Gia
Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Tạp
Ghi
Chủ đề:
hải quân vnch
Tác giả:
Hoàng Ðình Báu
Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)
Đầu
năm 1974 tôi được chỉ định làm hạm trưởng Hộ tống hạm Kỳ Hòa
(HQ–09). Suốt năm đó HQ–09 có hai nhiệm vụ chính: Tuần tiễu vùng
Trường Sa và yểm trợ các giàn khoan dầu của Hoa Kỳ ngoài khơi từ
Vũng Tàu đến Côn Ðảo. Mỗi chuyến công tác kéo dài ba tháng nên
việc nghỉ bến để tiếp tế lương thực, dầu, và nước là Vũng Tàu,
đôi lúc cũng ghé Côn Sơn để nghỉ ngơi và tiếp tế.
Ðến năm 1975 khi các tỉnh ở Cao Nguyên
Trung Phần bị lọt vào tay Cộng quân. Ðầu Tháng Hai thì Huế và
Quảng Trị bắt đầu rối loạn, Sư Ðoàn 1 Bộ Binh đóng tại Huế đang
được di tản vào Ðà Nẵng. Vào thời điểm này HQ–09 được lệnh chuẩn
bị ra công tác khẩn cho Vùng 1 Duyên Hải. Ðây được coi như là
chuyến công tác cuối cùng của HQ–09 mà hằng năm vào dịp 30 Tháng
Tư vẫn còn ghi đậm trong lòng thủy thủ đoàn đã từng phục vụ trong
những ngày tháng cuối cùng đó.
Sáng ngày 26 tháng Ba, 1975, chiến hạm
khởi hành ra Vùng 1 Duyên Hải.
Lúc 6:00g sáng ngày 28 Tháng Ba, 1975,
chiến hạm tới cửa Sơn Trà để chờ lệnh.
Các tin tức nhận được từ Bộ Tư Lệnh
Vùng 1 Duyên Hải và do dân chúng tỏa ra bằng ghe cặp vào chiến
hạm lúc sáng như sau: Tối hôm trước Cộng quân pháo kích vào Bộ Tư
Lệnh Hải Quân Vùng 1 Duyên Hải bằng hỏa tiễn 122ly và sơn pháo
130ly, làm hư hại chiếc trực thăng của Tư Lệnh Vùng 1 Duyên Hải,
Phó Ðề Ðốc Hồ Văn Kỳ Thoại. Toàn thành phố bị thiết quân luật
24/24. Lính của các quân binh chủng di chuyển về Ðà Nẵng quá
đông, không nơi ăn chốn ở, gia đình ly tán. Lợi dụng cơ hội này
đặc công Cộng sản trà trộn để phá hoại nên có nhiều tiếng súng và
vài đám cháy nhỏ xảy ra trong thị xã. Các đơn vị cơ giới hạng
nặng cùng các chiến xa, quân xa của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã
đậu dài từ cầu Trịnh Minh Thế cho đến bờ biển Tiên Sa. Một vài
nhóm quân nhân đã uy hiếp một tàu Hải Quân, buộc phải đưa họ tách
bến. Nhưng tàu này bất khiển dụng nên rất may là không có gì đáng
tiếc xảy ra. Với tình hình đó HQ–09 được lệnh không vào Ðà Nẵng
mà cũng không cặp cầu Tiên Sa.
Chiến hạm vận chuyển với hai máy tiến
một, chạy lòng vòng ngoài cửa Ðà Nẵng để chờ lệnh. Chiến hạm quan
sát thấy hàng trăm ghe tàu đủ loại đang tiến ra biển; một số ghe
tiến về chiến hạm rồi cặp vào để đưa một số binh sĩ và thường
dân lên boong tàu.
Vào 12:00g trưa ngày 28 Tháng Ba, 1975,
chiến hạm nhận lệnh xuôi về Qui Nhơn để đón Sư Ðoàn 23 Bộ Binh di
tản. Trên đường đi, chiến hạm cũng đã vớt nhiều đồng bào từ Quảng
Ngãi, Cù Lao Chàm, và Cù La Ré. Phần đông họ đi trên các ghe
thúng hoặc ghe nhỏ. Chiều hôm đó chúng tôi đã chứng kiến bao cảnh
thương tâm mà không sao cứu giúp được. Ðó là các đồng bào đang ở
trên sà lan do các tàu dòng của hãng thầu RMK kéo về Sài Gòn. Tàu
kéo thì quá chậm, trên sà lan lại quá đông người, lẫn lộn với
nhiều binh sĩ đầy đủ súng ống. Trời nóng như đốt, không nước,
không lương thực thì chuyện rối loạn là điều không tránh khỏi.
Chiến hạm không thể đến gần để giúp đỡ vì lúc đó trên tàu cũng
đang đầy người, nếu đến gần không biết chuyện gì sẽ xảy ra. Ðành
bấm bụng cho tàu chạy lướt qua, để lại đàng sau những tiếng la
cầu cứu lẫn tiếng súng.
Hoàng Ðình Báu
Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)
THIÊN SỨ MICAE – BỔN MẠNG SĐND VNCH
|
Hình nền: thắng cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML–5 hay cao hơn.
Nguồn: Internet eMail by tony nguyen chuyển
Đăng ngày Thứ Sáu, October 4,
2024
Ban Kỹ Thuật
Khóa 10A–72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH
GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư:
Liên lạc
Trở lại đầu trang