Gia
Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Tản
mạn Nghệ Thuật Chiến tranh
Chủ đề:
Chiến tranh Chính trị
Tác giả:
Trúc Giang MN
Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)
1.
Mở bài
Ngành
Chiến Tranh Chính Trị Việt Nam Cộng Hòa ra đời để phục vụ cho cuộc
chiến đấu đầy chính nghĩa sáng ngời của người dân miền Nam. Đó là
cuộc chiến chống lại chủ nghĩa hắc ám độc tài Cộng sản, để bảo vệ
dân chủ, tự do cho đồng bào miền Nam Việt Nam.
Ngành Chiến Tranh Chính Trị thực hiện các
phương thức binh vận, dân vận, đồng minh vận và địch vận, thông qua
những hình thức tuyên truyền, nổi bật nhất là chương trình Dạ Lan,
những em gái hậu phương và những anh trai tiền tuyến.
Về địch vận, chiêu hồi được nâng lên tầm
cao thuộc chính sách quốc gia. Từ năm 1963 đến tháng tư 1975 đã kêu
gọi được 230,000 hồi chánh viên trở về với chính nghĩa quốc gia.
2. Chương trình Dạ Lan: “Em gái hậu
phương”, “anh trai tiền tuyến”
2.1. Nội dung chương trình Dạ Lan
Đêm đêm trên làn sóng điện của đài phát
thanh Quân Đội, từ 7 giờ đến 9 giờ, giọng nói rất đặc biệt của
“người em gái hậu phương”, rất thiết tha, truyền cảm, “nhõng nhẽo”,
tình tứ, có mãnh lực thu hút tình cảm của các binh sĩ trên bốn vùng
chiến thuật. “Em gái hậu phương”, “anh trai tiền tuyến” là những từ
ngữ rất quen thuộc được nghe thấy trong những bài thơ, bản nhạc
thịnh hành thời đó.
Chương trình Dạ Lan là một nét độc đáo của
Nha Chiến Tranh Tâm Lý, cộng với nét đặc biệt của giọng nói Dạ Lan,
đã được anh em quân nhân hoan nghênh, nhất là những chiến sĩ độc
thân, xa nhà.
Không ai ngờ được người xướng ngôn viên mang tên Dạ Lan nói giọng
Bắc lại là người con gái Quảng Nam, có một thời sống ở Huế, tên là
Hoàng Thị Xuân Lan.
Ấn tượng nhất, đi sâu vào lòng các chiến
sĩ trên khắp bốn vùng chiến thuật, nhất ở các tiền đồn xa xôi, đèo
heo hút gió, là giọng nói của người em gái hậu phương Dạ Lan, đêm
đêm gởi tâm tình đến những anh trai tiền tuyến.
Với giọng nói rặt Bắc Kỳ rất êm đềm, tha
thiết đầy trìu mến. Giọng ngọt xớt đôi khi tình tứ lãng mạn, gởi tâm
tình và sự quan tâm từ hậu phương ra tiền tuyến, cảm thông tình
trạng gian khổ và chấp nhận hy sinh của người trai thời loạn, trước
sự nguy vong của đồng bào miền Nam.
Những binh sĩ từ cấp bậc thấp nhất cũng
cảm thấy là họ không bị bỏ quên, vì lúc đó có nhiều thiếu nữ đặt yêu
cầu rất cao: “phi sĩ quan bất thành phu phụ”.
2.2. Tổ chức thực hiện
Chương trình Dạ Lan bao gồm các mục: tin
tức, thời sự, điểm báo, văn nghệ và thư tín.
Phần hấp dẫn nhất là nhạc và thư tín. Dạ
Lan giới thiệu từng bản nhạc, trả lời từng bức thơ từ tiền tuyến gởi
về KBC 3168. Trả lời riêng biệt tên từng anh, đơn vị, vị trí đóng
quân... không ai bị bỏ quên cả.
Thơ từ tiền đồn xa xôi, tới tấp gởi về đến
nỗi đài Quân Đội phải tuyển dụng thêm nhiều nữ nhân viên, đọc thơ và
viết bài trả lời để cho Dạ Lan đọc.
2.3. Vài nét về Đại tá Trần Ngọc Huyến
Đại Tá Trần
Ngọc Huyến,
1952 Khóa 2 Trường Sĩ Quan Thủ
Đức* Nha CTTL
Cha
đẻ của chương trình Dạ Lan là Đại tá Trần Ngọc Huyến.
Năm 1964, Đại tá Trần Ngọc Huyến được cử
giữ chức Giám đốc Nha Chiến Tranh Tâm Lý thuộc Bộ Quốc Phòng, sau
đổi lại Cục Tâm Lý Chiến, nằm trong Tổng Cục CTCT, thuộc Bộ Tổng
Tham Mưu QLVNCH.
Đại tá Huyến là người có óc sáng tạo. Nhiều sáng kiến của ông đã làm
thay đổi hình thức và nội dung tuyên truyền đã có từ trước. Ông có
cử nhân Văn Khoa trước khi gia nhập quân đội.
Ngoài chương trình Dạ Lan, ông còn làm
thay đổi hai tờ báo quân đội là Thông Tin Chiến Sĩ và Văn Nghệ Chiến
Sĩ, thành tờ Chiến Sĩ Cộng Hòa và Tiền Phong.
Đại tá Huyến cho biết, người quân nhân
VNCH có quá nhiều gian khổ, khô cằn, nên báo chí phải mang sự tươi
đẹp của các kiều nữ. Hở hang một chút cũng không sao. Nội dung phải
có hí họa, chuyện cười, văng tục một chút cũng OK.
2.4. Đi tìm xướng ngôn viên cho chương
trình Dạ Lan
1)
Dạ Lan 1
Chương trình mang tên Dạ Lan của đài phát
thanh Quân Đội được hình thành trước khi có xướng ngôn viên của
chương trình.
Dạ
Lan được hiểu là hương thơm quyến rũ về đêm của một loài hoa.
