Gia
Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Tản
mạn đời sống Tâm Linh
Chủ đề:
Lương Tâm
Tác giả:
Trần Xuân Thời
Bấm vào đây để in ra giấy (Print)
“Lương tâm là tiếng nói của Thượng Đế trong tâm hồn chúng ta,
nhưng Thượng Đế cũng cho chúng ta quyền tự do hành động. Để khỏi
hành động lầm lẫn, chúng ta phải tự đào luyện (formation) để có
một lương tâm chính trực theo tín ngưỡng của mỗi người thể hiện
chân lý mà Thượng Đế đã ban cho nhân loại.”
1– Giáo luật và Lương tâm
Các tín ngưỡng đều có các giới răn,
giới luật. Tuân giữ các giới răn tức là tuân luật, luật này hướng
dẫn đến chân lý. Người ta thường nói: “Sống không có kỷ luật, thì
chết sẽ không được vinh quang”. Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc
đều có giá cả. Sống buông thả, tự do, tư tại “Ngoài vòng cương
tỏa chân cao thấp. Trong thú yên hà cuộc tình say”, nếu không
chịu niệm kinh hôm sớm, giữ cho lục căn thanh tịnh, xa lánh tội
lỗi thì khó hưởng được phước đời đời... “Do this, you will live:
If you wish to enter eternal life, keep the commandments”.
2– Dĩ nhiên không ai bắt buộc mình phải
tuân giữ giới luật, Nếu muốn được hưởng phước đời thì phải làm
lành lánh dữ trong lời nói cũng như hành động. Nói khác đi, khi
tuân giữ các giới luật, con người tuân giữ một cách tự nguyện.
Thiên Chúa khuyên nhân thế hãy theo Ngài vì Ngài là Đường, là
Chân lý, là Sự sống. “Theo Ta các con sẽ biết được chân lý và
chân lý sẽ giải thoát các con”. “Come, follow me, you will know
the truth, and the truth will make you free”. Nhờ đó, chúng ta có
cơ may thoát khỏi tục lụy, xích xiềng của thế trần.
3– Thiên Chúa không bắt buộc thế nhân
phải tuân luật vì có tự do hành động, con người mới có thể chịu
trách nhiệm về hành vi của mình. Có tự do hành đạo, con người mới
có công đức. Tín ngưỡng nào cũng phải biết tôn trọng quyền cá
nhân tự quyết. Sự ép buộc tuân luật lệ chỉ áp dụng cho thuở thiếu
thời vì khi đó lý trí chưa ý thức được những gì nên nói và những
việc không nên làm.
4– Tuân giữ các giới luật là nguồn gốc
của sự khôn ngoan “Fear of law, which is the beginning of wisdom”
(Prv.17). Thiện và ác là một ý niệm tương đối vì “Bên này núi
Pyrénées là chân lý thì bên kia là sai lạc”. Nhưng thế thượng
thường tình, có những điều ác “malum in se”, có nghĩa là tự nó đã
là ác mà nhân thế đều công nhận như tội giết người không xã hội
nào dung tha.
5– Sự phân biệt thiện ác chẳng những do luật lệ của mỗi quốc gia,
giới luật của mỗi tôn giáo mà lương tâm con người cũng vừa là
nhân chứng (witness) vừa là quan tòa (judge) phán xét hành vi của
mỗi người. Lương tâm (conscience), cũng như ý thức, tuy vô hình,
nhưng âm thầm, tiềm ẩn, điều hướng hành vi của con người. Con
người có thể che mắt luật pháp, che mắt thiên hạ về hành vi bất
chính của mình nhưng không thể che mắt lương tâm. Vì thế, người
đời thường không làm việc trái lương tâm, phần vì sợ bị lương tâm
cắn rứt, phần khác vì sợ hậu quả không được vào cõi phúc đời sau.
6– Lương tâm là quan tòa của Thiên luật
(natural/divine law). “Cọp giết người cọp yên ngủ. Người giết
người thức đủ năm canh”. Trong tận đáy lòng của mỗi người có một
loại luật, Luật này không ràng buộc như luật đời (man made law),
nhưng mời gọi con người làm lành, lánh dữ. “In the depth of his
conscience, man detects a law which does not impose on himself,
but which hold him to obedience. Always summon him to love good
and avoid evil, the voice of conscience can when necessary speak
to his heart more specifically: Do this and sun that”
(Rom. 2:
14–16).
7–
Đúng vậy, tiếng lương tâm, khi cần sẽ khuyên con người làm điều
lành và lánh điều ác. Lương tâm có trách nhiệm nên cũng có quyền
hạn, đó quyền chế tài khiến cho những người phạm tội thường bị
lương tâm cắn rứt... và nhờ đó, có khi tội nhân thú tội trước vị
linh hướng để xin hoà giải hay cơ quan công lực để xin đền tội.
8– Những kẻ theo chủ thuyết vô thần
(atheism) thường có những hành vi vô nhân, thất đức vì họ đã bán
linh hồn cho quỷ. Một điều quan trọng là khi tâm trí vô minh
(invincible ignorance) lương tâm dễ bị lầm lẫn. Vô minh có thể là
trạng thái tâm trí bị hà tỳ, rối loạn thần kinh (psychopath)
không đủ lý trí sáng suốt để phân biệt được phải trái hoặc không
có ý chí (will) vững mạnh để chọn sự lành, lánh sự dữ khiến cho
lương tâm bị lầm lẫn (erroneous conscience) có khi làm sai mà
tưởng là đúng! Tôn giáo hướng thượng hành vi con người thì các
chế độ độc tài lại cho là thuốc phiện (the opiate of the people).
(1) Các chế độ độc tài vi phạm tự do
tôn giáo, xóa bỏ luân lý cổ truyền, chiếm đoạt tài sản của các
giáo hội, bách hại thiện nam, tín nữ... vì họ được tẩy não, theo
duy vật biện chứng, chỉ tin vào những gì hữu hình và không tin
con người có linh hồn hay hậu kiếp, cho nên thú tính (animality)
mạnh hơn nhân tính (humanity). Cán bộ vô thần luôn luôn tâm động,
trí quẩn, không thấy được ánh sáng chân lý. Họ chủ trương cứu
cánh biện minh cho phương tiện “La fin justifie les moyens”, là
chủ trương trái luân thường đạo lý.
(2) Giết địa chủ để cải cách điền địa
là bằng chứng của lương tâm lầm lẫn vì làm chuyện xấu không thể
có kết quả tốt. “It is not licit to do evil that good may come of
it”. Luật pháp liệt loại hành động phi nhân như sát nhân là loại
“malum in se”. Tự bản chất các hành vi này là hành vi vô luân
“Whatever is hostile to life itself, such as any kind of
homicide, genocide, euthanasia, and voluntary suicide... all
these and the like are a disgrace” (Gaudium et Spes).
9– Những ai không chấp nhận tôn giáo,
thường sống trong tình trạng ấu trĩ, chưa trưởng thành như Tổng
Thống Hoa Ký Coolidge đã nhận xét “Only when men began to
worship, they begin to grow”. Chỉ khi nào con người có tín ngưỡng
mới trưởng thành. Những người tôn thờ chủ nghĩa vô thần là những
người chưa trưởng thành về trí tuệ, mê muội, chưa được mặc khải,
sống trong thế giới vô minh, vấp phải hết lỗi lầm này đến lỗi lầm
khác. Vì thế chính quyền các chế độc tài rất sợ nhân dân được tự
do, vì luật hoàn mỹ nhất là luật tự do hành động. “The perfect
law is the law of liberty”.
10– Những người chủ trương vô thần càng
ngày càng lãnh hội được ngoài thế giới hữu hình còn có thế giới
vô hình và trở lại hữu thần. Sự bành trướng của các tôn giáo
trong các xã hội vô thần là một chứng minh cụ thể cho nhận định
này. Ngay trong các xã hội độc tài, khuynh hướng vô thần không
khống chế nổi khuynh hướng hữu thần, nên đảng cầm quyền phải dùng
những phương pháp đàn áp, ngăn cản sự tự do hành đạo của các tôn
giáo, hay tạo nên các tổ chức ma giáo “quốc doanh” để phục vụ chủ
trương vô thần. Họ sống trong ma giới đầy si mê, lầm lạc “Ma đưa
lối, quỷ đưa đường, lại tìm những chốn đoạn trường mà đi”!
(Nguyễn Du).
11– Sở dĩ các chính quyền vô thần hay dùng bạo lực là vì các
chính quyền vô thần không có khả năng thuyết phục, và mất năng
lực thu hút kể cả với giới vô sản. May thay, Cộng đồng quốc tế vô
thần càng ngày càng thu hẹp và đang đi đến chỗ triệt tiêu... Con
người khi chưa ý thức được thế giới linh thiêng, chưa biết thờ
phụng đấng chí tôn thì trí tuệ sẽ vô minh và chưa được trưởng
thành. Họ không phân biệt được phải trái, vấp phải hết lỗi lầm
này đến lỗi lầm khác... cho đến lúc sụp đổ toàn diện như Liên
bang Xô Viết... mới biết tấp tểnh xây dựng lại tương lai với sự
trợ lực về cả tinh thần lẫn vật chất của thế giới hữu thần trong
tinh thần vị tha, bác ái. Ba mươi năm sau, Putin lại vì tham vọng
tiến chiếm Ukraine. Mong rằng biến cố này sẽ chóng chấm dứt trước
phản công của dân tộc Ukraine với sự trợ lực của thế giới Tự Do.
Các quốc gia tự do thường chủ trương “Lấy nhân nghĩa thắng hung
tàn. Đem chí nhân thay cường bạo” chiếu theo điển mô chung của
các tôn giáo hiện hành.
12– Trong các tín ngưỡng thì “Giáo hội
Công giáo đã minh thị tỏ lòng cung kính và ngưỡng mộ tất cả
truyền thống tinh thần của các Tôn Giáo và muốn dấn thân trong
cuộc đối thoại chân thành với các tín hữu của các tôn giáo. Những
giá trị tôn giáo mà các đạo giáo dân gian giảng dạy đang chờ đón
sự viên mãn trong Đức Giê–su Ki–tô”.
“Asia is also the cradle of the world’s
major religions—Judaism, Christianity, Islam and Hinduism. It is
the birthplace of many other spiritual traditions... The Church
has the deepest respect for these traditions and seeks to engage
in sincere dialogue with their followers. The religious values
they teach await their fulfilment in Jesus Christ.”
13– Tông Thư Veritatis Splendor và Tông
thư Ecclesia in Asia giúp chúng ta am hiểu thêm công việc của
Chúa Thánh Linh qua các phương cách cứu rỗi tiềm ẩn trong chủ
trương tổng quát: “Ngoài Giáo hội Công giáo, không có sự cứu rỗi
– Extra Ecclesiam, nulla salus” và “No one can enter the Kingdom
of God unless he is first born of water and Spirit.”
(Jn 3:5).
Từ thuở tạo thiên lập địa, từ Đông chí
Tây, từ Nam chí Bắc, con người đã tin vào một Đấng Tạo Hóa
(Creator). Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ năm 1776, đã nêu lên
tín niệm mọi người được sinh ra bình đẳng và được Tạo hóa ban cho
những quyền bất khả tương nhượng trong đó có quyền được sinh
sống, được tự do và tìm kiếm hạnh phúc. “All men are created
equal, that they are endowed by their Creator with certain
unalienable Rights”.
Theo Thánh Thomas Aquino, Đấng Tạo hóa
toàn năng, là đệ nhất nguyên nhân/tác nhân, (First Cause/agent)
tạo nên muôn loài và vũ trụ. “Đấng Thượng Đế nội tại (immanent) ở
trong vạn vật và trong nội tâm hay lương tri của mỗi người nên
trên bình diện tự nhiên Thiên Chúa đã đương nhiên hiện hữu trong
tâm trí của con người rồi.”
14– Vì thế, giáo hữu trong giáo hội
không những phải yêu chuộng những người đồng tín ngưỡng mà phải
yêu chuộng cả những người không cùng tín ngưỡng nhưng có lòng
thành. Quan niệm này được Công đồng Vatican II (1962–1965) xác
nhận qua Hiến chế Vui Mừng và Hy vọng (Gaudium et Spes. 4): “The
Church Pastors... speaking with love and mercy not only to
believers but to all people of good will” vì ơn Cứu Độ của Chúa
được ban cho mọi người. “Salvation is open to all”.
15– Để xác minh ý niệm cứu rỗi một cách
rộng rãi, Công Đồng Vatican II đã tuyên bố đối với những ai,
không vì lỗi của họ, không biết gì về Thiên Chúa và Giáo hội,
nhưng cố công tìm kiếm Thiên Chúa với lương tâm chính trực, “có
thể” được sự sống đời đời.... Vì lòng thành và chân lý tìm thấy
trong những người này chờ đón sự viên mãn trong Đức Giê–su Ki–tô.
“Those who without any fault do not know anything about Christ or
His Church, yet who search for God with sincere hearts and under
the influence of grace, try to put into effect the will of God as
known to them through the dictate of conscience... can obtain
eternal salvation... Nor does divine Providence deny the help
that are necessary for salvation to those who, through no fault
of their own, have not yet attained to the express recognition of
God, yet who strive, not without divine grace to lead an upright
life. For whatever goodness and truth is found in them is
considered by the Church as preparation for the Gospel and
bestowed by Him who enlightens everyone that may in the end have
life” (Lumen Gentium, 16).
Tạm kết
Lương tâm là tiếng nói của Thượng Đế
trong tâm hồn chúng ta, nhưng Thượng Đế cũng cho chúng ta quyền
tự do hành động. Để khỏi hành động lầm lẫn, chúng ta phải tự đào
luyện (formation) để có một lương tâm chính trực theo tín ngưỡng
của mỗi người thể hiện chân lý mà Thượng Đế đã ban cho nhân loại.
De Colores
Trần
Xuân Thời
Bấm vào đây để in ra giấy (Print)
THIÊN SỨ MICAE – BỔN MẠNG SĐND VNCH
|
Hình nền: thắng cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML–5 hay cao hơn.
Nguồn: Internet eMail by Trần Xuân Thời chuyển
Đăng ngày Chúa Nhật, April 10,
2022
Ban Kỹ Thuật
Khóa 10A–72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH
GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư:
Liên lạc
Trở lại đầu trang