Bắc đẩu tinh

 

Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Thời sự Thế giới
Chủ đề: Vinh danh Phụ Nữ
Tác giả: LBP

ngày phụ nữ – 8/3/2019

 

Bấm vào đây để in ra giấy (Print)

 

Lời giới thiệu:

Cám ơn LBP nhiều lắm...
Và xin được thân chuyển bài viết này đến:

– Những trang mạng mà th quen biết
– Những người bạn có người bạn đời chết trong “tù cải tạo”
– Những người chị và bạn có chồng từng đi “tù cải tạo”
– Người bạn học là nữ quân nhân, từng bị “tù cải tạo” và còn kẹt lại quê nhà...
– Những người bạn đang gánh vác gia đình trên đôi vai còm cõi...
– Và những người bạn đang miệt mài tranh đấu cho tự do và nhân quyền của VN...
–.......

th

Hôm nay là ngày 8 tháng 3: ngày phụ nữ. Mến gởi đến bạn-ta-phái-đẹp một cành hoa hồng!

Không biết tại sao các cụ ta ngày xưa dùng hai chữ “phái yếu” để nói về người phụ nữ? Người phụ nữ Việt Nam có “yếu” hơn đàn ông Việt không? Cái đó còn tùy. Nói về thể lực có thể họ yếu hơn nhưng về sức chịu đựng thì phải nói là họ hơn người đàn ông nhiều lắm. Đó là chưa nói đến phương diện tinh thần, lòng can đảm.

Không có sức chịu đựng thì làm sao “quanh năm buôn bán ở mom sông / nuôi đủ 5 con với 1 chồng” như bà Tú Xương? Cùng thế hệ với bà Tú có một “phái-yếu” khác, bà Thái Thị Huyên, chánh thất của cụ Phan Bội Châu (ông có hai bà, “bà nhỏ” mất trước “bà cả”), người mà ông Phan đã kể cho con nghe:

“... Cha ta với Tiên nghiêm (cha) của mẹ mầy xưa, đều là nho cũ rất nghiêm giữ đạo đức xưa. Mẹ mầy lớn hơn ta một tuổi. Hai ông đính thông gia với nhau từ khi con còn nên một. Tới năm mẹ mầy hai mươi ba tuổi (1888), về làm dâu nhà ta. Lúc ấy, mẹ ta bỏ ta (mất) đã tám năm, trong nhà duy có cha già với em gái bé. Ta vì sinh nhai bằng nghề dạy trẻ, luôn năm ngồi ở quán phương xa, cái gánh sớm chiều gạo nước gởi vào trên vai mẹ mầy. Cha ta đối với con dâu rất nghiêm thiết, nhưng chẳng bao giờ có sắc giận với mẹ mầy. Cha ta hưởng thọ được bảy mươi tuổi, nhưng bệnh nặng từ ngày sáu mươi. Liên miên trong khoảng mười năm, những công việc thuốc thang hầu hạ bên giường bệnh, cho đến các việc khó nhọc nặng nề mà người ta không thể làm, thảy thảy một tay mẹ mầy gánh cả. Kể việc hiếu về thờ ông gia, như mẹ mầy là một việc hiếm có vậy...

... Tới ngày ta bị bắt về nước, mẹ mầy được gặp ta một lần ở thành tỉnh Nghệ, hơn nửa tiếng đồng hồ chỉ có một câu nói rằng: ‘Vợ chồng ly biệt nhau hơn hai mươi năm, nay được một lần giáp mặt thầy, trong lòng tôi đã mãn túc rồi, từ đây trở về sau, chỉ trông mong thầy giữ được lòng thầy như xưa, thầy làm những việc gì mặc thầy, thầy không phiền nghĩ tới vợ con...’

Hỡi ôi! Câu nói ấy bây giờ còn phảng phất bên tai ta. Mẹ mầy thật chẳng phụ ta, ta phụ mẹ mầy! Công nhi vong tư (lo việc chung mà quên việc riêng) chắc mẹ mầy cũng lượng thứ cho ta chứ
.”

(https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1i_Th%E1%BB%8B_Huy%C3%AAn)

Mẹ mầy thật chẳng phụ ta, ta phụ mẹ mầy!” Cụ Phan (1867-1940) là nhà nho học, dân “cửa Khổng, sân Trình”: 6 tuổi đã thuộc Tam Tự Kinh, 7 tuổi rào rào Luận Ngữ, đỗ Giải nguyên năm 19 tuổi. “Xưa” như Cụ (nhất nam viết hữu thập nữ viết vô), “ngon” như Cụ (2 bà) mà còn biết thốt câu đó, biết nhìn nhận sự thật. Chả bù với đám đàn ông “Tây-học”... chúng ta (?)! Không biết có bao nhiêu ông nói được câu đó với đám trẻ trong nhà? Phần tôi thì chỉ nói được có mỗi... nửa câu: “Bố phụ mẹ mầy.. dài dài: hút bụi, lau nhà, rửa bát, đổ rác....”!

Mà không chỉ có bà Tú Xương, bà Huyên, bà Vĩnh Tế (vợ ông Thoại Ngọc Hầu), bà Tồn (vợ ông Bùi hữu Nghĩa), v.v.

Từ rất lâu, đã có những “nàng về nuôi cái, cùng con / để anh đi trẩy nước non Cao Bằng”, đã “con cò lặn lội bờ sông / gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”... Những hình ảnh đó kéo dài cho đến thời đại chúng ta: trước rồi sau 75.

