Bắc đẩu tinh

 

Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Trang Sưu Tầm
Chủ đề: Chiến Tranh Việt Nam
Tác giả: Don
Người dịch: bkt

Huyền thoại ĐMHCM (Đường mòn Hồ Chí Minh) &
NHỮNG MẢNH SẮT VỤN sau Chiến tranh


 

 

 

 

Introduction: The Legend of the Ho Chi Minh trail, there are few brand names to match that of the Ho Chi Minh Trail, the secret, shifting, network of deep jungle tracks that led to the Victory for Vietnam war.

Lời giới thiệu: Huyền thoại Đường mòn Hồ Chí Minh (ĐMHCM), trong chiến tranh Việt Nam vừa qua, có một số yếu tố giúp cộng sản Bắc Việt chiến thắng, như yếu tố bí mật, mưu mẹo, và một hệ thống đường mòn nằm sâu trong rừng rậm.

BKT ghi thêm: Trang này đã được BKT đăng trên trang LHCCS/HTĐ&PC năm 2012, hiện nay website LHCCS không còn nữa, nên BKT cho đăng lại trên trang Sưu Tầm GĐMĐVN/HTĐ&PC. Trân trọng. –BKT

 




001
Chinese tank on road 96 Ho Chi Minh trail appears to have toppled down the side of the hill and been buried, This tank lay underground until the ADB funded road was cut and an excavator uncovered this perfectly intact specimen, although a little dirty, live artillery shells and equipment were still inside the cockpit.

Một xe tăng chế tạo tại Trung cộng đã bị lật và bị chôn vùi trên sườn đồi trên đường số 96, thuộc hệ thống ĐMHCM, chính nhờ Ngân Hàng Phát Triển Á châu tài trợ ngân khoản mở đường nên chiếc tăng này đã được khai quật từ dưới lòng đất, cho thấy tình trạng vẫn còn nguyên si, đạn dược trong xe vẫn còn tốt mặc dù hơi bị han rỉ bên ngoài.



002
Tank turret Aimed at the Sihanouk trail Southern Laos, Ho Chi Minh trail What a fantastic view from this road looking into the Attepue valley.

Pháo tháp của một chiếc xe tăng đang nhắm về đường mòn Sihanouk, Nam Lào, ĐMHCM. Quang cảnh tuyệt đẹp khi đứng từ con đường này nhìn xuống thung lũng Attepue.



003
Chinese built, T–58 tank with gun and turret, Ho Chi Minh trail.

Đây là chiếc tăng T–58 do Trung cộng sản xuất với đầy đủ súng đại bác và pháo tháp, ĐMHCM.



004
Inside the cockpit when this tank was uncovered, the 2 squares in front of the driver, are prisms so the tank can be operated without opening the hatch, Ho Chi Minh trail.

Bên trong chiếc tăng T–58 này lúc nó được khám phá, cho thấy có hai hình vuông ngay trước ghế của tài xế, đó là các lỗ châu mai cho phép tài xế có thể điều khiển chiếc xe tăng mà không cần mở cửa, ĐMHCM.



005
Speedometer and tachometer from Chinese built tank, One can only speculate that this tank fell off the side of the hill then was buried by a land slide? on the Ho Chi Minh trail.

Nhìn vị thế của những chiếc đồng hồ đo tốc độ của chiếc tăng do Trung cộng chế tạo này, người ta có thể hình dung có lẽ chiếc tăng này đã rơi xuống sườn đồi rồi bị vùi lấp do đất lở trên ĐMHCM.



006
This section of “The trail” was “saved” When the Belgian Cooperation upgraded the road in 2008. This road was heavily used during the war to transport guns and ammo, however the original construction was during the French era.

Khúc đường này gọi là “Con đường mòn” đã được chính phủ Belgian “viện trợ” vào năm 2008 trong chương trình sửa sang đường sá. Con đường này tấp nập trong thời chiến, CSBV đã sử dụng nó để chuyển vận vũ khí và đạn dược vào nam đánh anh em người miền nam mình, tuy nhiên, Pháp là người đầu tiên đã kiến thiết nên con đường này.



007
After a very long days exploring, many trees were blocking the road, lucky I had my saw with me. I managed to hack through the jungle and found myself on this perch overlooking Sepon. This was the site of Anti Aircraft gun emplacements, remains of bunkers can be found along this ridge. Ho Chi Minh trail Laos.

Sau nhiều ngày thám hiểm dài đằng đẵng, đường đi thì bị cây cối che khuất, nhưng may là tôi có đem cái cưa máy. Tôi đã xoay xở mở được con đường xuyên qua rừng rậm và sau cùng đã trèo lên được đỉnh đồi nhìn xuống sông Sepon. Đây là nơi dùng làm các ụ đặt súng phòng không, bạn có thể tìm thấy những tàn tích của các hầm hố còn sót lại trên dãy đồi này, ĐMHCM.



008
My bike. Photo above, is on LZ Sophia overlooking the Xepon valley scene of the Battle of Lamson.

Chiếc xe gắn máy của tôi, hình số 7, đang đứng ngay trên Bãi đáp Sophia
[Landing Zone Sophia] nhìn xuống thung lũng Xepon, đó là bãi chiến trường của cuộc Hành quân Lam Sơn [719] đã xảy ra trong chiến tranh Việt Nam.



009
File Photo, March 1971 Lz Sophia.

Ảnh tài liệu, Tháng ba năm 1971, Bãi đáp Sophia.



010
NVA truck remains, on “the trail” known as White Cliffs by the American pilots, Ho Chi Minh Trail Southern Laos.

Một chiếc xe vận tải Molotova của CSBV bị bắn cháy, “con đường mòn” này được các Hoa tiêu Đồng minh Hoa Kỳ đặt tên là White Cliffs, Nam Lào, ĐMHCM.



011
Xe Bangfai Ford. Ho Chi Minh trail Southern Laos, This recently built ford (2012) will soon be a bridge as road upgrading takes place.

Đây là khúc cạn của con suối có tên Xe Bangfai Ford, Nam Lào, ĐMHCM. Khúc suối cạn này mới được kiến thiết năm nay (2012), và sẽ có một cây cầu mới bắc ngang qua khúc suối này khi chương trình cải thiện đường sá bắt đầu.



012
The infamous Ban Bac ammo dump. My camp site was a few hundred meters to the North, I was quite surprised when I woke up from my camp site in the remote jungle, and found there were others camping in the area. These guys were marooned here for 6 weeks as they had no fuel to get the trucks out. They told me the “company” did not have any money for fuel.

Đây là kho đạn ô nhục Bản Bac. Tôi cắm trại cách đó vài trăm thước về hướng Bắc, tôi rất ngạc nhiên khi thấy ngoài tôi ra, cũng còn có nhiều người cắm trại trong khu rừng hẻo lánh này. Những người này đã bị bỏ rơi trong khu rừng vì xe họ không còn nhiên liệu. Họ cho tôi biết “đồng bọn” của họ nói không có tiền mua xăng.



013
Jet Engine, from crash site near Dak Cheung Laos Ho Chi Minh trail.

Động cơ của một oanh tạc cơ đã bị bắn rơi gần Dak Cheung, Lào, ĐMHCM.



014
GI helmet found along the trail Sekong.

Mũ sắt của một binh sĩ Mỹ được tìm thấy trên đường mòn Sekong.



015
Saravanh Southern Laos, a stack of Bombie casings waiting to be melted for scrap metal.

Một chồng vỏ bom đựng mìn con–cóc ở thị trấn Saravanh, Nam Lào, những vỏ bom này sẽ được nung chảy để làm sắt vụn.



016
Bombs in the garden, Xekong Southern Laos.

Những quả bom được dân làng Xekong, Nam Lào, nhặt về để ở sau vườn nhà mình.



017
Weapons cache found along route 96 Ho Chi Minh trail. Weapons, fuel drums and artillery, were buried along the trail to protect it from the deadly bombs that rained down continuously. 82mm Russian mortar.

Kho đạn này được tìm thấy dọc đường 96, thuộc hệ thống ĐMHCM. Đạn dược, phuy đựng nhiên liệu và đạn pháo binh, đã được CSBV chôn giấu dọc đường mòn để tránh những trận mưa bom liên tục do Không Lực Hoa Kỳ thực hiện. Kho đạn trên đây còn chứa đạn súng cối 82ly do cộng sản Nga viện trợ cho CSBV trong thời chiến.



018
Samouay Southern Laos a village along the Ho Chi Minh trail.

Làng Samouay, Nam Lào, nằm dọc ĐMHCM.



019
Tribal Long house Ho Chi Minh trail Southern Laos.

Một nhà sàn của Bộ lạc người Long, Nam Lào, ĐMHCM.



020
Ho Chi Minh trail Laos, gun remains near Ta Oy.

Tàn tích của một ổ súng máy trên ĐMHCM tại thị trấn Ta Oy.



021
Tank muzzle appears out of a pile of rocks amid flowers along the Ho Chi Minh trail.

Một nòng súng đại bác của một chiếc xe tăng nằm vất vưởng trên một bãi đá được che phủ bởi những đám hoa rừng trên ĐMHCM.



022
Tribal woman smoking traditional cigar, Dak Cheung, Southern Laos.

Cảnh người đàn bà thiểu số thuộc Dak Cheung, Nam Lào, đang hút thuốc cẩm lệ.



023
Ceremonial house Xekong Southern Laos along the Ho Chi Minh trail.

Đây là Ngôi Nhà Làng
[Đình Làng] tại Xekong, Nam lào, dọc ĐMHCM.



024
After the war, the collection and sale of war debris turned into a valuable scrap metal industry for tribes’ people in Xieng Khouang province and along the Ho Chi Minh Trail. Bomb casings, aircraft fuel tanks and other bits and pieces that were not sold to Thailand have been put to every conceivable use in rural Laos. They are used as cattle troughs, fence posts, flower pots, stilts for houses, water carriers, temple bells, knives and ploughs. Kids with metal detectors are on scrap metal hunt the only source of income for many Laos, Collectors often spend weeks or even month on end in the thick jungle, dragging large pieces of Vietnam War–era scrap metal to the road side, awaiting pickup by transport trucks... Ho Chi Minh trail.

Sau chiến tranh, việc sưu tầm và buôn bán những đồ phế thải chiến tranh đã thành một kỹ nghệ bán sắt vụn với lợi tức rất có giá cho những bộ lạc thuộc tỉnh Xieng Khouang và những người dân cư ngụ rải rác trên ĐMHCM. Những vỏ bom, thùng đựng nhiên liệu cho phi cơ, và những thứ vụn vặt khác mà người Thái Lan không mua thì người dân thiểu số trong vùng quê tại Lào đã biến những loại sắt vụn này thành bất cứ những dụng cụ gì mà họ có thể nghĩ ra được. Những mảnh sắt vụn này đã được chế biến thành máng cho súc vật ăn, cột hàng rào, chậu trồng hoa, cột nhà, thùng đựng nước, chuông đền thờ, dao cắt và lưỡi cầy. Những trẻ em dùng máy rà kim loại để kiếm sắt vụn độ nhật, đây cũng là nguồn lợi tức chính cho nhiều người dân Lào. Nhiều nhà sưu tầm thường đến và ở ngay trong những khu rừng già nhiều tuần lễ, có khi đến vài tháng để tìm kiếm và họ lôi ra vệ đường những mảnh sắt vụn trong thời chiến để các xe vận tải chở đi... ĐMHCM.



