Gia
Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Hòa
Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới
Peace As The Fruit
Of Justice and Solidarity
(Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39)
http://www.conggiaovietnam.net
conggiaovietnam@gmail.com
Bản
tin CGVN
Chủ đề:
Thánh Giu–se
Chúa Nhật II MÙA
VỌNG năm C
Tác giả:
Lm. Giuse Phan
Quang Trí, O.Carm
Bấm vào đây để in ra giấy (Print)
Kính mời theo dõi video tại đây:
https://bit.ly/3dtoBt2
Khi năm biệt kính Thánh Cả Giu–se khép lại [1] thì cũng là lúc Giáo Hội Hoàn Vũ đang chìm lắng trong bầu khí tĩnh lặng sốt sắng của Mùa Trông Đợi. Trong giai đoạn chuyển tiếp từ thời Cựu Ước sang thời Tân Ước, cùng với Đức Trinh Nữ Maria, thánh Giu–se là một trong những nhân vật đầu tiên được đón nhận tin mừng về thời khắc Con Thiên Chúa hạ sinh làm người. Như dân Israel, các ngài cũng mặc lấy tâm tình chờ đợi Đấng Thiên Sai. Về phần mình, Thánh Giu–se đã mau mắn gác lại mọi toan tính riêng tư và vui vẻ đón nhận kế hoạch mà Thiên Chúa dành riêng cho ngài. Kế hoạch của Thiên Chúa thì cao siêu diệu vợi vượt xa trí hiểu biết thông thường của con người (x. Isaia 55, 8–9). Con đường mà thánh Giu–se vâng lời dấn thân vào chắc chắn không phải là một hành trình dễ dàng.
Đứng trước màn đêm huyền nhiệm của ơn Chúa kêu gọi, Đấng Công Chính thuộc dòng dõi Vua Đa–vít đã can đảm bước tới nhờ ánh sáng của ngọn đuốc đức tin và ngài “lao mình về phía trước” với hành trang là một con tim hoàn toàn thuộc trọn về Chúa. Thánh Nữ Tê–rê–sa Giê–su (hay còn gọi là Tê–rê–sa Avila) định nghĩa chiêm niệm là khao khát Thiên Chúa và giải thích rằng trong chiêm niệm, chúng ta trao hiến toàn bộ con tim của chúng ta cho Chúa để Ngài lấp đầy mọi khoảng không sâu thẳm của tâm hồn chúng ta [2]. Khi xưa, thánh Giu–se đã bám chặt vào Chúa và để cho Chúa hoàn toàn chiếm lĩnh con người của ngài. Thánh Giu–se đã nhìn nhận mọi sự bằng ánh mắt của Chúa, đã cảm nghiệm mọi tình huống bằng con tim của Chúa, và đã làm mọi thứ bằng đôi tay của Chúa. Nhờ đó mà ngài đã đủ sức kiên nhẫn để chờ đợi, đầy phấn khởi hân hoan để đón chào, và đủ tận tụy kiên quyết để chăm sóc giữ gìn Chúa Cứu Thế theo đúng như từng kế hoạch mà Thiên Chúa đã lập nên. Ngày nay, đang khi cất lên lời kinh thống thiết “Maranatha, lạy Chúa xin hãy đến!” (x. Kh 22, 20), Hội Thánh lữ hành khẩn khoản ngước nhìn lên mẫu gương chiêm niệm của Thánh Bổn Mạng Giu–se và học nơi ngài bí quyết giữ vững “niềm hy vọng hồng phúc” trong khi “trông chờ ngày trở lại của Đức Giê–su Ki–tô, Đấng Cứu Độ chúng ta” [3].
