Gia
Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Sưu Tầm
Chủ đề:
Dụng cụ Học đường nước Nam xưa
Tác giả:
wikipedia.org
Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)
Lời giới thiệu: Kính thưa Quý Độc giả, năm nay,
2019, trang web GĐMĐVN/DMV (District of
Columbia–Maryland–Virginia) có giới thiệu tập Truyện dài tựa “LỀU
CHÕNG“ của nhà văn Ngô Tất Tố thuật lại cảnh Thi Hương thời
Phong kiến tại nước Nam ta. Ngày ấy toàn nước Đại Việt có các
Trường Thi Hương rải đều từ Bắc vào Nam như sau
[tính từ đời nhà Nguyễn?]:
–Tại miền Bắc–Việt Nam
có các Trường thi Nam Định và Hà Nội,
–Miền Bắc–Trung phần có Trường Thanh Hóa và
Trường Nghệ An,
–Miền Nam–Trung
phần có Trường Thừa Thiên và Trường Bình Định, và
–Miền Nam có Trường Thi Hương Gia Định…
Tất cả các Trường Thi Hương trên đều
thuộc dạng Màn Trời–Chiếu Đất
[tạm dịch sang Anh ngữ là “open–air
amphitheater” nhưng đơn giản hơn nhiều],
nghĩa là chỉ có một lô đất trống rộng bao la, chung quanh được
rào bằng tre hoặc nứa. Bên trong dựng một số chòi canh cũng bằng
tre, chính giữa là nhà “Thập Đạo”.
Ngày ấy các Sĩ Tử
[Bộ Giáo Dục VNCH I&II gọi là Thí
Sinh] dùng “GIẤY
DÓ” và “mực tầu” để làm văn trong
trường thi. Ngôn ngữ dùng trong các kỳ Thi Hương thời xưa là chữ
Nho.
Giấy dó là gì? Giấy dó dùng để làm gì?
Và hình thức loại Giấy dó nom ra sao? Kính mời
Quý vị theo dõi bài sưu tầm dưới đây về “Giấy
Dó”.
Lưu ý:
Bài viết này không nhằm mục đích quảng cáo cho bất cứ cơ sở
thương mại làm giấy nào... ở bất cứ nơi đâu trên quả đất này. Chỉ
vì khi 242 “xiu tầm” trên “yên–tờ–nét” thì tình cờ gặp bài dưới
đây... nên bèn ghi lại cho bà con đọc cho biết… sự tình.
Trân trọng.
–bkt.
Giấy dó là gì và dùng để làm gì?
Giấy dó là loại giấy
được sản xuất từ vỏ những cây dó (như dó giấy, dó liệt...), theo
quy trình thủ công được truyền lại qua nhiều thế hệ ở một số làng
nghề [thủ công nghệ]
ở Việt Nam. Giấy dó được dùng cho/[để]
vẽ tranh trong mỹ thuật dân gian Việt Nam, đặc biệt là để làm
giấy điệp cho tranh Đông Hồ, hay lưu giữ các tài liệu, nhờ vào
nhiều ưu điểm, nổi bật nhất là độ bền theo thời gian.
Sản xuất giấy dó
Từ các làng nghề truyền thống sản xuất
giấy dó ở Kinh thành Thăng Long xưa cho thấy: về cơ
[căn]
bản, giấy dó sản xuất
[theo]
thủ công, nên không có tác động của hoá chất trong tờ giấy. Vỏ
cây dó được ngâm trong nước vôi với thời gian ba tháng, sau đó
được nấu [chưng]
cách thủy khoảng 3 ngày 2 đêm cho đến khi ngửi thấy mùi thơm của
vỏ cây được nấu chín nhừ hoặc thấy phần thịt của vỏ cây dó trong
lại. Dùng dao nhỏ bóc bỏ lần vỏ đen đi, giã bằng cối và chày cho
đến khi thành một dạng bột nhuyễn rồi cho bột dó vào một cái rá
to có đường kính hơn một mét được đan bằng tre để đãi sạch nước
vôi, gọi là “đãi bìa”. Dùng chất nhầy từ cây mò (chi
Clerodendrum)
[1]
tạo hỗn hợp kết dính. Hỗn hợp này gọi là “nhớt gỗ” mà người thợ
sẽ pha với nước, lỏng hay đặc tùy theo loại giấy. Khi xeo giấy,
người thợ dùng “liềm xeo” – liềm là một mành nứa hoặc giang chẻ
nhỏ như sợi tăm rồi dùng sợi tơ xe lại mua ở làng Triều Khúc về
đan lại – công đoạn đan liềm này do các thợ thủ công ở làng Cáo
Đỉnh đảm nhận. Thợ xeo chao đi chao lại trong bể bột dó. Lớp bột
dó trên liềm chính là tờ giấy dó sau khi kết thúc công đoạn xeo,
ép, bóc, can, phơi (sấy), lột giấy. Tơ dó kết lại với nhau, như
cái mạng nhện nhiều lớp, tạo nên tờ giấy dó.
Sự kết mạng như vậy đã làm cho tờ giấy
dó có độ xốp. Vì xốp nên giấy dó rất nhẹ và hút mực. Các công cụ
sản xuất giấy dó hầu như bằng tre, gỗ và dùng ánh sáng thiên
nhiên để làm khô giấy. Giấy dó được sản xuất theo quy trình này
không có chứa a–xít nên tờ giấy dó có tuổi thọ rất cao. Từ việc
ngày nay chúng ta còn lưu giữ được các bản sắc phong cổ trong một
số di tích đình, đền, miếu thờ đã cho thấy: giấy dó có độ tuổi
thọ tới hơn 500 năm. Tiếng chày giã dó đã đi vào ca dao:
“Gió
đưa cành trúc la đà,
tiếng chuông Trấn
Vũ
canh gà Thọ Xương.
Mịt mù khói tỏa
ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái mặt gương
Tây Hồ.”
Làm Giấy dó theo phương pháp
Thủ công
Phường Yên Thái ở bờ tây nam hồ Tây, tục gọi là Kẻ Bưởi, từ thế
kỷ 12 đã là nơi chính làm giấy dó dùng để viết hoặc in, gồm ba
làng: Hồ Khẩu, Đông Xã và An Thái Thọ (do sát nhập hai làng An
Thái và Thọ An vào). Hai làng Hồ Khẩu và Đông Xã thì làm giấy dó
khổ lớn hơn mà mịn mặt hơn dùng để làm tranh dân gian. Đến cuối
thế kỷ 20, năm 1986 thì nghề thủ công làm giấy gần như bỏ hẳn.[2]
Đặc tính lý hóa của giấy dó
Giấy dó có đặc tính xốp nhẹ, bền dai,
không nhoè khi viết vẽ, ít bị mối mọt, hoặc dòn gãy, ẩm nát.
Giấy dó xốp, nhẹ do nguyên liệu, cách
chế biến, xử lý nguyên liệu và công nghệ sản xuất giấy dó quy
định. Giấy dó có cấu trúc dạng sợi, các xơ sợi li ti cố
[cấu]
kết với nhau tựa mạng nhện, nhiều lớp, không theo thứ tự sợi
ngang, dọc như tấm lụa dệt, mà theo dạng chuyển động brown, đa
chiều. Giấy dó có trọng lượng riêng bằng khoảng một nửa các loại
giấy sản xuất công nghiệp.
Giấy dó Yên Thái đã được xuất khẩu
[cảng]
sang nhiều quốc gia trên thế giới và được bạn hàng ưa chuộng. Các
họa sĩ người Pháp đã sử dụng giấy dó Yên Thái (khổ lớn) để vẽ
tranh bằng mực tàu theo phương pháp tranh cổ điển phương Đông.
Một vài bảo tàng ở châu Âu cũng đã dùng giấy dó để lót bồi phía
sau tranh vẽ. Với đặc tính chống ẩm rất cao, giấy dó giúp cho các
tác phẩm nghệ thuật không bị ẩm mốc.
Độ bền:
Một tập Giấy Dó tiêu biểu
(a stack of Giấy Dó as finished product)
Tại các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia, trong số những tài liệu giấy,
thì tài liệu giấy dó có tuổi thọ cao nhất. Các tài liệu giấy dó
(điển hình là các sắc phong tại các đình, đền) là những loại tài
liệu được sản sinh lâu đời nhất, từ khi các phương tiện bảo quản
chưa được phát triển.
Bắt màu, hút ẩm và thoát ẩm: Vì xốp nên
giấy dó rất dễ bắt màu khi viết, in.
Cách nhiệt, cách âm, thẩm âm, cháy
kiệt: Cũng vì xốp nên giấy dó cách nhiệt, cách âm tốt, do có cấu
trúc dạng sợi đa chiều.
Lịch sử sản xuất giấy dó
Cây dó giấy
Nguyên liệu chủ yếu của giấy dó vùng
Kinh Bắc và Hà Nội là cây dó giấy. Một số nơi khác còn dùng cây
dướng, cây dó liệt.
Cây dó giấy, Rhamnoneuron
balansae, thuộc họ Trầm Thymelaeaceae, là
một loại cây nhỏ trong nhóm cây gỗ lớn, cao 8–12m, đường kính
thân ≤ 30cm, cành non phủ đầy lông. Lá mọc cách, phiến hình trứng
thuôn, dài 10–20cm, rộng 3–3.5cm, tròn, thót nhọn ở đầu, mỏng,
nhẵn ở mặt trên có lông ngắn và nằm ở mặt dưới, có 20–25 đôi gân,
bậc hai gần như song song; cuống lá dài 3–4mm, có lông và có
cánh.
Cụm hoa
ở đầu cành là chùy thưa dài hơn lá, có lông. Cụm hoa đơn vị là
tán, gồm 4 hoa không cuống, khi non được bao bởi hai lá bắc tổng
bao dài 6–7mm, có lông len. Hoa màu trắng, lưỡng tính, thơm. Ống
đài dài 1cm, hơi loe ở giữa, phủ đầy lông ở ngoài, nhẵn, ở trong
mang 4 lá đài trên đầu. Lá đài hình trứng, to nhỏ không bằng
nhau, dài 2mm, có lông ở mặt ngoài. Nhị 8, xếp thành hai vòng
không dài bằng nhau.
Đĩa tuyến mật cao 1.5–2mm, hình chén
mỏng, mép lượn sóng. Bầu hơi có cuống, phủ đầy lông; vòi ngắn;
núm to, gần hình bán cầu. Quả khô không tự nở, hình trứng, dài
7mm; vỏ quả ngoài mỏng, phủ đầy lông màu vàng nhạt. Hạt hình
thoi, dài 6mm, rộng 1.7mm. Cây dó giấy thường mọc ở vùng Hòa
Bình, Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Sơn La, Lai Châu.
Các loại giấy dó
Giấy dó sản xuất tại làng An
Cốc (Hà Tây) có bảy loại:
1. Giấy phương,
2. Giấy trúc,
3. Giấy khay,
4. Giấy để tạo giấy sắc,
5. Giấy vua
phê,
6. Giấy hành ri,
7. Giấy dó bìa.
Tại Hà Nội:
1. Giấy sắc (Nghĩa Đô),
2. Giấy moi, giấy phèn làm từ nguyên
liệu thô hơn, có mặt giấy khô ráp, sử dụng để gói hàng (Yên
Thái),
3. Giấy
xề: làm từ các đầu mẩu vỏ dó bị loại bỏ (làng Kẻ Cót hay làng
Cót).
Ứng dụng
In sách: ngày xưa người Việt in bằng
công nghệ in giấy bản trên ván gỗ. Ngày nay, nhà thơ Nguyễn Duy
sử dụng máy in phun để in trên giấy dó.
Ghi chép: thích hợp với sử
dụng bút lông,
Vẽ tranh dân
gian,
Đồ chơi Trung Thu,
Vàng mã,
Làm quạt,
Bao bì,
Giấy chống ẩm,
Sản xuất: tấm cách âm, cách nhiệt, làm màng loa máy thu
thanh,
Mỹ nghệ.
Bức tranh Đông hồ
vẽ trên Giấy Dó
Ông Đồ viết Câu đối
trên Giấy Dó
ngày Xuân
bkt sưu tầm
Nguồn:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%E1%BA%A5y_d%C3%B3
Chú thích:
[1] Oger,
Henri. tr 215
[2] Oger,
Henri. tr 208.
Tham khảo
Oger,
Henri. Technique du peuple annamite. Hà Nội: Viện Viễn Đông Bác
cổ, 2009.
Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)
Những
bài viết có liên quan đến ngành Giáo dục VN xưa:
Giấy Dó
Nghề Làm GIẤY DÓ ở Việt Nam
Luận về KHOA BẢNG
Tiểu
thuyết:
Lều Chõng
THIÊN SỨ MICAE – BỔN MẠNG SĐND VNCH
|
Hình nền: Thắng cảnh thiên nhiên Bắc Mỹ châu. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML–5 hay cao hơn.
Nguồn: bkt sưu tầm
Đăng ngày Thứ Sáu, July 26, 2019
Ban Kỹ Thuật
Khóa 10A–72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH
GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư: Liên lạc
Trở lại đầu trang