Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Thời Sự
Thế giới
Chủ đề:
v/v giáo hoàng phan–xi–cô
qua đời
Tác giả:
Katherine Kelaidis/msn
Dịch:
tkd
Bản Việt ngữ
Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)
Nếu
bạn viết một cuốn tiểu thuyết trong đó vị giáo hoàng đầu tiên đến
từ châu Mỹ La–tinh qua đời vào Thứ Hai Phục Sinh – mà lại rơi
đúng vào ngày 21
tháng Tư, ngày kỷ niệm thường niên của việc thành lập thành phố
Rô–ma – thì bất kỳ biên tập viên nghiêm túc nào cũng sẽ từ chối
bản thảo đó. Nhưng đó lại chính là điều đã xảy ra. Giáo hoàng
Phan–xi–cô, đối với nhiều người là biểu tượng của một Ki–tô giáo
đầy lòng trắc ẩn hơn, đã qua đời. Ngai tông đồ của Thánh Phê–rô
giờ đây hiện bỏ trống.
Khoảng thời gian giữa cái chết của
một giáo hoàng và việc Hồng y đoàn bầu chọn người kế nhiệm được
gọi một cách u ám: “ngai trống” (sede vacante). Thời gian này
thường kéo dài khoảng 15 đến 20 ngày, trong đó có chín ngày chính
thức để tang, được gọi là “tuần
cửu nhật”. Ngay sau thời gian chín ngày này, sau khi đã
hoàn tất các nghi thức tang lễ cho vị giáo hoàng vừa qua đời,
các hồng y lãnh đạo của Giáo hội Công giáo sẽ họp kín để bầu
giáo hoàng mới trong một “mật nghị” hồng y.
Chữ
“conclave/mật
nghị”, bắt nguồn từ tiếng La–tinh “cum clave”, có
nghĩa “với chìa khóa”, hình thành từ thế kỷ 13, theo
sau cái chết của Giáo hoàng Clement IV, các hồng y đã không thể
ngồi lại với nhau để chọn vị giáo hoàng mới trong suốt
gần ba năm. Khi sự bực dọc gia tăng, người ta quyết định nhốt
các hồng y lại và chỉ cho họ ăn bánh mì và uống nước cho đến khi
họ đưa ra quyết định. Tập tục cô lập các hồng y trong việc chọn
giáo hoàng hiện nay đã trở thành một điều luật trong giáo luật.
Dù mật nghị chưa chính thức bắt đầu, nhưng trong thời đại đầy lo
âu hiện nay, nhiều người đã bắt đầu tiên đoán xem ai sẽ là vị
Giám mục kế tiếp của Rô–ma.
Những yếu tố ảnh hưởng
Việc bầu chọn một giáo hoàng mới từ lâu đã vừa là một hành động
cân bằng chính trị vừa mang tính tâm linh. Phần lớn các cuộc
thảo luận hiện nay tập trung vào cuộc chiến văn hóa toàn cầu giữa
hai khuynh hướng “cấp tiến” và “bảo thủ”. Nói rộng hơn, điều
này đề cập đến sự chia rẽ ngày càng lớn trong Giáo hội Công giáo
giữa những người được gọi là cấp tiến, những người ủng hộ việc
cải cách quan điểm của Giáo hội đối với các vấn đề văn hóa và xã
hội (đặc biệt là liên quan đến giới tính và tình dục), và những
người theo chủ nghĩa truyền thống hay bảo thủ, vốn phản đối
những cải cách này và thường kêu gọi thiết lập các quy tắc
nghiêm ngặt, hơn nữa nhằm đối phó với khuynh hướng tự do hóa
trong xã hội rộng lớn hơn. (Giáo hoàng Phan–xi–cô được coi là cấp
tiến hơn, trong khi người tiền nhiệm của ông, Giáo hoàng
Bê–nê–đích–tô XVI, là một người theo chủ nghĩa bảo thủ). Sự
chia rẽ này không chỉ tồn tại trong Giáo hội Công giáo mà hiện
cũng xuất hiện trong hầu hết các truyền thống tôn giáo khác.
Nhưng dù cuộc xung đột này có thể sẽ chiếm ưu thế trong mật nghị
cũng như trong giới truyền thông đưa tin về nó, vẫn còn những
yếu tố khác đang ảnh hưởng đến tiến trình này.
