Gia
Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Tản
mạn Khoa học
Chủ đề:
Tốc độ Ánh sáng
Tác giả:
Lê Tất Điều
Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)
Sóng radio, sóng ánh
sáng lan tỏa trong không gian như thế nào ta đã biết. Chỉ còn một
thắc mắc: Nguyên do nào khiến một vi phân tử, thí dụ như photon,
“bay” nhanh đến thế – có thể nhanh nhất trong Vũ Trụ.
Theo truyền thống, trước hết, thỉnh ý
tiền nhân.
Lên
Gúc, tra cứu sách báo khoa học, không thấy các ngài – như
Einstein, Newton – dạy bảo gì rõ ràng, dứt khoát về vụ này. Đành
trông chờ ở các bậc cao minh của thời đại chúng ta.
Đây là câu trả lời của Tiến sĩ
Christopher S. Baird:
Photon không phải tăng tốc độ (từ zero
lên tới tốc độ ánh sáng), vì nó đã chạy nhanh như thế ngay từ lúc
vừa chào đời. (A photon of light does not accelerate to light
speed. Rather, a photon is already traveling at light speed c
when it is created. It’s not like a photon jumps from a speed of
zero to light speed instantaneously. Rather, a photon is always
traveling at c, from the moment of its creation).
Ngon lành! Đang lúc được tạo sinh,
photon đã bay ào ào sẵn rồi, và tiếp tục bay như thế muôn nghìn
năm.
Chắc sợ
người nghe có đứa té ngửa, chết giấc, ông cho thêm một lời giải
thích tường tận hơn. Ông bảo: Có vài người nói rằng lý do khiến
photon di chuyển nhanh ngay từ lúc sơ sinh là vì nó không có thể
chất (it is a massless particle).
Đọc lời giải thich thêm, chỉ học được
một điều là ông hơi thiếu ngay thẳng.
Chuyện nhiều khoa học gia – không phải
chỉ “vài” – nhận định photon “không có thể chất” là có thật.
Nhưng chẳng ai nói nhờ “không thể chất mà photon vừa chào đời đã
chạy như điên”. Nhận định dị thường ấy là sáng tác riêng của Tiến
sĩ Baird thôi.
Nhiều – phải nói là hầu hết – khoa học
gia chấp nhận lời giải thích này:
“Photon di chuyển được trong chân không
(vacuum) với tốc độ ánh sáng vì nó không có thể chất (massless)”.
Cách giải thích này được in đầy trong
sách, tạp chí khoa học, cũng như sách giáo khoa, được giảng dạy ở
trường học, như một chân lý đã được giới khoa học chấp nhận.
Tôi thấy nhiều chỗ bất ổn:
Photon “bay” nhanh nhờ di chuyển trong
Chân không (vacuum).
Vũ Trụ đặc kín vi phân tử, phân tử,
nguyên tử, tràn ngập Chất Đen thể lỏng... có bao nhiêu vacuum cho
photon di chuyển nhanh? Kỳ dị nhất là trong cùng một bài, bên
cạnh luật di chuyển dành cho photon, có thể có ngay những câu
như: tinh cầu này cách xa một tỉ, tinh cầu kia cách xa hai tỉ năm
ánh sáng, v.v. Nghĩa là – phải ngầm hiểu – giữa các tinh cầu với
trái đất chỉ có toàn là vacuum cho photon bay cho ngon, đúng tốc
độ tối đa!
Photon di chuyển nhanh vì “không có thể chất”.
Nghe rùng mình, muốn sởn gai ốc!
Không thể chất thì cái gì di chuyển?
Những món không thể chất xô đẩy nhau bằng cách nào? Photon không
thể chất nghĩa là không có thể lực, nó lấy cái gì để tạo áp lực
trên thần kinh thị giác, truyền tín hiệu giúp muôn người, muôn
vật khỏi mù lòa?
Theo luật thiên nhiên, luật vật lý, thì
muốn hiện hữu phải có “chỗ đứng” trong không gian, phải có thể
chất để chiếm ngụ phần không gian ấy, và từ đó tương tác với muôn
vật xung quanh. Không hội đủ điều kiện tiên quyết ấy thì nên kiếm
một vũ trụ khác mà hiện hữu. Chập chờn, lởn vởn hiện hữu không
thể chất trong vũ trụ này, thì chỉ có thể là... ma!
Nhiều vật lý gia chắc cũng sợ lý thuyết
về ma photon không được đời coi trọng, họ giải thích thêm: photon
khi ở trạng thái bất động thì vô tích sự, nhưng vừa di chuyển là
ích quốc lợi dân ngay, vì khi đó nó phát ra năng lượng – nghĩa là
năng lượng tự phát ra khi photon di động (bù đắp cho cái nguồn
thể lực nó thiếu vì lỡ massless.)
Đứng một chỗ thì chẳng là gì, không có
gì, nhưng đi thì cái “tuyệt đối không có gì” ấy lại có ngay cả
đống năng lượng để toát ra!!!