Chiêm Niệm: Nhận Thức của Đức Tin
Trong khi trình bày những suy tư của
mình về hình thức cầu nguyện chiêm niệm, linh mục Thomas Merton,
một thần học gia nổi tiếng trong lĩnh vực thần học linh đạo của
thế kỷ XX đã định nghĩa chiêm niệm chính là “nhận thức thiêng
liêng”. Chiêm niệm không hẳn là “thị kiến” mà là “đỉnh cao đức
tin” hay là chiều sâu thăm thẳm của lòng tin. Trong chiêm niệm,
tâm hồn con người ta không cần phải được thấy các “thị kiến” mà
vẫn nhận biết được những thực tại siêu nhiên. Chiêm niệm chính là
cảm nghiệm được “sự đụng chạm” của Thiên Chúa. Một khi được Thiên
Chúa chiếm trọn tâm hồn thì con người ta tức khắc sẽ tỏa ra sự
thánh thiện của Chúa, sẽ phản chiếu ánh sáng thông tuệ của Ngài.
Chính vì thế mà trong đời sống trí tuệ và tâm linh của con người,
theo cha Thomas Merton, thì chiêm niệm là biểu hiện cao nhất của
sự khôn ngoan và sự thánh thiện
[4].
Chẳng vì thế mà chúng ta nhận ra nơi con người của thánh Giu–se
cả một nếp sống nội tâm sâu sắc. Thái độ trung tín và hành vi
phục tùng của ngài chứng tỏ rằng thánh Giu–se được Chúa ban cho
khả năng nhận thức siêu việt. Nhận thức ấy là hoa trái của một
đời sống kết hiệp mật thiết sâu xa với Chúa trong chiêm niệm nội
tâm. Cha Nuôi Chúa Giê–su có thể đưa ra những quyết định sáng
suốt và bộc lộ một sự tự do chín chắn trong mọi lựa chọn của ngài
là vì ngài luôn vâng nghe theo Thần Khí
(x. Ga 14, 26).
Trong thời đại mà con người ta đánh giá
lẫn nhau chủ yếu dựa trên hiệu năng công việc và cơn lốc cạnh
tranh khốc liệt do cơ chế thị trường gây ra thì khí chất khiêm hạ
và bản tính nhẫn nại của Thánh Giu–se quả là những đặc điểm khó
có thể được con người thời nay chấp nhận. Làm cách nào mà thánh
Giu–se có thể phục vụ kế hoạch của Thiên Chúa một cách trung
thành tận tụy đến thế? Thánh Giáo Hoàng Gioan Phao–lô II trình
bày cho chúng ta một câu trả lời xác đáng trong Tông huấn
Redemptoris Custos (Đấng gìn giữ Chúa Cứu Thế) của ngài.
Trước hết, chúng ta phải thừa nhận rằng
bao trùm lấy tất cả mọi câu chuyện Thánh Kinh liên quan đến Thánh
Giu–se là một bầu khí thinh lặng nhiệm mầu. “Chính sự thinh lặng
ấy bộc lộ một cách đặc biệt chân dung nội tâm” của Thánh Giu–se
[5].
Ẩn chứa trong từng “hành động” của ngài là cả “một bầu khí chiêm
niệm sâu xa” [6].
“Sự hy sinh hoàn toàn, mà qua đó thánh Giu–se hiến dâng trọn vẹn
cuộc sống cho những yêu cầu của [kế hoạch cứu rỗi nhân loại] chỉ
có thể hiểu được trong ánh sáng đời sống nội tâm sâu xa của ngài
mà thôi. Chính đời sống nội tâm này [...] mang lại cho ngài những
suy luận và sức mạnh mà chỉ những tâm hồn đơn sơ và trong sáng
mới có được mà thôi. [Đời sống nội tâm ấy cũng] giúp cho ngài có
khả năng đưa ra những quyết định quan trọng... như quyết định
ngay lập tức đặt tự do của mình trước sự quan phòng của Thiên
Chúa, cũng như trao phó vào tay Thiên Chúa ơn gọi nhân bản chính
đáng và hạnh phúc hôn nhân cá nhân của mình, để chấp nhận các
điều kiện, trách nhiệm và gánh nặng của một gia đình, và từ khước
tình yêu đôi lứa tự nhiên vốn là nền tảng nuôi dưỡng gia đình để
chọn một tình yêu trinh khiết không thể sánh ví.”
