Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Thời sự Chính trị
Chủ đề: Tết Mậu Thân 1968
Tác giả: Bennett Murray
Người dịch: Nguyễn Minh Tâm
Bấm vào đây để in ra giấy (Print)
Năm chục năm sau khúc quanh của cuộc Chiến Tranh Việt Nam, chính quyền cộng sản Việt Nam tìm cách dập tắt cuộc thảo luận công khai về những kỷ niệm đau thương của cuộc Tổng Công Kích Mậu Thân.
HÀ NỘI, Việt Nam: Ngọc Đại, lúc bấy giờ là một
người lính 23 tuổi trong Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, đang đánh
nhau với lính Mỹ, và bị bao vây ở gần khu vực Khe Sanh. Bất ngờ
đơn vị của anh được lệnh rất mừng là họ được đem ra khỏi vùng
rừng núi để đi “giải phóng” cố đô Huế ở miền trung Việt Nam, để
bắt đầu cuộc nổi dậy của toàn dân trên cả nước. Lúc đó là ngày 30
tháng Giêng năm 1968, ba năm sau ngày Tổng Thống Lyndon B.
Johnson gửi thêm 125,000 lính Mỹ sang Việt Nam nhằm ngăn chặn
quân cộng sản chiếm miền Nam, và các nước Đông Nam Á khác. Anh
lính Ngọc Đại và các bạn đồng đội nhìn vấn đề dưới góc cạnh khác:
Trong niềm tự hào dân tộc, họ đang làm sứ mạng thống nhất đất
nước Việt Nam, phóng ra cuộc tấn công bất ngờ vào quân đội Việt
Nam Cộng Hòa và Mỹ. Chiến dịch được mang tên là cuộc Tổng Công
Kích Tết.
Ông
Đại bây giờ được 73 tuổi, kể lại rằng: “Mối
căm thù tràn ngập trong lòng người lính chúng tôi, đến nỗi tất cả
chúng tôi đều tin rằng chúng tôi có thể giải phóng toàn thể đất
nước.”
Ông Nguyễn Quí Đức khi đó mới được 9
tuổi, lại có một ký ức khác hẳn về những gì xảy ra hồi đầu năm
1968. Cậu bé Đức được dịp về thăm gia đình để ăn Tết Nguyên Đán,
một ngày lễ quan trọng nhất trong phong tục Việt Nam. Cha của cậu
là Đại Biểu Miền Trung có trách nhiệm duy trì đời sống bình
thường bề ngoài của miền Nam Việt Nam, trong lúc cuộc chiến đang
tàn phá dữ dội. Một cuộc hưu chiến được đôi bên thỏa thuận vào
dịp Tết, và nhiều binh lính Việt Nam Cộng Hòa được giấy phép cho
về nhà ăn Tết. Nhưng trong lúc đang ngủ say ở nhà của cha mình,
Đức bị đánh thức dậy bằng tiếng súng nổ ở bên ngoài vào khoảng 1
giờ sáng. Lính bảo vệ cho gia đình Đức đã bị tiêu diệt, thay vào
đó là những người lính nói tiếng Bắc đang ở gần nhà Đức.
Trong cuộc gặp gỡ mới đây với ông Đức
tại nhà hàng và quán rượu của ông ở Hà Nội. Ông kể lại chi tiết
cho chúng tôi nghe về cuộc tấn công của quân cộng sản Bắc Việt
như sau: “Mẹ tôi ra mở cửa và nói rằng chúng tôi chỉ có
hai đứa con nhỏ đang ở đây.” Người lính nói với mẹ tôi:
“Chúng tao sẽ bắn chết tất cả bọn bay nếu không nói rõ
chúng nó trốn ở đâu.” Ông Đức trông thấy cha ông bị bắt
đem đi, và coi như ông cụ sẽ bị giết chết. Những người còn lại
trong gia đình vội vã chạy xuống hầm trú ẩn ở dưới gầm nhà. Họ
nằm trốn ở dưới đó trong vài ngày, cho đến khi quân đội VNCH và
Mỹ đến cứu.
