Gia
Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Tùy
Bút
Chủ đề:
lính
Tác giả:
Kỵ Binh
NguySaigon
Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)
Ngụy tui đã đọc ba bài giới thiệu cho quyển sách “Sau Cơn Binh
Lửa” của tác giả Song Vũ:
– Một của Trung tá phi công Võ Ý,
– Một của Thiếu tá (?) Phạm Tín An
Ninh, một sĩ quan Sư Đoàn 23 Bộ Binh, từng miệt mài chiến đấu tại
chiến trường Tây Nguyên; và
– Một của Đỗ Trường, một nhà văn sinh
tại Miền Bắc XHCN, hiện sinh sống tại Đức Quốc.
Bài viết của Đỗ Trường
(*) đọc lên rất
cảm động. Có thông cảm, có một chút thương cảm và ngậm ngùi. Song
Vũ là lính hiện dịch. Ông chọn con đường binh nghiệp để phụng sự
Tổ Quốc. Ngụy tui chọn con đường khác. Nhưng cuối cùng Ngụy tui
và ông cùng chiến đấu dưới Quân Kỳ QLVNCH. Dù là lính trừ bị và
dù không thích chiến tranh nhưng Ngụy tui cũng đã chiến đấu tới
giờ phút cuối cùng.
Đọc “Sông Mao, Những Ngày Tháng Cũ” khi
Song Vũ đã đụng với Tướng Tư Lệnh và đã chịu “bầm dập” một thời
gian cũng như tôi đã mạnh mẽ phản bác Tướng Lý Tòng Bá đang là
Chỉ Huy Trưởng TGB. Khi Tướng Bá về Trường Thiết Giáp để nói
chuyện cùng các sĩ quan đang thụ huấn các khóa Trung cấp và Cao
cấp, Ngụy tui chỉ là một sĩ quan nhí, chỉ huy đơn vị thấp nhất
trong binh chủng Thiết Giáp Binh, nhưng không thể im lặng khi
Tướng Bá bảo rằng cứ căng hàng ngang dùng tốc độ và hỏa lực mạnh
tấn công vào mục tiêu là chiến thắng như ông đã từng làm khi còn
chỉ huy Đại Đội 7 Cơ giới.
Tôi đã có ý kiến với ông rằng chiến
trường ngày nay khác xa chiến trường ngày xưa. Xưa chống tăng chỉ
có SKZ 57ly bắn rất chậm cho nên khi khai hỏa là trước sau sẽ bị
mất. Đại đội 7 Cơ Giới do ông chỉ huy đã chiến thắng tất cả các
trận đánh trừ trận Ấp Bắc lần thứ nhất (trận đánh này huề theo
nhận định của tôi). Sang lần thứ hai tại Ấp Bắc bọn Cộng quân đã
bị thiệt hại nặng nề khi các khuyết điểm đã được điều chỉnh, thêm
mặt nạ cho Đại Liên 50 và Đại Liên 30 để che chở, bảo vệ cho xạ
thủ. Ngày nay vũ khí chống tăng như đồ chơi cầm tay. B40, B41,
SA7, AT3, SKZ 82ly bắn nhanh sức phụt hậu yếu có thể bắn từ trong
hầm cá nhân rất nguy hiểm. Nếu theo chiến thuật như ngày xưa, Cua
sẽ bị rang muối hết. Cho nên nhiệm vụ của sĩ quan Thiết Giáp phải
biết quyền biến, phải biết tiên liệu cân nhắc chứ không nhắm mắt
mà tấn công. Tướng Bá nhìn tôi ngạc nhiên nhưng không nói lời nào
trong khi tất cả các sĩ quan có mặt đều im lặng và lo sợ cho
tôi. Nhưng họ hiểu rằng những lời của tôi là những lời đúng đắn
nhất của những người lính chiến đang đối mặt với địch quân tại
chiến trường. Chúng tôi cũng rất thường bác bỏ những đề nghị của
các cố vấn Mỹ. Các cố vấn Mỹ đi theo chúng tôi thật ra chẳng cố
vấn cái gì cả, chỉ có mỗi nhiệm vụ gọi trực thăng để tản thương
và gọi chiến đấu cơ Mỹ để yểm trợ. Cho nên dù trừ bị hay hiện
dịch, chúng tôi, những sĩ quan rất trẻ, bước vào chiến trường với
ba tín niệm Tổ Quốc – Danh Dự – Trách Nhiệm. Chúng tôi luôn có
tinh thần độc lập, tự tin, nhiều sáng kiến trên chiến trường.
Không phải là thứ robot như Bắc Quân. Cho nên không bao giờ những
đơn vị QLVNCH gây tội ác như trường hợp Trung úy TQLC Hoa Kỳ
Caley đã làm tại Mỹ Lai.
Ông Đỗ Trường hẳn phải thấy khi chúng
tôi rút lui, đồng bào đã chạy theo chúng tôi. Khi Quân lực chúng
tôi trở lại Huế năm 1972, người dân Huế đã biết rằng họ sẽ sống
còn. Những hình ảnh dã man trên 9 cây số Đại lộ kinh hoàng do
Trung đoàn pháo Bông Lau của Bắc quân đã làm cả thế giới kinh
tởm. Người pháo thủ của Trung Đoàn Pháo Bông Lau đã nghĩ gì, tay
có run khi anh ta nã pháo để tàn sát chính đồng bào mà anh ta
từng tuyên bố là sẽ giải phóng họ khỏi kiếp đời nô lệ của bọn
Mỹ–Ngụy. Những sát thủ họ nghĩ gì khi họ chôn sống hơn 4 ngàn
người dân Huế Tết Mậu Thân. Ai đã ra lệnh cho họ và ai đã biến
những con người VN bình thường trở thành những tên đồ tể khát
máu. Thưa ông Đỗ Trường đó chính là lý do đã 40 năm mà Song Vũ
vẫn kiên nhẫn viết nên Sau Cơn Binh Lửa, để lại cho đời sau một
khoảnh khắc của lịch sử, để biết rằng có hằng triệu thanh niên
Miền Nam đã đáp lời sông núi đứng lên bảo vệ Tổ Quốc–Đồng Bào,
chống lại bọn cuồng tín Bắc cộng trong nhiệm vụ bành trướng cho
bọn cộng sản quốc tế. Ý niệm Tổ Quốc của những người lính chiến
chúng tôi là Trung Thành với Tổ Quốc và Tổ Quốc trên hết. Tổ Quốc
là nước Việt Nam Cộng Hòa. Ngược lại bọn Bắc cộng không hề có ý
niệm Quốc gia. Tổ quốc của bọn Bắc cộng là Quốc tế Cộng sản.
Tác giả Đỗ Trường không đồng ý khi KQ
Võ Ý nhận định “Họ (Bắc Việt) không thắng bằng chính nghĩa, mà
bằng ngu muội, dối trá và tàn độc...”
Dối trá và tàn độc ai ai cũng đã thấy,
đã biết khi bức màn sắt, bức màn tre sụp đổ. Hay nói đúng hơn nhờ
chiến thắng mùa xuân 1975 mà đảng cộng sản đã hiện nguyên hình là
bọn nói láo và tàn ác dã man. Bao nhiêu chiến binh Miền Bắc đã
khóc khi đặt đôi dép râu vào Sài Gòn. Bao nhiêu gia đình hai
miền Nam Bắc đã khóc cho hơn 4 triệu thanh niên VN đã chết cho
bọn dối trá lừa dân bán nước. Có lẽ tác giả Đỗ Trường không đồng
ý chữ ngu muội. Vâng có thế nói rằng ngu dân thì đúng hơn là ngu
muội. Bọn cộng sản theo đuổi chính sách ngu dân để dễ trị. Ngu
dân qua nhiều hình thức. Lối tuyên truyền “mưa lâu thấm đất” đã
có tác dụng mạnh mẽ từ học đường cho tới ngoài xã hội. Ngay trong
nội bộ đảng viên CS: sắt máu ngu dân đã biến những cán binh CS
trở thành nhưng kẻ cực đoan, quá khích, cuồng sát... sẵn sàng
giết người không gớm tay khi nghe tiếng chuông báo tử như trong
thí nghiệm Pavlov. Bản thân Ngụy tui trong tù đã bao nhiêu lần
thắc mắc với những cán binh Bắc cộng ngu dốt cuồng tín này làm
sao họ lái những chiếc MIG21 để không chiến cùng các phi công Hải
Quân Hoa Kỳ lỗi lạc. Làm sao họ có thể điều khiển những hỏa tiển
SAM2 để bắn rơi B52. Cán binh Bắc cộng dù cấp sĩ quan không có
kiến thức căn bản, chưa học xong Trung học. Từ tay chính ủy đến
vệ binh đều có một kiến thức chung chung giống nhau khi được hỏi
làm thế nào để bắn rơi B52 với SAM2. Họ trả lời đầy vẻ hãnh diện
rằng–thì–là nhờ Khoa Học gia Trần Đại Nghĩa gắn một cục gì đó vào
SAM2 nên bay cao hơn tầm bay của B52. Hay đầy vẻ hãnh diện khi
khoe khoang Bác sĩ Tôn Thất Tùng chữa MIG17 thành MIG21 bắn hạ
Con Ma, Thần Sấm. Hay tại quê hương 5 tấn Thái Bình chỉ cần lấy
que xâm xuống đất là dầu hỏa phọt lên ngay. Cho nên đã tạo ra
những tràng cười bất tận như tủ lạnh TV chạy đầy đường, kem ăn
không hết phải phơi khô... Bắc cộng đã
[được đào] tạo là những
cán binh NGỐ cho nên cuồng tín, mới có cảnh xích chân vào súng
cộng đồng, vào xe tăng gây khó khăn cho chúng tôi trên chiến
trường. Không ai ngạc nhiên khi Bắc cộng có 4 triệu cán binh sinh
Bắc Tử Nam trong khi Mỹ chỉ có 58 ngàn binh sĩ tử trận và VNCH có
khoảng 260 ngàn chiến sĩ hy sinh. Và ngay bây giờ tại thời điểm
này qua những câu tuyên bố của các giới chức như tổng bí thư,
chủ tịt nước hay thủ tướng, bộ trưởng VC có chút đần đần có chút
tiếu lâm. Chữ Ngu Muội của Trung tá Võ Ý không chính xác phải
dùng chữ Ngu Đần mới đúng. Vì ngu đần để dễ trở thành đồ tể khi
cho một mũi thuốc kích thích hay một ngụm “Hùng Tâm”.
Tác giả Đỗ Trường đã cho rằng Bắc cộng
giỏi làm tư tưởng chính trị hơn VNCH, cho nên người lính VNCH đã
thua ngay trên bàn chính trị. Tôi rất không đồng ý điểm này.
Chúng tôi không thua trên bàn chính trị tại Miền Nam VN mà chúng
tôi đã thua tại Washington, tại điện Capitol khi trật tự thế giới
đã thay đổi. Người lính VNCH chúng tôi không bị tẩy não, nhồi sọ
hay bị khủng bố bởi những cấp chỉ huy. Chúng tôi có chính nghĩa,
chúng tôi có lý tưởng, chúng tôi (đa số) biết việc chúng tôi phải
làm khi bọn Bắc cộng xâm lăng VNCH chúng tôi. Chúng tôi không cần
những bài chính trị láo khoét, người lính VNCH chúng tôi không
cần phải học những bài học đối trá phi đạo đức, chúng tôi không
được huấn luyện dùng khủng bố để cai trị, làm người dân sợ để
phải tham gia, cộng tác. Khi người lính Song Vũ hay Ngụy Saigon
tôi quỳ xuống Vũ đình Trường trong ánh lửa lập lòe để nhận lãnh
uy quyền chỉ huy với ba tín niệm Tổ Quốc – Danh Dự – Trách Nhiệm
là chúng tôi đã nguyện hiến thân dưới cờ để phụng sự Tổ Quốc. Tôi
muốn nhắc lại phụng sự Tổ Quốc chứ không phụng sự cho bác cho
đảng nào. Chúng tôi chưa bao giờ nhận rằng Quân Lực VNCH chúng
tôi là Quân đội nhân dân. Nhưng chúng tôi luôn tâm niệm: Vì Dân
Chiến Đấu – Vì Nước Hy Sinh. Chính nghĩa ngời sáng, lý tưởng cao
đẹp, chúng tôi đã xông pha khói lửa để Bảo Quốc An Dân.
Tiếc thay cuộc chiến đấu của chúng tôi
chỉ từ huề đến thua. Vì chúng tôi không được Hoa Kỳ chấp nhận cho
Bắc Tiến. Nếu chúng tôi thành lập Mặt Trận Giải Phóng Miền Bắc và
Quân Lực VNCH chúng tôi vượt vĩ tuyến 17 thì chưa chắc Bắc cộng
đã chiến thắng chúng tôi. Chiến lược Hoa kỳ là ngăn chận làn sóng
đỏ chứ chưa muốn chiến thắng bọn cộng sản quốc tế vì chưa đúng
thời điểm. Thắng thua trong quan niệm chiến lược toàn cầu chứ
không phải vì bọn Bắc cộng hay về tư tưởng chính trị hơn Miền Nam
chúng tôi. Sự đổ vỡ bằng sự rút lui không phải do tầng lớp lãnh
đạo làm ung thối hàng ngũ chúng tôi mà hai năm từ năm 1973 đến
1975 chúng tôi đã chiến đấu trong thiếu thốn. Thiếu từng giọt
xăng cho phi cơ, tàu chiến, xe tăng, thiếu từng viên đại bác yểm
trợ cần thiết, từng trái lựu đạn, từng viên đạn M16. Tan hàng chỉ
là vấn đề thời gian. Thất trận là lẽ đương nhiên khi viện trợ năm
1975 là zero so với thời điểm 1972 là 2.8 tỷ quân viện.
Những người lính QLVNCH chúng tôi chẳng
có điều gì phải mặc cảm, phải hối hận, phải tủi nhục. Chúng tôi
đã chiến đấu hết mình, đã chiến đấu tới cùng.
Chúng tôi đã chiến thắng Tổng Công Kích
Mậu Thân 1968 của bọn Bắc cộng, dù bị đánh lén, dù bị bội ước.
Hơn 80 ngàn bộ đội CSBVXL đã đền tội trên toàn cõi Miền Nam VN.
Chúng tôi đã chiến thắng oanh liệt trận
chiến 1972 Mùa Hè Đỏ Lửa. An Lộc vẫn ngạo nghễ, Bình Long luôn
Anh Dũng. Kontum kiêu hùng bên dòng Dakbla muôn đời êm đềm xanh
biếc. Trị Thiên luôn Vùng Dậy và ca khúc Cờ Bay trên Thành Phố
thân yêu vừa chiếm lại đêm qua bằng máu. Quân Dân chúng tôi đã ôm
nhau mắt lệ nghẹn ngào. Quỳ hôn đất thân yêu chào quê hương giải
phóng. Hồi sinh rồi... Cờ Vàng đã được cắm lên Cổ Thành Đinh Công
Tráng trong hoang tàn đổ nát nhưng sự anh dũng hy sinh luôn ngàn
năm sống mãi trong tâm tưởng người dân Quảng Trị.
Hãy nhớ tháng Tư năm 1975 tại Long
Khánh, Sư Đoàn 18 Bộ Binh cùng Lữ Đoàn I Nhảy Dù, Thiết Đoàn 5 Kỵ
Binh, Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân, và các chiến sĩ Địa Phương
Quân, Nghĩa Quân cùng các đơn vị yểm trợ đã chận đứng Quân Đoàn 4
Bắc cộng trong trận đánh bi thảm nhưng rất hào hùng. Trong đêm 29
tháng tư, 1975, Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh/LLXKQĐIII đã đánh bại Sư Đoàn
341 Bắc cộng giữ vững Biên Hòa để rạng sáng ngày 30 tháng Tư kéo
về Sài Gòn để bảo vệ thủ đô thân yêu của chúng tôi.
Trên hết và oanh liệt nhất là trận giải
tỏa đồn Biên Phòng Đức Huệ tháng giêng năm 1974 của Lữ Đoàn 3 Kỵ
Binh/LLXKQĐIII do Chuẩn tướng Trần Quang Khôi chỉ huy. Chỉ trong
một ngày đánh tan Sư Đoàn 5 Bắc cộng gây kinh hoàng cho cả bộ
Chính Trị của Bắc cộng. Nhưng khi sức cùng lực tận phải buông vũ
khí đầu hàng theo lệnh của Tổng Tư Lệnh. Nếu phải làm lại từ đầu
chúng tôi vẫn làm như thế vì con đường đó là Chính Nghĩa là Trách
Nhiệm là Danh Dự dù có phải tan xương nát thịt vẫn không sờn.
Chiến tranh VN đã chấm dứt. Nhưng với
những chiến binh QLVNCH trận chiến vẫn còn đang tiếp diễn. Trận
thư hùng không cân sức không bằng súng đạn mà bằng tinh thần,
bằng lý tưởng Quốc Gia, Dân Tộc. Những người lính chúng tôi không
cứ gì Song Vũ đã được huấn luyện, đã được trui rèn trong lửa đỏ,
những kinh nghiệm máu xương đó, chúng tôi làm hành trang trong
cuộc đời tù tội. Có người năm ba năm, Song Vũ 13 năm, Tướng Lê
Minh Đảo, Tướng Trần Quang Khôi, Tướng Đỗ Kế Giai, Tướng Lê Văn
Thân 17 năm. Những chiến sĩ đó đã làm gì để sống còn trong cuộc
trả thù bẩn thỉu nhất thế kỷ. Đó là Tinh thần, Ý chí, Niềm Kiêu
Hãnh, và Danh Dự của người chiến binh QLVNCH đã giúp họ chiến
thắng. Không những cá nhân người lính chiến QLVNCH mà gia đình họ
gồm vợ con cha mẹ anh em họ đã chiến đấu hết sức mình cho sự tồn
tại dù thân xác có héo mòn, bệnh tật nhưng tinh thần và lý tưởng
cũng như ba tín niệm Tổ Quốc – Danh Dự – Trách Nhiệm đã giúp
người chiến binh ngày nào không buông xuôi. Họ vẫn đứng vững như
tiền nhân đã đứng vững ngàn năm để chiến đấu để yểm trợ đồng bào
quê nhà trong cuộc chiến đấu một mất một còn giữa chính nghĩa và
hung tàn, giữa Dân Tộc và cộng sản để phục hồi, để duy trì những
giá trị mà tiền nhân ta đã xây dựng bồi đắp hơn 4000 năm văn
hiến.
Không
cần hoa hòe hoa sói, không cần văn chương phú lục. Ngắn gọn cũng
đủ để thắp sáng chính nghĩa Quốc Gia cũng như để vẽ nên chân dung
đích thực của người lính VNCH một thời mang gươm đi giữ nước. Xin
trân trọng gửi đến tác giả Đỗ Trường lời cám ơn chân thành nhất
của một người lính thất trận năm nào về những nhận định khách
quan về con người và cuộc chiến năm xưa.
Kỵ Binh NguySaigon
(*)
Bài viết: Song Vũ, người vẫn chưa thể bước
ra khỏi cuộc chiến của Đỗ Trường tại đây:
https://diendanctm.blogspot.com/2014/07/song-vu-nguoi-van-chua-buoc-ra-khoi.html
Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)
THIÊN SỨ MICAE – BỔN MẠNG SĐND VNCH
|
Hình nền: thắng cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML–5 hay cao hơn.
Nguồn: Internet eMail by kim vo chuyển
Đăng ngày Chúa Nhật, August 11,
2024
Ban Kỹ Thuật
Khóa 10A–72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH
GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư:
Liên lạc
Trở lại đầu trang