Bắc đẩu tinh

 

Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Ngược dòng Thời gian
Chủ đề: Tâm Lý Chiến
Tác giả: Lâm Lễ Trinh

Mặt Trận Gươm Thiêng Ái Quốc & Thiên Ðàng Ðảo
Drive them crazy with Psywar. –William Colby



Bài 5

 

Bấm vào đây để in ra giấy (Print)

 

 

Cuối năm 1962, William Colby, trưởng lưới CIA tại Sài Gòn, về Hoa Thịnh Ðốn phụ trách Nha Giám Ðốc Kế Hoạch CIA Vùng Ðông Á. Tổng thống Kennedy ra lệnh một mặt, điều nghiên lại các họat động bí mật thất bại của cơ quan này ở Bắc Việt và mặt khác, “gấp tạo bất ổn trên đất địch như địch đang làm ở Miền Nam”.

Nhận thức CSVN – cũng như các nước xã hội chủ nghĩa khác – nơm nớp lo sợ nội loạn, gián điệp và phá hoại, Colby chủ trương cần “làm họ điên đầu bằng cách leo thang tâm lý chiến”.

Thời chiến tranh lạnh, tâm lý chiến gồm có lãnh vực tuyên truyền (radio, truyền đơn, truyền hình, báo chí...) và những kỹ thuật khác thuộc khoa tâm lý (dựng ra những mặt trận hay tổ chức đối kháng giả tạo...). Colby chọn Herb Weisshart, từng phụ tá cho ông ở Sài Gòn và làm việc trước đây trong vùng Ðông Bắc Á Châu, thay mặt CIA trong chiến dịch này. Chủ đích của tân chiến dịch là gì? “Buộc Bắc Việt xoay về bảo vệ hậu cần hơn là dồn nỗ lực viễn chinh ở Miền Nam. You couldn’t expect much more, Không còn muốn gì hơn!” Herb Weisshart xác nhận như thế.

Năm 1963, theo chương trình chuyển tiếp Switchback, Ngũ Giác Ðài thay CIA phụ trách chiến tranh bí mật chống Hà Nội vì “Quân đội có tiền, nhân lực và khí cụ.” Herb Weisshart và một số nhân viên CIA được biệt phái về Phái bộ Quân sự HK tại VN, Military Assistance Command Vietnam, hay MACV, để xúc tiến kế họach OP 39 tại cơ quan Nghiên Cứu và Thám Sát SOG, Studies & Observation Group, do Ðại tá Clyde Russell. chỉ huy cho đến ngày chấm dứt vào tháng 11–1968, dưới thời Tổng Thống Lyndon Johnson, kế hoạch OP 39 (còn được mệnh danh, Chương trình Giương Đông Kích Tây, Diversionary Program) đã thực hiện một số công tác khá độc đáo về chiến tranh tâm lý chống Bắc Việt.

Căn cứ vào hồ sơ vừa giải mật của Ngũ Giác Ðài, quyển sách “The Secret War Against Hanoi” của Richard H. Shultz, Jr., giáo sư chính trị học tại Fletcher School of Law and Diplomacy, đã phân tích khá tinh vi những công tác ấy, Mặt Trận Gươm Thiêng Ái Quốc, Sacred Sword of the Patriots League.

