Bắc đẩu tinh

 

Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Trang sưu tầm
Chủ đề: Huy hiệu KQVNCH
Tác giả: BKT

HUY HIỆU
QUÂN CHỦNG KHÔNG QUÂN VNCH

Chào mừng Quý Độc giả và Quý ACE cựu Quân nhân KQVNCH

 

 

Mục Lục

 

1. Lời giới thiệu
2. Huy Hiệu Không Quân VNCH
3. Sơ đồ tổ chức Không Quân VNCH
4. Các đơn vị Yểm trợ Không Quân VNCH
5. Cơ cấu Tổ chức Không Quân VNCH
6. Phi đội 259 – Hồng Điểu
7. Các Không Đoàn Chiến Thuật KHU TRỤC OANH TẠC CƠ...
8. Hình ảnh các loại Phi cơ Không Quân VNCH
9. Các Căn cứ Không Quân VNCH
10. Hình ảnh Phi Đoàn 219 – King Bee Không Quân VNCH
11. Những trang liên quan
12. Credits

13. Không Quân VNCH Hành khúc
14. Tưởng niệm cố Thiếu tá Khu trục A1 TRẦN THẾ VINH



 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Lời giới thiệu: Kính thưa quý Độc giả, trang điện tử này gồm bốn phần: phần 1 trưng bày toàn bộ Huy hiệu Quân chủng Không quân VNCH, phần 2 là Bài viết của cựu Không quân Tarin65 nói về tiểu sử QCKQ và Cơ cấu tổ chức KQVNCH, bài viết khá chi tiết nên Ban Kỹ thuật (BKT) dùng nó để truy tìm các huy hiệu KQVNCH & sắp xếp lại các huy hiệu này theo cách sắp đặt của tác giả Tarin65, phần 3 gồm hình ảnh những loại Phi cơ do chính phủ Mỹ đã viện trợ cho KQVNCH trong thời chiến, và sau cùng là phần 4 với khoảng trên 80 tấm ảnh lịch sử nói về Phi Đoàn Trực Thăng 219 với loại phi cơ H–34, Phi Đoàn 219 còn có biệt danh Ngựa Bay hay Con Ong Cồ (King Bee).

Nếu quý vị có những Huy hiệu KQVNCH khác xin gửi về eMail đặt cuối trang này, xin chân thành đa tạ.

Website
GĐMĐVN/HTĐ&PC được thành lập để phục vụ CĐNVQGTNCS, các ACE cựu quân nhân QLVNCH tại vùng HTĐ nói riêng và thế giới nói chung. Những hình ảnh nghệ thuật trên trang web này có thể được bê về máy của quý vị  để sử dụng (xin ghi nguồn khi sử dụng). Xin lưu ý, khi đem những huy hiệu này về máy, quý vị “right–click” ngay trên tấm ảnh mình muốn, chọn “Save picture/image as”, sau cùng hướng dẫn Operating system lưu trữ vào máy ở dạng PNG
(Portable Network Graphic) và phải làm từng tấm một. Nếu quý vị Select all (vơ hết), copy/cut (cắt), và Paste (dán)... thì dạng PNG sẽ hỏng khi sang qua máy của quý vị, vì các mệnh lệnh cắt/dán “online” không đủ mạnh để làm việc với các hình ảnh đặc biệt ở dạng PNG. Trân trọng. –BKT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



Rồng Bay – Thánh Tổ Quân chủng Không Quân VNCH




Huy hiệu Quân chủng Không Quân VNCH

(Huy hiệu số 2 từ trái có màu xanh cứt ngựa là loại ngụy trang ban đêm)





Cánh Bay của các Hoa tiêu hay Phi công KQVNCH...
làm bằng kim loại (trái) & vải thêu (phải)




Huy hiệu phi cơ KQVNCH với nền Cờ Vàng,
thường được gắn sau đuôi các phi cơ
hay hai bên hông máy bay




Huy hiệu Bộ Tư Lệnh
Quân Chủng Không Quân VNCH




Huy hiệu Bộ Chỉ Huy Hành Quân KQVNCH
(trái kim loại; phải: vải thêu)
(ảnh KQ Đào Hiếu Thảo sưu tầm)





Huy Hiệu Chim Đại Bàng bằng sắt
gắn trên mũ các chiến binh KQVNCH
Trên (Thời Pháp) – Dưới (Đệ Nhị VNCH)









Huy Hiệu trên được gắn trên mũ các chiến binh KQVNCH
[Huy hiệu này đã được lưu hành sau đảo chánh 1963.
Và được thay thế ngay sau khi chính quyền NVT được thiết lập]

(ảnh Michael Do sưu tầm)





HUY HIỆU KQVNCH CẤP SƯ ĐOÀN

SĐIKQ
Căn cứ KQ Đà Nẵng
Vùng I Chiến thuật
SĐIIKQ
CCKQ Nha Trang
Vùng II CT
SĐIIIKQ
CCKQ Biên Hòa
Vùng III CT
SĐIVKQ
CCKQ Cần Thơ
Vùng IV CT
SĐVKQ
CCKQ TSN
TĐ Sài Gòn

Vùng III CT
SĐVIKQ
CCKQ Cù Hanh
Vùng II CT
Cao nguyên TP
KĐCT: 41, 51, 61 KĐCT: 62, 92 KĐCT: 23, 43, 63 KĐCT: 64, 74, 84 KĐCT: 33, 53 KĐCT: 72, 82











Biệt Đoàn 83 với biệt danh Thần Phong. Đây là một Phi đoàn không thuộc về một SĐKQ nào của KQVNCH. Có thể gọi là “Phi Đoàn Danh dự” cũng đúng thôi. Phi Đoàn gồm những Chiến đấu cơ cánh quạt A1–Skyraider (xem ảnh chiếc Khu trục A1 bên dưới), do những Hoa tiêu Khu trục thiện chiến tình nguyện bay ra miền Bắc, VN oanh tạc những cơ sở quân sự của csbv, mục đích để trả đũa việc Hồ Chí Minh đã sai quân của nó là quân đội csbv & VC khủng bố và phá hoại miền Nam, VN. Xin đọc thêm chi tiết về cuộc Hành quân “Bắc Phạt ở đây.

 




 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



Tóm tắt về sơ đồ tổ chức Quân Chủng KQVNCH: KQVNCH có 6 Sư Đoàn: 5 Sư Đoàn KQ Chiến đấu & 1 Sư Đoàn KQ Vận tải (tiểu sử KQVNCH). Cấp số của 1 Sư Đoàn KQVNCH như sau: Sư Đoàn, Không Đoàn, Liên Đoàn, Phi Đoàn, Phi Đội, và Phi Tuần. Quân Chủng KQVNCH do Bộ Tư Lệnh Không Quân chỉ huy.

Các SĐKQ (Sư Đoàn KQ) có nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực cho quân bộ binh từ trên không, vận chuyển binh sĩ, vũ khí, quân cụ, quân nhu và quân lương trên khắp 4 Vùng chiến thuật tại miền nam VN. Sau đây là danh sách các căn cứ Không Quân VNCH:

SĐIKQ: Căn cứ KQ Đà Nẵng, Vùng I Chiến thuật.

SĐIIKQ: Căn cứ KQ Phù Cát, Nha trang Phan RangVùng II Chiến thuật.

SĐIIIKQ: Căn cứ KQ Biên Hòa, Vùng III Chiến thuật.

SĐIVKQ: Căn cứ KQ Cần Thơ (Tây Đô), Vùng IV Chiến thuật.

SĐVKQ: Căn cứ KQ Tân Sơn Nhất, Thủ Đô Sài Gòn diễm lệ, Vùng III Chiến thuật.

SĐVIKQ: Căn cứ KQ Cù Hanh, Pleiku, Vùng II Chiến thuật (Cao nguyên Trung phần).