Khi cố
gắng tiên đoán về triều đại giáo hoàng kế tiếp, một yếu tố quan
trọng khác cần được chú ý là yếu tố quốc gia – hay chính xác
hơn là nguồn gốc khu vực. Đây luôn là một yếu tố trong việc lựa
chọn giáo hoàng, và phần lớn các giáo hoàng trong lịch sử đều là
người Ý. Việc bầu Giáo hoàng Gioan Phao–lô II người Ba Lan vào
năm 1978 – vị giáo hoàng không phải người Ý đầu tiên sau hơn 500
năm – được coi là một tín hiệu quan trọng nhằm thể hiện sự ủng hộ
đối với các tín hữu Công giáo vẫn còn sống sau Bức màn Sắt. Vậy
giáo hoàng kế tiếp có thể đến từ đâu – ông ấy là ai, và điều đó
sẽ gửi gắm thông điệp gì về tương lai của Giáo hội?
Tương lai của Công giáo
Thực tế là hình
ảnh người Ki–tô hữu trung bình và nơi họ sinh sống đang thay đổi
nhanh hơn bao giờ hết, và điều này chắc chắn sẽ định hình triều
đại giáo hoàng kế tiếp. Ki–tô giáo đang suy giảm ở Bắc Mỹ và Tây
Âu, mặc dù sự suy giảm này dường như đã chậm lại phần nào ở Mỹ
gần đây. Nhưng ở châu Mỹ La–tinh, châu Á, và châu Phi (một khu
vực mà một số người gọi là “phương Nam toàn cầu” – dù thuật ngữ
này mang sắc thái thuộc địa), Ki–tô giáo đang phát triển, nhờ vào
tỷ lệ sinh sản cao hơn và sự cải đạo. Một số ước tính cho rằng
đến năm 2050, 78% Ki–tô hữu trên thế giới sẽ sống ở phương Nam
toàn cầu. Riêng châu Phi, Ki–tô giáo đã tăng trưởng vượt bậc, với
dữ liệu cho thấy rằng đến năm 2050, 40% Ki–tô hữu trên thế giới
sẽ sống tại châu Phi. Riêng đối với Công giáo, những con số này
thậm chí còn rõ ràng hơn, và các báo cáo của chính Vatican cho
thấy tương lai của Giáo hội Công giáo chắc chắn nằm ở châu Phi.
Trong khi trung tâm nhân khẩu học của thế giới Ki–tô giáo
đang di chuyển, thì các trung tâm quyền lực vẫn bám trụ vững chắc
ở phương Tây. Không có nhà lãnh đạo nào từ châu Phi hay châu Á
được bầu làm người lãnh đạo của một hệ phái Ki–tô giáo toàn cầu
lớn kể từ thời Cổ đại muộn. (Giáo hoàng cuối cùng sinh ra ở châu
Phi là Giáo hoàng Gelasius I, mất năm 496). Và cho dù Giáo hoàng
Phan–xi–cô là vị giáo hoàng đầu tiên đến từ châu Mỹ La–tinh, khi
ông là con trai của những người nhập cư Ý đến Á–căn–đình, vì
vậy ông vẫn thuộc khuôn khổ văn hóa và truyền thống của Công giáo
Nam Âu. Thật khó để xem ông hoàn toàn là một “giáo hoàng đến từ
phương Nam toàn cầu”.
Nhiều người có thể cho rằng những
người theo khuynh hướng cấp tiến trong Giáo hội Công giáo sẽ ủng
hộ sự vươn lên của các nhà lãnh đạo đến từ bên ngoài châu Âu. Tuy
nhiên, một sự thật không mấy dễ chịu đối với nhiều người cấp tiến
này là phương Nam toàn cầu – đặc biệt là châu Phi – đã trở thành
một trung tâm quyền lực lớn cho phe bảo thủ trong các cuộc
tranh luận văn hóa dữ dội đã làm rung chuyển Ki–tô giáo suốt bốn
thập kỷ qua. Điều này không chỉ đúng với người Công giáo, mà còn
với Anh giáo, đạo Tin lành, và các hệ phái khác. Tất nhiên, cần
lưu ý rằng hàng triệu Mỹ kim đã được chi ra để thúc đẩy chương
trình nghị sự bảo thủ về xã hội ở châu Phi, và rằng các tín hữu
Ki–tô ở châu Phi không phải là một khối đồng nhất. Nhưng xét về
mặt nhân khẩu học rộng lớn, một người Công giáo cấp tiến, nếu
phải cá độ, có lẽ sẽ thích một giáo hoàng người châu Âu hơn là
một người châu Phi.
