Gia
Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Tạp
ghi
Chủ đề:
Dân ca Quan Họ
Tác giả:
BP
Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)
Trong
những thể điệu dân ca Việt Nam, tôi thích nhất
dân ca quan họ.
Theo Wikipedia, cùng với “cung đình
Huế”, “chiêng trống cồng” Cao nguyên, ca trù, dân ca quan họ đã
được Unesco công nhận là di sản văn hóa (2009).
Điệu dân ca này, tuy khai sinh và phát
triển ở vùng Kinh Bắc (Bắc Giang, Bắc Ninh) nhưng khi nói đến
quan họ là người ta nghĩ ngay đến Bắc Ninh. Vì quan họ là thơ,
thơ phổ nhạc. Cho nên không lạ gì khi vua “thơ mới” (1932..) Thế
Lữ và hoàng đế kịch thơ Hoàng Cầm đều là người Bắc Ninh.
Có hai loại dân ca quan họ:
Truyền thống (gọi là chơi quan họ),
trong đó, liền anh và liền chị đối đáp nhau, không nhạc đệm và
chỉ thu hẹp giữa một số “khán giả”.
“cách tân”, chữ của tôi, gọi là hát
quan họ, trong đó có đơn ca, song ca, hợp ca... với sự phụ họa
của các nhạc sĩ.
Bài hát quan họ phổ biến nhất ở miền
Nam, trước 1975, là “Qua cầu gió bay” mà tôi nghĩ là ai ở thế hệ
chúng ta cũng đều nghe qua:
“Yêu nhau cởi áo ối à cho nhau
Về nhà dối rằng cha dối mẹ a à a á a
Rằng a ối a qua cầu. Rằng a ối a qua cầu
Tình tình tình gió bay, tình tình tình gió bay
Yêu nhau cởi nhẫn ối à cho nhau
Về nhà dối rằng cha dối mẹ a à a á a
Rằng a ối a qua cầu. Rằng a ối a qua cầu
Tình tình tình đánh rơi, tình tình tình đánh rơi
Yêu nhau cởi nón ối à cho nhau
Về nhà dối rằng là cha dối mẹ a à a á a
Rằng a ối a qua cầu. Rằng a ối a qua cầu
Tình tình tình gió bay, tình tình tình gió bay”
Tôi không hiểu bài hát, nguyên văn là
thế, hay “sau này” người ta thêm lời vào? Nói “sau này” là tôi
muốn nói thời Pháp thuộc. Trước đó, người Việt ta không đeo nhẫn.
Nếu gọi là ca dao thì chắc chỉ có 2 câu
đầu (?): “Yêu nhau cởi áo cho nhau, về nhà mẹ hỏi: qua cầu gió
bay”. Bởi, nếu là 6 câu (cởi áo / cởi nhẫn / cởi nón) thì chúng
không vần nhau, không phải lục bát. Mà chỉ là... chùm (!): chùm
“lục bát”, theo cách gọi của mấy “bố” u–việt (Việt u minh)!
Bài hát quan họ này, theo tôi, là bài
hát của các nàng. Do cái câu “về nhà mẹ hỏi”. Chứ đàn ông mà “về
nhà má hỏi” thì... quê cui quá!
Không biết ai là tác giả 6 câu hát
nhưng cái thứ tự xuất hiện của chúng trong bài thơ, không
“logique” gì mấy!
Cái nhập đề “yêu nhau” thì không chê
vào đâu. Có yêu nhau trước thì mới có màn hứa hẹn, thề thốt với
nhau (anh hứa yêu em trọn một đời). Có tin nhau rồi (đúng hơn là
nàng tin chàng) thì mới “cởi áo cho nhau” (cởi một mình lâu
quá!?). Mà đã cởi áo cho nhau rồi thì cởi đến cái gì mà chả được,
hà cứ gì phải cái nón mà không là cái khác? Bởi nón thì (dường
như), ngày xưa ngoài Bắc, chỉ có người phụ nữ (thôn nữ) đội (nón
quai thao...) chứ cánh đàn ông nông dân thì (dường như) không.
Nói đến cởi, người ta nghĩ ngay đến vải
vóc, mặc dầu có nhiều thứ để cởi ra. Người miền Nam nói “cởi áo”
nhưng “tháo nhẫn” và “dỡ (lột, cất...) nón”, tôi chưa nghe ai nói
“cởi nón”.
Như
thế, cởi nhẫn, cởi nón, có thể, được thêm vào để bài hát dài hơn
tí. Thời đại này, nếu muốn “câu giờ”, ta có thể thêm “cởi lắc”,
“cởi xắc” hay chắc ăn nhất: “lột... ví ối a cho nhau” thì đó mới
là “yêu nhau” chân thật!
.....
Cô Jenna Evans, 29 tuổi, cư dân San
Diego, và hôn phu Bobby Howel, thì không biết có “cởi áo cho
nhau” chưa nhưng cởi nhẫn thì có. Có điều Jenna không cởi nhẫn
mình cho Bobby, mà cô cởi nhẫn cho vào... miệng, nuốt luôn. Chẳng
phải vì Bobby, sau khi cãi nhau, đòi lại chiếc nhẫn (122ly?), mà
Jenna, bắt chước theo một câu thơ Xuân Diệu (nhẫn... cho đi không
lấy lại bao giờ), “chơi” vô miệng.
Bản tin trên tờ Hoa Thịnh Đốn thời báo
(ngày 16/9/2019) cho biết
(*): chả là Jenna nằm mơ, thấy mình và
Bobby đang chạy trốn một bọn cướp trên một chuyến xe lửa. Vì sợ
bọn côn đồ cướp nhẫn, Bobby bảo Jenna “em nuốt đi cho chắc ăn”.
Và cô... nuốt! Đến đây thì cô giật mình tỉnh giấc, nhìn lại trên
tay thì chiếc nhẫn đã không cánh mà bay!
Sáng hôm sau, 2 đứa “cởi nhẫn cho nhau”
mang nhau ngay vào một trung tâm cấp cứu. Rọi quang tuyến X thì
thấy chiếc nhẫn kim cương “như con mèo ngáy ngủ trong”... bao tử
chủ nhân!
Thay
vì để chiếc nhẫn tự động thoát ra theo ngõ... bài tiết, vị Bác sĩ
khám, đã lấy nó ra bằng đường miệng. Có thế chứ, nhẫn đính hôn
chứ phải nhẫn cầm đồ đâu, vào cửa chánh thì phải ra cửa chánh, ai
lại cửa hậu (?) “đi... cầu đánh rơi” bao giờ?!
Không biết chàng Bobby thì sao chứ tôi
mà là chàng, tôi không an tâm tí nào cả. Tưởng tượng đêm đêm nằm
ngủ kế bên môt người mà nằm mơ thấy nuốt nhẫn thì tháo nhẫn ra
nuốt thật, mà lạnh cả người.
Kiểu đó, rủi mai mốt nằm mơ, thấy đi
bắt ghen rồi “cắt... người trong mộng” thật, thì có phải là chết
cả cuộc đời một cách vô duyên, lãng nhách không?!
Chả nhẽ lại “em vô giường em, tôi
giường tôi”?!
BP
(*)
https://www.washingtonpost.com/nation/2019/09/16/engagement-ring-dream-swallowed-san-diego
Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)
THIÊN SỨ MICAE – BỔN MẠNG SĐND VNCH
|
Hình nền: thắng cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML–5 hay cao hơn.
Nguồn: Internet eMail by th chuyển
Đăng ngày Thứ Năm, May 25,
2023
Ban Kỹ Thuật
Khóa 10A–72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH
GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư:
Liên lạc
Trở lại đầu trang