Xin bấm vào huy hiệu của các SĐKQ trong hình dưới đây để xem chi tiết về các Bộ Huy Hiệu của từng SĐKQVNCH. Trân trọng. –BKT






 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



 

SĐIKQ
Căn cứ KQ Đà Nẵng
(Vùng I Chiến thuật)

SĐ1KQ HUY HIỆU CÁC KHÔNG ĐOÀN CHIẾN THUẬT 41, 51, 61
 
KĐCT 41 PĐQS–110
(U–17)
BĐQS–718 PĐTT–239
Hoàng Ưng
Đà Nẵng 1972
(Thả toán)
PĐTT–253
Sói Thần
Đà Nẵng 1973
(Thả toán)
PĐTT–257
Cứu Tinh
Đà Nẵng 1973
(Thả toán)
PĐTT–247 PĐVT–427
               
         
KĐCT 51 PĐTT–213
Đà Nẵng 1963
(Thả toán)
PĐTT–233
Thiên Ưng
Pleiku 1971
(Thả toán)
         
               




     
KĐCT 61 PĐKT–516
Phi Hổ
PĐKT–528 PĐKT–538
Hồng Tiễn
PĐKT–550      
 
Ghi chú: : Biệt Đội; CT: Chiến Thuật; HL: Hỏa Long;  : Không Đoàn; KT: Khu Trục; LL: Liên Lạc; : Phi Đoàn; QS: Quan Sát; TH: Tải Thương; TT: Trực Thăng; VT: Vận Tải




 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



 

SĐIIKQ
Căn cứ KQ Nha Trang

SĐ2KQ HUY HIỆU CÁC KHÔNG ĐOÀN CHIẾN THUẬT 62, 92
 
KĐCT 62 PĐQS–114
(L–19 – Bà Già)
BĐTH–259C PĐTT–215
Nha Trang 1964
(Thả toán)
PĐTT–219
Ngựa Bay–King Bee
Đà Nẵng 1966
(Thả toán) sau dời về
Nha Trang 1972
PĐVT–817
           



 
KĐCT 92 BĐTH–259B PĐKT–524 PĐKT–534 PPĐKT–548  
 
Ghi chú: : Biệt Đội; CT: Chiến Thuật; HL: Hỏa Long;  : Không Đoàn; KT: Khu Trục; LL: Liên Lạc; : Phi Đoàn; QS: Quan Sát; TH: Tải Thương; TT: Trực Thăng; VT: Vận Tải




 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



 

SĐIIIKQ
Căn cứ KQ Biên Hòa
(Vùng III Chiến thuật)

SĐ3KQ HUY HIỆU CÁC KHÔNG ĐOÀN CHIẾN THUẬT 23, 43, 63
 

     
KĐCT 23 PĐLL–112 PĐLL–124 PĐKT–514 PĐKT–518    
               
KĐCT 43 BĐTH–259E PĐTT–221 PĐTT–223
Lôi Điểu
PPĐTT–231
Lôi Vân
PĐTT–237 PĐTT–245 PĐTT–251
               

         
KĐCT 63 PĐKT–522
Thần Ưng
PĐKT–536
Thiên Ưng
PĐKT–540
Hắc Ưng
PĐKT–542
Kim Ưng
 PĐKT–544
Hải Ưng
   
 
Ghi chú: : Biệt Đội; CT: Chiến Thuật; HL: Hỏa Long;  : Không Đoàn; KT: Khu Trục; LL: Liên Lạc; : Phi Đoàn; QS: Quan Sát; TH: Tải Thương; TT: Trực Thăng; VT: Vận Tải





 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



 

SĐIVKQ
Căn cứ KQ Cần Thơ

SĐ4KQ HUY HIỆU CÁC KHÔNG ĐOÀN CHIẾN THUẬT 64, 74, 84
 


KĐCT 64 BĐTH–259H
Hồng Điểu [*]
PĐLL–120 PĐTT–217 PTT–249 PĐTT–255
           



KĐCT 74 PĐLL–116 PĐLL–122 PĐKT–520 PĐKT–526 PĐKT–546
           
 
KĐCT 84 BĐTH–259I
Hồng Điểu [*]
PĐTT–211 PĐTT–225 PĐTT–227  
 
Ghi chú: : Biệt Đội; CT: Chiến Thuật; HL: Hỏa Long;  : Không Đoàn; KT: Khu Trục; LL: Liên Lạc; : Phi Đoàn; QS: Quan Sát; TH: Tải Thương; TT: Trực Thăng; VT: Vận Tải


















Các Phi Đoàn Vận tải Trực thăng khổng lồ Chinook [CH–47]
chở binh sĩ, quân lương, và chiến cụ...









 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



 

SĐVKQ
Căn cứ KQ Tân Sơn Nhất, Thủ Đô Sài Gòn diễm lệ
(Vùng III Chiến thuật)

SĐ5KQ HUY HIỆU CÁC KHÔNG ĐOÀN CHIẾN THUẬT 33, 53
 

     
KĐCT 33 BĐTH–259G Biệt Đoàn
Đặc vụ 314
BĐQS–716 BĐQS–720 BĐVT–415  
                 




KĐCT 53 PĐHL–819 PĐHL–821 PĐVT–413 PĐVT–421 PPĐVT–423 PĐVT–425 PĐVT–435 PPĐVT–437
 
Ghi chú: : Biệt Đội; CT: Chiến Thuật; HL: Hỏa Long;  : Không Đoàn; KT: Khu Trục; LL: Liên Lạc; : Phi Đoàn; QS: Quan Sát; TH: Tải Thương; TT: Trực Thăng; VT: Vận Tải




 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



 

SĐVIKQ
Căn cứ KQ Cù Hanh, Pleiku
(Vùng II Chiến thuật – Cao nguyên Trung phần)

SĐ6KQ – HUY HIỆU CÁC KHÔNG ĐOÀN CHIẾN THUẬT 72, 82
 



KĐCT 72 BĐTH–259B PĐQS–118
(O–1 Bird Dog,
U–17A/B Skywagon,
O–2A Skymaster)
PĐTT–229
Lạc Long
Pleiku 1971
(Thả toán)
PĐTT–235
Sơn Dương
Pleiku 1971
(Thả toán)
PĐKT–530  
             



KĐCT 82 BĐTH–259A PĐTT–241
(CH–47Chinook)
PĐTT–243
Mãnh Sư
PĐVT–429 PĐVT–431 PĐKT–532
 
Ghi chú: : Biệt Đội; CT: Chiến Thuật; HL: Hỏa Long;  : Không Đoàn; KT: Khu Trục; LL: Liên Lạc; : Phi Đoàn; QS: Quan Sát; TH: Tải Thương; TT: Trực Thăng; VT: Vận Tải




 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



HUY HIỆU CÁC ĐƠN VỊ YỂM TRỢ KLVNCH

Kiểm Báo Bảo trì Trung Tâm
Huấn luyện
KQVNCH
Phi đoàn 912
Huấn luyện
(T–6G Texan)
Phi đoàn 918
Huấn luyện

(T–41 Mescalero)
   
  Phi đoàn 920
Huấn luyện

(T–37, UH–1 Huey)
Không Đoàn
Kỹ Thuật &
Tiếp Vận
(HH không
rõ xuất xứ)
 




 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



HÌNH ẢNH CÁC LOẠI PHI CƠ KQVNCH THAM CHIẾN
TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM







Phi cơ quan sát O–1E trên vùng


L–19: Máy bay Bà Già quan sát


Cabin Phi cơ quan sát L–19


Phi cơ quan sát O–2A Skymaster


Phi cơ quan sát O–2A Skymaster đang thả Truyền đơn


Phi cơ quan sát T28–D North AmericanTrojan thuộc Phi Đoàn Quan sát






Trực thăng H–34 thuộc Phi Đoàn 219 King Bee dùng vào những Phi vụ Thả Toán


Trực thăng H–34/S–58 Sikorsky


Trực thăng H–34S tại Căn Cứ KQ Tân Sơn Nhất


Trực thăng H–34 & Thủy Quân Lục Chiến Hành quân đổ bộ Việt Nam


Trực thăng H–34 Hành quân trên sông
Cửu Long–Việt Nam






Trực Thăng UH–1 thuộc các Phi Đoàn Trực Thăng






















Trực Thăng UH–1


Trực Thăng UH–1 – Hành quân Sông rạch


Trực Thăng UH–1 – Nhảy Toán


Trực Thăng UH–1 – Hành Quân Lam Sơn 719


Xếp hàng đợi lệnh


Trực Thăng UH–1 – Đổ bộ


Trực Thăng UH–1 được võ trang tận răng...


Trực Thăng UH–1D Iroquois


Chiếc Trực Thăng UH–1 này thuộc Phi Đoàn Trực Thăng 242


Chiếc Trực Thăng UH–1 này thuộc Phi Đoàn Trực Thăng 243


Trực Thăng Tản thương UH–1





Trực thăng Vận tải 2 chong chóng – Chinook 47 (CH–47)
Đây là loại phi cơ đa năng, ngoài việc cẩu hàng hóa bên dưới bụng phi cơ,
Chinook còn chở được khoảng một trung đội Binh sĩ bên trong lòng phi cơ
với đầy đủ quân trang quân dụng.



