Bắc đẩu tinh

 

Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Trang Lịch sử
Chủ đề: TĐ1NDVN–QLVNCH
Tác giả: Nhiều tác giả

TIỂU SỬ TIỂU ĐOÀN 1 NHẢY DÙ
SƯ ĐOÀN NHẢY DÙ–QLVNCH

Huy hiệu Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù

 

Các Đại Đội thuộc TĐ1ND/QLVNCH

(ĐĐ10ND thuộc Bộ Chỉ huy TĐ), ĐĐ15ND*

 

Ghi chú: * TĐ1ND kỵ các con số "3" và "13", nên 3=Trung đội 5; 13=ĐĐ15


Danh số 242 sưu tầm

Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)

 

Ngày 1/8/1951, Bởi quyết định số 1547/EMIFT/1 (Etat Major Interarmees et des Forces Terrestres)

Đại Đội 1 Nhảy Dù Đông Dương và Đại Đội 1 Phòng Vệ Bắc Việt được kết hợp để thành lập Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù Việt Nam (1er Bataillon de Parachutistes Vietnamiens) đầu tiên tại Chí Hoà Sài Gòn (Nha Hỏa Xa tại cổng Bà Xếp–Hòa Hưng), phần lớn các cán bộ chỉ huy đều do người Pháp nắm giữ. Tiểu đoàn trưởng (TĐT) đầu tiên là Đại úy Ticheri kế đó là các Đại úy Gérauld, Đại úy Vervelle, Đại úy Chapuis và sau đó (tháng 2/1952) mới chuyển qua SQVN là Đại úy Nguyễn Khánh (tham dự trận Hòa Bình) rồi sau đó tới Thiếu tá Albert Lê Quang Triệu (khoảng 3 tháng). Việc huấn luyện nhảy dù và đơn vị được thực hiện tại Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù trong căn cứ Tân Sơn Nhất, và một Trung tâm khác tại phi trường Bạch Mai–Hà Nội. Sau khi thành lập, một thành phần của Tiểu đoàn được gởi đến Kontum vào ngày 9/8/1951 để tăng viện cho Tiểu đoàn 2 Nhảy Dù Foreign Legion của Pháp.

Từ ngày 30/8/1951 đến 9/9/1951 TĐ1ND–VN được thả xuống Cù lao Ré tỉnh Quảng Nam trong cuộc hành quân “Pirate” của Liên Đoàn Nhảy Dù Pháp để tấn công một lực lượng CS Việt Minh vừa xâm nhập vào đảo này. Đây là trận thử lửa đầu tiên của TĐ1ND–VN.

Ngày 1/11/1951, TĐ1ND di chuyển ra Hà Nội để làm thành phần trừ bị cho cuộc hành quân “Bretagne”. Từ ngày 15 đến ngày 19/12/1951 TĐ1ND được thả vào vùng hành quân để tiếp viện cho quân Pháp. TĐ1ND đã chạm mạnh với Cộng sản VM tại khu vực Nam Định và sau đó tại Thái Bình.

Ngày 22/1/1952 trong những ngày giáp Tết, TĐ1ND–VN nhảy “saut” đầu tiên chỉ có 3 ĐĐ đánh trận Hòa Bình do Đại úy Nguyễn Khánh chỉ huy và Tướng De Lattre De Tassigny làm Tư lệnh chiến trường. Đơn vị Nhảy Dù VN này là đơn vị triệt thoái sau cùng ngày 21/2/1952. Tới cuối năm 1952 tiểu đoàn mới thành lập thêm ĐĐ thứ tư để đáp ứng đúng nhu cầu cấp số. Lần lượt sự huấn luyện & chỉ huy đơn vị được chuyển giao cho phía Việt Nam.

Đến tháng 4/1952 TĐ1ND trở về Sài Gòn và tham gia ngay trận đánh tại Tây Ninh vào ngày 25/4/1952 trong cuộc hành quân “Chaumiereut” và đến ngày 15/5/1952 TĐ1ND nhảy xuống Xuyên Mộc, tấn công vào mật khu Lê Hồng Phong căn cứ địa của Việt minh cộng sản. Vị sĩ quan VN đầu tiên của tiểu đoàn bị hy sinh trong cuộc chiến là Trung úy Nguyễn Trung Hiếu. Từ đó căn cứ của TĐ1ND được gọi tên là Trại Nguyễn Trung Hiếu.

Sau đó TĐ1ND tham gia các trận đánh với Việt minh cộng sản tại miền cao nguyên Trung Việt như một đơn vị bộ chiến với Liên Đoàn 1 Nhảy Dù thuộc địa GAP–1 như cuộc hành quân Atlas từ ngày 9 đến 29/4/1952 tại Quảng Ngãi.

Ngày 27/12/1952 TĐ1ND đã nhảy xuống Bắc Thái–Hà Nội để tảo thanh lực lượng Việt minh cộng sản mưu toan lập căn cứ địa dựa vào địa thế hiểm trở của vùng này.

Khoảng Tháng 7/1953 đến đầu năm 1954, TĐ1ND được đưa về hoạt động trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong các chiến dịch hành quân của Liên Đoàn 1 Nhảy Dù GAP–1 (1er Groupement Aeroportees Parachutiste).

Ngày 25/3/1955 được điều động về Sài Gòn cùng với Liên Đoàn 1 Nhảy Dù để tảo thanh lực lượng Bình Xuyên ra khỏi Sài Gòn–Chợ Lớn. Sau khi Pháp rút khỏi Việt Nam, TĐ1ND vẫn tiếp tục hiện hữu như là nhân tố thành lập Lực Lượng Nhảy Dù–Việt Nam và gia nhập vào Liên Đoàn 3 Nhảy Dù (3e Groupement Aeroportees Parachutiste).

Những trận đánh đáng ghi nhớ của TĐ1ND:

Ngày 21/9/1955 tham gia chiến dịch Hoàng Diệu tảo thanh lực lượng Bình Xuyên ở khu rừng Sát đến 24/10/1955 do Đại úy Trần Văn Đô làm Tiểu đoàn trưởng.

Ngày 1/1/1956 đến ngày 17/2/1956 tham gia chiến dịch Nguyễn Huệ hành quân bình định miền Tây (vùng Sa Đéc) để giải giới các lực lượng giáo phái quá khích không chịu hợp tác với Chính Phủ Đệ I Cộng Hòa.

Tháng 5/1960, TĐ1ND nhảy dù xuống Mộc Hóa để tảo thanh VC nằm vùng, do Đại úy Dư Quốc Đống làm Tiểu đoàn trưởng.

Ngày 11/11/1960 tham gia cuộc đảo chính do Đại tá Nguyễn Chánh Thi và Trung tá Vương Văn Đông chủ xướng bị thất bại.

Ngày 15/6/1961 Hành quân Sa Đéc, Cao Lãnh. Chiến thắng lớn tại Ấp Mỹ Quý, kinh Thước Thợ. Tất cả quân nhân thuộc TĐ1ND đều được thăng một cấp, Đại úy Dư Quốc Đống TĐT được thăng cấp thiếu tá.

Ngày 18/9/1961, TĐ1ND nhảy dù tiếp cứu và giải vây tỉnh Phước Thành đã bị địch tràn ngập.

Tháng 1/1962, TĐ1ND nhảy dù xuống Vị Thanh–Chương Thiện yểm trợ khai triển Khu Trù Mật.

Tháng 5/1962, TĐ1ND nhảy dù giải cứu đồn Phước Tân, vùng biên giới Miên–Việt và một Trung Đoàn Bộ Binh VNCH bị địch bao vây theo chiến thuật “công đồn đả viện”.

Tháng 2/1963, Ngày mùng 3 và mùng 7 Tết, TĐ1ND nhảy 2 sauts liên tiếp, theo tin tức tình báo, để chận bắt Văn Tiến Dũng vào họp với cục “R” tại chiến khu C.

Từ ngày 2 đến 4 Tháng 3 năm 1964, TĐ1ND cùng TĐ8ND tham dự hành quân Quyết Thắng đánh thẳng vào hậu cần của VC trong vùng biên giới Miên–Việt tại Tân Châu–Hồng Ngự. (Cố vấn Mỹ Thiếu tá McCathy tử trận), Đại tá Cao Văn Viên được thăng cấp thiếu tướng tại mặt trận.

Ngày 03/1/1965, TĐ1ND hành quân trực thăng vận tiếp viện trận Bình Giã giải vây cho TĐ4 TQLC.

Ngày 16/2/1967, TĐ1ND cùng TĐ7ND tham gia hành quân Liên Kết 81 dưới sự điều động của Chiến Đoàn 1 Nhảy Dù ở Sơn Tịnh–Quảng Ngãi. TĐ1ND do Thiếu tá Lê Văn Đặng làm Tiểu đoàn trưởng, Thiếu tá Nguyễn Thu Lương làm Tiểu đoàn phó.

Từ những ngày cuối tháng 1/1968, TĐ1ND tham gia hành quân giải tỏa áp lực VC và bảo vệ đài phát thanh trong Khu Vực Đài Sài Gòn và khắp các mặt trận trong năm Mậu Thân.

Năm 1969, TĐ1ND hành quân Tây Ninh giải tỏa áp lực Cộng quân quanh Sài Gòn, trận Cầu Khởi tháng 2/1969, trận Gò Nổi tháng 7/1969, Thiếu tá Phạm Hy Mai làm Tiểu đoàn trưởng.

Đầu tháng 5/1970, TĐ1ND tham gia chiến dịch Bình Tây, hành quân vùng Mỏ Vẹt–Campuchia trong cuộc Hành Quân Toàn Thắng 43 do BTL/QĐIII tổ chức.  Trung tá Phạm Hy Mai làm Tiểu đoàn trưởng, về sau Thiếu tá Nguyễn Xuân Phan thay thế.

Từ ngày 29/1/1971, TĐ1ND tham gia hành Quân Lam Sơn 719 tại chiến trường Hạ Lào cho đến 6/4/1971. Thiếu tá Ngyễn Xuân Phan tử trận, Thiếu tá La Trịnh Tường thay thế chức vụ Tiểu đoàn trưởng.

Trong “Mùa Hè Đỏ Lửa” 1972, trên chiến trường Tây Nguyên, ngày 15/3/1972, TĐ1ND được không vận đến Võ Định–Kontum để giải tỏa áp lực địch quân quanh căn cứ 6 và thiết lập căn cứ Delta.

Sau đó TĐ1ND được rút về Chơn Thành để hành quân giải tỏa An Lộc trên QL13. Trực thăng vận vào suối Tào Ô, tiến chiếm Ấp Tân Khai.

Ngày 28/5/1972, TĐ1ND cùng với LĐIIIND, TĐ1 được không vận ra Huế tham dự hành quân tái chiếm Quảng Trị. Đầu tháng 7/1972, Thiếu tá Lê Hồng thay thế Trung tá La Trịnh Tường trong chức vụ Tiểu đoàn trưởng.

Ngày 8/8/1974, TĐ1ND di chuyển đến Đà Nẵng tham dự mặt trận Thường Đức do Thiếu tá Ngô Tùng Châu làm Tiểu đoàn trưởng, cho đến cuối tháng 3/1975, toàn bộ SĐND được rút khỏi Quân Khu I kéo theo sự sụp đổ của VNCH ngày 30/4/1975.

Ngày 12/4/1975, TĐ1ND cùng với các Tiểu Đoàn 8 và 9 Nhảy Dù thuộc LĐIND tham gia trận chiến thắng cuối cùng tại mặt trận Long Khánh gây kinh hoàng cho Quân đoàn 4 CSBV.

CÁC TIỂU ĐOÀN TRƯỞNG TIỂU ĐOÀN 1 NHẢY DÙ

1. Đại úy Nguyễn Khánh (22/1/1952–22/2/1952) chỉ huy TĐ1ND tham gia nhảy trận Hòa Bình. Trong khoảng thời gian 1949–1952 Trung úy Nguyễn Khánh là Đại Đội Trưởng Đại Đội 1 Nhảy Dù Việt Nam đầu tiên. Ngày 22 tháng 1 năm 1952 ông được thăng cấp đặc cách đại úy và được chỉ định chỉ huy Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù Việt Nam gồm có 3 Đại Đội tham gia cuộc hành quân Hòa Bình tại miền Bắc–Việt Nam dưới quyền của Tư lệnh chiến trường là Tướng De Latre De Tassigny.

