Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Tản
mạn Đời Sống
Chủ đề:
Đạo
Tác giả:
Trần Xuân Thời
Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)
1. Triết lý hành đạo:
Triết học đã giúp chúng ta hiểu con
người thu nhận kiến thức qua hai phương thức: Trực giác và suy
luận.
(1)
Trực giác (intuition) là khi chúng ta hiểu, biết
sự việc một cách trực tiếp mà không cần suy nghĩ, lý luận, phân
tích. (Intuition is a form of knowledge that appears in
consciousness without obvious deliberation)
(2) Suy luận
(judgment) là cách nhận thức bằng lý luận (Judgement is the
ability to evaluate evidence and make considered decisions). Suy
luận được phân ra hai phương cách diễn dịch và quy nạp:
(a) Diễn dịch
(deduction) là phương pháp tư duy đi từ cái phổ biến đến cái cá
biệt, từ cái chung đến cái riêng. Người là phải chết, (định luật
chung) Socrate là người nên Socrate phải chết (cá biệt).
(Deductive reasoning, also deductive logic, is the process of
reasoning from one or more statements (premises) to reach a
logical conclusion).
(b) Quy nạp
(induction) là phương pháp tư duy đi từ cái riêng đến cái chung,
quan sát các hiện tượng lặp đi lặp lại để đạt đến một kết luận.
(an inductive method in which a conclusion is constructed based
upon the number of instances that support it). Quan sát hành vi
của những người xa cách (nghiên cứu môi trường) để rút ra kết
luận chung.
Sở
dĩ có những người xa cách đời sống đạo đức vì (a) giáo luật khắt
khe, hoặc vì (b) tín hữu chưa am hiểu Thiên Chúa thương yêu nhân
loại. Cursillo chọn vấn nạn thứ hai và mở các khóa học về Ki–tô
Giáo / Cursillo in Christianity để giúp tín hữu hiểu lòng thương
xót của Thiên Chúa đối với nhân loại và sống những căn bản để trở
thành người Công Giáo đích thực.
2. Phong trào Cursillo
Phong trào Cursillo áp
dụng phương thức quy nạp, nghĩa là chủ trương
của Phong trào rút tỉa từ kinh nghiệm thực tế về những gì xảy ra
trong đời sống hằng ngày. Những người sáng lập đã quan sát đời
sống đạo hằng ngày của tín hữu và nhận thấy tín hữu có khuynh
hướng tục hóa và sống đạo một cách hình thức, xa lìa Thiên Chúa.
Họ cố gắng tìm giải pháp cứu vãn tình trạng suy thoái và phục hồi
đức tin với sự mặc khải của Thiên Chúa qua đặc sủng hình thành
Phong Trào (the foundational charism). Họ đã được Chúa soi sáng,
ban đặc ân giúp họ phát kiến ra một phương pháp hành đạo mới gọi
phương pháp Cursillo. Phong trào Cursillo hay Hội học Ki–tô Giáo
được hình thành nhằm giúp tín hữu sống những căn bản để trở thành
tín hữu Công giáo đích thực qua phương pháp ba giai đoạn:
(1) Tiền Cursillo:
Nghiên cứu môi trường, tuyển chọn những ứng viên có khả năng lãnh
đạo,
(2)
Cursillo: Gửi ứng viên đi tham dự Khóa Tĩnh huấn
Ba Ngày để khoá sinh tự hoán cải,
(3) Hậu Cursillo: Các
tín hữu đã được huấn luyện kết hợp với nhau (qua Hội Nhóm, hội
Liên Nhóm, Trường Lãnh Đạo) tạo thành những nhóm nòng cốt. Các
nhóm nòng cốt có sứ mệnh Phúc Âm hoá môi trường nhằm biến đổi
sinh hoạt của các cơ cấu xã hội theo tinh thần phúc Âm hầu canh
tân giáo hội và mở mang vương quốc Chúa ở trần gian.
Giáo hội công nhận phương pháp của
Phong trào Cursillo hiện đang áp dụng là phương pháp giúp tín hữu
cải hoá nhanh nhất: “Cursillo is the shortest and most direct
route for conversion” (The Essential Principles), dựa trên sự áp
dụng song hành những tín lý căn bản và học thuyết về Ơn phúc
(doctrine of grace).
Phương pháp phối hợp Tín lý và Ơn phúc
đã được áp dụng hữu hiệu trong Khóa Ba Ngày. Một cơ hội thao dượt
giúp ứng viên sống những gì căn bản để trở thành người Ki–tô hữu
đích thực. Chúa Giê–su đã sống những gì căn bản suốt 33 năm, chịu
khổ nạn và sống lại để thực hiện Ơn Cứu Độ. Ba ngày Tĩnh huấn
giúp chúng ta sống lại diễn trình cứu độ trong ơn phúc. “The
Three–Day Exercise was to give the testimony of the Redemption
and the good news of grace”. Hiện nay Phong Trào Cursillo có
khỏang 25 triêu hội viên trên toàn Thế giới.
3. Sách lược
Phong trào nhấn mạnh đến vấn đề nghiên
cứu môi trường để hiểu rõ thành phần cấu tạo nên môi trường và
thực hiện kế hoạch Phúc Âm hoá môi trường. Tại sao phải nghiên
cứu môi trường. Kinh nghiệm thực tế cho thấy có sự suy thoái về
lòng sùng đạo, nói khác đi là giáo hữu giữ đạo có tính cách hình
thức, thiếu nhiệt tâm. Lý do có thể là:
(a) Luật lệ của Giáo hội có phần nặng
nề và khắt khe.
(b) Giáo dân thiếu kiến thức căn bản về
giáo lý.
Phong
trào cố gắng cải thiện lý do thứ hai bằng cách mở các khoá học
ngắn (cursillo) về giáo lý có hiệu lực cải hoá tâm linh để giúp
giáo dân sống những căn bản để trở thành Ki–tô hữu đích thực.
4. Một phần những gì Căn bản
(What is fundamental for being Christian)
(1) Các Khóa Cursillo tạo cho tín hữu
một cái nhìn mới mẻ về Thiên Chúa. Chúa thương yêu nhân loại,
nhân loại là mục tiêu của chương trình cứu độ. Thế trần không
phải là nơi tội lỗi, xấu xa cần phải xa 1ánh mà là địa bàn hoạt
động của ơn Cứu Độ. Truyền giáo là một sứ mệnh (mission) chứ
không phải chỉ là một chương trình mục vụ thường nhật. Các bài
chia sẻ (Rollo) nhằm mục tiêu tác động sự cải hóa (conversion),
chứ không hẳn nhằm mục tiêu truyền dạy giáo lý.
(2) Giáo hội biểu tượng cho Nhiệm Thể
Chúa Giê–su có sứ mệnh cứu rỗi nhân loại. Thánh Kinh ghi lại lời
Thánh Phao–lô “Thực vậy ví như thân thể người ta chỉ là một,
nhưng lại có nhiều bộ phận, mà các bộ phận của thân thể tuy
nhiều, nhưng vẫn là một thân thể, thì Đức Ki–tô cũng vậy. Thật
thế, tất cả chúng ta dầu là Do Thái hay Hy Lạp, nô lệ hay tự do,
chúng ta đều đã chịu phép rửa trong cùng một Thần Khí để trở nên
một thân thể. Tất cả chúng ta đã được đầy tràn một Thần Khí duy
nhất” – “Just as a human body, though it is made up of many
parts, is a single unit because all these parts, through many,
make up one body, so it is with Christ. In the one Spirit we were
all baptized, Jews as well as Greeks, slaves as well as citizens,
and one Spirit was given to us to drink” (I Cor.12:12–13).
(3) ĐGH Pi–ô XII trong Tông huấn
“Mystici Corporis” ghi nhận: “Một khi đã hiểu Nhiệm Thể Chúa
Giê–su, tâm hồn sẽ được nâng cao, với sự tác động của Thánh Linh,
con người sẽ khao khát tìm kiếm Thiên Chúa, sẽ làm việc bác ái và
thăng tiến sự hiệp nhất trong Giáo hội, sẽ gây ảnh hưởng đến các
giáo dân xa lìa Giáo hội, gia tăng sự thông hiệp với Thánh Tâm
Chúa”. Phong trào thôi thúc người tín hữu trở nên hoàn mỹ như Cha
trên trời thật hoàn mỹ. “Be perfect, as your heavenly Father is
perfect” (Mt.5:48). Đúng với ý niệm “Chúa chính là đời sống của
tôi. Tôi có thể hoàn thành mọi việc trong Người, nhờ Người tăng
phần sinh lực cho tôi” – “Christ is my life. I can do all things
in him, who strengthens me” (Phil.1:21).
(4) Những ai sống trong Ơn phúc sẽ
thông hiểu được rằng khủng hoảng của thế giới xuất xứ
từ sự vắng bóng Ơn phúc và sự thánh hóa mới là giải pháp chính
cho nhân loại. “Only holiness will the
problems of humanity find their solutions”. Muốn canh
tân xã hội, chúng ta phải bắt đầu từ sự canh tân con người. Con
người sẽ sống theo chương trình cứu độ của Chúa và sống đời sống
Ơn phúc trong Giáo hội. Trong tinh thần đó, người Cursillista
phải luôn luôn tâm niệm: Theo đuổi lý tưởng sống trong Ơn phúc;
trở thành tông đồ; và trưởng thành trong sự kết hiệp với Chúa
Giê–su. Khi đó, tâm hồn của chúng ta sẽ trở thành đền thờ nơi
Chúa ngự. Thánh Phao–lô đã nhấn mạnh về điểm nấy: “Do you not
know that your members are the temple of the Holy Spirit.”
(1Cor.6:19)
(5) Bí tích Rửa tội khuyến khích chúng ta chấp nhận thái độ hoán
cải thường trực, sống trong cộng đồng, thi hành sứ vụ truyền
giáo, và thay đổi cuộc sống ngày càng thêm tốt đẹp hơn. Trong lời
nguyện sau lễ Rửa tội có câu, “God of power and Father of our
Lord Jesus Christ has freed you from your sin and brought you to
new life through water and the Holy Spirit. He now anoints you
with the charism of salvation, so that, united with his people,
you may remain as members of Christ who is ‘Priest, Prophet, and
King’.” (Roman Ritual 160). Được rửa tội chẳng những được giải
thoát khỏi tội lỗi mà còn được giải thoát khỏi những tục lụy xích
xiềng trói buộc, ngăn cản chúng ta quy hướng mọi sinh hoạt về
Chúa. “Everyone moved by the Spirit is a son of God”. Như vậy qua
Bí tích Rửa tội và Thêm sức, chính Chúa đã uỷ thác sứ mệnh truyền
giáo lên vai người tín hữu trong vai trò “Tư tế, Rao giảng và
Vương giả”. “Through their baptism and confirmation all are
commissioned to this apostolate by the Lord himself” (LG.33).
(6) Với quan niệm Chúa đã uỷ thác cho
tín hữu sứ mệnh tông đồ trong vai trò tư tế, rao giảng và vương
giả, Cursillista không còn là một tín hữu thụ động mà là những
chiến sĩ Phúc Âm sẵn sàng “Tiến Lên – Ultreya” trong tinh thần: “Chiến
thắng, hào hùng và vinh quang” (Christus Vincit,
Christus regnat, Christus imperat) để chinh phục và Phúc Âm hóa
môi trường.
(7) Chính quan niệm chinh phục này, người Cursillista, lấy Đức
tin, Đức Cậy và Đức Mến làm nền tảng, kết hiệp với Chúa và hiên
ngang sống đời sống trong ơn phúc “Living a life of grace”. Nhờ
sức mạnh của Thánh Kinh và Ơn Phúc của Chúa ban để khuất phục môi
trường. Ta bảo các con để các con được an tâm. Các
con sẽ gặp khó khăn trong cuộc sống, nhưng hãy can đảm lên: Ta đã
chinh phục thế giới. “I have told you all
this so that you find peace in me. In the world you will have
trouble but be brave: I have conquered the world”
(Jn.33). Đó là ý nghĩa của câu “Chúa và tôi là đa số áp đảo –
Christ and I are an overwhelming majority”.
(8) Thánh Phao–lô đã nói “Bây giờ chúng
ta đã biết đối với những ai yêu mến Chúa, mọi việc đều xảy ra một
cách viên mãn” – “Now we know that for those who love God all
things work together unto good” (Rom.8:28). Vì thế, nói đến
Cursillo là nói đến sự vui mừng, hoan lạc và chiến thắng. Mỗi
Cursillista là một niềm vui cho Giáo xứ, Giáo hội, cho Phong trào
và cho tha nhân.
