệu Lữ Đoàn II Nhảy Dù
Huy hiệu Lữ Đoàn III Nhảy Dù
Huy hiệu Lữ Đoàn IV Nhảy Dù
PHẦN
3 – Huy hiệu các Đơn vị Yểm trợ
Nhảy Dù
Huy Hiệu các Tiểu Đoàn Pháo Binh Sư Đoàn Nhảy Dù
Huy Hiệu Các Đại
Đội Trinh Sát Sư Đoàn Nhảy Dù
Huy hiệu Tiểu Đoàn Truyền Tin Sư
Đoàn Nhảy Dù
Huy Hiệu Tiểu Đoàn Quân Y Sư Đoàn Nhảy Dù QLVNCH
Huy Hiệu Tiểu Đoàn 1 Công Binh Sư Đoàn Nhảy Dù
Huy Hiệu Tiểu Đoàn Yểm Trợ Sư Đoàn Nhảy Dù
Trung
Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù
PHẦN
4 – Hành Trang của Người Chiến Binh Nhảy Dù QLVNCH
PHẦN
5 – Huy Hiệu & Hình Ảnh xưa
PHẦN
6 – Sư Đoàn Nhảy Dù Hành Khúc QLVNCH & Thế giới
PHẦN
7 – Hình ảnh Sinh hoạt Đại Hội Nhảy Dù Việt Nam thường niên
ĐHNDVN-XXXV
(35)
ĐHNDVN-XXXVI
(36)
ĐHNDVN-XXXVII
(37)
ĐHNDVN-XXXVIII
(38)
ĐHNDVN-XXXIX
(39)
PHẦN
8 – Hình ảnh Doanh Trại xưa của các Đơn vị thuộc
SƯ ĐOÀN NHẢY DÙ QLVNCH
PHẦN 1 – Huy hiệu Sư Đoàn
HUY HIỆU SƯ ĐOÀN NHẢY DÙ QLVNCH
Bằng Nhảy Dù QLVNCH
(vải thêu may trên nắp túi áo bên phải)
Lời mở đầu:
Ở trên quả địa cầu này, chỉ có hai sinh vật biết bay, và bay rất
cao trong không trung đó là chim trời và lính Nhảy Dù hay còn gọi
là Thiên Thần Mũ Đỏ (TTMĐ). Chim trời được Thiên Chúa ban cho hai
cánh gắn liền với cơ thể ngay từ lúc chim chào đời, và chim phải
tự mình nuôi dưỡng và săn sóc đôi cánh của nó hằng ngày cho đến
lúc chim ta lìa đời, nhỡ mà một trong hai cánh bị thương vì một
lý do nào đó thì chú chim sẽ chết trong vòng 24 giờ, vì nó sẽ
là mục tiêu rất dễ bị tấn công bởi các sinh vật thích ăn thịt
sống, lại nữa, khi cánh bất khiển dụng, chim không còn tự săn mồi
được nữa. Riêng các TTMĐ thì chỉ có hai cánh tay trần như bao
người trên thế gian, họ chỉ dùng một chiếc dù bằng vải nylon để
bay lơ lửng trên không, nhỡ chiếc dù vải bị hư hỏng vì một lý do
nào đó thì anh lính Dù sẽ được cấp phát một chiếc dù khác lành
lặn hơn để tiếp tục bay. Cả chim & lính Nhảy Dù đều phải học bay.
Trang này liệt kê và trưng bày toàn bộ Huy Hiệu của các đơn
vị thuộc Sư Đoàn Tổng Trừ Bị Nhảy Dù Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa:
Tất cả những hình ảnh nghệ thuật dưới đây là do bkt tự sưu tầm
trên liên mạng toàn cầu (internet), từ những tấm ảnh kỷ vật của
gia đình, cắt xén và sơn phết lại cho hoàn chỉnh để phục vụ bà
con khắp năm châu. Đây là những hình ảnh mà bkt đã chuyển từ dạng
JPEG hay JPG, Bitmap, v.v. sang dạng PNG (Portable Network
Graphic) để lợi dụng được tính tàng hình của những tấm ảnh PNG.
Kính mời quý độc giả theo dõi.