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày xảy ra cuộc Tổng Công Kích Tết Mậu
Thân, ở Huế và nhiều nơi khác, đề tài này được đem ra thảo luận,
và phân tích ở Hoa Kỳ. Các hệ thống truyền thông, sách báo, phim
tài liệu truyền hình, và triển lãm diễn ra trên khắp nước Mỹ,
người ta xem cuộc tổng tấn công năm 1968 là thời điểm làm thay
đổi công luận Hoa Kỳ, bắt đầu chống lại cuộc chiến tranh Việt
Nam. Nhưng ở Việt Nam, kỷ niệm trận đánh quan trọng trong lịch sử
lại được ghi nhớ khác hẳn, ngày Tết Việt Nam, 16 tháng Hai, sắp
gần kề. Những lời tâm sự do ông Đại và ông Đức muốn chia sẻ như
trên là điều hiếm thấy ở trong nước. Tại đây, biến cố Mậu Thân
không được đem ra thảo luận công khai.
Mặc dù Hà Nội đã thực hiện nhiều cải
cách từ từ, và trở nên thân thiện với Hoa Kỳ, song tâm lý chia rẽ
có từ lâu nay giữa hai miền Nam-Bắc ở Việt Nam vẫn còn. Đối với
hàng triệu người Miền Nam, bị coi là thành phần thua trận, cùng
với một số nhỏ người miền Bắc bất mãn với sự cai trị của cộng
sản, kỷ niệm trận Tổng Công Kích Mậu Thân là điều nhắc nhở đau
thương về một quá khứ tàn bạo. Những người từng sống qua kinh
nghiệm của cuộc Tổng Tấn Công Tết đều sợ hãi không dám nói sự
thật ở trong nước, vì ở đây có luật cấm “tuyên truyền chống phá
nhà nước”. Luật này dùng nhiều từ ngữ mơ hồ, và trừng phạt người
phạm tội chống phá nhà nước bằng hình phạt 20 năm tù. Những chi
tiết về việc cộng sản tàn sát, thanh trừng, người dân ở cố đô
Huế- mặt trận đẫm máu nhất trong cuộc chiến- bị chế độ ngăn cấm,
không cho bàn cãi, thảo luận. Họ cho rằng chủ đề đó rất nhậy cảm,
liên quan đến đề tài huynh đệ tương tàn, người Việt giết lẫn
nhau.
Khi ngày
kỷ niệm 50 năm xảy ra trận Tổng Công Kích Tết ở Việt Nam sắp tới,
người ta chỉ thấy có rất ít dấu hiệu tưởng nhớ đến ngày này. Thay
vào đó, những bích chương tuyên truyền của đảng cộng sản ở Hà Nội
xuất hiện khắp nơi trên đường phố hướng về việc kỷ niệm 88 năm
ngày thành lập Đảng cộng sản, tức ngày 3 tháng Hai. Buổi lễ chính
kỷ niệm biến cố Mậu Thân 1968 được tổ chức ở thành phố Hồ chí
Minh dưới hình thức một bữa tiệc long trọng dành cho các viên
chức cao cấp trong đảng. Trong bữa tiệc đó có màn trình diễn múa
dân tộc, và múa thể dục thể thao.
Trong tâm tình người dân Việt Nam, kỷ
niệm về trận Tổng Công Kích Tết chỉ đem lại một chút hình ảnh mơ
hồ với một chút vinh quang cho đảng, theo ý của ông Nguyễn Quang
A, một doanh nhân 72 tuổi, trước đây là đảng viên cộng sản, nay
trở thành nhà tranh đấu đối kháng ở Hà Nội. Ông nói về chủ trương
của đảng cộng sản Việt Nam: “Tôi nghĩ người ta muốn
chôn vùi kỷ niệm cũ, bởi vì kỷ niệm đó có hại cho sự chính danh
của chính quyền cộng sản.”
Cha của ông Đức bị tù trong trại cải
tạo suốt 12 năm mà không được xét xử. Theo ông Đức việc phủ nhận
những đau đớn, thống khổ trong quá khứ làm ông cảm thấy đau lòng.
Ông nói: “Đau đớn lắm, nếu bạn đi thăm quanh quẩn đâu
đây, và gặp nhiều người quen, đặc biệt là những người trẻ, họ
không được biết những gì đã xảy ra.”
