Gia
Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Tết
Quý Mão
Chủ đề:
Cây Nêu
Tác giả:
Ngọc Mỹ
Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)
Cây
nêu trong dịp Tết Nguyên đán từ lâu đã trở thành một hình ảnh
quen thuộc trong năm mới đối với người Việt. Thế nhưng vẫn còn
nhiều người băn khoăn không biết tục dựng cây nêu ngày Tết hình
thành như thế nào và có ý nghĩa gì trong những ngày xuân về Tết
đến.
Cây nêu ngày Tết là cây gì?
Cứ mỗi dịp Tết đến bên cạnh việc dọn
dẹp tổng vệ sinh nhà cửa và trang hoàng lại
ngôi nhà. Nhiều gia đình Việt Nam (người Kinh và đồng bào dân tộc
thiểu số) sẽ chuẩn bị một cây cao dựng trước sân nhà.
Tùy vào quan niệm và phong tục của từng
vùng miền; người ta sẽ treo những vật dụng khác nhau. Nhưng mục
đích chung là để ngăn không cho ma quỷ tới nhà. Chúng được gọi là
cây nêu ngày Tết.
Cây nêu ngày Tết thường làm bằng cây
tre hoặc trúc, bương được nhặt sạch lá và có độ dài khoảng 5–6
mét.
Sự tích về cây nêu ngày Tết
Cách đây từ rất lâu dựng cây nêu ngày
Tết được xem là một trong các bước đón Tết đầy đủ nhất của dân
ta. Lý giải cho tục trồng nêu ngày Tết, người người truyền tai
nhau sự tích cây nêu. Trải qua nhiều thế hệ; đến ngày nay, sự
tích cây nêu vẫn là câu chuyện được nhiều người ghi nhớ.
Chuyện kể rằng ngày xưa, vùng lãnh thổ
của Người bị Quỷ chiếm lấy. Người phải làm thuê trên phần đất của
Quỷ. Sau mỗi vụ mùa, bao nhiêu hoa màu thu hoạch phần lớn đều
phải nộp cho Quỷ.
Quỷ “được nước lấn tới”, ra điều kiện
rằng mình có quyền “ăn ngọn cho gốc”. Quá khổ sở nên Người đi tìm
Đức Phật để cầu cứu. Phật bảo Người đừng trồng lúa nữa mà hãy đổi
sang trồng khoai. Vì trồng khoai, con người ăn được “gốc” là củ,
còn phần “ngọn” thì mang đi cống nạp cho Quỷ.
Nhận về những “ngọn” là “ngọn”, Quỷ tức
giận đổi lại yêu cầu “ăn gốc cho ngọn”. Phật bảo Người chuyển
sang trồng lúa. Quỷ tức giận nên đòi ăn “cả gốc lẫn ngọn”. Lúc
này, Phật trao cho Người hạt giống trồng bắp để Người nhận được
quả bắp; “cả gốc lẫn ngọn” phần Quỷ.
Từ đó, hằng năm, cứ vào dịp Tết, để Quỷ
không bén mảng tới nơi ở của mình; nhiều người đã dựng nên cây
nêu. Trên cây nêu có buộc nhiều thứ như ống sáo, chuông gió,
những thanh kim loại...
Để khi có gió thổi đến; những vật treo
trên ngọn cây cao va chạm vào nhau và tạo ra tiếng leng keng. Âm
thanh này ám hiệu cho Quỷ biết rằng nơi đây có Người cư ngụ; Quỷ
không được đến quấy nhiễu.
Cây nêu ngày tết có ý nghĩa gì?
Sự tích cây nêu cũng đã giải thích được
phần nào ý nghĩa cây nêu ngày Tết đối với mọi người. Ban đầu cây
nêu được dựng nên nhằm xua đuổi ma quỷ. Tuy nhiên, theo thời
gian, ý nghĩa cây nêu ngày Tết không chỉ có thế.
Cây nêu ngày Tết còn là biểu tượng cho
sự may mắn, tín ngưỡng thờ phụng thần linh. Điều này được minh
chứng qua sự phong phú của các vật dụng được treo lên cây nêu qua
thời gian. Người ta tin rằng khi làm vậy, cây nêu sẽ trở thành
cầu nối giữa vũ trụ với đất trời.
Thông thường, các vật dụng được treo
trên cây nêu dựa vào quan niệm: trên là cây tre, lọng tàn. Cây
tre tượng trưng cho vật dương, lọng tàn có hình tròn biểu tượng
cho vật âm. Lọng tàn gồm 5 con cá chép với các màu khác nhau biểu
trưng cho ngũ hành (vàng, trắng, đen, xanh, đỏ).
Trên ngọn nêu cũng sẽ có những vật khác
được treo kèm như giỏ đựng hạt (sau khi hạ nêu sẽ mang hạt đi
gieo trồng); sời bắt cá đựng cây gai (trừ tà ma, xua đi xui xẻo).
Ngoài các vật dụng này, người ta cũng
thường treo dải lụa viết những lời ước nguyện của mình. Tuy
nhiên, các vật dụng treo trên ngọn nêu mỗi vùng sẽ khác nhau theo
quan niệm, tập quán.
Ở một số nơi của đồng bào dân tộc thiểu
số; cây nêu được xem là tiêu điểm kết nối cộng đồng. Khi cây nêu
được dựng lên, những hoạt động bình thường sẽ được “nghỉ ngơi”.
Điều này được tin rằng sẽ tạo ra sự cân
bằng trong sự vận hành giữa năm cũ và năm mới. Lúc này, mọi người
sẽ vui chơi, sinh hoạt cộng đồng cùng nhau. Những nỗi lo, ưu
phiền của năm cũ được quên đi. Mọi niềm vui của năm mới được mọi
người hân hoan đón nhận.
Cách dựng cây nêu ngày Tết
Hiện nay, tục trồng cây nêu ngày Tết
không còn phổ biến như trước. Thay vào đó, người ta thường chú
tâm chưng các loại cây, loại hoa thông dụng vào ngày Tết. Cùng
bTaskee tìm hiểu cách dựng cây nêu ngày Tết với các bước đơn giản
sau đây:
Chuẩn bị vật liệu làm cây nêu
–Cây dùng làm cây nêu nên là
những cây tre già, cao, to, thẳng, có các lóng tre đều nhau. Hãy
đẽo gọn các phần cành lá và gốc; giữ lại chùm lá tươi ở đầu ngọn
tre.
–Dây
thừng với độ dài phù hợp với chiều cao của cây. Dây này cần đủ độ
dài và độ bền để cột giữ cây nêu.
–Cọc tre hoặc cọc sắt để giữ
vững chân cây nêu.
Vật dụng trang trí cây nêu
Như đã nói, các vật dụng trang trí cây
nêu ngày nay phụ thuộc vào quan niệm và tập tục của mỗi địa
phương. Thế nên những vật dụng được treo trên cây nêu ngày Tết
hiện nay không còn quy chuẩn nhất định nữa.
Nếu chưa biết cách dựng cây nêu ngày
Tết có những vật nào được treo lên; bạn có thể tham khảo một vài
gợi ý dưới đây:
–Cờ hội vuông cỡ lớn hoặc cờ
Tổ quốc treo bên dưới chùm lá tre (phần ngọn)
–Lồng đèn trang trí trên ngọn
cây để tạo màu sắc. Cũng có nơi quan niệm rằng lồng đèn sáng
trong đêm sẽ chỉ đường cho tổ tiên biết đường về ăn Tết với con
cháu.
–Lá
phướn giấy hoặc vải màu đỏ. Trên lá phướn có thể có nội dung
là câu chữ chúc mừng năm mới hoặc mong ước của bạn trong năm nay.
Lá phướn sẽ được treo cùng vị trí cờ buông xuống bên dưới.
–Vật dụng tạo âm thanh: bạn có
thể dùng chuông gió thay cho chuông đất (loại chuông người xưa
thường dùng)
–Vật
mang ý nghĩa tín ngưỡng: một nhành lá đa, lá dứa hay nhánh
xương rồng, hoặc một giỏ nhỏ bằng tre đan; bên trong bỏ các loại
vàng mã, gạo, muối, trầu cau...
Trang trí xung quanh gốc nêu
–Câu đối Xuân, hình ảnh bánh trái ngày
tết.
–Bột vôi
màu trắng rắc dưới đất tạo thành vòng tròn hoặc hình cánh cung
quanh gốc; mũi tên hướng ra phía cổng.
–Nếu có không gian; bạn có thể kết hợp
trang trí liễn đối, hoa – cây cảnh, cờ phướn để tạo cảnh quan cho
khu vực.
Cây nêu ngày Tết được hạ vào thời điểm nào?
Sau khi hoàn thành xong cây nêu; bạn
dựng đứng cây trước sân nhà vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, là
ngày Táo quân chầu Trời.
Cây nêu thường được dựng vào ngày Táo
quân về trời. Vì nhiều người cho rằng từ ngày này đến Giao thừa;
trong nhà vắng mặt Táo Quân sẽ khiến ma quỷ nhân cơ hội vào nhà
quấy nhiễu.
Do
đó mà thời gian trồng cây nêu để xua đi ma quỷ và những điều xui
xẻo là từ 23 tháng Chạp. Đến hết mùng 7 tháng Giêng thì cây nêu
được hạ xuống.
Ngoài ra, để “chắc chắn” hơn, bên dưới
gốc cây, bạn có thể rắc bột vôi trắng tạo thành vòng tròn hoặc
rắc hình cánh cung, mũi tên hướng ra phía cổng để xua đuổi tà ma.
Hiện nay tục trồng cây nêu ngày Tết
không còn phổ biến và chỉ còn một số vùng duy trì tập tục này.
Tuy nhiên, tục trồng cây nêu vẫn luôn là một nét đẹp văn hóa
không thể nào bị lãng quên của người Việt. Tết này, nếu bạn định
trồng cây nêu, thử tham khảo cách làm cây nêu ngày Tết trong bài
viết nhé!
Ngọc Mỹ
Nguồn:
https://blog.btaskee.com/y-nghia-cay-neu-ngay-tet-nguyen-dan
Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)
THIÊN SỨ MICAE – BỔN MẠNG SĐND VNCH
|
Hình nền: thắng cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML–5 hay cao hơn.
Nguồn: bkt sưu tầm, trình bày & ấn loát
Đăng ngày Chúa Nhật, January 1, 2023
Ban Kỹ Thuật
Khóa 10A–72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH
GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư:
Liên lạc
Trở lại đầu trang