–bkt
Huy hiệu chính của Sư Đoàn Nhảy Dù QLVNCH bằng vải thêu
được may bên phía trái trên cánh tay chiến y của lính Nhảy Dù
Huy hiệu Nhảy Dù thời Pháp
Huy hiệu Lục Quân triều Vua Bảo Đại
Đây là Huy hiệu Cánh Thiên Thần (life size–vải thêu/phải) được khâu ngay trước ngực bên trái, trên chiến y lính Nhảy dù. Thanh đoản kiếm (đao) tượng trưng cho tinh thần kỷ luật thép của binh chủng Nhảy Dù, cánh Thiên thần là sự hiện hữu của Thượng Đế ở mọi nơi. Cánh Thiên Thần cũng ám chỉ Bổn mạng của SĐND QLVNCH là Thiên Sứ Mi–ca–e (St. Michael), Ngài là Tổng lãnh Thiên Thần (Archangel). [Huy hiệu Cánh Thiên Thần (trái) bằng kim loại do BĐQ Đỗ Như Quyên sưu tầm.]
Huy hiệu may trên nón nỉ màu đỏ, thường gọi là nón Bê–rê, vì là màu đỏ, lại biết bay nên người đời ban cho tước hiệu “THIÊN THẦN MŨ ĐỎ”, khi TTMĐ giải ngũ vì bị thương hay cao tuổi, v.v. thì người ta gọi anh ta là MŨ ĐỎ theo sau là tên gọi, như Mũ Đỏ Lương, Mũ Đỏ Đống, v.v. đơn giản là vì hắn không còn bay nữa.
Mũ Đỏ bằng nỉ, hay còn gọi là nón Bê–rê, nón nỉ được dùng trong những cuộc diễn binh hay dạo phố, đi chung với quân phục tác chiến hay quân phục đại lễ. Mọi chiến binh ND đều phải có ít nhất một chiếc mũ bê–rê này.
Bằng Nhảy Dù in sau Chứng chỉ Nhảy Dù do TTHLND phát hành
Chứng chỉ Tốt nghiệp Khóa Nhảy Dù tại Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù,
Trại Hoàng Hoa Thám. Chứng chỉ này
bắt đầu lưu hành từ năm 1958.
Quân phục Nhảy Dù với các Huy hiệu cấp Sư Đoàn
Sư Đoàn Nhảy Dù QLVNCH không có Huy hiệu Lữ Đoàn
(nếu phục vụ ở các TĐND tác chiến thì có thêm huy hiệu TĐ trên hai cầu vai)
PHẦN 2 – Huy hiệu Các Lữ Đoàn/Tiểu Đoàn Tác chiến
Huy hiệu Lữ Đoàn I Nhảy Dù
LĐIND gồm 3 Tiểu đoàn tác chiến: TĐ1ND, TĐ8ND và TĐ9ND
Huy
hiệu TĐ1ND – Tiểu Đoàn 1 Nhảy
dù có 5 Đại đội. ĐĐ đầu tiên mang số zero (0) hay ĐĐ10, là ĐĐ chỉ
huy có nhiệm vụ bảo vệ Bộ chỉ huy Tiểu đoàn. ĐĐ10 được trang bị
nhiều vũ khí cộng đồng như Đại liên M50ly chống biển người, một
khẩu Đại bác 90ly không giật, một khẩu Đại bác 57ly không giật,
một khẩu súng cối 81ly, bốn khẩu Đại liên 60ly cho 4 Trung đội.
Ngoài ra còn có các giàn máy vô tuyến điện, quân xa, v.v. Bộ chỉ
Huy TĐ1ND còn có thêm một ban Quân y gồm một y sĩ Tiểu đoàn và
một số y tá. Các Đại đội tác chiến của TĐ1ND gồm ĐĐ11ND, 12, 15
(x13), & 14, mỗi ĐĐ có 3 Trung đội tác chiến và 1 Trung đội súng
nặng. Mỗi ĐĐ tác chiến của TĐ1ND được trang bị 1 khẩu Đại bác
không giật 90ly và 1 khẩu Đại bác không giật 57ly, một khẩu súng
cối 60ly, 4 khẩu Đại liên M60, 4 khẩu phóng lựu M79, v.v. Vũ khí
cá nhân cho Đại đội phó trở xuống là súng trường M16. Phương tiện
Liên lạc là các máy vô tuyến điện loại PRC–25 chạy pin. Ban chỉ
huy ĐĐ còn có một Sĩ quan Đề–lô pháo binh được TĐ1PBND biệt phái
để giúp yểm trợ hỏa lực Pháo binh và Phi pháo khi cần.
