Bắc đẩu tinh

 

Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Khảo Luận
Chủ đề:
binh pháp
Tác giả: Lê Huy Trứ

KẾ SÁCH TRỊ QUỐC, BÌNH THIÊN HẠ

 

Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)

 

Mười nguyên lý của quốc sách – chiến lược và chiến thuật – bao gồm:

Biết – Mưu – Thế – Phòng thủ – Bảo toàn – Chủ động – Lợi động – Tốc chiến – Bảo mật – Biến hóa.

Chúng ta hãy cùng nhau phân tích từng nguyên lý một dưới đây để biết tại sao mình đã thắng/thua, vì sao mình đã không thắng/không thua.

Dĩ nhiên những điều phân tích dưới đây ứng dụng luôn cho địch, tại sao địch đã thắng/thua, tại sao địch đã không thua/không thắng.

Những chiến lược, chiến thuật và 10 nguyên lý căn bản dưới đây được rút tỉa từ Tôn Tử Binh Pháp, và các binh pháp thế giới.

Bài học quân sử này không có gì là mới lạ cả. Ai cũng biết, nhưng biết quyền biến, sử dụng uyển chuyển, đúng lúc đúng thời mới mong đạt được hiệu quả và thành công. Dù không thắng nổi sức địch mạnh cũng không dễ gì thua. Biết ta, biết địch thì trăm trận không thua.

1. BIẾT

Đại Đế Napoleon nói: “Biết người, biết ta, trăm trận trăm thắng.” Đó cũng là nguyên tắc quan trọng trong binh pháp của Tôn Tử.

Tôn Tử từng nói: “Các bậc minh quân, tướng giỏi, mỗi khi xuất động thì đạt được thắng lợi, thành công vẻ vang là do: điều biết trước. Muốn biết trước không thể cầu quỷ thần [ghi chú của người viết, coi bói] coi việc mà phán đoán, không thể suy nghiệm đo lường, mà phải do điều biết rõ [tình báo chính xác] tình hình của đối phương...”

Muốn biết thì phải tìm hiểu, điều tra, nghiên cứu, dùng ngoại giao, tâm lý chiến, gián điệp, tình báo và địch vận để lấy tin tức quân sự, kinh tế, viện trợ, tiếp vận, theo dõi nhất cử nhất động, những thói quen, tật xấu của cấp lãnh đạo và chỉ huy của địch. Những tin tức thâu lượm phải được kiểm chứng trình độ chính xác, không sai lạc, nếu không có thể làm hư kế hoạch.

Người đưa tin cũng cần phải nắm vững nguyên tắc trên.

Như vậy, tướng chỉ huy hay nhà lãnh đạo phải biết mình, biết người. Tri Kỷ, Tri Bỉ! Biết mình để thấy cái hay mà phát huy, thấy cái dở để tránh hoặc sửa đổi. Biết địch để thấy chỗ mạnh chỗ yếu của địch mà đặt ra kế hoạch tấn công, phản kích hoặc đề phòng.

Nguyễn Công Trứ viết: Lúc thái bình phải nghĩ đến cơn nguy biến... luôn luôn trau dồi sở trường, bổ khuyết sở đoản của mình để phòng khi hữu sự... lấy sở trường của mình để chống với sở đoản của địch, tránh dùng sở đoản của mình để đối phó với sở trường của địch.

Quân trường Võ Bị và Thủ Đức của QLVNCH có phương châm: Đa năng, đa hiệu, và Cư an tư nguy.

2. MƯU

Mưu là mưu chước, mưu lược. Người lãnh đạo cũng như tướng chỉ huy phải biết dùng mưu chước, mưu lược để đánh thắng địch. Mưu lược là sắp đặt mưu kế, sắp đặt kế hoạch, có lịch trình để hành động. Muốn có mưu lược thì nguyên tắc làm việc phải có phương pháp, có ban tham mưu giỏi để bàn thảo, sắp xếp kế hoạch nhịp nhàng với những đơn vị bạn. Hữu dõng vô mưu chỉ dùng sức mạnh mà không biết dùng mưu cũng dễ đưa đến thất bại, hao quân, tổn tướng.

Tôn Tử trình bày trong thiên Thủy Kế như sau:

Lúc chưa chiến mà mưu tính thấy có cơ hội thắng lợi, thì thường là sẽ thắng. Lúc chưa chiến mà mưu tính thấy khó thắng, thì ít khi được thắng.

Mưu tính nhiều, dễ thắng; mưu tính ít, khó thắng. Huống hồ không chịu mưu tính gì hết, coi đó đủ thấy trước thắng hay bại như thế nào rồi
.”

Trong binh thư, Tôn Tử đưa ra 36 kế (tam thập lục kế) được tóm lược những mưu chước ứng xử trong các trận địa, và môi trường chính trị đương thời. Như thế, đối với kẻ địch nếu ta không có mưu lược ắt sẽ thất bại vì sẽ bị mắc mưu của địch.

3. THẾ

Thế là cái sức mà ta phải biết để dựa vào tạo nên sức mạnh cho mình.

Có nhiều loại thế: Thế thiên nhiên như lãnh thỗ, “Hoành Sơn Nhất Đái”, địa hình, rừng núi sình lầy, địa vật, khí hậu, thời tiết... Thế lòng người (thế tâm công), thế tài chánh, thế chính trị, thế ngoại giao, thế viện trợ quân sự và kinh tế, thế phương tiện; thế bên trong nước (nội lực, kể cả thế của địch quân); thế bên ngoài nước (ngoại lực của các nước láng giềng, đồng minh và thế giới. Kể cả thế hậu phương của địch).

Tôn Tử nói:

Phàm điều khiển quân, bất kể nhiều hay ít đều là việc tổ chức biên chế quân đội, chỉ huy quân nhiều hay ít là vấn đề hiệu lệnh. Thống lĩnh toàn quân gặp địch tấn công mà không bị bại trận, ấy là nhờ vào thuật biến hóa kỳ ảo khi dùng binh là chính. Dùng binh công địch được thế như lấy đá chọi trứng, ấy là nhờ biết vận dụng chính xác tránh thực chọn hư giữa ‘điểm và diện’.”

Tôn Tử diễn tả trong thiên “Binh Thế” như sau:

Kẻ [lãnh đạo giỏi và tướng soái tài ba] thiện chiến cầu cái thế mà không hề trách ở người. Cho nên kẻ thiện chiến biết chọn người [có khả năng] để thừa thế... Bởi vậy, cái thế của kẻ thiện chiến có khác nào như chuyển một hòn đá to từ trên cao ngàn trượng cho lăn xuống giốc. Đó tức là thế [đòn bẩy, tứ lạng đổi lấy ngàn cân].

Trong thiên “hư thực” Tôn Tử cho biết:

Hình thế của một cuộc hành binh giống như nước. Hình thế của nước là tránh chỗ cao, [mà dâng lên hay] đổ xuống chỗ thấp. Cho nên hình thức của một cuộc hành binh là tránh chỗ thực (chỗ mạnh) mà công kích chỗ hư (chỗ yếu). Dụng binh tác chiến không có hình thế cố định, không có phương thức nhất định. Hư hư thật thật. Dùng binh phải yếm trá. Tùy cơ ứng biến dựa vào biến đổi của địch mà chiến thắng thì gọi là dụng binh như thần.”

Trong thiên “hành quân” Tôn Tử đã đưa ra những hướng dẫn và khuyến cáo về thế địa hình địa vật để đóng quân, di chuyển quân, tấn công cũng như lui quân...

Tôn Tử tiên liệu trong thiên Cửu Biến:

Làm tướng có 5 điểm nguy hiểm: liều chết khinh suất có thể bị giết, tham sống sợ chết có thể bị bắt, nóng giận hồ đồ có thể mắc mưu, liêm khiết tự trọng không chịu được nhục nhã, và nhất là thương dân có thể lo buồn bất an.

Phạm 5 sai lầm đó thì tai hại khó lường cho việc dùng binh. Quân bị diệt, tướng bị giết đều do 5 điểm nguy hiểm ấy mà ra, không thể không suy xét kỹ
.”

VNCH chúng ta thua CSBV cũng vì cái điều thứ 5 này – lòng thương dân và quan tâm cho tính mạng binh sĩ.

QLVNCH không nỡ hy sinh gia đình, bỏ rơi dân chúng để mà di tản chiến thuật, không nỡ thí quân nếu không bị bắt buộc.

Vì quân đội VNCH đã thề quyết Bảo Quốc, An Dân (Cư An Tư Nguy).

Đối với CS, tình cảm yếu mềm là điểm yếu nhất của “Ngụy và khối Tư Bản”.

Người biết dựa thế sẽ tạo thêm sức mạnh cho mình, biến sức người thành sức mình, biến thế thiên nhiên thành lợi điểm cho mình, tạo bất lợi cho địch; “gậy ông đập lưng ông”. Biết dùng các phương pháp chính trị, tâm lý, thương mại, giáo dục, khoa học, kỹ thuật quản trị hiện đại để đạt kết quả cũng là biết dùng thế vậy. Muốn đạt được thế cần phải nỗ lực nghiên cứu, biết tâm lý lấy lòng dân, lòng người, biết dựa vào chính nghĩa, chính trị, tình báo, tuyên truyền, biết học hỏi các phương thức mới, biết dùng người có khả năng, nghe lời mưu sĩ, và tướng soái... Ngoài thế bên ngoài, thế bên trong rất quan trọng. Tuy nhiên, nếu chỉ có đầu óc lệ thuộc ngoại bang, luôn luôn ỷ lại vào người khác mà không tự dựa vào sức mình thì sẽ khó thành công.

4. PHÒNG THỦ

Phòng thủ là bảo vệ mình, bảo vệ đơn vị, bảo vệ lãnh thổ của mình, không được thờ ơ, không được khinh địch, không để sơ hở, nhờ vậy sẽ không bị địch tấn công bất ngờ.

Trong thiên “Cửu Biến”, Tôn Tử viết:

Phép dùng binh không nên yên trí là kẻ địch không đến mà phải cậy ở sức mình để chờ đợi kẻ địch đến. Không nên yên trí rằng kẻ địch không tấn công mình, mà phải cậy ở chỗ [phòng thủ thế nào để] địch không thể tấn công mình nổi.”

Có nghĩa rằng luôn luôn phải đề phòng dù không biết địch có tấn công hay không.

Do đó, kế sách phòng thủ không bao giờ coi thường địch, lơ là phòng địch tưởng rằng địch không thể nào tấn công được. Nói rộng hơn, đề cao cảnh giác là hành động quan trọng để bảo toàn lực lượng, không để địch trà trộn, xâm nhập lấy tin tức, tung tin thất thiệt, không mắc mỹ nhân kế, không để bị phục rượu, hoặc bị mua chuộc bằng tiền bạc, sắc đẹp, hoặc bị khích tướng. Đề cao cảnh giác cũng là sáng suốt không để địch gieo nghi ngờ, hoang mang, lo sợ, gây chia rẽ trong nội bộ làm suy yếu tiềm lực và mất tinh thần chiến đấu của ta. Vì thiếu đề cao cảnh giác nên ta đã mắc mưu
[kế] ly gián của địch, chia rẽ nội bộ làm suy yếu tiềm năng của chính mình.

5. BẢO TOÀN

Bảo toàn là bảo tồn lực lượng, không hoang phí sức lực và tài sản một cách vô ích.

Trong thiên “Mưu Công”, Tôn Tử ghi:

Phép dụng binh, bảo toàn lực lượng quốc gia là nhất; phá hoại sức mạnh của nước là kém; giữ nguyên binh lực là nhất, phá hại sức quân là kém; giữ vững đơn vị là nhất, phá hoại đơn vị là kém. Cho nên đánh trăm trận trăm thắng chưa phải là giỏi. Không đánh mà khuất phục được binh lực của đối phương mới là đệ nhất. Bởi thế, hay nhất là dùng mưu kế, kế đến là dùng ngoại giao, cuối cùng mới giao chiến, còn tấn công thành trì là hạ sách.”

Tôn Tử nói thêm: “Kẻ giỏi dùng binh có thể khuất phục đối phương mà không cần chiến; đoạt thành trì mà không cần tấn công; hủy diệt nước đối nghịch mà không mất nhiều thì giờ, do đó có thể tranh thủ thiên hạ; không phải đồn trú binh đội mà được lợi hoàn toàn. Đó là phép mưu công vậy.”

Người lãnh đạo giỏi, tướng tài khi “nắm chắc phần thắng mới khởi công; dùng mưu, ngoại giao là tiên quyết, cùng lắm mới phải đối đầu, giao chiến, dùng quân nhưng phải tránh thất thoát, hao quân. ‘Tiên dụng lễ, hậu dụng binh’”.

Muốn bảo toàn lực lượng trước khi tấn công hay đột kích phải nghiên cứu cẩn thận, lượng định tình hình địch, tình hình của ta.

Tuy nhiên, bảo toàn lực lượng không có nghĩa là nhát sợ, thấy thời cơ đã đến mà không khởi công. Thời cơ chỉ đến một lần, hoặc lâu lắm mới đến.

6. CHỦ ĐỘNG

Nguyên tắc thứ sáu là luôn luôn chủ động. Chủ động để chi phối mặt trận, nếu cần thì “tiên hạ thủ vi cường”. Phải tiên liệu, biết rõ địch tình, biết thế của ta (mạnh hay yếu). Khi ra quân thì biết rõ ta, biết rõ bạn, biết rõ các đơn vị yểm trợ, biết rõ tình hình địch để nắm phần thắng lợi.

Trong thiên “Hư Thực”, Tôn Tử nói như sau:

Phàm tới trước nơi chiến địa để chờ đối phương thì khỏe; kẻ đến sau cầu chiến đấu tất phải mệt. Cho nên kẻ thiện chiến biết dồn đẩy địch mà không để địch dồn đẩy mình, có hại. Như thế, địch đang khỏe, bị ta làm cho mệt, địch đang no có thể ta làm cho đói, địch đang yên ta có thể làm cho địch rối....

Khi ta muốn đánh dù địch ở trong hào sâu lũy cao cũng phải ra đánh với ta, bởi ta chọc vào chỗ yếu (nhược điểm) mà địch phải cứu. Lúc ta không muốn đánh, dẫu ta vẽ thành mà thủ, [kế không thành], địch cũng không tới đánh ta được, bởi ta dụ địch đi sang một lối khác [hay làm cho địch lo sợ có phục binh]. Cho nên ta phải biết rõ hình thể địch, còn ta thì vô hình. Cũng tức là ta chuyên chú vào một chỗ nhất định trong khi lực lượng địch bị ta phân tán. Ta chuyên chú vào một, địch phân tán ra mười, khác nào ta lấy một đánh mười
.”

Hoặc là:

“Lấy lợi mà nhử thì có thể khiến địch tự đến, lấy hại mà dọa thì địch không thể đến. Cho nên địch đang nhàn rỗi, ta có thể làm cho vất vả; địch đang no, ta có thể khiến cho đói; đang yên ta có thể làm cho động”.

7. LỢI ĐỘNG

Lợi động là lấy lợi để hành động. Nguyên tắc lợi động còn được dùng để nhử địch, lôi kéo địch. Nhiều người khi thấy lợi lớn sẽ bị lôi cuốn vào những công việc mà họ không muốn.

Trong lịch sử Đông Tây đã có những kẻ phản bội, những người làm nội tuyến hoặc làm gián điệp cho địch cũng vì ham lợi.

Tôn Tử viết trong thiên “Hỏa Công” như sau:

Không lợi thì không động, không được việc thì không dùng, không thấy nguy thì không đánh; kẻ làm chúa (tức nhà lãnh đạo) không được vì tức giận mà khởi binh; người làm tướng không vì phẫn uất mà gây hấn; khi thấy có lợi thì mới động, không thấy có lợi thì dừng lại...”

Napoleon nói: “Chỉ có 2 điều con người hợp thành (united) một khối, đó là quyền lợi và sợ hãi (fear and interest).”

Con người dù thánh thiện đến mấy đi nữa đều vẫn muốn được lợi, lợi vật chất hoặc lợi tinh thần. Người chỉ huy biết lợi dụng tâm lý, động viên tinh thần binh sĩ sẽ gia tăng khả năng chiến đấu của chiến sĩ dưới quyền.

Đó là nguyên tắc “dùng lợi để thúc binh”. Người chiến sĩ ngoài mặt trận thấy cuộc chiến không mang lợi ích cho chính mình, cho gia đình mình, cho dân tộc mình ắt sẽ nản lòng, thiếu tinh thần chiến đấu.

8. TỐC CHIẾN

Tốc chiến là đánh nhanh, kết thúc nhanh. Theo nguyên lý này thì khi cần động binh thì phải tốc chiến, tốc thắng, đánh nhanh, ngưng nhanh, rút nhanh không nên kéo dài vì có thể làm hao tổn tính mạng và tinh thần quân sĩ.

Những nhà chiến thuật chiến lược giỏi không đánh dây dưa sẽ hao binh tổn tướng, làm giảm tinh thần chiến đấu của quân sĩ. Ngoài ra khi chiến trận kéo dài, số thương vong cao sẽ làm cho hậu phương rúng động gây ra những phản ứng tâm lý bất lợi.

Người xưa nói: “Binh quý ở ít mà thắng mà không quý ở nhiều ô hợp, ở lâu.” Phải biết kết thúc chiến trận nhanh chóng, không kéo dài sẽ hao binh tổn tướng.

9. BẢO MẬT

Bảo mật là giữ gìn bí mật của mình. Những kế hoạch động binh, kế hoạch phòng thủ, vân vân, cần được bảo mật tối đa. Càng giữ được bí mật, càng dễ thành công vì địch không lường trước được ta, địch không biết ta làm gì, tính gì.

Với nguyên tắc bảo mật, nhà quân sự có thể tấn công khi địch không ngờ (xuất kỳ bất ý, xuất binh nơi địch không phòng bị mà địch không hay).

Dụng gián điệp, phản gián, tung tin vịt, phao thất thiệt là những phương pháp được dùng để biết những bí mật của địch và bảo vệ bí mật của ta.

Các cơ quan an ninh tình báo, an ninh quân đội có nhiệm vụ điều tra, phát hiện nội tuyến, địch vận, dân vận, trí vận để bảo vệ bí mật quân sự, và quốc gia. Ngoài ra, mỗi một chiến sĩ, mỗi cán bộ, mỗi người dân đều phải là một nhà tình báo, luôn luôn đề cao cảnh giác đề phòng sự xâm nhập của địch.

10. BIẾN HÓA

Biến hóa là thay đổi tùy theo tình hình, uyển chuyển, không cứng ngắt, tùy thời, tùy tình hình mà biến hóa.

Tôn Tử viết trong thiên “Binh Biến” như sau:

“... binh không phải lúc nào cũng giữ nguyên một thế, [đất] nước không phải lúc nào cũng giữ nguyên một đường.”

Từ đó, Tôn Tử đưa ra thành nguyên lý:

Cho nên kẻ biết dùng binh pháp... địch giả chạy không bao giờ đuổi theo, binh hăng không bao giờ công kích, không bao giờ bị địch đưa mồi ra dụ, địch lui không bao giờ đón, vây ngặt quá thì mở dường cho địch tháo ra, giặc cùng không bao giờ bức bách.”

Ngoài trận địa hay trong chính trường, người lãnh đạo không bao giờ được khư khư cứng ngắt, không chịu uyển chuyển tùy theo tình thế, vì không quyền biến, linh động sẽ đưa đến thất bại não nề.

“Nhân tài tuy như lá mùa Thu nhưng anh hùng hào kiệt thời nào cũng có”.

Tướng sĩ giỏi phải biết tùy cơ ứng biến. Nơi chiến trường không nhất thiết tuân lệnh vua.

Danh tướng mưu sĩ lúc tiến quân không ích kỷ vì danh vọng. Tướng sĩ can đảm khi phải thối không sợ hình phạt cho chính mình.

Nếu công thủ, di tản đưa đến hậu quả vạn cốt khô nhưng với mục đích bảo quốc cứu dân trong cơn khẩn cấp nguy biến, đó là nhiệm vụ phải quyết định của tướng sĩ.

Những cấp lãnh đạo và chỉ huy nào có đảm khí và mưu lược để làm nên những điều lưu danh vạn cổ đó chính là nhân tài lương đống, và là anh hùng trấn quốc của dân tộc.

Kế 36, Tẩu Vi Thượng Sách

Cuối cùng là chẩu hay tẩu. Tẩu đây là kế hoạch, chuẩn bị di tản chiến lược và chiến thuật đúng với binh pháp dù chưa thấy có quân trường nào trên thế giới huấn luyện dù rằng đó là điều luôn luôn xảy ra. Di tản không phải tan hàng mạnh ai nấy chạy, thân ai nấy lo, hồn ai nấy giữ, gia đình ai tự bảo vệ dù thật tế nó sẽ phải phản ứng tự nhiên như vậy của con người.

Hơn nữa, lúc mà quân dân hoảng hốt, hỗn loạn, tinh thần suy sụp thì không ai có thể chỉ huy, lãnh đạo, hay duy trì trật tự được đám quân dân tháo chạy dưới đạn pháo của địch quân.

Danh tướng, không phải chỉ giỏi lúc tiến mà cũng phải tài lúc thối. Lui binh nguy hiểm hơn là tiến quân.

Người lãnh đạo phải luôn luôn – cư an tư nguy – kế sách, thảo luận với những mưu sĩ và danh tướng để phối hợp và chuẩn bị chương trình thích ứng cho những đại biến cố này.

Lo cho dân là trách nhiệm của bậc lãnh đạo, mưu sĩ, và nội các. Bảo toàn quân lực là nhiệm vụ của tướng quân. Đại trượng phu phải biết cân nhắc lợi hại. Tướng giỏi phải biết ưu tiên.

Những điều trên phải được nâng lên hàng quốc sách, cẩm nang tối mật, phải được trung ương thảo kế hoạch vài năm về trước. Tương tự như kế hoạch trường kỳ của chính phủ Tưởng Giới Thạch trong lúc chuẩn bị rút về Đài Loan cố thủ. Chứ không như mới đây, chính phủ A Phú Hãn (Afghanistan) sụp đổ tức khắc sau khi Mỹ bỏ của, bỏ đồng minh, cúp viện trợ, bất thần rút quân về.

Tóm Lại

Trong Thiên Kế sách Của Tôn Tử Binh Pháp, Tôn Tử nói:

Chiến tranh là đại sự của quốc gia, quan hệ tới việc sống chết của nhân dân, sự mất còn của nhà nước, không thể không khảo sát nghiên cứu cho thật kỹ.”

Cho nên, kẻ lãnh đạo, và kẻ mưu sĩ phải dựa vào những điều tổng quát và căn bản sau đây mà phân tích, nghiên cứu, so sánh các điều kiện lợi hại giữa hai bên đối địch, để tìm hiểu tình thế thắng bại trong chiến tranh cũng như trong ngoại giao, hay chính trị quốc tế/quốc nội.

1. Đạo nghĩa chỉ việc chính trị, ngoại giao, và lòng dân (nhân hòa).

2. Thiên thời, chính nghĩa tất thắng. Thời bây giờ, ý dân là ý trời.

3. Địa lợi của đất nước, kể cả kinh tế, tài chánh tài nguyên, và nhân lực.

4. Tướng sĩ chỉ về tài trí, uy tín, lòng nhân ái, lòng can đảm, tiên kiến của người lãnh đạo.

5. Pháp chỉ về pháp luật, lãnh đạo, chỉ huy, trật tự xã hội, tổ chức hành chánh để cai trị dân quân.

6. Chiêu hiền đãi sĩ, huấn luyện nhân tài, đào tạo chuyên viên, công dân giáo dục.

Cộng thêm những điều chi tiết phụ thuộc sau đây để mà chỉ huy, tiên liệu, kế hoạch, sửa soạn, tính toán, so sánh, thực hành những điều kiện đôi bên giữa địch, bạn, và ta để tìm hiểu tình thế thắng bại trong chiến tranh cũng như tranh đua trong thời bình.

Tức là phải xem xét:

1. Lãnh đạo bên nào có nền chính trị được lòng dân hơn?

2. Thiên thời, địa lợi, nhân hòa bên nào tốt lợi hơn?

3. Đạo nghĩa, trật tự xã hội, phong tục tập quán, công dân giáo dục, kỷ luật, và dân trí bên nào được quán triệt, và văn minh hơn?

4. Thực lực kinh tế, tài chánh, tài nguyên, nhân lực, kỹ nghệ, quân đội bên nào mạnh hơn?

5. Tướng sĩ bên nào có tài năng, và kinh nghiệm chiến trường hơn?

6. Binh sĩ bên nào được huấn luyện thành thục, và thiện chiến hơn?

7. Pháp lệnh, luật lệ, thưởng phạt bên nào nghiêm minh hơn?

Người lãnh đạo tài năng, đại hùng đại lược, có tiên kiến muốn phục vụ quốc gia, dân tộc phải biết căn cứ vào những điều trên, để có thể tính toán mà biết trước lợi hại, thắng bại trên chiến trường quân sự, kinh tế, thương mãi, chính trị... Rồi thì biết ngoại giao, liên kết với các nước bạn cũng như thuyết phục được nước/kẻ đối nghịch trên chính trường quốc nội/quốc tế. Biết dựa theo thế lực của liệt cường trên thế giới để cùng thỏa mãn quyền lợi chung. Biết dùng người tài trí, học thức, biết tiên liệu, có mưu kế, để cai trị, ngoại giao, và chỉ huy tác chiến thì khi chiến tranh có thể thắng lợi, và đất nước mới hùng cường, an ninh, và thịnh vượng. Nếu không chịu chiêu hiền đãi sĩ, chỉ dùng phường xu nịnh, giá áo túi cơm, hèn nhát, ngu dốt, gian ác, tham nhũng để cai trị dân, hay chỉ huy tác chiến, khi hữu sự tất nhiên sẽ bị thất bại nặng nề. Thậm chí phá sản, nước mất, nhà tan, dân tộc yếu hèn, luân lý, giáo dục suy đồi, dân trí thấp kém qua nhiều thế hệ, khó mà ngóc đầu lên được.

Người lãnh đạo, ngoài việc biết áp dụng kế sách có lợi, còn phải tìm cách tạo ra tình thế có lợi để làm điều kiện phụ trợ bên ngoài cho việc tiến hành của tập thể.

Kẻ lãnh đạo giỏi phải biết dùng Thế, tức là căn cứ vào tình huống phải chăng có lợi để mà có hành động tương ứng. Trên chính trường, thương trường, cũng như trong chiến tranh dùng binh đánh giặc, hay cạnh tranh, “đôi khi” [không phải luôn luôn] phải hành động bất ngờ, dối trá, và lừa bịp đó là “Binh giả, quỷ đạo giã” của các vị trí mưu, danh tướng. Chộp lấy cơ hội, tấn công kẻ thù lúc chúng không phòng bị, hành động khi chúng không ngờ tới (nguyên tác “Công kỳ vô bị, xuất kỳ bất ý”). Tất cả những điều nói trên đều là sự khôn khéo để thủ thắng của nhà quân sự anh hùng cũng như của kẻ mưu sĩ thao lược. Tuy nhiên, kẻ biết quyền biến không quy định trước một cách máy móc, mà phải biến thế, uyển chuyển, và linh động trong lúc thi hành, và dụng nhân (như dụng mộc). Phàm trước khi khai chiến, biết tiên đoán, kế hoạch tiến thủ, tính toán đầy đủ, và chính xác thì chắc sẽ thắng lợi, hay cũng không thua. Chiêu thức “Vô Chiêu Thắng Hữu Chiêu” có thể là cái Thế cao siêu, thâm diệu nhất. Tuy nhiên không có mấy người biết dùng hữu hiệu để thành công. Cho nên chiêu “Độc Cô Cửu Kiếm” ở trên có phần hữu lý, dễ thực hành hơn.

Tóm lại, nói thì dễ, nhưng muốn làm được những điều trên bậc lãnh đạo, người mưu sĩ, kẻ chỉ huy cùng quốc dân phải có một tinh thần kỷ luật cao độ, chấp nhận hy sinh, lòng dũng cãm vô biên, đoàn kết tin tưởng, cùng đồng tâm ý, ủng hộ của dân tộc, tạo thành cái khí thế quyết chiến của quân dân.


Lê Huy Trứ



Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THIÊN SỨ MICAE – BỔN MẠNG SĐND VNCH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình nền: thắng cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML–5 hay cao hơn.

 

Nguồn: Internet eMail by lê huy trứ chuyển

 

Đăng ngày Thứ Bảy October 12, 2024
Ban Kỹ Thuật Khóa 10A–72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH

 

GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư: Liên lạc
Trở lại đầu trang