Gia
Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Tạp
Ghi
Chủ đề:
QH30–T4Đ
Tác giả:
BP
Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)
Hôm
nay là thứ ba 28/3/2023. Tôi chào thứ ba đầu tuần, tuần thứ hai
đầu xuân, tuần sẽ một bầu trời lúc xanh, lúc xám, sẽ với những
ngày khi nắng, khi mưa!
Từ mấy tuần nay, ngày đã ngày mỗi
sáng, tuy chỉ dăm ba phút, nhưng cũng đủ là những viên thuốc bổ
làm lên tinh thần những người mà 6h20 đã vác ô (!), xách cặp ra
đường. Nhưng, khuya chủ nhật vừa qua, đang ở vị trí 2H, kim đồng
hồ bị bắt buộc phải “đi thêm bước nữa”. Một bước dài đến 60 phút:
2H à 3H. Ngày tháng mới vào Xuân nhưng giờ khắc đã sang Hè! Có
nghĩa là những người, thứ sáu, thứ bảy rồi, rời giường lúc 5h30,
thì chủ nhật, thứ hai này: 4h30 đã phải lồm cồm ngồi dậy. 4h30
tuần qua là 5h30 tuần này! Ai cũng bảo “thời giờ là vàng bạc”
nhưng mất đến một giờ lại chẳng mấy người than?!
“Xuân của
đất trời nay mới đến. Trong tôi xuân đến đã lâu rồi”. Như người
Xuân Diệu, 20/3 là đầu xuân nhưng “trong tôi” xuân đã đến trước
đó mươi ngày! Bằng mấy chục cái “ách xì” mỗi sáng (!) rồi kéo dài
suốt ngày (thành cả trăm)! Bằng cổ họng đau, bằng đôi mắt ngứa.
Lúc nào cũng sụt sùi như cô dâu mới về nhà chồng! Những sọt rác,
ở nhà, trong bureau, chỉ toàn mù–soa giấy!
Bị dị ứng với
phấn hoa (pollen) từ lúc sang đây, năm nào cũng vậy, khoảng cuối
đông là tôi đã bắt đầu uống thuốc, dù kết quả chỉ là “đại khái”,
nhưng bớt còn hơn không! Ngược lại, trong 3 mùa xuân Covid liên
tiếp đi qua, là tôi không bị hoa (không biết nói) hành hạ. Do bị
“cấm cung”, do luôn mang masque khi ra đường! Năm nay bỏ masque,
không để ý, thế là “dính”. “Đã mang cái masque vào... thân (?).
Dám đâu trách lẫn trời gần, trời xa”!
Chủ nhật rồi là ngày
26/3.
Ngày 26/3/1970, khi được Quốc Hội thông qua, sau 7
tháng thảo luận, Tổng thống Nguyễn văn Thiệu đã ký sắc lệnh ban
hành luật “Người Cày Có Ruộng” (NCCR), dự án mà ông đã giao cho
Tổng Trưởng Bộ Cải Cách Điền Địa và Phát Triển Nông Nghiệp Cao
Văn Thân soạn thảo.
Ông Thân cho biết: “... Với hậu
thuẫn mạnh mẽ của chánh phủ, chương trình chúng tôi đã trao bằng
khoán đất đai cho hơn 200,000 mẫu đất chỉ trong năm đầu tiên —
gần bằng toàn bộ diện tích được phân phối bởi các chính phủ ở
miền Nam trong 20 năm trước đó. Đến cuối năm 1973, chúng tôi đã
hoàn thành khoảng 1.1 triệu mẫu, chiếm gần 40% tổng diện tích
canh tác ở Nam Việt Nam
[4].
Vào
năm 1974, tình trạng cày thuê hầu hết đã biến mất ở miền Nam và
mức sống của nông dân đã tăng lên một cách đáng kể so với giai
đoạn trước khi cải cách, do giá trị sản lượng nông nghiệp tăng
30% từ năm 1968 đến năm 1971
[5]. Tăng
trưởng nông nghiệp — chiếm khoảng một phần ba tổng sản phẩm quốc
dân vào thời điểm đó — góp phần vào tăng trưởng kinh tế tổng thể
của Nam Việt Nam, đạt mức trung bình 8.6% trong những năm
1969–1971” [1]
1970, là một học sinh collège ở một tỉnh nhỏ miền tây, tôi đã
chứng kiến được sự thành công của chương trình NCCR qua cái ăn
nên, làm ra của một ông anh hàng xóm (Việt gốc Hoa). Gọi là “anh”
do thân thuộc lâu năm nhưng đứa con đầu của anh cũng gần bằng
tuổi tôi! Phó nhòm chuyên nghiệp, trước 1970 anh có tiệm chụp
ảnh. Sau khi NCCR ra đời, anh chuyển sang bán máy cày Kubota,
khách hàng anh là những ông “nhà quê” đi chân đất, xách tay mấy
bao tiền mua máy. Ngày nào cũng thấy ông anh hàng xóm chở, trên
chiếc máy cày, mấy ông mặc áo bà ba, hút thuốc rê, tay chỉ chỏ,
miệng cười to, v.v. Chỉ trong 1 năm thôi (1971) là anh đã “bốc”:
mua nhà trong Chợ Lớn cho con đi học, đi du lịch Tân Gia Ba (thăm
bà con), mua thêm căn nhà đối diện bên kia đường, sửa sang, cất
lầu lên...
Thành công của NCCR trong Nam là chuyện có
thật. Thật như đại thất bại của Cải Cách Ruộng Đất ngoài Bắc.
