Gia
Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Tản
mạn ngoại ngữ
Chủ đề:
Anh–Pháp
Tác giả:
BP
Bấm vào đây để in ra giấy (Print)
So với những người tiền nhiệm (từ thập niên 80s trở đi),
trừ ông Mitterand tôi chưa có dịp nghe, ông Macron là vị Tổng
thống Pháp nói tiếng... Anh giỏi nhất. Ông qua mặt các ông:
D’Estaing, Chirac, Sarkozy, Hollande, một cái vù (nhất là với ông
Sếp cũ Hollande)! Có lẽ vì thế hệ ông Macron (1977), chính quyền
Pháp đã nâng cao tầm quan trọng của Anh ngữ ở học đường.
Nhưng không
phải nói tiếng Mỹ như gió, là không có sai sót. Như năm 2018,
trong chuyến công du ở Úc, khi ngỏ lời cám ơn Thủ tướng Úc
Malcolm Turnbull, ông Macron, một người Pháp “nịnh đầm”, đã không
quên “người yêu dấu” của ông Turnbull. Ông nói: “I want to thank
you for your welcome, you and your delicious wife”
(https://twitter.com/i/status/991534448830169088).
Hiểu theo nghĩa Tây, “femme
délicieuse”: người phụ nữ duyên dáng, thì không có vấn đề gì cả.
Khổ nỗi là trong tiếng Anh, “delicious” chỉ sử dụng cho món ăn.
Giữa mấy anh đàn ông quỷ quái, dùng “delicious” để nói về một
người phụ nữ, thì nó có hơi hướm “phòng the” trong đó. Được một
anh trẻ tuổi, đẹp trai, con nhà giàu, lại là tổng thống một siêu
cường, khen mình có bà vợ “ngon” lắm, không biết ông Turnbull
nghĩ thế nào trong bụng nhưng ngoài mặt thì ông cứ tươi cười,
thân thiết bắt tay ông Macron. Dĩ nhiên chuyện này là đề tài cho
báo chí Úc lúc đó. Vui thôi!
Theo tôi, “nói” tiếng ngoại quốc
“hay/giỏi” tùy thuộc vào 2 yếu tố: nói và phát âm. Một người
ngoại quốc nói tiếng Anh như gió không chắc đã nói (phát âm)
như... “Anh”. Mỗi một “người ngoại quốc” có một phát âm (accent)
khác nhau.
Công việc ở hãng khiến tôi có nhiều cơ hội (phải) nghe tiếng Anh
(!) với nhiều đồng nghiệp ngoại quốc khác (nước) nhau. Người
Pháp, người Hòa Lan, người Ý, người Lỗ ma Ni, người Mỹ, v.v. có
“accent” (giọng) khác với người Ấn, Tàu, Đài Loan, Tân Gia Ba,
Nhật, Hàn... Đặc biệt (đa số) đồng nghiệp Đài Loan, Tân gia Ba,
Tàu phát âm giống nhau: đặc sệt “giọng” Tàu! Một điều lạ là,
trong các buổi họp, người nói tiếng Anh mà tôi dễ nghe/hiểu nhất,
là đồng nghiệp Pháp, thay vì là một đồng... hương VN (từ Úc sang
Hòa Lan làm việc)! Cứ như tai tôi đã... mất gốc (“Mít”) rồi!
Trong các hội nghị quốc tế, hội đàm
song phương, các vị nguyên thủ, vì tự trọng (tự hào dân tộc) và
cũng vì để “chắc ăn” (to be sure), chỉ phát biểu bằng
“tiếng–nước–tôi”. Nhưng, cũng đôi khi, họ dùng Anh ngữ, ngôn ngữ
thông dụng nhất thế giới. Tôi có dịp nghe một vài nhân vật trọng
yếu (một số quốc gia khác Pháp) phát âm tiếng Anh dễ nghe/hiểu.
Như các bà Merkel, Von Der Leyen (Đức), Roberta Metsola (Malte),
các ông: Netanyahu (Do Thái), Rutte (Hòa Lan), v.v. và, mới đây,
ông Zelensky (Ukraine).
Là nguyên thủ một quốc gia thì không
bắt buộc phải thông thạo một ngoại ngữ nào cả, nhưng sử dụng được
thì cũng nên, nhất là Anh ngữ. Bởi, không chỉ vì đó là ngôn ngữ
quốc tế, nhất là trong ngoại giao, mà còn vì đa số các cường quốc
đều “nói tiếng Anh” (Mỹ, Anh, Úc, Canada). Đối thoại trực tiếp,
không qua thông dịch viên, cũng vẫn hay hơn. Nhất là với những
chuyện cần được “bảo mật”. Chuyện này thì chắc không có đối với
những vị nguyên thủ Việt Nam cộng sản hiện nay (?)!
