Gia
Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Trang
Sách–Báo
Chủ đề:
Điểm sách
Tác giả:
Điệp Mỹ Linh
Bấm vào đây để in ra giấy (Print)
Lời trần tình –
Vì lâu quá, tôi không thể nhớ được, vào thời điểm nào, Giáo Sư
Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh gửi biếu tôi vài tác phẩm của Ông
cùng lời khen tặng về những tác phẩm tôi viết về Lính.
Nhưng, tôi lại nhớ, khi Phu Nhân của Giáo Sư Toàn Phong Nguyễn
Xuân Vinh lâm trọng bệnh, Ông rất khổ tâm.
Những lần
emailed qua lại, Ông hỏi, trong mấy tác phẩm Ông tặng, tôi thích
tác phẩm nào?
Tôi hồi đáp rất thật lòng: Vì bận quá, tôi
chưa thể đọc được.
Ông emailed chỉ vỏn vẹn hai chữ: “Đọc
đi!”
Sau đó, để tỏ sự kính trọng đối với một nhà văn lão
thành, tôi đọc/viết về tác phẩm Tìm Nhau Từ Thuở; rồi chuyển đến
Ông.
Bài điểm sách này được viết, chuyển đến tác giả Toàn
Phong và đăng trên website của Điệp Mỹ Linh – chứ chưa được phổ
biến rộng rãi – từ khi phu nhân của Cố Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh
bị bạo bệnh. Hôm nay, tôi xin hiệu đính/bổ túc vài chữ.
Thời gian gần đây, hay tin sức khỏe của Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh
bị giảm sút nhanh, tôi cũng vẫn không muốn phổ biến bài điểm sách
này; vì ngại sẽ bị độc giả “cho là” “dựa hơi” hoặc “thấy sang bắt
quàng...”!
Hôm nay, July/24/2022, được tin Giáo Sư Toàn
Phong Nguyễn Xuân Vinh đã về miền Viên Miễn, tôi xin trân trọng
kính nhờ quý vị Webmasters và báo chí phổ biến bài điểm sách này
– như lời đưa tiễn cuối cùng dành cho nhà văn Toàn Phong Nguyễn
Xuân Vinh.
ĐIỆP MỸ LINH
Từ trước đến nay, tôi chỉ đọc tin và
hiểu Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh là một khoa học gia và từng giữ
chức vụ Tư Lệnh Không Quân Việt Nam Cộng Hòa. Vì vậy, tôi nghĩ
rằng những tác phẩm của Ông sẽ xoay quanh hai lãnh vực này.
Nhưng, không ngờ, tôi lại được đọc một tác phẩm trữ tình của Ông,
Tìm Nhau Từ Thuở.
Lời Giới Thiệu của nhà văn Doãn Quốc Sĩ
viết về Tìm Nhau Từ Thuở ngay trang đầu của cuốn truyện làm tôi
hơi... khựng lại. Tôi tự hỏi, không hiểu tôi có “đi quá đà” khi
viết về một tác phẩm của một nhà khoa học mà giáo sư và cũng là
nhà văn lão thành Doãn Quốc Sĩ đã ân cần giới thiệu hay không?
Sau nhiều ngày suy nghĩ, tôi nhận thấy,
truyện Kiều của Nguyễn Du đã và đang được truyền bá khắp dân gian
Việt Nam, từ những bậc uyên thâm cho đến những người chân lấm tay
bùn qua biết bao nhiêu thế hệ. Điều đó cho thấy rằng sự thành
công của một tác phẩm là sự quảng bá rộng rãi tác phẩm đó trong
công chúng chứ không phải là tác phẩm đó được dành riêng cho một
tầng lớp độc giả nào cả.
Ý nghĩ này giúp tôi đọc tiếp và tìm ý
để viết về Tìm Nhau Từ Thuở.
Tìm Nhau Từ Thuở là tác phẩm viết về
tình yêu; một tình yêu trong sáng và thánh thiện suốt quãng đời
thơ ngây của nữ nhân vật chính – Phương–Vân, tên gọi ở nhà là
Mây.
Tác giả
trích dẫn nhiều điển tích, nhiều phim ảnh, nhiều thơ và lời ca
nhưng lại ít đối thoại. Những mẫu đối thoại dí dỏm như kiểu
Jennifer Cavalieri và Oliver Barrett IV trong Love Story được tác
giả thay thế bằng những dòng thư rất êm ái, mượt mà của Phong –
nhân vật nam chính: “... Hôm nay trời ở đây đã cuối Thu, lá vàng
ngoài song cửa đã bắt đầu rơi rụng. Buổi chiều sau giờ học anh
tới phòng ăn rồi mới trở về buồng. Cuối Thu và sang đầu Đông,
trời ở đây tối sớm hơn bên nhà, và theo vết chân người đi tiếng
lá kêu xào xạc. [...] Anh dừng chân ở đầu ngõ, tìm hộp thư của
mình và thấy lá thư của Mây gửi sang. Đêm nay ngồi đọc thư Mây
viết, căn phòng sẽ thêm ấm cúng và anh cũng sẽ thấy bớt cô đơn.”
(Trang 64)
Trong khi Phong còn e dè, chưa dám hé lộ tình cảm của chàng thì
Mây – mà Phong và gia đình Mây thường gọi là “cô bé” – lại muốn
đo lường tình cảm của Phong dành cho nàng: “... À, có một anh
chàng kiến trúc sư, bạn của anh Hồng và cùng làm chung một dự án
xây cất, đôi khi có chuyện gấp vào cuối tuần, đã mang những đồ
bản lại nhà để bàn việc với anh. Có lần anh chàng hỏi chuyện học
hành của Mây và khi thấy em than là phải làm những bài toán khó
anh ấy hứa là nếu cần thì anh ấy chỉ dẫn cho. Anh nghĩ sao về
điều này?” (Trang 48) Phong vô tình, viết thư khuyên Mây nên học
thêm về toán nếu được người kèm. Vậy là Phong nhận được lá thư
của Mây, chỉ vỏn vẹn có hai chữ “Ghét anh!”
