Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Phiếm
luận
Chủ đề:
Tết con TRÂU
Tác giả:
Nguyên Trần
Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)
Tiễn
Chuột đi, gia đình Hành Chánh hết còn lo
diệt ổ Chuột, đón cuộc sống an bình
Rước
Trâu về, cộng đồng Công Bộc cứ luôn mừng
dũa sừng Trâu, chờ cảnh đời thanh thản
Xuân về đóa mai vàng khoe sắc
Tết đến nụ đào đỏ phô màu.
Theo thông lệ hàng năm, cứ
Tết con nào nói chuyện con đó, năm nay Xuân Tân Sửu 2021 nên bần
bút xin tán hươu tán vượn cùng quý bạn về loài trâu.
Đặc biệt gần suốt trong năm nay, đa số
chúng ta đều cố gắng tránh ra ngoài đường, vì sợ đụng phải ôn
dịch Chệt Cộng Vũ Hán Covid–19 của bè lũ mafia con cháu thằng lựu
đạn sét Mao Xếnh Xáng nên khỏi bị gặp mặt bọn Ngưu Đầu Mã Diện,
gọi nôm na là Đầu Trâu Mặt Ngựa pro thằng tổng thống Mỹ thân Cộng
Joe Biden và thằng TNS bất lương gian manh John Kerry là hai
thằng đại tử thù của chế độ VNCH tự do nhân bản và người Việt
TNCS vào năm 1975.
Trâu cày ruộng ở Indonesia
Trâu đứng hàng thứ hai trong thập nhị
địa chi tức là đường đường nhị ca, xem ra cũng có thớ lắm chớ bộ.
Thế nhưng kinh nghiệm cho thấy hầu hết những ai sinh vào năm Sửu
thì nói thiệt là giàu nghèo gì hổng biết chớ cực thấy ông bà ông
vãi luôn. Chẳng thế mà ông bà ta thường nói là “số cực như trâu”
hay “làm trân trâu ngựa đền nghì trúc mai”.
Trích –Tái sinh chưa dứt hương thề– Làm
thân trâu ngựa đền bù trúc mai.
(Kiều gởi nỗi lòng uẩn khúc tới người
yêu Kim Trọng trước khi bán mình cho Mã Giám Sinh) Đọc mấy tài
liệu động vật học thì thấy là họ hàng nhà trâu sống nhiều nhất ở
Á Châu và Nam Mỹ. Lẽ dĩ nhiên rồi còn phải nói, vì trâu là giống
thú vật cày bừa thì chỉ có ở mấy cái xứ nông nghiệp thô sơ đỉnh
cao trí tuệ loài người như Việt Cộng, Chệt Cộng, Miên Cộng... chớ
ở xứ cơ giới hóa nông nghiệp như Mỹ, Nhật, Tây Phương... thì trâu
có nước đem vô lò fourrière mà thui thôi chớ để làm gì bi giờ.
Trâu cày ruộng ở đồng quê Việt Nam
Trâu ăn uống giản dị và là loại động vật nhai lại có nghĩa là ăn xong một lúc lâu, sau lại đưa rơm cỏ từ bao tử lên miệng để nhai lại. Trâu có móng rất cứng. Cân nặng từ 300 tới 600kg, cao lối 1.8m và dài tới 2.9m. Sừng trâu dài trung bình 5 tấc. Trâu có màu đen mun hay xám sậm. Cũng tương tự như loài người, trâu cái mang thai 9 tháng mới sinh con nghé. Trâu cái cho sữa từ 4 lít tới 18 lít/ngày. Trâu rất dễ nuôi chỉ ăn cỏ mà thôi. Trâu thích ngâm mình dưới nước nên người ta thường nói là trâu nằm vũng. Trâu cũng rất mạnh khoẻ nên khi ám chỉ ai có sức mạnh hơn người, thiên hạ bảo rằng “mạnh như trâu”. Da trâu thường dùng làm trống, thịt trâu dai lắm nuốt khó vô mà lại tối kỵ cho những ai vô bùa lỗ bang hay thờ Đức Quan Thánh. Bởi vậy, những ai thờ Đức Quan Công hoặc vô bùa ngải mà ăn thịt trâu sẽ bị hành muốn điên luôn. Trái lại, sữa trâu ngon và bổ hơn sữa bò nhưng ít thông dụng hơn có lẽ vì không có nhiều.
