Gia
Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Tạp
ghi
Chủ đề:
kẻ nội thù
Tác giả:
Trúc Giang MN
Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)
LTS: Những
“Kẻ Nội Thù” của Việt Nam Cộng Hòa
“Đây là tài liệu mà người Việt Quốc Gia cần phải đọc kỹ, và
nhớ nằm lòng „Xem như sống thì để trong tâm mà chết thì mang
xuống mồ”. (Trúc Giang MN)
Đây là bọn nằm vùng cũ, còn bọn
mới chừng nào mới ló đuôi.
Bản tiếng ANH dưới cùng.
Germany, ngày 07/4/2024.
– Điều Hợp Viên DĐ Ngôn–Ngữ–Việt,
– Chủ Nhiệm TCDV.
LÝ
TRUNG TÍN
Việt cộng nằm vùng thời
nào cũng có
Trong cuộc chiến tranh bảo vệ tự do dân chủ của Việt Nam Cộng
Hoà, cái nhức nhối nhất là chỗ nào cũng có bọn VC nằm vùng, chúng
tràn lan trong các tổ chức chính quyền, các cơ quan truyền thông,
văn nghệ, tôn giáo, sinh viên học sinh...
Trong các tổ chức chính quyền, từ Bộ
Quốc Phòng, Bộ Tổng Tham Mưu, Phủ Đặc Ủy Trung ương Tình Báo,
Tổng Nha Cảnh Sát, Quốc Hội, và ngay cả trong Dinh Độc Lập cũng
có VC nằm vùng. Bọn này ẩn nấp dưới hàng trăm hàng ngàn bộ mặt,
muôn hình vạn trạng, đánh phá miền Nam, từ công khai hợp pháp,
đến bí mật dưới muôn ngàn hình thức. Độc hại nhất là bọn ăn cơm
quốc gia thờ ma cộng sản.
Ngày nay, trong cuộc đấu tranh cho một
nước Việt Nam tự do, dân chủ của các cộng đồng tỵ nạn cộng sản
hải ngoại, cũng không tránh khỏi bọn này. Ở đâu cũng có. Vào thế
kỷ 21, “kỹ thuật” đánh phá tinh vi hơn, nhất là lợi dụng các thứ
tự do, công khai và hợp pháp để đánh phá.
1* Phạm vi hoạt động của Việt cộng
Thời nào cũng vậy, bài bản của phạm vi
hoạt động cũng giống nhau. Đó ví như một vòng tròn có ba phần:
Phần trung tâm, là do cán bộ đảng viên
thực hiện.
Phần thứ hai của vòng tròn, nối tiếp bên ngoài trung tâm, là
những tổ chức được thành lập, do liên minh, liên kết, trong đó
cán bộ đảng viên nắm phần lãnh đạo, chỉ huy, và đa số các thành
phần quần chúng tham gia là không cộng sản. Đó là những “Mặt
Trận”, như Mặt Trận Việt Minh, Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền
Nam, Mặt Trận Tổ Quốc...
Phần ngoài cùng của vòng tròn, là những
tổ chức quần chúng không cộng sản, nhưng thân cộng, bị VC len lỏi
bên trong, giật dây, tác động. Đó là những “Phong Trào”, như:
Phong trào hoà bình (chống chiến tranh,
phản chiến), Phong trào chống tham nhũng, Phong trào Nhân dân cứu
đói, Phong trào bảo vệ phụ nữ, Phong trào bảo vệ văn hoá dân tộc,
Phong trào đòi thi hành Hiệp định Paris, Lực lượng quốc gia tiến
bộ, Thành phần thứ ba...
2* Những tên Việt cộng nằm vùng
2.1. Nhà văn nhà báo Việt cộng nằm vùng
Cuối năm 1957, dưới thời tỉnh trưởng
Nguyễn Trân, một mẻ lưới của cảnh sát Định Tường tung ra, bắt giữ
những ký giả đem về giam tại Mỹ Tho, gồm có những người nằm vùng
trong những tờ báo như sau:
– Triệu Công Minh (báo Tiếng Dội),
– Lương Ngọc (Trời Nam),
– Nam Thanh (Lẽ
Sống),
– Đồng Văn Nam, Phương Ngọc, Phan
Ba (Buổi Sáng),
– Nguyễn Bảo Hoá (Ánh
Sáng), vợ Nguyễn Bảo Hoá là
– Dược sĩ Mã
Thị Chu (Tiếng Chuông),
– LS Nguyễn Văn
Diệp, đạo diễn Lê Dân, Mai Thế Đông (giám đốc cải lương)...
Nguyễn Trân tổ chức tranh luận công
khai tại rạp hát Viễn Trường, Mỹ Tho, nếu nhận CNCS là sai và ăn
năn hối cải thì được thả ra. Sau khi được thả, toàn bộ dông tuốt
vô bưng, xem như Nguyễn Trân thả cọp về rừng.
2.2. Truy lùng Việt cộng
Sau cuộc truy lùng trong các báo nêu
trên, chính quyền bắt giam hàng loạt cán bộ nằm vùng cấp Thành
ủy, như GS Nguyễn Văn Chì, Lê Văn Chí, Trần Văn Hanh, Nguyễn
Trường Cửu, Cổ Tấn Lương, Bùi Đức Thịnh, bà Bình Minh... đa số là
giáo sư tư thục.
2.3. Việt cộng nằm vùng, nhà văn Vũ
Hạnh
Vũ Hạnh tên
thật là Nguyễn Đức Dũng sinh năm 1926 tại Quảng Nam. Cán bộ văn
hoá khu ủy Sài Gòn–Gia Định, hoạt động công khai đơn tuyến ở nội
thành Sài Gòn.
Trước 1975, Vũ Hạnh bị bắt 5 lần, nhưng
lần nào cũng có người bảo lãnh cho ra. Người bảo lãnh Vũ Hạnh sau
cùng, là LM Thanh Lãng, Chủ tịch Hội Văn Bút.
Sau ngày 30/4/1975, Vũ Hạnh giữ chức
Chủ tịch Hội Nhà Văn TP/SG. Vũ Hạnh mang súng kè kè bên hông, thì
bị thi sĩ Hoàng Anh Tuấn, nửa đùa nửa thật bảo: “Anh em văn nghệ
sĩ chỉ quen càm bút chư có biết chơi súng đau”.
Nhưng mấy tháng sau, ông lắc đầu nói
nhỏ “Totalement décu” (hoàn toàn bị lừa). Với chức vụ Chủ tịch
Hội Nhà Văn, chẳng có quyền hành và quyền lợi gì, coi bộ đời sống
thời bao cấp gặp nhiều khó khăn. Ít lâu sau, nghe nói có một nhà
giàu cộng tác để Vũ Hạnh mở ra một gánh hát cải lương, nhưng sau
đó dẹp tiệm. Vũ Hạnh lại tìm người có vốn mở xưởng làm xà bông,
nhưng cũng không khá vì thiếu nguyên liệu.
