Gia
Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Hòa
Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới
Peace As The Fruit
Of Justice and Solidarity
(Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39)
http://www.conggiaovietnam.net
conggiaovietnam@gmail.com
Bản
tin CGVN
Chủ đề:
Lễ Misa: Chúa Nhật IV MÙA VỌNG
năm C
Tác giả:
Lm. Giuse Vũ Thái
Hòa
Bấm vào đây để in ra giấy (Print)
Kính mời theo dõi video tại đây:
https://bit.ly/3mgM0D6
Khi tham dự Thánh lễ tại
các nhà thờ hay nhà nguyện, thường chúng ta chỉ chú ý đến vị trí của
giảng đài
(1)
là nơi cử hành “phụng vụ Lời Chúa”, và nhất là vị trí của bàn thờ,
nơi cử hành “phụng vụ Thánh Thể”, nhưng có một vị trí cũng cần quan
tâm trong khi cử hành Thánh lễ, đó chính là ghế chủ tọa. Vậy vị trí
này có ý nghĩa gì đối với vị chủ tế và những người tham dự phụng vụ?
Chúng ta có thể nhận thấy tại một số nhà thờ khi cử hành Thánh lễ,
sau khi hôn bàn thờ, vị chủ tế đến ghế chủ tọa để cử hành nghi thức
đầu lễ, còn ở nhiều nhà thờ khác, vị chủ tế lại đứng tại bàn thờ.
Hoặc có những vị chủ tế đứng giảng tại giảng đài, nhưng một số khác
lại đứng giảng ngay tại bàn thờ. Vậy theo quy chế phụng vụ, các vị
chủ tế có được tùy tiện thay đổi vị trí giảng không? Quy chế phụng
vụ nào nói về vị trí của vị chủ tế? Tại sao không có sự thống nhất
chặt chẽ giữa các nơi trong phụng vụ Thánh lễ? Chúng ta sẽ cùng nhau
tìm hiểu vấn đề này.
Trong sách lễ Rô–ma, ấn bản mới nhất
(2002)
(2), phần
Quy
Chế Tổng Quát (QCTQ) có nói đến “ghế chủ tọa”. Vị trí của ghế này
thường được đặt ở bên (phải hoặc trái) bàn thờ (như trong sơ đồ) và
được nói đến như sau:
– QCTQ 50: “Dứt ca nhập lễ, Linh mục đứng tại
ghế, cùng toàn thể cộng đoàn làm dấu Thánh Giá trên mình. Tiếp
đó, Linh mục dùng lời chào biểu thị cho cộng đoàn biết sự hiện
diện của Chúa. Lời chào của Linh mục và câu đáp của cộng đoàn nói
lên mầu nhiệm của Hội Thánh được quy tụ.”
– QCTQ 136: “Linh mục
đứng giảng tại ghế hoặc tại chính giảng đài hoặc tuỳ nghi tại nơi
nào khác thích hợp. Giảng xong, có thể giữ thinh lặng một lát.”
– QCTQ 138: “Sau Kinh
Tin Kính, Linh mục đứng tại chỗ, chắp tay, nói mấy lời vắn tắt,
mời gọi tín hữu đọc lời nguyện chung” (lời nguyện tín hữu).
Như thế, sau bài hát nhập lễ, vị chủ tế
không đứng tại bàn thờ mà “đứng tại ghế”, tức là ghế chủ tọa, để
cử hành nghi thức đầu lễ, nơi đó có để một giá sách, một micro và
sách lễ Rô–ma cho ngài. Ngài đến giảng đài để công bố Tin Mừng
(nếu có phó tế thì vị này sẽ công bố Tin Mừng (QCTQ 94); nếu là
Thánh lễ đồng tế, thì một linh mục đồng tế sẽ công bố Tin Mừng
chứ không phải vị chủ tế (QCTQ 59). Sau bài giảng (tại giảng đài
hoặc tại ghế chủ tọa hoặc ở một nơi nào khác, ngoài bàn thờ), vị
chủ tế trở về ghế chủ tọa để xướng Kinh Tin Kính và mở đầu phần
lời nguyện tín hữu.
