Gia
Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Ký sự
Chủ đề:
Ngày QL19–T6
Tác giả:
HQ Trung tá NGUYỄN NHƯ PHÚ
Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)
Đại tá NGUYỄN VĂN HUY, BĐQ
Một trong Ngũ Hổ Miền Tây.
Sinh ngày 13/3/1938 tại Sài Gòn. Số
quân 58A/106.282. Nhập ngũ ngày 20/11/1959. Xuất thân K16 Trường
Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt.
– Thăng thiếu tá tháng 11–1965 (người
đầu tiên K16 thăng thiếu tá). Năm 1968 Trung tá Liên Đoàn Trưởng
LĐ1/BĐQ, tái chiếm thị xã Huế, Tết Mậu Thân.
– 1969–1973: Trung Đoàn Trưởng Tr/Đ
12/SĐ7BB. Tham dự chiến trường Mộc Hóa, Compuchia.
– 1973–1975: Đại tá Tỉnh Trưởng kiêm
TKT Kiến Tường.
– Được tưởng thưởng Đệ Tam Đẳng Bảo
Quốc Huân Chương, 21 Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu, 4
Chiến Thương Bội Tinh và 2 huy chương Hoa Kỳ.
– Sau 1975, bị tù CS hơn 13 năm từ Nam
ra Bắc. Hiện định cư tại Nam California, HK từ tháng 11–1991
(Trích từ cuốn “Lược Sử QLVNCH” của 3 soạn giả: Trần Ngọc Thống,
Hồ Đắc Huân và Lê Đình Thụy, trang 387).
Đại tá ĐẶNG PHƯƠNG THÀNH
Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 12 SĐ7BB.
Anh hùng Đặng Phương Thành, nguyên Đại
tá Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 12/SĐ7BB QLVNCH là Danh Nhân Quân
Sự Việt Nam.
Danh tánh, sự tích của Đại tá Thành được ghi vào Tân U Linh Việt
Điện (quyển sách ghi chép sự tích thần kỳ của những người đã lao
tâm lao lực cứu nước giữ nước trong lịch sử Việt Nam cận, trung
và hiện đại).
Sự tích: Anh hùng Đặng Phương Thành đã tạo chiến thắng lớn trong
trận cuối cùng tại Thủ Thừa tiêu diệt một trung đoàn VC trong
tháng 4–1975, nhờ đó giữ vững đưọc Quốc Lộ 4 trong thời gian dầu
sôi lửa bỏng này. Khi Đại tá Đặng Phương Thành đi tù CS ngoài
miền Bắc, nhân lúc ông vượt ngục bất thành và bị bắt lại, hậm hực
vì mối nhục thua trận Quốc Lộ 4, bọn cai ngục CS đã treo ông lên
và đánh đập tàn nhẫn cho đến chết, ngày 9/9/1976. (Trích từ trang
Web của Hội Sử Học Việt Nam).
Đại tá NGUYỄN THIỀU, SĐ22BB
Trung Đoàn 41 của Đại tá Nguyễn Thiều
giữ đoạn Quốc lộ 19 từ Bình Khê đến An Khê trong khi Trung Đoàn
42 của Đại tá Nguyễn Hữu Thông giữ đoạn Quốc lộ 19 phía nam Bình
Khê và phần lãnh thổ còn lại của Bình Định.
Ngày 31/3/75, theo lệnh của BTL/QĐ II,
Thiếu tướng Phan Đình Niệm, TL SĐ22, cho lệnh 3 Trung Đoàn còn
lại của ông rút về phòng thủ thị xã cùng quân cảng Qui Nhơn và
chuẩn bị để SĐ22(–) được hải vận về Nha Trang rồi chuyển lên tăng
cường cho mặt trận Khánh Dương. Trong đêm 31/3/75, Trung Đoàn 41
đã chọc thùng vòng vây của Trung Đoàn 2 SĐ3 Sao Vàng của địch ở
phía nam Bình Khê và trưa ngày 1/4/1975, Trung Đoàn 41 đã rút về
được tuyến sau của Trung Đoàn 42... (đọc phần kế tiếp)
Đại tá NGUYỄN HỮU THÔNG, SĐ22BB
Hai Trung Đoàn được lệnh QĐ II sử dụng
đường bộ rút về Tuy Hòa. Khi Trung Đoàn 41 tới ngang Ấp Phú Tài
phía bắc đèo Cù Mông thì được tin Tuy Hòa đã thất thủ, Đại tá
TLP/SĐ cho lệnh 2 Trung Đoàn trở về cảng Qui Nhơn đợi tầu HQ bốc.
Khoảng 5g00 chiều ngày 2/4/1975, đơn vị đã lên được tầu HQ. Vì
nhiều lý do, có một số quân nhân của SĐ22 ở lại trên bờ, trong đó
có Đại tá Thông. Sau 30/4/75, một số quân nhân chạy thoát cho
biết họ đã nghe nhiều tiếng súng nổ gần quân cảng Qui Nhơn, nơi
Đại tá Thông đang dừng quân. Dư luận cho là Đại tá Nguyễn Hữu
Thông đã theo gương danh tướng Võ Tánh cùng mất với Qui Nhơn. Vị
Đại tá 38 tuổi của K16 đã đi vào huyền thoại từ đấy. (Thân sinh
cua BS Thúc, Seattle, WA)
Đại tá VĨNH DÁC, SĐ3BB
Sinh tháng 2–1942 tại Thừa Thiên. Số
quân 62A/200.002. Nhập ngũ ngày 23/11/1959. Xuất thân K16 Trường
Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt. Năm 1972 giữ chức vụ Trung Đoàn Trưởng
Trung Đoàn 2/SĐ1BB. Năm 74 thăng cấp đại tá, giữ chức vụ Trung
Đoàn Trưởng Trung Đoàn 56/SĐ3BB. Sau năm 1975, bị đi tù CS 13
năm. Hiện định cư tại thành phố Los Angeles, tiểu bạng
California.
Cố
Đại tá ĐOÀN CƯ, SĐ21BB
Sinh ngày 16/10/1938 tại Đà Lạt.
Thăng chức trung tá năm 1972 giữ chức
Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 32/SĐ21BB. Trong một cuộc hành quân
lớn tại Quận Kiến Hưng, tỉnh Sóc Trăng năm 1972, Trung tá Đoàn Cư
bị tử thương bởi hỏa tiễn pháo kích của quân CS, được Tổng thống
Nguyễn Văn Thiệu truy thăng đại tá.
Trung tá NGUYỄN XUÂN PHÚC
Tiểu Đoàn Trưởng TĐ2/TQLC – LĐ Phó
LĐ147 và LĐ Trưởng LĐ369/TQLC.
Cựu Đại tá Ngô Văn Định, một NT rất có
uy tín trong Binh Chủng TQLC, trên trang mạng
“hoiquanphidung.com” đã có những nhận xét như sau:
“Khi tôi về làm TĐT/TĐ2 thay ông Minh
tử trận tháng 6–1966 thì ông Chùa làm TĐP, Phúc làm ĐĐT/ĐĐ4. Tôi
đề nghị cho ông Chùa về Sư Đoàn để ông Phúc làm TĐ Phó.
Ngay những ngày đầu hành quân ở khu Cồn
Thiên Gio Linh Quảng Trị, tôi đã nhận biết được Nguyễn Xuân Phúc
TĐ Phó là một SQ gan dạ và là cấp chỉ huy tôi có nhiều cảm tình.
Đến năm 67 tôi đề nghị cho anh đi học Chỉ Huy Tham Mưu. Đi học
về, vì nhu cầu anh được làm TĐP/TĐ5, đánh trận Rạch Ruông, một
trận chiến thắng lớn của TĐ5 năm 1968, sau đó anh được đi nhận
chức TĐT/TĐ6 hành quân Mậu Thân ở Gia Định.
Năm 1969, tôi bị thương nặng anh ra
lãnh trách nhiệm chỉ huy TĐ2 thay tôi. Năm 1970, TĐ2 do anh chỉ
huy trong trận Preveng ở Miên, đã đem vể cho hiệu kỳ TĐ2 một
ngành Dương Liễu, và đây là Dương Liễu thứ 8 nên TĐ2 được mang
dây biểu chương mầu Tam Hợp.
Năm 1971 anh dẫn Trâu Điên sang Hạ Lào,
anh thăng trung tá và vẫn coi TĐ2 cho đến khi đánh vào QT 1972
thì giao TĐ2 cho Thiếu tá Hợp và đi làm Lữ Đoàn Phó 147... và sau
đó làm Lữ Đoàn Trưởng LĐ 369/TQLC.
Anh là một SQ quan giỏi, không bao giờ
biết đến đồng xu cắc bạc nào của anh em. Không làm điều gì mất
danh dự của Quân Đội và TQLC. Anh mất đi để lại cho tôi niềm
luyến tiếc.”
Trung tá Phúc được ghi nhận mất tích sau cuộc triệt thoái của
SÐ/TQLC khỏi Ðà Nẵng sáng ngày 29/3/1975.
Trung tá ĐỖ HỮU TÙNG
Tiểu Đoàn Trưởng TĐ6/TQLC – Lữ Đoàn Phó
LĐ258 và 369/TQLC.
Mở đầu bài chiến sử “TĐ6/TQLC – Thần
Ưng Xé Xác Xe Tăng Địch 1972”, về trận thư hùng giữa TĐ6/TQLC và
Trung Đoàn 66 thuộc SĐ304/CSBV tại căn cứ Phượng Hoàng đầu tháng
4–1972, cựu Đại tá Phạm Văn Chung, LĐT LĐ369/TQLC đã viết:
“Qua đợt đầu Cộng sản Bắc Việt tấn công
mãnh liệt, hung hãn, ồ ạt, các căn cứ hỏa lực Carroll (Trung đoàn
56 thuộc Sư Đoàn 3 Bộ binh) đầu hàng và Mai Lộc (Lữ đoàn 147 Thủy
Quân Lục Chiến) phải cầm cự lui dần, khi căn cứ Pedro trở nên
tuyến đầu phòng thủ. Thiếu tá Đỗ Hữu Tùng, Sĩ quan khóa 16 Đà
Lạt, phong thái trầm tĩnh, luôn như suy nghĩ điều gì, từ từ,
thủng thẳng trong mọi biến cố, kinh nghiệm chiến trường, một
trong các Tiểu đoàn trưởng cự phách của Thủy Quân Lục Chiến, là
Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến biết thế nào căn
cứ cũng bị chiến xa cùng quân bộ Cộng sản Bắc Việt tấn công kế
tiếp, nên anh phối hợp với Lữ đoàn 258 xin đặt mìn chống chiến xa
sâu về hướng Tây đường tiến sát đến căn cứ...”. TĐ6/TQLC đã xử
dụng tối đa mìn chống chiến xa, súng phóng hỏa tiễn chống chiến
xa M72 và đại bác không dật 57ly cơ hữu để tiêu diệt chiến xa
địch, bắn cháy và gây tổn thất nặng cho gần 20 chiến xa địch.
Thiếu tá Đỗ Hữu Tùng được vinh thăng trung tá qua chiến thắng
này. Ngày 1/10/1972, đảm nhận chức vụ LĐ Phó LĐ258, và ngày
1/7/1974 nhận chức vụ LĐ Phó LĐ369. Sáng ngày 29/3/1975, Trung tá
Tùng được ghi nhận mất tích sau cuộc triệt thoái của SÐ/TQLC khỏi
Ðà Nẵng.
Trung
tá NGUYỄN VĂN CẢNH
Tiểu Đoàn Trưởng TĐ3 và TĐ14/TQLC.
Tái chiếm Cổ Thành Đinh Công Tráng,
Quảng Trị: Đêm 14 rạng ngày 15/9/1972, Tiểu Đoàn 3/TQLC của Thiếu
tá Nguyễn Văn Cảnh thuộc LĐ147 cùng với Tiểu Đoàn 6/TQLC của
Trung tá Đỗ Hữu Tùng thuộc LĐ258 là 2 đơn vị chủ lực tấn công tái
chiếm Cổ thành Quảng Trị. Thiếu tá Nguyễn Văn Cảnh được vinh
thăng trung tá sau chiến công hiển hách này. Tháng 1–1975, Trung
tá Cảnh nhận lệnh thành lập TĐ14/TQLC và chỉ huy đơn vị này cho
đến ngày 30/4/1975. Trung tá Cảnh và gia đình hiện định cư tại TP
Houston, TB Texas.
Trung tá NGUYỄN ĐẰNG TỐNG
Lữ Đoàn Phó LĐ147 – Lữ Đoàn Trưởng
LĐ468/TQLC.
Ngày 9/4/72, Thiếu tá Nguyễn Đằng Tống là TĐT/TĐ1/TQLC thuộc
LĐ258 đã cùng một Chi đội của Chi đoàn 3/20 chiến xa (M48) tăng
viện căn cứ Phượng Hoàng, đã truy kích gây thiệt hại nặng cho
Trung đoàn 66 Sư đoàn 304 và bắn cháy 4 chiến xa địch.
Tháng 7–1974, sau khi được thăng cấp,
Trung tá Nguyễn Đằng Tống được thăng chức LĐ Phó LĐ147 đến cuối
tháng 3–1975. Ngày 24/4/1975, Trung tá Tống được bổ nhiệm làm LĐ
Trưởng LĐ468 thay thế Đại tá Ngô văn Định, chỉ huy các Tiểu Đoàn
TQLC phòng thủ tuyến Biên Hòa. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975,
Trung tá Tống bị tù lao động khổ sai CS ngoài Bắc, và chết tại
trại tù Yên Bái năm 1977.
Trung tá NGUYỄN KIM ĐỄ
Tiểu Đoàn Trưởng TĐ9/TQLC – Trưởng
Phòng 3/SĐTQLC.
Ngày 2/5/72, TĐ9/TQLC được lệnh triệt
thoái từ Căn Cứ Barbara phía Tây trên rặng núi Trường Sơn trở ra
QL1 bên dòng sông Ô Khê. Rạng sáng ngày 3–5, TĐ9 và TĐ2 chận đứng
được lực lượng truy kích của Trung Đoàn 812 thuộc SĐ324/CSBV để
cho các đơn vị bạn triệt thoái từ Quảng Trị về phía nam sông Mỹ
Chánh. Sau đó khoảng 15g00, TĐ9 theo lệnh, áp dụng trì hoãn chiến
lui quân về lập phòng tuyến ở bờ Nam sông Mỹ Chánh. Tuyến phòng
thủ Mỹ Chánh với 3 tiểu đoàn: TĐ2, TĐ5 và TĐ9 thuộc LĐ369/TQLC đã
chận đứng đà tiến quân của quân CSBV trong âm mưu tấn chiếm Cố Đô
Huế. Thiếu tá Nguyễn Kim Đễ được vinh thăng trung tá sau chiến
tích mang tính cách chiến lược này. Chức vụ sau cùng của Trung tá
Đễ là Trưởng P3/SĐTQLC.
Trước khi về Sài Gòn thụ huấn Khóa
CH/TM Cao Cấp tại Long Bình, ngày 1/10/1974 Trung tá Đễ bàn giao
P3/SĐ lại cho Trung tá Trần Văn Hiển TĐT/TĐ6/TQLC, vị TP3/SĐ cuối
cùng của SĐ/TQLC. Cố Trung tá Nguyễn Kim Đễ qua đời ngày
9/12/2015 vì bạo bệnh tại TP Portland, TB Oregon, USA, hưởng thọ
76 tuổi.
Trung
tá TRƯƠNG THÀNH TÂM
Không Đoàn Trưởng KĐ 64 Chiến Thuật,
KQ.
Là một
trong số 30 SVSQ K16 tình nguyện và được tuyển chọn về KQ vào
cuối năm thứ 2. Tháng 8–63, Thiếu úy Trương Thành Tâm mãn khóa
huấn luyện trực thăng ở Ft Rucker HK, và được bổ nhiệm về Phi
Đoàn (PĐ) 217 tân lập. PĐ di chuyển về Cần Thơ gia nhập Không
Đoàn (KĐ) 74 Chiến Thuật đầu năm 1964. Năm 1966, trách nhiệm
Trưởng Phòng Hành Quân PĐ/217, rồi PĐ Phó và sau khi mãn khóa học
Squadron Officer Schơol ở HK năm 1968, về lại PĐ 217 giữ chức vụ
PĐ Trưởng tháng 6–1969.
– Tháng 6–1970, tình nguyện bay nhiều
phi vụ trực thăng võ trang đầu tiên của KQ/VNCH yểm trợ cho 4
Tiểu Đoàn TQLC/VN tái chiếm thành phố Prey Veng Cam Bốt từ quân
CSBV. Sau cuộc hành quân này, PĐ/217 được ân thưởng huy chương
Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu.
– Tháng 1–1971 theo học Khóa CHTM Cao
Cấp tại Long Bình và giữa năm này được thăng cấp trung tá.
– Năm 1972, gởi 2 bạn cùng K16 Trần
Châu Rết và Lê Văn Châu đang bay ở PĐ/217 qua nhận lãnh chức vụ
PĐ Trưởng PĐ/225 và 227.
– Tháng 5–1973, được chỉ định giữ chức
vụ KĐ Phó KĐ/64 CT tân lập. Sau 3 tháng, đảm nhận chức vụ Không
Đoàn Trưởng, chỉ huy 3 PĐ 217, 249 và 255, cùng Phi Đội Tải
Thương 259 cho đến ngày 30/4/1975. Trung tá Tâm định cư tại Nam
California, qua đời ngày 6 tháng 9 năm 2016, hưởng thọ 77 tuổi.
Trung tá NGUYỄN VĂN ỨC. KQ
Không Đoàn Phó KĐ/64 Chiến Thuật, KQ.
– 11–1959: Gia nhập Khoá 16 Trường
VBQGVN.
– 2–1962: Khi tốt nghiệp được
tuyển về Quân Chủng KQ.
– 4–1963: Học
Khóa Hoa Tiêu Trực Thăng tại Hoa Kỳ.
– 5–1964: Tốt nghiệp về phục vụ tại
PĐ/217, KĐ/33 CT, sau được chuyển về KĐ/74 CT tại Cần Thơ.
– 10–1969: Sĩ quan liên lạc Không Quân
tại Hoa Kỳ.
–
1–1971: Phi Đoàn Trưởng PĐ/221, KĐ43 CT, thuộc SĐ3/KQ tại Biên
Hoà, trách nhiệm chỉ huy lực lượng trực thăng, yểm trợ cho mặt
trận An Lộc.
–
1–1973: Không Đoàn Phó KĐ/64 CT, thuộc SĐ4/KQ tại Cần Thơ.
– Tham gia các sinh hoạt Cộng Đồng, đặc
biệt ở các Hội Đoàn CQN tại TP Orange County, TB California từ
tháng 4–1975 cho tới nay.
HQ Trung tá
NGUYỄN NHƯ PHÚ
Hạm Trương Dương Vận Hạm Qui Nhơn
HQ504.
Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)
THIÊN SỨ MICAE – BỔN MẠNG SĐND VNCH
|
Hình nền: thắng cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML–5 hay cao hơn.
Nguồn: Internet eMail by Trần Xuân Thời chuyển
Đăng ngày Thứ Hai, June 6, 2022
Ban Kỹ Thuật
Khóa 10A–72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH
GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư: Liên lạc
Trở lại đầu trang