Bắc đẩu tinh

 

Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Tạp ghi
Chủ đề:
Nghệ thuật Paris
Tác giả: BP

KHIÊU–VŨ CÙNG PHẾ NHÂN

 

Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)

 

Danse avec les stars (DALS)”, khiêu–vũ với người nổi tiếng, là một sản phẩm của “BBC Studios France” do đài “TF1” phát hình, đúng hơn, đây là chương trình “Strictly Come Dancing”(Anh) version Pháp quốc, trong đó, những người nổi tiếng trong nhiều lãnh vực: ca, nhạc, kịch, thể thao, điện ảnh, báo chí, ảo thuật, người mẫu, v.v. (trừ vũ) khiêu–vũ với những vũ công chuyên nghiệp.

Chương trình kéo dài khoảng 10 tuần (prime time). Trừ lần đầu (prime 1) nhảy “giao duyên”, các lần sau, mỗi cặp được chấm điểm bởi ban giám khảo (50%) và... khán giả (50%). Hai cặp cầm đèn đỏ sẽ tranh tài nhau (face–à–face) và chính... khán giả (!) sẽ quyết định ai là người xách... áo ra đi! Nên, không ít trường hợp thí sinh nhảy yếu nhưng vẫn “sống sót” nhờ các “fan” bỏ phiếu cứu bồ!

Nhân tố chánh của DALS là các vũ công chuyên nghiệp, đúng hơn là vũ sư. Không có họ sẽ không có DALS. Bởi vì họ vừa phải moi óc chọn nhạc nhảy, viết ra các màn trình diễn (choregraphie) phù hợp với điệu nhảy, với đề tài, với thời gian (phải chấm dứt cùng lúc với tiếng nhạc), vừa phải dạy partenaire (đa số chưa bao giờ nhảy). Mỗi tuần một điệu. Họ phải làm việc 6 ngày 1 tuần. Trung bình 10h/ngày. Lương khoán (từ đầu đến hết chương trình). Vào chung kết hay bị loại sớm (vì “sao” nhảy với mình là sao... quả tạ!) thì cũng như nhau!

Theo một bản tin trên mạng, mùa DALS 7, các vũ sư đều lãnh thù lao như nhau: 17.000€/mùa. Sau đó, nhờ chương trình ăn khách nên thù lao được tăng nhưng cũng tùy thuộc nhiều yếu tố: danh tiếng, trình độ, thâm niên... Từ 17.000 € (như nữ vũ sư trẻ Ines Vandamne mới tham gia DALS năm nay) cho đến 25.000 € (như nam vũ sư Maxime Dereymez, nữ vũ sư Úc Katrine Patchett... xuất hiện ngay từ DALS 1), trừ nữ vũ sư Fauve Hautot: 150.000 euros/saison vì cô tài giỏi, từng là giám khảo và, nhất là, được nhiều người biết đến.

Nhiều vũ sư thú nhận là đời họ lên hương nhờ DALS. Như Candice Pascal làm serveuse ở New York, Grégoire Lyonnet, Christophe Licata lận đận từ fast–foods sang... thợ nề, đến bán hàng qua điện thoại, v.v. trước khi cộng tác với DALS!

Thù lao các giám khảo, năm 2016, là 150.000 € / mùa, quá thấp so với ban giám khảo “The Voice “(F.Pagny: 800.000 € / Jennifer: 600.000/Zazie: 500.000 € và Mika: 1.000.000 €!)

Với các “ngôi sao” thì lại khác. Ngoài thù lao khi tham gia DALS, mỗi lần xuất hiện trong chương trình (ie mỗi tuần) thì được thưởng thêm (prime). Thù lao + tiền thưởng, tùy theo danh tiếng “thí sinh”!

Chuyện thù lao này, người đồng ý, kẻ phản đối. Với tôi thì cơ sở sản xuất “BBC” chịu khó “chi”, giản dị vì họ “bỏ ra con tép, thu vào hai tôm”. Vả lại: khi tham gia DALS, thí sinh phải ngưng hành nghề của họ. Thù lao là một “bồi thường” phần thất thoát thu nhập. Ngoài ra, sự hiện diện của họ kéo theo những người ái mộ (hay hiếu kỳ), số khán giả màn ảnh nhỏ tăng, tăng lợi nhuận cho TF1 + BBC.

Nhưng không phải là không có nghịch lý.

Như trong DALS 7, Laurent Maistret lãnh thấp nhất (20.000 € + 1500/semaine) vì chỉ là một người mẫu “thường thường”, trong khi Julien Lepers và Valérie Damidot lãnh 80.000 € + 1500/semaine vì họ là những khá nổi tiếng. Rốt cuộc người lãnh thấp nhất lại nhảy hay nhất (đoạt cúp). Còn hai “sao” kia: vũ không được mà khiêu cũng chả xong!

Năm 2015, cầu thủ Djibril Cissé, tuy bị loại ngay vòng đầu, nhưng vẫn thơ thới ôm trọn 250.000 € ra đi.

Nhưng, lãnh nhiều nhất, theo tờ “Voici”, là nữ minh tinh Mỹ gốc... “Biên Hòa” Pamela Anderson (DALS 9) với 400.000 € + (2000 €/prime).

DALS 10 năm nay, vào chung kết là 2 thí sinh có thù lao thấp nhất (20.000 € lại không được “thưởng” mỗi tuần!) vì không mấy người biết họ! Màn “Long tranh Hổ đấu” diễn ra giữa con Rồng Sami El Gueddary, vô địch nhiều lần ở Pháp về bộ môn bơi lội dành cho người tàn tật, huy chương đồng Âu Châu 2009. Và con Cọp Ladgi Doucouré: vô địch (“nhảy rào” 110m) thế giới 2005.

Các “ngôi sao” được trả lương hậu bởi vì họ tham gia, không phải để ngồi chơi xơi nước mà trái lại, phải tận dụng sức lực và trí lực để nhảy cho đúng kỹ thuật và nhớ đúng bài bản (chorégraphie).

Về thể lực, để có sức... nhảy, họ phải tập thể thao, ăn theo régime của DALS (nhiều rau, ít thịt), và phải học nhảy 6 ngày một tuần. Không gì lạ khi danh hề Anthony Kavanagh đã thú nhận: sau mùa nhảy, anh mất đi gần 10kg. Chưa nói là nhiều thí sinh “bị thương” khi tập!

Về trí lực, họ phải học thuộc lòng “choré”. Mỗi tuần: một điệu, một choré! Mà không phải thuộc là xong, “trả bài” với ống kính thu hình kế bên thì khó mà tập trung cho nổi! Chả trách gì có thí học nhiều “dờ” (giờ) mà nhảy vẫn “dở”! Điển hình là ký giả thể thao Yoann Riou năm nay hay Vincent Moscato, rugby man, năm rồi, v.v. Lỗi không phải ở họ.

Cũng như một số bộ môn nghệ thuật khác, khiêu–vũ cần có khiếu và trí nhớ. Nhảy đúng bước, đi đúng nhịp chưa hẳn đã là “khiêu–vũ”. Có người tập trung vào tay thì chân bước sai (hay ngược lại). Rồi lưng phải thẳng, mặt phải ngẩng, mông phải lắc thế này, chân phải nhún thế nọ, người phải nghiêng về đây, đầu phải nghiêng về đó, rồi phải có... “lỗ tai” để nhảy đúng nhịp, nhảy ăn khớp với các ông bà thầy partenaire mình (trong điệu “jive” chẳng hạn), và, quan trọng nhất, phải nhập người vào tiếng nhạc, lời nhạc, điệu nhạc. Rumba nóng bỏng, Paso–la–vache–qui–ne–rit–pas, Valse lả lướt, Tango macho, Quickstep vui tươi, v.v. Động tác nào ra động tác ấy, tới cùng. Nhảy cho mình, nhảy hết mình. Quên. Quên camera. Quên giám khảo. Quên khán giả. Quên. Quên hết. Nhưng phải... nhớ “choré”!

Trừ năm 2011 với hai lần DALS (1&2), từ 2012 trở đi, mỗi năm một DALS. Năm 2019 này, DALS kỷ niệm “10 chương trình cũ”.

Tuy kỷ niệm 10 lần (10 saisons), nhưng, theo tôi, DALS 10 là chương trình “yếu” nhất từ trước đến nay. Không thấy “sao” nào nhảy “khá”! Nữ lẫn nam. Có lẽ vì thế nên số người xem (audience) chỉ khoảng 17%, so với > 20% những lần trước.

Trong 10 DALS, người nhảy hay nhất là nam ca sĩ Bỉ Loic Nottet (DALS 6/2015). Với số điểm trung bình là 9.2/10: un record! Loic không chỉ múa (“vũ”) đẹp, chàng còn nhảy (“khiêu”) xuất thần, nhất là trong điệu “nhảy” hiện đại (danse contemporaine) với Denitsa Ikonomova (vũ công Bảo Gia Lợi) trong ca khúc “Chandelier” của Sia! Đó là màn nhảy múa mang đến nhiều xúc động nhất cho người xem (giám khảo + khán giả). Đây là lần đầu tiên, sau khi màn nhảy chấm dứt, Chris Marques, vị giám khảo “khó tánh” nhất, giám đốc nghệ thuật DALS, đã rời chỗ ngồi, đến ôm Denitsa và Loic, cám ơn họ, kèm theo hai hàng nước mắt. Chris không phải là người khóc duy nhất!

Kỷ niệm 10 năm, chương trình thêm nhiều tiết mục mới, lạ. Đặc biệt, ở phần bán kết, trong màn “nhảy–bộ–3”: vũ sư, thí sinh và một nhân vật do thí sinh chọn. Sami: một champion, tàn tật bẩm sinh (chân trái bị “mất” từ đầu gối trở xuống và bàn tay mặt mất nhiều ngón) đã chọn Pauline Déroulède, một cô gái trẻ, đẹp, 28 tuổi bị cưa mất chân trái sau tai nạn xe năm vừa qua (một cụ già... 92 tuổi tông xe vào khi cô đang ngồi trên chiếc moto trên lề đường!). Fauce Hautot đã chọn điệu “contemporaine”, nhảy với ca khúc mà Pauline rất thích: “Always remember us this way” của Lady Gaga, để Sammi và Pauline, 2 người “cụt” chân, diễn tả. Khi màn vũ vừa kết thúc, mọi người đều đứng lên rơi lệ hoan hô. “Mọi người” cũng là những khán giả đang ngồi trước màn ảnh nhỏ! Đây là màn trình diễn xúc động nhất của DALS kể từ lần đầu. Và sẽ là một trong những màn trình diễn xúc động nhất của DALS! Đá còn phải khóc, nói chi người?!

 

 

Giây phút đó, không biết sao, tôi lại nghĩ đến những thương phế binh của chúng ta, những người lính tàn phế của môt quân đội bị bỏ rơi. Họ đã hy sinh một (nhiều) phần thân thể cho sự sống còn của đất nước. Bây giờ nước mất, nhà tan, họ bị gì, còn gì? – Không còn gì khi họ bị chính một số “đồng bào” họ, “giải phóng” họ ra khỏi cái xã hội con Người!

Ngược lại, cựu giáo sư quần vợt Pauline, mất chân trái, không tiếp tục nghề cũ được. Nhưng đồng bào cô đã đưa tay kéo cô dậy và cô đã can đảm đứng dậy, bằng một chân, một nạng. Bây giờ, với chiếc chân giả, đồng bào cô đã dạy cô nhảy, đã cùng cô múa. Múa cho tan uất hận. Nhảy cho vỡ muộn phiền. Từng bước phải, từng bước trái, Pauline đang khập khễnh đi vào đời. Bằng niềm tin. Bằng hy vọng.

DALS 10 không đạt “kỹ thuật”, trình độ không bằng các lần trước nhưng cúp DALS 10 là cúp ngoại lệ, người đoạt cúp là một nhân vật ngoại hạng.

Cúp DALS 10 là cúp “ý nghĩa” nhất trong 10 cúp DALS. Nó cho người ta một bài học đáng quý. Tàn phế nhưng vẫn đoạt cúp khiêu–vũ. Cụt chân nhưng vẫn nhảy múa. Cám ơn Pauline. Cám ơn Sami: những phế nhân đã dùng đấu tranh để nuôi hy vọng, biến hy vọng thành hiện thực.

Vâng: “mất nước là mất tất cả” nhưng mất nước không có nghĩa là phải vĩnh viễn lưu vong!

BP



Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THIÊN SỨ MICAE – BỔN MẠNG SĐND VNCH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình nền: thắng cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML–5 hay cao hơn.

 

Nguồn: Internet eMail by th chuyển

 

Đăng ngày Thứ  Tư, May 24, 2023
Ban Kỹ Thuật Khóa 10A–72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH

 

GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư: Liên lạc
Trở lại đầu trang