Sợ chưa đủ thuyết phục, một ông khôn
ngoan, láu lỉnh trưng ra một đồng minh khổng lồ: cụ Einstein.
Theo lời ông dẫn giải thì:
Lũ photon không có thể chất thật, nhưng
chúng nó lại có một thứ thể chất cần thiết khác xác định bởi số
năng lượng chúng mang theo (năng lượng này) đã được công thức
lừng danh của Einstein: E = mc² tặng cho. (The packets carry no
mass, but they do have an effective mass that is determined by
the energy they carry compliments of Einstein’s famous E = mc²)
Cảm ơn ông! Nhờ ông có nhã ý đem công
thức của Einstein ra hù thiên hạ mà nhân loại khám phá được một
hiện tượng không ai ngờ có thể xảy ra trong trời đất: Một khoa
học gia, học vị Tiến sĩ, không biết... làm toán, không giải nổi
một phương trình bậc nhất.
E = mc² có nghĩa là muốn tìm Năng lượng
(E – energy) thì đem Khối lượng thể chất (m – mass) nhân với bình
phương tốc độ ánh sáng (c²).
Nếu m = 0 thì kết quả bài toán là
E = 0
x c² = 0 (zero – học trò thường kêu một cách thân thương là
“trứng vịt”).
Nghĩa là cái bóng ma massless photon có di động với tốc độ
186,282 miles/s [~ 300,000km/s], hay nhanh hơn nữa, thì cũng
không văng ra được một mảy may năng lượng nào.
Không biết làm toán, ông còn không hiểu
ý nghĩa phương trình của Einstein. Phương trình ấy luôn luôn có
hai vế: Khối lượng thể chất (m) và Năng lượng (E). Dùng nó để
tính số năng lượng sinh ra từ một khối vật chất khi tiến trình
chuyển hóa đã hoàn tất. Không có mass, không có nguồn để chuyển
hóa, thì đào đâu ra năng lượng!
Chính phương trình của vị đồng minh vĩ
đại này làm cho thuyết của ông thành vô nghĩa, tiếu lâm.
Và đây mới là chỗ thê lương.
Trừ cái ông “photon sinh ra đã chạy
nhanh”, tất cả những nỗ lực bắt photon phải không có thể chất,
toàn bay trong chân không, v.v. chỉ cố giải thích tại sao photon
có thể di chuyển nhanh. Không trả lời được câu hỏi chính: nguyên
do nào – sức tác động, khởi động nào – khiến nó bị phóng đi, đạt
tốc độ ánh sáng.
Bạn thất vọng và ớn lên tận cổ chưa?
Tôi thì quen quá rồi. Sau hơn một thập niên tham dự nhiều cuộc
tranh luận, đọc không biết bao nhiêu luận án... bị ngẩn ngơ, ớn
lạnh lu bù, bây giờ, gặp những phát biểu kiểu đó, chỉ buồn thôi.
Cũng thất vọng, ngao ngán lắm, nhưng
không dám tuyệt vọng, sợ mình nản chí, bỏ cuộc thì tội nghiệp cho
muôn triệu trẻ em bây giờ và mai sau, từ thế hệ này sang thế hệ
khác, bị nhồi nhét vào đầu những kiến thức nhảm nhí, sai lầm
khiếp đảm như thế.
Tiền nhân chưa biết đủ để giải thích
hiện tượng. Các bậc cao minh đương thời thì nói nhiều, nhưng nói
sai không ít. Cứ gặp chỗ bí là bịa nhảm. Thấy Hố Đen hút mạnh quá
thì phịa ra cái Singularity. Thấy photon bay nhanh quá thì tưởng
là nó “không có thể chất”.
Không trông cậy được vào ai trong vấn
đề này, ta đành tự lực cánh sinh.
Bạn đừng lo, chúng ta chưa lâm vào mạt
lộ. Vẫn còn một cánh cửa lớn để gõ. Ta hỏi thẳng Vũ Trụ.
Thực ra, không cần ai hỏi, Vũ Trụ đã
trưng ra câu trả lời khắp trong trời đất.
Chỉ cần chịu khó nhìn ngắm nó bằng giác
quan, bằng cảm nhận, cảm thức, và luôn tuyệt đối tôn trọng luật
thiên nhiên... thì dần dần sẽ giải mã được hết những huyền bí
từng đè nặng tâm trí nhân loại hàng ngàn năm.
Kể cả nguyên nhân khiến photon đạt tốc
độ ánh sáng.
Lê Tất Điều
(18/7/2021)
Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)
THIÊN SỨ MICAE – BỔN MẠNG SĐND VNCH
|
Hình nền: thắng cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML–5 hay cao hơn.
Nguồn: Internet eMail by Trung Tin LY chuyển
Đăng ngày Thứ Năm, July 22, 2021
Ban Kỹ Thuật
Khóa 10A–72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH
GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư:
Liên lạc
Trở lại đầu trang