Ít lâu sau nữa, một trong những người
bạn cho biết, Vũ Hạnh đang tìm đường dây cho con vượt biên, nhưng
bạn bè chả ai dám giúp đỡ vì sợ cái bản chất phản bội của tên nằm
vùng.
2.4.
Những tờ báo của Việt cộng và có Việt cộng nằm vùng
2.4.1. Tờ Tin Văn
Báo nhà nước Việt cộng đưa tin như sau:
“Đầu năm 1966, đảng ủy giao cho cán bộ
Vũ Hạnh đang hoạt động trong ‘vùng bị tạm chiếm’, ngụy trang dưới
chiêu bài ‘bảo vệ văn hoá’, xin phép cho ra tờ Tin Văn, chủ
trương chống văn hoá đồi trụy, chống văn hoá ngoại lai đầu độc
thanh niên.
Tờ
báo được các cán bộ ta chỉ đạo, đứng đầu là đồng chí Trần Bạch
Đằng, Ủy viên thường trực Thành ủy SG–GĐ, lãnh đạo tuyên huấn,
mặt trận, trí vận, Hoa vận, và thanh niên (bao gồm sinh viên và
học sinh).
Chủ
nhiệm tờ Tin Văn là Nguyễn Mạnh Lương. Một số nhà văn cộng tác
như Lữ Phương, Hồng Cúc, Nguyễn Hữu Ba, Vũ Hạnh. Toà soạn đặt
trong một ngôi chùa”.
Sau 1975, Vũ Hạnh viết như sau: “Tuần
báo Tin Văn, với những bài phê bình vạch mặt những tên xung kích
chống cách mạng, qua các tác phẩm đồi trụy, phản động, đã tạo ra
một phong trào quần chúng sôi nổi. Ngụy quyền hoang mang nên tìm
cách phản kích. Chúng trắng trợn cho tên Chu Tử, tay sai của Sở
Công An và Phủ Đặc Ủy TW Tình Báo ngụy, bắt đầu một chiến dịch đả
kích tôi, tố cáo tôi là ‘VC nằm vùng’, và liên tiếp trong nhiều
số báo như vậy, y đã ‘vu khống tôi’ cốt làm cho những người tham
gia phong trào sợ hãi. Lúc đó, đảng ủy văn hoá và thường vụ khu
ủy, động viên, chăm sóc và giúp đỡ tôi về vật chất lẫn tinh thần,
thông qua vợ tôi. Mở đường dây liên lạc mới, tôi trực tiếp nhận
sự chỉ đạo của đảng.” (Trích từ Vũ Hạnh: Trui rèn trong lửa đỏ,
trang 179).
Tên VC láu cá này là “VC chính cống”, thật sự nằm vùng, mà nhảy
lên như đỉa phải vôi, khi bị Chu Tử vạch mặt là “VC nằm vùng”,
rồi lại nói là “bị vu khống”. Bọn nằm vùng luôn luôn có phản ứng
như thế!
2.4.2. Hai tờ báo có Việt cộng nằm vùng
1. Tờ Đại Dân Tộc
Chủ nhiệm: Võ Long Triều
Tổng thư ký: Hồ Ngọc Nhuận
VC nằm vùng
là: Hồ Ngọc Nhuận và Huỳnh Bá Thành (hoạ sĩ Ớt).
2. Tờ Điện Tín
Chủ bút: Hồ Ngọc Nhuận
Chủ nhiệm: cựu đại tá, cựu nghị sĩ Hồng Sơn Đông
Chủ bút: Hồ Ngọc Nhuận
2 VC nằm vùng là: Hồ Ngọc Nhuận và
Huỳnh Bá Thành (họa sĩ Ớt).
2.4.3. Nói về tờ Tin Sáng
Báo Tin Sáng có 3 thời kỳ:
Tin Sáng cũ trước năm 1973
Tin Sáng lậu từ 1973 đến 1975
Tin Sáng
bộ mới từ ngày 10/8/1975 đến 1/7/1981.
Tin Sáng cũ trước 1973.
Toà sọan ở số 124 đường Lê Lai, Quận 1
do nhóm dân biểu đối lập, thân cộng và VC nằm vùng, như:
– Ngô Công Đức,
– Hồ Ngọc Nhuận,
– Lý Chánh Trung,
– Dương Văn Ba,
– có cán bộ VC nằm vùng
nhưng giữ chức vụ khiêm tốn.
Trên tờ báo có 50 bài viết của LM
Nguyễn Ngọc Lan, chửi Mỹ, chửi VNCH và chống chiến tranh. Tin
Sáng là nơi kích động các cuộc biểu tình của nhóm SV/VC nằm vùng
Huỳnh Tấn Mẫm. Tòa soạn bị đốt và có truyền đơn “Đồng bào quyết
đập chết những tên VC nằm vùng Ngô Công Đức và Hồ Ngọc Nhuận.
Quần chúng rất phẫn nộ trước hành động đâm sau lưng chiến sĩ của
dân biểu tay sai VC Ngô Công Đức và Hồ Ngọc Nhuận”.
Tin Sáng sau 1975.
Trần Văn Giàu, tên trùm VC nhận xét:
“Các anh làm báo CS hơn CS”. Alain Ruscio ghi lại trong cuốn
Vivre au Vietnam như sau: “Không ai nói ngọt hơn Lý Chánh Trung
được. Mặc dù trong thâm tâm họ biết là họ đang nói dối, đang đóng
kịch. Nhưng điều quan trọng là lời nói đã phát ra thì không thu
lại được”. Đó là những tiếng chửi rất nặng nề của trí thức đối
với trí thức. Không biết bọn nằm vùng này có hiểu và cảm thấy
nhục nhã hay không?
Ngô Công Đức cũng đã sáng mắt ra, trước
khi chết cũng để lại chúc thơ bộc bạch phân trần đôi điều, nhưng
quá muộn. Nói chung, những tên VC nằm vùng đã mở mắt ra, và té
ngửa hết, nhưng đã muộn cho một cuộc đời.
Tại sao Tin Sáng sống được 5 năm dưới
chế độ cộng sản:
Thứ nhất, báo Tin Sáng nịnh bợ VC hơn
báo VC.
Thứ
hai, Võ Văn Kiệt nhận thấy người dân miền Nam còn căm thù VC. Từ
đổi tiền, đuổi đi kinh tế mới, cải tạo thương nghiệp, xếp hàng
mua gạo, ăn độn, chồng, con, cha mẹ của đa số bị tù cải tạo.
Người dân chưa thấy cái “ưu việt” của XHCN như tuyên truyền.
Trong khi đó, báo Sài Gòn GP thì còn non trẻ, chờ cho đến khi
thành lập tờ Thanh Niên, nói theo giọng điệu o bế người dân,
trình diễn màn lừa bịp, là “nói thẳng, nói thật”... vì thế Võ Văn
Kiệt chưa khai tử báo Tin Sáng, để cho sống 5 năm trong tình
trạng trái ngược, là mỗi khi số lượng phát hành gia tăng lên cao,
thì ban biên tập lại hồi hộp chờ ngày giờ kết liễu cuộc đời nịnh
bợ.
2.5. Trí
thức thân cộng và bọn “ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản”
Ở miền Trung thì nổi bật những tên:
– Hoàng Phủ Ngọc Tường,
– Hoàng Phủ Ngọc Phan,
– Nguyễn Đắc
Xuân,
– Ngô Kha,
– Trần Quang Vọng,
– Trần Hữu Lực,
– Trần Duy Phiên,
– Lê Văn Ngăn,
– Trần Vàng Sao,
– Võ Quế...
Hoàng Phủ Ngọc Tường phải sống những
ngày khổ nhục, oán hận, khi thấy người đồng chí trẻ của y là Bửu
Chỉ đang ngủ với vợ của y là nữ đồng chí, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.
Ở miền Nam, thì có:
– Tôn Nữ Thị Ninh,
– LS Trần Ngọc Liễng,
– GS Lý Chánh
Trung,
– LS Ngô Bá Thành.
Những LM:
– Chân Tín,
–
Nguyễn Ngọc Lan,
– Phan Khắc Từ.
Các thượng tọa:
– Thích Trí Quang,
– Nhất Hạnh.
2.6. Thành phần thứ ba và Mặt Trận Nhân Dân Cứu Đói
“Theo chỉ đạo của ta, một lực lượng
chính trị mới ra đời, đó là ‘Thành phần thứ ba’ gồm trí thức,
nhân sĩ, binh sĩ, dân biểu, báo chí, tu sĩ, công thương gia, cựu
tướng lãnh, có khuynh hướng chống Thiệu, đòi hoà bình, nổi bật
nhất là các nhân vật như:
– LS Trần Ngọc Liễng,
– Ngô Bá Thành,
– KS Dương Văn Đại,
– DB Hồ Ngọc Nhuận,
– Lý Quý Chung,
– Kiều Mộng Thu,
– Nguyễn Văn Hàm,
– Lý Chánh Trung,
– LM Phan Khắc Từ,
– Ni sư Huỳnh Liên và
– Nhà báo Nam
Đình”.
Tướng
Dương Văn Minh đại diện cho thành phần này ra đảm nhiệm chức Tổng
thống.
Mặt Trận Nhân
Dân Cứu Đói
Ra
đời tháng 9 năm 1974 do Đại đức Thích Hiển Pháp làm Chủ tịch. Dân
biểu Nguyễn Văn Hàm làm Tổng Thư ký. Các nghệ sĩ Kim Cương, Thanh
Nga tích cực tham dự. Ni sư Huỳnh Liên, LM Phan Khắc Từ, các DB
Kiều Mộng Thu, Hồ Ngọc Nhuận, GS Lý Chánh Trung, LS Ngô Bá
Thành...
“Ta
đưa một số cán bộ đứng tên vào mặt trận: Ngọc Trảng, Ba Thép,
Xuân Thượng, với khẩu hiệu ‘Lá lành đùm lá rách’ ẩn chứa nội dung
tố cáo chế độ. Hình thức biểu tình rất sáng tạo, biểu tình có ca
hát ‘Dậy mà đi’. Biểu tình ‘xa luân chiến’, không lớn mà liên
miên từ ngày này qua đêm khác, đêm này qua đêm nọ như bánh xe
quay, làm cho cảnh sát ngụy mất ăn mất ngủ”.
Phong trào
thì công khai, nhưng ra báo thì bí mật. Công khai thì có Kiều
Mộng Thu trong báo Đại Dân Tộc, ở tờ Điện tín thì có Lý Chánh
Trung. Về phía bí mật, Cứu Đói in 10,000 bản phổ biến trong quần
chúng.
Mặt
Trận Nhân Dân Cứu Đói lập khối Dân Tộc Xã Hội ở Hạ Viện để đấu
tranh nghị trường.
Tổ chức “báo nói”, “văn nghệ chạy”,
“biểu tình ngồi”, “phát chẩn”.
Ni sư Huỳnh Liên sinh tại Mỹ Tho năm
1923, mất ngày 16/4/1987, tên thật là Nguyễn Thị Trừ, ni sư
trưởng Tịnh xá Ngọc Phượng. Đại biểu QH Khoá VI. Phó Chủ tịch
UB/MTTQ Sài Gòn, Ủy viên TW MTTQ/VN.
Bọn cứu đói sau 1975 cứng họng, cảm
thấy ô nhục khi nhân dân kêu đói, khi đồng bào ăn bo bo, ăn độn
mà chúng lặn mất, im thin thít của thái độ hèn nhát, lưu manh.
3* Dân biểu Việt cộng nằm vùng và dân
biểu thân cộng
Trên tờ Tuổi Trẻ trong nước, bài viết
đề ngày 31/7/2012 với tựa đề “Dân tin người thật tâm, thật tài”,
nói đến 2 dân biểu VNCH là những “chứng nhân lịch sử” của 37 năm
về trước. Đó là dân biểu Nguyễn Văn Hàm từng giữ cương vị Phó Chủ
Tịch Hội đồng nhân dân Sài Gòn sau ngày 30/4/1975, và dân biểu
Đinh Văn Đệ, từng làm Chánh Văn Phòng Tổng Tham Mưu Trưởng
QLVNCH.
3.1.
Dân biểu Nguyễn Văn Hàm
Nguyễn Văn Hàm khoe thành tích như sau:
“Ở Sài Gòn có
những cuộc biểu tình mà tôi và những người khác đã tổ chức rất
công phu như ‘phong trào cứu đói’, ‘ký giả đi ăn mày’. Cũng có
những cuộc biểu tình tự phát, không cần ai tổ chức cả. Quần chúng
qui tụ quanh chúng tôi, gọi là ‘lực lượng thứ ba’”.
Quê ở Mộ Đức, Quảng Ngãi, Nguyễn Văn
Hàm làm thơ, viết báo, giảng dạy triết học, văn chương. Tham gia
Quốc Hội Hạ Viện khoá 2 (1971), là một dân biểu đối lập, thủ lĩnh
phong trào quần chúng Phật giáo.
