Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Tham Luận
Chủ đề:
thời sự thế giới
Tác giả: MĐ
Út Bạch Lan/E22
Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)
Tháng
4 Năm 1999, người đứng đầu chính phủ Pakistan, Thủ tướng
Nawaz Sharif đến Hoa Kỳ và gặp gỡ Tổng thống Bill Clinton
tại Tòa Bạch Ốc để yêu cầu Hoa Kỳ trợ giúp Pakistan trong
cuộc xung đột leo thang với Ấn Độ tại Kashmir. Bruce Riedel,
nguyên là một trong những thành viên cao cấp trong Hội Đồng
An Ninh Quốc Gia Mỹ đã thổ lộ với báo chí rằng:
– Tôi
không thể nào quên ngày hôm đó, ngày 7/4/1999, vì tôi đã
chứng kiến một cuộc đối thoại nặng nề chưa từng có với người
đứng đầu chính phủ Pakistan của Tổng thống Bill Clinton.
Bill Clinton đã sừng sộ với Sharif rằng Ông có biết nguy cơ
chiến tranh hạt nhân tới gần thế nào rồi không? Có biết rằng
quân đội nước ông đã triển khai các tên lửa mang đầu đạn hạt
nhân sẵn sàng nhắm bắn Ấn Độ không?...
Năm 1999, xung
đột nổ ra ở Kargil, khi quân đội Ấn Độ và Pakistan giao
tranh giành quyền kiểm soát các cao điểm chiến lược dọc theo
LOC. (LOC là ranh giới phân chia lãnh thổ Kashmir thành ba
vùng kiểm soát của Ấn Độ–Pakistan và Trung cộng) Những năm
tiếp theo, xung đột trực tiếp giảm dần với nhiều lệnh ngừng
bắn cục bộ được ký kết. Tuy nhiên, Ấn Độ đã tăng cường đáng
kể hiện diện quân sự của mình ở Kashmir.
Cũng cùng
năm đó, năm 1999, cựu Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton đã có
nhận định như sau:
– Giới tuyến phân chia Kashmir
là nơi nguy hiểm nhất thế giới. Nơi có thể bùng nổ một cuộc
chiến tranh thảm khốc bất cứ lúc nào!
Trong tình
trạng cả thế giới đang căng thẳng vì chiến tranh Nga–Ukraine
chưa được giải quyết, chiến tranh ở dải Gaza có mòi bùng
phát trở lại, Houthi ở Yemen ngang đầu cứng cổ vẫn còn gây
rối, chiến tranh thương mại Mỹ–Trung leo lên đến bậc thang
gần như cuối cùng có cơ bùng nổ qua một lãnh vực khác... thì
quan hệ vốn đã căng thẳng sau hàng thập niên xung đột giữa
hai quốc gia láng giềng Ấn Độ–Pakistan nay lại rơi vào tình
trạng chiến tranh xung đột bằng võ lực.
Ấn Độ cho
biết đã tấn công tên lửa 9 địa điểm tại Pakistan, bao gồm cả
khu vực tranh chấp Kashmir vào ngày 7/5/2025, nhằm đáp trả
vụ tấn công khủng bố tại Kashmir hồi tháng trước (22/4/2025)
làm hàng chục du khách thiệt mạng mà New Delhi cáo buộc
Islamabad đứng sau.
Pakistan cho biết đang tính toán
các biện pháp đáp trả vụ tấn công bằng tên lửa của Ấn Độ.
Hành động mới nhất của Ấn Độ nối dài danh sách những
cuộc xung đột quân sự giữa hai quốc gia láng giềng sở hữu vũ
khí hạt nhân.
Đây không phải là lần đầu tiên xung đột
vũ trang giữa Ấn–Pakistan xảy ra, mà trước đây đã có rất
nhiều lần, lực lượng quân sự đôi bên đã từng nổ súng vào
nhau trên phần đất đang tranh chấp Kashmir sau Đệ Nhị Thế
Chiến.
– Năm 1947, sau khi giành được độc lập từ Thực
Dân Anh, chiến tranh giữa Pakistan và Ấn Độ bùng nổ vì tranh
giành quyền kiểm soát Kashmir khiến hàng trăm người chết.
– Năm 1965, hàng ngàn quân ly khai được Pakistan hậu
thuẫn đã xâm lược Ấn Độ, Nga nhảy vào làm trung gian sau
cuộc giao tranh đẫm máu và hàng nghìn người chết.
–
Năm 1971, Pakistan đã đưa quân vào phía đông lãnh thổ của
mình, Đông Bengal, để đàn áp phong trào ly khai tại đó. Quân
đội Ấn Độ can thiệp. Cuộc chiến kết thúc chín tháng sau đó
với nền độc lập của vùng đất mang tên gọi Bangladesh, với
cái giá phải trả là ba triệu người thiệt mạng.
– Năm
1989, Ấn Độ phải đối mặt với một cuộc nổi dậy ly khai mới
khiến cộng đồng người Hindu ở Kashmir thuộc Ấn Độ phải chạy
trốn đến các khu vực khác.
– Năm 1999, New Delhi cáo
buộc Islamabad đã đưa các chiến binh Hồi giáo và binh lính
Pakistan xâm nhập vào khu vực Kashmir của mình để kiểm soát
sông băng Siachen, ở độ cao hơn 5,000m. Cuộc giao tranh ác
liệt đã khiến hơn một nghìn người thiệt mạng.
Kể từ
đó, các vụ tấn công diễn ra thường xuyên, chẳng hạn năm
2001, một cuộc tấn công xảy ra trước Hội đồng vùng Kashmir
của Ấn Độ ở Srinagar khiến 38 người thiệt mạng. Sau đó vào
năm 2008 tại Bombay, các chiến binh thánh chiến đã gây ra
cái chết của 166 người. Năm 2019 Pakistan lại tấn công Ấn Độ
khiến 40 lính Ấn tử vong.
(Trích Từ Wikipedia)
Tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan về Kashmir là một lịch
sử lâu dài nói hoài không hết. Năm 1947, quá trình chia tách
Đế quốc Ấn Độ thuộc Anh dẫn đến sự hình thành của các quốc
gia có chủ quyền là Pakistan tự trị với đa phần là người Hồi
giáo và Liên hiệp Ấn Độ với đạo Hindu. Khi đó, chính quyền
Kashmir, nơi phần lớn dân chúng theo đạo Hồi lại tuyên bố
muốn sáp nhập Kashmir vào Ấn Độ. Người Hồi giáo Pakistan
không thích điều đó. Một cuộc chiến thực sự bắt đầu và kết
thúc được cũng là do những nỗ lực của LHQ. Cuộc chiến tranh
đầu tiên giành quyền kiểm soát Kashmir cuối cùng kết thúc
bằng một lệnh ngừng bắn do LHQ làm trung gian. Vào năm 1949,
hai nước đã chính thức hóa đường ngừng bắn theo thỏa thuận
được ký tại Karachi, thủ đô lúc bấy giờ của Pakistan. Đường
ranh giới mới chia Kashmir thành hai phần. Pakistan kiểm
soát các khu vực phía bắc và phía tây, cụ thể là Azad
Kashmir, Gilgit, và Baltistan, trong khi Ấn Độ kiểm soát các
vùng phía nam và đông nam, bao gồm Thung lũng Kashmir và
Srinagar, thành phố lớn nhất khu vực, cũng như Jammu và
Ladakh.
Dân số Kashmir phần lớn là người Hồi giáo,
với khoảng 4 triệu người sống ở khu vực Kashmir do Pakistan
cai quản và 13 triệu người ở Jammu và Kashmir do Ấn Độ cai
quản. Nguồn gốc của sự khủng hoảng này bắt đầu ở sự kết hợp
nguy hiểm giữa chủ nghĩa dân tộc tôn giáo cực đoan (Hồi
Giáo) và chế độ cai trị độc đoán của giới quý tộc Ấn Độ
(Hindu–Ấn Độ Giáo). Sau cuộc xung đột năm 2019, New Delhi
tuyên bố là đã bình thưởng hóa Kashmir, nhưng thực tế là New
Delhi đã tước bỏ các điều khoản hiến pháp trao quyền tự trị
cho vùng lãnh thổ tranh chấp này. Chính sách của Thủ tướng
Narendra Modi và đảng của Ông là Đảng Bharatiya Janata theo
chủ nghĩa dân tộc Hindu, từ lâu ấp ủ ý định xóa bỏ quy chế
đặc biệt của bang duy nhất có đa số người Hồi Giáo ở Kashmir
là bang Jammu. Modi đã siết chặt quyền kiểm soát của New
Delhi đối với Kashmir và xói mòn bản sắc riêng của người
Kashmir, nhất là người Kashmir theo Hồi Giáo.
Ngày
24/4/2025, sau hai ngày quân Pakistan tấn công vào lãnh thổ
Kashmir (22/4/2025), Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã đọc
một thông điệp như một lời cảnh báo cứng rắn đanh thép cho
Islamabad:
– Chúng tôi (Ấn Độ) sẽ tìm ra và trừng trị
mọi kẻ khủng bố cùng những kẻ hậu thuẫn cho chúng. Chúng tôi
sẽ truy đuổi chúng đến tận cùng trái đất. Tinh thần Ấn Độ sẽ
không bao giờ bị khuất phục bởi chù nghĩa khủng bố. Chủ
nghĩa khủng bố không thoát khỏi sự trừng phạt.
Theo
thời gian, sự xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan đưa đến một sự
nhận định của giới quan sát chính trị ngày càng bất lợi cho
Pakistan vì hai yếu tố. Thứ nhất vì bị ghép vào tội “liên hệ
với khủng bố quốc tế” (như trường hợp Iran), thứ hai là một
“partner” trọng yếu duy nhất trên con đường chiến lược của
Tàu cộng hướng về Trung Đông, Châu Âu, Châu Phi qua ngả
Karachi của Pakistan.
Ấn Độ với diện tích đất đai
rộng lớn hơn 3 triệu km² và dân số hơn một tỷ tư người, theo
truyền thống “bất bạo động” của Thánh Mahatma Gandhi (Ấn
Giáo–Hindu), cho nên trên mặt tầng ngoại giao, Ấn Độ có
nhiều thiện cảm hơn Pakistan.
Diện tích đất đai của
Pakistan không bằng con số lẻ của Ấn Độ, nhưng vì bản chất
“khát máu” của người Hồi Giáo quá khích cực đoan nên bị cả
thế giới xem Pakistan và Afghanistan là cái “nôi” của khủng
bố khát máu quốc tế. Nhưng quan trọng hơn hết là vào thời
điểm này, thời điểm cuộc thương chiến Mỹ–Trung bùng nổ dữ
dội thì lại xảy ra cuộc xung đột tại Pakistan.
Trong
bài xạo sự “Trâu Bò Húc Nhau Ruồi Muỗi Chết” hôm 12/4/2025
xạo tôi đã viết:
... “Rõ ràng, bước đầu của chính
sách thuế quan đối ứng của Trump là chặt hết mấy cái càng
cua lớn bé của Ba Tàu để Chú Ba Tập không thể nào mon men bò
trườn lên miệng thùng được. Một trong những cái càng chủ yếu
của Bắc Kinh là Việt Nam vì địa lý chính trị.
Nói một
cách khách quan và thực tế thì ‘Mỹ rất cần Việt Nam’ trong
tiến trình đối phó với Bắc Kinh. Vị trí chiến lược của Việt
Nam quan trọng gấp 10 lần Đảo Quốc Đài Loan, vì Việt Nam mới
chính là cái ‘yết hầu’ (cổ họng) của Tàu. Có được cảng Cam
Ranh, Mỹ sẽ không cần Okinawa hay Guam nữa và nếu còn đối
đầu với Mỹ thì Tàu chỉ còn một con đường duy nhất bước ra
đại dương là Pakistan, nhưng liệu Tàu có tin vào Hồi Giáo
hay không lại một vấn đề khác...”
Ý xạo tôi muốn
nói rằng từ bấy lâu nay, vì lợi ích của hai quốc gia
Pakistan và Trung cộng, mà Islamabad ôm cả ba thế lực siêu
cường vào vòng tay của mình. Đối với Bắc Kinh, Pakistan có
một vị trí chiến lược không thua kém Việt Nam, vì cảng
Karachi của Pakistan bước ra Ấn Độ Dương, tương tự như cảng
Sài Gòn bước ra Thái Bình Dương.
Dự án chủ đạo trong
Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Tập Cận Bình là
Hành lang kinh tế Trung Quốc–Pakistan (CPEC), vốn đi qua
phần lãnh thổ phía Bắc Pakistan, phần lãnh thổ (Aksai Chin)
mà Ấn Độ tuyên bố chủ quyền. CPEC mang lại cho Pakistan một
vai trò trọng yếu không thể thay thế trong bảo đảm an ninh
chiến lược của Trung Quốc, vì là tuyến đường đáng tin cậy
duy nhất của Bắc Kinh ngoài Malacca giúp Trung Quốc tiếp cận
Ấn Độ Dương, qua đó vô hiệu hóa các nỗ lực ngăn chặn của Hải
quân Mỹ.
Sự xung đột Ấn Độ–Pakistan qua sự tranh chấp
lãnh thổ Kashmir chỉ là “cái diện” bên ngoài, nhưng bên
trong không đơn giản như ta tưởng. Đây là một ván bài lớn
không chỉ Nga, Mỹ, Tàu mà còn nhiều cường quốc liên hệ lịch
sử trước đây cũng nhào vô ăn có. Cả hai đối thủ Ấn và
Pakistan đều có vũ khí nguyên tử. Thật là khó khi một trong
hai bên không tự kiềm chế được thì hậu quả không lường như
cựu Tổng thống Bill Clinton than thở trước đây “Đường ranh
giới kiểm soát Kashmir là ‘khu vực nguy hiểm nhất trên Trái
đất’”. Bill Clinton khi đó đã ám chỉ có thể đối mặt với hậu
quả nghiêm trọng nếu vũ khí hạt nhân được sử dụng. Không
những chỉ lo ngại nguy cơ từ hai nước, mà các cuộc đụng độ
giữa phiến quân và lực lượng an ninh Ấn Độ xảy ra thường
xuyên.
Trong lúc chính quyền Trump đang phải đối phó
với hàng chục hàng trăm vấn đề kế sách mới của Trump thì
chiến tranh Ấn và Pakistan lại xảy ra, ngày càng có dấu hiệu
leo thang căng thẳng hơn. Ngày 22/4/2025, quân Pakistan tấn
công làng Pahalgam thuộc lãnh thổ Kashmir do Ấn Độ cai quản
làm chết 26 người. Ấn độ mở ngay chiến dịch Sindoor không
kích ngay lãnh thổ Pakistan, sự kiện này vẫn còn đang tiếp
diễn chưa biết đi tới đâu.
Ngày thứ tư 6/5/2025,
Trump nói “Tôi hy vọng hai nước có thể dừng lại các trận
oanh kích lẫn nhau ngay bây giờ. Tôi hiểu rất rõ hai nước,
và tôi muốn họ hòa thuận với nhau. Tôi muốn họ dừng lại và
nếu cần, tôi sẽ sẵn sàng giúp đỡ...”.
Ở đây cũng xin
nhắc lại cuộc xung đột Ấn–Pakistan năm 2019 cũng nhờ sự
trung gian hòa giải của Trump nên chấm dứt ngay. Lần này thì
cho đến giờ, cả hai Ấn Độ và Pakistan đều không yêu cầu sự
hỗ trợ của Hoa Kỳ, tuy nhiên ai cũng biết Chính Phủ Hoa Kỳ
luôn đóng vai trò hậu trường trong việc giúp hai quốc gia
này thoát khỏi bờ vực chiến tranh toàn diện.
Lần này
thì khác, khác nhiều lắm. Cái khác quan trọng nhất là
Mỹ–Trung đang trong giai đoạn “đánh nhau dữ dội và khốc
liệt” về thương mại và tiền tệ. Chính quyền Islamabad chắc
cũng phải hiểu “trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết”, cớ sao lại
đi gây chiến với Ấn Độ. Nếu cho rằng Islamabad dựa lưng vào
Bắc Kinh hay Mạc Tư Khoa để là “giảm nhiệt” dùm cho Bắc Kinh
thì là một sai lầm chính trị quá ngây thơ.
Đồng ý
rằng, ngay trong lúc này, Washington rất bận rộn với những
vấn đề quan trọng hơn là cái việc đi hòa giải cho hai anh
chàng đánh nhau vì thịt heo với thịt bò, hơn nữa dưới thời
Joe Biden, Hoa Kỳ đã rút phần lớn quân khỏi Pakistan kể từ
sau thảm họa triệt thoái của Mỹ khỏi Afghanistan. Từ lâu,
Washington vẫn tỏ thái độ thận trọng để không tỏ ra nghiêng
về bên này hơn bên kia, nhưng lần này thì Mỹ đã vội vàng lên
tiếng bênh vực New Delhi là “Ấn Độ có quyền tự vệ chống lại
khủng bố”, nhưng lời lẽ rất nhẹ nhàng và ôn hòa ám chỉ quân
khủng bố chứ không phải lực lượng võ trang chính quy của
Islamabad.
Trong nhiệm kỳ lần thứ nhất, chính quyền
Trump đã gây áp lực rất mạnh mẽ lên Pakistan, tố cáo
Pakistan đã dung túng cho các tổ chức khủng bố hoạt động tại
Kashmir. Trong năm 2018, Mỹ đã cắt viện trợ quân sự cho
Pakistan, viện lý do Islamabad “không hợp tác đầy đủ trong
việc chống khủng bố”. Điều này làm gia tăng căng thẳng giữa
Mỹ và Pakistan, và đây cũng là một nguyên động lực đầy
Pakistan dần dần rơi vào vòng tay của Bắc Kinh.
Trong
nhiệm kỳ này (2025), Trump đang đối phó cuộc chiến Thương
Mại với Tàu, trong khi Pakistan ngày càng phụ thuộc vào
Trung Quốc về kinh tế. Pakistan từ vài năm nay đã trở thành
mắt xích quan trọng trong dự án con đường tơ lụa của Trung
Quốc. Cuộc chiến Ukraine và dải Gaza chưa có lối thoát, điểm
nóng Kashmir có thể sẽ lại trở thành thách thức mới cho Tổng
thống Trump.
Đây là điểm then chốt cho bài viết này.
Câu hỏi được đặt ra ở đây là “Nguyên động lực nào khiến
cho Tổng thống Pakistan Asif Ali Zardari ra lệnh cho quân
đội tấn công vào phần đất của Ấn Độ trong lúc thế giới đang
trong tình trạng bất an bất ổn này!?”
Anything Possible!
Nga xúi, Tàu xúi, Mỹ xúi,
Anh xúi, Pháp xúi... để Pakistan, một quốc gia nguyên tử,
tạo ra thêm một “điểm nóng” hơn để giúp cho những điểm nóng
khác hạ nhiệt?
Xạo tôi không phải là kẻ gắp lửa bỏ
tay người, nhưng xạo tôi nghĩ rằng, Tàu xúi Pakistan là hữu
lý nhất. Sau khi xảy ra vụ tấn công của quân Pakistan, Bộ
ngoại giao Tàu cộng lên tiếng ngay ngày 23/4/2025: “Pakistan
có quyền bảo vệ chủ quyền của mình”.
Như đã nói,
Pakistan có vị trí chiến lược quan trọng nhất của Tàu cộng ở
phía tây nam, cũng tương tự như Việt Nam ở đông nam. Trong
kế hoạch “răn đe và bao vây” của Mỹ mấy thập niên qua, Tàu
chì còn có hai lối ra biển là Pakistan và Việt Nam.
Dưới nhãn quan chính trị của “Người Mỹ”, sự quan hệ giữa Mỹ
và Pakistan phần lớn là những câu chuyện “phản bội” lặp đi
lặp lại nhiều lần, điển hình là Mỹ đang gần gũi thân thiết
với Islamabad rồi lại đột nhiên cắt đứt viện trợ bất cứ lúc
nào Toà Bạch Ốc thấy cần thiết. Giới chính trị thượng thặng
của Mỹ thì nhận định rằng “Khi chúng ta ủng hộ Pakistan thì
họ làm những việc chúng ta không muốn, và khi chúng ta trừng
phạt Pakistan thì họ vẫn làm những điều trái ý chúng ta...”
Sau sự kiện “Nine One One 2001” quan hệ giữa Washington
và Islamabad khắng khít hơn khi chính quyền George W. Bush
Con gửi một tối hậu thư cho Islamabad yêu cầu Pakistan xác
nhận duy trì mối quan hệ với Mỹ hay Taliban (Taliban chứa
chấp Al Qaeda trú ngụ trong lãnh thổ Afghanistan). Pakistan
vội vàng xác nhận Pakistan sẽ là đồng minh tin tưởng nhất
của Hoa Kỳ trong việc truy lùng nhóm Al Qaeda, và Islamabad
được Washington tưởng thưởng vào năm 2004 khi được Mỹ xác
nhận Pakistan là một “đồng minh chủ chốt” không thuộc khối
NATO của Mỹ, qua đó tạo điều kiện cho Pakistan được tiếp
nhận một số công nghệ và khí tài quân sự tiên tiến tối tân
nhất của Hoa Kỳ.
Xưa khác nay khác.
George W. Bush thuộc Đảng Cộng Hòa, Donald Trump cũng
Cộng Hòa. Nhưng Trump lại nhận định Pakistan một cách khó
chịu và mỉa mai như thế này trên các trang mạng riêng của
mình (quảng bá cho quần chúng bình dân):
– “Hoa
Kỳ thật ngu ngốc khi đã viện trợ hơn 33 tỷ Đô La cho
Pakistan trong suốt 15 năm qua, và chúng ta không nhận được
gì ngoài sự lừa dối, họ coi lãnh đạo của chúng ta là những
tên ngốc. Họ còn cung cấp chỗ trú ẩn cho những tên khủng bố
mà chúng ta đang săn lùng ở Afghanistan và họ cũng không hề
giúp lại cho chúng ta một điều gì dù nhỏ nhặt nhất. Chúng ta
không thể tiếp tục như vậy được nữa!”
Năm 2001, “mối tình puôn pán giữa nị với ngộ còn đang
mặn nồng khắn khít... hớ...”. Năm 2025, “Em ơi nếu mà sau
này, giấc mộng không thành, thì đành đôi ngã chia ly chớ
đừng u sầu làm chi...”
Để Kết:
Như phần trên xạo tôi đã viết: “Anything Possible! Nga
xúi, Tàu xúi, Mỹ xúi, Anh xúi, Pháp xúi... để Pakistan, một
quốc gia nguyên tử, tạo ra thêm một ‘điểm nóng’ hơn để giúp
cho những điểm nóng khác hạ nhiệt? Xạo tôi không phải là kẻ
gắp lửa bỏ tay người, nhưng xạo tôi nghĩ rằng, Tàu xúi
Pakistan là hữu lý nhất...”
Để kết xin sửa lại là “Mỹ
xúi Pakistan có lẽ hữu lý hơn...”
(Chữ “XÚI”
ở đây xin hiểu là “chống lưng”).
Có những chuyện
thấy vậy mà hổng phải vậy. Chính trị nghịch lý là như vậy.
Nếu được như vậy thì tiếng chuông báo tử cho Bắc Kinh đã
điểm.
Xạo Sự cho vui rồi bỏ. Ai muốn hiểu sao hiểu.
Miễn Bàn!
Thân Kính Chúc Cuối Tuần Vui Vẻ.
Út Bạch Lan E22
thiên sứ micae – thánh bổn mạng sđnd qlvnch
|
hình nền: thắng cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML–5 hay cao hơn.
nguồn: internet eMail by nam giang chuyển
Đăng ngày Thứ
Hai, May 12, 2025
tkd. Khoá 10A–72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH