Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Tham Luận
Chủ đề:
Đời sống đạo đức
Tác giả: Trần Xuân Thời
Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)
I.
Nhập đề
1. Thượng
Đế hay Thiên Chúa đã tạo dựng nên vũ trụ và nhân loại và cho nhân
loại sử dụng mọi sinh, thực, khoáng vật trên thế trần để xây dựng
cuộc sống hạnh phúc đời đời, kiếp kiếp. Nhưng tổ tông của nhân loại
đã sa ngã, phản lỗi nghĩa cùng Thiên Chúa. (Genesis 3). Tội bất tuân
Thiên lệnh và ăn trái cấm là tử tội (mortal sin) mà hậu quả di hại
đến đời sống của nhân loại. Con người thì yếu đuối, dễ bị cám dỗ,
nên sa ngã. Tuy nhiên, có luân lý ràng buộc nhưng nếu không có tự do
lựa chọn thì nhân loại không thể chịu trách nhiệm về hành vi của
mình. Vì thế, hễ có luật cấm thì cũng có tự do lựa chọn làm lành,
lánh dữ hay ngược lại. “There can be no morality without freedom. It
is only in freedom that man can turn to what is good”.
2. Thiên Chúa có thể ngăn cản ông A–Dong
và bà E–va sa ngã, nhưng vì tôn trọng ý chí tự do (free will) mà
Chúa đã ban cho nhân loại nên không ra tay cấm đoán. “God left man
in the power of its own counsel” (Sirach 15:14). “God could have
easily compelled Adam and Eve to conform to His command, but He
didn’t. Even though He knew they were making a bad decision, He
respected their freedom enough to allow them to make it. The freedom
to do good implies the freedom to reject the good.” (Gaudium es
Spes. 11).
3. Vì
có sự lựa chọn, nên tự do có thể phân ra hai loại: Tự do chân chính
là tự do làm việc chính trực và tự do giả hình là tự do làm điều bất
chính. Tự do chân chính là tự do chọn lành, lánh dữ là loại tự do
biểu hiện ý Trời trong lòng người. “Genuine freedom is an
outstanding manifestation of the divine image in man. For God willed
to leave man in the power of his own counsel.” (Sirach 15:14) (VS
34). Vì không chọn tự do chân chính, tổ tông nhân loại đánh mất bản
tính trường sinh, bất tử mà phải chịu đựng mọi gian khổ kể cả sinh,
lão, bệnh, tử về thể xác và khi chết, linh hồn cũng không được cứu
rỗi.
4. Thiên
Chúa tạo ra vũ trụ và nhân loại như một tuyệt tác. Mặc dù, nhân loại
sa ngã nhưng Thiên Chúa không muốn huỷ hoại tuyệt tác đó vì lòng
thương yêu của Ngài đối với nhân loại. Ngài là Đấng Công Chính,
nghĩa là phải đối xử công bằng, có công thì thưởng và có tội thì
phạt, để duy trì trật tự cho vũ trụ (moral order of the universe).
Một mặt giữ tư thế công chính, thưởng phạt công minh, mặt khác vì
(1) thương yêu nhân loại không đành lòng xử phạt (2) nhân loại cũng
không đủ khả năng đền bù tội lỗi của mình gây ra và cũng không đủ
khả năng để cứu lấy chính mình. Để công, tư vẹn cả hai bề. Thượng Đế
là Tình Yêu (Love) nên khi thấy nhân loại trầm luân đã nhủ lòng
thương xót, ân xá (pardon) cho nhân loại bằng cách gởi con Một của
Ngài là Chúa Giê–su nhập thể làm người, mặc lấy nhân tính (humanity)
đồng bản thể với nhân loại để có thể cứu rỗi nhân loại. “God so
loved the world that he gave his only Son.” (Jn 3:16).
5. Trong tác phẩm Cur Deus Homo (Why God
was a man – Tại sao Chúa xuống thế làm người) Thánh Anselm nguyên
Tổng Giám Mục Canterbury, Anh Quốc, năm 1096, nhận định:
“Owing to the Fall and mankind’s fallen
nature ever since, humanity has offended God. Divine justice demands
restitution for sin, but human beings are incapable of providing it,
as all the actions of men are already obligated to the furtherance
of God’s glory. Further, God’s infinite justice demands infinite
restitution for the impairment of his infinite dignity... Instead,
full recompense could only be made by God, which His infinite mercy
inclines Him to provide. Atonement for humanity, however, could only
be made through the figure of Jesus, as a sinless being both fully
divine and fully human. Taking it up himself to offer his own life
on our behalf, his crucifixion accrues infinite worth, more than
redeeming mankind and permitting it to enjoy a just will in accord
with its intended nature...”
6. Với Nhân tính (humanity): Chúa Ki–tô
phá hủy tội lỗi cho nhân loại “Con Một Thiên Chúa trở thành con
người để cho nhân loại trở nên con cái Thiên Chúa” (Sermon 194:3–4).
Với nhân tính, Chúa Ki–tô thông cảm với mọi đau khổ và hy vọng của
con người. Chúa Giê–su chữa lành mọi đau khổ cho những ai nhận lãnh
ơn Chúa. Vì tội phản nghĩa cùng Thiên Chúa là tử tội. Muốn thoát tử
tội phải có “người chết thế”, nên Chúa Giê–su đã xuống thế làm
người, chiu đóng đinh trên cây Thánh giá để chuộc tội cho nhân loại.
“Chúa Giê–su đã vâng phục Đức Chúa Cha, tự thoát khỏi thần tính của
mình (kenosis), để hòa đồng với nhân loại. Thiên nhân hợp nhất
(hypostatic union) mới có tư cách đại biểu cho nhân loại nhận lãnh
sứ mệnh tự hiến mình để làm hy lễ đền tội thay cho nhân loại.” (Phil
2:5–11). (Thời thế chiến thứ hai, trong một trại giam của Đức Quốc
Xã, mỗi ngày trại bốc thăm xử tử một tù nhân. Anh John Doe chẳng may
bị bốc trúng tên, anh khóc la thảm thiết vì vợ trẻ, con thơ đang chờ
đợi anh về. Trong hoàn cảnh thương tâm đó, một vị Linh mục đề nghị
với trưởng trại chết thế cho anh John. Ít lâu sau, trại được quân
đồng minh giải cứu. Anh John được sum hiệp với gia đình, đã bán gia
sản, xây tượng đài tri ân vị Linh mục. Vào thời đế quốc La Mã, có
trò chơi giác đấu, các đấu sĩ (gladiator) chém giết nhau để mua vui
cho vua, quan. Thấy trò chơi dã man, phi nhân tính, một vị Linh mục
đã xông vào đấu trường, ngăn cản cuộc đấu, bị loạn đao chém chết.
Hoàng Đế La Mã cảm kích trước hành động hy sinh của vị tu sĩ đã ban
chiếu lệnh huỷ bỏ trò chơi giác đấu.
7. Với Thiên tính (divinity): Chúa Giê–su
phán “Ta và Cha ta là Một” (Jn 10:30), “Ai thấy Ta thì thấy Cha Ta”
(Jn 14:9). “Thiên hà ngôn tai”. Thiên Chúa Cha không nói gì mà nói
qua Chúa Giê–su Ki–tô giáng trần. Chúa Ki–tô là Ngôi Lời (Logos)
truyền thông mệnh Trời với nhân loại.
8. Thánh Phao–lô đã nói “Ta đã được thanh
tẩy trong Chúa Giê–su Ki–tô. Chính trong sự chết của Người mà ta
được thanh tẩy... tất cả anh chị em cũng vậy, hãy coi mình như đã
chết với tội lỗi và đang sống lại trong Chúa Giê–su Ki–tô”. Nghĩa là
“Tôi sống, nhưng không phải tôi sống, chính Chúa Ki–tô đang sống
trong tôi” (Gal 2:20). “I have been crucified with Christ. It is no
longer I who live, but Christ who lives in me” (Gal 2:20).
9. Mầu nhiệm tử nạn để chuộc tội cho nhân
loại và sống lại là Mầu nhiệm Cứu độ (Miracle of Redemption).
Mầu
nhiệm cứu độ thể hiện: (1) Tình yêu hằng hữu của Thiên Chúa đối với
nhân loại, một mối tình cao thượng, cho không biếu không. (2) Chúa
xuống thế để nối lại nhịp cầu giữa Thiên Chúa và nhân loại vì mối
liên hệ này đã bị gián đoạn từ khi Ông A–Dong và Bà E–va phạm tội,
bất tuân Thiên lệnh. (3) Chúa Giê–su đã chết đi và sống lại để những
ai tin và thờ phượng Thiên Chúa cũng sẽ được cứu rỗi. (4) Mầu Nhiệm
Cứu Độ là một Quà tặng (Gift) của Thượng Đế ban cho nhân loại và
cũng là lời mời gọi (invitation) nhân loại đón nhận Mầu Nhiệm Cứu Độ
của Chúa. (5) Những ai chấp nhận lời mời gọi của Chúa sẽ được sống
đời đời. (6) Cuộc tử nạn của Chúa Giê–su nhằm cứu rỗi và kết hiệp
con cái của Chúa đã tản mác thành một khối duy nhất. “To gather into
one the children of God who are scattered abroad” (Jn 11:52) và kết
hiệp Thiên sự với Thế sự “and to unite things in heaven and things
on earth”. (Eph 1:9–10).
II. Cứu Nhân Độ Thế:
Sau khi quán triệt được các ý niệm căn bản
nêu trên, chúng ta thử bàn về tiến trình sống đạo của nhân thế qua
ba giai đoạn: (1) Tìm kiếm Thiên Chúa, (2) Gặp gỡ Thiên Chúa và (3)
Sống theo giáo huấn của Thiên Chúa.
10. Hãy để cho tâm hồn những ai đang tìm
kiếm Thiên Chúa hưởng tận niềm vui. “Let the hearts of those who
seek the Lord rejoice” (Ps 105:3) Chúa đã phán ta là “Ánh sáng, là
Chân lý, là sự Sống, ai theo ta sẽ được sống đời đời.” (Jn 4:16).
Ánh sáng giúp con người được đắc đạo. “The True light that
enlightens everyone (Jn 1:19); và Chân lý sẽ cứu rỗi con người. You
will know the truth the truth will make you free” (Jn 8:32). Từ cổ
chí kim, nhân thế không ngừng đi tìm chân lý cơ hồ như không bao giờ
biết mệt mỏi. Chủ đích là để tìm giải đáp cho các vấn nạn về Thiên
Chúa, vũ trụ, đời người và người ở đời. Nhìn chung từ Âu sang Á,
triết lý nhân sinh được dựa trên hai tín niệm hệ chính là Hữu thần
và Vô thần. Hữu thần tin tưởng vũ trụ và nhân loại do một vị Thần
được mệnh danh là Thượng Đế, Zeus, Dieu hay God sáng tạo. Con người
có linh hồn và linh hồn bất diệt. Vô thần không tin vào sự hiện hữu
của Thần linh, con người không có linh hồn, tự nhiên được sinh ra và
chết là hết. Nhân thế tìm kiếm Thiên Chúa do (A) Ước vọng bẩm sinh,
(B) Cảm nghiệm trước sự huyền diệu của vũ trụ (C) Nhu cầu nhân bản
(D) Giáo huấn của Giáo Hội.
A. Tìm kiếm Thiên Chúa do Ước Vọng Bẩm
Sinh
11. Phàm là
nhân sinh, mỗi người trong chúng ta đều có nhu cầu và ước vọng. Nhu
cầu về thỏa mãn đời sống vật chất, tìm kiếm hạnh phúc và nhu cầu về
tinh thần như thỏa mãn sự hiểu biết để thoát khỏi sự băn khoăn, khắc
khoải về nguồn gốc hay thân phận của mình. Tìm kiếm Thiên Chúa để
thỏa mãn nhu cầu tinh thần, tìm giải đáp cho những vấn nạn về sự
biến hóa khôn lường của vũ trụ, với bốn mùa thay đổi, sự sống, sự
chết, tiền kiếp, hậu lai.
12. Ước vọng tìm kiếm Thiên Chúa đã có sẵn
khi con người mới chào đời là ước muốn bẩm sinh (innate desire) vì
Thiên Chúa tạo dựng con người theo hình ảnh của Thiên Chúa. Thiên
Chúa, mời gọi con người hướng về Thiên Chúa. “Con người không thể
sống hạnh phúc toàn vẹn nếu không biết đến Thiên Chúa – Only in God
will he find the truth and happiness that men never stop searching
for” (CCC 27).
13. Thánh Au–gus–ti–nô đã xác quyết: Khi con kết hiệp với Chúa thì
con được tràn đầy ơn Chúa, con không còn lo âu, không còn thử thách,
hưởng được đời sống toàn diện, sung mãn. “When I completely united
with God, there will be no more sorrow or trials; entirely full of
God, my life.”. “Lạy Trời mưa xuống, lấy nước tôi uống, lấy ruộng
tôi cầy, lấy đầy bát cơm, lấy khúc cá to”. Muôn sự thi chi cũng tại
Trời (Nguyễn Du).