Trong bản tin ngày 30/4/2021, “bbc.com”
ghi lại trình đô ngoại ngữ của 17 trong 18 ủy viên Bộ Chính Trị
khóa 13 (2021) theo danh sách công bố những “ứng cử viên” đại
biểu quốc hội khóa XV. Như Nguyễn phú Trọng, Nga văn: D/Anh văn:
B. Nguyễn xuân Phúc: Anh: B/Nga: B. Phạm minh Chính: Rumani: D.,
v.v. Tôi không biết trình độ “A,B,C,D” là trình độ theo “tiêu
chuẩn” nào nhưng chắc chắn không phải tiêu chuẩn ngoại ngữ Châu
Âu (CECRL / Cadre Européen Commun de Référence pour les Langues).
Là chỉ có 3 (đúng hơn là 6) trình độ: A (cơ bản/A1, A2), B(trung
cấp/B1, B2), C(thông thạo/C1,C2). Dê Nga như ông Trọng hay Dê
Rumani như ông Chính thì đi chỗ khác chơi.
Nhưng người ta phải đặt câu hỏi về cái
trình độ “A B C D” này. Vì phát âm tiếng Anh như ông Nguyễn xuân
Phúc mà lại được những “B” thì... nguy hiểm quá! Phát âm “made”
thành “ma–dzê” thì chẳng những “thằng Mỹ xâm lược” không hiểu đã
đành mà cả đồng chí du kích dích... súng ngồi nghe cũng ngẩn tò
te: “ma–dzê” là ma gì? Có liên quan gì đến kinh tế? Có giống
ma... cà bông không?! Đó là chưa nói đến “CLMV”
(Campuchia/Lào/Miến/Việt) hay CLV (Campuchia/Lào/Việt) mà, thay
vì đọc nguyên 4 chữ “Campuchia/Lào/Miến/Việt”, thì Thủ Tướng
lại... “Cờ lờ mờ vờ/cờ lờ vờ” làm bà con ú ớ!! Trong 29 chữ cái
(22 chữ giống tiếng Latin) tiếng Việt, chỉ có “Xê (C)”, “en lờ
(L)”, “em mờ (M)”, “vê (V)”. “Cờ lờ mờ vờ” là phát âm của con nít
lúc mới tập đọc để dễ ghép vần.
Theo Wikipedia, thì ông Nguyễn xuân
Phúc (1954) tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế/Hà Nội (1978), du học Tân
gia Ba ngành Quản lý Kinh Tế (1996). Du học ở “Xinh” (Sing) thì
phải giỏi Anh ngữ nhưng “ma dzê” kiểu đó thì... nghi quá!
Ông Nguyễn văn Thiệu thì không tốt
nghiệp Cử nhân hay được đi du học ở đâu cả. Theo một tài liệu tôi
đã đọc, chỉ biết ông học trường Kỹ Thuật Đỗ hữu Vị (Cao Thắng sau
này) trước khi nhập ngũ. Nhưng trong wikipédia thì ghi là ông tốt
nghiệp tú tài bán phần (1942)(?) sau đó mới học “Đỗ hữu Vị”. Dù
gì ông Thiệu không tốt nghiệp đại học như ông Phúc. Nhưng ông
Tổng thống VNCH không có “ma–dzê cờ lờ mờ vờ” như ông Thủ Tướng
(rồi Chủ Tịch) VNCS! Mà trái lại. Không nói đến cái phong thái tự
tin, đĩnh đạc, cách phát biểu trầm tĩnh, rõ ràng, v.v. rất xứng
đáng với cương vị lãnh đạo một quốc gia; khả năng Anh ngữ và Pháp
ngữ của ông Thiệu hơn ông Phúc rất rất nhiều. Như Thái Sơn chọc
trời bên cạnh một... trọc đồi! Là một công dân Việt Nam Cộng Hòa,
tôi rất hãnh diện đã có một vị Tổng Thống “mang chuông đi đánh...
tiếng người” như ông Thiệu!
Nghĩ cho cùng, ông Phúc “nói” tiếng Anh
dở ẹt (?) cũng vì ông bị gia đình đưa ra ngoài Bắc (1967), chứ
nếu ông còn ở lại miền Nam, nếu được hấp thụ nền giáo dục miền
Nam (trước 75), thì ông đâu đến nỗi “cờ lờ mờ vờ” vất vả.
Các cụ ta
ngày xưa hay nói “Hậu sinh khả úy” để khen những người trẻ tuổi,
tài cao. Ở đây, nghe ông Phúc đọc diễn văn “chêm” tiếng Mỹ, rồi
nghe lại ông Thiệu phát biểu bằng Anh ngữ, trả lời phỏng vấn Pháp
ngữ, thì người ta chỉ biết lắc đầu, than vắn, thở dài:
Hậu sinh (gì)
dở quá!
BP
15/07/22
1.
TT Phúc/Ma–dzê
2.
Phỏng vấn Pháp ngữ/TT Thiệu
3.
Phát biểu Anh ngữ/TT Thiệu
Bấm vào đây để in ra giấy (Print)/a>
THIÊN SỨ MICAE – BỔN MẠNG SĐND VNCH
|
Hình nền: thắng cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML–5 hay cao hơn.
Nguồn: Internet eMail by th chuyển
Đăng ngày Thứ Bảy, July 16,
2022
Ban Kỹ Thuật
Khóa 10A–72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH
GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư:
Liên lạc
Trở lại đầu trang