[7]
Chiêm Niệm: Khao Khát Thiên
Chúa
Linh đạo Cát Minh, nhất là các chia sẻ thần bí của thánh Tê–rê–sa
Avila và Gioan Thánh Giá, nhấn mạnh rằng chiêm niệm là tặng phẩm
đến từ Thiên Chúa (x.
Giê–rê–mia 31, 33).
Nhưng để đạt đến trạng thái ân sủng đó thì con người trước tiên
cần phải mở lòng mình ra. Con người phải biết kiếm tìm và khát
khao Thiên Chúa. Thái độ cởi mở được bộc lộ qua nhiều cách thế
khác nhau, chẳng hạn như việc chúng ta “lắng tai” nghe tiếng Chúa
thì thầm trong khi cầu nguyện, hoặc qua việc chúng ta chăm chú để
ý đến sự hiện hữu của Thiên Chúa trong cõi thâm sâu của tâm hồn
chúng ta [8].
Trong khi chiêm niệm, người tín hữu chiêm ngắm và tín thác toàn
bộ sự hiện hữu của bản thân cho Chúa. Mối tương quan giữa Thiên
Chúa và người ấy lúc bấy giờ trở nên khắng khít thân mật hơn cả
tình cha con ruột thịt. Trong khi mở lòng ra với Chúa, Thần Khí
của Ngài sẽ khơi lên trong chúng ta ý định tuyệt đối trung thành
và cảm giác bình an khiến chúng ta mạnh dạn “buông mình” vào vòng
tay từ ái của Chúa quan phòng.
Nơi Thánh Giu–se chiêm niệm, cả ba nhân đức tin tưởng, phó thác
và mến yêu như hòa quyện với nhau. Trong khi hành động vì đức
tin, thánh nhân khiêm tốn đặt mình dưới sự hướng dẫn của Chúa
Thánh Thần và hoàn toàn vâng phục mọi ý định do Chúa Cha truyền
dạy. Chúng ta xác quyết rằng nơi mẫu gương Giu–se chiêm niệm,
khiêm tốn và vâng phục, những người khát khao nên giống Chúa
Ki–tô dễ dàng tìm ra bí quyết để biến ước mơ này thành hiện thực.
“Ai trung tín trong việc rất nhỏ, thì cũng trung tín trong việc
lớn”
(Lc 16: 9).
Thánh nữ Tê–rê–sa Giê–su đã từng quả quyết rằng khiêm nhường là
nền tảng của mọi đức tính tốt lành khác
[9]. Một tâm hồn muốn
thăng tiến các nhân đức khác thì nhất định phải rèn luyện cho
được nhân đức khiêm nhường. Vì thánh Cả Giu–se là mẫu gương khiêm
hạ và vâng phục nên người cũng là bậc thầy của nhiều nhân đức cao
trọng khác nữa. Cũng từ kinh nghiệm thiêng liêng, Thánh Tê–rê–sa
nhận ra rằng Thánh Giu–se không chỉ là Đấng Bảo Trợ mà còn là
thầy dạy của những ai năng thực hành cầu nguyện
[10].
Cha Nuôi Chúa Giê–su vì vậy mà trở nên rất gần gũi với tất cả
chúng ta, mọi thành phần của một Hội Thánh lữ hành, một Hội Thánh
cầu nguyện, một Hội Thánh đang mong mỏi ngày kết hiệp viên mãn
cùng với Đấng Lang Quân là Chúa Giê–su Ki–tô khi Ngài lại đến
trong vinh quang của Ngài.
