Gia
Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Sưu
tầm & Tản mạn
Chủ đề:
Tiếng Việt
Tác giả:
Bác sĩ Nguyễn Hy Vọng
Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)
Theo các nhà ngữ học
thì tiếng Mỹ là thứ tiếng nói vay mượn rất nhiều từ ngữ của các
tiếng khác trên khắp thế giới, vì vậy mà nó rất dồi dào và sống
động, nó là tiếng nói số một của loài người hiện nay.
Theo tôi thì tiếng Việt cũng không thua
kém chi.
Nó
đang đứng thứ 12 về số đông người nói [83 triệu] và đang lan ra
khắp thế giới tự do từ cái biến cố 1975.
Nó có một nguồn gốc rất là đa dạng vì
qua 2,3 ngàn năm nó đã mượn rất nhiều tiếng Tàu mà xài, rồi gần
đây lại còn mượn hàng trăm tiếng một của Pháp mà nói, bây giờ đã
trở thành tiếng Việt rồi, thí dụ như béret, kaki, kilo, gara,
accu, v.v. Các bạn có thể kể ra vài trăm tiếng như thế.
Hiện nay tiếng Việt lại còn đang dùng
rất nhiều tiếng Anh Pháp Mỹ vay mượn như computer, battery,
charge, v.v. Mượn như thế sau này một thời gian sẽ Việt hoá và
trở thành tiếng Việt luôn.
Đó là một điều hay, rất hay, tiếng Việt
dồi dào thêm, có thêm nhiều cách nói, nhiều ngữ vững, nhiều cách
phô bày tư tưởng.
Nhưng ta nên để ý rằng dù có nói bao
nhiêu thứ tiếng khác nhau đi nữa, ta cũng chỉ có một thứ chữ abc
hiện nay để viết, ta không còn viết chữ Nôm nữa, ta không còn
viết chữ Tàu nữa, ta không còn biết chữ khoa đẩu là chữ gì nữa,
và sẽ không bao giờ.
Như trong câu nói sau đây: cho xe vô
gara, rồi check giùm cái bình điện, nếu hết charge thì câu điện
giùm, vô nhà coi công tơ [compteur] tháng này tiền nước bao
nhiêu. Có đến 6 ngôn ngữ khác nhau của cả thế giới trong câu nói
ngắn đó mà ta không ngờ! [Việt, Tàu, Pháp, Anh, Mỹ].
Một chuyện lạ hơn nữa là, cách đây mấy
ngàn năm, ngoài tiếng Tàu ra, ông bà ta còn dùng và xài không
biết bao nhiêu là tiếng nước ngoài ở Đông nam Á châu mà ta cứ
tưởng đâu là tiếng Việt của ta, không ngờ đó là tiếng nói của
biết bao ngôn ngữ láng giềng, mà lại không phải là tiếng Tàu.
Thí dụ ta nói tha thiết thiết tha đó là
tiếng Thái.
Vắng vẻ, đó cũng là tiếng Thái luôn.
Đủng đỉnh, vâng, cũng là tiếng Thái!
Vơ vẩn vẩn vơ, đó là tiếng Lào đó bạn
oi.
Chân tay,
chân mây. Nó là tiếng Khmer đó.
Một ngày, một hai ba bốn năm, đó cũng
là tiếng Miên luôn!
Cụ Nguyễn gia Thiều cách đây gần 200
năm đã viết:
“Trẻ
tạo hoá đành hanh quá ngán”
[đành
hanh là tiếng gốc Chàm đó bạn ơi, có nghĩa là
ganh ghét, ganh tị]
Cụ Nguyễn Trãi cách đây gần 600 năm
nói:
“Tuy rằng bốn bể cũng anh tam”
[Đó là tiếng Mã lai hiện nay đó bạn ơi, có nghiã là thằng em
trai]
Hay là:
Hai chữ công danh tiếng vả vê.
Đó là tiếng Lào xưa đó, “vả vê” có
nghĩa là trống vắng, mà bây giờ người Việt không còn ai nói nữa.
Người Việt nói cái dùi cui hay đùi cui thì 250 triệu người Indonesia và Malay cũng nói là
đulkul... y
hệt!
Hai tiếng
Nôm na mà ai cũng cho là Nôm là Nam, vậy thì
na là gì? Mọi người
đều lờ đi!
Thật ra, Nôm và na đều có nghĩa gốc là xưa, cũ, lâu đời... đã có
từ lâu.
[Các
tiếng Lào, Thái, Khmer đều có ghi hai tiếng “nôm na” và đều giải
thích như vậy]
Tiếng Nôm là tiếng nói xưa của người
nước ta, đã nói như vậy từ lâu, trước khi ông bà ta gặp người
Tàu.
Còn nhiều
nữa, rất nhiều nữa, cả thảy 27 ngàn 400 tiếng Việt như vậy, ta đã
cùng nói cùng xài chung, dùng chung, của không biết bao nhiêu là
ngôn ngữ anh em chung quanh ta, đến nỗi là không có một tiếng
Việt nào mà lại không có chung đồng nguyên [gốc gác] với một vài
ngôn ngữ khác ở miền Đông nam Á này.
Các tiếng nói Đông nam Á [Khmer, Lào,
Thái, Chàm, Malay, Indonesia, Nùng, Hmong Bahnar, Rhade, v.v.] bao
bọc tiếng Việt trong một vòng dây thân ái của tình anh em ngôn
ngữ chung dòng chung họ hàng mà chúng ta không ngờ đến đó thôi.
Nhưng tiếng Việt có một điểm rất lạ, dễ
thì dễ mà khó cũng thật là khó, vì ta tưởng là ta viết đuợc tiếng
Việt là ta hiểu được tiếng Việt.
Thật ra ta không hiểu tiếng mẹ đẻ của
chúng ta nó ra làm sao cả:
– Ta nói đau đớn mà ta không hiểu đớn
là gì, [đớn là tiếng Mon có nghĩa là đau cái đau của lòng mình].
– Ta nói rộn rịp mà không hiểu rịp là
gì, [rịp là bận việc], gốc tiếng Lào Thái đó bạn ơi.
– Ta nói săn sóc, chăm sóc mà ta chẳng
hiểu săn là gì mà sóc là gì. Săn là theo dõi, sóc là sức khoẻ #
health [gốc Sanskrit / Pali đó].
Có cả thảy chừng 10 ngàn tiếng Việt gốc
gác như thế!
Thành thử dù cho ta có biết viết chữ Nôm, hay chữ Tàu đi nữa, ta
vẫn không thể nào bíết ý nghĩa của mỗi từ ngữ trong tiếng Việt
của ta đâu!
Biết thêm vài ba ngàn tiếng Pháp, tiếng Anh, chữ Tàu chữ Nôm thì
cũng tốt thôi, ta sẽ trở thành một thứ học giả “bất đắc dĩ”,
nhưng đừng tưởng rằng như vậy là đã hiểu thông suốt tiếng Việt.
Cái này đòi hỏi phải có một trình độ và
khả năng hiểu biết ý nghĩa nguồn gốc của mỗi chữ mỗi âm, mỗi từ
trong tiếng Việt mà con số lên đến gần 10 ngàn tiếng đơn như vậy.
Chỉ có một cách qua được cái khó khăn
vuợt bực đó.
Đó là phải có một bộ từ điển nguồn gốc tiếng Việt, tham khảo khắp
cả 58 thứ tiếng lớn nhỏ ở nam Á châu, từ tiếng Thái, Lào, Khmer,
Miến, Malay, Indonesia cho đến những tiếng nói thiểu số với vài
ba trăm ngàn người, tiếng Muờng, tiếng Nùng, tiếng Hmong, tiếng
Chàm... Chúng nó đều có đóng góp âm thanh, giọng nói và ý nghĩa
gốc gác, hay làm nguồn cội ban đầu cho mọi từ, mọi ngữ trong
tiếng Việt.
Và
đó là bộ Từ điển nguồn gốc tiếng Việt, sắp xuất bản mà chúng tôi
xin phổ biến trước một ít từ ngữ nguồn gốc Việt để các bạn và quý
vị xem cho vui.
BS Nguyễn Hy
Vọng
Bác sĩ Nguyễn Hy Vọng sanh năm 1932, tại Huế. Tốt nghiệp Đại Học
Y Khoa Sài Gòn năm 1958. Đã hành nghề bác sĩ tại Miền Nam Viêt
Nam và tại Hoa Kỳ từ ngày ra trường cho đến năm 1997.
Cộng
tác với cố học giả Đào Đăng Vĩ soạn Pháp Việt Đại Từ Điển (1952),
Pháp Việt Tiểu Từ Điển (1954), Bách Khoa Từ Điển (phần danh từ
khoa học, Volumé A, B, C (1960).
Bắt đầu nghiên cứu và
soạn thảo Từ Điển Nguồn Gốc Tiếng Việt từ năm 1981. Đang sửa soạn
xuất bản điã CD và sách giấy.
Hiện sống tại Tustin,
California.
Thú vui: du lịch, đời sống gia đình, và nghiên
cứu từ điển.
Ảnh: Ông Bà BS. Nguyễn Hy
Vọng
Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)
THIÊN SỨ MICAE – BỔN MẠNG SĐND VNCH
|
Hình nền: thắng cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML–5 hay cao hơn.
Nguồn: Internet eMail by MĐ Trịnh Tường Vân chuyển
Đăng ngày Thứ Năm, January 27, 2022
Ban Kỹ Thuật
Khóa 10A–72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH
GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư:
Liên lạc
Trở lại đầu trang