Những ứng viên có khả năng
Hiện tại chỉ có một vài ứng viên châu Phi thực sự có khả năng
trở thành giáo hoàng, và cả hai đều có khuynh hướng bảo thủ.
Đó là Hồng y Peter Kodwo Appiah Turkson, 76 tuổi, đến từ Ghana.
Ông được đưa vào Vatican bởi người tiền nhiệm bảo thủ của Giáo
hoàng Phan–xi–cô. Bên ngoài thành Vatican, ông được biết đến
nhiều nhất qua quan điểm chống “bệnh đồng tình luyến ái”
[1], bao
gồm việc ủng hộ “luật chống bệnh đồng tình luyến ái”
[1] khắc
nghiệt của Ghana. Đồng hành cùng ông là Hồng y Robert Sarah, 79
tuổi, đến từ Guinea, người từng tự đặt mình như một “quyền lực
song song” đối với Giáo hoàng Phan–xi–cô. Ông ủng hộ và bảo vệ
luật độc thân của linh mục, phản đối cái gọi là “ý thức hệ
giới”, và cho rằng không thể có “đối thoại thần học” với Hồi
giáo. Hai người này là những ứng viên bảo thủ nhất trong số những
người có khả năng kế vị giáo hoàng.
Trong khi đó, phần lớn
các ứng viên cấp tiến, bao gồm cả người cấp tiến nhất, gần như
đều đến từ châu Âu. Ta thấy có Hồng y José Tolentino Calaça de
Mendonça từ Bồ Đào Nha. Quan điểm tương đối tự do của ông về các
mối quan hệ đồng tính cũng như sự đồng cảm với một nữ tu dòng
Biển Đức ủng hộ quyền phá thai và phong chức cho phụ nữ đã đặt
ông vào phe cấp tiến. Tuy nhiên, ở tuổi 59, ông là người trẻ nhất
trong số các ứng viên nên ít có hy vọng được chọn chỉ vì lý do
đó. Ứng viên có khả năng hơn là Hồng y Matteo Zuppi người Ý (và
còn điều gì truyền thống hơn một giáo hoàng người Ý?). Về mặt
thần học và mục vụ, Zuppi phần nào giống với Giáo hoàng
Phan–xi–cô, và có thể nói là lựa chọn “hướng châu Âu” rõ rệt
nhất, từng là đặc phái viên hòa bình của Vatican tại Ukraine và
Nga, và được xem là tập trung nhiều vào Giáo hội châu Âu.
Trước những thực tế nhân khẩu học mà Giáo hội Công giáo đang đối
mặt, một hồng y cấp tiến đến từ châu Âu có vẻ không khả thi, dù
rằng một người cấp tiến, ít nhất là về các vấn đề giới tính và
tình dục, có thể là điều cần thiết để ngăn chặn sự bỏ đạo của
giáo dân, đặc biệt là ở châu Âu. Ngay cả một hồng y bảo thủ người
châu Âu, mà hiện có khá nhiều, cũng có thể bị xem là không phù
hợp với hướng đi hiện tại của Công giáo. Tất cả điều này khiến
mật nghị sắp tới rơi vào một tình thế tưởng chừng không thể giải
quyết.
Người có thể mang đến một lối thoát cho thế bế tắc
này đến từ một quốc gia châu Á có truyền thống Công giáo, là
nước Phi–luật–tân, một ứng viên cấp tiến ngoài châu Âu (và lần
này không có cha mẹ nhập cư từ châu Âu): Hồng y Luis Antonio
Gokim Tagle. Hồng y Tagle được gọi là “Phan–xi–cô châu Á” trong
một số cộng đồng vì ông có cam kết với công bằng xã hội. Tuy
nhiên, ông không phải người châu Âu và nếu được bầu, sẽ là giáo
hoàng châu Á đầu tiên, và là giáo hoàng người da vàng đầu tiên
kể từ thời Trung Cổ. (Rất có thể, rằng ba giáo hoàng gốc châu Phi
vào cuối thời cổ đại là người da đen.)