Một trong những mục tiêu phức tạp nhất của kế hoạch OP 38 là thử cấy trong tâm trí người dân Miền Bắc ý niệm một tổ chức chống Cộng. Về tình báo, tổ chức này cần dựa vào một sự tích khả tin. Weisshart đã phỏng vấn nhiều người Việt và nhờ họ, được biết chuyện “kiếm thần” của vua Lê Lợi. Năm 1406, vua Minh xua quân Tàu xâm chiếm và đô hộ VN một cách dã man khiến Lê Lợi, một chủ trại giàu có, khởi nghĩa tại Thanh Hóa. Lê Lợi nhờ có những sáng kiến tuyệt vời về chính trị, tâm lý lẫn quân sự để tạo chính nghĩa và thu hút sự ủng hộ của toàn dân. Sử chép rằng Ngài dùng một bút nhọn thấm mỡ súc vật viết “Lê Lợi là vì vua” trên các lá cây trong rừng. Khi kiến ăn hết mỡ, câu này lộ ra, dân chúng cho rằng đây là điềm Trời. Họ tung hô Lê Lợi và ào ạt tham gia kháng chiến. Vì thế địch quá mạnh, Lê Lợi phải rút vào vùng núi Hà Tĩnh để đánh du kích. Năm 1428, quân Minh đại bại, rút lui, Lê Lợi xưng vương với danh hiệu Lê Thái Tổ và thành lập triều đại nhà Lê, trị vì VN hơn ba thế kỷ. Ngoài công trình dựng nước hiển hách, vua Lê Lợi còn là đầu đề của một huyền thoại khác. Tục truyền rằng một ngày nọ Ngài du thuyền trên Hồ Lục Thủy giữa đế đô Hà Nội, bỗng có kim quy nổi lên mặt nước, vua liền phóng kiếm, kim quy lặn mất mang theo thanh kiếm. Theo dân chúng truyền tụng, Lê Lợi đã nhận thần kiếm để dẹp giặc và thống nhất sơn hà, nay sứ mạng hoàn tất, kiếm phải trả lại Thượng Ðế.

Ðể tưởng nhớ câu chuyện vừa nói, Hồ Lục Thủy được đổi tên thành Hồ Hoàn Kiếm, The Lake of the Returned Sword. Dân Việt, già trẻ, đều thuộc nằm lòng sự tích, họ hãnh diện về Lê Lợi, người anh hùng quốc gia điển hình, xuất thân từ cái nôi cách mạng Hà Tĩnh, đã dùng du kích đuổi kẻ thù nghìn kiếp, Trung Hoa, ra khỏi xứ.

Ðảng CS cũng kính nể nhưng xếp Lê Lợi sau “Bác” Hồ!

SOG chọn cốt chuyện Lê Lợi để đặt tên cho Mặt trận Gươm Thiêng Ái quốc, MTGTAQ, (The Sacred Sword Patriots League, gọi tắt SSPL) vì nghĩ rằng kỷ niệm của vị minh chúa nhà Lê có đủ hấp lực để phát động một phong trào bí mật chống cộng sản vong quốc và thu hút quần chúng Bắc Việt vẫn căm thù vụ cải cách ruộng đất đẫm máu từ 1953 đến 1956, theo lệnh của Bắc Kinh.

Ngũ Giác Ðài bạch hóa hồ sơ mật chống Bắc Việt

KẾ HOẠCH LY KỲ OP 39 (1965–1968)


SOG sắp xếp lớp lang chi tiết để tạo tính cách khả tin cho tổ chức giả tưởng vừa nói: “Trong phiên Ðại Hội vào tháng Chạp 1961, Mặt Trận đồng thanh bầu Lê Hưng Quốc – nhân vật ma –làm Chủ Tịch; Mặt Trận ra Tuyên Ngôn chống sự can thiệp của tất cả ngoại bang vào nội tình VN và yêu cầu mọi lực lưọng võ trang, cố vấn và ảnh hưởng của các nước ngoài phải rút khỏi hai Miền Nam, Bắc; đặc biệt, Tuyên Ngôn đả kích nhóm lãnh đạo Hà Nội làm tay sai cho Trung Cộng, tái diễn trò nô lệ của thời xưa và đẩy đất nước vào thế nạn nhân trong cuộc tranh chấp Mỹ–Hoa.”

Kết thúc MTGT kêu gọi Hà Nội “thay đổi gấp chính sách.” Về mặt tuyên truyền, MTGT rêu rao không ngừng phát triển mạnh trong lãnh vực chính trị lẫn quân sự, đã cho thành lập nhiều tổ ở khắp nơi và năm 1965, có 10,000 đảng viên, trong đó 1,600 được võ trang. Chứng minh thư có đóng dấu triện “MTGTAQ Xứ Ủy Nam Bộ”, do Ủy viên Thường vụ Lê Hùng Cường ký tên, được phát cho một số “cán bộ quân sự nòng cốt... sinh họat với các Tổ Tỉnh trên toàn xứ”.