Phong tục truyền thống Chọi Trâu vào
dịp Tết ở Việt Nam
Vì trâu là phương tiện chính yếu giúp
loài người làm ra hạt cơm nên nó rất gần gũi với nông dân. Có thể
nói trâu là con thú được người đời nhắc nhở nhiều nhất qua các
câu ca dao, bài hát. Thuở còn mài đũng quần ở nhà trường, chắc
không ai trong chúng ta mà không nhớ bài học thuộc lòng trong
sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư lớp Dự Bị ghi lại những lời tâm tình
mộc mạc của người nông dân nói với trâu:
Trâu ơi! Ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cái
cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy
ai mà quản công
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.
Hoặc là tả nếp sinh hoạt hiền hòa trên
ruộng đồng:
Rủ
nhau đi cấy đi cày
Bây giờ khó nhọc có
ngày phong lưu
Trên đồng cạn dưới đồng
sâu
Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa.
Người nông phu yêu mến trâu và coi nó
như một thành viên của gia đình. Cho nên ngay cả việc lùa trâu vô
chuồng cũng có câu vè:
Ầu ơ... Ví dầu ví dẫu ví dâu
Ví qua ví lại ví trâu vô chuồng.
Ai bảo chăn trâu là khổ, chăn trâu
sướng lắm chứ!
Nhạc sĩ Phạm Duy với bản nhạc nổi tiếng
“Em bé quê” đã ca ngợi kiếp sống mục đồng:
Ai bảo chăn trâu là khổ, chăn trâu
sướng lắm chứ
Ngồi mình trâu phất ngọn
cờ lau và miệng hát nghêu ngao...
Và trong bản “Ngày trở về”:
Ngày trở về có anh thương binh chống
nạng cày bừa, vì thương yêu anh
Nên ngày
trở về có con trâu xanh hết lòng giúp đỡ...
Có lẽ thấm nhuần truyền thống nông
nghiệp bất khuất này mà sau năm 1975, những cuộc bầu cử đại biểu
nhân dân của Việt Cộng mặc dù kết quả đã được Bộ Chính Trị chuẩn
phê trước rồi nhưng tôi vẫn đọc thấy những lý lịch “vận động”
tranh cử của các ứng cử viên ghi là “20 năm đi chăn trâu” hoặc
“15 năm cày ruộng” hay “cả đời là tá điền”. Không lẽ khi đắc cử
rồi, các thằng đại biểu kính mến này sẽ đem kiến thức cày bừa và
kinh nghiệm chăn trâu vào tòa nhà Quốc Hội để làm quốc sách? Bộ
dân chúng là trâu bò hết hay sao mà để cho lũ chúng mầy thí
nghiệm?
Tổ
tiên ta ngày xưa cũng rất cận kề nhà họ ngưu lắm như vua Đinh
Tiên Hoàng thuở nhỏ đã từng cỡi trâu tay cầm cờ lau tập trận. Bên
Tàu thời Xuân Thu, độc cước chân nhân Tôn Tẩn khi lâm trận cỡi
con trâu thần tên Thanh Ngưu khí thế đằng đằng một thời giữ yên
bờ cõi nước Yên.
Ngoài biểu tượng cho nghề nông, trâu
còn xem như là hình ảnh của ngành nghề lao động khác. Thời Việt
Nam Cộng Hòa, ông Trần Quốc Bửu, cựu chủ tịch Tổng Liên Đoàn Lao
Công đã lấy hình con trâu làm logo cho đoàn thể của ông.
Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến của Quân
Lực Việt Nam Cộng Hòa ngày xưa có Tiểu Đoàn 2 Trâu Điên đóng ở
hậu cứ Sóng Thần, thiện chiến tới độ quân đội nhân dân anh hùng
Việt Cộng chỉ cần nghe tên là té đái trong quần, miệng đánh bò
cạp lâm râm khấn vái “bác Hồ trong hang Pác Pó ơi! Ra cứu chúng
cháu”.
Phù hiệu Tiểu
đoàn 2 Trâu Điên
binh chủng thiện chiến
Thủy Quân Lục Chiến QLVNCH
Tưởng cũng nên nói thêm là các Tiểu
Đoàn Thủy Quân Lục Chiến đều có tên riêng biệt như Sói Biển, Hắc
Điểu, Thần Ưng, Mãnh Hổ....
Tranh sơn mài ở Việt Nam ngày trước nổi
tiếng với bốn bộ: tứ thời (Mai Lan Cúc Trúc), tứ linh (Long Lân
Quy Phụng), tứ quý (Cầm Kỳ Thi Họa) và tứ bình (Ngư Tiều Canh
Mục–Canh là hình ảnh con trâu).
Trâu Mẹ và đàn Nghé con
Chuyện đời xưa kể có một quan huyện tổ
chức tiệc sinh nhật để bắt địa thương gia trong quản hạt. Muốn có
món quà ý nghĩa cho bậc phụ mẫu chi dân, một ông chủ tiệm vàng
tìm đến hỏi quan bà là quan ông tuổi con gì. Quan bà vui vẻ đáp
là tuổi Tý con chuột. Đến ngày tiệc, chủ tiệm vàng khúm núm dâng
lên quan một con chuột bằng vàng ròng và thưa rằng:
– Bẩm quan lớn, hôm nay ngày sinh nhật
quan lớn tuổi con chuột nên con xin mừng quan bằng con chuột vàng
y ba số.
Quan
huyện hỏi lại chủ tiệm vàng:
– Tại sao ngươi biết ta tuổi con chuột.
Chủ tiệm vàng thành thực khai báo:
– Dạ! Con hỏi quan bà.
Ngay lúc đó, quan huyện liền gọi quan
bà vào trong cự nự:
– Hôm trước cái thằng tiệm vàng hỏi bà
tôi tuổi gì, tại sao bà không nói tôi tuổi con trâu thì bữa nay
mình trúng mánh lớn rồi.
Buffalo Racing at Babulang (Malaysia)
Đời ai mà tối đen như đêm 30, chỉ làm
tôi đoài hạ tiện thì thường than thân phận là “trâu cày ngựa
cỡi”. Còn những người lỡ làng trễ nải chậm chạp với những cơ may
làm ăn thì thường than câu “trâu chậm uống nước đục”. Trong
trường đời bon chen tranh đấu, có lắm khi quan lớn thanh toán
nhau mà những người dưới trướng bị vạ vào thân, cho nên sách có
câu “trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết chẹt”. Phàm là các bậc làm
cha mẹ khoái dựng vợ gả chồng cho con cái cho người quen biết hay
cùng xóm làng với nhau nên ông bà thường nói “trâu ta ăn cỏ đồng
ta”. Khi hai người gây gỗ nhau thì họ cũng lôi con trâu ra để mạt
sát “đồ trâu sanh mọi rợ”. Gặp người chậm tiêu không thấu triệt ý
ta nói thì chắc ta phải lắc đầu than rằng “đàn khảy tai trâu”.
Đến đây các bạn có thấy bất mãn giùm họ
hàng nhà trâu chưa? Cái gì tệ hại xấu xa đều trút lên đầu chúng
hết. Chưa hết đâu, hễ ai già mà muốn liều mạng ăn thua đủ thì đã
có câu “trâu già không nệ dao phay”. Khi chê bai những phường vô
lại cấu kết nhau thì người ta nói “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”. Để
ám chỉ bọn lưu manh đã có thành ngữ cũng nặng ký lô lắm, đó là
“đầu trâu mặt ngựa”.
Người nách thước kẻ tay dao
Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi.
–(Truyện Kiều)
Trâu đã bị xem nhẹ thể như vậy, thì
chất thải ra của nó còn tệ hơn nhiều, chúng ta hãy nghe câu:
Tiếc con gái khôn lấy thằng chồng dại
Như bông hoa lài cặm bãi cứt trâu.
Con nít mà da đầu có sần sùi giống như
ghẻ thế mà con người hổng chịu là ghẻ mà cứ hè nhau gọi là cứt
trâu. Đúng là ăn hiếp trâu quá phải không?
Đã vậy đấng tiền bối Trịnh Hoài Đức còn
hạ giá họ hàng nhà trâu qua câu thơ:
Mài sừng cho lắm cũng là trâu.
Trâu nằm vũng
Nhân đây xin ghi lại nguyên văn bài thơ
“Vịnh con trâu” của cụ Trịnh Hoài Đức vì e rằng đến lúc nào đó
bài thơ có thể bị mai một đi. Bài thơ chê bai những tên Việt Gian
lòn cúi thực dân Pháp để kiếm miếng đỉnh chung.
Vịnh con trâu
Mài sừng cho lắm cũng là trâu
Gẫm lại mà coi thật lớn đầu
Trong bụng
lem nhem ba lá sách
Ngoài cằm lém đém
một chòm râu
Mắc mưu đốt đít tơi bời
chạy *
Làm lễ bôi vôi nhớn nhát sầu
Nghé ngọ già đời quen nghé ngọ
Năm dây
đàn khảy biết nghe đâu.
Trịnh Hoài Đức
*
Thời chiến quốc bên Trung Hoa các
nước khi giao tranh có áp dụng chiến thuật “hỏa ngưu” buộc pháo
vào đít trâu rồi đốt lên để chúng chạy tán loạn làm rối loạn hàng
ngũ địch.
Và
cũng luôn tiện xin kể một cău chuyện vui có liên quan đến chữ
nghĩa thánh hiền. Chàng trai yêu cô gái mà bị cô luôn từ chối nên
chàng ta rắp tâm trả thù và nói vởi cô nàng “Anh thương em vì em
có hàm răng tu nguyệt mà em hổng chịu thì thôi”. Cô gái thắc mắc
bèn tìm Thầy Đồ nho (tươi) hỏi cho ra lẽ thì được Thầy giải
thích: “Chữ Nho Tu là râu, còn Nguyệt là trăng. Râu Trăng nói lái
lại là Răng Trâu”.
Ai pha bột làm bánh mà khuấy không đều
để lợn cợn thì đó là bị óc trâu. Vậy chớ óc bò óc heo thì sao? Có
khác gì đâu mà cứ lôi tên trâu ra dè bỉu.
Ở đời có nhiều người chỉ bị thiệt hại
mất mát thứ đồ dỏm mà lại được bồi thường bằng thứ hàng mới
nguyên vẹn thì người ta gọi là “trâu què thường trâu lành”.
Ám chỉ cảnh chia lìa tan tác của một
gia đình, người ta cũng không quên chữ trâu: “sẩy đàn tan nghé”
Trâu nhốt trong chuồng
Thông thường có lắm người vốn bản tính
cẩn trọng nên làm một việc nhỏ nhặt mà sử dụng phương tiện lớn
lao thì bị chê trách là “giết gà mà dùng dao mổ trâu”.
Trong sinh hoạt hằng ngày, có những lúc
hai ông lớn đụng nhau làm khổ đám đàn em:
Trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết chẹt.
Trong tình trường, không gì đau đớn
đắng cay cho bằng theo đuổi nâng niu cô nàng từ tấm bé rồi khi
nàng lớn lên thì thằng khác nó vớt:
Công anh chăn nghé đã lâu
Bây giờ nghé đã thành trâu ai cày?
Cái gì thì tôi có thể biện hộ cho con
trâu được chớ còn lỗ chân trâu thì tôi chịu, bởi tôi đã từng bị
trật chân lúc tuổi thơ vì sụp lỗ chân trâu khi ra đồng bắt dế
trong mùa khô. Để chỉ sự thua thiệt hay thất bại oan uổng, người
ta thường mượn câu “Đi sông đi biển không chết mà chết lỗ chân
trâu”.
Bình
thường người ăn nên làm ra rất dễ bị chúng ghét vì “trâu cột ghét
trâu ăn”. Trâu cột thì ghét trâu ăn, Quan võ thì ghét quan văn
dài quần.
Hình ảnh con
trâu và làng quê Việt Nam
Chuyện tình ái gái trai cũng vậy,
thường thì đàn ông “dê” đàn bà, thản hoặc có cô gái nào đá lông
nheo trước thì sẽ bị nói là “trâu tìm cột chứ cột nào tìm trâu”.
Theo sự tích Ngưu Lang Chức Nữ thì Ngưu
Lang [là] vị thần chăn trâu cho Ngọc Hoàng, vì say mê một tiên nữ
lo việc dệt vải, tên Chức Nữ, nên bỏ bê việc chăn trâu để trâu
nghênh ngang vào điện Ngọc Hư, còn Chức Nữ mê tiếng tiêu Ngưu
Lang nên trễ nải việc dệt vải. Ngọc Hoàng giận dữ đày hai người
xa nhau ở hai đầu sông Ngân, mỗi năm chỉ gặp nhau một lần vào đêm
mồng 7 tháng 7 âm lịch nhờ đàn quạ bắc cầu Ô Thước.
Con đỉa thì ai cũng sợ nhất là quý bà,
nhưng gặp phải đỉa trâu thì càng thấy ghê hơn vì nó lớn lắm. Lỗ
mũi con người cũng vậy, hễ rộng lớn tát quát thì gọi là mũi trâu.
Ngay cả loài cá cũng có con tên cá lưỡi trâu lớn và dẹp, lăn bột
chiên thì hết ý.
Đối với những “ông ngoại” noi gương Ông
Trượng Tiên Bửu mà chơi trống bỏi khoái gái tơ, thường về Việt
Nam chấm mút thì có câu thơ mừng ngoại như vầy:
Trâu già mà gặm cỏ non
Cỏ cười cỏ nói trâu còn răng đâu.
Xin ông ngoại nhớ cho rằng: Gái mười
bảy bẻ gãy sừng trâu. Sừng trâu nó còn bẻ gãy được thì cái gì của
ông ngoại mà còn nguyên được với nó.
Thói thường người ta đợi tới những
chuyện đáng tiếc xảy ra rồi mới lo phòng bị nên ông bà ta nói
rằng: Mất trâu làm chuồng.
Ai từng làm kế toán viên hay tài phú gì
mà lỡ tính sai thì chắc phải lâm vào cảnh “lộn con toán bán con
trâu”. Câu này xem ra đề cao giá trị nhà trâu quá đi chứ.
Làm chuyện gì ngược đời, không thứ tự
lớp lang thì bị thiên hạ gọi là “đặt cái cày trước con trâu”.
Khi phải có quyết định gì có tính cách
liều lĩnh, ta thường tự yên ủi là “chó đạp cũng chết, trâu đạp
cũng chết”.
Con trâu gần gũi loài người tới độ mọi sinh hoạt định kỳ cũng có
mặt chàng ngưu:
Tháng giêng là tháng ăn chơi,
Tháng hai trồng đậu, trồng khoai, trồng cà
Tháng ba thì đậu đã già
Ta đi ta hái về
nhà phơi khô
Tháng tư đi tậu trâu bò
Để ta sắm sửa làm mùa tháng năm...