– QCTQ 310: “Ghế của Linh mục chủ tế phải nói
lên nhiệm vụ của ngài là chủ toạ cộng đoàn và điều hành kinh
nguyện. Vì thế, chỗ thích hợp nhất là phía đầu cung thánh, nhìn
xuống cộng đoàn, trừ phi kiến trúc thánh đường hoặc những hoàn
cảnh không cho phép, ví dụ: khoảng cách quá xa làm cho việc hiệp
thông giữa Linh mục và cộng đoàn trở nên khó khăn, hoặc nếu nhà
tạm đặt chính giữa phía sau bàn thờ. Phải tránh các loại ngai
toà...”
Theo
đoạn trên, trong Thánh lễ, ghế chủ tọa nhấn mạnh vai trò và chức
vụ của vị chủ tế là “chủ tọa cộng đoàn và điều hành kinh nguyện”.
Giám mục hay linh mục chủ tế Thánh lễ là dấu chỉ sự hiện diện của
Chúa Ki–tô trong Giáo Hội của Người. Vị chủ tế chứng thực rằng
trong việc quy tụ các tín hữu, chính Chúa Ki–tô là Đấng quy tụ,
Người nói, Người trao ban Mình Người, Người xây dựng Giáo Hội.
Ghế chủ tọa trong các nhà thờ lấy mẫu của nhà thờ
chính của giáo phận, là nhà thờ của giám mục, gọi là nhà thờ
chính tòa, trong đó có tòa (cathedra) hoặc ghế giám mục. Tại nơi
đây (chứ không phải tại bàn thờ), giám mục cử hành nghi thức đầu
lễ.
Ghế chủ
tọa của giám mục biểu tượng quyền bính của ngài cũng như dấu chỉ
hiệp thông giữa ngài với Đức Giáo Hoàng và với các giám mục khác
trên toàn thế giới. Chính tại ghế chủ tọa mà giám mục chất vấn
các tiến chức linh mục và phó tế trong nghi thức phong chức. Ghế
chủ tọa trong mỗi nhà thờ được coi như là đại diện cho quyền
giảng dạy của giám mục giáo phận khi vị linh mục chủ tế ngồi vào
đó.
Trong câu
“Chỗ (của ghế) thích hợp nhất là phía đầu cung thánh, nhìn xuống
cộng đoàn”, cụm từ “phía đầu cung thánh” không xác định rõ ràng
vị trí trong cung thánh. Vì thế, chúng ta cũng có thể hiểu “đầu
cung thánh” là phía sau bàn thờ: vị chủ tế có thể chủ tọa ở ghế
đặt sau bàn thờ (có giá sách và micro), nhưng không có nghĩa là
ngài chủ tọa tại bàn thờ!
Như thế, chỉ sau phần Phụng vụ Lời
Chúa, vị chủ tế mới tiến lên bàn thờ để bắt đầu cử hành Phụng vụ
Thánh Thể. Lúc này, các thừa tác viên mới mang lên bàn thờ sách
Lễ và những yếu tố phụng vụ khác. Nói cách khác, bàn thờ chỉ là
nơi dâng hiến hy lễ và chia sẻ bàn tiệc thánh, nên những gì diễn
ra trước đó (nghi thức đầu lễ, Phụng vụ Lời Chúa), vị chủ tế
không được đứng tại bàn thờ!
(3)
Để hiểu rõ hơn các vị trí khác nhau
trên cung thánh, ta có thể so sánh một bữa tiệc gia đình với
Thánh Lễ hoặc bữa tiệc Thánh Thể.
Bữa tiệc gia đình và Thánh Lễ có nhiều
điểm tương đồng. Cả hai hành động này cũng diễn ra theo bốn giai
đoạn.
1. Trước
tiên là giai đoạn đón tiếp. Khách đến gõ cửa, chủ nhà mở cửa đón
họ. Hai bên chào hỏi vui vẻ. Thánh Lễ cũng diễn tiến như thế:
linh mục đón tiếp các tín hữu; các tín hữu chào hỏi nhau. Và
Thiên Chúa, qua trung gian vị chủ tế, đón tiếp con cái mình. Đó
là chặng đầu tiên của Thánh Lễ, gọi là nghi thức đầu lễ.
2. Sau khi đón tiếp khách mời, chủ nhà
mời họ vào phòng khách. Đó là giai đoạn trò chuyện. Trong Thánh
Lễ, sau nghi thức đầu lễ là phần Phụng vụ Lời Chúa. Qua các bài
đọc Cựu Ước và Tân Ước, Thiên Chúa nói với dân Người; cộng đoàn
đáp lại bằng thánh vịnh (hoặc các bài thánh ca Kinh Thánh), bài
hát Ha–lê–lu–i–a, Kinh Tin Kính và lời nguyện tín hữu.