Sau 1975, đương sự làm Phó Chủ tịch Hội
Đồng Nhân Dân, bên cạnh Ủy ban Nhân Dân. Hội đồng chả có quyền
hạn gì cả, rồi hắn bị đá ra. Vợ và con vượt biên qua Úc.
3.2. Dân biểu Đinh Văn Đệ
Sau năm 1975, nhiều người “bức xúc” khi
thấy cựu dân biểu Đinh Văn Đệ ra vào làm việc trong Ủy ban Nhân
Dân Thành phố Sài Gòn. Võ văn Kiệt cho biết: “Hắn là người cộng
sản mà không có đảng” (Il est Communist sans party)
3.2.1. Đinh Văn Đệ là lính VNCH
Tờ báo viết: “Ông Đinh Văn Đệ bị động
viên đi lính rồi trở thành trung tá Chánh văn phòng Tổng Tham Mưu
Trưởng QLVNCH (1954–1961). Làm tỉnh trưởng Tuyên Đức kiêm thị
trưởng Đà Lạt (1963). Tỉnh trưởng Bình Thuận (1964–1967).
Năm 1967, ra ứng cử dân biểu Quốc hội.
Giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc Phòng Hạ Viện. Tổng thống Thiệu cử
ông làm ‘trưởng phái đoàn’ sang Mỹ xin viện trợ khẩn cấp. Kết quả
chuyến đi, ông Đệ được Mặt Trận Giải Phóng Dân Tộc Miền Nam tặng
thưởng Huân Chương Chiến Công hạng nhất.”
Đinh Văn Đệ phát biểu: “Tôi được giáo
dục từ nhỏ, mang sẵn trong lòng tình yêu nước thực sự, yêu con
người thực sự, không phân biệt tôn giáo, không phân biệt chính
thể. Bị động viên, tôi đành phải đi lính, và luôn luôn giữ cái
tâm lành, trung thực, ngay thẳng. Bao nhiêu năm đeo lon, đeo
súng, tôi không một lần sát sanh. Bây giờ xuất gia, theo đạo Cao
Đài”.
Đinh Văn
Đệ sinh năm 1924, mồ côi cha lúc 15 tuổi. Nhà nghèo, học hết
Trung học đệ nhất cấp rồi ra đi dạy học, theo đạo Cao Đài.
3.2.2. Người có công xây dựng gián điệp
U 4
Năm 1969,
danh sách điệp viên của tình báo chiến lược Việt cộng có thêm một
tên mới, Đinh Văn Đệ, bí số U 4.
Người có công đầu, móc nối, tác động,
xây dựng U 4, là Đinh Văn Út, chú của Đinh Văn Đệ. Út có bí danh
là Chín Mẫn, sinh năm 1919 tại Châu Đốc. Chín Mẫn thuộc phòng
tình báo T4 của Thành ủy Sài Gòn–Gia Định, thuộc Trung ương Cục
miền Nam, còn gọi là Cục R, B2 và “Ông Cụ”. T4 do Mười Hương phụ
trách.
Năm
1969, Đinh Văn Đệ cung cấp tài liệu kinh tế hậu chiến của VNCH,
chính Đệ lấy xe riêng đưa người và tài liệu đến nơi an toàn. Cũng
năm này, Đệ thoả thuận và tiếp nhận toàn bộ qui ước liên lạc, mực
mật, giấy viết mực mật, thuốc hiện mực mật, vật ngụy trang, mật
khẩu giao liên... nói chung, Đinh Văn Đệ, Chủ tịch Ủy ban Quốc
Phòng Hạ Viện Quốc Hội VNCH, đã chính thức trở thành một gián
điệp của Việt cộng, mang bí số U 4 trực thuộc phòng Tình báo mật
danh J.22 của Cục R (còn gọi là B2). Em của Đinh Văn Đệ là Đinh
Văn Huệ, trước làm chính trị viên tiểu đoàn giao thông vũ trang
thuộc J. 22.
Đinh Văn Đệ
kể những chiến công như sau:
1. Kế hoạch oanh kích Lộc Ninh
“Sau khi ta (VC) giải phóng Phước Long
ngày 6/1/1975, đồng chí Phạm Hùng muốn biết địch (VNCH) có ý định
tái chiếm Phước Long hay không? Tôi được giao phó nhiệm vụ trả
lời câu hỏi này.
Trước hết, tôi điện qua Phủ Thủ Tướng,
mời Tổng trưởng Quốc Phòng ra điều trần trước Hạ Viện, tại sao
thất thủ Phước Long? Trách nhiệm của ai?
Tại buổi điều trần, Tổng trưởng QP đổ
mồ hôi hột, bối rối vì bị chất vấn sôi nổi, tới tấp. Tôi binh vực
và đề nghị, mỗi lần điều trần như thế này vất vả lắm, vậy Bộ QP
cấp cho tôi cái giấy được tự do ra vào các nơi liên hệ, để hỏi
trực tiếp các cấp chỉ huy phần hành. Thế rồi, với tờ giấy trong
tay, tôi đến Phòng Hành Quân, thì gặp ngay người quen biết cũ, là
một chuẩn tướng, ông ta nói: ‘Đại ca đừng lo. Ai lại dại gì kéo
quân đi lấy lại nơi mà mình phòng thủ đã bị thất bại. Tôi sẽ trả
thù bằng cách dội bom cho nát Lộc Ninh’”.
Tôi báo cáo tin đó. Vài hôm sau, địch
(VNCH) đã ném bom Lộc Ninh, nhưng quân ta tránh được thiệt hại.
2. Trung ương Cục ở đâu?
Trung ương Cục Miền Nam (TWCMN) hay Cục
R, B2, “Ông Cụ”, là cơ quan đại diện cho Ban Chấp Hành Trung ương
Đảng, để chỉ đạo chiến trường miền Nam. Ban Anh ninh TWCMN do
Thiếu tướng Cao Đăng Chiếm phụ trách từ năm 1974 đến 1975.
Ban An Ninh T4 thuộc về Thành ủy Sài
Gòn–Gia Định do Mười Hương phụ trách.
TWCMN hỏi tôi là địch (VNCH) có biết
Cục R ở đâu không?
Tôi gọi điện qua Bộ QP/VNCH xin 3 chiếc
trực thăng, cho tôi là Chủ tịch Ủy ban QP/HV, cho Trung tướng Tôn
Thất Đính, nghị sĩ Chủ tịch UB/QP Thượng Viện và cho Trung tướng
Trần Văn Đôn, Phó Thủ tướng, mỗi người một chiếc trực thăng,
thành lập một phái đoàn đi ủy lạo binh sĩ đang cố thủ tại Pleiku,
Đà Nẵng và Bến Cát (SĐ 5 đóng ở Bình Dương). Đi đến đâu tôi cũng
hỏi các cấp chỉ huy “Địch nó biết rõ vị trí của ta, vậy ta có
biết Cục R ở đâu không? Tôi đúc kết các câu trả lời và báo cáo về
Cục R.”
3. Xin
viện trợ để cắt viện trợ
“Tôi tham gia phái đoàn sang Mỹ để xin
viện trợ khẩn cấp, vì Thiệu ngoan cố, cố chống giữ. Phái đoàn
chia nhau đi ‘vận động hành lang’ với các cơ quan và chính khách
Mỹ. Trước khi đi, tôi suy nghĩ làm thế nào để vận động xin viện
trợ mà kết quả là bị cắt viện trợ. Khi sang Mỹ, mỗi dân biểu,
nghị sĩ đều có nhân viên của toà đại sứ đi kèm, nếu sơ hở là bị
lộ ngay.
Với
cái chiêu ‘nói vậy mà không phải vậy’, làm cho các đại biểu trong
đoàn thấy tôi là người tận tâm, tha thiết nhất trong việc xin
viện trợ để cứu chế độ Sài Gòn.
Với mục đích làm cho Mỹ nản chí và bỏ
cuộc, tôi đưa ra hình ảnh của người lính VNCH không còn muốn
chiến đấu, đã bỏ chạy bằng cách níu càng trực thăng, trốn ra khỏi
chiến trường, thì người Mỹ hiểu ngay là họ phải làm gì.
Khi tiếp phái đoàn, Tổng thống G. Ford
cho biết:
‘Thôi các bạn cứ yên tâm ra về, tôi sẽ cử một viên tướng qua thị
sát tình hình rồi sẽ có quyết định sau’. Nghe vậy, tôi hiểu là Mỹ
đã bỏ cuộc”.
Theo chỉ thị của trên, Đinh Văn Đệ đã đưa một gián điệp mang bí
danh “Số 6” vừa tốt nghiệp cao học nước ngoài vào làm việc trong
Ủy ban QP của Hạ Viện QH/VNCH.
Năm 1972, tình báo Hà Nội đã nhận đầy
đủ chi tiết về hệ thống tổ chức, về quân số ở các quân khu, về
ngân khoản QP/VNCH, thậm chí còn nhận những khoản viện trợ không
công khai cho VNCH, ẩn dưới chương trình PL (Program Law), thương
mại hoá, tức không viện trợ bằng tiền, mà bằng hàng hoá, để VNCH
bán lấy tiền dùng cho quân sự.
Sau khi 2 giao liên Ngô Viết Triều và
Nguyễn Thị Thành bị bắt, cuối năm 1971, Đinh Văn Đệ được chuyển
sang hoạt động đơn tuyến, nhận lịnh trực tiếp của Cục R thông qua
một nữ tình báo giao liên.
Đinh Văn Đệ hiện sống ở Sài Gòn vẫn
khỏe mạnh và nổi tiếng là một Thiên Vương Tinh đức cao trọng vọng
của đạo Cao Đài!!!
Có một điều Đinh Văn Đệ dấu đầu lòi
đuôi là “tôi luôn luôn có cái tâm lành, trung thực và ngay
thẳng”.
Một tên gián điệp phản quốc, sống dối trá, hành động phản
bội mà còn cái gì gọi là tâm lành, trung thực, ngay thẳng cho
được?
4* Sinh
viên nằm vùng
4.1. Danh sách 16 sinh viên bị chính quyền VNCH bắt giữ:
1. Huỳnh Tấn Mẫm,
2. Dương Văn Đầy,
3. Lê Thành Yến,
4. Phùng Hữu Trân,
5. Trần Khiêm,
6. Đỗ Hữu Ứng,
7. Lê Anh,
8. Võ Ba,
9. Đỗ Hữu Bút,
10. Hồ Nghĩa,
11. Cao Thị Quế Hương,
12. Trương Hồng Liên,
13. Trương Thị Kim
Liên,
14. Võ Thị Tố Nga.
4.2. Danh sách sinh viên thoát ly ra
căn cứ Bắc Lộ 7, Campuchia:
– Phan Công Trình,
– Nguyễn Đình Mai,
– Tôn Thất Lập,
– Trần Long Ân,
– Nguyễn Văn Sanh,
– Lê Thành Yến,
– Trương Quốc Khánh,
– Huỳnh Ngọc Hải,
– Huỳnh Quang Thư,
– Dương Văn Đầy,
– Trần Ngọc Hảo,
– Hai Nam,
– Năm Sao,
– Trần Thị Ngọc Dung,
– Hà Văn Hùng,
– Trương Quốc Khoách.
4.3. Sinh viên Việt cộng nằm vùng Huỳnh
Tấn Mẫm
4.3.1.
Huỳnh Tấn Mẫm
Huỳnh Tấn Mẫm
tên thật là Trần Văn Thật, sinh năm 1943 tại Sài Gòn. Trước 1975
là một đảng viên cộng sản nằm vùng, hoạt động công khai ở Sài
Gòn. Sau 1975, học tiếp y khoa, ra bác sĩ. Sang học Liên Xô về
Triết học Mác Lê–nin.
Trở về VN được cử làm Tổng Biên Tập báo
Thanh Niên. Là thành viên của Mặt Trận Tổ Quốc và hội viên Hội
Liên Hiệp Thanh Niên.
Với những chức vụ như thế, Huỳnh Tấn
Mẫm (HTM) trở thành một cán bộ thuộc hàng cao cấp, có tiếng tăm
của Sài Gòn.
4.3.2. Huỳnh Tấn Mẫm mở mắt nhưng quá trễ
Con đường hoạn lộ của HTM bị nhiều trắc
trở, vì thực tế sau 1975 cho thấy, cái quan điểm tự do dân chủ
kiểu “tư sản” của miền Nam không còn được áp dụng trong chế độ
chuyên chế XHCN. Ngoài HTM ra, các sinh viên VC khác cũng đều vỡ
mộng, cho nên đã thể hiện những hành động bị cho là “chệch
hướng”, không được lòng đảng vì khác đường lối, nên bị hạ tầng
công tác, loại trừ.
Đã vậy, vợ của cán bộ cao cấp lại làm
chủ hụi và giựt hụi. Vợ ra toà lãnh án đã đành, Huỳnh Tấn Mẫm còn
bị kêu ra toà làm chứng chống lại vợ, nên mất uy tín.
Thế là một cuộc đảo chánh trong nội bộ,
đã khai trừ HTM ra khỏi tờ báo Thanh Niên năm 1990. Được chuyển
về Hội Hồng Thập Tự, làm bác sĩ phụ trách phòng mạch miễn phí,
thế là hết cơ hội chấm mút, thu hoạch như các đồng chí khác trên
đường hữu sản hoá cán bộ trong thời đổi mới, mở cửa.
Mở phòng mạch ngoài giờ, chuyên chăm
sóc da mặt, nặn mụn cho phụ nữ, nhưng chẳng có ai chiếu cố tới,
vì bác sĩ cách mạng, có một thời không được bịnh nhân tin tưởng
bằng “bác sĩ ngụy”. Riêng cá nhân HTM, trước kia chỉ lo biểu
tình, đấu tranh, chạy trốn và ở tù, thì còn ngày giờ đâu mà học
với hành. Hơn nữa, đảng cần “hồng” hơn “chuyên”, chỉ cần có quan
điểm lập trường 101% cộng sản là một bác sĩ tốt rồi. Phòng mạch
ế. Bị gán là bác sĩ chính trị, mà thứ chính trị của CNCS đã bị
ném vào sọt rác từ lâu rồi. Người ta nhận xét: “bác sĩ nửa vời,
chính trị nửa vời, cuộc đời cũng nửa vời, gia đình tan nát, sự
nghiệp tiêu tan”. Hình ảnh “anh hùng vang bóng một thời, làm rung
chuyển chế độ miền Nam đã chấm dứt trong cay đắng, chán chường,
tiêu cực, mệt mỏi”.
Kể ra ông trời cũng có con mắt.
Thành Đoàn cộng sản Sài Gòn–Gia Định
lộng hành
Thành Đoàn là tên gọi tắt của Đoàn Thanh Niên cộng sản Hồ Chí
Minh đang hoạt động trong nội thành Sài Gòn.
5.1. Thành Đoàn cộng sản giết sinh viên
Lê Khắc Sinh Nhật
Ngày 28/6/1971, Biệt Động Thành bắn
chết sinh viên Lê Khắc Sinh Nhật ngay tại hành lang trường Luật
Sài Gòn.
Ban
ám sát Thành Đoàn cử 2 tên tới Đại Học Luật Khoa, số 4 đường Duy
Tân, nhận là người nhà muốn gặp Lê Khắc Sinh Nhật có việc cần.
Lúc đó, sắp tới mùa thi cuối năm, Nhật đang hướng dẫn sinh viên
năm thứ nhất về cách thức thi cử tại một giảng đường. Nhật vừa ra
tới hành lang, thì một tên móc súng bắn liền 3 phát vào ngực. Hắn
phóng lên một chiếc Honda nổ máy chờ sẵn. Hắn ném lại một quả lựu
đạn nhưng may mắn, lựu đạn không nổ. Cảnh sát gác bên ngoài bắn 3
phát chỉ thiên. Nhạc sĩ Vũ Thành An sáng tác một bài hát tưởng
niệm Lê Khắc Sinh Nhật.
Lý do giết SV Lê Khắc Sinh Nhật
Thành Đoàn CS giết SV Lê Khắc Sinh Nhật
(LKSN) vì 2 lý do:
Một là răn đe các sinh viên thuần túy,
có tinh thần quốc gia.
Hai là để trả mối hận bị đánh bại trong
2 cuộc bầu cử, mà Liên danh của LKSN đã thắng Liên danh SV Việt
cộng Trịnh Đình Ban, trong cuộc bầu cử Ban Đại Diện SV trường
Luật niên khoá 1970–1971. Và đã thắng Liên danh SV/VC trong tay
Thành Đoàn trong cuộc bầu cử Ban Đại Diện Tổng Hội Sinh Viên Sài
Gòn, tại Trung Tâm Quốc Gia Nông Nghiệp (Nông Lâm Súc) ngày
20/6/1971. Trong cuộc bầu cử này, khi thấy kết quả nghiêng về
phía Liên danh LKSN do SV Lý Bửu Lâm đứng đầu, thì bọn SV/VC giở
ngay bản chất côn đồ, nhảy lên bục “đá thùng phiếu để hủy bỏ kết
quả bầu cử và ẩu đả, hỗn chiến xảy ra” (Trích trong “Trui rèn
trong lửa đỏ” trang 21 của thiếu tướng Trần Bạch Đằng).
Bị thất bại trong cuộc bầu cử, Thành
Đoàn CS cay cú, đưa ra 2 quyết định:
Một là, sát hại SV Lê Khắc Sinh Nhật.
Hai là, chỉ thị cho SV Huỳnh Tấn Mẫm,
tập họp một số SV tại Tổng Vụ Thanh Niên Phật Tử, số 294 Công Lý,
vào ngày 28/7/1971 để bầu ra một tổ chức ma, chưa bao giờ có, đó
là “Tổng Hội Sinh Viên VN” do Huỳnh Tấn Mẫm làm Chủ tịch. Tổ chức
này không đại diện cho ai cả, ngoài đám SV/VC và một số ít bị
lừa.
Quyết
định hạ sát SV Lê Khắc Sinh Nhật là một hành động tội ác của
Thành Đoàn CS/SG.
5.2. Thành đoàn CS/SG giết GS Nguyễn
Văn Bông
Ngày
10/11/1971, SV/VC Vũ Quang Hùng (bí danh Ba Diệp, năm thứ 3 Khoa
học) và tên Lê Văn Châu, dùng chất nổ ám sát
[giết] chết GS
Nguyễn Văn Bông, Viện trưởng Quốc Gia Hành Chánh, tại ngã tư Cao
Thắng–Phan Thanh Giản. Hai tên Hùng và Châu thuộc Trinh sát võ
trang bí số S1, hoạt động nội thành SG–GĐ, thuộc Ban An ninh T4
của Thành ủy SG–GĐ (trong mật khu). Cả hai bị bắt, đày đi Côn
Đảo.
Sau ngày
30/4/1975, Vũ Quang Hùng viết: “Tôi ám sát người sắp làm thủ
tướng” và rất hãnh diện về thành tích đó. Tên Hùng giải thích lý
do giết GS Nguyễn Văn Bông như sau: “Tin tình báo cho biết, GS
Nguyễn Văn Bông sẽ làm thủ tướng vì chính quyền ngụy muốn chuyển
từ quân sự sang dân sự. GS Bông là một trí thức rất có uy tín mà
lên làm thủ tướng, thì cách mạng sẽ khó khăn hơn. Để giữ bí mật,
tôi đặt tên mục tiêu phải giết với bí số G.33”.
Đến tháng 4 năm 2000, trong lễ kỷ niện
25 năm ngày “chiến thắng 30 tháng 4”, nhà báo chuyên về tình báo
Nam Thi của báo Thanh Niên, cũng kể lại “thành tích” này, trong
đó có sự trợ giúp đắc lực của SV kiến trúc Nguyễn Hữu Thái, người
đã theo tướng Dương Văn Minh đến đài phát thanh để tuyên bố đầu
hàng trong ngày 30/4/1975. Chính SV Nguyễn Hữu Thái làm “xướng
ngôn viên bất đắt dĩ”, đã giới thiệu tướng DVM đọc tuyên bố. Sau
đó, Nguyễn Hữu Thái xuất cảnh sang Canada theo diện đoàn tụ gia
đình.
Phu nhân
của GS Bông có lẽ đã biết tên tòng phạm này.
Trong phỏng vấn của đài RFA, ký giả Mạc
Lâm ghi lại như sau:
“Đã hơn 40 năm, những nạn nhân như bà
Lê Thị Thu Vân, tức bà Jackie Bông, phu nhân của cố giáo sư lừng
danh Nguyễn Văn Bông, bị tên SV Vũ Quang Hùng ám sát, tuy không
bao giờ quên nổi biến cố bi thương, bỗng ập xuống cuộc đời bà và
các con nhỏ dại của bà năm xưa. Nhưng bà đã lấy tâm Phật mà ‘cầu
nguyện cho ông ấy (tức tên Vũ Quang Hùng, kẻ đã giết chồng bà)’
và mong nhà cầm quyền Hà Nội ‘mở mắt ra’, ‘mở tấm lòng ra’”.
(RFA
ngày 5/5/2011)
Ngoài việc ám sát GS Nguyễn Văn Bông,
Thành Đoàn còn ném lựu đạn M–26 vào xe của BS Lê Minh Trí, Tổng
trưởng GD&TN ngày 6/1/1969.
Hai tháng sau, đến lượt BS Trần Anh,
Tân Viện Trưởng Viện Đại Học Sài Gòn, bị bắn chết trước cổng
trường Chu Văn An, bên cạnh Đại học xá Minh Mạng, ngang nhà thờ
Ngã Sáu, Chợ Lớn. BS Trần Anh đang đi bộ từ Bộ Y Tế trên đường về
nhà ở bên cạnh Đại học xá Minh Mạng.
6* Phan Nhật Nam tố cáo Việt cộng nằm
Vùng
6.1.
Thiếu tá “VC Killer” Thái Quang Chức
Trong bài viết tựa đề “Những tên Việt
cộng nằm vùng”, một thiếu tá Hải quân có danh hiệu là “VC Killer”
mang tên Thái Quang Chức, em của tướng Thái Quang Hoàng.
Năm 1957, thanh niên Thái Quang Chức
lội qua sông Bến Hải vượt tuyến vào Nam. Tốt nghiệp trường Bộ
Binh Thủ Đức, về làm việc tại Bộ Tư Lịnh Hải Quân Vùng IV, Sông
Ngòi, Mỹ Tho.
Năm 1970, mang lon thiếu tá, nổi tiếng là “VC Killer”, vì sau
cuộc hành quân, xác VC được kéo chạy trên sông để biểu dương ý
chí chống Cộng.
Trong những ngày sau cùng của tháng 4
năm 1975, tướng Thái Quang Hoàng cho người em xuống Mỹ Tho gọi
Chức về để cùng gia đình di tản, đương sự quyết định ở lại để góp
phần xây dựng quê hương.
Trình diện học tập cải tạo, Chức được
đưa đến trại Hoàng Liên Sơn.
Hai năm sau, năm 1977, một người mặc
thường phục đến bộ chỉ huy đoàn 776, đưa thiếu tá “VC Killer” ra
khỏi trại, về làm nhiệm vụ mới.
6.2. Trung úy Trần Trung Phương, Tiểu
đoàn 3 Nhảy dù, VC nằm vùng
Do được giới thiệu, tác giả đến một
đường dây chạy giấy xuất cảnh. Đến một cơ sở không có bảng hiệu,
nhân viên thường phục tiếp đón với thái độ:
– Chúng tôi đã biết rõ tất cả, chào anh
Nam, anh có mạnh không?
Anh ta nói:
– Tôi biết anh nhiều lắm,
Rồi mở tủ hồ sơ lấy ra cho coi Chứng
Chỉ Nhảy Dù do Trung Tâm Huấn Luyện Sư Đoàn Dù cấp, có ký tên
đóng dấu của Trung tá Trần Văn Vinh.
Anh ta tự giới thiệu:
– Trung úy Trần Trung Phương, gốc Đại
Đội 33, Tiểu đoàn 3 Dù, đơn vị cuối cùng là “Biệt Đội Quân Báo
Điện Tử Sư Đoàn. Là nhân viên Đặc vụ Sở Phản Gián Bộ Nội Vụ (cộng
sản).” Điều kiện đưa ra, tôi có thể làm hồ sơ cho anh ra khỏi VN
tối đa là 8 tháng. Gia đình anh tại Mỹ phải trả cho người của
chúng bên đó 2,000 đô la, và kèm theo một số điều kiện...
Lẽ tất nhiên, tôi không chấp nhận điều
kiện của Phương, từ 2,000 đô la đến những điều kiện khác...
Sau đó, năm 1993, để giúp một người
quen cần phải xuất cảnh để giải quyết những khó khăn, tôi tìm đến
Trần Trung Phương ở một địa chỉ mới, là một văn phòng ở khách sạn
đường Nguyễn Văn Trỗi, nhân viên văn phòng cho biết, ông Phương
đang ở Hoa Kỳ, vùng Westminster, Cali.
Trong cuộc hành quân Lam Sơn 719, Hạ
Lào, những bãi đáp đổ quân, những vị trí tấn công, toạ độ dội bom
B–52 của SĐ Dù, đã bị quân báo VC giải mã từ cơ quan đầu mối, tối
cao, là Biệt Đội Điện Tử và Phòng Hành Quân SĐ.
Ngày 30/4/1975, viên hạ sĩ quan ở đơn
vị đó mà tôi biết, đã dẫn Trung tá Nguyễn Văn Tư, Chỉ huy trưởng
Tổng Hành Dinh SĐ Dù, qua Camp Davis để giao nộp hồ sơ trận địa
của đơn vị mà hạ sĩ quan này đã lưu giữ từ hơn 10 năm trước đó.
Phan Nhật Nam:
– “Tôi có bổn phận chỉ đích danh những
cá nhân tác hại, điển hình như Trần Trung Phương, Thái Quang
Chức, những hạ sĩ quan và những công an VC, đã đi theo diện ghép
với những gia đình HO và ODP hiện tràn lan khắp các cộng đồng
người Việt hải ngoại”.
Ngoài những tên VC nằm vùng mà ông Phan
Nhật Nam nêu trên, còn có 1 tên vô cùng lợi hại, đó là một thượng
sĩ:
– Giữa
tháng 4, 1975, Bộ Chính Trị nêu vấn đề, nếu chúng ta đánh lớn,
liệu Mỹ có nhảy vào cứu nguy hay không?
Giải đáp câu hỏi này là công lao của
đồng chí Nguyễn Văn Minh, là thượng sĩ giữ hồ sơ tuyệt mật của
Cao Văn Viên. Lúc đó, thư của TT/HK gởi cho Thiệu: “Cuộc chiến
tranh VN coi như đã chấm dứt đối với Mỹ, chi viện 700 triệu đô
la, còn mọi việc khác thì tùy theo quý ngài định liệu”. Bản sao
bức thư được gởi cho Cao Văn Viên. Đồng chí Minh lập tức chép
lại, gởi ra bộ chỉ huy miền. Nhờ tài liệu này mà BCT nắm được
điểm yếu của địch, nên nêu phương châm tấn công “Thần tốc – Táo
bạo – Chắc thắng”.
8* Kết
Đem tình trạng “Việt cộng nằm vùng ở
miền Nam trước năm 1975”, đặt vào tình trạng của phong trào đấu
tranh cho một nước VN tự do, dân chủ, nhân quyền hiện tại, thì
mới thấy rõ bài bản, âm mưu và kỹ thuật đánh phá của VC trong
nước.
Thời
nào cũng vậy, ở đâu cũng có bọn lưu manh nằm vùng cả. Bản chất
của bọn nằm vùng là gian manh, xảo trá và phản bội, tội ác của
bọn chúng là đã góp phần đưa dân tộc VN vào chế độ độc tài cộng
sản hiện nay.
Trăm năm bia đá cũng mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.
TRÚC GIANG MN
NHÓM VĂN TUYỂN
Phụ
lục
BẢN TIẾNG ANH
LTS:
The “Internal Enemies” of the
Republic of Vietnam.
This is a document that National Vietnamese people need to
read carefully, and remember by heart: “If you consider life,
keep it in your heart, but when you die, take it to the grave.”
(Truc Giang MN)
These are the old undercover guys, but the
new ones will only show their tails..
Germany, April 7,
2024.
– Vietnamese Language Group Coordinator,
– Head
of TCDV.
LY TRUNG TIN
*****
There
are Viet cong in any area at any time
Truc Giang MN
In the war to
protect freedom and democracy of the Republic of Vietnam, the
most painful thing is that there are underground VC everywhere,
they are widespread in government organizations, media, arts, and
religious agencies. teachers, students...
In government
organizations, from the Ministry of National Defense, the General
Staff, the Central Intelligence Agency, the General Police
Department, the National Assembly, and even in the Independence
Palace, there are also underground VC. These guys hide under
hundreds of thousands of faces, in many different forms,
attacking the South, from openly legal to secretly under
thousands of forms. The most harmful are those who eat the
nation’s food and worship Communist ghosts.
Today, in the
struggle for a free and democratic Vietnam by overseas Communist
refugee communities, we cannot avoid these people. Ubiquitous. In
the 21st century, raiding “techniques” are more sophisticated,
especially taking advantage of freedom, openness and legality to
attack.
1* Viet cong’s scope of activities
Every time, the method of operation is the same. It is like a
circle with three parts:
The central part is done by
party members.
The second part of the circle,
continuing outside the center, are organizations established by
alliances and alliances, in which party cadres and members hold
the leadership and command, and the majority of Their
participation is not Communist. These are “Fronts”, such as the
Viet Minh Front, the Southern National Liberation Front, the
Fatherland Front...
The outermost part of the circle, are non–communist,
but pro–communist mass organizations, that are infiltrated,
manipulated, and influenced by the VC. These are “Movements”,
such as:
Peace movement (anti–war, anti–war),
Anti–corruption movement, People’s hunger relief movement,
Women’s protection movement, National cultural protection
movement, Movement demanding implementation of the Paris
Agreement , Progressive National Force, Third Component...
2* Viet cong undercover
2.1. Viet cong writer
and journalist undercover
At the end of 1957,
under the governor Nguyen Tran’s reign, a net was launched by
Dinh Tuong police, arresting journalists and taking them to My
Tho, including undercover people in the following newspapers:
Trieu Cong Minh (Tieng Doi newspaper), Luong Ngoc (Southern
Heaven), Nam Thanh (Le Song), Dong Van Nam, Phuong Ngoc, Phan Ba
(Morning), Nguyen Bao Hoa (Light), Nguyen Bao Hoa’s wife is
Pharmacist Ma Thi Chu (The Bell), Lawyer Nguyen Van Diep,
director Le Dan, Mai The Dong (reformed director).
Nguyen
Tran organized a public debate at Vien Truong theater, My Tho. If
he admitted that Communism was wrong and repented, he would be
released. After being released, all the tigers went into the
cage, it was like Nguyen Tran released the tiger back into the
forest.
2.2. Hunting down the Viet cong
After the manhunt in the above–mentioned newspapers, the
government arrested a series of underground officials at the city
party committee level, such as Professor Nguyen Van Chi, Le Van
Chi, Tran Van Hanh, Nguyen Truong Cuu, Co Tan Luong, Bui Duc
Thinh, Ms. Binh Minh, most of them are private professors.
2.3. Viet cong undercover, writer Vu Hanh
Vu Hanh’s real name is Nguyen Duc Dung, born in 1926 in Quang
Nam. Cultural officer of the Saigon–Gia Dinh Party Committee,
working publicly on a single line in the inner city of Saigon.
Before 1975, Vu
Hanh was arrested 5 times, but each time someone guaranteed his
release. The last guarantor of Vu Hanh was Father Thanh Lang,
Chairman of the Writers’ Association.
After April 30,
1975, Vu Hanh held the position of Chairman of the City/SG
Writers Association. Vu Hanh carried a gun on his hip, but was
told by poet Hoang Anh Tuan, half jokingly, half seriously:
“Artists and writers are only used to holding pens, but they
don’t know how to play with a gun.”
But a few months
later, he shook his head and whispered, “Totalement décu”
(completely deceived). With the position of Chairman of the
Writers’ Association, without any authority or rights, life seems
to be very difficult during the subsidy period. Not long after, I
heard that a rich man cooperated with Vu Hanh to open a Cai Luong
theater troupe, but then closed the shop. Vu Hanh looked for
someone with capital to open a soap making factory, but it was
not good because of the lack of raw materials.
A little
while later, one of his friends said that Vu Hanh was looking for
a way for his child to escape the border, but no one of his
friends dared to help because he was afraid of his own fate.
Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)
THIÊN SỨ MICAE – BỔN MẠNG SĐND VNCH
|
Hình nền: thắng cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML–5 hay cao hơn.
Nguồn: Internet eMail by peter tran chuyển
Đăng ngày Chúa Nhật, April 7, 2024
Ban Kỹ Thuật
Khóa 10A–72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH
GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư:
Liên lạc
Trở lại đầu trang