Ngay cả trong câu ca dao tình tự trai
gái cũng không thiếu anh trâu này:
Trên trời có đám mây xanh
Chính giữa mây trắng chung quanh mây vàng
Ước gì anh lấy được nàng
Hà Nội, Nam
Ðịnh sửa đàng rước dâu
Thanh Hóa cũng
đốn trầu cau
Nghệ An thì phải thui trâu
mổ bò...
Những
đức tính truyền thống nam nữ mà ông bà mình đòi hỏi phải có bóng
dáng con trâu:
Trai thì cày ruộng khiển trâu
Gái thì phải biết bổ cau têm trầu.
Vì trâu có quá nhiều công dụng lợi ich
nên giá cả mua trâu đắt lắm:
Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà
Cả ba việc ấy đều là khó thay.
Đàn trâu nằm nghỉ sau khi cày bừa mệt
nhọc
Binh pháp
Tôn Tử có bày một kế đánh địch mà mượn một nước trung gian hay
một nhân vật thứ ba gọi là kế “cách sơn đả ngưu”.
Trong gia đình mà con cháu thường hay
gây gỗ nhau thì ông bà cha mẹ rầy la là “tụi bây cứ trâu trắng
trâu đen hoài hà”. Các quân cờ tướng làm bằng ngà voi hay sừng
trâu thì rất quý và bền chắc nhất là càng sử dụng nhiều nó càng
bóng lưỡng.
Đàn bà có chửa quá 9 tháng 10 ngày mà baby hổng chịu ra thì người
ta gọi là “chửa trâu”. Lý do đặt tên này không phải tại trâu chửa
lâu đẻ đâu, mà theo sự tích rất mê tín dị đoan có pha thêm chữ
nghĩa vào đó hay nói rõ hơn là một sự trùng âm. Lâu lắc tiếng Hán
là sợi dây thừng cột mũi con trâu, ông bà mình muốn bỏ chữ “lâu”
theo nghĩa Việt Nam (tức là muốn con cháu sanh đúng ngày) nên
dùng sợi dây thừng cột trâu vào gốc cây xong lấy dao chặt đứt sợi
dây thừng xem như chặt bỏ cái lâu lắc để bà bầu đập bầu sớm. Từ
đó chữ “chửa trâu” ra đời làm giàu thêm kho tàng ngôn ngữ bình
dân của An Nam ta.
Thượng Nghị Viện Việt Nam Cộng Hòa ngày
xưa có một vị phát ngôn chữ trâu trắng thành ra “tâu tắng” nên
mọi người gọi ông là nghị sĩ “tâu tắng” T.H.M.
Từ đời vua Lý Thái Tổ (1010–1028),
triều đình bày lễ đất trời xã tắc vào mỗi đầu năm do đích thân
nhà vua chủ tế để cầu cho mưa thuận gió hòa, làm ăn sung túc và
quốc thái dân an. Lễ xã tắc tế sống bộ tam sanh là trâu, heo và
dê.
Nước ta là
nước nông nghiệp truyền thống nên theo điển tích lịch sử, vào
ngày đầu Xuân, các vị vua đều tới đền thờ tế lễ Thần Nông và đích
thân cầm cương dắt trâu cày ruộng. Tuy chỉ là tượng trưng nhưng
đánh dấu sự quan tâm của hoàng tộc quan trường đối với nền nông
nghiệp căn bản trên quê hương.
Trâu chở rơm
Hồi tôi học Trung Học Mỹ Tho, giáo sư
toán Phạm văn An có ra đề toán đại số như sau:
Một trăm bó cỏ, một trăm con trâu, trâu
đứng ăn 5, trâu nằm ăn 3, nghé ngọ nghé hoa ba con một bó.
Bài toán không giải được vì có tới 3 ẩn
số mà chỉ có 2 phương trình. Chắc là đố vui mà thôi. Nhưng điều
đáng nói là người ta vẫn lôi họ hàng nhà trâu ra mà đùa.
