Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Thời Sự
Thế giới
Chủ đề:
nhà thờ đức bà paris
Tác giả:
Hassan
Dịch:
tkd
Bản Việt ngữ
Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)
Nhà
thờ Đức Bà sẽ mở cửa trở lại cho công chúng vào
ngày 8 tháng 12,
2024. Công việc phục hồi vẫn được tiếp tục sau ngày này. Việc
phục hồi gian sau bàn thờ và phòng thánh sẽ được thực hiện vào
năm 2025, trong khi việc gắn cửa sổ kính màu sẽ hoàn thành vào
năm 2026.
Lịch trình mở cửa lại cũng được thiết lập để
phù hợp với các cột mốc quan trọng, dự định cho công chúng thăm
viếng ngay sau khi công việc phục hồi thánh đường hoàn thành.
Các giới chức thẩm quyền dự tính từ từ tái giới thiệu
khách thăm viếng ngôi thánh đường, đồng thời bảo đảm sự an
toàn và duy trì tính toàn vẹn của công trình phục hồi.
Đã
có những tiến bộ đáng kể, với các thợ thủ công và nghệ nhân làm
việc dưới những hướng dẫn nghiêm ngặt trong công tác phục hồi.
Họ đang sử dụng những kỹ thuật truyền thống để duy trì tính
nguyên thủy [của nhà thờ].
Tóm lại, việc phục hồi nhà
thờ Đức Bà Paris là một nỗ lực quan trọng để phục hồi một kiệt
tác kiến trúc. Địa danh nổi tiếng này tượng trưng cho sự kiên
cường và di sản của nhiều người. Khi công việc phục hồi đang
được tiếp tục, nhiều người hào hứng muốn khám phá tương lai
của nhà thờ chính tòa này và những phát hiện mới sẽ xuất hiện
trong giai đoạn tiếp theo của cuộc hành trình đáng chú ý này.
Mục
Lục
I. Tình trạng hiện tại của công trình phục hồi nhà
thờ chính tòa Đức Bà Paris như thế nào?
II. Ngày nào
thì công tác phục hồi nhà thờ Đức Bà Paris sẽ xong?
III.
Những thách thức gì đang ảnh hưởng đến lịch trình hoàn thành
việc phục hồi nhà thờ Đức Bà?
IV. Công trình phục hồi nhà thờ
Đức Bà đã tiến triển như thế nào kể từ sau trận hỏa hoạn?
V.
Khách thăm viếng có thể mong đợi gì khi nhà thờ Đức Bà mở cửa
lại?
VI. Công trình phục hồi nhà thờ Đức Bà sẽ ảnh hưởng như
thế nào đến ngành du lịch tại Paris?
VII. Những cột mốc quan
trọng trước khi nhà thờ Đức Bà mở cửa lại?
VIII. Tại sao việc
phục hồi nhà thờ Đức Bà lại quan trọng?
*****
I. Tình trạng hiện tại của công trình phục hồi nhà thờ
chính tòa Đức Bà Paris như thế nào?
Công
trình phục hồi nhà thờ Đức Bà đề cập đến những nỗ lực đang diễn
ra để sửa chữa và phục hồi kiến trúc biểu tượng này sau trận
hỏa hoạn tàn phá xảy ra vào tháng 4 năm 2019. Theo Bộ Văn hóa
Pháp, mục đích của việc phục hồi là đem nhà thờ chính tòa trở
lại với vẻ đẹp ban đầu, đồng thời thực hiện các biện pháp an toàn
hiện đại.
Bộ này định nghĩa “phục hồi” là việc đem một
tòa nhà trở lại trạng thái nguyên thủy của nó qua các kỹ
thuật sửa chữa và tái kiến thiết cẩn thận, bảo tồn ý nghĩa lịch
sử và nghệ thuật của nó. Việc phục hồi nhà thờ Đức Bà Paris bao
gồm nhiều khía cạnh, như tái xây dựng kiến trúc, bảo tồn vật
liệu, và nghiên cứu lịch sử.