Hầu hết những con số về các trận đánh
và các cuộc thanh trừng đều chỉ được thầm lén chia sẻ với nhau
ngoài tầm kiềm soát của chế độ cảnh sát trị ở Việt Nam. Bên phía
Mỹ thì những con số đó chênh lệnh, khác biệt nhau. Nhưng trong ít
tuần vừa qua, tôi có dịp truy tìm một vài nhân chứng lớn tuổi, kể
lại trung thực những gì đã xảy ra ở Huế. Trong đó có một trường
hợp ngoại lệ, nhân chứng này chưa bao giờ kể lại với bất ai về ký
ức đẫm máu của biến cố Mậu Thân.
Mặt trận diễn ra ở Huế từ ngày 30 tháng
Giêng, là trọng tâm của cuộc Tổng Công Kích Tết. Trong lúc các
mặt trận ở nhiều thành phố khác chỉ diễn ra trong vài ngày, rồi
được giải tỏa, cộng quân bị đánh bật ra khỏi thành phố. Riêng
thành phố Huế bị bao vây hoàn toàn. Ở đó, chỉ có một đơn vị nhỏ
Thủy Quân Lục Chiến Mỹ và lính Việt Nam Cộng Hòa cầm cự chiến đấu
trong suốt một tháng dài gian khổ.
Trong trận đánh ở Huế, 216 lính Mỹ, đa
số là Thủy Quân Lục Chiến bị giết khi họ phải đánh cận chiến,
đánh nhau để chiếm từng căn nhà một. Lính Mỹ kể lại rằng bọn cộng
sản chiến đấu rất liều mạng, đứng rất gần chúng tôi, đến nỗi tôi
có thể nắm được lưng quần của nó. Có nghĩa là chúng đánh xáp lá
cà với lính Mỹ để tránh bị pháo binh bắn. Quân đội Bắc Việt bị
giết khoảng 2,400 tên, trong khi quân đội Việt Nam Cộng Hòa có
452 lính tử thương. Mặc dù cuối cùng quân cộng sản phải bỏ thành
phố Huế ra đi, nhưng việc chúng có thể chiếm đóng thành phố trong
một thời gian dài đủ làm tiêu tan lời hứa của chính quyền Johnson
rằng chiến thắng của Mỹ đã gần kề.
Ông Đức nhớ lại rằng tuy nhiều người
dân Huế không mấy gì ưa sự hiện diện của Mỹ ở Việt Nam, nhưng dân
Huế đa số rất hoan nghênh sự can thiệp của lính Mỹ trong trận
đánh ở Huế, nhờ họ mà quân cộng sản bị đánh đuổi ra khỏi thành
phố, và chúng chỉ có thể trở lại đây vào năm 1975. Ông Đức nói: “Người
Mỹ lúc đó được coi là người cứu nhân độ thế, họ đã cứu thành phố
và nhiều người dân ở trong đó.” Theo ông Đức, Huế
là trung tâm học hỏi và thảo luận. Ở đó người ta chống lại cả sự
can thiệp của ngoại bang cũng như chủ nghĩa cộng sản độc tài,
toàn trị.
Những tố cáo nói rằng quân cộng sản tàn sát tập thể thường dân ở
Huế bị người ta dấu kín dưới tấm thảm để che đậy tội lỗi. Chính
quyền cộng sản Việt Nam chỉ thú nhận một cách mơ hồ rằng đó là
một “sai lầm” phạm phải trong chiến
trường, và họ mạnh mẽ phủ nhận rằng không hề có những cuộc “thảm
sát” như thường xảy ra ở ngoài Việt Nam. Báo cáo
đầu tiên về những vụ thảm sát xảy ra là do cuộc nghiên cứu của
chính phủ Hoa Kỳ, thực hiện ngay sau khi chiến trường kết thúc.
Nhiều mồ chôn tập thể được khai quật quanh thành phố- nhiều người
chết là nạn nhân của bom đạn, hay bắn lầm giữa các cuộc giao
tranh làm tan nát thành phố Huế, cùng lúc đó còn có những người
bị trói tay, bị xử tử, và một số người bị chôn sống.
Chính quyền Miền Nam Việt Nam tổng kết rằng có khoảng 4,856 người
bị cộng sản giết. Trong lúc đó, ông Douglas Pike, một nhân viên
ngành ngoại giao của Hoa Kỳ sưu tầm tài liệu tại chiến trường cho
thấy có khoảng 2,800 người thường dân bị quân cộng sản giết.
Ông Mark Bowden, tác giả cuốn sách xuất
bản năm 2017, nhan đề “Huế
1968: The Battle that changed the American War in Việt Nam”
một cuốn sách lịch sử khá trung thực về cuộc chiến. Ông
này ước tính rằng có khoảng 2,000 vụ thảm sát xảy ra do
“những vụ thanh trừng được trù tính từ trước”,
nhắm giết tất cả những người dân làm việc cho chính phủ miền Nam.
Ông cũng tin rằng con số ông đưa ra không thể kiểm chứng rõ được.
Ông Bowden chỉ nói rằng tất cả những Việt Cộng hay cán binh Bắc
Việt mà tôi phỏng vấn đều xác định rằng “Chắc chắn có chuyện
thanh trừng xảy ra, chỉ có điều họ không biết rõ con số người bị
giết là bao nhiêu.”
Ông Trương Văn Quý, một cư dân 74 tuổi
ở Huế, kiếm sống bằng nghề dạy đàn guitar nói với tôi rằng: “Một
dân tộc nổi tiếng là đã có lịch sử dài 2000 năm chiến đấu chống
ngoại xâm, thế mà bây giờ người cộng sản bị mang tiếng là kẻ gây
ra cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn, độc ác hơn cả bọn khủng
bố ISIS. Đó là điếu đáng xấu hổ.” Hồi Tết Mậu Thân,
ông Trương Văn Quý là một ký giả trẻ của Việt Nam Cộng Hòa. Khi ở
Sài Gòn, nghe tin chiến sự bùng nổ ở Huế, anh bay ra Huế để chứng
kiến tận mắt cuộc tàn sát, chém giết giữa những người anh em với
nhau. Ông Quý kể lại cho chúng tôi nghe: “Gia đình
tôi làm việc cho Mỹ, may mắn thoát khỏi ra nơi an toàn, nhưng
nhiều người hàng xóm không may mắn bị kẹt ở lại và bị thanh
trừng. Tôi đã từng trông thấy người ta khai quật những nấm mồ tập
thể, và thấy nhiều người bị chôn sống.”
Người lính Bắc Việt tên là Đại hiện nay
là một nhạc sĩ sáng tác, ông là một trong rất ít người Việt Nam
trở thành người đối kháng, công khai lên tiếng chống lại sự cai
trị độc đảng. Ông nói chính mắt ông trông thấy người dân bị bắt
lên xe đem đi. Cấp trên của ông Đại nói với ông rằng những người
bị “đơn vị bí mật” bắt đem đi là những kẻ cộng tác với chính
quyền miền Nam. Cá nhân ông Đại không biết rõ về số phận của
những tù nhân bị bắt đem đi, nhưng bạn bè của ông kể lại những
lệnh “rùng rợn” về việc xử lý những tù nhân này: “họ
đem những người này lên xe bít bùng chở đến trại cải tạo... Tôi
còn nghe nghững câu truyện do người lính khác kể lại là họ đang
làm công tác đào mồ chôn tập thể.”
Ông Nguyễn Quí Đức di cư sang Hoa Kỳ,
sống ở California từ năm 1975, và trở thành công dân Hoa Kỳ trước
khi quay trở về Việt Nam vào năm 2006. Ông tránh không đi thăm
Huế vào những ngày này. Trong văn hóa của người Viêt, họ vẫn tin
rất nhiều vào linh hồn của người chết. Họ tin rằng vẫn còn nhiều
“hồn ma” lởn vởn trong thành phố Huế. Ông nói: “Bạn đi đến
bất cứ một góc phố nào, bạn cũng nhớ đến nơi đó có một nấm mồ
chôn người chết hồi năm 1968.” (Gần đây ông có viết một bài
báo về hồi ký của gia đình ông đăng trên tạp chí Smithsonian
Magazine).