Trong cuộc chiến xâm lăng của miền Bắc, những người chịu thiệt thòi nhất vẫn là những người Vợ Lính, ở cả hai miền. Làm vợ lính Cộng Hòa đã khổ, làm vợ bộ đội khổ gấp mấy trăm lần: cả miền Bắc đều nghèo, đàn ông trai tráng đều bị xua đi B (vào Nam), nhiều phụ nữ một mình phải cáng đáng hai gia đình: nội, ngoại, chưa kể còn bị đám đảng viên, công an, tổ trưởng, ngày đêm ve vãn, mưu toan chiếm đoạt thân xác... Tôi không nói quá đâu. Hãy đọc lại một số tác phẩm của các nhà văn “phản kháng” bên nhà thời mới được ông Linh “cởi trói”, cuối thập niên 80’s.

Sau 75, người miền Nam khổ nhưng khổ nhất phải là những người Vợ Lính Cộng Hòa: khi chồng bị tù cải tạo, phải lo đi thăm nuôi, con trai bị bắt đi xâm lăng Cao Miên, con gái chết trên đường vượt biên, v.v. Khổ đến ngần ấy, muốn tự sát chết đi. Nhưng cuối cùng vẫn không dám, không nỡ. Mình chết, ai nuôi chồng, ai trông con? Thế là cố gắng sống, cắn răng mà sống, lên rừng mà sống (như nhà văn Nguyễn thị Thụy Vũ), đi kinh tế mới mà sống, v.v. Ăn uống cam khổ, sức lực đâu để làm những chuyện đội đá vá trời đó? Đã rất nhiều lần tôi tự hỏi. Và vẫn không tìm ra câu trả lời!

Việt Nam sau này, có rất nhiều chuyện “biết rồi, khổ lắm” nhưng mà vẫn phải nói mãi! Một trong những chuyện đó là chuyện “lấy chồng xứ lạ”. Nhiều bài báo viết về các cô gái, đa số ở miền tây, phải nhắm mắt lấy chồng Tàu (Đài Loan / Trung Cộng) hay Đại Hàn, để có tiền nuôi gia đình. Sau đó, bị đánh đập hay bị cả gia đình chồng cưỡng dâm, cuối cùng phải tự sát! Tại sao đã quyết định hy sinh giúp gia đình rồi cuối cùng phải tự sát? Có phải vì “tiền đã trao, cháo (xin lỗi phải dùng chữ này) đã múc”, không còn cơ hội / phương tiện để gởi tiền về VN nữa, thì sống để làm gì? So với Thúy Kiều Tàu (Thanh Tâm Tài Nhân), Thúy Kiều Việt đoạn trường dài dài, truân chuyên lắm lắm!

Nói thế không phải ở hải ngoại không có chuyện để nói. Mà là có. Có rất nhiều. Nhiều phụ nữ hy sinh cả cuộc đời, ở vậy, thay cha mẹ nuôi em. Nhiều bà, được chồng bảo lãnh sang đây rồi “ra riêng với đám con”, vì ông đã “vui duyên mới” từ lâu! Đó là chưa nói đến nhiều phụ nữ, tay làm, tay bếp, chạy tới, quay lui, hết lo chồng, sang lo con, bây giờ lo đến cháu!...

Đã rất nhiều lần tôi tự hỏi. Bây giờ đã tìm ra câu trả lời (có còn hơn không): vỏn vẹn là người phụ nữ, tuy sức vóc nhỏ bé nhưng có trái tim to lớn vô cùng. Chính trái tim đó đã bơm sức lực cho họ đứng dậy, sau bao lần gục ngã, để tiếp tục nuôi sống gia đình.

Ông Hồ Dzếnh ngày xưa “muốn nạm vàng muôn khổ cực / cho lòng cô gái Việt Nam vui”. Tôi xem như câu đó, Hồ thi sĩ đại diện cánh đàn ông chúng tôi mà nói, nên không có gì để thêm vào (chả nhẽ lại bổn cũ soạn lại “tạ ơn em! tạ ơn em”?!)

Chỉ muốn, để bạn-ta-cô-gái-Việt vui hơn nữa, xin được ghi lại lời bài “Cô Gái Việt” của nhạc sĩ Hùng Lân.

Chúng ta cùng hát với nhau nhé.

 

Cô Gái Việt

Lời sông núi bừng vang bốn phương trời
Giục chúng ta đường phụng sự quyết tiến
Triệu Trưng xưa đẹp gương sáng muôn đời
Dòng máu thiêng còn đượm nồng vạn trái tim

Dẫu không cùng tài trai vui tranh đấu
Gánh sơn hà còn trọng hơn xương máu
Dù thành thị hay thôn trang ai ơi
Lòng hẹn lòng bạn gái ta xây đời

Chị em ơi! Quê nước chờ mong
Ta sớm lập công
Tô thắm giang sơn Việt Nam
Ngoài những phút quán xuyến tề gia
Hãy hướng lòng ta đến những ai đang cơ hàn

Kìa cô nhi không chút tình thân
Đây lớp tàn nhân
Năm tháng đau thương thầm trôi
Cùng cương quyết góp sức đồng tâm
Muôn dân vui một đời vàng sáng tươi

Hùng Lân

 

Bonne fête 8/3
BP

 

Bấm vào đây để in ra giấy (Print)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THIÊN SỨ MICAE - BỔN MẠNG SĐND VNCH  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình nền: Bộ Huy hiệu Sư Đoàn Nhảy Dù QLVNCH. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML-5 hay cao hơn.

 

Nguồn: Internet eMail by th chuyển

 

Đăng ngày Thứ Sáu, March 8, 2019
Ban Kỹ Thuật Khóa 10A-72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH

 

GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư: Liên lạc
Trở lại đầu trang