Chiêm Niệm: Tìm Vui trong Thi
Hành Thánh Ý
Có một điểm đặc biệt là trong kho tàng
tu đức của Hội Thánh Công Giáo, thánh Giu–se hầu như chưa bao giờ
được nhắc đến như một môn đệ của Đấng Cứu Thế trong khi đó Đức
Maria thì hay được ca tụng như “môn đệ đầu tiên” và “môn đệ chân
chính” của Đức Ki–tô
[11]. Có lẽ
là vì không như Đức Trinh Nữ Maria, thánh Giu–se đã lui vào trong
bóng tối của sự thinh lặng một cách bí nhiệm kể từ khi Chúa
Giê–su bắt đầu rao giảng công khai. Trong khi đó, Đức Maria là
người đã dõi theo sát bước đường sứ vụ của Con Chí Ái Mẹ kể từ
dấu lạ đầu tiên tại tiệc cưới Cana cho đến khi Người Con ấy trút
hơi thở cuối cùng trên Thập Giá. Tuy vậy, thánh Giu–se giống với
vị hôn thê của ngài ít là ở điểm này: suốt đời thánh nhân, ngài
đã hết lòng tận tụy trung thành gánh vác sứ mạng Thiên Chúa giao
phó. Tuy Giáo Hội thường nhắc đến thánh Giu–se bằng những danh
xưng khác nhau như “Cha Nuôi”, “Đấng Bảo Vệ” chứ chưa bao giờ
chính thức nói về ngài như một “môn đệ” của Chúa Ki–tô, chúng ta
vẫn nhận thấy nơi người hình ảnh của người môn đệ được Chúa ưu ái
chúc phúc: “Phúc thay ai lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa”
(Mc 3:35; Lc 11:27)
[12]. Chiều
sâu chiêm niệm thể hiện qua thái độ chuyên chăm cầu nguyện và một
đời sống kết hiệp mật thiết với Chúa khiến cho thánh Giu–se hiểu
được thế nào là “bước đi trên đường thánh ý”. Không phải nhờ danh
xưng nhưng nhờ chứng tá, thánh Giu–se xứng đáng được tuyên dương
là bậc thầy mẫu mực có đủ khả năng truyền đạt bí quyết trung
thành cho những ai muốn dõi bước đi theo Chúa Giê–su Ki–tô.
Năm thánh Giu–se kết thúc nhưng chắc
chắn mẫu gương nhân đức của ngài sẽ tiếp tục khơi lên niềm hứng
khởi và thôi thúc chúng ta trở nên những “Giu–se mới” cho thế
giới hôm nay. Như Cha Nuôi Đấng Cứu Thế, chúng ta được mời gọi
tìm kiếm “hạnh phúc không chỉ ở sự hy sinh bản thân mà ở sự tự
hiến”. Học nơi thánh Giu–se, chúng ta trở nên chứng nhân sống của
niềm hy vọng Ki–tô Giáo, mọi người sẽ “chẳng bao giờ thấy nỗi
thất vọng mà chỉ toàn thấy niềm tin tưởng cậy trông” nơi con
người chúng ta. “Sự thinh lặng kiên nhẫn của Đấng Công Chính” sẽ
luôn là mục tiêu để chúng ta vươn tới trong ứng xử hàng ngày của
chúng ta [13].
Học theo gương Thánh Giu–se chiêm niệm, chúng ta liên lỉ tìm kiếm
Thiên Chúa trong nguyện cầu và yêu mến Chúa trong anh chị em tha
nhân.
Lạy
thánh Giu–se diễm phúc, xin hãy tỏ ra ngài là cha của chúng con
và hướng dẫn chúng con đi trên đường đời. Xin ban cho chúng con
ân sủng, lòng thương xót và ơn can đảm. Xin bảo vệ chúng con khỏi
mọi sự dữ. Amen.
Rô–ma, 05/12/2021
Lm. Giuse Phan Quang Trí, O.Carm
Hẹn gặp lại
Tác giả chú thích:
[1] Ngày
08/12/2020, ĐTC Phanxicô ra Tông Thư Patris Corde (Tấm Lòng Hiền
Phụ) công bố năm đặc biệt về Thánh Giuse từ 08/12/2020 đến
08/12/2021. Tham khảo
https://www.vaticannews.va/vi/pope/news/2020-12/dtc-phanxico-nam-dac-biet-thanh-giuse.html,
truy cập 08/12/2020.
[2] X. “The Book of Her Life”, Ch.8, mục số 5
trong The Collected Works of St. Teresa of Avila, Washington DC:
Institute of Carmelite Studies, 1976, I, 67.
[3] X.
Lời nguyện tiếp theo sau Kinh Lạy Cha, phần hiệp lễ trong Sách Lễ
Rôma.
[4] X. Thomas Merton, New Seeds of Contemplation,
New York: New Directions Books, 2007, Ch.1, Ch.3 và Ch.6.
[5]
ĐGH Gioan Phaolô II, Tông Huấn Redemptoris Custos, 1989,
25.
[6] Ibid.
[7] Ibid, 26.
[8] X. Thánh
Têrêsa Giêsu, “The Book of Her Life”, Ch.8, mục số 5 trong The
Collected Works of St. Teresa of Avila, Washington DC: Institute
of Carmelite Studies, 1976, I, 67.
[9] X. Têrêsa
Giêsu, The Way of Perfection (Đường Hoàn Thiện), 4, 4.
[10] Têrêsa
Giêsu, Tự Thuật, Ch. VI, 9 (bản Tiếng Anh do David Lewis dịch từ
thủ bản tiếng Tây Ban Nha, Tan Books and Publishers, 1997, trang
37), trích trong Bề Trên Tổng Quyền hai nhánh O.Carm và OCD,
Thánh Giuse–Bổn Mạng Dòng Cát Minh: Thư Gửi Đại Gia Đình Cát Minh
dịp KN 150 Năm Công Bố Thánh Giuse Bổn Mạng Giáo Hội Hoàn Vũ, 6.
Tham khảo
https://www.ocarm.org/en/citoc/st-joseph-patron-carmel,
truy cập 08/12/2020.
[11] Redemptoris Mater, 41. Thánh Augustinô, Bài Giảng
25, 7 trích từ PL 46, tr. 937–938; ĐGH Phaolô VI, Tông Huấn
Marialis Cultus (về các thực hành đạo đức bình dân liên quan đến
Thánh Mẫu Học); ĐGH Gioan Phaolô II, Catechesi Tradentae (Giáo Lý
trong thời nay), 73; ĐGH Gioan Phaolô II, Tông Thư Rosarium
Virginis Mariae (Về Kinh Mân Côi); Thư Mục Vụ của Hội Đồng Giám
Mục Hoa Kỳ, Behold Your Mother: Woman of Faith (Này là Mẹ Con:
Người Nữ Đức Tin), 1973, 81.
[12] Xem Paul
Haffner, The Mystery of Mary (Tạm dịch: Mầu Nhiệm Đức Maria),
Gracewing, 2005, 177–178.
[13] Các trích dẫn trong phần này xin xem
ĐTC Phanxicô, Tông Thư Patris Corde.
GHI DANH
NHẬN VIDEO Thánh Kinh 100 Tuần
Kính thưa Quý Cha, Quý Vị và đặc biệt
các Bạn Trẻ.
Vì kênh Youtube của chúng con còn quá mới mẻ và kém cỏi về mọi
mặt, nên chúng con rất cần mọi người giúp phổ biến các bài Thánh
Kinh 100 Tuần. Vậy những ai có nhu cầu học hỏi hoặc có khả năng
giúp phổ biến những videos này, xin vui lòng GHI DANH tại
conggiaovietnam@gmail.com – chúng con sẽ gởi trực tiếp cho từng
người qua DRIVER (email) tất cả các files GỐC ngay sau khi biên
tập xong (hiện nay đã có 21 bài).
Về kỹ thuật thì xin chú ý: thực chất
các files Gốc này đang nằm trên những hộp thư của chúng con, (Quý
Vị chỉ nhận đường LINK nên không sợ hộp thư bị đầy) và mọi người
đều có thể xem, chuyển cho nhau hoặc tải về máy được. Sau khi đã
có file Gốc các videos, xin mỗi người tùy nghi sử dụng theo ý tự
do của mình – Miễn là Lời Chúa được rao giảng - chúng con chẳng
những KHÔNG GIỮ BẢN QUYỀN gì cả mà còn rất biết ơn những ai giúp
phổ biến.
Khi
nhận được, kính mong Quý Cha có thể chiếu trên màn hình cho cả
giáo xứ xem, hoặc chuyển cho người khác, hoặc đưa lên Facebook,
Youtube tùy ý...
Chúng con đặc biệt trân trọng và tín
nhiệm Các Bạn Trẻ, họ rất thông minh, sáng kiến và đầy nhiệt
thành, và nhất là chính họ cũng có dịp sẽ được học Thánh Kinh.
Bản thân chúng con cũng rất biết ơn Chúa và các Tác Giả, Diễn Giả
vì nhờ việc này mà chúng con được học biết về Chúa, và nay chúng
con cảm thấy có trách nhiệm phải chia sẻ cho mọi người. Có vô số
điều người giáo dân chúng con vì đã “có đạo” quá lâu rồi nên cứ
nghĩ là mình đã biết hết... nhưng thực ra ngay cả những điều căn
bản nhất có khi cũng đã chưa biết hoặc quên sót.
Chúng con xin chân thành cảm ơn.
BBT CGVN
GIỚI THIỆU KÊNH YOUTUBE của BBT CGVN
“Thời bình mài kiếm, thời chiến đọc thư”
Dịch bệnh
chính là thời gian mọi người rất cần Chúa, rất dễ gặp được Chúa,
có nhiều cơ hội để chia sẻ về Chúa cho nhau... xin cầu chúc mọi
người luôn bình an và may mắn trong Chúa - Kênh Youtube của BBT
CGVN duy chỉ có Chúa là trên hết, mọi sự khác chỉ là thứ yếu.
Chân thành cảm ơn mọi người đã đồng
hành với BBT CGVN.
Trang chủ của kênh:
https://bit.ly/3amGNSW
Chúng con xin sơ lược các chuyên đề và
chuyện mục đã và đang được liên tục xây dựng trên kênh:
Học Kinh Thánh với Sr Cảnh Tuyết, OP.
Chúng con đã có được 13 bài, trong đó chỉ cần với 8 bài đầu là đã
tạm đủ cho mọi người nắm bắt được Phần Nhập Môn Kinh Thánh, và có
thể tự mình tiếp tục học hỏi. Xem tại đây:
https://bit.ly/3asDBFu.
Đọc & Học Thánh Kinh 100 Tuần: chuyên
đề này do Đức Cha Phêrô Nguyễn Khảm phụ trách chính, trước đây vì
hoàn cảnh chỉ có thể thực hiện audio, nay chúng con cố gắng bổ
sung thêm hình ảnh minh họa và biến thành video giúp cho người
xem dễ tiếp thu hơn. Đây là một giáo trình thật tuyệt vời đã từng
gặt hái những kết quả to lớn tại nhiều quốc gia bạn, đem về Việt
Nam lại được trình bày bởi một giáo sư chuyên về giảng thuyết.
Hiện nay chúng con đã đưa lên kênh được 21 bài và sẽ tiếp tục cho
đến hết. Nếu tính cả các bài Giáo Lý Thánh Kinh, chúng ta có tổng
cộng trên 160 bài. Xem tại đây:
https://bit.ly/3x3DZoc (Vì lý do kỹ
thuật hiện có một số bài không xuất hiện công khai trên kênh, nên
xin: Nếu ai có nhu cầu học, xin ghi danh tại đây để nhận bài trực
tiếp qua email:
conggiaovietnam@gmail.com)
Thực Hành Lectio Divina: Do Viện Phụ M.
Bảo Tịnh, Đan Viện Mỹ Ca. Đây là những bài giúp thực hành Lectio
Divina hết sức quý báu mà chúng con đã được Viện Phụ dạy dỗ từ
hơn mười năm rồi, nay chính chúng con cảm thấy có trách nhiệm
phải giới thiệu cho mọi người cùng được hưởng nhờ. Vừa qua Viện
Phụ đã về Trời, nhưng tất cả các tài liệu quý báu này, chúng con
vẫn hết sức trân trọng giữ gìn. Tên gọi Lectio Divina tuy còn khá
xa lạ với Giáo Dân Việt Nam, nhưng chính Đức Thánh Cha Benedicto
XVI đã quả quyết: “Việc thực hành Lectio Divina, nếu được làm
cách hữu hiệu, sẽ đem lại cho Hội Thánh một mùa xuân thiêng liêng
mới mẻ, tôi đoan chắc như thế”. (Ngày 16/09/2005) – Chúng ta có
thể nhớ một nền tảng quan trọng sau đây: “Học Thánh Kinh là để sở
hữu Lời, Thực hành Lectio Divina là để lụy phục Lời”. Cả hai điều
này đều cần thiết và bổ túc cho nhau, nhưng xin đừng quên lụy
phục Lời thì cần thiết và giá trị hơn sở hữu Lời. Xem tại đây:
https://bit.ly/3jwgHUn.
Ngoài ra chúng con còn nhiều các chuyên
mục khác như:
Quà Tặng Tin Mừng của nhiều tác giả:
https://bit.ly/3A3tF1y
Tôi Tin, Chúng Tôi Tin của nhiều tác
giả: https://bit.ly/2U4oy0G
Như Giọt Nước Tan Trong Đại Dương được
dịch từ các videos nước ngoài rất uy tín:
https://bit.ly/35V28l3
Sức Mạnh Tình Yêu của Lm Lê Văn Quảng,
Psy.D:
https://bit.ly/3xVI2TI
Nhìn Xuống Cuộc Đời của Nhà Văn Quyên
Di:
https://bit.ly/2T1TIpj
Huế – Saigon – Hanoi của nhiều tác giả:
https://bit.ly/3vUi8hT
Chuyện Mỗi Tuần của Lm Giuse Ngô Mạnh
Điệp: https://bit.ly/3x2q8yq
v.v.
Kính thưa Quý vị, đặc biệt các bạn trẻ,
Trong số những người thân của chúng ta.
Không phải tất cả đều đã có máy điện toán (vi tính) hoặc có dùng
email, hoặc đã có thể nhận được những thông tin này...
Vì vậy, xin hãy ủng hộ chúng tôi bằng
cách phổ biến thông tin này bằng email hoặc in ra, photocopy và
gởi cho người thân của Quý vị. Đặc biệt xin gởi cho những ai chưa
có sử dụng internet.
Xin chân thành cám ơn
conggiaovietnam@gmail.com
http://www.conggiaovietnam.net
Bấm vào đây để in ra giấy (Print)
Trang Quân nhân Công giáo GĐMĐVN/HTĐ&PC
THIÊN SỨ MICAE – BỔN MẠNG SĐND VNCH
|
Hình nền: thắng cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML–5 hay cao hơn.
Nguồn: Internet eMail by conggiaovietnam@gmail.com chuyển
Đăng ngày Thứ Ba,
December 7, 2021
Ban Kỹ Thuật
Khóa 10A–72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH
GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư:
Liên lạc
Trở lại đầu trang