Ông
Trần Viết Mẫn, nhà sư 54 tuổi, trụ trì ở ngôi chùa Phật Giáo Viên
Quang ở Huế nói rằng hồi ức của những người sống ở Huế dù không
được tìm thấy ngoài nơi công cộng, song được thờ cúng trong nhà,
trong gia đình riêng tư trên bàn thờ ở nhà. Hình thức cúng bái,
thờ phượng này đã thấm nhuần rất sâu trong xã hội Việt Nam. Ví
dụ: Họ cúng giỗ ngày người mất tích bị dẫn đi. Ông Mẫn nói rằng
người dân Huế tìm được Hòa Bình – ám chỉ không còn chiến tranh.
Nhưng họ vẫn chưa tìm thấy được sự Thái bình ám chỉ sự thanh
bình, hòa hợp chưa có. Ông nói: “Chiến tranh đã hết rồi,
nhưng hòa bình vẫn chưa thực sự đến với mọi người.”
Ông Nguyễn Quang A, một đảng viên cộng
sản, nay trở thành người đối kháng đã trình bày thái độ cố chấp
của chính quyền cộng sản, không sẵn lòng công nhận chuyện xảy ra
trong quá khứ, khác hẳn với quá trình hòa giải kéo dài rất lâu
trong cuộc Nội Chiến Nam-Bắc Mỹ. Ông nói: Quá trình hàn gắn vết
thương kéo dài rất lâu, đấy là trong những xã hội dân chủ, hiện
nay vẫn còn những vấn đề giữa Nam và Bắc Hoa Kỳ, nói chi đến chế
độ độc tài hà khắc ở Việt Nam.
Những cố gắng hòa giải kể như không hề
có ở Việt Nam. Một nửa thế kỷ sau cuộc Tổng Công Kích Tết Mậu
Thân, đảng cộng sản vẫn chủ trương rằng không hề có cuộc nội
chiến. Kẻ nào bày tỏ quan điểm khác với chính phủ, kẻ đó bị coi
là “phản động”, chống phá xã hội và nhà nước, có thể bị mất việc
làm, hay ở tù lâu dài.
Ông Nguyễn Quí Đức giải thích: “Cái
luận điệu nói rằng cuộc chiến tranh là do đảng lãnh đạo chống đế
quốc Mỹ, không hề có một phía người Việt Nam không tin vào chủ
nghĩa cộng sản. Họ nói rằng không hề có cuộc nội chiến, tức là họ
không đếm xỉa gì đến hàng triệu người Việt Nam chết vì chiến
tranh, vì không ưa cộng sản. Điều đó khiến tôi tức giận vô cùng.”
Bài tường thuật của Bennett Murray trên POLITICO
ngày 15/2/2018
Nguyễn Minh Tâm dịch
Bấm vào đây để in ra giấy (Print)
Những
bài liên hệ
Từ Xuân Đó... Tết Mậu Thân 1968
Năm mươi năm hát trên những xác người
50 Năm cuộc Thảm Sát Mậu Thân (1968-2018)
Thư gửi Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang và Nguyễn Xuân Phúc
Những giờ phút Bình yên cuối cùng và Diễn tiến
Mặt trận Huế
Chiếm lại Con đường, Cửa Sập. Chiếm lại Kỳ Đài
Xuân Mậu Thân Đau Thương
Diễn tiến cuộc Thảm sát ở Giai đoạn II tại Huế vào Mậu Thân 1968
Hoàng Phủ Ngọc Tường sắp chết vẫn nói dối
Gởi Thầy Hoàng Phủ Ngọc Tường
Mồ tập thể đầu tiên bên Sông Hương 1968
Mậu Thân-Huế, anh Em Hoàng Phủ Ngọc Tường và Người vẽ đường hươu chạy...
Vì sao chính quyền cộng sản Việt Nam không muốn nhắc đến...
Đi Nhận Xác Thầy
Chiến thắng mùa Xuân Mậu Thân 1968 của ĐCSVN và Nguyễn Đắc Xuân
THIÊN SỨ MICAE - BỔN MẠNG SĐND VNCH
|
Hình nền: Bộ Huy hiệu Sư Đoàn Nhảy Dù QLVNCH. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML-5 hay cao hơn.
Nguồn: Internet eMail by ddcb chuyển
Đăng ngày Thứ Ba, February 20, 2018
Ban Kỹ Thuật
Khóa 10A-72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH
GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư:
Liên lạc
Trở lại đầu trang