Trực Thăng CH–47 Chinook – Đổ quân


Trực Thăng CH–47 Chinook – Tiếp tế


Trực Thăng CH–47 Chinook – Chuyển vận


Trực Thăng CH–47 Chinook – Hành Quân Ngựa chứng 1966


Trực Thăng CH–47 Chinook – Đang được bảo trì dưới đất


Trực Thăng CH–47 Chinook chuyển vận vũ khí Pháo binh ra chiến trường


Buồng máy Trực Thăng CH–47 Chinook





KHU TRỤC CƠ (Skyraider) CHIẾN ĐẤU


Khu Trục Cơ A–1 Skyraider thuộc các Phi đoàn Khu trục chiến đấu




Huy hiệu Biệt Đoàn Thần Phong
(Không Đoàn 83 Tác chiến đặc biệt)



Di ảnh Biệt Đoàn Thần Phong với các Hoa tiêu tình nguyện
(trích tài liệu Lịch sử KQVNCH A–1 Skyraider)


Một cánh chim sắt A1–Skyraider thuộc
Biệt Đoàn Thần Phong đang tiến ra phi đạo
(trích tài liệu Lịch sử KQVNCH A–1 Skyraider)


Chân dung của một Khu trục cơ A1–Skyraider thuộc
Biệt Đoàn Thần Phong
(trích tài liệu Lịch sử KQVNCH A–1 Skyraider)


Một Khu trục cơ A1–Skyraider
thuộc Biệt Đoàn Thần Phong đang lâm trận
(trích tài liệu Lịch sử KQVNCH A–1 Skyraider)


Một Phi tuần Khu trục cơ A1–Skyraider KQVNCH
đang vi vút trên vùng trời Nam
(trích tài liệu Lịch sử KQVNCH A–1 Skyraider)


Trung úy Hoa tiêu KQVNCH Phạm Minh Xuân
trên cánh một Khu trục cơ A1–Skyraider
(trích tài liệu Lịch sử KQVNCH A–1 Skyraider)


Khu Trục Cơ A–1E Skyraider, Pleiku


Khu Trục Cơ A–1 Skyraider


Khu Trục Cơ A–1 Skyraider với đầy đủ bom đạn


Một Phi đội Khu Trục Cơ A–1E Skyraider
trong một cuộc hành quân ngày 25 tháng 6, 1965, Nam Việt Nam


Chiếc Khu Trục A1–H Skyraider này thuộc Phi Đoàn Khu Trục 516, đồn trú tại Căn cứ KQ Đà Nẵng




Chiếc Khu Trục A1 – Skyraider mới toanh này vừa được chuyển từ
Hàng Không Mẫu Hạm HQHK chuẩn bị xung trận






Chân dung Khu Trục A1 – Skyraider – KQVNCH







Kể từ dạo đó... anh trở thành chú “Chim cánh cụt...” 





PHẢN LỰC CƠ A–37 CHIẾN ĐẤU


Phản Lực cơ Chiến đấu A–37B


Phản Lực cơ Chiến đấu A–37B – Phan Rang


Phản Lực cơ Chiến đấu A–37 thuộc Phi Đoàn Khu trục 534 – Phan Rang
[Ảnh do KQ Michael Do cung cấp]


Phản lực cơ A–37 Dragonfly: chiếc này đã được VC xung vào Phi đoàn Quyết thắng của chúng
dùng để đánh bom Căn cứ KQ Tân Sơn Nhất vào ngày 29/30–4–1975
dưới sự hướng dẫn của tên phi công phản quốc KQVNCH Nguyễn thành Trung


Chiếc Phản Lực cơ Chiến đấu A–37 này thuộc Phi Đoàn Khu Trục 532


Những con chim sắt A–37 này thuộc Phi Đoàn Khu Trục 516






Chân dung Chiến đấu cơ Phản lực A–37





PHẢN LỰC CƠ F5 CHIẾN ĐẤU


Phản lực cơ F5–C thuộc Phi Đoàn F5


Chiếc F5–E Tiger II & chiếc Khu trục A1 Skyraider trên thuộc
Phi đoàn Khu trục 538, đồn trú tại Căn cứ KQ Đà Nẵng


Phản lực cơ F5–B


Cặp F5–E đang tiến vào vùng khói lửa chiến tranh


Chân dung F5–E KLVNCH


Các Hoa tiêu F5–E KQVNCH này đang thử các con Én–sắt [*] của mình về độ chính xác &
an toàn của phi cơ trước khi lâm trận, và cũng là 1 công 2 việc họ không quên chào nhau,
ngầm ý chúc tụng nhau thi hành xong Phi vụ & và trở về bình yên!



[*] BKT là lính ND, khi còn học ở Trung học, đã được nghe 1 đàn anh là Hoa tiêu F5–E kể về Truyền thống “Chào nhau” hình chữ “X” trên không trung của các anh trong Phi Đoàn F5. Người đàn anh này sau đó đã tử nạn khi chiếc F5–E của anh phát nổ ngay trên Phi đạo. Để tưởng nhớ 40 năm ngày anh tử nạn [1973–2013], BKT đã sắp xếp 2 Phi cơ F5–E này như trên!







BIỆT ĐOÀN ĐẶC VỤ

Phi cơ DC–6B Douglas





Vận Tải Cơ


Phi cơ Vận tải C–47D


Phi cơ Vận tải C–47


Phi cơ Vận tải C–47A–90–DL


Phi cơ Vận tải C–47D – Spooky – Võ trang


Phi cơ Vận tải EC–47D Dakota


Phi cơ Vận tải C–123 Provider


Phi cơ Vận tải C–123K Fairchild 10–FA Provider






Phi cơ Vận tải C–119


Phi cơ Vận tải C–119 – Flying Box Car


Phi cơ Vận tải C–119G – Võ Trang


Cabin Phi cơ Vận tải C–119C







Phi cơ Vận tải AC–119K Võ Trang – Phi Đoàn 821 Tinh Long.
Chiếc Hỏa Long này đã tham dự trận chiến sau cùng để bảo vệ Căn cứ KQ Tân Sơn Nhất
vào những giờ phút cuối trước khi Sài Gòn rơi vào tay quân địch CSBV.
Toàn thể Phi Hành đoàn của chiếc Tinh Long AC–119K Võ trang thuộc
Phi Đoàn Hỏa Long đã tử trận trên không phận Sài Gòn.


Phi cơ Vận tải Fairchild AC–119G Xế–hộp–bay – Phi Đoàn 413 Vận Tải, thuộc Không Đoàn 33 Chiến Thuật/
SĐVKQ, Căn cứ KQ Tân Sơn Nhất
.
Ngày xưa, BKT tôi đã từng tập nhảy dù (Khóa Dù 321) bằng loại phi cơ này. So với Caribou C–7 thì nhảy dù
 bằng C–119G an toàn, dù mở chóng hơn và hầu như không bao giờ bị dây cáp của người nhảy phía trước quất
 vào người sau như khi nhảy với C–7 (xem hình nền). Ít nhất trong 3 lần nhảy với C–119G không học
viên nào phàn nàn như khi nhảy với C–7 2 lần đều nghe AE ít nhiều phàn nàn... về C–7 Caribou
.








C–130 Hercules – Phi Đoàn Vận tải 435











Phi cơ Vận tải C–130A45–LM Hercules


Phi cơ Vận tải C–130A
Trong một chuyến thả tiếp tế tại Mặt trận Khe Sanh, Việt Nam


Phi cơ Vận tải C–130A, Việt Nam
(Từ t–p & t–d: cất cánh, bình phi, đáp, buồng lái)






Phi cơ Vận tải C–7 Caribou


Phi cơ Vận tải C–7 Caribou – Hạ cánh


Phi cơ Vận tải C–7 Caribou – Trong ụ


Phi cơ Vận tải C–7A Caribou – Cất cánh





C–130A trên mang số đưôi 002 của Phi Đoàn 435/SĐ5KQ. Đây là chiếc phi cơ thứ hai xuất xưởng.
Chiếc 001 chắc đã bị phế thải. Sau khi giải ngũ đầu năm 1974, tôi làm việc cho hãng thầu Mỹ
chuyên bảo trì phi cơ C–130 cho KQVNCH. [Hình và lời giải thích do KQ Michael Do sưu tầm]







CÁC LOẠI MÁY BAY HUẤN LUYỆN HOA TIÊU  KQVNCH


Phi cơ Huấn luyện T–37 Tweet


Cabin Phi cơ Huấn luyện T–37 Tweet













Phi cơ Huấn luyện T–41 Mescalero






 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



CÁC CĂN CỨ KHÔNG QUÂN VNCH
oOo

1. Căn cứ KQ Đà Nẵng
2. Căn cứ KQ Phù Cát
3. Căn cứ KQ Cù Hanh
4. Căn cứ KQ Nha Trang
5. Căn cứ KQ Phan Rang
6. Căn cứ KQ Biên Hòa
7. Căn cứ KQ Tân Sơn Nhất
8. Căn cứ KQ Bình Thủy


Căn cứ KQ Đà Nẵng – 1967
(Vùng I Chiến Thuật)









Căn cứ KQ Đà Nẵng – 1968







Căn cứ KQ Đà Nẵng – 1970














Căn cứ KQ Phù Cát, Qui Nhơn – 2006
(Vùng II Chiến Thuật, Duyên Hải Trung Phần)









Căn cứ KQ Chiến Thuật Phù Cát, Qui Nhơn – 1968














Căn cứ KQ Cù Hanh, Pleiku – 1969
(Vùng II Chiến Thuật, Cao Nguyên Trung Phần)
















Căn cứ KQ Nha Trang – 1968
(Vùng II Chiến Thuật, Duyên Hải Trung Phần)
















Căn cứ KQ Phan Rang, Ninh Thuận – 1967
(Vùng II Chiến Thuật, Duyên Hải Trung Phần)
















Căn cứ KQ Biên Hòa – 1965
(Vùng III Chiến Thuật)









Căn cứ KQ Biên Hòa – 1965







Căn cứ KQ Biên Hòa – 1965 [Hỏa hoạn]














Căn cứ KQ Tân Sơn Nhất – 1968
(Thủ Đô Sài Gòn)









Căn cứ KQ Tân Sơn Nhất – 1962 (Thủ Đô Sài Gòn)







Căn cứ KQ Tân Sơn Nhất bị tấn công bất ngờ năm 1968 vào dịp Tết Mậu Thân (Thủ Đô Sài Gòn)
Quân Hồ–V–C thua to trận này, xác nằm la liệt ngoài hàng rào căn cứ.
Các cấp chỉ huy quân địch csbv bỏ xác đồng đội chạy lấy thân!














Căn cứ KQ Bình Thủy, Cần Thơ – 1967
(Vùng IV Chiến Thuật, Tây Đô Việt Nam)










Căn cứ KQ Bình Thủy, Cần Thơ (Không ảnh)



 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



HÌNH ẢNH  PHI ĐOÀN NGỰA BAY/KING BEE
TRÊN CHIẾN TRƯỜNG VIỆT NAM


Lời giới thiệu: Dưới đây là những tấm ảnh được tìm thấy trên liên mạng. Nhìn qua những tấm ảnh này, nhất định Phi Đoàn 219 King Bee đã lập được nhiều chiến tích vẻ vang trong thời chiến, song song họ cũng đã mất mát rất nhiều để góp phần bảo vệ Miền Nam nước Việt Tự do thân yêu của đồng bào miền nam, VN chúng ta. Xin toàn thể quý ACE cựu quân nhân QLVNCH và những người yêu chuộng Tự do, Dân chủ, & Độc lập cho VN hãy bỏ ra dăm ba giây thinh lặng để tưởng nhớ về những Anh Hùng KQVNCH đã Vị Quốc Vong Thân!. ––BKT.
























































































































Một Phi tuần 219 H–34 đang bay biểu diễn ngang Vương Cung Thánh Đường
Nhà Thờ Đức Bà Sài Gòn


Đại bàng gẫy cánh!




































Chim "anh..." trụi lông!


Chim cánh cụt... nhìn thật là ngầu!


NƠI AN NGHỈ NGHÌN THU!
Mới ngày nào đó các em này tung hoành trên khắp chốn giang hồ... làm VC hồn
phi phách tán vì các em! Giờ đây phải nằm ụ... như thế kia thì thật phũ phàng!


Những em này đang được sửa sắc đẹp


Em này đã được sửa sắc đẹp

HẾT



 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 




Trung tâm lưu trữ các bộ Huy hiệu QLVNCH

Sưu tầm về Không Quân Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ

Máy bay Vận Tải Quân sự Hoa Kỳ

Sinh Hoạt Nhảy Dù khắp thế giới

Trung tâm lưu trữ các ngày Lễ mừng Thánh Tổ SĐND/QLVNCH



 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



CREDITS

Bài viết: Tác giả Tarin65. Trúc Lâm Yên Tử giới thiệu.
Phụ chú: Tác giả “VNAF Miệt Dưới
Hình ảnh: Lê Thu Vân.
Tài liệu về Khu Trục cơ A–1 Skyraider: cựu Hoa tiêu Trung úy KQ Phạm Minh Xuân
Kiểm chứng các Huy hiệu KQVNCH: Mevo Phạm Ngọc Ninh – July 2014
Trình bày & ấn loát: BKT.



 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

Không Quân VNCH Hành Khúc: Nhạc bản (sheet music) [PDF]; MIDI 9 tập hát; Hợp xướng

Nhạc nền



Tiếng máy bay Chuồn chuồn ngoài mặt trận (Size: 3MB)

Bạn cho nổ máy trước độ vài giây,
sau đó vặn nhạc lên thì nghe "phê" hơn,
một hình thức vừa bay vừa nghe nhạc.



Những bài hát Không Quân VNCH...

Hợp Đoàn Trực Thăng – KQVNCH



 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



Tưởng niệm cố Thiếu tá Hoa Tiêu Khu trục A1
TRẦN THẾ VINH
đã hy sinh trong Chiến tranh VN




Một đóa hồng thắm tươi dâng lên Người Chiến Sĩ Trận Vong đã hiến trọn
cuộc đời cho Hồn Thiêng Sông Núi Nước Nam...

Đây Bài ca Vinh thăng một loài chim
MP3

 

 

Trích: “... Phi tuần thứ ba do Đại úy Trần Thế Vinh dẫn, tiếp tục thanh toán mục tiêu, sau khi đánh hết bom anh còn dùng đến đại bác 20ly. Không may cho anh, đây là Phi Vụ Cuối Cùng trong nghiệp bay của anh. Phi đoàn mất thêm một Phi Long tài ba lỗi lạc trong chuyến tăng phái này.

Phi Long 31
Xuân 2009


–Hết trích.

–Trích: MỘT CHÚT ĐỂ NHỚ, NHỮNG NGÀY CUỐI ĐỜI ‘TRẦN THẾ VINH

Lại một buổi sáng, ngồi đây một mình sau vườn nhà, thời tiết nam California vừa chớm lập đông. Ừ nhỉ, hôm nay, kỷ niêm ngày lần đầu tiên ta đặt chân đến Hoa Kỳ, Travis AFB SanFrancisco. Thấm thoát đã 40 năm, ngồi đây hồi tưởng lại những thế sự thăng trầm trôi qua gần nửa thế kỷ.

Vậy thì, vào Cánh Thép tìm lại những người bạn thưở nào. Bất chợt, tìm thấy nhiều bài viết về phi công khu trục Trần thế Vinh. Thôi thì, hạ bút viết vài hàng về một người em hiếm có này.

‘.. Viết về Trần Thế Vinh’ thì nhiều lắm rồi. Nhưng, hôm nay chợt nhớ đến một người em đáng quý, xin mạn phép được viết thêm vài dòng.

Trần thế Vinh là một trong số bốn (4) người phi công thời chiến mà dòng họ chúng tôi đã gửi gấm cho Không Quân Việt Nam Cộng Hòa ngày nào.

Một lần ngày đó, vào khoảng cuối năm 1971, ngẫu nhiên nhưng lại trùng phùng, cậu em, Trần Thế Vinh từ Biên Hòa, PĐ–518 ra biệt phái cho ASOC. Ông anh, Minh ‘L’, phi công A–37 từ PĐ–524 Nha Trang và PĐ–534 Phù Cát cũng đang biệt phái ở Pleiku. Trong một phi vụ oanh tạc ngã ba biên giới Việt–Miên–Lào, Vinh rủ hai ông anh đi bay chơi. Vinh bay cùng với anh Minh, còn phi công về già này may mắn được bay với ngài ‘Ninh DeGaule’. Bốn tên lững thững bước ra phi cơ, ngài ‘Vinh nghệt’ thổi cho một câu.

– T.T., nhớ mang mấy ông anh cậu về an lành nha cậu. Chưa thấy bao giờ ba anh em cùng bay trong cùng một phi vụ. Nghịch gì, mà nghịch dữ vậy cậu.

– Có sao. Nhờ cậu tí.

Tối hôm đó, ba anh em có dip hàn huyên với nhau qua một màn chén chú chén anh ở một ngõ hẻm của phố Pleiku. Tha hồ tán ngẫu.

– Vinh vừa đậu thêm chứng chỉ Luật đấy à.

– Vâng, may mắn ấy mà anh

– ‘Kinh thế. Ngày nào, tôi từ Petrus Ký, còn Nh. từ Chu Văn An. Lúc trước, học ngày, học đêm vẫn thua Vinh. Vinh học đệ ngũ, cậu đậu trung học. Cậu đậu Tú tài I lúc đang học đệ tam. Tròn 16 tuổi, vào Không Quân. Về nước, bay bổng ngày đêm, sau cậu đậu Tú tài II. Bây giờ lại đậu Luật nữa’. Tôi không hiểu sao Vinh làm được.

– Đâu có gì, anh. Chuyện nhỏ nhặt, ấy mà.

– Nghe nói ông cụ mới lấy số tử vi cho Vinh à.

– Bác nói em ngắn số và nhiều người biết đến. Ngoài ra bác không nói gì thêm.

– Còn ông cụ tôi. Mỗi lần ông già la mắng tôi, lúc nào cũng lấy Vinh ra làm đề tài.

– ‘Con phải lấy Vinh làm gương’.

– Thì em cũng thế. ‘Con phải lấy Vinh làm gương’. Nào là, ‘Vinh nó đẹp trai này, học giỏi này, điềm đạm này, tư cách này. Nó không hút thuốc, không uống rượu, không trai gái’.

‘Lạy chúa trên trời! Chỉ có Chúa, Chúa mới biết hết nỗi oan ức cho anh Minh và con’.

– Thôi, khi về Sài Gòn nghỉ phép, ba anh em đi nhậu tiếp.

Đầu tháng tư 1972, đúng như đã hứa, ba (3) anh em lại có dịp cùng nhau, có dịp chén chú chén anh ở Sài Gòn. Và, đến ‘Hầm Gió’ nghe Khánh Ly, Lê Uyên Phương hát. Nhắc đi nhắc lại chuyện đau xót, người anh lớn, anh Dũng, sĩ quan hành quân Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù (TĐ11ND), xuất thân từ khóa 20 VBQGVN, vừa tử trận năm trước ở Dambe, xứ chùa tháp.

– Nguyễn Đình Bảo đến nhà thăm ông bà cụ. Anh Bảo buồn lắm, khi mất anh Dũng.

– Ngài Bảo và anh Dũng một lần vào Bắc Tiến tìm em đi làm một chầu ở Hố Nai. Mấy bác này uống dữ.

– Cũng còn thua một người.

– Ai anh.

– Hỏi là trả lời.

Quay đi quay lại. Cả ba anh em đều bay yểm trợ cho TĐ11ND của anh Bảo trên khắp vùng trời nhỏ bé VN.

– Anh Hùng bao giờ từ Mỹ về anh, bay loại phi cơ gì vậy.

– Hùng đang ở Sheppard hay ở Eglin gì đó. Hùng đang học F5. Chắc khi cậu về nước, không Biên Hòa thì lại Đà Nẵng.

– Vinh à. Thế anh gì cùng khóa 65–A với Vinh. Qua biệt kích. Sau trở lại Không Quân và thành phi công. Ngài này, rất tư cách. Đâu rồi.

– À, bác ấy đang ở cùng phòng với em ở trại Bắc Tiến.

– Cậu vừa rớt ở Tam Biên à.

– Vâng, chút nữa là đi tầu suốt đấy anh.

– Em thì bị bắn rách lưng ở Mộc Hóa. Xuống Napalm, vừa kéo lên, nó nạp em liền. Mấy chú ‘vẹm’ hỗn thật.

– Tuần trước, một wingman của anh vừa gẫy cánh ở Chu–pao. Mình mới vào xong pass đầu. Sửa soạn vào pass thứ nhì, đã nghe thấy cậu em kêu ‘May day’ rồi. Không hiểu sao cậu em này không nhảy ra, lại kêu ‘May day’. Tôi thấy máy bay nó đâm thẳng vào Chu–pao, bốc khói. Tôi tặng mấy chú ‘vẹm’ một màn Salvo. Wingman này mới về phi đoàn. Tôi mới huấn luyện cậu này xong. Chết quá trẻ.

– Đời phi công là thế. Có gì đâu.

– Thế Cao Hùng và Quang Tuấn dạo này ra sao.

– Sáng mai, Tuấn và em đi biệt phái Đà Nẵng. Nghe nói Quảng Trị rất ‘HOT’. Chán thật. Trận chiến này kéo dài quá lâu. Ước sao, anh em mình ‘ỤC’ mấy bác ‘vẹm đỏ’ này một trận chổng gọng, vài màn ‘chả chìa’ mấy chú vẹm, vài ly ‘ông già chống gậy’ cho nó xong hết cuộc chiến lê thê này.

Và, không ngờ, đó là lời cuối cùng của Vinh đã hàn huyên cùng hai người anh cùng chung mộng đời.

Và, bây giờ, có khác gì đâu, anh Minh cũng đã ngắn số như người em Trần Thế Vinh ngày nào.

Ước mong, bên đời kia, hai cánh chim thời chiến, người anh và người em tôi, đang an nghỉ trong vòng tay yêu thương của Chúa.

Một chút gì để nhớ trong mùa giáng sinh gần kề. Chắc hẳn, thế nào cũng có sự lẩm cẩm của người viết. Viết từ một cánh chim về chiều, khi trí nhớ phải cần xét lại.

Trần Thế Vinh thường đùa. ‘NHỜ CẬU TÍ’. Thì cánh chim về già này, ‘Nhờ bác tí’ khi viết những dòng này.

PCN, Giáng Sinh 2007


Hết trích.

Đọc “ĐI MÂY VÊ GIÓ

 

 






























 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bấm vào đây để in ra giấy (Print)

 

Trang sưu tầm
Chủ đề: Huy hiệu KQVNCH
Tác giả: Tarin65
CƠ CẤU TỔ CHỨC
KHÔNG LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA

Không Lực Việt Nam Cộng Hòa, hay Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, là lực lượng Không Quân của Việt Nam Cộng Hòa trực thuộc Quân lực Việt Nam Cộng Hòa tồn tại từ năm 1954 đến năm 1975 trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Khẩu hiệu là “Tổ Quốc – Không Gian”.

Hình thành và phát triển

Lực lượng Không Quân Việt Nam Cộng Hòa được hình thành từ một số phi công người Việt được tuyển chọn bay cùng với các phi công Pháp với tư cách là sĩ quan của quân đội Pháp. Khi Quốc gia Việt Nam, được thành lập, các sĩ quan người Việt này được chuyển sang cơ cấu Quân đội Quốc gia Việt Nam. Bản thân Tổng tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia Việt Nam Nguyễn Văn Hinh cũng xuất thân là một sĩ quan phi công, vì vậy, ông rất chú trọng việc xây dựng lực lượng Không Quân. Tháng 6 năm 1951, một cơ quan phụ trách về ngành Không Quân trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Quốc gia Việt Nam được thành lập với tên gọi là Ban Không Quân, ban đầu chỉ làm nhiệm vụ phụ trách Phi Đội Liên lạc. Trên thực tế, các phi công người Việt chỉ làm nhiệm vụ bay cùng với các phi công Pháp trong các phi vụ. Các chức vụ chỉ huy đến bay chính đều là sĩ quan Pháp. Ngay cả chức vụ Trưởng Ban Không Quân, kiêm Phụ tá Không Quân cho Tổng tham mưu trưởng cũng là sĩ quan Pháp. Năm 1953, Pháp thành lập thêm 2 Phi Đội Quan sát và Trợ chiến tại Tân Sơn Nhất, Sài Gòn và Nha Trang. Năm 1954, Ban Không Quân được đổi thành Phòng Không Quân. Năm 1955, Không Quân Pháp bàn giao lại cho Không Quân Quốc gia Việt Nam khoảng 25 Vận tải cơ C–47, 2 Phi Đoàn Quan sát L–19 và 25 Khu trục cơ cánh quạt F–8F Bearcat lỗi thời. Tháng 7 năm 1955, lần đầu tiên một người Việt được giữ chức vụ Phụ tá Không Quân là Trung tá Nguyễn Khánh.

Đệ nhất Cộng Hòa

Sau cuộc trưng cầu dân ý tháng 10 năm 1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm tuyên bố thành lập Việt Nam Cộng Hòa. Lực lượng Không Quân Quốc gia Việt Nam cũng được cải danh thành Không Quân Việt Nam Cộng Hòa. Thiếu tá Trần Văn Hổ, đương kim Phụ tá Không Quân, được thăng trung tá, và trở thành Chỉ huy trưởng đầu tiên của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa.

Năm 1957, theo chương trình hợp tác viện trợ, một phái đoàn Không Quân Hoa Kỳ sang nghiên cứu tình hình để soạn thảo kế hoạch huấn luyện cho Không Quân VNCH. Nhiều sĩ quan, hạ sĩ quan được tuyển chọn sang tu nghiệp tại các trường Không Quân Hoa Kỳ. Các phi trường Tân Sơn Nhất, Biên Hòa, Đà Nẵng được xây dựng và mở rộng. Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân Nha Trang cũng được xây dựng, nhằm đào tạo tại chỗ các khóa Hoa tiêu và Quan sát viên, và các khóa đào tạo chuyên viên để bổ sung cho các đơn vị.

