Bắc đẩu tinh

 

Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Sưu Tầm
Chủ đề: Giấy Dó
Tác giả: Mai Đan

Nghề Làm GIẤY DÓ ở Việt Nam
(Thăng trầm với nghề Giấy Dó)

 

Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)

 

Lời giới thiệu: Kính thưa Quý Độc giả, năm nay, 2019, trang web GĐMĐVN/DMV (District of Columbia–Maryland–Virginia) có giới thiệu tập Truyện dài tựa “LỀU CHÕNG“ của nhà văn Ngô Tất Tố thuật lại cảnh Thi Hương thời Phong kiến tại nước Nam ta. Ngày ấy toàn nước Đại Việt có các Trường Thi Hương rải đều từ Bắc vào Nam như sau [tính từ đời nhà Nguyễn?]:

–Tại miền Bắc–Việt Nam có các Trường thi Nam Định và Hà Nội,
–Miền Bắc–Trung phần có Trường Thanh Hóa và Trường Nghệ An,
–Miền Nam–Trung phần có Trường Thừa Thiên và Trường Bình Định, và
–Miền Nam có Trường Thi Hương Gia Định…

Tất cả các Trường Thi Hương trên đều thuộc dạng Màn Trời–Chiếu Đất
[tạm dịch sang Anh ngữ là “open–air amphitheater” nhưng đơn giản hơn nhiều], nghĩa là chỉ có một lô đất trống rộng bao la, chung quanh được rào bằng tre hoặc nứa. Bên trong dựng một số chòi canh cũng bằng tre, chính giữa là nhà “Thập Đạo”.

Ngày ấy các Sĩ Tử
[Bộ Giáo Dục VNCH I&II gọi là Thí Sinh] dùng “GIẤY DÓ” và “mực tầu” để làm văn trong trường thi. Ngôn ngữ dùng trong các kỳ Thi Hương thời xưa là chữ Nho.

Vậy Giấy dó là gì? Giấy dó dùng để làm gì? Và hình thức loại Giấy dó nom ra sao? Kính mời Quý vị theo dõi bài sưu tầm dưới đây về “
Nghề Làm GIẤY DÓ ở Việt Nam”.

Lưu ý: Bài viết này không nhằm mục đích quảng cáo cho bất cứ cơ sở thương mại làm giấy nào... ở bất cứ nơi đâu trên quả đất này. Chỉ vì khi 242 “xiu tầm” trên “yên–tờ–nét” thì tình cờ gặp bài dưới đây... nên bèn ghi lại cho bà con đọc cho biết… sự tình. Trân trọng.
–bkt.

 

 

(TBTCO) – Đống Cao (Phong Khê, Bắc Ninh) là làng nghề [Thủ công nghệ] duy nhất còn làm giấy dó truyền thống, nhưng hiện tại, chỉ còn 2 gia đình giữ được nghề. Nghề làm giấy dó ở Đống Cao đang có nguy cơ biến mất.

 


GIẤY DÓ Đống Cao thường có độ bền cao, mỏng và dai.
Ảnh: Mai Đan

 

Nghề thủ công giấy dó ở Đống Cao không biết có tự bao giờ, nhưng theo cuốn gia phả cổ nhất của dòng họ Ngô hiện nay vẫn còn giữ, thì nghề này có từ thế kỷ 15.

Nghề lắm công phu

Theo chỉ dẫn của người dân, tôi tìm đến nhà anh Nguyễn Văn Tâm ở thôn Dương Ổ (Đống Cao), một trong những gia đình hiếm hoi còn giữ được nghề. Đập vào mắt tôi đầu tiên là khung cảnh ngổn ngang của xưởng giấy, đặc biệt là cái mùi hăng hắc thoát ra từ bể ngâm nguyên liệu và bể seo giấy. Khi tôi tới, trong nhà có tới 5 lao động đang làm việc, mỗi người một công đoạn.

Qua trò chuyện, anh Tâm cho hay từ năm 14 tuổi đã được cha mẹ truyền dạy cách thức làm giấy dó. Cho tới nay anh đã gắn bó với nghề này được 31 năm.

Theo anh Tâm, làm giấy dó đòi hỏi người thợ phải có tay nghề và thật sự đam mê, bởi để tạo ra được những tờ giấy dó đẹp phải trải qua rất nhiều công đoạn. Tính sơ sơ từ CÂY DÓ cho đến khi ra một tờ giấy cũng phải mất gần 10 công đoạn, tức là gần một tháng mới hoàn thiện được.

Vỏ dó mang về được tách hết lớp vỏ đen, phơi khô chừng 3 nắng, sau đó chặt từng khúc nhỏ 50 phân nhúng qua nước vôi và cho vào thùng phuy nấu trong khoảng 16 tiếng. Qua nhiều công đoạn sơ chế, bột dó được cho vào bể có pha thêm chất phụ gia để seo giấy. Các tập giấy sau đó được ép khô rồi tách từng tờ đóng lại thành tập trước khi xuất
[đem] bán.

Được biết, hiện tại gia đình anh Tâm làm khoảng 20 loại mẫu mã giấy, chủ yếu là giấy vẽ nghệ thuật, kích thước lớn nhất là 79x109, loại bé 20x30. Với loại giấy cỡ lớn nhất có giá 350,000 đồng/tờ. Sau khi trừ đi tất cả chi phí nguyên vật liệu, thuê nhân công, lãi thu về mỗi tháng đạt khoảng 40%. Trung bình mỗi ngày làm 2 vợ chồng anh lãi được 600,000 đồng
[1].

Các sản phẩm giấy dó nhà anh Tâm chủ yếu được dùng để vẽ tranh Đông Hồ và bồi vá tài liệu. Anh Tâm cho biết, vì giấy dó Đống Cao có độ bền cao, dai, thấm nước và không bị mất màu.

Hiện tại, việc tiêu thụ giấy dó của gia đình anh chủ yếu dựa vào khách hàng quen như làng tranh Đông Hồ, Cục lưu trữ Quốc gia 3, Cục lưu trữ Quốc gia 1, Viện nghiên cứu Hán–Nôm, thi thoảng có đoàn khách nước ngoài đến thăm và mua nhưng với số lượng không đáng kể và thường phải sản xuất theo yêu cầu.

Khó giữ nghề

Bắt kịp với nhu cầu thị trường, hầu hết các gia đình tại làng nghề Đống Cao đã chuyển sang làm giấy công nghiệp. Thực tế, việc sản xuất giấy công nghiệp đã giúp người dân làng nghề từ những người làm giấy thủ công trở thành những ông chủ xí nghiệp, nhà máy giấy với hàng trăm công nhân.

Trong khi đó, lớp trẻ hiện nay không mấy mặn mà với nghề truyền thống của cha ông để lại. Chỉ tính riêng việc đi làm công nhân, mỗi tháng cũng kiếm được 6–7 triệu/tháng, mà công việc không đòi hỏi tay nghề và tỉ mỉ như làm giấy dó.

 


Các tờ giấy được xếp chồng
lên nhau, nén cho kiệt
[2] nước

 

Khi được hỏi về dự định mở rộng cơ sở sản xuất, anh Tâm chỉ lắc đầu: trước giờ chưa hề nghĩ tới. “Làm giấy dó bây giờ chẳng lãi là bao. Nguồn nguyên liệu để làm giấy dó phải mua từ Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Thái, nhưng việc khai thác thiên nhiên đang dần cạn kiệt trong khi người dân trên đó không trồng thêm cây dó mới. Phần vì đầu ra không ổn định, giá thành rẻ mà nhiều khi giấy sản xuất ra bị tồn kho”, anh Tâm ngậm ngùi.

Anh Tâm cho biết thêm, gia đình chưa có phương án nào để bảo tồn vì thiếu nhân công có tay nghề, muốn cải tiến thì phải đợi theo yêu cầu của khách. Bình thường nếu giấy dó truyền thống thì chỉ bán được mấy chỗ quen, còn khách nước ngoài đặt hàng thì phải in màu, vì họ mua về làm ra các sản phẩm khác đẹp hơn như sổ tay, túi xách... còn gia đình thì không đủ sức để làm vì chi phí khá cao.

Tâm sự với tôi, anh Tâm lo ngại, sau này không còn ai làm nghề GIẤY DÓ nữa. Trong thâm tâm, gia đình anh chưa bao giờ có ý nghĩ sẽ định hướng cho con cái theo nghề của cha ông để lại. Bởi vì theo anh, muốn làm được giấy dó phải bắt đầu học từ nhỏ, đến khoảng 16, 17 tuổi là có thể bắt đầu làm, khoảng 20 tuổi có thể thành nghề được./.

Mai Đan
Nguồn:
http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/kinh-doanh/2014-11-10/thang-tram-voi-nghe-giay-do-15022.aspx

 


bkt ghi chú:

[1] Sáu trăm ngàn đồng VN (600,000). Ở hải ngoại, như Mỹ thì người ta dùng dấu phẩy/phết để chỉ các đơn vị tiền tệ hay đo lường giữa hàng chục, trăm, ngàn... và dấu chấm để phân biệt các số thập phân như $1,200.99 (một ngàn hai trăm đồng “chín mươi chín” xu). Vì bài này được ghi cho người đọc tiếng Việt ở hải ngoại, nên BKT chuyển các ký hiệu VN sang ngoại quốc cho Quý Độc giả hải ngoại hiểu. Thí dụ: nếu viết 600.000, thì ở hải ngoại, nhất là giới trẻ VN chào đời ở Mỹ hay người bản xứ sẽ hiểu là sáu trăm (600) thay vì sáu trăm ngàn (600,000)... 600 và 600000 cách nhau xa lắm.

[2] hết, khô, hay ráo... nước.

 

 

Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)

Những bài viết có liên quan đến ngành Giáo dục VN xưa:

Giấy Dó
Nghề Làm GIẤY DÓ ở Việt Nam
Luận về KHOA BẢNG
Tiểu thuyết: Lều Chõng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THIÊN SỨ MICAE – BỔN MẠNG SĐND VNCH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình nền: Thắng cảnh thiên nhiên Bắc Mỹ châu. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML–5 hay cao hơn.

 

Nguồn: bkt sưu tầm

 

Đăng ngày Chúa Nhật, July 28, 2019
Ban Kỹ Thuật Khóa 10A–72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH

 

GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư: Liên lạc
Trở lại đầu trang