Có nhiều yếu tố góp phần vào
công việc phục hồi, gồm nhu cầu bảo đảm tính toàn vẹn của cấu
trúc, phòng hỏa hoạn, và an toàn công cộng. Trận hỏa hoạn vừa
qua đã làm hư hại các phần quan trọng của nhà thờ chính tòa,
chẳng hạn như mái nhà thờ và ngọn tháp, những phần này cần
được tái tạo một cách cẩn thận để duy trì độ chính xác
lịch sử của nó.
Tính đến năm 2023, công trình phục hồi
được dự kiến sẽ ngốn khoảng €850 triệu giu–rô (euro), theo dữ
kiện từ chính phủ Pháp. Công việc được dự kiến sẽ hoàn thành
vào cuối năm 2024, với những kế hoạch cho nhà thờ mở cửa lại
hoàn toàn vào năm 2025, mang lại lợi ích văn hóa và kinh tế cho
cộng đồng.
Việc phục hồi nhà thờ Đức Bà Paris mang lại
những tác động quan trọng đối với văn hóa, du lịch, và nền kinh
tế địa phương. Nó thúc đẩy lòng tự hào dân tộc và nâng cao vị thế
của thành phố Paris như một biểu tượng văn hóa.
Để quản
lý hiệu quả công tác phục hồi, các chuyên gia cho ý kiến việc
tích hợp các kỹ thuật xây dựng hiện đại, tăng cường quỹ tài trợ
cho việc bảo tồn di sản, và duy trì sự tham gia liên tục của công
chúng. Hợp tác với các hội xã hội lịch sử và sử dụng vật liệu tân
tiến có thể bảo đảm việc bảo tồn và sự kiên cường chống lại
các mối đe dọa trong tương lai.
II. Ngày nào
thì công tác phục hồi nhà thờ Đức Bà Paris sẽ xong?
Ngày hoàn thành công trình phục hồi nhà thờ Đức Bà Paris dựa
trên lịch trình dự kiến cho việc sửa chữa và mở cửa lại toàn
bộ kiến trúc lịch sử này, vốn đã bị hư hại nặng nề do trận hỏa
hoạn vào tháng 4 năm 2019. Theo các giới chức thẩm quyền
Pháp, công trình phục hồi dự định sẽ hoàn tất vào năm 2024,
đúng ngay lúc Thế vận hội mùa hè 2024 diễn ra tại thành phố
Paris.
Bộ Văn hóa Pháp cung cấp lịch trình này, chỉ ra
rằng đã có tiến triển đáng kể trong những nỗ lực phục hồi. Họ
giải thích rằng công việc phục hồi bao gồm việc tái xây dựng
cẩn thận, bảo tồn các vật liệu hiện có, và hiện đại hóa những tiêu chuẩn an toàn.
Việc phục hồi bao gồm nhiều
khía cạnh, như củng cố cấu trúc, phục hồi phần bên trong nhà
thờ, và bảo tồn các tác phẩm nghệ thuật và những hiện vật. Các
chuyên gia nhằm tôn trọng tính toàn vẹn lịch sử trong khi bảo
đảm sự an toàn và sự hữu ích của tòa nhà này cho các thế hệ
tương lai.
Các nguồn tham khảo uy tín khác, chẳng hạn như
UNESCO, định nghĩa sự phục hồi là việc đem một tác phẩm nghệ
thuật hoặc kiến trúc trở lại trạng thái nguyên thủy thông qua
kế hoạch cẩn thận và tay nghề khéo léo. Điều này bao gồm cả các
khía cạnh có thể nhìn thấy và không thể nhìn thấy của công việc
phục hồi.
Nguyên nhân của vụ hỏa hoạn tại nhà thờ Đức Bà
Paris được tường trình gồm các công việc tu sửa và các vấn đề
liên quan đến điện. Thảm kịch này đã làm nổi bật sự cần thiết
phải có các biện pháp an toàn tốt hơn tại các di tích lịch sử.
Hơn 300 lính cứu hỏa đã tham gia cứu hỏa tại nhà thờ Đức Bà,
theo thông tin từ Sở cứu hỏa Pháp. Ngân sách phục hồi được ước
tính trên €800 triệu giu–rô (euro), với sự đóng góp đáng kể từ
các tổ chức tài trợ.
Việc phục hồi nhà thờ Đức Bà là vô
cùng quan trọng vì ý nghĩa văn hóa của nó như một biểu tượng của
thành phố Paris và ngành kiến trúc. Nhà thờ thu hút hàng triệu
du khách mỗi năm, ảnh hưởng đến ngành du lịch và nền kinh tế địa
phương.
Việc phục hồi di sản văn hóa có tác động lớn đến
xã hội bằng cách thúc đẩy lòng tự hào và kết nối với lịch sử. Một
ví dụ là việc phục hồi nhà thờ Mộ Thánh ở thành phố Jerusalem,
việc này đã nâng cao du lịch và nền kinh tế địa phương.
Các khuyến nghị để bảo tồn di sản văn hóa bao gồm việc áp dụng
các quy định an toàn nghiêm ngặt hơn và đầu tư vào công nghệ hiện
đại để kiểm soát và giám sát. Các chuyên gia nhấn mạnh tầm quan
trọng về sự tham gia của cộng đồng trong tiến trình phục hồi.
Các công nghệ sáng tạo như chụp ảnh/quét 3D và khảo sát bằng
drone có thể nâng cao nỗ lực phục hồi bằng cách cung cấp những
đánh giá chi tiết về tình trạng của cấu trúc. Sự hợp tác giữa
các kiến trúc sư, sử gia, và kỹ sư là rất quan trọng để bảo đảm
thành công cho những dự án như vậy.
III. Những
thách thức gì đang ảnh hưởng đến lịch trình hoàn thành việc
phục hồi nhà thờ Đức Bà?
Lịch trình hoàn thành
phục hồi nhà thờ Đức Bà Paris đang đối mặt với một số thách thức.
Những chướng ngại này có thể làm chậm lại dự án và làm phức
tạp thêm công việc phục hồi.
Những thách thức ảnh
hưởng đến lịch trình hoàn thành phục hồi nhà thờ Đức Bà Paris
gồm:
1. Mối quan tâm về sự ổn định cấu trúc
2. Hạn
chế tài chính
3. Yếu tố môi trường
4. Phức tạp trong việc
bảo tồn lịch sử
5. Thiếu hụt lao động.
Giải quyết
được những thách thức này là rất quan trọng để bảo đảm công
trình phục hồi biểu tượng này thành công.
1.
Mối quan tâm về sự ổn định cấu trúc: Ảnh hưởng
lớn đến lịch trình hoàn thành phục hồi nhà thờ Đức Bà. Sau trận
hỏa hoạn tàn phá vào tháng 4 năm 2019, các chuyên gia đã phát
hiện nhiều điểm yếu trong tòa nhà. Các kỹ sư và kiến trúc sư
phải bảo đảm rằng cấu trúc còn lại phải an toàn trước khi công
việc phục hồi tiếp tục. Bộ Văn hóa Pháp đã lưu ý rằng cần phải
thực hiện việc phân tích kỹ lưỡng để đánh giá và củng cố sự
toàn vẹn của tòa nhà. Sự chậm trễ có thể xảy ra do việc đánh giá
này mất thời gian, ảnh hưởng đến lịch trình hoàn thành chung
của dự án.
2. Hạn chế tài chính:
Một thách thức đáng kể đối với dự án phục hồi này. Chi phí ước
tính cho công trình phục hồi thay đổi từ €300 triệu đến €1 tỷ
euro. Mặc dù các khoản tiền quyên góp ban đầu đã vượt trên €1 tỷ
euro, việc quản lý tài chính và phân bổ ngân sách vẫn là yếu tố
quan trọng. Theo một báo cáo từ Thượng viện Pháp (2021), các
khoản tiền cần được giám sát chặt chẽ để tránh chi tiêu vượt quá
ngân sách. Hơn nữa, các suy thoái kinh tế tiềm ẩn, chẳng hạn như
những ảnh hưởng của đại dịch COVID–19, có thể làm trầm trọng thêm
cho vấn đề tài chính.
3. Yếu tố môi trường:
có thể làm chậm lịch trình hoàn thành công việc phục hồi nhà
thờ Đức Bà. Điều kiện thời tiết, như mưa lớn hoặc nhiệt độ cực
đoan, có thể ảnh hưởng đến công việc kiến thiết. Các dự án có
thể phải ngừng trong điều kiện thời tiết xấu, kéo dài thời gian
thực hiện. Hơn nữa, bụi và ô nhiễm từ khu vực xung quanh có thể
ảnh hưởng đến phẩm chất phục hồi. Một nghiên cứu của Môi trường
Khoa học & Công nghệ (2020) chỉ ra rằng môi trường ô nhiễm có
thể dẫn đến sự suy thoái thêm của các tòa nhà lịch sử.
4. Phức tạp trong việc bảo tồn lịch sử:
có thể cản trở lịch trình hoàn thành phục hồi. Thiết kế phức
tạp và các đặc điểm nghệ thuật của nhà thờ chính tòa đòi hỏi sự
chú ý tỉ mỉ. Những nhà bảo tồn phải tuân thủ các quy định nghiêm
ngặt trong khi phục hồi các vật liệu và tác phẩm nghệ thuật
nguyên thủy. Một báo cáo từ Hiệp hội Kiến trúc sư Pháp (2022)
nhấn mạnh sự cần thiết phải có những nghệ nhân với tay nghề
cao, điều này có thể là một vấn đề thiếu hụt/hiếm. Những thách
thức này có thể dẫn đến các cuộc thảo luận dài và điều chỉnh
trong cách phục hồi.
5. Thiếu hụt lao động:
là một thách thức lớn trong công tác phục hồi nhà thờ Đức Bà. Số
lượng lao động có tay nghề cần thiết cho công việc phục hồi là
hạn chế. Sau trận hỏa hoạn năm 2019, nhiều nghệ nhân và công nhân
đã tham gia vào các dự án phục hồi tương tự trên khắp nước Pháp
và châu Âu. Theo một nghiên cứu năm 2021 của Liên Minh châu Âu,
có một khoảng cách rõ rệt trong ngành xây dựng về lao động có tay
nghề. Sự thiếu hụt này có thể dẫn đến sự chậm trễ trong dự án khi
các toán cần được đào tạo hay được thuê mướn, kéo dài lịch
trình hoàn thành chung.
IV. Công trình phục hồi
nhà thờ Đức Bà đã tiến triển như thế nào kể từ sau trận hỏa hoạn?
Công trình phục hồi nhà thờ Đức Bà đã có những tiến triển
đáng kể kể từ sau trận hỏa hoạn. Các đánh giá ban đầu đã bắt đầu
ngay sau vụ cháy vào tháng 4 năm 2019. Những đánh giá này tập
trung vào tính toàn vẹn của cấu trúc và đánh giá thiệt hại.
Công việc phục hồi đã được chính thức bắt đầu vào năm 2020. Các
công nhân đã thu dọn và loại bỏ đống đổ nát và ổn định các
cấu trúc còn lại trong giai đoạn này.
Vào năm 2021, toán
phục hồi bắt đầu tạo lại khung gỗ và mái nhà thờ. Họ đã sử
dụng các kỹ thuật và vật liệu truyền thống, như gỗ sồi, để duy
trì tính chính xác của lịch sử. Công việc phục hồi cũng bao gồm
việc làm sạch chi tiết và phục hồi các tác phẩm nghệ thuật và các
họa tiết chạm khắc trên đá.
Đến năm 2022, cấu trúc mái
chính đã gần hoàn thành, và mức độ hoàn thành đáng kể đã đạt được
trong việc phục hồi bên trong ngôi thánh đường. Toán công nhân
dự định sẽ hoàn thành tất cả các công việc quan trọng vào mùa hè
năm 2024. Các giới chức thẩm quyền đã ấn định thời gian này
trùng với Thế vận hội mùa hè Paris 2024.