025
Remains M41 Walker Bulldog between Aloui and Landing Zone Alpha, the armored column was ambushed at a stream crossing and four M41 tanks were abandoned in the middle of the stream isolating the 11th Armored Cavalry on the west bank. The airborne soldiers abandoned the cavalry and kept on marching east down QL 9. No reinforcements were sent and no recovery vehicles came to remove the abandoned tanks. The 11th fought on alone, and after three hours cleared a way across but had to leave seventeen disabled vehicles on the west side of the stream. The NVA used the vehicles as machine gun positions until the vehicles were destroyed on 25 March, Ban Dong, Laos, Ho chi Minh trail.

The next day, the 1st Armored Brigade and a paratrooper battalion were ordered to go back and recover the 17 damaged tanks and APCs left behind by the 11th Cav. Once again American air cover had been promised and once again it was diverted. The brigade succeeded in picking up the vehicles and had the 17 vehicles in tow when, once again, they were ambushed crossing a river near Aloui. The four lead M41 tanks were hit with RPG’s blocking the route. For three hours the South Vietnamese fought to survive until the disabled tanks were pushed aside and the column could move. All the vehicles that were being towed as well as the four M41’s were left behind and later destroyed by Cobras.

Đây là tàn tích của khẩu M41 Walker Bulldog
[Chó điên Walker] nằm giữa Aloui và Bãi đáp Alpha. Truyện kể như sau: đoàn Thiết Kỵ của QLVNCH đã bị địch quân CSBV phục kích khi băng qua sông và phải để lại 4 chiếc tăng M41 giữa dòng sông, khiến cho Thiết đoàn 11 Kỵ Binh bị cô lập hoàn toàn bên kia bờ sông. Những chàng Thiên Thần Mũ Đỏ đành phải tiến xuống hướng đông Quốc lộ 9 [CSBV gọi là Đường 9 Nam Lào] cô đơn một mình không có nàng Thiết Kỵ đi cùng. Lúc bấy giờ không có quân tiếp viện lại cũng không có cơ giới để kéo các tăng M41 bị kẹt giữa dòng sông này về hậu cứ. TĐ11KB đã phải chiến đấu đơn độc, và sau 3 tiếng đồng hồ thì mở được đường máu qua sông nhưng đã phải để lại 17 quân xa bất khiển dụng bên kia bờ sông. Địch quân CSBV đã dùng những chiếc tăng này làm ụ súng máy cho đến khi các tăng này được phá hủy vào ngày 25 tháng 3 tại BanDong, Lào, ĐMHCM.

Ngày hôm sau, Lữ Đoàn I Kỵ Binh QLVNCH và một Tiểu Đoàn Nhảy Dù
[TĐND] đã được lệnh trở lại chiến trường để thu lại 17 chiếc xe tăng và các quân vận xa bất khiển dụng do TĐ11KB bỏ lại hôm trước. Lúc này Không Lực Hoa Kỳ hứa sẽ yểm trợ hỏa lực phi pháo cho đoàn quân nhưng họ đã không làm theo lời hứa. LĐIKB thành công trong việc kéo 17 xe tăng M41 và quân vận xa bất khiển dụng nhưng khi băng qua một con sông gần Aloui thì lại bị phục kích. CSBV đã xài hỏa tiễn cầm tay RPG [Rocket–propelled grenade] bắn cháy 4 chiếc M41 dẫn đầu để chặn đường lui binh của quân VNCH. Sau ba giờ đồng hồ chiến đấu, sau cùng 4 xe tăng bất khiển dụng đã được đẩy sang một bên để mở đường cho cuộc triệt thoái. Tất cả 17 chiếc xe, gồm xe tăng M41 bất khiển dụng và quân vận xa hôm trước, bao gồm 4 xe tăng M41 bị địch quân bắn cháy hôm nay đều phải để lại chiến trường cho Trực thăng Cobras thiêu hủy.



026
Near “The Falls Choke point” old Rt–110 is a bridge used during the war still standing, A good place to hang your hammock for the night.

Chiếc cầu này gần chốt “Suối” trên đường 110 cũ đã được sử dụng trong thời chiến, hiện nay chiếc cầu vẫn còn nguyên trạng như ngày xưa. Chiếc cầu này là nơi lý tưởng để giăng chiếc võng nghỉ qua đêm.



027
Psyops campaign. The US engaged in leaflet dropping from planes, however it is not known how the NVA distributed these flyers? These were found by the author at the Ban Bac ammo dump buried in a pit with other war supplies and ammunition. 2006 The Ho Chi Minh Trail.

Cuộc phát động Chiến tranh Tâm lý. Hoa Kỳ đã dùng phi cơ để thả truyền đơn trong thời chiến, riêng loại truyền đơn trên của VC thì không ai biết được cán binh CSBV đã phân phối những tờ truyền đơn trên như thế nào? Đây là những tờ truyền đơn đã được tác giả tìm thấy tại kho đạn Bản Bac, những tờ truyền đơn này đã được chôn vùi trong một hố chung với những tiếp liệu và đạn dược khác.



028
Psyops flyers from Ban Bac ammo dump, burried in a bunker. Found by the Author, 2006.

Tờ Truyền đơn này của VC đã được chính tác giả tìm thấy trong một hầm trú ẩn tại kho đạn Ban Bac, 2006.



029
Ho Chi minh trail road South of Muang Nong Southern Laos. This is road number 96.

ĐMHCM phía nam Mường Nông, Nam Lào. Đây là con đường mòn mang số 96, nằm trong hệ thống ĐMHCM.



030
The Author, with a wing from an undocumented (JPAC) F4 fighter lost near Dak Cheung Laos.

Tác giả đang đứng bên cạnh một cánh máy bay của chiếc oanh tạc cơ F4 đã bị  bắn rơi gần Dak Cheung, Lào. Chiếc Phantom F4 này đã không được Không quân Hoa Kỳ ghi vào sổ Máy bay bị mất hay bị CSBV bắn hạ trong thời chiến.



031
Bombie casing, fence along the Ho Chi Minh trail.

Đây là những vỏ bom chứa mìn con–cóc, được dùng làm hàng rào dọc ĐMHCM.



032
PT–76 is a Soviet amphibious light tank, this is a good example of this old design, at a local army base. In February 1968 the NVA brought PT–76 light tanks down the trail to attack the Lang Vei Special Forces camp. The camp was just inside the Vietnam border from Laos. Captain Frank Willoughby, Lang Vei camp Commander, had one sitting on top of his command bunker after the attack. Although I was not involved, my unit at Forward Operating Base–3, Khe Sanh Combat Base, organized and conducted the relief operation that rescued him and the other camp personnel.

Xe tăng PT–76 do CS Nga chế tạo, đây là loại xe lội nước hạng nhẹ. Tháng hai năm 1968 CSBV đã đem PT–76 vào ĐMHCM để tham chiến tại Làng Vei, nơi đặt căn cứ Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ. Căn cứ này nằm trong lãnh thổ VNCH sát biên giới Lào. Đại úy Frank Willoughby, chỉ huy trưởng căn cứ Làng Vei, sau cuộc thử lửa, đơn vị ông đã tịch thu được một chiếc PT–76 và ông cho đặt nó ngay trên nóc hầm chỉ huy của ông. Mặc dầu tôi không tham dự mặt trận này, nhưng đơn vị tôi lúc đó đang đóng tại Căn cứ Hành quân Tiền Phương
[Forward Operating] số 3, thuộc Căn cứ Tác chiến Khe Sanh, đã tổ chức, sắp xếp, và điều động cuộc hành quân giải vây Đại úy Frank Willoughby và những quân nhân dưới quyền ông.



033
Derelict Russian PT–76 tank Phonsavon Northern Laos.

Một cỗ xe tăng PT–76 bị bỏ rơi tại chiến trường thuộc Phonsavon, Bắc Lào.



034
Fac plane used for spotting along the Ho Chi Minh trail.

Đây là chiếc phi cơ quan sát thuộc Phi đoàn Quan Sát Tiền phương
[FAC], chiếc phi cơ này đã được dùng để quan sát trận địa và báo cáo những chuyển động trên ĐMHCM.



035
Stables held up with Bombie casings, Saravanh Southern Laos.

Người Lào dùng các vỏ bom chứa mìn con–cóc để làm cột chống đỡ cho các chuồng nuôi súc vật, Saravanh, Nam Lào.



036
Old bombs make good bells, Xekong Southern Laos.

Những quả bom tịt ngòi được dùng làm chuông rất tốt tại Xekong, Nam Lào.



037
Dogtag found on the Laos Cambodian border.

Tấm thẻ bài này đã được tìm thấy giữa biên giới Lào–Cam bốt.



038
This young boy holding a Pick Axe found on the Ho Chi Minh trail.

Em bé trai này đang cầm chiếc quốc chim nhặt được trên ĐMHCM
[1].



039
S–75 Dvina Sam missile used to knock out B52’s Attepue. Since its first deployment in 1957 it has become the most widely–deployed air defense missile in history. The SA–2 missile had a solid fuel booster rocket that launched and accelerated it, then dropped off after about six seconds. While in boost stage, the missile did not guide. During the second stage, the SA–2 guided, and a liquid–fuel rocket propelled it to the target.

TECHNICAL NOTES:

Range: Minimum 5 miles; maximum effective range about 19 miles; maximum slant range 27 miles.
Ceiling: Up to 60,000ft.
Warhead: 288–lb. blast–fragmentation
Speed: Mach 3.5
Weight: 4,850lbs.

Hỏa tiễn SAM S–75 Dvina được CSBV dùng trong chiến tranh để bắn hạ các Pháo đài Bay B52 trên vùng trời tỉnh Attepue, Lào. Từ lúc nó được đưa vào cuộc chiến, bắt đầu năm 1957, nó là một vũ khí phòng không rất được ưa chuộng trong lịch sử chiến tranh VN. Hỏa tiễn SA–2 được kèm với một ống phóng dùng nhiên liệu đặc, sau khi phóng đi được 6 giây đồng hồ, nó được tách rời khỏi thân hỏa tiễn SA–2. Trong thời gian bay ở giai đoạn đầu, SA–2 không tự điều khiển. Nhưng trong giai đoạn 2, SA–2 bắt đầu hoạt động tìm mục tiêu và được một ống phóng trang bị với nhiên liệu lỏng giúp SAM lao vào mục tiêu.

ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT:

Tầm bay cao: SA–2 có thể bay cao 60,000 bộ [tương đương với 18,288 mét hay 18.29km].
Đầu đạn: sức công phá: 288 cân anh. Phá nổ mục tiêu thành mảnh vụn.
Tốc độ: 3.5 Mach [~2,685.44 dặm/g hay 4,321.80km/g]
Trọng lượng: 4,850 cân Anh [tương đương 2,200kg/2.42 tấn].