Dưới đây là Huy hiệu các Đại đội thuộc TĐ1ND. Hình thức giống
nhau nhưng màu sắc khác nhau. Huy hiệu ĐĐND được đeo trên hai cầu
vai của các TTMĐ thuộc TĐ1ND.
Từ
trái: Đại Đội 10/Chỉ
huy,
ĐĐ11,
ĐĐ12,
ĐĐ15
[x13], ĐĐ14
([x13]: TĐ1ND kỵ số 3 và 13 nên chỉ có Trung đội 5 [x3]
và Đại đội 15 [x13])
Huy
hiệu TĐ8ND – Tổ chức
binh bị của Tiểu đoàn 8 Nhảy dù tương tự như TĐ1ND.
Dưới đây là Huy hiệu các Đại đội thuộc TĐ8ND.
Từ trái: Đại Đội 80, ĐĐ81, ĐĐ82, ĐĐ83, ĐĐ84
Huy
hiệu TĐ9ND – Tổ chức binh bị
của Tiểu đoàn 9 Nhảy dù tương tự như TĐ1ND.
Dưới đây là Huy hiệu các Đại đội thuộc TĐ9ND.
Từ trái: Đại Đội 90, ĐĐ91, ĐĐ92, ĐĐ93, ĐĐ94
Huy
hiệu TĐ9ND bên trái
là huy hiệu nguyên thủy thời Pháp
Ảnh do BĐQ Đỗ Như Quyên sưu tầm
Huy hiệu Lữ Đoàn II Nhảy Dù
LĐIIND gồm 3 Tiểu đoàn tác chiến: TĐ5ND, TĐ7ND và TĐ11ND
Huy
hiệu TĐ5ND – Tổ chức binh bị
của Tiểu đoàn 5 Nhảy dù tương tự như TĐ1ND.
Dưới đây là Huy hiệu các Đại đội thuộc TĐ5ND.
Từ trái: Đại Đội 50/Chỉ huy, ĐĐ51, ĐĐ52, ĐĐ53, ĐĐ54
Huy
hiệu TĐ7ND – Tổ chức
binh bị của Tiểu Đoàn 7 Nhảy dù tương tự như TĐ1ND.
Dưới đây là Huy hiệu các Đại đội thuộc TĐ7ND.
Từ trái: Đại Đội 70, ĐĐ71, ĐĐ72, ĐĐ73, ĐĐ74
Huy
hiệu TĐ11ND – Tổ chức binh bị
của Tiểu Đoàn 11 Nhảy dù tương tự như TĐ1ND.
Dưới đây là Huy hiệu các Đại đội thuộc TĐ11ND.
Từ trái: Đại Đội 110, ĐĐ111, ĐĐ112, ĐĐ113, ĐĐ114
Huy hiệu Lữ Đoàn III Nhảy Dù
LĐIIIND gồm 3 Tiểu đoàn tác chiến: TĐ2ND, TĐ3ND và TĐ6ND
Huy
hiệu TĐ2ND – Tổ chức binh bị
của Tiểu Đoàn 2 Nhảy dù tương tự như TĐ1ND.
Dưới đây là Huy hiệu các Đại đội thuộc TĐ2ND.
Từ trái: Đại Đội 20/Chỉ huy, ĐĐ21, ĐĐ22, ĐĐ23, ĐĐ24
Huy
hiệu TĐ3ND – Tổ chức
binh bị của Tiểu Đoàn 3 Nhảy dù tương tự như TĐ1ND.
Dưới đây là Huy hiệu các Đại đội thuộc TĐ3ND.
Từ trái: Đại Đội 30, ĐĐ31, ĐĐ32, ĐĐ33, ĐĐ34
Huy
hiệu TĐ6ND – Tổ chức binh bị
của Tiểu Đoàn 6 Nhảy dù tương tự như TĐ1ND.