3. Khi đã nói chuyện xong, và nhất là
các món ăn đã chuẩn bị xong, chủ nhà mời mọi người vào bàn. Đó là
lúc nhập tiệc. Trong Thánh Lễ cũng vậy, sau phần Phụng vụ Lời
Chúa là đến giai đoạn bữa tiệc được diễn ra tại bàn thờ. Bữa tiệc
bao gồm ba thời điểm: lúc mang bánh và rượu tới, lúc đọc Kinh
nguyện Thánh Thể, lúc chia sẻ bánh và rượu thánh. Tất cả được gọi
là Phụng vụ Thánh Thể.
4. Thế rồi, sau một bữa tiệc ngon là
đến lúc chia tay trở về nhà mình. Trong Thánh Lễ, ta cũng có nghi
thức kết lễ (nghi thức sai đi); chủ tế hoặc phó tế nói: “Chúc anh
chị em đi bình an”, và cộng đoàn thưa: “Tạ ơn Chúa”.
Chào hỏi, hàn huyên, ăn tiệc, chia tay.
Đây là bốn giai đoạn của bữa tiệc gia đình, và cũng là bốn giai
đoạn của Thánh Lễ.
****
Tại tư gia, ta không tiếp đón khách ở
nhà bếp hay ở bàn ăn bao giờ, cũng không nói chuyện hỏi thăm nhau
ở bàn ăn trong lúc người nhà đang dọn thức ăn lên.
Vậy tại sao ở nhà thờ, nhà của Chúa,
nơi linh thiêng và trang trọng, ta không tôn trọng những nơi đặc
biệt trong gian cung thánh?
Nếu QCTQ 309 nói rõ: “Tại giảng đài chỉ
đọc các bài đọc (Kinh Thánh), thánh vịnh đáp ca và bài công bố
Tin Mừng Phục Sinh. Cũng tại đó, có thể giảng và đọc lời nguyện
chung, tức là lời nguyện tín hữu”, tại sao người ta lại thấy linh
mục lên giảng đài, là nơi để công bố Lời Chúa, để thông tin,
thông báo...?
Nếu bàn thờ chỉ được sử dụng từ phần Phụng vụ Thánh Thể, tại sao
người ta lại thấy vị chủ tế cử hành nghi thức đầu lễ tại bàn thờ,
lại còn giảng tại bàn thờ nữa?
Công đồng Tren–tô ở thế kỷ XVI, với
Sách lễ Đức Pi–ô V ra đời năm 1570, qui định rằng tư tế chỉ đứng
tại bàn thờ trong suốt Thánh Lễ, sau khi đọc những lời nguyện ở
trước bàn thờ. Vì thế, thói quen này vẫn tồn tại đến hôm nay. Nếu
luật phụng vụ sau Công đồng Va–ti–ca–nô II đã sửa đổi các vị trí
và đối tượng trên cung thánh, tại sao từ QCTQ (1969) của ấn bản I
của Sách lễ Rô–ma cho đến nay (2021) là 52 năm, hơn nửa thế kỷ,
ta vẫn chưa sửa đổi, vẫn chưa áp dụng đúng đắn và nghiêm túc luật
phụng vụ của Giáo Hội?
Nếu mỗi nhà thờ đều có ghế chủ tọa, dấu
chỉ sự hiện diện của Chúa Ki–tô trong Giáo Hội qua vị chủ tế sẽ
được nổi bật hơn, ý nghĩa Thánh Lễ sẽ phong phú hơn, phụng vụ
Thánh Lễ của Giáo Hội hoàn vũ sẽ thống nhất và hài hòa hơn, đó là
một trong những dấu chỉ sự hiệp nhất của Giáo Hội. Mong thay!
Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
Hẹn gặp lại
Tác giả chú thích:
(1) Giảng đài (dịch
từ tiếng Hi–lạp ambôn – đỉnh nhỏ – qua tiếng Anh Ambo, tiếng Pháp
Ambon) là đài để giảng? Nếu trước tiên đó là nơi “để Lời Chúa
được loan báo” (QCTQ 309), tại sao ta không dịch là: bục Lời
Chúa, tòa Lời Chúa, đài Lời Chúa...? Mong các chuyên viên ngôn
ngữ học kiếm ra từ thích ứng và đúng nhất!
(2)
Từ Công đồng Va–ti–ca–nô II (1962–1965), có ba ấn bản mẫu Sách lễ
Rô–ma: ấn bản I (1970), ấn bản II (1975), ấn bản III (2002).
(3)
Chỉ trong một vài trường hợp ngoại lệ, chẳng hạn khi không gian
cung thánh quá nhỏ hẹp, hoặc trong Thánh Lễ chỉ có một người giúp
lễ, vị chủ tế mới được cử hành nghi thức đầu lễ ở bàn thờ.
GHI DANH
NHẬN VIDEO Thánh Kinh 100 Tuần
Kính thưa Quý Cha, Quý Vị và đặc biệt
các Bạn Trẻ.
Vì kênh Youtube của chúng con còn quá mới mẻ và kém cỏi về mọi
mặt, nên chúng con rất cần mọi người giúp phổ biến các bài Thánh
Kinh 100 Tuần. Vậy những ai có nhu cầu học hỏi hoặc có khả năng
giúp phổ biến những videos này, xin vui lòng GHI DANH tại
conggiaovietnam@gmail.com – chúng con sẽ gởi trực tiếp cho từng
người qua DRIVER (email) tất cả các files GỐC ngay sau khi biên
tập xong (hiện nay đã có 21 bài).
Về kỹ thuật thì xin chú ý: thực chất
các files Gốc này đang nằm trên những hộp thư của chúng con, (Quý
Vị chỉ nhận đường LINK nên không sợ hộp thư bị đầy) và mọi người
đều có thể xem, chuyển cho nhau hoặc tải về máy được. Sau khi đã
có file Gốc các videos, xin mỗi người tùy nghi sử dụng theo ý tự
do của mình – Miễn là Lời Chúa được rao giảng - chúng con chẳng
những KHÔNG GIỮ BẢN QUYỀN gì cả mà còn rất biết ơn những ai giúp
phổ biến.
Khi
nhận được, kính mong Quý Cha có thể chiếu trên màn hình cho cả
giáo xứ xem, hoặc chuyển cho người khác, hoặc đưa lên Facebook,
Youtube tùy ý...
Chúng con đặc biệt trân trọng và tín
nhiệm Các Bạn Trẻ, họ rất thông minh, sáng kiến và đầy nhiệt
thành, và nhất là chính họ cũng có dịp sẽ được học Thánh Kinh.
Bản thân chúng con cũng rất biết ơn Chúa và các Tác Giả, Diễn Giả
vì nhờ việc này mà chúng con được học biết về Chúa, và nay chúng
con cảm thấy có trách nhiệm phải chia sẻ cho mọi người. Có vô số
điều người giáo dân chúng con vì đã “có đạo” quá lâu rồi nên cứ
nghĩ là mình đã biết hết... nhưng thực ra ngay cả những điều căn
bản nhất có khi cũng đã chưa biết hoặc quên sót.
Chúng con xin chân thành cảm ơn.
BBT CGVN
GIỚI THIỆU KÊNH YOUTUBE của BBT CGVN
“Thời bình mài kiếm, thời chiến đọc thư”
Dịch bệnh
chính là thời gian mọi người rất cần Chúa, rất dễ gặp được Chúa,
có nhiều cơ hội để chia sẻ về Chúa cho nhau... xin cầu chúc mọi
người luôn bình an và may mắn trong Chúa - Kênh Youtube của BBT
CGVN duy chỉ có Chúa là trên hết, mọi sự khác chỉ là thứ yếu.
Chân thành cảm ơn mọi người đã đồng
hành với BBT CGVN.
Trang chủ của kênh:
https://bit.ly/3amGNSW
Chúng con xin sơ lược các chuyên đề và
chuyện mục đã và đang được liên tục xây dựng trên kênh:
Học Kinh Thánh với Sr Cảnh Tuyết, OP.
Chúng con đã có được 13 bài, trong đó chỉ cần với 8 bài đầu là đã
tạm đủ cho mọi người nắm bắt được Phần Nhập Môn Kinh Thánh, và có
thể tự mình tiếp tục học hỏi. Xem tại đây:
https://bit.ly/3asDBFu.
Đọc & Học Thánh Kinh 100 Tuần: chuyên
đề này do Đức Cha Phêrô Nguyễn Khảm phụ trách chính, trước đây vì
hoàn cảnh chỉ có thể thực hiện audio, nay chúng con cố gắng bổ
sung thêm hình ảnh minh họa và biến thành video giúp cho người
xem dễ tiếp thu hơn. Đây là một giáo trình thật tuyệt vời đã từng
gặt hái những kết quả to lớn tại nhiều quốc gia bạn, đem về Việt
Nam lại được trình bày bởi một giáo sư chuyên về giảng thuyết.
Hiện nay chúng con đã đưa lên kênh được 21 bài và sẽ tiếp tục cho
đến hết. Nếu tính cả các bài Giáo Lý Thánh Kinh, chúng ta có tổng
cộng trên 160 bài. Xem tại đây:
https://bit.ly/3x3DZoc (Vì lý do kỹ
thuật hiện có một số bài không xuất hiện công khai trên kênh, nên
xin: Nếu ai có nhu cầu học, xin ghi danh tại đây để nhận bài trực
tiếp qua email:
conggiaovietnam@gmail.com)
Thực Hành Lectio Divina: Do Viện Phụ M.
Bảo Tịnh, Đan Viện Mỹ Ca. Đây là những bài giúp thực hành Lectio
Divina hết sức quý báu mà chúng con đã được Viện Phụ dạy dỗ từ
hơn mười năm rồi, nay chính chúng con cảm thấy có trách nhiệm
phải giới thiệu cho mọi người cùng được hưởng nhờ. Vừa qua Viện
Phụ đã về Trời, nhưng tất cả các tài liệu quý báu này, chúng con
vẫn hết sức trân trọng giữ gìn. Tên gọi Lectio Divina tuy còn khá
xa lạ với Giáo Dân Việt Nam, nhưng chính Đức Thánh Cha Benedicto
XVI đã quả quyết: “Việc thực hành Lectio Divina, nếu được làm
cách hữu hiệu, sẽ đem lại cho Hội Thánh một mùa xuân thiêng liêng
mới mẻ, tôi đoan chắc như thế”. (Ngày 16/09/2005) – Chúng ta có
thể nhớ một nền tảng quan trọng sau đây: “Học Thánh Kinh là để sở
hữu Lời, Thực hành Lectio Divina là để lụy phục Lời”. Cả hai điều
này đều cần thiết và bổ túc cho nhau, nhưng xin đừng quên lụy
phục Lời thì cần thiết và giá trị hơn sở hữu Lời. Xem tại đây:
https://bit.ly/3jwgHUn.
Ngoài ra chúng con còn nhiều các chuyên
mục khác như:
Quà Tặng Tin Mừng của nhiều tác giả:
https://bit.ly/3A3tF1y
Tôi Tin, Chúng Tôi Tin của nhiều tác
giả: https://bit.ly/2U4oy0G
Như Giọt Nước Tan Trong Đại Dương được
dịch từ các videos nước ngoài rất uy tín:
https://bit.ly/35V28l3
Sức Mạnh Tình Yêu của Lm Lê Văn Quảng,
Psy.D:
https://bit.ly/3xVI2TI
Nhìn Xuống Cuộc Đời của Nhà Văn Quyên
Di:
https://bit.ly/2T1TIpj
Huế – Saigon – Hanoi của nhiều tác giả:
https://bit.ly/3vUi8hT
Chuyện Mỗi Tuần của Lm Giuse Ngô Mạnh
Điệp: https://bit.ly/3x2q8yq
v.v.
Kính thưa Quý vị, đặc biệt các bạn trẻ,
Trong số những người thân của chúng ta.
Không phải tất cả đều đã có máy điện toán (vi tính) hoặc có dùng
email, hoặc đã có thể nhận được những thông tin này...
Vì vậy, xin hãy ủng hộ chúng tôi bằng
cách phổ biến thông tin này bằng email hoặc in ra, photocopy và
gởi cho người thân của Quý vị. Đặc biệt xin gởi cho những ai chưa
có sử dụng internet.
Xin chân thành cám ơn
conggiaovietnam@gmail.com
http://www.conggiaovietnam.net
Bấm vào đây để in ra giấy (Print)
THIÊN SỨ MICAE – BỔN MẠNG SĐND VNCH
|
Hình nền: thắng cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML–5 hay cao hơn.
Nguồn: Internet eMail by conggiaovietnam@gmail.com chuyển
Đăng ngày Thứ Bảy,
December 18, 2021
Ban Kỹ Thuật
Khóa 10A–72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH
GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư:
Liên lạc
Trở lại đầu trang