040
The remains of an unsuccessful launch of a SA–2 Sam Missile, Xepon, Ho Chi Minh trail, Laos. The SA–2 did not operate alone, but as part of a complete system. A typical SA–2 site in North Vietnam had six missiles on launchers, control and support vans, a Spoon Rest acquisition radar, and a Fan Song guidance radar.

Đây là tàn tích của một Hỏa tiễn SAM SA–2 tịt ngòi, chuyến bay bất thành, rơi tại Xepon, Lào, ĐMHCM. Hỏa tiễn SAM SA–2 không tự mình hoạt động được, mà nó là một phần của một giàn Hỏa tiễn đúng nghĩa. Một giàn Hỏa tiễn SA–2 điển hình được bố trí tại Bắc Việt gồm có 6 ống phóng, được đặt trên những cỗ xe thồ trang bị với đầy đủ các hệ thống điều khiển và bảo trì hỏa tiễn, một hệ thống radar, và một hệ thống điều khiển hướng dẫn radar.



041
Mobile radar used in conjunction with the S–75 Dvna missile system, Ho Chi Minh trail Laos.

Đây là một hệ thống radar di động cùng với Hỏa tiễn S–75 Dvna, ĐMHCM, Lào.



042
Saved from the Scrap–metal hunters by government decree. Sam SA–2 is a popular tourist attraction outside of Attepue at Ban Paam on the Ho Chi Minh trail.

Chiếc Hỏa tiễn SA–2 này được những người sưu tầm sắt vụn tìm thấy và chuyển giao cho chính phủ Lào qua một sắc lệnh, chiếc hỏa tiễn này được đặt ở ngoại ô Attepue, Bản Paam, ĐMHCM, đây là địa điểm hấp dẫn khách du lịch nhất.



043
Russian Zil used as radar control center for Sam Missile, Ho Chi Minh trail.

Chiếc Zil trên đây do Nga cộng chế tạo được sử dụng làm trung tâm điều khiển radar cho Hỏa tiễn Sam, ĐMHCM.



044
NVA propaganda flyer found at Ban Bac ammo dump. This Psyops flyer with racial implications! Ho Chi Minh trail Laos.

Trên đây là tờ truyền đơn do CSBV thực hiện với ý đồ khơi dậy tinh thần kỳ thị chủng tộc tại Mỹ giữa người Mỹ da trắng và Mỹ da đen
[bạch bì vs hắc bì] được tìm thấy tại kho đạn Bản Bac! ĐMHCM, Lào.



045
37mm automatic air defense gun AAA gun emplacement, Sihanook trail Cambodia Pnom Bok.

Khẩu phòng không tự động 37ly trên ụ súng AAA, trên đường mòn Sihanook, Pnom Bok, Cam–bốt.



046
Riffling inside a cannon at the Ban Dong war museum.

Đường khương tuyến của nòng một khẩu đại bác đặt trong Bảo tàng viện Chiến tranh Bản Dong.



047
Villagers using war scrap to fabricate Knives, Ho Chi Minh trail, Southern Laos.

Dân làng đang luyện những mảnh sắt vụn thành những con dao, ĐMHCM, Nam Lào.



048
Kamuane Province Laos, Villagers use homemade apparatus for smelting war scrap for making knives.

Tỉnh Kamuane, Lào, dân làng tự tay làm lò luyện kim dùng vào việc nung chảy sắt vụn để làm ra những con dao.



049
Target Alpha area scrap metal hunters.

Đây là đội chuyên tìm sắt vụn có tên Mục Tiêu Alpha.



050
Ban laboy Ford, I camped beside the river and was awoken by villagers (1:00 am) whom had walked over the mountain in search of scrap metal to sell at the market. That was a cold night. This was the area of Harleys valley, and famous rescue attempt of Lance Peter Sijan. F–4C was engulfed in a ball of fire, due to the bomb fuses malfunctioning and causing a premature detonation on their release. The fighter went down in a fire ball and Sijan ejected into the jungle. He evaded enemy forces for 46 days (all the time scooting on his back down the rocky limestone karst on which he landed, causing more injuries). He was finally captured by the North Vietnamese on Christmas Day, 1967. When captured, he was sent to Hanoi. In his weakened state, he contracted pneumonia and died in Hoa Lo Prison (the notorious Hanoi Hilton). His courage was an inspiration to other American prisoners of war and he was posthumously awarded the Medal of Honour “Into the Mouth of the Cat” by Malcolm McConnell, is a great book describing this story.

Ban Laboy ford, “The target was near a junction of main vehicle infiltration routes on the part of the Trail the Americans had designated LOC 101. It lay in wild, uninhabited, triple–canopy forest, surrounded by sheer chimneys and towers of limestone called karsts that rose from the narrow jungle valleys.” Bomber air crews continued to rotate between Anderson AFB, Kadena AB and U Tapao Royal Thai Airfield allowing for the maximum number of sorties from the crew force. A major ongoing objective in September of 1968 was interdiction of the supply routes from North to South Vietnam to preempt a logistics buildup and offensive campaign by the enemy.

The B–52 effort was concentrated in the areas of Ban Karaiand Mu Gia Passes and Ban Laboy Ford. From mid–May through mid–September, it was estimated that over 1,800 trucks moving supplies South crossed the Ban Laboy Ford. The ford consisted of a prepared ford, a cable bridge and a cable ferry/pontoon bridge across the Nam Ta Le River. On 18 September, 18 B–52s and 12 F–105s attacked the Ban Laboy Ford destroying the pontoon bridge and damaging the cable bridge. The main ford, however, remained intact. From 20 September until 1 October, Tac Air continued to pound the ford but was unable to destroy it. On 1 October, six B–52s salvoed 108 bombs each, resulting in bomb trains of 780 feet and a direct hit on the ford. For the first time in three years the Ban Laboy Ford was closed. Repair efforts were thwarted by continuous Tac Air and Arc Light strikes.

Đây là khúc suối cạn thuộc Bản Laboy, tôi đóng trại ở bên con suối này, dân làng đã đánh thức tôi dậy lúc 1 giờ sáng, những người này đi lên núi để tìm sắt vụn bán. Thời tiết đêm hôm đó lạnh. Đây là khu thung lũng Harleys, và là nơi đã xảy ra cuộc giải cứu hoa tiêu Peter Sijan, khi chiếc oanh tạc cơ F4–C của anh nổ tung do một cầu chì trong buồng chứa bom bị chạm và làm nổ quả bom trước khi nó được thả xuống vị trí địch quân. Chiếc oanh tạc cơ phát cháy ngay trên không và Sijan đã nhảy khỏi phi cơ xuống khu rừng bên dưới. Anh ta đã lẩn trốn suốt 46 ngày đêm để không bị lọt vào tay quân địch (kể từ lúc nhảy dù xuống khu rừng trên đỉnh một núi đá vôi, anh ta luôn phải trốn tránh địch quân và vô tình đã gây thêm thương tích cho mình). Sau cùng thì anh ta cũng đã bị quân địch tóm gọn vào ngày Giáng Sinh năm 1967. Sau khi bị bắt, địch quân đã giải Peter Sijan về Hà Nội. Bị yếu hẳn đi vì mang trên mình nhiều thương tích, anh đã bị nhiễm bệnh sưng phổi và tạ thế tại nhà tù Hỏa Lò (nổi danh là Khách sạn Hilton của Hà Nội). Lòng can đảm và thái độ bất khuất của Lance Peter Sijan đã khiến các đồng đội tù nhân chiến tranh với anh lúc bấy giờ lên tinh thần, và anh đã được ban tặng Huy chương Danh dự Quốc gia Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ sau khi đã qua đời, quyển sách do Malcolm McConnell viết mang tựa đề “
Into the Mouth of the Cat” hay “Lọt vào hang cọp”, là quyển sách rất hay nói về sự hy sinh của Lance Peter Sijan.

Bản suối cạn Laboy, “Mục tiêu này nằm gần ngã tư những con đường chính thuộc hệ thống ĐMHCM đã được quân xa địch dùng để xâm nhập miền Nam Việt Nam, và quân đội đồng minh Hoa Kỳ đã đặt cho nó cái tên là LOC 101. Nơi này hoàn toàn hoang vắng, không người, đây là một khu rừng âm u, rậm rạp, ngay cả ánh sáng mặt trời cũng không xuyên qua được. Khu rừng này được bao bọc bởi nhiều ngọn núi đá vôi cao ngất ngưỡng bên cạnh những thung lũng hẹp.” Các Phi hành đoàn của những Pháo đài bay B–52 liên tục thay phiên nhau thực hiện nhiều cuộc oanh tạc xuống mục tiêu này từ các phi trường quân sự Anderson, Kadena, và phi trường Hoàng Gia Thái U Tapao. Các trận oanh tạc chiến lược dữ dội này đã xảy ra vào tháng 9, năm 1968
[Mậu Thân] với mục đích để ngăn chặn đường tiếp tế của địch quân từ Bắc vào Nam và cũng để đánh phủ đầu không cho quân địch kiến thiết các hậu cứ hay mật khu dùng để phát động chiến tranh.

Những trận đánh bom của Pháo đài bay B–52 đã được tập trung vào những mục tiêu thuộc Bản Karai, đèo Mụ Già, và dòng suối cạn tại Bản Laboy. Từ trung tuần tháng năm đến trung tuần tháng chín, người ta đã phỏng đoán rằng có khoảng một nghìn tám trăm (1,800) xe vận tải chở tiếp liệu vào nam băng qua con suối cạn tại Bản Laboy. Dòng suối này bao gồm những khúc cạn đã được chuẩn bị kỹ càng để cho xe vận tải có thể vuợt suối, một chiếc cầu giây và một chiếc cầu nổi bắc ngang qua con suối Nam Ta Le. Vào ngày 18 tháng 9, đã có 18 chiếc B–52 và 12 oanh tạc cơ Phantom F–105 tấn công con suối cạn tại Bản Leboy, trong trận này, các phi cơ thuộc Không Lực Hoa Kỳ đã đánh sập chiếc cầu nổi và làm thiệt hại chiếc cầu bằng giây cáp. Nhưng dòng suối cạn chính thì không việc gì. Từ ngày 20 tháng 9 cho đến đầu tháng 10, Không quân Chiến thuật tiếp tục nện khúc suối cạn này nhưng đã không phá hủy được nó. Ngày 1 tháng 10, sáu chiếc B–52, mỗi chiếc rải 108 quả bom, đã tạo thành một đoàn xe–hỏa–bom dài 780 bộ
[tương đương với 238 mét] và đã đánh trúng ngay vào khúc suối cạn của Bản Leboy này. Đó là lần đầu tiên trong ba năm con suối cạn tại Bản Leboy được đặt trong tình trạng “bất khiển dụng”. Sau đó địch quân CSBV đã tìm cách sửa chữa nhưng đã bị Không quân Chiến thuật thuộc Không Lực Hoa Kỳ liên tục cản trở bằng những cuộc không tập chết người.



051
Jock Montgomery discovers the Ban Laboy pontoon bridge, lying silent in the clear waters of the Xe Bangfai, downstream of the Ban Laboy Ford. This bridge carried a large amount of traffic down the Ho Chi Minh trail. Photo Jock Montgomery, Photography.

Jock Montgomery khám phá chiếc cầu phao tại Bản Leboy, xuôi dòng suối bắt đầu từ làng Xe Bangfai, dòng suối im lìm với nước trong vắt. Lượng xe cộ và người lưu thông qua chiếc cầu phao này tấp nập đổ xuống ĐMHCM. Hình do nhiếp ảnh gia Jock Montgomery thực hiện.



052
Armored personel carrier, turret, at a local restaurant. The restaurant is gone now making way for a new Government Administration building. Muang Nong.

Đây là pháo tháp của một xe thiết giáp chở quân, được đặt ngay trong một quán ăn. Tiệm ăn này hiện nay không còn nữa, đã nhường chỗ cho tòa hành chánh. Mường Nông.



053
Guest house with a reminder of the war, Muang Nong Southern Laos.

Nhà vãng lai gợi lại hình ảnh chiến tranh năm xưa, Mường Nông Nam Lào.



054
Anti Aircraft gun poking out of the under growth Muang Phin Southern Laos along old RT 23 Ho Chi Minh trail.

Khẩu phòng không này nhô lên khỏi lùm cỏ dại tại thị trấn Mường Phín, Nam Lào nằm dọc con lộ 23, ĐMHCM.



055
War remains outside a Vietnamese shop–house Kulum District Laos.

Đây là tàn tích chiến tranh nằm bên ngoài một cửa hàng người Việt tại khu phố Kulum, Lào.



056
The Red Princes bridge, a vital part of the Ho Chi Minh trail destroyed by US bombing in 1967.

Đây là chiếc cầu mang tên “Những tên Hoàng tử Đỏ”
[chỉ lính bộ đội CSBV xâm lăng miền nam qua ngã Lào & Cam–bốt], là chiếc cầu huyết mạch trong hệ thống ĐMHCM, đã bị Không Lực Hoa Kỳ đánh sập vào năm 1967.



057
UXO quarantine, UXO Laos, compound at Ta Oy District.

Đây là kho chứa những viên đạn hay bom hoặc mìn... tịt ngòi không nổ. UXO là chữ viết tắt của những chữ: Unexploded Ordnance, những UXO này đã được cô lập
[đóng hòm], UXO trong hình trên ở bãi thuộc Khu Ta Oy, Lào.



058
500lb bombs under the porch at Ban Phanop Jan 2012, Known in the business as a “quick strike mine”. These bombs are fused with magnetictrip mechanism, MK30 mod 0 arming device, designed to be dropped into rivers acting as mines, or detonate by the magnetic signatures of vehicles, when a tank or truck rolls past! These were often fitted with high–drag “Snakeye” tail fins used for low–altitude release “Please treat with care and do not roll, tumble or drop” Ho Chi Minh trail.

Những quả bom nặng 500 cân anh
[tương đương với 227kg] đang nằm dưới hiên nhà của một người dân Lào tại Bản Phanlop, hình chụp hôm tháng Giêng 2012, đây là một loại mìn “tấn công chớp nhoáng”. Loại bom này sử dụng kỹ thuật nam châm hay từ trường, MK30 thuộc loại bom râu được thả xuống những con sông và biến thành những quả mìn trên dòng nước. Nó chỉ nổ khi tín hiệu từ trường đến từ mục tiêu bị nó nhận diện, hoặc lúc xe tăng hay xe vận tải qua mặt nó! Những quả bom này đã được gắn bằng những cánh hỏa tiễn ở đằng đuôi có sức lôi nhanh, tên là “Snakeye/Mắt rắn”, các phi cơ bay ở cao độ thấp để thả những quả bom này “Chú ý: nhẹ tay, không được xoay/vần, hay đánh rơi” ĐMHCM.



059
Quick strike mines being deployed, with snakeye tailfins, from an aircraft over the Ho Chi Minh trail.

Quang cảnh những quả mìn “tấn công chớp nhoáng” có chuôi hình cánh quạt đang được một phi cơ thả dọc ĐMHCM.



060
Snakeye along the road, this sitting in front of a villagers house means its for sale, as scrap metal, Kaluem Southern Laos.

Một cánh quạt “Snakeye/Mắt rắn”, đã thành sắt vụn, đang được bày bán trên một con đường trước nhà của một người dân, Kaluem, Nam Lào.



061
Operation Igloo White, Spikebuoy. It began as “the McNamara Line” across Vietnam. It led to the seeding of the Ho Chi Minh Trail by air with 20,000 sensors. The sensors — a network of some 20,000 of them — were planted mostly by Navy and Air Force air planes, although some of them were placed by special operations ground forces. They were dropped in strings of five or six to be sure that at least three sensors in each string would survive and be activated.

The sensors operated on batteries, which ran down after a few weeks, so replacement sensors had to be dropped. Most of the sensors were either acoustic or seismic. There were two kinds of acoustic sensors, both derived from the Navy’s Sonobuoy, to which microphones and batteries were added. These sensors could hear both vehicles and voices.

Cuộc hành quân Igloo White, Spikebuoy hay Cắm phao. Chương trình này bắt đầu bằng một chiến dịch khắp toàn cõi nước Việt Nam, có tên là “Làn ranh McNamara”. Chiến dịch này đã sử dụng phi cơ để cắm hơn 20 nghìn (20,000) máy dò tiếng động bằng điện tử xuống ĐMHCM. Những chiếc máy dò điện tử này – một hệ thống với 20,000 chiếc như thế – đã được máy bay của cả Hải & Không Lực Hoa Kỳ ném xuống đất dọc ĐMHCM, ngoài ra, còn có một số máy dò đã được các lực lượng đặc biệt bộ binh đi cắm. Những chiếc máy dò điện tử này được xâu vào nhau cứ sáu chiếc một xâu để bảo đảm khi thả xuống đất thì ít nhất cũng còn 3 chiếc vẹn toàn và bắt đầu hoạt động ngay được.

Những chiếc máy dò điện tử này được chạy bằng pin, những cục pin này chỉ hoạt động được vài tuần lễ thôi rồi chúng nó cũng tắt ngúm, vì vậy cần thả những chiếc máy dò điện tử mới thay thế những chiếc cũ. Đa số những chiếc máy dò điện tử này được chế tạo để có thể theo dõi âm thanh trên mặt đất hoặc sức chấn động trong lòng đất. Có hai loại hệ thống dò bằng phương pháp nghe âm thanh chung quanh, cả hai đều lấy từ kỹ thuật Sonobuoy của Hải Quân Hoa Kỳ, trong đó có gắn một ống nói
[microphone] và pin. Những chiếc máy dò điện tử này có thể thu được giọng nói của người và tiếng xe hơi đi lại. Hình trên là một chiếc máy dò điện tử đã được cắm xuống ĐMHCM năm xưa.



062
Claymore mine, a directional anti–personnel mine used by the U.S.Forces, detonation via remote control. Photo Muang Laman southern Laos.

Đây là quả mìn chống biển người tên Claymore. Được quân đội Đồng minh Hoa Kỳ sử dụng trong chiến tranh VN. Quả mìn này được điều khiển từ xa bằng giây điện và con–cóc
[bộ phận phát điện để châm ngòi nổ]. Hình Mường Laman, Nam–Lào.



063
Xepon, Wat, showing scars from the battle of Lamson 719, Operation Lamson 719, was a limited–objective offensive campaign conducted in southeastern portion of the Kingdom of Laos by the armed forces of the Republic of Vietnam (South Vietnam) between 8 February and 25 March 1971, during the Vietnam War. The United States provided logistical, aerial, and artillery support to the operation, but its ground forces were prohibited by law from entering Laotian territory. The objective of the campaign was the disruption the Ho Chi Minh Trail of a possible future offensive by the People’s Army of Vietnam (PAVN), Gps lao, Ho Chi Minh trail.

Tchepone itself was just a small village but around it the PAVN had established sanctuary base 604, the main base for attacks in Quang Tri Province, and base 611, south of 604 and closer to the border, used to launch attacks against the city of Hue and Thua Thien province. These base areas consisted of many small storage depots and five large storage areas, each between 1 to 2 square kilometers, stocked with weapons, ammunitions, logistic supplies, medical supplies and rations. Other areas around Tchepone were used for troop replacement and training.

For a week ARVN troops wandered about the two base camps methodically destroying everything in sight or using artillery, tac air or gunships to destroy the depots. Over 9,700 secondary explosions were documented, sometimes continuing for a half hour after the initial strike. The NVA were in a state of shock at Tchepone, over 5,000 were killed in the depot area – mostly rear area troops or troops in rest centers – with another 69 captured as air cavalry roamed the area unopposed. Thousands of tons of enemy supplies were destroyed and a POL pipe line was cut in several places. Almost 4,000 captured enemy weapons were airlifted out and brought back to Viet Nam.

Những thành phố như Xepon, Wat hiện nay vẫn còn mang vết tích chiến tranh do cuộc hành quân Lam Sơn năm xưa để lại.
Lam Sơn 719 là bí danh của cuộc hành quân do QLVNCH phát động trên lãnh thổ vùng Đông–Nam thuộc Vương quốc Lào vào những ngày từ mùng 8 tháng 2 đến ngày 25 tháng 3, năm 1971. Trong cuộc hành quân này, các lực lượng bộ binh của quân đội Đồng minh Hoa Kỳ đã không được phép tiến vào lãnh thổ Lào vì luật ngăn cấm lúc bấy giờ, họ chỉ lãnh nhiệm vụ hậu cứ, không yểm, tiếp tế, và cung cấp hỏa lực pháo binh cho cuộc Hành Quân Lam Sơn thôi. Mục đích cuộc hành quân Lam Sơn là phá hoại đường mòn Hồ Chí Minh [ĐMHCM] ngăn cản không cho quân đội nhân dân CSBV dùng ĐMHCM để gây chiến với QLVNCH trong tương lai.

Tchepone là một ngôi làng nhỏ nhưng CSBV đã thiết lập một căn cứ quân sự bí mật tại đây, bí danh 604 [hay còn gọi là mật khu 604]. Căn cứ chính 604 được dùng để tấn công tỉnh Quảng Trị, căn cứ 611 nằm phía nam 604 và sát biên giới Việt–Lào là điểm xuất phát những cuộc tấn công vào Thành nội Huế và Tỉnh Thừa Thiên thuộc Nam VN. Những căn cứ này có những kho chứa quân cụ, vũ khí, đạn dược, thuốc men, và lương khô; mỗi kho có diện tích từ 1 đến 2 cây số vuông. Những khu vực khác chung quanh Tchepone đã được dùng làm khu bổ sung quân số và huấn luyện binh sĩ CSBV.

Trong suốt tuần lễ đầu của cuộc hành quân, QLVNCH đã mở những cuộc tảo thanh khắp hai căn cứ 604 & 611 một cách rất bài bản, phá hủy bất kỳ những gì trong tầm mắt hoặc sử dụng hỏa lực của Pháo binh, Không quân Chiến thuật hay Hải pháo để phá hủy những kho tiếp liệu của địch quân CSBV. Trong chiến dịch Lam Sơn 719 này, QLVNCH đã gây hơn 9 ngàn 7 trăm (9,700) vụ nổ phụ, có những vụ nổ kéo dài nửa giờ đồng hồ từ lúc những tiếng nổ đó bắt đầu. Quân CSBV tại Tchepone đã phải rúng động ngỡ ngàng, hơn 5 nghìn (5,000) cán binh CSBV bỏ mạng chung quanh các kho tiếp liệu quân sự của chúng, đa số thương vong CSBV là những cán binh hậu cứ, tiếp tế, và lính đang nghỉ tại các trung tâm dưỡng quân – khoảng 69 cán binh VC bị đoàn quân Nhảy Dù thuộc SĐND QLVNCH bắt sống trong lúc các Thiên Thần Mũ Đỏ này đi lang thang khắp nơi trong hai căn cứ mà không gặp sự kháng cự nào từ phía địch quân. Hàng ngàn tấn tiếp liệu bị QLVNCH phá hủy, và ống dẫn dầu dùng cho cơ giới của địch quân cũng đã bị cắt tại nhiều nơi. Gần 4 nghìn (4,000) vũ khí đủ loại bị QLVNCH tịch thu và được không vận về miền Nam Việt Nam.



064
Machine gun, Karum District Laos, Ho Chi Minh trail.

Một khẩu súng máy tại Khu Karum, Lào, ĐMHCM.



065
Very long, 100 or more, “Bombie casing” fence near Ban Laboy Ho Chi Minh Trail Southern Laos.

Một hàng rào rất dài, được làm bằng hơn 100 vỏ bom đựng mìn con–cóc gần Bản Laboy, ĐMHCM, Nam Lào.



066
Armored personnel carrier leftover from the Indochina war. Ta Oy Ho ChiMinh trail.

Một xe bọc thép chở binh sĩ để lại sau cuộc chiến Đông Dương tại Ta Oy, ĐMHCM.



067
N Vietnamese ammo box found at Ban Bac, Ho Chi Minh trail.

Một hộp đựng đạn của địch quân CSBV được tìm thấy ở Bản Bac, ĐMHCM.



068
Helicopter near war memorial Rt 9 and 23 Ho Chi Minh trail Muang Phin, Route 23 heavily used Ho Chi Minh trail, in the early stages of the war. Later roads were built farther East, significantly shortening the distance the supply trucks had to travel, to deliver their goods.

Chiếc trực thăng này được đặt tại Viện Bảo Tàng Chiến tranh tọa lạc trên Quốc lộ 9 và 23, ĐMHCM tại Mường Phín, Quốc lộ 23 trong hệ thống ĐMHCM đã được sử dụng tối đa trong những ngày đầu của chiến tranh VN. Những con lộ sau này đã được mở thêm về hướng đông đã rút ngắn được một đoạn đường dài, giúp các phương tiện vận tải và chuyên chở hàng hóa mau chóng hơn.



069
Ban Lahap at the crossroads of RT 92 and 922 also the area of Target Oscar 8, a vicious series of battles took place here. On the ridge top to the left are fox holes and mortar shells from AAA artilery, along with caves were the gunners hid when B–52 strikes were taking place.

Bản Laphap nằm giữa đường 29 và 922 cũng là khu vực thuộc Mục tiêu số 8 Oscar, nơi đây đã xảy ra những trận ác chiến năm xưa. Trên đỉnh đồi, phía trái là những hố chiến đấu cá nhân và những vỏ đạn súng cối của súng pháo binh AAA, bên cạnh là những ngách đá địch quân CSBV dùng để làm hang trú ẩn khi bị Pháo đài bay B–52 oanh tạc.



070
Image of a jet fighter carved into this shop house on the Ho Chi Minh trail near Xekong Southern Laos.

Hình của chiếc oanh tạc cơ được khắc ngay trên mặt tiền của một tiệm buôn trên ĐMHCM gần Xekong, Nam Lào.



071
Black smith using war materials for making knives, The two vertical tubes are flair tube canisters, operating as a makeshift bellows for the coal. Anvil is an artillery shell, Aluminum bucket most likely made from a downed aircraft of which were many in this area. Ho Chi Minh trail Laos.

Thợ rèn dùng những sắt vụn thời chiến để luyện thành những con dao. Hai ống đứng thẳng dùng để thổi than cho hồng trong tấm ảnh là những tuýt đạn Hỏa châu. Anvil là vỏ đầu đạn pháo binh, còn chiếc sô đựng nước có lẽ là nguyên liệu từ thân một chiếc máy bay đã bị bắn rơi ở khu này. ĐMHCM, Lào.



072
Symbol of war, on a Ta Oy village headmans house.

Ký hiệu tượng trưng cho chiến tranh trên nóc nhà của các trưởng lão tại làng Ta Oy.



073
Tarieng–meeting–house, near Dac Cheung Laos.

Nhà Làng Tarieng, gần Dac Cheung, Lào.



074
F4–C, Phantom wing tip (Boxer 22) salvaged from a crash site near, Ban Phanop Southern Laos. The pilot (Ben Danielson, KIA) and navigator ejected after being hit with Anti aircraft fire over the Phanop valley. Shortly thereafter, one of the biggest rescue missions of the conflict ensued. A total of 336 sorties (bombing runs) participated in this rescue. 21 different types of ordnance was used, 20mm canon fire to air to ground missiles. Ten helicopters and five A–1s suffered battle damage.

This was an amazing example of the effort expended by the US to save a downed crew member. This wing tip is now Prominently displayed at the Wat in the Northern part of the village. Ho Chi Minh trail Laos.

Đây là phần ngoài cùng của cánh máy bay Phantom F4–C (loại Boxer 22) đã được tháo gỡ tại hiện trường, nơi chiếc máy bay bị bắn rơi, thuộc Bản Phanop, Nam Lào. Chàng Hoa tiêu này (Ben Danielson, đã tử trận) và chuyên viên không lưu đã nhảy ra khỏi phi cơ khi máy bay của họ bị trúng đạn trên thung lũng Phanop. Chỉ một thời gian ngắn sau đó, một trong những cuộc tìm kiếm để cứu phi hành đoàn hai người lớn nhất đã xảy ra trong khu vực. Tổng số 336 cuộc dội bom đã tham dự trong nhiệm vụ giải cứu này. Có 21 loại vũ khí và đạn dược được điều động cho sứ mệnh này gồm đại bác 20ly không–địa. Mười chiếc trực thăng và 5 chiếc khu trục A–1 đã bị hư hại trong sứ mệnh cứu hai đồng đội này.

Đây là một thí dụ về việc giải cứu/tìm kiếm nhân viên phi hành người Mỹ bị bắn rơi trên trận địa đã làm mọi người kinh ngạc. Chiếc cánh máy bay này hiện nay đang được trưng bày ở một vị trí bề thế nhất tại Wat về hướng bắc của ngôi làng. ĐMHCM, Lào.



075



075–A
Forward air controller over the Ho Chi Minh trail. Note the heavily cratered landscape, Filephoto.

Phi cơ Quan sát Tiền phương của Không Lực Hoa Kỳ đang bay quan sát trên vùng trời ĐMHCM. Ghi chú: bên dưới lỗ chỗ những hố bom do các trận không tập của Pháo đài bay B–52 tạo nên. Ảnh tài liệu.



076
262 meter Bamboo bridge at Ban Along over the Xe Lanong river, the villagers will charge you 20,000 kip to cross, a bargain at any price. One can imagine a line of porters pushing bicycles across this bridge on the way south, The large vehicle ford is 900 meters upstream were most of the traffic during the war crossed the river. Ho Chi Minh trail Laos.

Đây là chiếc cầu tre dài 262 mét trên sông Xe Lanong, Bản Along. Dân làng ở đây thu tiền lộ phí 20,000 kip cho một chuyến qua cầu, và bạn có thể trả giá. Người ta có thể hình dung một hàng phu khuân vác đẩy xe đạp qua cầu về hướng nam, ở thượng nguồn khúc sông cách đó 900 mét, lưu thông qua sông tấp nập vào thời chiến. ĐMHCM, Lào.



077
The Author testing Armored Personel Carrier on the old Ho Chi Minh trail.

Tác giả đang thử chiếc tăng bọc thép chở binh sĩ trên một con đường cũ ĐMHCM.



078
Bamboo bridge on “the trail” built on the old French abutments, the bridge builders will charge you 5,000 kip to cross.

Chiếc cầu tre trên “đường mòn” này đã được dân địa phương kết lại dựa trên các  cột đá đã được kiến thiết vào thời Pháp thuộc, những kẻ tạo nên chiếc cầu tre này đòi tiền lộ phí qua cầu mỗi người là 5,000 kip.



079
Mag de–mining team Boulapa district Ho Chi Minh trail.

Đây là toán phá mìn tại khu Boulapa, trên ĐMHCM.



080
UXO Laos 1,280kg bomb on display Saravan Southern Laos.

Đây là quả bom tịt ngòi tại Lào nặng 1,280kg được trưng bày tại thành phố Saravan, Nam Lào.



081



082
500 pound bomb, smack in the middle of route 15 Ta Oy. I am not sure how all the construction equipment managed to miss this and not set off abang!

Quả bom này nặng 500 cân anh
[tương đương 227kg], đã rơi ngay giữa đường 15 Ta Oy. Tôi không biết tại sao mà ngần ấy dụng cụ làm đường và máy móc ban đường cho bằng phẳng đã không hề chạm vào quả bom này cho nó nổ tan tành!



083
War head SA2 S–75 Dvina Sam missile, Soviet–designed, high–altitude, command guided, surface–to–air missile, HO Chi Minh Trail.

Đầu đạn Hỏa tiễn SAM SA2 S–75 Dvina Sam, do Nga cộng chế tạo, bay cao, được điều khiển, là loại hỏa tiễn địa–không, ĐMHCM.



084
Excerpt #1 from the MISTY FAC Book 1967 was a “build–up” year for us, the VC and the NVA. Late in 1967, Intelligence reported the movement of four NVA divisions, two artillery regiments and armor – yes armor! – to a place called Khe Sanh in Quang Tri province, I Corps. Huge movements of U. S. and NVA troops and equipment ensued in early 1968 under our very eyes, but as usual, we saw very little – no trucks, no troops, no movement, no nothing.

Then, on 31 January 1968, all hell broke loose all over South Vietnam with the Tet offensive. Cities, towns, villages and compounds burned all along the coast as we went “wheels–up” from Phu Cat and headed north on daily missions. Howie quickly flipped the camera to the right and came back with a beautiful picture of an SA–2 on a Guideline transporter with a wide–eyed NVA soldier trying to pull the cover on the missile. I still have the picture. It is one of the most amazing pictures of the war. So much for the 4500’ rule – Ed was only slightly above the height of the launcher.

Đây là phần trích dẫn số 1 từ quyển sách MISTY FAC 1967, là năm chúng tôi bắt đầu viết quyển sách này, Việt cộng và cộng sản Bắc việt. Cuối năm 1967, tin tình báo cho biết có sự di chuyển của 4 sư đoàn chính quy Bắc việt, hai trung đoàn pháo và kỵ binh – phải, là kỵ binh! đến Khe Sanh thuộc tỉnh Quảng Trị, Quân đoàn I. Những cuộc chuyển quân lớn giữa Hoa Kỳ và quân CSBV đã xảy ra đầu năm 1968 rõ như ban ngày, vậy mà như thông lệ, chúng tôi thấy rất ít – không thấy bóng dáng xe vận tải, không thấy người, không một động tĩnh, không có gì cả.

Rồi thì, vào ngày 31 tháng 1, năm 1968, thình lình Cuộc Tổng Công Kích Tết Mậu Thân bùng nổ trên khắp miền Nam, Việt Nam. Các thành thị, phố phường, làng mạc, và dinh thự cùng chiến lũy đã bùng cháy suốt dọc miền đông duyên hải khi chúng tôi chạy vắt giò lên cổ từ Phú Cát lên hướng bắc hằng ngày. Ông bạn Howie nhanh chóng chuyển máy ảnh sang bên phải và đã chụp được tấm ảnh quá đẹp của chiếc hỏa tiễn SAM SA–2 đang được điều chỉnh trong khi một tên lính CSBV đang cố mở tấm vải đậy chiếc hỏa tiễn này. Tôi vẫn còn đang giữ tấm ảnh này. Nó là một trong những tấm ảnh gây kinh ngạc nhất trong chiến tranh Việt Nam.



085
Sam Missile found and disarmed by UXO Laos, Near Ban Lankham. Ho Chi Minh trail Laos.

Chiếc hỏa tiễn SAM này được tìm thấy và đã được toán UXO Lào tháo gỡ ngòi nổ, gần Bản Lankham. ĐMHCM, Lào.



086
The Author posing on a C–75 (SA–2 Guideline) Russian built missile on the Ho Chi Minh trail.

Tác giả chụp chung với chiếc hỏa tiễn C–75 (theo sách hướng dẫn SAM SA–2) do Nga cộng chế tạo  trên ĐMHCM.



087
Ban Phanop, on a tributary of the Bangphai River. The village is located in the Ban Phanhop valley, one of the “chokes”, or narrow corridors along the Ho Chi Minh Trail in Laos that were heavily bombed by American forces during the Vietnam War. Kids playing in a “Bomb Boat” made from discarded fuel tanks, Ho Chi Minh trail.

Bản Phanop, trên nhánh sông Bangphai. Ngôi làng này nằm trong thung lũng Bản Phanhop, đây là một trong những chốt, hay những hành lang hẹp dọc ĐMHCM trên đất Lào đã bị Không Lực Mỹ oanh tạc rất nặng trong thời chiến. Trẻ em đang chơi trò chơi chiến tranh trên một chiếc xuồng mang tên “Xuồng Bom”, xuồng này được làm từ những phuy đựng xăng, ĐMHCM.



088
House constructed with bombie casings (bottom) and flare tube canisters (white colored sheathing) Ban Siampang, Ho Chi Minh trail.

Căn nhà này được kiến thiết dùng những vỏ bom chứa mìn con–cóc (tầng trệt) và những ống đạn hỏa châu (mái & tường nhà mầu trắng), Bản Siampang, ĐMHCM.



089
Medical supplies, ampules of morphine, found in a cave in the Karst mountains near one of the Choke Points in the Phanop valley, along the Ho Chi Minh trail.

Những dụng cụ tiếp liệu Y tế, những lọ thuốc chích giảm đau Morphine, được tìm thấy trong hang động trên dãy núi đá vôi Karst gần một trong những chốt trong thung lũng Phanop, dọc ĐMHCM.



090
A spectacular sight at the, Tad Hia bridge Over the Xe Bang Heing River, this bridge was built in 1942 and designed by Souphanouvong who became the first President of Lao PDR in 1975. It was destroyed by the American bombing in 1967.

Một cảnh đẹp mắt trên cầu Tad Hia bắc qua sông Xe Bang Heing, chiếc cầu này đã được kiến thiết vào năm 1942 do Souphanouvong vẽ kiểu, sau này ông đã trở thành Tổng thống Lào PDR đầu tiên vào năm 1975. Chiếc cầu đã bị Không Lực Hoa Kỳ đánh sập vào năm 1967.



091
Deep in the jungle the Ban Bac ammo dump. In October 1970, the North Vietnamese started to move supplies into Laos across the Mu Gia and Ban Karai passes,

–4/ but traffic south of the passes remained light due to heavy rain and two tropical cyclones, Kate on 25 October and Louise on 28 October.

–5/ As the enemy road maintenance crews repaired the road system and the rivers subsided, truck movements increased on the Ho Chi Minh trail. During November there was an average of 252 Igloo White sensor–detected truck movements per day but most of the traffic was in northern Steel Tiger. On 27 November, a high of 889 sensor–detected truck movements was counted. The total number of sensor–detected truck movements for November was 7564. During December 1970, the number of sensor–detected truck movements increased to an average of 665 per day. The highest daily total for the month of December was 1037 and the overall total for the month was 20,601.

–6/ When flooded the Xe Kong River acted as a barrier to the continued movement of the supplies down the Ho Chi Minh trail system. The Xe Konghad flooded in October and continued to carry an unusually high amount of water during November. Reliable reports indicated the North Vietnamese were storing large quantities of supplies to the north of the river, awaiting a time the Xe Kong could be forded. Studies of sensor–detected truck movement patterns, climatic conditions, and North Vietnamese supply procedures led 7th Air Force Intelligence to suspect that there was a major storage complex in the Ban Bak area. Similar indications had been noted during previous dry seasons. Between 1 September 1970 and 18 December 1970, 25 items of intelligence relating to targets in the Ban Bak area were received. Two pertained to points within one kilometer of the storage area eventually uncovered at Universal Transverse Mercator Map (See Figure 2) coordinates XC855540. One was a reconnaissance photo showing bunkers and a large open area containing supplies on 4 September 1970. The other was a 20 November 1970 report from a forward air controller of anti aircraft artillery fire and supplies on the side of the road. There were–forward air controller(FAC) and photo reconnaissance reports of truck revetments, supplies, possible truck parks and storage areas located from one to – seven kilometers away from the storage area with the majority being from two to five kilometers to the north. During November 1970, Igloo White sensors detected almost four times as many truck movements into the BanBak* area from the north as departed it moving south.

–7/ Intelligence signs indicated a major supply dump and storage area near Ban Bak and north of the Xe Kong River existed; the next task was to find it. The night was clear with a bright moon at 30 degrees above the horizon. The moon helped the FACs to find the trucks moving along the trail, but the angle of the moon acted as a detriment. The truck drivers could drive with a minimum of artificial light using the brightness of the moon to illuminate the road. The low angle of the moon also lengthened the shadows made by the tall trees along the side of theroad, making it more difficult to locate parked trucks. Captain Monnig continued to track the trucks with a Model NVSF–040 Uniscope. The Uniscope had entered 20 TASS supply about three weeks earlier supplementing the Starlight scope. The Starlight scope had the capability to amplify light 400,000 times. The area where the Covey FACs worked was a high–threat area. On the plateau, the AAA fire was intense and the triangulation extremely accurate. Some hits were reported but there were no casualties and no downed aircraft.

–15/ But before the F–4 aircraft could arrive, the trucks entered the triple canopy jungle plateau area and pulled east off the road into sometrees. Captain Monnig raised the amplification of the Uniscope to full volume and instructed Lieutenant Browning to hold the aircraft steady and to disregard any AAA fire. The trucks continued through the jungle and all that Captain Monnig could pick out in the Uniscope were flickers of light as the truck headlights reflected off the foliage. Then the trucks turned north moving to an area 700 meters east of Route 924.

–16/ Then the trucks stopped, doused their lights, turned them on again, then doused them again. About this time two F–4 aircraft, Wolfpack 93 from the 8th Tactical Fighter Wing, Ubon Airfield, Thailand, were in position. Covey fired a smoke rocket to mark the target. The fighters were armed with Mark 82 hard bombs and CBU 24 cluster bombs.

–17/ On the first pass there were no secondaries. Captain Monnig moved the fighters 100 meters to the southeast. On the second pass, a 23 millimeter (mm) AAA gun started to fire. On the third pass, “the sky seemed to open up.” A huge orange ball of fire with black smoke climbed a thousand feet into the sky.

–18/ The Ban Bac Ammo dumb found, this turned out to be one of the most successful interdiction’s of the war. Even with all of the strikes, enemy truck drivers continued to use the truck park and storage area. By 5 January 1971, it was estimated that there had been 10,097 secondary explosions, 435 secondary fires, 43 trucks destroyed, and 11 damaged.

Kho đạn tại Bản Bac nằm sâu trong rừng. Vào tháng 10 năm 1970, CSBV bắt đầu chuyển tiếp liệu vào lãnh thổ Lào qua các đèo Mụ Già và đèo BanKarai,

–4. Nhưng giao thông về hướng nam trên các con đèo này rất thưa thớt vì mưa lũ và hai trận cuồng phong đã xảy ra tại đây vào mùa mưa. Kate ngày 25 tháng 10 và Louise ngày 28 tháng 10.

–5. Khi công binh CSBV sửa chữa xong hệ thống đường sá và nước sông đã rút, các xe vận tải lại bắt đầu hoạt động trở lại trên ĐMHCM. Trong tháng 11, trong một ngày có 252 tín hiệu nhận được từ các máy dò tiếng động bằng điện tử do Chiến dịch Igloo White cắm trên ĐMHCM, báo cáo có xe di chuyển nhưng đa số những sinh hoạt của địch quân chỉ xảy ra tại phía bắc mang tên Steel Tiger. Ngày 27 tháng 11, có 889 tín hiệu nghe được. Nâng tổng số tín hiệu bắt được từ các máy dò tiếng động được cắm trên hệ thống ĐMHCM là 7,564 lần trong tháng 11. Trong tháng 12, năm 1970, tỷ lệ nghe được máy dò điện tử mỗi ngày là 665 tín hiệu. Con số cao nhất trong một ngày của tháng 12 năm 1970 là 1,037 tín hiệu, và toàn tháng 12 tổng cộng có 20,601 tín hiệu đã nghe được.

–6. Vì sông Xekong bị ngập lụt đã làm cản trở việc chuyển vận tiếp liệu của địch xuống ĐMHCM. Sông Xe kong bị lụt trong tháng 10, mực nước sông đã dâng cao một cách bất thường và liên tục trong tháng 11. Tin tình báo đáng tin cậy cho biết CSBV đã dự trữ số tiếp liệu rất lớn ở phía bắc con sông này và đang đợi cho nước sông Xe Kong rút xuống mới đi tiếp. Những cuộc nghiên cứu từ những chiếc máy thăm dò tiếng động, tình trạng thời tiết trong vùng, và phương thức chuyển vận của CSBV đã cho phép phòng an ninh tình báo Sư Đoàn 7 Không Quân Hoa Kỳ nghi rằng ở khu vực Bản Bak có một kho tiếp liệu khổng lồ. Những dấu hiệu tương tự cũng đã được ghi chú vào những mùa khô trước đó. Từ khoảng mùng 1 tháng 9 năm 1970 đến 18 tháng 12 năm 1970, phòng tình báo đã nhận được 25 tin tình báo có liên quan đến những mục tiêu tại vùng Bản Bak. Có hai địa điểm liên quan với nhau trong vòng 1 cây số, nơi cất giấu tiếp liệu, sau cùng cũng đã bị Không ảnh phanh phui (xem ảnh số 2) ở các tọa độ XC855540. Một tấm do phòng Trinh sát chụp được vào ngày 4 tháng 9 năm 1970 cho thấy những căn hầm và một khu tiếp liệu lộ thiên lớn. Một tấm không ảnh khác chụp được vào ngày 20 tháng 11, 1970 do máy bay thám thính của Phi đoàn Quan Sát Tiền phương [Forward Air Control] cho thấy tiếp liệu và các ổ súng phòng không của địch quân đặt bên vệ đường. Có nhiều bản tin tình báo của FAC báo cáo rằng có những ụ đất được ngụy trang để che giấu xe vận tải, tiếp liệu, và có thể có những bãi đậu xe vận tải, kho chứa tiếp liệu cách nhau từ một đến 7 cây số về hướng bắc. Trong tháng 11 năm 1970, những chiếc máy đo tiếng động bằng điện tử của Chiến dịch Igloo White đã dò được gần gấp 4 lần sự chuyển động của các xe vận tải vào khu Bản Bak* theo trục Bắc–Nam.

–7. Những bản tin tình báo cho biết những khu và bãi tiếp liệu gần Bản Bak và về hướng bắc của sông Xe Kong là có thật; nhiệm vụ kế tiếp là tìm ra chúng nó. Vầng trăng ban đêm tỏ như ban ngày ở góc 30 độ so với đường chân trời. Ánh sáng trăng ban đêm đã giúp phi cơ Quan Sát Tiền phương [Forward Air Control] thấy được các đoàn xe vận tải đang di chuyển trên ĐMHCM, nhưng góc độ chiếu của ánh trăng đã không có lợi cho FAC. Các tài xế xe vận tải có thể lái xe được trong ban đêm bằng đèn mắt mèo vì đã có ánh trăng chiếu trên đường. Trong khi góc độ thấp của mặt trăng lại khiến cho những tàn [bóng] cây rừng cao ngất dài thêm ra hai bên vệ đường, làm cho phi cơ quan sát khó mà nhận diện được những chiếc xe vận tải đang đậu trong bãi đậu xe. Đại úy Monnig tiếp tục theo dõi những chiếc xe vận tải bằng ống kính Uniscope hiệu NVSF–040. Ống kính Uniscope đã được đem vào chiến trường 3 tuần lễ trước đó để tăng cường cho loại ống kính Starlight. Starlight có thể phóng đại ánh sáng gấp 400,000 lần. Khu làm việc của nhóm Covey FACs gồm toàn những dụng cụ tối tân nhất. Trên vùng cao nguyên, hỏa lực từ các ụ AAA bắn rất gắt và công thức đo Tam giác thật chính xác. Có một số mục tiêu được báo cáo nhưng không cho biết con số thiệt hại là bao nhiêu và cũng không có một chiếc phi cơ nào bị bắn hạ.

–15. Nhưng trước khi các chiếc Phantom F4 vào vùng thì đoàn xe vận tải của địch quân đã nhanh chóng lủi vào khu rừng âm u rậm rạp và ẩn nấp dưới những tàn cây cao bên vệ đường về phía đông. Đại úy Monnig tăng hết độ phóng đại của ống nhòm Uniscope và lệnh cho Trung úy hoa tiêu Browning giữ vững vị thế phi cơ và không cần đếm xỉa đến hỏa lực của các ụ phòng không AAA bên dưới. Đoàn xe vận tải vẫn tiếp tục băng rừng và dưới ống kính Uniscope, Đại úy Monnig cũng chỉ thấy được những vệt sáng phát ra từ những bóng đèn pha của đoàn xe vận tải, lấp lánh phản chiếu dưới bóng những chiếc lá vàng thu trong khu rừng bên dưới thôi. Sau đó thì đoàn xe rẽ lên hướng bắc và di chuyển vào một khu cách hướng đông quốc lộ 929 khoảng 700 mét.

–16. Sau cùng đoàn xe vận tải ngừng, tắt đèn pha và mở đèn mắt mèo, rồi lại mở đèn pha. Trong khoảng thời gian này có hai chiếc Phantom F–4 thuộc Phi tuần Wolfpack 93 của Không Đoàn 8 Chiến Thuật bay từ phi trường Ubon, Thái Lan, vào vị trí. Chiếc Phi cơ quan sát Covey đánh dấu mục tiêu bằng một quả đạn khói. Các oanh tạc cơ Phantom F–4 đã được gắn các quả bom loại Mark82 và bom chùm CBU 24.

–17. Lượt bom đầu tiên không có tiếng nổ phụ. Đại úy Monnig hướng dẫn các oanh tạc cơ bay về hướng Đông–Nam 100 mét. Lượt bom thứ nhì, một khẩu cao xạ 23ly AAA của địch quân bắt đầu nhả đạn. Đến lượt bom sau cùng thì “bầu trời hình như sáng hẳn lên.” Và một quả cầu lửa khổng lồ vàng khè xuất hiện trên mặt đất với cột khói đen kịt bay lên không trung cao khoảng 1,000 bộ [tương đương 305 mét] trong đêm hôm đó.

–18. Kho đạn của địch quân CSBV tại Bản Bac đã bị khám phá, sau này người ta cho biết đây là một trong những phi vụ oanh tạc thành công nhất của Không Lực Mỹ nhằm ngăn chặn địch quân CSBV chuyên chở tiếp liệu chiến tranh vào Miền Nam trong suốt cuộc chiến. Mặc dù chịu nhiều đợt đánh phá, các đoàn xe vận tải CSBV đã tiếp tục sử dụng bãi đậu xe và kho chứa tiếp liệu này. Tới ngày mùng 5 tháng Giêng, 1971, người ta ước lượng đã có hơn 10 ngàn không trăm chín mươi bảy (10,097) tiếng nổ phụ, 437 ngọn lửa phụ, 43 xe vận tải bị phá hủy, và 11 chiếc hư hại.



092
Soviet artillery tractor, and Anti Aircraft gun Muang Nong Ho Chi Minh trail Southern Laos.

Xe thồ pháo binh và súng cao xạ của Nga cộng tại Mường Nông, ĐMHCM, Nam Lào.



093
Siampang village on the Ho Chi Minh trail, Laos, kids playing in a cab of an abandoned North Vietnamese truck. This one of the notorious choke point heavily bombed areas in the Phanop valley.

Ngôi làng Siampang trên ĐMHCM, Lào, trẻ em Lào đang đùa chơi trong cabin của chiếc xe vận tải này do quân CSBV bỏ lại. Cái chốt nổi danh này nằm trong khu vực thung lũng Phanop đã bị Không Lực Hoa Kỳ oanh tạc nặng nề trong thời chiến.



094
North Vietnamese truck on the Ho Chi Minh trail.

Xe vận tải Molotova của Việt cộng trên ĐMHCM.



095
One of a kind, mortar turn signal, on the Ho Chi Minh trail.

Có một không hai! Viên đạn cối này đã được biến thành chiếc đèn xi–nhan, ĐMHCM.



096
Young girl and sibling near Samouy Laos, with metal detector used for scrap metal hunting.

Bé gái này cõng em trên lưng còn tay thì cầm chiếc máy dò kim loại dùng vào việc tìm kiếm sắt vụn, gần Samouy, Lào.



097
Pilots helmet found in a village near Muang Nong on the Ho Chi Minh trail.

Một chiếc nón phi hành của phi công người Mỹ được tìm thấy ở một ngôi làng gần Mường Nông, ĐMHCM.



098
In Vietnam War M3A1 Grease Gun was outdated for front line duty, but nevertheless it was distributed to South Vietnamese irregular troops, such as Civil Guard, for combat duty. Thanks to it’s compact size American helicopter pilots carried M3A1 Grease Gun, in addition of their pistols, for the grave situation of being shot down behind enemy lines. Other US users included USMC and US Army special forces. Captured samples were employed by Vietcong. M3A1 Grease Gun was even copied by communist China who manufactured with model name Type 64. This example found on the Ho Chi Minh trail near Ta Oy.

Trong chiến tranh Việt Nam, khẩu tiểu liên cổ lỗ sĩ M3A1 này đã không còn được dùng ở tiền tuyến nữa, mà chỉ được phát cho các lực lượng bán quân sự như Nhân Dân Tự Vệ VNCH để chiến đấu chống Việt cộng. Vì M3A1 gọn cho nên nó cũng đã được những chàng phi công Mỹ lái trực thăng sử dụng trong lúc thi hành nhiệm vụ ngoài khẩu súng lục đeo lủng lẳng bên hông, để phòng khi máy bay bị bắn rơi thì khẩu tiểu liên M3A1 vẫn hữu hiệu và tự tin hơn là khẩu Colt. Các đơn vị khác như Thủy Quân Lục Chiến Mỹ, và các Lực lượng Bộ binh Đặc biệt Mỹ cũng đã được trang bị loại súng này. Khẩu tiểu liên trong hình trên đã bị Việt cộng tịch thu và đã phát lại cho binh sĩ của họ để chống lại quân Mỹ và VNCH. Khẩu M3A1 cũng đã được cộng sản Tầu nhái
[ăn cắp] lại kiểu và đặt cho cái tên là “Type 64”. Khẩu Tiểu liên trong tấm ảnh này đã được tìm thấy ở ĐMHCM, gần Ta Oy.



099
War scrap at Karuem, on the Xekong river just down stream from the Ban Bac ford, truck fender, fuel drums and bombie casings of all kinds are being sold for scrap metal.

Những mảnh sắt vụn thời chiến để lại tại Karuem, trên hạ nguồn sông Xekong, tính từ khúc suối cạn Bản Bac, đây là các tấm dè của xe vận tải, thùng nhiên liệu và vỏ bom chứa mìn con–cóc... tất cả được bày bán để dùng làm sắt vụn.



100
Russian Army Truck – ZIL 157 6 wheel drive truck, Laco Focus Southern Laos, Ho Chi Minh trail.

Xe vận tải sáu bánh loại ZIL 157 của cộng sản Nga sô, Lao Focus, Nam lào, ĐMHCM.



101
Between 1964 and 1973 the US bombed Laos continuously, despite Laos being a peaceful, neutral country and despite the US never openly declaring war on Laos.

Giữa những năm 1964 và 1973, Không Lực Mỹ đã oanh tạc Vương quốc Lào liên tục, mặc dù Lào là một nước không có chiến tranh, Lào là nước trung lập và Hoa Kỳ cũng chưa bao giờ tuyên chiến với Vương quốc Lào.



102



103
Mortars hanging in front of a carnival, October 2012.

Các viên đạn súng cối 82ly được trưng bày trong một buổi lễ hội, Hình chụp vào tháng 10, 2012.



104
BLU–3/B Bomblet / Clusterbomb, nicknamed “pineapple”. The design of this cluster bomb can be traced back to the sixties of the past century. The bomblet is meant for use against personel and unarmoured targets, The body of the bomblet is made of 250 steel balls 1/4 inch (6.25mm) dia. steel balls which have been placed in a casting mould. The space between the balls is then filled with a casting alloy called Zamac, an alloy of Zinc, Aluminium, Magnesium and Copper.