Thiếu tá Nguyễn Văn Nam được giao nhiệm vụ
đi tìm xướng ngôn viên (XNV) cho chương trình. Qua thử giọng bằng
máy thu âm của một vài ứng viên, một nữ XNV của đài Gươm Thiêng Ái
Quốc, được chọn. Đài Gươm Thiêng Ái Quốc đặt tại Đông Hà, phát thanh
qua bên kia vĩ tuyến 17, trong chương trình địch vận, do Thiếu tá
Phạm Huấn, tức nhà thơ Nhất Tuấn làm quản đốc và Hà Huyền Chi làm
phó. Một sự trùng hợp là xướng ngôn viên cũng tên Lan, Hoàng Thi
Xuân Lan. Dạ Lan 1.
2) Dạ Lan 2
Hơn một năm sau, XNV Hoàng Thị Xuân Lan
(Dạ Lan 1) nghỉ việc. Đài phát thanh Quân Đội chọn nữ XNV thay thế.
Lại có những trùng hợp, XNV mới cũng có
tên Lan, Hồng Phương Lan (Dạ Lan 2) tức Mỹ Linh, cũng có giọng nói
giống hệt như Dạ Lan 1. Mỹ Linh là nhân viên của đài Quân Đội, phụ
trách chương trình nhạc ngoại quốc yêu cầu.
Dạ Lan 2 phụ trách chương trình Dạ Lan cho
đến ngày 29/4/1975. Di tản sang Mỹ, hiện định cư tại tiểu bang South
Carolina (Mỹ).
Dạ
Lan 1 hiện đang sống ở Sài Gòn.
3) Cuộc đời lận đận lao đao của Dạ Lan 1
Hoàng Hải Thủy
Cô rời Sài Gòn với cái bào thai mấy tháng
mà tác giả cái thai là ca sĩ Anh Ngọc (Từ Ngọc Tản).
Năm 1968, Hoàng Thị Xuân Lan trở về Sài
Gòn, phụ trách việc hành chánh ở đài phát thanh Sài Gòn. Nhà văn
Hoàng Hải Thủy, bút hiệu Công Tử Hà Đông cho biết, có một thời gian
cô sống chung rất hạnh phúc với nhà văn Văn Quang nhưng vài năm sau
đó thì họ chia tay. Văn Quang là cựu Trung tá Nguyễn Quang Tuyến,
quản đốc đài phát thanh Quân Đội từ 1969 đến 30/4/975.
Dạ Lan 1 hiện là một cư sĩ tại ngôi chùa ở
ngoại ô Sài Gòn. Cô đam mê làm công tác thiện nguyện, đi đến mọi nơi
để giúp đỡ đồng bào nghèo.
2.5. Thành phần của chương trình Dạ Lan
Xướng ngôn viên: Hoàng Thị Xuân Lan (Dạ
Lan 1) và Hồng Phương Lan (Dạ Lan 2).
Câu chuyện hàng ngày: Lưu Nghi.
Điểm báo: Nguyễn Triệu Nam.
Phần nhạc: Hai nhạc sĩ Đan Thọ và Ngọc
Bích.
Chọn bài và
dẫn nhạc: Huy Phương.
Phần tin tức: Ban tin tức của đài Quân
Đội.
Thư tín: Cô
Ngọc Xuân và một số cô phụ trách, chọn lựa thơ, viết bài trả lời cho
XNV Dạ Lan đọc.
Ngoài ra còn có nhiều văn nghệ sĩ đã từng tham gia, đóng góp cho
chương trình Dạ Lan như các nhạc sĩ: Ngọc Bích, Đan Thọ, Anh Ngọc,
Xuân Tiên, Xuân Lôi, Canh Thân, Nguyễn Đức, Văn Đô, Trần Thiện
Thanh, Trần Trịnh, Đào Duy, Thục Vũ... Các nhà văn, nhà thơ như Huy
Phương, Nguyễn Triệu Nam, Nhất Tuấn, Nguyễn Quốc Hùng (thầy khóa
Tư), Dương Phục, Phạm Huấn, Châu Trị, Lâm Tường Dũ, Nguyễn Xuân
Thiệp, Tô Kiều Ngân...
Chương trình Dạ Lan là một sáng tạo độc
đáo, một bước đột phá thu hút thính giả, với một số lượng lớn mà
trước kia không có.
Nhiều anh em binh sĩ viết thơ tỏ tình với
Dạ Lan. Nhiều bạn đi phép về Sài Gòn, đến đài phát thanh Quân Đội
tìm gặp Dạ Lan, nhưng chưa có ai được diễm phúc gặp Dạ Lan bằng
xương bằng thịt cả.
Dạ Lan trở thành một huyền thoại.
Giọng nói của hai cô Dạ Lan đã in sâu vào
lòng người chiến sĩ một thời, trong cuộc chiến giữ nước, chống độc
tài Cộng sản. Hai Dạ Lan đã cống hiến tài năng của mình trong cuộc
chiến đầy chính nghĩa, là bảo vệ tự do và dân chủ cho miền Nam.
3. Người sĩ quan chiến tranh chánh trị
trong QLVNCH
Trung tướng Trần Văn Trung
Huy hiệu
trường Đại Học CTCT Đà Lạt
Quân kỳ
trường Đại Học CTCT Đà Lạt
Chương trình Dạ Lan do Cục Tâm Lý Chiến
thực hiện, nằm trong kế hoạch tuyên truyền của Tổng Cục Chiến Tranh
Chính Trị. Ngoài ra, Tổng Cục CTCT cũng đào tạo sĩ quan để phục vụ
cho ngành này.
Do
nhu cầu cấp bách, trường Đại Học Chiến Tranh Chánh Trị được thành
lập, và bắt đầu hoạt động từ ngày 1/1/1967, do Sắc luật số 48/SL/QP
ký ngày 18/3/1966.
Thí sinh có bằng Tú tài toàn phần, qua một
kỳ thi tuyển, được huấn luyện 2 năm, tốt nghiệp với cấp bậc thiếu úy
hiện dịch. SVSQ/CTCT được huấn luyện về văn hóa, chính trị, quân sự,
có thể nói là một sĩ quan đặc biệt so với từ trước, có khả năng căn
bản toàn diện, cả văn lẫn võ. Những môn học về kinh tế, chính trị,
triết học, lịch sử và nhất là về luật pháp, bao gồm dân luật, hình
luật, luật tài chánh, hành chánh, luật quốc gia, luật quốc tế...
Số sĩ quan ra trường từ khoá 1 năm 1969
đến khóa 6, tan hàng ngày 30/4/1975, đã cung ứng khoảng 1,000 CTCT,
một con số tương đối nhỏ so với quân số trên dưới một triệu của
QLVNCH. Vì thế, SQ/CTCT chưa phát huy rộng rãi được khả năng đã thụ
huấn. Hơn nữa, những năm sau cùng, cuộc chiến trở nên khốc liệt rất
quy mô, chủ yếu là xử dụng sức mạnh hoả lực của vũ khí và quân số.
Nhiều sĩ quan tốt nghiệp Đại Học Chiến Tranh Chính Trị chỉ huy đại
đội trực tiếp chiến đấu.
VNCH thất trận vì hết bom, hết đạn, hết
xăng dầu cho xe tăng, thiết giáp, máy bay... chớ không phải do hết ý
chí và tinh thần bảo vệ đất nước. Đồng minh bỏ rơi, lực yếu, thế cô,
thất trận là tất yếu.
4. Người chính ủy trong quân đội Cộng sản
Việt Nam
Người
SQ/CTCT Việt Nam Cộng Hòa không đại diện cho một đảng phái chính trị
nào cả, họ chỉ có nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc với tinh thần “trách nhiệm
và danh dự” của người quân nhân. Trái lại, người chính ủy trong quân
đội CSVN chỉ bảo vệ Đảng của họ, với một thiểu số 3 triệu người, đè
đầu cưỡi cổ một dân tộc trên 90 triệu.
Chính đảng CSVN đã công khai tuyên bố,
quân đội và công an là lực lượng chuyên chính vô sản của đảng, là
công cụ bảo vệ đảng, thực hiện cuộc cách mạng Xã Hội Chủ Nghĩa trên
đất nước VN. Nhưng mỉa mai thay, công cụ trấn áp toàn dân lại mang
tên là “Quân Đội Nhân Dân”, “Công An Nhân Dân”. Và từ đó, đảng tự
nhận rằng Đảng là Tổ quốc VN, Đảng là dân tộc VN, CNXH cũng là Tổ
Quốc, người nào không yêu CNXH là phản bội Tổ Quốc. Thật là một thứ
lý luận ngu dốt, và trơ trẽn hết nước nói. Sách vở và tài liệu còn
ghi rõ ràng như thế.
5. Đảng Cộng sản VN không còn tin tưởng
đảng viên
Đảng
CSVN lãnh đạo quân đội một cách toàn diện. Các cấp chỉ huy đơn vị
phải là đảng viên, như thế còn chưa đủ, Nghị Quyết 51–NQ/TW ngày
20/7/2005 của Bộ Chính Trị, đã lập lại chức “chính ủy” với cấp bậc
và quyền lực ngang bằng với người chỉ huy trưởng đơn vị, từ cấp đại
đội trở lên. Trước kia, “chính ủy” chính thức giữ vai trò cấp phó
của đơn vị. Như thế, một đảng viên này nằm sát bên cạnh một đảng
viên kia, trong một đơn vị có hai chỉ huy trưởng, mục đích dò xét,
canh chừng lẫn nhau, chứng tỏ đảng không còn tin tưởng vào sự trung
thành của đảng viên mình như trước kia nữa. Trái lại, đảng viên cũng
không còn tuyệt đối trung thành vào đảng, bằng chứng là, những “lão
thành cách mạng”, những tướng lãnh nghỉ hưu, và ngay cả những đảng
viên trẻ, cũng chống đảng, vì cái thời kỳ bưng bít sự thật không còn
nữa. Thời đại thông tin hiện tại đã phơi bày ra ánh sáng những trò
lừa bịp, gian trá của Đảng.
Luật sư Lê Thị Công Nhân trước kia cũng đã
từng được kết nạp vào đảng, và sau đó, người đảng viên Nguyễn Chí
Đức, đi biểu tình chống Trung Cộng ngày chủ nhật 17/7/2011, đã bị
đồng chí là Đại úy Công an với biệt danh là “Minh Đạp” tống cho
những cú đạp như trời giáng. Nguyễn Chí Đức trả lời phỏng vấn đài
BBC như sau, “Tôi bị khống chế như một con lợn, và nhận 4 cú sút,
trong đó 2 phát được ‘ăn bánh giày’ vào mồm, một phát qua cổ và một
phát vào ngực”.
Hình ảnh Linh Mục Lý bị bịt miệng trước toà, hình ảnh “Minh đạp” cho
ăn gót giày, được tuyền đi khắp nơi trên thế giới, cho thấy bộ mặt
hung tàn của chế độ Hà Nội.
Đảng CSVN hiện nay chỉ nhờ vào bạo lực
trấn áp để tồn tại. Đó là cái bi đát của một chế độ sắp bị diệt
vong.
6. Hoạt
động của ngành Chiến Tranh Chánh Trị trong Quân Lực VNCH
Ngành CTCT của QLVNCH được tổ chức theo cơ
cấu và nội dung của CTCT Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan). Nội dung của
Lục Đại Chiến là đúc kết những kinh nghiệm đấu tranh chống CS của
Tưởng Giới Thạch chống lại Mao Trạch Đông. Lục Đại Chiến áp dụng
thích hợp vào chiến tranh VN, vì Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp áp
dụng chiến tranh nhân dân, du kích và nổi dậy của Trung Cộng.