Tiến thêm một bước, vào tháng tư 1965, Ðài Tiếng nóí của Mặt Trận, Voice of the Secret Sword of the Patriots League,VOSSPL, tự xưng đặt trên vùng núi Hà Tĩnh, phát thanh thường xuyên về phiá Bắc Việt. SOG thuê một số phi công gốc Ðài loan (từng công tác với CIA trong thập niên 50) dùng phi cơ không mang dấu hiệu rải truyền đơn ban đêm trên vĩ tuyến 17. Truyền đơn tung tin có khu giải phóng “dưới vĩ tuyến 19”. Ðể bên kia chiến tuyến tin MTGTAQ là một thực thể, kế hoạch OP 39 tổ chức quy mô – như trong phim giả tưởng Hollywood – một vùng tự do, liberated zone. Thiên Ðàng đảo, Paradise Island. Làm thế nào cơ quan SOG có thể lập một khu giải phóng cho MTGT khi Hoa Thịnh Ðốn từ chối cho phép giữa năm 1963 kế hoạch OPLAN 34A gài du kích vào Bắc Việt? OP 39 giải quyết trở ngại bằng cách chọn dưới vĩ tuyến 17, ngoài khơi Ðà Nẵng, Cù lao Chàm (được Mỹ đặt tên Paradise Island) và xây cất tại đây những làng giống hệt ngoài Bắc để cài giáo số ngư phủ gốc Bắc bị các thuyền mang cờ MTGT bắt được trong lãnh hải Bắc Việt kể từ tháng 5/1964.

Những thuyền này cất dấu tại Ðà Nẵng, làm bằng cây để tránh bị radar địch phát hiện và được điều động bởi nhóm thủy thủ Việt hóa trang. Khi sa vào lưới của SOG, các ngư phủ bị bịt mắt và đưa về đảo. Họ ở đây ba tuần, tiếp xúc với dân, làng toàn nói giọng Bắc (để họ có cảm tưởng sống trong một vùng giải phóng ở BV), được cho ăn uống no đủ, săn sóc sức khỏe chu đáo và, đồng thời, được cung cấp tin tức về tình trạng tham nhũng, hủ hóa và bè phái trong giới lãnh đạo CS.

Trước ngày bị bịt mắt lại để đưa trở về nguyên quán cũng bằng đường biển, mỗi ngư phủ nhận được một ra–dô pin, đã gài sẵn băng tầng Ðài Tiếng Nói MTGT, và vài món quà thực dụng như xà phòng, quần áo, v.v. Họ được chỉ dẫn cách liên lạc bí mật với những tổ bạn hoạt động tại địa phương.

 

 

SOG’s secret Psy–Op for Sacred Sword Patriot League

Năm 1966, có 353 dân BV được “huấn luyện” tại Thiên Ðàng đảo. Từ 1964 cho đến 1968, tổng số lên đến 1,003. Ðể Hà Nội đừng khám phá ra mặt thật của kế hoạch, OP 39 áp dụng một số phương pháp khác, với sự đồng ý của Hoa Thịnh Ðốn. Thí dụ: Một Tòa án MTGT tuyên xử tử hình, vì tội phản quốc, các người bị bắt trong những trận đụng độ giữa thuyền bè Bắc Việt và Mặt Trận nhưng sau đó, họ được Măt Trận ân xá và cho học tập. Trước ngày hồi hương, họ tuyên thệ trung thành với MT. Một số nhận làm gián điệp và đưa tin. Nếu họ quyết định đào ngũ và rời vĩnh viễn BV thì họ được định cư trong Nam.

Hoa Thịnh Ðốn, mặt khác, bác bỏ một số dề nghị “quá khích” của OP 39 như dùng Ðài phát thanh của MTGT cổ võ nổi lọan ở BV và ám sát vài lãnh tụ CS. Ðầu năm 1968, Bộ Tư Lệnh MACV đưa ý kiến MTGT nên chuyển qua giai đọan tổ chức đánh phá thật sự CS trên phần đất của họ, Tòa Bạch Ốc cũng không chịu vì bốn lý do: hoạt động bí mật phải phản ảnh chính sách công khai; không thể để tình thế vuột khỏi tầm tay kiểm soát; bị khiêu khích, Hà Nội sẽ tăng cường mức độ xâm lăng Miền Nam; và Trung Cộng không ngồi yên trước cảnh đàn em BV tan rã.

Chiến dịch tấn công bằng truyền thanh, truyền đơn và tặng phẩm.