B. Tìm kiếm Thiên Chúa do cảm nghiệm về sự
Huyền Diệu của Vũ Trụ
14. Nhà Bác học nổi danh Albert Einstein
đã cảm nghiệm sự huyền nhiệm của Tạo Hóa với câu nói bất hủ.
“L’homme auquel le sentiment du mystère n’est pas familier, qui a
perdu la faculté de s’émerveiller, de s’abîmer dans le respect, est
comme un homme mort”. Người mà không biết say đắm trong niềm tôn
kính trước những huyền bí của vũ trụ, thì chẳng khác gì người đã
chết.
15. Tự tận
đáy lòng, nhân thế luôn luôn hướng về chân lý và khao khát tìm hiểu
về chân lý. Sự tìm kiếm không biết mệt mỏi để tìm hiểu tận cùng sự
vật (cách vật trí tri – extension of knowledge through investigating
things) là bằng chứng hùng hồn chứng minh cố gắng của nhân loại. “In
the depth of his heart there always remains a yearning for absolute
truth and the thirst to attain full knowledge of it. This is
eloquently proved by man’s tireless search for knowledge in all
fields.” (Thông Điệp Veritatis Splendor). Sự khao khát bẩm sinh này
thể hiện qua vũ trụ quan của nhân loại Đông phương cũng như Tây
phương:
(1) Vũ
Trụ Quan của Đông Phương
16. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phao–lô II, vào
đầu tháng 11 năm 1999, trong cuộc viếng thăm Ấn Độ, đã công bố Tông
Thư: Giáo Hội tại Á Châu: “Giáo hội Công giáo tỏ lòng
cung kính và
ngưỡng mộ tất cả truyền thống tinh thần của các Tôn Giáo Á Châu và
muốn dấn thân trong cuộc đối thoại chân thành với các tín hữu của
các tôn giáo. Những giá trị tôn giáo mà các đạo giáo dân gian giảng
dạy đang chờ đón sự viên mãn trong Đức Giê–su Ki–tô”. “Asia is also
the cradle of the world’s major religions—Judaism, Christianity,
Islam and Hinduism. It is the birthplace of many other spiritual
traditions such as Buddhism, Taoism, Confucianism, Zoroastrianism,
Jainism, Sikhism and Shintoism. Millions also espouse traditional or
tribal religions, with varying degrees of structured ritual and
formal religious teaching. The Church has the deepest respect for
these traditions and seeks to engage in sincere dialogue with their
followers. The religious values they teach await their fulfilment in
Jesus Christ.”
17. Tông Thư Veritatis Splendor và Ecclesia in Asia giúp chúng ta am
hiểu thêm công việc của Chúa Thánh Linh qua các phương cách cứu rỗi
tiềm ẩn thêm vào chủ trương “Ngoài Giáo hội Công giáo, không có sự
cứu rỗi – Extra Ecclesiam, nulla salus” và “No one can enter the
Kingdom of God unless he is first born of water and Spirit.” (Jn
3:5).
Từ thuở tạo
thiên lập địa, từ Đông chí Tây, từ Nam chí Bắc, con người đã tin vào
một Đấng Tạo Hóa toàn năng, là đệ nhất tác nhân, (First Cause/agent)
tạo nên muôn loài và vũ trụ. Thánh Thomas Aquino, qua sách Tổng Luận
về Thần học – Summa Theologiae, đã minh xác: “Thiên Chúa nội tại
(immanent) ở trong vạn vật và trong nội tâm hay lương tri của mỗi
người nên trên bình diện tự nhiên, Thiên Chúa đã hiện hữu trong tâm
trí họ rồi”. Vì thế Thiên Chúa đã ẩn tàng trong tâm hồn của nhân
thế. Người Tín hữu Thiên Chúa Giáo chân chính không những phải yêu
chuộng những người đồng tín ngưỡng mà cả những người không cùng tín
ngưỡng nhưng có lòng thành. Công đồng Vatican II trong Hiến chế Vui
Mừng và Hy vọng (Gaudium et Spes,4) đã nhắc nhở tôn chỉ này với hàng
giáo phẩm: “The Church Pastors... speaking with love and mercy not
only to believers but to all people of good will” vì ơn Cứu Độ của
Chúa được ban cho mọi người, không kể lương hay giáo. “Salvation is
open to all”.
18.
Để xác minh ý niệm cứu rỗi một cách rộng rãi, Công Đồng Vatican II
đã tuyên bố đối với những ai, không vì lỗi của họ, không biết gì về
Chúa Giê–su Ki–tô và Giáo hội của Ngài, nhưng cố công tìm kiếm Thiên
Chúa với lương tâm chính trực, có thể được sự sống đời đời... Vì
lòng thành và chân lý tìm thấy trong những người này chờ đón sự viên
mãn trong Đức Giê–su Ki–tô. “Those who without any fault do not know
anything about Christ or His Church, yet who search for God with
sincere hearts and under the influence of grace, try to put into
effect the will of God as known to them through the dictate of
conscience...can obtain eternal salvation” (Hiến chế Lumen Gentium
16).
Với “Tình
nhân loại hỗ tương và bác ái cộng đồng cố hữu của Giáo Hội được nới
rộng”. Tinh thần tôn trọng tự do, các quyền căn bản mà Thượng đế đã
ban cho loài người, chống lại áp bức của bạo quyền đã gây ảnh hưởng
lớn lao giúp cho dân chúng của các dân tộc dị giáo và công dân La Mã
đã trở lại Thiên Chúa Giáo khiến cho Thiên Chúa Giáo trở thành quốc
giáo của Đế Quốc La Mã vào thế kỷ thứ 4 sau Công nguyên. Hoàng Đế La
Mã Constantine. (A.D.306–337) cũng đã trở lại đạo. “It was the
Christian spirit of mutual love and communal charity that astonished
and impressed the pagans and the Romans”. Sự hiện hữu của giáo dân
trong các tổ chức là bước khởi đầu cho công cuộc thánh hoá. Sự tham
gia vào các tổ chức văn hoá, xã hội, chính trị... phải đặt trên căn
bản thánh thiện, nhằm mục đích phục vụ phúc lợi chung, tránh vấn đề
ủng hộ hay phản đối mù quáng, không vì phe phái mà quên rằng thiên
hạ đang nhìn mình như là một chi thể của giáo hội, xử thế không đúng
cách sẽ bị xem như “cành nho khô héo, sẽ bị cắt, bỏ vào lửa mà đốt
đi”. (Jn. 6:16)
19. Theo triết học Đông phương, Vũ Trụ là thập hướng: Đông, Tây,
Nam, Bắc, Đông nam, Tây nam, Đông bắc, Tây bắc, Thượng và Hạ. Trụ là
cái trục mà các hướng muôn đời vẫn xoay quanh. Từ đời vua Nghiêu
(2356 BC), vua Thuấn (2255 BC), trước Công nguyên, đã có công trình
nghiên cứu về vũ trụ và biểu thị các hành chất chính (original
material) luân lưu trong vũ trụ như Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ và tạo
nên thuyết Âm, Dương Ngũ hành. Thuyết Âm Dương Ngũ Hành được ghi
chép trong kinh Dịch, (Book of Change), sách nói về sự biến hóa
huyền diệu của vũ trụ, biểu tượng bằng hình Thái Cực.
20. Thái cực được biểu tượng bằng một hình
vòng tròn. Một nửa, bán nguyệt, màu đen có chấm trắng: Màu đen biểu
tượng cho Âm và chấm trắng biểu tượng cho Dương, nghĩa là trong âm
có dương. Và một nửa màu Trắng biểu tượng cho Dương, có chấm đen,
nghĩa là trong dương có âm. Âm và Dương luôn luôn điều hòa mọi biến
hóa của vũ trụ và nhân sinh. Trong đàn ông có cái nhu mì của đàn bà
và trong đàn bà có cái cương trực của đàn ông. Âm Dương hòa, gia đạo
thành! Gia đạo thành thì thôn xóm an vui, quốc gia hưng thịnh, thiên
hạ thái bình.
21.
Kinh Dịch là một cuốn kỳ thư nói lên kỳ công của Thượng Đế (natural
laws) tạo dựng nên vũ trụ từ một bầu khí vô cực gọi là Nguyên Khí
(souffle originel), có hai luồng điện chính là Âm (negative – – –)
và Dương (positive – – –) hay Lưỡng nghi (dualités). Kinh Dịch viết
“Dịch hữu Thái cực, thị sinh Lưỡng nghi. Lưỡng nghi sinh Tứ tượng
(bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông). Tứ tượng sinh bát quái (8 quẻ) gồm
có: Kiền, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn...” Cao điểm của sự
tăng giảm của hai lượng điện Dương và Âm là Kiền và Khôn. Kiền gồm 3
dương và Khôn gồm 3 âm. Kiền thể hiện cho Thiên và Khôn thể hiện cho
Địa. Hai quẻ này là đầu mối cho mọi biến chuyển của vũ trụ. Vì thế
cổ nhân dùng chữ kép Kiền Khôn hay Càn Khôn để chỉ vũ trụ hay Thiên
Địa. Đây là một phương cách diễn tả sự vận hành của luật âm dương
trong vũ trụ.
22.
Khi Dương lên quá cao thì tự nhiên sẽ chuyển dần sang Âm. Ngược lại
khi âm lên cực điểm sẽ chuyển dần sang dương. Sau cơn mưa trời lại
sáng, sau cơn nắng hạn trời lại mưa. Trong một ngày trời nắng đến
cao độ vào lúc 12 giờ trưa, thì dần dần chuyển sang âm khi chiều
xuống. Âm đến cao độ vào lúc 12 giờ đêm thì dần dần chuyển sang
dương khi trời sáng... vạn vật cứ thế mà luân chuyển điều hoà, “hết
cơn bĩ cực, tới hồi thái lai”, tránh sự thái quá, thái quá bất cập.
Từ đó phát sinh ra quan niệm Trung Dung (Principle of the Mean) ở
đời lấy sự trung dung làm tiêu chuẩn tiến hóa. “Chồng (vợ) giận thì
nên bớt lời, cơm sôi bớt lữa”! thì gia đạo được thái hòa.
23. Sự điều hoà Âm và Dương do một Nguyên
lý Siêu Việt vận hành. Nguyên lý Siêu Việt vận hành vũ trụ này gọi
là Đạo. Đạo là Nguyên lý Siêu Việt, là Thượng Đế, là Thiên Chúa. Chữ
Thiên gồm hai chữ: Chữ nhất và chữ lớn hay Lớn nhất là Thiên Chúa
hay Thượng Đế, là Đấng Vĩ Đại. Đạo còn có nghĩa là Logos, Ngôi lời,
Verbum, Word of God ám chỉ Đấng Cứu Thế là nguyên thuỷ và cũng là
cứu cánh (Alpha and Omega). (LM Đường Thi). Suy rộng ra, đấng cứu
thế qua mỗi thời đại, tùy quan niệm của mỗi tôn giáo, là Chúa
Giê–su, là Đức Phật, là Đức Khổng, là Đức Lão...
24. Thánh Kinh ghi về sự hình thành mặt
Trời và mặt Trăng “God made the two great lights, the greater light
to rule the day, and the small one to rule the night”. Nhà Bác học
Newton ca ngợi công trình của Tạo Hóa: “His most beautiful system of
sun, planets and comets could only proceed from the counsel and
dominion of an intelligent and powerful being. God was an active
agent sustaining the heavenly bodies in their positions and
solicitous of His special creation, man”. Thái Dương hệ vận chuyển
đúng theo phương vị nhờ vào tài năng siêu việt của Đấng Tạo Hoá.
Khoa học là môn học nghiên cứu, tìm hiểu và giải thích những sự vật
đã có sẵn trong vũ trụ, nhưng sự khám phá còn rất hữu hạn. Phần
thiếu sót dành cho Thần học và Triết học bổ sung. Khoa học nguyên
gốc phát sinh từ triết học vi tư tưởng lên khuôn cho hành động.
25. Theo Tứ Thư và Ngũ Kinh do Đức Khổng
Tử san định, lời kinh cầu trong nghi lễ Tế Trời hằng năm cầu cho mưa
thuận gió hoà, quốc thái dân an, từ đời nhà Chu (1122–255 BC, trước
Công nguyên, được phổ biến qua các triều đại của Trung Hoa, và các
quốc gia chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc như Đại hàn, Nhật
bản, Việt nam.
26. Đấng Thượng Đế là vị Hoá Công tạo nên vũ trụ và nhân loại, là
chủ tể của lịch sử, căn nguyên của các mệnh lệnh luân lý. Đấng phán
xét, thưởng người lành, phạt kẻ dữ. Kinh Thi nói rằng “Đức Thượng Đế
rất lớn, soi xuống dưới rất rõ ràng, xem xét bốn phương để tìm sự
khốn khổ của dân mà cứu giúp. Vậy nên người bao giờ cũng phải kính
và sợ Trời. Kính Trời và sợ Trời là căn bản đạo đức của người Tàu.”
(Nho Giáo của Trần Trọng Kim).
27. Trời rất thông minh nên các thánh quân
phải bắt chước Trời, quần thần sẽ khâm phục, dân chúng sẽ an vui
(Sách Thượng Thư). Điều dân chúng ước ao thì Trời cũng chiều theo.
“Dân chi sở dục, Thiên tất tòng chi – Ý dân là ý Trời”. (Kinh Thư).
Đã làm người thì ai cũng là con của Trời.
28. Trời không phụ kẻ có lòng tốt. “Hoàng
Thiên bất phụ hảo tâm nhân”. Trời sinh ra con người, ban cho con
người trí tuệ, có lý trí, có ý chí và tự do, có quyền quyết định,
lựa chọn cuộc sống. Con người có cố gắng thì Trời bồi bổ thêm lên,
“khi nên Trời cũng chiều người”. Nếu con người biếng nhác thì sẽ bị
chi phối bởi luật đào thải (loi de selection). “Thiên hành kiện,
quân tử dĩ tự cường bất tức”. Trời hành đạo rất mạnh, người quân tử
phải theo mà tự cường không được ngừng nghỉ, bỏ cuộc.
29. Sách Trung Dung cũng nhấn mạnh Trời
sinh ra muôn vật tất nhiên vì cái tài lực của mỗi vật mà đôn đốc
thêm vào, cho nên vật nào có thể vun đắp được thì vun trồng cho tốt
thêm, vật nào nghiêng ngả thì đành chịu lụn bại. “Thiên chi sinh
vật, tất nhân kỳ tài nhi đốc yên, cố tài giả bồi chi, khuynh giả
phúc chí” để khích lệ con người tự lực tự cường thay vì biếng nhác.
30. Theo Thánh Kinh, Chúa cho nhân thế tự
quyết định vận mệnh của mình. “God left man in the power of his own
counsel”. (Sir 15:14) hay Chacun est l’artisan de sa fortune! Vì thế
chúng ta nên: “Thành tâm, chánh ý vì tư tưởng sẽ phát sinh ra lời
nói; lời nói sẽ phát sinh ra hành động; hành động lâu ngày sẽ phát
sinh ra thói quen, thói quen sẽ phát sinh ra nhân cách, nhân cách sẽ
định vận mệnh của mỗi người!”
31. “Vi thiện giả, Thiên báo chi dĩ phúc
vi bất thiện giả Thiên báo chi dĩ hoạ”. Ai có nhân cách tốt và làm
điều lành thì Trời ban phúc cho, ai làm điều chẳng lành, Trời lấy vạ
mà báo cho. “Thiện ác đáo đầu chung hữu báo”. Đúng là “Grace
respects nature”. Ơn Trời ban ơn tuỳ bản tính của mỗi người. Vô công
bất thọ lộc!. “Vinh danh Thiên Chúa trên Trời, bình an dưới thế cho
ngươi thiện tâm”.
32. Đức Khổng Tử viết “Thuận Thiên giả
tồn, nghịch Thiên giả vong”. Thuận theo ý Trời thì sống, chống lại ý
Trời thì chết. Trên không oán Trời, dưới không trách người, cứ sống
bình dị mà đợi mệnh. Tóm lại, Thiên mệnh chính là ý chí của đấng Tạo
Hoá, vô cùng thương dân, chỉ muốn đem lại an hoà, hạnh phúc cho nhân
loại mà thôi.
33.
Thánh Kinh đã ghi “Christ came not to condemn, but to forgive, to
show mercy (Mt 9:13) – Chúa Giê–su xuống thế không phải để trừng trị
mà đến để tha thứ và thương xót”. Tất cả các đạo lý trong triết học
Đông phương nêu trên đều đang chờ đón sự viên mãn trong Đức Ki–tô.
“The Asian religious values await their fulfilment in Jesus Christ”.
34. Thiên Chúa Giáo đã được truyền bá vào
Trung Hoa từ thế kỷ thứ 6, năm 578 đời nhà Đường. Thời mà tại phương
trời Tây, dưới thời Hoàng Đế La Mã Theodosius, Công Giáo đã trở
thành Quốc Giáo của Đế Quốc La Mã. “In 381, the emperor Theodosius
made Christianity the only and official religion of the Roman
Empire... a Roman was to be a Christian”. Từ đó có danh xưng Công
giao La Mã. Hễ nói đến Công giáo, thiên hạ nhớ đến La Mã. Hễ nói đế
dân La Mã, thiên hạ nghĩ đến người Công giáo. Sau đó nhà thám hiểm
Marco Polo đến Trung Hoa giúp nhà Nguyên (Mông Cổ) từ thế kỷ thứ 13
thuật lại những di tích lịch sử của Thiên Chúa Giáo đã tìm thấy như
cây Thánh Giá Khải Hoàn cắm vào Bông Sen. Đến năm 1532, Thánh
Phan–xi–cô Xa–vi–ê đến Nhật Bản và lâm chung trên một hòn đảo thuộc
Trung Quốc, hưởng thọ 46 tuổi.
Vị Giáo sĩ truyền giáo nổi danh tại Trung
hoa từ năm 1583 là Linh Mục Matteo Ricci. Ngài thông thạo Hán văn và
đã dịch bộ sách Tứ thư (Luận Ngữ, Mạnh Tử, Đại Học, Trung Dung) ra
tiếng La–tinh và soạn tác phẩm “Thiên Chủ Thực Nghĩa”, xuất bản năm
1603. LM Ricci dùng phương pháp suy luận và quan niệm về vũ trụ,
Thượng Đế của Nho học để trình bày và giới thiệu Thiên Chúa Giáo với
dân tộc Trung Hoa. Theo phương pháp thực tiễn là nhà truyền giáo
phải am hiểu, thông thạo cả giáo lý lẫn nền văn học, ngôn ngữ của
nơi mình giảng đạo.
35. Thánh GH Gioan Phao–lô II ngày 25
tháng 10 năm 1982 đã tuyên dương LM Ricci nhân kỷ niệm năm 400 sinh
nhật của cố LM Ricci, “Xưa kia các Giáo phụ của Hội Thánh đã hòa hợp
Thiên Chúa Giáo với văn hoá Hy lạp, thì Cha Matteo Ricci cũng đã xác
tín một cách đứng đắn là niềm tin vào Thiên Chúa Cứu Thế sẽ không
làm thương tổn cho nền văn hóa Trung Hoa, trái lại còn làm phong phú
và kiện toàn hơn nữa”. (Trích Thiên Chúa Giáo và Tam Giáo, Đường
Thi).
36. Tại
Việt nam, năm 1627 Cha Đắc Lộ (Alexandre De Rhodes) cập bến tại Cửa
Bạng/Ba Làng, sau khi đã đến Đà Nẵng năm 1624. Sau 27 năm phục vụ
Cha Đắc Lộ đã trở về Roma và đã qua đời tại Iran. Gần đây, một số
người Việt đã đến viếng mộ Ngài thể hiện lòng tri ân Ngài đóng góp
công lao cho nền văn hoá Việt bằng cách, cùng với các giáo sĩ khác,
sáng chế chữ Quốc Ngữ. “Quốc Ngữ, chữ nước ta” và có công khai sáng
Giáo hội Công Giáo Việt Nam.
(2) Vũ Trụ quan của Tây Phương
37. Theo Thánh Kinh “When God spoke, the
mind of the spirit moved, and the chaos was transformed into
creation” (Genesis 1). Bên phương trời Tây, từ thế thứ VI, trước
Công nguyên, nhiều triết gia Hy lạp đã nghiên cứu về Vũ trụ và Thần
linh qua tác phẩm Thần Minh Luận (Theogony) gồm thi ca và bút ký của
Homère và Hésiode để giải thích và luận về vũ trụ. Theo quan niệm cổ
sơ này thì sự hình thành của Vũ trụ phát xuất từ Thần Linh. Mỗi vị
thần đảm trách một phần vụ. Nỗ lực hình dung vũ trụ khi còn hỗn mang
do thần Chaos. Thần Eros được quan niệm là Thần đảm trách quá trình
hình thành và tuần hoàn của vũ trụ. Ngoài ra có thần Gaia với bộ
ngực vĩ đại để nuôi dưỡng vạn vật và Thần Zeus tượng trưng cho
nguyên lý sinh sản với cái bụng chứa được muôn vật.
Vạn vật biến hóa vô lường, nên phải có một
nguyên chất cơ bản (matière originelle qui subissait toutes les
transformations) và trường tồn để duy trì sự biến hoá. Nguyên chất
cơ bản là cái bất biến trong sự luân lưu của vạn vật. Ngoài vũ trụ
luận, các triết gia nghiên cứu về chiều sâu của cuộc sống như tư
tưởng, tâm lý, giác quan, sự biến dịch, nhân đức, linh hồn, tình
yêu... tính cách biến dịch của vũ trụ và nhân sinh với các ý niệm
luân chuyển “không ai có thể tắm hai lần trong một dòng sông – You
can never stop in the same river twice”. Con người là thước đo của
vạn vật (Men is the measure of all things). Tuỳ theo cặp kính ta đeo
mà mọi vật bên ngoài đều thay đổi, theo chủ quan của mỗi người. No
one really knows what is outside of himself.
38. Triết gia Socrates (470–399 BC) cho
rằng kiến thức là nhân đức, vô minh là tội lỗi “Knowlegde is virtue,
ignorance vice”. Con người phải học hỏi bằng nhiều cách. Socrate là
người khôn ngoan nhất Athènes vì chỉ có Socrate mới biết rằng ông
không biết gì cả. “Socrate was the wisest man in Athens because he
was the only one who knew that he did not know anything”. Socrate
cho rằng chỉ có Thượng Đế là toàn thiện, toàn mỹ. Suốt đời, ông
phụng sự Thượng Đế và khuyên nhân thế không nên tham lam của cải thế
gian mà phải biết lo cho sự thăng tiến của tâm hồn “He must obey God
than man, for knowing that this is the command of God and I believe
that no greater good has ever happened in the state than my service
to God. For I do nothing but go about persuading you all, old and
young alike, not to take thought for your persons or your properties
but first and chiefly to care about the greatest improvement of the
soul”. Socrate bị bọn cường hào, ác bá lên án, buộc Socrate phải thu
hồi ý tưởng của mình. Socrate giữ khí tiết tử đạo, thà chết vinh hơn
sống nhục, đã bị xử chết bằng độc dược năm 399 trước công nguyên.
Triết gia Platon (427 BC), lập Đại học gọi
là Academy với châm ngôn: “Ngươi hãy tự biết lấy ngươi – Know
yourself”. Làm người không biết tự kiểm thảo thì không có khả năng
bồi ưu, bổ khuyết, là kẻ không đáng sống. Platon quan niệm con người
là linh hồn nhập thể. Linh hồn và thể xác là hai đơn vị tách biệt,
linh hồn bị đóng khung trong thể xác như con sò nằm trong vỏ sò cho
đến khi chết linh hồn mới thoát ra. “Platon characterizes man as a
soul imprisoned in a body, like an oyster in his shell”.
Thánh Au–gus–ti–nô, cũng trong quan niệm
về linh hồn cho rằng linh hồn và thể xác linh thông. Khi Chúa tạo
dựng nên con người thì Chúa tạo dựng linh hồn đồng thời với sự tạo
dựng thể xác. Linh hồn và thể xác tuy hai mà một. St. Augustine định
nghĩa “Man as a rational soul using a body. A new soul comes into
being with each new human being created by God.” Với quan niệm này,
phá thai tức là sát nhân một cách vô nhân đạo vì thai nhi không có
sức đề kháng, tự vệ (defenseless).
Triết gia Aristote (384–322 BC) là đồ đệ
của Platon. Ông phân biệt tình yêu ra: Tình yêu vị kỷ (selfish love)
và tình yêu vị tha (Altruistic love). Với Platon và Aristote, các vị
thần được quan niệm như sống trong một thế giới chân lý hoàn hảo, vô
hạn và sáng ngời, với chân lý ấy, họ biết được mọi sự. Trong thế
giới của thần linh, mọi sự được tắm trong ánh sáng huy hoàng, mọi
bóng tối đều bị tan biến hết.
Triết gia/toán học gia Pythagore (570–496)
quan niệm bản tính con người có tính cách nhị nguyên: Thể xác là
thành tố khả tử, linh hồn là thành tố bất tử. Đời sống đạo đức thiết
yếu là liều thuốc thanh tẩy nhờ đó linh hồn mới thoát ly được...
Triết gia Heraclite (544–484 BC) cho rằng
tất cả mọi sự đều luân lưu trôi chảy, tất cả đều biến động như một
dòng sông. Tất cả đều luôn luôn thay đổi, không có gì trường tồn,
ngưng đọng. “Không ai có thể tắm hai lần trong cùng một dòng sông
biến dịch “.
Triết gia/khoa học gia Democrite quan niệm linh hồn con người được
cấu tạo bởi những nguyên tử di động, đó là những nguyên tử tròn
trĩnh của lửa. Những nguyên tử ấy được phân phối và vận hành trong
toàn thể xác. Nhờ hô hấp mà các nguyên tử trong thể xác được thay
đổi, nhờ hô hấp mà sự sống trong cơ thể mới tồn tại được.
C. Tìm kiếm Thiên Chúa do Nhu Cầu Nhân Bản
39. Khi nhân thế nghe được sứ điệp về sự
tạo dựng vũ trụ và tiếng nói của lương tâm, thế nhân hẳn cảm nghiệm
được sự hiện hữu của Thiên Chúa, là thuỷ, chung của mọi sự. “When he
listens to the message of creation and to the voice of conscience,
man can arrive at certainty about the existence of God, the cause,
and the end of everything.” (Thánh GH Gioan Phao–lô II, Thông Điệp
Veritatis Splendor (1993).
Thế nhân có trí tuệ, lý trí, ý chí và tự
do mà Đấng Tạo Hóa ban cho theo hình ảnh của Hoá Công. Ý hướng về
Thượng Đế, tự cổ, theo triết học Tây phương, có liên hệ với nhân thế
qua những nhận định: “(1) Thần chỉ thể hiện ra với con người biết
nghe tiếng của Thần. (2) Thần liên hệ với con người, và vạch cho họ
thấy mặt Thần để con người nhận ra mặt mình; (3) Muốn hiểu về Thần
linh, con người phải hy vọng một cái gì không thể hy vọng. Không hy
vọng thì không thể gặp được Thần; (4) Nếu không tin tưởng vào Thần,
loài người cũng không hiểu được Thần”. Tin trước, hiểu sau cũng là
nguyên tắc hướng dẫn suy tư của Thần học. (Theology (theo: thần,
logy: lời nói).
40. Như vậy Tin là điều kiện của tri thức suy lý, có tin mới hiểu
được. (Credo ut intelligam). Quan điểm này rất gần với quan điểm của
St Thomas Aquino trong Summa Theologiae – Tổng Luận về Thần học –
Thượng Đế tạo dựng nhân loại theo hình ảnh của Thượng Đế “God
himself created us in his image and likeliness”. Hình ảnh đây có
nghĩa là của cả Ba Ngôi Thiên Chúa. Ba Ngôi nhưng chỉ một Chúa. Sự
hiệp nhất giữa Ba Ngôi vào một bản thể. Cá nhân của mỗi người trong
chúng ta và những người khác cũng phải được hiệp nhất thành một bản
thể, thành một Cộng đồng, một quốc gia, Giáo hội Duy nhất, Thánh
Thiện, Công Giáo và Tông Truyền.
41. Hội Thánh là một nhiệm thể. Thánh
Phao–lô sánh Hội Thánh là Thân thể của Chúa Giê–su. Mỗi giáo hữu là
chi thể của Hội Thánh, nên giáo hữu phải hoạt động theo phần vụ của
mình như các cơ phận trong thân thể phải hoạt động đúng vai trò của
mình thì cơ thể mới lành mạnh. Hoạt động trong sự hiệp nhất vì chúng
ta được thánh tẩy bằng nước, thể hiện máu của Chúa Giê–su và ơn của
Chúa Thánh Thần trong tinh thần hiệp nhất “For by one Spirit we were
all baptized into one body.” (1 Cor 12:13).
D. Tìm kiến Thiên Chúa nhờ GIÁO HUẤN CỦA
GIÁO HỘI
42. Đặc
điểm của Thiên Chúa Giáo là tinh thần hòa đồng, không phân biệt tự
do hay nô lệ, dân tộc này hay man di khác. Thánh Phao–lô đã nói
“Không phân biệt Do Thái hay Hy Lạp; không phân biệt tự do hay nô
lệ; không phân biệt nam hay nữ. Tất cả đều duy nhất trong Chúa Ki–tô
– There is neither Jew nor Greek, there is neither slave nor
freeman; there is neither male nor female. For you are all one in
Christ.” (Gal. 3:27). Như vậy, nhờ tình nhân loại hỗ tương và bác ái
cộng đồng được nới rộng, mà Thiên Chúa Giáo tạo được ảnh hưởng lớn
lao khiến cho dân chúng của các dân tộc dị giáo và công dân La Mã đã
trở lại Thiên Chúa Giáo. Thiên Chúa Giáo trở thành quốc giáo của Đế
Quốc La Mã vào thế kỷ thứ 4 sau Công nguyên. Hoàng Đế La Mã
Constantine (306–337 A.D) cũng đã trở lại đạo. “It was the Christian
spirit of mutual love and communal charity that astonished and
impressed the pagans and the Romans”. Với quan niệm “Kết hiệp trong
sự khác biệt” (E pluribus Unum/one out of many, như đã khắc trên
đồng US quarter), mọi người đều là một, nhằm tái tạo sự liên kết
theo tinh thần Tông Huấn Unitatis Redintegratio (Restoration of
Unity), để phụng sự phúc lợi chung của nhân loại, không phải chỉ tạm
thời và có tính cách thế tục, mà còn mang ý nghĩa siêu nhiên là nhân
loại chung quy vẫn liên kết với Đấng Tạo hóa, dù đang sống qua các
hình thức thờ phượng khác nhau.
43. Sau Công Đồng Vatican II, ĐGH Paul VI
ban hành Tuyên Cáo “Nostra Aetate” về Liên Tôn. “Ngài tuyên bố Giáo
Hội Công giáo không bài bác bất cứ những gì là chân thực và thánh
thiện nơi các tôn giáo khác và nhất mực tôn trọng những cách thức
hành đạo và nếp sống, các điển mô và giáo huấn của các tôn giáo
khác, tuy có nhiều điểm khác biệt với chủ trương mà Giáo hội Công
Giáo duy trì, nhưng cũng thường phản ảnh lại chân lý chiếu soi cho
hết mọi người. – The Catholic Church rejects nothing that is true
and holy in these religions. She regards with sincere reverence
those ways of conduct and of life, those precepts and teachings
which, though differing in many aspects from the principle she holds
and sets forth, nonetheless often reflect a ray of that Truth which
enlightens all men”.
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phao–lô tuyên bố
tiếp: “Giáo hội phải luôn công bố Đấng Cứu Thế là Ánh Sáng, sự Thật
và sự Sống” (Jn 14:6). Chính trong Ngài, nhân loại tìm được sự sung
mãn của đời sống tôn giáo và trong Ngài, Thiên Chúa đã hòa giải mọi
sự nơi Ngài (2 Cor 5:18–19). Vì thế Giáo hội khích lệ các con cái
mình: Nhìn nhận, bảo trì và cổ võ cho những thiện ích tinh thần và
luân lý và những giá trị trong mọi xã hội và các vấn đề văn hóa của
các tín đồ thuộc các tôn giáo khác bằng cách đối thoại và cộng tác
một cách khôn ngoan và thân tình với các tông đồ của các tôn giáo mà
vẫn làm chứng tá của Đức tin và đời sống của Ki–tô Giáo. (Nostra
Aetate – Tuyên Ngôn của Giáo hội Công Giáo với các Tôn giáo ngoài
Ki–tô Giáo.)
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phao–lô II, năm 1993, đã công bố quan điểm
của Giáo hội qua Thông Điệp Veritatis Splendor/ The splendor of the
truth: “Those without any fault do not know anything about Christ or
his Church, yet who search for God with a sincere heart and under
the influence of grace, try to put into effect the will of God as
known to them through the dictate of conscience....can obtain the
salvation... Nor does Divine Providence deny the helps that are
necessary for salvation to those who, through no fault of their own,
have not yet attained to the express recognition of God”. Như vậy,
dù nhiều người, không phải lỗi của họ, không biết (invincible
ignorance/vô tri) để thờ phượng Thiên Chúa, nhưng họ sống cuộc đời
thánh thiện và tìm kiếm Thiên Chúa theo lương tâm chính trực vẫn có
thể được cứu rỗi.
III. GẶP GỠ THIÊN CHÚA
44. Trước hết phải hiểu là Thiên Chúa luôn
luôn tìm kiếm chúng ta. Chúng ta cũng tìm kiếm Thiên Chúa: Chúa là
tình yêu. Ai sống trong tình yêu là sống trong Chúa và Chúa sống
trong người ấy. “God is love, who abides in love, abides in God and
God in him”. Tình yêu Thiên Chúa tức là Bác ái. Chúng ta có trí tuệ
(intellect), lý trí (reason), Ý chí (will) và tự do (freedom). Trí
tuệ để thu nhận kiến thức, mệnh Trời; Lý trí để suy xét, hiểu biết
tình yêu của Chúa đối với chúng ta qua mặc khải của Chúa; Ý chí là
quyết tâm của chúng ta đền đáp lại tình yêu của Chúa đã ban cho
chúng ta; và tự do để chấp nhận hay thoái thác ơn sủng.
Gặp gỡ Thiên Chúa là ân sủng vì Chúa đã
phán: Các con không chọn Thầy mà Thầy đã chọn các con, sai các con
đi để mang về hoa trái, hoa trái không bao giờ hư nát. “You did not
choose me, I chose you and I commissioned you to go out and bear
fruit, fruit that will last.” (Jn 15:16). Gặp gỡ Chúa Ki–tô là đã
tìm thấy Chân lý và sự Sống, là lý tưởng cao cả nhất của Ki–tô hữu.
Lý tưởng chung của chúng ta là quy về Chúa Ki–tô, đấng cứu độ chúng
ta. “Thầy là cây nho, chúng con là cành. Ai kết hợp trong Thầy, Thầy
ở trong người đó, kẻ ấy sẽ trổ sinh hoa trái, vì nếu xa lìa Thầy các
con sẽ không làm gì được. – I am the vine, you are the branches.
Whoever remains in me, with me in that person, bears fruit in
plenty, for cut off from me, you can do nothing.” (Jn 15:5).
45. Thánh Au–gus–ti–nô đã nói “Con đã biết
con, nay con lại được biết Chuá”. “Người đã đến để ban cho chúng ta
sự sống dồi dào.” (Jn 10:10). Người là “Mạch nước làm cho chúng con
không khát đời đời.” (Jn 4:13–14). Chúa Giê–su là con người toàn
vẹn; vừa có nhân tính; vừa là Thiên Chúa; là Đấng Cứu độ vĩ đại.
“Người có nhân tính nên biết cảm thông với chúng con. Người là Thiên
Chúa nên Người có quyền lực chữa lành mọi vết thương cho chúng con.
Tôi cảm tạ ơn Chúa và mong muốn được theo Người. Lạy Thầy chúng con
theo ai? Vì thầy có lời ban sự sống đời đời.” (Jn 6:68). Vì muốn
được theo Người, chúng ta mong muốn được học đạo để hiểu thêm về
Thiên Chúa, vì thế giới là địa bàn và phương tiện để Ki–tô hữu thực
thi ơn gọi của mình.
Nếu chúng ta thờ phượng Thiên Chúa, thì
chúng ta cũng phải thương yêu nhân loại như mình ta vậy và quý trọng
tất cả những gì Thiên Chúa tạo nên trên trái đất cho chúng ta hưởng
dùng, như sinh vật, đất đá, cỏ cây, hoa lá... những loài vật này đã
thể hiện sự hoàn mỹ của Thiên Chúa mà chúng ta không nên phí phạm.
Để hiểu biết Thiên Chuá mỗi ngày một nhiều hơn, chúng ta phải học
Đạo vì: “Không học Thánh kinh thì không biết gì đến Chúa Ki–tô.
Ignorance of the Scriptures is ignorance of Christ.” (St. Jerome 400
AD).
46. ĐTC
Phao–lồ VI đã nói “Để uốn nắn trở thành một Ki–tô hữu, chúng ta phải
canh tân não trạng chúng ta, phải sống theo khuôn mẫu đời sống Chúa
Ki–tô và chấp nhận trách nhiệm biến đổi những cơ cấu trần thế nơi
chúng ta đang sống”. “Toàn bộ con người cần được uốn nắn hay đào
luyện cho đến khi Chúa Ki–tô thành hình ngay trong con người ấy.”
(Gal 4:19) và cho đến khi nhận thức được rằng không phải tôi sống mà
chính Chúa đang sống trong tôi “It is no longer I who live, but
Christ who lives in me.” Nghĩa là học cho đến khi Thánh kinh tràn
ngập tâm hồn. Học Thánh kinh không phải chỉ để hiểu nghĩa, biết thêm
tin tức (information) mà thôi mà chính là làm sao áp dụng Thánh kinh
vào sinh hoạt hằng ngày (formation) đế tạo sự tự hoán cải liên tục
(Metanoia/conversion). Bởi nhờ vào đào luyện, với những phương cách
khác nhau, mới biến đổi hay hoán cải con người toàn diện. Việc học
đạo làm cho con người thực sự vững vàng về những gì là thiết yếu và
hạnh phúc một cách khiêm nhường trong đức tin. Đặc biệt am hiểu các
ý niệm căn bản như ân sủng, vai trò của Ki–tô hữu, đức tin, sùng
đạo....
47. Ân
Sủng: Chuá đã tự hiến tế trên cây Thánh giá để chuộc tội cho thiên
hạ. Ơn cứu độ của Ngài dành cho mọi người, thể hiện tình yêu Thiên
Chuá cũng là phương tiện tuyệt hảo an bài cho chúng ta được tương
ngộ với Ngài. Ân sủng (grace) đã giúp chúng ta gặp gở Chúa trong một
thế giới đầy những thực tại bất ngờ, và chỉ có Chúa mới lấp đầy được
những sự trống vắng trong tâm hồn chúng ta. Nói khác đi “Ân sủng là
sự gặp gỡ sống động với Thiên Chúa” giúp chúng ta trở thành những
Ki–tô hữu có phẩm giá. Nhờ ân sủng của Chuá, chúng ta đã được xác
nhận là Ki–tô hữu về mặt thiêng liêng.
48. Giáo Hội: “You are Peter, and on this
rock, I will build my church” (Mt 16; 18, JnI:42) “Này con là đá,
trên viên đá này Cha xây Giáo Hội muôn đời vinh quang”. Chúa không
bao giờ để chúng ta cô đơn, lạc lõng nhưng trái lại hội tụ con cái
của Người vào trong một đại gia đình. Đại gia đình này được thể hiện
qua hai hình ảnh (1) Giáo hội là Cộng Đồng Dân Chúa, mỗi Giáo hữu
cũng là một Giáo hội (2) Giáo hội cũng là nhiệm thể của Chúa Ki–tô
một hình ảnh nói lên được sự tham gia của Ki–tô hữu trong đời sống
của “Chúa Ki–tô toàn diện”. Thánh GH Gioan Phao–lô II đã nói “Nhờ ơn
sủng của các Ki–tô hữu sống hiệp thông với các Thánh: Hình ảnh cây
nho và cành nho đã làm sáng tỏ sự hiệp thông thiết yếu giữa các Tông
đồ với Chúa, và giữa các Tông đồ với nhau: Tất cả đều là cành nho
của một cây nho duy nhất”. Khi thi hành sứ mệnh của một Ki–tô hữu
giữa trần thế, chúng ta thi hành kế hoạch tuyệt diệu của Chúa với
Đức tin: Nghĩa là nhìn nhận kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa đặt căn
bản trên “Đức tin”.
49. Đức Tin: Đức tin là nguyên động lực
thúc đẩy chúng ta hoàn thành nhiệm vụ Chúa giao phó cho chúng ta ở
trần gian này, với tâm niệm: “Bất luận anh em ăn gì, hoặc uống gì
hay làm bất cứ điều gì, hãy làm vì vinh quang của Thiên Chúa.” (1
Cor 10:31). Chúa đã ban chính bản thân mình làm món quà cho con
người thì sự đền đáp duy nhất và thích ứng nhất là hoàn toàn chấp
nhận kế hoạch cứu chuộc của Chuá, không chỉ là một sự tán thành,
nhưng là một sự gắn bó, đam mê (passion) Chúa với tất cả tâm can
cũng như yêu người như mình ta vậy. “Love the Lord, your God with
all your heart, soul, mind, and strength, and love your neighbor as
yourself.” (Mark 12:30–31). Một hình thức theo Chúa Ki–tô thực sự,
một thái độ chia sẻ công cuộc cứu chuộc của Chúa. Nhờ phép Thêm sức
mà chúng ta được đức tin vững vàng “The confirmation gives us a
special strength of the Holy Spirit to spread and defend the faith
by word and action as true witnesses of Christ.” (Catechism of
Catholic Church, CCC 1303). Đức tin như vậy là một trong những điều
kiện ắt có để được nên thánh. Đức tin được thể hiện qua các tác động
sùng kính Thiên Chúa hằng ngày qua tâm tình sùng đạo.
50. Với tư cách Ki–tô hữu, chúng ta hiểu
vai trò của mình là giáo hữu trong Giáo hội và cũng là Giáo hội. Đã
là giáo hữu trong Giáo hội, chúng ta chấp nhận tin mừng cứu chuộc
của Chúa với Đức tin mãnh liệt vào Chúa. Đến đây hẳn nhiên chúng ta
đã có sự lựa chọn vì “Đức tin không hành động là Đức tin chết.”
(Gia–cô–bê 2:17). Nghĩa là Đức tin phải được thể hiện qua mọi hành
vi sùng đạo hằng ngày của người giáo hữu. Chúa đã hứa “Ở đâu có hai
hay ba người hợp nguyện ở đó có Chúa hiện diện – Where two or three
are gathered in my name, there am I in the midst of them.” (Mt
18:20) và “Anh em có nói gì, làm gì thì hãy nói nhân danh Chúa
Giê–su và nhờ Ngườì mà cảm tạ Thiên Chúa Cha.” (Col. 3:17). “Nhất là
phải làm hoà với người anh, em trước khi tham dự vào Thánh lễ thì
của lễ mới được Chúa chấp nhận – If you are offering your gift at
the altar, and there remember that your brother has something
against you, leave your gift before the altar and go, first be
reconciled to your brother, and then come and offer your gift.” (Mt
5:23–24). Trong kinh Lạy Cha chúng ta đọc, có câu “và tha nợ chúng
con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con – Forgive us our sins,
as we forgive those who sin against us” và vì vậy Chúa sẽ không tha
thứ cho chúng ta nếu chúng ta không tha thứ cho người khác. “God
will not forgive anyone who fails to forgive others.” (Mt 6:14–15).
Có thể có nhiều phương cách thể hiện Đức tin trong hành vi Sùng đạo
để nên Thánh sẽ đem lại cho chúng ta những ý niệm về sùng đạo chính
trực, gạt bỏ những quan niệm sai lầm. Chúng ta phải chọn đời sống
thánh thiện đích thực với đức tin kiên định được đánh động nhờ tình
yêu mà Chúa Giê–su công bố trong điều răn mới của Người.
51. Đặc Trưng của Giáo Hội: Chúa Giê–su đã
nhập thể (incarnation) làm người và đã chịu chết trên cây Thánh giá
để chuộc tội cho nhân loại. Ngài đã thiết lập Giáo hội như ngôi nhà
với đầy đủ tiện nghi cho chúng ta và mong muốn chúng ta sinh sống
trong ngôi nhà đó. Giáo hội dẫn dắt chúng ta ngày nay như “trụ lửa”
Chúa đã ban xuống, ngăn chặn quân thù, để dẫn dắt dân Israel khỏi Ai
cập. Chúa ban cho chúng ta mỗi người một vai trò mà Chúa muốn chúng
ta thực hiện trong Giáo hội. Chúa đã phán Giáo hội Chúa là “Ánh sáng
của muôn dân – The light of the world”. Là Giáo hội hữu hình với
những đặc tính vĩnh cửu cho đến khi Chúa lại đến. Giáo hội Chúa đã
trường tồn trên 2000 năm trải qua biết bao nhiêu nghịch cảnh và vẫn
vững vàng như bàn thạch, đúng như lời Chúa đã phán với Thánh Phê–rô
“Này con là đá, trên viên đá này Cha xây Giáo hội muôn đời vinh
quang”. Nếu là một tổ chức của nhân thế thì Giáo hội đã suy sụp từ
lâu, nhưng đây là Giáo hội của Chúa, khởi sự với công lao của 12
Thánh Tông đồ và được giáo quyền các cấp qua các thời đại đã tiếp
nối chương trình cứu độ và rao giảng lời Chúa qua hơn 2000 năm đã
kiến tạo thành một Giáo hội vững vàng nhất thế trần với hằng tỷ giáo
dân, thể hiện “Thần quyền” vĩnh cửu của Chúa trên “Thế quyền” nay
đổi mai thay của các quốc gia trên thế giới.
52. Giáo Hội Công Giáo có 4 đặc trưng:
(1) Giáo hội Công giáo là Giáo hội Duy
Nhất: (The Church is oneness,) nghĩa là Chúa chỉ thành lập một Giáo
hội duy nhất trên trần gian này với một nền giáo lý thuần nhất,
trước sau như một, như lời Chúa đã giảng dạy, hoặc đã phán qua các
Tiên tri, các Thánh Tông đồ được thể hiện qua Kinh thánh. Tín lý của
Giáo hội càng ngày càng được khai triển sâu xa hơn qua các Công
đồng, cho đến nay Giáo hội đã họp được 22 Công Đồng, kể từ Công Đồng
Giê–ru–sa–lem năm 49 sau khi Chúa tử nạn và Công Đồng gần nhất là
Công Đồng Vatican II (1962–1965) với nhiều canh cải thể hiện qua các
Tông huấn, Thông điệp, Sắc lệnh, nhưng luôn luôn trung thành với
nguyên gốc. (Jn. 16:12–13).
(2) Giáo Hội Chúa là Giáo hội Thánh Thiện
(The Church is Holy). Thánh thiện vì đấng thành lập là Thánh thiện.
Tuy nhiên không có nghĩa là mọi giáo hữu đều thánh thiện, cũng như
không có nghĩa là mọi tín hữu đều sẽ được hưởng phước đời đời. (Jn
6:70, Matt 7:21–23). Giáo hội là nguồn thánh thiện, là cơ quan quản
nhiệm ơn Thánh Chúa qua các phép bí tích (Eph.5:26). Các tôn giáo
đều thánh thiện, cho nên tấn công tôn giáo là hành vi xâm phạm nhân
quyền của chủ nghĩa CS chủ trương tam vô: Vô gia đình, vô tổ quốc và
vô tôn giáo.
(3)
Giáo Hội là Công Giáo. (The Church is Catholic) Giáo hội Công Giáo
là ân sủng Chúa ban cho nhân loại, là tôn giáo chung của hoàn vũ
(Catholic, nguyên gốc chữ Hy lạp = Universal phổ quát, of all
nations). Công giáo là tôn giáo chung của nhân thế (Matt.28:19–20).
Qua hơn 2000 năm Giáo hội vẫn rao truyền tín lý căn bản: Chúa đã
chết để chuộc tội cho thiên hạ và Chúa yêu thương nhân thế như con
cái chung của đại gia đình nhân loại (Gal: 3:28). Ngày nay, Giáo hội
Chúa hiện hữu trong tất cả các quốc gia và các vị thừa sai vẫn đang
bành trướng Giáo lý Công Giáo khắp nơi trên thế giới. Danh xưng Công
giáo (Catholic), được phổ thông từ thời Thánh Ignatius of Antioch từ
năm 107 sau Công nguyên, nhưng đã bắt nguồn từ thời các Thánh Tông
đồ, tức là từ thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên.
(4) Giáo hội là Tông Truyền (The Church is
Apostolic). Giáo hội Công giáo là Tông Truyền vì Chúa đã phong các
Tông đồ lãnh đạo Giáo hội và các Tông đồ truyền nhiệm cho các tông
đồ kế vị qua các niên đại. Giáo hội hoàn vũ do các Đức Giáo Hoàng kế
vị của vị Giáo Hoàng tiên khởi là Thánh Phê–rô, (St. Peter), đến các
vị chủ chăn như Tổng Giám Mục, Giám Mục và Linh Mục trong các giáo
hội địa phương với tín lý căn bản: Chúa Giê–su đã sống lại vinh
hiển. Chúa ở với nhân loại trong Bí tích Thánh Thể. Nhân loại có thể
hòa giải với Chúa qua các vị chủ chăn, qua bí tích rửa tội, bí tích
giải tội, đền tội...
53. Truyền thống Tông truyền này được Giáo
hội trung thành tuân chỉ qua các thời đại mà chúng ta gọi là thừa kế
Giáo quyền được truyền từ các vị lãnh đạo giáo hội tiên khởi với
tinh thần phục vụ nhân loại như Chúa đã làm gương rửa chân cho các
môn đệ. Các tông đồ là những hiền nhân, cho nên từ thời sơ khai của
Giáo hội, đã được gọi là Cha (Father) như Thánh Phao–lô đã đề cập
trong thư gởi tín hữu thành Cô–rin–tô: “Ta trở nên thân phụ các con
trong danh nghĩa Chúa Ki–tô qua Kinh Thánh – I become your father in
Jesus Christ through the Gospel.” (1 Cor 4:15). Chúa đã uỷ quyền cho
các vị Tông đồ cai quản nước Chúa ở trần gian (Jn 21:15–17) qua hình
ảnh Chúa chọn Peter làm vị “Giáo hoàng” tiên khởi. Peter nguyên tên
là Simon. Chúa đã đổi tên Simon sang Kepha, có nghĩa là một tảng đá
lớn theo tiếng Aramaic. Sau đó chuyển sang tiếng Hy lạp là Petros
(Jn 1:42), tiếng Anh là Peter, tiếng Pháp là Pierre, đều có nghĩa là
đá. Chúa đã xây Giáo hội trên tảng đá vững chắc này. Chúa ban quyền
cho Thánh Peter làm chủ chăn (Jn 21:15–17). Thánh Peter hướng dẫn
Giáo hội, tuyên xưng đức tin qua Kinh thánh và có quyền quyết định,
cai quản Giáo hội (Acts 2:1–41, 15:7–12). Thánh Peter là vị Giám Mục
Roma tiên khởi, tử đạo năm 64 trong thời Hoàng Đế La Mã Nero. Các
Giám mục kế vị Thánh Peter được tín hữu mệnh danh là Pope có nghĩa
là Cha (Papa), là Đức Giáo Hoàng.
Giáo hội Công giáo duy trì bốn đặc trưng
nêu trên không phải nhờ sức tín hữu mà Thiên Chúa tự duy trì
(self–sustained) các đặc tính trên cho Giáo hội do Chúa đã hình
thành cho nhân loại (Mat. 16:18, 20–28). Trước kia, Chúa đã dùng trụ
lửa (pillar of fire) đề soi sáng hành trình cho dân Do Thái vượt
khỏi Ai Cập. Ngày nay Chúa cũng dùng trụ lửa để hướng dẫn Giáo hội
(Exodus.13:21). Vì thế mà Giáo hội Công Giáo còn được gọi là “Trụ
cột và nền tảng của Chân lý” (The pillar and foundation of the truth
(1 Tim3:15) và Ngài ban quyền cho các vị chủ chăn ở trần gian “Ai
nghe các con là nghe Ta. Ai từ chối các con là từ chối Ta – He who
listens to you listens to me, and he who rejects you rejects me.”
(LK 10:16).
54.
Quyền Giáo huấn của Giáo hội (Magisterium) dùng để quảng diễn Thánh
kinh và Thánh Truyền... Quyền Giáo huấn của Giáo hội (Magisterium)
nhằm giải thích về tín lý qua các Công Đồng. Quyền Giáo Huấn có tính
cách bất khả lầm lẫn (The Magisterium is infallible) nhờ sự soi sáng
của Chúa Thánh Thần. “The magisterium is infallible when it teaches
officially because Jesus promised to send the Holy Spirit to guide
the apostles and their successors into all truth.” John 16:12–13)
(CCC 101–141). Thánh kinh, Thánh Truyền và quyền Giáo huấn tạo thành
thế chân vạc (tripod) bảo đảm sự vững chắc nền Giáo huấn Công giáo
qua hơn 2000 năm nay và mãi mãi về sau. (CCC 85–87)
55. Chúa lưu lại cho chúng ta những Thiên
ân nào? Chúa hứa sẽ không để chúng ta sống đơn côi (John 14:18) và
Chúa đã gởi Chúa Thánh Thần đến hướng dẫn chúng ta (John 15:26) “cho
chúng ta được biết việc phải làm, cùng khi làm xin Chúa giúp đỡ cho
mỗi kinh, mỗi việc, từ khởi sự cho đến hoàn thành đều nhờ bởi ơn
Chúa”. Những Ân sủng Chúa ban để giúp sức cho chúng ta chiến thắng
ba thù là Bảy phép Bí tích:
Thứ 1. Phép Rửa tội (Baptism),
Thứ 2. Phép Thêm sức (Confirmation),
Thứ 3.
Phép Mình Thánh Chúa (Eucharist),
Thứ 4.
Phép Giải tội (Penance),
Thứ 5. Phép Xức
Dầu Thánh (anointing of the sick),
Thứ 6.
Phép Truyền chức Thánh (Holy order) và
Thứ
7. Phép Hôn phối (Matrimony).
Những phép bí tích đã này được tiềm ẩn
trong Cựu Ước qua các biểu tượng (symbol) như lễ “cắt bì” là dấu
hiệu của phép rửa tội, lễ tiệc Vượt qua (Pass Over Meal) là tiền
thân của phép Thánh Thể... Khi Chúa Giê–su đi rao giảng, Chúa đã
siêu nhiên hoá các biểu tượng thành Ơn Sủng (grace). Chúa đã làm
nhiều phép lạ với các vật liệu thế trần như bùn, nước, bánh mì, dầu,
rượu... như biến nước thành rượu trong tiệc cưới Cana, chữa lành
bệnh mù lòa bằng cách đắp bùn lên mắt, biến bánh mì thành của ăn cho
hằng ngàn người theo nghe Chúa giảng dạy... qua các phép Bí tích
Chúa tiếp tục nuôi sống linh hồn chúng ta, để lại cho chúng những
quà tặng hay Ân sủng qua các Phép Bí Tích.
(1) Phép Rửa Tội (Baptism) (CCC
1213–1284): Vì tội tổ tông, chúng ta sinh ra với thể xác nhưng phần
hồn thiếu ân sủng kết hiệp với Chúa. Chúa đã vì vậy xuống thế gian,
mặc lấy hình hài nhân loại, dùng máu của Người để rửa sạch tội tổ
tông, cứu vớt chúng ta, giúp chúng ta kết hiệp với Cha cả trên trời.
Chuá phán “Không ai có thể vào được nước Thiên đàng nếu không được
tái sinh bằng nước và ơn Thánh linh – He said no one can enter the
kingdom of God unless he is first born of water and the Spirit.” (Jn
3:5). Chúa Giê–su đã nêu gương sáng và để lại thí dụ cụ thể cho nhân
loại bằng cách đích thân xuống sông Jordan để Thánh Gioan Tẩy Giả
dùng nước làm phép rửa cho Chúa.
Với phép rửa tội, chúng ta được tái sinh
trong Ơn sủng của Chúa. Chính ngày rửa tội mới là ngày sinh nhật
thiêng liêng của mỗi tín hữu. Chúng ta được rửa tội qua hy lễ của
Chúa, vì thế chúng ta được thông phần Phục sinh với Chúa (Rom.
6:3–7). Phép rửa tội tẩy sạch tội lỗi của chúng ta, nhờ đó Chúa
Thánh linh và ơn sủng của Ngài tràn ngập tâm hồn chúng ta (Acts
2:38, 22:16). Thánh Phê–rô cũng đã thốt lên “Phép rửa tội cứu rỗi
các con – Baptism now saves you” (1 Pet.3:21). Phép Rửa tội mở đường
cho chúng ta trở thành công dân nước Chúa.
(2) Phép Thêm sức (Confirmation) (CCC
1285–1321). Chúa tăng cường đức tin cho chúng ta qua phép Thêm sức.
Vào ngày Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống (Pentecost) Chúa Thánh Thần
đã đến để tăng cường đức tin cho các Thánh Tông Đồ trước khi lên
đường “vui kiếp gió sương”, thi hành sứ mệnh loan truyền tin mừng
của Chúa cứu thế, với lòng trung kiên, can đảm phi thường. Các Thánh
Tông đồ, các vị Giám mục sau đó cũng thừa lệnh Chúa cử hành bí tích
Thêm sức để tăng cường sinh lực thiêng liêng cho giáo dân. (Acts
8:14–17).
(3)
Phép Mình Thánh Chúa (The Eucharist) (CCC 1322–1419). Một khi chúng
ta đã trở thành công dân nước Chúa, Chúa không nỡ lòng nào để cho
chúng ta đói khát, thiếu lương thực tinh thần, nhưng nuôi sống chúng
ta hằng ngày bằng mình và máu Thánh Chúa qua phép Thánh Thể. Trong
Cựu Ước, khi cứu dân Chúa ra khỏi Ai cập, Chúa đã sai thiên thần
thông báo cho dân Do Thái giết cừu và thoa máu lên cửa để tránh bị
Tử Thần sát hại và sau đó ăn thịt cừu để giữ gìn kết ước với Chúa:
Đó là “Tiệc cừu của lễ Vượt qua”. Chúa Giê–su cũng đã hy sinh và
dùng máu của Ngài để xóa tội trần gian. “Lạy Chiên Thiên Chúa, đấng
xoá tội trần gian, xin thương xót chúng con” (Jn.1:29). Chúa đã lập
“Kết Ước mới” với chúng ta và cho chúng ta sự sống đời đời. Chúa
phán “Trừ phi các con ăn thịt Ta và uống máu Ta, nếu không các con
sẽ chỉ là xác vô hồn”. (Jn 6:53) “Unless you eat my flesh and drink
my blood you have no life within you”. Trong buổi Tiệc ly, Chúa cầm
lấy bánh, rượu làm biểu tượng và phán: “Đây là mình Ta, hãy cầm lấy
mà ăn, và máu Ta hãy cầm lấy mà uống. Máu Tân Ước sẽ đổ ra cho các
con và nhiều người được tha tội.” (Mk 14:22–24). Đây là hình ảnh
sống động về Hy lễ Chúa lập để nuôi sống linh hồn chúng ta và Chúa
sẽ ở với chúng ta cho đến ngày Tận thế. Thánh Phao–lô đã xác quyết,
qua Ơn phúc, đây là mình và máu thật của Chúa Giê–su. Những ai thiếu
đức tin thì không nên rước lễ vì rước lễ trong lúc tâm thần bất ổn
thì sẽ chuốc lấy tai hoạ “Anyone who eats and drinks without
recognizing the body of the Lord eats and drinks judgment on
himself” (1 Cor.11:27–29). Sau phần phụng vụ Thánh Thể trên bàn thờ,
không còn bánh và rượu mà là mình và máu thật của Chúa ẩn thân trong
bánh và rượu để nuôi sống chúng ta.
(4) Phép Giải tội (Penance)
(CCC1422–1498). Chúa là Thần, nhưng đã mặc xác loài ngươì, Chúa hiểu
sự yếu đuối cùa con người đôi khi sa chước cám dỗ của Satan. Chúa
luôn luôn sẵn sàng nâng đỡ chúng ta qua bí tích Giải Tội. Chúa ban
cho các chủ chăn quyền tha tội cho chúng ta. “Với ơn Chúa Thánh
Thần, con tha tội cho ai thì Cha tha cho người đó và con cầm giữ tội
ai thì Cha cũng sẽ cầm giữ người đó – Receive the Holy Spirit. Whose
sins you forgive are forgiven them, and whose sins you retain are
retained” (Jn 20:22–23). Xưng tội để thống hối là phương thức hòa
giải tâm linh với Thiên Chúa. Chúng ta là sứ giả của Chúa, qua phép
giải tội, thống hối, Chúa tha tội cho chúng ta và giúp chúng ta khỏi
sa chước cám dỗ.
(5) Phép Xức Dầu Thánh (Anointing of the Sick). (CCC 1499–1532). Các
chủ chăn luôn luôn ân cần, lo âu về phần xác khi chúng ta bị đau yếu
bằng cách ban phép “Xức Dầu” cho chúng ta. Thánh Kinh lưu ý rằng
“Nếu có ai trong các con đau khổ, con phải cầu nguyện... Nếu có ai
trong chúng con đau yếu, chúng con phải mời Linh Mục đến cầu nguyện
và nhân danh Chúa xức dầu cho kẻ liệt, lời nguyện sẽ cứu thoát kẻ
liệt và Chúa sẽ nâng người đó lên. Nếu người đó có sai phạm điều gì
thì Chúa sẽ tha tội cho họ.” (Jas.5:14–15)
(6) Phép Truyền Chức Thánh (Holy Order).
(CCC 1536–1600). Chúa mời gọi nhân thế dâng mình trở thành Tu sĩ,
Linh Mục để phụng sự Chúa. Qua Cựu Ước, chúng ta thấy trong xã hội
Do Thái có nhiều người trở thành Thầy cả. Họ đã đáp ứng ơn gọi của
Chúa để trở thành tông đồ, suốt đời phụng sự Chúa (Exod. 19–22).
Trong Tân Ước, Chúa đã mời gọi đặc biệt nhiều người dâng mình cho
Chúa. (Rom.15–16). Các vị Linh Mục được tấn phong và được uỷ quyền
cai quản Giáo hội các cấp (2 Tim.1:6–7). Quan trọng nhất là rao
giảng Tin Mừng và quản nhiệm các phép Bí tích.
(7) Phép Hôn Phối (Matrimony) (CCC
1601–1666). Qua phép Hôn Phối, Chúa ban cho nhiều người ơn đặc biệt
để hai người Nam – Nữ trải qua những khó khăn của cuộc đời nhất là
vấn đề nuôi dưỡng con cái. Hôn phối thường tạo nên liên hệ ba chiều
“Cô Dâu, Chú Rể và Thiên Chúa”. Khi hai người kết hợp, có Chúa ngự
trị giữa họ, chứng kiến sự trao đổi lời thề hứa và ban phúc cho họ
qua vị Giáo sĩ chủ lễ. Hôn phối là lời hứa trọn đời (Mk10:1–12),
Rom.7:2–2, 1Cor.7:10–11). Là sự kết hợp thánh thiện, biểu tượng cho
mối liên hệ không thể phá vỡ giữa Giáo hội và Thiên Chúa
(Eph.21–33).
IV.
Sống theo Giáo huấn của Thiên Chúa
56. Sống theo Giáo huấn của Thiên Chúa tức
là sống và tuân giữ các giới răn, tức là tuân luật. Luật này hướng
dẫn con người đến chân lý, đến sự sống đời đời. Thánh kinh đã ghi
lại lời của người phú hộ trẻ tuổi hỏi Chúa “Thưa Thầy con phải làm
gì để được sống đời đời – What good must I do to have eternal life?
Chúa trả lời nếu con muốn sống đời đời con phải tuân các giới răn –
If you wish to enter into life keep the commandments.”
Người Tín Hữu Giáo Dân lãnh nhận ơn cứu độ
của Chúa, phải biết sống vượt qua những trở ngại để trở thành người
Công giáo đích thực. Từ thuở ấu thời sách Kinh Nghĩa đã giảng dạy
giáo dân: Chúa tạo nên con để làm gì?
Câu trả lời “Chúa tạo nên con để biết
Chúa, để yêu mến Chúa, để phụng sự Chúa ở trần gian này và sống hạnh
phúc với Chúa đời sau – Why did God make you? God made me to know
him, to love him, and to serve him in this world and to be happy
with him forever in the next”. Chúa đã phán: “Ta đến để cứu rỗi các
con và cho các con đời sống sung mãn hơn – I came so that you might
have life and have it more abundantly.” (Jn 10:10). Chương trình của
Chúa cho chúng ta rất đơn giản. Chúa muốn cho chúng ta tất cả mọi sự
tốt đẹp, kể cả cuộc sống vĩnh viễn đời sau. Chúa chịu chết trên cây
Thánh giá để chuộc tội cho chúng ta. Khi Chúa cứu chuộc chúng ta,
Chúa ban cho chúng ta trở nên kết hiệp với Chúa, như là một phần tử
của Giáo hội. “When he saves us, he makes us part of his Body, which
is the Church.” (1 Cor.12:27–30). Chúng ta, từ đó, được kết hiệp với
cộng đồng Ki–tô hữu khắp nơi trên thế giới, trên Thiên đàng và trong
Luyện ngục. Chúng ta sống đạo qua 3 phương cách:
1. Sùng đạo: Sống với Đức tin Công Giáo
của mình bằng cách thể hiện Đức tin công giáo một cách hiển nhiên
trong mọi hoàn cảnh, mọi hành vi của cuộc sống, không dấu diếm, mặc
dù có khi gặp cơ may, có khi gặp rủi ro! Nhưng bất kể cảnh huống nào
hãy tận hưởng đức tin mình có: “Rejoice and glad, for your reward is
great in heaven – Hãy vui sướng và hoan hỉ vì phần thưởng rất lớn
trên Thiên đàng.” (Mt.5:12). Sùng đạo để nên thánh, để được cứu rỗi.
Làm việc lành phước đức, từ bi hỉ xã, thương nguời như thể thương
thân.
Lời Chúa
hứa về đời sống vĩnh cửu là một món quà tặng không cho chúng ta. (A
gift, freely offered to us by God– CCC 1727). Chúa muốn chúng ta dự
phần vào ơn cứu độ của Chúa (1 Cor. 3:9). Nhưng Chúa không áp đặt
món quà lên mọi người mà chỉ ban cho những người có thiện tâm nhận
lãnh. Hoán cải là sự đan kết giữa ân sủng và tự do. Con người được
cứu rỗi nhờ đức tin và ơn phúc (Jas.2:24). Chúa đã phán tin vào Chúa
chưa đủ, cần phải thực hành các điều răn của Chúa. “Tại sao con gọi
ta Chúa, Chúa, nhưng không thực hiện điều ta sai bảo”. (Lk 6:46,
Matt. 7:21–23, 19:16–21). Điều tốt nhất muốn tránh xa tội lỗi là
phải cầu nguyện, giữ các Phép Bí tích và làm việc lành phước đức.
“The best way to keep away from sins is to embrace regular prayers,
the Sacraments and charitable acts”. Nho học cũng khuyên nhân thế
“Nhất nhật bất niệm thiện, chư ác giai tự khởi – Một ngày mà không
nghĩ đến điều thiện, ác ý sẽ dấy lên.” Người theo CS chỉ nghĩ đến
lợi lộc cá nhân nên làm mọi điều ác. Người quốc gia như chúng ta
ngược lại chủ truơng làm điều thiện.
Cầu nguyện là công tác quan trọng nhất
trong đời sống của người tín hữu. Không có cầu nguyện thì không có
đời sống tâm linh. Cầu nguyện cá nhân hay cầu nguyện tập thể như khi
dâng Thánh Lễ, chúng ta cầu nguyện, ca ngợi Thiên Chúa, xin tha thứ
tội lỗi. Với cầu nguyện, chúng ta phát triển sự kết hợp với Chúa và
với các tín hữu khác trong Giáo hội. (CCC 2663–2696). Đức tin được
thể hiện qua lời cầu nguyện. Gia đình của Giáo Hội gồm chúng ta, các
tín hữu, tha nhân thuộc các tôn giáo khác, những người đã qua đời
trong Luyện ngục, hay ở trên Thiên đàng và các Thánh. (Rom 8:3–8, 1
Cor. 3:12–15). Thánh Phao–lô khuyên “Rejoice always, pray
constantly, give thanks in all circumstances” (1 Thes 5:16–18)
(a) Cầu nguyện Cá nhân: Chúa dạy chúng ta
tìm nơi thanh vắng, tránh lo ra, để cầu nguyện với Thiên Chúa. Cầu
nguyện không phải độc thoại (monologue) mà đối thoại (dialogue), tâm
sự với Chúa. Đọc Kinh Thánh, không chỉ để biết (information) mà còn
để đào luyện (formation) nghĩa là áp dụng Thánh kinh vào mọi hoàn
cảnh trong đời sống hằng ngày. Đọc Kinh Thánh tức là đối thoại với
Chúa vì Chúa ngự trị trong Thánh Kinh. “When you pray, go to your
room and shut the door and pray to your Father who is in secret” (Mt
6:6).
(b) Cầu
nguyện Nhóm: “When two or three are gathered in my name, there am I
in the midst of them” (Mat 18:20). (CCC 2689). Khi có hai hay ba
người họp nhau cầu nguyện thì Chúa sẽ ngự trị giữa họ.
(c) Cầu nguyện Cộng đồng: Trong các phương
cách cầu nguyện, tham dự Thánh Lễ là phương cách được Chúa truyền
dạy trong buổi tiệc ly biệt với các Thánh Tông Đồ. Chúa cầm lấy bánh
mà bảo: “Đây là mình ta, các con nhận lấy mà ăn” và cầm rượu mà nói
“Đây là máu Ta, các con nhận lấy mà uống. Máu Tân ước vĩnh cữu sẽ đổ
ra cho các con và nhiều người được tha tội, các con hãy làm việc này
mà nhớ đến ta. Do this in remembrance of me.” Trước hết Eucharist có
nghĩa là Lễ Tạ Ơn. “Eucharist means first of all Thanksgiving”. Tạ
ơn Thiên Chúa đã tạo nên trời, đất muôn vật, tạo nên nhân loại và đã
xuống thế làm người, chịu đóng đinh trên cây Thánh giá để chuộc tội
cho thiên hạ. Chúng ta gọi là Thánh Lễ Misa, Anh ngữ là Mass, Pháp
ngữ là Messe, do chữ Missa (La–tinh) có nghĩa là lên đường sau khi
nhận sứ mệnh (mission–Go, it is sent), lên đường để thi hành sứ mệnh
đã được giao phó. Trong buổi tiệc ly Chúa đã truyền lệnh cho các
Thánh Tông [đồ] đi khắp thế gian để rao truyền tin mừng Cứu Độ. Tham
dự Thánh Lễ để tạ ơn và nhắc nhở lại lệnh của Chúa đã ban ra và sau
lễ, chúng ta nhận lệnh lên đường thi hành công tác truyền bá ơn cứu
độ của Chúa cho muôn dân thiên hạ. “Lễ xong chúc các con đi bình
yên” và đem về hoa trái, những hoa trái không bao giờ hư nát. “The
Mass is ended, go in peace to love and to serve the Lord”. Tham dự
Thánh Lễ Misa là một việc trọng đại trong đời sống của người giáo
hữu, cần phải chuẩn bị chu đáo, sốt sắng.
(2) Học đạo hiểu biết về Giáo lý Công
giáo: Muốn sống đời sống đức tin, trước hết phải biết thế nào là Đức
tin Công Giáo. Chúng ta không thể chia sẻ đức tin của mình với người
khác, nếu chúng ta không biết đức tin của mình là gì? (Catechism of
the Catholic Church/CCC. 429). Vì thế, chúng ta phải học đạo. Học
đạo cần sự cố gắng, nhưng rất hữu ích và khích lệ. “Ignorance of
Scriptures is ignorance of Christ (St. Jerome 400).” Không học Thánh
Kinh thì không hiểu gì về Chúa Ki–tô. Nhiệm vụ của người tín hữu là
học hỏi Thánh kinh, tuân giữ giới răn của Thiên Chúa và truyền bá ơn
Cứu Độ của Thiên Chúa cho muôn dân thiên hạ. Chúng ta không phải
biến hành động của mình phù hợp với “việc làm của Ki–tô hữu” nhưng
là “để trở nên Ki–tô hữu”, nhờ đó nảy sinh ra việc làm của Ki–tô
hữu, đó là loan truyền tin mừng đúng với sứ mệnh người Ki–tô hữu.
(3) Hành đạo: Thực thi Sứ mệnh Truyền
giáo: Chúa muốn chúng ta rao giảng chương trình cứu độ đến cho mọi
loài thụ tạo. “Chúa là Ánh sáng, là sự Thật, là sự Sống” (John.
14:6). Truyền bá đức tin là nhiệm vụ chung của mọi người Công giáo
(CCC. 905). Trước khi lên trời, Chúa nói với các môn đệ “Các con hãy
đi và làm cho nhân thế trở thành con cái của Chúa, rửa tội cho họ,
Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, đồng thời giảng dạy cho họ tuân
giữ các giới răn mà Ta đã truyền cho các con” (Mt. 28:19–20). “Go
into all the world and preach the gospel to the whole creation” (Mk
16:15). Phải có sự thông hiệp với Chúa thì sự rao giảng Tin mừng mới
có hiệu lực. “Only from a personal relationship with Jesus can an
effective E–vangelization develop.” (L'Osservatore Romano).
(a) Chúa Thánh Thần cũng ban cho chúng ta
bảy năng lực thiết yếu: Trí thông minh, khả năng am hiểu, khả năng
hướng dẫn, đức tính can trường, sự hiểu biết, đức tính sùng đạo và
lòng kính sợ Chúa. (Wisdom, understanding, counsel, fortitude,
knowledge, piety, and fear of the Lord). (Isaiah 11:2). Trong lúc
sinh sống và hành đạo, chúng ta phải biết đề phòng những trở ngại
giăng mắc trên đường đời: Đó là tội lỗi. Tội lỗi do hai nguyên nhân
(1) Vi phạm điều cấm kỵ (Sin of commission) (2) Không thi hành điều
phải làm (Sin of omission). Tội lỗi làm cho chúng ta (1) mất cân
bằng nội tâm, (2) chống lại Thiên Chúa, (3) làm hỏng thánh ý Chúa
muốn cho tất cả chúng ta được cứu rỗi, (4) gây thương tích cho nhiệm
thể Chúa Ki–tô, (5) hủy hoại sự hiệp nhất trong gia đình và xã hội,
gây nên sự lầm than, tan tác.
(b) Muốn hành đạo có hiệu quả, chúng ta
phải can đảm nhận lãnh trách nhiệm lãnh đạo (Leaders): Lãnh đạo là
cơ hội để cải tiến và để phục vụ (Leadership is an opportunity to
fight and to serve) trong tư thế Tư tế, Ngôn sứ và Vương giả.
“Through confirmation, we become shares in Jesus's priesthood,
prophetic ministry, and kingly dignity”. Lãnh đạo đây không ám chỉ
những người có quyền lực hay hiểu biết sâu xa, nhưng muốn nói đến
một Ki–tô hữu có khả năng thực hiện “hành động Ki–tô hữu” bằng cách
làm dậy men môi trường bằng Phúc Âm để phục vụ nhân quần xã hội một
cách vị tha.
Trong ý nghĩa này, bất cứ người Ki–tô hữu nào cũng có thể là người
lãnh đạo. Người Ki–tô hữu lãnh đạo là người Ki–tô hữu nhận lãnh
trách nhiệm, sẵn sàng hợp tác trong sứ mệnh của Hội Thánh, giữa trần
thế. “Do phẩm giá đã nhận lãnh từ phép rửa tội, mỗi tín hữu giáo dân
chia sẻ trách nhiệm đối với sứ mệnh của Hội Thánh... Thế giới sẽ trở
thành địa bàn và phương tiện để Ki–tô hữu thực thi ơn gọi của mình”
(Tông huấn Người Tín hữu Giáo Dân –NHGD). Mỗi chúng ta đều có thể
trở nên Ki–tô hữu lãnh đạo, nghĩa là trở nên Ki–tô hữu có trách
nhiệm, bền đỗ và dấn thân với tinh thần xung phong, can đảm, chấp
nhận rủi ro, trung thành với những đòi hỏi của lý tưởng tự do, ý
thức trách nhiệm, khiêm tốn, phục tùng sự dẫn dắt để xây dựng công
đồng, quốc gia, dân tôc.
(c) Biết nghiên cứu và Phúc Âm hoá môi
Trường: Công việc nghiên cứu môi trường đòi hỏi Ki–tô hữu phải có
sáng kiến, biết tự khởi xướng để ra đi làm dậy men môi trường bằng
cách: (1) Bắt đầu xác định các môi trường của họ; (2) Giúp họ thâm
nhập vào từng môi trường; (3) Thôi thúc họ hoạt động trực tiếp và
hăng say với tha nhân bằng phương pháp: Gây cảm tình trước, rồi đến
lý trí và sau đó thì đến ý chí. Nói khác đi là làm quen, trở thành
bạn và hướng bạn đến đời sống thánh thiện. Nhờ cầu nguyện và hy sinh
người tín hữu sẽ củng cố được lòng tự tin. “Tôi có thể làm mọi sự
trong Người vì Người tăng sức cho tôi” (Philip 4:13).
Công đồng Vatican II đã nhắc nhở: Chính
“nơi trần thế mà người Tín hữu Giáo dân được Thiên Chúa mời gọi hầu
nhờ Chúa Thánh Linh hướng dẫn đến với Phúc Âm. Họ có thể đóng góp
vào việc thánh hoá thế gian, từ bên trong như men đối với bột, bằng
cách chu toàn phận sự đặc thù của họ” (Ánh Sáng Muôn Dân).
Theo hướng dẫn của Thông Điệp “Người Tín
Hữu Giáo dân” (Christifideles Laici), sống thánh thiện là sống để:
(1) Phục vụ con người và xã hội,
(2) Thúc đẩy sự tôn trọng phẩm giá mọi người,
(3) Tôn trọng các quyền bất khả xâm phạm,
(4) Bảo đảm tự do của mọi người,
(5) Bác ái
là linh hồn nuôi dưỡng tình đoàn kết,
(6)
Làm tác nhân nơi trung tâm đời sống văn hóa, xã hội, kinh tế, chính
trị và
(7) Thánh hoá môi trường và các sinh
hoạt nhân sinh.
Không thể nào có thánh hóa môi trường nếu chính những người làm công
việc này không thấm nhuần tinh thần Cứu độ: (1) Truyền đạt nhu cầu
hoán cải, một nhu cầu có ý thức, đang diễn tiến, liên hệ giữa nhiều
người và nhằm vào việc làm dậy men các môi trường (2) Nêu lên các
trợ lực như nhu cầu Thánh thể là lương thực cho cuộc lữ hành (3)
Tuyên xưng sự kết trái của một xã hội mới xây dựng trên nền văn minh
đầy tình thương. (4) Đây là cuộc sống mới mẻ mà Thánh GH Gioan
Phao–lô II đã mệnh danh là “Văn minh của dân tộc mới”. Đời sống
Ki–tô khuấy động mọi người đã nhận lãnh phép Rửa và khuyên họ phải:
“Theo chân, bắt chước Chúa Giê–su Ki–tô; ôm ấp các mối Phước Thật;
lắng nghe và theo lời Chúa; tham gia tích cực vào đời sống phụng vụ
và bí tích của Giáo hội; cầu nguyện riêng tư trong gia đình và ngoài
cộng đồng; khao khát công lý; phục vụ và yêu thương tha nhân trong
mọi hoàn cảnh, đặc biệt với người bất hạnh, nghèo khó, đau khổ.”
Cộng đồng Ki–tô hữu là một nhóm người nòng
cốt, cam kết và hiệp nhất trong Chúa Ki–tô, hoạt động như men trong
bột giữa trần thế mà họ tiếp xúc. Cộng đồng tín hữu được biểu thị
bằng các đặc tính: (1) Sự kiên trì của Giáo hội sơ khai (2) Nỗ lực
thánh hoá chính mình và thế giới (3) Thoát khỏi cô đơn và gia nhập
vào sinh hoạt cộng đồng (4) Thuộc vào các nhóm nhỏ để có thể liên
lạc, gây hứng khởi cho nhau, thêm sức cho nhau và họp bạn với nhau
(5) Cộng đồng trở nên điểm liên kết (6) Chia sẻ đời sống tận hiến,
lớn lên và trưởng thành trong đức tin, vượt qua các chướng ngại.
Thánh GH Gioan Phao–lô II đã tuyên bố:
“Giáo hội ngày nay cần phải bước những bước đi thật xa trong nỗ lực
truyền bá Thánh Kinh cũng như phải bước vào một giai đoạn lịch sử
mới trong sự năng nổ truyền giáo của Giáo hội. Cộng đồng Giáo hội
cần phải củng cố mối liên kết chặt chẽ giữa mọi chi thể với nhau,
trao đổi với nhau những phương tiện và năng lực chính yếu và tự cam
kết thành một nhóm để thực hiện sứ mệnh chung duy nhất là tuyên xưng
và sống thánh thiện”.
57. Phục Vụ Giáo Xứ: Giáo xứ là gia đình,
một cộng đồng đầy tình huynh đệ chỉ có một linh hồn (Lumen Gentium,
1964). Giáo xứ là một gia đình của Chúa, một Cộng Đồngg đầy tình
huynh đệ chỉ có một linh hồn. Giáo xứ là một cộng đồng thánh thiện,
có năng cách cử hành bí tích Thánh Thể, một cộng đồng đức tin. Đức
Giáo Hoàng Phao–lô VI tuyên bố “Ta tin Giáo xứ là cơ cấu cổ kính
tiên khởi của cộng đồng dân Chúa. Chính Giáo xứ phải khai trương đời
sống phụng vụ và tâp hợp dân Chúa. Giáo xứ phải có bổn phận bảo tồn
và nung nấu đức tin. Giáo xứ còn là trường dạy dỗ giáo lý cứu rỗi.
Là nơi tích cực thi hành các công tác bác ái huynh đệ, là giếng nước
của thôn xóm để mọi người đến giải khát. Giáo dân là nguồn mạch làm
cho giáo xứ ngày càng thêm phong phú. Mỗi giáo dân là một hữu thể cá
biệt không thay thế được. Mỗi giáo dân có sở trường, sở đoản, có
nhiều khả năng về nhiều khía cạnh khác nhau.”
58. Phục Vụ Giáo Hội: Sau giai đoạn thánh
hoá bản thân, phục vu giáo xứ, Ki–tô hữu tiến đến công tác phục vu
Giáo hội, nghĩa là dấn thân vào các môi trường xã hội ngoài giáo xứ
với nỗ lực “Làm cho ý định cứu độ của Thiên Chúa ngày càng lan rộng
đến tất cả mọi người và mọi thời đại” (Lumen Gentium). Hai sứ mệnh
chính của Gìáo hội, cũng là nhiệm vụ của mỗi Ki–tô hữu: “Thánh hoá
nhân loại nhằm giúp nhân loại sống nhân bản và thánh thiện và đào
tạo cho con người một lương tâm Công giáo đích thực để họ có thể đem
tinh thần thánh thiện thấm nhuần mọi môi trường cũng như mọi lãnh
vực của đời sống”.
Canh tân trật tự thế giới vì thế giới càng
sống xa tinh thần thánh thiện thì càng tao loạn. Người Ki–tô hữu có
sứ mênh canh tân trật tự hoàn vũ hầu cải thiện đời sống của nhân
thế. “Giáo hội không thể tránh né sứ mệnh thường trực của mình là
đem tinh thần thánh thiện đến cho hằng trăm triệu người cả nam lẫn
nữ chưa nhận biết Thiên Chúa, đấng cứu rỗi con người. Công Đồng
Vatican II đã khuyến khích người Ki–tô hữu chu toàn công tác trần
thế một cách nhiệt tình, trung tín và vâng theo tin thần Thánh
Kinh.”
Sứ mệnh
của người Ki–tô hữu là rao truyền Kinh Thánh “Khốn cho tôi nếu tôi
không rao truyền Kinh Thánh” (1 Cor 9:16). Rao giảng Kinh Thánh
không chỉ là nhiệm vụ của các vị thừa sai mà còn là nhiệm vụ của mỗi
giáo dân. Đừng để Chúa phải nhắc nhở: “Tại sao các con đứng đây suốt
ngày mà không làm gì cả.”
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phao–lô II đã nói
“Thiên Chúa đã giao phó trọng trách thánh hóa nhân loại trên vai của
mỗi giáo hữu trong sự hiệp nhất với Cộng Đồng Dân Chúa trên toàn thế
giới.” Công tác Phúc Âm hóa môi trường không chỉ hạn hẹp trong phạm
vi sinh hoạt hội đoàn tại các giáo xứ mà phải dấn thân vào công tác
trần thế... Thế nhân đang đi tìm hạnh phúc nhưng hạnh phúc chân
chính chỉ có thể mang lại cho nhân loại khi tín hữu biết dấn thân,
nhập thế để đem luân lý, đạo đức vào các sinh hoạt nhân sinh phức
tạp như văn hoá, xã hôi, kinh tế, chính trị, các lãnh vực hoạt động
thường nhật của đời sống qua các sứ mệnh phục vu nhân sinh chính
yếu:
(a) Dấn thân
vào trận đời để hoằng dương thánh ý của Thương Đế qua phương cách
kết hợp thân tình với nhân thế để tìm cơ hội giúp đỡ, hoán cải tâm
linh.
(b) Khi dấn
thân như vậy, mỗi công dân phải biết trau dồi khả năng sư phạm của
mình bằng chứng tá của một đời sống thánh thiện.
(c) Tín hữu chỉ có thể cải hóa trần thế
bằng cách cải tiến sinh hoạt trong các lãnh vực văn hoá, xã hội,
kinh tế, chính trị để thăng tiến đời sống của nhân thế. Mục đích tối
hậu của chính trị là sửa trị các sinh hoạt nhân thế ngày càng trở
nên nhân bản, chính trực.
(d) Qua thái độ nhập thế, người công dân ở
trần gian đã thực thi ơn gọi và lý tưởng làm người. Làm chứng tá của
Thượng Đế trước mọi người với một đời sống thánh thiện nhằm cải hoá
nhân thế và điều hướng nhân thế. Qua thái độ nhập thế, ngưòi tín hữu
thực thi lối sống làm chứng tá của Thiên Chúa trước mọi người với
đời sống thánh thiện nhằm cải hoá và điều hướng nhân thế theo tinh
thấn “Nhất nhật bất niệm thiện, chư ác giai tự khởi”. Một ngày mà
không biết tự kiểm thảo thì mất cơ hội bồi ưu, bổ khuyết. Làm viêc
lành được Thiên thần phù trợ, làm việc ác đuợc Ma vương cổ xúy.
(e) Con người được tạo dựng với khả năng
bẩm sinh để xây dựng nhân quần xã hội trong tinh thần lá lành đùm lá
rách, tương thân tương ái theo thánh ý của đấng Tạo Hoá. Sống với
đức Tin (faith) mãnh liệt, đức Cậy (hope) vững vàng và đức Mến
(love) bao la, với niềm tin tràn trề và xác tín vào nhận định chung
của nhân thế qua xác tín: “Hoàng Thiên bất phụ hảo tâm nhân”. Mỗi
khi nhiệm vụ ở trần thế mãn hạn, thế nhân sẽ được áo gấm hồi hương.
Sinh ký, tử quy, hưởng phước đời đòi nơi cõi phúc. Chúng ta sống
trọn vẹn trong sứ mệnh làm người để xứng đáng với nhận định của Đức
Giáo Hoàng Gioan XXIII:
Ki–tô hữu là nguồn vui cho chính mình,
cho Thượng Đế và cho nhân loại –
The
Christian is a joy – a joy to himself, to God and a joy for other
people”
V. Tạm
kết
Tìm kiếm, gặp
gỡ và sống theo giáo huấn của Thượng Đế là niềm hạnh phúc nhất trần
gian. Cùng với Chúa Ki–tô, chúng ta sẽ dấn thân vào thực tại của đời
sống trần thế. Ý thức được nhu cầu dấn thân vào trần thế và sinh hoa
trái. Sống với những giáo lý và luân lý căn bản để trở thành Ki–tô
hữu đích thực trong cuộc gặp gỡ riêng tư với Thiên Chúa và trong
tình bạn với nhân thế, không phải để “một mình, mình biết một mình
mình hay” mà phải được chia sẻ, bộc lộ ra bên ngoài thế giới là lĩnh
vực đặc thù của giáo dân.
Làm quen với tha nhân, kết bạn, dẫn đưa
bạn về với đời sống thánh thiện, thực thi Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín,
Từ bi, Hỉ xả. Thề lánh điều dữ, nguyện làm việc lành thì... thân sẽ
không tật bệnh, tâm sẽ không phiền não.
Đời sống Thánh Thiện là mục đích chung của
mọi tôn giáo. Tôn giáo, hướng thiện nhân loại, là sự thăng hoa của
nhân thế hướng dẫn nhân loại từ tình trạng hoang dã đến nền văn minh
nhân bản và thánh thiện. Mặc dù Chủ nghĩa cộng sản là một trở lực
quay ngược kim đồng hố, chủ trương đả phá tôn giáo, thúc đẩy nhân
loại trở về đời sống hoang dã. May thay “Hoàng Thiên bất phụ hảo tâm
nhân”. Thế giới quốc gia hữu thần vẫn chiếm thế thượng phong, tôn
trọng nhân quyền, thực thi tự do tôn giáo của mọi người và những
quyền căn bản của nhân loại trong tinh thần “Lấy nhân nghĩa thắng
hung tàn. Đem chí nhân thay cường bạo”.
Hãy giữ lấy niềm tin vì lòng tin chở được
núi.
Trần Xuân Thời
Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)
THIÊN SỨ MICAE – BỔN MẠNG SĐND VNCH
|
Hình nền: Logo Quân Trường Bộ Binh Thủ Đức. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML–5 hay cao hơn.
Nguồn: Internet eMail by Trần Xuân Thời chuyển
Đăng ngày Thứ Bảy, August 14, 2021
Ban Kỹ Thuật
Khóa 10A–72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH
GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư:
Liên lạc
Trở lại đầu trang