Việc ông được bầu
sẽ làm hài lòng các tín đồ cấp tiến ở phương Tây, những người tỏ
ra sẵn sàng bỏ đạo nếu tổ chức này tiếp tục giữ lập trường quá
bảo thủ về các vấn đề xã hội quan trọng. Đồng thời, ông cũng đại
diện cho Giáo hội ở phương Nam toàn cầu – nơi có phần lớn tín đồ
mới – với một lãnh đạo trông giống và sống như chính họ. Đây
dường như là con đường rõ ràng để tiến lên đối với một Giáo hội
ngày càng bị chia rẽ không chỉ bởi hệ tư tưởng mà còn cả về mặt
địa lý. Và, cũng đáng lưu ý rằng, Tagle hiện đang dẫn đầu trong
bảng cá độ tại sòng bạc Las Vegas–Mỹ, một dấu hiệu rõ ràng
không kém gì bất kỳ dấu hiệu nào khác về việc đoán xem ai sẽ
bước ra ban–công tại Quảng trường Thánh Phê–rô khi làn khói trắng
xuất hiện.
Người xuất hiện trước đám đông hôm đó chắc
chắn sẽ là một lựa chọn thỏa hiệp, một con người qua cuộc sống và
thần học của mình, phải phần nào làm hài lòng các phe phái đang
chia rẽ trong Giáo hội Công giáo đang thay đổi – một tấm gương
phản chiếu của thế giới rộng lớn hơn. Người ấy sẽ vừa nhận lấy
chiếc bục giảng có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới, và những
điều người ấy làm với nó sẽ ảnh hưởng không chỉ đến các tín đồ
công giáo, mà còn cho cả thế giới.
Katherine Kelaidis/msn
Dịch: tkd
Ghi chú:
[1] “đồng
tình luyến ái”: danh từ trong tiếng Việt,
rất thông dụng thời Đệ I & II chính thể VNCH, dùng để
chỉ hai người cùng phái “thích & yêu nhau” như những đôi
tình nhân nam–nữ bình thường. Chữ tắt của “ĐTLA” là “BĐ”,
là tiếng lóng, phát âm là bê–đê,
nghĩa là “bệnh đồng” hay “ĐTLA” cùng nghĩa. Hiện nay
tiếng Việt ở nước VN gọi là “đồng tính”.
Danh từ tương đương với “ĐTLA” trong tiếng Anh là “homosexual”
; phản nghĩa của “homo...” (đồng phái) là “hetero...”
(khác phái). Ngoài ra, ở Mỹ còn có 2 danh từ riêng biệt
để phân biệt những bệnh nhân này thành 2 nhóm nam & nữ,
đó là:
– Gay [ghê]: chỉ 2
người nam yêu nhau, và
– Lesbian
[lét–bi–en]: chỉ 2 người nữ yêu nhau.
Vì có sự
rối loạn sinh lý… sao đó nên những bệnh nhân này không
thích những người khác phái mà họ chỉ tìm đến người
cùng phái với họ để chia sẻ niềm hân hoan & cảm hứng
khoái lạc sinh lý với nhau.
Trong hầu hết các nền
văn hóa xưa và nay, kể cả các tôn giáo đông–tây vẫn chưa
chịu công nhận nhóm người trên, do đó mới phát sinh phong
trào đòi quyền tự do luyến ái cho nhóm người trên. Đó
là lý do tại sao GHCG phải cân nhắc kỹ để bầu vị Giáo
hoàng kế tiếp, sao cho “vừa lòng” nhiều khuynh hướng khác
nhau về nhiều phương diện. Nếu quá khư khư “bảo thủ” thì
một số giáo dân sẽ bỏ đạo vĩnh viễn!
Bản Anh ngữ
Pope Francis is dead.
The
Church must now confront an uncomfortable truth
source:
msn
thiên sứ micae – thánh bổn mạng sđnd qlvnch
|
hình nền: thắng cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML–5 hay cao hơn.
nguồn: internet eMail by tkd đọc báo & trình bày
Đăng ngày Thứ Ba, April 22, 2025
tkd (thư ký dù). Khoá 10A–72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH