Gia
Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Trang Sưu tầm
Chủ đề:
Khoa học Không gian
Tác giả: MARCIA DUNN, AP Aerospace
Writer
Người dịch: BKT
Bản Việt ngữ
Bấm vào đây để in ra giấy (Print)
Mỏm CANAVERAL, Florida
— Một phi thuyền không gian của cơ quan NASA Hoa Kỳ đã được phóng
lên không gian về hướng Mặt Trời hôm nay, Chúa Nhật, August 12,
2018. Đây là lần đầu tiên, một phi vụ thám hiểm Mặt Trời được
thực hiện ở một khoảng cách rất gần với ngôi sao của chúng ta so
với những phi vụ thám hiểm mặt trời trước đây.
Phi thuyền Thám hiểm Mặt Trời Parker sẽ
bay xuyên thẳng qua màn mỏng của vành trung tâm (corona)
mặt trời hay nói cách khác là bên ngoài bầu khí quyển của mặt
trời, điểm mà chúng ta đã thấy được qua biến cố
Nhật thực đã xảy
ra hôm tháng 8 năm ngoái (2017). Và cuối cùng nó sẽ đậu cách mặt
trời 3 triệu tám trăm ngàn dặm Anh (tương đương 6 triệu cây số),
ở khoảng cách này, chiếc phi thuyền sẽ được an toàn và thoải mái,
cho dù chung quanh nó rất nóng và đầy chất phóng xạ, sẽ cho phép
các khoa học gia thay nó làm công việc thám hiểm mặt trời mà
trước đây người ta không thể thực hiện được.
Các nhân viên cơ quan NASA ghi nhận:
Thảo nào mà các khoa học gia gọi sứ mệnh này là nóng bỏng và
tuyệt vời nhất dưới ánh Mặt Trời này, và có ngày nào đẹp hơn để
phóng chiếc phi thuyền này lên Mặt Trời hơn là ngày Chúa Nhật hôm
nay.
Nicola
Fox thuộc trường đại học Johns Hopkins, là một khoa học gia làm
việc cho dự án này đã viết trong một mẩu tin tweet rằng: “Bay lên
em bé! bay lên”, “bay lên mặt trời!”
Phi thuyền Parker được bảo vệ bằng một
lớp carbon chống nhiệt hiện đại nhất và những kỳ công kỹ thuật
cao nhất khác, vào tháng 10 năm nay, chiếc phi thuyền sẽ lướt qua
Kim tinh (Venus). Và tháng 11, nó sẽ tiến vào vùng của
Mặt Trời lần đầu tiên. Tính tất cả , phi thuyền Parker sẽ thực
hiện 24 cuộc chạm trán với mặt trời trong vòng 7 năm, một quyết
tâm đầu tư với giá $1.5 tỷ Mỹ kim.
Liên tục vào ngày thứ hai, giữa nửa
đêm, khu phóng phi thuyền và những thành phố kế cận đã đông nghẹt
với hàng ngàn khán giả, trong đó có cả một cụ già 91 tuổi, ông
Eugene Parker - một nhà Vật lý Thiên văn học, tên ông đã được
dùng để đặt tên cho phi thuyền thám hiểm mặt trời này. Vào 60 năm
trước, ông là người đã đưa ra thuyết Gió hiện hữu trên Mặt Trời —
đó là một luồng gió siêu thanh và liên tục gồm những hạt bụi nhỏ
li ti thổi từ mặt trời.
Đây là lần đầu tiên cơ quan NASA Hoa Kỳ
dùng tên của một người còn đang tại thế để đặt tên cho một chiếc
Phi thuyền không gian, và ông Parker đã quyết chí phải có mặt tại
hiện trường để xem cuộc phóng phi thuyền này. Sáng Thứ Bảy,
August 11, 2018 là ngày chính thức phóng phi thuyền Parker, nhưng
vì trục trặc kỹ thuật vào phút cuối [nên
phải hoãn lại... ngày hôm sau].
Ông Thomas Zurbuchen, trưởng ban Sứ
Mệnh Khoa học của cơ quan NASA đã nói: “Tôi vui mừng có mặt
tại đây với ông [Parker],
một cách thành thật, không còn một cái tên nào khác có ý nghĩa
hơn cho sứ mệnh này.”
Thứ Bảy, August 11, 2018,
Cape Canaveral, Căn cứ Không quân Florida-Hoa Kỳ, tại Giàn phóng
số 37 - Trên đây là tháp di động được mở rộng để mọi người có thể
nhìn thấy giàn hỏa tiễn khổng lồ mang hiệu United Launch Alliance
Delta IV đang chứa phi thuyền Parker Solar Probe trên đỉnh. Đây
là phi vụ thám hiểm Mặt Trời chưa từng có trước đây, nhưng vào
phút cuối cùng đã có một trục trặc kỹ thuật phải hoãn lại. Nhà
chế tạo Hỏa tiễn United Launch Alliance cho biết cuộc phóng phi
thuyền này sẽ được thử lại vào ngày Chúa Nhật, August 12, 2018,
nếu vấn đề có liên quan đến bộ phận áp xuất khí helium được giải
quyết nhanh chóng. Một khi được phóng vào không gian, Phi thuyền
Parker sẽ hành trình đến gần Mặt Trời hơn các phi thuyền trước
đây. (Phóng viên Bill Ingalls/NASA tường trình qua hãng thông tấn
AP). --Ảnh của
Associated Press.
Hỏa
tiễn khổng lồ Delta IV gầm thét trong đêm đen trước khi bình minh
ló dạng, hàng cây số khán thính giả hồi hộp đưa mắt nhìn. NASA đã
phải huy động một hỏa tiễn khổng lồ, cao tương đương với một tòa
nhà 23 tầng lầu cộng thêm ống phóng phụ thứ 3, để đem chiếc phi
thuyền Thám hiểm nhỏ bé Parker - có kích thước của một chiếc xe
hơi nhỏ với trọng lượng dưới một tấn - về hướng Mặt Trời.
Khoảng cách từ quả Địa cầu đến Mặt trời
là 93 triệu dặm Anh (150 triệu km), và chiếc phi thuyền
Parker sẽ nằm trong khoảng 4% của khoảng cách đó. Đấy là khoảng
cách với 7 lần gần hơn [mặt
trời] so với khoảng cách của
những phi vụ thám hiểm mặt trời trước kia.
Phi thuyền Parker sẽ phá vỡ những kỷ
lục vào mùa thu này. Trong chuyến chạm trán nhẹ đầu tiên với mặt
trời, nó sẽ cách mặt trời là 15.5 triệu dặm (25 triệu km),
dễ dàng phá kỷ lục của phi thuyền mang tên Helios 2 do NASA phóng
đi vào năm 1976. Vào thời điểm mà phi thuyền Parker lượn quanh
quỹ đạo mặt trời ở vòng số 22, thì nó đã tiến sâu vào vùng corona
của mặt trời với tốc độ bay phá kỷ lục là 430,000 dặm/giờ (tương
đương với 690,000 km/giờ).
Trên quả đất này, hiện chưa có một vật
thể nào đạt được một tốc độ nhanh như thế.
Ngay cả khoa học gia là ông Fox cũng
không hiểu được sự táo bạo của sứ mệnh này.
Ông ta đã nói: “Với tôi, điều này
ngoài sức tưởng tượng. Ngay cả lúc này tôi vẫn còn hoài nghi
rằng: thật vậy sao? Chúng ta đang thực hiện điều này?”
Ông Zurbuchen xem mặt trời là ngôi sao
quan trọng nhất trong vũ trụ của chúng ta — sau cùng hết, ngôi
sao này là của chúng ta — và vì thế đây là một trong những sứ
mệnh chiến lược lớn-thời đại của cơ quan NASA. Việc hiểu biết về
sự sống và những thiên tai do mặt trời đem đến, người phàm trần
chúng ta có thể bảo vệ được các vệ tinh và những phi hành gia bay
trong quỹ đạo không gian hữu hiệu hơn, và những giàn điện cao thế
trên mặt đất, ông ghi nhận. Đời sống Xã hội ngày nay hoàn toàn
dựa vào kỹ thuật, vì vậy mọi người đều được hưởng lợi.
Với sứ mệnh này, các nhà khoa học hy
vọng sẽ khám phá được nhiều bí ẩn về mặt trời, một ngôi sao bé
tí, vàng vọt, và cũ rích với tuổi đời 4.5 tỷ năm. Giữa những khúc
mắc này là: Tại sao vòng corona lại nóng hơn hàng trăm lần so với
mặt phẳng của mặt trời và tại sao bầu khí quyển của mặt trời liên
tục giãn nở và gia tăng tốc độ như nhà Vật lý học Thiên văn
Parker thuộc trường đại học Chicago đã tiên đoán một cách chính
xác vào năm 1958?
Ông Fox nói: “sau rốt, chỉ còn cách
là bay lên đấy và sờ vào mặt trời. Chúng ta đã quan sát nó. Chúng
ta đã nghiên cứu về nó qua các sứ mệnh gần nó, gần đến mức ngang
hàng với sao Thủy Tinh (Mercury). Nhưng chúng ta phải bay đến đó
[mặt trời].”
Lớp chống nhiệt của chiếc phi thuyền
này sẽ đóng vai trò một chiếc ô (dù), tạo bóng mát cho
các dụng cụ khoa học gắn trên phi thuyền trong lúc phi thuyền bay
đến những điểm giao tiếp gần với mặt trời. Những bộ phận điện tử
kiểm thính sẽ chắc chắn hướng dẫn chiếc ô chống nhiệt lúc nào thì
phải xoay về hướng mặt trời. Nếu độ nghiêng xảy ra, phi thuyền sẽ
tự động điều chỉnh để giữ cho các đồ nghề trang bị trên phi
thuyền không bị “lửa trời”
rán giòn. Một cuộc điện đàm gửi đi từ mặt đất tới phi thuyền
Parker mất 16 phút mỗi chiều, trong khoảng cách 16 phút chờ đợi
này, chiếc phi thuyền phải tự mình né trực diện với mặt trời vì
những hoa tiêu điều khiển phi thuyền Parker thuộc đại học Johns
Hopkins đang làm việc tại Laurel, tiểu bang Maryland, thì quá xa
không giúp chi được.
Một công tác diện-đối-diện với ngôi sao
[mặt trời]
của chúng ta đã được ghi vào sổ từ hồi năm 1958. Cái mẹo là làm
thế nào để chế tạo một chiếc phi thuyền không gian nhỏ, bền
bỉ/rắn chắc và nhẹ nhàng đủ để bay ở những tốc độ rất cao ngoài
sức tưởng tượng, mà có thể tồn tại trong môi trường khắc nghiệt
của mặt trời và sự thay đổi nhiệt độ đột ngột khi phi thuyền bay
gần Kim Tinh (Venus).
Ông Fox nói: “Chúng ta đã đợi một
thời gian dài để kỹ thuật bắt kịp với niềm mơ ước của chúng ta.
Thật là không thể tưởng tượng được giấc mơ này đã thành sự thật
hôm nay.”
Có hơn 1 triệu tên tuổi được chở theo
phi thuyền này, những giới đam mê không gian đã bắt đầu ghi danh
vào mùa xuân năm ngoái (2017), có cả hình của ông
Parker, vai chính, và một bản sao về thuyết Gió Mặt Trời
của ông vào năm 1958.
Ông Parker đã nói: “Tôi cá với các
bạn $10.00 Mỹ kim nó bay được.”
Bkt sưu tầm & phiên dịch
Bản Anh ngữ
Associated Press
NASA spacecraft rockets toward
sun for closest look yet
By MARCIA DUNN, AP Aerospace Writer -
Sunday, August 12, 2018
Source:
http://www.msn.com/en-us/news/technology/nasa-spacecraft-rockets-toward-sun-for-closest-look-yet/ar-BBLOlLO?li=BBnbfcL
Bấm vào đây để in ra giấy (Print)
Những bài Liên hệ
Diêm Vương Tinh mất tước hiệu
HÀNH TINH
Viễn Thông Không Gian Quốc Tế
Nhật thực tại Hoa Kỳ - 2017
NASA:
Tìm hiểu bên trong lòng Hỏa tinh
Phi thuyền Không gian NASA bay gần Mặt Trời
Chân dung Mặt Trời
THIÊN SỨ MICAE - BỔN MẠNG SĐND VNCH
|
Hình nền: Thái Dương Hệ. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML-5 hay cao hơn.
Nguồn: BKT sưu tầm & trình bày
Đăng ngày Chúa Nhật,
August 12, 2018
Ban Kỹ Thuật
Khóa 10A-72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH
GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư:
Liên lạc
Trở lại đầu trang