Tuy nói thế chứ trâu có lúc cũng được
nhắc đến trong các câu ca dao tình tự dân tộc nhất là theo hủ tục
thách cưới:
Anh về nói mẹ cùng cha
Bán cặp trâu già
mới cưới đặng em...
Hoặc như bài ca dao nổi tiếng răn đời:
Thằng bờm có cái quạt mo
Phú ông xin đổi ba bò chín trâu
Bờm rằng
bờm chẳng chịu trâu
Phú ông xin đổi ao
sâu cá mè
Bờm rằng bờm chẳng lấy mè
Phú ông xin đổi ba bè gỗ lim
Bờm rằng
bờm chẳng chịu lim
Phú ông xin đổi con
chim đồi mồi
Bờm rằng bờm chẳng chịu mồi
Phú ông xin đổi hòn xôi bờm cười.
Trong tam thiên tự Tàu cũng có hình ảnh
chàng ngưu:
Thiên trời, địa đất, tử mất, tồn còn, tử con, tôn cháu, lục sáu,
tam ba, gia nhà, quốc nước, tiền trước, hậu sau, ngưu trâu, mã
ngựa...
Bộ
truyện Tây Du của nhà văn Ngô Thừa Ân có một nhân vật thuộc loại
xã hội đen là Ngưu Ma Vương (ba của Hồng Hài Nhi) vốn là con trâu
phép, nó có thể biến thành một con trâu thật to lớn cái đầu bằng
núi Thái Sơn, đứng chật cả bầu trời không sợ ai hết kể cả Tôn Ngộ
Không nhưng lại vô cùng sợ vợ là Thiết Phiến công chúa, tức bà La
Sát thì đủ biết bà La Sát oai phong thế nào. Lạng quạng là bà La
Sát cấm cung thì có nước chết “thằng nhỏ”. Từ điển tích đó hễ đàn
bà hung dữ thường được tặng danh hiệu là bà La Sát.
Không hiểu quý bạn thì sao chớ còn tôi
bị kìm kẹp bởi 4, 5 bà La Sát chớ hổng phải một đâu. Biết rồi,
Khổ lắm, Nói mãi.
Riêng về chuyện truyền khẩu Việt Nam ta
có kể là một hôm vua nhà Thanh với ý đồ muốn kiếm chuyện nước ta
nên sai sứ đem một con trâu cổ thiệt là to lớn sang để thách thức
tất cả trâu Việt Nam xem có con nào chọi lại không? Vua quan ta
tuyển lựa trâu mạnh ra ứng chiến nhưng con nào cũng từ chết tới
bị thương. Giữa lúc tình thế nguy khốn như vậy thì Trạng Quỳnh
xuất hiện yêu cầu vua tìm cho mình một con nghé không cho bú sữa
mẹ trong ba ngày. Vua Nam ngần ngừ:
– Bao nhiêu trâu lớn mạnh như thế kia
mà còn phải nạp mạng trước trâu Tàu. Nay khanh muốn đem con nghé
ra để trâu khách xơi tái nạm chăng?
Quỳnh thưa:
– Xin bệ hạ yên tâm, cứ cho thần con
nghé đói là xong ngay.
Cực chẳng đã, vua sai người mang đến
cho Quỳnh con nghé đói ba hôm, mắt mũi xuội lơ, tay chân run rẩy.
Tới lúc ra sân đấu, nghé đói nhà ta thấy vú của trâu Tàu nên mừng
quá chạy lủi vào mà bú làm trâu lớn nhột quá phải bỏ chạy. Và phe
ta thắng trận vẻ vang.
Ở miền Bắc chúng ta có thú chọi trâu và
đua trâu trong ngày Tết, đặc biệt ở bãi biển Đồ Sơn (Hải Phòng).
Hội chọi trâu rất hào hứng và thu hút đến độ có câu ca dao:
Dù ai buôn bán đâu đâu
Mồng Mười tháng Tám chọi trâu thì về
Dù
ai buôn bán trăm nghề,
Mồng Mười tháng
Tám trở về chọi trâu.
Tuy nhiên trước khi mang trâu ra đấu
trường, người ta phải bôi vôi lên mặt chúng để chúng cùng nhìn
thấy lạ, không phải là đồng loại thì mới húc nhau tận tình. Đây
là trò chơi truyền thống đầy bản sắc dân tộc. Ngoài ra ở Thái
Lan, Mã Lai, Kampuchia còn có trò đua trâu cũng rất hào hứng. Và
thể hiện đúng tinh thần đổ bác của người Á Đông, cả hai trò chơi
đầu Xuân này đều có cái màn... đánh cá là chính yếu.
Thời xa xưa, Hồ Tây ở Hà Nội có tên là
hồ Kim Ngưu từ sự tích nhà sư Không Lộ dùng pháp thuật cao siêu,
mang cái chuông khổng lồ bằng đồng đen sang Việt Nam và tiếng
chuông vang vọng này làm cho những con kim ngưu (trâu vàng) từ
Trung Hoa nghe thấy tưởng là tiếng trâu mẹ gọi nên hè nhau chạy
sang Việt Nam cư trú bất hợp pháp. Vì quá nhiều kim ngưu đào bới
nên một hố lớn trở thành cái hồ, nên dân gian Việt Nam đặt tên là
hồ Kim Ngưu.
Cách nay không lâu nhà văn Trọng Đạt có viết một bài về phiếm
“mùa len trâu” kể lại thảm cảnh nước lũ miền Hậu Giang làm cho
đàn trâu không có cỏ mà ăn. Một cậu nhỏ dẫn trâu theo mấy tay len
trâu lùa chúng lên vùng núi Ba Thê để tránh lụt lội và tìm cỏ cho
trâu ăn. Nhưng đến khi trở về, trâu của cậu đã chết chỉ còn mớ da
và cặp sừng.
Ở
Mỹ có thành phố tên Buffalo (tiểu bang New York) sát biên giới
Canada ngay thác Niagara Falls. Tuy mang tên bậm trợn như vậy
nhưng dân Buffalo rất hiền hòa. Buffalo có đội bóng bầu dục
(footballl) tên Buffalo Bill thỉnh thoảng vào được vòng chung kết
Super Bowl của NFL. Vì Canada không có team nào trong NFL nên dân
chúng Canadian ở hai thành phố láng giềng Niagara Falls và
Toronto hè nhau ủng hộ đội Buffalo Bill tối đa. Đúng là ăn ké.
Kính thưa các bạn, đến đây là chấm dứt
chương trình tạp lục của ban Tùng Lâm. Hy vọng qua bài phiếm luận
trên, các bạn mua vui cũng được một vài trống canh.
Trước thềm năm mới, xin chúc quý bạn và
toàn thể gia đình một năm an bình may mắn, nhất là tránh được cơn
đại dịch Chệt Cộng Vũ Hán Covid 19 Pandemic của thằng Chệt Cộng
khủng bố Tập Cận Bình./.
Toronto Mùa Xuân Tân Sửu 2021
Nguyên Trần
Em
yêu Việt nào
Việt
Gian Việt Cộng Việt Kiều
Cả ba Việt đó
em yêu Việt nào?
Việt Gian là thứ tào
lao
Sớm đầu tối đánh thằng nào cũng gian
Việt Cộng khủng bố bạo tàn
Ngu đần gian
ác điếm đàng quan liêu
Việt Kiều rủng
rỉnh tiền nhiều
Chịu chơi chi đẹp em yêu
Việt Kiều./.
Nguyên Trần
|
Hình nền: xuân phú sĩ sơn. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML–5 hay cao hơn.
Nguồn: Internet eMail by Văn Chương Vũ chuyển
Đăng ngày Thứ Sáu,
February 5, 2021
Ban Kỹ Thuật
Khóa 10A–72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH
GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư:
Liên lạc
Trở lại đầu trang