Bắc đẩu tinh

 

Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Trang Tuyên úy CG/GĐMĐVN–HTĐ
Chủ đề:
TM CNPS–II/LCTX
Tác giả: Nhiều Tác giả

CN II PHỤC SINH
KÍNH LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT
TIN MỪNG

 

Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)

 


Ga 20, 19–31

Vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần, những cửa nhà các môn đệ họp đều đóng kín, vì sợ người Do Thái; Chúa Giê–su hiện đến, đứng giữa các ông và nói rằng: “Bình an cho các con”. Khi nói điều đó, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn Người. Bấy giờ các môn đệ vui mừng vì xem thấy Chúa. Chúa Giê–su lại phán bảo các ông rằng: “Bình an cho các con. Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con”. Nói thế rồi, Người thổi hơi và phán bảo các ông: “Các con hãy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội ai, thì tội người ấy được tha. Các con cầm tội ai, thì tội người ấy bị cầm lại”. Bấy giờ trong Mười hai Tông đồ, có ông Tô–ma gọi là Ði–đy–mô, không cùng ở với các ông khi Chúa Giê–su hiện đến. Các môn đệ khác đã nói với ông rằng: “Chúng tôi đã xem thấy Chúa”. Nhưng ông đã nói với các ông kia rằng: “Nếu tôi không nhìn thấy vết đinh ở tay Người, nếu tôi không thọc ngón tay vào lỗ đinh, nếu tôi không thọc bàn tay vào cạnh sườn Người, thì tôi không tin”.

Tám ngày sau, các môn đệ lại họp nhau trong nhà và có Tô–ma ở với các ông. Trong khi các cửa vẫn đóng kín, Chúa Giê–su hiện đến đứng giữa mà phán: “Bình an cho các con”. Ðoạn Người nói với Tô–ma: “Hãy xỏ ngón tay con vào đây, và hãy xem tay Thầy; hãy đưa bàn tay con ra và xỏ vào cạnh sườn Thầy; chớ cứng lòng, nhưng hãy tin”. Tô–ma thưa rằng: “Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con!” Chúa Giê–su nói với ông: “
Tô–ma, vì con đã xem thấy Thầy, nên con đã tin. Phúc cho những ai đã không thấy mà tin”.

Chúa Giê–su còn làm nhiều phép lạ khác trước mặt các môn đệ, và không có ghi chép trong sách này. Nhưng các điều này đã được ghi chép để anh em tin rằng Chúa Giê–su là Ðấng Ki–tô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sống nhờ danh Người.

 


CHIA SẺ TIN MỪNG
Con đường của Lòng Tin là con đường của Lòng Mến

 

Chúa nhật II phục sinh, Giáo hội tuyên dương lòng thương xót Chúa. Thánh Giáo hoàng Gio–an Phao–lô II đã thiết lập lễ này đáp lại ý Chúa muốn qua thánh nữ Maria Faustina: “Ta muốn ngày lễ kính lòng thương xót là một trợ giúp và là nơi trú ẩn cho mọi linh hồn và nhất là cho những người tội lỗi đáng thương. Trong ngày ấy, lòng thương xót của Ta sẽ rộng mở, Ta sẽ tuôn đổ một đại dương hồng ân xuống các linh hồn đến gần nguồn mạch lòng thương xót của Ta” (Tiểu nhật ký, số 699) . Đức Thánh Cha Gio–an Phao–lô II qua đời vào đêm cuối tuần Phục Sinh đầu tiên (ngày 2 tháng 4 năm 2005). Lòng thương xót Chúa đã chiếu một luồng ánh sáng vào cái chết của một vị thánh thời đại.

Lòng thương xót của Chúa được biểu lộ qua cuộc thương khó và cái chết của Ngài trên thập giá. Điều quan trọng được Thánh Kinh ghi nhận là thân xác phục sinh của Chúa Giê–su vẫn còn mang thương tích của cuộc khổ nạn, vẫn còn lỗ đinh ở chân tay và vết giáo đâm ở cạnh sườn. Tin Mừng phục sinh là Tin Mừng về các vết thương đã lành nay thành những vết sẹo. Lòng thương xót ghi đậm nét nơi các vết thương trên thân thể Chúa. Vì thế, việc đầu tiên khi hiện ra với các môn đệ, sau khi trao ban bình an, là Chúa cho các ông xem các vết thương ở tay và cạnh sườn, các môn đệ vui mừng và bình an.

Lòng thương xót Chúa đối với con người trước và sau phục sinh không thay đổi, vì Chúa Giê–su vẫn là một để cho người ta nhận ra Ngài. Vết thương diễn tả lòng thương yêu của Chúa với con người không thay đổi. Ngài còn khoe và cho phép Tô–ma lấy tay kiểm tra vết thương. Chúa không che dấu, không tiếc xót dù Tô–ma có cứng lòng, đòi thực tế phải thấy mới tin.

Đức tin của Tô–ma

Chúa sống lại, các môn đệ không dễ dàng tin, thánh sử Lu–ca kể: “Khi từ mộ trở về, các bà Maria Mac–đa–la, bà Gio–an–na và bà Maria, mẹ ông Gia–cô–bê và các bà khác cùng đi với mấy bà này. Các bà kể cho Nhóm Mười Một và mọi người khác biết tất cả những sự việc ấy. Nhưng các ông cho là chuyện vớ vẩn, nên chẳng tin” (Lc 24,11). Thánh Mát–thêu thuật lại: khi mấy người phụ nữ báo tin cho các môn đệ: Chúa đã sống lại rồi, các ông cũng hoài nghi. Rồi, “khi thấy Người, các ông bái lạy, nhưng có mấy ông lại hoài nghi” (Mt 28,17). Riêng Tô–ma đã nói một câu quyết liệt: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin.” Đây là kiểu tin bằng lý luận kiểm chứng, chỉ tin khi thấy, khi đã có đủ bằng chứng rõ ràng hiển nhiên.

Tô–ma đại diện cho những người lý luận, cái gì cũng muốn xem tận mắt, bắt tận tay. Chỉ tin những gì thấy được. Chỉ chấp nhận những gì sờ được. Đòi kiểm nghiệm tất cả. Đòi tự mình chứng nghiệm tất cả. Không chỉ tin vào lời nói suông. Tô–ma không vội tin một cách dễ dàng như bao người khác. Ông là người có tính thực tế của khoa học phải qua kiểm chứng, kiểm nghiệm bằng mắt thấy, tai nghe, tay chân sờ mó đụng chạm hẳn hoi thì mới tin. Đây phải chăng là thái độ khôn ngoan, cẩn thận trước một quyết định hết sức quan trọng của đức tin nơi Tô–ma? Cám ơn thánh Tô–ma, vì nhờ ngài mà các môn đệ khác được chứng kiến tỏ tường Chúa sống lại, được nhìn thấy những vết thương ở tay chân và cạnh sườn Người.
Trước khi tin, Tô–ma phải hoài nghi đã. Tô–ma chỉ tin những điều hợp lý, những gì “thấy được, sờ được.” Đây không phải là thái độ cố chấp của Tô–ma mà ngược lại là thái độ không nhẹ dạ, không cả tin vội vàng bằng tai nghe. Đó là lối phân tích theo nhận định tự nhiên của con người và cũng là kinh nghiệm sống đức tin của nhiều người chúng ta. Dù sao, đây cũng là một khó khăn riêng tư của Tô–ma trong việc tin vào Chúa sống lại. Chúa Giê–su hiểu ông, nên đã đích thân đến và giúp cho ông dễ dàng hơn để tin vào Chúa. Ngài mời gọi ông hãy tin vững vàng. Và ông đã nói lên lời tuyên xưng đức tin thật đẹp đẽ, thật trang trọng “lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa của tôi.” Cuối cùng, Chúa Giê–su đã ban cho Tô–ma sự bình an và đức tin mạnh mẽ qua sự hoài nghi, để ông tuyên xưng đức tin cá nhân của mình: “Lạy Thiên Chúa của con.” Sau khi nhận lãnh Chúa Thánh Thần, Tô–ma đi rao giảng Tin Mừng khắp nơi. Theo lưu truyền, ông đi rao giảng đức tin và lòng thương xót của Chúa ở Ba tư, Xyri
[Syria?] rồi chịu tử đạo ở Ấn Độ.

Thần học gia Hans Kung nói: “người tín hữu không bao giờ nghi ngờ sẽ khó lòng hoán cải một người hoài nghi.” Nhà thần học Paul Tillich nói: “sự hoài nghi chín chắn là sự khẳng định của đức tin. Nó chứng tỏ một sự quan tâm rất nghiêm chỉnh.” Còn Thomas Merton bảo: “người có niềm tin mà chưa từng trải qua sự nghi ngờ thì không phải là người có niềm tin.” Jean Guitton, một nhà triết học người Pháp, nói: “Chính vì nghi ngờ thường trực mà tôi lại có thể tin vững.” Thực tế, trên đời có biết bao điều chúng ta không thấy mà vẫn tin, không kiểm tra được mà vẫn phải chấp nhận và sống điều ấy. Sự hoài nghi giúp chúng ta trưởng thành trong đức tin, thúc đẩy ta thắc mắc, tìm hiểu, học hỏi, cầu nguyện, nghiên cứu sách vở (Lm. Pet. Bi Trọng Khẩn).

Lòng mến của Gio–an

Có hai mức độ tin: mức độ thấp là tin vì thấy, tin dựa vào bằng chứng; mức độ cao là tin mà không cần thấy, tin không dựa trên bằng chứng mà dựa trên tình yêu. Đây là mối phúc thứ 9 như lời Chúa Giê–su nói với tông đồ Tô–ma: “Phúc cho những ai không thấy mà tin” (Ga 20,28). Không thấy mà tin không có nghĩa là tin một cách mù quáng, vu vơ, không có cơ sở, không có lập trường mà là bằng tình yêu nên đức tin vững mạnh hơn, truởng thành hơn. Thánh Gio–an, “người môn đệ Chúa yêu,” bằng tình yêu, Gio–an “đã thấy và đã tin” và nhận ra điều mà mọi người khác không nhận ra. Phúc âm kể: khi thấy một bóng người mờ mờ đi trên mặt biển, mọi người khác đều tưởng là ma, chỉ có Gio–an là tức khắc nhận ra đó là Thầy mình. Khi Chúa Phục Sinh hiện ra bên bờ biển hồ Ti–bê–ria, “các môn đệ không nhận ra” nhưng “môn đệ được Chúa Giê–su thương mến” đã nhận ra và nói với Phê–rô “Chúa đó
(Ga 21, 4–7)… Rõ ràng, con đường tình yêu đi đến niềm tin nhanh chóng hơn, nhẹ nhàng hơn, thoải mái hơn.

Tin mừng Phục Sinh cho thấy: có hai con đường dẫn tới đức tin, một con đường bằng lý luận với những bằng chứng rõ ràng, và con đường thứ hai là dựa vào tình yêu thoạt xem có vẻ tầm thường nhưng thực ra lại nhanh chóng, nhẹ nhàng và cũng không kém phần vững chắc. Chúng ta hãy củng cố đức tin của mình bằng cả hai con đường đó. Phải có những suy nghĩ lý luận thật vững chắc về Chúa, mặt khác chúng ta cũng hãy cố gắng yêu mến Chúa ngày càng nhiều hơn, bởi vì cũng như thánh Gio–an, nếu có thêm sức mạnh của tình yêu, chúng ta sẽ được mở mắt để nhận biết những gì mà người không yêu Chúa không nhận biết.

Lòng Chúa thương xót

Nhân loại thời nay khát khao một “Thiên Chúa tình yêu giàu lòng thương xót” (1Ga 4,8; Ep 2.4) để họ tôn thờ, tựa nương và tìm được ý nghĩa cuộc đời. Lòng thương xót là tình yêu thương, là lòng trắc ẩn với người đau khổ, với người nghèo đói, với người bệnh tật, với người tội lỗi. Nhân loại thời nay cần tình yêu, đây là một dấu chỉ của thời đại. Vì thế, mỗi người tùy vào khả năng của mình hãy đặc biệt quan tâm đến việc thực thi lòng thương xót. Mỗi tín hữu được mời gọi trở thành nhân tố tích cực để sống và làm chứng cho lòng thương xót.

Điều làm nên nét độc đáo của người tín hữu là nhân đức thương xót, thể hiện bằng đạo yêu thương, được bộc lộ nơi bản thân và cuộc đời mỗi cá nhân. Mỗi người, bằng cách thực thi bác ái, lòng thương xót và tha thứ, có thể trở nên dấu chỉ quyền năng tình yêu của Thiên Chúa có sức biến đổi tâm hồn, đem lại hòa giải và bình an. Trong Tông sắc Misericordiae Vultus (Dung mạo Lòng Thương Xót), ĐTC Phan–xi–cô nói: “Thời đại ngày nay, khi Hội Thánh đang thực thi công cuộc Tân Phúc Âm hóa, lòng thương xót quả là cần thiết để một lần nữa tạo nên nhiệt tình mới và đổi mới các hoạt động mục vụ. Điều tối quan trọng đối với Hội Thánh, cũng như để làm cho lời rao giảng của Hội Thánh đáng tin, chính là sống và làm chứng cho lòng thương xót. Ngôn ngữ và hành động của Hội Thánh cần phải thông truyền lòng thương xót, để đến với trái tim con người và giúp họ gặp thấy lối đường dẫn về Chúa Cha” (số 12). Đáp lại lời kêu gọi của ĐTC Phan–xi–cô, trong Thư gởi cộng đoàn Dân Chúa (17.9.2015), HĐGMVN nhấn mạnh: “Mỗi người Công giáo phải trở thành nhân tố tích cực trong việc xây đắp nền văn minh tình thương và văn hóa sự sống. Không có những chứng nhân của lòng thương xót, xã hội sẽ trở thành một sa mạc hoang vu, cằn cỗi, không sức sống.”

Chúa Phục Sinh cho các tông đồ xem những thương tích cuộc khổ nạn nay đã thành sẹo như mời gọi các ngài chiêm ngắm chính nguồn mạch của Lòng Thương Xót không bao giờ cạn vơi.

Thánh Tô–ma A–qui–nô đã cầu nguyện rằng: “Chúa ơi, con không xin được xem thương tích Chúa như thánh Tô–ma tông đồ, nhưng con tuyên xưng Chúa là Chúa của con. Hãy làm cho con luôn tin vào Chúa, cậy trông vào Chúa và yêu mến Chúa nhiều hơn nữa.” Người Ki–tô hữu đôi khi không cần trí tuệ để tin vào những thực tại thiêng liêng; không cần giác quan để kiểm soát những dấu chỉ mầu nhiệm trong đạo, mà cần sống bằng lòng mến. Càng yêu mến nhiều thì càng tin chắc. Càng tin vững thì càng bình an. Như vậy, con đường của lòng tin là con đường của lòng mến. “Ai xót thương người, sẽ được Thiên Chúa xót thương” (Mt 5,7). Những ai luôn tin vào sự hiện diện của Chúa Giê–su phục sinh đều luôn sống tích cực và khám phá ra điều kỳ diệu trong những cái tầm thường để có khả năng chứng minh về tình yêu và lòng thương xót của Chúa.


LM Giuse Nguyễn Hữu An

 


SỐNG ĐẠO
Em là ánh sáng

 

Tuổi thơ của em và tôi được lớn lên trong một mái ấm gia đình nghèo giữa xóm đạo nhỏ. Mẹ mất sớm, bố tôi trở thành một người chồng sống cảnh gà trống nuôi con với hai cô con gái và điều làm bố mẹ tôi buồn phiền nhất là em tôi là một cô gái mù bẩm sinh.

Cuộc sống của những người nông dân bần khổ vào những năm 1985. Thời kỳ mà đất nước đang vực dạy sau những cuộc chiến tranh. Bố long đong để kiếm tiền nuôi chị em chúng tôi đủ bữa no bữa đói. Tôi hơn em năm tuổi, nên tôi phải chăm lo mọi công việc nhà và chăm sóc cô em khiếm thị. Với ý thức của một đứa trẻ tám tuổi, tôi đã có cảm giác coi em như một gánh nặng trên đôi vai nhỏ bé của tôi. Những bữa ăn, tôi chỉ chia cho em một phần, khi bố mua đồ, những bộ quần áo đẹp tôi sẽ nhận cho mình và dành cho em những món đồ xấu hơn. Vì tôi nghĩ em sẽ chỉ là một đứa trẻ mù không nhìn thấy gì.

Cứ như thế em lớn bên tôi và dường như em đã cản trở cuộc sống của tôi. Những lần đi chơi với chúng bạn tôi phải mang em theo. Thế rồi một ngày tôi chợt nghĩ ra một cách, tôi dẫn em đến nhà thờ và dặn em ngồi yên ở một góc rồi sau những cuộc đi chơi xem phim cùng đám trẻ trong làng tôi sẽ tới nhà thờ dẫn em về. Em như một chiên con hiền lành nghe theo mọi sắp xếp của tôi. Em chăm ngoan đọc kinh cầu nguyện ở nhà thờ một cách đều đặn.

Những kỳ thi kinh bổn em là người nhắc bài cho tôi, em giúp tôi vượt qua phần học hành để tiến tới các bí tích. Em chỉ như một cái bóng nấp sau tôi và chỉ khi nào cần em mới có giá trị với tôi.

Tuổi thơ của chúng tôi dần qua đi cho tới khi tôi mười lăm tuổi, bố tôi lâm bệnh nặng và đã qua đời. Tôi tuyệt vọng và không biết phải tiếp tục cuộc sống của mình như thế nào nữa. Trong thời kỳ đó đất nước mở cửa, người dân vượt biên thật dễ dàng. Trong đầu tôi chợt này một ý nghĩ mình sẽ vượt biên để tìm một tương lai tươi sáng hơn nơi này. Nhưng rào cản vẫn là em tôi, tôi không thể mang theo một cô em khiếm thị vượt biên. Sau những cuộc giằng co nội tâm, tôi đã quyết định gửi em ở một nhà dòng và một mình vượt biên.

Thời gian thấm thoắt đã mười năm trôi qua tôi vượt biên định cư ở một đất nước giàu có rộng lớn, tôi gặp nhiều may mắn thuận tiện trong công việc cũng như gia đình và đã quên đi cô em khiếm thị nơi quê nhà. Đời sống đức tin của tôi cũng khô cằn đã gần mười năm tôi theo chồng không còn đến nhà thờ công giáo. Nhưng rồi có một hôm tôi gặp được một nữ tu người Việt, Sơ chuyện trò với tôi và dẫn tôi trở lại nhà thờ trong một thánh lễ. Khi nghe đoạn Tin mừng theo thánh Gio–an kể lại người mù. Tôi giật mình bàng hoàng hình ảnh người em gái mù hiện trong tâm trí tôi. Tôi nhớ em, đã mười năm ấy tôi không liên lạc với em. Tôi thầm nghĩ em sẽ ghét tôi và hận tôi vì một người chị vô tâm như tôi.

Tôi thu xếp công việc và trở về Việt Nam thăm em và sẽ đón em đi cùng tôi. Vừa bước chân vào cổng nhà dòng tôi đã bắt gặp em. Em vẫn mảnh dẻ như ngày nào đôi mắt của em không nhìn thấy, nhưng lại sáng ngời một niềm tin, một tình yêu mà tôi không thể có. Tôi ôm em siết em vào lòng và xin em tha thứ cho tôi một người chị tội lỗi ích kỷ như tôi. Nhưng giọng nói em vẫn ấm áp ôn tồn như xưa, em vui sướng vì thấy tôi được hạnh phúc được an vui. Tôi ngỏ ý định với các sơ đón em đi cùng tôi, nhưng em không đồng ý. Em muốn được ở lại nhà dòng với các sơ em làm công việc nhỏ bé nhưng với một tình yêu phi thường.

Tôi lặng lẽ nhìn em mà nghẹn ngào, tôi ân hận vì Chúa đã cho tôi một đôi mắt sáng, nhưng tâm hồn tôi thì thật tối tăm u mê. Chúa đã không cho em một đôi mắt sáng nhưng em lại có một đôi mắt đức tin rực sáng và một tấm lòng cao thượng.

Nguyên Hương

 


TIN TỨC GIÁO HỘI HOÀN VŨ
Lòng thương xót của Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi chúng ta



Đức Phan–xi–cô cử hành lễ Phục Sinh tại Quảng Trường Thánh Phê–rô

 

“Ngày nay, khi thế giới ngày càng bị cuốn sâu vào chiến tranh và xa rời Thiên Chúa, thì chúng ta càng cần đến Lòng Thương Xót của Thiên Chúa hơn nữa.”

Đức Thánh Cha Phan–xi–cô đã đưa ra lời kêu gọi hòa bình đó vào thứ Tư trong buổi tiếp kiến chung hàng tuần với khách hành hương tập trung tại Quảng trường Thánh Phê–rô.
Trong lời chào mừng ĐTC nhắc tới việc cử hành Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót sắp tới.

Lễ Trọng kính Lòng Chúa Thương Xót được Thánh Giáo Hoàng Gio–an Phao–lô II thiết lập “theo ý muốn của Chúa Giê–su và được thánh nữ Faustina Kowalska cổ súy cách đây gần một thế kỷ.”

Đức Thánh Cha Phan–xi–cô tiếp tục lời cầu nguyện của mình cho thế giới bằng cách trích dẫn lời cầu nguyện từ chuỗi kinh Lòng Thương Xót Chúa: “
Vì cuộc Khổ nạn đau thương của Người, xin thương xót chúng con và toàn thế giới.

Kết thúc buổi tiếp kiến, ĐTC nhấn mạnh rằng Chúa “không bao giờ ngừng thương xót.”

ĐTC nói: “Chúng ta hãy chiêm ngắm lòng thương xót của Thiên Chúa, Đấng luôn chào đón và đồng hành với chúng ta, Ngài không bao giờ bỏ rơi chúng ta!”

Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phan–xi–cô nhắc lại lời kêu gọi thường được ngài lặp đi lặp lại là cầu nguyện cho Ukraine, một đất nước đang phải gánh chịu hậu quả bởi cuộc xâm lược của Nga.

Ngài nói: “
Chúng ta hãy kiên trì cầu nguyện cho những người Ukraine tử vì đạo. Chúng ta hãy cầu nguyện xin Chúa xoa dịu những đau khổ to lớn này cho Ukraine.”

Ukraine mừng lễ Phục sinh trong âm thầm

Các cuộc tấn công của binh lính Nga trước Lễ Phục sinh diễn ra khiến chính quyền yêu cầu các Ki–tô hữu và những người khác không được tụ tập thành nhóm lớn để ăn mừng Sự Phục sinh của Chúa Ki–tô. Một bức vẽ Đức Mẹ Orléans của Kiev được thấy trên tường của một nơi trú ẩn phóng xạ trên đường phố ở Kherson. Những nơi trú ẩn bằng xi măng nhỏ an toàn này, nằm ở các bến xe buýt, được gọi là “nơi ẩn náu” ở Ukraine.

Trong hình, Đức Maria giơ hai tay lên trời trong một cử chỉ của lời cầu nguyện liên lỉ, hoàn toàn phó thác cho Thiên Chúa và vâng theo ý Ngài, đã trở thành “nơi ẩn náu” cho chúng ta ngày nay.

 

 

Hình ảnh này nhắc người dân thủ đô, cũng như người dân thành phố Kherson bị bắn phá không ngừng, về lời cầu nguyện Akathist, rất phổ biến trong truyền thống phương Đông: “Lạy Nữ vương dũng cảm của Thiên binh, Mẹ có sức mạnh bất khả chiến bại, xin Mẹ cứu chúng con khỏi mọi sự dữ!”

Mừng Lễ Phục Sinh trong sợ hãi, bạo loạn và hy vọng ở Mandalay, Myanma

 

 

“Chúa Ki–tô đã sống lại và chúng tôi đang làm việc để lăn những tảng đá chôn vùi những hy vọng của chúng tôi. Chúng tôi phấn đấu cho công lý, hòa bình và chữa lành tại vùng đất bị chiến tranh tàn phá của chúng tôi. Chúng tôi tin tưởng vào Thiên Chúa, với sự giúp đỡ của Ngài, một kỷ nguyên mới của hòa bình và thịnh vượng có thể trở lại với Myanmar”, linh mục Fides Dominic Jyo Du, linh mục chính xứ Nhà thờ Thánh Tâm trong Tổng giáo phận Mandalay phát biểu về việc mừng lễ Phục Sinh.

“Ở Mandalay, chúng tôi cử hành lễ Phục sinh với các nhà thờ luôn chật kín tín hữu. Có một bầu không khí sợ hãi và căng thẳng, nhưng tình hình khá yên bình. Tuy nhiên ở các khu vực khác trong lãnh thổ giáo phận, đau khổ và chết chóc vẫn tiếp diễn. Chúng tôi tha thiết cầu nguyện cho những người đang đau khổ, hoạn nạn, phải lánh nạn. Chúng tôi luôn gần gũi với những người cơ cực và phải tản cư, và với tư cách là một cộng đồng địa phương, chúng tôi tiếp tục tổ chức các công việc bác ái, với sự phối hợp của giáo phận. Chúng tôi đã sống lễ Phục sinh giữa sợ hãi và hy vọng.”

 


VƯỜN A–DONG EVA
Dạy con về sức mạnh của lời nói bằng tuýp kem đáng răng

 

Có lẽ cha mẹ là những người giáo viên đầu tiên trong cuộc đời của con cái. Trước khi bước vào trường học, cha mẹ luôn có rất nhiều lời dặn dò dành cho con.

Như hàng triệu ông bố bà mẹ khắp thế giới, đối với Amy Beth Gardner – một bà mẹ ở Cleveland, Tennessee (Mỹ) – việc dạy bảo con là sự quan tâm hàng đầu nhưng chắc chắn nó chưa bao giờ là điều dễ dàng.

Để chuẩn bị cho ngày đầu tiên con đến trường học cấp 2, trước đó một ngày, Amy đã mang một tuýp kem đánh răng tới trước mặt con và yêu cầu con cho kem ra một chiếc đĩa. Khi con làm xong, cô bình tĩnh yêu cầu con cho hết chỗ kem đó vào lại trong tuýp.

Cô bé khi nghe xong đã phản ứng rất dữ dội: “Con không thể. Làm sao mà con có thể nhét hết chỗ kem đánh răng vào tuýp như cũ được!”

Đợi con bình tĩnh trở lại Amy mới giải thích nói:

Con hãy nhớ đĩa kem đánh răng này trong cuộc đời con. Lời nói của con có sức mạnh cứu rỗi hoặc làm hại một người. Khi bước chân vào trung học, con sẽ thấy được hết sức mạnh của từng lời khi con nói ra. Con có thể dùng lời nói làm đau, hạ nhục, nói xấu và làm tổn thương người khác. Đồng thời, lời nói của con cũng có thể chữa lành, khích lệ, truyền cảm hứng và yêu thương người khác… Thế nhưng, ai rồi cũng sẽ có lúc lựa chọn sai. Mẹ cũng vậy. Tuần vừa rồi, mẹ đã ba lần bất cẩn với lời nói của mình và gây ra hậu quả tai hại. Cũng giống như tuýp kem đánh răng này, lời đã nói ra không bao giờ lấy lại được”.

Ngoài ra bà mẹ còn nói thêm: “Hãy cẩn trọng với từng lời nói của con, mỗi sáng thức dậy con hãy lựa chọn nói ra những lời tốt đẹp, thiện lành. Hãy để mọi người nhớ đến con vì sự tử tế và lịch thiệp, dành những lời tốt đẹp động viên những người đang cần nó. Con sẽ không bao giờ phải hối hận khi chọn sự tử tế đâu”.

 


CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG
Quán phở chan đầy yêu thương 5000 đồng

 

Mở cửa từ năm 2005, đến nay đã gần 18 năm nhưng chị vẫn giữ mức giá 5,000 đồng/bát – mức giá mà nhiều thực khách xem là “rẻ như cho”.

Quán phở nho nhỏ chỉ chừng 20m² với vài bộ bàn ghế đơn sơ, quầy đồ ăn đã cũ… đã trở thành địa chỉ quen thuộc với nhiều người dân Thành Nam.

 

 

Khách hàng gọi quán chị Chung là “phở 5000”, cũng có người thì gọi thân mật là phở “chị Béo”. 16 năm đứng bán, bà chủ có dáng người đẫy đà, gương mặt phúc hậu này vẫn luôn niềm nở, vui vẻ với khách, khiến ai cũng mến.

Quán chị Chung mở cửa từ 17h30 chiều đến 1, 2h sáng hôm sau, phục vụ chủ yếu cho học sinh, sinh viên, người lao động thu nhập thấp. Chỉ 5,000 đồng nhưng bát phở vẫn đầy đặn với bánh phở, gà xé, mọc, chả lá lốt. Nước dùng ngon ngọt, đậm đà, “chiều lòng” thực khách.

Mỗi ngày, chị Chung bán khoảng 350 bát phở giá 5,000 đồng và khoảng 200 bát có giá từ 10 – 20,000 đồng. Bát phở đắt hơn chỉ đơn giản là có thêm nhiều chả, mọc, thịt hơn hoặc có thể thêm quả trứng.

Đông khách quá mà quán lại nhỏ nên chị Chung phải kê thêm bàn ghế ra ngoài vỉa hè. Lúc cao điểm, khách phải chờ rất lâu mới có chỗ ngồi. “Thỉnh thoảng, có khách chờ không được nên ‘giận dỗi’ bỏ về. Nhưng rồi mai họ lại tới.” Chị Chung vừa thoăn thoắt làm phở cho khách vừa chia sẻ.

 


Quán nhỏ nên chị Chung kê thêm bàn ghế ra vỉa hè

 

Không ít người tìm đến quán phở 5,000 vì tò mò, nửa tin nửa ngờ, chẳng biết thực chất bát phở sẽ ra sao. Nhưng sau khi thưởng thức thì đa số họ đều có chung nhận xét “quá ngon, quá rẻ”.

Nói về bí quyết khiến phở 5000 đồng mà vẫn ngon đến thế, chị Chung thật thà chia sẻ: “
Nước dùng là yếu tố quan trọng nhất để có một bát phở ngon. Ở quán của tôi nước dùng được hầm hoàn toàn từ xương gà ta. Mỗi ngày tôi bán hết vài chục con gà và tất cả số xương đó tôi đều không bỏ đi mà để làm nước dùng nên nó mới được nhiều thực khách yêu thích như vậy.

Trung bình mỗi ngày, chị Chung bán hết 30 – 40 con gà, hơn 1 tạ bánh phở cùng 3 nồi nước dùng.

 


Bát phở 5000 đồng vẫn thơm ngon, đầy đặn

 

Ban đầu giá cả thị trường còn rẻ, vợ chồng chị Chung bán 3,000 đồng/bát. Sau này, thực phẩm đắt đỏ hơn nên anh chị bán giá 5,000 đồng/ bát. Cũng có một thời gian giá cả đắt đỏ chị tăng giá lên 10,000 đồng/bát nhưng bán được chậm nên chị lại trở về giá cũ. Và cũng từ đó mức giá 5,000 đã trở thành thương hiệu. Anh chị đặt luôn tên biển hiệu của hàng là “Phở 5000”. “Nhiều người nghi ngờ vợ chồng tôi làm ăn giả dối mới có mức giá đó nhưng thật tình là không phải. Người ta bán giá cao thì lãi nhiều, tôi bán giá này thì lãi ít. Chủ yếu lời lãi nằm ở việc bán thêm những quả trứng vịt lộn, những chai nước ngọt, cháo gà, gà tần… cùng tích cóp lại thì mới có thể tồn tại và có lời được. Nhờ đó gia đình tôi mới đủ trang trải cuộc sống và trả lương cho người làm.” Chị Chung chia sẻ.

Mức giá này thật sự rất phù hợp với học sinh, sinh viên như bọn em. Bát phở chỉ 5000 nhưng cũng đủ ấm bụng, ngon miệng. Chị chủ quán lúc nào cũng niềm nở, nhiệt tình với khách.” Bạn Trần Như Quỳnh (TP Nam Định) chia sẻ.

TTH



Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THIÊN SỨ MICAE – BỔN MẠNG SĐND VNCH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình nền: thắng cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML–5 hay cao hơn.

 

Nguồn: Internet eMail by Thông Nguyễn sưu tầm

 

Đăng ngày Thứ Bảy Phục Sinh, April 15, 2023
Ban Kỹ Thuật Khóa 10A–72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH

 

GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư: Liên lạc
Trở lại đầu trang