Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Sưu
tầm
Chủ đề:
Bản đồ GHCGVN
Tác giả:
bkt
Nhạc tĩnh tâm:
6 phút nghe tiếng sóng vỗ vào
bờ biển
dọc Duyên hải Nam–Bắc–Trung
VN
Mục Lục
Danh sách các
Giáo phận CGVN
I.
Tổng Giáo phận HÀ NỘI
II.
Tổng Giáo phận HUẾ
III.
Tổng Giáo phận SÀI GÒN
Tóm tắt
Bản Đồ VN với tên các Giáo phận CGVN
Giới
Thiệu
Hiện
nay Giáo hội Công giáo Việt Nam có hai mươi bảy (27) Giáo phận
[Diocese]
nằm rải rác khắp nơi từ bắc vào nam và từ đồng bằng duyên hải lên
miền cao nguyên nước Việt. Trong 27 Giáo phận này có 3 Tổng Giáo
phận [Archdiocese]
theo thứ tự từ Đàng Ngoài vào Đàng Trong:
HÀ NỘI,
HUẾ
và
SÀI GÒN.
Trên bản đồ ta thấy có 63 số, đó là danh số
cho các tỉnh do
bkt tự đặt, mỗi số đại diện cho
tên của một tỉnh (province) Việt Nam; kế đến là tên của 27
Giáo phận CGVN.
Bản đồ là nơi ghi chú rất chi tiết về tài sản
thuộc
bất
động sản của một dân tộc! Mỗi điểm,
bất luận trên sông–hồ–biển cả
hay đất liền, được ghi khắc trên tấm
Bản đồ Việt
Nam là một nơi rất linh thiêng, đã thấm đẫm máu xương của tiền
nhân để cho chúng ta có nơi sinh sống như hôm nay. Nơi đây là chỗ
chôn nhau cắt rốn của mỗi người Việt nam, chúng ta phải biết rõ
để bảo vệ nơi này một cách hữu hiệu và bằng mọi giá.
Ghi chú:
tấm bản đồ gồm 3 mẫu: mẫu số
1 như trên đây,
mẫu số 2 chỉ ghi tên các
Giáo phận, và
mẫu số 3
đặt cuối mục
tóm tắt
ghi thứ tự
ABC
và danh sách các Giáo phận đặt cạnh bản đồ. Quý vị có thể ủi những mẫu bản đồ này về máy để sử dụng
vào mục đích riêng, xin ghi nguồn. Nếu quý Độc giả thấy có điều gì sai cần điều chỉnh, xin liên lạc qua điện thư này:
nbt242@hotmail.com, và ghi rõ chi tiết cùng nguồn sửa chữa. Trân trọng.
–bkt.
Danh
sách các Giáo phận Công giáo
Việt Nam
I. Tổng Giáo phận HÀ NỘI [Archdiocese of HANOI]: danh sách các tỉnh ghi theo danh số chấm trên bản đồ [xem hình phía trên] theo từng Giáo phận. Riêng TGP Hà Nội gồm các tỉnh sau đây:
16. Hà Nội
[Thủ
đô VN, với tòa
Tổng Giáo phận Hà Nội &
Tòa Giám mục Giáo phận Hưng Hoá
(Sơn Tây)]
22. Hà Nam
A. Giáo
phận Hưng Hoá:
với
Tòa Giám mục đặt tại Sơn Tây–Hà Nội
01. Hà Giang [cai
quản phía tây bắc sông Lô, Hà Giang; phần còn lại do Địa phận
Lạng Sơn cai quản]
03. Tuyên Quang
05. Phú Thọ
10. Lai Châu
11. Lào Cai [nơi
có cao
nguyên Sapa (Cha–pa) với đỉnh Fansipan cao 3,144m thuộc rặng
Hoàng Liên Sơn, VN]
12. Điện Biên
[nơi
trận Điện Biên Phủ (Bataille de Diên Biên Phu) giữa Quân đội Liên
Hiệp Pháp & Việt Minh đã xảy ra trong
chiến tranh Đông Dương I từ 1945–1954]
13. Yên Báy [nơi
nhà cách mạng
Nguyễn Thái Học,
đảng trưởng VNQDĐ, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Báy năm 1930
chống quân thực dân Pháp...với câu châm ngôn danh tiếng để đời “Không
thành công cũng thành nhân.”
]
14. Sơn La
15. Hòa Bình [cai
quản 9 phần của tỉnh Hòa Bình, phần còn lại dưới quyền cai quản
của Địa phận Phát Diệm]
B. Giáo
phận Lạng Sơn–Cao Bằng
01. Hà Giang [cai
quản phía đông bắc sông Lô, Hà Giang; phần còn lại do Địa phận
Hưng Hoá cai quản]
02. Cao Bằng
07. Lạng Sơn [với Tòa Giám Mục Giáo phận Lạng Sơn–Cao Bằng]
C. Giáo
phận Bắc Ninh
04. Bắc
Cạn
06. Thái Nguyên
08. Bắc Giang
17. Vĩnh Phúc
18. Bắc Ninh [với Tòa Giám Mục Giáo phận Bắc Ninh]
D. Giáo
phận Hải Phòng
09. Quảng Ninh
19. Hưng Yên [cai quản 1 phần của tỉnh Hưng Yên, phần còn lại dưới quyền cai quản của Địa phận Thái Bình] [chuyên sản xuất quả nhãn ngon bậc nhất thế giới]
20. Hải Dương
21. Hải Phòng
[Thành
phố hải cảng & biệt khu,
với
Tòa Giám Mục
Giáo phận Hải Phòng]
E. Giáo phận Thái Bình
19. Hưng Yên [cai quản 9 phần của tỉnh Hưng Yên, phần còn lại dưới quyền cai quản của Địa phận Hải Phòng] [chuyên sản xuất quả nhãn ngon bậc nhất thế giới]
23. Thái Bình [với Tòa Giám Mục Giáo phận Thái Bình]
F. Giáo
phận Bùi Chu
24. Nam Định
[với
Tòa Giám Mục
Giáo phận Bùi Chu]
G. Giáo phận Phát Diệm
15. Hòa Bình [cai
quản 1 phần của tỉnh Hòa Bình,
phần còn lại dưới quyền cai quản của Địa phận Hưng Hoá]
25. Ninh Bình
[với
Tòa Giám Mục
Giáo phận Phát Diệm–Thủ phủ/Kinh đô của GHCGVN]
H. Giáo phận Thanh Hoá
26. Thanh Hoá [với Tòa Giám Mục Giáo phận Thanh Hoá]. Đặc biệt GPTH cai quản vùng Sầm Nứa–Lào.
I. Giáo phận Vinh
27. Nghệ An [với Tòa Giám Mục Giáo phận Vinh]
J. Giáo phận Hà Tĩnh
28. Hà Tĩnh
[với
Tòa Giám Mục
Giáo phận Hà Tĩnh]
29. Quảng Bình
II. Tổng Giáo phận HUẾ [Archdiocese of HUE]: danh sách các tỉnh ghi theo danh số chấm trên bản đồ [xem hình phía trên] theo từng Giáo phận. Riêng TGP HUẾ gồm các tỉnh sau đây:
30.
Quảng Trị
[Thành
phố vĩ tuyến 17, (phía Nam) trong thời chiến tranh VN]
[nơi có Thánh Địa LA VANG]
31. Thừa Thiên–Huế [Kinh
đô Nhà Nguyễn,
nơi đặt
tòa
Tổng Giáo phận Huế]
K. Giáo
phận Đà Nẵng
32. Đà Nẵng [Thành
phố hải cảng & biệt khu,
với
Tòa Giám Mục
Giáo phận Đà Nẵng]
33. Quảng Nam [gồm
Quảng Tín/Tam Kỳ VNCH]
L. Giáo
phận Qui Nhơn
34. Quảng Ngãi
35. Bình Định
[với
Tòa Giám Mục
Giáo phận Qui Nhơn]
36. Phú Yên
M. Giáo
phận Nha Trang
37. Khánh Hòa [với
Tòa Giám Mục
Giáo phận Nha
Trang]
VCR: Vịnh Cam Ranh, thành phố hải cảng thời VNCH
38. Ninh Thuận [Thị xã
Phan Rang]
N. Giáo
phận Kon Tum
40. Kon Tum
[với
Tòa Giám Mục
Giáo phận Kon Tum]
41. Gia Lai
[gồm Pleiku
cũ]
O. Giáo
phận Ban Mê Thuột
42. Darlac [gồm Ban Mê
Thuột, Phú bổn cũ, với
Tòa Giám Mục
Giáo phận Ban Mê Thuột]
43. Đắc Nông [gồm Quảng
Đức cũ]
III. Tổng Giáo phận SÀI GÒN [Archdiocese of SAIGON]: danh sách các tỉnh ghi theo danh số chấm trên bản đồ [xem hình phía trên] theo từng Giáo phận. Riêng TGP SÀI GÒN gồm Thành phố Sài Gòn ngoại trừ Củ Chi [nơi có Việt cộng subway được v+ đào trong chiến tranh VN (đọc thêm về Địa đạo Củ Chi)].
50. Sài Gòn [Biệt khu, gồm Gia Định/Biên Hòa cũ, là nơi đặt tòa Tổng Giáo phận Sài Gòn] [Sài Gòn có Củ Chi do Địa phận Phú Cường cai quản (đọc thêm về Địa đạo Củ Chi)]
P. Giáo
phận Phan Thiết
39. Bình Thuận [với
Tòa Giám Mục
Giáo phận Phan Thiết]
[Thủ phủ Nước mắm cá cơm danh tiếng thời VNCH]
Q. Giáo phận Bà Rịa–Vũng Tàu
49. Bà Rịa–Vũng Tàu [gồm
Phước Tuy cũ, với
Tòa Giám Mục
Giáo phận Bà Rịa]
R. Giáo phận Đà Lạt
44. Lâm Đồng [gồm Tuyên Đức, Đà Lạt, Di Linh Bảo Lộc cũ, với Tòa Giám Mục Giáo phận Đà Lạt]
S. Giáo phận Xuân Lộc
47. Bình Dương [cai
quản Dĩ An, phần còn lại dưới quyền cai quản của Địa phận Phú
Cường]
48. Đồng Nai
[gồm
Long Khánh/Xuân Lộc, Bình Tuy/Hàm Tân
cũ,
với
Tòa Giám Mục
Giáo phận Xuân Lộc]
T. Giáo phận Phú Cường
45. Bình Phước
[gồm
Phước Long, Bình Long/An Lộc cũ]
46. Tây Ninh
47. Bình Dương [cai
quản phần lớn
tỉnh Bình Dương ngoại trừ Dĩ An do Địa phận Xuân Lộc cai quản; với
Tòa Giám Mục
Giáo phận Phú Cường]
50. Cai quản
Củ Chi [v+ subway
(đọc thêm về
Địa đạo Củ Chi)]
thuộc thành phố Sài Gòn.
U. Giáo phận Mỹ Tho
51. Long
An
[gồm Kiến
Tường, Mộc Hoá cũ]
52. Tiền Giang [gồm
Định Tường, Mỹ Tho, Gò Công cũ,
với Tòa Giám Mục
Giáo phận Mỹ Tho]
56. Đồng Tháp [cai quản phần lớn tỉnh Đồng Tháp, phần còn lại do Địa phận Vĩnh Long cai quản]
V. Giáo phận Vĩnh Long
53. Bến Tre [gồm Kiến
Hòa, Trúc Giang cũ]
54. Trà Vinh [gồm Vĩnh
Bình, Phú Vinh cũ]
55. Vĩnh Long [với
Tòa Giám Mục
Giáo phận Vĩnh Long]
56. Đồng Tháp
[cai
quản 1 phần của tỉnh Đồng Tháp, phần còn lại do Địa phận Mỹ Tho
cai quản]
W. Giáo phận Long Xuyên
57. An Giang [gồm Long
Xuyên, Châu Đốc cũ,
với Tòa Giám Mục
Giáo phận Long Xuyên]
62. Kiên Giang
[gồm
Rạch Giá, Hà Tiên cũ]
PQ: Đảo Phú Quốc [Thủ phủ Nước mắm NHĨ danh tiếng thời VNCH]
X. Giáo phận Cần Thơ
58. Cần Thơ [Biệt
khu, thủ phủ miền Tây hay còn gọi là Tây Đô thời VNCH,
với Tòa Giám Mục
Giáo phận Cần Thơ]
59. Hậu Giang [gồm
Chương Thiện/Vi Thanh cũ]
60. Sóc Trăng [gồm Ba
Xuyên, Khánh Hưng cũ]
61. Bạc Liêu
63. Cà Mâu
Tóm Tắt
Giáo hội Công giáo Việt Nam thuộc Hội Thánh Công giáo Rô–ma hay La Mã. Gồm 27 Giáo phận có mặt trên khắp 3 miền Nam–Bắc–Trung [gồm cả cao nguyên] nước VIỆT NAM. Mỗi miền có một Tòa Tổng Giám Mục cai quản các Giáo phận trong vùng. Mỗi Giáo phận có một tòa Giám mục trông nom các Giáo xứ Công giáo tại địa phương.
–Miền Bắc có 11 Giáo phận trong đó bao gồm Tòa Tổng Giáo Phận HÀ NỘI;
–Miền Trung có 6 Giáo phận bao gồm Tòa Tổng Giáo Phận HUẾ; và
–Miền Nam có 10 Giáo phận tính cả Tòa Tổng Giáo Phận SÀI GÒN.
Giáo hội Công giáo chỉ có ba (3) thiên chức từ thấp đến cao nhất: phó tế [deacon], linh mục [priest]; và sau cùng là giám mục [bishop]. Giám mục cai quản Giáo phận hay Tổng Giáo phận; linh mục trông nom Giáo xứ tại địa phương dưới quyền của giám mục; và phó tế (người đã lãnh 6 chức thánh...) phụ tá cho giám mục hay linh mục hoặc phụ trách một số công việc trong một Giáo phận/Giáo xứ. Và giáo hoàng, hồng y, tổng giám mục trong Công giáo là các "giám mục" như bao giám mục khác không hơn không kém [ordinary bishops], sự khác biệt là công việc/job của mỗi vị.
Riêng về chức Phó tế: là những nam nhân đã lãnh 6 chức thánh, gồm 3 loại: 1. Phó tế để trở thành linh mục, sẽ nhận chức thứ 7 sau cùng và phải độc thân vĩnh viễn [chức thánh thứ 7 có thể hiểu là lời khấn trọn đời]; 2. Phó tế độc thân, vì một lý do nào đó không trở thành linh mục nhưng muốn ở vậy để phục vụ Giáo hội trọn đời, nơi cư ngụ thường là các nhà xứ; 3. Phó tế có gia đình, tức không muốn làm linh mục, nhưng lại muốn làm chồng làm bố, người này là thường dân như bao người dân trong vùng, phải làm lụng vất vả ngoài việc giúp Giáo xứ trong các vấn đề liên quan đến mục vụ của Giáo dân tại các Giáo xứ địa phương. Ở Mỹ, loại 3 rất phổ thông.
Chú ý: Hội thánh Công giáo Rô–ma chỉ cho phép linh mục & giám mục mới được ngồi tòa giải tội.
Ghi chú: nhìn vào bản đồ ta thấy con số La mã "III" mầu đỏ – đó là Tổng Giáo Phận Sài Gòn; trên đầu của bản đồ Sài Gòn [mầu vàng] xuất hiện một hình tam giác nhỏ mầu đỏ, đó là quận "Củ Chi". Trước 1975 Củ Chi thuộc Bình Dương, nay lại thuộc Sài Gòn. Trong thời chiến [tranh VN] nơi đây có một "địa đạo" [tạm dịch "subway"] do bọn v+ đào để phá hoại VNCH... Đọc thêm về Địa đạo Củ Chi. –bkt
Bản Đồ VN với Tên 27 Giáo Phận CGVN
Phụ Lục
Nguồn Tài liệu tham khảo: 27 Giáo phận CGVN dưới đây:
I. Tổng Giáo phận HÀ NỘI [Archdiocese of HANOI]
A. Hưng Hoá | B. Lạng Sơn–Cao Bằng | C. Bắc Ninh | D. Hải Phòng | E. Thái Bình
F. Bùi Chu | G. Phát Diệm | H. Thanh Hoá | I. Vinh | J. Hà Tĩnh
II. Tổng Giáo phận HUẾ [Archdiocese of HUE]
K. Đà Nẵng | L. Qui Nhơn | M. Nha Trang | N. Kon Tum | O. Ban Mê Thuột
III. Tổng Giáo phận SÀI GÒN [Archdiocese of SAIGON]
P. Phan Thiết | Q. Bà Rịa–Vũng Tàu | R. Đà Lạt | S. Xuân Lộc
T. Phú Cường | U. Mỹ Tho | V. Vĩnh Long | W. Long Xuyên | X. Cần Thơ
Ghi chú
Danh sách các Đảo [lớn], Quần đảo ngoài khơi Việt Nam không ghi trong danh sách các Giáo phận CGVN:
BLV: Đảo Bạch Long Vĩ
HS: Quần đảo
Hoàng Sa
[đã bị
quân Tầu chiếm]
TS: Quần đảo Trường Sa
[đã bị
quân Tầu chiếm]
CL: Đảo Côn Lôn/Côn Sơn
D. Danh sách
các Vịnh/Vũng dọc Duyên hải Việt Nam:
VHL: Vịnh
Hạ Long [nằm trong Vịnh
Bắc Việt/Bắc Bộ (Gulf of Tonkin)]
VA: Vũng Áng, Hà Tĩnh
VR: Vũng Rô, Phú Yên
VCR: Vịnh Cam Ranh
[giữa
Khánh Hòa & Ninh Thuận]
VT: Vũng Tàu, Bà Rịa
HẾT
Vị trí Việt Nam trên quả địa cầu
Vị trí địa lý VN [Vietnam Geolocation]
trên quả địa cầu:
Việt Nam tọa lạc trên Vĩ tuyến
[Latitude],
Kinh tuyến
[Longitude]:
16.94043° N, 106.81643° E.
Nằm phía đông và bắc của hai bán cầu, giữa đường xích đạo, trong
vùng Đông Nam Á, là khu địa lý được thế giới công nhận thuộc lục địa
Châu Á. Đông giáp Thái Bình Dương
[Pacific Ocean], Vịnh
Bắc Việt/Bắc Bộ
[Gulf of Tonkin], Biển
Đông Nam Á
[Sea of Southeast Asia, tên cũ là Biển Nam Hải],
và Vịnh Thái lan [Gulf of Thailand]; Bắc giáp Tầu; Tây
giáp Lèo & Miên.
–Diện
tích: 331,211km²
[tương đương với
127,880 dặm vuông (sq mile)].
–Dân
số: 96.46 triệu người
[thống kê
2019].
–Mật độ dân số:
trung bình 260/km², xếp thứ 5
[nước
đông dân nhất] trên thế giới.
–Duyên
hải: có bờ biển dài 3,444km
[2,140mi] từ bắc xuống nam.
–Điểm
cao nhất:
3,144m
[10,315ft]
– là
núi
Fansipan
thuộc rặng Hoàng Liên Sơn, tọa lạc trên cao nguyên
Sapa
[Cha–pa]
thuộc tỉnh Lào Cay
[11]. Là ngọn núi cao nhất Đông Dương
[Việt–Miên–Lèo].
THIÊN SỨ MICAE – BỔN MẠNG SĐND VNCH
|
Hình nền: phong cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML–5 hay cao hơn.
Nguồn: bkt sưu tầm & trình bày
Đăng ngày Thứ Năm,
August 6, 2020
Ban kỹ thuật
Khoá 10A–72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH
GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư:
Liên lạc
Trở lại đầu trang