2. Thiếu tá Albert Lê Quang Triệu: 1952 sau trận Hòa Bình, Đại úy Nguyễn Khánh được chỉ định chỉ huy Chiến Đoàn V100 tại Quân Khu II, Thiếu tá Albert Triệu thay thế chỉ huy Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù trong một thời gian ngắn khoảng 3 tháng.

3. Ðại úy Vũ Quang Tài (1952–1955) là vị Tiểu đoàn trưởng đầu tiên của TĐ1ND Việt Nam kể từ khi Liên Đoàn Nhảy Dù được chuyển giao lại cho Quân Đội Quốc Gia Việt Nam vào tháng 9 năm 1954.

4. Ðại úy Trần Văn Ðô (1955–1959) Sau Chiến dịch Hoàng Diệu tiểu trừ lực lượng Bình Xuyên tại Đặc Khu Rừng Sát, Thiếu tá Vũ Quang Tài bàn giao quyền chỉ huy TĐ1ND lại cho Đại úy Trần Văn Đô.

5. Ðại úy Dư Quốc Ðống (1959–1962) Năm 1959, Đại úy Dư Quốc Đống là quyền Tiểu đoàn trưởng TĐ6ND được thuyên chuyển về làm Tiểu đoàn trưởng TĐ1ND cho đến khi lên làm chiến Đoàn Trưởng CĐ1ND năm 1962. Sau này là Trung tướng tư lệnh SĐND và Tư lệnh Quân Đoàn III VNCH.

6. Thiếu tá Bùi Kim Kha (1962–1964) Thay thế Thiếu tá Dư Quốc Đống nắm quyền chỉ huy TĐ1ND cho đến lúc lên làm Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn 1 ND vào năm 1964.

7. Ðại úy Ðoàn Văn Nu (1964–1967) đang là Trưởng Phòng 2 Liên Đoàn Nhảy Dù thay thế Thiếu tá Bùi Kim Kha chỉ huy TĐ1ND cho đến năm 1967 đi làm Tùy viên quân sự cho Sứ quán VN tại Ba Lan và bàn giao lại cho Thiếu tá Lê Văn Đặng.

8. Thiếu tá Lê Văn Đặng (1967–1968) Thiếu tá Lê Văn Đặng chỉ huy TĐ1ND đến năm 1968 về làm Chỉ huy trưởng Tổng hành dinh SĐND và bàn giao nhiệm vụ lại cho Thiếu tá Nguyễn Thu Lương.

9. Thiếu tá Nguyễn Phẩm Bường (1968 khi Trung tá Ðặng TĐT và Thiếu tá Lương TĐP cùng đi du khảo ở ngoại quốc, Okinawa và Australia, Thiếu tá Bường thay thế chức vụ XLTV/TÐT
[xử lý thường vụ/tiểu đoàn trưởng] trong 6 tuần lễ trước khi Thiếu tá Nguyễn Thu Lương đáo nhậm thực thụ).

10. Thiếu tá Nguyễn Thu Lương (1968–1968) sau trận chiến Tết Mậu Thân bàn giao lại cho Thiếu tá Phạm Hy Mai về làm Trưởng Phòng 3/SÐND.

11. Thiếu tá Pham Hy Mai (1968–1970) Ðặc cách tại mặt trận 1969, được thăng cấp trung tá. Tháng 3/1971 là LÐP/LÐIIIND đến tháng 3/1972 đi học khóa chỉ huy tham mưu bàn giao lại cho Thiếu tá Nguyễn Xuân Phan tại mặt trận Bình Tây  Kampuchea,1970.

12. Thiếu tá Nguyễn Xuân Phan (1970–3/1971) Thiếu tá Phan đang là Tiểu đoàn phó TĐ6ND được Trung tướng Dư Quốc Đống điều về thay thế Trung tá Phạm Hy Mai tại mặt trận Kampuchea và cho đến khi bị tử trận tại Hạ Lào trong những ngày cuối cùng của cuộc hành quân Lam Sơn 719.

13. Thiếu tá La Trịnh Tường (3/1971–7/1972) Sau khi Thiếu tá Nguyễn Xuân Phan tử trận, Thiếu tá La Trịnh Tường về thay thế chức vụ Tiểu đoàn trưởng cho đến những ngày đầu chiến dịch Lôi Phong tái chiếm tỉnh Quảng Trị tháng 7 năm 1972.

14. Trung tá Lê Hồng (7/1972–1973) Thiếu tá Lê Hồng TĐP/TĐ5ND về đảm nhiệm vai trò chỉ huy TĐ1ND để khởi đầu chiến dịch Lôi Phong vượt sông Mỹ Chánh tấn công về phía Bắc tái chiếm tỉnh Quảng Trị. Sau Chiến dịch Lôi Phong Thiếu tá Lê Hồng được thăng cấp trung tá. Tháng 8 năm 1974 được Chuẩn tướng Lê Quang Lưỡng chỉ định làm Lữ Đoàn Phó Lữ Đoàn I Nhảy Dù khi TĐ1ND tiến vào mặt trận Thường Đức. Thiếu tá Ngô Tùng Châu đang làm TĐP lên thay thế. Tham dự các trận đánh cuối cùng tại Thường Đức và Xuân Lộc cho đến ngày 30/4/1975. Đã không đầu hàng VC, một mình chỉ huy LĐIND triệt thoái khỏi mặt trận Xuân Lộc, và sau cùng chỉ huy đại bộ phận LĐIND vượt đại dương tỵ nạn CS tại Hoa Kỳ sau khi Dương Văn Minh đầu hàng địch quân CSBV. Đầu thập niên 1980 theo Đoàn Đông Tiến trở về Cam–bốt lập chiến khu và mất tích tại đây.

15. Thiếu tá Ngô Tùng Châu từ Ban 4/LĐIND về làm Tiểu đoàn phó TĐ1ND. Sau khi Trung tá Lê Hồng lên làm Lữ Đoàn Phó LĐIND, Thiếu tá Ngô Tùng Châu lên thay chức vụ Tiểu đoàn trưởng TĐ1ND tham dự các trận đánh cuối cùng Thường Đức và Xuân Lộc cho đến ngày 30/4/1975.

Trải dài cuộc chiến TĐ1ND đã lập nhiều chiến công hiển hách với thành quả 14 lần tuyên dương trước Quân Đội. Đã mang giây biểu chương:

1. Anh dũng bội tinh (3 lần tuyên dương trước Quân Đội với nhành dương liễu)

1. Quân công bội tinh (6 lần tuyên dương trước Quân Đội với nhành dương liễu)

3. Bảo quốc huân chương (10 lần tuyên dương trước Quân Đội với nhành dương liễu)

4. Giây Tam hợp ba màu vàng xanh đỏ bện lại với nhau. Giây biểu chương cao nhất trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và là đơn vị Nhảy Dù đầu tiên được danh dự và xứng đáng mang giây biểu chương này.

 

Tài liệu tham khảo:

–Các Trận đánh của Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù của Mũ Đỏ La Trịnh Tường trên trang nhà
http://nhaydu.com

–General Nguyễn Khánh from Wikipedia the free encyclopedia

–Insignia of The Republic Of VietNam Airborne Division copyright @ 2002 by Harry F. Pugh

–Phỏng vấn trực tiếp một số chiến hữu và Niên Trưởng trong SĐND: Đại tướng Nguyễn Khánh, Hàng Công Thành, Nguyễn Tự Bảo, Hồ Chi Hoa, Nguyễn Phẩm Bường, Thái Văn Minh....

Đại úy Võ Trung Tín – Tiểu Đoàn Truyền Tin SĐND – (714)856–9202
Đại úy Nguyễn Hữu Viên – Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù – (714)897–1435.

Chúng tôi rất mong được đón nhận những ý kiến bổ chính của các chiến hữu cho những sai sót vì vấn đề thời gian đã trên 30 năm và tài liệu tham khảo hạn hẹp
.

Email:
pvotin@gmail.com

 

Phụ lục | CCB TĐT | CCB QYS | CCB TĐ1ND Giai đoạn I | CCB TĐ1ND Giai đoạn II | CCB TĐ1ND Giai đoạn III | CCB TĐ1ND Giai đoạn IV | Đầu trang

 

PHỤ LỤC

Phụ lục | CCB TĐT | CCB QYS | CCB TĐ1ND Giai đoạn I | CCB TĐ1ND Giai đoạn II | CCB TĐ1ND Giai đoạn III | CCB TĐ1ND Giai đoạn IV | Đầu trang

 

HUY HIỆU MAY TRÊN CẦU VAI CHIẾN Y CỦA CÁC QUÂN NHÂN TĐ1ND

 

 

Ghi chú: trên hai cầu vai chiến y của người chiến binh tác chiến SĐND luôn luôn hiện diện huy hiệu của TĐ mình với mầu sắc khác nhau để phân biệt họ thuộc Đại đội nào của Tiểu đoàn nào.

ĐĐ10: màu xanh lá cây, là đại đội Chỉ huy bảo vệ Bộ Chỉ Huy Tiểu đoàn. ĐĐ10 được trang bị 1 Súng cối 81ly để yểm trợ cho các ĐĐ tác chiến ở tầm gần; một khẩu đại bác không giật 90ly; một khẩu đại bác không giật 57ly; và một khẩu Đại liên M50ly bảo vệ vòng đai TĐ.

ĐĐ11: màu xanh da trời đậm, là đại đội tác chiến với một Súng cối 60ly và 4 khẩu Đại liên M60mm cho 4 trung đội. ĐĐ11ND gồm có 4 trung đội: 1, 2, 4, và 5. Số 5 thay cho số 3 vì đơn vị này lúc bấy giờ "kỵ" con số 3 vì tin dị đoan số "3" xui xẻo (bad luck).... Trung đội 4 là trung đội súng nặng, nhiệm vụ chính là yểm trợ hỏa lực súng cối 60ly tầm rất gắn cho các trung đội tác chiến 1,2, & 5.

ĐĐ12: màu đỏ, trang bị vũ khí và nhiệm vụ như ĐĐ11 bên trên.

ĐĐ14: màu tím.

ĐĐ15: màu vàng. Số 15 là "13". Vì 13 là con số "kỵ" hay "số xui xẻo (bad luck)" mà TĐ1ND lúc bấy giờ tin thế.

 

Tiểu đoàn trưởng thứ 14 của TĐ1ND –
Trung tá Lê Hồng (7/1972–1973)

 

 

Vài nét về Cố Trung tá Lê Hồng: Trung tá Lê Hồng (*) là vị Tiểu đoàn trưởng thứ 14 của TĐ1ND. Sau khi bàn giao TĐ1ND cho Thiếu tá Ngô Tùng Châu tại quận Điện Bàn tỉnh Quảng Nam mặt trận Thường Đức vào mùa thu 1974, Trung tá Lê Hồng về Bộ chỉ huy LĐIND và  nhận chức vụ Lữ đoàn phó Lữ Đoàn. Tham dự chiến trận Thường Đức gồm có LĐIND với ba Tiểu Đoàn: TĐ1ND, TĐ8ND, và TĐ9ND. TĐ1ND là TĐ đầu tiên (khinh binh) lên Đỉnh núi 1062 với cố Trung úy Phạm Thanh Quang thuộc ĐĐ11, là SQ Trung đội trưởng đầu tiên mở đường đem được quân Trung đội 2 của anh lên Đồi 1062, anh đã tử trận cùng ngày sau khi tạm thời chiếm được mục tiêu (Đồi 1062). Sau này Đồi 1062 đã hoàn toàn trong tay quân ta kiểm soát, rồi thì cũng đã có một ngày TĐ1ND được lệnh hạ san (xuống núi) bỏ mục tiêu chiếm đóng. [Người viết bài này lúc bấy giờ đang ở Bộ chỉ huy TĐ1ND, Ban 5 – Ban Tâm lý chiến TĐ, cách Trung đội 2/ĐĐ11ND đang quần thảo với địch quân trên Đỉnh 1062 khoảng 200–250 mét].  Cũng tại mặt trận này cố Trung úy Lê Văn Bá Trung đội trưởng thuộc ĐĐ14 tử trận, đồng đội không lấy được tử thi của anh, nhưng một tháng sau anh Bá về báo mộng cho Trung tá Lê Hồng [anh Hồng kể lại] biết anh đang nằm ở một khe đá(?) trên Đồi 1062, và binh sĩ TĐ1ND đi lục soát và đã tìm được tử thi của anh Bá đem về cho gia đình anh ở Quảng Ngãi.

 

Toàn bộ LĐIND sau đó về Sài Gòn để dưỡng quân và bổ sung quân số. Khoảng đầu tháng 4/1975, LĐIND lại được trực thăng vận xuống mặt trận Xuân Lộc/Long Khánh cũng với ba Tiểu đoàn 1, 8, và 9. Đoàn quân tiếp tục chiến đấu đến khi được lệnh triệt thoái khỏi mặt trận Xuân Lộc/Long Khánh. Trong trận lui binh này, Trung tá Lê Hồng là người đã điều động toàn bộ LĐIND bao bọc đoạn chót của đoàn quân (lúc bấy giờ không còn bóng dáng SĐ18BB) gồm các lực lượng dân quân cán chính của Tiểu khu Long Khánh và đồng bào nghèo khổ chạy tỵ nạn VC ra khỏi Long khánh về Phước Tuy. Tại Phước Tuy, ĐĐ11/TĐ1ND đã được các thuyền chở muối của ngư dân chở về Vũng Tàu. Một ngày sau thì LĐIND chèo thuyền về bến Vàm Láng, Tiểu khu Gò Công, nói là để về Quân Khu–IV(?) thiết lập vòng đai phòng thủ mới nhưng việc đã không thành.

 

Ngày thứ Tư mùng 30 tháng 4, năm 1975, Tổng thống cuối cùng của VNCH là Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng VC. Tại chợ Vàm Láng, một số anh em binh sĩ và sĩ quan đã rời bỏ đơn vị để về với gia đình của họ. Trung tá Lê Hồng quyết định không đầu hàng địch quân CSBV mặc dù lúc bấy giờ Vàm Láng, Gò Công không có bóng dáng quân địch cũng như tiếng súng của hai bên. Trung tá Lê Hồng tiếp tục chỉ huy phần còn lại của LĐIND xuống tàu và vượt biển ngay trong đêm cùng ngày. Đêm định mệnh: 30/4/1975.

 

Các con tàu vượt biên của LĐIND gồm ba chiếc tầu lớn: Tàu Bộ chỉ huy LĐIND là một chiếc tàu buôn Sài Gòn–Hương Cảng bằng gỗ, chở các binh sĩ của BCH LĐIND và TĐ1ND, hai chiếc tàu sắt lớn (tầu dầu) chở TĐ8ND và TĐ9ND, và một số ghe nhỏ. Các con tàu 8 & 9ND đã đi trước, riêng tàu BCH/LĐIND vẫn còn bỏ neo ngoài khơi Vàm Láng để đợi 2 sĩ quan LĐT/LĐIND và TĐT/TĐ1ND đã rời đơn vị trong ngày để về Sài Gòn rước gia đình họ. Đại Đội 11/TĐ1ND đã cử Trung đội 1 do Trung sĩ Nguyễn Văn Đức chỉ huy thay cho Tr.đội trưởng, cố Trung úy Mẫn, đã tử trận tại Long Khánh, lưu lại tại chợ Vàm Láng để rước LĐT & TĐT/TĐ1ND cùng với gia đình họ lên tàu. Đến khoảng 10:30g đêm 30/4/1975 không thấy 2 sĩ quan LĐT/LĐIND và TĐT/TĐ1ND và gia đình họ, Trung tá Lê Hồng đã lệnh cho TS N.V.Đức rời vị trí trở ra tàu Lữ đoàn, và cho tàu nổ máy ra khơi hướng về Biển Đông. (Ghi chú: xét về "lý" thì không ai có thể hay có quyền trách móc những anh em đã rời bỏ hàng ngũ để về với gia đình của họ vì họ đã chu toàn trách nhiệm của họ. Khi người lãnh đạo của một chính thể đã tuyên bố đầu hàng địch quân thì đoàn quân của chính thể đó có quyền ai về nhà người nấy nếu chưa chính thức lọt vào tay địch. Xét về "tình", và với tinh thần "Nhảy Dù Cố Gắng" thì giã từ đồng đội ngay trong những giờ phút "cô đơn & và buồn tủi" nhất trong đời chiến binh... là một điều khó quên suốt đời.)

 

Mờ sáng Thứ năm, mùng 1 tháng 5, năm 1975, đoàn tàu đã đến được hải phận quốc tế (ngoài bể Thái Bình Dương) và đổ bộ lên xà lan của Quân Đội Hoa Kỳ cùng ngày bình an. Con thuyền bằng gỗ chở BCH LĐIND sau đó đã được ai đó phóng hỏa ngay trên biển TBD. Khoảng năm ngày sau thì đoàn quân LĐIND đã được tàu Hải quân Hoa Kỳ chở về vịnh Subic, căn cứ Hải Quân Hoa Kỳ lớn nhất tại Thái Bình Dương, Phi Luật Tân. Mặc dầu không còn nước VNCH nữa nhưng anh Lê Hồng vẫn tiếp tục lo cho đoàn quân tỵ nạn LĐIND làm giấy tờ nhập trại tỵ nạn tại đảo Guam, Phi Luật Tân một cách chu đáo. Vả lại anh nói thạo anh văn lắm nên mọi việc anh lo đều thuận tiện dễ dàng giữa lính VNCH & Ban quản trị trại tỵ nạn người Mỹ. (Ghi chú: sau khi xuống bến tàu tại vịnh Subic thì các đơn vị đã tách rời đi riêng chỉ còn một số khoảng hơn một trăm anh em thuộc BCH LĐIND và các anh em TĐ1ND là theo Trung tá Lê Hồng đáp chuyến phi cơ C–141 của Không Lực Hoa Kỳ về trại tỵ nạn ở đảo Guam ngay trong đêm. Sĩ quan trong toán này có Lê Hồng, Đỗ Tiếp, Trần Văn Thể, & Nguyễn Bá Toản đều là CCB của TĐ1ND. Sau này các đơn vị lại có cơ hội gặp nhau tại trại tỵ nạn CS ở đảo  Guam, Phi Luật Tân).

 

Phong cảnh đảo Guam thật đơn giản, toàn đất đá, chung quanh là biển cả, trên đảo lác đác vài nhóm cây phi lao (dương liễu), trời nóng bức như ở Việt Nam ta nhưng nhờ ở sát biển thỉnh thoảng có gió biển thổi vào cũng thoải mái chút đỉnh. Chúng tôi ở đây khoảng hơn một tháng, quần áo muốn kiểu nào cũng có, cứ việc ra bãi quần áo "mới" mà lựa cho hợp với bộ xương cách trí của mình, còn cơm nước thì hàng ngày có lính Mỹ "đút" cho ăn (nghĩa là một ngày có 3 bữa cơm đúng theo tiêu chuẩn của người Mỹ tại lục địa Hoa Kỳ. Chúng tôi chẳng phải làm lụng chi cả, cứ đến các giờ ăn là thầy trò tự động kéo nhau đi xếp hàng một vào nhà cơm. Nhà cơm là một cái lều dã chiến của nhà binh to lắm, rất vệ sinh sạch sẽ, có thể chứa được 1 đến 2 trăm người.) Nước Mỹ thật vĩ đại (hồi đó cơ!)  Đối với lính trận như tôi thì đời sống ở Guam thật là thần tiên bù lại những năm tháng trận mạc ăn cơm cá mối khô muôn đời Lục quân VN! Tôi lợi dụng tối đa thời điểm này chỉ ăn và ngủ cho lại sức! Cũng nên nhắc lại sự kiện có một số AE ND và nhiều người thuộc lãnh vực dân sự đã xin hồi hương và được chấp thuận. Những người tỵ nạn hồi hương về VN trên con tầu Việt Nam Thương Tín được QĐHK tiếp tế nhiên liệu và lương thực trước khi rời Phi Luật Tân.

 

Vào lục địa Mỹ, anh Lê Hồng và đa số các anh em LĐIND được bay về một trại tỵ nạn thuộc tiểu bang Pennsylvania. Trại tỵ nạn này là một đồn lính có tên là "Fort Indiantown Gap" thuộc địa phận quận Lebanon, là Trung tâm Huấn luyện Vệ Binh Quốc gia của Hoa Kỳ (National Guard), và cũng là Tổng hành dinh của các Bộ Quốc phòng, Bộ Cựu Chiến Binh, và Lực lượng Vệ Binh Quốc gia thuộc tiểu bang Pennsylvania. Đồn Indiantown Gap cách thành phố Harrisburg 35 dặm về hướng Đông bắc. Trong suốt thời gian ở trại tỵ nạn CS, anh Hồng đã dàn xếp để 4 sĩ quan thuộc TĐ1ND khi xưa, cùng ở chung một doanh trại và cùng một phòng với anh cho vui: đó là các anh Lê Hồng (Tr. Tá LĐP), anh Đỗ Tiếp (Đ.úy B3 LĐIND), anh Trần Văn Thể (Đ.úy B3 TĐ1ND), và Nguyễn Bá Toản (Th.úy ĐĐ11 TĐ1ND). Địa chỉ của chúng tôi lúc bấy giờ (June/1975) là Doanh trại số 6–47, Trại tỵ nạn CS Indiantown Gap, Pennsylvania như sau:

 

Deptpartment Of the Army
Headquarters Task Force New Arrivals
46th Task Force, Barrack No. 6–47
Fort Indiantown Gap, PA 17003.

 

Anh Hồng là một cựu quân nhân công giáo rất "ngoan đạo". Khi còn là TĐT TĐ1ND đóng ở Cổ Bi, Huế, thỉnh thoảng anh mời Cha cố Trung tá Mathia Vũ Ngọc Đáng, Tuyên úy trưởng SĐND/QLVNCH bay ra vùng hành quân để giải tội, làm lễ, và ban phúc lành cho các AE CG TĐ1ND. Vào những dịp này, anh lệnh cho các Đại đội trưởng tác chiến phải tạo mọi cơ hội thuận tiện cho các AE CG về BCH/TĐ tham dự thánh lễ. Vào những dịp này tôi thích lắm vì được miễn công tác, lại vừa đi vừa được ngắm cảnh "đẹp" nữa, rồi lại được BCH/TĐ đãi một chầu cơm trưa sau thánh lễ. Tại trại tỵ nạn ở Mỹ anh Hồng cũng không quên đời sống đạo. Vào một ngày nọ anh nhắc tôi thế này: "Toản đã đi rửa tội chưa?"; tôi ngạc nhiên hỏi lại: anh muốn nói "xưng tội?"; anh trả lời: không, anh nói là "rửa tội cơ." Tôi trả lời: "thưa anh, em đã được rửa tội ngay khi lọt lòng mẹ được hai tháng". Anh nói: "nhưng chúng ta đến nơi này không còn giấy tờ gì cả và phòng Tuyên úy công giáo của trại đang khuyến khích đồng bào tỵ nạn CG nên ghi danh để thiết lập lại chứng chỉ rửa tội đó!" Thế là tôi lên phòng Tuyên úy trại gặp cha Tuyên úy Phạm Văn Phương và ngài ký cho ngay một giấy chứng chỉ rửa tội tại Huê Kỳ ngon lành, không cần nhân chứng, cũng chẳng có bố mẹ đỡ đầu! (Chú ý: Trên mảnh giấy này có một vài chỗ được tẩy xóa vì lý do cá nhân, xin quí vị thông cảm.)

 

Anh Hồng sau đó được một sĩ quan Mỹ đã về hưu (?), cựu cố vấn SĐND/VNCH thuộc Sư Đoàn 82 Nhảy Dù bảo trợ ra khỏi trại. SĐ82ND/HK hiện đang đồn trú tại thành phố Fayetteville tiểu bang North Carolina, Hoa Kỳ. Cuộc đời anh Hồng, như bao nhiêu người Việt tỵ nạn CS khác, bắt đầu trở về con số không từ đây: người bảo trợ tìm được cho anh một công việc "vá dù & xếp dù" trong Đại bản doanh của SĐ82ND (82nd Airborne Division).

 

Đầu tháng 8 năm 1975 anh Hồng tìm được một gia đình người Mỹ (để bảo trợ tôi) ở cách thành phố anh đang định cư khoảng nửa giờ lái xe và dặn tôi nên nhận lời họ vì anh muốn tôi về vùng gần anh đang ở cho có AE, tôi đã nhận lời. Khoảng giữa tháng 8 năm 1975 thì Ban quản trị Trại tỵ nạn báo cho tôi chuẩn bị lên văn phòng làm giấy tờ để xuất trại. Và vào ngày Chúa Nhật mùng 7 tháng 9, năm 1975, tôi đáp chuyến bay hãng TWA phi vụ số 881 từ phi trường Harrisburg, Pensylvannia, máy bay ngừng ở Pittsburgh, PA để đổi sang phi vụ số 739, và sau đó bay thẳng về Raleigh, thủ phủ của tiểu bang North Carolina, máy bay đáp xuống đất khoảng 7 giờ chiều cùng ngày. Anh Hồng và người Mỹ bảo trợ đón tôi tại phi trường Raleigh. (Ghi chú: vé máy bay là do cơ quan từ thiện Công Giáo Hoa Kỳ tặng cho những người tỵ nạn CS có ghi danh nhận sự giúp đỡ của họ bất kể tôn giáo, tên tiếng Anh là "United States Catholic Conference" viết tắt "USCC" (hiện nay USCC đã đổi tên thành Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ – United States Conference of Catholic Bishops)). Khi về nhà người bảo trợ mỗi người tỵ nạn phải có giấy chứng nhận sức khỏe của Bộ Y Tế HK giấy chứng nhận tài sản khi xuất trại.

Nhà ông bà bảo trợ của tôi cách bản doanh SĐ82ND/HK khoảng 30 phút lái xe. Ông là người gốc Ái–Nhĩ–Lan (Ireland) công giáo, bà là người gốc Đức đẹp lắm, theo đạo Tin lành (Lutheran), họ hiền và rất tử tế, cả hai đều có con riêng và các con họ đã trưởng thành như đàn chim đã vỡ tổ. Nhà chỉ còn hai ông bà, anh con cả bệnh của ông, con chó tên skippy, và tôi. Ông bà đối xử với tôi không khác chi một người con trong gia đình. Ông qua đời năm 1991, 93 tuổi, bà mất năm 2009, 87 tuổi. Anh Hồng thường hay đi lễ Chúa Nhật ở nhà thờ ông bà bảo trợ tôi nên thỉnh thoảng anh đưa tôi về (lúc bấy giờ tôi chưa có xe hơi) chung cư của anh ở thành phố Fayetteville để AE tâm sự cuối tuần cho vui, nhưng mục đích chính là để cho tôi khỏi "đào ngũ" khỏi vùng này để về các đô thị phồn hoa lớn như California.... Một thời gian sau đó thì anh Đỗ Tiếp (Đại úy B3–LĐIND) cũng về ở cùng căn chung cư (apartment) với anh. Như vậy là 3 Sĩ quan thuộc TĐ1ND: Hồng, Tiếp, & Toản còn ở gần nhau trong khoảng cách nửa giờ lái xe trong khoảng hơn một năm. Chỉ có anh Thể lúc bấy giờ đã đi định cư ở tiểu bang California cho đến nay.

Năm tháng trôi qua không bao lâu thì anh Hồng rời thành phố Fayetteville về tiểu bang Virginia sinh sống, tôi vẫn ở với ông bà bảo trợ, vừa đi làm vừa đi học ngành Điện toán. Ở Virginia anh Hồng đi làm thợ sơn với cựu Hải quân Đề đốc/VNCH Chuẩn tướng Hoàng Cơ Minh. Trong thời gian này, thỉnh thoảng anh về North Carolina để gây xứ bộ ở đây và có ghé thăm ông bà bảo trợ và tôi. Anh có thuyết trình sơ sơ về Lực Lượng Quân Nhân VNHN cho tôi nghe. Tôi đã gia nhập "LLQNVNHN" trong lúc còn đang đi học ở đây, và vào một buổi sáng đẹp trời tôi theo anh về Virginia để làm lễ tuyên thệ "Trung thành với Tổ Quốc" (thật ra là trung thành với cái LLQNVNHN của Hoàng Cơ Minh lúc bấy giờ thì đúng hơn). Đây là tập tục của LLQNVNHN lúc bấy giờ, các Tân đoàn viên phải làm lễ tuyên thệ trước bàn thờ Tổ quốc sau một thời gian ngắn hoạt động với lực lượng trước sự chứng kiến của các bố già... như lão Đại tá Liễu, Minh–râu–cá–chốt (bác này có bộ râu như râu con cá chốt. Ngày còn bé sau mỗi buổi chiều tan học, làm bài vở xong là tôi xin phép mẹ đi ra bờ mương câu cá, mỗi lần câu được con cá chốt là tôi ghét vô song, tôi vật nó xuống đất cho chết tươi ngay, vì con cá này nhỏ như ngón tay út nhưng rất gian ngoan, nếu ta không khéo thì hai nghạnh của nó đâm vào gan ngón tay mình thì đau nhức... đến rơi nước mắt!), và người giới thiệu đoàn viên như anh Hồng. Ngày ấy chúng tôi còn trẻ lắm, làm bao nhiêu $ là đem về đóng "hụi chết" cho cái LLQNVNHN phải gió kia! Phải nói rằng AE chúng tôi lúc bấy giờ "hiền quá", rất dễ bị lường gạt bởi những lời đường mật của các cụ cáo già kia....

 

Sau một thời gian vừa đi làm vừa đi gây xứ bộ trên khắp nước Mỹ cho Lực Lượng Quân Nhân VN Hải Ngoại, anh Hồng đã giã từ Thiên đàng của trần thế tại Hoa Kỳ, theo tiếng gọi non sông cùng với đoàn "Đông Tiến" về Thái Lan lập chiến khu đối đầu với VC. Anh Lê Hồng, cố Trung tá Tiểu đoàn trưởng TĐ1ND, Lữ Đoàn Phó LĐIND/QLVNCH đã vĩnh viễn ra đi để lại một vợ (Chị Nhạn) (**) và năm người con tên Nhân, Nghĩa, Lễ, Tín, và Điệp.

 

Ngày nay mỗi khi làm việc cực nhọc quá, tôi lại liên tưởng đến hai địa đàng trần thế của tôi ngày xưa: trại tỵ nạn ở đảo Guam và trại Indiantown Gap, PA. Vì ở hai nơi đó tôi chẳng cần mần đếch gì cả mà cũng có ăn, thiên hạ đưa mâm cơm đến mõm mình 3 lần một ngày! Đời quả là tuyệt! Nhưng mà hình như những điều tốt lành trong đời người lại qua đi rất chóng...! Good things don't last long quí vị ạ!

 

Kết: Trong đoạn kết này, tôi không dám đại diện cho ai nhưng chỉ bày tỏ cảm tưởng cá nhân của tôi đối với anh Lê Hồng về những gì anh đã làm ở TĐ1ND, ở LĐIND, ở các Trại tỵ nạn, ở Mỹ, và những sự việc đã xảy ra trước mắt tôi ba mươi bảy (37) năm về trước: thật sự tôi được sống vẹn toàn đến ngày hôm nay tại Hoa Kỳ là nhờ tài chỉ huy của cố Trung tá Lê Hồng, anh đã sử dụng hết kinh nghiệm bản thân và sự hiểu biết về cách hành binh trên chiến trường, chấp nhận mọi rủi ro, đã có những quyết định chính xác và gan dạ, và đã hướng dẫn đoàn quân LĐIND đến nơi an toàn, ngoài cánh tay với của quân thù.  Phải công nhận rằng ngoài hai binh chủng Không quân và Hải quân QLVNCH vì họ có phương tiện cơ hữu, thì không có một đơn vị bộ binh QLVNCH nào đã vượt biên như Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù với 3 Tiểu Đoàn tác chiến sau Ngày Quốc Hận 30/4/1975. Tôi cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho anh em chúng tôi một Sĩ quan chỉ huy can đảm, bất khuất, và thao lược. Không e ngại hiểm nguy, quên mình vì đơn vị, và anh đã sẵn sàng chết cho quê hương và Tổ quốc VN mến yêu. Tôi lại nhớ ơn chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã có một chính sách Tự do & Nhân bản, đã huấn luyện anh em chúng tôi trở thành những chiến binh tốt cho Quân Đội miền nam Việt Nam. Con cảm ơn Cha Giuse Đinh Tường Huấn đã hướng dẫn đời sống tinh thần con trong những năm tháng êm đềm bên cạnh gia đình. Và sau cùng cảm ơn Bố Mẹ tôi đã giáo dục "con nên người, và đã thuật lại cho con những kinh nghiệm hiểu biết quí báu của bố mẹ về người cộng sản" để con biết phòng thân.

 

XIN CÁC ACE CỰU QUÂN NHÂN CÔNG GIÁO TĐ1ND THÊM LỜI CẦU NGUYỆN CHO
LINH HỒN GIOAN BAO–TI–XI–TA LÊ HỒNG

 

Viết xong ngày Thứ ba, February 21, 2012
Virginia, Hoa Kỳ
BKT

 

 

Ghi chú: (*) – Trung tá Lê Hồng bắt đầu cuộc đời Binh nghiệp của anh từ cấp bậc B2 (Binh nhì), ôm máy truyền tin cho các đơn vị Nhảy dù chiến đấu ngoài mặt trận, rồi được gửi đi học Khoá Hạ Sĩ quan, và sau cùng là khóa Sĩ quan đặc biệt tại quân trường Đồng Đế, Nha Trang.

 

(**) – Mặc dù có đầy đủ phương tiện để đem vợ con xuống bến Vàm Láng, Trung tá Lê Hồng đã không thực hiện điều này. Anh quyết tâm cùng đồng cam cộng khổ với toàn thể binh sĩ LĐIND. Không đầu hàng địch quân CSBV. Quyết ra đi để bảo toàn tính mạng cho binh sĩ LĐIND, bảo toàn Danh dự cho QĐ–VNCH nói chung, và cho Sĩ quan QĐ–VNCH nói riêng. Anh thật xứng đáng là đại diện cho ba người chiến binh tiêu biểu của QLVNCH: Binh sĩ, Hạ Sĩ quan, và Sĩ quan.

 

Các CỐ VẤN TRƯỞNG QUÂN ĐỘI HOA KỲ ĐÃ PHỤC VỤ Ở
TIỂU ĐOÀN 1 NHẢY DÙ
(Từ năm 1963 đến năm 1973)

 

1. Đại úy YUMKER
2. Thiếu tá RICHMON
3. Đại úy J.F.C. KENNY, Jr
4. Đại úy T.W. MAC CATHY
(Tử Trận ở Tân Châu, Hồng Ngự tháng 3 năm 1964)
5. Thiếu tá J. J. LINDSAY
6. Đại úy J. F. CORBY
7. Đại úy W. L. GOLDEN
8. Đại úy R. H. WEBB, Jr
9. Đại úy P. M. DAWKINS
10. Đại úy G. L. RHOADES
11. Đại úy J. C. McNERVY
12. Đại úy B. L. CORLEY
13. Đại úy J. C. ELLISON
14. Đại úy E. H. KLINK
15. Thiếu tá C. H. DUCKWORTH
16. Đại úy R. W. WINN
17. Đại úy E. J. HAYDASH
18. Thiếu tá E. R. GREEN
19. Thiếu tá L. J. DACUNTO
20. Thiếu tá J. SKLAR
21. Thiếu tá R. BAILEY

 

CCB TĐ1ND – CÁC TIỂU ĐOÀN TRƯỞNG TĐ1ND CÒN TẠI THẾ

 

Phụ lục | CCB TĐT | CCB QYS | CCB TĐ1ND Giai đoạn I | CCB TĐ1ND Giai đoạn II | CCB TĐ1ND Giai đoạn III | CCB TĐ1ND Giai đoạn IV | Đầu trang

 

Đại tá Nguyễn Thu Lương
Khóa 4–53/SQTB/TĐ
Tiểu đoàn trưởng thứ 10 TĐ1ND (1968–1968)
 Lữ Đoàn Trưởng cuối cùng của LĐIIND (Mặt trận Phan Rang/Ninh Thuận)

 

Trung tá La Trịnh Tường
Khóa 9/SQTB/TĐ
Cựu Đại Đội Trưởng ĐĐ15/TĐ1ND
Tiểu đoàn trưởng thứ 13 TĐ1ND (3/1971–7/1972)

 

Thiếu tá Ngô Tùng Châu
Khóa 18VBĐL
Tiểu đoàn phó TĐ1ND 1973
Tiểu đoàn trưởng cuối cùng của TĐ1ND
1974–1975

 

 

CCB TĐ1ND – CÁC QUÂN Y–SĨ TĐ1ND CÒN TẠI THẾ

 

Phụ lục | CCB TĐT | CCB QYS | CCB TĐ1ND Giai đoạn I | CCB TĐ1ND Giai đoạn II | CCB TĐ1ND Giai đoạn III | CCB TĐ1ND Giai đoạn IV | Đầu trang

  

Đại úy Bác sĩ Phạm Gia Cổn ("BS Đại hàn") (*)
Y–sĩ Trưởng TĐ1ND (1968–?)

 

(*)  BS PGC là người VN, BK–54 chính hiệu, có biệt danh là "BS Đại hàn" vì bác ấy giống người ĐH lắm.

 

Trung úy Bác sĩ Vĩnh Chánh
Y–sĩ Trưởng TĐ1ND (1974–1974)
MT Thường Đức, Đồi 1062

 

Phụ lục | CCB TĐT | CCB QYS | CCB TĐ1ND Giai đoạn I | CCB TĐ1ND Giai đoạn II | CCB TĐ1ND Giai đoạn III | CCB TĐ1ND Giai đoạn IV | Đầu trang

 

CỰU CHIẾN BINH TĐ1ND CÒN TẠI THẾ

 

Phụ lục | CCB TĐT | CCB QYS | CCB TĐ1ND Giai đoạn I | CCB TĐ1ND Giai đoạn II | CCB TĐ1ND Giai đoạn III | CCB TĐ1ND Giai đoạn IV | Đầu trang

 

Lời mở đầu: phần này liệt kê danh sách các cựu quân nhân (CQN) hay cựu chiến binh (CCB) Tiểu Đoàn 1 Nhảy dù (TĐ1ND), Sư Đoàn Nhảy Dù (SĐND), QLVNCH còn sống trên khắp thế giới, kể cả Việt Nam – Không phân biệt cấp bậc, ngành nghề. Nếu các bạn đã từng là quân nhân phục vụ tại TĐ1ND, kể cả các đấng Thiên Thần Hỏa Đầu Quân... xin vui lòng ghi danh vào Trang Tiểu Sử TĐ1ND này ASÁP.  Bắt đầu từ các CCB TĐ1ND của thế hệ đầu tiên khi QLVNCH chưa được thành lập cho đến ngày 30/4/1975.  Ngày nay các CCB TĐ1ND nói riêng và CCB SĐND nói chung được gọi là Mũ Đỏ (MĐ).  Chú ý: Hình ảnh của các CCB TĐ1ND và bài viết của họ là do sự tình nguyện và là ý kiến riêng của từng cá nhân một khi họ nói về giai đoạn lịch sử mà họ phục vụ ở TĐ1ND.

 

Nhắn tin cho các CCB TĐ1ND khắp thế giới: quí ACE CCB TĐ1ND xin gửi hình ảnh và bài viết của mình về cho BKT để cập nhật hóa cho trang điện tử TS/TĐ1ND này. Tiêu chuẩn của bài viết: quý ACE chỉ thuật lại những gì mắt thấy tai nghe ở thời điểm mà quý ACE phục vụ tại TĐ1ND. Như lịch sử  và những trận đánh lớn nhỏ của TĐ1ND trên khắp các chiến trường VN. Xin ACE cho biết cấp bậc & chức vụ cuối cùng khi rời TĐ1ND.–BKT

 

 

CCB TĐ1ND – GIAI ĐOẠN I – THẾ HỆ ĐẦU TIÊN KHI TĐ1ND MỚI ĐƯỢC HÌNH THÀNH

 

Mũ đỏ (MĐ) Nguyễn Văn Mùi: hiện là đương kim Hội trưởng Hội Gia Đình Mũ Đỏ vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận. Có thể nói, hiện nay anh Mùi là CCB TĐ1ND kỳ cựu và lâu đời nhất của TĐ1ND còn sống sót sau cuộc chiến.  Sau đây là bài viết của MĐ NVM về thời gian anh phục vụ tại ĐĐ3/TĐ1ND/SĐND/QLVNCH:

 

Ngày 1 tháng 8/1951 thành lập Đệ Nhất Tiểu Đoàn Nhảy Dù Việt Nam (Premier Bataillon de Parachutistes Vietnamienes) sau này gọi là TĐ1ND. Tiểu đoàn trưởng đầu tiên: Đại úy LÊ QUANG TRIỆU. Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù đầu tiên của Quân Lực Việt Nam gồm có các Đại Đội như sau:

Đại Đội 1: Đại úy NGUYỄN KHÁNH làm Đại đội trưởng (ĐĐT) và Trung úy ĐỖ CAO TRÍ làm Đại đội phó (ĐĐP). Là ĐĐ Nhảy Dù thuộc Garde VIETNAM du Sud. ĐĐ1 đồn trú tại Thủ Đức gia nhập TĐ1ND).

Đại Đội 2: Trung úy người PHÁP ĐĐT (MÙI không nhớ tên) lấy từ Tiểu Đoàn Việt Nam (có Trung sĩ I NGÔ XUÂN SOẠN).

Đại Đội 3: Trung úy BATAILLE ĐĐT(Anh MÙI thuộc ĐĐ này). ĐĐ3 nguyên là 1ere Compagnie Indochinoise Parachutiste trực thuộc 1er.Bataillon de Parachutistes Colonial (1er.BPC).  Đóng tại Dĩ–An.

Đại Đội Chỉ Huy: Trung úy OLIVIER ĐĐT, đa số người VIỆT lấy từ 1er.BPC (có Trung sĩ SƠN THƯƠNG, THẠCH AO).

 

TĐ1ND HÀNH QUÂN TRÊN KHẮP VIỆT NAM

 

 

Tiểu Đoàn ra Bắc đóng quân tại làng GIÁP BÁT gần phi trường BẠCH MAI. Tại đây Đại úy NGUYỄN KHÁNH gây gỗ lớn tiếng và vô lễ với Đại úy LÊ QUANG TRIỆU là Tiểu đoàn trưởng và bị điều ra khỏi TĐ1ND.

 

– ĐĐ3 hành quân vùng Rocher Notre Dame, Ba Vì.

– ĐĐ3 được rút về cùng Tiểu Đoàn và Hành quân Vùng Sept Pagodes/Đông Triều.

– TĐ1ND di chuyển về vùng Hải Dương, giữa đường ĐĐ3 và ĐĐ1 được lệnh tiếp viện Poste ĐỒNG DU đang bị VC bao vây, tại đây chạm địch rất nặng, một số Sĩ quan và Binh sĩ ĐĐ1và ĐĐ3 tử thương, trong số các quân nhân tử trận của ĐĐ1 và ĐĐ3 có Lieutenant (Trung úy) DE LARNAGE ĐĐP/ĐĐ3), sau trận này Đại úy DE FOSSARIEU [làm] ĐĐT/ĐĐ3.

 

– TĐ1ND hành quân vùng Nam Định
– TĐ1ND hành quân vùng Thái Bình

– Ngày 9/2/1952 ĐĐ1 và ĐĐ3 chạm địch rất nặng tại Làng Long Thôn, Thái Bình gây tử thương cho một số Binh sĩ của hai ĐĐ1và ĐĐ3.

 

– TĐ1ND hành quân Vùng Hòa Bình với nhiệm vụ giữ đường rút lui của Quân đội Pháp từ Hòa Bình về Hà Nội.

– TĐ1ND trở về Sài Gòn.

– TĐ1ND hành quân nhảy dù vùng Xuyên Mộc

– Quân đội Pháp chuyển giao TĐ1ND cho Sĩ Quan Việt Nam chỉ huy

– TĐ1ND có thêm ĐĐ4 do Trung úy DƯ QUỐC ĐỐNG làm ĐĐT.

– TĐ1ND hành quân Đô Thành Sài Gòn diệt trừ [quân] phiến loạn Bình Xuyên.

– TĐ1ND hoàn toàn do các Sĩ quan Việt Nam chỉ huy.

– Đại úy VŨ QUANG TÀI sau lên cấp thiếu tá.

– Đại úy TRẦN VĂN ĐÔ

– Đại úy DƯ QUỐC ĐỐNG

– Riêng tên các Sĩ quan PHÁP TĐT: VERVELLE, PICHERIE, Đại úy MARCHEAU, Đại úy GERAUD sau cùng.

– Đào tạo Nhảy dù: tại miền Nam Việt Nam có Base Aeroporter du Sud và Trường Huấn Luyện Nhảy Dù là STUP, Tân Định, và bãi nhảy là Phú Thọ (sau Khám Chí Hòa). Tại miền Bắc Việt Nam có Base Aeroporter du Nord ở Chợ Hôm, Hà Nội. Sau này GAP3 (Groupe Aeroporter Parachutistes số 3) do người Pháp chuyển giao cho người Việt thành Liên Đoàn Nhảy Dù do Thiếu tá ĐỖ CAO TRÍ chỉ Huy Trưởng. Gồm có TĐ1ND, TĐ3ND, TĐ5ND, và TĐ6ND Nhảy Dù.

 

Hình ảnh ngày xưa, anh Mùi có rất nhiều, vì thời đó anh có máy ảnh, thường hay mang theo chụp các cuộc hành quân và dạo phố, vì là nhảy dù mà anh tình nguyện. Anh lấy bằng dù 19/12/1950 tại TTHL/Nhảy Dù S.T.U.P. Tân Định, Sài Gòn.

Tháng 5/1975, anh MÙI trình diện và bị đi tù ra Bắc đến 1983 được tha về. Chị MÙI và 2 cháu cùng vượt biên 12/1978 và mất tích. Nhà anh mặt tiền đường, đất do Trung tướng ĐỐNG cấp và anh tự xây cất (ngang với nhà Tướng LƯỠNG), vì chị MÙI vượt biên nên Chủ tịch Phường 13/Quận Tân Bình tịch thu và lấy ở. Do đó tất cả hình ảnh của anh MÙI và Gia đình bị mất mát là đương nhiên.

 

– Ngày anh MÙI gia nhập Nhảy Dù, Anh MÙI là người trẻ nhất, người hơn anh MÙI một tuổi với cấp bậc sau cùng là Trung úy PHÙNG VĂN THẠNH.

 

– Đến 1953 có thêm ĐĐ4.

– Sau này Liên Đoàn Nhảy Dù được nâng lên cấp Lữ Đoàn Nhảy Dù do Đại tá NGUYỄN CHÁNH THI làm Lữ Đoàn Trưởng và các ĐĐ 1, 2, 3, 4, & ĐĐCH trở thành ĐĐ10, 11, 12, 13, 14.  Về sau này ĐĐ13 chạm địch và gây tổn thất nặng, sau trận Thủ Thừa, Long An, Đại Đội 13 đổi thành Đại Đội 15 (có thể vì 13 là con số xấu).

 

Bức ảnh Kỷ niệm buổi tiệc Sĩ quan, Hạ sĩ quan thuộc
Ban hành chánh Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù tại Nhà hàng Tài Nam 1954 

Mũ đỏ NGUYỄN VĂN MÙI

 

Phụ lục | CCB TĐT | CCB QYS | CCB TĐ1ND Giai đoạn I | CCB TĐ1ND Giai đoạn II | CCB TĐ1ND Giai đoạn III | CCB TĐ1ND Giai đoạn IV | Đầu trang

 

CCB TĐ1ND – GIAI ĐOẠN II – SAU THẬP NIÊN 60

 

Phụ lục | CCB TĐT | CCB QYS | CCB TĐ1ND Giai đoạn I | CCB TĐ1ND Giai đoạn II | CCB TĐ1ND Giai đoạn III | CCB TĐ1ND Giai đoạn IV | Đầu trang

 

1. Đại úy Đỗ Tiếp
K8–68/SQTB
SQB3 LĐIND
2. Trung úy Nhân
ĐĐT ĐĐ10
3. Đại úy Trần Văn Thể
K24VB–ĐL
ĐĐT ĐĐ11
4. Trung úy Thọ
K25–VBĐL
ĐĐT ĐĐ12
5. Trung úy Về
ĐĐT ĐĐ14
6. Đại úy Lộc
K23–VBĐL
ĐĐT ĐĐ15
           

 

1. Đại úy Đỗ Tiếp: tốt nghiệp Khóa 8/68 SQTB/TĐ. Về TĐ1ND Tết Mậu Thân, bị thương 6 lần trên nhiều mặt trận. SQ Hành quân (B3) TĐ1ND, sau này là SQB3 LĐIND đến ngày 30/4/1975. Không đầu hàng VC. Đã cùng với đại bộ phận LĐIND vượt tuyến tỵ nạn CS tại HK 1975.

 

2. Trung úy Nhân: SQTB/TĐ. Đại đội trưởng ĐĐ10, Đại đội chỉ huy, TĐ1ND.

 

3. Đại úy Trần Văn Thể: tốt nghiệp Khóa 24VB–ĐL. Đại đội trưởng ĐĐ11/TĐ1ND. Sau là SQB3 TĐ1ND cho đến ngày 30/4/1975. Không đầu hàng VC. Đã cùng với đại bộ phận LĐIND vượt tuyến tỵ nạn CS tại HK 1975.

 

4. Trung úy Thọ : tốt nghiệp Khóa 25VB–ĐL. Đại đội trưởng ĐĐ12/TĐ1ND. Bị thương nhẹ tại mặt trận Thường Đức 1974.  Tiếp tục chiến đấu tại TĐ1ND đến ngày 30/4/1975.

 

5. Trung úy Về: SQTB/TĐ. Đại đội trưởng ĐĐ14/TĐ1ND. Bị thương tại mặt trận Thường Đức 1974.  Giải ngũ.

 

6. Đại úy Lộc: tốt nghiệp Khóa 23VB–ĐL. Đại đội trưởng ĐĐ15/TĐ1ND.

 

 

 

Phụ lục | CCB TĐT | CCB QYS | CCB TĐ1ND Giai đoạn I | CCB TĐ1ND Giai đoạn II | CCB TĐ1ND Giai đoạn III | CCB TĐ1ND Giai đoạn IV | Đầu trang

 

CCB TĐ1ND – GIAI ĐOẠN III – MÙA HÈ ĐỎ LỬA 1972

 

Phụ lục | CCB TĐT | CCB QYS | CCB TĐ1ND Giai đoạn I | CCB TĐ1ND Giai đoạn II | CCB TĐ1ND Giai đoạn III | CCB TĐ1ND Giai đoạn IV | Đầu trang

 

 
1. Thiếu úy Huỳnh Lương Thọ
K4–71/SQTB/TĐ
2. Thiếu úy Lý Ngọc Nghĩa
K4–71/SQTB/TĐ
3. Thiếu úy Nguyễn Văn Nở
K4–71/SQTB/TĐ
4. Thiếu úy Huỳnh Huê
       

 

1Thiếu úy Huỳnh Lương Thọ: tốt nghiệp Khóa 4–71/SQTB/TĐ. Trung đội trưởng Trung đội 1/ĐĐ11/TĐ1ND.  Tham dự Chiến dịch Lôi Phong với TĐ1ND đẩy lui địch quân CSBV về bên kia cầu Bến Hải. Rời TĐ1ND sau 1973 và phục vụ tại Biệt Đội Tác Chiến Điện Tử (BĐTCĐT)/SĐND cho đến ngày 30/4/1975.

 

2. Thiếu úy Lý Ngọc Nghĩa: tốt nghiệp Khóa 4–71/SQTB/TĐ. Trung đội trưởng.  Tham dự Chiến dịch Lôi Phong với TĐ1ND đẩy lui địch quân CSBV về bên kia cầu Bến Hải.   Rời TĐ1ND với Đại Đội Đa Năng thành lập LĐ4ND.  Chiến đấu tại  TĐ12ND cho đến ngày 30/4/1975.

 

3. Thiếu úy Nguyễn Văn Nở: tốt nghiệp Khóa 4–71/SQTB/TĐ. Trung đội trưởng.  Tham dự Chiến dịch Lôi Phong với TĐ1ND đẩy lui địch quân CSBV về bên kia cầu Bến Hải. Chiến đấu tại TĐ1ND cho đến ngày 30/4/1975.

 

4. Thiếu úy Huỳnh Huê: tốt nghiệp Khóa ? SQTB/TĐ. Trung đội trưởng Trung đội 5/ĐĐ11.   Tham dự mặt trận Thường Đức, bị thương nặng phải giải ngũ năm 1974.

 

 

 

Phụ lục | CCB TĐT | CCB QYS | CCB TĐ1ND Giai đoạn I | CCB TĐ1ND Giai đoạn II | CCB TĐ1ND Giai đoạn III | CCB TĐ1ND Giai đoạn IV | Đầu trang

 

CCB TĐ1ND – GIAI ĐOẠN IV –

HÒA ĐÀM BA–LÊ, CHIẾN TRƯỜNG THƯỜNG ĐỨC & XUÂN LỘC

 

Phụ lục | CCB TĐT | CCB QYS | CCB TĐ1ND Giai đoạn I | CCB TĐ1ND Giai đoạn II | CCB TĐ1ND Giai đoạn III | CCB TĐ1ND Giai đoạn IV | Đầu trang

 

1. Thiếu úy Nguyễn Bá Toản
K10A–72/SQTB/ĐĐ
DS242–TrĐ3/ĐĐ749/TĐ7/SVSQ
2. Thiếu úy Bùi Định
K10A–72/SQTB/ĐĐ
DS028–TrĐ1/ĐĐ748/TĐ7/SVSQ
3. Thiếu úy Vương Văn Kỳ
K10A–72/SQTB/ĐĐ
ĐĐ750/TĐ7/SVSQ
4. Thiếu úy Phong
K?/SQTB
5. Thiếu úy Quách An
K26VB/ĐL
             
         
6. Thiếu úy Tuấn
K?/SQTB/TĐ
7. Thiếu úy Hòa
K?/SQTB/TĐ
         
             

1. Thiếu úy Nguyễn Bá Toản: nhập ngũ tháng 10 năm 1972 tại Trung Tâm 2 Tuyển mộ nhập ngũ Nha Trang, tốt nghiệp Khóa 10A–72/SQTB/ĐĐ. Danh Số 242, Trung đội 3/ĐĐ749/TĐ7–SVSQ/Đồng Đế. Sĩ quan Tâm Lý Chiến, Trung đội trưởng Trung đội 5/ĐĐ11, Đại đội trưởng cuối cùng của ĐĐ11/TĐ1ND/QLVNCH mặt trận Phước Tuy, Vũng Tàu.  Tham dự các mặt trận Thường Đức, Xuân Lộc cho đến ngày 30/4/1975. Không đầu hàng VC. Đã cùng với đại bộ phận LĐIND vượt tuyến tỵ nạn CS tại HK 1975.

 

Khoảng gần cuối mùa hè 1973, Tiểu Đoàn (TĐ) 7 Sinh Viên Sĩ Quan Khóa 10A–72/SQTB/Đồng Đế mãn khóa. Có năm (5) Tân Sĩ Quan của TĐ được Binh Chủng Nhảy Dù/QLVNCH tuyển chọn gồm: Bùi Định (ĐĐ748), Nguyễn Bá Toản (ĐĐ749), Vương Văn Kỳ (ĐĐ750), Phan Tuấn Phi (ĐĐ752), và một người nữa tôi quên tên (ĐĐ752). Trung tuần tháng 11 năm 1973 chúng tôi tốt nghiệp Khóa 321 Nhảy Dù tại Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù thuộc Căn cứ Hoàng Hoa Thám, Sài Gòn,  nơi đặt Đại bản doanh Bộ Tư Lệnh SĐND/QLVNCH.  Sau đó chúng tôi được bay ra phi trường Phú Bài, Huế thuộc Quân Khu I để trình diện Bộ Tư Lệnh Tiền Phương SĐND, lúc bấy giờ đang đồn trú tại căn cứ Hiệp Khánh thuộc địa phận Huế.

 

Năm 1973 là năm đình chiến vì cả hai miền Nam–Bắc VN vừa mới ký kết Hiệp ước Hòa Bình tại Ba–lê, Pháp, nên tình hình chiến trường bấy giờ tạm lắng dịu một thời gian ngắn, và vì thế chúng tôi được lưu lại tại BTL SĐND hơn một tháng để học khóa căn bản Pháo Binh diện địa trước khi được phân phối về các TĐND tác chiến.  Về TĐ1ND gồm có 3 anh em Định, Kỳ, & Toản. Còn Phi về TĐ7ND.  Tôi mừng lắm vì 3 AE gốc bắc về cùng một TĐ sẽ không bị bắt nạt hay bị lẻ loi (tâm lý tân binh ý mà).  Trước khi lên đường rời BTL SĐND, chúng tôi được P1 SĐ (Phòng quản trị nhân viên) thuyết trình về TĐ1ND. Nghe nói đến tên Trung tá "LÊ HỒNG" tôi đoán xếp này chắc là "ngầu" lắm đây!  Ít nhất cũng là người miền trung cỡ Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, hay gần nhất cũng là Quảng Trị, vì đa số dân miền trung tên của họ chỉ có hai chữ, ít người có chữ lót....

 

Sự suy đoán của tôi chỉ trúng có một phần đó là Trung tá Lê Hồng người quê Quảng Bình/Hà Tĩnh.  Chúng tôi đứng xếp hàng ngang, anh chào chúng tôi bằng câu: "Đại diện TĐ1ND, tôi, Trung tá Lê Hồng hân hoan chào mừng các Tân Sĩ Quan TĐ1ND!"  và sau đó anh lần lượt bắt tay từng người sau khi chúng tôi trình diện anh đúng theo phép tắc nhà binh. Lúc bấy giờ tôi sửng sốt và không thể tưởng tượng được vị Trung tá TĐT của TĐ đầu tiên của SĐND lại thấp hơn tôi một nửa cái đầu, chẳng "ngầu/(tough)" tí nào... theo trí tưởng tượng của tôi khi nãy, người anh trắng trẻo, hồng hào, và nhỏ con lắm... nếu anh không mặc quân phục thì anh giống hệt như một thư sinh trung học trói gà không chặt.  Anh đi nhanh như thỏ với một giọng nói đanh thép của một "xếp chỉ huy mặt trận"....

 

Bản doanh của TĐ1ND lúc bấy giờ đặt tại làng Cổ Bi, huyện Hiền Sĩ. Trong làng có con sông tên Sông Bồ chảy ngang, xa xa về hướng tây là dãy núi Trường sơn hùng vĩ. Toàn cảnh thật là thơ mộng tuyệt đỉnh núi non, không có một tí tẹo hay hơi hướng chiến tranh. Chỉ tiếc là cách đó vài chục thước, các người anh em bên kia không thơ mộng tí nào, lúc nào cũng đăm đăm muốn ăn tươi nuốt sống người anh em bên này cho dù đang thời đình chiến! Đúng là VC!

 

Vì là đình chiến nên VC và ta chỉ có cách nhau vài chục thước cho đến vài trăm thước tùy địa thế.

 

Sau đây là danh sách về giàn Sĩ quan của TĐ1ND từ năm 1973 đến Ngày Quốc Hận 30/4/1975 như sau: (ghi chú: BKT thiếu tài liệu của các ĐĐ10, 12, 14, & 15). Tôi chỉ bắt đầu từ năm 1973 vì năm này là năm tôi bắt đầu về phục vụ tại TĐ1ND.

 

SĨ QUAN TĐ1ND – 1973
GIAI ĐOẠN ĐÌNH CHIẾN (HÒA ĐÀM BA–LÊ)
Đơn vị Chức vụ Cấp bậc Khóa SQ Tên Họ Ghi chú
TĐ1ND TĐT Trung tá SQĐB/ĐĐ Lê Hồng Mất tích tại Chiến khu Thái Lan
  TĐP Thiếu tá 18VB Ngô Tùng Châu Hoa Kỳ (HK)
B3 Đại úy 8–68/TBTĐ Đỗ Tiếp HK
 
ĐĐ10 ĐĐT Trung úy TBTĐ Nhân  
  TT Chuẩn úy TBTĐ Tuấn Truyền Tin (TT), HK
  Trđt Chuẩn úy TBTĐ Hòa Súng cối
           
ĐĐ11 ĐĐT Trung úy 24VB Trần Văn Thể HK
  ĐĐP Thiếu úy TBTĐ Nguyễn Thế Bằng  
           
Tr.đội 1 Trđt Thiếu úy 4–71/TĐ Huỳng Lương Thọ BĐTCĐT, HK
  Phụ tá Chuẩn úy TBTĐ Nguyễn Quang Tuyến  
           
Tr.đội 2 Trđt Thiếu úy 4–71/TĐ Lý Ngọc Nghĩa ĐĐĐN
  Phụ tá Ch.úy TBTĐ Mẫn  
           
Tr.đội 4 Trđt Thiếu úy 4–71/TĐ Nguyễn Văn Nở  
  Phụ tá Ch.úy SQTB Phạm Thanh Quan  
           
Tr.đội 5 Trđt Chuẩn úy TBTĐ Huỳnh Huê  
  Phụ tá, B5 Ch.úy 10A–72/ĐĐ Nguyễn Bá Toản HK
           
           
ĐĐ12 ĐĐT Trung úy K25VB Thọ  
  ĐĐP Trung úy SQĐB/ĐĐ Khánh  
  Trđt Chuẩn úy TBTĐ Phong  
  Trđt Chuẩn úy 10A–72/ĐĐ Bùi Định  
  Trđt Thiếu úy TBTĐ Hiếu  
  Trđt Thiếu úy TBTĐ Đức  
           
           
ĐĐ14 ĐĐT Trung úy TBTĐ Về  
  ĐĐP        
  Trđt Chuẩn úy TBTĐ Lê Văn Bá  
  Trđt Chuẩn úy 6–72/TĐ Nguyễn Tường Loan  
  Trđt Thiếu úy K26VB Quách An  
           
           
ĐĐ15 ĐĐT Đại úy K23VB Lộc  
  ĐĐP        
  Trđt Chuẩn úy 10A–72/ĐĐ Vương Văn Kỳ  
           
 
SĨ QUAN TĐ1ND – 1974
MẶT TRẬN THƯỜNG ĐỨC, ĐÀ NẴNG, QĐ–I
 
Đơn vị Chức vụ Cấp bậc Khóa SQ Tên Họ Ghi chú
TĐ1ND TĐT Thiếu tá 18VB Ngô Tùng Châu  
  TĐP Thiếu tá TBTĐ Quí  
  TĐP Thiếu tá TBTĐ Phú
B3
ĐĐ10 ĐĐT Đại úy TBTĐ (?) Tôi quên tên vị ĐĐT này từ ĐPQ về
  TT Thiếu úy TBTĐ Tuấn Truyền Tin
  Trđt Thiếu úy TBTĐ Hòa Súng cối
         
ĐĐ11 ĐĐT Đại úy 24VB Trần Văn Thể  
  ĐĐP Trung úy TBTĐ Nguyễn Thế Bằng Tử trận tại Mặt trận Thường Đức
Tr.đội 1 Trđt Thiếu úy TBTĐ Nguyễn Quang Tuyến Tử trận tại Mặt trận Thường Đức
  Trđt Thiếu úy TBTĐ Mẫn  
         
Tr.đội 2 Trđt Thiếu úy TBTĐ Phạm Thanh Quan Tử trận tại Mặt trận Thường Đức
  Trđt Ch.úy TBTĐ Nguyễn Văn Ba  
           
Tr.đội 4 Trđt Thiếu úy 4–71/TĐ Nguyễn Văn Nở  
           
Tr.đội 5 Trđt Thiếu úy TBTĐ Huỳnh Huê TPB (GN) tại Mặt trận Thường Đức
  Trđt Thiếu úy 10A–72/ĐĐ Nguyễn Bá Toản  
           
           
ĐĐ12 ĐĐT Trung úy K25VB Thọ Bị thương tại Mặt trận Thường Đức
ĐĐP Trung úy SQĐB Khánh Tử trận tại Mặt trận Thường Đức
  Trđt Thiếu úy TBTĐ Phong  
  Trđt Thiếu úy 10A–72/ĐĐ Bùi Định TPB (GN) tại Mặt trận Thường Đức
  Trđt Thiếu úy TBTĐ Hiếu  
Tr.đội 1 Trđt Thiếu úy TBTĐ Đức Tử trận tại Mặt trận Thường Đức
           /td>
           
ĐĐ14 ĐĐT Trung úy TBTĐ Về TPB (GN) tại Mặt trận Thường Đức
ĐĐP Trung úy SQĐB Khiêm Tử trận tại Mặt trận Thường Đức
  ĐĐT Trung úy TBTĐ Hữu Thay thế ĐĐT Về bị thương và ĐĐP Khiêm tử trận
  Trđt Thiếu úy TBTĐ Lê Văn Bá Tử trận tại Mặt trận Thường Đức
  Trđt Thiếu úy K26VB   Quách An TPB (GN) tại Mặt trận Thường Đức
Trđt Thiếu úy 6–72/TĐ Nguyễn Tường Loan Tử trận tại Mặt trận Thường Đức
  ? Chuẩn úy TBTĐ Châu Tử trận tại Mặt trận Thường Đức
         
ĐĐ15 ĐĐT Đại úy K23VB Lộc  
  ĐĐP        
  Trđt Thiếu úy 10A–72/ĐĐ Vương Văn Kỳ  
  Trđt Chuẩn úy TBTĐ Lịch  
           
 
SĨ QUAN TĐ1ND – 1975
MẶT TRẬN XUÂN LỘC, LONG KHÁNH, QĐ–III
 
Đơn vị Chức vụ Cấp bậc Khóa SQ Tên Họ Ghi chú
TĐ1ND TĐT Thiếu tá 18VB Ngô Tùng Châu TĐT cuối cùng của TĐ1ND
  TĐP Thiếu tá      
B3 Đại úy 24VB Trần Văn Thể Hoa Kỳ
ĐĐ10 ĐĐT Đại úy TBTĐ (?) Thuyên chuyển từ ĐPQ
TT Thiếu úy TBTĐ Tuấn Truyền tin, HK
           
           
ĐĐ11 ĐĐT Thiếu úy TBTĐ Thành [hay Khanh] Tử trận tại Mặt trận Xuân Lộc
ĐĐT Thiếu úy 10A–72/ĐĐ Nguyễn Bá Toản ĐĐT cuối cùng của ĐĐ11ND
           
Tr.đội 1 Trđt Thiếu úy TBTĐ Mẫn Tử trận tại Mặt trận Xuân Lộc
  Trđt Trung sĩ I THSQ/ĐĐ Nguyễn Văn Đức HK
           
Tr.đội 2 Trđt Chuẩn úy TBTĐ Nguyễn Văn Ba  
           
Tr.đội 4 Trđt Thiếu úy TBTĐ Hòa Thuyên chuyển từ Tr.đ Súng cối 81ly
           
Tr.đội 5 Trđt Trung sĩ I THSQ/ĐĐ Phúc HK
         
         
ĐĐ12 ĐĐT Trung úy K25VB Thọ 
  ĐĐP      
  Trđt Thiếu úy TBTĐ Phong HK
       
ĐĐ14 ĐĐT Trung úy TBTĐ Hữu  
       
       
ĐĐ15 ĐĐT Đại úy K23VB Lộc
  Trđt Thiếu úy 10A–72/ĐĐ Vương Văn Kỳ
  Trđt Chuẩn úy TBTĐ Lịch
       

Ghi chú:

1. Trên đường lui binh khỏi mặt trận Xuân Lộc, Long Khánh, khi đến Núi Đất thuộc tỉnh Bà Rịa TĐ1ND đã chạm địch. Trong trận đụng độ nhẹ nơi bìa rừng cao su này Thiếu úy Nhành Khóa 27VB bị thương nơi cột sống, AE binh sĩ ĐĐ11 thay phiên cõng Nhành ra khỏi bìa rừng Bà Rịa. Nhành đã trút hơi thở cuối cùng trên chiến xa của LĐ Thiết Kỵ trên đường về tỉnh Phước Tuy.

2. Ở mặt trận Phước Tuy, ĐĐ11ND còn tiếp nhận thêm hai Tân Sĩ quan của các Khóa 29/30VB, tôi quên tên các AE này (họ đã được Kế Toán Trưởng, TSI Trần Phi Hùng, của ĐĐ11ND hướng dẫn từ Hậu cứ TĐ1ND trại Nguyễn Trung Hiếu ra trình diện Bộ chỉ huy tiền phương của TĐ1ND trong chuyến phát lương cuối cùng của ĐĐ11/TĐ1ND). Ngoài ra còn có một Thiếu úy quân phạm tôi quên tên, và Trung sĩ I Giang thuyên chuyển về từ Trung đội Súng cối 81ly thuộc BCH/TĐ1ND.

3. Tại mặt trận Thường Đức, khi còn phục vụ ở B5 (Ban Tâm Lý Chiến) của TĐ1ND tôi còn thấy có cố Thiếu úy Châu (Châu già) bị thương nặng (mất một bàn chân) và chết trên đường bay về Tổng Y Viện QĐ–I. Tôi lại thấy có một viên Trung úy từ bên Quân phạm biệt phái về TĐ1ND nhưng sau này không biết tung tích anh ta ở đâu?

4. Khi vào Điện Bàn trước khi tiến lên Đỉnh 1062, tôi còn thấy một vị Trung úy Y–sĩ trưởng TĐ1ND nhưng quên tên vị BS này, khi TĐ1ND lên đến 1062 thì BS Vĩnh Chánh được Quân Y(?) /QLVNCH biệt phái về làm Y–Sĩ trưởng TĐ1ND. Khi TĐ1ND rút xuống làng Hà Nha từ 1062 thì BS Vĩnh Chánh được một BS khác thay thế, nhưng tôi không còn nhớ tên vị BS cuối cùng của TĐ1ND.

5. Riêng các SQ đã phục vụ tại TĐ1ND từ giai đoạn Hòa đàm Ba–lê (1973) đến ngày Quốc Hận 30/4/1975 nhưng không có tên trong các danh sách trên đó là vì tôi không có tài liệu hoặc trong thời gian này các anh ấy được biệt phái đi các đơn vị khác mà tôi không biết? Lại nữa, DS trên chỉ ghi TĐ và ĐĐ11 thôi vì tôi là CCB của đơn vị này từ đầu đến đuôi, tôi cũng đã phục vụ ở B5 BCH TĐ lúc bấy giờ nên biết rõ về các nơi này hơn.

Nói tóm lại, các DS trên được tôi ghi lại theo trí nhớ của mình trong thời gian phục vụ tại ĐĐ11 và chắc là sẽ còn  nhiều thiếu sót. Vậy quí AE nào biết rõ hơn xin cho biết để  điều chỉnh lại. Đa tạ!–BKT

 

Giàn Sĩ quan của TĐ1ND vào năm 1973 rất đầy đủ theo lý thuyết, mỗi trung đội tác chiến của mỗi ĐĐ đều có hai Sĩ quan: 1 Trung đội trưởng và 1 Sĩ quan Phụ tá. Chữ "phụ tá" gọi cho oai thôi chứ thật sự chúng tôi chỉ là những quan sát viên không hơn không kém. Ngày ấy tôi theo anh Huỳnh Huê, Trung đội trưởng tr.đ 5, để học đủ mọi thứ mà các khóa đàn anh chúng tôi đã đi qua trên chiến trận Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 trước đó. Thời gian đình chiến 1973 là thời kỳ nghỉ ngơi để phe ta và phe địch bổ sung quân số, v.v.. Riêng TĐ1ND thì ngoài việc học tập binh bị, thỉnh thoảng còn có sinh hoạt Tâm lý chiến ở BCH TĐ do Trung tá Lê Hồng tổ chức. Đây là thời gian thần tiên nhất trong cuộc đời CBND của tôi. Tôi được gửi đi học một khóa Chiến Tranh Chính Trị ba tháng tại trường Đại học CTCT/QLVNCH Đà Lạt. Nơi đây tôi được gặp các bậc "sư tổ" về các môn chính trị, thuật ăn nói, v.v. như Thầy Thích Giác Đức, Cha Nguyễn Văn Vàng (LM DCCT), và nhiều GS khác nữa tôi không còn nhớ tên họ được. Đặc biệt trong số các GS chính trị này tôi còn nhớ có một ông GS người Tây nữa. Không những ông GS người Tây này giảng đã hay, mà ông Thiếu tá GS VN thông dịch viên Pháp–Việt còn hay hơn nữa qua cách diễn đạt của ông bằng tiếng Việt. Lớp của tôi lúc bấy giờ phỏng độ 300–400 khóa sinh mang cấp bậc từ Chuẩn úy đến Đại úy được gửi về từ khắp các chiến trường trên 4 vùng chiến thuật.

 

Để tôi kể sơ về ngôi trường ĐH–CTCT danh tiếng của QLVNCH tại Đà Lạt này cho các Quan VNCH nào chưa từng ghé thăm trường này: số là ngay trước cổng trường ĐH–CTCT có một trường nữ trung học, tọa lạc ngay trên đồi, và phía trái cổng chính của trường, tôi nhớ lõm bõm tên trường đó là Bùi Thị Xuân hay Đoàn Thị Điểm... chi đó? Truyền thuyết kể rằng các vị nữ sinh học trường này đẹp ra phết, nhất nhì Đông Nam Á Châu chứ chẳng chơi! Hơn cả Gia Long Sài Gòn và Đồng Khánh của Cố Đô Huế nữa. Tôi muốn tò mò xem thử họ đẹp ra sao mà mấy bố ca ngợi họ hết mình như thế. Vào một buổi chiều sau giờ tan học, các nàng cũng tan học vào đúng giờ chúng tôi được phép xuất trại. Tôi đi ngay vào trong đám nữ sinh và nhìn tận mặt họ mà chẳng biết xấu hổ là gì, họ cũng rất lịch sự đã không tỏ vẻ khó chịu hay phản ứng khi thấy tôi hiên ngang xung phong vào tuyến của họ bất ngờ và tự nhiên như thế. Dưới cặp mắt tôi, họ đều na ná giống nhau, chẳng phân biệt được nàng nào hơn nàng nào như truyền thuyết kể. Có nhẽ vì lúc bấy giờ tôi chưa có khái niệm về cuộc sống tình tự với một người khác phái như thế nào nên đã không nhận ra vẻ đẹp tuyệt trần của các cô ấy!

Nói tóm lại, nữ sinh của hầu hết các trường trung học miền nam ngày trước họ đều mặc áo dài trắng toát, khi tan học họ như một đàn cò trắng đáp xuống những cánh đồng lúa mạ xanh tươi và mênh mông của miền nam nước Việt thân yêu ta để tìm mồi trông thật ngoạn mục và tuyệt đẹp! Cái đẹp này quyện vào với phong cảnh đồi núi và cây rừng trùng điệp của xứ Đà Lạt Hoa Anh Đào lại càng thêm sức quyến rũ và huyền diệu.

Ở TĐ1ND tôi đã hân hạnh được hành quân chung với các vị Sĩ quan đàn anh dày kinh nghiệm chiến trường. Các SQ Huynh trưởng của tôi lúc bấy giờ thật là tử tế với các đàn em. Từ anh TĐT đến anh Tr.đội trưởng, nhất nhất họ xử sự đúng với tư cách của những người anh trong một gia đình to đùng như TĐ1ND. Trong họ tôi không thấy hiện diện thái độ phách lối hay ngạo mạn. Họ làm trước, chúng tôi quan sát và cứ theo mẫu mà làm. Có lẽ vì đã trải qua những trận mạc kinh thiên động địa như Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 tại Mặt trận Quảng Trị, họ đã diện đối diện với sự sống và sự chết chỉ trong gang tấc trên các mặt trận, và vì vậy mà cách sống và lối cư xử của họ với người chung quanh có khác với một số người ở thành thị.

Lại nữa, trong suốt thời gian tôi biết và làm việc với anh Lê Hồng (cựu TĐT TĐ1ND), chưa bao giờ tôi nghe anh to tiếng với một Binh sĩ hay Sĩ quan trong TĐ1ND, hay ở LLQNVNHN ở Mỹ. Tôi cũng chưa từng nghe anh chửi thề, điều này rất hiếm trong nhà binh, nhất là ở các đơn vị tác chiến. Nhưng không phải là không có, tỉ dụ như ở Đại đội tôi, anh ĐĐT chửi thề luôn miệng. Sáng sớm tinh sương, chưa có một hạt cơm nào bỏ bụng là đã nghe anh oang oang đỗ mười ai đó rồi. Trong một đoạn đàm thoại dài độ khoảng một phút với một AE nào đó trong đơn vị mà không có những chữ đỗ mười hay chống cộng một cách thoải mái xen vào thì anh đã nên Thánh hôm đó! Thật vậy, chửi thề là một thói quen vô hại của những chàng trai thời loạn. Và tôi cũng đã chửi thề nhưng chỉ chửi VC thôi.

Hồi ở 1062 (Mặt trận Thường Đức), vào một đêm rất khuya và rất thanh tịnh, không một tiếng súng, anh ĐĐT của tôi quát một anh chàng nào đó trong Ban Chỉ Huy ĐĐ làm rung rinh cả một quần thể các ngọn núi, trong đó có đồi 1062, trong rặng Trường Sơn hùng vĩ nơi chúng tôi đang đóng quân. Tôi chưa được nghe tiếng hú rùng rợn của Tạ Tốn nhưng với giọng quát của anh ĐĐT của tôi thật lớn và hãi hùng khuya hôm đó thì cũng đã đủ để tôi tin là Tạ Tốn cũng có khả năng làm thế như đã tả trong tiểu thuyết Kim Dung. Tôi nghĩ đêm hôm ấy nếu có một mống VC nào nhỡ bò vào tuyến ĐĐ của chúng tôi chắc cũng đã hồn phi phách tán mà lặng lẽ rút lui đợi dịp khác thôi! Trung đội 5 của tôi thì thích lắm vì chúng tôi không phải xin Pháo binh bắn cho ấm cật hằng đêm nếu anh ĐĐT cứ nổi mát như thế mỗi đêm. Và khi ngày hết thì mọi người trong đơn vị đều là AE cả! NHẢY DÙ CỐ GẮNG!

Viết xong ngày Thứ Ba, February 28th, 2012
BKT

 

2. Thiếu úy Bùi Định : tốt nghiệp Khóa 10A–72/SQTB/ĐĐ. Danh Số 028, Trung đội 1/ĐĐ748/TĐ7–SVSQ/Đồng Đế. Sĩ quan Trung đội trưởng Trung đội thuộc ĐĐ12/TĐ1ND.  Tham dự mặt trận Thường Đức, bị thương nặng phải giải ngũ năm 1974.

 

BKT ghi chú: anh Bùi Định cùng khóa với Danh số 242. Danh số trong quân trường của Bùi Định là 028 nên anh ta còn có biệt danh Z–028 (vâng, Z–028 chứ không phải Z–28). Khi TĐ1ND đánh nhau với quân CSBV trên đỉnh 1062 năm ấy, anh Bùi Định đã mất một "chân" trong trận ác chiến này, nhưng AE cùng khóa vẫn chưa biết là anh mất "chân nào?" ... vì hiện nay vẫn thấy anh đi đứng bình thường trên xứ cờ Hoa này!

 

3. Thiếu úy Vương Văn Kỳ : tốt nghiệp Khóa 10A–72/SQTB/ĐĐ. ĐĐ751/TĐ7–SVSQ/Đồng Đế. Sĩ quan Trung đội trưởng thuộc ĐĐ15/TĐ1ND.  Tham dự các mặt trận Thường Đức, Xuân Lộc cho đến ngày 30/4/1975.

 

4. Thiếu úy Phong: tốt nghiệp Khóa (?) SQTB. Sĩ quan Trung đội trưởng thuộc ĐĐ12/TĐ1ND.  Tham dự mặt trận Thường Đức.

 

5. Thiếu úy Quách An: tốt nghiệp Khóa 26 Võ Bị Đà Lạt, Sĩ quan Trung đội trưởng thuộc ĐĐ14/TĐ1ND.  Tham dự mặt trận Thường Đức và bị thương.

 

6. Thiếu úy Tuấn: tốt nghiệp Khóa (?) SQTB. Sĩ quan Truyền Tin thuộc ĐĐ10/TĐ1ND.  Tham dự mặt trận Thường Đức, Xuân Lộc cho đến ngày 30/4/1975.

 

7. Thiếu úy Hòa: tốt nghiệp Khóa (?) SQTB. Sĩ quan Trung đội trưởng trung đội Súng cối 81ly thuộc ĐĐ10/TĐ1ND.  Tham dự mặt trận Thường Đức, Xuân Lộc cho đến ngày 30/4/1975. Sau thuyên chuyển về ĐĐ11ND, trung đội trưởng trung đội 4, súng cối.

 

Còn tiếp (to be cont'd)...

 

Phụ lục  | CCB TĐT | CCB QYS | CCB TĐ1ND Giai đoạn I | CCB TĐ1ND Giai đoạn II | CCB TĐ1ND Giai đoạn III | CCB TĐ1ND Giai đoạn IV | Đầu trang

 

 

 

Cuộc vượt biển có một không hai của QLVNCH, LĐIND (Lữ Đoàn I Nhảy Dù) Vượt biển Đông – 30/4/1975 (PDF)

Trở về Trang nhà Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù

 

 

Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THIÊN SỨ MICAE – BỔN MẠNG SĐND VNCH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình nền: thắng cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML–5 hay cao hơn.

 

Nguồn: BKT Sưu tầm BKT trình bày & Ấn loát

 

Đăng ngày Thứ Hai, February 6, 2012
Cập nhật ngàt Thứ Bảy, February 27, 2021 – Đổi nền
Ban Kỹ Thuật Khóa 10A–72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH

 

GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư: Liên lạc
Trở lại đầu trang