Tổng Cục CTCT được chia thành 5 cục với
một trường Đại Học Chiến Tranh Chánh Trị.
Cục Chính Huấn phụ trách huấn luyện.
Cục Tâm Lý Chiến đảm trách tuyên truyền.
Cục Xã Hội chăm sóc gia đình binh sĩ, giáo
dục con em quân nhân, quản lý các Nha Tuyên úy.
Cục An Ninh Quân Đội bảo vệ an ninh nội bộ
và phản gián.
Cục
Quân Tiếp Vụ cung cấp nhu yếu phẩm miễn thuế.
Trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị đào
tạo sĩ quan trẻ có đầy đủ năng lực đảm trách công tác CTCT ở các đơn
vị.
7. Lục đại
chiến
Huy hiệu LỤC ĐẠI CHIẾN
Nội dung hoạt động căn bản của ngành Chiến
Tranh Chánh Trị là “Lục đại chiến”, tức là 6 trận chiến lớn chống
đối phương, bao gồm: Tư tưởng chiến, Mưu lược chiến, Tổ chức chiến,
Tình báo chiến, Tâm lý chiến và Quần chúng chiến.
Tư tưởng chiến
Tư tưởng là yếu tố quan trọng nhất, vì tư
tưởng hướng dẫn hành động, có tư tưởng đúng mới hành động đúng và
tích cực.
Nỗ lực
của ngành CTCT trong QLVNCH là làm cho nhân dân và chiến sĩ hiểu rõ
được cuộc chiến đấu của quân dân Miền Nam là chính nghĩa, cụ thể là
bảo vệ tự do, dân chủ cho nước Việt Nam Cộng Hòa, trước cuộc xâm
lược của Cộng sản Bắc Việt. Đảng CSVN là tay sai của Cộng sản Nga,
Tàu trong mưu đồ bành trướng của CNCS, nhuộm đỏ thế giới của CSQT.
Điều này được kiểm nhận là đúng, đó là ngày 1/5/1975, một ngày sau
khi chiếm được miền Nam, Phạm Văn Đồng tuyên bố, “thống nhất đất
nước để đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH”.
Quân dân miền Nam chiến đấu tự vệ, chống
lại bọn người “Sinh Bắc tử Nam”, đã vượt vĩ tuyến 17, vượt sông Bến
Hải, vượt Trường Sơn, vượt đường mòn HCM, vào tận miền Nam, dùng vũ
khí của Nga, Tàu, và các nước CS, để giết hại đồng bào miền Nam, đã
tập họp lại trong những đơn vị của quân đội. Chiến đấu giữ tự do,
dân chủ, giữ nhà, giữ nước. Chính nghĩa sáng ngời của cuộc chiến
tranh, là ở những mục đích cao cả đó. Chương trình Dạ Lan của đài
phát thanh Quân Đội đã làm việc đó, và góp phần nâng cao tinh thần
chiến đấu của người thanh niên thế hệ, trước hiểm họa mất nước.
Mưu lược chiến
Nhận thức đúng, hành động đúng, nhưng phải
hành động như thế nào để đạt kết quả to lớn mà tổn thất rất nhỏ, thì
mới hữu hiệu. Đó là phải dùng “cái trí”, mưu trí trong việc dụng
binh, cũng như ở tất cả hình thức đấu tranh.
Trong phép dụng binh, thì cái nguyên tắc
“bất chiến tự nhiên thành”, thắng lợi mà không giao chiến, mới là
thượng sách. Mưu lược cổ điển nhắc tới 36 kế, xem ra một số mưu kế
vẫn còn giá trị sử dụng, và nhiều tướng lãnh VNCH đã áp dụng thành
công những kế sách đó.
Mưu lược chiến, nói chung là những suy
nghĩ, sáng tạo trong việc áp dụng chiến thuật, chiến luợc đối với kẻ
thù.
Trong lịch
sử, để nâng cao tinh thần chiến đấu của quân sĩ trước thế mạnh của
quân xâm lược nhà Tống, danh tướng Lý Thường Kiệt đã cho thực hiện
một mưu kế rất thần tình, ông sai người giả làm Thần Thánh, núp
trong đền Trương Hát, khi trời sấm chớp, thì đọc bài thơ mắng chửi
quân giặc như sau:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà
nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan
thủ bại hư”.
Dịch
nghĩa:
Sông núi
nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận tại
sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bây sẽ bị đánh tơi bời.
Binh sĩ nghe Thần phán những câu ấy, nức
lòng đánh giặc, dứt khoát là phải cho quân giặc tơi bời như Thần
linh đã phù trợ.
Cũng tương tự, Nguyễn Trãi vạch ra kế sách dùng mỡ (mật ong) viết
trên lá cây câu chữ “Lê Lợi vi quân–Nguyễn Trãi vi thần” (Lê Lợi làm
vua–Nguyễn Trãi làm tôi thần), để cho kiến ăn, hiện ra mặt chữ, rồi
đem thả cho trôi sông, tạo ra một “điềm” trời, khẳng định yếu tố
“thiên mệnh” khiến cho dân chúng nhanh chóng về Lam Sơn, tham gia
nghĩa quân.
Ngành
CTCT xem Nguyễn Trãi như là Thánh Tổ, dùng hai câu trong bài Bình
Ngô Đại cáo:
Đem
đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để
thay cường bạo.
Ngô Tất Tố dịch từ chữ Hán, “Dĩ đại nghĩa nhi thắng hung tàn, Dĩ chí
nhân nhi dịch cường bạo”.
Mục đích nhấn mạnh, cuộc chiến đấu của
quân dân miền Nam là đại nghĩa, đầy chính nghĩa, phù hợp với thiên
lương đạo lý, là cuộc chiến tranh tự vệ chính đáng, chống lại cường
quyền, tàn bạo là chủ nghĩa cộng sản. Vũ khí giết đồng bào miền Nam,
do các nước cộng sản cung cấp, là một chứng minh hùng hồn nhất. Cái
tàn bạo của cộng sản thể hiện rõ ràng, cụ thể nhất trong dịp Tết Mậu
Thân năm 1968 ở Huế. Hơn nữa, Hồ Chí Minh là “người Tầu gốc Việt”,
được Nga [& Tầu] nuôi dưỡng, giáo dục, làm việc và ăn tiền của Cộng
sản Quốc Tế, là điều không thể chối cãi được.
Tình báo chiến
Tình báo được định nghĩa tổng quát là
những hành động thu thập, nghiên cứu, tổng hợp, xử lý những tin tức
và tài liệu bí mật về quân sự, chính trị, quốc phòng, an ninh, khoa
học kỹ thuật... của đối phương.
Tình báo là thu thập, báo cáo tình hình
của địch, một yếu tố rất quan trọng, không những trong chiến tranh
mà còn quan trọng trong những cạnh tranh về mọi mặt trong xã hội.
Quan điểm căn bản được Tôn Tử ghi như sau:
Tri kỷ tri bỉ bách chiến bách đãi
Bất tri bỉ, nhi tri kỷ, nhất thắng nhất phụ
Bất tri bỉ, bất tri kỷ mỗi chiến tất bại.
(Biết người biết ta trăm trận không nguy.
Không biết người mà chỉ biết ta, một trận thắng, một trận thua.
Không biết người, không biết ta, mọi trận đều bại).
Ý nghĩa trên được rút gọn trong câu “Tri
kỷ tri bỉ bách chiến bách thắng”, đó là quan niệm căn bản, chớ không
có ý nghĩa tuyệt đối, bởi vì việc thắng bại còn tùy thuộc vào nhiều
yếu tố khác nữa, như trường hợp một trong hai bên tham chiến, không
có quyền lựa chọn giữa đánh hay không đánh, như bị vây đánh hội đồng
chẳng hạn. Năm bảy thằng cộng sản vây đánh một người Việt Nam Cộng
Hòa, thì mình không bị chột cũng bị què.
Tổng thống Obama bổ nhiệm ông Leon
Panetta, Giám đốc CIA vào chức vụ Bộ trưởng Quốc phòng là thích hợp
nhất, vì khả năng biết người, biết ta của ông cao hơn những người
ngoài khu vực an ninh, tình báo.
Tổ chức chiến
Tổ chức (Organize) là sắp xếp các bộ phận
cho có hệ thống, hoạt động ăn khớp với nhau trong việc thực hiện một
công tác, một chiến dịch. Công việc càng phức tạp, có liên hệ đến
nhiều cơ quan, thì cần phải được tổ chức thật chu đáo, mang tính hợp
lý và khoa học, như trong một bộ máy, những trụ cột, những bánh xe
răng, phải hoạt động ăn khớp chặt chẽ với nhau thì máy mới vận hành
được.
Vai trò của
việc “tổ chức” trong công tác tiếp vận cho một chiến trường lớn rất
quan trọng, trong đó, vũ khí, đạn dược, thuốc men, thực phẩm, nhiên
liệu... cần phải có sự phối hợp ăn khớp với nhau của các ngành như
quân cụ, quân nhu, quân vận, quân y, phi cơ và tàu bè vận tải của
không quân và hải quân, lực lượng quân đội bảo vệ lộ trình, bảo vệ
an ninh bãi đáp, bảo vệ bầu trời chống lại phòng không của địch...
mà Tổng Cục Tiếp Vận đóng vai trò chính và Cục Truyền Tin là phương
tiện chủ yếu.
Tóm
lại ngành CTCT, người sĩ quan CTCT phải có óc tổ chức để thực hiện
từng công tác về dân vận, binh vận, địch vận, tuyên truyền, phản
tuyên truyền cho thích hợp với từng hoàn cảnh cụ thể đang xảy ra.
Tâm lý chiến
Cục Tâm Lý Chiến là cái xương sống của
ngành CTCT trong QLVNCH. Chiến tranh tâm lý là chiến tranh về tư
tưởng, dùng tư tưởng đánh bại tư tưởng, ý chí, và tinh thần của quân
địch, đồng thời nâng cao tinh thần quyết thắng của binh sĩ ta.
Phương tiện chính của CTTL là tuyên truyền và phản tuyên truyền.
Có hai loại tuyên truyền: tuyên truyền
công khai và tuyên truyền bí mật.
Tuyên truyền trắng
Tuyên truyền công khai còn gọi là tuyên
truyền trắng, là dựa vào những tin tức chính thức, có nguồn gốc rõ
ràng như những lời tuyên bố của các chức sắc cao cấp như, thủ tướng,
bộ trưởng hoặc phát ngôn viên chính phủ... từ đó triển khai, phân
tích để chứng minh một điều gì muốn tuyên truyền. Ví dụ như ngày
1/5/1975, một ngày sau khi chiếm miền Nam, thủ tướng Phạm Văn Đồng
tuyên bố “thống nhất đất nước để đưa cả nước, tiến nhanh, tiến mạnh,
tiến vững chắc lên CNXH. Đảng CSVN là lá cờ đầu, là đội quân tiên
phong của Cộng sản Quốc tế, tiến hành cuộc cách mạng vô sản thế
giới”. Đó là lời tự thú có giá trị, chứng minh CSVN là tay sai của
Đệ Tam Quốc Tế CS. Xâm chiếm miền Nam để bành trướng CNCS trong mưu
đồ nhuộm đỏ thế giới của CS. Hết chối cãi. Lòi bộ mặt giả dối, lừa
bịp là chiêu bài “giải phóng dân tộc”. Lộ liễu hơn nữa, đảng Xã Hội
lấy lại bản chất thật sự của nó, là chính thức mang tên Đảng Cộng
sản Việt Nam. Ngày nay, đảng Cộng sản hết thời, vì chủ nghĩa cộng
sản đã bị nhân loại ném vào sọt rác.
