Gia
Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Trang
Sưu tầm
Chủ đề:
Khoa học Không gian
Tác giả: wonderopolis.org
Người dịch: BKT
Bản Việt ngữ
Bấm vào đây để in ra giấy (Print)
Lời giới thiệu:
kính thưa Quý Độc giả, đây là 1 trong những bài nói về Khoa học
Không gian Vũ trụ do BKT sưu tầm từ liên mạng. Mặc dù chúng ta
đang sống trên hành tinh này - tức quả địa cầu hay trái đất
(Earth), và vẫn chưa biết hết về nơi ăn chốn ở của chúng ta;
nhưng không có nghĩa là chúng ta không màng (quan tâm) đến những
hành tinh đang có mặt trong Thái Dương Hệ này.
Có thể khoa
học không tin có Thượng Đế, nhưng khoa học từ ngàn xưa cho đến
hôm nay vẫn chịu chết!Không thể chứng minh cho nhân loại biết,
một cách thuyết phục, “nguyên nhân” của sự tạo
thành Vũ trụ như chúng ta được mục kích hôm nay, mà Thái Dương Hệ là
một thành phần của Vũ trụ này.
Kính mời Quý vị theo dõi đề
tài
Diêm Vương Tinh
hay
Pluto
dưới đây. Trân trọng.
--BKT
Đến
hôm nay thì bạn đã biết Diêm Vương Tinh (DVT hay Pluto) không còn
được xem là một hành tinh thông thường nữa. Tại sao vậy? Nó đã
làm điều gì để đánh mất Tước hiệu là Hành tinh nhỏ bé nhất trong
Thái Dương Hệ của chúng ta?
Nhà Thiên văn học người Mỹ tên
Clyde
Tombaugh đã khám phá ra DVT vào năm 1930. Từ năm 1930 đến năm
2006, DVT đã chiếm một vị trí bền vững là
hành tinh số 9 sau Hải
vương tinh (Neptune) trong Thái Dương Hệ của chúng ta.
Tuy nhiên, vào năm 2006, đã có những
thay đổi. Sự thật là chẳng có gì thay đổi trên DVT cả, nhưng
định
nghĩa về hành tinh đã thay đổi. Một khi những thay đổi được con
người phê chuẩn, DVT không còn được coi là “hành tinh” nữa.
Theo những điều luật mới được
Nghiệp
đoàn Thiên văn học Quốc tế công nhận thì, một vật thể trong không
gian phải hội đủ những điều kiện sau đây để được gọi là một hành
tinh:
1. Phải
tròn,
2. Phải
biết lượn chung quanh mặt trời,
3. Quỹ đạo (đường bay) phải “sạch sẽ”.
Có nghĩa là, khi một hành tinh di chuyển, sức hút của nó có
thể quét sạch những chướng ngại vật hiện diện trong khoảng không
gian trong tầm bay của nó. Có những thứ bị nó đụng tan tành nếu
không cũng phải biến thành những mặt trăng.
Diêm Vương Tinh (DVT) hội đủ 2 điều
kiện số 1 & 2: tròn, có quỹ đạo quay chung quanh mặt trời, nhưng
nó lại không hội đủ điều kiện số 3. Vì nó chưa loại được những
rác rến không gian trên quỹ đạo của nó. Và vì vậy, nó không còn
được coi là một hành tinh
[như 8 hành tinh khác trong Thái Dương
Hệ này.]
Dù gì
đi nữa, bạn đừng quá buồn cho DVT. Hiện nay nó có một tước hiệu
mới là “hành tinh đẹt.”
(*) Những “hành tinh đẹt” là những vật
thể trong vũ trụ hội đủ 2 điều kiện nêu trên theo
định nghĩa thế
nào mới là “hành tinh”.
Hiện nay có 4 hành tinh đẹt mang những
tên như Pluto (DVT), Makemake, Haumea và Eris. Vị trí của những
hành tinh này nằm sau Hải Vương Tinh/Neptune.
Em đẹt thứ 5 có tên
Ceres, đang nằm trong vành đai những hành tinh nhỏ giữa Hỏa tinh
(Mars) và Mộc tinh (Jupiter).
Những dữ kiện về Diêm Vương Tinh
(Pluto):
Kích
thước của DVT ngang ngang với “mụ” Hằng Nga của chúng ta,
DVT phải mất 248 năm
tính theo thời gian trên quả địa
cầu để bay giáp vòng mặt trời. Kể từ lúc các
nhà Thiên văn học khám phá ra DVT vào năm 1930, nó chưa bay hết 1
vòng mặt trời. Còn phải bay thêm 150 năm nữa mới xong một vòng
chung quanh mặt trời.
DVT lại ở quá xa, xa đến độ ánh sáng
mặt trời phải mất 5 giờ đồng hồ mới đến được DVT. Trong khi đó
ánh sáng mặt trời chỉ mất 8 phút để đến được quả địa cầu (Earth).
Bkt sưu tầm & phiên dịch
Bkt ghi chú:
(*) Đẹt:
là bé tí teo, lùn tịt như trong truyện “Bạch Tuyết và
7 Chú lùn.”
Bản Anh ngữ
Pluto
lost its title as PLANET in the Solar System
Source:
https://wonderopolis.org/wonder/why-is-pluto-no-longer-a-planet
By now you have
probably heard that Pluto is no longer a planet. But why is that?
What did it do to lose its status as the tiniest planet in our
solar system?
American astronomer Clyde Tombaugh discovered Pluto in 1930. From
1930 until 2006, Pluto sat comfortably beyond Neptune as the
ninth planet in our solar system.
In 2006, however, changes were made.
The truth is, nothing about Pluto changed, but the definition of
a planet did. Once these changes became official, Pluto no longer
fit the definition of a planet.
According to new rules adopted by the
International Astronomical Union, a celestial body must meet the
following criteria in order to qualify as a planet:
A planet must be round.
A planet must orbit the sun.
A planet must have “cleared the
neighborhood” of its orbit. This means that as a planet travels,
its gravity sweeps and clears the space around it of other
objects. Some of the objects may crash into the planet, others
may become moons.
Pluto follows the first two rules: It
is round, and it orbits the sun. It does not, however, follow the
third rule. It has not yet cleared the neighborhood of its orbit
in space. Because it does not follow this rule, Pluto is no
longer considered a planet.
Don't feel too sad for Pluto, though.
It has a new title — “dwarf planet.” Dwarf planets are celestial
bodies that only meet the first two criteria in the new
definition of a planet.
Dwarf planets, like Pluto, have not yet
cleared the neighborhoods of their orbits — and still have some
cleaning to do if they will ever become “true” planets.
Pluto is in good company. There are
currently five dwarf planets, but scientists expect more will be
discovered over time.
Four of the dwarf planets — Pluto,
Makemake, Haumea and Eris — are located beyond Neptune. The fifth
dwarf planet, Ceres, lives in an asteroid belt between Mars and
Jupiter.
Facts
about Pluto:
Pluto is about the size of the moon.
It takes approximately 248 Earth years
for Pluto to make one trip around the sun. Since astronomers
discovered Pluto in 1930, it has not completed one trip around
the sun. It still has more than 150 Earth years to go!
Pluto is so far away that it takes more
than five hours for light from the sun to reach it. The sun's
light reaches Earth in only eight minutes!
Bấm vào đây để in ra giấy (Print)
Những bài Liên hệ
Diêm Vương Tinh mất tước hiệu
HÀNH TINH
Viễn Thông Không Gian Quốc Tế
Nhật thực tại Hoa Kỳ - 2017
NASA:
Tìm hiểu bên trong lòng Hỏa tinh
Phi thuyền Không gian NASA bay gần Mặt Trời
... nhìn vào Biểu đồ
THÁI DƯƠNG HỆ trên đây, ta thấy
có 8 hành tinh và một mặt trời, tổng cộng 9 vật thể trong Thái
Dương Hệ của chúng ta. Trước năm 2006, Thái Dương Hệ có hành tinh
Pluto, người ta dịch là
Diêm Vương Tinh.
Pluto nằm sau Hải Vương
(Neptune) và vị trí này vẫn chưa hay sẽ không bao giờ
thay đổi; sau năm 2006 thì DVT đã bị
Nghiệp Đoàn Thiên Văn Học Quốc tế
loại khỏi Thái Dương Hệ chỉ vì DVT "đẹt"
quá!
Giải thích Biểu đồ TDH:
(a)
những quả cầu có đánh số thứ tự từ 2 đến 9 là những "hành
tinh" quay chung quanh Mặt trời.
Mặt trời mang
số 1 và cố định. Mặt trời là
ngôi sao duy nhất trong Thái Dương hệ này vì nó tạo
ra ánh sáng/hay nguồn sáng cho toàn
thể TDH này.
(b)
những đường kẻ vòng tròn hình bầu dục muôn sắc là "quỹ
đạo" hay "đường bay"
của các hành tinh mang số 2-9. Mỗi quỹ đạo có luật bay riêng của nó
nên các hành tinh trong TDH không bao giờ đụng nhau.
Trên thực tế trong
không gian, ta không thấy những quỹ đạo này. Chúng chỉ được con người
hình dung hay tưởng tượng và vẽ trên màn
ảnh máy tính điện toán hay trên giấy cho mục đích học hỏi thôi.
Chân dung Diêm Vương Tinh
THIÊN SỨ MICAE - BỔN MẠNG SĐND VNCH
|
Hình nền: Thái Dương Hệ. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML-5 hay cao hơn.
Nguồn: BKT sưu tầm & trình bày
Đăng ngày Thứ Tư,
September 6, 2017
Ban Kỹ Thuật
Khóa 10A-72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH
GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư:
Liên lạc
Trở lại đầu trang