Tháng 9 năm 1959, một Phi Đội đầu tiên gồm 6 phi cơ Skyraider (Thiên tướng) được Hoa Kỳ chuyển giao cho Không Quân VNCH. Sau đó trong vòng 1 năm có thêm 25 chiếc Skyraider khác được bàn giao tại Căn cứ Không Quân Tân Sơn Nhất. Năm 1960, Phi Đoàn 1 Khu trục cơ được thành lập và bắt đầu hoạt động từ Bến Hải đến Cà Mau để yểm trợ cho Bộ binh Việt Nam Cộng Hòa
[2]

Năm 1961, chương trình trợ giúp của Hoa Kỳ có tên Farm gate đã đưa các loại phi cơ cánh quạt huấn luyện T–28, oanh tạc cơ hạng nhẹ B–26 và Vận tải cơ C–47 cùng khoảng 124 sĩ quan và 228 quân nhân Hoa Kỳ sang giúp huấn luyện. Các hệ thống hướng dẫn và kiểm soát không lưu được thiết lập tại các phi trường Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng và Pleiku
[3]. Liên Đoàn 1 Không vận đầu tiên được thành lập với Trung tá Nguyễn Cao Kỳ được chỉ định làm Liên Đoàn trưởng. Hoa Kỳ cũng trao cho Không Quân VNCH thêm 16 vận tải cơ hạng trung C–123 trong tháng 12 năm 1961.

Ngày 26 tháng 2 năm 1962, hai phi công Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử trên đường công tác đã đột ngột quay trở lại dội bom mưu toan giết chết Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm. Ngay lập tức tổng thống Ngô Đình Diệm ra lệnh đình chỉ vô hạn định các phi vụ chiến đấu. Cũng vì lý do này mà đương kim Tư lệnh Không Quân là Nguyễn Xuân Vinh bị thất sủng, phải xin giải ngũ với lý do sang Hoa Kỳ học ngành Tiến sĩ Không gian. Năm 1962, các đơn vị Không Quân tác chiến và yểm trợ tác chiến được tăng lên cấp Không Đoàn tại mỗi vùng chiến thuật: Không Đoàn 41 (căn cứ ở Đà Nẵng), Không Đoàn 62 (Pleiku), Không Đoàn 23 (Biên Hòa), Không Đoàn 33 (Tân Sơn Nhất), Không Đoàn 74 (Cần Thơ).

Đệ nhị Cộng Hòa

Sau cuộc “chỉnh lý”, Tướng Nguyễn Khánh lên nắm quyền thực hiện một số cải tổ trong quân đội. Ngoài việc đặt ra thêm cấp bậc chuẩn tướng, ông còn cho thay đổi tên gọi “Quân đội Việt Nam Cộng Hòa” thành “Quân lực Việt Nam Cộng Hòa”. Danh xưng Không Lực Việt Nam Cộng Hòa cũng được sử dụng chính thức từ lúc đó. Năm 1965, KQVNCH có thêm các Phi Đoàn Khu trục cơ A–37 Dragonfly và sau đó là các Phi Đoàn không vận cánh quạt loại lớn C–130 Hercules và Trực thăng CH–47 Chinook. Ngày 3 tháng 2 năm 1965, một Phi Đoàn gồm 24 chiếc A–1H Skyraider do Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ chỉ huy cất cánh từ Căn cứ Không Quân Đà Nẵng và tham gia vào Chiến dịch Mũi tên lửa (Flaming Dart) do Hoa Kỳ vạch định, tấn công các địa điểm ở phía bắc Vĩ tuyến 17 vào Ngày 11 tháng 2 năm 1965, Đại tá Nguyễn Ngọc Loan, tư lệnh phó KQVNCH, làm Phi Đoàn trưởng 28 chiếc Skyraider của Việt Nam Cộng Hòa cùng với 28 chiếc F–100 của Không Quân Hoa Kỳ mở cuộc tấn công thứ hai vào lãnh thổ phía bắc Vĩ tuyến 17. Trong đợt này phi công Phạm Phú Quốc bị bắn rơi trên bầu trời miền Bắc Việt Nam.

Năm 1967, KQVNCH có thêm 1 Phi Đoàn Khu trục trang bị phản lực cơ F–5. Số hiệu của các đơn vị cấp Phi Đoàn được cải tổ và xếp thành 3 chữ số. Theo đó, chữ số đầu trong 3 chữ số của đơn vị cấp Phi Đoàn được dùng để chỉ công dụng của Phi Đoàn đó:

– Số 1: Phi Đoàn Liên lạc,
– Số 2: Phi Đoàn Trực thăng,
– Số 3: Đặc vụ,
– Số 4: Vận tải,
– Số 5: Khu trục,
– Số 7: Quan sát,
– Số 8: Hỏa long, và
– Số 9: Huấn luyện.

Năm 1970, với đà phát triển nhanh của KQVNCH, các Không Đoàn chiến thuật phát triển thành 4 Sư Đoàn Không Quân [9], tác chiến hỗ trợ cho 4 vùng chiến thuật.

Năm 1971, Sư Đoàn 5 Không Quân được thành lập và trở thành lực lượng Không Quân trừ bị của Bộ Tổng tham mưu.

Năm 1975, KQVNCH có 5 Sư Đoàn Không Quân tác chiến:

– 20 Phi Đoàn Khu trục cơ với khoảng 550 phi cơ A–1H Skyraider, A–37 Dragonfly, và F–5,

– 23 Phi Đoàn Trực thăng với khoảng 1,000 phi cơ UH–1 Iroquois và CH–47 Chinook,

– 8 Phi Đoàn Quan sát với khoảng 200 phi cơ O–1 Bird Dog, O–2 Skymaster, và U–17,

1 Sư Đoàn Vận tải với các đơn vị sau đây:

* 9 Phi Đoàn Vận tải với khoảng 150 phi cơ C–7 Caribou, C–47 Skytrain, C–119 Flying Boxcar, và C–130 Hercules,

* 1 Không Đoàn Tân trang Chế tạo,

* 4 Phi Đoàn Hỏa long (Attack squadron) với các phi cơ Fairchild AC–119, Lockheed AC–130.

Ngoài ra còn có các Phi Đoàn Trắc giác (Tình báo kỹ thuật), Phi Đoàn Quan sát, và Biệt Đoàn Đặc vụ 314.

Cơ cấu tổ chức Không Lực Việt Nam Cộng Hòa

Quân số vào lúc cao điểm là trên 60,000 quân nhân với hơn 2,000 phi cơ các loại.

Sau đây là bảng Cấp số các Đơn vị thuộc Quân Chủng Không Quân VNCH từ thấp đến cao với chú thích tương đương bằng Anh ngữ (trong ngoặc):

Phi Tuần (Section hay Detail): 2 đến 3 phi cơ
Phi Đội (Flight): 4 đến 6 phi cơ
Phi Đoàn (Squadron): gồm nhiều Phi Đội hay Phi Tuần
Liên Đoàn (Group): 2 Phi Đoàn trở lên
Không Đoàn (Wing): nhiều Phi Đoàn hay ít nhất 2 Liên Đoàn bay
Sư Đoàn (Air division): 2 Không Đoàn trở lên
Bộ Tư Lệnh Không Quân (Air command) đóng tại Sài Gòn.

Các Phi Đoàn

Số hiệu của các Phi Đoàn gồm có 3 chữ số. Theo đó, chữ số đầu trong 3 chữ số của Phi Đoàn được dùng để chỉ công dụng của Phi Đoàn đó:

– Số 1: Phi Đoàn Liên lạc,
– Số 2: Phi Đoàn Trực thăng,
– Số 3: Đặc vụ,
– Số 4: Vận tải,
– Số 5: Khu trục,
– Số 7: Quan sát,
– Số 8: Hỏa long, và
– Số 9: Huấn luyện.

Bộ Tư Lệnh Không Quân (Sài Gòn)

I. Sư Đoàn 1 Không Quân (Đà Nẵng)

A. Không Đoàn chiến thuật 41

1. Phi Đoàn Liên lạc 110MS 500 Criquet O–1 Bird Dog U–17A/B Skywagon. Đà Nẵng

2. Phi Đoàn Vận tải 427 C–7 Caribou Đà Nẵng

B. Không Đoàn chiến thuật 51 Đà Nẵng

1. Phi Đoàn Trực thăng 213 UH–1
2. Phi Đoàn Trực thăng 233 UH–1
3. Phi Đoàn Trực thăng 239 UH–1
4. Phi Đoàn Trực thăng 247 CH–47 Chinook
5. Phi Đoàn Trực thăng 253 UH–1
6. Phi Đoàn Trực thăng 257 UH–1

C. Không Đoàn chiến thuật 61

1. Phi Đoàn Khu trục 516 A–37B Dragonfly Nha Trang
2. Phi Đoàn Khu trục 528 A–37B Dragonfly Đà Nẵng
3. Phi Đoàn Khu trục 538 F–5A/B Freedom Fighter Đà Nẵng
4. Phi Đoàn Khu trục 550 A–37B Dragonfly Đà Nẵng

II. Sư Đoàn 2 Không Quân (Nha Trang)

A. Không Đoàn chiến thuật 62

1. Phi Đoàn Liên lạc 114 O–1 Bird Dog, U–17A/B Skywagon
2. Phi Đoàn Trực thăng 215 UH–1
3. Phi Đoàn Trực thăng 219 H–34 Choctaw, UH–1
4. Biệt Đội tải thương 259C UH–1
5. Phi Đoàn Vận tải 817 AC–47D Spooky

B. Không Đoàn chiến thuật 92

1. Biệt Đội tải thương 259D UH–1
2. Phi Đoàn Khu trục 524 A–37B Dragonfly
3. Phi Đoàn Khu trục 534 A–37B Dragonfly
4. Phi Đoàn Khu trục 548 A–37B Dragonfly

III. Sư Đoàn 3 Không Quân (Biên Hòa)

A. Không Đoàn chiến thuật 23

1. Phi Đoàn Liên lạc 112 MS 500 Criquet, O–1 Bird Dog, U–17A/B Skywagon
2. Phi Đoàn Liên lạc 124 O–1 Bird Dog, U–17A/B Skywagon, O–2A Skymaster
3. Phi Đoàn Khu trục 514 A–1 Skyraider
4. Phi Đoàn Khu trục 518 A–1 Skyraider

B. Không Đoàn chiến thuật 43 (Biên Hòa)

1. Phi Đoàn Trực thăng 221 UH–1
2. Phi Đoàn Trực thăng 223 UH–1
3. Phi Đoàn Trực thăng 231 UH–1
4. Phi Đoàn Trực thăng 237 CH–47 Chinook
5. Phi Đoàn Trực thăng 245 UH–1
6. Phi Đoàn Trực thăng 251 UH–1
7. Biệt Đội tải thương 259E UH–1

C. Không Đoàn chiến thuật 63 (Biên Hòa)

1. Phi Đoàn Khu trục 522 F–5A/B Freedom Fighter, RF–5A Freedom Fighter
2. Phi Đoàn Khu trục 536 F–5A/B Freedom Fighter, F–5E Tiger II
3. Phi Đoàn Khu trục 540 F–5A Freedom Fighter, F–5E Tiger II
4. Phi Đoàn Khu trục 542 F–5A Freedom Fighter
5. Phi Đoàn Khu trục 544 F–5A Freedom Fighter

IV. Sư Đoàn 4 Không Quân (Cần Thơ)

A. Không Đoàn chiến thuật 64 (Bình Thủy)

1. Phi Đoàn Trực thăng 217 UH–1
2. Phi Đoàn Trực thăng 249 CH–47 Chinook
3. Phi Đoàn Trực thăng 255 UH–1
4. Biệt Đội tải thương 259H UH–1H [*]
5. Phi Đoàn Liên lạc 120: O–1 Bird Dog, U–17A/B Skywagon Bình Thủy

B. Không Đoàn chiến thuật 74

1. Phi Đoàn Liên lạc 116 O–1 Bird Dog, U–17A/B Skywagon
2. Phi Đoàn Liên lạc 122 O–1 Bird Dog, U–17A/B Skywagon
3. Phi Đoàn Khu trục 520 A–37B Dragonfly
4. Phi Đoàn Khu trục 526 A–37B Dragonfly
5. Phi Đoàn Khu trục 546 A–37B Dragonfly

C. Không Đoàn chiến thuật 84

1. Phi Đoàn Trực thăng 211 UH–1 Bình Thủy
2. Phi Đoàn Trực thăng 225 UH–1 Sóc Trăng
3. Phi Đoàn Trực thăng 227 UH–1 Sóc Trăng
4. Biệt Đội tải thương 259I UH–1 Bình Thủy
[*]

V. Sư Đoàn 5 Không Quân (Sài Gòn)

A. Không Đoàn chiến thuật 33 (Tân Sơn Nhất)

1. Biệt Đội tải thương 259G UH–1H

2. Biệt Đoàn Đặc vụ 314 C–47, U–17A/B Skywagon, UH–1, DC–6B, Aero Commander

3. Phi Đoàn Vận tải 415 C–47

4. Phi Đoàn Quan sát 716 T–28A Trojan, EC–47D Dakota, U–6A Beaver, RF–5A Freedom Fighter

5. Phi Đoàn Quan sát 720 RC–119

B. Không Đoàn chiến thuật 53 (Tân Sơn Nhất)

1. Biệt Đội tải thương 259 UH–1
2. Phi Đoàn Vận tải 413 C–119 Flying Boxcar
3. Phi Đoàn Vận tải 421 C–123 Provider
4. Phi Đoàn Vận tải 423 C–130A
5. Phi Đoàn Vận tải 425 C–130A
7. Phi Đoàn Vận tải 435 C–130A
8. Phi Đoàn Vận tải 437 C–130A
9. Phi Đoàn Hỏa long 819 AC–119G Shadow
10. Biệt Đội Quan sát 718 EC–47D Dakota Tân Sơn Nhất
11. Phi Đoàn Hỏa long 821 AC–119K Stinger Tân Sơn Nhất

VI. Sư Đoàn 6 Không Quân (Pleiku)

A. Không Đoàn chiến thuật 72

1. Biệt Đội tải thương 259B UH–1
2. Phi Đoàn Liên lạc 118 O–1 Bird Dog, U–17A/B Skywagon, O–2A Skymaster,
3. Phi Đoàn Trực thăng 229 UH–1
4. Phi Đoàn Trực thăng 235 UH–1
5. Phi Đoàn Khu trục 530 A–1 Skyraider

B. Không Đoàn chiến thuật 82 (Phù Cát, Bình Định)

1. Biệt Đội tải thương 259A UH–1
2. Phi Đoàn Trực thăng 241 CH–47 Chinook
3. Phi Đoàn Trực thăng 243 UH–1
4. Phi Đoàn Vận tải 429 C–7 Caribou
5. Phi Đoàn Vận tải 431 C–7 Caribou
6. Phi Đoàn Khu trục 532 A–37B Dragonfly

Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân

1. Phi Đoàn huấn luyện 912 T–6G Texan
2. Phi Đoàn huấn luyện 918 T–41 Mescalero
3. Phi Đoàn huấn luyện 920 T–37, UH–1 Huey

Không Đoàn tân trang chế tạo

Danh sách các tư lệnh qua các thời kỳ

1. Nguyễn Khánh 1955 Trung tá, sử dụng chức danh Phụ tá Không Quân cho Tổng tham mưu trưởng

2. Trần Văn Hổ 1955–1957: Thiếu tá (1955), Trung tá (1955), Đại tá (1956)

3. Tư lệnh Không Quân đầu tiên. Được thăng vượt cấp từ Trung úy lên Thiếu tá. Nguyễn Xuân Vinh 1957–1962 Trung tá, Đại tá (1961). Thất sủng sau Vụ đánh bom Dinh Độc Lập 1962. Xin giải ngũ sang Hoa Kỳ học bằng Tiến sĩ.

4. Huỳnh Hữu Hiền 1962–1963: Trung tá, Đại tá (1963)

5. Đỗ Khắc Mai 1963: Đại tá (1963), được thăng vượt cấp từ Thiếu tá.

6. Nguyễn Cao Kỳ 1964–1965: Đại tá, Chuẩn tướng (1964), Thiếu tướng (1965)

7. Trần Văn Minh 1965–1975: Thiếu tướng, Trung tướng (1974)

8. Nguyễn Hữu Tần 1975: Chuẩn tướng Tư lệnh Sư Đoàn 4 Không Quân đồng thời là Quyền tư lệnh cuối cùng.

Trang bị

F–5E fighter, Phi cơ F–5C của Không Lực Việt Nam Cộng Hòa tại Căn cứ Không Quân Biên Hòa năm 1971

Phi cơ 4400th CCTS T–28 của Không Lực Việt Nam Cộng Hòa đang bay trên bầu trời

Phi cơ Quan sát O–1 thuộc Phi Đoàn Liên lạc 112/Không Đoàn chiến thuật 23 – Căn cứ Không Quân Biên Hòa – 1971

Phi cơ A–1H thuộc Phi Đoàn Khu trục cơ 520, Căn cứ Không Quân Bình Thủy

Phi cơ Cessna U–17A tại Căn cứ Không Quân Nha Trang

Phi cơ Hỏa long (thuật từ Không Lực Việt Nam Cộng Hòa gọi phi cơ cường kích)

Douglas A–1 Skyraider
Cessna A–37 Dragonfly
Douglas AC–47 Spooky
Fairchild AC–119G Shadow
Fairchild AC–119K Stinger

Oanh tạc cơ

Douglas B–26 Invader – nhận được trong chương trình Farm Gate

Martin B–57 Canberra – Không Quân Hoa Kỳ cho mượn để dùng huấn luyện – chưa bao giờ được KQVNCH dùng trong công tác chiến đấu.

Khu trục cơ

Grumman F8F Bearcat
Northrop F–5A/B/C Freedom Fighter
Northrop F–5E Tiger II

Phi cơ quan sát và thám thính

Douglas RC–47 Dakota
Northrop RF–5A Freedom Fighter
Cessna L–19/O–1A Bird Dog
Cessna O–2A Skymaster
Morane–Saulnier MS 500 Criquet

Phi cơ Trực thăng

Aérospatiale AS– 318 Alouette II
Aérospatiale AS– 319 Alouette II
Bell UH–1 Iroquois/Huey
Sikorsky H–19 Chickasaw
Sikorsky H–34 Choctaw
Boeing CH–47 Chinook

Phi cơ huấn luyện

Pazmany PL–1
North American T–6 Texan
North American T–28 Trojan – nhận được trong chương trình Farm Gate
Cessna T–37 Tweet
Cessna T–41 Mescalero

Phi cơ đa dụng và Vận tải

L–26 Aero Commander
de Havilland Canada C–7 Caribou
Beechcraft C–45 Expeditor
Douglas C–47 Dakota
Douglas DC–6/C–118 Liftmaster
Fairchild C–119 Flying Boxcar
Fairchild C–123 Provider
Lockheed C–130 Hercules
Dassault MD 315 Flamant
de Havilland Canada U–6 Beaver
Cessna U–17A/B Skywagon
Republic RC–3 Seabee
CASA C212 Aviocar

Tarin65
(713)820–1470
21226 Somerset Park Ln
Katy, TX 77450

http://hoiquanphidung.com

Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%C3%B4ng_l%E1%BB%B1c_Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a

 

Bấm vào đây để in ra giấy (Print)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bấm vào đây để in ra giấy (Print)

[*] Phụ chú
Tuesday December 30, 2014
By VNAF Miệt Dưới

Sơ lược về tiểu sử và nhiệm vụ các Phi Đoàn Tản thương Trực thăng UH–1 KLVNCH

Từ năm 1972, Không Lực Việt Nam Cộng Hòa (KLVNCH) bắt đầu lớn mạnh và phát triển. BTLKQ đã ký quyết định thành lập 2 Phi Đoàn Tản thương cho 6 Sư Đoàn KQ, chia ra làm nhiều Phi Đội, đồn trú tại các căn cứ của KQVNCH.

Sư Đoàn I, SĐII và SĐVIKQ thành lập Phi Đoàn Tản thương 257 và chia làm nhiều Phi Đội. Mỗi Phi Đội trực thuộc 1 Không Đoàn Chiến thuật và đồn trú trong 1 căn cứ của KQ, từ Đà Nẵng về tới Phan Rang. Có danh hiệu là Cứu Tinh. Mỗi Phi Đội được quyền lựa chọn “call sign” riêng.

SĐIIIKQ, SĐIVKQ và SĐVKQ thành lập Phi Đoàn Tản thương 259 gồm 9 Phi Đội: A, B, C, D, E, F, G, H, I. Mỗi Phi Đội có quân số và cấp số phi cơ ngang bằng 1/2 Phi Đoàn. Có BCH và văn thư hành chánh, tiếp liệu riêng như 1 Phi Đoàn. Phi Đội của Phi Đoàn không có cấp số hành chánh như Phi Đội Tản thương, mà chỉ thành lập bằng khẩu lệnh thôi. Phi Đoàn trưởng mang cấp bậc trung tá.

Mỗi Không Đoàn có 1 Phi Đội Tản thương. Vì thế mới có cấp số Phi Đội Tản thương riêng. Chỉ huy Phi Đội Tản thương phải là cấp bậc thiếu tá thực thụ.

Phi Đội Tản thương luôn luôn bay một mình (always bay Solo) ngày cũng như đêm, phi vụ lệnh 24/24, và tất cả các Hoa tiêu đều có bằng Trưởng Phi Cơ và phải có kinh nghiệm bay đêm. Trong khi Phi Đội trưởng của Phi Đoàn slick chỉ đòi hỏi cấp bậc trung úy, miễn là có nhiều kinh nghiệm bay hành quân, có khả năng bay Lead dẫn hợp đoàn bay đổ quân, và có khả năng bay C&C do Phi Đoàn trưởng và trưởng Phòng Hành Quân cắt cử.

Phi Đội Tản thương 259H & 259I tuy khác Không Đoàn, khác văn thư, nhưng cùng đóng chung trong CC40CTKQ, phi trường Cần Thơ. Nên Chuẩn tướng Nguyễn Huy Ánh quyết định cho phi vụ lệnh chung, mọi dịch vụ hoạt động đều chung, nhưng trên giấy tờ và quân số khác nhau. Vẫn có 2 vị Chỉ Huy Trưởng riêng rẽ. NVPH
[Nhân viên Phi hành] làm việc chung cắt bay chung.

 


Huy hiệu Phi Đội Tản thương 259H & 259I – Hồng Điểu.
Huy hiệu (Logo/Insignia) PĐ259H&I này do nhân viên của Phi Đội designed (họa)
với châm ngôn: “Quên mình cứu người”
Hình do VNAF Miệt dưới sưu tầm

 

Nhiệm vụ: Mỗi ngày có 8 phi vụ:

–4 Phi vụ (4 phi cơ & 4 PHĐ) bay ban ngày từ 6 giờ sáng cho đến 6 giờ chiều.

–4 Phi vụ (4 phi cơ & 4 PHĐ) bay ban đêm từ 6 giờ chiều cho đến 6 giờ sáng.

 


Huy hiệu Biệt đội Tản thương “Dust Off”
thuộc KLHK – Tiền thân của 259H & I.
Hình do VNAF Miệt dưới sưu tầm


Quang cảnh một Phi vụ di tản thương binh do
PHĐ “Dust Off” thuộc KLHK trong thời chiến.
Hình do BKT website http://nhayduwdc.org sưu tầm

 

SĐIVKQ có 2 Phi Đội Tản thương là Hồng Điểu 259H & 259I (tiền thân từ Phi Đội “Dust Off” thuộc Không Lực Hoa Kỳ chuyển giao)

Các binh chủng thuộc Quân Đoàn IV, vùng 4CT khi nghe Hồng Điểu gọi, thì họ biết ngay là có máy bay tản thương đến bốc thương binh về bệnh viện. (Hồng Điểu = Chim Hồng [Thập Tự]).

Sơ qua để quý độc giả rõ lý do tại sao lại gọi là Phi Đội 259H hay 259I thay vì Phi Đoàn 259.... –VNAF Miệt Dưới.


CREDITS

Bài viết: Tác giả Tarin65. Trúc Lâm Yên Tử giới thiệu.
Phụ chú: Tác giả “VNAF Miệt Dưới”
Hình ảnh: Lê Thu Vân.
Kiểm chứng các Huy hiệu KQVNCH: Mevo Phạm Ngọc Ninh – July 2014
Trình bày & ấn loát: BKT website http://nhayduwdc.org.

 

 

Bấm vào đây để in ra giấy (Print)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Các Không Đoàn Chiến Thuật KHU TRỤC
OANH TẠC CƠ Không Lực VNCH






A1–Skyraider













A37–Dragonfly













F5–Freedom Fighter


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THIÊN SỨ MICAE – BỔN MẠNG SĐND VNCH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình nền: thắng cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML–5 hay cao hơn.

 

Nguồn: BKT Sưu tầm, trình bày & Ấn loát

 

Đăng ngày Thứ Tư, July 2, 2013
Cập nhật ngày Chúa Nhật, May 2, 2021 – Tân trang
Cập nhật ngày Thứ Ba, December 30, 2014 – thêm Phi đội Tản thương 259H & I
Cập nhật hóa ngày Thứ Bảy, August 2, 2014
Ban Kỹ Thuật
Khóa 10A–72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH

 

GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư: Liên lạc
Trở lại đầu trang