Gia
Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Tham
Luận
Chủ đề:
tiếng việt
Tác giả:
Trang Anh Thạc
Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)
Lời giới thiệu: Tôi nhận thấy bài viết dưới đây
rất hay về việc bảo tồn ngôn ngữ Việt được trong sáng, không “què
quặt” như chữ nghĩa và ngôn ngữ Việt sau ngày 30/4/1975 tại Việt
Nam.
Xin mạn phép copy nguyên văn vô diễn đàn
Hội Quán Phi
Dũng, để cùng nhau tham khảo và bình luận.
Nay kính,
Hoài Hương
(Chủ biên Trang Quốc Ngữ Việt Nam Văn
Hiến)
Các bạn trang Quốc Ngữ thân mến,
Ngày 15/4
vừa qua, bạn Hau Dang Tan đã đăng vào Diễn Đàn chúng ta
một bài viết về tiếng Việt của Võ Ngọc Ánh, một người
xưng là người Việt sống tại Tacoma, tiểu bang Washington,
Hoa Kỳ. Bài viết đã gây ra nhiều bất bình đến độ vài
người nghi ngờ lý do trang chúng ta cho đăng bài, vì nó
hoàn toàn viết theo lập trường ca ngợi tiếng Việt của
cộng sản và đả phá tiếng Việt của Miền Nam thời Việt
Nam Cộng Hòa. Trang Anh Thạc xin đại diện cho Ban Quản Trị
Trang viết gởi cho đài BBC Tiếng Việt bài tranh luận với
Võ Ngọc Ánh như sau:
*****
Kính gởi Quý Đài
BBC Tiếng Việt,
Tôi tên Trang Anh Thạc, Quản trị
viên trang Facebook Quốc Ngữ Việt Nam Văn Hiến tại Hoa Kỳ.
Ngày 15/4/2024, chúng tôi nhận được một bài viết công
bố trên đài BBC của bà Võ Ngọc Ánh, bàn về tiếng Việt
của người Việt sống tại hải ngoại và tiếng Việt của
người trong nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Do quan điểm
của chúng tôi hoàn toàn khác biệt, chúng tôi nhận thấy
rất cần thiết phải đưa ra ý kiến nghị luận của chúng
tôi và gởi đến Quý Đài, với mong muốn cũng được Quý
Đài công bình cho chúng tôi có được tiếng nói tranh luận
dân chủ. Chúng tôi chân thành cảm ơn.
Dưới đây là
bài viết của chúng tôi, trực tiếp bàn luận bà Võ Ngọc
Ánh, xin Quý Đài đăng nguyên văn cho, như đã đăng bài của
bà Ánh.
*****
BÀI TRANH LUẬN VỀ TIẾNG VIỆT VỚI BÀ VÕ
NGỌC ÁNH
Thưa bà Võ Ngọc Ánh,
Chúng
tôi gồm tập thể nhóm Facebook Quốc Ngữ Việt Nam Văn Hiến
tại Hoa Kỳ, xin gởi đến bà lời chào với tư cách đồng
hương, và chúng tôi xin bàn luận với bà một chút sau khi
đọc được bài viết của bà bàn về “tương lai tiếng
Việt” qua những nhận định và phê phán của bà đối
với ngôn ngữ Việt mà người Việt lưu vong ở hải ngoại
đang sử dụng.
Bà đã tung ra một bài viết nhằm hạ
thấp giá trị của tiếng Việt miền Nam Việt Nam trước năm
1975, vào đúng giữa Tháng Tư Đen chúng tôi tưởng niệm
ngày mất nước.
Là người điều hành một trang Việt ngữ chuyên chủ
trương bảo vệ tiếng Việt truyền thống, cố nhiên chúng tôi
không thể đồng ý và chấp nhận những lập luận hết sức
sai lầm và ý đồ đánh đổ của bà đối với nền Việt ngữ
của Miền Nam Việt Nam thời Việt Nam Cộng Hòa, trước khi
Miền Nam bị cộng sản Bắc Việt xâm chiếm. Chúng tôi xin
thẳng thắn mổ xẻ và trình bày quan điểm của chúng tôi
trước các vấn đề mà bà đã nêu ra trong bài viết của
bà. Tôi xin lần lượt bàn đến từng điểm.
Bà tên Võ
Ngọc Ánh, xưng là sống tại Mỹ, và viết bài gởi cho đài
BBC từ Mỹ nhưng chúng tôi không thể biết thật sự bà là
ai, nam hay nữ, sống ở đâu, chỉ thấy rõ một điều là bà
viết ra những điều hoàn toàn không khác mảy may những
“lý luận” của bọn dư luận viên Hà Nội từng vào các
trang Việt ngữ viết để chống và phá người Việt hải
ngoại, cả về chánh trị lẫn vấn đề ngôn ngữ tiếng Việt.
Bà không có nói được điều gì mới và đúng hơn chúng,
còn bọn chúng thì đều bị chúng tôi tranh biện đến phải
quy hàng, thua chạy tất cả.
Nhưng “bà” khôn ngoan hơn
bọn Việt cộng đàn ông ở chỗ bà không vào các trang Việt
ngữ của chúng tôi để phát biểu và tranh luận công khai
với những nội dung chống đối như vầy, mà bà đóng vai
một người phụ nữ nuôi con và dạy con học tiếng Việt ở
Mỹ như một người Việt tỵ nạn của chúng tôi. Nhưng chúng
tôi đọc văn của bà và lập trường chánh trị ỡm ờ thân
cộng, ca ngợi cộng sản một cách khôn khéo thì biết rõ
bà, cho dù có sống thật ở Mỹ, bà cũng không thể nào
là một người thuộc cộng đồng người Việt tỵ nạn tại Hoa
Kỳ như chúng tôi, mà là một loại “di dân kinh tế”
từ Việt Nam cộng sản sang “đế quốc Mỹ” sống mà
thôi. Chúng tôi biết, bà không dám đối thoại trực tiếp
với chúng tôi tại bất cứ diễn đàn Việt ngữ nào ở hải
ngoại, nên bà dùng BBC làm cái loa khổng lồ tung ra thứ
dư luận truyền đơn cộng sản một chiều rải khắp thế
giới, bơm các kiểu lý luận của bà vào đầu óc những
người Việt ngây thơ không biết gì về cộng sản, vào đầu
óc các thế hệ trẻ con người Việt vốn kém tiếng Việt,
và vào đầu các bà mẹ Việt Nam quanh năm chỉ quen với
cái bếp và đàn con muốn dạy con tiếng mẹ đẻ ở xứ
người. Mánh khóe này của bà tinh vi lắm.
Chúng tôi
xin mời bà thôi lợi dụng BBC để tuyên truyền cho “lý
luận tuyên giáo” một chiều của bà mà yêu cầu bà
thẳng thắn bước vào các trang Facebook Việt ngữ của
người hải ngoại như trang Facebook Quốc Ngữ Việt Nam Văn
Hiến của chúng tôi, viết bài và tranh luận công khai với
chúng tôi về tiếng Việt trên diễn đàn. Chúng tôi bảo đảm
sẽ chào đón và hầu chuyện bà tử tế.
Trước hết,
đọc bài của bà, theo bà nói rằng bà có một đứa con
bảy tuổi đang học lớp Một tiểu học, cũng như xem cách
dùng chữ tiếng Việt rặt người trong nước của bà, tôi có
thể nhận thấy bà nhiều lắm chỉ thuộc lớp trung niên từ
30 đến 40 hoặc 50 tuổi là cùng. Tôi không muốn đề cập
vấn đề tuổi tác, nhưng nói vậy để thấy lứa tuổi của
bà không thích hợp để bàn đến tiếng Việt thời trước
1975 tại Miền Nam Việt Nam, bởi vì vào thời chiến tranh
Việt Nam chấm dứt năm 1975 bà còn chưa ra đời hoặc mới 1,
2 tuổi mà thôi. Vào cái ngày cộng sản chiếm miền Nam bà
chưa ra đời hay chỉ mới 1, 2 tuổi thì bà biết gì về
miền Nam? Mà người Việt ta có câu tục ngữ “biết thì
thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”, có phải
vậy không?
Mở đầu bài, bà viết câu “Chiếc áo
chính trị của tiếng Việt”, và bà nhận định:
“...
có nhiều người Việt tại Mỹ lại không chấp nhận chữ Việt mà
gần 100 triệu người trong nước hiện đang sử dụng hằng ngày.
Cuộc nội chiến Quốc gia – Cộng Sản đã kết thúc gần nửa thế
kỷ, nhưng sự hơn thua trong việc sử dụng tiếng Việt vẫn chưa thể
kết thúc.”
Đây là sự thật, bà nói không sai.
Song vấn đề là tại sao người Việt hải ngoại không thể
chấp nhận chữ Việt của người trong nước? Tại sao người
Việt hải ngoại không có cái quyền duy trì và bảo vệ
ngôn ngữ của mình? Ý của bà chắc hẳn cho rằng chúng
tôi, người Việt hải ngoại trên toàn thế giới chỉ có hơn
4 triệu người, đương nhiên phải “phục tùng” thứ tiếng
Việt của cộng sản áp đặt lên 100 triệu người Việt trong
nước thì mới là đúng để có thể “kết thúc” mọi bất
đồng về ngôn ngữ?
Điều sai thứ nhất trong
phát biểu của bà:
“Chiếc áo chính trị”
mà bà vẽ ra đó chúng tôi không thể mặc chung với người
cộng sản. Điều này không phải đơn thuần vì lập trường
chánh trị đối lập giữa người Quốc Gia và người Cộng
sản, mà là vì chế độ cộng sản của các người không
phải là một thể chế đem lại cái gì tốt đẹp cho đất
nước Việt Nam, do đó nó chỉ tàn phá và hủy diệt văn
hóa và ngôn ngữ Việt Nam đẹp đẽ trong sáng mà miền Nam
từng có mà thôi. Chúng tôi chủ trương bảo tồn Quốc ngữ
Việt Nam Cộng Hòa là vì một lý do quan trọng mà có lẽ
người như bà không thể hiểu được: chúng tôi không thể
dùng thứ chữ Việt dốt nát và thô lậu của người cộng
sản ngoài Bắc đem vào miền Nam sau năm 1975. Bà chỉ nói
khơi khơi tiếng Việt miền Nam thời trước không còn hợp
thời trong khi người Việt trong nước ngày nay dùng tiếng
Việt “cập nhật mới”, vậy thì bà ghi ra đây xem những chữ
gì Hà Nội dùng hay hơn, đúng hơn chữ miền Nam và những
chữ gì miền Nam không có, cho chúng tôi học, thưa bà!
Điều sai thứ hai trong phát biểu của bà:
Cuốn sách dạy Việt ngữ “Chúng em học tiếng
Việt”, do Trung tâm Việt ngữ Văn Lang,
ở San Jose, California xuất bản mà bà đem ra ví dụ đó không
phải là cuốn sách giáo khoa dạy tiếng Việt duy nhứt tại
hải ngoại, và cho dù sách có những chữ không có nghĩa
hay nghĩa không còn dùng trong thực tế (chúng tôi sẽ kiểm
chứng điều bà nói), người dạy có thể bỏ qua, không dạy
đến, mà chỉ cần chú trọng dạy những chữ có trong thí
dụ cụ thể trong bài thôi là đủ rồi. Chắc chắn là những
chữ bà ghi ra như “phị, hẽ, dỉ, xõ” đó trong sách không hề
có thí dụ sử dụng, đúng không?
Bà rất khôn ngoan
khi đem ông giáo sư Quyên Di, một người sống ở Mỹ ra, và
phát biểu của ông rằng “Với tiếng Việt chữ nào đúng thì
dùng, không nên phân biệt trong nước với hải ngoại. Ngay cả trong
nước hiện nay cũng có nhiều từ được dùng không ổn cũng cần phải
sửa.” Tôi nhận thấy ông giáo sư chỉ nói phân hai cho ra
vẻ chín chắn vậy thôi, vì ông đứng trên bục giảng mà bên
dưới vốn có thể có sinh viên trong nước sang Mỹ du học
dự thính, ông khó thể nói thật lập trường của ông. Và
không phải chính ông cũng nói “Ngay cả trong nước hiện nay
cũng có nhiều từ được dùng không ổn cũng cần phải sửa” hay sao?
Ông Quyên Di mặc dầu là người gốc Bắc, nhưng ông là trí
thức miền Nam, ông viết văn viết báo khá nhiều tại hải
ngoại, tôi từng đọc một số bài của ông viết, tôi không
thấy ông dùng chữ của cộng sản Hà Nội. Bà đem lời của
ông Quyên Di ra để làm luận chứng là không thuyết phục
rồi. Xin bà nêu ra những chữ gì ông này dùng của người
trong nước như bà xem.
Còn nếu như ông Quyên Di thật
sự nói “cập nhật từ vựng, tránh dùng từ không có nghĩa, hoặc từ
hiện nay không còn mấy ai dùng”, vậy thì đúng hiển nhiên
điều người ít học cũng biết, không ai lại đi dùng chữ vô
nghĩa hay chữ không có ai dùng. Còn “cập nhật từ vựng”
mà ông nói đó, cũng như câu “chữ đúng thì dùng” bà nghĩ
là cập nhật chữ của ai, chữ đúng là chữ của ai? Chẳng
lẽ bà nghĩ ông Quyên Di đề cao việc sử dụng từ ngữ của
người trong nước vì chữ trong nước đúng, còn từ vựng
của người hải ngoại không có chữ mới và đều là chữ sai
không nên học? Vậy tôi hỏi bà vài chữ nhé:
– Chữ
tiếng Anh “e–mail” chúng tôi ngoài này dịch là “điện thư”,
bên Việt Nam bà dùng chữ Việt gì để dịch?
– Chữ
“microwave oven” chúng tôi dịch là “lò vi ba”, Hà Nội dịch
là “lò vi sóng”, bà đem trình độ hiểu biết chữ
Hán–Việt ra nói xem bên nào dùng chữ đúng hơn?
–
“software”, “hardware” chúng tôi dịch là “nhu liệu”, “cương
liệu”. Hà Nội dịch “phần mềm”, “phần cứng”. Bà nghĩ
tiếng bên nào nghe hay hơn mà cho là chúng tôi không có từ
ngữ “cập nhật”, phải nên dùng chữ của cộng sản trong
nước?
Các danh từ tiếng Anh trên đều là chữ mới
của cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt (hải ngoại) trong vài
chục năm nay từ khi có kỹ thuật điện toán phổ biến trên
toàn thế giới và từ khi microwave oven ra đời, tiếng Việt
miền Nam và cả miền Bắc (tất nhiên) trước 1975 đều không
có, nhưng chúng tôi đã viết ra và sử dụng bên này từ
thập niên 1980 cho đến giờ.
Còn chưa nói máy
computer thời trước và cả đến bây giờ người Việt miền
Nam đều gọi là máy “điện toán”, trong khi Hà Nội dạy dân
gọi là “máy tính”, bà nghĩ thứ tiếng Việt “cập nhật”
trong nước của bà dùng “máy tính” có đúng không? Bà dạy
con bà dùng những chữ nào, xin nói tôi nghe.
Đó là
tôi mới bàn sơ sơ về một vài từ ngữ kỹ thuật mới thôi
vì không có thì giờ nói rộng thêm ở đây. Còn về lãnh
vực tinh thần, tiếng Việt thời Việt Nam Cộng Hòa, qua văn
chương, nghệ thuật là thứ Việt ngữ – dù chưa thể nói là
toàn thiện toàn mỹ – đã phát triển và thăng hoa nhanh
đến một trình độ rực rỡ chưa từng thấy trong lịch sử;
những đóng góp của nó cho ngôn ngữ chung của nước nhà
là điều người cộng sản không thể nào phủ nhận được.
Chúng tôi hãnh diện gọi “Quốc ngữ Việt Nam Cộng Hòa” mà
không sợ ai đó như bà mỉa mai (làm gì có tiếng Việt
cộng Hòa và tiếng Việt cộng), chính là vì vậy.
Nhà của chúng tôi có cây mít cổ thụ đã từng cho chúng
tôi trái ngon quả ngọt ăn bao nhiêu đời, chúng tôi phải yêu
quý và gìn giữ, còn nhà của bà không có cây mít đó
thì bà làm sao hiểu được tại sao chúng tôi không thể
chặt bỏ nó đi!
Điều sai thứ ba:
Bà viết “Từ điển của một ngôn ngữ sống luôn cần phải
cập nhật, dù đó là từ điển của Oxford hay tiếng Việt.” Điều
này là hiển nhiên, nhưng tự điển Việt Nam của cả hai
miền trước giờ đều không có ai hiệu đính, sửa chữa gì
hết. Tự điển miền Nam, do thời cuộc đổi thay mà không có
sửa chữa, bổ túc từ vựng là điều dễ hiểu, nhưng không
phải vì vậy mà tiếng Việt miền Nam của chúng tôi đã cũ
kỹ, lạc hậu, không còn dùng được, bà nói bừa không biết
ngượng. Chúng tôi sống ở hải ngoại, môi trường giảng dạy
ngôn ngữ rất khó khăn, người dạy tiếng Việt ít, nhưng
tiếng Việt miền Nam vẫn tiếp tục đi con đường riêng của
nó, chờ đợi một ngày trở lại quang phục, đánh tan thứ
chữ thô lậu, nghèo nàn, lai căng của người cộng sản.
Bàn đến tự điển, không phải trung tâm dạy Việt ngữ
nào tại Hoa Kỳ hay các nước khác đều dùng từ vựng chỉ
dựa trên cuốn Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến
Đức xuất bản năm 1931. Ai cũng biết, và đã nhiều lần
ngay tại trang Quốc Ngữ của chúng tôi, chúng tôi đã phê
bình sự thiếu sót về từ vựng, và cả những chữ sai hay
không còn hợp thời với tiếng Việt hiện đại của cuốn tự
điển này. Nhưng bà không biết thì chớ nói rằng tiếng
Việt miền Nam trước giờ chỉ có chừng đó chữ của một
cuốn tự điển cũ rích ra đời từ gần 100 năm trước. Miền
Nam vào thời chiến tranh còn xuất bản nhiều tự điển
tiếng Việt hơn cả miền Bắc. Trước năm 1975 cuốn của Khai
Trí Tiến Đức chỉ là tài liệu tham khảo mà thôi; ngay cả
cách viết Y dài hay I ngắn của cuốn tự điển đó, cũng
như rất nhiều từ ngữ ghi sai do tiếng Bắc phát âm sai của
nó chúng tôi cũng không dùng.
Điều sai thứ
tư:
Bà phát biểu rằng có một số trung tâm
dạy tiếng Việt dạy cách dùng chữ I ngắn theo tự điển
cũ của miền Bắc, vậy bà có thể nêu ra “một số trung
tâm” đó là các trung tâm nào không?
Còn câu “Dù chưa
thể đưa ra quy tắc nghiêm ngặt cho chữ y dài và i ngắn (i), nhưng
hiện nay trong sáng tác, trên báo chí tiếng Việt ở trong nước lẫn
hải ngoại, người ta cơ bản đã đồng thuận được với nhau khi nào
thì dùng y dài và khi nào thì dùng i ngắn.” Không đúng sự
thật. Thưa bà, “người ta” đây là ai?
Cộng sản Bắc
Việt không bao giờ thèm quan tâm đến quan điểm của người
Việt ở nước ngoài về cách viết Y dài và I ngắn, còn
giữa người Việt hải ngoại và Hà Nội chưa bao giờ có
một sự trao đổi gì về ngôn ngữ học và có bất cứ sự
“đồng thuận” nào như bà nói về khía cạnh chánh tả này.
Cộng sản Bắc Việt vẫn luôn ngông nghênh giành cái quyền
độc quyền tiếng Việt; họ dạy dân trong nước phải học
chữ của họ, làm các bộ gõ chữ Việt trên điện thoại
một tuồng bắt buộc tất cả người Việt trong và ngoài
nước phải sử dụng từ tiếng của họ, lối bỏ dấu chữ
trái khoáy của họ. Bà có thừa nhận những điều này
không?
Và bà cố tình nói ngược rồi.
Ở trong
nước, cộng sản dạy dân viết lộn ngược tất cả mọi chữ
có Y dài và I ngắn với cách viết đúng của miền Nam
ngày trước. Chữ “lợn ỉ” thì đúng rồi, nhưng chính cộng
sản Bắc Việt lại dùng “lí do”, “địa lí”, “li kì”, “vật
lí”, “kĩ thuật”, “mĩ thuật”, “thẩm mĩ”, “nước Mĩ”, v.v.,
trong khi sách giáo khoa miền Nam chúng tôi trước giờ luôn
luôn dạy phải viết “lý do”, “địa lý”, “vật lý”, “ly kỳ”,
“kỹ thuật”, “mỹ thuật”, “thẩm mỹ”, “nước Mỹ”, chứ không
có thứ chữ viết I ngắn cũn cỡn như vậy bao giờ! Bà xem
ở đâu mà thấy người miền Nam viết I ngắn những chữ này?