Đọc phân đoạn trên, tôi cứ tự hỏi, tác
giả là nhà giáo, nhà binh, nhà khoa học và nhà văn chứ không phải
là nhà tâm lý học; vậy thì làm thế nào tác giả viết đúng tâm
trạng dỗi hờn của cô gái mới lớn? Từ câu hỏi này tôi nghĩ rằng tỷ
lệ hư cấu trong Tìm Nhau Từ Thuở rất thấp.
Với dòng văn rất bình dị, không sáo
ngữ, tác giả dẫn dắt độc giả vào một cuộc tình giữa một “quốc gia
chi bảo” và một cô bé “... nấp sau chiếc cột, dương đôi mắt to
đen như hai ngôi sao lóng lánh trên khuôn mặt tròn xinh xắn, nhìn
ra người khách lạ.” (Trang 17) suốt hơn 100 trang gíấy.
Sau khi cảm thấy đã tạo đủ sự tò mò và
sốt ruột cho độc giả, tác giả đưa vào truyện vài nhân dáng xinh
đẹp khác để thử thách tình yêu của Phong dành cho cô bé Mây. Một
trong những nhân vật nữ này là Hồng–Vân, cựu sinh viên luật khoa
đại học Montpellier.
Chính tác giả đã xác nhận hộ cho nhân
vật Phong: “... Chàng biết mình yêu cô bé thật tình nhưng không
thể nào cưỡng lại số phần khi chàng cứ luôn gặp lại Hồng–Vân và
cảm thấy ít nhiều quyến luyến với con người học thức, tháo vác và
đầy quyến rũ này...”(Trang 216).
Vâng! Tôi hiểu tâm trạng của Phong.
Không những Hồng–Vân hội đủ điều kiện then chốt để chinh phục một
thanh niên trí thức mà Hồng–Vân – được giáo dục và lớn lên dưới
vòm trời Âu Mỹ – còn bạo dạn trong cung cách và hồn nhiên trong
ngôn từ.
Theo
tôi, khung cảnh lãng mạn và tình tứ nhất trong truyện là lúc
Phong cùng Hồng–Vân ngồi uống rượu trong một Bar and Grill và bất
ngờ nghe ca khúc J’aime do Salvadore Adamo trình bày. Hồng–Vân
cầm tay Phong:
– Anh có nghe không. Đây là tiếng hát
của Adamo. Anh phải nhảy với em bài này.
Hai người dìu nhau theo tiếng nhạc, lời
ca. Hồng–Vân yêu cầu Phong hát theo. Trong khi Phong hát theo nho
nhỏ: “J’aime, quand le vent nous taquine, quand il joue dans tes
cheveux...” thì: “Chàng thấy đầu nàng ngã nặng trĩu trên vai
mình. Người cô gái như bất động để tùy cho cánh tay chàng dìu đi
theo điệu nhạc...” (Trang 217–219).
Ngoại cảnh tình tứ đến như thế mà Phong
cũng vẫn một lòng nhớ đến Phương–Vân và có ý nhờ Hồng–Vân tìm
Phương–Vân cho chàng thì tôi phục Phong vô cùng.
Chuyện tình giữa Phương–Vân và Phong
kéo dài theo những biến chuyển chính trị và quân sự trên quê
hương Việt Nam từ những năm sau đợt di cư 1954 cho đến ngày mất
nước 30 tháng Tư 1975.
Tôi nghĩ, nếu Phong là một người lính
chiến thì truyện dài Tìm Nhau Từ Thuở có thể xem như một Chinh
Phụ Ngâm thời hiện đại.
Tác giả có dụng ý khi chọn tên hai nhân
vật nữ gần giống nhau: Phương–Vân và Hồng–Vân. Lý do tôi nghĩ như
vậy là vì, ở đoạn gần cuối, tác giả tạo được sự hồi hộp và thắc
mắc cho độc giả; rồi tác giả “tháo gỡ” một cách rất nhẹ nhàng.
Đoạn kết của Tìm Nhau Từ Thuở khiến tôi
nghĩ đến câu: “You don’t marry someone you can live with. You
marry the person whom you can’t live without”.
(1)
Nhưng, sự kết hợp giữa Phong và Phương–Vân sẽ mở ra những trang
tình sử mới.
Tôi xin mượn lời của Richard Bach để chúc hai nhân vật chính
trong Tìm Nhau Từ Thuở của Giáo Sư Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh:
“True love stories never have endings.”
ĐIỆP MỸ LINH
http://www.diepmylinh.com
(1)
– Không nhớ tên tác giả.
Bấm vào đây để in ra giấy (Print)
Những
bài liên quan
Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh và Trường Trung Học Võ Tánh Nha Trang
Nhà bác học Alfonso Nguyễn Xuân Vinh: một đạo sĩ đi tìm kiếm Chúa
Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh và chuyến bay cuối cùng
Tìm nhau từ thuở
Viết về một người sắp ra đi
Phỏng vấn GS Nguyễn Xuân Vinh
Trang nhà Điệp Mỹ Linh
THIÊN SỨ MICAE – BỔN MẠNG SĐND VNCH
|
Hình nền: thắng cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML–5 hay cao hơn.
Nguồn: Internet eMail by Điệp Mỹ Linh chuyển
Đăng ngày Chúa Nhật, July 24,
2022
Ban Kỹ Thuật
Khóa 10A–72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH
GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư:
Liên lạc
Trở lại đầu trang