Bắc đẩu tinh

 

Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Tùy Bút
Chủ đề:
chiếc áo mưa của lính
Tác giả: Trinh Khanh Tuan

TẤM PONCHO
TRONG ĐỜI LÍNH CHIẾN


 

Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)

 


Viết tặng các cháu hậu duệ VNCH!

Những người lính VNCH, ngày xưa khi bước chân vào quân trường, việc đầu tiên là khoác lên mình bộ treillis (quân phục nhà binh), rồi đến các quân trang quân dụng khác cần thiết cho cuộc đời một người lính chiến. Bắt đầu đời quân ngũ, dù là lính già hay lính trẻ, từ binh cho tới sĩ quan đều có bộ đồng phục, từ đó đời trai sẽ vui buồn theo tiếng nhạc quân trường và cùng đồng đội đếm nhịp thời gian. Một trong những món hành trang cần thiết thân yêu của người lính ngoài cây súng nhân tình, phải kể đến một thứ quân dụng rất tiện ích cho người lính VNCH: đó là chiếc Poncho. Nhà binh gọi là “Pông–sô”.

NGƯỜI LÍNH và TẤM PONCHO...

Pông–sô hỡi! Mi là thù hay bạn
Là người yêu thầm lặng thuở chiến chinh
Là hóa thân cho lý tưởng nhà binh
Là chiếc áo khoác đồng hành phút cuối...?
Trong quân ngũ ta, mi cùng lứa tuổi
Cùng lên đường dong ruổi chiến trường xưa.
Cùng gian nan, cùng dãi nắng dầm mưa
Cùng gắn bó suốt bốn mùa chiến trận...
Mi hữu dụng thêm đa năng, đa dạng...
Không đơn thuần để che nắng đội mưa.
Mi giúp ta làm chiếc võng nghỉ trưa
Hay dựng cọc thành chiếc lều dã trại.
Vườn Tao Ngộ Quang Trung, ta nhớ mãi
Tiếp người thân, mi là chiếc “chiếu hoa”
Làm màn che tầm mắt của người ta
Mi được trải, hoặc giăng ra kín đáo...
“Phạt dã chiến” một cực hình độc đáo
“Trùm Pông–sô” làm tượng đứng trơ gan!
“Trùm Pông–sô hít đất” nắng chang chang!
Mồ hôi chảy như mưa tràn áo trận.
Vượt sông sâu, mi làm phao chuyển vận
Gói quân trang cùng súng đạn vào trong.
Đóng quân cao, ta cần nước dưới sông
Mi mang nước ngược dòng lên đơn vị.
Lúc thấy khát, nước vô cùng hiếm quý
Chiếc bi–đông khô cạn tự bao giờ!
Trên núi cao không có suối, sông, hồ...
Mi giúp nhặt từng giọt sương rơi đọng.
Sau trận đánh, mi trổ tài đa dụng
Làm võng khiêng giúp đồng đội thương vong.
Hoặc chiếc mền chống chọi lạnh mùa đông
Cho người lính ấm lòng trong trận chiến...
Pông–sô là bạn đời dùng đưa tiễn,
Thay Quốc Kỳ phủ kín cuộc đời ta...!
Cuộn xác thân vừa tử trận đêm qua,
Vào lòng đất Mẹ nghìn thu an nghỉ!
Ôi tuyệt quá! Tấm Pông–sô như ý
Mi chung tình gắn bó lính miền xa.
Mi có ơn với Người Lính Cộng Hòa
Mi xứng đáng được “Tuyên Dương Công Trạng”...

Chiêu Anh
Cảm tác từ đoản văn viết về “Tấm Poncho” của tác giả Lâm Viên 20.


Về hình thức, tấm Poncho lớn bằng chiếc chiếu, mầu xanh cứt ngựa, làm bằng vải pha nylon gọi là vải ngụy trang, bốn cạnh chung quanh có lỗ, có khuy bấm bằng sắt. Chính giữa có một cái lỗ chui đầu làm thành cái mũ che, có giây buộc đàng hoàng.

Nó chỉ là miếng vải ép nhựa hình chữ nhật. Vô tri, nhưng lại khá chung tình. Luôn gắn bó với anh lính tác chiến, bất kể ngày đêm, mưa nắng trong suốt cuộc đời.

Đâu chỉ đơn thuần là cái áo để che mưa, như mọi người thường nghĩ. Nó còn rất nhiều công dụng. Nó là một miếng vải bằng “cao su” to tướng, chính giữa khoét một lỗ chữ O, rồi gắn vào đó “cái túi xẻ hông”. Mặc vào, rộng thùng thình, ló cái đầu tròn tròn, nhìn y chang con bạch tuộc?

Poncho là loại áo mưa được sử dụng đầu tiên trên thế giới vào năm 1850 của quân đội Mỹ, nó mang nét đặc trưng của vùng đất Bắc Mỹ. Nhờ sự tiện lợi về phẩm chất vượt trội mà chúng còn được sử dụng trong quân đội của rất nhiều nước như Tây Ban Nha, Đức....

Tấm poncho được cải tiến bắt đầu từ thế chiến thứ II. Vào thời điểm này, vật liệu làm poncho đã được nghiên cứu thành công và được thay thế bởi vật liệu hoàn toàn mới, nhẹ và bền hơn nhiều. Từ đó đến nay, hầu như không có sự thay đổi nào nữa.

Ngoài nhiệm vụ chính là che mưa, những tấm poncho còn được người lính sử dụng trong nhiều công dụng khác nhau:

1. Đầu tiên phải kể đến công dụng làm phao. Khi vượt sông, người lính gói tất cả ba–lô, quân trang quân dụng, cột túm lại trong cái Poncho, như vậy là họ có một cái phao an toàn khi vượt sông mà lại bảo vệ được những vật dụng cá nhân không bị ngấm nước.

2. Khi dừng quân nghỉ ngơi, người lính thường cùng nhau dựng những túp lều mini
[nhỏ]. Họ dùng một tấm poncho trải ra làm chiếu, hai tấm căng lên qua một dây dù ở giữa để làm mái che. Muốn làm cái lều lớn hơn thì họ có thể kết nối nhiều tấm Poncho lại với nhau.

3. Một cách nghỉ ngơi khác của người lính chiến là dùng tấm Poncho để làm võng.

4. Công dụng khác của Poncho, đó là khi đi vào những vùng khan hiếm hoặc không có nước, người lính sẽ đào một cái hố, phủ Poncho lên trên tạo thành một cái giếng cạn để hứng những giọt sương đêm.

5. Poncho còn dùng để tắm hơi: Khổ sở nhất là lúc bị “ăn” hình phạt “Tượng đá trùm poncho” (đứng nghiêm giữa trời trưa nắng cháy), hoặc “Poncho bách bộ” (mặc áo mưa cài kín, chấm ngón tay vào đỉnh chiếc nón sắt úp giữa sân trường cát nóng, còng lưng xuống cuốc bộ vòng quanh) thì... Má ơi!... lúc đó, nó chẳng khác chi cái lò đang nung. Tuy không phải là tắm mà sao nước từ khắp châu thân cứ nhỏ giọt tựa mưa rào như đang trong phòng tắm hơi. Ngoài ra nó còn dùng để xông khi bị cảm cúm....

6. Thêm một hoặc hai cành cây đủ dài, thì người lính có thể biến tấm Poncho nó làm cáng, làm võng để tải thương.

7. Poncho còn dùng để bọc nước từ dưới suối, ao, sông, hồ... xa nơi đóng quân về cho đơn vị sử dụng.

8. Người lính đi hành quân lâu ngày, ngoài cái ba–lô với quân dụng cần thiết còn phải mang một cấp số rưỡi đạn dược, nhiều trái lựu đạn, hành trang thường nặng trên 20 ký–lô, nên ít ai mang theo chăn mền. Do đó tấm poncho là vật dùng khi đêm khuya lạnh lẽo giữa nơi núi non, hay vùng đồng không mông quạnh, đã trở thành chiếc mền cho người người lính trên đường hành quân để đắp ấm thân thể.

9. Ở vùng đóng quân của Sư đoàn Mãnh Hổ hoặc Bạch Mã Đại Hàn, trời mưa, họ trùm Poncho, ngụy trang 1 người cõng 1 người, kéo qua làng, dân du kích vc đếm, rồi khi quân lính lại rút ra, dân du kích vc cũng đếm, thấy đủ số, đinh ninh lính đi ra hết rồi, ló đầu ra, thì bị dính chấu liền, vì người được cõng nằm lại ém quân. Tức là vào 2 người, một người cõng 1 người trên lưng rồi trùm Poncho lại, vì thế vc nằm vùng tưởng chỉ có 1 ngưôi thôi.

10. Poncho còn là quan tài để bọc thây: tấm poncho còn được dùng để gói trọn thân xác người “Anh hùng Vị quốc Vong thân”, để rồi sau đó đưa xác Anh về với lòng đất Mẹ!

Em hỏi anh, em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời xin trả lời mai mốt anh về.
Anh trở về chiều hoang trốn nắng
Poncho buồn liệm kín hồn anh
Anh trở về bờ tóc em xanh
Chít khăn sô lên đầu vội vã... Em ơi!
–(Kỷ Vật Cho Em – Phạm Duy)

 

 

Trận chiến ĐỘNG CÙ–MÔNG
(Chiến dịch HQ Lam Sơn–810)


Trích chuyện kể của Trung úy Nguyễn văn Tịnh Đại Đội Trưởng ĐĐ4 của Tiểu Đoàn 9/TQLC về việc những chiếc Poncho bọc xác đồng đội thuộc cấp tử trận trong trận đánh lên đỉnh Cù Mông ngày 10/5/1971.

Sau khi chiếm được đỉnh Cù–Mông, tôi (Trung úy Tịnh) vòng tay, ôm Hoà, ôm Minh. Chúng tôi mừng rỡ sung sướng như anh em ruột thịt đã tìm thấy nhau sau bao ngày lưu lạc hiểm nguy. Đời sống con người, rồi chiến trường, rồi trận địa hiểm nguy, rồi niềm vui về gia đình thân yêu, rồi bè bạn... Tôi bước lại, cúi xuống, ôm lấy chiếc Poncho trong đó ủ bọc thân xác của người Trung sĩ thuộc cấp, Nguyễn văn Bền, một con người hiền lành dễ thương. Tôi cũng nắm những chiếc Poncho kế tiếp như để bắt tay từ giã:

“Các em yên tâm trong giấc ngủ dài, tôi sẽ chu toàn phần xác còn lại của các em về với gia đình.”

Sáng hôm sau, BCH/Tiểu đoàn và các Đại đội 4, 2, và 1 tiếp tục tiến quân về Cù–Mông để bố trí và chu toàn nhiệm vụ của Lữ đoàn giao phó. Trực thăng đáp xuống, mang theo những chiếc túi đặc biệt bằng nhựa (body bags) để đựng xác của những người lính Công Binh Hoa Kỳ. Mỗi Trung đội trưởng tự đích thân vác những chiếc Poncho, trong đó gói thân xác thuộc cấp của mình. Còn tôi, ngồi xuống thấp để hai binh sĩ đỡ chiếc Poncho gói Trung sĩ Bền lên vai, người Hạ sĩ quan đã cùng chúng tôi về TĐ9/TQLC từ ngày đầu.

Sau khi chiếc Poncho nằm vững trên vai, tôi bước từng bước về phiá bãi đáp để nhờ trực thăng chuyển anh cùng bạn hữu về với gia đình. Họ là những người con đã làm tròn bổn phận với quê hương đất nước. Anh và đồng đội cùng những người bạn Mỹ, chiến đấu cho tự do, đã gục ngã trên đỉnh núi này, mang địa danh chiến sử: Động Cù–Mông. Hết trích!

Đến những ngày cuối của VNCH, những người lính trong các trận chiến khốc liệt cuối tháng tư đen đã can đảm, ra đi không hẹn ngày về. Và họ đã nằm lại trên mảnh đất quê hương, đã hy sinh thân xác để bảo vệ Tổ quốc Việt Nam được ĐỘC LẬP, TỰ DO, và mang lại HẠNH PHÚC, ẤM NO cho toàn dân. Họ đã hy sinh thân xác để chống lại làn sóng đỏ tràn vào từ phương Bắc, họ đã hiến dâng đời trai trẻ cho Tổ quốc VNCH. Khi nằm xuống, những tấm ponchos đã phủ kín đời họ. Là những chiếc áo quan buồn giữa vùng lửa đạn. Họ đã chết vinh quang! Để không phải chứng kiến cảnh “nước mất nhà tan”. Chỉ có những người còn lại là phải sống nhục, sống trong nỗi đau triền miên! Cho đến nay vết thương về ngày gãy súng 30/4/1975 vẫn còn ung mủ chưa lành.

Nhân mùa quốc nạn 30/4/2016 xin đốt nén tâm hương cho tất cả các đồng đội của tôi đã nằm xuống và hồn thiêng đã hòa vào sông núi để hỗ trợ cho những đồng đội còn sống và đàn hậu duệ thêm sức mạnh để hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ sau cùng.

Xin mời xem tiếp tại Blog:


1. http://vothilinh.blogspot.de
2. http://kimanhl.blogspot.de


Người lính già xa quê hương
Trinh Khanh Tuan



Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)


Những  bài viết về chiếc áo mưa của Lính:

mưa trên poncho
tấm poncho trong đời lính chiến

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THIÊN SỨ MICAE – BỔN MẠNG SĐND VNCH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình nền: thắng cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML–5 hay cao hơn.

 

Nguồn: Internet eMail by tony nguyễn chuyển

 

Đăng ngày Thứ Hai October 14, 2024
Ban Kỹ Thuật Khóa 10A–72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH

 

GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư: Liên lạc
Trở lại đầu trang