Tuyên truyền trắng lấy những câu thơ nâng
bi của Tố Hữu chứng tỏ thân phận tay sai của Liên Xô, cụ thể như
sau:
Vui biết mấy
khi con tập nói
tiếng đầu lòng con gọi
Stalin...
Thương cha, thương mẹ, thương
chồng
Thương mình thương một, thương ông
thương mười.
Cái
độc đáo của tài nâng bi là, con nít VC biết học nói “tiếng người
nước ngoài” trước khi biết nói tiếng Việt, đó là biết phát âm tên
ông Stalin. Người không có học “tiếng người nước ngoài” thì chỉ phát
âm như sau, “ông Ăn Tờ rô Bốp Mốc Cu ra Đớp”, ông Ni Cô Lai Nhai
Quai Dép, hoặc ông Ê Rích Hôi Nách Cơ...
Tuyên truyền bí mật có hai dạng là tuyên
truyền đen và tuyên truyền xám.
Tuyên truyền đen
Tuyên truyền đen là dựa vào những tin tức
có nguồn gốc “gần như có thật”, từ đó phân tích, bổ sung, tăng
cường, thêm mắm dậm muối, làm cho đối phương hoang mang, bất mãn.
Tuyên truyền xám
Tuyên truyền xám là dựa vào tin tức “không
có nguồn gốc rõ ràng”, hoặc căn cứ vào những sự việc đang xảy ra mà
bịa thêm câu chuyện, như: bà con đồn rằng, dư luận cho rằng, người
giấu tên cho biết...
Tuyên truyền xám mang tính đánh phá nhẹ
nhàng, tưởng chừng như vô hại, nhưng tác dụng rất thâm hậu. Cái
“không có” mà được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, khiến cho người nghe,
từ hoang mang cho đến chỗ tin là “có thật”. Trong Cổ học tinh hoa,
có câu chuyện Tăng Sâm giết người. Tăng Sâm là người con lương
thiện, thuần hòa hiếu thảo, người có học sách thánh hiền, tôn trọng
đạo lý. Một hôm, có người chạy đến báo với bà mẹ, “Tăng Sâm giết
người”. Bà mẹ thản nhiên tiếp tục dệt vải. Người thứ hai đến báo, bà
mẹ vẫn tin con mình không sát nhân. Người thứ ba đến báo, bà mẹ lo
lắng, chạy đi tìm hiểu, vì không còn niềm tin.
Tuyên truyền là một vũ khí đấu tranh rất
lợi hại. Một ví dụ về tuyên truyền của tay sai VC ở hải ngoại, như
muốn đánh phá các cựu quân nhân của QLVNCH, thì trước hết đánh phá
Tổng Tư Lệnh quân đội là Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Và để che dấu
thân phận tay sai VC, chứng tỏ khách quan, công bằng, nên chúng một
mặt ca ngợi Tổng thống Ngô Đình Diệm, một mặt đánh phá Tổng thống
Thiệu. Người đọc tưởng như khách quan, công bằng, nhất là khi người
viết tự nhận mình là một “cựu SQ/QLVNCH”...
Hiện nay VC trong nước rất sợ sự thật, cho
rằng đó là các loại tuyên truyền xuyên tạc, là “diễn biến hoà bình
của các thế lực thù địch”, và lo ngại, cảnh giác, sợ rằng các đơn vị
“tự diễn biến”.
Mikhail Gorbachev (Tổng Bí Thư Xô Viết): I have devoted half of my
life for communism. Today, I am sad to say that The Communist Party
only spreads propaganda and deceives...
Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng
cộng sản. Hôm nay tôi đau buồn mà thú nhận rằng: “Cộng sản chỉ biết
tuyên truyền và dối trá”.
Phản tuyên truyền
Phản tuyên truyền là căn cứ vào những lời
tuyên truyền của địch về những chương trình, những chủ trương sẽ đem
ra thi hành, từ đó, diễn dịch, phân tích mặt sai trái, tiêu cực, tác
hại... mục đích cản trở, phá hỏng kế hoạch của đối phương.
Chiến tranh tâm lý được thực hiện trên mọi
lãnh vực của xã hội. Hiện nay, Internet và điện thoại vệ tinh là
phương tiện được xử dụng hữu hiệu nhất.
Quần chúng chiến
Quần chúng chiến là việc tranh thủ, vận
động sự ủng hộ, hợp tác, tham gia của quần chúng nhân dân. Vai trò
của quần chúng rất quan trọng trong Chiến Tranh VN, vì cuộc chiến
khởi đầu bằng chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân, gốc của Mao
Trạch Đông được HCM và Võ Nguyên Giáp đem áp dụng vào VN. Trong thời
gian đầu, VC sống được là nhờ bám vào dân, ăn chực của dân ở nông
thôn, nên lấy lòng dân bằng chủ trương cùng ăn, cùng ở, cùng làm
song song với hành động khủng bố tàn nhẩn để trấn áp người dân, nhất
là ở những vùng nông thôn hẻo lánh.
Vai trò của quần chúng rất quan trọng nên
người thi hành công tác TLC phải hiểu biết rõ về tâm lý quần chúng.
Trong chương trình chính huấn có những bài học về tâm lý quần chúng,
tâm lý đám đông...
Tóm lại Lục Đại Chiến là những kinh nghiệm
xương máu và đắng cay về cộng sản mà Tưởng Giới Thạch của Trung Hoa
Dân Quốc, đã rút tỉa ra được sau khi thua trận, và sẵn sàng phổ biến
lại cho đồng minh VNCH.
8. Chương trình Chiêu hồi của Việt Nam
Cộng Hòa
Tung cánh chim
tiềm về tổ ấm
Một
thành tích của ngành CTCT là Chiêu Hồi. Chiêu hồi thuộc diện địch
vận, được nâng lên tầm mức quốc gia. Chiêu hồi được thực hiện từ năm
1963, áp dụng kinh nghiệm của Philippines trong việc chiêu dụ cộng
sản Hukbalahap, và kinh nghiệm của Sir Robert Thompson, thuộc quân
đội Anh để bình định Malaysia.
Chương trình Chiêu Hồi kêu gọi những thành
phần VC trong Mặt Trận Giải Phóng MN và CSBV trở về với chính nghĩa
quốc gia. Từ năm 1963 cho đến ngày tàn cuộc chiến 1975, Chiêu hồi
trải qua nhiều cơ cấu tổ chức khác nhau, kêu gọi được hơn 230,000
hồi chánh viên, buông súng trở về với “quốc gia”.
8.1. Tổ chức và thành quả
Ngày 17/4/1963, Tổng thống Ngô Đình Diệm
ban hành Quyết định thành lập Chương trình Chiêu hồi, theo đề nghị
của Cơ Quan Nghiên Cứu Việt–Mỹ và Viện Trợ Mỹ (USOM).
Ý kiến ban đầu do Sir Robert Thompson,
chuyên viên Tâm Lý Chiến của cơ quan viện trợ Anh Quốc đề xướng.
Năm 1968, chương trình phát triển mạnh,
kết quả tốt nên được nâng lên thành một Bộ trong chính phủ, Bộ Chiêu
Hồi, mỗi tỉnh có một Ty Chiêu Hồi. Ngân sách Bộ Chiêu Hồi do viện
trợ Mỹ đài thọ.
8.2. Hoạt động
Bộ
Chiêu Hồi (BCH) phối hợp với Bộ Quốc Phòng, Bộ Thông Tin, Bộ Tổng
Tham Mưu QLVNCH, các quân binh chủng, cơ quan Thông Tin HK (JUSPAO),
cơ quan viện trợ USOM, Cố Vấn Mỹ, Tổng Cục CTCT, Cục Trung Ương Tình
Báo, Cục An Ninh QĐ, Tổng nha Cảnh Sát QG, Sở Công Tác Nha Kỹ Thuật
Bộ TTM, Chiến Dịch Phượng Hoàng, các đài phát thanh và truyền hình,
đài Gươm Thiêng Ái Quốc, đài Mẹ Việt Nam và báo chí.
Bản nhạc “Ngày Về” của Hoàng Giác được
dùng làm nhạc hiệu của các chương trình chiêu hồi.
Nhiều truyền đơn được phi cơ thả xuống các
vùng VC, kể cả tờ Giấy Thông Hành có in hình quốc kỳ VNCH và của các
quốc gia đồng minh. Quân đội Úc có truyền đơn riêng dùng trong các
cuộc hành quân Tâm Lý Chiến, mang tên “Xuân Đoàn Tụ” kêu gọi hồi
chánh.
Ngày
18/2/1973, Bưu Điện phối hợp với BCH phát hành con tem 10$ để kỷ
niệm người hồi chánh thứ 200,000.
8.3. Chính sách Hồi Chánh
Giúp đỡ tái định cư, đoàn tụ gia đình, sử
dụng tài năng tương xứng với công việc ở bên kia chiến tuyến.
Thiếu Tướng Nguyễn Bảo Trị, Tổng Bộ Thông
Tin Chiêu Hồi ký tên tờ Cam Kết ghi rõ như sau:
Đối xử đúng đắn;
Hưởng quyền công dân;
Chăm sóc thuốc men tại Trung tâm Chiêu
Hồi;
Đoàn tụ gia
đình;
30$ tiền ăn
cho mỗi hồi chánh viên, vợ và mỗi con lớn. Con nhỏ 15$ mỗi ngày;
Hàng tháng 200$ tiền tiêu vặt. 100$ cho
mỗi người trong gia đình cư trú tại TT/CH;
Tiền thưởng về vũ khí mang về từ 500$ đến
75,000$;
Hai bộ
quần áo mới hoặc 1,000$;
Tiền hoàn hương cho gia đình 1,000$;
Giúp đỡ kiếm công ăn việc làm;
Những hồi chánh viên định cư trong các Ấp
Chiêu Hồi được cấp xi măng, mái và 1,000$ tiền mặt để xây nhà,
2,000$ sắm vật dụng trong nhà và 6 tháng gạo;
Ghi chú: Một đô la Mỹ năm 1963 bằng 35$
VN. Những năm 1970, giá khoảng 200VNĐ.
8.4. Những nhân vật hồi chánh
Thượng tá Tám Hà, Trần Văn Đắc, Chính ủy
sư đoàn 5;
Thượng tá Huỳnh Cự;
Trung tá Phan Văn Xướng;
Bác sĩ Đặng Văn
Tân;
Nhà văn Xuân Vũ, Bùi Quang Triết;
Nhạc sĩ Phan Thế;
Diễn viên Cao Huynh;
Mai Văn Sổ (Em song sinh với Mai Văn Bộ);
Bùi Công Tương, Ủy viên Tuyên huấn tỉnh Bến Tre;
Ca sĩ Đoàn Chính (Con của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn) và nhạc sĩ Bùi Thiện.
Thượng tá Tám Hà (Trần Văn Đắc), chính ủy
sư đoàn 5, hồi chánh ở Bình Dương năm 1970. Ông làm việc tại TC/CTCT
và toà Đại sứ Mỹ. HK bốc sang Mỹ năm 1975.
Thượng tá Phan Văn Xướng và binh đoàn Cửu
Long hồi chánh tập thể ở Đồng Ông Cộ, cách toà hành chánh Gia Định
3km, khu vực Ngã tư Hàng Xanh, trong cuộc tấn công đợt hai hồi năm
Mậu Thân 1968. Ngoài Trung tá Xướng ra, còn có 2 ca sĩ nổi tiếng là
Đoàn Chính và Bùi Thiện.
Ông Phan Văn Xuớng được Bộ Chiêu Hồi bổ
nhiệm vào chức tham nghị với lương bổng và phụ cấp của một giám đốc.
Đoàn Chính và Bùi Thiện được tiếp tục hát ở các đài phát thanh và
truyền hình.
Trung tá Lê Xuân Chuyên thuộc quân đội chính quy Bắc Việt, hồi chánh
năm 1967 tại Bình Tuy. Ông giúp Bộ CH khai sinh các Đội Võ Trang
Tuyên Truyền, được cử giữ chức vụ ngang hàng với một Tổng giám đốc,
kiêm Chỉ huy trưởng Võ Trang Tuyên Truyền Trung Ương.
Trung tá Huỳnh
Cự, hồi chánh ở Quảng Ngãi, được cử giữ chức Tham nghị, tương đương
với một giám đốc, Trường đoàn Thuyết Trình Trung Ương.
Ông Bùi Công Tương, hồi chánh ở Kiến Hòa
năm 1970, ông giúp BCH hoàn thành cuốn Bạch Thư tố cáo tội ác của
VC. Ông cung cấp những hình ảnh mà VC Bến Tre đã ngụy tạo ra cảnh
cán bộ CS đóng vai linh mục trong thánh lễ, dàn dựng ra cảnh binh sĩ
VNCH đánh đập phụ nữ, cầm đuốc đốt nhà trước vẻ mặt căm giận của một
cụ già. Những hình ảnh ngụy tạo đó được VC phổ biến và báo chí phản
chiến Tây phương chụp lấy để đánh phá VNCH.
8.5. Câu chuyên chiêu hồi
Vào buổi sáng cuối tuần tháng 5 năm 1967,
tiểu khu Phước Tuy nhận được tin VC đào đường, đắp mô trên quốc lộ
15. Theo thông lệ, Trung tá tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Lê Đức
Đạt, cử Đại úy Dung, phó tỉnh trưởng nội an và Đại úy Hiệp, chỉ huy
BĐQ, đi mở đường tái lập giao thông.
Khoảng 1 giờ trưa, một cán binh VC hớt hải
chạy ra hồi chánh và yêu cầu đuợc gặp Trung tá tỉnh trưởng gấp để
báo tin 2 sư đoàn VC là công trường 5 và công trường 7 đã tập kết ở
núi Thị Vải, với kế hoạch tấn công đơn vị dọn đường trên đường về,
và đánh vào tỉnh lỵ.
Một kế hoạch hành quân được nhanh chóng
thực hiện, với sự tham gia của cố vấn Mỹ. Lệnh báo động toàn tỉnh
Phước Tuy được ban hành.
Mở màn trận đánh. Được các phi cơ quan sát
hướng dẫn, những chiếc F–4 và F–105 ném các loại bom một cách chính
xác vào đội hình của VC. Trực thăng, pháo binh luân phiên nhau tấn
công vào các mục tiêu đã xác định. Chiều tối, B–52 trải thảm vào đám
tàn quân.
Sự xuất
hiện đúng lúc của người hồi chánh viên đã tiêu hủy phần lớn sinh lực
của 2 sư đoàn 5 và 7 của VC.
Các hồi chánh viên chống cộng một cách
tích cực và dũng cảm, vì các anh đã vạch rõ bộ mặt ghê tởm của CS,
nên chúng xem các anh là kẻ thù, vì thế, cuộc chiến của các anh
không có chỗ lùi. Các anh chỉ biết tiến tới, hoặc chiến thắng, hoặc
chết, chết theo quân dân và đất nước VNCH.
9. Kết luận
Chế độ cộng sản đã nâng cao các hình thức
tuyên truyền lên tầm mức quốc gia, đó là chế độ giáo dục nhồi sọ con
người từ lúc mới sanh cho đến chết. Ở nhà trẻ nghe cái điệp khúc
“hôm qua em mơ gặp bác Hồ”. Về già, công nhân viên chức cũng phải
học tập theo gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Trước tiên bức màn sắt, bức màn tre buông
xuống để cô lập nhân dân với thế giới bên ngoài. Bưng bít thông tin
để cho bọn văn nô, bồi bút tha hồ bịa chuyện thần thánh hoá lãnh tụ.
Những tên đồ tể, tay đẫm máu đồng bào của mình như Stalin, Mao Trạch
Đông, Kim Nhật Thành, Kim Chánh Nhật, kim chi, Fidel Castro và Hồ
Chí Minh đều trở nên thần thánh cả.
Ở Việt Nam, thế hệ thanh niên bị nhồi sọ
chỉ biết “cầm gươm ôm súng xông tới” “sanh Bắc Tử Nam”. Đến khi mọi
dối trá được phơi bày ra ánh sáng thì tất cả đều bật ngửa, nhưng để
bảo vệ miếng cơm manh áo, che dấu những sai làm, mù quáng của bản
thân nên ngậm đắng nuốt cay âm thầm chịu đựng.
Tay tổ cộng sản là Mikhail Gorbachev thú
nhận: “Hôm
nay tôi đau buồn mà thú nhận rằng: Cộng sản chỉ biết tuyên truyền
và dối trá.”
Cộng sản đã làm cho người dân trở thành
gian dối. Angela Merkel (Thủ Tướng Đức).
Chiến Tranh Chính Trị Việt Nam Cộng Hòa
làm nổi bật chính nghĩa sáng ngời của người dân miền Nam là “đem đại
nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo” để bảo vệ
dân chủ, tự do cho đồng bào và Tổ quốc Việt Nam.
Trúc Giang
Minnesota
ngày 28/10/2021
Nguồn:
https://vietbao.com/p302901a310025/nganh-chien-tranh-chinh-tri-viet-nam-cong-hoa-va-chuong-trinh-da-lan
Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)
THIÊN SỨ MICAE – BỔN MẠNG SĐND VNCH
|
Hình nền: thắng cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML–5 hay cao hơn.
Nguồn: bkt sưu tầm và trình bày
Đăng ngày Thứ Bảy, January 15, 2022
Ban Kỹ Thuật
Khóa 10A–72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH
GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư:
Liên lạc
Trở lại đầu trang