Theo ông Nguyễn tiến Hưng:
“Như vậy, ngày 26/3/1973 phải là ngày vui nhất của TT Thiệu.
Sau này, khi có dịp nhắc lại những kỷ niệm về người cày có ruộng,
về lúa thần nông, Ba Tri, Võ Đạt, chúng tôi thấy ánh mắt ông vui
hẳn lên. Rồi ông vui cười, kể lại nhiều chuyện của ông về nông
thôn và về nghề đánh cá ở Phan Rang, khác hẳn với khuôn mặt u sầu
khi ông hồi tưởng về những chuyện chiến sự.”
[2]
Nếu ngày 26/3/2973 là ngày vui nhất thì
ngày 25/3/1975 phải là một trong những ngày buồn nhất của TT
Thiệu.
Cũng
theo ông Nguyễn tiến Hưng, cách đây 48 năm, trong buổi họp bắt
đầu lúc 9h30, ngày 25/3/1975, dưới quyền chủ tọa của TT Thiệu, có
các ông: Trần văn Hương, Trần thiện Khiêm, Cao văn Viên, Đặng văn
Quang (Cố vấn quân sự), Đồng văn Khuyên (Tiếp Vận), Vương văn Bắc
(Ngoại Giao), Nguyễn tiến Hưng (Kế Hoạch):
“Sau khi nghe tường trình của Tướng
Trưởng và tham khảo với Đại tướng Viên, Tổng thống Thiệu ra chỉ
thị cho ông gửi công điện cho Tướng Trưởng, đưa ra ba lệnh (và
tôi ghi rất rõ ràng xuống cuốn sổ tay còn giữ được):
Thứ nhất, bỏ Huế;
Thứ hai, phải làm cho lẹ; và
Thứ ba, tử
thủ Đà Nẵng.”
TT Thiệu thở dài: “Mình trông cậy vào
ba ‘enclaves’ (cứ điểm), mà bây giờ chỉ còn một ở Đà Nẵng.” Nghe
vậy, ông Bắc và tôi bàng hoàng nhìn nhau. “Như vậy là đã có lệnh
chính thức bỏ Huế...”
[3]
Ông Thiệu ra lệnh bỏ Huế sáng 25/3
nhưng, trong hồi ký “Tháng 3 gãy súng” (Nhà xuất bản VietNam –
Hoa Kỳ – 1989) của Trung úy TQLC Cao Xuân Huy thì tối 24/3, TQLC
đã được lệnh rút khỏi Huế!
“... Bao nhiêu gian truân, bao nhiêu
xương máu, bao nhiêu xác người, bao nhiêu mồ hôi nước mắt của bạn
bè, của anh em đồng đội tôi đã đổ xuống cho cái vùng địa đầu
nghiệt ngã này. Bản thân tôi cũng đã hai lần đổ máu ở nơi này,
bây giờ bỗng chốc bỏ đi, hỏi ai là người không tức tưởi?” (trang
73)
...............
Tôi hỏi giờ một người đeo đồng hồ. Đúng
12 giờ khuya ngày 26 rạng 27 tháng Ba. Nghe đâu làng này có cái
tên rất độc đáo: “Làng Cự Lại. Ngày 26 tháng Ba là ngày Người Cày
Có Ruộng. Ngày 26 tháng Ba là ngày cả một Lữ Đoàn Thủy Quân Lục
Chiến bị khoảng một đại đội du kích việt cộng bắt sống. Chuyện
không bao giờ tin được đã xảy ra.” (trang 161)
26/3/1970–26/3/1975, cách nhau 5 năm
thôi, mà ngày “Người Cày Có Ruộng” cũng là ngày “Người Lính Mất
Súng”! Khi súng bị rời tay Lính thì ruộng cũng mất tay Cày!
Mỗi lần đọc lại những dòng chữ trên của
anh Huy, tôi vừa buồn bã, vừa tức giận! Tôi chưa bao giờ cầm
súng, chưa bao giờ là một người lính nhưng tôi đau với anh, tôi
hận cùng anh! Mới 2 năm rưỡi trước, 9/1972, để tái chiếm Quảng
Trị, lấy lại Cổ Thành, biết bao nhiêu người LÍNH của quân đội
chúng ta đã nằm xuống, đã tàn phế! Riêng TQLC, đã có 3,500 chiến
sĩ Cọp Biển “ra khơi” không về (theo Đại tá Ngô Văn Định). Tháng
3/1975, máu họ thấm đất chưa khô, oan hồn họ có thể chưa siêu
thoát. Thì những đồng đội của họ đã bị buộc buông súng, sau cái
bắt tay thỏa thuận giữa bàn–tay–lông–lá–đồng–minh và
bàn–tay–vấy–máu–anh–em!
Nên “bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi là
bao nhiêu năm buồn, hận mãi không nguôi”!
BP
28/03/1975
[1]
GS. Cao
Văn Thân, cải cách ruộng đất và phát triển nông nghiệp, 1968–1975
(Phần 1: Người cày có ruộng) – TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VIỆT MỸ
(uoregon.edu)
[2]
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-41376956
[3]
https://vietbao.com/a292265/tu-lenh-bo-hue-ngay-25-3-1975-vinh-biet-chon-kinh-ky-
Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)
THIÊN SỨ MICAE – BỔN MẠNG SĐND VNCH
|
Hình nền: thắng cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML–5 hay cao hơn.
Nguồn: Internet eMail by th chuyển
Đăng ngày Thứ Ba, March 28,
2023
Ban Kỹ Thuật
Khóa 10A–72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH
GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư:
Liên lạc
Trở lại đầu trang