BLU–3/B Bomlet, mệnh danh là “quả dứa”
[người miền nam gọi “trái thơm”], đây là những quả bom nhỏ gắn bên trong 1 quả bom lớn tên CBU [Bom chùm–ruộc]. Bom CBU được chế tạo trong thập niên 60 của thế kỷ trước. Loại bom này đã được dùng để chống biển người và những mục tiêu không có thiết kỵ đi cùng. Cấu trúc của quả bom BLU–3/B Bomlet gồm có 250 viên bi bằng sắt đựng trong một khuôn đúc sẵn, mỗi hòn bi có đường kính 1/4 inch (6.25mm). Khoảng trống giữa mỗi hòn bi sắt là một hợp kim Zamac gồm Kẽm, Nhôm, Gang, và Đồng trộn chung lại.



105
Tribal house along the Ho Chi Minh trail.

Nhà sàn của một bộ lạc trên ĐMHCM.



106
Images of War, red dust flying as these Kamaz rumble fully laden towards Dak Cheung Ho Chi Minh trail Laos.

Hình ảnh chiến tranh, đất bụi đỏ bay mù mịt do các xe vận tải Kamaz chất đầy tiếp liệu chiến tranh chạy rầm rộ về hướng Dak Cheung ĐMHCM, Lào.



107
A mountain of fuel drums, Near Ta Oy Ho Chi Minh trail Laos.

Các thùng phuy chứa nhiên liệu được chất cao như núi gần Ta Oy, ĐMHCM, Lào.



108
Archive photo of wartime truck park and fuel drum storage area like the photos above and below. Ho Chi Minh Trail Explore Indochina.

Hình ảnh thời chiến được lưu trữ trong Văn Khố cho thấy bãi đậu xe vận tải và kho chứa các thùng phuy đựng nhiên liệu. ĐMHCM Thám Hiểm Đông Dương.



109
Russian ATS–59 was Soviet cold war era artillery tractor. Ho Chi Minh trail Laos, Gps Lao, Laos gps map.

Đây là chiếc xe thồ pháo binh hiệu ATS–59 do cộng sản Nga sô chế tạo vào thời “Chiến tranh lạnh”
[đã được viện trợ cho bạo quyền cộng sản Hà Nội trong CTVN]. ĐMHCM, Lào.



110
Teriang village on the Ho Chi Minh trail.

Ngôi làng Teriang trên ĐMHCM.



111
Untouched since the war, a section of the Ho Chi Minh trail looking South towards Attepue.

Đây là khúc đường trên ĐMHCM chưa bao giờ được sử dụng trong thời chiến, trực chỉ hướng Nam, tiến về Attepue.



112
Destroyed NVA truck on the Ho Chi Minh trail, near Ta Oy and the Ban Bacammo dump, destroyed in an intradiction raid. Ho Chi Minh trail

Chiếc xe vận tải của CSBV đã bị phá hủy trên ĐMHCM, gần Ta Oy và kho đạn Bản Bac, kho đạn này đã bị Không Lực Hoa Kỳ thiêu rụi trong một trận đánh để chặn đường tiếp liệu của CSBV. ĐMHCM.



113
F4 jet engine found at an undocumented crash site. There is more to this story to be sure. Dak Cheung province Laos. John R. Campbell, a civilian psychological warfare advisor in Vietnam from 1965 to 1967 talks about the bravery and dedication of the troops coming down the trail in Are we Winning? Are they Winning: A Civilian Advisor’s Reflections on Wartime Vietnam, Author House, 2004: There could not have been a starker documentation of the superiority in the depth of motivation, discipline and self–sacrifice of the average North Vietnamese soldier than knowing when he started down the Ho Chi Minh Trail that no one he had ever known ever came back. Yet they continued to go south in greater and greater numbers, year after year. Documentation shows that while few went with genuine enthusiasm, they still went. It wasn’t as if this was just avague rumor to them, since for an average of 500 who started down the trail, only 400 came out at the end of their trek south. This was a 20% attrition rate even before they faced an enemy soldier.

In the early days of the war it took six months to travel from North Vietnam to Saigon on the Ho Chi Minh Trail. By 1970, regular North Vietnamese Army soldiers could make the journey in six weeks. By the end of the war with motorized transportation the trip might take one week. It is estimated that as many as 20,000 soldiers a month marched south at the height of the trail’s use. And, it wasn’t only men and trucks that came down the Trail. Captain Hammond M. Salley, recalls: A nother misconception is the common belief that the trail was named by the communists in honor of their esteemed leader, Ho Chi Minh. In fact, the designation “Ho Chi Minh Trail” was a slang term coined by the Americans. Throughout the war, and for many years after the conflict ended, the North Vietnamese referred to the network as the “Truong Son Road.” In recent years (I suspect as a result of increased tourism) the Lao and Vietnamese have embraced the name invented by the Americans and now use it on sign posts and memorial markers Contact the Don at,
Espritdemer@hotmail.com.

Đây là một động cơ phản lực của chiếc Phantom F–4 được tìm thấy ngay nơi nó bị bắn hạ, chiếc máy bay này đã không được ghi vào hồ sơ những phi cơ bị bắn rơi của Không Lực Hoa Kỳ. Nhất định là câu truyện này còn dài lắm. Tỉnh Dak Cheung, Lào, John R. Campbell, là một cố vấn dân sự chuyên về chiến tranh tâm lý tại Việt Nam từ năm 1965–1967 kể về những người lính can đảm và sự hy sinh của họ khi tiến vào đường mòn HCM
[ĐMHCM], câu truyện này có tựa đề “Ta thắng hay địch thắng?”: Cảm nghĩ của một Cố vấn dân sự về nước Việt Nam trong Thời chiến, Author House, xuất bản năm 2004: có đoạn viết thế này:

“Có thể sẽ không có một văn bản nào hoàn toàn hơn nói về tính ưu việt của động cơ thúc đẩy, tinh thần kỷ luật và sự hy sinh của một người lính CSBV bình thường hơn là chính mắt ta nhìn thấy lúc anh ta bắt đầu đi vào Đường mòn HCM
[ĐMHCM] mà không ai có thể biết trước là anh ta có thể trở về được không. Vậy mà những tên lính cộng sản Bắc Việt này vẫn cứ tiếp tục xuôi nam càng lúc càng đông, năm này sang năm khác. Các văn bản có viết rằng trong khi chỉ có một ít thôi, ra đi với lòng nhiệt tình thật sự, nhưng họ vẫn cứ đi. Không phải là một tin đồn mơ hồ đối với họ, vì trung bình cứ 500 người đi ĐMHCM thì khoảng 400 người đến được cuối đường [miền nam, VN]. Đó là tỷ lệ 20 phần trăm tiêu hao vì mệt mỏi trước khi họ chạm địch.” [2]

Trong những ngày đầu của cuộc chiến, người cán binh CSBV phải mất 6 tháng trời đi từ miền bắc vào đến Sài Gòn trên ĐMHCM. Nhưng đến năm 1970 thì cuộc hành trình vào nam trên ĐMHCM của quân chính quy CSBV chỉ mất có 6 tuần lễ thôi. Vào thời điểm chiến tranh sắp kết thúc, sự vận chuyển đã được cơ giới hóa, người ta chỉ mất một tuần đi từ bắc vào nam qua con ĐMHCM thôi. Người ta phỏng đoán rằng khoảng 20 ngàn (20,000) cán binh CSBV di chuyển vào chiến trường miền nam qua ĐMHCM hằng tháng vào lúc cao điểm của cuộc chiến
[3]. Và, không phải chỉ có người và xe cộ đi trên ĐMHCM, Đại úy Hammond M. Salley nhớ lại rằng: một nhận thức sai khác nữa là cái tênĐường Mòn HCM là do những người CSBV đặt ra để vinh danh lãnh tụ nổi danh của họ, ông Hồ chí Minh. Thật sự không đúng như thế, cái tênĐường mòn HCM[ĐMHCM] là tiếng lóng do người Mỹ đặt ra. Bằng chứng là trong suốt cuộc chiến, và nhiều năm sau khi cuộc chiến đã chấm dứt, người CSBV vẫn luôn hay gọi hệ thống đường mòn này là “Đường Trường Sơn” cơ. Những năm gần đây (tôi hồ nghi là vì lý do ngành du lịch phát triển mạnh) nên người Lào và người Việt Nam đã bắt đầu ôm lấy cái tên do người Mỹ phát minh và hiện nay họ dùng nó trên các dấu hiệu chỉ đường sá và bia đài tưởng niệm. Bạn có thể liên lạc với ông Don ở hòm điện thư này: Espritdemer@hotmail.com.


BKT Chú thích:

[1] Chiếc quốc này người nông dân miền Bắc VN gọi là quốc chim. Trong thời chiến, các đơn vị tác chiến QLVNCH đều được trang bị loại nông cụ như trên. Cuốc chim được binh sĩ Nhảy Dù VNCH dùng để đào hầm chiến đấu trên những vùng đất có pha đá núi, rất hữu hiệu.

[2] Ở thế giới cộng sản, không cứ gì VN, người dân sống trong những chế độ CS này không có Tự do thì làm gì được sự lựa chọn? Vì “Nghĩa vụ Quốc Tế”, Đảng bảo đi là phải đi thôi. “Đi” hay là “Chết?”. “Đi”, nhỡ có chết thì được nhận văn bằng [huy chương/bằng khen] “Liệt sĩ”, không đi thì “Chết” và sẽ bị liệt vào hàng “Phản quốc/Phản đảng/Phản động”... Thôi thì rán vừa đi vừa cười gượng... cho đỡ xấu mặt với các đồng chí CSQT anh em.

[3] Vào giai đoạn gần cuối của cuộc chiến, các lực lượng Đồng minh của VNCH đã rút khỏi chiến trường Việt Nam, cho nên ĐMHCM hay ĐTS đã không còn bị oanh kích nữa, nên CSBV tha hồ mà lướt trên con đường này 24/24, bất luận mưa hay nắng, đêm hay ngày, v.v. mà không việc gì cả. Thậm chí bạn có thể dùng xe đạp đạp liên tục ngày này qua ngày khác trên con đường này mà vẫn tới đích trong một thời gian kỷ lục! Chẳng có gì là thần thánh cả.

 


CREDIT
Nguồn hình ảnh: Anh Lương Thế Cường giới thiệu: http://www.laosgpsmap.com/ho-chi-minh-trail-laos
Trình bày & phiên dịch: Ban kỹ thuật.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THIÊN SỨ MICAE – BỔN MẠNG SĐND VNCH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình nền: thắng cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML–5 hay cao hơn.

 

Nguồn: BKT Sưu tầm, trình bày & Ấn loát

 

Đăng ngày Thứ Ba, November 27, 2012 trên website LHCCS/HTĐ&PC
Cập nhật ngày Thứ Ba, June 8, 2021: chuyển sang trang GĐMĐVN/HTĐ.
Cập nhật ngày Thứ Bảy, December 1, 2012: thêm hình số 75–A.
Ban Kỹ Thuật Khóa 10A–72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH

 

GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư: Liên lạc
Trở lại đầu trang