Dưới đây là Huy hiệu các Đại đội thuộc TĐ6ND.
Từ trái: Đại Đội 60, ĐĐ61, ĐĐ62, ĐĐ63, ĐĐ64
Huy hiệu Lữ Đoàn IV Nhảy Dù
LĐIVND gồm 3 Tiểu đoàn tác chiến: TĐ12ND, TĐ14ND và TĐ15ND
Lữ Đoàn IV Nhảy dù là đơn vị tân lập, chưa có huy hiệu.
Phần 3 – Huy hiệu các Đơn vị Yểm trợ Sư Đoàn Nhảy Dù QLVNCH
Ngoài Tiểu Đoàn Yểm Trợ, SĐND
còn có những đơn vị
như sau:
A. TĐ
Công binh Chiến đấu,
TĐ
Truyền Tin.
Những đơn vị này thường biệt phái các Đại đội cho mỗi LĐND. Ngoài ra còn có
Trung tâm Huấn luyện Nhảy Dù đặt tại Đại
bản doanh SĐND Căn cứ Hoàng Hoa Thám và
Khối Bổ Sung đặt tại Phi
trường Tân Sơn Nhất.
B. Hỏa Lực: SĐND có 4 Tiểu Đoàn
Pháo binh được trang bị các khẩu Đại bác 105ly. Các TĐPBND gồm
TĐ1PBND, 2, 3 và 4. Mỗi TĐPBND được biệt phái cho một Lữ Đoàn Nhảy Dù.
C. Trinh Sát:
SĐND có 4 Đại đội Trinh sát:
ĐĐ1TSND, 2, 3 và 4.
Mỗi ĐĐTSND được biệt phái cho một LĐND.
D. Tiểu Đoàn Quân Y:
SĐND có bệnh viện riêng tên Đỗ Vinh, tọa lạc ngay trong trại
Hoàng Hoa Thám.
Tiểu Đoàn Trưởng
TĐQYND là Giám đốc bệnh viện Sư Đoàn.
Đỗ Vinh là tên của một vị Y sĩ trưởng đầu tiên của Binh chủng ND
tử trận. TĐQYND chi phối trực tiếp các
đơn vị quân y của các TĐ tác chiến. Dưới đây là Huy hiệu các đơn
vị yểm trợ của SĐND/QLVNCH, kính mời quý độc giả theo dõi:
Tiểu Đoàn Truyền Tin Nhảy Dù
Các Tiểu Đoàn Pháo Binh Nhảy Dù
Các Đại Đội Trinh Sát Nhảy Dù
Huy hiệu Tiểu Đoàn Quân Y Nhảy Dù
Các Quân Y sĩ thuộc TĐQY/Sư Đoàn Nhảy Dù
Huy hiệu Tiểu Đoàn 1 Công Binh Nhảy Dù
Tiểu đoàn Yểm Trợ Nhảy Dù
gồm các Đại Đội:
1. Chỉ huy
công vụ,
2. Tài Chánh,
3. Kỹ Thuật,
4. Vận Tải,
5.
Tiếp Liệu và
6. Bảo Trì.
Ngoài ra, TĐYTND còn có Trung
Đội Chung Sự và 4 Phân đội tiếp vận yểm trợ Hành Quân cho các Lữ
Đoàn Nhảy Dù.
[Xem
Tiểu sử TĐYTND...]
Logo gắn trên các Quân xa SĐND
Các xe chở sĩ quan, hạ sĩ quan & binh sĩ
Các xe chở Bộ Chỉ huy hay sĩ quan chỉ huy
cấp tiểu đoàn hay cao hơn
Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù – Trại Hoàng Hoa Thám
Kỳ Đài Trung Tâm Huấn Luyện Sư Đoàn
Nhảy Dù QLVNCH – Trại Hoàng Hoa Thám
[Đại
bản doanh SĐND/QLVNCH]
Chuồng cu hay Đài 11 thước
Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù,
SĐND/QLVNCH
Đài 12 thước
Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù, SĐND/QLVNCH
Quang cảnh các Nữ Quân Nhân Nhảy Dù đang học nhảy dù
Chuản bị nhảy
Chuẩn bị đáp
Huấn Luyện Viên Nhảy Dù điểm danh quân số trước khi mặc dù đi nhảy
Huấn Luyện Viên Nhảy Dù đang kiểm soát An toàn trước khi lên phi cơ
Xếp hàng lên phi cơ
Giây phút hồi hộp trong lòng phi cơ
Các chiến binh Nhảy Dù đang móc giây dù vào giây cáp (cable) phi cơ trước khi nhảy
(Đây là loại nhảy dù tự động. Nhảy dù điều khiển thì không cần giâycáp/giây kéo dù)
Bắt đầu nhảy khỏi phi cơ khi có tiếng hô "GO/NHẢY"
(khi đèn xanh ở cửa máy bay bật sáng...)
Quang cảnh những chiếc dù lộng gió nhìn từ trong phi cơ
Cánh Dù Lộng Gió "bay" ta đi muôn phương...
Đây là giây phút thần tiên nhất trong đời lính Nhảy Dù,
lơ lửng trên không trung như chim Đại Bàng!
Quang cảnh của Bãi Nhảy Dù Hốc Môn vào những buổi tập nhảy dù
Hành trang của người lính Nhảy Dù QLVNCH
Phần 4 – Hành Trang của Người Chiến Binh Nhảy Dù QLVNCH
Nói về Huy hiệu SĐND mà không nhắc đến hành trang của người lính Nhảy Dù thì quả là một thiếu sót. Sau đây là gói hành trang của mỗi người lính Nhảy Dù QLVNCH bắt đầu bằng bộ dù loại T–10:
Dù T–10 (lưng, màu xanh nhà
binh)
Dù T–10 (dù cấp cứu đeo trước
bụng, màu trắng)
Dù T–10: bộ dù T–10 đã được phát minh vào cuối thập niên 1950, và đã được quân đội Mỹ sử dụng trong những cuộc hành quân xung kích quy mô bằng dù cấp Trung đoàn trở lên. Chiếc dù này đã được cải tiến sau chiến tranh Việt Nam. Bộ dù gồm hai chiếc: Dù chính được đeo sau lưng có màu xanh cứt ngựa (màu nhà binh) và chiếc dù cấp cứu đeo trước bụng, màu trắng tinh chỉ được dùng khi dù chính không bung/nở.
Gói hành
trang căn bản của người
Chiến binh Nhảy dù QLVNCH thời
1972–1975
Phần 5 – Huy
Hiệu & Hình Ảnh xưa
(Bộ hình
xưa này do "Người đẹp–Như Quyên" sưu tầm)
Phần 6 – Sư Đoàn Nhảy Dù Hành Khúc QLVNCH & Thế giới
Nhạc nền: Sư Đoàn Nhảy Dù Hành Khúc (Hợp xướng) MIDI | Nhạc bản (PDF) | (PDF chữ lớn)
Các bản Nhảy Dù Hành khúc Thế giới
Sư Đoàn 82 Nhảy Dù Hành Khúc (Hoa Kỳ)
Sư Đoàn 101 Nhảy Dù Hành Khúc (Hoa Kỳ)
Sư Đoàn 4 Nhảy Dù (Fallschirmjäger) Hành Khúc (Đức Quốc)
Commandos Hành Khúc (Pháp Quốc)
Nguồn bkt sưu tầm
Phần 8 – Hình ảnh Doanh Trại xưa
của các Đơn vị thuộc
SƯ ĐOÀN NHẢY DÙ QLVNCH
Quân Kỳ SƯ ĐOÀN NHẢY DÙ QLVNCH
HẾT
THIÊN SỨ MICAE – BỔN MẠNG SĐND VNCH
|
Hình nền: thắng cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ... Một trong những điểm đổ quân tại Chiến trường Thường Đức–Quảng Nam, VN–August/1974. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML–5 hay cao hơn.
Nguồn: bkt sưu tầm & trình bày
Đăng ngày Thứ Bảy, June 1, 2013
Cập nhật Ngày Thứ Bảy, May 9,
2020 – đổi format
Ban kỹ thuật
Khóa 10A–72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH
GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư: Liên lạc
Trở lại đầu trang