Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Trang
Sưu tầm
Chủ đề:
Côn trùng
Tác giả:
Trần Minh Quân
Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)
ABC
News ngày 10 tháng Tư, 2021 loan tin: “Ve xâm lăng: Sau 17 năm
chui sống dưới mặt đất, cả tỷ con sẽ chui lên vào mùa Xuân năm
nay...”
ABC
cũng báo động: tại vùng Trung–Đại Tây dương Hoa Kỳ
(Mid–Atlantic), các lỗ nhỏ mở ra để cả triệu con côn trùng, cánh
to, mắt đỏ lộ, chui ra... cùng hợp ca trong một điệu nhạc, ái
ân... như một chuyện phim kinh dị?
Các Tạp chí Sinh vật và Khoa Học tại
Hoa Kỳ có các bài viết:
Smirhsonianmag.com (March 31, 2021):
“14 Fun Facts about Cicadas” ghi đủ chuyện lạ về Ve, đặc biệt là
cả tỷ con Ve sẽ xâm chiếm 15 Tiểu bang Mỹ.
National Geographic... (March, 2021)
Food and Wine (Mar 16, 2021) Cicadas
are returning to your Yard and the Menu this Summer (khen ngợi ăn
Ve ngon như ăn tôm?)
Đại Học Michigan (Michigan State
University) đã đặt kế hoạch chống Ve xâm lăng từ tháng 5 năm
2020(!) “How to prepare for the cicada invasion”!
Bạn láng giềng Canada cũng... lo sửa
soạn đón Ve: “Cicada Invasion in Eastern Canada?” (Canadian
Entomology, ESC Blog, Natural History) cho biết Ve Canada sẽ có
mặt tại các vùng phía Đông Canada như Nova Scotia và Cape
Breton... Các bạn Canada gọi là Cicadapocalypse (tuy nhiên vì Ve
Canada thuộc nhóm hàng niên, nên số Ve sẽ không “khủng khiếp” và
nhạc Ve không quá ồn ào như Ve 17 năm Hoa Kỳ.
Cách đây 17 năm, vào tháng Năm 2004, Bộ
Canh nông Hoa Kỳ thông báo “Đến tháng năm 2004, hàng tỷ con ve sẽ
tái xuất hiện trong vùng Đông–Nam Hoa Kỳ, từ Indiana đến
Tennessee, sẽ ca hát ồn ào cho đến hết tháng Sáu và rồi biến mất,
để chỉ sẽ trở lại sau 17 năm tới”
Và 17 năm đã trôi qua!
Ve, với người Âu–Mỹ, là một côn trùng
không hữu ích cho mùa màng; nhưng với Dược Học Phương Đông
(Tàu–Việt–Nhật) lại là một phương thuốc quý (?) và với dân nhậu
thì là món ăn vừa ngon vừa... bổ!
Vài đặc điểm sinh học về con Ve:
Các nhà sinh vật học xếp Ve vào họ
Cicadidae, họ này có khoảng trên 30 ngàn loài.
Ve thường có mầu nâu, thân dài 5–9cm,
tuy nhiên cũng có các loài ve xanh lục thường sống tại những vùng
cây xanh. miệng có vòi cứng (rostrum) đâm vào cây để hút nhựa cây
làm thực phẩm. Ve có 4 cánh dài, mỏng và trong suốt có sọc hay
nốt đen tùy loài...
Ve được chia thành 2 chủng (genus)
chính:
Ve trở
lại theo chu kỳ (Periodical cicadas): sống phần lớn cuộc đời dưới
đất ở dạng nhộng, chỉ trồi lên sau 13 hay 17 năm.
Ve trở lại
theo chu kỳ (Periodical cicadas)
Ve tái xuất hiện hàng năm (Annual cicadas): loài này trở lại mỗi năm, tuy ấu trùng cũng có thể chui dưới đất theo một chu kỳ từ 1 đến 9 năm, nhưng chúng không chui lên đồng bộ một lượt nên vẫn có những nhóm xuất hiện hàng năm.
Ve tái
xuất hiện hàng năm (Annual cicadas)
Bộ phận phát âm của Ve đực gồm một đôi
cấu trúc, gọi là “operculum”, nằm tại hai bên bụng, nơi đốt thứ
nhất. Operculum chứa một màng mỏng mầu trắng hay vàng nhạt và một
“timbal” hình bầu dục có nếp gấp như mặt trống. Các bắp thịt bụng
của ve làm timbal rung động và phát ra tiếng (cymbalisation).
Cường độ âm thanh, nhịp điệu thăng–giáng có thể tạo ra do lắc
mình, rung cánh... Tiếng hát của Ve có thể đạt đến 90 decibels.
Tại Washington, D.C., tâm điểm của đợt Ve 17 năm lần này: độ ồn
trên 50 decibels đã được xem là gây khó chịu. Mỗi loài ve có thể
phát ra những âm thanh khác nhau.
Ve có một cảm ứng khá nhậy khi “cảm
thấy” có người lại gần, chúng ngưng “hát”, nằm yên và chỉ “hát”
lại khi biết người đã đi xa?
Ve mái không tạo được âm thanh, nhưng
cũng có hai cái màng hai bên mình chỉ để nghe ve đực hát và để bị
dụ!
Xin đọc
thêm các chi tiết sinh học trên:
https://en.wikipedia.org/wiki/Cicada.
Bộ phận
phát âm
Operculum of a Cicada
The ridged organ in this photo is a tymbal, the organ male cicadas use to create their songs. Cicadas make sounds in quite a few ways: with tymbal organs, wing flicks, wing clicks, and stridulations. Male cicadas sing using their tymbals
Muscles tug at it rapidly to create
sound vibrations
Ve Âu–Mỹ:
Đa số Ve tại Bắc Mỹ được xếp trong các
loài “thường niên (annual) hay jarfly” = dog–day cicada, tái xuất
hiện hàng năm vào cuối tháng Bảy và trong tháng Tám.
Tại Hoa Kỳ, Ve thuộc nhóm phụ
Magicicada. Nhóm này có những loài mà thời kỳ ấu trùng kéo dài 13
hoặc 17 năm. Ve Mỹ gồm các loài chính Magicicada septendecim
(17), M. cassini và M. septendecula (13). Nhóm Ve 17 năm được đặt
tên là Brood X (10)
Magicicada
septendecim (17)
Magicicada septendecula
Magicicada cassini
Chu kỳ 17 năm diễn ra như sau:
Từ 6 đến 8 tuần lễ sau khi ve cái đào ổ
ở cành cây non, đẻ trứng và chết; trứng nở ra nhộng, nhộng rơi
xuống đất, tìm cách chúi đầu, vùi sâu lần xuống đất khoảng 30cm,
tạo thành một hốc trú ẩn và hút nhựa [từ rễ] cây để sống trong
suốt 17 năm ròng rã. Mỗi hốc rộng chừng 1 foot vuông, chứa từ 30
đến 50 con nhộng. Sau 17 năm (chưa rõ nhộng–ve đếm lịch bằng cách
nào?), sâu con sẽ chui lên khỏi mặt đất khi nhiệt độ ở vào khoảng
18˚C (64˚F). Ngay lúc sáng sớm, sâu con dài chừng 2.5cm bò khỏi
hốc và bám lên các vật thẳng đứng như cành, tường, bia đá... Điểm
lý thú nhất là hàng tỷ con sâu cùng chui lên khỏi mặt đất một
lúc; sau khi bám chắc vào mặt bằng, sâu con lột xác (chỉ trong
một đêm, hay vài giờ); vỏ mở ra và ve mầu trắng đục xuất hiện,
chúng lớn rất nhanh, cánh xòe ra, thân chuyển sang mầu nâu đậm và
vỏ bọc thân cứng lại (đây là thời điểm nên đi nhặt ve nếu muốn
dùng ve làm món nhậu: ve lúc này có vị mềm và bùi như măng
asparagus đóng hộp). Ve chỉ mất một tuần để trưởng thành.
Ve đực sau đó bay bám vào một thân cây
có nhiều ánh sáng mặt trời; càng nhiều ánh nắng, ve càng có nhiều
năng lượng để kêu càng to (?). Tiếng ve có thể vang xa 500–700m.
Tiếng ve là để “dụ” ve cái: khi dụ được ve cái, chúng tự ngừng
phát tiếng, bay quanh nhau để giao phối. Sau khi truyền giống, ve
đực chết, còn ve cái tìm chỗ làm ổ đẻ, và đẻ đến 600 trứng; đẻ
xong ve cái cũng chết... Từ 6 đến 8 tuần sau đó thì chu kỳ 17 năm
lại tái diễn. Đời sống trưởng thành của ve chỉ kéo dài từ 30–40
ngày.
Các nhà
sinh vật học không thể biết chính xác về con số Ve thuộc Brood X
sắp chui lên, nhưng ước lượng khoảng 1.5 triệu con trong mỗi
acre... thì con số thật khủng khiếp.
Mating
Magicicada
Một giải thích về sự xuất hiện “với con
số khủng khiếp” là giả thuyết “nécromasse”.
“Tại những vùng có sự xuất hiện của
BROOD X, những con Ve sống sót mà các côn trùng khác ‘ăn không
kịp?’ sẽ tự hoại sau khi giao phối và sinh sản. Sự tự hoại này
được giới sinh học gọi là ‘ressources naturelles pulsées’: gia
tăng nhanh sinh khối về vi sinh cho đất, cùng với sự sinh khả
dụng nitrogen cho rừng làm tăng sự phì nhiêu và phát triển cho
sinh thái tại Hoa Kỳ...”
Ve Á đông:
Tại Trung Hoa và Việt Nam, các loài ve
dùng làm thuốc, thuộc nhóm phụ cryptotam–pana.
Ve Việt Nam: Cryptotympana japonica,
phân bố tại vùng đồi núi. Kích thước lớn, cỡ 3cm, mắt kép rất to.
Râu đầu ngắn, mọc gần mắt; ngực phát triển gồ cao; bụng có 5 đốt;
cánh màng mầu đen. Khi ve đậu, cánh úp thành hình mái nhà.
Huechys sanguinea = Ve sầu bụng đỏ. Dài
cỡ 15–25cm; Đầu và ngực mầu đen, môi đỏ; đầu to có mắt kép lớn;
mặt lưng của ngực rộng mầu đen; ngực giữa phát triển và hơi gồ
cao, mầu đen hai bên có hai khối chấm mầu son đỏ. Mặt bụng mầu đỏ
máu. Phân bố tại miền Bắc.
Huechyssanguinea = Ve sầu bụng đỏ –
Ve
Việt Nam: Cryptotympana japonica
Ve Tàu: Cryptotympana atrata (hay
pustulata), còn gọi là ve đen.
Trung Hoa có loài ve Oncotympana
maculicollis, là ký chủ của loài nấm rất hiếm Cordyceps
sobolifera (một loài nấm trong nhóm “Đông trùng Hạ thảo”)
Cryptotympana pustulata
Oncotympana
maculicollis
Ve Nhật: Nhật có khoảng 30 loài riêng, gọi chung là “semi”,
thường gặp nhất là Tanna japonensis (còn gọi là higurashi = ve
tịch–dương, với đặc điểm là ve chỉ hát lúc sáng sớm và khi chiều
xuống; tiếng ve khá lạ nên người Nhật còn gọi là ve kanakana. Mùa
ve gây ồn nhất lại là mùa Thu. Nhiều người Nhật xem tiếng ve mang
âm điệu buồn như than thở... “Higurashi no Naku Koroni”.
Ve này phân bố tại Hokkaido, xuống đến
gần Taiwan.
Trong vùng Tokyo có Ve xanh Niinii–zemi (Platypleura kaempferi),
Abura–zemi (Graptopsaltria), tiếng kêu giống tiếng dầu chiên =
abura; Higurashi–zemi (Tanna)...
Dân Tokyo phân loại ve theo tiếng kêu.
Đa số các loài ve Nhật có chu kỳ tái
xuất hiện từ 2–3 năm.
Tanna
japonensis (higurashi)
Niinii–zemi
(Platypleura kaempferi)
Abura–zemi (Graptopsaltria)
Cherry
nose cicada –
Ve Úc green grocer =
épicier vert (Cyclochila australasiae)
Tại Âu châu: Vùng Nam nước Pháp có khoảng 15 loài; các loài Lyristes plebejus và Cicada orni rất thường gặp trong vùng Provence.
La cigale
plébéienne (Lyristes plebeja = plebejus)
Cigale de l’orne (Cicada orni)
Ve – vị thuốc Phương Đông:
Thuốc Bắc
Dược học cổ truyền Trung Hoa
(Traditional Chinese Medicine = TCM) dùng xác ve sầu
(periostracum cicadae) làm thuốc. Vị thuốc được gọi là Thiền
thoái (Thiền tuế); Chan–tui. Nhật dược (Kampo) gọi là Sentai và
Hàn dược là Sônsê (Chan = Thiền, con Ve; tui = thoái hay tuế, cái
vỏ bọc).
Chantui được ghi trong “Danh y Biệt lục” (Tao Hongjing–năm 500)
trích dẫn từ “Thần Nông Bản thảo Kinh (năm 100)”.
Xác ve thường được thu nhặt vào mùa Hè,
sang đến đầu thu, nhặt trên thân cây hay trên mặt đất vào sáng
sớm. Dược liệu tốt là những xác nguyên vẹn, mềm và thật nhẹ; khi
dùng rửa sơ qua, phơi khô sau khi bỏ đầu, cánh và chân. Phần lớn
dược liệu được cung cấp từ Sơn Đông, Hồ Bắc, Hồ Nam...
Vị thuốc “thiền thoái” được xem là có
vị mặn–ngọt; tính hàn nhẽ, tác động vào các Kinh–mạch thuộc Phế
và Can; có các tác dụng “trấn kinh” tán phong, “giải nhiệt”.
Vị thuốc được ghi chính thức trong Dược
điển Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa.
Theo TCM xác ve có các tác dụng:
Tán Phong và Thanh Nhiệt: dùng trị các
chứng liên hệ đến “Phong–Nhiệt” ngoại nhập, nhất là khi “Mất
tiếng, cổ họng sưng đỏ và đau”.
Trị ngứa: Dùng trong giai đoạn đầu trị
“ban–sởi”, giúp sởi “mau bị đẩy ra ngoài”, thường được dùng chung
với bột sắn dây (Cát căn) và Ngưu bàng tử...
Làm “sáng” mắt: giúp mắt thấy rõ, trị
các chứng “Nhiệt” gây mờ mắt, làm mắt đỏ, sưng và đau nhức;
thường dùng chung với bạc hà, cúc hoa và tang diệp (lá dâu).
Làm ngưng các cơn “co giật” và trừ
“Phong”: trị trẻ em nóng sốt, gây kinh phong co giật; ngủ mơ, sợ
hãi...
Quan
niệm Y–lý của TCM về Phong–Nhiệt có thể giải thích theo “Tây Y”
là các bệnh chứng liên quan đến đường hô hấp (upper respiratory
tract) và đến mắt. Nhiệt có thể bao gồm các cảm giác nóng
(burning), sốt và sưng. Phong liên quan đến các bệnh chứng biểu
hiện ngoài da như ban sởi, ngứa ngáy và cả các bệnh chứng do dị
ứng... Co giật và Kinh phong được xem là biểu hiệu gây ra do
Phong (một trong những lý do để dùng Chantui). TCM (tân tiến) xếp
“Co giật và Kinh phong” vào loại Phong–Nội (Internal Wind) có các
đặc tính kinh niên (chronic), để phân biệt với Phong–Ngoại
(External Wind) thuộc loại hội chứng cấp tính (acute).
TCM có nhiều nghiên cứu để dùng các
dược liệu từ y–lý cổ truyền áp dụng theo các phương pháp khoa học
Âu Mỹ.
Các
phân chất dược học ghi nhận: Xác ve có các hợp chất Hexacosanol,
heptacosanol, octocosanol, Triacontanol, hexacosanioic acid,
peptacosanoic acid, octacosanoic acid và chitin (8%).
ĐH Setsunan – Nhật (tháng 11/2000) ly
trích được những dimers loại benzodioxane (có hoạt tính kiểu
N–acetyldopamine) và các monomers loại phenolic (PMID: 11086906)
Tiến sĩ Subhuti Dharmananda, Giám đốc
Institute for Traditional Medicine, Portland Oregon giải thích
việc dùng “Chantui” theo khoa học (mới) của Thuốc TCM như sau:
“Xác = da lột của Ve, phần lớn là
chitin, một polysaccharide, có cấu trúc hóa học, cũng thường gặp
trong vách tế bào của nấm (fungi), kể cả nấm men và rong–tảo,
trong vỏ (exoskeleton) của côn trùng, và sinh vật thân có đốt.
Chitin gồm glucosamine và acetylglucosamine, thường nối với nhau
thành những chuỗi cả trăm đơn vị.
Xác Ve gồm khoảng 50% là chitin và 50%
là protein, thêm một lượng nhỏ khoáng chất, amino–acids, chất béo
và sáp (như sáp ong). mầu sắc của ‘da’ Ve được tạo ra do những
đốm nhỏ phenol và quinone, các phân tử này cũng giữ vai trò làm
tác nhân tạo cầu liên kết chéo giữa các dây polysaccharide. Các
protein bao gồm cả arthropodin, resilin và sclerotin tạo hình
dạng và kết cấu cho chitin; nơi Ve kết cấu có độ mềm–dẻo
(flexibility) hay cứng cáp là nhờ các ‘cầu nối’ quinones và
Calcium. Xác ve trong các thang thuốc TCM nhằm mục đích sử dụng
lượng thật nhỏ các protein này và dùng chitin từ Ve là một phương
cách tối ưu (muốn dùng chitin từ vách tế bào phải qua các phương
pháp ly trích phức tạp; và chitin trích từ vỏ cua và sò ốc lại
không được tinh khiết...)
Kỹ thuật tân tiến ly trích chitin từ vỏ
cua, tôm phế thải, sử dụng các acid mạnh và chất kiềm mạnh để
loại Ca và protein. Chitin thu được, sau đó được ‘khử acetyl’ để
lấy thành phẩm chitosan. Chitosan có những đặc tính sinh học căn
bản tượng tự như chitin, khác biệt chính là lượng
acetylglucosamine thấp hơn khoảng 25% và phần lớn thành phần
chitosan là glucosamine. So với chitosan, khả năng kết nối của
chitin thấp hơn. Tuy nhiên khi vào cơ thể, cả hai đều ở trong
đường tiêu hóa và cũng bị loại khỏi cơ thể theo đường này.
Chitosan hiện được dùng trong các ‘thực phẩm hỗ trợ sức khỏe
(nhất là tại Nhật, Hàn dùng trị các bệnh suy thận).’
PubMed có liệt kê 17 bài nghiên cứu về
Xác Ve trong đó có các nghiên cứu của các năm 2020 và 2021.
Nghiên cứu quan trọng nhất là về các
Chất chuyển hóa loại N–acetyldomamine cùng các hoạt tính chống
oxy hóa và chống sưng (PMID: 32721777; PMID: 33120311)
Nghiên cứu về Chitin trong Xác Ve
(PMID: 32679639)”.
Thuốc Nam
Dược học cổ truyền Việt Nam dùng vị
thuốc “xác ve” theo “Đông Y” (phương Bắc).
Thiền thoái cũng được xem là có vị
mặn–ngọt, tính hàn; có các tác dụng trần kinh, tán phong, giải
nhiệt, giúp đậu sởi dễ mọc...
Hải thượng Lãn Ông chép trong “Lĩnh nam
Bản thảo”:
“Thiền thoái gọi là cái xác ve
Ngọt,
mặn, hơi lạnh; chẳng độc chi
Mụn độc,
phong, đầu chóng, màng mắt
Ngứa ghẻ, sởi
– đậu hãm, hay ghê...”
Tuệ Tĩnh ghi trong “Nam dược Thần
hiệu”.
“Thiền
thoái, thiền thoát = Xác ve. Khi dùng lấy nước nóng rửa sạch; bỏ
vòi, cánh và chân. Vị ngọt, tính hơi hàn, không độc; trị ác sang,
mắt mờ, đau đầu, chóng mặt, sởi đậu bị hãm, nốt sởi lở ngứa. Dùng
dưới dạng thuốc sắc và thuốc bột...”
Nấm ve:
Nhóm nấm Đông trùng Hạ thảo, tên gọi
chung các loài Cordyceps (mùa Đông ở dạng côn trùng, đến mùa Hè
lại ở dạng thực vật)
Nấm ve Cordyceps sobolifera hay Cicada
fungus (tên Trung Hoa Thiền hoa, Thiền dũng thảo = cây mọc từ
nhộng ve) mọc ký sinh trong thân của nhộng Ve loài Oncotympana
maculicollis, chỉ gặp tại Phúc Kiến và Tứ Xuyên. Một loài
Cordyceps sobolifera khác, hiếm hơn, sống ký sinh nơi nhộng Ve
núi Cicada flamata.
Tuy cùng nhóm Cordyceps, nhưng được
dùng về trị liệu khác hẳn loại Cordyceps sinensis (thường biết là
Đông trùng Hạ thảo, trên thị trường) (Nấm Ve chưa được dùng làm
thuốc bổ).
Thiền hoa, dài khoảng 7–26mm, mọc trên thân nhộng lớn cỡ 2.5–6cm;
được phơi khô, có vị hơi đắng như cam thảo. Dùng trị nóng sốt,
chống co giật và kinh phong; trị mắt kéo màng (cataract), gây
sưng đau...
Thiền hoa “thượng đẳng” là Cordyceps sobolifera ký sinh trên thân
nhộng ve sống nơi rừng tre Phyllostachys quilioi (tre Nhật).
PubMed có nhiều nghiên cứu, so sánh tác
dụng sinh học giữa C. sobolifera và C. sinensis (Journal of
Ethnopharmacology Jul 2020 – PMID: 32305637); hoạt tính chống
oxy–hóa và chống lão hóa của các polysaccharides trích từ môi
trường cấy Cordyceps cicadae (International journal of Biology
Macromolecule Aug 2020. PMID: 32339570.
Cordyceps
sobolifera hay Cicada fungus (Thiền hoa)
Ve: món nhậu
Ve sầu và Cào cào là những món ăn khá
kỳ lạ và đặc biệt tại một số nơi trên thế giới như Trung Hoa,
Việt Nam, Nhật (Cào cào có phần phổ biến hơn). Ngay từ thời Cổ Hy
lạp, Homer đã làm thơ khen ve “hát” và khen thịt ve ngon.
Aristotle ghi lại người Hy lạp ăn nhộng và thịt ve cái chứa trong
bụng đầy trứng.
Các nhà “Entomophagy” quảng bá việc
dùng côn trùng làm thực phẩm trên thế giới đánh giá thịt Ve khá
cao. Đại học Maryland có riêng chủ đề “Cicadamaniacs” dành cho
quý vị thích ăn Ve (chú trọng đến loài Ve 17 năm tại Mỹ).
Tác giả Jenna Jadin liệt kê các côn
trùng (khoảng 1000 loài) đựơc dùng làm thực phẩm trên thế giới có
những loài khá quen thuộc với người Việt như chuồn chuồn, dế,
đuông và nhất là cà cuống, ong vò vẻ... Thổ dân Hoa Kỳ dùng Ve
làm thực phẩm từ lâu: Người Cherokee tại North Carolina ăn nhộng
Ve chiên mỡ heo từ đấu thế kỷ 20, và còn ngâm muối để dành ăn
dần. Thổ dân Onondaga tại Syracuse có truyền thống nhặt Ve theo
các chu kỳ 13 hay 17 năm.
Xem “Arthropods for Breakfast”:
http://www.szgdocent.org/ff/f-arth3c.htm.
Theo bà Jadin, Ve ngon nhất là khi mới
nở (có tên riêng là tenerals), vì lúc đó vỏ chưa kịp cứng; nên
thu nhặt ve lúc sáng thật sớm, ngay khi chúng vừa trồi lên, trước
khi kịp bò lên cây. Có thể nấu nướng liền hay bỏ vào túi giấy rồi
để vào tủ lạnh, tủ đông... Nếu không kịp nhặt tenerals thì nên
nhặt Ve cái trưởng thành (ve đực... bụng rỗng!), cần bỏ các phần
cứng như cánh, chân...
Các món Ve được Food and Wine quảng cáo
dễ nhất là chiên giòn chấm sốt mù tạt hay sốt cocktail... trộn
salad; làm “Terriyaki cicadas” hoặc làm bánh, lăn trong
chocolat...
Tại Nhật: ve là món ghi trên thực đơn trong những tháng Hè nóng
nực (tháng Ba, Tư). Ve nhiều đến mức tại các Thành phố lớn, chúng
bám đầy các thân cây, nhặt vào túi thật dễ dàng. Tại các vùng
nông thôn Nhật, sau cơn mưa buổi trưa, khi mặt trời lặn, chỉ cần
thắp vài ngọn đèn là đủ dụ được hàng ngàn con. Thường bỏ ve đực
vì hơi nặng mùi; ve cái có thể ăn sống, chiên, nướng xỏ qua thanh
tre hay nướng vỉ; nhưng thường là hấp sau khi lột bỏ vỏ ngoài.
Thịt ve có thể băm nát, xay nhuyễn, trộn ớt, hành, tỏi... thêm
gia vị rồi quét trên bánh mì hay crackers...
Japanese food from Cicada restaurant –
Eating 17 Year Cicadas – A Cicada Cookery Party
Trung Hoa có các món Ve như:
Ve “Thượng Hải” (nhặt Ve mới trồi, chần qua rượu có hồi, rồi
chiên giòn với tỏi ăn với củ cải, cần tàu...) “Xíu mại Ve =
Cicada Dumplings” (Ve bỏ cánh, chân, băm vụn trộn nấm, thịt xá
xíu và trứng, trộn thành nhân nhồi trong bánh các loại như há
cảo, bánh bao...)
“Xíu mại Ve=Cicada
Dumplings”
Việt Nam: tuy món Ve không mấy thịnh
hành nhưng dân nhậu cũng chế biến nhiều món lạ từ Ve (ve thu nhặt
tại vùng núi được xem là “bổ” hơn; giá đắt hơn!)
Nhộng Ve rang muối (tương tự món nhộng
dâu tằm), Ve rang lá chanh...
Ve chiên giòn, có nơi nhét thêm một hạt
đậu phộng vào bụng ve, rồi chiên (tương tự món Đuông chiên bơ).
Cháo “nhộng ve”
Các món Ăn về nhộng ve sầu
Trần Minh Quân
4/2021
Ghi chú:
Ve và giới “Khoa học huyền bí”: (theo
vuongquocloaivat.com)
Theo các Thầy Phong thủy, Bói toán: “Ve
trong đời sống phải lột xác biểu trưng cho sự thay đổi...”. Mơ
thấy Ve là dấu hiệu báo cho thấy cuộc đời sắp có sự thay đổi?
Mơ thấy ve bay trước mắt: ... điềm báo
sắp gặp lại cố nhân?
Mơ thấy ve thoát xác: Coi chừng bị lừa
Mơ thấy Ve kêu: Điềm vui sắp tìm được
tình yêu đang mong ước (?)
Mơ thấy ăn Ve: Sắp có sự thay đổi của
bản thân.
Các
thầy pháp Tàu thường đặt vào miệng người quá cố một con ve bằng
ngọc xanh, để tiễn người này sang nơi Vĩnh hằng và Tái sinh.
– Ve trong Binh pháp: Một trong 36 kế
(Tam thập lục kế – Tôn Vũ). Kế thứ 21 là Kim thiền thoát xác: ve
sầu lột xác... tẩu thoát!
Ứng dụng của Cánh Ve:
– Các nhà nghiên cứu tại US Navy
Undersea Warfare Center chú ý đến phương cách Ve đực ca hát ồn ào
mà không mất năng lượng? Họ tìm một “hệ thống” có thể bắt chước
cách Ve tạo tiếng động để dùng liên lạc tầm xa (do độ rung) giữa
hai chiến hạm, kể cả tàu ngầm!
– Một nghiên cứu khác tìm thấy “Cánh
của một số loài Ve có hoạt tính kháng sinh tự nhiên”: diệt được
vi khuẩn do tiếp xúc nhờ cánh Ve có một lớp gai cực nhỏ bao bọc
bởi các hóa chất đặc biệt: Tuy phản ứng tự vệ này không diệt được
tất cả các vi khuẩn nhưng có thể diệt được loài vi trùng nào có
vách tế bào mỏng để khi gai rung đủ để gây lỗ thủng làm rách
vách. Phương thức diệt trùng này giúp giới hạn việc dùng hóa
chất. Lớp bọc trên các gai cực nhỏ (nano–scale) không chỉ bảo vệ
cánh Ve chống vi trùng mà còn giúp giữ cánh khô do không thấm
nước... Các nghiên cứu đang tìm cách “chế tạo” lớp bề mặt phức
tạp của cánh Ve, dùng sơn bóng móng tay và kỹ thuật in litho loại
nano... ứng dụng để chế tạo áo mưa ngăn thấm nước.
Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)
THIÊN SỨ MICAE - BỔN MẠNG SĐND VNCH
|
Hình nền: thắng cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML-5 hay cao hơn.
Nguồn: Internet eMail by MĐ Trịnh Tường Vân chuyển
Đăng ngày Thứ Bảy,
May 15, 2021
Ban kỹ thuật
Khóa 10A-72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH
GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư: Liên lạc
Trở lại đầu trang