Rồi cộng sản cũng dạy dân viết ngược “bánh mì”, “nhu
mì”, “phượng vĩ”, “vĩ đại”, “Thụy Sĩ”, “bác sĩ, ca sĩ,
tiến sĩ, chiến sĩ” thành “bánh mỳ”, “nhu mỳ”, “phượng
vỹ”, “vỹ đại”, “Thuỵ Sỹ”, “bác sỹ, ca sỹ, tiến sỹ,
chiến sỹ...” sao không thấy bà đề cập cho đúng? Những
chữ viết Y dài quái đản này là từ đâu ra nếu không phải
là từ thứ tiếng Việt quái dị của Hà Nội tung ra tại
Việt Nam? Bà dạy con bà viết những chữ nào? Ngay như bà
viết những chữ Y dài và I ngắn trong bài của bà, chính
là bà dùng chữ của tiếng Việt miền Nam chúng tôi mà bà
cho là đã lỗi thời đó, bà có dám nói đó là chữ của
“người trong nước” không? Bà chớ có đánh lận con đen nói
rằng những lối dùng Y dài và I ngắn ngược ngạo là của
miền Nam chúng tôi, còn chữ viết đúng là của Việt cộng
nhé.
Cộng sản Hà Nội dạy dân viết chữ bỏ dấu
thanh ra đằng đuôi trặc trẹo, như những chữ “hoá, hoà,
toà, toạ, hoạ, tuỳ, huỷ, thuỷ, luỹ, khoẻ...”. Họ còn
làm ra tất cả những chữ chướng mắt này xếp vào các bộ
gõ tiếng Việt trên điện thoại, buộc người Việt khắp nơi
phải dùng theo, không có lựa chọn. Trong khi tiếng Việt
của Miền Nam chúng tôi trước giờ đều viết chữ bỏ dấu
chính giữa một cách đẹp đẽ “hóa, hòa, tòa, tọa, tùy,
hủy, thủy, khỏe...”. Còn bà bỏ dấu chữ theo chữ của
miền Nam chúng tôi hay chữ của “gần 100 triệu người trong
nước” của bà vậy? Xin bà tự trọng mà thành thật cho.
Điều sai thứ năm:
“Nên dạy tiếng
Việt có tương lai”. Đây là câu bà viết gạch dưới cẩn thận.
Bà muốn đả phá chữ phiên âm Hán–Việt các danh tự tiếng
nước ngoài nên nói rằng:
“Ở miền Nam trước năm
1975, việc phiên âm các tên riêng nước ngoài qua trung gian chữ
Hán như New York được gọi là Nữu Ước, thủ đô Washington gọi là
Hoa Thịnh Đốn, Australia gọi là Úc Đại Lợi, Canada gọi là Gia Nã
Đại... giờ thì nghe lạ tai và khó hiểu.
Điều này còn có
thể tại miền Nam trước năm 1975 để phản ứng lại sự ảnh hưởng
nhanh chóng, rộng khắp của văn hóa phương Tây, đặc biệt là Hoa
Kỳ, nên nhiều trí thức đã phản ứng lại bằng cách dùng nhiều từ
gốc Hán trong chữ Quốc Ngữ như giữ lại lề thói của cha ông”.
“chữ Quốc ngữ sử dụng trước năm 1975 với hiện nay đã có quá
nhiều thay đổi. Đừng vì lý do tình cảm, hay yếu tố chính trị mà
dạy cho con trẻ ở hải ngoại sử dụng tiếng Việt ở miền Nam trước
năm 1975 và cho đây mới là tiếng Việt đúng và cần phải bảo tồn”.
Nhận định này của bà vừa sai vừa ngạo mạn. Nói bà
sai vì ngày trước các cụ tiền nhân sở dĩ phải mượn lối
phiên âm Hán–Việt để viết ra tên các thành phố hay quốc
gia New York, Washington, Canada, Australia, Paris, London,
Moscow, v.v. ra tiếng Việt, không phải để chống lại “ảnh
hưởng” gì của tiếng ngoại quốc, mà là vì chữ Quốc ngữ
La–tinh hóa vào đầu thế kỷ hai mươi còn quá mới mẻ với
người Việt ta vốn vẫn còn đến gần 80 phần trăm dân số
mù chữ, viết nguyên chữ tiếng Anh tiếng Pháp làm sao
người bình dân đọc cho được, nên họ phải dùng chữ
Hán–Việt viết ra cho bà con dễ đọc mà thôi.
Còn
người Việt hải ngoại ngày nay có hai cách viết các danh
tự này: dùng những chữ cũ đã quen thuộc đối với các
thế hệ lớn tuổi (Nữu Ước, Hoa Thịnh Đốn, Ba Lê, Luân Đôn,
Mạc Tư Khoa...) hoặc dùng thẳng tiếng Anh cho lớp người
trẻ, không thành vấn đề. Còn bà cho là chữ phiên âm của
Hà Nội hay lắm hay sao: Niu–Oóc, Oa–xinh–tơn,
Ốt–xtrây–li–a...? Bà cho là người trong nước đều thích
lối phiên âm chữ ngô nghê đó? Bà chọn lối viết nào để
dạy con của bà? Chắc chắn bà dạy con bà học những chữ
này của cộng sản rồi. Bà chỉ chống chữ của chúng tôi,
lên giọng trịch thượng với chúng tôi rằng “Đừng vì lý do
tình cảm, hay yếu tố chính trị mà dạy cho con trẻ ở hải ngoại sử
dụng tiếng Việt ở miền Nam trước năm 1975 và cho đây mới là tiếng
Việt đúng và cần phải bảo tồn”. Bà chỉ trích chúng tôi như
vậy mà sao không nói gì tới thứ chữ phiên âm bình dân
học vụ thổ tả của cộng sản? Bà thật sự là ai mà ăn
nói ngạo mạn như vậy với chúng tôi?
Điều
sai thứ sáu:
Bà viết:
“Tôi có thể
nói, tiếng Việt trước năm 1975 ở miền Nam, giờ đã là ngôn ngữ
không có tương lai. Không còn cơ quan công quyền nào sử dụng nó,
không mấy ai dùng nó để sáng tác, và số người dùng nó ngày một ít
đi.
Tại Mỹ bây giờ, việc dịch tiếng Anh ra tiếng Việt
trong các tài liệu của cơ quan chính quyền, trường học, bệnh
viện... cũng được dịch theo cách tiếng Việt trong nước đang dùng.”
Giọng điệu của bà mỗi lúc một lố lăng khi bà dám
phán rằng tiếng Việt miền Nam trước năm 1975 “không có
tương lai”. Bà học được mấy chữ Việt của miền Nam mà
dám phát biểu câu này? Chúng tôi, người Việt tỵ nạn
cộng sản vẫn còn đây, và chúng tôi bảo tồn tiếng nói
chữ viết của chúng tôi, người Việt thế hệ trẻ học
tiếng Việt có khó khăn là vì môi trường xứ người có
nhiều trở ngại, nhưng chúng tôi vẫn vun trồng lại cây
Quốc Ngữ của Miền Nam, người hải ngoại vẫn viết văn,
làm thơ, sáng tác nhạc bằng tiếng Việt Miền Nam trước
1975. Bà lấy tư cách gì, căn cứ vào đâu mà võ đoán một
cách dại dột rằng “số người dùng nó ngày một ít đi”?
Còn tiếng Việt mà các cơ quan công quyền tại Mỹ
dùng, chúng tôi dư biết, họ dùng thứ tiếng Việt của
cộng sản, nói trắng ra là như vậy, chỉ vì họ phải treo
lá cờ máu sao vàng của Việt cộng trên đất nước của họ
và họ cần phải bang giao với Việt Nam mà thôi. Người Mỹ
họ quan tâm đến khía cạnh chánh trị của tiếng Việt để
làm gì trong khi ngay cả cuộc chiến tranh mà họ đã thất
bại tại Việt Nam họ còn không hiểu nỗi nhục của họ là
do đâu mà ra kia. Bà không thể đem việc này ra để nói
rằng người Mỹ “công nhận và lựa chọn” thứ tiếng Việt
cộng sản của bà để sử dụng mà không lựa chọn chữ Việt
của chúng tôi nhé.
Điều sai thứ bảy:
Trẻ con người Việt ở hải ngoại dùng sách giáo khoa
tiếng Việt của miền Nam trước năm 1975, nếu được dạy và
học đầy đủ, tất nhiên sẽ học được ngôn ngữ tiếng Việt
đúng đắn, mà không cần học thứ chữ Việt hổ lốn, lai
căng như thứ tiếng Việt trong nước hiện nay. Bà nói xem,
sách dạy chữ Việt của Hà Nội có gì hay hơn sách của
miền Nam, hay hiện nay chúng đã bị hán hóa hết rồi? Bà
nói gì về bộ sách “Tiếng Việt” ba cuốn của tên tiến sĩ
hán nô Hồ ngọc Đại ở Hà Nội vốn do tàu cộng soạn ra
bắt hắn đem về dạy người Việt theo lối chữ tàu của bọn
chúng? Bà nói gì với chúng tôi về thứ “chữ Việt mới”
ngọng nghịu, khọt khẹt như tiếng khỉ rừng cũng do tàu
chệt soạn do tên hán nô Bùi Hiền tung ra, và việc cộng
sản Hà Nội đem chữ Tàu vào dạy thay thế tất cả các
ngoại ngữ tại Việt Nam?
Chính các lớp người lớn
tuổi tại miền Nam hiện nay đang đau khổ nhận ra tình
trạng tiếng Việt bị xú hóa tràn lan vì từ tiếng thô
tục, chữ lóng du đãng đường phố ngoài Bắc đưa vào Nam,
làm ngôn ngữ Việt bị sa đọa trầm trọng. Sa đọa đến cả
đài phát thanh, đài truyền hình, báo chí nhà nước cũng
dùng chữ nghĩa sai trật tưới xượi vì trình độ giáo dục
đi xuống, chữ nghĩa bát nháo không ra gì. Bà vào các
trang Việt ngữ hải ngoại sẽ thấy chính người trong nước
còn gia nhập các nhóm Việt ngữ hải ngoại đông hơn cả
người hải ngoại, và hàng ngày họ viết gì về thứ tiếng
Việt ở chỗ bà cho là “cái nôi tiếng Việt” đáng tôn thờ
của bà.
Bà nói xem, gần 100 triệu người Việt trong
nước sử dụng thứ tiếng Việt đó là chữ họ tự lựa chọn
dùng hay sao? Hay họ phải cúi đầu ngay từ năm 1975 mà
nói, viết theo cộng sản bắc việt những “hộ khẩu”, “hộ
chiếu”, “hộ lý”, “nhà đẻ”, “máy bay lên thẳng”, “tên
lửa”, “lính thủy đánh bộ”, “vụ việc”, “đăng ký”, “kiểm
tra”, “động viên”, “đảm bảo”, “giản đơn”, “triển khai”,
“khẩn trương”, v.v.; học theo họ vô số chữ danh từ, tĩnh
từ, động từ dùng lộn tùng phèo không còn biết phân biệt
từ loại là gì, câu chữ sai văn phạm như rác rưởi khắp
nơi. Đến cả bảng tên đường, bảng hiệu, chữ biểu ngữ
cộng sản cũng viết sai tràn lan vô tội vạ. Bà chắc chắn
biết những điều này, nhưng tại sao lại lờ đi và vẫn cứ
bô bô tuyên truyền rằng chữ Việt “mới” do cộng sản đẻ ra
là đúng đắn, tốt đẹp và nên học của tất cả mọi người
Việt trong và ngoài nước? Bà có dạy con bà dùng chữ
“liên hệ” của Việt cộng thay cho “liên lạc” không?
Điều sai thứ tám:
Với đoạn này, bà
lại hạ thấp giá trị của tiếng Việt miền Nam và đề cao
tiếng Việt cộng trăm phần trăm:
“Người viết bài
này thấy rằng, dạy tiếng Việt theo cách ở miền Nam trước đây, với
nhiều từ khác biệt so với những từ đang được sử dụng rộng rãi và
phổ biến hiện nay, sẽ tạo ra những khó khăn không cần thiết cho
con em ở hải ngoại khi chúng tiếp xúc với cách viết khác biệt
trong sách vở và báo chí đang dùng.”
Chúng tôi là
người Việt hải ngoại, chúng tôi chỉ cần dạy con cháu
chúng tôi chữ Việt niền Nam để đọc tiếng Việt, hiểu và
viết tiếng Việt miền Nam. Còn việc “tiếp xúc với cách
viết khác biệt trong sách vở và báo chí đang dùng” mà bà
nói đó là thứ sách vở báo chí nào? Chúng tôi đâu cần
phải đọc bao nhiêu thứ gì của cộng sản. Ngược lại, tại
sao bà không nghĩ người Việt trong nước, với thứ tiếng
Việt suy đồi, lai căng mà Bắc cộng dạy cho con em của bà
hiện nay sẽ làm cho chúng ngày sau không thể nào đọc và
hiểu được sách vở viết bằng tiếng Việt truyền thống?
Bà đâu đến nỗi mắt mù tai điếc mà không đọc thấy, nghe
thấy người Việt khắp nơi từ trong nước đến hải ngoại
đều lo lắng cho tình trạng này sẽ xảy ra sau khi bọn Bùi
Hiền, Hồ ngọc Đại ở ngoài Bắc tung ra những thứ chữ
Việt lai tàu của chúng?
Điều sai thứ chín:
Bà viết:
“Do dó, tiếng Việt được thể hiện
như thế nào sẽ do người Việt trong nước quyết định chứ không phải
vài triệu người ở hải ngoại đang loay hoay trong việc giáo dục
với hi vọng chúng hiểu được tiếng của cha ông... Điều lớn nhất
của người Việt ở hải ngoại lo lắng là con cháu có nói, đọc, viết
được tiếng của tổ tiên, cha ông hay không chứ không phải là chữ
Việt cộng hay Cộng hòa.”
Đây là một luận điệu tuyên
truyền hợm hĩnh của bọn Bắc kỳ cai trị trong nước chúng
tôi đã nghe nhàm tai mà nay chính bà, một phụ nữ vô danh,
không có chút tư cách gì để đem ra “phán bảo” chúng tôi!
“Người Việt trong nước quyết định”, thật là nực
cười! Người Việt nào có quyền quyết định cái gì cho
mình khi ngay cả đất đai của ông bà tổ tiên cũng bị Việt
cộng cướp đoạt mà không kêu ca gì được? Ngay đến đứa con
nít cũng biết “Người Việt trong nước” đó là một đám
cộng sản cầm quyền còn đang thống trị đất nước mà bà
không nói ra.
Bà luôn luôn tìm cách bẻ ngược lại
tất cả thực tế. Chúng tôi dạy con cháu chúng tôi tiếng
Việt miền Nam là để đọc sách vở viết bằng Quốc ngữ
truyền thống của cả hai miền Nam–Bắc thời tiền cộng sản
và trước đó nữa. Còn bà lại muốn dạy con bà học thứ
tiếng Việt cộng đã hán hóa ngày nay thì ai cũng thấy
rằng chính các thế hệ trong nước về sau mới sẽ là
những lớp người “mù chữ” đối với tiếng Việt truyền
thống. Bà không đủ hiểu biết để nhận thấy điều này?
Bà cho rằng chỉ có tiếng Việt của Việt cộng mới
đúng đắn để dạy được con cháu bà “nói, đọc, viết được
tiếng của tổ tiên, cha ông” thì tại sao bà lại sống lạc
lõng ở Mỹ như một con cừu đen mà không đem con cái bà về
sống ở Hà Nội, để “hít thở không khí quê hương”, cho
chúng tha hồ thoải mái học tiếng và chữ của Bắc cộng
“thân thương” của bà?
Điều sai thứ mười:
Bà viết:
“Đành rằng tiếng Việt của gần 100 triệu
người trong nước đang sử dụng có nhiều từ xa lạ với người miền
Nam trước năm 1975, vốn do thực tế của xã hội ảnh hưởng và chi
phối, nhưng không thể vì thế mà ‘mặc’ cho tiếng Việt ở trên chính
quê hương của nó là chữ ‘Việt cộng’, hay tiếng Việt trong nước
là sai, chỉ có tiếng Việt ở hải ngoại mới đúng”.
Lẽ
đương nhiên rồi, bà phản bác làm sao được khi chúng tôi
gọi tiếng Việt trong nước là tiếng Việt cộng, bởi vì
“quê hương” do chế độ nào cai trị thì ngôn ngữ là ngôn
ngữ của chế độ đó đẻ ra, không phải hay sao? Còn chữ
nghĩa cộng sản sai trật, dốt nát thì chúng tôi phải nói
là sai trật, và giúp cho đồng bào nhận ra cái sai của
chúng, học lại chữ nghĩa đúng. Bà ganh ghét không muốn
học chữ đúng của chúng tôi thì tùy bà, nhưng sao lại
bênh vực thứ chữ nghĩa bựa bãi của cộng sản? Cộng sản
cai trị “quê hương” của bà thì chữ của họ phải là chữ
Việt đúng hay sao? Nếu vậy chúng tôi ở hải ngoại phải
lập ra những trang nhóm tiếng Việt để giữ gìn tiếng
Việt truyền thống để làm gì, và nếu chữ của cộng sản
đúng hơn chữ của chúng tôi thì sao bà không vào các diễn
đàn tiếng Việt của chúng tôi mà tranh luận để bênh vực
cho chữ của họ? Chúng tôi luôn sẵn sàng trao đổi đứng
đắn, nghiêm chỉnh thuần lý về ngôn ngữ học tiếng Việt
với bà, không cần đề cập đến chánh trị.
Điều sai thứ mười một:
Đây là một lối
phát biểu công kích của bà:
“Tâm huyết dạy, học
và gìn giữ tiếng Việt ở hải ngoại là điều đáng trân trọng. Các cá
nhân, tổ chức soạn thảo rõ ràng đã đầu tư, cố gắng hoàn thiện.
Nhưng dạy một ngôn ngữ cần phải cập nhật, chứ không nên dựng
những rào cản chỉ để bảo tồn”.
Cái gì là “dựng
những rào cản chỉ để bảo tồn”? Chúng tôi, người Việt
lưu vong làm công việc bảo tồn là giữ gìn văn hóa và
ngôn ngữ của chúng tôi, chúng tôi không có nhu cầu qua lại
trao đổi, thỏa hiệp gì với chế độ cộng sản trong nước
về lãnh vực này. Trên phương hướng tự lập, bảo vệ và
phục hồi nền văn hóa riêng đó, tất nhiên chúng tôi không
thể chấp nhận sự xâm nhập, lây nhiễm của cái gọi là
“văn hóa cộng sản” nói chung, và thứ tiếng Việt hạ cấp
của cộng sản nói riêng. Cá nhân bà là ai trong cộng đồng
người Việt hải ngoại mà tự cho mình cái quyền phê phán
và miệt thị chúng tôi? Phát biểu của bà là lối ăn nói
trịch thượng của người cộng sản trong nước, chúng tôi
không thể để vào tai.
Bà đề cập lời ông Quyên Di
nói này nói nọ về tiếng Việt theo chiều hướng bà mong
muốn, nhưng bà có bao giờ đọc những bài viết về tiếng
Việt của ông Đào Văn Bình không? Ông Đào Văn Bình cũng
sống tại California như ông Quyên Di và là một trí thức
miền Nam còn lớn tuổi hơn cả ông Quyên Di. Ông Đào cũng
là người gốc Bắc, nhưng ông từng viết trên rất nhiều
trang mạng rằng ông không thể chấp nhận thứ ngôn từ thô
lậu, sai trật kệch cỡm và chướng tai của cộng sản Bắc
Việt. Ông chứng minh cho mọi người Việt đều thấy tiếng
Việt miền Nam hoàn toàn chính xác, sinh động và trong
sáng hơn hẳn tiếng Việt của Hà Nội bằng cách soạn ra
một cuốn tự điển “Tiếng Việt đổi đời” gồm hàng ngàn
từ ngữ sai trật của cộng sản mà ông sưu tập được, rồi
sửa chữa chúng bằng từ vựng đúng đắn, tinh chuẩn của
tiếng Việt miền Nam. Bà muốn học thứ chữ Việt đúng thì
nên vào Google mà tìm đọc các bài viết và cuốn tự điển
này của ông Đào Văn Bình, để tự soi thấy cái vốn học
thức quá nông cạn của mình.
Con ếch ngồi dưới đáy
giếng, nhìn lên chỉ thấy cả bầu trời chỉ bằng cái nắp
vung với một nhúm chữ cộng sản bên trong, thì làm sao nó
nói được cái gì đúng về bất cứ thứ gì khác bên ngoài
cái nắp vung đó.
Chúng tôi khuyên bà hãy đọc bài
của ông Đào Văn Bình ở Mỹ, của ông Khải Chính Phạm Kim
Thư bên Gia Nã Đại, rồi hãy phát biểu tiếng Việt của
chúng tôi có “cập nhật” hay không. Bà chỉ là một người
đàn bà quẩn quanh với xó bếp và đàn con mà cả gan lớn
tiếng nói với bàn dân thiên hạ rằng chỉ có tiếng Việt
cộng mới đúng đắn chỉ vì nó được “gần 100 triệu người
trong nước sử dụng”. Tôi thật khâm phục hiểu biết của
bà!
Điều sai thứ mười hai:
Đây
là chữ Việt cộng mà bà học và đang dạy con cái của
bà. Không cần nói việc bà dùng toàn từ ngữ tiếng Việt
trong nước vì vốn học vấn của bà là từ trường lớp
cộng sản mà có, tôi xin nêu ra vài chữ sai của bà dùng
và sẽ được bà dạy cho con của bà như sau:
– Chữ
“từ” bà dùng trong bài sai y hệt như người trong nước
được Hà Nội dạy cho. Chữ gì bà cũng gọi là “từ”.
Những chữ vô nghĩa như “phị, hẽ, dỉ, xõ” làm sao có thể
gọi là “từ”? Bà có biết “từ” và “chữ” khác nhau ra sao
không?
– Bà viết “thập kỷ 30”. Bà có biết “thập
kỷ” là một danh từ vô cùng sai của tiếng Việt trong nước
do cộng sản đẻ ra không? Tiếng Việt xưa nay làm gì có hai
chữ “thập kỷ”? Thời gian 10 năm miền Nam chúng tôi gọi
chính xác là THẬP NIÊN. Trong tiếng Hán–Việt, “niên”
nghĩa là năm, “nhất niên” là 1 năm, “thập niên” là 10 năm.
Chữ “kỷ” chỉ dùng cho “thế kỷ” vì 1 kỷ là 100 năm, và
“thiên niên kỷ” là 1,000 năm. Chữ nghĩa rõ ràng như vậy
mà viện ngôn ngữ học Hà Nội lại dạy người trong nước
dùng 10 năm là “thập kỷ”, thành ra 10 năm là 1,000 năm,
chữ nghĩa của bắc cộng thật là dốt nát đến thảm hại!
Bà thử biện luận từ “thập kỷ” của bà với chúng tôi
xem chữ Việt trong nước đúng hay chữ Việt hải ngoại
đúng.
Điều sai thứ mười ba:
Để kết luận bài, bà viết:
“Mong rằng chuyện
chính trị chi phối việc tiếp cận tiếng Việt rồi sẽ qua đi... để
chỉ còn người Việt với nhau trong ngôn ngữ của cha ông, cái nền
tảng quan trọng nhất để nhận biết cùng một dân tộc.”
Những lời này bà nên viết cho đảng cộng sản việt nam,
chứ không phải cho chúng tôi. Bên nào phải “tiếp cận
tiếng Việt” bên nào? Chính những kẻ cầm quyền cai trị
ngày nay tại Việt Nam mới phải thật lòng cởi mở với
chúng tôi về phương diện chúng ta đang tranh luận. Cuộc
chiến ý thức hệ Quốc Gia và Cộng sản vẫn tiếp diễn
không phải là lỗi của chúng tôi mà là lỗi của người
cộng sản. Suốt nửa thế kỷ qua, chúng tôi không bao giờ
nhìn thấy Việt cộng làm một điều gì thật tâm “hòa
giải” với chúng tôi để xóa tan thành kiến chánh trị
giữa người Quốc Gia và người cộng sản. Ngược lại, họ
luôn luôn lợi dụng những kẽ hở của thế giới tự do để
xâm nhập, chia rẽ, gây phá hoại các cộng đồng người Việt
hải ngoại một cách vô cùng nham hiểm. Mối xung đột tư
tưởng và hành động này làm sao chấm dứt được khi Việt
cộng luôn luôn tấn công để hủy diệt chúng tôi về mọi mặt
hòng che đậy bản chất thất bại của họ về chánh trị.
Mối thù Quốc—Cộng càng không thể nào hóa giải khi người
cộng sản đang hèn hạ dâng hiến giang sơn Việt Nam cho tàu
cộng phương bắc, kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt
Nam. Bà không phải là đứa trẻ 7 tuổi học lớp Một như con
của bà, bà có nhìn thấy điều này không?
Bà quá
ấu trĩ khi chỉ trích lập trường chánh trị của chúng tôi
đối với cộng sản và cho rằng vì điều này mà chúng tôi
dựng lên thứ “rào cản ngôn ngữ” với tiếng Việt trong
nước. Những người sanh sau đẻ muộn như bà, lớn lên chỉ đi
học trong nhà trường cộng sản, chỉ biết chữ nghĩa cộng
sản, thì làm gì hiểu được điều này mà có thể lên
giọng phê phán chúng tôi? Việt cộng xâm lăng Miền Nam,
cướp sạch đất đai, tài sản của người miền Nam, đẩy hàng
triệu người đi “kinh tế mới”, hàng triệu người liều mạng
vượt biên vượt biển đi tìm đất sống. Cả triệu người đã
chết trên đường trốn chạy đó, chúng tôi may mắn sống sót
đến được thế giới tự do và vất vả làm lại cuộc đời
từ đầu với hai bàn tay trắng, chúng lại tàn bạo đuổi
theo đánh phá tiêu diệt, bà là ai mà sống trên đất Mỹ
này lại không hiểu được nỗi thù hận của chúng tôi đối
với chúng?
Ở bên Tàu, nhà Minh bị sắc dân thiểu
số Mãn Châu nổi lên lật đổ, lập ra nhà Thanh, Người Tàu
Hán lại nổi lên chống lại nhà Thanh để khôi phục nhà
Minh, nhưng rồi họ vẫn phải dần dần thần phục Mãn Thanh
vì nhà Thanh có một vua Khang Hy tài giỏi biết chăm lo xây
dựng đất nước theo con đường đúng đắn, dân chúng có được
một cuộc sống tốt, người Tàu Minh trôi dạt ra hải ngoại
cũng đành chấp nhận, thôi chống đối. Còn Việt Nam cộng
sản thì sao? Bà có thấy gần nửa thế kỷ “độc lập thống
nhất” Việt cộng đã làm được gì cho đất nước Việt Nam
hay chỉ đem đến một cái vỏ “phồn vinh giả tạo” che đậy
sự nghèo khó và khổ đau cho dân tộc, cùng những nỗi
nhục quốc thể không nước nào có? Lòng dân có yên ổn
chấp nhận chế độ cộng sản như người Tàu Minh chấp nhận
Mãn Thanh không? Nhà Mãn Thanh tồn tại được 267 năm bên
Tàu nhưng cộng sản Việt Nam liệu kéo dài được bao lâu
trong thế kỷ chủ nghĩa cộng sản phản nhân loại đang lụi
tàn này?
Trong bài viết, bà cố ý tránh không nói
một chữ động đến cái chánh quyền cộng sản trong nước
mà chỉ nói đến thứ “tiếng Việt trong nước” thôi. Nhưng
bà không thể nói rằng đó là tiếng Việt của người Việt
tự do chân chính lựa chọn, mà phải nhận nó là chữ Việt
của người cộng sản từ Bắc Việt đem vào miền Nam và cả
nước phải dùng theo. Như vậy, lập trường ca ngợi việc sử
dụng thứ tiếng Việt trong nước của bà rõ ràng là lối
tuyên truyền chánh trị một chiều cho cộng sản không sai đi
đâu được, chúng tôi còn lạ gì.
Chúng tôi thiết
nghĩ nên khuyên bà hai điều: một là, nếu bà thật sự là
một người sống tại Mỹ có con còn nhỏ, bà nên đem con về
Việt Nam sống để chúng “thoải mái” học chữ của người
trong nước, khỏi phải học chữ Việt của chúng tôi; hai
là, bà nên thẳng thắn, công khai vào các diễn đàn Việt
ngữ của người Việt tại Hoa Kỳ trình bày những ý kiến
trên của bà cho “rộng đường dư luận”. Bà nên đối thoại
trực tiếp với chúng tôi để giải quyết vấn đề giữa
người Việt với nhau, hơn là đi mượn cái loa của BBC để
phỉ báng chúng tôi một chiều cho bọn độc tài cộng sản
ở Hà Nội.
Mặt khác, chúng tôi cũng thừa biết
“bà” chẳng là ai ngoài một tên dư luận viên Việt cộng
trá hình, dùng một thân phận giả giấu mặt, một người
mẹ nuôi con học tiếng Việt tại Mỹ, để dễ bề lừa lọc dư
luận cộng đồng hải ngoại, đem thứ “lý luận” kẻ cả nhưng
cũ rích nhai đi nhai lại của cộng sản để bôi lọ, hạ giá
tiếng Việt miền Nam theo lịnh của bọn “tuyên giáo” ở Hà
Nội mà thôi. Qua bài viết của bà, chúng tôi lại thấy
một thứ bình mới rượu cũ của thứ thủ đoạn này của
cộng sản, vì chỉ có cộng sản mới không ngừng đuổi theo
chúng tôi để phá hoại những gì chúng tôi đang làm vốn
được hàng triệu người trong nước ủng hộ.
Bà quá
ấu trĩ khi viết rằng cuộc nội chiến giữa Quốc Gia và
cộng sản đã kết thúc gần nửa thế kỷ nhưng người miền
Nam vẫn vì thù ghét chánh trị mà không chịu thừa nhận
chữ Việt của “gần 100 triệu người trong nước”. Tại sao
bà không chịu nhìn thấy, hay cố tình che đậy một sự
thực là chính Việt cộng các người mới là kẻ luôn luôn
nuôi đầu óc đàn áp chánh trị triệt để đối với chúng
tôi? Bà không có cái liêm sỉ để nói cho đúng sự thật,
thì chúng tôi vạch trần cho bà thấy: cộng sản bắc việt
luôn đểu giả gọi chúng tôi là “những khúc ruột ngoài
ngàn dặm”, nhưng bên trong chúng không bao giờ chấm dứt
những hành động hiểm độc bỉ ổi nhằm bức hại người
Việt lưu vong chúng tôi về mọi mặt. Bọn công an mạng trong
nước, bọn nằm vùng tại hải ngoại luôn luôn tìm cách len
lỏi vào các cộng đồng của chúng tôi để đánh phá, thọc
gậy gây chia rẽ và lũng đoạn các cộng đồng Việt thiếu
ý thức đoàn kết tại hải ngoại. Và chúng tôi thấy bà
chính là một kẻ trong số đó, đội lốt một người Việt
sống ở Mỹ để tấn công phá rối chúng tôi. Giọng điệu đả
kích trịch thượng của bà hoàn toàn cho chúng tôi thấy
rõ bà là ai.
Cộng sản Việt Nam đã cướp trọn đất
nước gần 50 năm, nhưng chắc chắn chính bà hiểu rõ, và
tất cả các “đồng chí” của bà đều hiểu rõ, ngoại trừ
mấy triệu đảng viên cộng sản và dòng giống của họ,
lòng dân gần 100 triệu người mà bà nói đó không có đứng
về phía của họ, những kẻ cướp nước để rồi bán nước.
Bà nói xem, cái gọi là “văn hóa xã hội chủ nghĩa” của
họ bây giờ còn có ai theo, hay người Việt trong nước càng
ngày càng rời xa nó và tìm đến nền văn hóa Việt Nam
Cộng Hòa vẫn còn được bảo tồn tại hải ngoại? Tôi chứng
minh cho bà thấy nhé: không còn ai tại Việt Nam, kể cả
con cái của đảng viên Việt cộng, đọc cái gọi là “văn
học cách mạng” và nghe cái gọi là “âm nhạc cách mạng”
của họ. Cộng sản không muốn đóng cửa nhà sách thì phải
in truyện dịch của nước ngoài, ăn cắp bản quyền các tác
phẩm văn học Miền Nam trước 1975, in bừa bày ra bán đầy
tiệm mới mong dân chúng mua sách nhưng các “cửa hàng
sách” của họ vẫn vắng như chùa bà Đanh không ai bước
vào. Còn về cái nền “âm nhạc cách mạng” đang hấp hối
của họ, họ không còn cách nào khác đành phải ăn cắp
nhạc Miền Nam, bọc lại vỏ mới bằng cái tên gọi giả trá
“nhạc bô–lê–rô”, cho hát khắp nơi từ Nam chí Bắc, nếu
không dân sẽ chẳng còn gì gọi là nhạc để nghe! Đó, bà
nói tôi nghe xem, cái gì của Miền Nam chúng tôi lỗi thời
và văn hóa miền nào đang giãy chết?
Tiếng Việt
Miền nam trong sáng đẹp đẽ hơn tiếng Việt cộng gấp chục
lần, vì vậy người hải ngoại chúng tôi không phụ lòng tin
của đồng bào trong nước, luôn vun bồi lại cây Quốc Ngữ
Việt Nam Cộng Hòa, chờ một ngày đất nước quang phục. Khi
chủ nghĩa cộng sản bị tiêu diệt, bóng ma của cái chế
độ gớm ghiếc này bị xóa tan khỏi đất nước, cây Quốc
Ngữ Việt Nam sẽ đơm hoa kết trái trên đất nước Việt Nam
mới, xóa tan thứ ngôn ngữ xấu xí nghèo nàn của người
cộng sản, trở lại thời kỳ quang hoa của tiếng Việt tốt
đẹp trong một đất nước tự do nhân bản như Miền Nam của
chúng tôi khi xưa. Ngày đó chắc chắn sẽ đến vì lòng dân
muốn nó phải đến. Chúng tôi chờ xem những kẻ hợm hĩnh
ca ngợi tiếng Việt cộng ngày hôm nay như bà sẽ giấu mặt
đi đâu.
Chào bà Võ Ngọc Ánh. Mong được hội diện
và đàm luận với bà trong tương lai, nếu bà xuất hiện đâu
đó trên một vài diễn đàn của người Việt hải ngoại với
một ảnh chân dung và tên họ thật của bà.
Chúng tôi
cám ơn đài BBC Tiếng Việt cho chúng tôi được đăng bài
viết này trên trang của Quý Đài.
Trang Anh Thạc
TM. nhóm Quốc Ngữ Việt Nam Văn
Hiến tại Hoa Kỳ, ngày 20/4/2024.
Bút trần nào tả được lưu luyến!
Thơ trần đành cam chịu vô duyên...
Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)
THIÊN SỨ MICAE – BỔN MẠNG SĐND VNCH
|
Hình nền: thắng cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML–5 hay cao hơn.
Nguồn: Internet eMail by ly trung tin chuyển
Đăng ngày Thứ Năm, April 25,
2024
Ban Kỹ Thuật
Khóa 10A–72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH
GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư:
Liên lạc
Trở lại đầu trang