Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Tản
mạn xuân
Chủ đề:
TẾT
Tác giả:
tkd sưu tầm
Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)
Chào
xuân CANH TÝ: Trong khoa Tử Vi người ta tính tuổi của một người
theo tên của 12 con vật (Giáp) như sau [xếp theo thứ tự khoa Tử
Vi]:
01. Tý
[Chuột]
02. Sửu [Trâu]
03. Dần [Cọp/Hổ]
04. Mẹo [Mèo/Thỏ]
05. Thìn [Rồng (là con vật tưởng tượng/không có thật)]
06. Tỵ [Rắn]
07. Ngọ [Ngựa]
08. Mùi [Dê]
09. Thân [Khỉ]
10. Dậu [Gà]
11. Tuất [Chó]
12. Hợi [Heo/Lợn].
Mười hai con Giáp này được gọi là
“Chi” hay “Địa Chi” [Thập Nhị Chi] và được phân thành hai nhóm
âm [-] dương [+] như sau:
Chi dương [+] gồm: Tý, Dần, Thìn, Ngọ,
Thân & Tuất;
Chi âm
[-]:
Sửu, Mẹo, Tỵ,
Mùi, Dậu & Hợi.
Mỗi Chi như trên có tiếp đầu ngữ
“Can”, còn gọi là “Thiên Can”. Có 10 Thiên Can [Thập Thiên Can]
như sau (những Can có dấu trừ [-]
theo sau thuộc Can âm; xếp theo thứ tự abc):
01. Ất [-]
02. Bính
03. Canh
04. Đinh [-]
05. Giáp
06. Kỷ [-]
07. Mậu
08. Nhâm
09. Quý [-]
10. Tân [-].
“Can Chi” là hai chữ viết tắt của Thiên
Can và Địa Chi, dùng để
chỉ năm. Thí dụ năm nay, 2020, là năm CANH TÝ [Canh=Can/Tý=Chi],
năm 2019 là năm Kỷ Hợi, v.v. Dựa theo biểu đồ trên, ta có 2 thí
dụ điển hình như sau:
Thí dụ 1 [+]:
năm con Ngựa thuộc nhóm “Can Chi dương
[+]”
gồm: Bính Ngọ, Canh Ngọ, Giáp Ngọ, Mậu Ngọ & Nhâm Ngọ. Cách sắp
đặt này được áp dụng tương tự cho 5 Chi còn lại (Tý, Dần, Thìn,
Thân, Tuất) trong nhóm Chi dương.
Thí dụ 2 [-]: năm con
Heo/Lợn thì
thuộc nhóm “Can Chi Âm [-]” gồm:
Ất Hợi, Đinh Hợi, Kỷ Hợi, Quý
Hợi & Tân Hợi. Cách sắp đặt này được áp dụng tương tự cho 5 Chi
còn lại (Sửu, Mẹo, Tỵ, Mùi, Dậu) trong nhóm Chi âm.
Suy ra, ta có 5 Can dương đi với 6 Chi
dương vị chi 30 cặp (5x6); 5 Can âm đi với 6 Chi âm vị chi 30
cặp; vậy 30+30=60. Sáu mươi chính là con số mà khoa Tử Vi gọi là
“một giáp” – là chu kỳ 60 năm.
Năm nay, 2020, là năm con Chuột rơi
vào Can Chi CANH TÝ. Chú CHUỘT oắt con được “Trời” xếp cho đứng
đầu sổ của 12 con giáp. Chuột là loài nhỏ nhất trong 12 con giáp
nhưng có bộ óc tinh xảo, lắm mẹo vặt, lại “đẻ sai”, đẻ xoành
xoạch. Trung bình cứ một lần chuột đẻ cho ra đời khoảng 1 tá
(12) chú chuột nhắt.
Chuột là động vật ăn tạp ở bẩn và có
tính phá hoại kinh khiếp. Chuột truyền bệnh dịch cho con người
gọi là chuột “CỐNG”, Chuột phá hoại mùa màng gọi là chuột
“ĐỒNG”. Chuột ăn trên đầu trên cổ nhân dân đen ta... chính là
tên chuột (+)
...
Mà thôi, năm mới–năm me kể về đặc tính
của chuột như vậy là đủ. Giờ thì kính mời Quý vị theo dõi bài
viết của tác giả Nguyễn Hữu An về một câu chuyện vui ngày tết:
Vì Sao Chuột Đứng Đầu 12 Con Giáp?
Trân trọng,
tkd
Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)
|
Hình nền: Xuân trên non-Rặng An-pơ, Thụy Sĩ. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML-5 hay cao hơn.
Nguồn: thư ký dù (tkd) sưu tầm
Đăng ngày Thứ Tư,
January 1, 2020
Ban Kỹ Thuật
Khóa 10A-72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH
GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư:
Liên lạc
Trở lại đầu trang