(9) Thiên Chúa trong Chúa Ki–tô
thương xót chúng ta là nền tảng căn bản và chân lý vì
Ngài đã cứu chuộc chúng ta. Qua mọi nghịch cảnh, Thiên Chúa luôn
là đường, là chân lý và là sự sống. Mỗi khi chúng ta tin và sống
như vậy thì mọi sinh hoạt hay trở ngại khác đối với chúng ta sẽ
trở nên mờ nhạt.
(10) Sự sống Chúa ban cho mỗi người,
con người phải sống, nước Trời ở ngay trong lòng mỗi người. Mối
liên hệ giữa con người và Thiên Chúa bất diệt. Mỗi khi am hiểu ơn
Cứu độ, con người sẽ ôm ấp Tin mừng vào cốt lõi của đời sống. “Dù
ăn dù uống, dù làm bất cứ điều gì con cũng làm vì sáng danh Thiên
Chúa.”
(11)
Sống căn bản là sống theo ơn gọi, ơn gọi trở thành người Ki–tô
hữu đích thực, luôn kiên định lập trường mình là người Ki–tô hữu.
(12) Thiên Chuá chỉ đạo vì ngài là
Đường. Thiên Chúa soi sáng chúng ta vì Ngài là chân lý, là sự
thật; Thiên Chúa là động lực, là năng lượng vì Ngài là sự sống.
(13) Sống những gì nền tảng là sống
sinh động, ý thức, tích cực và tăng trưởng. “Hãy vác Thánh giá
mọi ngày mà theo Ta”. Can đảm, tiên phong trong mọi hoàn cảnh.
(14) Sống căn bản là luôn đối diện với
chính mình, thánh hoá chính mình để có đủ khả năng đồng hành với
người khác. Không ai kết hợp với người kiêu căng, gian xảo, lừa
lọc.
(15) Sống
căn bản là sống theo ba khía cạnh:
(a) Bằng lòng với chính mình. Vì bất
mãn với chính mình sẽ tạo cho mình sự lo âu thường trực, mất tự
tín, rút vào vỏ sò cá nhân, xa lánh bạn bè.
(b) Tự cải thiện chính mình để trở nên
tốt hơn, bỏ tính chê bai, xa lánh tha nhân. “Hãy lấy cái xà ra
khỏi con mắt mình trước”.
(c) Một tay nắm lấy Chúa, một tay nắm
lấy anh em. Phải sống theo Tin Mừng vì Tin Mừng là tốt lành và
mới mẻ. Sống theo Tin Mừng là sống kết hiệp với mọi người để hân
hoan loan báo Tin Mừng cho nhân thế, trong tinh thần Mến Chúa,
Yêu người.
(16) Những ai sống với những tín lý căn bản “Mến Chúa và Yêu
người” (Love for God and for one’s neighbour) tức là cố gắng sống
đời sống Công giáo đích thực– “Vivencia”. Trong Khoá Ba Ngày,
chúng ta đã sống thực với lòng mình, với Chúa và với tha nhân.
Kinh nghiệm sống đạo trong Khóa Ba Ngày đã tạo nên một bản nhạc
vàng ru trọn đời mình cho đa số Cursillista và những khóa sinh đã
tốt nghiệp là những chứng nhân hùng hồn: Khóa Ba Ngày quả tình có
mãnh lực mang lại sự hoán cải tâm linh (Kerygmatic effect).
(17) Chúng ta đã học hỏi phương cách
mến Chúa qua ba tác động Sùng đạo là quy hướng mọi hành vi vào
công tác thờ phượng Thiên Chúa “Whatever you do, do it all to the
glory of God” để nên thánh. Học đạo là nghiền ngẫm Thánh Kinh và
tự đào luyện cho đến khi Chúa sống trong tâm hồn ta thể hiện qua
Kinh thánh. “Ignorance of Scripture is ignorance of Christ” (St.
Jerome, 400) để hiểu biết ý Chúa qua đời sống của đấng cứu thế.
Hành đạo là khi nhận ơn gọi trở thành con cái của Chúa và nhận ơn
cứu độ, giáo hữu có nhiệm vụ loan truyền tin mừng cho muôn dân
thiên hạ để phúc âm hóa môi trường.
(18) Thương người như thể thương thân.
Thương người được thể hiện qua ba tác động: Thứ nhất là Bác ái
(Charity) là tình yêu siêu nhiên, là cầu nguyện cho tha nhân,
những đóa hoa thiêng cho tha nhân (Palanca). Thứ hai là cung cấp
những an ủi về phương diện tâm lý, là nguồn vui, là tình bằng hữu
và thứ ba là những hỗ trợ về phương diện vật chất, như đói cho
ăn, khát cho uống, rách rưới cho ăn mặc...
(19) Hội Nhóm, (Group Union), Hội Liên
Nhóm (Ultreya), Trường Lãnh Đạo (School of Leaders) là phương
thức giúp Cursillista bền tâm vững chí và hỗ trợ lẫn nhau trong
công tác sùng đạo, học đạo và hành đạo. Gặp gỡ và chia sẻ kinh
nghiệm sống đạo vì kinh nghiệm sống đạo luôn luôn hấp dẫn hơn
phần lý thuyết trừu tượng. “Living experience is always more
attractive than abstract ideas”. (Essential Principles). Thánh
Kinh có ghi chép câu chuyện Andrew và John hỏi Chúa Giê–su ở đâu.
Chúa bảo hãy theo ta thì sẽ biết. Họ đã theo Chúa về nhà và ở với
Chúa suốt ngày ấy. Chỉ có gặp gỡ và sống với nhau thực sự mới tạo
mối thông cảm.
Sống những căn bản của người Công giáo
là mặt đối mặt, chia sẻ những cảm nghĩ và kinh nghiệm sống đạo vì
một người Công giáo cô lập là một người Công giáo tê liệt. Hội
nhóm, Ultreya là cơ hội giao tiếp, chia sẻ, phát triển tình bằng
hữu, học hỏi lẫn nhau “Học thầy không tầy học bạn” là phương cách
thiết yếu trong tiến trình sống đạo của ngườì Ki–tô hữu để cùng
nhau tiến, thoái trong công tác mở mang nước Chúa, thực thi chủ
đích của Phong trào.
(20) Qua Cựu Ước và Tân Ước, Thiên Chúa
là Cha, là Thầy, cũng là bằng hữu thân tình của chúng ta. “Nhiệm
vụ chính của Phong trào là Phúc âm hóa và trung hòa môi trường
theo tinh thần Phúc Âm – The aim of the entire Movement is to
evangelize, to saturate environments with the Gospel.” Muốn vậy,
chúng ta phải:
(a) Nghiên cứu, tuyển chọn, tìm kiếm
ứng viên có tiềm năng;
(b) Tạo cơ hội cho ứng viên hoán cải,
thao dượt qua Khóa Ba Ngày;
(c) Sau khi xuống núi, các cursillistas
trở về môi trường gốc để hoạt động và duy trì nhân lực qua các
chương trình sinh hoạt của Phong trào như hội Nhóm, Ultreya, TLĐ.
ĐGH Benedicto XVI khuyên chúng ta
“Không nên giữ niềm vui về đức tin cho chính chúng ta mà phải
truyền thông niềm vui ấy đến với tha nhân – We
cannot keep the joy of the faith to ourselves, we must pass it
on.”
Tóm lại,
sống căn bản là sống trong ơn phúc, sống theo tinh thần Phúc Âm,
lạc quan, cố gắng, hy sinh, chiến thắng trong tình Mến Chúa, Yêu
người.
Với Thiên Chúa, không có gì mà chúng ta
không thực hiện được. With God all things are possible. Lòng tin
chở được núi.
“Whether you eat or drink or whatever you do, do it all to
the glory of God (1 Cor 10:31).”
De Colores
TOM TRAN
Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)
Máng
cỏ Đêm NOEL 2020
GĐMĐVN/DMV –
Chào
Mừng Giê–su Giáng Trần
|
Hình nền: ngàn ánh sao... Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML–5 hay cao hơn.
Nguồn: Internet eMail by Trần Xuân Thời chuyển
Đăng ngày Thứ Hai, December 28, 2020
Ban Kỹ Thuật
Khóa 10A–72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH
GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư: Liên lạc
Trở lại đầu trang