Kết luận, công tác
phục hồi đã tiến triển ổn định, với trọng tâm chính là sửa chữa
cấu trúc và bảo tồn lịch sử. Lịch trình hoàn thành mở cửa lại
dự kiến sẽ phù hợp với sự kiện quốc tế lớn diễn ra tại Paris
trong tương lai.
V. Khách thăm viếng có thể mong
đợi gì khi nhà thờ Đức Bà mở cửa lại?
Khách
thăm viếng có thể mong đợi một sự thay đổi đáng kể và một cảm
giác tôn kính mới khi nhà thờ Đức Bà mở cửa lại.
1. Kinh
nghiệm thăm viếng của khách được cải thiện
2. Những công
trình phục hồi về cấu trúc và nghệ thuật
3. Những biện pháp
an toàn được cải tiến
4. Giới hạn số lượng khách thăm và
thời gian thăm viếng
5. Những sự kiện và chương trình sinh
hoạt văn hóa
6. Những quan điểm về nỗ lực phục hồi.
Việc mở cửa lại sẽ mang đến cơ hội khám phá các khía cạnh
khác nhau của công việc phục hồi nhà thờ và kinh nghiệm của
khách thăm viếng.
1. Kinh nghiệm thăm viếng
của khách được cải thiện: Đề cập đến những cải
tiến được thực hiện để nâng cao cách mà du khách tiếp xúc và
thưởng thức nhà thờ chính tòa. Việc này gồm phần giới thiệu
các hướng dẫn âm thanh tân tiến và tăng cường các tính năng thực
tế. Những sáng tạo này giúp du khách hiểu rõ hơn về kiến trúc và
lịch sử của ngôi thánh đường. Mục tiêu của các cải tiến này
là tạo ra một chuyến thăm viếng thích thú và đầy đủ thông tin hơn.
2. Những công trình phục hồi về cấu trúc và
nghệ thuật: Các công trình phục hồi cấu trúc và
nghệ thuật liên quan đến việc sửa chữa những hư hại do vụ cháy
năm 2019 gây ra. Những công trình phục hồi này là rất quan trọng
để bảo vệ sự toàn vẹn của ngôi thánh đường lịch sử này. Các
chuyên gia nhấn mạnh rằng phải chú ý cẩn thận đến các vật liệu và
thiết kế nguyên thủy. Công việc phục hồi có thể mất vài năm
nhưng rất quan trọng để duy trì giá trị lịch sử của nhà thờ.
3. Những biện pháp an toàn được cải tiến:
Các biện pháp an toàn được tăng cường và thiết kế để bảo đảm sự
an toàn cho khách thăm viếng khi nhà thờ mở cửa lại. Điều này
bao gồm nội quy về an toàn hỏa hoạn, kiểm tra tính toàn vẹn
cấu trúc, và phương thức quản lý đám đông. Việc kiểm soát an ninh
tại các lối vào thánh đường sẽ giúp bảo vệ cả du khách lẫn
nhà thờ. Những cơ quan thẩm quyền tin rằng các biện pháp này
sẽ tạo ra một môi trường an toàn cho tất cả mọi người.
4. Giới hạn số lượng khách thăm và thời gian thăm
viếng: Liên quan đến các quy định được áp dụng để
quản lý số lượng khách thăm. Điều này nhằm ngăn chặn tình trạng
chờ đợi trong những hàng dài lê thê, nâng cao giá trị cuộc thăm viếng cho
khách. Khách có thể sẽ phải đặt trước thời gian thăm viếng để
bảo đảm tuân thủ các giới hạn này. Mục đích là tạo ra một không
gian yên bình và dễ chịu để khách thăm viếng có thể suy ngẫm.
5. Những sự kiện và chương trình sinh hoạt văn
hóa: Các sự kiện và sinh hoạt văn hóa có thể sẽ
được tổ chức trở lại, bao gồm các buổi biểu diễn, triển lãm, hoặc
các chương trình giáo dục. Những sự kiện này sẽ làm phong phú
thêm kinh nghiệm của khách thăm viếng đồng thời làm nổi bật văn
hóa và lịch sử nước Pháp. Nhiều người coi những sinh hoạt này
là quan trọng để làm sống lại sự quan tâm đối với ngôi thánh
đường này sau một thời gian dài đóng cửa.
6. Những quan điểm về nỗ lực phục hồi: có thể khác
nhau. Một số người ủng hộ việc bảo tồn các phương pháp truyền
thống và sự chính xác của lịch sử, trong khi những người khác
lại ủng hộ các kỹ thuật hiện đại để đạt được hiệu quả và an
toàn. Cân bằng các quan điểm này là rất quan trọng để thu hút sự
tham gia của các bên liên quan và bảo đảm chương trình phục hồi
phù hợp với giá trị công cộng. Cuộc đối thoại này đóng góp vào
tầm nhìn tổng thể cho tương lai của nhà thờ chính tòa.
VI. Công trình phục hồi nhà thờ Đức Bà sẽ ảnh hưởng như
thế nào đến ngành du lịch tại Paris?
Việc phục
hồi Nhà thờ Đức Bà sẽ ảnh hưởng lớn đến ngành du lịch ở Paris.
Người ta dự kiến du khách sẽ đổ xô đến địa điểm này khi nó mở
cửa trở lại, thu hút bởi biểu tượng danh tiếng của nhà thờ. Công
việc phục hồi nhằm bảo tồn giá trị lịch sử và kiến trúc của nhà
thờ, làm tăng sức hấp dẫn của nó. Số lượng du khách tăng lên sẽ
mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp địa phương, bao gồm khách
sạn, nhà hàng, và cửa hàng. Khi công tác phục hồi đang tiếp tục,
du khách cũng có thể tham gia các chuyến thăm viếng công trường
xây dựng đang diễn ra, làm tăng sự quan tâm và nhận thức.
Sự kỳ vọng xung quanh việc Nhà thờ Đức Bà mở cửa lại tạo ra một
làn sóng tích cực, thúc đẩy các nỗ lực cho Paris như một điểm đến
du lịch. Hiệu ứng này có thể dẫn đến thời gian lưu trú dài hơn và
các kinh nghiệm thăm viếng rộng rãi hơn khắp thành phố. Các viên
chức địa phương có thể tổ chức các sự kiện đặc biệt và sinh hoạt
liên quan đến việc mở cửa lại, làm tăng sự quan tâm.
Tóm
lại, việc phục hồi Nhà thờ Đức Bà sẽ khôi phục một trong những
biểu tượng đáng trân trọng nhất của thành phố Paris, kỹ nghệ
du lịch phát triển mạnh, và thúc đẩy nền kinh tế địa phương
sau khi hoàn thành.
VII. Những cột mốc quan trọng
trước khi nhà thờ Đức Bà mở cửa lại?
Những cột
mốc quan trọng dẫn đến việc mở cửa lại nhà thờ Đức Bà bao gồm các
sự kiện phục hồi và tái thiết quan trọng sau trận hỏa hoạn tàn
phá vào năm 2019.
– Ngày 15 tháng 4, 2019: Trận hỏa hoạn nhà
thờ Đức Bà xảy ra.
– Mùa hè 2019: Các đánh giá ban đầu và nỗ
lực ổn định.
– Năm 2020: Ổn định cấu trúc và dọn dẹp đống
đổ nát.
– Tháng 1 năm 2021: Hoàn thành các công việc phục
hồi sơ bộ.
– Tháng 7 năm 2021: Chính phủ Pháp công bố kế
hoạch mở cửa lại.
– Năm 2022: Phục hồi các tác phẩm nghệ
thuật và yếu tố lịch sử bên trong thánh đường.
– Năm 2024:
Dự định mở cửa lại hoàn toàn cho công chúng.
Lịch trình
mở cửa lại bao gồm nhiều quan điểm và ý kiến khác nhau, phản ánh
sự phức tạp của công việc phục hồi và ý nghĩa văn hóa của công
trình này.
– Ngày 15 tháng 4, 2019: Trận
hỏa hoạn xảy ra tại nhà thờ Đức Bà vào ngày 15 tháng 4, 2019.
Ngọn lửa lan nhanh, dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng, bao gồm sự
sụp đổ của ngọn tháp. Sự kiện này gây sốc/chấn động
[shock] cho hàng triệu
người trên toàn thế giới, không chỉ là một thảm họa quốc gia đối
với nước Pháp mà còn là sự mất mát di sản văn hóa.
– Mùa hè 2019: Những đánh giá ban đầu và
những nỗ lực ổn định trong mùa hè 2019, các kỹ sư đã tiến
hành những đánh giá về sự ổn định của nhà thờ. Những đánh
giá này rất quan trọng để bảo đảm an toàn trước khi bắt đầu công
tác phục hồi. Những nỗ lực ổn định ngay lập tức bao gồm việc
củng cố cấu trúc để ngăn ngừa sự sụp đổ thêm.
–
Năm 2020: Ổn định khung cấu trúc và dọn dẹp đống đổ
nát. Các toán công nhân đã làm việc chăm chỉ để ổn định khung và
dọn dẹp đống đổ nát từ nhà thờ. Giai đoạn này đòi hỏi sự lập kế
hoạch cẩn thận để bảo tồn càng nhiều vật liệu lịch sử càng tốt.
Các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực đã hợp tác để đánh giá và phục
hồi các yếu tố còn lại.
– Tháng 1 năm 2021:
Hoàn thành các công việc phục hồi sơ bộ. Mức độ hoàn thành này
cho thấy cam kết phục hồi nhà thờ trong khi vẫn tuân thủ các quy
định về an toàn và tính chính xác của lịch sử. Các viên chức
chính phủ bày tỏ sự lạc quan về việc đạt được lịch trình phục
hồi đầy tham vọng.
– Tháng 7 năm 2021:
Chính phủ Pháp công bố lịch trình kế hoạch mở cửa lại ngôi
thánh đường.
Vào tháng 7 năm 2021, chính phủ Pháp đã
công bố ngày dự kiến mở cửa lại nhà thờ chính tòa, nhằm vào
năm 2024. Thông báo này mang lại hy vọng cho nhiều người ủng hộ,
kiến trúc sư, và nhà sử học, những người tận tâm bảo tồn ý nghĩa
của nhà thờ Đức Bà.
– Năm 2022: Phục hồi
các tác phẩm nghệ thuật và yếu tố lịch sử bên trong thánh
đường.
Vào năm 2022, nỗ lực phục hồi tập trung vào các
tác phẩm nghệ thuật bên trong thánh đường và các yếu tố lịch sử
đặc biệt của nhà thờ chính tòa này. Các thợ thủ công đã sử
dụng kỹ thuật truyền thống để bảo đảm tính nguyên thủy. Công
việc tỉ mỉ này đã nhận được lời khen ngợi từ các nhà sử học nghệ
thuật và những nhà bảo tồn.
– Năm 2024: Dự
đoán mở cửa lại hoàn toàn cho công chúng.
Việc mở cửa lại
nhà thờ hoàn toàn cho công chúng được dự đoán sẽ diễn ra vào
năm 2024. Lịch trình này tạo ra sự hào hứng lớn đối với du khách
và người dân địa phương. Tuy nhiên, các ý kiến khác nhau về việc
liệu việc phục hồi có tái hiện đầy đủ được đặc điểm nguyên thủy
của nhà thờ hay không, hay các thay đổi hiện đại có thể che khuất
tính lịch sử của công trình.
Những cột mốc này và các quan
điểm khác nhau minh họa sự phức tạp trong việc phục hồi một biểu
tượng như nhà thờ Đức Bà. Những nỗ lực liên tục phản ánh cả cam
kết bảo tồn văn hóa và những thử thách vốn có của một dự án lớn
như vậy.
VIII. Tại sao việc phục hồi nhà thờ Đức
Bà lại quan trọng?
Việc phục hồi nhà thờ Đức Bà
rất quan trọng vì nhiều lý do, bao gồm giá trị văn hóa, lịch sử,
và tầm quan trọng kiến trúc của nó. Cấu trúc mang tính biểu
tượng này không chỉ là một biểu tượng của thành phố Paris mà
còn là đại diện cho di sản nước Pháp và nghệ thuật hoàn vũ.
Theo UNESCO, Tổ chức Giáo dục, Khoa học, và Văn hóa của Liên
Hiệp Quốc, nhà thờ chính tòa Đức Bà Paris được công nhận là
một kiệt tác của kiến trúc Gothic và là một Di sản Thế giới. Việc
phục hồi của nó nhằm bảo tồn giá trị lịch sử và văn hóa trong khi
cho phép các thế hệ tương lai hiểu và trân trọng tầm quan trọng
của nó.
Những lý do căn bản cho việc phục hồi bao gồm sự
cần thiết phải sửa chữa các thiệt hại do vụ hỏa hoạn năm 2019 gây
nên. Vụ hỏa hoạn này đã phá hủy mái nhà và ngọn tháp gỗ, những
phần không thể thiếu trong cấu trúc của nhà thờ. Thêm vào đó,
việc phục hồi cũng giúp tái sinh bản sắc văn hóa của Paris và
khôi phục một phần quan trọng trong di sản lịch sử của thành phố,
thể hiện hàng thế kỷ nghệ thuật và thủ công nghệ.
Những
danh từ kỹ thuật như “kiến trúc Gothic” đề cập đến một phong
cách kiến trúc xuất phát từ nước Pháp ở thế kỷ 12 và có các yếu
tố như vòm nhọn, vòm có gân, và các trụ chống bay. Những đặc điểm
này không chỉ nâng cao vẻ đẹp thẩm mỹ mà còn góp phần vào sự ổn
định và độ bền vững của các kiến trúc như vậy.
Công
việc phục hồi bao gồm nhiều cơ chế. Những công việc này bao gồm
việc đánh giá mức độ thiệt hại, ổn định những cấu trúc hiện
có, và thay thế hoặc tái tạo các yếu tố bị hư hại bằng vật liệu
chính xác về mặt lịch sử. Các nghệ nhân và kiến trúc sư có tay
nghề cao làm việc cùng nhau để bảo đảm rằng việc phục hồi tôn
vinh thiết kế nguyên thủy trong khi vẫn tuân theo các tiêu chuẩn
an toàn hiện đại.
Các yếu tố góp phần vào việc cần thiết
phục hồi bao gồm các yếu tố môi trường, như ô nhiễm và thời tiết,
có thể làm giảm phẩm chất vật liệu theo thời gian. Các hành động
được thực hiện trong lúc phục hồi, chẳng hạn như sử dụng công
nghệ làm sạch tân tiến và gia tăng cấu trúc, sẽ giúp giảm thiểu
những vấn đề này trong tương lai. Ví dụ, việc sử dụng vật liệu
chống nhiệt trong thiết kế ngọn tháp mới sẽ ngăn ngừa những thảm
họa tương tự xảy ra đối với nhà thờ trong tương lai.
Tóm
lại, việc phục hồi Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Paris rất quan
trọng vì ý nghĩa văn hóa, lịch sử, và tính liên quan kiến trúc
của nó. Công tác phục hồi này là một công việc tái thiết cẩn
thận nhằm bảo tồn biểu tượng vô giá này cho các thế hệ tương
lai.
Hassan
January 7, 2025
Bản Anh ngữ
Notre Dame Cathedral
Restoration: Completion Date and Reopening Timeline Explained
source:
travel pander
thiên sứ micae – thánh bổn mạng sđnd qlvnch
|
hình nền: thắng cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML–5 hay cao hơn.
nguồn: internet eMail by tkd đọc báo & trình bày
Đăng ngày Chúa Nhật, March 30, 2025
tkd (thư ký dù). Khoá 10A–72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH