Bắc đẩu tinh

 

Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Tạp ghi
Chủ đề:
Thao College
Tác giả: BP

PHƯƠNG THẢO LÊ THÊ ANH... QUỐC CHÂU

 

Bấm vào đây để in ra giấy (Print)

 

“Việt Minh, Việt Cộng, Việt Kiều,
Trong ba Việt ấy, Đảng yêu Việt nào?
Việt Minh thì tuổi đã cao!
Việt Cộng ốm yếu, xanh xao gầy còm!
Việt Kiều thì hãy còn son.
Đảng yêu, đảng quý như con trong nhà!
Chỉ cần một ít Đô La,
‘Việt Gian’ phản quốc hóa ra Việt Kiều!”

Những câu ca dao thời Đảng mới “mở cửa” (1986/87) đón những “khúc ruột xa ngàn dặm” quay về thăm “chùm khế ngọt”, bây giờ, đã xưa “hơn Diễm”. Chẳng những không còn đúng với sự thật, mà trái hẳn lại. Đa số Việt Minh đã, bắt chước “Bác”, đi chầu mấy ông Râu: Các–Mác–Lê–Nin. Đa số Việt Cộng đã hết “ốm yếu, ho hen”, đu cây đu đủ không gãy, mà là to béo, là nhà cao, cửa rộng, là ăn thịt bò dát vàng, là đi xe chiến cả mấy trăm ngàn đô, v.v. Riêng Việt kiều thì bây giờ đã xuống giá, “về” thì tốt, không “về” cũng chẳng chết Đảng.

Việt... Hoàng Kiều thì khác. Ông Hoàng Kiều (cháu nhạc sĩ Hoàng thi Thơ) có lẽ là “Việt kiều” giàu (“chính thức”) nhất thế giới. Theo tạp chí Forbes, năm 2015, tài sản của ông là 3.8 tỷ dollar, là một trong 400 tỷ phú giàu nhất Hoa Kỳ. Tuy hiện nay, dù đã lọt sổ Forbes (tài sản xuống còn 1.6 tỷ) nhưng, tôi nghĩ, ông Việt “Kiều” này vẫn còn là “Việt kiều” giàu nhất thế giới nhưng không phải là người Việt giàu nhất thế giới.

Người Việt giàu nhất thế giới (xếp hạng 411/2668 trên thế giới), theo Forbes (2022), là ông Phạm nhật Vượng, chủ tịch Vingroup, với tài sản, năm 2022, là 6.2 tỷ USD.

Có 7 tỷ phú Việt Nam lọt vào danh sách Forbes 2022 (“vnexpress.net” ngày 5/4/2022), trong đó, nổi tiếng nhất, có lẽ là bà Nguyễn thị Phương Thảo, tuy bà chỉ là người giàu thứ ba VN (3 tỷ 1 à 984/2668 thế giới), sau ông Phạm nhật Vượng và ông Trần đình Long.

Bà Thảo nổi tiếng nhất không chỉ vì là người phụ nữ VN giàu nhất thế giới mà còn vì, khi tháp tùng thủ tướng Chính sang Anh năm 2021, bà đã “hiến tặng” 155 triệu bảng Anh (190 triệu USD) cho trường Linacre College thuộc viện đại học Oxford (Anh). Bù lại, trường sẽ vinh danh “ân nhân” bằng cách đổi tên thành “Thao” College. Linacre, Thomas Linacre (1460–1524), tên của vị bác sĩ, văn sĩ, nhà toán học, cựu sinh viên đại học Oxford, thì đi chỗ khác chơi!

Theo “vietnambusinessinsider.vn”, bà Phương Thảo sanh năm 1970 tại Hà Nội. Du học Nga từ năm 17 tuổi. Cử nhân Tài Chính Tín Dụng. Cao Đẳng Kinh tế Lao Động. Tiến sĩ Điều khiển học (?) Kinh Tế (Nga). Các chức vụ của bà hiện nay: “Chủ tịch tập đoàn Vietjet Air, Phó Chủ tịch Thường trực Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Phát Triển HCM (HDB), Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị (HĐQT) công ty CP Sovico Holdings, Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng Khoán Phú Gia, Chủ Tịch Công ty địa ốc Phú Long, Chủ Tịch Hội Đồng Tư Vấn Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Đầu Tư Hướng Dương Sunny”.

Sau lưng một bà “Chủ” thành công là một ông “phó Chủ” thành đạt! Theo “doanhnhaonline ngày 25/5/2022”, “ông Nguyễn Thanh Hùng – chồng của bà Thảo cũng là một doanh nhân thành đạt với lý lịch khủng, ông luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho bà Thảo. Ông Nguyễn Thanh Hùng hiện đang là thành viên của Hiệp hội tư vấn doanh nghiệp APEC do Thủ tướng phê chuẩn, Phó chủ tịch diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Nhật Bản và Ủy viên Ban chấp hành Hội Hữu nghị Việt Nam – Hoa Kỳ. Ông cũng đồng thời là thành viên duy nhất đại diện doanh nghiệp Việt Nam tại diễn đàn kinh tế trái đất được diễn ra vào năm 2001 tại Thụy Sĩ, tại đây ông được bình chọn là Nhà lãnh đạo trẻ Trái Đất. Ông cũng đồng sáng lập nên Tập đoàn Sovico Holdings – tập đoàn này hoạt động ở nhiều ngành như: tài chính ngân hàng, Hàng không và Bất động sản. Ông cũng là nhà đồng sáng lập của 2 ngân hàng lớn là Techcom và VIB...”

Không biết “lý lịch khủng” trong bài báo là có nghĩa gì? “Khủng” là vì ông cũng thành công như bà hay “khủng” vì ông là “gia đình cách mạng... khủng” (Tôi hiểu chữ “lý lịch” như “khai lý lịch” mà, sau 75, dân miền Nam bị bắt phải viết tới, khai lui cả chục lần!)?

Ông Hùng thì tôi không biết nhưng bà Thảo: sang Nga năm 17 tuổi, 18 tuổi bắt đầu kinh doanh. 3 năm sau là triệu phú. Chỉ bằng niềm tin mãnh liệt và sức lao động cần củ, sau 3 năm bà Thảo đã có 1 triệu USD đầu tiên (thời đó là rất lớn). Trở thành triệu phú đô la đầu tiên khi mới 21 tuổi nhờ kinh doanh các loại hàng điện tử, máy văn phòng, máy fax và cao su tự nhiên [thiên nhiên?]. Với số vốn này, bà Thảo cũng bắt đầu chuyển sang kinh doanh những mặt hàng công nghiệp như sắt thép, máy móc, phân bón và một số loại hàng hóa khác.
(vietnambusinessinsider.vn).

Dù ngả nón trước một phụ nữ trẻ tuổi, tài cao như bà Thảo nhưng tôi cũng tự hỏi “cách nào mà một nữ sinh viên vừa làm, vừa học mà lại có thể trở thành triệu–phú–tiến–sĩ chỉ trong vài năm”?!

1987 là năm Hà Nội mới từ bỏ kinh–tế–tập–trung CS chuyển sang kinh–tế–thị–trường tư bản, nghĩa là Việt Nam vẫn còn “rớt mồng tơi”, nghĩa là giáo dục vẫn còn “hồng hơn chuyên”. Thời điểm đó, Phương Thảo có thể là một sinh viên xuất sắc nhưng nếu không là một đoàn viên (Đoàn Thanh Niên CS), không có một lý lịch “tốt”, thì tôi không tin cô được đi du học ở Nga. Theo
“duanvinhomessmartcitytaymo.com”, Nguyễn thị Phương Thảo có “họ” (Nguyễn Cảnh) với các ông: “Nguyễn Cảnh Dinh (1934) nguyên Ủy viên Trung ương Đảng khóa 5, 6, 7, 8; Đại biểu Quốc hội các khóa 7, 8, 9, 10. Ngoài ra Ông cũng từng là Bộ trưởng Bộ Thủy lợi, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước. Nguyễn Cảnh Toàn (1926–2017), vị giáo sư toán học này từng là Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội, đồng thời từng là Thứ trưởng Giáo dục Việt Nam, Phó chủ tịch Hội Toán học Việt Nam và là Tổng biên tập của tạp chí Toán học và Tuổi Trẻ trong hơn 40 năm.” Nhưng, không phải mối liên hệ “bà con” này đã khiến chính phủ Anh cho điều tra về món “quà” của bà Thảo cho trường Linacre College.

Bản tin trên mạng BBC, ngày 15/6/2022
(1) [cho] biết: “.... (dân biểu) Lewis hỏi bà (quốc vụ khanh phụ trách đại học Anh) Donelan rằng liệu bà có chia sẻ mối quan ngại của ông ‘về món quà được đề xuất trị giá 155 triệu bảng Anh từ nữ tỷ phú, chủ tịch của một công ty Việt Nam cho Linacre College... với điều kiện tên trường được đổi thành tên của nữ chủ tịch công ty mà cực kỳ thân cận với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam’”.

Ông Lewis chỉ ra rằng Hội đồng Cơ mật là nơi sẽ quyết định chấp thuận việc đổi tên và hỏi rằng liệu Chính phủ Anh có quan điểm gì về việc này hay không.

Bà Donelan cho biết bà mới đây được “cảnh báo” về khoản tài trợ này.

Ông Lewis được báo The Telegraph dẫn lời nói với báo này rằng không thể nào có “các công ty thực sự độc lập hoạt động trong các nước cộng sản độc đoán”.

Dân biểu Lewis, hiện là chủ tịch Ủy ban Tình báo và An ninh nhưng nói thêm với tư cách cá nhân với báo này rằng: “Kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc, các chế độ cộng sản đã thành công hơn rất nhiều trong việc khuynh đảo các xã hội phương Tây bằng cách sử dụng những khoản tiền khổng lồ để luồn sâu vào vị thế kiểm soát.”

Bản tin điện tử trên “dailymail” (14/6) chạy titre:

 

 

Dĩ nhiên! Sau lưng một tỷ phú ở các nước CS phải là lá cờ đỏ búa liềm! Chính phủ Anh biết tỏng chuyện này nhưng rồi cũng khép mắt trước 155 triệu bảng Anh. (bộ) Ngu sao không nhận? Cho dù tấm ảnh chụp ông Nguyễn thanh Hùng, phu quân bà Thảo, đứng kề cận Tập Cận, đã nói quá rõ. Về mối liên quan mật thiết giữa đôi vợ chồng tỷ phú này với chính quyền Hà Nội.

 



 

Nhưng, cuộc điều tra của của bà Donelan chưa đi đến đâu thì, cũng theo BBC, qua bản tin ngày 16/7, chính phủ Anh đã thông báo cho Linacre College rằng họ có thể tự do nhận tiền (chùa) của bà Thảo.

Theo tờ “The Guardian”, 155 triệu bảng Anh là con số “tâm tình hiến dâng” lớn nhất cho viện đại học Oxford từ 500... năm nay!

“Có tiền mua tiên cũng được”. Nói gì, đây chỉ là một cái tên!

Tôi không có gì thắc mắc chuyện bà Thảo tặng 155 triệu bảng Anh cho trường học một cường quốc. Tiền của bà, muốn tặng ai là quyền của bà. Tôi chỉ không hiểu tại sao bà Thảo không “lá lành đùm lá rách vườn nhà” mà lại “lá lành đùm lá tốt vườn người”? Tại sao bà “bầu” không thương các em “bí” chung giàn với mình? Dù không có ngày giờ theo dõi nhưng bà cũng biết là có rất nhiều trẻ em phải bỏ học vì nghèo đói, cho dù đất nước đã hòa bình từ 43 năm nay. Như bài viết của luật sư Nguyễn văn Dương dưới đây
(2):

“... Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Bộ Giáo dục và đào tạo, Hội Liên hiệp thanh niên và UNICEF vừa tiến hành nghiên cứu ‘Nguyên nhân bỏ học của trẻ em Việt Nam’. Qua điều tra về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam (SAVY), có tới 24% thanh niên được điều tra đã bỏ học khi chưa đến 15 tuổi, tỉ lệ bỏ học từ lớp 1–5 là 12%, lớp 6–8 là 21%. Theo SAVY, chỉ có 46.3% thanh niên Việt Nam được đi học trung học.

Đói nghèo là nhân tố được nhắc đến nhiều nhất gây ra tình trạng bỏ học ở trẻ em lứa tuổi 11–18. Do khó khăn về kinh tế, cha mẹ không đủ điều kiện chi trả học phí và các khoản chi phí liên quan đến học tập. Chi phí học tập: Sách vở, đồ dùng học tập, quần áo đồng phục, xây dựng trường... tốn gấp 2,5 lần tiền đóng học phí.

Ở các gia đình nghèo, trẻ thường phải làm việc để đóng góp thu nhập cho gia đình, đặc biệt vào các thời kỳ mùa vụ, hoặc giúp đỡ công việc nhà. Tại Mường Tè (Lai Châu), khi cha mẹ phải lựa chọn về chi phí cơ hội giữa việc cho con đi học và để con làm việc ở nhà, những gia đình nghèo chọn cách cho con bỏ học, để tiết kiệm được chi phí ăn uống trẻ phải mang đến trường, đồng thời có thêm nhân lực phụ giúp lao động cho gia đình.

Kinh tế của các gia đình nghèo không thể kham nổi những chi phí cho cuộc sống hàng ngày, nói gì đến chi trả cho việc học tập của con cái, vì thế cho con bỏ học là biện pháp tiết kiệm chi tiêu cho gia đình, cắt giảm chi phí cơ hội của việc đến trường. Và con gái thường là đối tượng phải chịu thiệt thòi trong lựa chọn ai phải bỏ học hơn con trai.


Lương Hà Giang (04/04/2022) trên “
vietnambusinessinsider.vn” viết:

“... Khi tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo ký biên bản ghi nhớ (MoU) để tài trợ cho Linacre College 155 triệu bảng Anh có lẽ nhiều người cũng thắc mắc rằng tại sao khoản đầu tư này lại không dành cho một trường đại học trong nước?

Bà Phương Thảo cho biết Việt Nam hoàn toàn có thể xây được một trường đại học hiện đại, tuy nhiên điểm ‘cản trở’ lớn nhất là chưa có môi trường nghiên cứu học thuật và chưa thể trở thành môi trường lý tưởng mang các nghiên cứu ứng dụng vào thực tế. Vì thế, khó có thể trở thành nơi thu hút các giáo sư, các nhà khoa học hàng đầu thế giới.

Trong khi đó, những kinh đô học thuật như đại học Oxford, Harvard lại hội tụ những điều kiện đó. Nữ tỷ phú này đã chia sẻ với Forbes Việt Nam rằng: ‘Mình làm sao để khoản đóng góp tạo ra giá trị tốt nhất, có ảnh hưởng lớn nhất, mang lại hiệu quả tốt nhất. Nếu không có mình thì sẽ có người khác. Những người được hưởng lợi là hệ thống giáo dục, là cộng đồng trong đó có thương hiệu của đất nước chúng ta’
”.

Đại khái, bà Thảo cho là “bụt nhà không thiêng” (tuy chưa có “Bụt”). Cái lập luận “xây thì được nhưng sẽ không thu hút được nhân tài thế giới” không thuyết phục tôi. Nói như thế, có bao nhiêu cửa hàng, trong ngày khai trương, đã đầy khách đứng xếp hàng chờ vào tiệm? Nói như bà Thảo, sẽ không bao giờ Việt Nam, quê hương đất nước bà Thảo, mới có được một trường đại học thu hút các “giáo sư, các nhà khoa học hàng đầu thế giới”!!! Vạn sự bao giờ cũng khởi đầu nan. Lập luận của bà Thảo là lập luận của một người có đầu óc kinh doanh. Muốn việc đầu tư của mình mang lại lợi nhuận ngay! Mà ai dám đoan chắc, trong tương lai, “Thao College” sẽ thu hút các “giáo sư, các nhà khoa học hàng đầu thế giới”?

Trái lại, nếu bà Thảo không muốn giúp trường ốc quê hương (vì không thu hút được nhân tài thế giới!) thì, ở một nước nghèo như Việt Nam, thiếu gì chuyện để giúp: cứu tế xã hội, xây nhà thương, mở quán cơm miễn phí (dành cho người nghèo), cấp học bổng cho các sinh viên, học sinh nghèo, v.v. hay, ít nhất,là tặng vé... máy bay nhà (Viet_jet) cho những gia đình bị Đảng cướp đất, giựt nhà, không có tiền đi xe đò về quê! 191 triệu USD, ở Việt Nam, là... “khủng” lắm!

Phương Thảo là người thông minh, học hành xuất chúng, nhưng có vẻ như lập luận không phải là “nghề của nàng”. Bởi, cái lý do bà đưa ra, nó không logique tí nào. Bà nói cho có nói. Bà nói để mà nói. Thế thôi.

Thế, nếu Linacre College không chịu đổi thành “Thao College” thì sao? Có còn “tiền cho không biếu không” không?

Bà Phương Thảo phải cảm ơn bố mẹ bà đã đặt cho bà cái tên “Phương Thảo”.

Với tôi, “Phương Thảo” là một cái tên “đẹp”! Không những đã ngọt âm, mà còn giàu nghĩa. Chả thế mà thi hào Nguyễn Du đã không mang hai câu thơ cổ Trung Hoa “Phương thảo liên thiên bích / Lê chi sổ điểm hoa” hạ bút vào Kiều: “Cỏ non xanh tận chân trời / Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”. Hay Uông Thù với “Xuân du phương thảo địa”.

Bây giờ, cho 190 triệu USD để từ “Thảo”, viết thành... “Thao”, từ “Thảo” đọc thành “Đao” (/ð/). Chữ viết và âm đọc đã biến “Thảo” thành “Thao”, một người khác, trong Việt ngữ lẫn Anh ngữ. To be or not to be. “Thao College” không phải là “Thảo College”! Bà Thảo nổi tiếng ở Việt Nam, sang Anh, thành bà (?) “Thao College” mà không phải sinh viên Anh nào cũng biết. 155 triệu bảng Anh như vậy là quá đắt! “Cho rất nhiều nhưng nhận chẳng bao nhiêu”!

Lấy câu “Phương thảo thê thê Anh Vũ châu” của Thôi Hiệu, đổi lại thành “Phương Thảo lê thê Anh... quốc châu” thì cũng không có gì là “xuyên tạc” cả!

BP
28/07/2022



(1) https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-61813053
(2) https://luatduonggia.vn/thuc-trang-tre-em-khong-duoc-di-hoc

 

Bấm vào đây để in ra giấy (Print)

Trang Bài viết

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THIÊN SỨ MICAE – BỔN MẠNG SĐND VNCH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình nền: thắng cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML–5 hay cao hơn.

 

Nguồn: Internet eMail by th  chuyển

 

Đăng ngày Thứ Năm, July 28, 2022
Ban Kỹ Thuật Khóa 10A–72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH

 

GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư: Liên lạc
Trở lại đầu trang