Ngoài đài Tiếng Nói của MTGT, kế hoạch OP 39 còn xử dụng một số phương tiện truyền thông cho nhiều mục tiêu riêng biệt. Một trong các chủ đích là báo cho dân chúng trên vĩ tuyến 17 biết – để gây hoang mang – có hoạt động chống chính phủ Hà Nội tại BV. Bằng kỹ thuật đánh lừa mệnh danh snuggling, một đài phát thanh được đặt sát cạnh Ðài radio CS Hà Nội, cùng chung một tần số và mang cùng một tên, để khuấy phá.

Tháng 5–1965, Tòa Bạch Ốc cho thành lập cơ quan JUSPAO, Joint US Public Affairs Office, do Barry Zorthian chỉ huy, để phối hợp tất cả các công tác tâm lý chiến, dân sự và quân sự, kể luôn công tác mật tại BV và dài theo đường mòn Hồ Chí Minh ở Lào và Miên. Juspao điều hành đài radio Tiếng Nói Tự Do, Voice of Freedom (VOF) phát thanh 75 giờ mỗi tuần bằng 5 ngôn ngữ, chuyên đả phá Radio Hà Nội và đưa vào BV tin tức của thế giới tự do, tin chiến trường xác thực, chương trình văn hóa và giải trí, bình luận so sánh đời sống hai miền Nam, Bắc...

Hệ thống tuyên truyền SOG gồm có Radio Red Flag, mệnh danh là tiếng nói của nhóm chống đối trong đảng CS Bắc Việt. Ðài này không gay gắt với Nga sô nhưng chỉ trích mạnh Chính Trị Bộ ngã theo Bắc Kinh đem lại đau khổ và chết chóc cho dân tộc. Ra–dô Hồng Kỳ, đặt ở ngoại ô Sài Gòn, xử dụng một số cán bộ hồi chánh Việt và kỹ sư Phi Luật Tân. CIA điều hành từ Miền Nam đài phát thanh riêng mang tên Sao Ðỏ, Red Star Radio, chủ trương đặc biệt tố cáo Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam là công cụ của CS Bắc Việt.

Khẩu hiệu của đài là “Miền Nam của dân Nam”. Ðài Ra–dô Hà Nội giả áp dụng kỹ thuật điện tử ghosting để phá những buổi phát thanh của địch và thay thế vào đó những tin tức hay chỉ thị trái ngược. Qua chiến dịch Peanuts, nhiều chục nghìn chiếc máy ra–dô pin tí hon Nhật, với tần số xếp sẵn, được thả dù ban đêm bên kia vĩ tuyến hay đưa vào bằng đường biển, chung với truyền đơn và những gói tặng phẩm đựng viết, đèn cầy, sách, v.v.

Nhiều bức thơ giả mạo được viết và gởi từ Paris, Hongkong, Tokyo, Bangkok... về địa chỉ của một số cán bộ cao và trung cấp CS ở Hà Nội bịa ra những mối liên lạc mật hay chỉ trích Trung Ương Ðảng. Cơ quan kiểm duyệt gắt gao của BV có thể sa vào bẫy. Các cán bộ CS hồi chánh ở Miền Nam cũng được khuyến khích viết thơ cho thân nhân trên vĩ tuyến 17 đề cao đời sống ở Miền Nam.

Chương trình Soap Chips chuyên lo việc gắn vào xác của chiến binh BV thơ trối trăn (giả) của họ gởi về gia đình, mô tả cảnh sống cơ cực trong Quân Đội Nhân Dân và thái độ cư xử hống hách của cố vấn Tàu cộng. OP 39 cũng có chương trình Eldest Son mua lại từ quốc gia đệ tam loại súng AK–47 và súng cối 82ly do Trung Cộng chế tạo, để tháo gỡ ra, gài vào bên trong chất nổ, xong ráp lại để thả dù tại vùng CS ở Lào và Miên. Những võ khí này gây thiệt hại cho dối phương không ít. Trước khi qua đời vào năm 1969, Hồ Chí Minh có lệ hằng năm gởi thơ chúc Tết cán bộ tại ngũ.

Quần chúng mỏi mệt và oán ghét Bắc kinh vì chiến cuộc kéo dài. Mùa Xuân 1971, OP 39 cho in và phổ biến ở Lào, Miên và Miền Nam 22,000 tấm thiệp ký tên Trường Chinh, nhân vật khét tiếng thân Trung Cộng đề cao “trường kỳ kháng chiến nhất định thắng công”. Theo sự tiết lộ của Bob Andrews, một chuyên viên Tâm lý chiến, SOG có đề nghị tràn ngập BV bằng giấy bạc giả để làm suy sụp nền kinh tế CS nhưng “thượng cấp” không chấp nhận.

THẨM LƯỢNG KẾ HỌACH OP 39.

Lý do thất bại:

Hoa Kỳ đã đầu tư rất nhiều tiền, sáng kiến và kỹ thuật vào tâm lý chiến chống Hà Nội. Tuy nhiên, phần kết trong phúc trình thẩm lượng tháng hai 1968 của nhóm MACV Ad Hoc Evaluation Group, do Thiếu tướng AR. Brownfield, Jr. chủ tọa, cho biết “Chương trình SOG không rõ ràng và quá rộng, not clear and too broad.” Ba Ðại tá chỉ huy liên tiếp SOG là Clyde Russel, Don Blackburn và Jack Singlaub cũng thú nhận kế hoạch OP 39 không đem lại kết quả mong muốn. Nếu đào sâu, sẽ thấy nhiều lý do:

1. Thiếu mục tiêu chiến lược, Lack of strategic purpose. Ðúng vậy, Hoa Thịnh Ðốn không cho phép SOG tổ chức một phong trào chống đối thật sự trên vĩ tuyến 17 hay khuyến khích dân chúng BV hành động. Năm 1956, vì Ngoại trưởng John Foster Dulles chống đối, HK đã bỏ qua cơ hội tổ chức dấy loạn để lật đổ CS Bắc Việt. Chủ trương của Tổng thống Kennedy năm 1961 tạo bất ổn ở Miền Bắc để trả đũa cũng lần hồi xuống giọng. Năm 1963, William Colby đề nghị áp dụng “bài học Hung gia Lợi” ở BV nhưng không được chấp nhận vì sợ Bắc kinh phản ứng. Chính sách “vừa đánh, vừa thủ” của HK làm cho Bob Andrews, một trong chuyên gia điều khiển OP 39, than trách: “Think small, don’t think big, because if you think big, you’ll never get it done.”

2. Thiếu sự phối trí và bổ sung, lack of coordinated planning and integration, giữa các phần bộ của kế hoạch OP 39 bị chia cách quá đáng, viện lẽ cần tích cực bảo mật. Không có một kế hoạch đầu não, không ai trong OP 39 thật sự hiểu kế hoạch sẽ dẫn đến đâu.

3. Nhân sự không có đủ kinh nghiệm về tâm lý chiến và không thông hiểu văn hóa Việt Nam. Quân nhân Mỹ và nhân viên CIA biệt phái qua kế hoạch OP 39 không được huấn luyện thích hơp để thi hành công tác đúng đắn.

 

 

4. Thẩm lượng không chính xác ảnh hưởng của những cuộc hành quân tâm lý chiến đối với mục tiêu Bắc Việt.

Trong kế hoạch OP 39, Phòng Sưu Tầm và Phân Tích, Research & Analysis, có trách nhiệm thu thập, đối chiếu và giải thích tin tức từ Miền Bắc để một mặt, tìm ra các yếu điểm tâm lý của phe địch và mặt khác, ấn định hiệu quả của việc áp dụng kế hoạch.

Mục đích thứ hai không hề thực hiện được. Bill Rydell, nguời điều khiển chót OP 39, cho rằng sự thẩm lượng này không dễ trong một chế dộ công an trị sau bức màn sắt. Ít khi đối phương chịu tiết lộ hiệu quả thật sự hay phản đối công khai.

Bắc Việt chống trả mãnh liệt.

Vì bị gián điệp ám ảnh thường xuyên và lo ngại HK tấn công bằng chiến tranh tâm lý nên CS đề phòng bằng nhiều phương thức gắt gao như cho báo giới liên tục kêu gọi dân chúng cảnh tỉnh, siết chặt mạng lưới công an khắp nơi, phổ biến sâu rộng tài liệu “Chỉ Dẫn và Biên Pháp” và ban hành luật phạt tối đa (tử hình, khổ sai) những hành động “phản quốc, phá rối trật tự.”

Ðặc biệt, từ 1965 đến 1967, CS tạo trong xứ một bầu không khí căng thẳng tối đa hơn cả tình trạng bị xâm nhập thật sự – để thức tỉnh dân về chiến dịch bí mật của Mỹ. Tháng sáu 1967, hai tờ báo Học Tập và Nhân Dân công khai tố Mặt Trận Gươm Thiêng Ái Quốc là một tổ chức ma và cấm ngặt quần chúng lén nghe các “đài phát thanh lậu”, đọc truyền đơn và nhận các góí tặng phẩm từ bên ngoài. Tuy nhiên có một điều mà Hà Nội không biết rõ là Hoa Thịnh Ðốn không đồng ý cho lật đổ chính phủ CS bằng võ lực. Ðầu tháng 11–1968, Tổng thống Lyndon Johnson ra lệnh chấm dứt hai kế hoạch OP 39 và OP 34 vì Bắc Việt chịu bắt đầu nói chuyện hòa bình.

Ngũ Giác Ðài đợi nhiều thập niên mới bạch hóa hồ sơ chiến tranh bất quy ước chống Hà Nội sau khi thua cuộc chiến quy ước năm 1975. Ðây là một bài học đắt giá khác cho Hoa Kỳ bị đánh bại lần đầu tiên từ ngày lập quốc.

Trong bao nhiêu tính toán sai lầm, ít nữa có một điều mà trùm CIA William Colby đự đoán không trật: Tâm lý chiến đã làm cộng sản thật sự “phát điên” vì tạo cho họ một cuộc sống ngày đêm hoảng hốt. Cuộc chiến bằng trí óc này đáng lý đem lại kết quả khá hơn nếu thượng tầng lãnh đạo Hoa Kỳ quyết tâm đánh để thắng và thông suốt tâm lý Á Châu.

 

 

 

Lâm Lễ Trinh



Bấm vào đây để in ra giấy (Print)

 


Những bài liên hệ


Trang chính

Bài 1: Đại Cương Tiểu Sử & Vài Nét Hoạt Động của Nha Kỹ Thuật/Bộ Tổng Tham Mưu–QLVNCH
Bài 2: Huyền Thoại Nhưng Có Thật

Bài 3: Vài nét về Biệt Kích Dù hoạt động ngoài Bắc Việt
Bài 4: Sự Hình thành & Hoạt động của Sở Phòng Vệ Duyên Hải/Nha Kỹ Thuật, BTTM QLVNCH
Bài 5: Mặt Trận Gươm Thiêng Ái Quốc & Thiên Ðàng Ðảo
Bài 6: Phi Công Phan Thanh Vân
Bài 7: Anh Hùng Biệt Hải – Anh Là Ai?
Bài 8: Tự Truyện một Phi Công
Bài 9: Người Việt, Anh hay Chị ở vị trí nào?
Bài 10: 50 năm tưởng niệm Tết Mậu Thân
Bài 11: Trả lại Sự Thật cho Lịch sử
Bài 12: Bài thơ LÔI HỔ
Bài 13: Tâm sự Người ở lại
Bài 14: Hành quân phá hủy Mật khu Vũng Rô – Hồi ký NN Lê Đình An
Bài 15: Bài thơ CHIẾN THẮNG VŨNG RÔ
Bài 16: Mình 3 đứa
Bài 17: Sở Liên Lạc và Tôi
Bài 18: Tóm lược sự Hình thành Nha Kỹ Thuật
Bài 19: Phi Đoàn 219 KINGBEE
Bài 20: Người Lính & những Người Lính
Bài 21: Lính Biệt Kích – Bóng Ma và Ma Ám
Bài 22: Toán Chiêu Hồi

Bài 23: Bóng Ma Biên Giới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THIÊN SỨ MICAE – BỔN MẠNG SĐND VNCH  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình nền: thắng cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML–5 hay cao hơn.

 

Nguồn: Internet eMail by Đoàn Hữu Định chuyển

 

Đăng ngày Thứ Bảy, June 9, 2018
Ban Kỹ Thuật Khóa 10A–72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH

 

GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư: Liên lạc
Trở lại đầu trang